Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Nghiên cứu đặc điểm lâm học của loài chè tuyết camellia sinensis var asamica mast kitam tại xã y tý huyện bát xát tỉnh lào cai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.35 MB, 77 trang )

TĨM TẮT KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
1. Tên khóa luận: “Nghiên cứu đặc điểm lâm học của loài Chè tuyết
[Camellia sinensis var asamica ( Mast.) Kitam] tại xã Y Tý, huyện Bát Xát, tỉnh
Lào Cai”.
2. Sinh viên thực hiện: Vàng A Tếnh
3. Giáo viên hƣớng dẫn: NGƢT.PGS.TS Trần Ngọc Hải
4. Mục tiêu nghiên cứu: Góp phần bảo tồn và phát triển loài Chè tuyết
(Camellia sinensis var asamica ( Mast.) Kitam) tại xã Y Tý, huyện Bát Xát, tỉnh
Lào Cai.
5. Nội dung nghiên cứu:
- Nghiên cứu đặc điểm phân bố
- Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học của loài Chè tuyết
- Đánh giá tình hình gây trồng và thị trƣờng của lồi Chè tuyết tại xã Y
Tý, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai.
6. Những kết quả đạt đƣợc:
- Loài Chè tuyết [Camellia sinensis var asamica ( Mast.)] mùa ra chồi vào
đầu xuân, từ tháng 2 đến tháng 5.
- Mùa rụng lá: Là cây xanh quanh năm, không rụng lá theo mùa.
- Chồi hoa: Nụ hoa đƣợc hành thành từ tháng 1. Hoa nở: Nụ hoa đƣợc
hành thành sau khoảng 2 tuần thì nở. Tức vào thời điểm từ đầu tháng 1 đến đầu
tháng 3 là cây sẽ liên tục có hoa và nụ hoa. Tuy nhiên, số lƣợng hoa phụ thuộc
vào tình trạng sinh trƣởng của cây.
- Hoa tàn: Hoa thƣờng tƣơi khá lâu, từ 1 – 2 ngày sau khi nở. Sau khi đã
nở cực đại, hoa thƣờng rụng khỏi đài chứ không rụng từ cuống hoa.
- Quả non: Đến khoảng tháng 3 – 4 thì quả bắt đầu đƣợc hình thành, lúc
đầu quả cịn non thì có màu xanh, sau chín hóa gỗ màu xám nâu.
- Quả chín: sau khi ra quả tầm 4 – 5 tháng thì quả chín, tức khoảng tháng
9 – 10.
i



- Lồi Chè tuyết có khu vực phân bố tƣơng đối hẹp, chỉ thấy xuất hiện 2
Sinh cảnh: Sinh cảnhtrung bình và rừng phục hồi.
- Địa hình có Chè tuyết phân bố thƣờng hiểm trở, độ cao trung bình từ
1300 – 1800m so với mực nƣớc biển, độ dốc trung bình 20 - 30˚. Tổng lƣợng
nƣớc mƣa bình quân trong một năm đối với cây Chè tuyết khoảng 1800 –
2500mm.
- Chiều cao trung bình của rừng nơi có Chè tuyết (Hvn) là 14m; D1.3
trung bình là 23,2cm; Dt trung bình là 4,8m. Có độ che phủ là 60 – 75%.
- Nơi phân bố của Chè tuyết chủ yếu là sƣờn núi và chân núi nên thành
phần cây bụi thảm tƣơi tƣơng đối đa dạng bao gồm: Lấu, dƣơng xỉ, bòng bong,
ráy rừng, cây cỏ lào tím, mâm xơi, chít,... có độ che phủ trung bình từ 45 – 70%.
- Chè tuyết chủ yếu sống trên đất ẩm, đất thịt trung bình, độ sâu tầng đất
trung bình 71,67cm; tầng đất mặt đối xốp, có màu xám đen, màu đen, tầng thảm
mục chủ yếu là vật rơi rụng, cỏ và xác sinh vật, vi sinh vật, độ dày trung bình
của tầng thảm mục là 4,33cm, tỷ lệ đá lẫn 5 – 10%, đất ẩm,...
- Chè tuyết tái sinh bằng hạt và chồi tƣơng đối tốt. Điều này mở ra hy
vọng cho bảo tồn bằng phƣơng pháp giâm hom tạo giống Chè tuyết.
- Xác định đƣợc 2 kênh thị trƣờng tiêu thụ Chè tuyết tại Y Tý, việc bn
bán lồi này diễn ra mạnh, thị trƣờng đầu ra chủ yếu là Trung Quốc.
- Đề xuất đƣợc 3 nhóm giải pháp chính cho việc bảo tồn và phát triển loài
Chè tuyết tại địa phƣơng.

ii


LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian học tập và nghiên cứu tại trƣờng Đại học Lâm Nghiệp
chƣơng trình đào tạo khóa 2015 – 2019 đã bƣớc vào giai đoạn kết thúc. Để đánh
giá kết quả của sinh viên trƣớc khi ra trƣờng, đƣợc sự nhất trí của trƣờng Đại
học Lâm Nghiệp, Khoa QLTNR & MT, thầy giáo NGƢT.PGS.TS Trần Ngọc

Hải tôi tiến hành thực hiện đề tài tốt nghiệp “Nghiên cứu đặc điểm lâm học
của loài Chè tuyết [Camellia sinensis var asamica ( Mast.) Kitam] tại xã Y
Tý, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai”.
Sau thời gian làm việc khẩn trƣơng, nghiêm túc đến nay khóa luận đã
hồn thành. Để có đƣợc kết quả này, trƣớc hết tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới
ban giám hiệu, các thầy cô trong khoa Quản lý tài nguyên rừng và môi trƣờng đã
giúp tơi hồn thành khóa luận này.
Tơi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Ban lãnh đạo và các cán bộ công nhân
viên xã Y Tý, cán bộ Kiểm lâm tại xã Dền Sáng và bà con địa phƣơng nơi tơi
thực tập đã giúp tơi hồn thành cơng việc.
Tơi xin bày tỏ lòng biết ơn tới thầy giáo NGƢT.PGS.TS Trần Ngọc Hải
đã tận tình giúp đỡ, truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm và dành cho tôi
nhiều thời gian hƣớng dẫn, góp ý, sửa chữa khóa luận cũng nhƣ tình cảm tốt đẹp
trong quá trình thực hiện đề tài.
Mặc dù đã cố gắng nỗ lực nhƣng do hạn chế nhiều mặt, kinh nghiệm,
phƣơng tiện nghiên cứu và thời gian nên khóa luận khơng thể tránh khỏi những
thiếu xót nhất định. Tơi mong nhận đƣợc sự đóng góp, bổ sung của các thầy cơ
giáo và các bạn đồng nghiệp để khóa luận của tơi đƣợc hồn chỉnh hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Hà nội, ngày 14 tháng 05 năm 2019
Sinh viên thực hiện

