Tải bản đầy đủ (.pdf) (50 trang)

Đánh giá tác động môi trường của hoạt động trồng cà phê tại xã ẳng nưa huyện mường ảng tỉnh điện biên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (976.56 KB, 50 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
KHOA QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG & MƠI TRƯỜNG
---------

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MƠI TRƯỜNG
CỦA HOẠT ĐỘNG TRỒNG CÀ PHÊ TẠI XÃ ẲNG NƯA,
HUYỆN MƯỜNG ẢNG, TỈNH ĐIỆN BIÊN

NGÀNH: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
MÃ SỐ : 7440301

Giáo viên hướng dẫn

: TS. Dương Thị Bích Ngọc
ThS. Trần Thị Hương

Sinh viên thực hiện

: Vũ Ngọc Hà

Mã sinh viên

: 1654060408

Lớp

: 61A- KHMT

Khóa học


: 2016 - 2020

Hà Nội, 2020


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường Đại học Lâm
Nghiệp, tôi đã nhận được giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cơ. Nhân dịp này, tơi
xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến các thầy cơ, đặc biệt là TS. Dương Thị Bích
Ngọc và ThS.Trần Thị Hương đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình chỉ dẫn và giúp
đỡ tơi hồn thành luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của lãnh đạo, cán
bộHuyện ủy - Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân huyện Mường Ảng, tỉnh
ĐiệnBiên và bà con nhân dân xã Ảng Nưa đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong
việc thu thập tài liệu để thực hiện khố luận.
Tơi xin gửi lời cảm ơn tới các bè bạn và gia đình đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi giúp đỡ, động viên khích lệ tơi, đồng thời có những ý kiến đóng góp
quý báu trong q trình thực hiện và hồn thành khố luận.
Xin chân thành cảm ơn!
Điện Biên,ngày 05 tháng 05 năm 2020
Tác giả luận văn

Vũ Ngọc Hà

i


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................ i
MỤC LỤC ............................................................................................................. ii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ..................................................................... iv
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................. v
ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................................... 1
Chương 1.TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................................ 2
1.1.Tổng quan về đánh giá tác động môi trường .................................................. 2
1.1.1.Khái niệm đánh giá tác động môi trường..................................................... 2
1.1.2.Lịch sử ra đời của ĐTM ............................................................................... 2
1.1.3.Vai trò của Đánh giá tác động mơi trường ................................................... 4
1.2. Tình hình trồng cây Cà phê Chè(Coffea arabica) .......................................... 5
1.2.1. Trên thế giới ................................................................................................ 5
1.2.2. Tại Việt Nam ............................................................................................... 7
1.3. Đặc điểm cây Cà phê Chè (Coffea arabica) ................................................. 10
1.3.1. Đặc điểm sinh thái của cây Cà phê Chè .................................................... 10
1.3.2. Thời gian sinh trưởng và cho thu hoạch ................................................... 11
1.4. Tác động của hoạt động trồng Cà phê Chè tới môi trường .......................... 12
Chương 2.MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..... 14
2.1. Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................... 14
2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................ 14
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................ 14
2.2.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 14
2.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................... 14
2.4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 16
2.4.1.Phương pháp kế thừa tài liệu ...................................................................... 16
2.4.2.Phương pháp khảo sát thực địa .................................................................. 16
2.4.3. Phương pháp phỏng vấn qua phiếu điều tra (hộ gia đình) ........................ 16
2.4.4. Phương pháp tính tốn sử lý số liệu .......................................................... 17
Chương 3.ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN- KINH TẾ - XÃ HỘI ................................ 19
ii



CỦA KHU VỰC NGHIÊN CỨU ....................................................................... 19
3.1. Điều kiện tự nhiên ....................................................................................... 19
3.1.1. Vị trí địa lý ................................................................................................ 19
3.1.2. Địa hình ..................................................................................................... 19
3.1.3. Địa chất, thổ nhưỡng ................................................................................. 19
3.1.4. Khí hậu ...................................................................................................... 20
3.1.5. Tài nguyên ................................................................................................. 20
3.2. Điều kiện kinh tế, xã hội .............................................................................. 22
3.2.1. Điều kiện xã hội ........................................................................................ 22
Chương 4.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................ 25
4.1. Thực trạng trồng cà phê Chè tại xã Ẳng Nưa, huyện Mường Ảng, tỉnh Điện
Biên. .................................................................................................................... 25
4.2. Đánh giá tác động của hoạt động trồng Cà phê Chè tới môi trường ........... 28
4.2.1. Tác động đến môi trường đất .................................................................... 28
4.2.2. Tác động đến môi trường nước ................................................................. 32
4.2.3.Tác động đến môi trường khơng khí .......................................................... 33
4.2.4. Tác động đến các yếu tố xã hội ................................................................. 34
4.3. Đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động môi trường từ hoạt động trồng Cà
phê Chè ................................................................................................................ 34
4.3.1.Giải pháp cải thiện môi trường đất............................................................. 34
4.3.2. Biện pháp cải thiện môi trường nước ........................................................ 38
4.3.3. Biện pháp cải thiện mơi trường khơng khí................................................ 38
4.3.4. Biện pháp nâng cao nhận thức canh tác người dân ................................... 38
Chương 5.KẾT LUẬN- TỒN TẠI- KIẾN NGHỊ ............................................... 39
5.1.Kết luận ......................................................................................................... 39
5.2 Tồn tại............................................................................................................ 40
5.3 Kiến nghị ....................................................................................................... 40
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


iii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Viết tắt
BVTV
KHHGD
NC
NN&PTNT
UBND

