Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Nghiên cứu tính đa dạng và đề xuất biện pháp quản lý các loài côn trùng có giá trị làm thực phẩm tại khu bảo tồn thiên nhiên pù hoạt tỉnh nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.54 MB, 99 trang )

LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành chƣơng trình đào tạo đại học tại trƣờng Đại học Lâm
Nghiệp, với bƣớc đầu làm quen với công tác nghiên cứu thực địa, đƣợc sự cho
phép của Ban Giám Hiệu Trƣờng Đại học Lâm Nghiệp, Ban chủ nhiệm khoa
Quản Lý tài Nguyên Rừng & Môi Trƣờng, bộ môn Bảo vệ thực vật tôi tiến hành
thực hiện khóa luận tốt nghiệp: “Nghiên cứu tính đa dạng và đề xuất biện pháp
quản lý các lồi cơn trùng có giá trị làm thực phẩm tại Khu bảo tồn Thiên
nhiên Pù Hoạt, tỉnh Nghệ An”.
Lời mở đầu cho phép tôi đƣợc gửi lời cảm ơn tới tất cả thầy, cô giáo
trong Ban giám hiệu nhà trƣờng, khoa QLTNR&MT và các thầy cô trong bộ
môn Bảo vệ thực vật, những ngƣời đã trực tiếp dạy dỗ, rèn luyện cho tôi cả về
đạo đức và kiến thức khoa học trong những năm tháng tôi là sinh viên dƣới
mái trƣờng Đại học Lâm Nghiệp. Đặc biệt, tơi xin đƣợc bày tỏ lịng biết ơn
sâu sắc tới PGS.TS. Lê Bảo Thanh - ngƣời thầy đã bồi dƣỡng, khuyến khích,
và truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm quý báu cho tôi trong suốt thời
gian học tập, nghiên cứu cũng nhƣ thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
Tơi cũng xin bày tỏ lịng cảm ơn đến toàn thể Ban quản lý Khu bảo tồn
thiên nhiên Pù Hoạt và nhân dân các xã thuộc huyện Quế Phong - nơi tôi triển
khai đề tài, đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tơi trong suốt q trình thu thập,
điều tra số liệu thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn và mong nhận đƣợc những ý kiến
đóng góp từ phía thầy cơ và bạn bè qua đó giúp tơi học hỏi thêm nhiều kinh
nghịm và hồn thiện bài khóa luận hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày ...... tháng ...... năm 2019
Tác giả

Trần Hồng Biển

i



MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................ i
MỤC LỤC ............................................................................................................. ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................ v
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................... vi
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................... vii
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU ..................................................... 3
1.1. Tình hình nghiên cứu côn trùng làm thực phẩm trên thế giới ....................... 3
1.2. Tình hình nghiên cứu cơn trùng thực phẩm ở Việt Nam ............................. 13
1.2.1. Nghiên cứu về thành phần loài và phân lồi cơn trùng............................. 13
1.2.2. Nghiên cứu về giá trị sử dụng côn trùng làm thực phẩm.......................... 16
1.2.3. Nghiên cứu về vai trị của cơn trùng và vận dụng vào cuộc sống ............ 17
Chƣơng 2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA KHU VỰC
NGHIÊN CỨU .................................................................................................... 20
2.1. Điều kiện tự nhiên Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt .................................. 20
2.1.1. Vị trí địa lý ................................................................................................ 20
2.1.2. Địa hình, địa thế ........................................................................................ 20
2.1.3. Khí hậu thủy văn ....................................................................................... 20
2.1.4. Địa chất, thổ nhƣỡng ................................................................................. 21
2.2. Dân sinh kinh tế - xã hội .............................................................................. 22
2.2.1. Dân tộc, dân số và lao động ...................................................................... 22
2.2.2. Các hoạt động kinh tế ................................................................................ 23
2.2.3. Hạ tầng cơ sở ............................................................................................. 24
2.3. Đánh giá chung về điều kiện dân sinh, kinh tế - xã hội ............................... 26
2.3.1. Thuận lợi ................................................................................................... 26
2.3.2. Khó khăn ................................................................................................... 26
Chƣơng 3. MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG PHƢƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................................................... 28

