Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

Đánh giá hiệu quả các hoạt động khuyến nông tại xã tuyết nghĩa huyện quốc oai thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (854.88 KB, 67 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
VIỆN QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI & PHÁT TRIỂN NƠNG THƠN
....................  .................

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÁC HOẠT ĐỘNG KHUYẾN NÔNG
TẠI XÃ TUYẾT NGHĨA, HUYỆN QUỐC OAI,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

NGÀNH: KHUYẾN NÔNG
MÃ SỐ: 308

Giáo viên hướng dẫn

: Th.S Trịnh Hải Vân

Họ và tên sinh viên

: Lê Thị Hảo

MSV

: 1453080798

Khóa học

: 2014 - 2018

Hà Nội - 2018



LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành khố luận, tơi đã
nhận đƣợc sự hƣớng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động
viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành khố luận, cho phép tơi đƣợc bày tỏ lịng kính trọng
và biết ơn sâu sắc đến Th.S Trịnh Hải Vân đã tận tình hƣớng dẫn, dành nhiều
công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực
hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám hiệu, Viện Quản lý
đất đai và Phát triển nông thôn, Bộ môn Khuyến nông và Khoa học cây trồng Trƣờng Đại học Lâm nghiệp đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực
hiện đề tài và hồn thành khố luận.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức xã Tuyết
Nghĩa đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, ngƣời thân, bạn bè đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành
khóa luận.

Hà Nội, ngày 11 tháng 05 năm 2018
Sinh viên thực hiện

Lê Thị Hảo

i


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................ i
MỤC LỤC ............................................................................................................. ii
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................. v
DANH MỤC HÌNH ............................................................................................. vi

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .............................................................................. vii
PHẦN 1: MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ ......................................................................... 1
2.1. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU........................................................................... 2
2.1.1. Mục tiêu chung ............................................................................................ 2
2.1.2. Mục tiêu cụ thể ............................................................................................ 2
3.1. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU ............................................... 2
3.1.1. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 2
3.1.2. Đối tƣợng nghiên cứu.................................................................................. 2
PHẦN 2: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU...................................... 3
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN .......................................................................................... 3
2.1.1. Một số khái niệm ......................................................................................... 3
2.1.2. Nội dung của hoạt động khuyến nông ........................................................ 4
2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI .............................................................. 6
2.2.1. Cơng tác khuyến nơng trên thế giới ............................................................ 6
2.2.2. Tình hình nghiên cứu về khuyến nơng ở Việt Nam ................................... 7
2.3. NHẬN XÉT RÚT RA TỪ NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN .......................... 9
PHẦN 3. NỘI DUNG, PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................. 10
3. 1. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ....................................................................... 10
3.1.1. Phân tích điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của điểm nghiên cứu. ........ 10
3.1.2. Đánh giá thực trạng các hoạt động khuyến nông tại điểm nghiên cứu. .... 10
3.1.3. Đánh giá hiệu quả các hoạt động khuyến nông tại điểm nghiên cứu. ...... 10
3.1.4. Phân tích các thuận lợi, khó khăn khi thực hiện các hoạt động khuyến
nơng tại điểm nghiên cứu. ................................................................................... 10
ii


3.1.5. Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động khuyến nông tại điểm
nghiên cứu. .......................................................................................................... 10
3.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................ 10

3.2.1. Nghiên cứu và phân tích tài liệu thứ cấp................................................... 10
3.2.2. Lựa chọn địa điểm nghiên cứu .................................................................. 10
3.2.3. Phƣơng pháp đánh giá nơng thơn có sự tham gia của ngƣời dân (PRA) .. 11
3.2.4. Phƣơng pháp xử lí số liệu.......................................................................... 13
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................................. 15
4.1.ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – KINH TẾ XÃ HỘI CỦA XÃ TUYẾT NGHĨA 15
4.1.1. Điều kiện tự nhiên ..................................................................................... 15
4.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội .......................................................................... 17
4.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Tuyết Nghĩa....21
4.2. THỰC TRẠNG CÁC HOẠT ĐỘNG KHUYẾN NÔNG TẠI XÃ TUYẾT
NGHĨA ................................................................................................................ 22
4.2.1. Thực trạng hoạt động tập huấn khuyến nông tại xã Tuyết Nghĩa ............. 23
4.2.2. Thực trạng hoạt động thông tin tuyên truyền tại xã Tuyết Nghĩa ............. 27
4.2.3. Thực trạng hoạt động các mơ hình khuyến nơng tại xã Tuyết Nghĩa ....... 29
4.3. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ MỘT SỐ MƠ HÌNH KHUYẾN NƠNG CHỦ
YẾU TẠI XÃ TUYẾT NGHĨA .......................................................................... 35
4.3.1. Lựa chọn mơ hình để đánh giá .................................................................. 35
4.3.2. Hiệu quả kinh tế của các mơ hình khuyến nông ....................................... 36
4.3.3. Hiệu quả xã hội của mô hình khuyến nơng tại xã Tuyết Nghĩa................ 36
4.3.4. Hiệu quả mơi trƣờng của các mơ hình khuyến nơng tại xã Tuyết Nghĩa . 37
4.3.5. Kết quả phân tích SWOT trong việc phát triển hoạt động khuyến nông tại
xã Tuyết Nghĩa .................................................................................................... 38
4.4. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÁC HOẠT
ĐỘNG KHUYẾN NÔNG TẠI XÃ TUYẾT NGHĨA ........................................ 39
4.4.1. Cơ sở đề xuất giải pháp ............................................................................. 39
4.4.2. Các giải pháp cụ thể .................................................................................. 39
4.4.3. Giải pháp cụ thể đối với từng hoạt động ................................................... 40
iii



PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................ 43
5.1. KẾT LUẬN .................................................................................................. 43
5.3. KIẾN NGHỊ ................................................................................................. 43
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 45
PHỤ LỤC

iv


DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1. Hiện trạng sử dụng đất của xã Tuyết Nghĩa ....................................... 17
Bảng 4.2.Diện tích, năng suất,sản lƣợng, của cây trồng nơng nghiệp chính tại xã
Tuyết Nghĩa ......................................................................................................... 19
Bảng 4.3. Thống kê số lƣợng vật nuôi của xã Tuyết Nghĩa................................ 19
Bảng 4.4: Thống kê các hoạt động khuyến nông tại xã Tuyết Nghĩa trong giai
đoạn 2015 - 2017 ................................................................................................. 22
Bảng 4.5. Thống kê các lớp tập huấn, đào tạo tại xã Tuyết Nghĩa giai đoạn ..... 25
2015 – 2017 ......................................................................................................... 25
Bảng 4.6. Kết quả các mơ hình khuyến nông chủ yếu tại xã Tuyết Nghĩa trong
giai đoạn (2015 – 2017) ...................................................................................... 31
Bảng 4.7. Kết quả thực hiện các mơ hình khuyến nơng tại xã Tuyết Nghĩa ...... 33
Bảng 4.8. Hiệu quả kinh tế của các mơ hình khuyến nông tại xã Tuyết Nghĩa ........ 36
Bảng4.9. Hiệu quả giải quyết việc làm của các mơ hình khuyến nơng ............. 37
Bảng 4.10. So sánh, đánh giá hiệu quả môi trƣờng của các mơ hình khuyến nơng
với giống lúa thuần Khang dân ........................................................................... 37
Bảng 4.11. Bảng phân tích SWOT trong việc phát triển hoạt động KN tại xã
Tuyết Nghĩa ......................................................................................................... 39

v



DANH MỤC HÌNH
Hình

4.1. Quy trình triển khai các lớp tập huấn tại xã Tuyết Nghĩa ................... 23

Hình 4.2. Quy trình triển khai bản tin, thông tin tuyên truyền tại xã Tuyết Nghĩa ....27
Hình 4.3. Quy trình triển khai các hoạt động khuyến nơng tại ........................... 30
xã Tuyết Nghĩa .................................................................................................... 30
Hình 4.4. Ơng Hồng Văn Nhân kiểm tra mạ trƣớc khi mang đến ruộng cấy tại
thơn liên trì, xã Tuyết Nghĩa ............................................................................... 32
Hình 4.5. Gia đình ơng Dƣơng Nhƣ Luật thu hoạch cá trắm, cá chép giịn tại
thơn Liên Trì, xã Tuyết Nghĩa............................................................................. 32
Hình 4.6. Mơ hình trồng lúa Kim cƣơng 111 tại thơn Liên Trì, xã Tuyết Nghĩa32
Hình 4.7. Mơ hình trồng lúa DTL2 tại thơn Liên Trì, xã Tuyết Nghĩa .............. 32

vi


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Dịch nghĩa

CBKN

Cán bộ khuyến nơng

KH-KT


Khoa học kĩ thuật

HTX

Hợp tác xã

UBND

Ủy ban nhân dân

ATTP

An tồn thực phẩm

TBKT

Thiết bị kĩ thuật

TTKNQG

Trung tâm khuyến nông quốc gia

NĐ – CP

Nghị định chính phủ

NN & PTNN

Nơng nghiệp và phát triển nông thôn


KTXH

Kinh tế xã hội

BVTV

Bảo vệ thực vật

HTXNN

Hợp tác xã nơng nghiệp

CLBKN

Câu lạc bộ khuyến nơng

ĐVT

Đơn vị tính

TTKN

Trung tâm khuyến nông

SXNN

Sản xuất nông nghiệp

NQ – TW


Nghị quyết trung ƣơng

vii


PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Nƣớc ta là một nƣớc nông nghiệp với đại đa số ngƣời dân sống bằng nghề
nơng. Xã hội lồi ngƣời muốn tồn tại và phát triển đƣợc thì những nhu cầu cần
thiết khơng thể thiếu và nơng nghiệp chính là ngành cung cấp. Do vậy, nơng
nghiệp ln giữ một vai trị đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, là
nền tảng góp phần ổn định và phát triển xã hội. Khuyến nơng đƣợc hình thành
và phát triển gắn liền với phát triển sản xuất nơng nghiệp nhằm mục đích xã hội
hố nền sản xuất nơng nghiệp. Vì vậy mọi quốc gia đều có các hoạt động, dự án
khuyến nơng. Khuyến nơng thực chất là mọi cố gắng của Chính phủ, cộng đồng,
nơng dân trong việc khuyến khích, mở rộng phát triển nông - lâm - ngƣ nghiệp.
Hiện nay, khoa học kỹ thuật ngày một phát triển, những tiến bộ kỹ thuật ngày
một nhiều trong khi điều kiện và trình độ sản xuất của một bộ phận không nhỏ
nhân dân cịn yếu, các kênh thơng tin đến đƣợc với ngƣời dân cịn ít và thiếu
đồng bộ. Do vậy mà vấn đề chuyển giao công nghệ, tiến bộ kỹ thuật, kiến thức
nơng nghiệp và các chính sách cho ngƣời dân là một yêu cầu cấp thiết trong
chiến lƣợc phát triển nông nghiệp nơng thơn ở Việt Nam. Trong đó hệ thống
khuyến nơng giữ vai trị vơ cùng quan trọng.
Tuy nhiên bên cạnh những thành quả đạt đƣợc, vẫn phải thừa nhận một
thực tế là hiệu quả mà hoạt động khuyến nông đem lại cịn chƣa cao, một phần
là do trình độ nhận thức của ngƣời dân còn thấp, một phần là do năng lực cán bộ
khuyến nơng cịn hạn chế, chƣa phát huy hết tiềm năng sẵn có của mình. Cơng
tác khuyến nông chƣa đƣợc đầu tƣ đúng mức, để khắc phục những hạn chế trên
đòi hỏi Nhà nƣớc và cán bộ khuyến nơng cần có các biện pháp đẩy mạnh các
hoạt động khuyến nông.

