Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động du lịch tới môi trường của khu du lịch yên tử thành phố uông bí tỉnh quảng ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (858.16 KB, 69 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
KHOA QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG & MƠI TRƢỜNG
-------------------------

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA HOẠT ĐỘNG DU LỊCH
TỚI MÔI TRƢỜNG CỦA KHU DU LỊCH N TỬ,
THÀNH PHỐ NG BÍ, TỈNH QUẢNG NINH
NGÀNH

: KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG

MÃ NGÀNH : 306

Giáo viên hướng dẫn

: Ths. Lê Khánh Toàn

Sinh viên thực hiện

: Đào Thị Thư

Mã sinh viên

: 1153060966

Lớp

: 56A - KHMT


Khóa học

: 2011 - 2015

Hà Nội, 2015
1


LỜI CẢM ƠN
Đƣợc sự nhất trí của Khoa Quản lý tài nguyên rừng và môi trƣờng, trƣờng
ĐH Lâm nghiệp, tôi đã tiến hành đề tài:
“Nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động du lịch tới mơi trường tại Khu
di tích - danh thắng n Tử, thành phố ng Bí, tỉnh Quảng Ninh”
Trong q trình thực hiện đề tài, tơi đã nhận đƣợc sự quan tâm giúp đỡ
nhiệt tình, sự đóng góp ý kiến quý báu của nhiều cá nhân và tập thể, đã tạo điều
kiện thuận lợi để tơi hồn thành bản luận văn này.
Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới thầy giáo hƣớng dẫn Lê
Khánh Tồn đã giúp đỡ tơi trong suốt thời gian nghiên cứu thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự đóng góp ý kiến chân thành của các thầy cô
giáo Bộ môn Quản lý môi trƣờng, trƣờng Đại học Lâm nghiệp Việt Nam.
Tôi xin cảm ơn các cán bộ nhân viên trong Ban quản lý khu di tích – danh
thắng Yên Tử và nhân dân xã Thƣợng Yên Công, thành phố ng Bí, tỉnh
Quảng Ninh đã tận tình giúp đỡ tơi trong suốt q trình thu thập tài liệu ngoại
nghiệp.
Mặc dù đã hết sức cố gắng, song do thời gian có hạn, trình độ và năng lực
của bản thân cịn hạn chế nên khơng thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tơi
mong đƣợc sự quan tâm đóng góp ý kiến của các thầy cơ giáo để bài khóa luận
của tơi đƣợc hồn thiện hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 20 tháng 4 năm 2015

Sinh viên thực hiện
Đào Thị Thƣ

2


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................................1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .............................2
1.1. Các khái niệm về du lịch .............................................................................2
1.2. Các đặc trƣng của ngành du lịch .................................................................3
1.3. Mối quan hệ giữa du lịch và môi trƣờng .....................................................4
1.4. Du lịch sinh thái...........................................................................................5
1.5. Một số nghiên cứu về hoạt động DLST trên thế giới và ở Việt Nam .........7
1.5.1. Trên thế giới .............................................................................................7
1.5.2. Ở Việt Nam ..............................................................................................8
CHƢƠNG 2. MỤC TIÊU – ĐỐI TƢỢNG - NỘI DUNG - PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU .................................................................................................10
2.1. Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................10
2.2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .............................................................10
2.3. Nội dung nghiên cứu .................................................................................10
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu ...........................................................................10
2.4.1. Phƣơng pháp thu thập số liệu ngoại nghiệp ...........................................10
2.4.2. Khảo sát thực địa ....................................................................................11
2.4.3. Phƣơng pháp xã hội học (phỏng vấn nhanh) .........................................12
2.4.4. Phƣơng pháp xử lý số liệu nội nghiệp ...................................................12
CHƢƠNG 3. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA KHU VỰC
NGHIÊN CỨU .................................................................................................14
3.1. Điều kiện tự nhiên .....................................................................................14
3.1.1. Vị trí địa lý .............................................................................................14

3.1.2. Đặc điểm địa hình ..................................................................................15
3.1.3. Đặc điểm khí hậu, thuỷ văn ...................................................................16
3.1.4. Địa chất, đất đai......................................................................................18
3.1.5. Hiện trạng tài nguyên rừng ....................................................................18
3.2. Điều kiện kinh tế xã hội ............................................................................19
3.2.1. Tình hình dân tộc, dân số và lao động ...................................................19
3


3.2.2. Các hoạt động kinh tế.............................................................................19
3.3. Đặc điểm văn hoá xã hội ...........................................................................20
3.4.Thực trạng cơ sở hạ tầng và vật chất kỹ thuật ở KDT – DT Yên Tử ........21
3.4.1. Cơ sở hạ tầng ..........................................................................................21
3.4.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật ...........................................................................24
3.4.3. Hoạt động của ban quản lý KDT – DT Yên Tử.....................................25
CHƢƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .........................26
4.1. Hiện trạng hoạt động du lịch tại KDT – DT Yên Tử ................................26
4.1.1. Tiềm năng phát triển du lịch ở KDT – DT Yên Tử ...............................26
4.1.2. Hiện trạng khách du lịch ........................................................................26
4.1.3. Thực trạng về rác thải ở KDT – DT Yên Tử .........................................31
4.2. Ảnh hƣởng của hoạt động du lịch tới môi trƣờng KDT – DT Yên Tử ....36
4.2.1. Ảnh hƣởng tích cực ................................................................................36
4.2.2. Ảnh hƣởng tiêu cực ................................................................................36
4.3. Đề xuất giải pháp phát triển du lịch bền vững tại KDT-DT Yên Tử ........45
4.3.1. Định hƣớng đầu tƣ để phát triển du lịch ở Yên Tử ................................45
4.3.2. Giáo dục ý thức bảo vệ môi trƣờng .......................................................47
4.3.3. Đề xuất các tiêu chí giới hạn của các tác động mơi trừơng ....................48
4.3.4. Kiểm sốt và xử lý các nguồn gây ô nhiễm môi trƣờng .....................49
CHƢƠNG 5. KẾT LUẬN – TỒN TẠI – KIẾN NGHỊ ...................................54
5.1. Kết luận .....................................................................................................54

5.3. Kiến nghị ...................................................................................................55
TÀI LIỆU THAM KHẢO

