Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Nghiên cứu mức độ đa dạng sinh học vùng ven bờ sông cầu trong khu vực huyện đồng hỷ thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.44 MB, 86 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA QUẢN LÝ TÀI NGUN RỪNG VÀ MƠI TRƢỜNG

KHỐ LUẬN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU MỨC ĐỘ ĐA DẠNG SINH HỌC VÙNG VEN BỜ SÔNG
CẦU TRONG KHU VỰC HUYỆN ĐỒNG HỶ - THÁI NGUYÊN

NGÀNH: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG
MÃ SỐ : 302

\

Giáo viên hướng dẫn : TS. Phùng Văn Khoa
Sinh viên thực hiện

:

Nguyễn Thanh Hải

Khoá học

:

2005 - 2009

Hà Nội - 2009


LỜI NÓI ĐẦU
Để đánh giá kết quả sau bốn năm học tập và nghiên cứu tại trƣờng Đại


học Lâm Nghiệp, đồng thời làm quen với nghiên cứu khoa học cũng nhƣ gắn
với công tác đào tạo – thực tiễn, đƣợc sự đồng ý của Nhà trƣờng, Khoa Quản
lý tài nguyên rừng và Môi trƣờng, Bộ môn quản lý môi trƣờng, em đã thực
hiện nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu mức độ đa dạng sinh học vùng ven bờ
sông Cầu trong khu vực huyện Đồng Hỷ - Thái Nguyên”
Em xin chân thành cảm ơn tới Ban giám hiệu trƣờng Đại học Lâm
Nghiệp, Khoa Quản lý tài nguyên rừng và Môi trƣờng, Bộ môn quản lý môi
trƣờng, cán bộ và nhân dân huyện Đồng Hỷ, đặc biệt là cán bộ và nhân dân
hai xã Văn Lăng và Hịa Bình, hạt Kiểm Lâm Đồng Hỷ, Trạm Kiểm Lâm
đƣờng sông huyện Đồng Hỷ, gia đình và bạn bè đã tạo điều kiện, động viên
giúp đỡ em thực hiện khóa luận này.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Phùng Văn Khoa đã nhiệt
tình hƣớng dẫn, truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm q báu để em hồn thành
khóa luận này.
Mặc dù làm việc với tất cả nỗ lực cố gắng của bản thân, song do thời
gian và trình độ có hạn, bản thân cịn ít kinh nghiệm làm việc độc lập, nên
khóa luận hồn thành khơng tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em rất mong
nhận đƣợc sự đóng góp ý kiến của quý Thầy cô, các bạn bè quan tâm tới vấn
đề này để em có thêm kiến thức và kinh nghiệm nhằm hoàn thiện báo cáo.
Em xin chân thành cảm ơn!
Xuân Mai, ngày

tháng 05 năm 2009

Sinh viên
Nguyễn Thanh Hải


MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU.....................................................................................................

MỤC LỤC...........................................................................................................
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT..................................................................
DANH MỤC BẢNG BIỂU.................................................................................
DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................ 1
PHẦN I. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ......................................... 3
1.1. Lƣợc sử vấn đề nghiên cứu ....................................................................... 3
1.1.1. Một số nghiên cứu về ĐDSH ................................................................. 3
PHẦN II. MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG ........................................ 7
VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................. 7
2.1. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................. 7
2.2. Đối tƣợng nghiên cứu ............................................................................... 7
2.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 7
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu .......................................................................... 7
2.4.1. Quan điểm phƣơng pháp luận. ............................................................... 7
2.4.2. Phƣơng pháp tiến hành ........................................................................ 10
PHẦN III. KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KINH TẾ - XÃ HỘI ...... 16
KHU VỰC NGHIÊN CỨU ........................................................................... 16
3.1. Điều kiện tự nhiên .................................................................................. 16
3.1.1. Vị trí địa lý, địa hình ............................................................................ 16
3.1.2. Khí hậu. ............................................................................................... 17
3.1.3. Thuỷ văn ............................................................................................. 19
3.1.4. Thổ nhƣỡng ......................................................................................... 20
3.1.5. Thảm thực vật rừng ............................................................................. 20
3.2 Điều kiện kinh tế - xã hội. ....................................................................... 21
3.2.1. Xã Văn Lăng ....................................................................................... 21
3.2.2. Xã Hồ Bình ........................................................................................ 22


PHẦN IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................ 24

4.1. Điều tra hiện trạng sử dụng đất và hiện trạng rừng khu vực nghiên cứu . 24
4.1.1. Điều tra hiện trạng sử dụng đất ............................................................ 24
4.1.2. Đánh giá hiện trạng rừng trong khu vực nghiên cứu. ........................... 27
4.2. Đánh giá tính đa dạng sinh học trong khu vực nghiên cứu: ..................... 30
4.2.1. Lập danh lục và đánh giá đa dạng sinh học hệ thực vật ........................ 30
4.2.2. Lập danh lục và đánh giá đa dạng sinh học hệ động vật. ...................... 35
4.3. Mối đe doạ lên đa dạng sinh học trong khu vực ven sông Cầu ............... 38
4.4. Đề xuất một số giải pháp bảo tồn ĐDSH và phục hồi hệ sinh thái rừng
ven bờ sông Cầu trong khu vực huyện Đồng Hỷ, Thái Nguyên. .................... 42
4.4.1. Nhóm giải pháp kỹ thuật bảo tồn ĐDSH và hệ sinh thái rừng ven bờ
sơng Cầu. ...................................................................................................... 43
4.4.2. Nhóm giải pháp kinh tế - xã hội. .......................................................... 45
PHẦN V. KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ ..................................... 51
5.1. Kết luận .................................................................................................. 51
5.2. Tồn tại .................................................................................................... 52
5.3. Kiến nghị ................................................................................................ 53