Diễn giải
Bảo vệ thực vật
Kế hoạch hóa gia đình
Nghiên cứu
Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn
Ủy ban nhân dân

iv


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. 1: 10 quốc gia dẫn đầu sản lượng cà phê ................................................. 6
Bảng 1.2: Diện tích trồng cà phê của Việt Nam theo khu vực ............................. 9
Bảng 3.1: Biến động diện tích theo mục đích sử dụng đất năm 2016-2018 ....... 21
Bảng 3.2: Dân số, lao động xã Ẳng Nưa năm 2017 - 2019 ................................ 23
Bảng 3.3: Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây trồng chính của xã Ẳng
Nưa năm 2017-2019 ............................................................................................ 24
Bảng 4.1: Tình hình trồng cà phê tại xã Ẳng Nưa từ năm 2017 - 2019 ............. 25
Bảng 4.2. Kết quả tính tốn mức độ xói mịn đất tại khu vực nghiên cứu ......... 29

Bảng 4.3. Tiêu chuẩn đánh giá cường độ xói mòn đất xác định theo kết quả
nghiên cứu của Trường Đại học Lâm nghiệp (Nguyễn Hải Tuất và cộng sự,
1997) .................................................................................................................... 29
Bảng 4.4 Phân bón, thuốc BVTV thường xuyên xử dụng tại xã nghiên cứu ..... 30

v


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Sơ đồ phát triển diện tích và sản lượng cà phê Việt Nam .................. 10
Hình 4.1: Vườn cà phê Bản Co Sáng .................................................................. 26
Hình 4.2: Vườn cà phê Bản Củ ........................................................................... 26

vi


ĐẶT VẤN ĐỀ
Xã Ẳng Nưa nằm ở phía tây của huyện Mường Ảng, cách trung tâm
huyện khoảng 3km, là xã có địa hình phức tạp, được hình thành bởi các dãy núi
cao, sườn dốc. Các dãy núi này phần lớn là núi đá vôi, thuận lợi phát triển cây
công nghiệp. Trên cơ sở tính chất điều kiện tự nhiên và mục tiêu phát triển kinh
tế xã hội của địa phương, xã Ẳng Nưa chọn cây Cà phê Chè là một trong những
cây cơng nghiệp chính trong chính sách phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
Theo số liệu thống kê năm 2017 của xã cho thấy xã Ăng nưa có diện tích
số dân và diện tích đất trồng Cà phê Chè nhiều nhất so với địa bàn huyện. Ngoài
khả năng cung cấp cho địa bàn huyện, tỉnh còn cung cấp cho một số tỉnh khác
như: Thái Bình, Hà Nội, Lạng Sơn,…giúp tạo thu nhập và ổn định cuộc sống
cho người dân. Những năm qua, cây cà phê đã góp phần làm thay đổi diện mạo
mới cho toàn xã, diện tích trồng cà phê tại xã vẫn tiếp tục tăng lên.
Xác định rõ tiềm năng, thế mạnh cũng như những đóng góp của cây cà

phê đối với cơng cuộc phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo của địa phương,
đây là loại cây phù hợp với điều kiện tự nhiên và tập quán canh tác của nhân
dân. Để cây Cà phê Chè có được năng suất cao và ổn định đòi hỏi về chế độ
dinh dưỡng và kỹ thuật chăm sóc phải được thường xuyên và cao hơn so với các
loại cây công nghiệp khác. Tuy nhiên, hiện nay một số diện tích trồng Cà phê
Chè có biểu hiện ơ nhiễm môi trường đất bởi thuốc BVTV và một số lý do khác,
khơng khí bị ảnh hưởng bởi mùi chua của vỏ cà phê dùng để làm phân bón lại
cây.... Xác định rõ ngun nhân, tính chất ơ nhiễm mơi trường đất, đồng thời
đưa ra phương án phù hợp nhằm bảo vệ môi trường đất và phát triển cây cà phê
bền vững là việc làm cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Với lý do nêu trên, đề
tài “Đánh giá tác động môi trường của hoạt động trồng Cà phê tại xã Ẳng Nưa,
huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên”đã được đề xuất thực hiện. Kết quả nghiên
cứu sẽ đánh giá ảnh hưởng tới mơi trường đất, khơng khí, xã hội của việc trồng
cây Cà phê Chè (Arabica) làm cơ sở đề xuất một số giải pháp giảm hiểu tác
động hoạt động này tại khu vực nghiên cứu.

1


Chương 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.Tổng quan về đánh giá tác động môi trường
1.1.1.Khái niệm đánh giá tác động mơi trường
Cho đến nay đã có nhiều định nghĩa về đánh giá tác động môi trường (viết
tắt là ĐTM hoặc theo tiếng anh là Environmental Impact Assessment - EIA) như
sau:
Theo tổ chức quốc tế về đánh giá tác động: “Đánh giá tác động môi
trường là sự đánh giá khả năng tác động tích cực – tiêu cực của một dự án được
đề xuất đến môi trường trong mối quan hệ giữa các khía cạnh tự nhiên, kinh tế
và xã hội”.[9]

Theo Luật Bảo vệ môi trường 2014: “Đánh giá tác động mơi trường
(ĐTM) là việc phân tích, dự báo các tác động đến môi trường của dự án đầu tư
cụ thể để đưa ra các biện pháp bảo vệ môi trường khi triển khai dự án đó”.[7]
Như vậy, ĐTM về bản chất là cơng cụ phân tích, dự báo các tác động môi
trường của dự án. ĐTM là xem xét các tác động đối với mơi trường trước khi
quyết định có nên cho phép triển khai một dự án do nhà đầu tư đề xuất hay
khơng? Nếu cho phép thì cần điều chỉnh những gì?.[7]
1.1.2.Lịch sử ra đời của ĐTM
1.1.2.1.Trên thế giới
Năm 1969, Đạo luật chính sách mơi trường của Mỹ (NEPA), làm thời
điểm ra đời của Đánh giá tác động môi trường.Sau Mỹ, Đánh giá tác động môi
trường được áp dụng ở nhiều nước. Nhóm các nước sớm nhất gồm: Nhật,
Singapo, Hồng Kong (1972), tiếp theo là Canada (1973), Australia (1974), Đức
(1975), Pháp (1976), Philippin (1977) và Trung Quốc (1979).
Ngoài ra, các tổ chức quốc tế cũng rất quan tâm đến cơng tác ĐTM. Những
tổ chức có nhiều đóng góp cho công tác này trước hết phải kể đến Ngân hàng Thế
giới (WB), Ngân hàng phát triển châu Á (ADB), Cơ quan phát triển quốc tế của
Mỹ (USAID), Chương trình môi trường của Liên hợp quốc (UNEP)…