4


DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Nghĩa tiếng việt

BTNMT

Bộ tài ngun mơi trƣờng

DLST

Du lịch sinh thái

DTLS

Di tích lịch sử

ESCAP

Ủy ban kinh tế - xã hội khu vực châu
Á – Thái Bình Dƣơng của Thụy Điển

IUCN


Liên minh Bảo tồn thiên nhiên quốc tế

KDT - DT

Khu di tích – danh thắng

KTXH

Kinh tế xã hội

LN

Lâm nghiệp

NN&PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

PTBV

Phát triển bền vững

RQG

Rừng Quốc gia

TNMT

Tài nguyên môi trƣờng


UBND

Ủy ban nhân dân

WWF

Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên

5


DANH MỤC BẢNG
Bảng
Bảng 2.1
Bảng 3.1
Bảng 4.1
Bảng 4.2
Bảng 4.3

Tên bảng
Bảng điều tra thực địa

Trang
11

Bảng tổng hợp số liệu quan trắc các yếu tố khí tƣợng tại khu
vực YênTử
Bảng thống kê số lƣợt khách du lịch tại Khu di tích và RQG
Yên Tử giai đoạn 2009 – 2013
Các nguồn phát sinh rác thải sinh hoạt khu vực

Hiện trạng khách du lịch mang đồ ăn, nƣớc uống vào KDT –
DT Yên Tử

17

27
31
32

Bảng 4.4

Thành phần rác thải khu du lịch

33

Bảng 4.5

Lƣợng rác thải phát sinh ở Yên Tử từ năm 2010 - 2014

35

Bảng 4.6

Tổng hợp kết quả quan trắc môi trƣờng nƣớc mặt ngày
15/2/2014

38

Bảng 4.7


Tổng hợp kết quả quan trắc môi trƣờng nƣớc mặt ngày 16/5/2014

38

Bảng 4.8

Bảng thống kê các yếu tố môi trƣờng khơng khí tại n Tử

40

Bảng 4.9

Ma trận các tác động của hoạt động du lịch tại KDT – DT Yên
Tử ảnh hƣởng đến môi trƣờng của Yên tử

44

Bảng 4.10 Các tiêu chí hạn chế ảnh hƣởng của hoạt động du lịch

49

Bảng 4.11 Kế hoạch quan trắc môi trƣờng

50

6


DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ SƠ ĐỒ


Tên hình

Trang

Hình 1.1.Sơ đồ về sự tác động của các hoạt động du lịch đến mơi
trƣờng
Hình 3.1. Sơ đồ khu di tích n Tử

5
21

Hình 4.1. Biểu đồ thể hiện hiện trạng khách du lịch tại khu di tích và
RQG n Tử

27

Hình 4.2. Biểu đồ tỷ lệ thành phần rác thải ở KDT – DT Yên Tử

34

Hình 4.3. Sơ đồ thu gom – xử lý chất thải rắn

52

7


ĐẶT VẤN ĐỀ
Có thể nói Việt Nam là một quốc gia có nguồn tài nguyên thiên nhiên
phong phú, hệ sinh thái đa dạng. Đó cũng chính là tiềm năng, thế mạnh để phát

triển ngành du lịch sinh thái. Tuy nhiên ngành du lịch nƣớc ta chƣa thể nói là
phát triển một cách bền vững do chƣa có sự quan tâm đầu tƣ đúng mức của
Đảng và Nhà nƣớc. Song song với những nguồn lợi kinh tế mà ngành du lịch
mang lại đó chính là sự suy thối tài ngun thiên nhiên và mơi trƣờng sinh thái.
Bởi lẽ đó, vấn đề cần đặt ra đó là làm thế nào để hƣớng hoạt động du lịch theo
hƣớng du lịch sinh thái. Từ đó phát triển ngành du lịch một cách bền vững nghĩa
là phát triển du lịch gắn với bảo vệ môi trƣờng và góp phần cải thiện chất lƣợng
cuộc sống của cộng đồng.
Danh sơn – thắng cảnh Yên Tử ở Thành phố ng Bí – tỉnh Quảng Ninh
bao gồm các hệ sinh thái phong phú, đa dạng cùng với hàng loạt các giá trị độc
đáo về tơn giáo, tín ngƣỡng, văn hóa. Danh sơn Yên Tử có thể xem nhƣ là một
di tích lịch sử. Bởi lẽ đó n Tử đã trở thành điểm du lịch thu hút hàng triệu
lƣợt khách du lịch trong và ngoài nƣớc tới thăm mỗi năm. Tại đây ngành du lịch
rất phát triển, đem lại nhiều lợi nhuận về KT – XH cho địa phƣơng. Tuy nhiên
vấn đề quản lí, bảo vệ mơi trƣờng chƣa chặt chẽ, chƣa thực sự quan tâm đúng
mức dẫn đến môi trƣờng bị suy giảm ngày càng rõ rệt. Vì vậy, cần có những
đánh giá ảnh hƣởng của du lịch đến mơi trƣờng, từ đó đƣa ra những biện pháp
khắc phục những tác động tiêu cực để ngành du lịch khu n Tử phát triển một
cách bền vững.
Vì vậy, chúng tơi lựa chọn thực hiện đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của
hoạt động du lịch đến môi trường của khu du lịch n Tử - Tp ng Bí – Tỉnh
Quảng Ninh” nhằm đƣa ra những giải pháp để góp phần giảm thiểu những tác
động tiêu cực đến môi trƣờng du lịch của Việt Nam nói chung và Yên Tử nói riêng.

1


CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.


Các khái niệm về du lịch [1,5,9]
Ngày nay, du lịch đã trở thành một hiện tƣợng kinh tế xã hội phổ biến

không chỉ ở các nƣớc phát triển mà còn ở các nƣớc đang phát triển, trong đó có
Việt Nam. Tuy nhiên, cho đến nay, không chỉ ở nƣớc ta nhận thức về nội dung
du lịch vẫn chƣa thống nhất. Do hoàn cảnh khác nhau, dƣới mỗi góc độ nghiên
cứu khác nhau, mỗi ngƣời có một cách hiểu về du lịch khác nhau. Do vậy có bao
nhiêu tác giả nghiên cứu về du lịch thì có bấy nhiêu định nghĩa.
Dƣới con mắt của Guer Freuler thì “du lịch với ý nghĩa hiện đại của từ
này là một hiện tƣợng của thời đại chúng ta, dựa trên sự tăng trƣởng về nhu cầu
khôi phục sức khoẻ và sự thay đổi của môi trƣờng xung quanh, dựa vào sự phát
sinh, phát triển tình cảm đối với vẻ đẹp thiên nhiên”.
Theo các nhà kinh tế, du lịch không chỉ là một hiện tƣợng xã hội đơn
thuần mà nó phải gắn chặt với hoạt động kinh tế. Nhà kinh tế học Picara Edmod đƣa ra định nghĩa: “du lịch là việc tổng hoà việc tổ chức và chức năng
của nó khơng chỉ về phƣơng diện khách vãng lai mà chính về phƣơng diện giá
trị do khách chỉ ra và của những khách vãng lai mang đến với một túi tiền đầy,
tiêu dùng trực tiếp hoặc gián tiếp cho các chi phí của họ nhằm thoả mãn nhu cầu
hiểu biết và giải trí.”
Khác với quan điểm trên, các học giả biên soạn bách khoa toàn thƣ Việt
Nam đã tách hai nội dung cơ bản của du lịch thành hai phần riêng biệt. Theo các
chuyên gia này, nghĩa thứ nhất của từ này là “một dạng nghỉ dƣỡng sức tham
quan tích cực của con ngƣời ngồi nơi cƣ trú với mục đích: nghỉ ngơi, giải trí,
xem danh lam thắng cảnh…”. Theo định nghĩa thứ hai, du lịch đƣợc coi là “một
ngành kinh doanh tổng hợp có hiệu quả cao về nhiều mặt nâng cao hiểu biết về
thiên nhiên, truyền thơng lịch sử và văn hố dân tộc, từ đó góp phần làm tăng
thêm tình u đất nƣớc, đối với ngƣời nƣớc ngồi là tình hữu nghị với dân tộc
mình, về mặt kinh tế, du lịch là lĩnh vực kinh doanh mang lại hiệu quả rất lớn;
có thể coi là hình thức xuất khẩu hàng hố và dịch vụ tại chỗ.