Vàng A Tếnh
iii


MỤC LỤC

TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ............................................................. i
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... iii

MỤC LỤC ............................................................................................................ iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ..................................................................... vii
DANH MỤC BẢNG .......................................................................................... viii
DANH MỤC HÌNH ............................................................................................. ix
ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ........................................................ 3
1.1. Tổng quan trên thế giới .................................................................................. 3
1.1.1. Lịch sử nghiên cứu về chi Trà trên thế giới ................................................ 3
1.1.2. Giá trị chi Trà – Cameeliia .......................................................................... 4
1.2. Tổng quan nghiên cứu ở Việt Nam ................................................................ 6
1.2.1. Những nghiên cứu ở Việt Namn về chi Chè Camellia và loài Chè tuyết. .. 6
1.2.2. Những văn bản pháp luật có liên quan đến công tác bảo tồn. .................... 8
CHƢƠNG 2 MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ..................................................................................................... 10
2.1. Mục tiêu........................................................................................................ 10
2.2. Đối tƣợng nghiên cứu................................................................................... 10
2.3. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 10
2.4 Nội dung nghiên cứu ..................................................................................... 10
2.5 Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................... 10
2.5.1 Chuẩn bị ..................................................................................................... 10
2.5.2 Phƣơng pháp điều tra ngoại nghiệp............................................................ 11
2.5.3. Xử lý nội nghiệp ........................................................................................ 20
CHƢƠNG 3 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC
NGHIÊN CỨU .................................................................................................... 24
3.1. Điều kiện tự nhiên ........................................................................................ 24
iv


3.1.1. Vị trí địa lý ................................................................................................ 24
3.1.2. Đặc điểm địa hình ..................................................................................... 24

3.1.3. Khí hậu ...................................................................................................... 24
3.1.4. Thủy văn .................................................................................................... 25
3.1.5. Thổ nhƣỡng ............................................................................................... 25
3.2. Các nguồn tài nguyên ................................................................................... 26
3.2.1. Tài nguyên đất: .......................................................................................... 26
3.2.2. Tài nguyên nƣớc:....................................................................................... 27
3.2.3. Tài nguyên rừng: ....................................................................................... 27
3.2.4. Tài nguyên nhân văn: ................................................................................ 28
3.2.5. Tài nguyên nhân lực: ................................................................................. 28
3.2.6. Tài nguyên môi trƣờng .............................................................................. 28
3.3. Lĩnh vực kinh tế - văn hóa – xã hội ............................................................. 28
3.3.1. Lĩnh vực kinh tế ........................................................................................ 28
3.3.2. Lĩnh vực về hạ tầng cơ sở ......................................................................... 28
3.3.3. Lĩnh vực về văn hóa – xã hội. ................................................................... 29
3.4. Các chính sách phát triển. ............................................................................ 29
3.5. Khả năng thu hút vốn đầu tƣ. ....................................................................... 30
CHƢƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................. 31
4.1. Đặc điểm lâm học của loài Chè tuyết ở Y Tý. ............................................. 31
4.1.1. Phân bố của Chè tuyết theo Sinh cảnh ...................................................... 32
4.1.2. Phân bố của Chè tuyết theo vị trí tƣơng đối.............................................. 32
4.1.3. Phân bố Chè tuyết theo hƣớng phơi .......................................................... 32
4.1.4. Đặc điểm điều kiện nơi mọc của Chè tuyết .............................................. 33
4.2. Nghiên cứu một số đặc điểm sinh vật học của Chè tuyết tại xã Y Tý, huyện
Bát Xát, tỉnh Lào Cai........................................................................................... 35
4.2.1. Nghiên cứu đặc điểm hình thái lá, thân , rễ, hoa và quả. .......................... 35
4.2.2. Đặc điểm vật hậu của loài Chè tuyết tại khu vực nghiên cứu................... 35
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra........................................................................ 36
v



4.2.3. Cấu trúc tổ thành rừng nơi có Chè tuyết phân bố. .................................... 37
4.2.4. Độ che phủ và tình hình cây bụi thảm tƣơi nơi Chè tuyết phân bố .......... 38
4.2.5. Đặc điểm tái tự nhiên của Chè tuyết và của lâm phần có Chè tuyết phân bố . 39
4.3. Đánh giá hiện trạng khai thác, sử dụng, tình hình gây trồng và thị trƣờng . 42
4.3.1. Hiện trạng khai thác và sử dụng Chè tuyết tại khu vực nghiên cứu ......... 42
4.3.2. Tình hình gây trồng Chè tuyết tại khu vực nghiên cứu. ........................... 44
4.3.3. Thị trƣờng kinh doanh loài Chè tuyết ....................................................... 46
4.4. Một số giải pháp để bảo tồn và phát triển các lồi trong nhóm Chè tuyết. . 49
4.4.1. Thực trạng công tác quản lý. ..................................................................... 49
4.4.2. Đề xuất giải pháp dựa trên kết quả nghiên cứu......................................... 52
KẾT LUẬN – TỒN TẠI – KIẾN NGHỊ............................................................. 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHẦN PHỤ LỤC HÌNH ẢNH
PHỤ BIỂU
BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN

vi


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

STT

Cụm từ viết tắt

Diễn giải

1

CTTT


Công thức tổ thành

2

D1.3

Đƣờng kính ngang ngực

3

Dt

Đƣờng kính tán

4

ĐHKHTN

Đại học Khoa học tự nhiên

5

ĐHLN

Đại học Lâm Nghiệp

6

ĐHNN


Đại học Nông Nghiệp

7

ĐHQG

Đại học Quốc gia

8

ĐT

Đông Tây

9

ĐTC

Độ tàn che

10

ĐTQH

Điều tra quy hoạch

11

Hvn


Chiều cao vút ngọn

12

NB

Nam Bắc

13

NN&PTNT

Nơng nghiệp và phát triển nơng thơn

14

ODB

Ơ dạng bảng

15

OTC

Ơ tiêu chuẩn

16

SOTC


Diện tích ơ tiêu chuẩn

17

ST&TN

Sinh thái và tài ngun

18

TB

Trung bình

19

THCS

Trung học cơ sở

20

UBND

Ủy ban nhân dân

21

VQG


Vƣờn quốc gia

vii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. Mật độ Chè tuyết trong các sinh cảnh ................................................... 31
Bảng 2. Mơ tả hình thái phẫu diện đất ................................................................ 34
Bảng 3. Sự xuất hiện các đặc điểm vật hậu theo thời gian ................................. 36
Bảng 4. Bảng CTTT cây tầng cây cao của từng Sinh cảnhtự nhiên ................... 37
Bảng 5. Đặc điểm hình thái tầng cây cao của các Sinh cảnh .............................. 37
Bảng 6. Tỷ lệ % cây theo chất lƣợng cây............................................................ 38
Bảng 7. Bảng tổng hợp tình hình cây bụi thảm tƣơi ........................................... 38
Bảng 8. Bảng mật độ cây tái sinh Chè tuyết trong từng sinh cảnh ..................... 39
Bảng 9. Bảng CTTT cây tái sinh ......................................................................... 40
Bảng 10. Bảng chất lƣợng và nguồn gốc cây tái sinh của cả lâm phần .............. 41
Bảng 11. Một số sản phẩm từ cây Chè tuyết có trong thị trƣờng tiêu thụ .......... 43
Bảng 12. Tông tin về ngƣời đƣợc phỏng vấn...................................................... 44
Bảng 13. Giá của một số sản phẩm của cây Chè tuyết ....................................... 48

viii


DANH MỤC HÌNH
Hình 01: Sinh cảnh rừng trung bình (Nguồn: Vàng A Tếnh, Y Tý, 2019)............ 2
Hình 02: Sinh cảnh rừng phục hồi (Nguồn: Vàng A Tếnh, Y Tý, 2019) .............. 2
Hình 03: Hình ảnh cây Chè tuyết (Nguồn: Vàng A Tếnh, Y Tý, 2019) ................ 3
Hình 04: Ngƣời dân thu hái búp Chè tuyết (Nguồn: Vàng A Tếnh, Y Tý, 2019) . 3
Hình 05: Cây giống trồng bị chuột gặm (Nguồn: Vàng A Tếnh, Y Tý, 2019)...... 4

Hình 06: Hoa Chè tuyết và hoa chè rụng (Nguồn: Vàng A Tếnh, Y Tý, 2019) .... 4
Hình 07: Hạt giống Chè tuyết (Nguồn: Vàng A Tếnh, Y Tý, 2019) ..................... 5
Hình 08: Nguyên búp và búp 2 lá của Chè tuyết đạt tiêu chuẩn thu hái (Nguồn:
Vàng A Tếnh, Y Tý, 2019) .................................................................................... 5
Hình 09: Hình thái lá Chè tuyết (Nguồn: Vàng A Tếnh, Y Tý, 2019) .................. 6
Hình 10 : Mùa ra búp Chè tuyết

Hình 11: Cây Chè tuyết trồng dƣới tán rừng

(Nguồn: Vàng A Tếnh, Y Tý, 2019) ...................................................................... 6
Hình 12: Vƣờn Chè tuyết trồng đƣợc 2 năm (Nguồn: Vàng A Tếnh, Y Tý, 2019)
............................................................................................................................... 7
Hình 13: Vƣờn Chè tuyết trồng đƣợc 4 năm (Nguồn: Vàng A Tếnh, Y Tý, 2019)
............................................................................................................................... 7

ix


ĐẶT VẤN ĐỀ

Rừng là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá và phong phú. Nó giữ vai trị
quan trọng khơng gì thay thế đƣợc trong nhiều lĩnh vực nhƣ phịng hộ, bảo vệ
mơi trƣờng, duy trì cân bằng sinh thái, bảo vệ đa dạng sinh học, bảo tồn nguồn
gen, bảo tồn cảnh quan, cung cấp nhiều loại lâm sản, lâm sản ngồi gỗ có giá
trị,... đáp ứng nhu cầu cơ bản ngày càng cao của con ngƣời.
Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Chính vì vậy đó đã
tạo nên những điều kiện thiên nhiên rất thuận lợi làm nền tảng cho các nhân tố
tự nhiên tác động, ảnh hƣởng và hình thành một hệ thực vật đa dạng.
Nhƣng một thực trạng đáng buồn là trong những năm gần đây dƣới áp lực
của khủng hoảng kinh tế tồn cầu, thiên nhiên biến đổi khó lƣờng, mơi trƣờng bị

ảnh hƣởng nghiêm trọng, bệnh tật ngày càng phát sinh mạnh dẫn đến nhu cầu
của con ngƣời về các loại dƣợc liệu chữa bệnh ngày càng tăng. Vì vậy mà những
lồi thực vật có giá trị dƣợc liệu đều đƣợc con ngƣời tận thu từ ngọn, lá, thân
đến cả gốc, rễ. Điều này ảnh hƣởng nghiêm trọng đến công tác bảo tồn các lồi
thực vật. Bên cạnh đó việc nghiên cứu nhân giống, gây trồng còn nhiều hạn chế,
chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu sử dụng của thị trƣờng là nguy cơ lớn đối với sự tồn
tại và phát triển của những loài cây này.
Từ những năm 90 của thế kỷ XX, Việt Nam đã phát hiện Chè tuyết ở
nhiều nơi, song mới dừng lại ở mức phát hiện và phân loại. Nghiên cứu về sinh
thái và gây trồng, sử dụng Chè tuyết cịn rất ít.
Theo tài liệu nghiên cứu đã xác định trong lá, hoa, quả của Chè tuyết có
chứa nhiều các khống chất, vitamin A,B,C,P giúp nhịp thở ổn định và đều đặn
hơn, chống lão hóa, thơng tiểu, bài trừ độc tố, kháng khuẩn chứng nhiễm trùng
máu, kiểm sốt lƣợng máu, giúp máu lƣu thơng ổn định hơn. Ngồi ra cơng
dụng Chè tuyết cịn giúp hỗ trợ việc bơm máu vào tim đầy đủ, tim đập đều và
hạn chế nhồi máu cơ tim.
Theo khảo sát sơ bộ tại khu vực xã Y Tý, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai
hiện có phân bố lồi Chè tuyết thuộc chi Chè (Camellia) – họ Chè (Theaceae).
1