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ĐDSH

Đa dạng sinh học

ÔTC

Ô tiêu chuẩn

ODB

Ô dạng bản


TTV

Thảm thực vật

ĐTC

Độ tàn che

ĐCP

Độ che phủ

Hvn

Chiều cao vút ngọn

D1.3

Đƣờng kính ngang ngực

Hdc

Chiều cao dƣới cành

TB

Trung bình

PCCCR


Phịng cháy chữa cháy rừng

BVTV

Bảo vệ thực vật

KNBV

Khoanh nuôi bảo vệ

KTXH

Kinh tế xã hội

UBND

Uỷ ban nhân dân

Bộ NN&PTNT

Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 01. Vị trí địa lý, địa hình xã Văn Lăng và xã Hồ Bình........................17
Bảng 02. Một số chỉ tiêu khí hậu của khu vực nghiên cứu.............................19
Bảng 03. Bảng thống kê hiện trạng sử dụng đất ven sơng Cầu tại hai xã Văn
Lăng và Hồ Bình, huyện Đồng Hỷ - Thái Nguyên........................................24
Bảng 04. Kết quả phân loại trạng thái rừng trong khu vực nghiên cứu..........28

Bảng 05. Kết quả điều tra trạng thái cây tái sinh theo chất lƣợng trong khu
vực nghiên cứu...............................................................................................30
Bảng 06. Sự phân bố của các taxon trong các ngành của hệ thực vật trong khu
vực nghiên cứu................................................................................................31
Bảng 07. Bảng so sánh tỉ lệ % số loài của hệ thực vật trong khu vực nghiên
cứu với hệ thực vật Việt Nam.........................................................................33
Bảng 08. Bảng thống kê 10 họ đa dạng nhất trong hệ thực vật ven sông Cầu
trong khu vực huyện Đồng Hỷ - Thái Nguyên................................................34
Bảng 09. Bảng thống kê số lƣợng của hệ động vật của khu vực ven sông Cầu,
trong khu vực huyện Đồng Hỷ - Thái Nguyên................................................36
Bảng 10. Bảng so sánh tỉ lệ % số loài của hệ động vật trong khu vực nghiên
cứu với hệ động vật Việt Nam.........................................................................37
Bảng 11. Tình trạng săn bắt và sử dụng một số loại động vật trong khu vực
nghiên cứu.......................................................................................................39
Bảng 12. Các loài cây gỗ ngƣời dân thƣờng khai thác ở khu vực ven sông Cầu
tại huyện Đồng Hỷ - Thái Nguyên..................................................................40


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 01. Biểu đồ thể hiện cơ cấu sử dụng đất ven sông Cầu tại hai xã Văn
Lăng và Hồ Bình, huyện Đồng Hỷ - Thái Nguyên........................................25
Biểu đồ 02. Biểu đồ phân bố số lƣợng của các taxon trong ngành của hệ thực
vật khu vực ven bờ sông Cầu huyện Đồng Hỷ - Thái Nguyên.......................32
Biểu đồ 03. Biểu đồ thể hiện số lƣợng về thành phần động vật của khu vực
ven sông Cầu trong khu vực huyện Đồng Hỷ - Thái Nguyên.........................36


ĐẶT VẤN ĐỀ
Thế kỷ thứ XXI, loài ngƣời đang và sẽ đứng trƣớc những thách thức
lớn, ngôi nhà chung của thế giới đang bị quá tải bởi những tác động ghê

ghớm: dân số tăng lên nhanh chóng, các trung tâm công nghiệp hiện đại, các
hầm mỏ, các hệ thống giao thông, các thành phố hiện đại mọc lên khắp nơi và
đó là lý do hành tinh sống của chúng ta bị ơ nhiễm nặng. Tất cả các điều đó
đang tác động rất mạnh đến các hệ sinh thái làm cho số phận các loài sinh vật
bị lâm nguy. Việc bảo vệ các lồi, các hệ sinh thái, mơi trƣờng mà chúng ta
sống tức là bảo vệ đa dạng sinh học là một nhiệm vụ đặt ra hết sức cấp bách.
Sức khỏe của hành tinh chúng ta tùy thuộc hoàn toàn vào sự sinh tồn hay diệt
vong của sự đa dạng sinh vật trong đó thực vật là quan trọng nhất bởi nó là
nhà máy sản xuất đầu tiên tạo ra vật chất nuôi sống các sinh vật khác.
Hiện nay tất cả các nƣớc Đông Nam Á đều tỏ mối quan tâm lo lắng về
suy thối đa dạng sinh học vì hiện tƣợng thối hóa rừng và mất rừng trên diện
rộng và nhanh chóng trong những năm gần đây. Để góp phần làm dừng hiện
tƣợng thối hóa, rõ ràng cần có những hình thức phục hồi rừng khác nhau
nhằm khơi phục năng xuất và chức năng phòng hộ của hệ sinh thái. Việt Nam
may mắn là một trong những nƣớc trên thế giới có khu hệ thực vật hết sức đa
dạng và đây là di sản có giá trị, nó phải đƣợc duy trì cho các thế hệ mai sau.
Chính phủ đã có nhiều trƣơng trình, dự án ƣu tiên phát triển lâm nghiệp
nhƣ: Chƣơng trình 327, Dự án 661 trồng mới 5 triệu ha rừng là dự án quốc gia
nhằm nâng độ che phủ của rừng lên 43%, chƣơng trình phát triển và quản lý
rừng bền vững…tất cả các biện pháp trên đóng góp phần quan trọng trong
phủ xanh các diện tích trống, đồi núi trọc, rừng nghèo, nghèo kiệt đƣợc phục
hồi góp phần xóa đói giảm nghèo, giảm áp lực của cộng đông dân cƣ sống
phụ thuộc vào rừng.
Lƣu vực sông Cầu là một trong những lƣu vực giữ vai trò quan trọng
trong phát triển kinh tế - xã hội ở nƣớc ta. Tuy nhiên, hoạt động khai thác các
dịng sơng phục vụ phát triển kinh tế đã làm cho tình trạng suy thối và ơ
1


