Tải bản đầy đủ (.pdf) (52 trang)

Đánh giá quá trình xây dựng nông thôn mới tại xã đan phượng huyện đan phượng thành phố hà nội trong giai đoạn 2011 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (804.5 KB, 52 trang )

LỜI CẢM ƠN
Để đánh giá năng lực học tập của sinh viên đồng thời vận dụng các kiến
thức đã học vào thực tiễn, hơn nữa còn là nền tảng giúp sinh viên thêm tự tin
cho công việc sau này và rèn luyện cho bản thân những kỹ năng cần thiết cho
cuộc sống. Đƣợc sự đồng ý của trƣờng Đại Học Lâm Nghiệp, Viện Quản lý đất
đai và Phát triển nông thơn em đã tiến hành khóa luận với đề tài:
“Đánh giá q trình xây dựng nơng thơn mới tại xã Đan Phƣợng,
huyện Đan Phƣợng, Thành phố Hà Nội trong giai đoạn 2011-2017”
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành khố luận, em đã
nhận đƣợc sự hƣớng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động
viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Em xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám hiệu, Viện Quản lý đất
đai và Phát triển nông thôn - Trƣờng Đại học Lâm nghiệp đã tận tình giúp đỡ em
trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành khố luận.
Em xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức cơ quan nơi
thực hiện đề tài và ngƣời dân xã đan phƣợng đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho em
trong suốt q trình thực hiện đề tài.
Nhân dịp hồn thành khố luận, cho phép em đƣợc bày tỏ lịng kính trọng
và biết ơn sâu tới Th. S Hồng thị Minh Huệ đã tận tình hƣớng dẫn, dành nhiều
cơng sức, thời gian và tạo điều kiện cho em trong suốt quá trình học tập và thực
hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, ngƣời thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn
thành luận án
Em xin chân thành cảm ơn
Hà nội,....tháng 05 năm 2018
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Trí Dũng

i



MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................ i
MỤC LỤC ............................................................................................................. ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ..................................................................... iv
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................. v
PHẦN 1: MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ................................................................. 1
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ........................................................................... 2
1.2.1. Mục tiêu khái quát ....................................................................................... 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ............................................................................................ 2
1.2.3. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 2
PHẦN 2: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU....................................... 3
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN ......................................................................................... 3
2.1.1. Một số khái niệm về xây dựng Nông thôn mới .......................................... 3
2.1.2. Mục tiêu xây dựng Nông thôn mới ............................................................ 4
2.1.3. Bộ tiêu chí nơng thơn mới ........................................................................... 5
2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN. ..................................................................................... 6
2.2.1. Quá trình xây dựng nông thôn mới của một số nƣớc trên thế giới ............. 6
2.2.2. Q trình xây dựng nơng thơn mới ở Việt Nam. ........................................ 8
2.2.3. Q trình xây dựng nơng thôn mới tại xã Đan Phƣợng, huyện Đan
Phƣợng, Thành phố Hà Nội ................................................................................ 12
2.3. CƠ SỞ PHÁP LÝ ĐỂ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI .......................... 12
PHẦN 3: VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................ 14
3.1. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU ............................................. 14
3.1.1. Địa điểm địa điểm nghiên cứu .................................................................. 14
3.1.2. Thời gian nghiên cứu ................................................................................ 14
Thời gian nghiên cứu tại địa phƣơng: từ ngày 22/1/2018 đến ngày 4/5/2018 .... 14
3.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ........................................................................ 14
ii



3.3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................ 14
3.3.1. Nghiên cứu và phân tích tài liệu thứ cấp................................................... 14
3.3.2. Phƣơng pháp điều tra thu thập số liệu hiện trƣờng ................................... 15
3.3.3. Xử lý tổng hợp và phân tích số liệu .......................................................... 15
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN. ................................. 16
4.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI. ...................................... 16
4.1.1 Điều kiện tự nhiên. ..................................................................................... 16
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội. ......................................................................... 17
4.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên-kinh tế, xã hội. ............................. 18
4.2. ĐÁNH GIÁ Q TRÌNH THỰC HIỆN XÂY DỰNG NƠNG THƠN MỚI
TẠI XÃ ĐAN PHƢỢNG .................................................................................... 18
4.2.1. Cơ cấu bộ máy xây dựng Nông thôn mới tại xã ....................................... 18
4.2.2. Kết quả xây dựng Nông thôn mới tại xã Đan Phƣợng giai đoạn 20112017................. .................................................................................................... 20
4.2.3.Kết quả huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới giai đoạn 20112017..............................................................................................................33
4.3. THUẬN LỢI VÀ KHĨ KHĂN TRONG Q TRÌNH THỰC HIỆN XÂY
DỰNG NƠNG THƠN MỚI Ở XÃ ĐAN PHƢỢNG ......................................... 34
4.3.1. Thuận trong quá trình xây dựng nơng thơn mới tại xã Đan Phƣợng ........ 34
4.3.2. Khó khăn trong q trình xây dựng nơng thôn mới tại xã Đan Phƣợng... 35
4.4. BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP ........... 36
4.4.1 Bài học kinh nghiệm. ................................................................................. 36
4.4.2. Đề xuất một số giải pháp ........................................................................... 37
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................ 41
5.1. KẾT LUẬN .................................................................................................. 41
5.2. KIẾN NGHỊ ................................................................................................. 42
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

iii



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Tên viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

ANTT

An ninh trật tự

BCĐ

Ban chỉ đạo

BHYT

Bảo hiểm y tế

NN&PTNN

Nông nghiệp phát triển Nơng thơn

CNH-HĐH

Cơng nghiệp hóa-Hiện đại hóa

GTVT

Giao thơng vận tải


HĐND

Hội đồng nhân dân

HTX

Hợp tác xã

KHKT

Khoa học kỹ thuật

KT-XH

Kinh tế-Xã hội

MTTQ

Mặt trận tô quốc

NTM

Nông thôn mới

THCS

Trung học cơ sở

TMDV


Thƣơng maị dịch vụ

TTCN

Tiểu thủ công nghiệp

TDTT

Thể dục thể thao

UBND

ủy ban nhân dân

XHH

Xã hội hóa

iv


DANH MỤC BẢNG

Bảng 4.1. Kết quả thực hiện các tiêu chí Nơng thơn mới trên địa bàn xã Đan
phƣợng giai đoạn 2011-2020 .............................................................................. 20
Bảng 4.2 Kết quả thực hiện các nhóm tiêu chí giai đoạn 2011-2015 ................ 22
Bảng 4.3. Kết quả thực hiện các tiêu chí thu nhập và tổ chức sản xuất giai đoạn
2016-2017............................................................................................................ 29
Bảng 4.4. Kết quả thực hiện tiêu chí y tế giai đoạn 2016-2017 .......................... 31

Bảng 4.5. Kết quả thực hiện tiêu chí mơi trƣờng giai đoạn 2016-2017.............. 33
Bảng 4.6. Cơ cấu nguồn vốn thực hiện Nông thôn mới xã Đan phƣợng năm
2011-2017............................................................................................................ 34

v


PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1.1.

TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Nơng thơn chiếm một vị trí rất quan trọng trong q trình xây dựng đất
nƣớc. Trong hàng ngàn năm phát triển, nông thơn là nơi hình thành và lƣu giữ
nhiều nét văn hóa bản sắc dân tộc. Ngày nay nơng thơn là nơi cung cấp lƣơng
thực cho tiêu dùng xã hội, cung cấp nguồn nhân lực cho các hoạt động kinh tế
và đời sống đô thị. Xây dựng nông thôn mới hiện nay luôn đƣợc Đảng, Nhà
nƣớc ta quan tâm.
Mục tiêu chung của chƣơng trình xây dựng nơng thơn mới là khơng ngừng
nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của dân cƣ nơng thơn, nâng cao dân trí, đào
tạo nơng dân có trình độ cao, có nhận thức chính trị đúng đắn, đóng vai trị làm
chủ nơng thơn . Xây dựng nơng thơn mới có kết cấu hạ tầng hợp lý, gắn nông
nghiệp phát triển nhanh với công nghiệp, dịch vụ, gắn phát triển nông thôn với
đô thị theo quy hoạch, xã hội dân chủ ổn định, giàu bản săc văn hóa dân tộc, mơi
trƣờng sinh thái đƣợc bảo vệ, an ninh trật tự đƣợc giữ vững.
Đan Phƣợng là một xã nằm ở ngoại thành Hà Nội. Có diện tích tự nhiên là
353,83 ha. Từ năm 2011, xã Đan Phƣợng thực hiện Chƣơng trình xây dựng
nơng thơn mới và đạt đƣợc một số thành tựu đáng kể trong phát triển nông
nghiệp ở địa phƣơng, nếp sống, mức sống, thu nhập tăng cao so với những thời
kỳ trƣớc. Trong những năm qua, kinh tế của xã có nhiều chuyển biến tích cực,

kinh tế tăng trƣởng với tốc độ cao, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hƣớng tích
cực, năng lực sản xuất đƣợc cải thiện.. Tuy vậy còn tồn tại một số vấn đề nhƣ tỷ
lệ nguồn vốn còn phụ thuộc nhiều vào vốn nhà nƣớc, công tác tuyên chuyền
chƣa đồng bộ, một bộ phận nhỏ đời sống nhân dân còn gặp khó khăn, thu nhập cịn
chƣa ổn định .
Để đánh giá đƣợc q trình xây dựng nơng thơn mới cũng nhƣ đƣa ra một
số giải pháp để nâng cao hiệu quả xây dựng nông thôn mới em đã lựa chọn đề
tài “Đánh giá q trình xây dựng nơng thơn mới tại xã Đan Phƣợng, huyện
Đan Phƣợng, Thành phố Hà Nội trong giai đoạn 2011-2017”

1


1.2.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1.2.1. Mục tiêu khái quát
Đánh giá quá trình xây dựng nơng thơn mới tại xã Đan Phƣợng,
huyện Đan Phƣợng, thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2017, làm cơ sở đề xuất
một số giải pháp nhằm duy trì các kết quả đã đạt đƣợc và thúc đẩy quá trình xây
dựng NTM trong giai đoạn tiếp theo.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá đƣợc quá trình xây dựng NTM tại xã Đan Phƣợng giai đoạn
2011-2017.
- Phân tích đƣợc thuận lợi, khó khăn trong q trình xây dựng NTM tại xã
Đan Phƣợng.
- Đề xuất đƣợc một số giải pháp nhằm duy trì các kết quả đã đạt đƣợc và
thúc đẩy q trình phát triển Nơng thơn mới trong giai đoạn tiếp theo.
1.2.3. Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi không gian: Địa bàn xã Đan Phƣợng, huyện Đan Phƣợng, Thành
phố Hà Nội
- Phạm vi thời gian: từ năm 2011 đến năm 2017

2


PHẦN 2: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Một số khái niệm về xây dựng Nông thôn mới
a. Khái khái niệm nông thôn
Khái niệm nông thơn chỉ có tính chất tƣơng đối, thay đổi theo thời gian và
theo tiến trình phát triển KT-XH của các quốc gia trên thế giới.
Theo TT số 54/2009/TT-BNNPTNT, ngày 21-8-2009 cảu bộ NN&PTNT
quy định:
Nông thôn là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các thành phố,
thị xã, thị trấn đƣợc quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là ủy ban nhân dân cấp xã.
b. Khái niệm về Nơng thơn mới.
Là nơng thơn mà trong đó đời sống vật chất, văn hố, tinh thần của ngƣời
dân khơng ngừng đƣợc nâng cao, giảm dần sự cách biệt giữa nông thôn và thành
thị. Nông dân đƣợc đào tạo, tiếp thu các tiến bộ kỹ thuật tiên tiến, có bản lĩnh
chính trị vững vàng, đóng vai trị làm chủ nơng thơn mới.(theo trƣờng chính trị Trần
Phú năm 2013)
Đặc trƣng cơ bản của NTM giai đoạn 2010-2020 là kinh tế phát triển, đời
sống vật chất và tinh thần đƣợc nâng cao, nông thôn phát triển theo quy hoạch,
cơ cấu hạ tầng, kinh tế, xã hội hiện đại, moi trƣờng sinh thái đƣợc bảo vệ. Dân
trí đƣợc nâng cao, bảo sắc văn hóa dân tộc đƣợc giữ gìn và phát huy. An ninh
tốt, quản lý dân chủ, chất lƣợng hệ thống chính trị đƣợc nâng cao.
c. Xây dựng nông thôn mới
Xây dựng mô hình NTM là việc đổi mới tƣ duy, nâng cao năng lực của

ngƣời dân, tạo động lực cho mọi ngƣời phát triển kinh tế, xã hội góp phần thực
hiện chính sách vì nơng nghiệp, nơng dân, nơng thơn. Thay đổi cơ sở vật chất,
diện mạo đời sống, văn hóa qua đó thu hẹp khoảng cách giữa nơng thơn và
thành thị. Đây là quá trình lâu dài và liên tục, là một trong những nội dung quan
trọng cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo trong đƣờng lối, chủ trƣơng phát triển đất
nƣớc và các địa phƣơng trong giai đoạn trƣớc mắt cũng nhƣ lâu dài.

3


Nghị quyết 26/NQ – TW của ban chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa X đã
đề ra chủ trƣơng xây dựng nông thôn mới phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời
sống của nhân dân, phát triển nông nghiệp và nông thôn nâng cao đời sống vật
chất và tinh thần của cƣ dân ở nông thôn. Nghị quyết đã xác định rõ mục tiêu:
“Xây dựng NTM có kết cấu hạ tầng KT-XH hiện đại, cơ cấu kinh tế và các hình
thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nơng nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp,
dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc dân tộc,
dân trí đƣợc nâng cao; mơi trƣờng sinh thái đƣợc bảo vệ, hệ thống chính trị ở
nơng thơn dƣới sự lãnh đạo của Đảng đƣợc tăng cƣờng”.
Xây dựng nông thôn mới là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng
đầu của sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa quê hƣơng đất nƣớc. Đồng
thời, góp phần cải thiện, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho ngƣời dân
sinh sống ở địa bàn nông thôn.
2.1.2. Mục tiêu xây dựng Nông thôn mới
Xây dựng NTM nhằm đạt đƣợc các mục tiêu tổng thể về kinh tế, chính trị,
vă hóa - xã hội, mơi trƣờng. Để đạt đƣợc các mục tiêu này, q trình xây dựng
nơng thơn mới phải đƣợc thực hiện trong mối quan hệ tác động qua lại, gắn kết
nhau tạo nên một hệ thống hoàn chỉnh.
- Về kinh tế: Thúc đẩy nông nghiệp, nông thôn phát triển nhanh, bền vững
khuyến khích mọi ngƣời tham gia vào thị trƣờng, hạn chế rủi ro cho nông dân,