Trong những năm gần đây hoạt động khai thác Chè tuyết để bán cho Trung
Quốc diễn ra mạnh mẽ trong địa bàn xã, thông qua các đƣờng quốc tế tiểu
ngạch. Phƣơng pháp khai thác chính là thu hái búp ngọn. Việc thu hái bừa bãi,
thiếu kiểm soát cây Chè tuyết đã làm suy giảm diện tích phân bố tự nhiên của
lồi cây này, gây thất thốt nguồn dƣợc liệu q của địa phƣơng. Đặc biệt là tình
trạng khai thác rừng, thay thế rừng tự nhiên bằng rừng trồng đang diễn ra mạnh
dẫn đến khả năng bảo tồn nguyên hiện trạng cũng nhƣ nguồn gen quý của loài
Chè tuyết tại địa phƣơng gặp rất nhiều khó khăn.
Xuất phát từ những lý do thực tiễn trên, tôi thực hiện đề tài nghiên cứu

“Nghiên cứu đặc điểm lâm học của loài Chè tuyết [Camellia sinensis var
asamica ( Mast.) Kitam] tại xã Y Tý, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai”, đề tài này sẽ
mở ra một hƣớng mới có triển vọng để phát triển tài nguyên cây thuốc, cây cảnh
quý hiếm, phục vụ cho nhu cầu sử dụng và xuất khẩu. Bên cạnh đó, góp phần rất
quan trọng trong việc bảo tồn nguồn gen quý của quốc gia, đồng thời góp phần
tạo sinh kế, nâng cao đời sống cho nhân dân khu vực xã Y Tý, huyện Bát Xát,
tỉnh Lào Cai.

2


CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan trên thế giới
1.1.1. Lịch sử nghiên cứu về chi Trà trên thế giới
Chi Trà danh pháp khoa học – Camellia là một chi thực vật có hoa trong
họ chè (Theaceae), có nguồn gốc ở khu vực miền đông và miền nam châu Á, từ
dãy Himalaya về phía đơng tới nhật bản và Indonesia. Hiện tại vẫn còn mâu
thuẫn liên quan tới số lƣợng loài đang tồn tại, với khoảng 100 – 250 loài đƣợc
chấp nhận tùy theo hệ thống phân loại. Chi Camellia đƣợc bắt đầu đƣợc nghiên
cứu bởi nhà thực vật Carolus Linnaeus ngƣời Thụy Điểm, từ đầu thế kỷ XVII
trong cuốn “Genera Plantarum”. Gần 20 năm sau mới có một số lồi đucợ
nghiên cứu và mơ tả nhƣ: Camellia japoinica, Camellia sinensis. Mặc dù lịch sử
nghiên cứu cịn có rất nhiều cịn rất nhiều thay đổi nhƣng nó đã đánh dấu bƣớc
khởi đầu trong việc nghiên cứu chi này.
Từ những năm đầu thế kỷ XX (1904 – 1921) nhà sƣu tập thực vật G.Forest
(ngƣời Anh) đã đến Vân Nam – Trung Quốc và thu tập các loài Camellia về trồng tại
vƣờn thực vật Hồng Gia Anh. Ơng đã đi sâu nghiên cứu chi Camellia trong cuốn
sách: “A rivision of the genus Camellia” vào năm 1958, giới thiệu và mô tả 82 lồi
trong đó có 62 lồi đã tiến hành phân loại đƣợc thành 12 nhánh và cịn 20 lồi do

thiếu đặc điểm cần thiết nên không phân loại đƣợc rõ ràng.
Sự phân bố chi Camellia ở châu Á, trong đó ở Trung Quốc có 238 lồi với
78 lồi độc hữu, tiếp đến là các nƣớc Lào, Ấn Độ, Thái Lan, Campuchia và
Indonesia.
Trung Quốc là quốc gia Châu Á đi đầu trong việc nghiên cứu, ứng dụng
và khai thác các nguồn lợi kinh tế từ cây trà. Đến thế kỷ XVII Trung Quốc đã
tạo ra đƣợc rất nhiều cây trà đẹp và hấp dẫn.
Đầu những năm 1950 ở Côn Minh việc nghiên cứu các loại trà hoa trở
thành hệ thống, đi sâu nghiên cứu nguồn giống, phân loại, lai tạo, lợi dụng và
phát triển nguồn giống, các ngân hàng Gen phục vụ cho mục tiêu sản xuất
nguyên liệu dùng cho công nghiệp sản xuất đồ uống, làm cảnh. Trung Quốc đã
3


xây dựng Vƣờn Camellia Quốc tế, trồng nhân tạo vùng trà hoa vàng nguyên liệu
rộng hàng chục hecta, nghiên cứu thành công các chế phẩm và sản xuất, xuất
khẩu hàng loạt dƣợc liệu và thực phẩm chức năng làm từ trà hoa vàng nhƣ
Superior tea, Golden Cameellia ( Một chai Golden Camellia trị giá khoảng 4,76
triệu đồng).
1.1.2. Giá trị chi Trà – Cameeliia
Các lồi thuộc họ Chè nói chung và các lồi thuộc chi Trà (Chè) nói riêng
đã đƣợc con ngƣời sử dụng với nhiều mục đích khác nhau. Dựa trên danh lục
các lồi trà đã đƣợc cơng bố chúng ta có thể xếp thành các nhóm chính sau:
 Giá trị kinh tế
- Dùng làm đồ uống
Trong chi Camellia có rất nhiều loài co giá trị cao về kinh tế. Đầu tiên
phải kể đến cây Chè – Camellia sinensis. Từ những năm trƣớc công nguyên,
ngƣời Trung Quốc đã dùng nhƣ một thứ nƣớc uống và sau đó đƣợc sử dụng phổ
biến ở Châu Á. Điều này đã đƣợc lƣu lại trong các bản ghi cổ của ngƣời Trung
Quốc. Đối với ngƣời Việt Nam, cây chè cũng đã trở nên rất quen thuộc, các