nhiễm môi trƣờng ở nhiều nơi thuộc lƣu vực sông Cầu trở nên đáng báo động.

Trong thời gian qua những tác động thiếu ý thức của con ngƣời đã làm cho
quần thể sinh vật bị giảm sút, số lƣợng loài có giá trị đã bị suy giảm đáng kể,
cấu trúc rừng phần nào bị đảo lộn, quá trình tái sinh, diễn thế có nhiều hƣớng
tiêu cực, gây suy thối đa dạng sinh học, cơng tác phục hồi rừng phịng hộ
đầu nguồn tại các tỉnh vùng đầu nguồn lƣu vực sông Cầu chƣa đƣợc chú trọng
nghiên cứu. Từ những vấn đề nêu trên, yêu cầu đặt ra cấp thiết là phải đinh
hƣớng lại rừng trong quá trình quản lý, đảm bảo các chức năng của rừng. Với
ý nghĩa đó chúng tơi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu mức độ đa
dạng sinh học vùng ven bờ sông Cầu trong khu vực huyện Đồng Hỷ - Thái
Nguyên”
Nhằm đánh giá tính đa dạng sinh học, xác định các loài cây ƣu thế, có
giá trị và tìm hiểu các quy luật cấu trúc của rừng hiện có, làm cơ sở cho việc
đề xuất các giải pháp nuôi dƣỡng làm giàu rừng.


Về mặt thực tiễn : Góp phần đề xuất đƣợc một số biện pháp phục
hồi hệ đa dạng sinh học và hệ sinh thái rừng ven bờ Sông Cầu tại
huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Ngun nhằm góp phần ổn định dịng
sơng và giảm ô nhiễm nguồn nƣớc tại khu vực nghiên cứu.



Về mặt khoa học: Góp phần bổ sung những hiểu biết về tính đa
dạng sinh vật và hƣớng phát triển ổn định hệ sinh thái rừng ven
bờ sông Cầu trong khu vực huyện Đồng Hỷ - Thái Nguyên.

2


PHẦN I

TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Lƣợc sử vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Một số nghiên cứu về đa dạng sinh học
Vấn đề đa dạng sinh học (ĐDSH) và bảo tồn đã trở thành một chiến
lƣợc toàn cầu, nhiều tổ chức ra đời để giúp đỡ, hƣớng dẫn và tổ chức việc
đánh giá, bảo tồn, phát triển ĐDSH trên phạm vi toàn thế giới: Hiệp hội tổ
chức Quốc tế bảo vệ thiên nhiên (IUCN), chƣơng trình mơi trƣờng Liên hợp
quốc (UNEP), Quỹ bảo tồn và bảo vệ thiên nhiên (WWF)…Nhu cầu cơ bản
và sự sống của chúng ta phụ thuộc vào tài nguyên của trái đất, nếu nguồn tài
nguyên đó bị giảm sút thì cuộc sống của chúng ta và con cháu của chúng ta sẽ
bị đe dọa. Để tránh hiểm họa đó chúng ta phải tơn trọng trái đất và phát triển
bền vững. Chính vì vậy, tại Hội nghị thƣợng đỉnh bàn về vấn đề môi trƣờng
và ĐDSH đã tổ chức tại Rio de Janeiro (Brazil) tháng 6 năm 1992, 150 nƣớc
đã ký công ƣớc về đa dạng và bảo vệ chúng. Năm 1990 WWF đã xuất bản
cuốn sách nói về tầm quan trọng của ĐDSH hay IUCN và WWF đƣa ra chiến
lƣợc bảo tồn thế giới…Tất cả các cuốn sách đó nhằm hƣớng dẫn và đề ra các
phƣơng pháp để bảo tồn ĐDSH.
Theo WWF (1989), đã định nghĩa về ĐDSH: „„ Đa dạng sinh học là sự
phồn thịnh của sự sống trên Trái đất, là hàng triệu loài thực vật, động vật và vi
sinh vật, là những gen chứa đựng trong các loài và là những hệ sinh thái vô
cùng phức tạp cùng tồn tại trong môi trƣờng‟‟. Quan điểm này giúp chúng ta
có cái nhìn tồn diện và có cách tiếp cận rõ ràng hơn về ĐDSH.
Ở Việt Nam, thuật ngữ ĐDSH mới chỉ đƣợc đề cập đến trong những
năm cuối của thập kỷ 80 song các cơng trình nghiên cứu về ĐDSH đã đƣợc
tiến hành từ lâu. Đó là những cơng trình nghiên cứu về thực vật, động vật và
giá trị của chúng.
a, Những cơng trình nghiên cứu về thực vật rừng:

