Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

Nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc và nhân tố ảnh hưởng đến số lượng cá thể loài sến mật tại trung tâm nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ lâm nghiệp thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.81 MB, 67 trang )

LỜI CẢM ƠN
Sau 4 năm học tập và rèn luyện tại trường Đại học Lâm Nghiệp Việt
Nam, đến nay Khoá học 2015 – 2019 đã kết thúc. Để đánh giá kết quả của sinh
viên, được sự cho phép của Khoa Lâm học và sự hướng dẫn của cô giáo Lương
Thị Phương, tơi thực hiện khố luận tốt nghiệp: “ Nghiên cứu một số đặc điểm
cấu trúc và nhân tố ảnh hưởng đến số lượng cá thể loài Sến mật tại Trung tâm
nghiên cứu Ứng dụng khoa học công nghệ lâm nghiệp - Thanh Hóa”.
Tơi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Nhà trường và Khoa Lâm học,
Bộ môn Điều tra quy hoạch đã giúp đỡ tôi suốt 4 năm qua và giúp tơi đóng góp
ý kiến cho đề tài này.
Đặc biệt, tơi xin bày tỏ lịng cảm ơn sâu sắc tới cô giáo Ths. Lương Thị
Phương giảng viên Bộ môn Điều tra và Quy hoạch, người đã trực tiếp hướng
dẫn và nhiệt tình truyền đạt kinh nghiệm để tơi hồn thành bài khố luận một
cách tốt nhất.
Qua đây tơi cũng xin gửi lời cảm ơn tới các cán bộ, công nhân viên và
người dân địa phương tại Khu bảo tồn Sến mật Hà Trung đã tận tình giúp đỡ tơi
trong q trình thực tập và điều tra hiện trường thực địa.
Mặc dù có nhiều cố gắng nhưng do thời gian hạn hẹp và chưa có nhiều
kinh nghiệm nghiên cứu nên đề tài khó tránh khỏi những thiếu sót, kính mong
nhận được những ý kiến đóng góp từ các thầy cô giáo, các bạn sinh viên và
những ai quan tâm đến đề tài để khố luận của tơi được hồn chỉnh hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện

Hồng Hồng Huế

i


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ......................................................................................................................................... i


MỤC LỤC .............................................................................................................................................. ii
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................................................. iv
DANH MỤC HÌNH ................................................................................................................................v
MỘT SỐ KÝ HIỆU DÙNG TRONG ĐỀ TÀI ................................................................................... vi
Phần 1 ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................................1
Phần 2 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU..........................................................................2
2.1. Trên thế giới.................................................................................................................................2
2.1.1 . Nghiên cứu về cấu trúc ............................................................................................................2
2.2. Ở Việt Nam ..................................................................................................................................4
2.2.1. Những nghiên cứu về cấu trúc rừng ........................................................................................4
2.2.2. Những nghiên cứu về phân bố cây theo cỡ đường kính (N/D1,3) ............................................5
2.2.3. Những nghiên cứu về phân bố số cây theo cỡ chiều cao (N/Hvn) ...........................................5
2.2.4. Nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến đa dạng loài........................................................6
3.1. Mục tiêu nghiên cứu....................................................................................................................7
3.1.1. Mục tiêu tổng quát ....................................................................................................................7
3.1.2. Mục tiêu cụ thể ..........................................................................................................................7
3.2. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu ..................................................................................................7
3.2.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài .............................................................................................7
3.2.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài ................................................................................................7
3. 3. Nội dung nghiên cứu ..................................................................................................................7
3.3.1. Nghiên cứu một số quy luật cấu trúc .......................................................................................7
3.3.2. Nghiên cứu một số nhân tố ảnh hưởng đên đa dạng loài Sến tại khu vực nghiên cứu ........8
3.3.3. Đề xuất một số giải pháp bảo tồn loài Sến tại khu vực nghiên cứu .......................................8
3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................................................8
3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu...................................................................................................8
Phần 4 ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – KINH TẾ XÃ HỘI CỦA KHU VỰC NGHIÊN
CỨU .......................................................................................................................................................14
4.1 Điều kiện tự nhiên ......................................................................................................................15
4.1.1. Vị trí địa lý ...............................................................................................................................15
4.1.2. Đặc điểm địa hình, địa thế ......................................................................................................15

4.1.3. Khí hậu ....................................................................................................................................16
ii


4.1.4. Địa chất....................................................................................................................................16
4.1.5. Đất đai, đá mẹ, mẫu chất ........................................................................................................17
4.1.6. Đặc trưng cơ bản về tài nguyên rừng KBT Sến Tam Quy ....................................................18
4.2. Điều kiện kinh tế xã hội ............................................................................................................18
4.2.1. Dân số và lao động trong toàn vùng .......................................................................................19
4.2.2. Dân tộc ....................................................................................................................................19
4.2.3. Hoạt động sản xuất .................................................................................................................19
4.3. Cơ sở hạ tầng- văn hoá xã hội ..................................................................................................21
4.4. Điều kiện kinh tế - xã hội giai đoạn, đánh giá tổng quát những thuận lợi, khó khăn, những
lợi thế, hạn chế. .................................................................................................................................21
4.4.1. Thuận lợi .................................................................................................................................21
4.4.2. Khó khăn .................................................................................................................................22
4.4.3. Lợi thế ......................................................................................................................................22
4.4.4. Hạn chế....................................................................................................................................23
Phần 5 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....................................................................................................24
5.1. Đặc điểm cấu trúc tầng cây cao nơi loài Sến mật phân bố tự nhiên .....................................24
5.1.1. Cấu trúc tổ thành tầng cây cao nơi loài Sến mật phân bố tự nhiên .....................................24
5.1.2. Nghiên cứu một số quy luật phân bố lâm phần .....................................................................27
5.1.3. Nghiên cứu quy luật tương quan giữa Hvn và D1.3 ................................................................34
5.2. Tầng cây tái sinh........................................................................................................................38
5.2.1. Tổ thành cây tái sinh ...............................................................................................................38
5.2.2. Mật độ cây tái sinh theo cấp chiều cao...................................................................................39
5.2.3 Mật độ cây tái sinh theo phẩm chất .........................................................................................40
5.3. Một số nhân tố ảnh hƣởng đến loài Sến tại khu vực nghiên cứu .................................................42
5.4. Đề xuất một số biện pháp nhằm bảo tồn loài Sến Tam Quy tại khu vực nghiên cứu .........47
Phần 6 KẾT LUẬN – TỒN TẠI – KIẾN NGHỊ................................................................................50