Xã Tuyết Nghĩa, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội là một xã có tiềm
năng về phát triển nông nghiệp, ngƣời dân chủ yếu là làm nông nghiệp, có tổng
diện tích đất nơng nghiệp tồn xã là 343,33 ha. Vì vậy phát triển nơng nghiệp
nơng thơn, đƣa các tiến bộ khoa học – kỹ thuật, các máy móc thiết bị hiện đại
vào sản xuất nơng nghiệp là một trong những mục tiêu quan trọng của xã, nhằm
nâng cao hiệu quả, năng suất trong sản xuất. Tuyết Nghĩa là một trong những xã
1


đi đầu trong việc thực hiện các hoạt động khuyến nơng ở huyện Quốc Oai, đã và
đang có các hoạt động khuyến nông đƣợc thực hiện trên địa bàn xã: Mơ hình mạ
khay máy cấy, mơ hình Lúa DTL2, tập huấn kỹ thuật canh tác lúa Kim Cƣơng
111, mơ hình ni cá trắm, cá chép giịn,... Tuy nhiên, chƣa có nghiên cứu nào
đánh giá hiệu quả của các hoạt động khuyến nơng.
Nhằm góp phần vào việc hồn thiện hơn nữa các hoạt động khuyến nông
ở xã Tuyết Nghĩa cần đánh giá hiệu quả các hoạt động khuyến nông ở đây. Xuất
phát từ thực tế đó tơi thực hiện nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiệu quả các hoạt
động khuyến nông tại xã Tuyết Nghĩa, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội”
2.1. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
2.1.1. Mục tiêu tổng quát
- Đánh giá đƣợc hiệu quả các hoạt động khuyến nông tại xã Tuyết Nghĩa,
huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội làm cơ sở đề xuất các giải pháp nâng cao
hiệu quả hoạt động khuyến nông tại điểm nghiên cứu.
2.1.2. Mục tiêu cụ thể
- Xác định đƣợc các hoạt động khuyến nông tại điểm nghiên cứu.
- Đánh giá đƣợc hiệu quả của các hoạt động khuyến nông chủ yếu tại
điểm nghiên cứu.
- Đề xuất đƣợc các giải pháp góp phần hồn thiện và phát triển các hoạt
động khuyến nông tại khu vực nghiên cứu.
3.1. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU

3.1.1. Phạm vi nghiên cứu
- Không gian nghiên cứu: Xã Tuyết Nghĩa, huyện Quốc Oai, thành phố
Hà Nội.
- Thời gian nghiên cứu: Từ 09/01/2018-20/05/2018.
3.1.2. Đối tƣợng nghiên cứu
- Các hoạt động khuyến nông tại xã Tuyết Nghĩa, huyện Quốc Oai, thành
phố Hà Nội.

2


PHẦN 2: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Một số khái niệm
2.1.1.1. Khái niệm về khuyến nơng
-“Khuyến nơng đƣợc xem nhƣ một tiến trình của việc hòa nhập các kiến
thức bản địa với kiến thức khoa học kĩ thuật hiện đại, các quan điểm kĩ năng để
giải quyết cái gì cần làm, cách làm nhƣ thế nào trên cơ sở cộng đồng địa
phƣơng, sử dụng các nguồn tài nguyên tại chỗ với sự trợ giúp từ bên ngồi để có
khả năng vƣợt qua các trở ngại gặp phải” (dẫn theo D. Sim và H. A. Hilmi. FAO
Forestry paper 80 1987, FAO, Rome).
-“ Khuyến nông là một loạt hoạt động cơ quan nhà nƣớc hoặc liên quan
khác thực hiện nhằm cung cấp cho khách hàng kiến thức và kỹ năng có thể cải
tiến hệ thống sản xuất của họ” (dẫn theo Pascal Bergret).
- Theo định nghĩa của Trung tâm khuyến nơng quốc gia thì: Khuyến nơng
là một q trình, một dịch vụ thơng tin nhằm truyền bá những chủ trƣơng, chính
sách về nơng nghiệp, những kiến thức về kỹ thuật, kinh nghiệm tổ chức và quản
lý sản xuất, những thông tin về thị trƣờng giá cả, rèn luyện tay nghề cho nơng
dân, để họ có đủ khả năng tự giải quyết vấn đề của sản xuất, đời sống, của bản
thân họ và cộng đồng, nhằm phát triển sản xuất, nâng cao dân trí, cải thiện đời

sống và phát triển nơng nghiệp nơng thơn.
- Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về khuyến nông đã đƣợc đƣa ra, tuy
nhiên trong điều kiện Việt Nam thì định nghĩa đƣợc sử dụng phổ biến: “Khuyến
nơng là một q trình trao đổi học hỏi kinh nghiệm, truyền bá kiến thức, đào tạo
kỹ năng và trợ giúp những điều kiện cần thiết trong sản xuất nông lâm nghiệp
cho nông dân, để họ có đủ khả năng tự giải quyết đƣợc những cơng việc của
chính mình, nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho gia đình và cho
cộng đồng” (dẫn theo Đinh Đức Thuận năm 2006).
2.1.1.2. Khái niệm đánh giá
Đánh giá là q trình xem xét định kỳ, có hệ thống, khách quan một dự án
đang tiến hành hoặc đã hoàn thành, bao gồm cả việc thiết kế, thực hiện, kết quả
đạt đƣợc (dẫn theo Vi Thị Hồng Phúc, năm 2017).
3


Theo tác giả Phạm Quang Vinh, việc đánh giá các hoạt động xây dựng mơ
hình khuyến nơng cũng tƣơng tự, sẽ có đánh giá trƣớc khi thực hiện mơ hình,
đánh giá giữa kỳ, đánh giá kết thúc hoạt động xây dựng mơ hình, đánh giá tác
động.
Đánh giá hiệu quả các hoạt động khuyến nông là đánh giá về hiệu quả kinh
tế, xã hội và môi trƣờng của các hoạt động khuyến nông tại địa phƣơng.
2.1.2. Nội dung của hoạt động khuyến nơng
- Ngày 08/01/2010, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 02/2010/NĐ-CP
về khuyến nông.
Phạm vi điều chỉnh của Nghị định này là các ngành nghề sản xuất, chế
biến, bảo quản, tiêu thụ trong nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, ngƣ
nghiệp, thủy nông, cơ điện nông nghiệp, ngành nghề nông thôn; các dịch vụ
nông nghiệp nông thôn bao gồm giống, bảo vệ thực vật, thú y, vật tƣ nông
nghiệp, thiết bị, máy cơ khí, cơng cụ nơng nghiệp, thủy nơng, nƣớc sạch, vệ sinh
môi trƣờng nông thôn.