trung tâm trồng chè lớn của thế giới cũng tập trung ở Châu Á, chủ yếu là Trung
Quốc và Nhật Bản. Từ các nƣớc này, Chè đƣợc mang sang Ấn Độ, Srilanca và
sau đó đƣợc nhập vào Indonesia.
- Dùng làm dầu ăn
Một khía cạnh thƣơng mại quan trọng khác của chi Trà Camellia là hạt
của chúng có thể dùng để chƣng cất tinh dầu. Dầu của hơn 200 loài thuộc chi
Camellia đã đƣợc sử dụng làm thực phẩm và dùng cho các ngành công nghiệp
khác. Ở Nhật Bản, loại dầu ăn khá phổ biến và quan trọng đƣợc chiết từ hạt của
Camellia oleifera, Camellia japonica là lồi có vai trị tƣơng tự. Một số lồi
khác trong nhánh Oleifera nhƣ Camellia gauchowensis, Camellia vietnamensis
đang đƣợc sử dụng trong chƣng cất tinh dầu. Các loài Camellia semiserrata,
Camellia chekiangoleosa, Camellia reticulata cũng có rất nhiều tiềm năng khai
thác trong lĩnh vực này. Vỏ quả của Camellia chứa acid tanic sử dụng trong q
trình tạo độ dính bám và tăng sự đơng tụ của bê tông. Lá của Camellia chứa
4


xanthin, theophylin, theobromin, adenine, theanine, glycoside, oleic acid,
ancoloit, esters và những thành phần quan trọng khác đƣợc sử dụng trong công
nghiệp dƣợc phẩm.
- Dùng làm thuốc chữa bệnh
Một nghiên cứu về công dụng trà cho thấy dùng trà mang lại hiệu quả gần
90% trong việc ngăn ngửa chứng sạm da – một trong những nguyên nhân dẫn
đến ung thƣ da. Đặc biệt fluoride chứa trong trà giúp men răng vững chắc và
ngăn ngừa sự mục răng. Ở Nhật Bản, các thí nghiệm đã khẳng định trà có tác
dụng diệt một số loại vi khuẩn đƣờng miệng có hại cho răng và lợi. Gần đây, các
nhà khoa học Nhật Bản vừa phát hiện hoạt chất epigallocatechin gallate (EGCG)
trong trà xanh có tác dụng ngăn HIV bám vào tế bào miễn dịch khỏe mạnh.
Khám phá mới có thể đƣa tới những phƣơng pháp mới trồng lại căn bệnh nguy
hiểm này.

Tiến sĩ John Welsburger – thành viên cao cấp của tổ chức sức khỏe Hoa
Kỳ phát bằng: “Dường như những thành phần chứa trong trà có khả năng làm
giảm nguy cơ một số bệnh mã tính như đột quỵ, trụy tim và ung thu”.
Trong cơng trình nghiên cứu “To demonstrate the medical tre Docatment
and health protection value of GOLDEN CAMELLIA”, Giáo sƣ Chen Jihui và
Wu Shurung đã đƣa ra các kết luận và bằng chứng minh cho tác dụng chữa bệnh
của trà hoa vàng dựa trên các thí nghiệm lâm sàng đƣợc tiến hành trong một thời
gian dài.
 Giá trị về mặt sinh thái
Ngồi tác dụng làm cảnh, Chè tuyết có thể trồng thử nghiệm làm cây tầng
dƣới tại các đai rừng phòng hộ đầu nguồn. Nó là lồi cây chịu ƣa bóng ở tầng
dƣới. Nếu thử nghiệm thành cơng thì sẽ góp phần tích cực vào việc trồng rừng
hỗn lồi, nhiều tầng trong các đai rừng phịng hộ đầu nguồn đang có yêu cầu
hiện nay.
 Giá trị thẩm mỹ
Cũng nhƣ nhiều loài chè khác trong chi Camellia, giá trị đầu tiên dễ nhận
thấy nhất của Chè tuyết là làm cảnh. Màu trắng của Chè tuyết rất đặc trƣng, khó
5


có thể tạo đƣợc bằng phƣơng pháp lai tạo nên càng thu hút đƣợc nhiều sự quan
tâm của các lai tạo trên thế giới. Ngƣời Trung Quốc xem chè hoa là một trong
10 loại hoa có tiếng (Thập đại danh hoa).
1.2. Tổng quan nghiên cứu ở Việt Nam
1.2.1. Những nghiên cứu ở Việt Namn về chi Chè Camellia và loài Chè tuyết.
Ngƣời đầu tiên có trƣơng trình nghiên cứu về chi Chè Camellia là nhà
thực vật học nổi tiếng Elmer Drew Merill đã tiến hành nghiên cứu ở Biên Hòa,
Hà Tây (nay thuộc Hà Nội),... trong thời Pháp đang đô hộ Việt Nam. Tiếp đó là
nhà thực vật Pitard ngƣời pháp đã nghiên cứu thực vật ở một số tỉnh miền Bắc
Việt Nam nhƣ: Hà Tây, Hịa Bình, Hà Nội vào năm 1910 và ơng đã giới thiệu 3

lồi mới là Camellia Tonkinensis, Camellia jlava, Camellia amplexicaulis, đƣợc
giới thiệu trong cuốn sách “Flora Gene’rale De L’Indochine.
Dựa trên mẫu vật mang số hiệu 848, một trong số những mẫu vật đã đƣợc
Alfred Petelot thầy thuốc ngƣời Pháp tiến hành thu thập ở vùng núi Tam Đảo
(nay là VQG Tam Đảo) vào tháng 2 năm 1923 và đƣợc lƣu giữ tại phòng tiêu
bản thuộc trƣờng Đại học California (UC) thì nhà thực vật ngƣời Pháp Elmer
Drew Merill đã cơng bố lồi mới và đặt tên là Thea petelotii vào năm 1924 (in
Univ, Publ. Bot 10: 427). Theo luật danh pháp quốc tế, Robert Sealy một nhà
thực vật ngƣời Anh đổi thành Camellia petelotii (Merr.) Sealy vào năm 1958
trong tác phẩm “Revesion of the genus Camellia”.
Trong những năm của nửa đầu thế kỷ XX nhiều nhà thực vật đã tiến hành
nhiều đợt khảo sát và thu thập các mẫu vật trong đó có các lồi thuộc chi
Camellia. Trong số đó phải kể Eberhardt và Petelot đã thu thập đƣợc các mẫu
Camellia amplexicaulis và Camellia caudata. Năm 1943 nhà thực vật học
Gagnepain đã tiến hành nghiên cứu, phân loại và mô tả chi tiết 30 loiaf thuộc chi
Camellia, nhƣng khi so sánh, đối chiếu tài liệu của Sealy và Chang thì thực chất
chỉ có 28 lồi, cịn 2 lồi cịn lại là lồi có tên đồng nghĩa và các lồi này đã
đƣợc ơng cơng bố trong “Thực vật chí Đơng Dƣơng” bổ sung và xuất bản cùng
năm. Kể từ đó đến những năm 80 thế kỷ XX do nhiều lý do khác nhau mà các
cuộc khảo sát thực vật ít đƣợc quan tâm.
6