2


Hiện nay, hầu hết tất cả các nước đều đã ban hành luật và các quy định
dưới luật về ĐTM.[10]
1.1.2.2.Ở Việt Nam
Năm 1975 mới giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước, chúng ta cịn
tập trung vào cơng cuộc khơi phục lại sau chiến tranh. Tuy vậy ngay lập từ đầu
những năm 80 của thế kỷ trước, nhiều nhà khoa học Việt Nam đã tiếp cận công
tác ĐTM thông qua các hội thảo khoa học cũng như các khóa đào tạo môi
trường và ĐTM. Đầu tiên là GS. Lê Thạc Cán đứng đầu một nhóm gồm 7 nhà

khoa học Việt Nam, đã đến Trung tâm Đông – Tây ở Honolulu (Mỹ) nhằm
nghiên cứu về luật, chính sách mơi trường nói chung và ĐTM nói riêng. Sự kiện
này khơng chỉ mở đầu cho công tác nghiên cứu môi trường ở nước ta, mà cịn
mang tính tiếp cận và hịa nhập với cộng đồng quốc tế.[10]
Ngay trong thời gian từ 1978 đến 1990, do nhu cầu phát triển kinh tế, Việt
Nam đã đầu tư vào nhiều chương trình điều tra cơ bản cho các vùng Tây
Nguyên, vùng đồng bằng sông Cửu Long, các tỉnh giáp biển Miền
Trung…Nhưng những số liệu thu được từ các chương trình này được phân tích
dựa trên phương pháp tiếp cận tương tự như công tác kiểm kê hiện trạng môi
trường được quy định trong NEPA. Đặc biệt sau năm 1990, chương trình nghiên
cứu mơi trường mang mã số KT02-16 do GS. Lê Thạc Cán chủ trì đã được thực
hiện. Một số báo cáo ĐTM mẫu đã được lập như: báo cáo ĐTM nhà máy giấy
Bãi Bằng và ĐTM cơng trình thủy lợi Thạch Nham. Mặc dù lúc này ĐTM chưa
có tính hợp lý, song Đảng và Nhà nước đã nhìn thấy trước nhiệm vụ được đặt ra
và yêu cầu một số dự án cần phải thực thiện ĐTM như Thủy Điện Trị An, nhà
máy lọc dầu Thành Tuy Hạ.
Năm 1993, Luật BVMT lần đầu tiên của nhà nước đã ra đời thì một loạt
cơ quan quản lý môi trường đã được thành lập như Cục Môi trường trong Bộ
Khoa học Công nghệ và Môi trường (nay là Tổng cục Môi trường thuộc Bộ Tài
nguyên và Môi trường), các Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường (Sở Tài
nguyên và Môi trường) ở các địa phương cấp tỉnh và các thành phố trực thuộc

3


Trung ương. Phịng Tài ngun và Mơi trường tại các Huyện. Các trung tâm, các
viện nghiên cứu, theo dõi các vấn đề về môi trường lần lượt ra đời trên cả nước.
Công tác lập báo cáo ĐTM và thẩm định, phê duyệt và kiểm tra sau thực hiện
loại báo cáo này được coi là một nhiệm vụ hết sức quan trọng.[10]
Sau hơn 10 năm thực hiện, Luật BVMT 1993 đã được thay thế bằng Luật

BVMT 2005 (có hiệu lực từ ngày 01 tháng 07 năm 2006) với nhiều nội dung về
ĐTMrất thiết thực và cụ thể hơn. Luật đã dành riêng 6 điều ở chương 3 (Từ điều
18 đến điều 13) quy định về Đánh giá tác động môi trường.[10]
Hiện nay, Việt Nam đang áp dụng Luật BVMT 2014, trong Chương I:
Quy định chung đã dành riêng 11 điều (Mục 3: Từ điều 18 đến điều 28) quy
đinh về Đánh giá mơi trường rất rõ và cụ thể.[7]
1.1.3.Vai trị của Đánh giá tác động môi trường
Với sự quy hoạch phát triển không ngừng của các ngành trong xã hội như
công nghiệp, nông nghiệp, giao thông, thủy sản, du lịch – dịch vụ, đơ thị hóa…
nhằm đáp ứng nhu cầu con người theo sự gia tăng dân số mà không chú ý đúng
mức đến công tác BVMT, ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường, suy giảm tài
nguyên sinh vật, thay đổi khí hậu tồn cầu,… ngày càng nghiêm trọng. Để quản
lý môi trường được thắt chặt ĐTM đã được đưa vào trong khn khổ Luật
Chính sách mơi trường. Như vậy, ĐTM là công cụ để quản lý môi trường.[9]
ĐTM không những là cơng cụ quản lý mơi trường mà cịn là một nội dung
giúp quy hoạch dự án thân thiện với mơi trường và một phần của chu trình dự án.
Bên cạnh đó, ĐTM là cơng cụ được sử dụng rộng rãi nhất trong quản lý
mơi trường, nó thuộc nhóm các cơng cụ phân tích của quản lý mơi trường và là
một loại hình của báo cáo thơng tin mơi trường. Các dự án phát triển, ngoài việc
mang lại những lợi ích kinh tế cho xã hội cịn gây ra những tác động tiêu cực
cho con người và tài nguyên thiên nhiên. Vì vậy, cho đến nay hầu hết các nước
đã thực hiện ĐTM trong các dự án phát triển đã ngăn ngừa, giảm thiểu các hậu
quả tiêu cực tác động môi trường và xã hội.[9]