6.1. Kết luận ......................................................................................................................................50
6.2. Tồn tại ........................................................................................................................................50
6.3. Kiến nghị ....................................................................................................................................51
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

iii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1: Các chỉ tiêu khí hậu khu rừng đặc dụng KBT Sến Tam Quy .........................................16
Bảng 4.2: Tổng hợp hiện trạng các loại đất, loại rừng KBT loài Sến Tam Quy năm 2012 ..........18
Bảng 4.3: Tổng hợp dân số và lao động các xã vùng đệm KBT .......................................................19
Bảng 5.1: Tổ thành tầng cây cao nơi loài Sến phân bố tự nhiên ......................................................24
Bảng 5.2: Kết quả mơ hình hóa phân bố N/D1.3 bằng phân bố lí thuyết .........................................28
Bảng 5.3: Kết quả mơ hình hóa phân bố N/Hvn bằng hàm lý thuyết ...............................................32
Bảng 5.4: Biểu tổng hợp kết quả lựa chọn dạng liên hệ Hvn/D1.3 ......................................................35
Bảng 5.5: Công thức tổ thành cây tái sinh theo số cây......................................................................39
Bảng 5.6. Bảng phân bố mật độ tái sinh theo cấp chiều cao .............................................................40
Bảng 5.7. Bảng phân bố mật độ tái sinh theo cấp chất lƣợng ..........................................................41
Bảng 5.8. Tổng hợp một số nhân tố ảnh hƣởng đến đa dạng loài Sến tại khu vực nghiên cứu ....43
Bảng 5.9. Kết quả phân tích tƣơng quan đa biến giữa số cây Sến với.............................................45

iv


DANH MỤC HÌNH
Hình 5.1 Biểu đồ mơ phỏng phân bố N/D1.3 theo hàm Weibull ........................................................29
Hình 5.2: Biểu đồ mơ phỏng phân bố N/Hvn theo hàm Weibull .....................................................33
Hình 5.3. Biểu đồ tƣơng quan HVN/D1.3 ..............................................................................................37


v


MỘT SỐ KÝ HIỆU DÙNG TRONG ĐỀ TÀI
Hvn : Chiều cao vút ngọn (m)
D1.3: Đường kính thân cây tại vị trí 1.3 m
Dt: Đường kính tán cây (m)
N/D1.3 : Phân bố số cây theo cấp đường kính
N/Hvn : Phân bố số cây theo cấp chiều cao
Hvn/D1.3 : Tương quan giữa chiều cao vút ngọn với đường kính tại 1.3 m
OTC : Ơ tiêu chuẩn
CTTT : Cơng thức tổ thành
NXB : Nhà xuất bản
PTS : Phó tiến sĩ
KBT: Khu bảo tồn

vi


Phần 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Sến mật thuộc họ Hồng xiêm (Sapotaceae) là cây bản địa đa tác dụng, có
giá trị kinh tế cao, gỗ được nhân dân xếp vào nhóm tứ thiết (nhóm II) dùng làm
nhà, đóng đồ mộc cao cấp. Ngồi ra, hạt Sến có thể ép lấy dầu ăn và dùng cho
công nghiệp, vỏ cây dùng để lấy chất tanin cho công nghiệp thuộc da, lá dùng để
làm cao chữa bỏng rất công dụng và hiện đang được sử dụng phổ biến trong điều
trị bỏng ở các bệnh viện trong toàn quốc. Với đặc điểm của loài Sến là mọc rải
rác, ít khi trở thành lồi ưu thế nên đối với khu rừng loài Sến chiếm khoảng 70%
tổ thành như ở Tam Quy là rất hiếm.

Với mục đích bảo tồn và phát triển bền vững nguồn tài nguyên sinh vật đa
dạng và phong phú phục vụ cho nghiên cứu khoa học, học tập, tham quan du
lịch cũng như bảo vệ nguồn tài nguyên rừng thì Trung tâm Nghiên cứu Ứng
dụng Khoa học Cơng nghệ Lâm nghiệp tỉnh Thanh Hóa đã có rất nhiều nỗ lực
trong việc quản lý và bảo vệ rừng, bảo tồn Sến.
Tuy nhiên, việc đầu tư, phát triển khu bảo tồn đang còn nhiều hạn chế,
chưa mang tính chiến lược, lâu dài; các hoạt động bảo tồn chưa thực hiện được
nhiều. Do vậy, việc nắm được đặc điểm cấu trúc, các nhân tố ảnh hưởng để từ đó
có thể đề xuất các biện pháp cụ thể về bảo tồn và phát triển bền vững nguồn gen
quý hiếm, làm cơ sở cho việc xây dựng, đề xuất các chương trình dự án, thu hút
đầu tư của các tổ chức trong và ngoài nước là thực sự cần thiết và cấp bách trong
giai đoạn hiện nay.
Xuất phát từ thực tiễn đó tơi tiến hành thực hiền đề tài: “ Nghiên cứu một
số đặc điểm cấu trúc và nhân tố ảnh hưởng đến số lượng cá thể loài Sến mật
tại Trung tâm nghiên cứu Ứng dụng khoa học công nghệ lâm nghiệp Thanh Hóa”.

1


Phần 2
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Trên thế giới
Cấu trúc rừng là quy luật sắp xếp tổ hợp của các thành phần cấu tạo nên
quần thể thực vật rừng theo không gian và thời gian. Nghiên cứu cấu trúc rừng
để biết được những mối quan hệ bên trong của quần xã, từ đó có cơ sở đề xuất
biện pháp tác động, các biện pháp kỹ thuật cho phù hợp.
2.1.1 . Nghiên cứu về cấu trúc
Các nghiên cứu về mơ tả hình thái cấu trúc rừng, theo Richards P. W
(1952) [1] đã phân biệt tổ thành thực vật rừng mưa thành hai loại rừng mưa hỗn
hợp có tổ thành cây phức tập và rừng mưa đơn ưu có tổ thành cây đơn giản.