2



Theo Tổ chức Du lịch Thế giới (World Tourist Organization), một tổ
chức thuộc Liên Hiệp Quốc, Du lịch bao gồm tất cả mọi hoạt động của những
ngƣời du hành, tạm trú, trong mục đích tham quan, khám phá và tìm hiểu, trải
nghiệm hoặc trong mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thƣ giãn; cũng nhƣ mục đích
hành nghề và những mục đích khác nữa, trong thời gian liên tục nhƣng khơng
q một năm, ở bên ngồi mơi trƣờng sống định cƣ; nhƣng loại trừ các du hành
mà có mục đích chính là kiếm tiền. Du lịch cũng là một dạng nghỉ ngơi năng
động trong môi trƣờng sống khác hẳn nơi định cƣ.
Ở Việt Nam, khái niệm du lịch đƣợc định nghĩa chính thức trong pháp
lệnh du lịch năm 1999 nhƣ sau: “Du lịch là hoạt động của con ngƣời ngoài nơi
cƣ trú thƣờng xuyên của mình nhằm thỏa mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ
dƣỡng trong một khoảng thời gian nhất định”.
1.2.

Các đặc trƣng của ngành du lịch [1,5]
Mọi dự án phát triển du lịch đƣợc thực hiện trên cơ sở khai thác những giá

trị của tài nguyên du lịch tự nhiên, văn hoá, lịch sử cùng với các cơ sở hạ tầng
và các dịch vụ kèm theo. Kết quả của q trình khai thác đó là việc hình thành
các sản phẩm du lịch từ các tiềm năng về tài ngun, đem lại nhiều lợi ích cho
xã hội.
Trƣớc tiên đó là các lợi ích về kinh tế xã hội, tạo ra nhiều cơ hội tìm kiếm
việc làm, nâng cao đời sống kinh tế cộng đồng địa phƣơng thông qua các dịch
vụ du lịch, tạo điều kiện cho việc bảo tồn các giá trị văn hoá, lịch sử và sự đa
dạng của thiên nhiên nơi có các hoạt động phát triển du lịch. Sau nữa là những
lợi ích đem lại cho du khách trong việc hƣởng thụ các cảnh quan thiên nhiên lạ,
các truyền thống văn hoá lịch sử.
Những đặc trƣng cơ bản của ngành du lịch bao gồm:

- Tính đa ngành
Tính đa ngành đƣợc thể hiện ở đối tƣợng khai thác phục vụ du lịch (sự
hấp dẫn về cảnh quan tự nhiên, các giá trị lịch sử, văn hoá, cơ sở hạ tầng và các
dịch vụ kèm theo...). Thu nhập xã hội từ du lịch cũng mang lại nguồn thu cho

3


nhiều ngành kinh tế khác nhau thông qua các sản phẩm dịch vụ cung cấp cho
khách du lịch (điện, nƣớc, nơng sản, hàng hố...).
-

Tính đa thành phần

Biểu hiện ở tính đa dạng trong thành phần du khách, những ngƣời phục
vụ du lịch, các cộng đồng nhân dân trong khu du lịch, các tổ chức chính phủ và
phi chính phủ tham gia vào các hoạt động du lịch.
-

Tính đa mục tiêu

Biểu hiện ở những lợi ích đa dạng về bảo tồn thiên nhiên, cảnh quan lịch
sử văn hoá, nâng cao chất lƣợng cuộc sống của du khách và ngƣời tham gia hoạt
động dịch vụ, mở rộng sự giao lƣu văn hoá, kinh tế và nâng cao ý thức tốt đẹp
của mọi thành viên trong xã hội.
-

Tính liên vùng

Biểu hiện thơng qua các tuyến du lịch với một quần thể các điểm du lịch

trong một khu vực, trong một quốc gia hay giữa các quốc gia khác nhau.
-

Tính mùa vụ

Biểu hiện ở thời gian diễn ra hoạt động du lịch tập trung với cƣờng độ cao
trong năm. Tính mùa vụ thể hiện rõ nhất ở các loại hình du lịch nghỉ biển, thể
thao theo mùa (theo tính chất của khí hậu) hoặc loại hình du lịch nghỉ cuối tuần,
vui chơi giải trí (theo tính chất cơng việc của những ngƣời hƣởng thụ sản phẩm
du lịch).
- Tính chi phí
Biểu hiện ở chỗ mục đích đi du lịch của các khách du lịch là hƣởng thụ
sản phẩm du lịch chứ không phải với mục tiêu kiếm tiền.
1.3.

Mối quan hệ giữa du lịch và môi trƣờng
Du lịch và mơi trƣờng có mối quan hệ qua lại và không thể tách rời. Sự

phát triển của bất kỳ ngành kinh tế nào cũng gắn liền với vấn đề mơi trƣờng.
Điều này càng đặc biệt có ý nghĩa đối với sự phát triển của ngành kinh tế tổng
hợp có tính liên ngành, liên vùng, và xã hội hố cao nhƣ du lịch. Môi trƣờng
đƣợc xem là yếu tố quan trọng ảnh hƣởng trực tiếp đến chất lƣợng, tính hấp dẫn

4


của các sản phẩm du lịch, qua đó ảnh hƣởng đến khả năng thu hút khách, đến sự
tồn tại của hoạt động du lịch.
Hoạt động phát triển du lịch đồng nghĩa với việc gia tăng lƣợng khách du
lịch, tăng cƣờng phát triển cơ sở hạ tầng, dịch vụ và gia tăng nhu cầu sử dụng tài

nguyên…, từ đó dẫn đến sự gia tăng áp lực của du lịch đến môi trƣờng. Trong
nhiều trƣờng hợp, do tốc độ phát triển quá nhanh của hoạt động du lịch vƣợt
ngoài nhận thức và năng lực quản lý nên đã tạo sức ép lớn đến khả năng đáp ứng
của tài nguyên và môi trƣờng, gây ơ nhiễm cục bộ và nguy cơ suy thối lâu dài.

