ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
NGUYỄN VĂN TẤN
Tên đề tài:
“ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ MỘC
TRUYỀN THỐNG THỦ ĐỘ, XÃ AN TƯỜNG - HUYỆN VĨNH TƯỜNG
TỈNH VĨNH PHÚC”
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Khoa học môi trường
Khoa : Môi trường
Khoá học : 2010 - 2014
Thái Nguyên, năm 2014
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
NGUYỄN VĂN TẤN
Tên đề tài:
“ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ MỘC
TRUYỀN THỐNG THỦ ĐỘ, XÃ AN TƯỜNG - HUYỆN VĨNH TƯỜNG
TỈNH VĨNH PHÚC”
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Khoa học môi trường
Khoa : Môi trường
Khoá học : 2010 - 2014
Giáo viên hướng dẫn: TS. Vũ Thị Quý
Khoa Môi trường - Trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên
Thái Nguyên, năm 2014
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành đề tài tốt nghiệp em
đã được sự quan tâm, giúp đỡ của nhiều tập thể và các nhân. Nhân đây em xin
bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới:
Tập thể các thầy cô giáo trong Khoa Môi Trường, trường Đại học
Nông Lâm Thái Nguyên đã tân tình giúp đỡ em trong quá trình học tập và
nghiên cứu đề tài.
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn cô
giáo TS. Vũ Thị Quý đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình thực
hiện đề tài tốt nghiệp.
Qua thời gian 4 tháng thực tập tại Phòng TNMT huyện Vĩnh Tường
tỉnh Vĩnh Phúc em đã rút ra rất nhiều bài học thực tế mà khi ngồi trên ghế nhà
trường em chưa được biết đến, em xin chân thành cảm ơn toàn thể cán bộ,
nhân viên trong Phòng TNMT huyện Vĩnh Tường, người dân đã tận tình giúp
đỡ em suốt quá trình thực tập tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè đã giúp đỡ
động viên em trong suốt quá trình thực tập.
Trong quá trình thực tập và làm khóa luận, em đã cố gắng hết mình,
nhưng do kinh nghiệm và kiến thức của bản thân còn hạn chế nên khóa luận
của em không tránh được những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự tham
gia đóng góp ý kiến của các thầy cô và các bạn để chuyên đề của em được
hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !
Thái Nguyên, ngày 02 tháng 05 năm 2014
Sinh viên
Nguyễn Văn Tấn
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CN - TTCN : Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp
NN&PTNT : Nông nghiệp và phát triển nông thôn
TCCP : Tiêu chuẩn chính phủ
QĐ - UBND : Quyết định của ủy ban nhân dân
NĐ - HĐND : Nghị định - hội đồng nhân dân
BVMT : Bảo vệ môi trường
TN&BVMT : Tài nguyên và bảo vệ môi trường
TN&MT : Tài nguyên và môi trường
BTNMT : Bộ tài nguyên môi trường
QCVN : Quy chuẩn Việt Nam
ISO : Tiêu chuẩn Quốc tế
IEC : Chuẩn hóa quốc tế
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Trình độ kỹ thuật ở các làng nghề hiện nay 8
Bảng 2.2. Phân vùng môi trường các sông, suối, kênh, mương, khe, rạch 16
Bảng 4.1. Cơ cấu kinh tế năm 2012 của xã An Tường và làng Thủ Độ 22
Bảng 4.2. Dân số và lao động ở làng nghề Thủ Độ 23
Bảng 4.3 . Kinh nghiệm nghề mộc của lao động làng nghề Thủ Độ (N=30) . 24
Bảng 4.4. nguyên liệu và định mức sản xuất 26
Bảng 4.5. Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí làng nghề gỗ,
Thủ Độ, An Tường - Vĩnh Tường - Vĩnh Phúc năm 2011 33
Bảng 4.6. Kết quả phân tích chất lượng môi trường nước tại sông Hồng đoạn
chảy qua Thủ Độ (20/11/2012) 35
Bảng 4.7 : Kết quả phân tích chất lượng nước thải thôn
Thủ Độ (19/11/2012) 37
Bảng 4.8: Các loại bệnh thường gặp của người dân làng nghề Thủ Độ 39
Bảng 4.9. Phân tích SWOT về quản lý môi trường làng nghề Thủ Độ 47
DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Phân loại làng nghề Việt Nam theo loại hình sản xuất 6
Hình 2.2. Sự phân bố các làng nghề Việt Nam theo khu vực 7
Hình 4.1. Bản đồ vị trí huyện Vĩnh Tường 20
Hình 4.2. Quy trình sản xuất của làng nghề mộc Thủ Độ kèm dòng thải 27
Hình 4.3. Đánh giá của người dân về sự ô nhiễm nguồn nước ở
làng Thủ Độ
34
Hình 4.4: Vai trò của các tổ chức trong quản lý môi trường làng nghề Thủ Độ
40
MỤC LỤC
Trang
PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 2
1.3. YÊU CẦU NGHIÊN CỨU 2
PHẦN 2: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3
2.1. LÀNG NGHỀ VÀ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ Ở VIỆT NAM 3
2.1.1. Khái niệm làng nghề 3
2.1.2. Sự hình thành và phát triển làng nghề Việt Nam hiện nay 4
2.1.3. Đặc điểm và phân loại về làng nghề 5
2.1.4. Tình hình phát triển làng nghề Việt Nam hiện nay 6
2.2. VAI TRÒ CỦA LÀNG NGHỀ TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ _ XÃ HỘI VÀ SỨC
KHỎE CỘNG ĐỒNG 9
2.2.1. Tác động của sản xuất làng nghề tới kinh tế xã hội 9
2.2.2. Tác động của sản xuất làng nghề tới sức khỏe cộng đồng 11
2.3. Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG LÀNG NGỀ HIỆN NAY. 12
2.4. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG HOẠT ĐỘNG
LÀNG NGHỀ 13
2.4.1. Việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL), ban hành tiêu
chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật cấp trung ương 14
2.4.2. Quy phạm pháp luật (VBQPPL); ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ
thuật môi trường làng nghề theo thẩm quyền của địa phương) 15
PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU 18
3.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 18
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
18
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu
18
3.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 18
3.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18
3.3.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp 18
3.3.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp 19
3.3.3. Phương pháp thống kê, xử lý số liệu 19
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 20
4.1. TỔNG QUAN ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI LÀNG NGHỀ
THỦ ĐỘ 20
4.1.1. Điều kiện tự nhiên 20
4.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội 22
4.1.3. Lịch sử hình thành và phát triển làng nghề Mộc Thủ Độ 23
4.2. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ PHÁT SINH CHẤT THẢI TẠI LÀNG NGHỀ MỘC
THỦ ĐỘ 25
4.2.1. Tình hình sản xuất của làng nghề Thủ Độ 25
4.2.1.1. Quy mô sản xuất 25
4.2.1.2. Nguyên liệu và định mức sử dụng trong sản xuất 25
4.2.1.3. Quy trình sản xuất 27
4.2.2. Nguồn phát sinh, thành phần và hàm lượng chất thải ở làng nghề
Thủ Độ 29
4.2.2.1. Chất thải rắn 29
4.2.2.2. Chất thải lỏng 30
4.2.2.3. Bụi, tiếng ồn và hơi sơn 30
4.3. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ THỦ ĐỘ 32
4.3.1. Môi trường không khí 32
4.3.2. Môi trường nước 34
4.4. ẢNH HƯỞNG CỦA Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TỚI SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG 38
4.5. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ THỦ ĐỘ 39
4.5.1. Hệ thống quản lý môi trường làng nghề 39
4.5.2. Tình hình thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải 43
4.5.2.1. Tình hình thu gom và vận chuyển và xử lý chất thải rắn 43
4.5.2.2. Tình hình thu gom và xử lý nước thải 44
4.5.2.3. Tình hình xử lý bụi, tiếng ồn, hơi sơn 45
4.6. PHÂN TÍCH SWOT VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG
LÀNG NGHỀ 46
4.6.1. Phân tích SWOT 46
4.6.2. Đề xuất giải pháp 50
4.6.2.1. Giải pháp về quản lý 50
4.6.2.2. Giải pháp về tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức và trách
nhiệm về bảo vệ môi trường 51
4.6.2.3. Biện pháp xử lý 52
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 53
5.1. KẾT LUẬN 53
5.2. KIẾN NGHỊ 54
TÀI LIỆU T HAM KHẢO 55
1
PHẦN 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong những năm gần đây, làng nghề nông thôn Việt Nam đã phát triển
rất nhanh và đóng góp một phần quan trọng vào việc giải quyết công ăn việc
làm cho người lao động, tăng thu nhập cho người dân, thúc đẩy phát triển kinh
tế xã hội và tạo tiền đề cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Việc phát triển làng nghề đã đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội, tạo ra
công ăn việc làm cho nông dân, nâng cao thu nhập Song, bộ mặt của nông
thôn có làng nghề hiện nay đã “thay đổi” theo nhiều nghĩa. Trong đó có cả sự
thay đổi về chất lượng môi trường theo hướng tiêu cực. Theo kết quả khảo sát
của 52 làng nghề điển hình trong cả nước (do Bộ Tài nguyên và Môi trường
tổ chức) cho thấy, hiện có tới 46% làng nghề môi trường bị ô nhiễm nặng (đối
với không khí, nước, đất hoặc cả 3 dạng); ô nhiễm vừa và nhẹ đều chiếm
27% (Đặng Kim Chi, 2011).
Vấn đề ô nhiễm môi trường do các hoạt động sản xuất làng nghề gây ra
ở Việt Nam đã được đề cập đến qua nhiều thời kỳ trên nhiều khía cạnh như
kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường. Điển hình như các công trình “Làng
nghề thủ công truyền thống Việt Nam” của Bùi Văn Vượng (1998) hay cuốn
sách “Làng nghề Việt Nam và môi trường” năm 2005 và “Báo cáo hiện trạng
kinh tế - xã hội làng nghề Việt Nam” năm 2011 của Đặng Kim Chi, đã có
những nghiên cứu tổng quát nhất về vấn đề làng nghề và thực trạng ô nhiễm
môi trường các làng nghề hiện nay. Những nghiên cứu này nhìn chung đã giải
quyết được vấn đề lý luận cơ bản về các làng nghề, hiện trạng và xu hướng
phát triển, vấn đề ô nhiễm môi trường và một số giải pháp. Tuy nhiên, các
nghiên cứu đi sâu vào một làng nghề nào đó thì hiện nay hầu như chưa được
nghiên cứu một cách toàn diện. Mỗi khu vực làng nghề có những điều kiện và
thực tế khác nhau cho sự phát triển và bảo tồn. Hơn nữa, mỗi khu vực bị ô
nhiễm cũng có những nguồn gây ô nhiễm không giống nhau, vì vậy việc
nghiên cứu cụ thể, chi tiết để có thể đánh giá toàn diện về tiềm năng, thực
2
trạng cũng như xu hướng của các làng nghề có ý nghĩa quan trọng cả về khoa
học và thực tiễn.
Thôn Thủ Độ - An Tường là một làng nghề mộc truyền thống, nổi tiếng
về kĩ thuật làm đồ gỗ, đồ mĩ nghệ. Sản xuất làng nghề đã đóng góp vai trò
đáng kể trong phát triển kinh tế của huyện Vĩnh Tường nói chung và xã An
Tường nói riêng. Song, hiện tại hầu như chưa có nghiên cứu chi tiết nào về
tình hình môi trường của làng nghề.
Từ đó tôi chọn đề tài:
“Đánh giá thực trạng môi trường làng nghề mộc
truyền thống Thủ Độ, xã An Tường - huyện Vĩnh Tường - tỉnh Vĩnh Phúc”.
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Đánh giá hiện trạng môi trường và tình hình quản lý môi trường làng
nghề mộc Thủ Độ, từ đó đưa ra các giải pháp khả thi giúp quản lý môi trường
tốt hơn.