Theo Kraft (1884) đã tiến hành phân chia những cây rừng trong một lâm
phần thành 5 cấp dựa vào khả năng sinh trưởng, kích thước và chất lượng của
cây rừng. Phân cấp Kraft phân ánh được tình hình phân hóa của cây rừng, tiêu
chuẩn phân cấp rõ dàng, đơn giản, dễ áp dụng nhưng phạm vi sử dụng kém, chỉ
sử dụng phù hợp đối với rừng thuần loài đều tuổi.
2.1.1.1. Nghiên cứu quy luật phân bố số cây theo cỡ đường kính (N/D1,3 )
Là một trong những nghiên cứu quan trọng của lâm phần và đã được
nhiều nhà lâm học nghiên cứu và điều tra rừng.
Meyer (1934) đã mơ tả phân bố N/D1,3 bằng phương trình tốn học có
dạng đường cong giảm liên tục và được gọi là phương trình Meyer hay hàm
Meyer.
Yi = α .exp(-.xi)

(2.1)

Trong đó: Yi và xi là giá trị số giữa và số cây của cớ đường kính thứ I, α
và  là các tham số.
Balley (1973) đã sử dụng hàm Weibull, Schiffel, Naslund (1936, 1937)
xác lập phân bố Charlier cho phân bố N/D1.3 của lâm phần thuần loài đều tuổi
sau khép tán (dẫn theo Phạm Ngọc Giao, 1995) [.
2


2.1.1.2. Những nghiên cứu quy luật phân bố số cây theo chiều cao (N/Hvn)
Phần lớn các tác giả khi nghiên cứu cấu trúc lâm phần theo chiều thẳng
đứng đã dựa vào phân bố số cây theo chiều cao. Phương pháp được áp dụng để
nghiên cứu cấu trúc đứng rừng tự nhiên là vẽ các phẫu đồ đứng với các kích
thước khác nhau tùy theo mục đích nghiên cứu. Các phẫu đồ mang lại hình ảnh
khái quát về cấu trúc tầng tán, phân bố số cây theo chiều thắng đứng. Từ đó rút
ra các nhận xét và đề xuất ứng dụng thực tế. Với phương pháp này được nhiều

nhà nghiên cứu ứng dụng như: Richards P.W (1952) [1], Rolllet (1979), Meyer
(1952), đấng chú ý là cơng trình nghiên cứu của Richards P.W (1952) [1] trong
cuốn “ Rừng mưa nhiệt đới”.
2.1.1.3. Nghiên cứu quy luật tương quan giữa chiều cao với đường kính thân cây
(H/D1,3)
Qua nghiên cứu của nhiều tác giả cho thấy, chiều cao tương ứng với mỗi
cỡ đường kính cho trước ln tăng theo tuổi, đó là kết quả tự nhiên của sinh
trưởng. Trong mỗi cỡ xác định, ở các tuổi khác nhau, cây rừng thuộc cấp sinh
trưởng khác nhau, cấp sinh trưởng giảm khi tuổi lâm phần tăng lên dẫn đến tỷ lệ
Hvn/D1.3 tăng theo tuổi. Từ đó đường cong quan hệ giữa Hvn và D1.3 có thể thay
đổi và ln dịch chuyển về phía trên khi tuổi lâm phần tăng.
Tiourin, A.V (1972) (theo Phạm Ngọc Giao, 1997) [4] Đã phát hiện hiện
tượng này ông xác lập đường cong chiều cao cho các cấp tuổi khác nhau.
Curtis.R.O (1967) đã mơ phỏng quan hệ chiều cao (H) với đường kính
(D) và tuổi (A) theo dạng phương trình:
Logh = d + b1 . 1/d + b2 . 1/A + b3 . 1/d.A

(2.2)

Krauter.G (1958) và Tiourin.A.V (1932) nghiên cứu tương quan giữa
chiều cao và đường kính ngang ngực dựa trên cơ sở cấp đất và cấp tuổi.
Nhiều tác giả dùng phương pháp giải tích tốn học tìm ra những phương
trình: Naslund.M (1929), Hohenadl.W (1936), Michailov.F (1934, 1952),
Prodan.M (1944), Meyer.H.A (1952)... dùng phương pháp giải tích tốn học và
đề nghị sử dụng các dạng phương trình dưới đây để mơ tả quan hệ Hvn/D1.3.
3


h = a + b1.d + b2.d2


(2.3)

h = a + b1.d + b2.d2 + b3.d3

(2.4)

h - 1.3 = d2/(a + b.d)2

(2.5)

h = a + b.logd

(2.6)

h = a + b1.d +b2.logd

(2.7)

h = k.db

(2.8)

Tóm lại, biểu thị tương quan giữa chiều cao và đường kính thân cây có
thể sử dụng nhiều dạng phương trình.Việc sử dụng phương trình nào cho đối
tượng nào thì chưa được nghiên cứu dầy đủ. Nói chung, để biểu đường cong
chiều cao thì mỗi dạng cây trồng sử dụng một phương trình thích hợp, dạng
phương trình thường được sử dụng là dạng phương trình Parabol và phương
trình logarit.
2.2. Ở Việt Nam
2.2.1. Những nghiên cứu về cấu trúc rừng

Cấu trúc rừng là một trong những nội dung quan trọng nhằm đề xuất các
giải pháp kỹ thuật lâm sinh phù hợp, tạo cho rừng sinh trưởng phát triển hơn.
Trong nhưng năm gần đây vấn đề về nghiên cứu cấu trúc rừng cũng được rất
nhiều tác giả đề cập đến :
Trần Ngũ Phương (1970) [5] đã chỉ ra những đặc điểm cấu trúc của thảm
thực vật rừng niềm Bắc Việt Nam trên cơ sở kết quả điều tra tổng quát về tình
hình rừng miền Bắc Việt Nam từ 1961 đến 1965: nhân tố câu trúc đầu tiên được
nghiên cứu là tổ thành.
Phùng Ngọc Lan (1986) [6] cấu trúc rừng là quy luật sắp xếp tổ hợp của
các thành phần cấu tạo nên quần thể thực vật rừng theo không gian và thời gian
cấu trúc rừng bao gồm cả về sinh thái lẫn hình thái quần thể thực vật (dẫn theo
Trần Mạnh Cường, 2007).
Thái Văn Trừng (1978) [7] đã tiến hành phân chia thực vật rừng nhiệt đới
thành 5 tầng: Tần vượt tán (A1), tầng ưu thế sinh thái (A2), tầng dưới tán (A3),
tầng cây bụi (B) và tầng cỏ quyết (C).
4