Hình 1.1: Sơ đồ về sự tác động của các hoạt động du lịch đến môi trƣờng[15]
1.4.

Du lịch sinh thái
Ở Việt Nam, từ năm 2011 trở lại đây ngành du lịch đang trên đà phát triển

một cách mạnh mẽ. Lƣợt khách mỗi năm đạt 7 – 8 triệu lƣợt khách, ƣớc tính đạt
vào khoảng 800 – 900 triệu ngƣời khách du lịch. Có thể thấy rõ ngành du lịch
đem lại một nguồn lợi đáng kể. Tuy nhiên, các hoạt động du lịch của con ngƣời đã
tác động không hề nhỏ đến mơi trƣờng sinh thái. Có thể kể đến các hoạt động nhƣ:
Chất thải rắn, nƣớc thải từ khách du lịch đến dịch dụ ăn uống từ các cơ sở hạ tầng,
khách sạn, nhà nghỉ,…làm ô nhiễm môi trƣờng đất, nƣớc. Hoạt động của các loại
giao thông vận tải tăng lên, các khí thải tăng làm ơ nhiễm bầu khơng khí.
Trƣớc những tác động xấu ngày càng gia tăng du lịch mang lại, đã buộc
các nhà nghiên cứu du lịch phải tìm kiếm một cách thức, một chiến lƣợc nhằm
đảm bảo sự hài hòa giữa phát triển du lịch với bảo vệ mơi trƣờng. Từ đó, một
5


loại hình du lịch mới ra đời đáp ứng yêu cầu của du lịch bền vững, đó là du lịch
sinh thái.
Du lịch sinh thái (DLST) là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên, có trách
nhiệm hỗ trợ cho các mục tiêu bảo tồn các hệ sinh thái, môi trƣờng tự nhiên, các
giá trị văn hóa bản địa, phát triển cộng đồng, đồng thời đem lại những nguồn lợi
kinh tế to lớn góp phần tích cực vào sự phát triển du lịch nói riêng và phát triển

kinh tế xã hội nói chung. Loại hình du lịch này đã và đang phát triển nhanh
chóng trên phạm vi tồn cầu và ngày càng đƣợc quan tâm ở nhiều quốc gia,
nhiều tổ chức quốc tế.
Năm 1999, Tổng cục Du lịch Việt Nam, ESCAP, WWF, IUCN đã đƣa ra
định nghĩa về DLST ở Việt Nam: “Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào
thiên nhiên và văn hóa bản địa gắn với giáo dục mơi trƣờng, có đóng góp cho nỗ
lực bảo tồn và phát triển bền vững, với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa
phƣơng”.
Về cơ bản, DLST hay du lịch bền vững khác với loại hình du lịch đại
chúng ở những điểm sau:
* Du lịch đai chúng:
- Có một mục đích: lợi tức
- Thƣờng khơng đƣợc lập kế hoạch từ trƣớc; “chỉ đến lúc xảy ra”
- Định hƣớng đến du khách
- Điều khiển bởi các nhóm bên ngồi
- Tập trung làm giải trí cho du khách
- Khơng ƣu tiên cho bảo tồn
- Không ƣu tiên cho cộng đồng
- Phần lớn lợi tức đƣợc đƣa về cho các nhà điều hành và đầu tƣ từ bên
ngoài
* Du lịch bền vững:
- Đƣợc lập kế hoạch với 3 mục đích: lợi tức, môi trƣờng và cộng đồng (3 chân)
- Thƣờng đƣợc lập kế hoạch trƣớc cùng với sự tham gia của các bên liên quan
- Định hƣớng đến địa phƣơng
- Do địa phƣơng điều khiển, ít nhất là một phần
6


- Tập trung vào các kinh nghiệm giáo dục
- Bảo tồn nguồn lợi tự nhiên đƣợc xem là ƣu tiên

- Đánh giá văn hố địa phƣơng là ƣu tiên
- Có nhiều lợi tức đƣợc để lại cho cộng đồng địa phƣơng
Nhƣ vậy, hoạt động DLST phải làm tăng tối đa các lợi ích tài chính, đồng
thời phải làm giảm tối thiểu các tổn hại về môi trƣờng. Và DLST đã trở thành
một hiện tƣợng mang tính tồn cầu.
1.5. Một số nghiên cứu về hoạt động DLST trên thế giới và ở Việt Nam
1.5.1. Trên thế giới
Trong vài chục năm gần đây, du lịch trên thế giới phát triển rộng rãi và
bắt đầu nảy sinh những ảnh hƣởng tiêu cực đến kinh tế, văn hóa – xã hội và mơi
trƣờng của từng quốc gia. Vì thế các nhà du lịch thế giới quan tâm nhiều tới việc
nghiên cứu những tác động xấu do du lịch gây ra đối với môi trƣờng và đề xuất
một chiến lƣợc phát triển du lịch mới tôn trọng môi trƣờng.
Ngay từ những năm 1980, khi các vấn đề về phát triển bền vững bắt đầu
đƣợc đề cập đã có nhiều nghiên cứu khoa học thực hiện nhằm phân tích những
ảnh hƣởng của du lịch đến sự phát triển bền vững. Trọng tâm của các nhà nghiên
cứu này nhằm giải thích cho sự cần thiết phải đảm bảo tính trọn vẹn của mơi
trƣờng sinh thái trong khi tiến hành các hoạt động khai thác tài nguyên phục vụ
cho phát triển du lịch tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững. Krippendorf
(1975) và Jungk (1980) là những nhà khoa học đầu tiên trên thế giới cảnh báo về
những suy thoái do hoạt động du lịch gây ra và đƣa ra khái niệm về loại “Du
lịch cứng – hard tourism” để chỉ hoạt động du lịch gây ra ồ ạt và “Du lịch mềm
– soft tourism” để chỉ một chiến lƣợc du lịch mới tôn trọng môi trƣờng.
Ngày 14/6/1992, tại hội nghị của Liên hợp quốc về môi trƣờng và phát
triển (UNCED) đã diễn ra hội nghị thƣợng đỉnh về Trái Đất. Tại hội nghị này,
182 chính phủ đã thơng qua chƣơng trình nghị sự 21 (Agenda 21), một chƣơng
trình hành động tồn diện nhằm bảo đảm một tƣơng lai bền vững cho nhân loại
bƣớc vào thế kỉ XXI.
Từ đầu những năm 1990, nhiều nhà nghiên cứu về phát triển du lịch bền
vững nhằm hạn chế các tác động tiêu cực của hành động du lịch, đảm bảo sự
7