1.3. YÊU CẦU NGHIÊN CỨU
• Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội làng nghề Thủ Độ
• Tìm hiểu tình hình sản suất và phát sinh chất thải tại làng nghề Thủ Độ
• Đánh giá được hiện trạng môi trường làng nghề mộc Thủ Độ;
• Tìm hiểu về ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường đến sức khỏe cộng đồng;
• Đánh giá được tình hình quản lý môi trường của làng nghề;
• Phân tích thế mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức (SWOT) về quản
lý môi trường làng nghề và đề xuất được giải pháp quản lý môi trường làng
nghề tốt hơn nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
3
PHẦN 2
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. LÀNG NGHỀ VÀ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ Ở VIỆT NAM
2.1.1. Khái niệm làng nghề
Từ xa xưa, người nông dân Việt Nam đã biết sử dụng thời gian nông
nhàn để sản xuất những sản phẩm thủ công, phi nông nghiệp phục vụ cho nhu
cầu đời sống. Các hoạt động sản xuất này đã liên kết với nhau khiến cho nông
thôn Việt Nam có thêm một số tổ chức theo nghề nghiệp, tạo thành các
phường hội. Các làng nghề được lan truyền và nhiều hộ gia đình cùng sản
xuất một loại sản phẩm. Nhưng do nhu cầu trao đổi hàng hóa, các nghề mang
tính chất chuyên môn sâu hơn, được cải tiến kỹ thuật hơn và thường được giới
hạn trong quy mô nhỏ (làng), dần tách ra khỏi nông nghiệp để chuyển hẳn
sang nghề thủ công. Như vậy, làng nghề đã xuất hiện.
Theo Đặng Kim Chi (2005, tr 5) có thể hiểu làng nghề “là làng nông
thôn Việt Nam có ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, phi nông nghiệp chiếm ưu
thế về số lao động và thu nhập so với nghề nông”.
Có rất nhiều ý kiến và quan điểm khác nhau khi đề cập đến tiêu chí để
một làng ở nông thôn được coi là một làng nghề. Nhưng nhìn chung, theo
Đặng Kim Chi (2005) các ý kiến thống nhất ở một số tiêu chí sau:
- Giá trị sản xuất và thu nhập của từ phi nông nghiệp ở làng nghề đạt trên
50% so với tổng giá trị sản xuất và thu nhập chung của làng nghề trong năm;
hoặc doanh thu hàng năm từ ngành nghề ít nhất đạt trên 300 triệu đồng, hoặc:
- Số hộ và số lao động tham gia thường xuyên hoặc không thường
xuyên, trực tiếp hoặc gián tiếp đối với nghề phi nông nghiệp ở làng ít nhất đạt
30% so với tổng số hộ hoặc lao động ở làng nghề có ít nhất 300 lao động.
- Sản phẩm phi nông nghiệp do làng sản xuất mang tính đặc thù của
làng và do người trong làng tham gia.
Theo Báo cáo hiên trạng môi trường quốc gia năm 2008, tiêu chí công
nhận làng nghề gồm có 3 tiêu chí:
- Có tối thiểu 30% tổng số hộ trên địa bàn tham gia các hoạt động
ngành nghề nông thôn.
4
- Hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định tối thiểu 2 năm tính đến thời
điểm đề nghị công nhận.
- Chấp hành tốt chính sách Pháp luật của Nhà nước. (Bộ Tài nguyên và
Môi trường, 2009).
2.1.2. Sự hình thành và phát triển làng nghề Việt Nam hiện nay
Làng nghề là một trong những đặc thù của nông thôn Việt Nam. Nhiều
sản phẩm được sản xuất trực tiếp tại làng nghề đã trở thành thương phẩm trao
đổi, góp phần cải thiện đời sống gia đình. Đa số các làng nghề đã trải qua lịch
sử phát triển hàng trăm năm, song song với quá trình phát triển kinh tế - xã
hội, văn hóa và nông nghiệp của đất nước.
Ví dụ như làng nghề đúc đồng Đại Bái (Bắc Ninh) với hơn 900 năm
phát triển, làng nghề gốm Bát Tràng (Hà Nội) có gần 500 năm tồn tại… Nếu
đi sâu vào tìm hiểu về nguồn gốc của các sản phẩm từ các làng nghề đó, có
thể thấy rằng hầu hết các sản phẩm này ban đầu đều được sản xuất để phục vụ
sinh hoạt hàng ngày hoặc là công cụ để sản xuất nông nghiệp, chủ yếu được
làm trong lúc nông nhàn. Kỹ thuật, công nghệ, quy trình sản xuất cơ bản để
làm ra các sản phẩm này được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Sự phát triển của làng nghề đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển
kinh tế xã hội của nông thôn Việt Nam. Trước đây, làng nghề đóng vai trò là
trung tâm sản xuất, trung tâm văn hóa của vùng và khu vực, nơi đây tập trung
những thợ thủ công có tay nghề cao và cũng là nơi thể hiện tinh hoa của kỹ
thuật sản xuất. Sản phẩm tạo ra phục vụ thị trường lân cận. Những năm gần
đây do ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường sản phẩm của các làng nghề
không chỉ phục vụ thị trường trong nước mà còn xuất khẩu. Điều này thúc
đẩy sản xuất làng nghề phát triển mạnh góp phần tạo công ăn việc làm và thu
nhập ổn định cho người dân nông thôn.
Mỗi làng nghề có nét đặc trưng riêng và đem lại lợi ích kinh tế khác
nhau cho người sản xuất. Chính vì vậy có sự phân hóa giữa các làng nghề.
Những làng nghề có sản phẩm, có thị trường, đem lại nhiều lợi ích cho người
sản xuất thì mở rộng phát triển, lợi ích mang lại cho người sản xuất thấp sẽ bị
mai một dần.