điều chỉnh sự chênh lệch về mức sống giữa các vùng, giữa nơng thơn và thành
thị. Phát triển các hình thức tổ chức sản xuất và phát triển các hợp tác xã theo
mơ hình kinh doanh đa ngành. Tập trung đầu tƣ sản xuất hàng hóa có chất lƣợng
cao, mang nét độc đáo, đặc trƣng của từng vùng và từng địa phƣơng.
- Về chính trị: Phát huy tinh thần dân chủ, gắn hƣơng ƣớc với pháp luật để
điều chỉnh hành vi con ngƣời, đảm bảo tính pháp lý, tơn trọng pháp luật và tính tự
chủ của làng xã. Phát huy cơ chế dân chủ, tơn trọng các hoạt động đồn thể, các tổ
chức hiệp hội vì lợi ích cộng đồng nhằm huy động tổng lực vào xây dựng NTM.
- Về văn hóa - xã hội: Xây dựng đời sống văn hóa văn minh, hiện đại ở
nơng thơn, giúp nhau xóa đói giảm nghèo, vƣơn lên làm giàu. Chú trọng nâng
cao trình độ dân trí, phát huy nội lực của ngƣời dân và tiếp thu khoa học kỹ

4


thuật vận dụng vào sản xuất. Khuyến khích ngƣời dân tích cực tham gia các hoạt
động giám sát, điều chỉnh và đánh giá các cơng trình phát triển thơn xóm.
- Về môi trƣờng: Xây dựng, củng cố, bảo vệ môi trƣờng sinh thái, chống ô
nhiễm môi trƣờng để phát triển nơng thơn bền vững.
2.1.3. Bộ tiêu chí nơng thơn mới
Quyết định số 491/QĐ-TTg: Bộ tiêu chí mới về NTM bao gồm 5 nhóm với
19 tiêu chí và 39 chỉ tiêu
Năm 2016 Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành bộ Tiêu chí Quốc gia về nơng
thơn mới giai đoạn 2016-2020 tại quyết định số 1980/QĐ-TTg ngày 17/10/2016.
Có hiệu lực từ ngày 01/12/2016 và thay thế quyết định số 491/QĐ-TTg.
Bộ tiêu chí mới về NTM bao gồm 5 nhóm với 19 tiêu chí và 49 chỉ tiêu:
Nhóm I: Nhóm tiêu chí quy hoạch 1 tiêu chí
Nhóm II: Nhóm tiêu chí hạ tầng kinh tế - xã hội gồm 8 tiêu chí
Nhóm III: Nhóm tiêu chí kinh tế và tổ chức sản xuất gồm 4 tiêu chí
Nhóm IV: Nhóm tiêu chí văn hóa, xã hội và mơi trƣờng gồm 4 tiêu chí

Nhóm V: Nhóm xây dựng hệ thống chính trị gồm 2 tiêu chí
Về tên tiêu chí, có 9 tiêu chí thay đổi. Cụ thể tiêu chí số 1 “Quy hoạch và
thực hiện quy hoạch” đƣợc đổi thành “Quy hoạch”; tiêu chí số 7 “Chợ nông
thôn” đƣợc đổi thành “Cơ sở hạ tầng thƣơng mại nơng thơn”; tiêu chí số 8 “Bƣu
điện” đƣợc đổi thành “Thơng tin và truyền thơng”; tiêu chí số 12 “Tỷ lệ lao động
có việc làm thƣờng xuyên” đƣợc đổi thành “Lao động có việc làm”; tiêu chí số
13 “Hình thức tổ chức sản xuất” đƣợc đổi thành “Tổ chức sản xuất”; tiêu chí số
14 “Giáo dục” đƣợc đổi thành “Giáo dục và đào tạo”; tiêu chí số 17 “Mơi
trƣờng” đƣợc đổi thành “Mơi trƣờng và an tồn thực phẩm”; tiêu chí số 18 “Hệ
thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh” đƣợc đổi thành “Hệ thống chính trị
và tiếp cận pháp luật”; tiêu chí 19 “An ninh trật tự xã hội” đƣợc đổi thành “Quốc
phòng và an ninh”.
Về nội dung tiêu chí, Bộ tiêu chí mới bổ sung thêm 10 nội dung tiêu chí,
nâng tổng số lên 49 nội dung. Bên cạnh đó có nhiều nội dung và chỉ tiêu tiêu chí
cũng đƣợc thay đổi.

5


2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN.
2.2.1. Q trình xây dựng nơng thôn mới của một số nƣớc trên thế giới
2.2.1.1. Xây dựng nông thôn mới tại Nhật bản
Sau chiến tranh thế giới II, kinh tế Nhật Bản bị tàn phá nặng nề, không chỉ
sản xuất công nghiệp mà nông nghiệp cũng đạt ở mức rất thấp, nguyên liệu và
lƣơng thực trong nƣớc thiếu thốn trầm trọng. Do vậy trong điều kiện đất chật
ngƣời đông, để phát triển nông nghiệp Nhật Bản coi phát triển khoa học - kỹ
thuật nông nghiệp là biện pháp hàng đầu.
Để phát triển khoa học - kỹ thuật nông nghiệp, Nhật Bản chủ yếu dựa vào
các viện nghiên cứu nơng nghiệp của Nhà nƣớc và chính quyền các địa phƣơng.
Viện Quốc gia về khoa học nông nghiệp đƣợc thành lập ở cấp quốc gia. Bên

cạnh đó, các viện nghiên cứu nông nghiệp cũng tăng cƣờng liên kết nghiên cứu
với các trƣờng đại học, các xí nghiệp tƣ nhân và các hội khuyến nông. Mục tiêu
của sự liên kết này là giúp nông dân tiếp cận công nghệ, trang thiết bị tiên tiến,
giúp tăng năng suất, chất lƣợng, đảm bảo nông nghiệp tăng trƣởng ổn định.
Bƣớc ngoặt của chính sách nơng nghiệp của Nhật Bản thực sự bắt đầu khi
Luật Nông nghiệp cơ bản đƣợc ban hành vào năm 1961, với hai phƣơng hƣớng
chính sách chủ yếu: Phát triển sản xuất có chọn lọc và giảm sản xuất những
nơng phẩm có sức tiêu thụ kém. Khi sản xuất hàng hóa lớn phát triển, Nhật Bản tập
trung đất đai, mở rộng quy mô sản xuất, phát triển nông hộ lớn hoặc trang trại để
tạo điều kiện cơ giới hóa, tăng năng suất lao động, tăng khả năng cạnh tranh.
HTX có vị trí rất quan trọng trong phát triển nơng nghiệp ở Nhật Bản.
Chính phủ rất coi trọng thể chế vận hành các HTX nông nghiệp và đã ban hành,
thực hiện nhiều chính sách giúp đỡ phát triển, khơng ngừng mở rộng quy mô sản
xuất nhằm giúp ngƣời nông dân thốt khỏi cảnh đói nghèo và cùng hội nhập vào
nền kinh tế thế giới. Vai trò của các HTX và tổ chức kinh tế HTX dịch vụ đã
thúc đẩy quá trình tích tụ, tập trung ruộng đất và chun mơn hóa sâu theo
hƣớng thƣơng mại hóa trong nơng nghiệp nƣớc này.
Từ khi bắt đầu cơng nghiệp hóa, 80% nhà máy lớn đã đƣợc xây dựng ở
nông thôn; 30% lao động nông nghiệp tham gia hoạt động phi nông nghiệp, năm
1960 tỷ lệ này tăng lên 66%. Nhờ chủ trƣơng này mà công nghiệp sử dụng đƣợc
một nguồn lao động rẻ, dân cƣ nơng thơn có thu nhập cao. Năm 1950 thu nhập
6