phát triển lâu dài đã đƣợc tiến hành. Một số hoạt động du lịch quan tâm đến môi
trƣờng đã bắt đầu xuất hiện nhƣ: “Du lịch sinh thái”, “Du lịch khám phá”, “Du
lịch gắn với thiên nhiên”, “Du lịch thay thế”, “Du lịch mạo hiểm”,... đã góp
phần nâng cao hình ảnh về mơt hoạt động du lịch có trách nhiệm, có đảm bảo sự
phát triển bền vững.
Năm 1996, hƣởng ứng chƣơng trình hành động của hội nghị Earth
Submit, ngành du lịch toàn cầu đại diện bởi 3 tổ chức quốc tế gồm hội đồng lữ
hành du lịch thế giới, Tổ chức du lịch thế giới và Hội đồng Trái Đất đã ứng dụng
những nguyên tắc của Agenda 21 vào du lịch, phối hợp xây dựng một chƣơng
trình hành động với tên gọi “ Chƣơng trình nghị sự 21 về du lịch hƣớng tới phát
triển bền vững về môi trƣờng”. Chƣơng trình này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng
đối với các doanh nghiệp du lịch, các Chính phủ, các cơ quan du lịch quốc gia,
các tổ chức thƣơng mại và ngƣời đi du lịch.
Chƣơng trình nghị sự 21 về du lịch đã đƣa ra các lĩnh vực ƣu tiên hành
động với mục đích xác đinh và dự kiến các bƣớc tiến hành. Chƣơng trình này
nhấn mạnh sự cần thiết phải phối hợp hành động giữa Chính phủ, ngành du lịch
và các tổ chức phi Chính phủ, phân tích tầm quan trọng về chiến lƣợc và kinh tế
của ngành du lịch, đồng thời nêu bật những lợi ích to lớn của việc phát trển du
lịch theo hƣớng bền vững.
1.5.2. Ở Việt Nam
Các cơng trình nghiên cứu về du lịch đƣợc quan tâm nhiều từ thập nhiên
90 của thế kỉ XX cho đến nay cùng với sự khởi sắc của ngành du lịch nƣớc ta.
Các cơng trình nổi bật nhƣ “Tổ chức lãnh thổ du lịch Việt Nam” của Viện
nghiên cứu phát triển du lịch (1991), “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt
Nam 1995 -2010” của Tổng cục du lịch (1994), “Địa lí du lịch” của nhóm tác
giả Nguyễn Minh Tuệ, Vũ Tuấn Cảnh, Lê Thông, Phạm Xuân Hậu, Nguyễn
Kim Hồng (1996)….với quy mô và phạm vi lãnh thổ khác nhau.
Trong những năm gần đây, các tác động của du lịch đến môi trƣờng tự

nhiên và xã hội đang là mối quan tâm lớn của nhiều nhà nghiên cứu. Điều này
cho tháy sự quan tâm đến môi trƣờng trong hoạt động du lịch đang trở nên bức
8


thiết. Hàng loạt các cuộc hôi thảo nhƣ: “Hội thảo quốc tế về phát triển du lịch
bền vững ở Việt Nam” do Tổng cục du lịch Việt Nam kết hợp với quỹ Hains
Seidel (CHLB Đức) tổ chức tại Huế (5/1997), “Hội thảo về DLST với PTBV ở
Việt Nam” của Phạm Trung Lƣơng (2002), “PTBV du lịch biển Cửa Lò thực
trạng và những vấn đề đặt ra” của Phạm Trung Lƣơng (2006), “Quy hoạch
không gian để bảo tồn thiên nhiên ở khu bảo tồn thiên nhiên Vũ Quang, một
phƣơng pháp tiếp cận sinh thái” trong Dự án bảo tồn khu bảo tồn thiên nhiên Vũ
Quang…
Một số nghiên cứu về ảnh hƣởng hoạt động du lịch đến môi trƣờng
của trƣờng Đại học Lâm Nghiệp Việt Nam:
- Bùi Văn Thƣơng: “Nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động DLST đến môi
trường tự nhiên tại khu DLST Cửu Thác – Tú Sơn, Kim Bơi, Hịa Bình” –Khóa
luận tốt nghiệp, ĐHLN, năm 2011.
- Đồn Văn Tín: “Nghiên cứu tác động của hoạt động du lịch sinh thái đến
đa dạng sinh học tại vườn quốc gia Tam Đảo – Vĩnh Phúc” – Khóa luận tốt
nghiệp, ĐHLN, năm 2013.
- Nguyễn Thùy Linh: “Nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến
tài nguyên và môi trường tại khu du lịch n Tử - Thị xã ng Bí – Tỉnh Quảng
Ninh” – Khóa luận tốt nghiệp, ĐHLN, năm 2011.
KDT – DT Yên Tử đã từ lâu trở thành điểm đến của rất nhiều khách
trong nƣớc và ngoài nƣớc. Trong vài năm trở lại đây, số lƣợng khách du lịch
tăng nhanh chóng, đã làm nảy sinh mâu thuẫn với cơng tác bảo tồn của khu di
tích và trở thành vấn đề cần đƣợc quan tâm giải quyết. Tuy nhiên, vẫn chƣa có
một nghiên cứu tổng thể nào về hoạt động du lịch tại đây, dự báo các chỉ tiêu
phát triển và nhu cầu đầu tƣ. Cần đƣa ra định hƣớng cơ bản và kế hoạch cụ thể,

trong những năm tới cho ngành du lịch tại khu vực, nhằm hƣớng du lịch Yên Tử
đến Du lịch phát triển một cách bền vững. Từ đó, đề xuất giải pháp giảm thiểu
các tác động tiêu cực đến môi trƣờng do hoạt động du lịch ở Yên Tử.