5
2.1.3. Đặc điểm và phân loại về làng nghề
a. Đặc điểm của làng nghề
Mỗi làng nghề tuy có sự khác nhau về quy mô sản xuất, quy trình công
nghệ, tính chất sản phẩm nhưng đều có một số đặc điểm chung sau:
- Quy mô sản xuất ngành nghề nhỏ (gia đình, thôn, xóm), trình độ thủ
công, thiết bị chắp vá, lạc hậu, cơ sở sản xuất xen lẫn trong khu dân cư.
- Lực lượng lao động không phân biệt tuổi tác, giới tính, phần lớn có
quan hệ gia đình, dòng họ, được đào tạo theo kiểu “cha truyền con nối”.
- Phát triển không theo quy hoạch, không ổn định, có tính thời vụ thăng
trầm phụ thuộc vào đặc điểm sản xuất và nhu cầu của thị trường.
- Các làng nghề từ Bắc vào Nam có tính chất tương đồng về nghề và
sản phẩm. Tính văn hóa nghệ thuật do hiện tượng di dân, di nghề và hiện
tượng bành trướng tự nhiên của hiện tượng kinh tế xã hội làng nghề.
b. Phân loại làng nghề
Để có được những kết quả nghiên cứu xác thực, đúng đắn và có thể
quản lý tốt các làng nghề thì cần có sự nhìn nhận theo nhiều khía cạnh, nhiều
góc độ khác nhau đối với làng nghề. Bởi vậy, hệ thống phân loại các làng
nghề dựa trên các số liệu thông tin điều tra, khảo sát là cơ sở khoa học cho
nghiên cứu, quản lý hoạt động sản xuất cũng như việc quản lý, bảo vệ môi
trường làng nghề. Cách phân loại làng nghề phổ biến nhất là phân theo
loại hình sản xuất, loại hình sản phẩm (Bộ Tài nguyên Môi trường, 2009).
Theo cách này có thể phân thành 6 nhóm ngành sản xuất gồm:
+ Làng nghề ươm tơ, dệt vải và may đồ da.
+ Làng nghề chế biến lương thực thực phẩm, chăn nuôi và giết mổ.
+ Làng nghề tái chế phế liệu (giấy, nhựa, kim loại…).
+ Làng nghề thủ công mỹ nghệ, thêu ren.
+ Làng nghề vật liệu xây dựng, khai thác đá.
+ Các nhóm ngành khác (mộc gia dụng, cơ khí nhỏ, đóng thuyền, quạt
giấy, đan vó, lưới ).
6
Hình 2.1. Phân loại làng nghề Việt Nam theo loại hình sản xuất
(Trích dẫn từ Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2009)
Ngoài ra còn có thể phân loại theo quy mô sản xuất (lớn, nhỏ, trung
bình); phân loại theo nguồn thải và mức độ ô nhiễm; theo lịch sử phát triển;
theo mức độ sử dụng nguyên liệu, theo thị trường tiêu thụ sản phẩm hoặc theo
tiềm năng tồn tại và phát triển…
2.1.4. Tình hình phát triển làng nghề Việt Nam hiện nay
Theo thống kê năm 2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, hiện trong
cả nước có 13% số hộ nông dân chuyên sản xuất nghề, 27% số hộ nông dân
tham gia sản xuất nghề, thu hút hơn 29% lực lượng lao động ở nông thôn. Các
làng nghề hoạt động với các hình thức khá đa dạng tạo công ăn việc làm cho
hơn 1,4 triệu hộ gia đình ở khu vực nông thôn. Trong tổng số 40.500 cơ sở sản
xuất ở các làng nghề có 80,1% là các hộ cá thể, 5,8% theo hình thức Hợp tác xã
và 14,1% thuộc các dạng sở hữu khác (Bộ Tài nguyên Môi trường, 2009).
a. Phân bố làng nghề trong cả nước
Theo báo cáo điều tra của JICA (2004), Việt Nam có khoảng 2.017 làng
nghề, thuộc 11 nhóm ngành nghề khác nhau, thu hút hơn 11 triệu lao động.
Mức thu nhập trung bình hàng tháng của các hộ này là 905.000vnđ trong khi
mức thu nhập trung bình hàng tháng của tất cả các hộ ở khu vực nông thôn chỉ
là 713.000vnđ. Hơn nữa, trong khi tỷ lệ các hộ nghèo đói ở các làng nghề chỉ là
3,7% thì tỷ lệ các hộ nghèo ở khu vực nông thôn lên tới 10,4% (Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, 2004).
7
Tuy nhiên, sự phân bố và phát triển các làng nghề lại không đồng đều
trong cả nước. Các làng nghề ở miền Bắc phát triển hơn ở miền Trung và miền
Nam, chiếm gần 80% số lượng các làng nghề trong cả nước (1594 làng nghề),
trong đó tập trung nhiều nhất và mạnh nhất là ở vùng đồng bằng sông Hồng.
Miền Trung có khoảng 111 làng nghề, còn lại ở miền Nam hơn 300 làng nghề
(Chi cục Bảo vệ môi trường Vĩnh Phúc, 2012).
Hình 2.2. Sự phân bố các làng nghề Việt Nam theo khu vực
(Trích dẫn từ Chi cục bảo vệ Môi trườngVĩnh Phúc, 2012)
b. Tình hình sản xuất của các làng nghề
- Công nghệ, thiết bị và cơ sở hạ tầng sản xuất
Hầu hết các cơ sở sản xuất nghề nông thôn, nhất là ở khu vực các hộ tư
nhân vẫn còn sử dụng các loại công cụ thủ công truyền thống hoặc cải tiến
một phần. Trình độ công nghệ thủ công và bán cơ khí vẫn chiếm tỷ lệ hơn
60% ở các làng nghề (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2009).
Hiện nay, để đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước và thế giới, nhiều
làng nghề đã áp dụng công nghệ mới, thay thế máy móc mới, hiện đại. Ví dụ,
làng gốm Bát Tràng đã dùng đã dần dần đưa công nghệ nung gốm sứ bằng lò tuy
nen (dùng ga và điện) thay cho lò hộp và lò bầu (dùng than và củi), nhào luyện
đất bằng máy thay cho bằng tay thủ công, dùng bàn xoay bằng mô tơ điện thay
cho bàn xoay bằng tay…nhờ đó mà năng suất và chất lượng sản phẩm cũng
được nâng cao rõ rệt (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2009).