phi nơng nghiệp đóng góp gần 30% tổng thu nhập của cƣ dân nông thôn Nhật
Bản, năm 1990 tăng lên tới 85%.
2.2.1.2. Xây dựng nông thôn mởi ở thái lan
Để thúc đẩy sự phát triển bền vững nền nông nghiệp, Thái Lan đã áp dụng
một số chiến lƣợc nhƣ: Tăng cƣờng vai trò của cá nhân và các tổ chức hoạt động
trong lĩnh vực nông nghiệp; đẩy mạnh phong trào học tập, nâng cao trình độ của

từng cá nhân và tập thể bằng cách mở các lớp học và các hoạt động chuyên môn
trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn; tăng cƣờng công tác bảo hiểm xã hội
cho nông dân, giải quyết tốt vấn đề nợ trong nông nghiệp; giảm nguy cơ rủi ro
và thiết lập hệ thống bảo hiểm rủi ro cho nông dân.
Đối với các sản phẩm nông nghiệp, Nhà nƣớc đã hỗ trợ để tăng sức cạnh
tranh với các hình thức, nhƣ tổ chức hội chợ triển lãm hàng nông nghiệp, đẩy
mạnh công tác tiếp thị; phân bổ khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách khoa
học và hợp lý, từ đó góp phần ngăn chặn tình trạng khai thác tài nguyên bừa bãi
và kịp thời phục hồi những khu vực mà tài nguyên đã bị suy thoái. Trong xây
dựng kết cấu hạ tầng, Nhà nƣớc đã có chiến lƣợc trong xây dựng và phân bố hợp
lý các cơng trình thủy lợi lớn phục vụ cho nơng nghiệp.. Chƣơng trình điện khí
hóa nơng thơn với việc xây dựng các trạm thủy điện vừa và nhỏ đƣợc triển khai
rộng khắp cả nƣớc…
Thái Lan đã tập trung phát triển các ngành mũi nhọn nhƣ sản xuất hàng
nông nghiệp, thủy, hải sản phục vụ xuất khẩu, thúc đẩy mạnh mẽ công nghiệp
chế biến nông sản cho tiêu dùng trong nƣớc và xuất khẩu. Kinh nghiệm trong
phát triển nông nghiệp, nông thôn Thái Lan cho thấy, những ý tƣởng sáng tạo,
khâu đột phá và sự trợ giúp hiệu quả của Nhà nƣớc trên cơ sở phát huy tính tự
chủ, năng động, có ý nghĩa và vai trị hết sức quan trọng đối với việc cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa thành cơng nơng nghiệp - tạo nền tảng thúc đẩy q
trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc.
2.2.1.3. Xây dựng nông thôn mới tại Hàn Quốc
Vào những năm 1960, Hàn Quốc là một trong những trƣờng hợp “lạc hậu”
ở châu Á. Ngày hôm nay, Hàn Quốc lại trở thành một trong những nền kinh tế
phát triển cao trên thế giới. Đó là nhờ chính phủ đã đƣa ra rất nhiều giải pháp tập
trung phát triển ngành công nghiệp để dẫn đến sự tăng trƣởng dựa vào xuất
7


khẩu, đồng thời quốc gia này đặt niềm đam mê và niềm tin vào việc phát triển

khu vực nông thôn và công nghiệp cùng một lúc. Nhƣ vậy, sự phát triển của
ngành nông nghiệp và công nghiệp đã mở đƣờng cho nền tảng vững chắc của
tăng trƣởng kinh tế mạnh mẽ và bền vững trong nhiều thập kỷ bắt đầu từ những
năm 1970.
Cuối thập niên 60 của thế kỷ XX, GDP bình qn đầu ngƣời của Hàn Quốc
chỉ có 85 USD; phần lớn ngƣời dân không đủ ăn; 80% dân nơng thơn khơng có
điện thắp sáng và phải dùng đèn dầu, sống trong những căn nhà lợp bằng lá. Là
nƣớc nông nghiệp, lũ lụt và hạn hán lại xảy ra thƣờng xun, mối lo lớn nhất của
Chính phủ khi đó là làm sao đƣa đất nƣớc thốt khỏi đói, nghèo. Phong trào Làng
mới (SU) ra đời với 3 tiêu chí: Cần cù (chăm chỉ), tự lực vƣợt khó và hợp tác
(hiệp lực cộng đồng). Chính phủ khuyến khích và hỗ trợ xây dựng nhiều nhà máy
ở nông thôn, tạo việc làm và cải thiện thu nhập cho nông dân.
Bộ mặt nơng thơn Hàn Quốc đã có những thay đổi hết sức kỳ diệu. Chỉ sau
8 năm, các dự án phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn cơ bản đƣợc hoàn thành.
Trong 8 năm từ 1971 - 1978, Hàn Quốc đã cứng hóa đƣợc 43.631km đƣờng làng
nối với đƣờng của xã, trung bình mỗi làng nâng cấp đƣợc 1.322m đƣờng; cứng
hóa đƣờng ngõ xóm 42.220km, trung bình mỗi làng là 1.280m; xây dựng đƣợc
68.797 cầu (Hàn Quốc là đất nƣớc có nhiều sơng suối), kiên cố hóa 7.839km đê,
kè, xây 24.140 hồ chứa nƣớc và 98% hộ có điện thắp sáng. Đặc biệt, vì khơng
có quỹ bồi thƣờng đất và các tài sản khác nên việc hiến đất, tháo dỡ cơng trình,
cây cối, đều do dân tự giác bàn bạc, thỏa thuận, ghi cơng lao đóng góp và hy
sinh của các hộ cho phong trào. theo Khánh Phƣơng (2017), Xây dựng nông thôn
mới - kinh nghiệm của một số nƣớc châu Á.

2.2.2. Q trình xây dựng nơng thơn mới ở Việt Nam.
2.2.2.1. Những kết quả đạt được trong quá trình xây dựng Nông thôn mới ở
Việt Nam
Tại hội nghị lần thứ VII, ban chấp hành trung ƣơng Đảng cộng sản Việt
Nam khóa X đã ban hành Nghị quyết về nơng nghiệp, nông thôn và nông dân
với mục tiêu xây dựn nơng thơn mới có kết cấu kinh tế - xã hội hiện đại, cơ cấu

kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển
nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch, xã hội nông thôn ổn định,

8


giàu bản sắc văn hóa dân tộc, dân trí đƣợc nâng cao, môi trƣờng sinh thái đƣợc
bảo vệ, hệ thống chính trị ở nơng thơn đƣợc tăng cƣờng.
Đến nay chƣơng trình Mục tiêu Quốc gia về xây dựng NTM giai đoạn
2010-2020 đã đi đƣợc hơn nửa chặng đƣờng. Chƣơng trình NTM đã thành công
bƣớc đầu, đạt đƣợc kết quả quan trọng về KT-XH và có đƣợc kinh nghiệm chỉ
đạo cho các cấp. Tính đến năm 2017 nƣớc đã có 2.621 xã (29,4%) đƣợc công
nhận đạt chuẩn nông thôn mới , tăng 261 xã (2,92%) so với cuối năm 2016.
Bình quân cả nƣớc đạt 13,70 tiêu chí/xã, tăng 0,23 tiêu chí so với cuối năm
2016. Còn 210 xã dƣới 5 tiêu chí, giảm 47 xã so với cuối năm 2016. (theo Huy
Thanh báo hoinongdan.org.vn)