9


CHƢƠNG 2. MỤC TIÊU – ĐỐI TƢỢNG - NỘI DUNG PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
- Mục tiêu chung: Góp phần hạn chế đƣợc các tác động tiêu cực của
hoạt động du lịch đến môi trƣờng tại KDT – DT Yên Tử.
- Mục tiêu cụ thể:
+ Đánh giá đƣợc thực trạng của hoạt động du lịch tại KDT – DT Yên Tử.
+ Nghiên cứu đƣợc ảnh hƣởng của của hoạt động du lịch đến môi trƣờng
tại KDT – DT Yên Tử.
+ Đề xuất đƣợc một số giải pháp phát triển du lịch bền vững tại KDT –
DT Yên Tử.
2.2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu: sự ảnh hƣởng của hoạt động du lịch tới mơi
trƣờng tại khu vực n Tử, Tp ng Bí, tỉnh Quảng Ninh.
- Phạm vi nghiên cứu: KDT - DT n Tử, Tp ng Bí, tỉnh Quảng
Ninh.
2.3. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu thực trạng ngành du lịch ở KDT - DT n Tử, Tp ng
Bí, tỉnh Quảng Ninh.
- Nghiên cứu ảnh hƣởng của của hoạt động du lịch đến mơi trƣờng tại
KDT – DT n Tử, Tp ng Bí, tỉnh Quảng Ninh.
- Đề xuất một số giải pháp phát triển du lịch bền vững tại KDT – DT
Yên Tử, Tp ng Bí, tỉnh Quảng Ninh.
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu ngoại nghiệp
Sử dụng phƣơng pháp thu thập số liệu, thu thập số liệu ở những cơ quan
(UBND thành phố ng Bí, Sở TNMT thành phố ng Bí) và các tài liệu tham
khảo chun ngành liên quan đến đề tài.
Các tài liệu tại KDT Yên Tử bao gồm:
- Bản đồ chi tiết của khu du lịch.
10


- Các loại, nguồn tài nguyên thiên nhiên của khu du lịch.
- Các loại hình hoạt động du lịch và các sản phẩm du lịch chính (
ngắm cảnh, thể thao, câu cá…).
- Các dự án hiện tại và trong tƣơng lai của khu DT Yên Tử
- Số liệu quan trắc khí hậu thời tiết, khí tƣợng thủy văn, phân tích chất
lƣợng nƣớc, các thông số môi trƣờng, kết quả quan trắc định kỳ…
- Các thơng tin về tình trạng cơ sở hạ tầng, dịch vụ của khu vực.
- Loại phƣơng tiện vận chuyển du khách..
2.4.2. Khảo sát thực địa
Việc khảo sát thực địa giúp nắm rõ tình hình thực tế tại KDL, từ đó có
đƣợc những thơng tin chính xác và cụ thể nhất, định hình đƣợc vấn đề thực tế
cần thực hiện để đƣa ra những đề xuất phù hợp nhất.
Bảng 2.1. Bảng điều tra thực địa
Cách thực hiện

Địa điểm

Quan sát trực

Các điểm tham


trạng

Mục đích

- Các hoạt động của

- Đánh giá sơ bộ

du khách, phƣơng tiện

hiện trạng KDLvề

diễn ra hoạt động

vận chuyển…

môi trƣờng, hoạt

du lịch.

- Các yếu tố môi

động du lịch qua

tiếp, ghi nhận và quan, các khu vực
chụp ảnh hiện

Đối tƣợng

Các


khu vực dịch trƣờng đất, nƣớc, không

vụ du lịch.

đó xác định các

khí.

vấn đề cịn tồn tại.

- Các cơ sở hạ tầng

- So sánh độ tin

phục vụ du lịch: sức

cậy các thông tin từ

chứa, loại vật liệu xây

tài liệu.

dựng,các tiện nghi tiêu

- Làm cơ sở, tài

thụ năng lƣợng…

11


liệu cho đề tài.


2.4.3. Phương pháp xã hội học (phỏng vấn nhanh)
Phỏng vấn thơng qua trao đổi nói chuyện. Phỏng vấn bằng phiếu điều tra
với hệ thống những câu hỏi lựa chọn và những câu hỏi mở.
Phỏng vấn du khách về thực trạng môi trƣờng... bằng phiếu phỏng vấn.
2.4.4. Phương pháp xử lý số liệu nội nghiệp
Phƣơng pháp này đƣợc thể hiện thông qua tổng hợp các nguồn tài liệu, số
liệu, kết quả điều tra xã hội học, điều tra thực địa đã đƣợc thu thập. Từ đó, tiến
hành nghiên cứu, xử lý, để chọn ra các thơng tin có độ chính xác cao, phân tích
thấy đƣợc sự ảnh hƣởng của du lịch đến môi trƣờng, cộng đồng dân cƣ tại khu
vực nghiên cứu, sau đó rút ra đƣợc những kết luận cần thiết phục vụ mục nghiên
cứu của đề tài.
Đề tài đã sử dụng các công cụ công nghệ thông tin để tính tốn, tổng hợp
số liệu thành các bảng biểu, vẽ biểu đồ,…
Phƣơng pháp ma trận môi trƣờng:
Các bƣớc thực hiện:
- Xác định các hoạt động du lịch quan trọng nhất. Xác định các hoạt
động du lịch diễn ra mang tính chất thƣờng xuyên, có tác động nhiều nhất.
- Xác định các thành phần mơi trƣờng chính trong hoạt động du lịch.
- Xác định tác động của các hoạt động du lịch đến các thành phần môi
trƣờng.
- Xác định tác động của các tổn thƣơng môi trƣờng đến các nguồn tài
nguyên.
- Xác định các tác động quan trọng nhất căn cứ vào những tác động ảnh
hƣởng nhƣ thế nào đến KDT mà chúng ta cho các điểm 1, 2, 3, 0, -1, -2, -3 và đề
xuất giải pháp giảm thiểu các tác động tiêu cực.
Ma trận gồm: Cột dọc là đối tƣợng chịu tác động (các vấn đề mơi trƣờng

nói chung của Yên Tử), hàng ngang là đối tƣợng tác động (các yếu tố của hoạt
động du lịch). Mục đích của ma trận là xét mối quan hệ giữa đối tƣợng tác động
và đối tƣợng chịu tác động bằng việc cho điểm: (-2) là tác động rất xấu; điểm (1) là tác động xấu; điểm (0) là không gây tác tác động; điểm (+1) là tác động tốt;
12


điểm (+2) là tác động rất tốt. Việc cho điểm đánh giá theo mức độ nhạy cảm của
từng đối tƣợng và tầm quan trọng đang đƣợc ƣu tiên từ cao đến thấp của khu di
tích cho cơng tác bảo tồn.
Thơng qua việc cho điểm, cộng theo hàng ngang ta có thứ tự của hoạt
động du lịch gây ảnh hƣởng đến môi trƣờng. Các giá trị mang dấu (-), chứng tỏ
hoạt động du lịch đó gây ảnh hƣởng xấu đến mơi trƣờng. Các giá trị (+) chứng
tỏ hoạt động du lịch có ảnh hƣởng tích cực. Giá trị bằng 0 là khơng ảnh hƣởng
gì. Cộng theo cột dọc là có thứ tự của vấn đề môi trƣờng chịu ảnh hƣởng của
hoạt động du lịch.