8
Bảng 2.1. Trình độ kỹ thuật ở các làng nghề hiện nay
Trình độ kỹ
thuật
Chế biến
nông - lâm -
thủy sản
Thủ công mỹ
nghệ và vật
liệu xây dựng
Các ngành
dịch vụ
Các
ngành
khác
Thủ công bán cơ
khí (%)
61,51 70,69 43,90 59,44
Cơ khí (%) 38,49 29,31 56,10 40,56
Tự động hóa (%) 0 0 0 0
(Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2009)
Song nhìn chung, phần lớn công nghệ và kỹ thuật áp dụng cho sản xuất
trong các làng nghề nông thôn còn lạc hậu, tính cổ truyền chưa được chọn lọc
và đầu tư khoa học kỹ thuật để nâng cao chất lượng sản phẩm còn thấp, do đó
chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường và giảm sức cạnh tranh.
- Lao động và tổ chức sản xuất
Trong những năm gần đây, hoạt động sản xuất của làng nghề đang có
nhiều bước tiến mới, nhất là trong thời đại hiện đại hóa, toàn cầu hóa nền kinh
tế thế giới như hiện nay. Các làng nghề đã thu hút một lực lượng lao động khá
đông đảo, chiếm gần 30% lao động nông thôn (hơn 1,4 triệu lao động) (Bộ
Tài nguyên Môi trường, 2009).
Do hạn chế về công nghệ, kỹ thuật sản xuất nên các làng nghề vẫn sử
dụng chủ yếu là các lao động thủ công ở hầu hết các công đoạn, kể cả những
công đoạn nặng nhọc và độc hại nhất. Mặt khác, nhiều sản phẩm có đặc thù
đòi hỏi trình độ kỹ thuật và tính mỹ thuật cao, tay nghề khéo léo… chủ yếu là
ở các làng nghề truyền thống, sản xuất các sản phẩm thủ công mỹ nghệ.
Trong các làng nghề truyền thống, vai trò của các nghệ nhân rất quan trọng,
được coi là nòng cốt của quá trình sản xuất và sáng tạo ra nghệ thuật (Nguyễn
Trinh Hương, 2011).
Chất lượng lao động và trình độ chuyên môn ở các làng nghề nhìn chung
còn thấp, chủ yếu là lao động phổ thông, lao động nghề chiếm tỷ lệ rất nhỏ.
Với người lao động trực tiếp, thành phần đã tốt nghiệp phổ thông ở các
cơ sở sản xuất và các hộ chuyên chiếm hơn 70%; còn đối với các hộ kiêm và
9
các hộ thuần nông, lao động nghề chiếm từ 40 đến 70% mới tốt nghiệp cấp I
và II, tỷ lệ hết cấp III chưa đến 20%. Đối với các chủ hộ và chủ doanh nghiệp,
nhìn chung trình độ học vấn, chuyên môn còn rất hạn chế. Có tới 1,3 - 1,6%
trong số họ không biết chữ, trình độ học vấn bình quân mới đạt lớp 7 - 8/12.
Tỷ lệ chưa qua đào tạo kiến thức quản lý chuyên môn ở các chủ hộ chiếm
51,5 - 69,89%, đối với các chủ doanh nghiệp chiếm hơn 43% (Trần Minh
Yến, 2008).
Đây là một trong những hạn chế có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sản xuất,
chất lượng sản phẩm và bảo vệ môi trường trong hoạt động của các làng nghề.
- Giá trị sản lượng các làng nghề
Trong thời gian qua, các làng nghề Việt Nam đã có nhiều bước tiến
mới trong quá trình phát triển. Cơ cấu các ngành nghề đa dạng, có sự chuyển
dịch đáng kể, tăng tỷ trọng các ngành chế biến lương thực, thực phẩm và cơ
khí, giảm tỷ trọng các ngành sản xuất vật liệu. Các sản phẩm đã và đang dần
bám sát nhu cầu và thị hiếu của thị trường. Nhiều làng nghề đã đầu tư cải tiến
kỹ thuật, nâng cao tay nghề… Do đó giá trị sản lượng cũng như chất lượng
sản phẩm không ngừng tăng lên, dần xâm nhập các thị trường khó tính trên
thế giới.
Giá trị sản xuất CN-TTCN của làng nghề từ năm 2000 - 2010 tăng từ
21-25% /năm. Giá trị xuất khẩu các mặt hàng thủ công mỹ nghệ của Việt
Nam trong những năm qua liên tục tăng: từ 235 triệu USD năm 2001, lên 600
triệu USD năm 2006 và hơn 900 triệu USD năm 2010 và mục tiêu đề ra sẽ đạt
2 tỷ USD năm 2013. (Chi cục Bảo vệ môi trường Vĩnh Phúc, 2012).
2.2. VAI TRÒ CỦA LÀNG NGHỀ TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ _ XÃ HỘI VÀ
SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG
2.2.1. Tác động của sản xuất làng nghề tới kinh tế xã hội
Làng nghề đóng vai trò vô cùng quan trọng trong thúc đẩy phát triển kinh tế
xã hội, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa - hiện
đại hóa và xóa đói giảm nghèo ở nông thôn, giải quyết việc làm lúc nông nhàn,
tăng thu nhập và phát triển du lịch (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2009).
Xác định vai trò quan trọng của làng nghề, Đảng và nhà nước đã chỉ ra
một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong giai đoạn 2006 - 2015 của Bộ
10
NN&PTNT là thực hiện Chương trình “mỗi làng một nghề”, với mục tiêu
khôi phục và phát triển làng nghề nông thôn để tạo việc làm, thêm thu nhập.