3



 Cơng trình nghiên cứu của các tác giả nƣớc ngoài: nhiều nhà khoa học
nƣớc ngoài, đặc biệt là các nhà khoa học Pháp đã có những cơng trình nghiên
cứu quan trọng liên quan đến ĐDSH ở Việt Nam trong những năm đầu của
thế kỷ 20. Tiêu biểu là các tác giả với những cơng trình sau:
-

H.Lecomte, 1907 - 1951: Thực vật chí Đơng Dƣơng (7 quyển)

-

H. Guibier, 1926: Rừng Đơng Dƣơng ( Quyển: „„Những lồi gỗ

Đơng Dƣơng‟‟).
-

P. Maurand, 1943: Lâm nghiệp Đông Dƣơng.

-

H. Humbert, 1938 - 1950: Supplement a la Plore Général de

l'lindochine, Paris.
 Cơng trình nghiên cứu của các tác giả trong nƣớc: các nghiên cứu về
thực vật của các nhà khoa học Việt Nam chủ yếu diễn ra sau ngày giải phóng,
tiêu biểu có:
- Đỗ Tất Lợi, 1964: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam.
- Phạm Hoàng Hộ, Nguyễn Văn Dƣỡng, 1960; Cây cỏ miền Nam Việt
Nam.
- Thái Văn Trừng, 1970: Thảm thực vật rừng Việt Nam.

- Trần Hợp, 1967: Phân loại thực vật.
- Lê Khả Kế, 1967 - 1976: Cây cỏ thƣờng thấy ở Việt Nam, tập 1-6.
- Trần Ngũ Phƣơng, 1970: Bƣớc đầu nghiên cứu rừng miền Bắc Việt
Nam, tập 1-7.
- Phạm Hoàng Hộ, 1991 - 1993: Cây cỏ Việt Nam, quyển 1-3.
Ngoài ra, cịn có nhiều cơng trình nghiên cứu về sinh thái học, về quá
trình phát sinh và phát triển của quần thể thực vật dƣới các tác động của các
nhân tố sinh thái nhƣ khí hậu, thổ nhƣỡng,…, nghiên cứu các cơ sở phân loại
khu hệ động, thực vật nƣớc ta.
b, Những cơng trình nghiên cứu về động vật
 Cơng trình nghiên cứu của các tác giả nƣớc ngoài:

4


- George Finlayson (1828): Bƣớc đầu đƣa ra những nhận xét về một số
loài thú gặp ở Việt Nam, Lào và Campuchia.
-

Brousmiche, năm 1987 đã giới thiệu ngắn gọn về một số loài thú ở

Bắc Bộ, chủ yếu là các lồi có giá trị kinh tế, dƣợc liệu và khu phân bố của
chúng.
-

Vào những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, việc nghiên cứu thú

ở nƣớc ta có nhiều tiến triển. Năm 1904, De Pousargues đã thống kê 200 loài
thú ở Việt Nam, Lào, Campuchia và Thái Lan. Riêng ở Việt Nam đã phát hiện
117 loài và loài phụ.

-

Boutan năm 1906 cho xuất bản cuốn sách: „„ Mƣời năm nghiên cứu

động vật Đơng Dƣơng‟‟. Ơng đã đƣa ra khái quát chung về phân loài thú và
một số dẫn liệu về hình thái, đặc điểm sinh học và phân bố địa lý cảu 10 loài
thú đặc biệt.
-

Dollman, Thomas năm 1960 đã công bố một số kết quả nghiên cứu

mô tả các dạng thú mới gặp lần đầu ở nƣớc ta. Các nghiên cứu này chủ yếu
phục vụ nghiên cứu các khu hệ động vật.
-

Venpeneen năm 1969 trong tài liệu „„Preliminary Identification for

Mamals of South VietNam‟‟, ông đã mô tả sơ bộ 217 lồi và phụ lồi thú có ở
Miền Nam Việt Nam và cung cấp thông tin ban đầu về phân bố của chúng.


Cơng trình nghiên cứu của các tác giả Việt Nam:

-

Vào thế kỷ XVIII, một số nhà khoa học dƣới triều Lê, Nguyễn đã có

một vài nghiên cứu và thông kê nguồn lợi động vật thú ở Việt Nam.
-


Từ những năm 1960 đến nay, có nhiều cơng trình nghiên cứu về động

vật do các nhà khoa học Việt Nam thực hiện, đáng chú ý có:
+) Đào Văn Tiến (1964 – 1985): Khảo sát thú Miền Bắc Việt Nam;
+) Lê Hào Hiền (1973): Thú kinh tế miền Bắc Việt Nam;
+) Đặng Huy Huỳnh và NNK (1994): Danh lục các loài thú (Mamalia)
Việt Nam.

5


+) Nhiều nhà khoa học khác về Bò sát (Rắn hổ mang, Các loài rắn độc
Việt Nam của Trần Kiên (1977) và những ngƣời khác; Thú móng guốc Việt
Nam của Đặng Huy Huỳnh (1986); Thú ăn thịt của Phạm Trọng Ảnh (1982);
Thú linh trƣởng Việt Nam của Phạm Nhật (1993, 2002); Thú ăn thịt họ Cầy
của Nguyễn Xuân Đặng (1994) là những nghiên cứu tƣơng đối sâu về sinh
học, sinh thái học của nhiều nhóm động vật.
+)

Một số cơng trình nghiên cứu về Chim nhƣ: Võ Quý (1971, 1975,

1981); Võ Quý–Nguyễn Cử (1995); Nguyễn Cử, Lê Trọng Trãi (2000).
+) Đặc biệt, những năm gần đây (từ 1990), đƣợc sự quan tâm của Chính
phủ, Bộ NN&PTNT, cùng với sự tài trợ về tài chính cũng nhƣ kỹ thuật, nhiều
nhà khoa học, các chuyên gia động, thực vật thuộc các tổ chức Quốc tế nhƣ
IUCN, WWF, Tổ chức bảo tồn chim Quốc tế (Birdlife International), Tổ chức
động thực vật thế giới (FFI) cùng nhiều chun gia Việt Nam đã có những
chƣơng trình điều tra, khảo sát ở nhiều vùng trên cả nƣớc và thu đƣợc nhiều
thông tin quý về phân bố, hiện trạng của nhiều loài động, thực vật.