Nội dung hoạt động khuyến nơng theo Nghị định này gồm có: bồi dƣỡng,
tập huấn và đào tạo cho ngƣời sản xuất và ngƣời hoạt động khuyến nơng; thơng
tin tun truyền; trình diễn và nhân rộng mơ hình; tƣ vấn và dịch vụ khuyến
nơng; hợp tác quốc tế về khuyến nông.
Nghị định quy định, nông dân sản xuất nhỏ, nông dân thuộc diện hộ
nghèo đƣợc hỗ trợ 100% chi phí tài liệu và 100% chi phí đi lại, ăn ở khi tham dự
đào tạo; nơng dân sản xuất hàng hóa, chủ trang trại, xã viên tổ hợp tác và hợp
tác xã, công nhân nông, lâm trƣờng đƣợc hỗ trợ 100% chi phí tài liệu và 50%
chi phí đi lại, ăn ở khi tham dự đào tạo; doanh nghiệp nhỏ và vừa trực tiếp hoạt
động trong các lĩnh vực khuyến nông đƣợc hỗ trợ 50% chi phí tài liệu khi tham
dự đào tạo. Nhà nƣớc hỗ trợ 100% kinh phí thơng tin tun truyền về hoạt động
khuyến nơng cho các tổ chức, cá nhân có dự án thơng tin tun truyền đƣợc cấp
có thẩm quyền phê duyệt và hỗ trợ 100% kinh phí tổ chức hội thi, hội chợ, triển
lãm, diễn đàn khuyến nông đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt. (Dẫn theo Nghị
định 02/2010/NĐ-CP)

4


2.1.2.1. Bồi dưỡng, tập huấn, đào tạo
- Bồi dƣỡng, tập huấn cho ngƣời sản xuất về chính sách, pháp luật.
- Tập huấn, tuyên truyền cho nông dân về kỹ năng sản xuất, tổ chức, quản
lý sản xuất kinh doanh trong các lĩnh vực khuyến nông.
- Tập huấn cho ngƣời hoạt động khuyến nơng nâng cao trình độ chun
mơn nghiệp vụ.
2.1.2.2. Thông tin tuyên truyền
a. Phổ biến chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, chính sách, pháp luật của
Nhà nƣớc thơng qua hệ thống truyền thông đại chúng và các tổ chức chính trị xã
hội.
b. Phổ biến tiến bộ khoa học và cơng nghệ, các điển hình tiên tiến trong

sản xuất, kinh doanh thông qua hệ thống truyền thông đại chúng, tạp chí khuyến
nơng, tài liệu khuyến nơng, hội nghị, hội thảo, hội thi, hội chợ, triển lãm, diễn
đàn và các hình thức thông tin tuyên truyền khác; xuất bản và phát hành ấn
phẩm khuyến nông.
c. Xây dựng và quản lý dữ liệu thông tin của hệ thống thông tin khuyến
nông.
2.1.2.3. Xây dựng mơ hình trình diễn
a. Xây dựng các mơ hình trình diễn về tiến bộ khoa học và cơng nghệ phù
hợp với từng địa phƣơng, nhu cầu của ngƣời sản xuất và định hƣớng của ngành,
các mơ hình thực hành sản xuất tốt gắn với tiêu thụ sản phẩm.
b. Xây dựng các mơ hình ứng dụng cơng nghệ cao trong nơng nghiệp.
c. Xây dựng mơ hình tổ chức, quản lý sản xuất, kinh doanh nông nghiệp
hiệu quả và bền vững.
d. Chuyển giao kết quả khoa học và công nghệ từ các mơ hình trình diễn,
điển hình sản xuất tiên tiến ra diện rộng.
2.1.2.4. Tư vấn và dịch vụ khuyến nông
a. Tƣ vấn và dịch vụ trong các lĩnh vực quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị
định này về:
- Chính sách và pháp luật liên quan đến phát triển nông nghiệp, nông
thôn;
5


- Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, tổ chức, quản lý để nâng cao
năng suất, chất lƣợng, an toàn vệ sinh thực phẩm, giảm giá thành, nâng cao sức
cạnh tranh của sản phẩm.
- Khởi nghiệp cho chủ trang trại, doanh nghiệp vừa và nhỏ về lập dự án
đầu tƣ, tìm kiếm mặt bằng sản xuất, huy động vốn, tuyển dụng và đào tạo lao
động, lựa chọn công nghệ, tìm kiếm thị trƣờng.
- Hợp đồng tiêu thụ sản phẩm, hợp đồng bảo hiểm sản xuất, kinh doanh;

- Cung ứng vật tƣ nông nghiệp.
b. Tƣ vấn và dịch vụ khác liên quan đến phát triển nông nghiệp, nông
thôn.
2.1.2.5. Hợp tác quốc tế về khuyến nông
a. Tham gia thực hiện hoạt động khuyến nơng trong các chƣơng trình hợp
tác quốc tế.
b. Trao đổi kinh nghiệm khuyến nông với các tổ chức, cá nhân nƣớc ngoài
và tổ chức quốc tế theo quy định của luật pháp Việt Nam.
c. Nâng cao năng lực, trình độ ngoại ngữ cho ngƣời làm cơng tác khuyến
nơng thơng qua các chƣơng trình hợp tác quốc tế và chƣơng trình học tập khảo
sát trong và ngồi nƣớc.
2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
2.2.1. Công tác khuyến nông trên thế giới
Trên thế giới khuyến nông ra đời từ rất sớm, nó bắt nguồn từ những hoạt
động trong lĩnh vực nông nghiệp. Tới năm 1775, Giáo sƣ Heinr Badaozzi đã
dạymôn nông nghiệp và đề cập nhiều vấn đề trong nơng nghiệp.
a. Trung Quốc
Đã có khoa khuyến nơng ở Đại học Kim Lăng từ năm 1993. Trung
Quốcrất coi trọng xây dựng mơ hình trình diễn, đƣa cán bộ đi thực tế ở các cơ
sở. Tớinay họ có Ủy ban khuyến nông Quốc gia - cục phổ cập kỹ thuật nơng
nghiệp; ở cấp tỉnh có cục khuyến nơng; dƣới tỉnh có khuyến nơng phân khu; cấp
cơ sở là khuyến nơng thôn xã. Hoạt động của sản xuất nông nghiệp đã có bƣớc
đột phá trong sản xuất lúa lai, ni trồng thủy sản, thú ý và chế biến nông sản
(dẫn theo Vũ Thị Hoan, năm 2012).
6