Chƣơng trình đã làm thay đổi nhận thức của đa số ngƣời dân, lôi cuốn họ
vào xây dựng nơng thơn mới. Từ chỗ số đơng cịn tƣ tƣởng trông chờ, ỷ lại vào
đầu tƣ của Nhà nƣớc đã chuyển sang chủ động, tự tin tham gia tích cực vào xây
dựng nông thôn mới. Xây dựng nông thôn mới đã trở thành phong trào sơi động
khắp cả nƣớc.
Đã hình thành Bộ máy chỉ đạo và tham mƣu giúp việc đồng bộ từ Trung
ƣơng tới cơ sở, hoạt động ngày càng chuyên nghiệp, là nòng cốt tổ chức thực
hiện Chƣơng trình với hiệu quả cao, chất lƣợng. Đội ngũ cán bộ vận hành
Chƣơng trình, đặc biệt là đội ngũ cán bộ cơ sở đã có tiến bộ rõ rệt, nhận thức
đầy đủ hơn và chỉ đạo chƣơng trình có hiệu quả hơn, nhất là trong việc xây
dựng dự án, vận động quần chúng và tổ chức, thực hiện dự án, thực hành dân
chủ ở nơng thơn.
Đã hình thành đƣợc cơ bản Bộ tiêu chí, hệ thống cơ chế, chính sách để

vận hành Chƣơng trình. Nhiều địa phƣơng đã cụ thể hóa các chính sách của
Trung ƣơng, chủ động ban hành cơ chế, chính sách phù hợp với điều kiện của
địa phƣơng. Sự hỗ trợ của Nhà nƣớc tuy hạn chế nhƣng đã đƣợc sử dụng có hiệu
quả cao, kết hợp với sự đóng góp của nhân dân.
Nơng thơn mới đã trở thành hiện thực: Hệ thống hạ tầng nông thôn phát
triển mạnh mẽ, làm thay đổi bộ mặt nhiều vùng nông thôn. Điều kiện sống cả về
vật chất và tinh thần của số lƣợng lớn dân cƣ nông thôn đƣợc nâng cao rõ rệt.
Sản xuất nơng nghiệp hàng hóa đƣợc coi trọng và có chuyển biến, góp phần tích
cực nâng cao thu nhập của dân cƣ nông thôn.

9


Vai trị của các tổ chức Đảng, chính quyền, đồn thể ở nhiều nơi đƣợc phát
huy, dân chủ ở nông thôn đƣợc nâng lên về chất. Ở những nơi xây dựng nông
thôn mới thành công, niềm tin của ngƣời dân vào các chủ trƣơng, chính sách, sự
lãnh đạo của các cấp ủy Đảng và chính quyền đƣợc nâng cao. theo H.Thanh
(2015), Những kết quả tích cực đạt đƣợc sau 5 năm xây dựng Nông thôn mới

2.2.2.2 Kết quả xây dựng Nông thôn mới của một số địa phương.
a. Xây dựng NTM ở Thái Nguyên
Năm 2011, khi bắt đầu triển khai thực hiện chƣơng trình xây dựng NTM,
Thái Ngun có tới 138/143 xã (96,5%) đạt dƣới 10 tiêu chí, chỉ có 05/143 xã
(3,5%) đạt từ 10 tiêu chí trở lên. Thu nhập bình qn ở khu vực nơng thơn là
14,28 triệu đồng/ngƣời/năm; Tỷ lệ hộ nghèo cao (20,57%). Sau 5 năm thực hiện
Chƣơng trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, đến hết năm 2015, số xã đạt 19
tiêu chí của tỉnh Thái Nguyên là 40 xã, số xã đạt từ 15 - 18 tiêu chí (32 xã), số
xã từ 10 - 14 tiêu chí (65 xã), số xã từ 6 - 9 tiêu chí (6 xã), khơng cịn xã dƣới 5
tiêu chí.
Trong thực hiện xây dựng NTM, chính quyền tỉnh Thái Nguyên đã triển

khai hiệu quả nhiều chƣơng trình, nhƣ: Hỗ trợ cho các xã điểm (giai đoạn 2013 2015) 2 tỷ đồng/xã, xã còn lại 600 triệu đồng/xã xây dựng các cơng trình hạ tầng
NTM. Từ 2012, mỗi năm, Tỉnh hỗ trợ từ 50.000 - 60.000 tấn xi măng để làm
đƣờng giao thông nông thôn. Hỗ trợ cho các mơ hình phát triển sản xuất quy mơ
lớn, ứng dụng khoa học công nghệ. Ban hành và thống nhất thực hiện các thiết
kế mẫu, thiết kế điển hình: Đƣờng giao thơng nơng thơn; kênh mƣơng thủy lợi;
Nhà văn hóa xã, xóm; thủ tục, thanh quyết tốn… Thực hiện đồng bộ Đề án
2037 “Phát triển kinh tế - xã hội, ổn định sản xuất và đời sống các xóm, bản đặc
biệt khó khăn có nhiều đồng bào dân tộc H’Mơng sinh sống tỉnh Thái Nguyên
đến năm 2020”…
Qua 5 năm triển khai, kết quả xây dựng NTM ở Thái Nguyên đã tác động
rất tích cực đến đời sống ngƣời dân nơng thơn, thu nhập bình quân/đầu ngƣời
tăng từ 14,28 triệu đồng (năm 2010) lên 22 triệu đồng (năm 2015); tỷ lệ hộ
nghèo giảm từ 20,57% còn 7,06 %; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 56%. Hàng
năm, tỉnh Thái Nguyên bố trí trên 50 tỷ đồng để thực hiện các Chƣơng trình.

10


Ngoài nguồn vốn của Trung ƣơng và của Tỉnh, mỗi năm cấp huyện đã có nghị
quyết hỗ trợ cho nơng nghiệp trên 30 tỷ đồng.
Theo ths. nguyễn thị châu – đại học nông lâm thái nguyên , nguyễn thị loan – cao
đẳng kinh tế - tài chính thái nguyên (2018), thực trạng và giải pháp xây dựng nông
thôn mới tại Thái Nguyên.