4


ĐTM cịn giúp phát hiện ra các tác động có hại đối với môi trường trước
khi chúng xảy ra, nhờ đó các nội dung được đề xuất giảm thiểu tới mức thấp
nhất hoặc được loại trừ và nếu các tác động tiêu cực này ở mức độ không thể

chấp nhận được thì dự án sẽ phải bãi bỏ. Như vậy, ĐTM không chỉ là một công
cụ quản lý môi trường mà cịn là biện pháp mang tính phịng ngừa sự hủy hoại
đối với mơi trường.
1.2. Tình hình trồng cây Cà phê Chè (Coffea arabica)
1.2.1. Trên thế giới
Theo truyền thuyết, sự xuất hiện của Cà phê bắt đầu từ năm 600 cùng với
sự phát hiện ra Cà phê Chè. Đến ngày nay, trồng và chế biến cà phê đã trở thành
một ngành cơng nghiệp trên tồn cầu và tạo cơng ăn việc làm cho hơn 20 triệu
người. Giá trị thương mại toàn cầu của cà phê chỉđứng thứ hai sau dầu lửa.Với
lượng tiêu thụước tính hàng năm trên 400 tỷ cốc, cà phê được công nhận là đồ
uống thông dụng và phổ biến nhất trên thế giới. Hiện nay cà phê được trồng ở
hơn 80 quốc gia trên toàn thế giới.
Loại cà phê thương mại được trồng phổ biến nhất là Cà phê Vối (Coffea
canephora) và Cà phê Chè (Coffea arabica). Ở một số nước, người ta còn trồng
cả cà phê Mít (Coffea exelsa) nhưng nhu cầu thị trường đối với loại cà phê này
còn tương đối thấp.
Trên thế giới hiện có khoảng 75 nước trồng cà phê và chủ yếu tập chung ở
Nam Mỹ, Châu Phi và Châu Á. Tổng diện tích cà phê thế giới khoảng 10 triệu
ha, trong đó có 4 nước trồng cà phê với diện tích xấp xỉ 1 triệu ha đến dưới 3
triệu ha: đó là Brazil trên 2,3 triệu ha, Indonesia 1,22 triệu ha, Colombia và
Coote d’Ivoire mỗi nước xấp xỉ 1 triệu ha.
- Brazil là quốc gia sản xuất cà phê lớn nhất thế giới và Brazil cũng là
nước tiêu thụ cà phê thứ 2 thế giới sau Mỹ. Với 2,3 triệu hecta chiếm gần 40%
tổng sản lượng thế giới, phần lớn nằm ở Minas Gerais, Sao Paulo và Parana, nơi
có khí hậu và nhiệt độ lý tưởng cho việc sản xuất cà phê.
- Nước sản xuất và xuất khẩu cà phê đứng thứ 2 thế giới là Việt Nam.

5



- Colombia là nước sản xuất cà phê đứng thứ 3 thế giới sau Brazil và Việt
Nam, nhưng là nhà sản xuất cà phê arabica lớn thứ hai thế giới sau Brazil.
Colombia cho biết nước này đã sản xuất 1,46 triệu bao loại 60 kg/bao cà phê
arabia trong tháng 7, tăng 18% so với một năm trước. Xuất khẩu cũng tăng 35%
lên 1,2 triệu bao. Liên đồn ước tính Colombia sẽ đạt 12,5 đến 13 triệu bao
trong năm 2015.
- Ngoài các quốc gia trên cịn có các nước được xếp thứ tự trong 10 quốc
gia sản xuất cà phê hàng đầu thế giới là Ethiopia, Ấn Độ, Honduras, Mexico,
Uganda, Guatemala.Sản lượng cà phê 10 nước đứng đầu chiếm gần 90% sản
lượng cà phê thế giới. Hai nước có sản lượng tăng ngoạn mục là Việt Nam và
Colombia.
Bảng 1. 1: 10 quốc gia dẫn đầu sản lượng cà phê
ĐVT: ngàn bao (60 kg)
Quốc gia

Năm
2010

2011

2012

2013

2014

Brazil

54.500


49.200

57.600

54.500

51.200

Việt Nam

19.415

26.000

26.500

29.833

29.350

Colombia

8.525

7.655

9.927

12.075


12.500

Indonesia

9.325

8.300

10.500

9.500

8.800

Ethiopia

6. 125

6.320

6.325

6.345

6.350

Ấn Độ

5.035


5.230

5.303

5.075

5.100

Honduras

3.975

5.600

4.725

4.400

5.000

Uganda

3.212

3.075

3.600

3.850


4.000

Mexico

4.000

4.300

4.650

3.800

3.900

Guatemala

3.960

4.410

4.010

3.415

3.615

Thế giới

140.417


143.897

154.816

152.512

149.801

Nguồn: USDA, Coffee: World Markets and Trade 2015

6


1.2.2. Tại Việt Nam
Cây cà phê bắt đầu được trồng ở Việt Nam từ cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ
20,các đồn điền cà phê đầu tiên được thành lập ở vùng Kẻ Sở, Bắc Kỳ năm
1888. Sau đó mở rộng ra Phủ Lý, Ninh Bình rồi vào đến Kon Tum, Di Linh.Đến
năm 1994 tổng diện tích cà phê trong cả nước đạt 150.000ha, vẫn chiếm một tỷ
lệ khiêm tốn (1,32%) trong tổng diện tích các loại cây trồng của Việt Nam. Vào
cuối thập kỷ 90, diện tích trồng cà phê đã tăng lên nhanh hơn bình quân
20,7%/năm, đưa tổng diện tích cây cà phê năm 2000 lên đến 516,7 nghìn ha,
chiếm 4,14% tổng diện tích cây trồng của Việt Nam, đứng thứ 3 chỉ sau lúa
(61,4%) và ngô (5,7%). Nếu so với năm 1980, diện tích cà phê của Việt Nam
năm 2000 đã tăng gấp 23 lần và sản lượng tăng gấp 83 lần. Tuy nhiên do quá
trình canh tác và sản xuất chưa hợp lý của người dân cả nước khiến chất lượng
môi trường sản xuất cây cà phê ngày càng suy giảm nghiêm trọng. Vì vậy trong
nước đã có nhiều đề tài nghiên cứu về vấn đề này như:
Nghiên cứu do Ngơ Đình Quế, Nguyễn Thu Hương, Nguyễn Thanh Tùng
và Tạ Thu Hoà trực tiếp thực hiện (2004) về “Đánh giá ảnh hưởng của cà phê
đến môi trường ở Tây Nguyên” của Trung tâm Nghiên cứu Sinh thái và Môi