b. Thái Lan
Từ mãi đến 20/10/1967 chính phủ Thái Lan mới có quyết định thành lập
tổ chức khuyến nơng, nhƣng hoạt động khuyến nơng ở Thái Lan rất mạnh, có

mạng lƣới cán bộ khuyến nông đến tận làng xã. Ở bộ nơng nghiệp thủy sản có
cục khuyến nơng. Trong cục có các phịng hành chính, tổ chức, tài chính,kế
hoạch, phịng câ lƣơng thực, kinh doanh dịch vụ cây nơng nghiệp,phịng giống,
phịng thơng tin đào tạo, phịng phát triển nơng thơn. Ngồira khuyến nơng ở
Thái Lan cịn có 6 trung tâm vùng (Chiềng Mai, Kinkhen,Rachabun, Rayon,
Songkla). Ở tỉnh có trung tâm khuyến nơng, ở huyện có trạm khuyến nơng (Dẫn
theo Lê Thị Huyền, năm 2012).
c. Ấn Độ
Công tác khuyến nông đƣợc đặc biệt coi trọng ở vùng nơng dân
nghèo,những vùng cịn ít phát triển. Ngƣời ta gắn khuyến nông vào các chƣơng
trình quốc gia về giống lúa, ngơ, đậu có những trung tâm vùng nhƣ trung tâm
Anandniketan Ashsam ở bang Gugiasat suốt hơn 30 năm qua đã tập trung hơn 3
triệu nông dân nghèo của mấy bộ tộc định canh và định cƣ (dẫn theo Vi Thị
Hồng Phúc, năm 2017).
Qua việc tìm hiểu về một số nét của khuyến nơng trên một vài quốc gia
cho thấy, hầu hết các quốc gia đều coi trọng khuyến nông, tổ chức khuyến
nôngrất chặt chẽ.
2.2.2. Tình hình nghiên cứu về khuyến nơng ở Việt Nam
Từ khi thành lập đến nay tổ chức hệ thống khuyến nông ở Việt Nam đã
không ngừng đổi mới và mở rộng quy mô hoạt động, đem lại hiệu quả cao.
Nhiều chƣơng trình cấp quốc gia đã đi vào thực hiện và phát huy tác dụng.
Trung tâm khuyến nông quốc gia đã phối hợp với các trƣờng, viện, nghiên cứu,
các dự án biên soạn tài liệu về phƣơng pháp, nghiệp vụ khuyến nông, phƣơng
pháp tổ chức lớp học tại hiện trƣờng và tài liệu tập huấn chuyên ngành chăn
nuôi, trồng trọt, thủy sản… Bên cạnh đó các hoạt động xúc tiến thƣơng mại, đƣa
sản phẩm gắn liền với thị trƣờng cũng sẽ đƣợc trung tâm tăng cƣờng trong các
hoạt động hội chợ, hội thi nông nghiệp.

7



Chủ đề khuyến nông thu hút đƣợc sự quan tâm của nhiều nhà quản lý, nhà
khoa học trong và ngoài nƣớc. Đã có rất nhiều cơng trình nghiên cứu liên quan
đến vấn đề này nhƣ:
- Vi Thị Hồng Phúc (2017) ” Nghiên cứu tác động của hoạt động khuyến
nông đến phát triển kinh tế hộ gia đình tại xã Quang Huy, huyện Phù Yên, tỉnh
Sơn La”. Tác giả đi sâu vào ngiên cứu tác động của hoạt động khuyến nông đến
phát triển kinh tế hộ gia đình, đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động
khuyến nông tại xã Quang Huy, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La.
- Đỗ Đức Mẫn (2011) “Nghiên cứu giải pháp khuyến nơng có sự tham gia
nhằm đáp ứng nhu cầu của nông hộ tại xã Hóa Trung, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái
Nguyên”. Tác giả đi sâu vào nghiên cứu thực trạng nhu cầu tiếp cận và tham gia
các hoạt động khuyến nông, các giải pháp khuyến nơng có sự tham gia nhằm
đáp ứng nhu cầu của nơng hộ tại xã Hóa Trung, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái
Nguyên.
- Phạm Thị Ngoan (2011) “Nghiên cứu nhu cầu và khả năng đáp ứng dịch
vụ khuyến nông, những thành tựu và hạn chế, qua đó đƣa ra một số giải pháp
nhằm nâng cấp hiệu quả hoạt động khuyến nông trên địa bàn huyện Tiên Du,
tỉnh Bắc Ninh.
- Phạm Ngọc Hải (2011) “Nghiên cứu nhu cầu và khả năng đáp ứng dịch
vụ khuyến nông của Trạm khuyến nông huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An”. Đề
tài đi vào nghiên cứu nhu cầu của các hộ nông dân đối với các hoạt động KN và
khả năng đáp ứng nhu cầu đó của Trạm khuyến nơng, từ đó đề xuất một số giải
pháp nhằm hồn thiện cơng tác khuyến nơng của Trạm khuyến nơng huyện Quế
Phong, tỉnh Nghệ An.
- Nguyễn Khắc Hồng (2011) nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiệu quả của
một số mơ hình khuyến nơng chủ yếu tại xã Tu Lý, huyện Đà Bắc, tỉnh Hịa
Bình”, đề tài đã đánh giá đƣợc hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trƣờng của một số
mơ hình khuyến nơng lâm tại địa bàn nghiên cứu. Thông qua việc phỏng vấn,
ngƣời dân xây dựng đƣợc chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội, môi trƣờng. Tuy

nhiên việc đánh giá hiệu quả môi trƣờng sử dụng phƣơng pháp xếp loại cho
điểm thông qua các đánh giá của ngƣời dân. Do vậy, việc đánh giá hiệu quả mơi
trƣờng độ chính xác chƣa cao mang tính chủ quan của ngƣời trả lời.
8