b. Kết quả xây dựng NTM ở Thái Bình
Những năm qua, trong bối cảnh có những thời cơ, thuận lợi nhƣng cũng
gặp khơng ít khó khăn, thách thức song dƣới sự lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời, sát
sao của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Thái Bình sự cố gắng, nỗ lực của các cấp,
ngành và nhân dân trong tỉnh, phong trào xây dựng NTM của tỉnh đã đạt kết quả
cao. Đặc biệt, sau khi đề án xây dựng NTM đƣợc phê duyệt và triển khai đã trở

thành mơ hình điển hình trong cả nƣớc đƣợc nhiều địa phƣơng tham quan,
nghiên cứu và học tập kinh nghiệm. Các cơ chế, chính sách liên tục đƣợc điều
chỉnh, bổ sung, ngày càng hoàn thiện, rõ ràng, minh bạch trong đầu tƣ xây dựng
kết cấu hạ tầng NTM; đã huy động đƣợc thực chất nội lực của ngƣời dân, tạo
thành phong trào rộng khắp ở tất cả các địa phƣơng trong tỉnh.
Đến nay, tồn tỉnh Thái Bình có 199/263 xã đạt 19 tiêu chí, trong đó 186 xã
đã đƣợc cơng nhận đạt chuẩn; 64 xã cịn lại đạt từ 9 tiêu chí trở lên; có 1 huyện
đƣợc cơng nhận đạt chuẩn NTM. Số tiêu chí đạt bình qn là 17,44 tiêu chí/xã,
tăng trên 11 tiêu chí/xã so với năm 2010, vƣợt bình qn chung của cả nƣớc 4
tiêu chí/xã.
Tuy nhiên, trong q trình triển khai vẫn còn một số tồn tại, hạn chế, trong
đó tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản ở nhiều địa phƣơng có thể làm cho
chƣơng trình khơng thực sự bền vững. Nguyên nhân nợ chủ yếu do xuất phát
điểm xây dựng NTM ở hầu hết các xã thấp, các tiêu chí cần thực hiện có nhu
cầu vốn lớn trong khi đó ngân sách hỗ trợ cịn hạn chế, vốn từ cộng đồng dân cƣ
cịn nhiều khó khăn. Nguồn huy động để xây dựng NTM chủ yếu từ đấu giá
quyền sử dụng đất nhƣng do thị trƣờng trầm lắng, nhiều địa phƣơng khơng có
lợi thế về vị trí địa lý nên hạn chế nguồn thu. Năng lực quản lý đầu tƣ xây dựng
cơ bản ở nhiều địa phƣơng còn kém, nóng vội đẩy mạnh đầu tƣ để sớm đạt
chuẩn… theo Lƣu Ngần (2017), xây dựng nông thôn mới ở Thái Bình: Hƣớng tới các
tiêu chí bền vững.

11


2.2.3. Q trình xây dựng nơng thơn mới tại xã Đan Phƣợng, huyện Đan
Phƣợng, Thành phố Hà Nội
Xã Đan Phƣợng là một trong những xã thuộc tốp đầu đạt chuẩn nông thôn
mới của huyện Đan Phƣợng. Trong những năm qua đƣợc sự quan tâm của Đảng
và Nhà nƣớc cùng với sự tập trung lãnh đạo, đầu tƣ của địa phƣơng kinh tế xã

hội của xã từng bƣớc đƣợc phát triển đáng khích lệ. Đời sống của ngƣời dân
khơng ngừng đƣợc cải thiện , bộ mặt nông thôn không ngừng đổi mới. Giá trị
sản xuất tăng lên qua các năm, cơ cấu lao động từng bƣớc đã chuyển dịch theo
hƣớng giảm dần lao động nông nghiêp.
Đặc biệt, xã triển khai trong tồn xã về việc xây dựng các đƣờng làng có
tên, biển chỉ dẫn, nhà có số. Năm 2017, xã Đan Phƣợng đạt tổng giá trị sản xuất
342,4 tỷ đồng, tăng 13% so với năm 2016; thu nhập bình quân đầu ngƣời đạt 38,5
triệu đồng; 96% hộ gia đình đạt Gia đình văn hóa; 3 thơn giữ vững Làng văn hóa;
giữ vững 3 cấp học đạt trƣờng chuẩn quốc gia; xã đạt chuẩn quốc gia về y tế; tỷ lệ
hộ nghèo giảm xuống cịn 1,07%; 100% tuyến đƣờng có tên và biển chỉ dẫn;
100% số hộ đƣợc gắn số nhà; xây dựng tổ chức Đảng, chính quyền, đồn thể
trong sạch vững mạnh; xây dựng xã chuẩn về an toàn, an ninh trật tự xã hội.
2.3. CƠ SỞ PHÁP LÝ ĐỂ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
- Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 05/8/2008, Hội nghị lần thứ VII Ban
Chấp hành Trung ƣơng Đảng (khóa X) Về nơng nghiệp, nơng dân, nơng thơn
- Quyết định số 491/2009/QĐ-TTg ngày 16/04/2009 của Thủ tƣớng Chính
phủ về ban hành Bộ tiêu chí Quốc gia Nơng thơn mới.
- Thông tƣ 54/2009/TT-BNNPTNT ngày 21/8/2009 của Bộ Nông nghiệp
và PTNT hƣớng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới;
- Công văn số 2543/BNN-KTHT ngày 21/8/2009 của Bộ Nông nghiệp và
PTNT về việc hƣớng dẫn đánh giá và lập báo cáo xây dựng Nông thôn mới cấp
xã giai đoạn 2010-2020, định hƣớng đến năm 2030.
-Thông tƣ số 31/2009 TT-BXD ngày 10/9/2009 của Bộ Xây Dựng V/v Ban
hành Tiêu chuẩn quy hoạch xây dựng Nông thôn.

12


- Quyết định số 800/2010/QĐ - TTg ngày 04/06/2010 của Thủ tƣớng Chính
phủ Phê duyệt Chƣơng trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng Nông thôn mới giai

đoạn 2010 - 2020
- Thông tƣ liên tịch số 13 ngày 28/10/2011 của bộ xây dựng – bộ NNPTNN
– Bộ TN&MT về quy định việc lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng
NTM.
- Nghị quyết số 03/2010/NQ-HĐND ngày 21/2/2010 của HĐND Thành
phố Hà Nội về xây dựng Thành Phố Hà Nội giai đoạn 2010-2020, định hứng
2030.
- Nghị quyết 2333/QĐ-UBND ngày 25/5/2010 của UBND thành phố Hà
Nội về phê duyệt đề án xây dựng NTM thành phố Hà Nội giai đoạn 2010-2020,
định hƣớng 2030.
- Quyết định số 6330/QĐ-UBND ngày 23/12/2010 của UBND thành phố
Hà Nội về việc ban hành quy định trình tự, thủ tục lập, thẩm định, trình duyệt đề
án xây dựng NTM cấp huyện và cấp xã trên địa bàn thành phố hà nội giai đoạn
2010-2020.
- Quyết định số 1980/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ, về việc ban hành
Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016 – 2020, thay thế cho
quyết định số 491/QĐ-TTg ban hành ngày 16/04/2009
- Quyết định số 1600/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ, phê duyệt
Chƣơng trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2016 –
2020 ban hành ngày 1/8/2016 thay thế quyết định số 800/2010/QĐ-TT ngày
04/06/2010.
- Quyết định số 2072/QĐ-UBND về ban hành bộ tiêu chí về xã Nông thôn
mới Thành phố Hà Nội giai đoạn 2016-2020

13


PHẦN 3: VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
3.1.1. Địa điểm địa điểm nghiên cứu

Đƣợc thực hiện tại xã Đan Phƣợng, huyện Đan Phƣợng, thành phố Hà Nội.
Xã Đan Phƣợng là một trong những xã điểm của huyện và thành phố về xây
dựng nông thôn mới.
3.1.2. Thời gian nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu tại địa phƣơng: từ ngày 22/1/2018 đến ngày 4/5/2018
Phạm vi thời gian số liệu thu thập đƣợc tại địa bàn xã Đan Phƣợng từ năm
2011-2017
3.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội trên địa bàn xã Đan Phƣợng.
- Quá xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã Đan Phƣợng từ năm 2011
đến năm 2017.
- Những thuận lợi và khó khăn trong việc xây dựng nông thôn mới trên địa
bàn xã Đan Phƣợng.
- Các giải pháp đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả công tác xây dựng nông
thôn mới trên địa bàn xã Đan Phƣợng.
3.3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3.1. Nghiên cứu và phân tích tài liệu thứ cấp
Kế thừa có chọn lọc các tài liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu bao gồm
- Các văn bản pháp luật và chính sách của Nhà nƣớc liên quan đến xây
dựng NTM.
- Báo cáo về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã
- Đề án xây dựng nông thôn mới của xã.
- Báo cáo về quy hoạch xây dựng nông thôn mới của xã.
- Báo cáo tình hình thực hiện nơng thơn mới của xã.
- Báo cáo về phƣơng hƣớng, giải pháp phát triển KT-XH của xã.