Sản xuất tiểu thủ công nghiệp thường tận dụng nguồn nguyên liệu
phong phú với giá thành rẻ. Các làng nghề truyền thống chủ yếu sử dụng các
nguyên liệu sẵn có trong nước. Mặt khác, sản phẩm từ các làng nghề không
chỉ đáp ứng các thị trường trong nước mà còn xuất khẩu với nhiều mặt hàng
phong phú, có giá trị cao. Trong đó, điển hình nhất là các mặt hàng thủ công
mĩ nghệ đạt giá trị gần 1 tỷ USD/năm. Giá trị hàng hóa từ các làng nghề hàng
năm đóng góp cho nền kinh tế quốc dân từ 40 - 50 ngàn tỷ đồng. Góp phần
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, đẩy nhanh quá trình CNH - HĐH
nông thôn (Bộ Tài nguyên và Bảo vệ môi trường, 2009).
Sự phát triển của làng nghề trong những năm gần đây đã và đang làm
tăng giá trị tổng sản phẩm hàng hóa cho nền kinh tế. Không những thế làng
nghề còn góp phần giải quyết việc làm tại chỗ, tận dụng thời gian và lực
lượng lao động ở nông thôn, góp phần cải thiện đời sống nhân dân và xây
dựng nông thôn mới.
Những vùng có làng nghề phát triển đều thể hiện sự khang trang giàu
có, dân trí cao hơn hẳn những vùng thuần nông. Cơ sở hạ tầng cũng đang dần
được nâng lên rõ rệt.
Lợi ích của việc phát triển làng nghề không chỉ là ở kinh tế, giải quyết
việc làm cho lao động địa phương mà còn góp phần bảo tồn được giá trị văn
hóa lâu dài. Điểm chung của nhiều làng nghề là thường nằm trên trục giao
thông đường bộ hay đường sông. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc xây
dựng các điểm du lịch văn hóa. Nhận thức được tiềm năng về phát triển du
lịch tại làng nghề sẽ góp phần gia tăng tỷ trọng của nhóm ngành công nghiệp,
dịch vụ ở địa phương, đồng thời tăng thêm cơ hội sản xuất, nâng cao đời sống
người dân.
Tuy nhiên, bên cạnh đó vấn đề môi trường ở các làng nghề đang là một
điều đáng lo ngại. Để khắc phục khó khăn về mặt môi trường thì xu hướng
“phát triển bền vững” được coi là hợp lý và phù hợp với thời đại. Phát triển
bền vững có thể hiểu “là sự phát triển có thể đáp ứng được những nhu cầu hiện
tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế
11
hệ tương lai”. Muốn giải quyết được theo xu hướng này, cần nắm được
nguyên nhân của các vấn đề khó khăn nói chung và nguyên nhân, hậu quả của
việc ô nhiễm môi trường nói riêng trong hoàn cảnh cụ thể của từng làng nghề
để có được các giải pháp phù hợp nhằm giảm thiểu ô nhiễm và nâng cao hiệu
quả kinh tế.
2.2.2. Tác động của sản xuất làng nghề tới sức khỏe cộng đồng
Tại các làng nghề ở Việt Nam, nơi sản xuất đan xen với khu nhà ở, hầu
hết dân cư của làng tham gia vào quá trình sản xuất nên nguy cơ ảnh hưởng
của điều kiện lao động và chất thải sản xuất đến sức khỏe người dân là rất lớn.
Do môi trường không khí, nước ngầm, nước mặt và đất tại các làng nghề
thường bị ô nhiễm nên số người dân tại các làng nghề bị mắc các bệnh đường
hô hấp, đau mắt, bệnh ngoài da, tiêu hóa, phụ khoa là rất cao. Ngoài ra là một
số bệnh mang tính nghề nghiệp như bệnh bụi phổi, ung thư, thần kinh, đau
lưng, đau cột sống
Ô nhiễm môi trường làng nghề làm gia tăng tỷ lệ người mắc bệnh đang
tham gia lao động và sinh sống tại chính làng nghề đó. Tỷ lệ này đang có xu
hướng tăng cao trong những năm gần đây. Theo các kết quả nghiên cứu cho
thấy, tuổi thọ của người dân tại các làng nghề ngày càng giảm đi, thấp hơn 10
năm so với tuổi thọ trung bình toàn quốc và so với làng không làm nghề tuổi
thọ này cũng thấp hơn từ 5 đến 10 năm. Ở các làng tái chế kim loại, tỷ lệ
người mắc bệnh ung thư, thần kinh rất phổ biến, nguyên nhân gây bệnh chủ
yếu là do sự phát thải khí độc, nhiệt cao và bụi kim loại từ các cơ sở sản xuất
(Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2009).
Tại các làng sản xuất kim loại, tỷ lệ người mắc các bệnh liên quan đến
thần kinh, hô hấp, ngoài da, điếc và ung thư chiếm tới 60% dân số. Tại các
làng nghề chế biến nông sản thực phẩm, bệnh phụ khoa chiếm chủ yếu (13 -
38%), bệnh về đường tiêu hóa (8 - 30%), bệnh viêm da (4,5 - 23%), bệnh
đường hô hấp (6 - 18%), bệnh đau mắt (9 - 15%) (Bộ Tài nguyên và Môi
trường, 2009).
Bên cạnh các lợi ích kinh tế của các sản phẩm thủ công mỹ nghệ là các
vấn đề về ô nhiễm môi trường do sử dụng các nguyên liệu sơn, dầu, aceton,
xylen, toluen, benzen… tại đây, các bệnh hô hấp, bệnh ngoài da rất phổ biến.
12
Theo kết quả nghiên cứu của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương năm
2006, người lao động tại các làng nghề sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ có tỷ lệ mắc
bệnh hoặc xuất hiện các triệu chứng bệnh cao hơn so với những người thuần
nông sống trong khu vực làng nghề (Bộ Tài nguyên Môi trường, 2009).
2.3. Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG LÀNG NGỀ HIỆN NAY.