6


PHẦN II
MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG
VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Đề xuất đƣợc một số biện pháp bảo tồn tính đa dạng sinh học và hệ
sinh thái rừng ven bờ Sông Cầu tại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Ngun nhằm
góp phần bảo vệ dịng sơng và cung cấp cơ sở khoa học cho phát triển bền
vững.
2.2. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu chính của đề tài là hệ sinh thái thảm thực vật ven bờ
sông Cầu ( có kích thƣớc 100m từ mép sơng) tại huyện Đồng Hỷ - Thái Nguyên.
2.3. Nội dung nghiên cứu
Phù hợp với mục tiêu nghiên cứu đặt ra, các nội dung nghiên cứu bao
gồm:
2.3.1. Nghiên cứu hiện trạng sử dụng đất và hiện trạng rừng ven bờ sông Cầu
tại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.
2.3.2. Nghiên cứu tính đa dạng sinh học ở hai ven bờ sông Cầu trong khu vực
nghiên cứu.
2.3.3. Nghiên cứu một số tác động lên sự đa dạng sinh học trong khu vực
nghiên cứu.
2.3.3. Đề xuất các biện pháp bảo tồn tài nguyên đa dạng sinh học ven bờ sông
Cầu trong khu vực nghiên cứu.
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.4.1.Quan điểm phƣơng pháp luận.
Việc nghiên cứu các biện pháp phục hồi ĐDSH và hệ sinh thái rừng
ven bờ sơng suối – nơi có ảnh hƣởng trực tiếp đến dịng chảy, nguồn nƣớc và
sự xói mịn của khu vực là rất quan trọng trong quản lý lƣu vực bền vững hiện

nay. Nhƣng trên thực tế, tài nguyên rừng ven bờ sông Cầu trong khu vực
huyện Đồng Hỷ đang bị suy thối nghiêm trọng, và kéo theo đó là sự xuống
7


cấp của dịng sơng Cầu chảy qua địa bàn huyện, gây ảnh hƣởng xấu tới môi
trƣờng và chất lƣợng cuộc sống của ngƣời dân. Trên quan điểm của các nhà
sinh thái học thì phục hồi ĐDSH và hệ sinh thái rừng là phục hồi lại toàn bộ
cảnh quan, sinh thái rừng ven bờ nhƣ vốn có của nó. Đồng thời giải pháp kỹ
thuật cho bảo tồn và phục hồi ĐDSH và hệ sinh thái rừng ven bờ sông phải
dựa trên cơ sở các quy luật tái sinh, diễn thế tự nhiên và các đặc điểm khác
nhằm đƣa ra các giải pháp phục hồi ĐDSH và hệ sinh thái rừng ven bờ sông
suối đạt hiệu quả cao nhất, chúng ta không chỉ đơn thuần dựa vào đặc điểm
của đối tƣợng cần phục hồi mà còn dựa vào nhiều yếu tố kinh tế-xã hội khác.
Vì vậy, đề tài tiến hành nghiên cứu cơ sở kỹ thuật cũng nhƣ cơ sở kinh tế - xã
hội để từ đó đề xuất các biện pháp bảo tồn ĐDSH. Theo “Kế hoạch hành
động đa dạng sinh học Việt Nam” thì “ĐDSH là tập hợp tất cả các nguồn
sống trên hành tinh chúng ta, bao gồm tổng số các lồi động, thực vật, tính đa
dạng của các hệ sinh thái trong các cộng đồng sinh thái khác nhau hay là tập
hợp của các loài sống ở các vùng khác nhau trên thế giới với hoàn cảnh khác
nhau”. Tuy nhiên, trong đề tài này chỉ quan tâm đến tính đa dạng lồi và phục
hồi hệ sinh thái rừng ven bờ sông Cầu trong khu vực nghiên cứu. Các bƣớc
nghiên cứu đƣợc thể hiện trong sơ đồ sau:

8


Cơ sở kỹ thuật

Cơ sở kinh tế - xã hội


Điều tra, thu thập thông tin, số liệu, phỏng
vấn và thảo luận

- Xử lý và phân tích thơng tin điều tra, phỏng
vấn.
- Đánh giá sự đa dạng sinh học và các tác
động lên đa dạng sinh học.