Và cịn rất nhiều cơng trình nghiên cứu khác. Song nhìn chung các cơng
trình trên chỉ bàn đến việc định hƣớng các hoạt động khuyến nông, phƣơng pháp
khuyến nông, giải pháp khuyến nơng nhằm đáp ứng nhu cầu hoặc hồn thiện tổ
chức khuyến nông mà chƣa đề cập đến hiệu quả các hoạt động khuyến nơng.
Vì vậy, đề tài này sẽ đi sâu nghiên cứu hiệu quả các hoạt động khuyến
nơng trên địa bàn xã Tuyết Nghĩa, từ đó đƣa ra các giải pháp để nâng cao hiệu
quả hoạt động khuyến nông tại xã.
2.3. NHẬN XÉT RÚT RA TỪ NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN
- Các hoạt động khuyến nông trên thế giới tập trung chủ yếu vào xây dựng
hệ thống tổ chức khuyến nông từ cấp trung ƣơng đến cơ sở. Hoạt động khuyến
nơng quan tâm đến vai trị của đội ngũ cán bộ khuyến nông trong việc đƣa các
giống cây trồng, vật nuôi đem lại hiệu quả kinh tế vào sản xuất nông nghiệp. Tổ
chức tập huấn gắn liền với việc xây dựng mơ hình để nơng dân dễ dàng tiếp cận
học tập và làm theo.
- Ở Việt Nam các đề tài nghiên cứu về hoạt động khuyến nông đã đánh
giá đƣợc thực trạng và tác động của các công tác đào tạo tập huấn, xây dựng mơ
hình và thơng tin tuyên truyền đến đội ngũ CBKN và nông dân. Các đề tài đã
đánh giá đƣợc hiệu quả kinh tế, xã hội của các mơ hình cũng nhƣ ảnh hƣởng của
hoạt động đến diện tích, năng suất, sản lƣợng một số cây trồng.
Các nghiên cứu về hoạt động khuyến nông đều nói lên đƣợc vai trị của
cơng tác khuyến nơng trong hoạt động xây dựng các mơ hình, đào tạo tập huấn.
Tuy nhiên chƣa làm rõ đƣợc hiệu quả các hoạt động khuyến nông.

9



PHẦN 3: NỘI DUNG, PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3. 1. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
3.1.1. Phân tích điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của điểm nghiên cứu.
3.1.2. Đánh giá thực trạng các hoạt động khuyến nông tại điểm nghiên cứu.
3.1.3. Đánh giá hiệu quả các hoạt động khuyến nông tại điểm nghiên cứu.
3.1.4. Phân tích các thuận lợi, khó khăn khi thực hiện các hoạt động khuyến
nông tại điểm nghiên cứu.
3.1.5. Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động khuyến nông tại
điểm nghiên cứu.
3.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2.1. Nghiên cứu và phân tích tài liệu thứ cấp
Nghiên cứu phân tích các tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu bao
gồm:
-Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của khu vực nghiên cứu.
-Các báo cáo về cơng tác khuyến nơng, chƣơng trình, dự án khuyến nông
thực hiện ở khu vực nghiên cứu.
-Báo cáo tổng kết hàng năm về các hoạt động khuyến nơng.
-Các chính sách, luật pháp có liên quan đến hoạt động khuyến nơng.
-Kết quả nghiên cứu của các đề tài liên quan.
3.2.2. Lựa chọn địa điểm nghiên cứu
Xã Tuyết Nghĩa có 7 thơn trong đó thơn Liên Trì là thơn đáp ứng đƣợc các tiêu
chí sau:
- Tham gia nhiệt tình các hoạt động khuyến nơng.
- Có điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội điển hình cho xã.
3.2.3. Phƣơng pháp đánh giá nơng thơn có sự tham gia của ngƣời dân
(PRA)
Sử dụng bộ công cụ của phƣơng pháp đánh giá nhanh nông thơn có sự tham
gia của ngƣời dân ( PRA) để thu thập các thơng tin cần thiết, có liên quan đến

nội dung nghiên cứu nhƣ sau:
10


3.2.3.1.Phương pháp phỏng vấn
a. Phỏng vấn bán định hướng
- Mục đích: Thu thập những thơng tin mang tính đại diện, thông tin
chuyên sâu về các hoạt động khuyến nông.
-Nội dung phỏng vấn: Các vấn đề liên quan đến vấn đề xã hội , các mơ
hình, đào tạo, tập huấn, tƣ vấn dịch vụ, kiến thức, kinh nghiệm sản xuất, trình độ
của ngƣời dân,... các vấn đề khác có liên quan đến các hoạt động khuyến nông.
- Phỏng vấn cán bộ khuyến nơng về một số vấn đề sau:
+ Tình hình kinh tế, xã hội của các thôn điểm trong xã.
+ Tình hình phát triển nơng nghiệp của xã.
+ Các hoạt động khuyến nơng đã có ở xã, các hoạt động khuyến nông đề
xuất trong năm tới.
+ Hiệu quả đã đạt đƣợc của các hoạt động khuyến nông.
+ Các giải pháp chung về phát triển sản xuất nông nghiệp và các hoạt
động khuyến nông trong xã.
- Phỏng vấn cán bộ thôn về một số vấn đề sau:
+ Tình hình sản xuất nông nghiệp ở thôn, hiện trạng về các hoạt động
khuyến nông ở thôn.
+ Mong muốn của ngƣời dân về phát triển sản xuất nông nghiệp và các
hoạt động khuyến nông.
+ Các hộ tiêu biểu tham gia các hoạt động khuyến nơng ở thơn.
b. Phỏng vấn hộ gia đình
Phỏng vấn 30 hộ theo bảng phỏng vấn định hƣớng đã xây dựng. Hộ gia
đình trong mỗi nhóm hộ lựa chọn theo phƣơng pháp ngẫu nhiên. Ghi chép đầy
đủ, các thông tin thu thập đƣợc.
Phỏng vấn theo bảng hỏi đã chuẩn bị trƣớc nhằm thu thập các thông tin

sau:
- Họ và tên chủ hộ, diện tích đất, tuổi, giới tính, dân tộc và sổ nhân khẩu.
- Tổng chi phí và thu nhập khi thực hiện các hoạt động khuyến nông để
đánh giá hiệu quả kinh tế của các hoạt động khuyến nơng đó.
11