14


- Các bài báo, tạp chí liên quan khác.

3.3.2. Phƣơng pháp điều tra thu thập số liệu hiện trƣờng
Sử dụng các công cụ và phƣơng pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia
của ngƣời dân (PRA) để thu thập thông tin và số liệu hiện trƣờng, bao gồm các
công cụ chính sau đây:
Phỏng vấn hộ gia đình đƣợc thực hiện thông qua bảng phỏng vấn đƣợc
chuẩn bị trƣớc. Tiến hành phỏng vấn 30 hộ gia đình trên địa bàn 3 thơn. Tiêu chí
chọn các hộ phóng vấn theo kinh tế hộ ( gồm: 10 hộ kinh tế trung bình, 10 hộ
kinh tế khá, 10 hộ kinh tế tốt ). Nội dung cơ bản của phỏng vấn hộ gia đình: mức
độ hài lịng về chƣơng trình NTM.
3.3.3. Xử lý tổng hợp và phân tích số liệu
- Phƣơng pháp thống kê mô tả: mô tả các chỉ số lớn nhất, nhỏ nhất,
tổng số, số bình quân, tỷ trọng, khối lƣợng thực hiện đƣợc, thời gian chi phí thực
hiện các tiêu chí nông thôn mới của xã.
- Phƣơng pháp thống kê so sánh: so sánh, đối chiếu giữa các năm, trƣớc
và sau khi xây dựng mơ hình nơng thơn mới ở xã. Từ đó thấy đƣợc sự khác biệt
và hiệu quả khi áp dụng mơ hình nơng thơn mới tại địa bàn xã.
- Phƣơng pháp tổng hợp và phân tích số liệu: xử lý số liệu bằng excel
sau đó phân tích và đánh giá tình hình thực hiện tại địa phƣơng nghiên cứu.
- Đánh giá tình hình thực hiện tại địa phƣơng nghiên cứu: mơ tả kết quả
thực hiện các tiêu chí, khối lƣợng, chi phí thực hiện.

15


PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.
4.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI.
4.1.1 Điều kiện tự nhiên.
4.1.1.1. Vị trí địa lý.
Xã Đan Phƣợng nằm sát trung tâm huyện Đan Phƣợng, cách trung tâm thủ
đô Hà Nội 22 km về phía Đơng, cách Thành phố Sơn Tây 20 km về phía Tây

với tổng diện tích tự nhiên là 353,83 ha, gồm các thơn: Đơng Khê, Đồi Khê,
Đại Phùng.
Phía Bắc giáp xã Thƣợng Mỗ, huyện Đan Phƣợng.
Phía Nam giáp Thị trấn Phùng, huyện Đan Phƣợng.
Phía Đơng giáp xãa Tân Hội, huyện Đan Phƣợng.
Phía Tây giáp xã Phƣơng Đình và xã Đồng Tháp, huyện Đan Phƣợng.
4.1.1.2. Địa hình, khí hậu.
Đan Phƣợng có địa hình tƣơng đối bằng phẳng, độ cao trung bình từ 9,5 –
7,3 m so với mực nƣớc biển.
Vùng có khí hậu nhiệt đới ẩm, chịu ảnh hƣởng của gió mùa.
Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình > 20oC.
Mùa Đơng khơ lạnh, nhiệt độ trung bình 15 – 16oC.
Mùa Hè nóng ẩm, nhiệt độ trung bình trên 23oC.
Mƣa: Lƣợng mƣa trung bình 1600 – 1800 mm/năm
Mƣa lớn tập trung vào các tháng 7, 8, 9
Nắng: số ngày nắng 120 – 140 ngày/năm
Gió: Hƣớng gió chủ đạo: Hƣớng Đông nam
Bão úng thƣờng xảy ra từ tháng 5 đến tháng 8.
Thuỷ văn:
Nằm trong vùng đồng bằng, Đan Phƣợng có mạng lƣới sơng ngịi tƣơng
đối dày đặc và đƣợc bố trí khá hợp lý. Đảm bảo phục vụ tốt cho phát triển nông
nghiệp, nâng cao cây trồng và hiệu quả sử dụng đất.

16


4.1.1.3. Đất đai.
Diện tích đất tự nhiên của xã Đan Phƣợng: 353,83 ha.
Trong đó:
+ Đất nơng nghiệp: 176,12 ha, gồm: đất sản xuất nông nghiệp: 156,23 ha;

đất nuôi trồng thuỷ sản: 16,89 ha; đất nông nghiệp khác: 3,0 ha
+ Đất phi nông nghiệp: 177,71 ha, gồm: đất ở nông thôn: 75,6 ha; đất
chun dùng: 90,18 ha; đất tơn giáo, tín ngƣỡng: 0,54 ha; đất nghĩa trang, nghĩa
địa: 2,55 ha; đất sông suối và mặt nƣớc chuyên dùng: 8,48 ha; đất phi nông
nghiệp khác: 0,36 ha.
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội.
4.1.2.1. Dân số và lao động.
- Số hộ: 1868
- Nhân khẩu: 8165
- Lao động trong độ tuổi: 4607 ngƣời = 56% tổng dân số.
- Lao động phân chia theo ngành nghề:
+ Nông nghiệp: 1932 ngƣời = 42%
+ Công nghiệp – TTCN: 648 ngƣời =14%)
+ TMDV-GTVT-ngành nghề khác: 2027 ngƣời = 44%
4.1.2.2. Cơ cấu kinh tế
Theo báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm
2017 của xã thì tổng giá trị sản xuất thực hiện đạt 95.5 tỷ đồng
- Nông nghiệp: Giá trị sản xuất đạt 28,5 tỷ đồng.
- Công nghiệp – TTCN: Giá trị sản xuất đạt 42,4 tỷ đồng.
- Thƣơng mại – Dịch vụ: Giá trị sản xuất đạt 24,6 tỷ đồng.
- Thu nhập bình quân đầu ngƣời: 38,5 triệu đồng/ ngƣời.
Số hộ có thu nhập cao chiếm 23,9% số hộ tồn xã, hộ thu nhập trung
bình chiếm 67,2%, cịn lại là hộ thu nhập thấp chiếm 9%.