- Đề xuất một số biện pháp bảo tồn ĐDSH
và hệ sinh thái rừng ven bờ sông Cầu tại
huyện Đồng Hỷ-Thái Nguyên

9


2.4.2. Phƣơng pháp tiến hành
1. Phƣơng pháp kế thừa tài liệu
- Thu thập các tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu: đặc điểm điều
kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế-xã hội, các tài liệu nghiên cứu khoa học về
khu vực ven sông Cầu tại huyện Đồng Hỷ, Thái Nguyên.
- Chuẩn bị dụng cụ, trang thiết bị cho công tác điều tra nghiên cứu nhƣ:
kẹp kính, bảng biểu, địa bàn, máy ảnh…
2. Phƣơng pháp ngoại nghiệp
* Điều tra sơ thám:
- Tiến hành khảo sát sơ bộ toàn bộ khu vực nghiên cứu trên phạm vi 8
xã với bán kính từ mép nƣớc vào phía bờ sơng là 100m.
Mục đích để nắm bắt sơ bộ các đặc điểm nhƣ điều kiện tự nhiên, địa
hình, hệ sinh thái rừng, hiện trạng rừng để xác định tuyến điều tra.
Qua tiến hành sơ thám, do địa bàn nghiên cứu rất rộng, phạm vi trong

địa bàn 8 xã ven sông Cầu của huyện Đồng Hỷ, nên chúng tôi tiến hành điều
tra tại 2 xã đại diện là xã Văn Lăng và xã Hịa Bình. Đây là 2 xã có diện tích
rừng và diện tích đất lâm nghiệp lớn nhất tại hai ven bờ sông Cầu trong khu
vực huyện Đồng Hỷ - Thái Nguyên
Trên địa bàn 2 xã, tiến hành lập các tuyến điều tra nhƣ sau:
- Tuyến điều tra hai bên bờ sông Cầu từ cầu treo Văn Khánh đến cầu
Khe Vịt
- Tuyến điều tra hai bên bờ sông Cầu từ Cầu treo Vân Khánh đến
Quảng Chu ( Bắc Kạn)
- Tuyến điều tra hai bên bờ sông Cầu từ cầu Khe Vịt tới Cầu Khế
a, Điều tra hiện trạng rừng và hiện trạng sử dụng đất.
- Trên các tuyến điều tra tiến hành điều tra hiện trạng sử dụng đất và
hiện trạng rừng của khu vực nghiên cứu. Kết quả điều tra đƣợc tổng hợp vào
mẫu biểu 01:

10


Mẫu biểu 01: BIỂU ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT VÀ
HIỆN TRẠNG RỪNG THEO TUYẾN
K/h điểm

Tọa độ
N

Trạng thái

E

Độ dài


Độ dốc Diện tích

D (m)

b, Điều tra hiện trạng tài nguyên thực vật.
- Điều tra ngoài hiện trƣờng theo các tuyến đã xác định khi điều tra sơ
bộ, kết hợp điều tra các tuyến các điểm điều tra bổ sung.
- Đi trên tuyến điều tra và quan sát, đo đếm xác định loài và số lƣợng,
địa điểm quan sát. Kết quả điều tra đƣợc tổng hợp vào mẫu biểu 02:
Mẫu biểu 02: BIỂU ĐIỀU TRA THỰC VẬT TRÊN TUYẾN
Tên địa

STT

phƣơng

Tên khoa học

Địa điểm
phân bố

Dạng sống

Sinh cảnh

- Trên phạm vi 100m ven hai bên bờ sông trong khu vực nghiên cứu, đề
tài tiến hành lập 15 ƠTC với diện tích 500m², kích thƣớc 10x50m hoặc
20x25m tuỳ theo sự phân bố thực tế của thảm thực vật.
-


Mơ hình lập ơ

50m
10m

25m
Sơng Cầu

11

20m


- Điều tra tầng cây cao: điều tra trên mỗi ÔTC, đo đếm một số chỉ tiêu
nhƣ D1.3(m), Hvn(m), Hdc(m), Dt theo mẫu biểu 03:
Mẫu biểu 03: BIỂU ĐIỀU TRA TẦNG CÂY CAO
Tuyến số:................... Ô số:.............. Tờ số:........................
Ngƣời điều tra:...................................Ngày điều tra:...........
Địa điểm điều tra:.............................. Độ tàn che:...............
DT
STT

Tên loài

D1.3 (cm) Hvn (m)

Ghi chú
ĐT


NB

- Điều tra tầng cây tái sinh: trên mỗi ƠTC 500m² tiến hành lập 5 ơ
dạng bản (ƠDB), mỗi ƠDB 9m², bố trí theo sơ đồ sau:
1

1
1

1

1

- Tình hình sinh trƣởng của cây đƣợc đánh giá ở 3 mức: tốt, trung bình
và xấu. Trong đó:
+) Cây tốt là những cây sinh trƣởng phát triển tốt, tán cân đối, thân
thẳng, khơng bị cong queo, sâu bệnh.
+) Cây trung bình là những cây có chiều cao thấp hơn, sinh trƣởng
kém hơn, những vẫn có triển vọng.
+) Cây xấu là những cây cong queo, sâu bệnh, cụt ngọn, phát triển
kém, không có triển vọng.
- Kết quả điều tra đƣợc ghi vào mẫu biểu 04:
12


Mẫu biểu 04: BIỂU ĐIỀU TRA CÂY TÁI SINH
Số hiệu ÔDB...........................Độ dốc...........................................
Hƣớng phơi.............................Ngày điều tra.................................
TT Loài cây


Nguồn tái sinh
TS chồi

TS hạt

Sinh trƣởng

Hvn(m)
>1m

0.5-1m <0.5m

Tốt

TB

Xấu

c, Điều tra tài nguyên động vật
- Đi trên tuyến điều tra và quan sát, kết hợp điều tra trên tuyến và điểm
quan sát phụ. Trên các tuyến, điểm điều tra, tiến hành quan sát bằng mắt
thƣờng, quan sát hai bên tuyến để xác định dấu vết: thức ăn thừa, dấu chân,
phân, vết nằm…Các dấu hiệu quan sát đƣợc mơ tả hình thái, đo xác định kích
thƣớc làm cơ sở để xác định loài. Kết quả điều tra đƣợc ghi vào mẫu biểu 05:
Mẫu biểu 05: PHIẾU ĐIỀU TRA THÚ THEO TUYẾN
Tuyến điều tra:…………..Địa điểm:…………Lần điều tra:…………
Ngày điều tra:……………Ngƣời điều tra:………..............................
Thời gian bắt đầu:……… Thời gian kết thúc:……Quãng đƣờng:.....
STT Tên lồi gặp