Vấn đề môi trường mà các làng nghề đang phải đối mặt không chỉ giới
hạn ở trong phạm vi các làng nghề mà còn ảnh hưởng đến người dân ở vùng
lân cận. Theo Báo cáo môi trường quốc gia năm 2008 với chủ đề "Môi trường
làng nghề Việt Nam", Hiện nay “hầu hết các làng nghề ở Việt Nam đều bị ô
nhiễm môi trường (trừ các làng nghề không sản xuất hoặc dùng các nguyên
liêu không gây ô nhiễm như thêu, may ). Chất lượng môi trường tại hầu hết
các làng nghề đều không đạt tiêu chuẩn khiến người lao động phải tiếp xúc
với các nguy cơ gây hại cho sức khỏe, trong đó 95% là từ bụi; 85,9% từ nhiệt
và 59,6% từ hóa chất. Kết quả khảo sát 52 làng nghề cho thấy, 46% làng nghề
có môi trường bị ô nhiễm nặng ở cả 3 dạng; 27% ô nhiễm vừa và 27% ô
nhiễm nhẹ” (Viện nghiên cứu Môi trường và phát triển bền vững, 2012).
Tình trạng ô nhiễm môi trường ở các làng nghề thường xẩy ra ở mấy
loại môi trường phổ biến sau:
- Ô nhiễm nước: ở Việt Nam, các làng nghề chưa có hệ thống xử lý
nước thải công nghiệp, nước thải được đổ trực tiếp ra hệ thống kênh rạch
chung hoặc ra sông. Nguyên nhân gây ô nhiễm nước chủ yếu là quá trình xử
lý công nghiệp như: chế biến lương thực thực phẩm, mây tre, dệt, in, nung
nấu kim loại, tẩy giấy và nhuộm… Thường thì nước thải ra bị nhiễm màu
nặng và gây ra hiện tượng đổi màu đối với dòng sông nhận nước thải, có mùi
rất khó chịu. Hơn nữa là sự vượt quá TCCP đối với các hàm lượng BOD,
COD, SS, và coliform, các kim loại nặng… ở cả nước mặt và nước ngầm, làm
chết các sinh vật thủy sinh và chứa các mầm bệnh nguy hại cho con người.
- Ô nhiễm không khí: gây bụi, hóa chất, hơi sơn, tiếng ồn và nóng do sử
dụng than và củi chủ yếu trong sản xuất vật liệu xây dựng, gốm sứ và sản xuất
mộc (Trần Ngọc Chấn, 2000).
- Ô nhiễm chất thải rắn: do tái chế nguyên liệu (giấy, nhựa, kim loại…)
hoặc do bã thải của các loại thực phẩm (sắn, dong), các loại rác thải thông
13
thường: nhựa, túi nilon, giấy, hộp, vỏ lon, kim loại và các loại rác thải khác
thường được đổ ra bất kỳ dòng nước hoặc khu đất trống nào. Làm cho nước
ngầm và đất bị ô nhiễm các chất hóa học độc hại, ảnh hưởng tới sức khỏe của
con người.
GS.TS. Đặng Kim Chi đã cảnh báo "100% mẫu nước thải ở các làng
nghề được khảo sát có thông số vượt tiêu chuẩn cho phép. Môi trường không
khí bị ô nhiễm có tính cục bộ tại nơi trực tiếp sản xuất, nhất là ô nhiễm bụi
vượt tiêu chuẩn cho phép (TCCP) và ô nhiễm do sử dụng nhiên liệu than củi.
Tỷ lệ người dân làng nghề mắc bệnh cao hơn các làng thuần nông, thường gặp
ở các bệnh về đường hô hấp, đau mắt, bệnh đường ruột, bệnh ngoài da. Nhiều
dòng sông chảy qua các làng nghề hiện nay đang bị ô nhiễm nặng; nhiều
ruộng lúa, cây trồng bị giảm năng suất do ô nhiễm không khí từ làng
nghề"(Đặng Kim Chi, 2005).
Một trong những nguyên nhân của tình trạng ô nhiễm kể trên là do các
cơ sở sản xuất kinh doanh ở các làng nghề còn manh mún, nhỏ lẻ, phân tán,
phát triển tự phát, không đủ vốn và không có công nghệ xử lý chất thải. Bên
cạnh đó, ý thức của chính người dân làm nghề cũng chưa tự giác trong việc
thu gom, xử lý chất thải. Nếu không có các giải pháp ngăn chặn kịp thời thì
tổn thất đối với toàn xã hội sẽ ngày càng lớn, vượt xa giá trị kinh tế mà các
làng nghề đem lại như hiện nay.
2.4. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG HOẠT ĐỘNG
LÀNG NGHỀ
Cùng với việc gia tăng phát triển cả về số lượng làng nghề và loại ngành
nghề, ô nhiễm môi trường cũng ngày càng tăng, nhiều nơi vượt quá tầm kiểm
soát của các cấp chính quyền. Nhận thức được các vấn đề đó, một loạt văn
bản về phát triển bền vững và BVMT làng nghề đã được ban hành và thực
hiện, một số địa phương đã xây dựng và triển khai quy hoạch tập trung cho
làng nghề với BVMT, bước đầu triển khai một số công cụ quản lý trong
BVMT làng nghề như: Luật BVMT năm 2005 và nhiều văn bản dưới luật
cũng đã được ban hành, trong đó có nêu trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền hạn của
các bên liên quan trong công tác bảo vệ môi trường làng nghề từ trung ương
đến địa phương.
14
2.4.1. Việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL), ban hành
tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật cấp trung ương
Theo báo cáo của chính phủ về tình hình thực hiện chính sách pháp luật
về môi trường tại khu kinh tế và làng nghề đã thống kê được 33 văn bản có
liên quan trực tiếp tới hoạt động sản xuất tại các làng nghề. Tuy nhiên, các
văn bản hướng dẫn thực hiện Luật BVMT đã được xây dựng để áp dụng cho
mọi đối tượng sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, không phân biệt nằm trong khu
vực nông thôn, làng nghề, khu đô thị, công nghiệp hay các khu vực khác nên
khi áp dụng vào đối tượng sản xuất làng nghề thì không khả thi, hiệu lực triển
khai thấp (Chi cục Bảo vệ môi trường Vĩnh Phúc, 2012).