Từ năm 1943 đến tận năm 1994 mới có thêm một cơng trình nghiên cứu
của Nguyễn Hữu Hiến đã thống kê tất cả các loài của chi Camellia cùng một tác
giả ngƣời Pháp: Thống kê các chi Camellia có 37 lồi.
Từ năm 1990 đến 1998 đã có nhiều cuộc khảo sát của các nhà nghiên cứu
thuộc Viện ĐTQH rừng, Viện ST&TN, Trƣờng ĐHLN.
Năm 2007 trong tạp chí khoa học của trƣờng ĐHQG Hà Nội, Trần Ninh
đã cơng bố 2 lồi trà mới cho khoa học: Camellia hakodea Ninh và Camellia

tamdaoensis Ninh et Hakoda. Năm 2008, Trần Ninh và đồng nghiệp đã thu thập
đƣợc ở Tam Đảo 3 loài Trà, trong đó có 2 lồi Camellia hirsuta Hakoda et Ninh;
Camellia phanii Hakoda et Ninh lần đầu tiên gặp ở Tam Đảo.
Những năm gần đây, các loài thuộc chi Camellia mới đucợ nghiên cứu
rộng rãi và đã đạt đƣợc thành công. Trong cuốn luận văn tốt nghiệp “Phân loại
chi chè” của Trần Thị Phƣơng Anh, Khoa sinh học – Trƣờng ĐHKHT, tuy rằng
chỉ nghiên cứu ở một địa điểm là VQG Cúc Phƣơng với những loài đã nghiên
cứu trƣớc đây, song cũng đã phần nào góp phần vào việc làm chi tiết hơn sự đa
dạng của chi Camellia.
Trong các cơng trình nghiên cứu về các loài trong chi Camellia ở Việt
Nam: Hoàng Minh Chúc, Bùi Văn Khánh (năm 1996) đã làm nghiên cứu hình
thái và sinh trƣởng của 2 lồi Camellia hoa trắng và hoa vàng tại VQG Ba Vì.
Năm 2003, nhóm nghiên cứu bao gồm Nguyễn Thị Nga, Nguyễn Văn
Mùi, Trƣơng Quốc Phong, Khoa Sinh học, ĐHKHTN Hà Nội đã tiến hành
nghiên cứu nhân gen mã hóa rARN 5,85 ở lồi Trà Camellia petelotii nhằm mục
đích phục vụ cho các nghiên cứu phân loại phân tử tiếp theo. Và kết quả thu
đƣợc là: “1 – Đã tách chiết đƣợc ADN tổng số của loài Trà Camellia petelotii.
Sản phẩm ADN thu đƣợc đủ hàm lƣợng và độ sạch cho các nghiên cứu tiếp
theo. 2 – Đã nhân đƣợc đoạn gen mã hóa rARN 5,85 ở loài Trà Camellia
petelotii với cạp mồi thiết kế đặc hiệu cho chi trà Camellia”.
Năm 2008, khi tiến hành điều tra về đa dạng sinh học, Trần Ngọc Hải
(ĐHLN) cũng phát hiện Trà hoa vàng trong khu vực rừng tái sinh thuộc xã
Phƣớc Lộc (Đạ Huoai, Lâm Đồng).
7


1.2.2. Những văn bản pháp luật có liên quan đến công tác bảo tồn.
Trong nhiều thập kỷ gần đây các vấn đề liên quan đến đa dạng sinh học
đƣợc nhiều cơ quan và các nhà nghiên cứu sinh học chú ý. Nhà nƣớc cũng ban
hành nhiều chính sách, pháp luật có liên quan đên tài nguyên rừng để bảo vệ

nguồn tài nguyên quý giá. Cụ thể nhƣ Luật Bảo vệ và phát triển rừng ; Luật Đa
dạng sinh học, Nghị Định 32/NĐ-CP 2006; Sách Đỏ Việt Nam 2007, phần Thực
vật; Thông tƣ 18/2018/TT-BKHCN, quy định việc quản lý nhiệm vụ khoa học
và cơng nghệ về quỹ gen; bên cạnh đó, Việt Nam đã đăng ký thành công và
tham gia nhiều công ƣớc Quốc tế nhƣ Công ƣớc di sản thế giới 1987, Công ƣớc
đất ngập nƣớc – công ƣớc Ramsar năm 1988, công ƣớc Đa dạng sinh học, 1993;
Công ƣớc bn bán quốc tế các lồi động, thực vật hoang dã nguy cấp – CITES
1994,...
Trong Luật Đa dạng sinh học có đƣa ra khái niệm về bảo tồn nhƣ sau:
1, Bảo tồn đa dạng sinh học là việc bảo vệ sự phong phú của các hệ sinh thái tự
nhiên quan trọng, đặc thủ hoặc đại diện; bảo vệ môi trƣờng sống tự nhiên
thƣờng xuyên hoặc theo mùa của loài hoang dã, cảnh quan môi trƣờng, nét đẹp
độc đáo của tự nhiên; ni, trồng, chăm sóc lồi thuộc Danh mục lồi nguy cấp,
quý hiếm đƣợc ƣu tiên bảo vệ; lƣu giữ và bao quản lâu dài các mẫu vật di
truyền.
2, Bảo tồn tại chỗ là bảo tồn loài hoang dã trong mơi trƣờng sống tự nhiên của
chúng, bảo tồn lồi cây trồng, vật ni đặc hữu, có giá trị trong mơi trƣờng sống,
nơi hình thành và phát triển các đặc điểm đặc trƣng của chúng.
3, Bảo tồn chuyển chỗ là do bảo tồn lồi hoang dã trong mơi trƣờng sống tự
nhiên thƣờng xuyên hoặc theo mùa của chúng; bảo tồn loài cây trồng, vật ni
đặc hữu, có giá trị ngồi mơi trƣờng sống, nơi hình thành và phát triển các đặc
điểm đặc trƣng của chúng; lƣu giữ, bảo quản nguồn gen và mẫu vật di truyền
trong các cơ sở khoa học và công nghệ hoặc cơ sở lƣu giữ, bảo quản nguồn gen
và mẫu vật di truyền.
Từ các tài liệu đã thu thập về loài Chè tuyết và Chi trà – Camellia ở cả
Việt Nam và trên thế giới thì các thông tin về cây Chè tuyết ở Việt Nam chƣa có
8