Thời gian Số lƣợng Sinh cảnh

Dấu vết

Mơ tả

d, Phƣơng pháp phỏng vấn
- Phƣơng pháp này chủ yếu dựa vào hình thức trị chuyện giữa ngƣời
phỏng vấn với ngƣời dân địa phƣơng. Mục đích nhằm thu thập, bổ sung thông
tin, kiểm tra lại những thông tin đã phỏng vấn. Ngồi ra, thì ngƣời phỏng vấn
có thể khai thác đƣợc các thơng tin về tri thức, thuận lợi, khó khăn và những
nguyện vọng của ngƣời dân trong quá trình phỏng vấn.
-

Để kết quả phỏng vấn đƣợc chính xác, chúng tôi sử dụng phƣơng

thức khai thác thông tin, trên cơ sở trò chuyện thân mật với nội dung điều tra.
13


-

Tiến hành phỏng vấn 80 hộ gia đình cá nhân và cán bộ địa phƣơng

nhằm thu thập đƣợc những thông tin sơ bộ rất cần thiết về tình hình tài
nguyên rừng của khu vực điều tra về: thành phần loài, mức độ phong phú,
phân bố, số lƣợng
Mẫu biểu 06: PHIẾU ĐIỀU TRA PHỎNG VẤN NGƢỜI DÂN
Tên ngƣời cung cấp:………………….Tuổi:……………………….
Xóm:……………Xã…………….......Ngày điều tra………………

Dân tộc:……………………….......... Ngƣời điều tra:……………..
Lồi động vật
STT

Tên phổ

Tên địa

thơng

phƣơng

Khu vực
sống

Số lƣợng

Cách săn
bắt

Mục đích
Sử dụng

Bán

Mẫu biểu 07: PHIẾU ĐIỀU TRA PHỎNG VẤN NGƢỜI DÂN
Tên ngƣời cung cấp:………………….Tuổi:……………………….
Xóm:……………Xã…………….......Ngày điều tra………………
Dân tộc:……………………….......... Ngƣời điều tra:……………..
Lồi thực vật

STT

Tên phổ

Tên địa

thơng

phƣơng

Khu vực

Mùa khai

khai thác

thác

Lƣợng

Mục đích

khai thác Sử dụng

Bán

3. Xử lý nội nghiệp
a, Tính tốn và xác định hiện trạng sử dụng đất trong khu vực nghiên
cứu.
b, Tính tốn và xác định các kiểu trạng thái rừng qua q trình điều tra

- Tính các đặc trƣng của tầng cây cao: D 1.3; Hvn.
14


- Xác định trạng thái thảm thực vật rừng theo tiêu chuẩn phân chia
Loeschau.
+ Trạng thái I: Trảng cỏ cây bụi và đƣợc chia làm 3 loại: Ia - Đất trống,
trảng cỏ; Ib - Trảng cây bụi; Ic - Trảng cỏ cây bụi, có cây gỗ tái sinh rải rác.
+ Trạng thái II: Đất có rừng non phục hồi sau nƣơng rẫy, sau khai thác
trắng và đƣợc chia làm 2 loại là IIa và IIb theo tiêu chí sau: D IIa < 10cm < DIIb;
∑GIIa < 10m2/ha < ∑GIIb; MIIa < 30m2/ha < MIIb < 60 m3/ha.
+ Trạng thái III: là rừng qua khai thác chọn, trong đó có trạng thái IIIa
là rừng qua khai thác chọn kiệt.
IIIa1: Rừng mới qua khai thác chọn kiệt, cấu trúc rừng bị phá vỡ hồn
tồn, tầng cây cao cịn sót lại chủ yếu là những cây kém phẩm chất, tổ thành
cây chỉ còn là dây leo cây bụi, giang nứa xâm lấn. ĐTC < 0,3 và ∑G < 10m2
IIIa2: Rừng qua khai thác chọn kiệt đã đƣợc phục hồi
IIIa3: Rừng qua khai thác chọn kiệt đã phục hồi tốt.
- Xác định tính phân bố của cây tái sinh theo mặt phẳng nằm ngang.
- Xác định mật độ của tầng cây cao và cây tái sinh.
c,

Lập danh lục các loài động, thực vật trong khu vực nghiên cứu dựa

theo kết quả điều tra thực địa và kết quả phỏng vấn ngƣời dân địa phƣơng.