Những năm gần đây có sự hỗ trợ của các phần mềm tốn học thống kê,
nên có rất nhiều nghiên về cấu trúc rừng, làm nổi bật cơng trình nghiên cứu của
các tác giả.
2.2.2. Những nghiên cứu về phân bố cây theo cỡ đường kính (N/D1,3)
Vũ Văn Nhâm (1988) và Vũ Tiến Hinh [9] cho thấy, có thể dùng phân bố
Weibull với hai tham số để biểu thị phân bố N/D cho những lâm phần thuần
lồi, đều tuổi như Thơng đuôi ngựa, Mỡ, Bồ Đề,...
Phạm Ngọc Giao (1994) [4] khi nghiên cứu quy luật N/D cho Thông đuôi
ngựa vùng Đông Bắc đã chứng minh tính thiết ứng của hàm Weibull và xây
dựng mơ hình cấu trúc đường kính cho lâm phần.
Tác giả Đồng Sĩ Hiền (1974) [10] đã chọn hàm Pearson với 7 họ đường
cong khác nhau để biểu diễn phân bố số cây theo cỡ đường kính rừng từ nhiên.

Nguyễn Hải Tuất (1975, 1982, 1990) [11] sử dụng hàm Mayer và hàm phân bố
khoảng cách biểu diễn cấu trúc rừng thứ sinh. Nguyễn Văn Trương (1983) [12]
sử dụng phân bố Poisson nghiên cứu mô phỏng quy luật cấu trúc đường kính
thân cây rừng cho đối tượng rừng hỗn giao khác tuổi.
2.2.3. Những nghiên cứu về phân bố số cây theo cỡ chiều cao (N/Hvn)
Kết quả nghiên cứu cho thấy, Đồng Sĩ Hiển (1974) [10] phân bố số cây
theo chiều cao (N/H) ở các lâm phần tự nhiên hay trong từng lồi cây thường có
nhiều đỉnh, phản ánh kết cấu phức tạp của rừng chặt chọn. Thái Văn Trừng
(1978) [7] trong nghiên cứu của mình đưa ra kết quả nghiên cứu cấu trúc của
tầng cây gỗ rừng loại IV.
Bảo Huy (1993) [13], Đào Công Khanh (1996) [14] đã nghiên cứu phân
bố số cây theo cỡ chiều cao để tìm ra tầng tích tụ tấn cây và thấy rằng phân bố
N/H là phân bố một đỉnh, nhiều đỉnh phụ hình răng cưa.
Nhìn chung, các cơng trình nghiên cứu về mơ hình hóa phân bố số cây
theo cỡ đường kính (N/D) và phân bố số cây theo cỡ chiều cao (N/H) đều cho
thấy sử dụng hàm Weibull để mô phỏng các quy luật phân bố là tốt nhất so với
hàm còn lại.
5


2.2.4. Nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến đa dạng lồi
Bất cứ q trình sinh trưởng và phát triển nào của cây trồng đều ít nhiều
có các nhân tố ảnh hưởng đến cây trồng , đặc biệt là các chỉ tiêu nhân tố ảnh
hưởng đến đa dạng. Nhưng sự ảnh hưởng của các loài cây mọc nhanh hoặc các
loài cây kinh doanh với chu kỳ ngắn đến cây trồng, đều được các nhà khoa học
quan tâm nhất hiện nay.
Tuy nhiên, sự đa dạng của lồi cây cịn phụ thuộc vào các yếu tố khác.
Nhưng không thể không khẳng định rằng các nhân tố có thể làm ảnh hướng đến
sinh trưởng cũng như sự đa dạng của loài. Mặt khác, chúng có thể là nhân tố ảnh
hưởng đến lồi và cũng có thể chỉ là một nhân tố góp mặt đến sự đa dạng của

loài trong tương lai.

6


Phần 3
MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
3.1.1. Mục tiêu tổng quát
Xác định một số đặc điểm về quy luật cấu trúc và nhân tố ảnh hưởng đến
số lượng cá thể loài Sến mật tại Hà Trung, Thanh Hóa làm cơ sở khoa học cho
việc đề xuất các biện pháp bảo tồn loài.
3.1.2. Mục tiêu cụ thể
- Xác định được một số đặc điểm cấu trúc của lồi và mơ phỏng được
quy luật phân bố và quy luật tương quan giữa các nhân tố điều tra.
- Xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến số lượng cá thể của loài
- Đề xuất một số biện pháp kĩ thuật lâm sinh nhằm bảo tồn và phát triển
vốn rừng tại khu vực nghiên cứu.
3.2. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
3.2.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài
Đề tài tập trung nghiên cứu là rừng Sến mật phân bố tự nhiên tại Trung
tâm nghiên cứu Ứng dụng khoa học công nghệ lâm nghiệp – xã Hà Tân – huyện
Hà Trung – tỉnh Thanh Hóa.
3.2.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Nghiên cứu cấu trúc và nhân tố ảnh hưởng đến số lượng cá thể của loài
Sến tại Trung tâm nghiên cứu Ứng dụng khoa học công nghệ lâm nghiệp – Xã
Hà Tân – Huyện Hà Trung – Tỉnh Thanh Hóa.
3. 3. Nội dung nghiên cứu
3.3.1. Nghiên cứu một số quy luật cấu trúc
+ Xác định công thức tổ thành tầng cây cao nơi có lồi Sến phân bố tự

nhiên
+ Quy luật phân bố số cây theo cỡ đường kính N/D1.3
+ Quy luật phân bố số cây theo cỡ chiều cao N/HVN
7