13


CHƢƠNG 3. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI
CỦA KHU VỰC NGHIÊN CỨU
3.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1. Vị trí địa lý
a) Vị trí địa lý
Rừng quốc gia Yên Tử nằm trên địa bàn xã Thƣợng Yên Công và xã
Phƣơng Đơng, thành phố ng Bí, tỉnh Quảng Ninh; có toạ độ địa lý:
- Từ 21005’ đến 21009’ vĩ độ Bắc
- Từ 106043’ đến 106045’ kinh độ Đông
Về mặt địa giới:
- Phía Bắc giáp khu bảo tồn thiên nhiên Tây n Tử, huyện Sơn Động,

tỉnh Bắc Giang
- Phía Đơng giáp khu vực than Thùng xã Thƣợng n Cơng
- Phía Tây giáp xã Tràng Lƣơng, xã Hồng Thái Đông, huyện Đông
Triều
- Phía Nam là địa bàn xã Phƣơng Đơng
b) Diện tích và phạm vi ranh giới
Rừng quốc gia Yên Tử về phạm vi, quy mơ, diện tích đƣợc chuyển từ
rừng đặc dụng Yên Tử, với tổng diện tích đất lâm nghiệp là: 2,947,5 ha (Theo
Quyết định 4.903/QĐ-UBND tỉnh Quảng Ninh)
Sau khi có Văn bản số 537/TTg-KTN, ngày 02 tháng 4 năm 2010, của
Thủ tƣớng Chính phủ gửi Bộ NN&PTNT và UBND tỉnh Quảng Ninh “Về việc
chuyển hạng khu rừng đặc dụng n Tử, thị xã ng Bí, tỉnh Quảng Ninh thành
Rừng quốc gia Yên Tử , tỉnh Quảng Ninh” kết quả xác định lại ranh giới, diện
tích rừng và đất rừng của khu đặc dụng Yên Tử để xây dựng Rừng quốc gia Yên
Tử, diện tích đất lâm nghiệp là: 2.730,9 ha (do trừ diện tích đất LN đã giao sổ
Đỏ cho dân thuộc 4 thôn: Khe Sú 1, Khe Sú 2, Năm Mẫu 1 và Năm Mẫu 2).
* Tổng diện tích tự nhiên RQG Yên Tử là: 2.783,0 ha, trong đó diện tích
rừng và đất lâm nghiệp (sau đây gọi là đất LN), là: 2730,9 ha, trong đó:
- Khu A là: 2.473,0 ha
14


- Khu B là: 257,9 ha
* Về ranh giới:
- Khu A:
+ Phía Bắc ranh giới là hệ dơng ranh giới 2 tỉnh Quảng Ninh và tỉnh Bắc
Giang, có đỉnh Yên Tử cao nhất là 1.068m.
+ Phía Đơng ranh giới từ đỉnh cao 908m theo ranh giới xã Thƣợng Yên
Công và khu vực than Thùng xuống suối Bãi dâu gặp đƣờng 18B.
+ Phía Tây ranh giới từ đỉnh cao 660m theo ranh giới xã Thƣợng n

Cơng thị xã ng Bí và xã Tràng Lƣơng huyện Đông Triều xuống suối cây
Trâm gặp đƣờng 18B.
+ Phía Nam ranh giới giữa đất đai của khu đặc dụng và khu dân cƣ 4 thôn
xã Thƣợng n Cơng (đã đƣợc xác định và đóng mốc ngồi thực địa);
- Khu B: là phần diện tích hai bên đƣờng thuộc xã Phƣơng Đông từ chùa
Suối Tắm đến giáp cánh đồng Năm Mẫu (đã đƣợc xác định và đóng mốc ngồi
thực địa).
3.1.2. Đặc điểm địa hình
* Rừng quốc gia n Tử (khu A) đƣợc bao bởi hệ dơng chính Yên Tử về
phía Bắc từ đỉnh 660 m đến đỉnh 908 m và hai dông phụ theo hƣơng Bắc – Nam
gồm: Hệ dơng phía Tây từ đỉnh 660 m về suối cây Trâm. Hệ dơng phía Đơng từ
đỉnh 908 m về suối Bãi Dâu, ôm trọn các hệ thuỷ suối cây Trâm, suối Giải oan
và suối Bãi Dâu. Đỉnh núi cao nhất khu đặc dụng là đỉnh Yên tử 1.068 m, điểm
thấp nhất là cánh đồng Năm mẫu 50 m. Địa hình khu A thấp dần từ Bắc (chùa
Đồng) xuống Nam (chùa Lân), đã tạo nên cảnh quan hùng vĩ cho Danh thắng
Yên Tử. Tuy nhiên, địa hình ở đây bị chia cắt khá mạnh, độ dốc trung bình từ 20
- 250, có nơi > 400; nếu độ che phủ của rừng khơng đảm bảo sẽ gây sạt lở, xói
mịn đất.
* Khu B: địa hình đồi, núi thấp, đỉnh cao nhất 312m, ranh giới xã Phƣơng
Đông và xã Hồng Thái Đông huyện Đông Triều, điểm thấp nhất là đập cửa ngăn
40m, độ dốc trung bình 15 - 200, có nơi > 350, là đầu nguồn của suối Tắm chảy
ra Dốc Đỏ.
15


Nhìn chung địa hình Rừng quốc gia Yên Tử bị chia cắt mạnh, độ dốc lớn,
là đầu nguồn của các hệ suối chính nhƣ Giải Oan, cây Trâm, Bãi Dâu, suối
Tắm…chính vì vậy, vai trị của rừng trong Rừng quốc gia rất quan trọng trong
việc giữ nƣớc, điều tiết nƣớc chống xói mịn, rửa trơi đất, hạn chế lũ qt và sạt
lở đất của khu vực…