- Số lần thăm quan học hỏi hay trao đổi kinh nghiệm khi thực hiện các
hoạt KN để đánh giá khả năng lao động của các hoạt động khuyến nông đó.
- Những ngƣời có tham gia tập huấn.
- Tiêu chí chọn hộ: Hộ dân đƣợc chọn để phỏng vấn phải tham gia sản
xuất và các hoạt động khuyến nông ở xã.
3.2.3.2.Thảo luận nhóm
Với phƣơng pháp này sẽ tổ chức 2 cuộc thảo luận:
-Thảo luận nhóm tại xã: gồm 3-5 ngƣờicó hiểu biết và có kinh nghiệm sản
xuất của xã.
Thành phần ngƣời tham gia: Chủ tịch UBND xã, cán bộ khuyến nông,
giám đốc hợp tác xã liên thôn.
Nội dung:
+Thu nhập các thông tin về hiện trạng các hoạt động khuyến nông của xã.
+Vai trò, ảnh hƣởng, tầm quan trọng của các tổ chức có liên quan đến
việc thực hiện các hoạt động khuyến nơng.
- Thảo luận nhóm tại thơn: Gồm CBKN, Trƣởng thơn, và 3 hộ có hoạt
động khuyến nơng nổi bật ở thôn.
+ Mỗi thành viên cho ý kiến về khó khăn, thuận lợi và đề xuất giải pháp
trong việc thực hiện, phát triển hoạt động khuyến nông tại địa phƣơng.
+ Đƣa ra các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội của các mơ hình
khuyến nơng.
3.2.3.3. Phân tích SWOT
Phân tích SWOT nhằm tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách

thức của địa phƣơng trong việc thực hiện các hoạt động khuyến nơng để từ đó
tìm ra các biện pháp khắc phục khó khăn, dự đốn các cơ hội và thách thức
trong tƣơng lai khi phát triển các hoạt động khuyến nơng góp phần nâng cao các
hoạt động khuyến nông.

12


Mẫu biểu 3.1. Sơ đồ phân tích SWOT trong việc phát triển hoạt động
khuyến nơng tại xã Tuyết Nghĩa

S

W

O

T

Trong đó:
S (Strength): Điểm mạnh

W (Weakness): Điểm yếu

O (Opportunities): Cơ hội

T (Thearts) : Thách thức

3.2.4. Phƣơng pháp xử lí số liệu
3.2.4.1. Đánh giá hiệu quả kinh tế các mơ hình khuyến nơng

Vì xã Tuyết Nghĩa chủ yếu là các mơ hình cây ngắn ngày nên đề tài áp
dụng phƣơng pháp tĩnh nhƣ sau:
LN = ƩTN – ƩCP
Trong đó:
LN: Lợi nhuận
ƩTN: Tổng thu nhập
ƩCP: Tổng chi phí
Mẫu biểu 3.2. Đánh giá hiệu quả kinh tế của các mơ hình khuyến nơng tại
xã Tuyết Nghĩa
Mơ hình

Chi phí

Thu nhập

MH1
MH2
...
MHn

13

Lợi nhuận


3.2.4.2. Đánh giá hiệu quả xã hội các hoạt động khuyến nơng
- Dùng phƣơng pháp thảo luận nhóm xác định các chỉ tiêu đánh giá hiệu
quả xã hội do dân đƣa ra và kết quả tính tốn cơng lao động.
Mẫu biểu 3.3. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả xã hội của các mơ hình tại xã
Tuyết Nghĩa

Mơ hình

Mơ hình 1

....

Mơ hình n

Tiêu chí
Tiêu chí 1
...
Tiêu chí n
3.2.4.3. Đánh giá hiệu quả mơi trường của các mơ hình khuyến nơng tại xã
Tuyết Nghĩa
- Dựa vào kết quả tổng hợp từ kết quả thảo luận nhóm, phỏng vấn hộ gia
đình về tiêu chí đánh giá hiệu quả mơi trƣờng.
Mẫu biểu 3.4.Đánh giá hiệu quả mơi trƣờng của các mơ hình khuyếntại xã
Tuyết Nghĩa
Mơ hình

Mơ hình 1

....

Tiêu chí
Tiêu chí 1
...
Tiêu chí n

14


Mơ hình n


PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1.ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – KINH TẾ XÃ HỘI CỦA XÃ TUYẾT
NGHĨA
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1.Vị trí địa lý
Xã Tuyết Nghĩa nằm ở phía Tây huyện Quốc Oai, cách đại lộ Thăng Long
2,5 Km về phía Nam, cách trung tâm huyện là thị trấn Quốc Oai 8 Km.
- Tiếp giáp:
+ Phía Bắc giáp xã Ngọc Liệp – Quốc Oai và xã Đồng Trúc huyện Thạch Thất
+ Phía Tây giáp xã Phú Cát huyện Quốc Oai
+ Phía Tây Nam giáp xã Hịa Thạch huyện Quốc Oai
+ Phía Đơng Nam giáp xã Cấn Hữu, huyện Quốc Oai
+ Phía Đơng giáp xã Liệp Tuyết và xã Nghĩa Hƣơng huyện Quốc Oai
4.1.1.2. Địa hình, thổ nhưỡng
a. Địa hình
Tuyết Nghĩa có địa hình tƣơng đối phức tạp , chênh lệch độ cao khá lớn
giữa các xứ đồng. Trên địa bàn có nhiều gị cao, trũng thấp, đầm, ao hồ, hầu hết
diện tích đất trồng lúa là chân vàn và vàn thấp. Địa hình xã Tuyết Nghĩa thuận
lợi cho việc phát triển hệ thống hạ tầng, các khu công nghiệp, các cơ sở dịch vụ,
thƣơng mại.
b. Thổ nhưỡng
Đất phù sa không đƣợc bồi hằng năm (ký hiệu P): Là sản phẩm phù sa
của hệ thống sơng Tích, do từ lâu khơng đƣợc bổ sung phù sa mới, hình thái
phẫu diện đã phân hóa, đất thƣờng có màu sắc từ nâu sẫm đến nâu nhạt.
- Loại đất này hiện tại đang sử dụng trồng 2 vụ lúa/ năm, ở nghững chân
ruộng cao hơn đang trồng 2 vụ lúa + 1 vụ màu/năm hoăc 1 vụ lúa + 2 vụ