+ Quy luật tương quan giữa chiều cao vút ngọn và đường kính ngang ngực
HVN – D1.3
3.3.2. Nghiên cứu một số nhân tố ảnh hưởng đên số lượng cá thể loài Sến tại
khu vực nghiên cứu
3.3.3. Đề xuất một số giải pháp bảo tồn loài Sến tại khu vực nghiên cứu
3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu
3.4.1.1. Kế thừa số liệu
Đề tài kế thừa một số tài liệu:
- Những tài liệu về điều kiện tự nhiên, khí hậu, thủy văn, đất đai, địa hình,
tài ngun rừng.
- Những tài liệu về điều kiện kinh tế xã hội: Dân số, lao động, thành phần
dân tộc, tập quán canh tác.
- Kế thừa những tài liệu có liên quan đến nghiên cứu.
- Những kết quả nghiên cứu có liên quan đến cấu trúc, sinh trưởng của loài.
3.4.1.2. Phương pháp điều tra ngoại nghiệp
Đề tài tiến hành lập 10 ô tiêu chuẩn, sử dụng phương pháp lập OTC điển
hình, OTC có dạng hình chữ nhật, diện tích mỗi ơ là 1000m2 (25x40m).
- Cách lập OTC:
+ Chọn OTC: Các OTC được lập theo phương pháp điển hình. Sau khi sơ
thám tồn bộ khu vực nghiên cứu lập các OTC điển hình tạm thời, thứ tự OTC
dựa theo đai cao khác nhau.
+ Kỹ thuật lập OTC: Sử dụng bản đồ, thước dây, địa bàn cầm tay để xác
định vị trí các OTC, diện tích mỗi ơ là 1000m2 (25x40m). OTC có dạng hình

chữ nhật được lập theo phương pháp Pitago, có chiều dài song song với đường
đồng mức, chiều rộng vng góc với đường đồng mức. Sai số khép góc cho
phép <1/200*L (L là chu vi OTC).
a, Điều tra tầng cây cao
Tiến hành điều tra trong ô tiểu chuẩn các chỉ tiêu sau:
8


Xác định tên loài cây, đánh số toàn bộ số cây trong OTC có D1.3 _> 6cm
(những lồi khơng biết tên hoặc khơng rõ tên thì ghi kí hiệu là sp).
+ Đo đường kính ngang ngực D1.3 bằng thước dây hoặc thước kẹp kính
+ Đo chiều cao vút ngọn (Hvn): Dùng thước đo cao Blume – Leiss với độ
chính xác 0,5m.
+ Đo đường kính tán (Dt): Dùng thước dây để đo đường kính tán 2 chiều
Đơng Tây (Đ – T) và Nam Bắc (N – B).
Tất cả kết quả đo đếm tầng cây cao được tổng hợp vào biểu mẫu sau:
Biểu 01. Biểu điều tra tầng cây cao
Địa điểm.........

Độ cao........

Ngày điều tra..........

Trạng thái rừng.........

Độ dốc......

Ngƣời điều tra........

OTC số........


Hƣớng dốc..........

STT

Tên cây

D1.3 (cm)
ĐT

NB TB

Hvn Hdc
(m)

(m)

Dt (m)
ĐT

NB

TB

Ghi chú

1
2
b, Điều tra tái sinh
Thu thập số liệu cây tái sinh: Trong ÔTC sơ cấp lập 5 ơ dạng bản 20

m2 (4 m × 5 m) để điều tra cây tái sinh (có D1.3 < 6 cm, Hvn ≥ 20 cm) bao gồm:
loài cây, phẩm chất cây, chiều cao vút ngọn, phẩm chất và nguồn gốc tái sinh.
c, Điều tra các nhân tố ảnh hưởng


Độ chua pHkcl

Trong 1 ÔTC, lấy mẫu đất tổng hợp từ 05 mẫu đơn lẻ, một mẫu lấy từ
điểm trung tâm của ƠTC, 4 mẫu cịn lại lấy ở 4 vị trí khác theo 4 hướng Đông –
Tây – Nam – Bắc, cách vị trí trung tâm từ 8 – 10m. Sau đó thu thập mẫu đất,
mẫu đất được lấy ở độ sâu 0 - 8cm.

9


Mẫu đất ở 05 các điểm được trộn thành một mẫu tổng hợp (các mẫu riêng
lẻ được trộn đều, bảo quản trong túi nilong, gắn nhãn) để ủ đất và xác định độ
ph, bảo quản trong túi nilong, gắn nhãn, xác định ngay khi về phịng thí nghiệm
đất.


Độ tàn che

Được đo bằng phần mềm HabitApp, đo 5 vị trí bất kì và các trạng thái
khác nhau, sau đó lấy trung bình của 5 vị trí.


Xác định đường mịn

Tại các OTC tiến hành đếm các đường mịn có trong OTC, và ghi vào số

liệu của các OTC.


Xác định gốc chặt

Tiến hành đếm các gốc chặt có tại trong các OTC, ghi vào bảng số liệu.


Xác định độ cao

Tại các OTC sử dụng máy GPS cầm tay đo 5 vị trí bất kì của OTC rồi lấy
giá trị trung bình.
3.4.2. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu
Số liệu đo đếm ngoài thực địa sau khi thu thập sẽ được phân tích và xử lý
sơ bộ nhằm loại bỏ những sai số khơng hợp lý, sau đó tiến hành xử lý, tính tốn
và tổng hợp. Sử dụng phương pháp thống kê để mơ hình hóa và định lượng các
quy luật cấu trúc.
a, Công thức tổ thành
* Xác định công thức tổ thành theo hệ số tổ thành
+ Trong các OTC, tập hợp số liệu tầng cây cao, loài trong từng trạng thái
và số cá thể của mỗi loài.
+ Trong các OTC xác định tổng số loài cây, tổng số cá thể của từng trạng
thái
+ Tính số cá thể trung bình của 1 lồi theo cơng thức:
X

N
m

(3.1)

10


Trong đó:

X : Số lượng cá thể trung bình của mỗi loài
N: Tổng số lượng cá thể của các loài
m: Tổng số loài
+ Xác định số loài, tên loài tham gia vào cơng thức tổ thành.
Những lồi nào có số cây  X thì tham gia vào cơng thức tổ thành.
+ Xác định hệ số tổ thành của từng loài theo cơng thức:
Ki 

Xi
x10
N

(3.2)