3.1.3. Đặc điểm khí hậu, thuỷ văn
3.1.3.1. Những đặc trưng chủ yếu của khí hậu
Rừng quốc gia Yên Tử nằm ở tiểu vùng khí hậu n Hƣng – Đơng Triều,
có những đặc trƣng cơ bản sau:
- Mỗi năm có 2 mùa rõ rệt: mùa đơng lạnh và khô từ tháng 11 đến tháng
4 năm sau và mùa nóng, ẩm, mƣa nhiều từ tháng 5 đến tháng 10.
- Nhiệt độ bình quân/năm là 23,40C, cao nhất là 33,40C, thấp nhất là
14 0C. Biên độ nhiệt độ giữa ngày và đêm từ 5 - 10 0C. Tổng tích ơn từ 70000C 8000 0C, có nơi trên 80000C. Tuy nhiên nhiệt độ ở đây có lúc xuống 5 0C hoặc
thấp hơn, nhất là tại thung lũng Yên Tử.
- Lƣợng mƣa bình quân năm là 1.785 mm, cao nhất là 2.700 mm, năm
thấp nhất là 1.423 mm; mƣa tập trung vào các tháng 6,7,8 chiếm khoảng 80%
lƣợng mƣa cả năm; mƣa nhiều nhất vào tháng 8. Chính vì vậy, khi mƣa lớn ở
đây thƣờng xuất hiện lũ, nƣớc ở các suối dâng lên rất nhanh gây ảnh hƣởng đến
sản xuất, đi lại và làm sạt lở đất đá, ảnh hƣởng hệ sinh thái rừng hai bên các
suối.
Trong mùa khô, lƣợng mƣa chiếm tỷ lệ thấp từ 10 - 20%, có năm khơ hạn
kéo dài 2 - 3 tháng tạo nên khơng khí nóng nực, khơ hanh làm cho các trảng cây
bụi, cỏ, rừng cây khô héo dễ sảy ra hiện tƣợng cháy rừng.
- Độ ẩm khơng khí khu vực bình quân/năm là 81%, năm cao nhất là
86%, năm thấp nhất là 62%
- Lƣợng bốc hơi bình quân /năm là 1.289 mm. cao nhất là 1.300 mm và
thấp nhất là 1.120 mm

16


Bảng 3.1. Bảng tổng hợp số liệu quan trắc các yếu tố khí tƣợng của
Khu vực Yên Tử
Yếu tố khí tƣợng


STT

Số liệu

1

Nhiệt độ bình quân năm (0C)

23,4

2

Nhiệt độ cao nhất (0C)

33,4

3

Nhiệt độ thấp nhất (0C)

14

4

Lƣợng mƣa bình quân năm (mm)

1785

5


Lƣợng mƣa cao nhất (mm)

2700

6

Lƣợng mƣa thấp nhất (mm)4

1423

7

Độ ẩm không khí bình qn năm (%)

81

8

Độ ẩm cao nhất (%)

86

9

Độ ẩm thấp nhất (%)

62

10


Lƣợng bốc hơi bình quân năm (mm)

1289

11

Lƣợng bốc hơi cao nhất (mm)

1300

12

Lƣợng bốc hơi thấp nhất (mm)

1120

( Nguồn: Ban quản lý di tích – danh thắng Yên Tử)
- Gió thịnh hành ở đây là gió Đơng Bắc và Đơng Nam: Gió mùa Đơng Bắc từ
tháng 11 đến tháng 4 năm sau, mùa này khô, hanh, độ ẩm không khí xuống thấp,
có một số đợt gió mùa Đơng Bắc khá lớn, thƣờng sảy ra hàng năm vào lúc sắp
thu hoạch lúa, màu gây thiệt hại đáng kể cho sản xuất.
3.1.3.2. Hệ thống suối và đặc điểm thuỷ văn
Khu đặc dụng Yên Tử là đầu nguồn của 4 hệ suối chính là: Suối Giải
Oan, suối Bãi Dâu, suối cây Trâm (thuộc khu A) và đầu nguồn suối Tắm (thuộc
khu B), trong đó:
- Đối với khu A, cả 3 suối đều bắt nguồn từ núi Yên Tử và đổ ra suối
chính Năm Mẫu. Với chiều dài các suối từ 6-8 km, trong điều kiện địa hình cao,
dốc, chia cắt mạnh (độ cao tƣơng đối của khu vực khoảng 1000 m, điểm cao
nhất là đỉnh Yên Tử (1.068m) và thấp nhất cánh đồng Năm Mẫu (40m)). Chính
vì vậy, các suối chịu lƣu lƣợng nƣớc rất lớn về mùa mƣa, cùng với cƣờng độ

17


dòng chảy lớn. Hiện nay tỷ lệ che phủ của rừng của khu A tƣơng đối cao nên đã
phần nào điều tiết đƣợc hệ sinh thủy. Tuy nhiên vào mùa mƣa có cƣờng độ mƣa
lớn vẫn sinh ra lũ, sạt lở đất, các lòng suối bị bồi lấp, ảnh hƣởng đến hệ sinh
thái rừng…
- Đối với khu B là đầu nguồn của suối Tắm, do địa hình khu vực khơng
cao dốc, tỷ lệ che phủ của rừng cao đã cơ bản điều tiết đƣợc dòng chảy và đảm
bảo phòng hộ tốt cho khu vực.
3.1.4. Địa chất, đất đai
a) Đặc điểm địa chất
Địa chất khu rừng Yên Tử nằm trong vùng địa chất có tính chất, địa chất
của vịng cung Đơng Triều, hình thành từ kỷ Đệ tứ có các loại đá mẹ chính nhƣ:
đá Sa thạch, đá Sỏi sạn kết và phù sa cổ.
b) Các loại đất chính
- Các loại đất chính của Yên Tử:
+ Đất feralit màu vàng, vàng sáng vùng núi thấp phát triển trên Sa thạch
+ Đất feralit màu vàng, vàng nhạt vùng đồi phát triển trên Sa thạch, Sạn
sỏi kết.
+ Đất feralit màu vàng đỏ, đỏ vàng phát triển trên phù sa cổ
- Nhóm đất ruộng trên cánh đồng Năm Mẫu.
Nhìn chung đất của rừng Yên Tử có những đặc tính sau: thành phần cơ
giới nhẹ đến trung bình, tầng đất trung bình có độ sâu từ 50 cm đến 1m, đất tơi
xốp, dễ thoát nƣớc, khả năng dính kết kém, dễ bị xói mịn, rửa trơi nếu khơng
duy trì độ che phủ đất.
3.1.5. Hiện trạng tài ngun rừng
Diện tích đất có rừng của n Tử chiếm tỷ lệ lớn, đặc biệt là rừng tự
nhiên, trong đó có 342 ha rừng ít bị tác động (IIIA3) và rừng bị tác động nhẹ
(IIIA2) hầu nhƣ nguyên sinh. Diện tích rừng trồng, đất trống, đất nơng nghiệp và

đất khác chiếm tỷ lệ nhỏ.
Chính vì vậy, ở đây cịn lƣu giữ nhiều nguồn gen động, thực vật quý hiếm
và đã tạo nên cảnh quan đẹp cho toàn khu di tích.
18


×