hệ thống hoàn chỉnh, chƣa đi sâu nghiên cứu, cũng chƣa có những cơng bố

chính thức về cơng dụng, giá trị dƣợc liệu quan trọng của cây Chè tuyết . Từ đó
mà chƣa có cơng cụ pháp lý nào để bảo vệ cây Chè tuyết trƣớc tình trạng khai
thác nhƣ hiện tại, điều này có thể dẫn đến tuyệt chủng cây Chè tuyết ngoài tự
nhiên ở Việt Nam khi mà Trung Quốc vẫn đang săn lùng ráo riết.
Tại vùng núi cao của Y Tý nơi có Chè tuyết phân bố tự nhiên và đƣợc
ngƣời dân thu hái để sử dụng và bán từ nhiều năm nay, nhƣng chƣa có nghiên
cứu nào về đặc điểm lâm học của loài tại địa phƣơng. Vì vậy, nghiên cứu này sẽ
góp phần làm rõ thêm về một số đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của lồi
làm cơ sở khoa học cho cơng tác bảo tồn và phát triển loài cây bản địa cho lâm
sản ngoài gỗ của ngƣời dân vùng núi cao của Bát Xát.

9


CHƢƠNG 2
MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu
Góp phần bảo tồn và phát triển loài Chè tuyết [Camellia sinensis var
asamica ( Mast.) Kitam] tại xã Y Tý, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai
2.2. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tƣợng là loài Chè tuyết thuộc chi Trà, họ Chè (Theaceae) phân bố tại
xã Y Tý, huyện Bát xát, tỉnh Lào Cai.
2.3. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu
Về địa điểm: Tại xã Y Tý, huyện Bát xát, tỉnh Lào Cai
Về thời gian:
2.4 Nội dung nghiên cứu
 Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học của loài Chè tuyết
 Nghiên cứu đặc điểm phân bố
 Đánh giá tình hình gây trồng và thị trƣờng của loài Chè tuyết tại xã Y
Tý, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai

2.5 Phƣơng pháp nghiên cứu
2.5.1 Chuẩn bị
Chuẩn bị các tài liệu: kế thừa tài liệu tham khảo:
 Dựa vào các báo cáo xã, kiểm lâm ( buôn bán, khai thác sử dụng,..)
 Các tổ chức, dự á, chƣơng trình tại địa phƣơng
 Các tài liệu xuất bản liên quan đén địa phƣơng
 Điều tra tuyến, phƣơng pháp điều tra tuyến, OTC, số liệu
 Phỏng vấn: phỏng vấn ai, số lƣợng phỏng vấn, thị trƣờng buôn bán,...
 Thu tiêu bản mẫu:
+ Mẫu thứ nhất: Thân, cành, lá, hoa, quả và chụp ảnh
+ Mẫu thứ 2: Mẫu cây tái sinh
 Chuẩn bị các mẫu biểu điều tra: Tầng cây cao, cây bụi thảm tƣơi, cây
tái sinh
 Chuẩn bị các dụng cụ, máy gì để điều tra: GPS, bản đồ, la bàn, dao
phát, dây, thƣớc dây, cuốc,...
10


2.5.2 Phương pháp điều tra ngoại nghiệp
2.5.2.1. Điều tra sơ bộ
Khảo sát sơ bộ khu vực nghiên cứu để nắm đƣợc địa điểm nghiên cứu và
hƣớng di chuyển của các tuyến nghiên cứu và lập ơ tiêu chuẩn, diện tích khu vực
có Chè tuyết tập chung, xây dựng kế hoạch và thời gian điều tra ngoại nghiệp
đồng thời xác định vị trí cần đặt OTC, tuyến nghiên cứu ,nơi có lồi nghiên cứu.
Đặc điểm tình hình chung của khu vực nghiên cứu: tình hình phân bố sinh
trƣởng và phát triển chung của loài Chè tuyết.
2.5.2.2. Điều tra tỉ mỉ.
a) Phương pháp điều tra tuyến:
- Nguyên tắc điều tra tuyến: Tuyến điều tra phải đại diện, đi qua hầu hết
các dạng Sinh cảnhchính và địa hình trên tồn bộ diện tích nghiên cứu, theo đai

cao và theo Sinh cảnh. Có thể chọn nhiều tuyến theo hƣớng khác nhau, nghĩa là
các tuyến đó cắt ngang các vùng đại diện cho khu vực nghiên cứu.
- Số lƣợng tuyến điều tra dự kiến: 3 tuyến, cần ghi địa danh và tọa độ
điểm đầu, cuối của tuyến.
+ Tuyến 1: Từ chân núi Trung Tua Ma lên đến đỉnh núi thuộc thôn Hồng Ngài.
+ Tuyến 2: Từ điểm Trông Hua đến sƣờn núi Đơ Xá Chi thuộc thôn Hồng Ngài.
+ Tuyến 3: Từ Tua Ga Lƣ đến suối Sin San thuộc thơn Sin San 1.
Vị trí các tuyến trên bản đồ nhƣ sau (tuyến 1 đến tuyến 3 đƣợc đánh dấu
từ trái sang phải trên bản đồ):

11


b) Phương pháp lập OTC:
- Trên các tuyến điều tra, lập OTC đại diện cho các địa hình, các Sinh
cảnh, các độ cao và các hƣớng khác nhau. Các OTC đƣợc lập bằng thƣớc dây và
địa bàn và cọc tiêu.
( Chú ý: Khi lập OTC khơng lập sát đƣờng mịn, khơng lập nơi giơng khe)
- Về diện tích OTC;
+ Đối với rừng tự nhiên: SOTC = 1000 m2 (40x25), chiều dài ô đƣợc đặt
theo đƣờng đồng mức.
+ Đối với rừng tre nứa mọc tản: SOTC = 1000 m2 (40x25), do điều tra cây
Chè tuyết trong trạng thái tre nứa mọc tán nên diện tích OTC trong trạng thái
này nhƣ trạng thái của rừng tự nhiên.
Trên các OTC tiến hành thu thập các thông tin chung về OTC: Độ dốc xác
định bằng địa bàn, độ cao tuyệt đối thông qua bản đồ. Đếm số lƣợng các cá thể
Chè tuyết trong OTC. Các thông tin đƣợc ghi chép vào các biểu mẫu đã thiết kế,
cụ thể nhƣ sau:
12