màu/năm.
- Hƣớng sử dụng: đối với vùng đất chân vàn, vàn thấp nên có điều kiện
tƣới tiêu nên trồng 2 vụ lúa hoặc luân canh vụ màu. Ở nơi địa hình cao thiếu chủ
15


động đƣợc nƣớc tƣới nên chuyển sang trang trại chăn ni tập trung. Ở nơi địa
hình thấp có thể chuyển sang ni trồng thủy sản.
+ Đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng (kí hiệu Pf): Là diện tích phân bố
hình cao và vàn cao.
- Đất đƣợc hình thành trên sản phẩm phù sa trong điều kiện địa hình cao,
nên hình thái phẫu diện đã phân hóa khá rõ, thƣờng xuất hiện ở tầng đỏ vàng
loang lổ, thỉnh thoảng có chỗ có kết von đá ong.
Hƣớng sử dụng: trong điều kiện thốt nƣớc tốt, nƣớc tƣới cịn khó khăn
nên trồng các loại cây rau, hoa, cây công nghiệp hàng năm. Ở những nơi điều
kiện tƣới tiêu thuận lợi hơn có thể trồng 2 vụ lúa hoặc luân canh lúa màu.
4.1.1.3. Khí hậu
- Tuyết Nghĩa nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, hình thành 2
mùa khá rõ rệt: Mùa hè (từ tháng 4 đến tháng 10) nóng ẩm và mƣa nhiều, mùa
đông (từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau) khơ, lạnh, ít mƣa.
Nhiệt độ khơng khí: Bình quân là 24°C, trong năm nhiệt độ xuống thấp
nhất trung bình là 16°C (vào tháng 1). Nhiệt độ cao nhất trung bình là 28,6°C
Số giờ nắng trong năm là 1490 giờ
Lƣợng mƣa bình quân năm là 1700 mm, phân bố quanh năm không đều,
mƣa tập trung từ tháng 4 đến tháng 10. Mùa mƣa từ 10 đến tháng 3 năm sau,
những tháng ít mƣa nhất trong năm là tháng 12, tháng 1,2.
4.1.1.4. Thủy văn
Tài nguyên nƣớc gồm 2 nguồn: nƣớc mặt và nƣớc ngầm
Nƣớc mặt: Nguồn nƣớc mặt chủ yếu đƣợc cung cấp bởi sơng Tích và các
ao hồ ( khoảng 24 ha ao hồ, 26 ha sông suối mặt nƣớc). Đây là nguồn nƣớc cung

cấp cho trồng trọt, chăn nuôi gia súc, gia cầm, và nuôi trồng thủy sản.
Nƣớc ngầm: Tuyết Nghĩa thuộc vùng bán sơn địa nên nguồn nƣớc ít hơn,
giếng đào ở độ sâu 8-10 m mới có nƣớc một số giếng có thể cạn trong mùa khơ.
Tồn xã có 1.387 giếng đào 02 giếng khoan. Theo đánh giá sơ bộ nƣớc ngầm ở
khu vực Tuyết Nghĩa đạt chuẩn vệ sinh, nhƣng mức độ đạt tiêu chuẩn nƣớc sạch
vẫn chƣa đánh giá đƣợc.

16


Nhìn chung tài nguyên nƣớc ở xã Tuyết Nghĩa đã có dấu hiệu suy kiệt,
nƣớc trong hồ ao có khả năng bị ô nhiễm, nƣớc ngầm khan hiếm và bị khai thác
khơng có kế hoạch. Do đó cần quản lí chặt chẽ việc khai thác nguồn nƣớc ngầm,
đồng thời cần đầu tƣ chính đáng cho cơng tác thủy lợi.
4.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
4.1.2.1. Dân số, lao động
a. Dân số
Tổng số hộ trên địa bàn có: 1820 hộ
- Nhân khẩu 7393 ngƣời
- Dân cƣ tập trung tại 7 thôn: Độ Lân, Đại Đồng, Cổ Hiền, Ro, Muôn,
Đồng Sơn, Liên Trì.
b. Lao động
Số lao động trong độ tuổi là 4.050 ngƣời, chiếm 59,98% dân số. Lao động
nông nghiệp trong xã có 1.280 ngƣời, chiếm 31% tổng số lao động, lao động phi
nơng nghiệp có 2.777 ngƣời chiếm 68,4% tổng số lao động.
Xã có 2 thơn chế biến lâm sản là Mn và Ro.
Xã có 2 làng cót nan xuất khẩu.
4.1.2.2. Hiện trạng sử dụng đất của xã Tuyết Nghĩa
Bảng 4.1. Hiện trạng sử dụng đất của xã Tuyết Nghĩa


Stt

Hạng mục

Diện tích
( ha)

Tỷ lệ
(%)

Tổng diện tích tự nhiên

514,42

100

1

Đất nơng nghiệp

343,32

66,74

1.1

Đất trồng cây hàng năm

278,11


83,63

1.1.1

Đất trồng lúa

276,72

93,25

1.1.2

Đất trồng cây hàng năm khác

1,39

0,48

1.2

Đất trồng câu lâu năm

39,93

11,63

1.3

Đất nuôi trồng thủy sản


27,28

7,95

17


×