trường rừng (VASF) – Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam thực hiện vào
2004, việc trồng cây cafe có ảnh hưởng đến mơi trường rừng.Theo đó, họđãđánh
giá ảnh hưởng của vườn trồng cafe đến một số yếu tố liên quan đến môi trường
vàđa dạng sinh học ở một số vùng trọng điểm theo các lố liệu thực tế có thểđo
đạc được.Kết quả nghiên cứu là mơi trường tự nhiên đã bịảnh hưởng nghiêm
trọng kể từ những năm 1990, khi mà Nhà nước bắt đầu khuyến khích khai thác
đất rừng để trồng cafe.Chẳng hạn, đến năm 2000 độ che phủ rừng ở Đăk Lăk đã
giảm 52% (chỉ còn 1 triệu ha). Bên cạnh đó suy giảm tài nghiên rừng khơng
chỉđơn thuần là diện tích rừng bịảnh hưởng mà cịn giảm chất lượng rừng, thiệt
hại, suy giảm nguồn nước, xói mịn đất, mất khả năng phịng hộ.[6]
Nghiên cứu Lê Đình Huy, Lê Thanh Bồn, Trần Thị Kiều My Trường Đại
học Nông Lâm - Đại học Huế về “Thực trạng suy thối đất trồng cây cơng

7


nghiệp trên địa bàn huyện Gio Linh, tỉnhQuảngTrị “. Loại cây trồng phục vụ
cho sản xuất công nghiệp như cao su, keo lai, hồ tiêu.Trong quá trình sản xuất,
người dân do thiếu kinh nghiệm thâm canh, điều kiện kinh tế cịn khó khăn kết
hợp với sự thiếu hiểu biết và thiếu ý thức trong việc bảo vệ bồi dưỡng đất, đã
khiến hai nhóm đất này bị thối hóa các đặc tính vốn q của nó như hàm
lượng mùn, hàm lượng dinh dưỡng, cấu trúc đất bền vừng, độ tơi xốp. Do đó,
đất ngày càng mất dần sức sản xuất, đất chai cứng và rất khó để có thể phục
hồi. [3]
Nghiên cứu do Th.S Trần Thị Huyền Anh, TS Phan Thanh Bình, Th.S
Vương Phấn, KS Nguyễn Thị Mai, KS Phạm Văn Thao, Th.S Trần Thị Minh
Huệ về “ Nghiên cứu, sản xuất chế phẩm tăng tính chịu hạn cho cây cà phê tại
Đăk Lăk “ do Viện Khoa học Kỹ thuật Nơng lâm nghiệp Tây Ngun chủ trì. [1]
“ Nghiên cứu xác định các yếu tố hạn chế của đất cà phê vùng trồng cà
phê già cỗi và các giải pháp khắc phục đề tái canh có hiệu quả “ Đề tài cấp Bộ,

phối hợp thực hiện với Viện Quy hoạch Thiết kế Nông nghiệp. 2011 - 2014.
Nghiên cứu do Nguyễn Văn Minh về “ Nghiên cứu một số biện pháp kỹ
thuật bón phân cho cà phê vối ( Coffea Canephora Pierre ) giai đoạn kinh doanh
trên đất Bazan tại Đăk Lăk “. [5]
Ở Việt Nam Ở Việt Nam hiện nay, cà phê cùng với cao su, hồ tiêu và cây
điều là những cây cơng nghiệp chủ lực có giá trị lớn và đem lại giá trị kim ngạch
xuất khẩu cao. Diện tích cà phê của cả nước năm 2012 đạt 614.500 ha, chiếm
khoảng 18% tổng diện tích đất trồng cây lâu năm, xếp thứ 3 sau cây ăn quả và
cao su; Tạo việc làm ổn định hàng năm cho hơn 5 triệu người người lao động và
đem lại kim ngạch xuất khẩu hơn 3 tỉ đô la Mĩ, chiếm hơn 20% so với tổng kim
ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản cả nước.
Tổng diện tích bao phủ bởi canh tác cà phê ước tính khoảng 600.000ha,
với các tỉnh trồng cà phê chính nằm ở Tây Nguyên, bao gồm Đăk Lăk (190.000
ha), Lâm Đồng (162.000 ha), Đăk Nông (135.000 ha), Gia Lai (82.000 ha) ) và
Kon Tum (13.500 ha). Khu vực miền núi phía Bắc, năm 2018 diện tích gieo

8


trồng ngày càng tăng ở Sơn La tăng từ 10650 đến 12000 ha, diện tích trồng cà
phê ở Điện Biên từ 3385 đến 4500 ha, đây chủ yếu là diện tích trồng mới.Có tới
86.000 ha diện tích thu hoạch cây cà phê hơn 20 năm tuổi, chiếm khoảng 13%
tổng diện tích cà phê, khoảng 140.000 – 150.000 ha từ cây 15-20 tuổi, trong
những năm gần đây, cây cà phê trẻ có năng suất lên 4-5tấn/ha so với năng suất
trung bình từ 2,5 tới 2,6 tấn/ha. Cây già có năng suất ít hơn 2 tấn/ha, trồng lại
cây già là một ưu tiên lớn của kế hoạch trồng cây cà phê của nước ta.
Bảng 1.2: Diện tích trồng cà phê của Việt Nam theo khu vực
Tỉnh

Năm 2013


Năm 2014

Tỷ lệ năm

Mục tiêu tới

(ha)

(ha)