17


4.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên-kinh tế, xã hội.
Xã Đan Phƣợng có vị trí địa lý thuận lợi, gần trung tâm thành phố tạo điều
kiện thuận lợi cho việc áp dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất, tạo điều kiện cho

việc tiêu thụ sản phẩm, giải quyết lao động có việc làm.
Địa hình bằng phẳng, đất đai phì nhiêu, khí hậu ơn hịa và tài ngun thuận lợi
cho trồng trọt các cây lƣơng thực và thực phẩm có giá trị kinh tế cao nhƣ: lúa, ngơ;
các cây lâu năm nhƣ: ổi, nhãn, vải và chăn nuôi trâu, bò, gia cầm, thủy sản… Cơ
cấu chuyển từ đất cấy lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản, chăn ni bƣớc
đầu có hiệu quả, một số hộ gia đình từng bƣớc chuyển từ chăn ni nhỏ lẻ sang mơ
hình Trang trại tập chung. Xã cịn có có lực lƣợng lao động dồi dào là yếu tố quan
trọng trong quá trình thực hiện CNH – HĐH nơng nghiệp, nơng thơn.
Tuy nhiên tốc độ tăng trƣởng kinh tế chƣa tƣơng xứng với tiềm năng của
xã, kinh tế hàng hoá chƣa phát triển mạnh, thƣơng mại, dịch vụ còn nhỏ lẻ, tỷ lệ
lao động trong cơng nghiệp cao.
4.2. ĐÁNH GIÁ Q TRÌNH THỰC HIỆN XÂY DỰNG NÔNG THÔN
MỚI TẠI XÃ ĐAN PHƢỢNG
4.2.1. Cơ cấu bộ máy xây dựng Nông thôn mới tại xã
4.2.1.1. Ban Quản lý xây dựng nông thôn mới cấp xã.
Do Chủ tịch UBND xã là Trƣởng ban, Phó chủ tịch UBND xã là Phó ban,
thành viên là các cán bộ chuyên môn xã, trƣởng thôn và lãnh đạo các trƣờng
học, trƣờng mầm non, trạm y tế xã và trƣởng đồn thể tham gia. Có nhiệm vụ:
- Thực hiện tốt chỉ đạo của Ban chỉ đạo Thành phố và BCĐ huyện.
- Xây dựng quy chế hoạt động của Ban quản lý phân công nhiệm vụ cụ thể
cho từng thành viên phụ trách từng mặt công việc và địa bàn các thôn.
- Chịu trách nhiệm trực tiếp về thực hiện các nội dung đề án xây dựng nông
thôn mới trên địa bàn xã.
- Tiếp nhận các nguồn lực hỗ trợ và đóng góp của các cá nhân, tổ chức, tập
thể và cộng đồng.
- Tổ chức triển khai các dự án sau khi đã đƣợc phê duyệt (trên cơ sở định
hƣớng của nhà nƣớc, các tiêu chuẩn kỹ thuật, hƣớng dẫn đã ban hành và khả
năng nội lực của địa phƣơng).
18



- Tổ chức chỉ đạo và điều hành các Tiểu ban quản lý xây dựng nông thôn mới
của các thôn; tổ chức cho ngƣời dân và cộng đồng thực hiện tốt chƣơng trình.
- Thực hiện chế độ báo cáo tình hình, tiến độ, kết quả triển khai thực hiện
đề án nông thôn mới với Đảng uỷ xã Đan Phƣợng, Ban chỉ đạo huyện Đan
Phƣợng và Thƣờng trực BCĐ Thành phố (Chi cục phát triển nông thôn Hà Nội);
tham gia đánh giá sơ kết, tổng kết và báo cáo các cấp theo quy định.
4.2.1.2. Tiểu ban xây dựng nông thôn mới ở các thôn.
Do Trƣởng thôn làm Trƣởng ban, thành viên là ban kiến thiết, trƣởng các
đồn thể của thơn và đại diện hộ xã viên tham gia. Có nhiệm vụ:
- Căn cứ các nội dung đề án đƣợc duyệt, các thôn xây dựng kế hoạch và tổ
chức thực hiện các nội dung cụ thể của đề án trên địa bàn thơn trình Ban quản lý
xây dựng mơ hình nơng thơn mới của xã phê duyệt.
- Trực tiếp tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện các nội dung nông
thôn mới trên địa bàn thôn.
- Tổ chức sinh hoạt cộng đồng theo quy chế dân chủ (cộng đồng dân cƣ
tham gia bàn bạc và quyết định) theo sự chỉ đạo của Ban quản lý xã, thành lập
ban giám sát cộng đồng.
- Động viên nhân dân đóng góp các nguồn lực cùng sự hỗ trợ của Nhà nƣớc
tạo bƣớc đột phá trong xây dựng nông thôn mới.
4.2.1.3. Ban giám sát cộng đồng.
Do Thƣờng trực MTTQ làm Trƣởng ban, thành viên là cử tri đại diện hộ
dân tham gia để kiểm tra, giám sát trong quá trình tổ chức thực hiện từng dự án
của các thơn, xóm. Tạo điều kiện để dân biết, dân bàn, dân quyết định, dân làm
và dân kiểm tra theo đúng chủ trƣơng, đƣờng lối của đảng, Nhà nƣớc.
4.2.1.4. Người dân.
- Nêu cao tinh thần yêu nƣớc, tự hào quê hƣơng anh hùng lao dộng trong thời
kỳ đổi mới, tích cực thực hiện các nội dung Đề án xây dựng nơng thơn mới trên địa
bàn xã.
- Tích cực tham gia đóng góp các nguồn lực cùng sự hỗ trợ của Nhà nƣớc

xây dựng thành công nông thôn mới tại địa phƣơng.

19


- Tham gia bàn bạc, quyết định thứ tự ƣu tiên các hạng mục đầu tƣ của Đề
án, tham gia sinh hoạt cộng đồng theo Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, thực
hiện giám sát cộng đồng.
4.2.2. Kết quả xây dựng Nông thôn mới tại xã Đan Phượng giai đoạn
2011-2017.
Bảng 4.1. Kết quả thực hiện các tiêu chí Nơng thôn mới trên
địa bàn xã Đan phƣợng giai đoạn 2011-2020

STT

Tiêu chí

Năm 2015

Năm 2017

2011

theo chuẩn cũ
(QĐ 491/TTg)

theo chuẩn
mới (QĐ
1980/TTg)


Đạt

Đạt

Đạt

Cơ bản đạt

Đạt

Đạt

Chƣa đạt

Đạt

Đạt

1

Quy hoạch và thực hiện quy hoạch

2

Giao thông

3

Thủy lợi


4

Điện

Cơ bản đạt

Đạt

Đạt

5

Trƣờng học

Cơ bản đạt

Đạt

Đạt

6

Cơ sở vật chất Văn hóa

Chƣa đạt

Đạt

Đạt


7

Chợ nông thôn

Chƣa đạt

Đạt

Đạt

8

Bƣu điện

Chƣa đạt

Đạt

Đạt

9

Nhà ở dân cƣ

Đạt

Đạt

Đạt


10

Thu nhập

Chƣa đạt

Đạt

Chƣa đạt

11

Hộ nghèo

Cơ bản đạt

Đạt

Đạt

12

Cơ cấu lao động

Chƣa đạt

Đạt

Đạt


13

Hình thức tổ chức sản xuất

Cơ bản đạt

Đạt

đạt

14

Giáo dục

Đạt

Đạt

Đạt

15

Y tế

Đạt

Đạt

Chƣa đạt


16

Văn hóa

Đạt

Đạt

Đạt

17

Mơi trƣờng

Cơ bản đạt

Đạt

Chƣa đạt

18

Hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững

Đạt

Đạt

Đạt


20


×