Trong đó:
Ki là HSTT lồi i.
Xi là số lượng cá thể loài i
N là Σ số cá thể của tất cả các lồi
+ Viết cơng thức tổ thành:
- Lồi nào có Ki > 0,5 thì ghi vào cơng thức tổ thành. Lồi nào có hệ số
tổ thành lớn viết trước, nhỏ viết sau.
- Lồi nào có Ki < 0,5 thì cộng gộp lại và mang dấu âm.
- Viết xong phải có chú giải cho cơng thức tổ thành.
* Xác định công thức tổ thành theo chỉ số quan trọng IV%
Tổ thành được tính theo phương pháp của Dniel Marmillod và Vũ Đình

Huề (1984), Đào Cơng Khanh (1996). Thông qua 2 chỉ tiêu : Tỉ lệ phần trăm
mật độ (N%) và tỷ lệ phần trăm tiết diện ngang (G%). Được xác định theo công
thức sau:
(3.3)
IV%: Chỉ số mức độ quan trọng của loài trong quần xã
N% là % theo số cây của loài i trong lâm phần;
G% là % theo tổng tiết diện ngang của loài i trong lâm phần;
(3.4)
11


(3.5)
Ni và Gi là mật độ và tổng tiết diện ngang của lồi i.
Nếu lồi nào có IV% ≥ 5% thì lồi đó có ý nghĩa về mặt sinh thái trong
quần xã (có mặt trong cơng thức tổ thành).
Nếu nhóm có dưới 10 lồi có ∑IV% ≥ 40% sẽ là lồi nhóm ưu thế và
được sử dụng nhóm lồi đó đặt tên cho quần xã.
 Phân bố Weibull
Là phân bố xác suất của biến ngẫu nhiên liên tục, với miền giá trị (0, +).
Phân bố Weibull là phân bố xác suất cho phép mơ phỏng phân bố thực
nghiệm có dạng giảm, lệch trái, lệch phải và đối xứng.
Hàm mật độ có dạng:
 1  . x
P (x) =  .. X e



(3.6)

Trong đó:

Tham số α đặc trưng cho độ lệch của phân bố.
Tham số λ đặc trưng cho độ nhọn của phân bố.
Giá trị λ được ước lượng từ công thức




n
fi.xi 

Trong đó:
x = Yi - Ymin
Yi: là trị số giữa tổ thứ i của nhân tố điều tra
Ymin: là trị số quan sát nhỏ nhất của nhân tố điều tra (giới hạn dưới
của tổ đầu tiên).
Phân bố Weibull mô tả các phân bố thực nghiệm có dạng:
12


+  = 1 phân bố có dạng giảm;
+  = 3 phân bố có dạng đối xứng;
+  >3 phân bố có dạng lệch phải;
+  <3 phân bố có dạng lệch trái.
 Phân bố khoảng cách
Phân bố khoảng cách là phân bố xác suất của biến ngẫu nhiên đứt qng,
hàm tốn học có dạng:


với x=0


x 1
F (x) = (1-  )(1-  ) 

(3.7)

x≥ 1

Trong đó:
 = f /n, với f là tần số quan sát của tổ đầu tiên
0
0

n: dung lượng mẫu
Xi = (yi – y1)/k, với k là cự ly tổ; yi: trị số giữa tổ thứ i của đại
lượng điều tra ; y1: trị số giữa tổ thứ nhất của đại lượng điều tra.
Phân bố khoảng cách dùng để nắn những phân bố thực nghiệm có dạng
hình chữ J(đỉnh nằm ở cỡ thứ hai và sau đó tần số giảm dần khi x tăng).

 Kiểm tra sự phù hợp giữa phân bố lý thuyết với phân bố thực nghiệm
Để đánh giá sự phù hợp của phân bố lý thuyết với phân bố thực nghiệm,
sử dụng tiêu chuẩn Khi bình phương (2)
( ft  fl ) 2

fl
i 1
m

2 =

(3.8)


Nếu 2tính ≤ 205 tra bảng, với bậc tự do k = m – r - 1 (m: là số tổ sau khi
gộp; r: số tham số của phân bố lý thuyết cần ước lượng), thì phân bố lý thuyết
phù hợp với phân bố thực nghiệm và ngược lại.
13


Trong đó:
ft: Tần số thực nghiệm
fl: Tần số lý thuyết
Nếu tổ nào có fl < 5 thì ghép với tổ trên hoặc tổ dưới, để sao cho fl ≥ 5.

 Lựa chọn phân bố lý thuyết thích hợp
Khi sử dụng các phân bố lý thuyết để mô phỏng phân bố thực nghiệm, thì
phân bố nào có tỷ lệ chấp nhận cao hơn sẽ được chấp nhận.
b, Nghiên cứu quy luật tương quan
Qua tham khảo tài liệu của các tác giả: Đồng Sỹ Hiền, Vũ Tiến Hinh, Vũ
Nhâm và các tài liệu liên quan, đề tài tiến hành thử nghiệm các dạng phương
trình sau:
Hvn = a + b.D1.3

(3.9)

Hvn = a + b.log D1.3

(3.10)

LogHvn = a + b. LogD1.3

(3.11)


Hvn = a + b1. D1.3 + b2 . D1.32

(3.12)

c, Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến số lượng cá thể loài Sến
+ Nghiên cứu mối tương quan giữa số cây Sến trong ô tiêu chuẩn với các nhân
tố ( D1.3 , HVN, pH, độ tàn che, đường mòn, gốc chặt, độ cao). Dùng các dạng
hàm tương quan trên SPSS để mô phỏng như: Linear, Logarithmic, bậc 2,
Power,.... để xác định mối liên hệ Nsến - Dtb, Nsến - Hvntb, Nsến – pH, Nsến –
Độ tàn che, Nsến – đường mòn, Nsến – gốc chặt, Nsến – độ cao.
+ Sau khi xác định được các nhân tố có mối tương quan với số cây Sến trong
lâm phần nghiên cứu tiến hành phân tích hồi quy đa biến giữa số cây Sến với
các nhân tố đó. Khi đó biến độc lập là các nhân tố ảnh hưởng, biến phụ thuộc là
Nsến.