c) Nghiên cứu đặc điểm hình thái lá, thân , rễ, hoa và quả.
Nghiên cứu đặc tính sinh học và sinh thái học của cây rừng có ý nghĩa rất
lớn trong sản xuất lâm nghiệp. Dựa vào các đặc điểm này của cây rừng, chúng ta
có thể đƣa cây rừng đến trồng đúng vùng sinh thái của chúng, nhƣ vậy sẽ tạo
điều kiện thuận lợi cho sinh trƣởng và phát triển của cây rừng. Không những
thế, khi biết đặc điểm sinh của loài cây, các nhà lâm học sẽ xác định đƣợc các
biện pháp kỹ thuật lâm sinh hợp lý tác động nhằm tạo ra những quần thể rừng
phù hợp với mục đích của ngƣời quản lý.
Hình thái thân rễ: Màu sắc, hình dạng.
Hình thái lá: Mơ tả các loại lá, hình thái rừng loại lá, màu sắc từng loại lá,
gân lá, kích thƣớc của từng loại lá.
Mùa sinh trƣởng trong năm.
d) Nghiên cứu đặc điểm phân bố của loài Chè tuyết
- Địa hình: Kết hợp điều tra theo tuyến, lập OTC và phỏng vấn ngƣời dân
và cán bộ kiểm lâm để làm rõ đặc điểm phân bố theo đai cao, theo Sinh cảnh,...
của Chè tuyết.
- Độ dốc: Dùng địa bàn cầm tay để xác định độ dốc tại điểm có Chè tuyết
phân bố, để đảm bảo độ tin cậy mỗi điểm đo 3 vị trí khác nhau sau đó lấy giá trị
trung bình.
- Độ cao: Sử dụng GPS và bản dồ địa hình để xác định độ cao tuyệt đối,
độ cao tƣơng đối nơi có Chè tuyết phân bố.
e) Điều tra đặc điểm cấu trúc rừng nơi cây Chè tuyết sống.

13


 Điều tra tầng cây cao:
Mẫu biểu 01: Điều tra tầng cây cao
OTC:


Diện tích:

Tọa độ:

Vị trí:

Ngày điều tra:

Độ cao tƣơng đối:

Độ dốc:

Ngƣời điều tra:

Trạng thái:

TT

Tên

D1.3(cm)

loài cây ĐT

NB TB

Hvn(m)

Dt(m)

ĐT

NB

TB

Phẩm

Ghi

chất

chú

Trong OTC đo đếm tồn bộ những cây có đƣờng kính D1.3 ≥ 6cm, với
mỗi cây tầng cao điều tra các chỉ tiêu sau: Xác định tên lồi cây.
Đo đƣờng kính (D1.3) bằng thƣớc kẹp kính với độ chính xác đến cm, đo
theo 2 hƣớng ĐT và NB, sau đó tính trị số bình quân.
Đo chiều cao vuốt ngọn (Hvn) của các cây bằng sào có vạch chia đến dm,
đo hình chiếu tán lá trên mặt phẳng ngang theo 2 hƣớng ĐT và NB, sau đó tính
trị số bình qn.
 Điều tra cây bụi thảm tƣơi
Trong mỗi otc, lập 5 ODB, mỗi ô có diện tích 4m2 (2x2), vị trí ODB đƣợc
bố trí theo sơ đồ sau:

14


Số liệu ODB ghi theo mẫu biểu 02:
Mẫu biểu 02: Điều tra cây bụi, thảm tƣơi, thực vật ngoại tầng

ODB:

OTC:

Vị trí:

Diện tích:

Độ cao tƣơng đối:

Ngày điều tra:

Thời tiết:

Trạng thái:

Ngƣời điều tra:

Tên lồi Htb(m) của Độ che
ODB

cây chủ

cây bụi

phủ

yếu

thảm tƣơi


(%)

Tình
hình
sinh
trƣởng

Trong đó độ che phủ đƣợc xác định bằng tỷ lệ % phủ kín mặt đất của cây
bụi, thảm tƣơi, thực vật ngoại tầng ODB.
 Xác định độ tàn che:
Đƣợc tính bằng tỉ lệ % hình chiếu đứng của diện tích tán tầng cây gỗ lên
trên mặt đất trên tổng diện tích OTC.
Độ tàn che OTC đƣợc xác định theo phƣơng pháp điểm, tại 100 điểm
đƣợc bố trí đều trên OTC. Tại mỗi điểm điều tra, dùng ống ngắm lên theo
phƣơng thẳng đứng, nếu gặp tán cây thì giá trị tàn che đƣợc ghi là 1, nếu gặp
mép tán cây thì giá trị tàn che đƣợc ghi là 0,5; nếu không gặp tán cây thì giá trị
tàn che đƣợc ghi là 0.
Khi đó độ tàn che (ĐTC) của OTC đƣợc tính bằng tổng giá trị tàn che đo
đƣợc chia cho tổng điểm đƣợc đo. Kết quả ghi vào mẫu biểu:

15


Mẫu biểu 03: Xác định độ tàn che của tầng cây cao
OTC:

Trạng thái:

Vị trí:


Hƣớng phơi:

Ngƣời đo:

Ngƣời đo:
STT
điểm

ĐTC

STT

ĐTC

điểm

STT
điểm

ĐTC

 Điều tra cây tái sinh
- Trong các ODB tiến hành đo đếm số lƣợng cá thể, kích thƣớc, tình hình
sinh trƣởng, nguồn gốc tái sinh của các cây thân gỗ có D1.3 nhỏ hơn 6cm.
- Xác định tình hình sinh trƣởng (Phẩm chất) cây tái sinh phân theo 3 mức
phẩm chất A,B,C (chỉ bao gồm những cây còn sống):
- Cây phẩm chất A – Tốt: Cây gỗ khỏe mạnh, thân thẳng, đều, không sâu
bệnh, xanh tốt.
- Cây phẩm chất B – Trung bình: Cây có một số đặc điểm nhƣ thân hơi

cong, bị sâu bệnh nhẹ, có thể có u bƣớu hoặc một số khuyết tật nhỏ nhƣng vẫn
có khả năng sinh trƣởng và phát triển đạt đến độ trƣởng thành.
- Cây phẩm chât C – Xấu: Là những cây bị sâu bệnh nặng, còi cọc, yếu, bị
khuyết tật nặng (cong queo, cụt ngọn,...) hoặc sinh trƣởng khơng bình thƣờng.
Kết quả điều tra đƣợc ghi vào mẫu biểu sau:

16


×