2014 (%)

năm 2020

Đắk Lắk

207.152

210.000

32,1

190.000

Lâm Đồng

151.565

153.432


23,5

150.000

Đắk Nơng

122.278

122.278

18,7

115.000

Gia Lai

77.627

78.030

11.9

75.000

Đồng Nai

20.000

20.800


3.2

20.000

Bình Phước

14.938

15.646

2.4

15.000

Komtum

12.158

13.381

2.0

12.500

Bà Rịa Vũng Tàu

7.071

15.000


2.3

6.000

Sơn La

9.000

10.650

1.6

7.000

Quảng Trị

5.050

5.050

0.8

5.000

Điện Biên

3.385

3.385


0.5

4.000

Các khu vực khác

5.700

5.000

0.9

-

Tổng

635.924

653.353

100

600.000

Nguồn: Bộ NN&PTNT, vietrade.gov.vn 2015
Sản lượng và xuất khẩu cà phê Việt Nam luôn tăng trưởng trong nhiều
năm qua và đang đứng thứ hai thế giới, nhưng giá trị sản phẩm chưa cao. Không
tăng diện tích trồng, tập trung phát triển chế biến, xây dựng thương hiệu và nâng
giá trị là hướng phát triển sắp tới của cà phê Việt.


9


Hình 1.1: Sơ đồ phát triển diện tích và sản lượng cà phê Việt Nam
Ngành cà phê được Nhà nước đặc biệt quan tâm xây dựng phát triển theo
hướng hiện đại, đồng bộ và bền vững. Ngày 30/7/2013, Bộ trưởng Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn đã ra quyết định số 1729/ QĐ-BNN-TCCB thành
lập Ban điều phối Ngành hàng cà phê Việt Nam. Đây là lần đầu tiên Việt Nam
có một ban điều phối ngành hàng nơng sản có sự tham gia đại diệncủa các cơ
quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp trong và ngoài nước, đặc biệt là có đại
diện của người trồng cà phê, nhằm tăng cường hợp tác công tư, nâng cao giá trị
của nông sản Việt Nam.
1.3. Đặc điểm cây Cà phê Chè (Coffea arabica)
1.3.1. Đặc điểm sinh thái của cây Cà phê Chè
- Thân cây, lá, rễ cà phê: Nếu để cây phát triển tự nhiên thì Cà phê Chè
có thể cao đến 6m, cà phê vối 8-10m, cà phê mít 15m. Tuy nhiên trong điều kiện
trồng tập trung, người ta thường hãm ngọn ở chiều cao 2-4m. Lá cà phê hình
oval thon dài, mặt trên xanh bóng màu đậm, mặt dưới nhạt màu hơn, cuống lá
ngắn. Cách gọi càChè, cà vối, cà mít cũng từ hình dáng lá mà ra. Rễ cà phê
thuộc dạng rễ cọc, đâm sâu vào đất 1 – 2m, bên cạnh đó cịn có hệ thống rễ phụ
tỏa ra xung quanh, nằm sát mặt đất để hút chất dinh dưỡng.
- Hoa cà phê: Hoa cà phê có màu trắng, 5 cánh, thường nở thành chùm.
Nếu để tự nhiên hoa sẽ nở rải rác quanh năm, trong trồng trọt người ta thường

10


tiến hành tưới vào đầu mùa khơ để kích thích hoa ra đồng loạt. Hoa nở kéo dài
3-4 ngày, thời gian thụ phấn chỉ vài giờ đồng hồ. Khi hoa nở có mùi thơm rất dễ

chịu. Nếu có dịp du lịch Tây Nguyên vào mùa tưới cà phê, bạn sẽ dễ dàng bắt
gặp hình ảnh những trang trại cà phê đồng loạt nở hoa trắng xóa, tỏa hương
thơm ngào ngạt
- Quả cả phê: Sau khi thụ phấn quả sẽ phát triển trong 7 đến 9 tháng và có
hình bầu dục, bề ngoài giống như quả anh đào. Trong thời gian chín, màu sắc
của quả thay đổi từ xanh sang vàng rồi cuối cùng là đỏ. Thông thường một quả
cà phê chứa hai hạt. Chúng được bao bọc bởi lớp thịt quả bên ngoài. Hai hạt cà
phê nằm ép sát vào nhau. Mặt tiếp xúc giữa chúng là mặt phẳng, mặt hướng ra
bên ngồi có hình vịng cung. Mỗi hạt cịn được bảo vệ bởi hai lớp màng mỏng:
một lớp màu trắng, bám chặt lấy vỏ hạt; một lớp màu vàng rời rạc hơn bọc ở bên
ngồi. Hạt có thể có hình trịn hoặc dài, lúc cịn tươi có màu xám vàng, xám
xanh hoặc xanh. Thỉnh thoảng cũng gặp nhưng quả chỉ có một hạt (do chỉ có
một nhân hoặc do hai hạt bị dính lại thành một).
1.3.2. Thời gian sinh trưởng và cho thu hoạch
- Cây cà phê sau khi trồng 3-4 năm sẽ ra quả. Những đợt quả đầu tiên
thường gọi là quả bói (hay cà bói) tùy theo mức độ sinh trưởng, nhu cầu thu
hoạch, người ta thường vặt bỏ hoa khơng cho đậu trái bói, dồn sức để cây phát
triển cành lá. Năm thứ 4 trở đi mới tiến hành thu hoạch đại trà.
- Giai đoạn 1-3 năm gọi là giai đoạn kiến thiết cơ bản, giai đoạn năm thứ
4 trở đi gọi là giai đoạn kinh doanh. Thông thường vườn cà phê sau 20-25 năm,
sẽ chuyển sang giai đoạn già cỗi, năng suất kém, cần phải trồng mới hoặc cắt
gốc và ghép chồi để cải tạo.
- Cà phê thu hoạch trong khoảng tháng 10 đến hết tháng 1 (Dương Lịch),
thời gian thu hoạch nhiều nhất là trong tháng 11. Bà con thường thu hoạch khi
quả bắt đầu chuyển sang màu đỏ, và hái rộ trong tháng 11 tránh những cơn mưa
cuối mùa làm rụng trái.