14


Phần 4
ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – KINH TẾ XÃ HỘI CỦA KHU
VỰC NGHIÊN CỨU
4.1 Điều kiện tự nhiên
4.1.1. Vị trí địa lý
Khu bảo tồn lồi Sến Tam Quy có tổng diện tích tự nhiên là 518,5 ha,
cách thành phố Thanh Hóa 25 km về phía Bắc theo quốc lộ 1A.
- Toạ độ địa lý:

Từ 20000'00'' - 20001'00'' Vĩ độ Bắc;
Từ 105047'00'' - 105047'30'' Kinh độ Đông.


- Ranh giới tiếp cận:
+ Phía Bắc: được xác định bởi đường giao thông từ Đập Cầu (xã Hà Lĩnh)
đi ra quốc lộ 1A, qua làng Lâm nghiệp Tam Quy thuộc xã Hà Tân;
+ Phía Nam: Từ Đập Ngang chạy theo suối thuộc xã Hà Lĩnh lên đỉnh
300m đến ngã ba ranh giới 3 xã: Hà Tân, Hà Lĩnh và Hà Đơng;
+ Phía Đơng: Nằm trùng với ranh giới hành chính xã Hà Tân và Hà Ninh;
+ Phía Tây: giáp thơn Thọ Lộc, xã Hà Lĩnh.
4.1.2. Đặc điểm địa hình, địa thế
KBT lồi Sến Tam Quy thuộc kiểu địa hình đồi bóc mịn. Có độ cao tuyệt
đối là 325m, độ cao tương đối là 315m. Độ chia cắt địa hình vào loại trung bình.
Hình thái đồi mang những đặc trưng: Đỉnh hơi bằng, sườn phẳng, đôi chỗ lồi.
Các rãnh khe đều hẹp và nông. Độ dốc giảm dần từ sườn trên qua sườn giữa
xuống sườn dưới và chân đồi. Đó là đặc trưng hình thái của kiểu đồi trầm tích
hình thành bởi đá phấn sa đến cát kết. Các kiểu địa hình được phân ra như sau:
- Địa thế bằng (<70) chiếm 12,0% diện tích.
- Địa thế sườn thoải (8 - 150) chiếm 31,0%.
- Địa thế sườn dốc (16 - 250) chiếm 27,0%.
- Địa thế sườn dốc lớn (26 - 350) chiếm 30,0%.
Sự phân hoá độ dốc địa thế kể trên là nền tảng quyết định sự lắng đọng và
phân bố sản phẩm phong hoá dẫn đến độ dày tầng đất mịn khác nhau. Độ dốc
15


càng lớn sản phẩm lắng đọng càng ít, độ dầy tầng đất mịn càng mỏng và ngược
lại.
4.1.3. Khí hậu
Rừng Sến Tam Quy thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đơng lạnh, ít
mưa, mùa hè nóng mưa nhiều (Nguồn khí tượng, thủy văn Thanh Hóa năm
2012). Các chỉ tiêu được tổng hợp ở bảng sau:

Bảng 4.1: Các chỉ tiêu khí hậu khu rừng đặc dụng KBT Sến Tam Quy
TT

Mơ tả

Chỉ số trung bình

1

Nhiệt độ trung bình năm (oC)

2

Nhiệt độ trung bình cao nhất (oC)

28 - 29 (tháng 7)

3

Nhiệt độ trung bình thấp nhất (oC)

16,5 - 17 (tháng 1)

4

Lượng mưa trung bình hàng năm (mm)

5

Lượng mưa trung bình tháng cao nhất (mm)


400 (tháng 5- 9)

6

Lượng mưa trung bình tháng thấp nhất (mm)

< 20 (tháng 1-2)

7

Lượng bốc hơi trung bình năm (mm)

8

Độ ẩm trung bình hằng năm (%)

9

Tốc độ gió (m/s)

23,4

1.500-1.900

600-800
85-86
1,5-1,8 ( gió Bắc, Đơng Bắc, Đơng Nam, Tây)

Lượng mưa trung bình trong vùng khá cao và chia làm hai mùa rõ rệt.

Mùa mưa từ tháng 5-9, chiếm 90% tổng lượng mưa trong năm thường gây nên
những trận lũ lớn. Mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, chiếm
10% tổng lượng mưa hàng năm nhưng thường có mưa phùn và bốc hơi từ hồ
Tam Quy nên giữ được độ ẩm cho cây cối trong vùng.
4.1.4. Địa chất
Theo Báo cáo dự án KBTTN rừng Sến Tam Quy (Trung tâm tài nguyên
và môi trường lâm nghiệp - Viện Điều tra quy hoạch rừng Việt Nam, năm 2000)
và kết quả điều tra lập địa bổ sung năm 2012 cho thấy: Nền địa chất khu vực có
phân vị địa tầng cổ nhất thuộc các đá biến chất tuổi Proterozoi. Điển hình là Đá
phấn sa (alơrơlit), là đá mẹ tạo đất chính rừng Sến, được gắn kết bởi các hạt có
kích thước 0,1 - 0,01mm. Thành phần hóa học chính của alơrơlit và Silic và

16


limon, khối lượng Thạch anh chiếm 99%. Ngồi ra alơrơlit cịn chứa một số
khống vật khác như mica, jenpat....nhưng khối lượng không đáng kể.
Mẫu chất tạo đất rừng Sến thuộc nhóm vỏ phong hóa tại chỗ feralit của đá
mẹ phấn sa. Đặc tính chính của mẫu chất nhóm vỏ phong hóa tại chỗ Feralit là
phần oxyt sắt và oxyt nhơm tương đương nhau. Đặc điểm phụ của mẫu chất là
phong hóa tại chỗ từ đá phấn sa cịn giữ ngun được tương đối rõ đá mẹ ban
đầu. Do chi phối của địa hình đến mẫu chất phong hóa Feralit tại chỗ đã phong
hóa thành kiểu: Mẫu chất tàn tích và mẫu chất sườn đỉnh. Mẫu chất tàn tích phân
bố ở đỉnh và một phần sườn trên của KBT. Mẫu chất sườn tích phân bố ở sườn.
Bản chất của mẫu chất phong hóa tại chỗ, tàn tích, sườn tích có một q
trình tích lũy sắt nhơm khá mạnh, cho nên xu thế chuyển hóa khống sét là điểm tất
yếu.
4.1.5. Đất đai, đá mẹ, mẫu chất
a. Đất đai
KBT loài Sến Tam Quy được tạo thành bởi nhóm đất Feralit vàng đỏ phát