15


PHẦN III

KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KINH TẾ - XÃ HỘI
KHU VỰC NGHIÊN CỨU
( Nguồn: UBND huyện Đồng Hỷ; UBND xã Văn Lăng, xã Hịa Bình)
3.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1. Vị trí địa lý, địa hình
 Vị trí địa lý:
Huyện Đồng Hỷ là huyện trung du miền núi, nằm về phía Đơng Bắc
của tỉnh Thái Ngun. Trung tâm huyện cách Thành phố Thái Nguyên
khoảng 5km. Huyện có tọa độ địa lý:
+ 21º 32´ – 21º 51´

độ vĩ Bắc

+ 105º 46´ – 106º 04´ độ kinh Đơng
- Phía Bắc giáp huyện Võ Nhai và huyện Chợ Mới (Bắc Kạn)
- Phía Nam giáp huyện Phú Bình và Thành phố Thái Nguyên
- Phía Đơng giáp tỉnh Bắc Giang
- Phía Tây giáp huyện Phú Lƣơng và Thành phố Thái Nguyên
Huyện có 18 đơn vị hành chính gồm: 3 thị trấn, 15 xã.
 Địa hình:
Huyện Đồng Hỷ có địa hình tƣơng đối phức tạp, nhiều đồi núi, độ dốc
trung bình từ 20º - 35º, có địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đơng Nam.
Địa hình chia làm 3 vùng: vùng Bắc và Đơng Bắc của huyện có địa hình núi
cao chia cắt phức tạp, tạo thành nhiều khe suối. Vùng giữa có địa hình núi
thấp, đồi bát úp xen kẽ các cánh đồng nhỏ. Vùng phía Nam dọc theo lƣu vực
sơng Cầu có địa hình bằng phẳng, có tầng đất phù sa màu mỡ.
Ranh giới của hai địa phƣơng nghiên cứu:
- Xã Văn Lăng: Nằm cách trung tâm huyện Đồng Hỷ 25km về phía Tây
Bắc.
+ Phía Bắc giáp xã Quảng Chu, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn

+ Phía Nam giáp xã Hịa Bình, huyện Đồng Hỷ
16


+ Phía Đơng giáp xã Tân Long huyện Đồng Hỷ và huyện Võ Nhai
+ Phía Tây giáp xã Đơng Lng, huyện Phú Lƣơng
- Xã Hịa Bình: nằm cách trung tâm huyện Đồng Hỷ khoảng 15km về
phía Tây Bắc.
+ Phía Bắc giáp xã Văn Lăng, huyện Đồng Hỷ.
+ Phía Nam giáp xã Minh Lập, huyện Đồng Hỷ
+ Phía Tây giáp xã Phú Đơ, huyện Phú Lƣơng
+ Phía Đơng giáp xã Tân Long, huyện Đồng Hỷ.
Kết quả điều tra về vị trí địa lý, địa hình của 2 xã đƣợc tổng hợp ở
Bảng 01:
Bảng 01. Vị trí địa lý, địa hình xã Văn Lăng và xã Hồ Bình
Địa phƣơng

Văn Lăng

Hịa Bình

Phía Tây Bắc của huyện

Phía Tây Bắc của huyện

Đồng Hỷ

Đồng Hỷ

- Độ vĩ Bắc


21º46´ - 21º51´

21º44´ - 21º48´

- Độ kinh Đông

105º46´ - 105º52´

105º47´ - 105º51´

Diện tích (ha)

6100

1250

Vị trí
Tọa độ địa lý

- Địa hình phức tạp bị chia cắt - Địa hình gồm những dải núi
bởi các khe suối, có dãy núi đá thấp, đồi bát úp xen kẽ những
Địa hình

chạy thành dải, địa hình dốc cánh đồng nhỏ.
dần từ phía Tây Bắc xuống
Đơng Nam.
- Độ dốc trung bình: 25º - 35º

Độ cao


300 – 400m

- Độ dốc trung bình: 20º - 25º
200 – 300m

3.1.2. Khí hậu.
Khí hậu khu vực nghiên cứu mang nét chung của khí hậu vùng Đơng
Bắc Việt Nam, thuộc miền nhiệt đới gió mùa, có mùa hè nóng ẩm, nƣa nhiều,
17


bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, nhiệt độ cao, nắng chói chang, lƣợng mƣa
lớn, cƣờng độ mƣa mạnh thƣờng gây ra lũ lụt vào tháng 7 hàng năm. Mùa
đông lạnh bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, thƣờng có các đợt gió
mùa Đơng Bắc hanh khơ, ít mƣa.
- Chế độ nhiệt: chế độ gió mùa gây ra sự phân hóa theo mùa rõ rệt trong
chế độ nhiệt của Đồng Hỷ. Nhiệt độ trung bình khoảng 23,9ºC. Tháng có
nhiệt độ cao nhất là 28,8ºC, tháng có nhiệt độ thấp nhất là 16,8ºC.
- Chế độ ẩm: tổng lƣợng mƣa hàng năm đạt 1710mm. Sự phân bố lƣợng
mƣa không đều ở các tháng trong năm. Lƣợng mƣa cao ở các tháng 5,6,7,8,9,
lƣợng mƣa cao nhất ở tháng 7, thƣờng gây ra lũ lụt gây khó khăn cho sản xuất
nơng lâm nghiệp, tháng 1 có lƣợng mƣa thấp nhất là 20,3mm. Lƣợng mƣa tập
trung vào mùa canh tác nƣơng rẫy cho nên làm đất bị xói mịn rửa trơi đất
mặt. Do lƣợng mƣa lớn nên độ ẩm tƣơng đối cao, nhất là vào các tháng 6,7,8.
Độ ẩm khơng khí bình quân năm là: 81,3%, thuận lợi cho sinh trƣởng của
thảm thực vật. Số giờ nắng trong năm là 1279 giờ. Lƣợng bốc hơi cả năm là
986mm. Nhìn chung điều kiện khí hậu ở đây rất thuận lợi cho sự phát triển
của thảm thực vật rừng.
Các chỉ tiêu khí hậu chính tại Trạm quan trắc Thái Nguyên theo số liệu

quan trắc từ năm 2006 – 2008 đƣợc ghi tại Bảng 02:

18


×