11



Sau khi thu hoạch cà phê được phơi khô trong nhiều ngày, sau đó dùng
máy xay để tách phần vỏ lấy phần nhân, phần vỏ cịn gọi là trấu có thể tận dụng
làm phân hữu cơ.
1.4. Tác động của hoạt động trồng Cà phê Chè tới môi trường
Trồng cà phê cũng như hoạt động nơng nghiệp hiện nay đang có tác động
khơng nhỏ đến mơi trường. Ngồi đem lại tác động tích cực đến kinh tế - xã hội
thì lại ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường đất, nước, không khí từ việc canh
tác khơng hợp lý của người dân. Vấn đề môi trường hiện là vấn đề đang được
quan tâm hàng đầu không chỉ Việt Nam mà cả nước ngồi.
Tác động đến mơi trường đất gây nên xói mịn rửa trơi đất, ơ nhiễm đất do
sử dụng phân bón hóa học, thuốc BVTV, xả rác thải bừa bãi và canh tác không
hợp lý như cày xới quá mạnh. Làm cho đất bị mất chất dinh dưỡng, mất kết cấu
đất, nhiễm những chất độc hại từ phân bón hóa học, thuốc BVTV.
Tác động đến môi trường nước như ô nhiễm nguồn nước mặt, nước ngầm
do sử dụng phân bón hóa học, thuốc BVTV. Ngồi ra mưa lớn gây cuốn trơi đất,
rác thải. Tác động đến khơng khí do phân bón và thuốc BVTV gây ảnh hưởng
trực tiếp đến sức khỏe con người.
Trong nước đã có những nghiên cứu về tác động của hoạt động trồng cà
phê tới môi trường như “ ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA CÀ PHÊ ĐẾN MÔI
TRƯỜNG Ở TÂY NGUN “ của Ngơ Đình Q 2004 [6]. Đưa ra những kết
luận như về mơi trường có bị tác động về kết cấu đất, chất lượng đất suy giảm,
mất đất do xói mịn.
Nguyễn Thị Lành luận văn về“Nghiên cứu ảnh hưởng của việc sử dụng
phân bón kẽm (Zn) cho cây cà phê vối trong thời kỳ kinh doanh tại Thành phố
Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk” (2010). [4]
Từ đó nhiều biện pháp bảo vệ mơi trường cà phê được đưa ra tuy nhiên
bên cạnh đó q trình thương mại hóa với việc sản xuất cà phê lợi tức cao đã
dẫn đến cơn sốt chuyển nhượng quyền sử dụng đất để trồng cà phê. Người dân
bản địa không kịp thích nghi với quan hệ thị trườngvề đất đai dù diện tích đất


12


trồng cà phê ngày càng tăng. Cùng với lối canh tác đa dạng độc đoán canh tác
theo kiểu độc canh, khơng đem lại hiệu quả kinh tế cao cịn kéo theo rất nhiều hệ
quả tới mơi trường.
Vì vậy cần bám sát vào lối canh tác của từng khu vực cùng tính chất, đặc
điểm địa hình để đưa ra những biện pháp hợp lý. Như đất đồi cần quan tâm tới
xói mịn rửa trơi thì cần thiết che phủ 100% bề mặt đất với cây cỏ, cây thân gỗ.
Do đất dễ bị mất kết cấu do địa hình dốc, dễ dàng bị rửa trôi đất khi mưa to.

13


Chương 2
MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
* Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá tác động của hoạt động trồng cà phê tới mơi trường từ
đó đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả của các mơ hình trồng Cà phê Chè tại xã
Ẳng Nưa, huyện Mừờng Ảng, tỉnh Điện Biên.
* Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá được thực trạng trồng cây Cà phê Chè tại xã Ẳng Nưa.
- Đánh giá được tác động của hoạt động trồng Cà phê Chè tới môi tự
nhiên và xã hội tại xã Ẳng Nưa.
- Đề xuất được các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực của hoạt động
trồng Cà phê Chè tại xã Ẳng Nưa.
2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu
- Cây Cà phê Chè(Coffea arabica). Trong khoá luận này gọi là cây Cà

phê Chè được trồng tại xã Ẳng Nưa – Huyện Mường Ảng – Tỉnh Điện Biên
- Các thành phần môi trường tự nhiên và xã hội chịu tác động bởi hoạt
động trồng và sản xuất Cà phê Chè tại xã Ẳng Nưa – Huyện Mường Ảng – Tỉnh
Điện Biên.
2.2.2. Phạm vi nghiên cứu
Diện tích trồng Cà phê Chè 20 tuổi thuộc 2 bản trồng cà phê đại diện
theo bộ nguyên tắc chung 4C và bộ tiêu chuẩn UTZ tại xã Ẳng Nưa, huyện
Mường Ảng, tỉnh Điện Biên.
2.3. Nội dung nghiên cứu
(1) Nghiên cứu thực trạng trồng Cà phê Chè tại xã Ẳng Nưa, huyện
Mường Ảng, tỉnh Điện Biên.
+ Có bao nhiêu hộ trồng cà phê so với toàn huyện.

14


+ Trung bình mỗi hộ trồng có bao nhiêu diện tích đất trồng (ha).
+ Tổng diện tích cà phê tồn khu vực NC, sự thay đổi diện tích này qua
các năm gần đây, trước khi trồng cà phê đất ở đó dùng vào mục đích gì.
+ Tổng số cơng nhân lao động tham gia trồng cà phê mỗi hộ.
+ Thị trường tiêu thụ sản phầm chính ( sản phẩm hạt sau khi tách vỏ )
+ Thời gian thu hoạch cà phê, q trình chăm sóc cà phê.
+ Sau mỗi lần thu hoạch người dân dùng biện pháp nào để cải tạo chất
lượng cây cà phê.
(2)Đánh giá tác động của hoạt động trồng Cà phê Chè tới môi trường
tại khu vực nghiên cứu.
+ Môi trường đất: Chất lượng môi trường đất trồng , tình hình chăn thả
gia súc, gia cầm, vấn đề sử dụng phân bón, thuốc BVTV, vứt rác thải rắn và
phương pháp canh tác đất của các hộ dân trồng cà phê tại 2 bản đại diện khu vực
nghiên cứu. Tính tốn mức độ xói mịn tại diện tích đất trồng tại xã.