triển trên phần phong hóa của đá mẹ phấn sa.
Đặc tính chính mẫu chất vỏ phong hóa tại chỗ là thành phần oxyt nhôm
tương đương nhau. Do sự chi phối của nền địa hình đến mẫu chất phong hóa
Feralit tại chỗ dẫn đến mẫu chất tại chỗ phân hóa thành hai kiểu mẫu chất là tàn
tích và sườn tích. Mẫu chất tàn tích thấy ở đỉnh và một phần sườn trên
Nhìn chung đất đai trong KBT lồi Sến Tam Quy có tầng đất dày, diện
tích phân bố lớn trong các trạng thái rừng tự nhiên, mức độ xói mịn ít. Một phần
nhỏ diện tích thảm thực vật bị mất, đất bị rửa trơi mạnh, tầng đất mỏng. Tuy
nhiên đất vẫn cịn tốt có thể trồng cây cơng nghiệp, cây ăn quả.
b. Đá mẹ và mẫu chất
Đá phấn sa (Alơrơlít) là đá mẹ tạo đất chính rừng Sến Tam Quy.
Mẫu chất tạo đất rừng Sến thuộc nhóm vỏ phong hố tại chỗ feralit là
thành phần ôxit sắt và ôxit nhôm tương đương nhau. Đặc điểm phụ của mẫu chất
phong hoá tại chỗ từ đá phấn sa là còn giữ nguyên được tương đối rõ cấu tạo đá
17


mẹ ban đầu. Bản chất của mẫu chất phong hoá tại chỗ có một q trình tích luỹ
sắt, nhơm khá mạnh.
c. Đặc tính đất rừng KBT lồi Sến Tam Quy
* Loại đất: Rừng Sến được hình thành phát sinh phát triển trên loại đất Feralit
vàng đỏ phát triển từ sản phẩm phong hóa của đá phấn sa (alơrơlit)
 Thành phần cơ giới đất
Tầng đất mặt đại bộ phận có thành phần cơ giới thịt nhẹ, cát pha do đó
thích hợp đối với đa số các lồi cơn trùng.
Tầng tâm đất (tầng B) có thành phần cơ giới thịt trung bình.
 Độ chua của đất pHKCL = 4,0 - 4,5. Đất chua mạnh, độ chua chủ yếu do nhôm,
dễ thấm nước, nhưng khả năng giữ nước kém.
 Hàm lượng dinh dưỡng mùn: Đạm vào loại trung bình, kali tổng số khá, lân
tổng số đạt ít đến trung bình.

4.1.6. Đặc trưng cơ bản về tài nguyên rừng KBT Sến Tam Quy
4.1.6.1. Hiện trạng đất đai, tài nguyên rừng
Qua kết quả kết quả điều tra, rà soát hiện trạng các loại đất, loại rừng của
KBT loài Sến Tam Quy bằng việc khoanh vẽ lô hiện trạng thực địa kết hợp với
số liệu cập nhật diễn biến rừng được công bố hàng năm, kết quả hiện trạng rừng
và sử dụng đất KBT loài Sến được tổng hợp như sau:
Bảng 4.2: Tổng hợp hiện trạng các loại đất, loại rừng KBT loài Sến
Tam Quy năm 2012
TT

Loại đất loại rừng

Diện tích (ha)

Tỷ lệ (%)

Diện tích đất có rừng

515,48

99,42

1.1

Rừng trồng

232,25

44,80


1.2

Rừng tự nhiên

283,23

54,62

Đất trống

3,02

0,58

Tổng diện tích tự nhiên

518,5

100

1

2

(Nguồn Số liệu cập nhật TNR năm 2011 và kết quả phúc tra đến tháng 11/2012)

18


4.2. Điều kiện kinh tế xã hội

4.2.1. Dân số và lao động trong toàn vùng
Khu Bảo tồn loài Sến nằm trên địa bàn huyện Hà Trung bao gồm diện tích
của 03 xã ( vùng đệm): Hà Tân, Hà Lĩnh, Hà Đơng. Trong đó, có 05 thơn: Thơn
11, thơn 12, thơn 13 thuộc xã Hà Lĩnh; thôn Tam Quy 2 thuộc xã Hà Tân; thơn
Kim Sơn thuộc xã Hà Đơng có diện tích tiếp giáp với KBT (Theo số liệu niên
giám thống kê huyện Hà Trung năm 2011, kết hợp số liệu thu thập tại các xã),
dân số trong toàn vùng hiện nay là 16.162 người, cụ thể tại bảng sau:
Bảng 4.3: Tổng hợp dân số và lao động các xã vùng đệm KBT
lồi Sến Tam Quy
Lao động
Tổng

Nam

Nữ

Mật độ
người/km2

16.162

6.324

3.063

3.231

412

1.251


4.397

1.803

934

869

342

Hà Lĩnh

2.314

8.730

3.735

1.735

1.970

371

Hà Đơng

921

3.035


786

394

392

334

Tên xã

Số hộ

Số khẩu

Tổng

4.486

Hà Tân

(Nguồn: UBND huyện Hà Trung năm đến tháng 11/2012)
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên toàn vùng là 1,2%, trong đó tỷ lệ tăng dân số tự
nhiên thấp nhất ở xã Hà Đông (0,8%).
Phân bố dân số bình qn trong tồn vùng 412 người/km2, khu vực đơng
nhất ở xã Hà Lĩnh, thấp nhất ở xã Hà Đông
Đây là khu vực đông dân cư, mật độ dân cư vào loại cao. Do điều kiện
diện tích đất canh tác nông nghiệp hẹp, lao động nông nghiệp dư thừa là điều tất
nhiên, vì vậy gây một áp lực lớn cho khu bảo tồn.
4.2.2. Dân tộc

- Dân tộc kinh là chủ yếu, chiếm 99,96%.
- Dân tộc Mường mới di cư đến, chiếm 0,04%.
4.2.3. Hoạt động sản xuất
a) Trồng trọt: 03 xã trong vùng đệm của khu Bảo tồn bao gồm tiểu vùng đồi xen
ruộng, diện tích đất canh tác hẹp, đồng thời năng suất cây trồng cũng thấp và
19


×