Một số VBQPPL đã được ban hành:
- Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 132/2000/QĐ-TTg
ngày 24/11/2000 về một số chính sách khuyến khích phát triển nghành nghề
nông thôn.
- Chính phủ đã ban hành Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07/7/2006
về phát triển nghành nghề nông thôn.
- Bộ Nông Nghiệp và phát triển nông thôn đã ban hành Thông tư số
116/2006/TT-BNN ngày 18/12/2006 hướng dẫn thực hiện một số nội dung
của Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07/7/2006 về phát triển ngành nghề
nông thôn.
- Bộ tài chính đã ban hành Thông tư số 113/2006/TT-BTC ngày
28/12/2006 về việc hướng dẫn một số nội dung về ngân sách nhà nước hỗ trợ
phát triển ngành nghề nông thôn theo Nghị Định số 66/2006/NĐ-CP ngày
07/7/2006 của Chính phủ.
Gần đây nhất Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi Trường ban hành
Thông
tư 46/2011/TT-BTNMT quy định về bảo vệ môi trường làng nghề.
Ngoài ra, còn rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật tuy không quy
định cụ thể đối với làng nghề nhưng phạm vi điều chỉnh bao gồm cả đối
tượng làng nghề.
Về Quy chuẩn, Bộ NTN&MT đã nghiên cứu xây dựng chuyển đổi hoặc
ban hành 23 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường, trong đó có các quy
chuẩn thải và quy chuẩn chất lượng môi trường xung quanh.
15
Tuy nhiên, tương tự như các văn bản khác, Quy chuẩn kỹ thuật quốc
gia về môi trường được ban hành và áp dụng cho mọi đối tượng sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ; không phân biệt đối tượng có nằm trong làng nghề
hay không. Vì vậy, do năng lực xử lý chất thải của các cơ sở trong làng còn
rất hạn chế, nên thực tế khi áp dụng các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
môi trường vào các cơ sở tiểu thủ công nghiệp trong làng nghề đã gặp
nhiều khó khăn.
2.4.2. Quy phạm pháp luật (VBQPPL); ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn
kỹ thuật môi trường làng nghề theo thẩm quyền của địa phương)
a. Việc ban hành VBQPPL
Để cụ thể hóa đường lối chính sách của Đảng và Chính phủ ở địa
phương mình, tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành một số văn bản pháp luật có liên
quan, cụ thể như sau:
- Chỉ thị số 13/CT/TƯ ngày 1/6/2005 Ban Thường vụ Tỉnh ủy “Về việc
tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo công tác bảo vệ môi trường trong thời
kỳ đẩy mạnh CNH - HĐH”.
- Nghị quyết số 02/2006/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh
Vĩnh Phúc về chương trình khuyến công và phát triển làng nghề giai đoạn
2006 - 2010.
- Quyết định số 73/2007/QĐ-UBND ngày 31/12/2008 của UBND tỉnh
Vĩnh Phúc về việc bổ sung Quyết định số 55/2007/QĐ-UBND ngày
27/9/2007 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc quy định mức thu phí vệ sinh
môi trường tại địa bàn nông thôn.
- Quyết định số 8-2011/QĐ-UBND ngày 27/1/2011 của UBND tỉnh
Vĩnh Phúc về việc phê duyệt chương trình khuyến công tỉnh Vĩnh Phúc giai
đoạn 2011 - 2015.
- Quyết định số 19/2011/QĐ-UBND ngày 20/4/2011 của UBND tỉnh
Vĩnh Phúc về việc ban hành Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh Vĩnh
Phúc giai đoạn 2011 - 2020.
- Nghị quyết số 27/2011/NQ-HĐND về cơ chế bảo vệ môi trường nông
thôn giai đoạn 2012 - 2015 trên địa bàn tỉnh.
16
- Nghị quyết số 31/2010/NQ - HĐND về chương trình khuyến công tỉnh
Vĩnh Phúc giai đoạn 2011 - 2015.
- Quyết định 42/QĐ-UBND về trình tự thủ tục xét công nhận nghệ nhân,
thợ giỏi, nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh.
b. Việc ban hành tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật về môi trường có liên quan
đến làng nghề.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc chưa có quy chuẩn kỹ thuật môi
trường địa phương về môi trường liên quan đến làng nghề. Tuy nhiên, đầu năm
2012. Tỉnh đã ban hành Quyết định số 01/2012/QĐ-UBND ngày 10/01/2012
quy định phân vùng môi trường tiếp nhận nước thải và khí thải trên địa bàn tỉnh
để áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường. Quy
định này áp dụng đối với cơ quan quản lý nhà nước về môi trường và các tổ
chức, cá nhân liên quan đến hoạt động phát thải nước thải, khí thải vào môi
trường, trong đó làng nghề là đối tượng thuộc phạm vi điều chỉnh.
Nội dung Quyết định 01/2012/QĐ-UBND về phân vùng môi trường
các sông, suối, kênh, mương, khe, rạch để tiếp nhận nước thải được thể hiện
tại Bảng 2.2.
Bảng 2.2. Phân vùng môi trường các sông, suối, kênh, mương, khe, rạch
TT
Tên sông, suối, kênh, rạch
Lưu lượng
dòng chảy
Q (m
3
/s)
Thời điểm áp dụng
Từ
năm
2012
Từ
năm
2015
Từ
năm
2020
1 Sông Hồng
200 < Q <
1000
A A A
2 Sông Lô 50 < Q ≤ 200
A A A
3 Sông Phó Đáy Q ≤ 50 B A A
4 Sông Cà Lồ Q ≤ 50 B A A
5 Sông Phan Q ≤ 50 B A A
6
Các sông, suối, kênh, mương,
khe, rạch còn lại
Q ≤ 50 B B A
(Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Vĩnh Phúc, 2012)