+ Mơi trường khơng khí: Mùi chua từ vỏ cà phê được ái sử dụng làm phân
bón tại 2 bản đại diện khu vực nghiên cứu.
+ Môi trường nước: Mức độ và ảnh hưởng của nước mưa chảy chàn tại
khu đất bãi trồng cà phê xã nghiên cứu
+ Yếu tố xã hội: Lập phiếu điều tra đưa ra kết luận về vấn đề thu nhập, cơ
hội việc làm, dân trí, hoạt động trồng cà phê có đảm bảo đáp ứng duy trì cuộc
sống của các hộ có thu nhập phụ thuộc hoàn toàn vào trồng cà phê hay khơng?
Và hoạt động trồng cà phê có ảnh hưởng đến sức khỏe người dân không ?
(3) Đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của hoạt động trồng Cà phê
Chè tới môi trường khu vực nghiên cứu.
+ Biện pháp cải thiện, bảo vệ môi trường tại khu vực trồng cà phê.
+ Biện pháp nâng cao nhận thức canh tác người dân xã nghiên cứu.
+ Giải pháp tăng năng suất cây trồng

15


2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1.Phương pháp kế thừa tài liệu
Trên cơ sở kế thừa và chọn lọc các nghiên cứu đã được thực hiện trước
đây, các nguồn thông tin được kế thừa gồm:
- Báo cáo, số liệu về thực trạng trồng cà phê xã Ẳng Nưa từ năm 2017 đến
2019
- Tài liệu thống kê về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội xã Ẳng Nưa
- Các giáo trình, tài liệu về xói mịn đất từ hoạt động nơng nghiệp đến
mơi trường
- Khóa luận tốt nghiệp về xác định tính chất đất dưới mơ hình trồng cà
phê (coffea arabica) tại xã Ẳng Nưa
- Các thông tin trên trang web có liên quan đến nội dung nghiên cứu
2.4.2.Phương pháp khảo sát thực địa

- Thu thập thông tin về vấn đề nơi thực hiện nghiên cứu điều kiện tự nhiên
như độ dốc, điều kiện kinh tế- xã hội.
- Khảo sát sơ bộ về nơi thực hiện xây dựng dự án: có gần ao, hồ, khu dân
cư.Đánh giá sơ bộ chất lượng môi trường tại nơi nghiên cứu.
- Đồng thời, qua quá trình quan sát các yếu tố mơi trường, tìm hiểu các
nguồn phát thải đang có từ đó có thể đưa ra các nhận xét về hiện trạng môi
trường.
2.4.3. Phương pháp phỏng vấn qua phiếu điều tra (hộ gia đình)
- Đối tượng: Hộ dân thuộc xã Ẳng Nưa
- Số lượng: 10 hộ
- Danh sách các hộ:
1. Trần Thị Tươi
2. Lò Thị Thắm
3. Lị A Ắn
4. Nguyễn Tuấn Cương
5. Hừ A Đơng

16


6. Lò Thị Hà
7. Phạm Văn Tiên
8. Lò Thị Hồng
9. Lị Văn Cơng
10. Vừ A Hiển
- Nội dung chính: Điều tra phỏng vấn thu thập thơng tin về tình hình lao
động, việc làm, phương pháp canh tác, vấn đề rác thải, ảnh hưởng hoạt động
trồng cây Cà phê Chè tới đời sống sinh hoạt của 10 hộ dân điều tra
2.4.4. Phương pháp tính tốn sử lý số liệu
Phương pháp xác định xói mịn: Phương trình của GS. Vương Văn Quỳnh

- Trường Đại học Lâm nghiệp:
d = {2.31 x 10-6 K a2 }/{[(TC/H) + CP + TM]2 X}
Trong đó: d là cường độ xói mịn (mm/năm)
a là độ dốc mặt đất (độ)
TC là độ tàn che tầng cây cao được xác định theo phương pháp
mạng lưới điểm, lớn nhất là 1.0
H là chiều cao tầng cây cao (m)
CP là tỷ lệ che phủ mặt đất của lớp thảm tươi, cây bụi, được xác
định theo phương pháp mạng lưới điểm, lớn nhất là 1.0
TM là tỷ lệ che phủ lớp thảm mục trên mặt đất, được xác định theo
phương pháp mạng lưới điểm, lớn nhất là 1.0
X là độ xốp lớp đất mặt, trên các địa hình dốc độ xốp thượng khơng
vượt q 0,75
K là chỉ số xói mịn của mưa, hay đại lượng phản ánh năng lực gây
xói mịn đất của mưa, nó phụ thuộc vào lượng mưa ở khu vực nghiên cứu:
K = 12∑i=0 (Ri/25.4)[916+331lg[(-5.8263+2.481ln(Ri))/25.4]]/100]
Ri là lượng mưa tháng thứ i trong năm, tính bằng (mm/tháng)
Theo Hundon (1971) tốc độ hình thành đất trong điều kiện có canh tác ở
nhiệt đới khoảng 11,2 tấn/ha/năm, với dung trọng 1,4g/cm3 thì lượng đất mất

17


tượng đương là 0,8 mm/năm. Dựa vào ngưỡng hình thành này thì nhừng mơ
hình canh tác nơng lâm nghiệp hoặc hệ sinh thái rừng có lượng đất xói mịn
hàng năm d,0,8 mm/năm được coi là đảm bảo trong ngưỡng an tồn. Nói cách
khác mơ hình có khả năng bảo vệ đất hạn chế xói mịn.

18



×