ii


3.1. Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................... 28
3.2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ................................................................ 28
3.2.1. Đối tƣợng nghiên cứu................................................................................ 28
3.2.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 28
3.3. Nội dung nghiên cứu .................................................................................... 28
3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu .............................................................................. 29
3.4.1. Phƣơng pháp thu thập số liệu .................................................................... 29
3.4.2. Phƣơng pháp điều tra xác định thành phần lồi cơn trùng........................ 31
3.4.3. Phƣơng pháp xác định đặc điểm phân bố, sịnh thái một số lồi cơn trùng
có giá trị về thực phẩm ........................................................................................ 40
3.4.4. Phƣơng pháp xác định khả năng khai thác, chế biến và tiềm năng dinh
dƣỡng của các lồi cơn trùng làm thực phẩm. .................................................... 40
3.4.5. Phƣơng pháp xác định các yếu tố ảnh hƣớng đến tài nguyên côn trùng làm
thực phẩm tại khu vực nghiên cứu ...................................................................... 41
3.4.6. Phƣơng pháp nghiên cứu đề xuất giải pháp bảo tồn, phát triển các lồi cơn
trùng có giá trị làm thực phẩm tại KBTTN Pù Hoạt. .......................................... 41
3.5. Một số phƣơng pháp trong điều tra nội nghiệp ............................................ 42
3.5.1. Phƣơng pháp xác định mức độ phong phú của các lồi cơn trùng ........... 42
3.5.2. Phƣơng pháp phân tích số liệu .................................................................. 42
Chƣơng 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................ 43
4.1. Thành phần lồi cơn trùng có giá trị thực phẩm tại khu khu bảo tồn thiên
nhiên Pù Hoạt ...................................................................................................... 43
4.2. Đặc điểm phân bố của các lồi cơn trùng có giá trị thực phẩm ................... 48
4.2.1. Phân bố theo sinh cảnh và thời gian.......................................................... 48
4.2.2. Phân bố theo độ cao .................................................................................. 50
4.3. Đặc điểm khai thác, sử dụng và giá trị thị trƣờng của các lồi cơn trùng có
giá trị thực phẩm tại Khu BTTN Pù Hoạt ........................................................... 51

4.3.1. Phƣơng thức khai thác và sử dụng các lồi cơn trùng thực phẩm tại Khu
BTTN Pù Hoạt .................................................................................................... 51
4.3.2. Giá trị thị trƣờng về các mặt hàng của các lồi cơn trùng làm thực phẩm ...... 53
iii


4.4. Kiến thức bản địa sử dụng côn trùng thực phẩm ......................................... 55
4.4.1. Kiến thức bản địa trong việc thu bắt côn trùng ......................................... 55
4.4.2. Kiến thức bản địa việc chế biến món ăn từ cơn trùng thực phẩm............. 58
4.5. Tiềm năng dinh dƣỡng của các lồi cơn trùng làm thực phẩm .................... 61
4.6. Một số đặc điểm về các lồi cơn trùng thực phẩm ở khu vực điều tra ........ 62
4.6.1. Họ Chấu chấu (Acrididae) ........................................................................ 62
4.6.2. Họ Dế mèn (Gryllidae).............................................................................. 64
4.5.3. Họ Bọ xít năm cạnh (Pentatomidae) ......................................................... 65
4.5.4. Họ Ong vàng (Vespidae) ........................................................................... 66
4.5.5. Họ kiến (Formicidae) ................................................................................ 67
4.6. Các yếu tố ảnh hƣởng đến tài nguyên côn trùng thực phẩm tại khu bảo tồn
thiên nhiên Pù Hoạt. ............................................................................................ 68
4.6.1. Hoạt động khai thác và buôn bán côn trùng.............................................. 68
4.6.2. Các nhân tố ảnh hƣởng gián tiếp............................................................... 69
4.7. Đề xuất các biện pháp quản lý, bảo tồn và phát triểntài ngun cơn trùng có
giá trị làm thực phẩm tại khu vực nghiên cứu .................................................... 71
4.7.1. Đề xuất giải pháp quản lý, bảo tồn chung cho các loài cơn trùng có giá trị
thực phẩm ............................................................................................................ 71
4.7.2. Giải pháp khai thác bền vững và nuôi dƣỡng ........................................... 73
4.7.3. Kỹ thuật chọn giống và chăn ni một số lồi cơn trùng thực phẩm có giá
trị. ........................................................................................................................ 74
KẾT LUẬN, TỒN TẠI, KIẾN NGHỊ ................................................................ 78
1. Kết luận ........................................................................................................... 78
2. Tồn tại.............................................................................................................. 79

3. Kiến nghị ......................................................................................................... 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

iv


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Ý nghĩa từ viết tắt

Từ viết tắt
Khu BTTN

Khu bảo tồn thiên nhiên

BQL

Ban quản lý

FAO

Tổ chức Lƣơng thực và Nơng nghiệp Liên Hợp Quốc

KTXH

Kinh tế xã hội

OTC

Ơ tiêu chuẩn


ODB

Ô dạng bản

STT

Số thứ tự

v


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Đặc điểm các điểm điều tra tại khu vực nghiên cứu .......................... 33
Bảng 4.1. Thành phần lồi cơn trùng có giá trị thực phẩm ................................. 43
Bảng 4.2 Số lƣợng theo các đơn vị phân loại của côn trùng ............................. 45
Bảng 4.3. Giai đoạn của côn trùng đƣợc sử dụng làm thực phẩm ...................... 47
Bảng 4.4. Phân bố các lồi cơn trùng theo sinh cảnh và thời gian ..................... 48
Bảng 4.5. Bảng phân bố côn trùng thực phẩm theo độ cao ................................ 50
Bảng 4.6. Mức độ sử dụng của các lồi cơn trùng tại khu vực nghiên cứu ........ 51
Bảng 4.7. Giá côn trùng thực phẩm tại thị trƣờng huyện Quế Phong ................ 54
Bảng 4.8. Biện pháp thu bắt cơn trùng có giá trị thực phẩm .............................. 55
Bảng 4.9. Kiến thức bản địa chế biến các món ăn từ cơn trùng ......................... 59
Bảng 4.10. Giá trị dinh dƣỡng của các lồi cơn trùng ........................................ 61

vi


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1. Số lƣợng lồi, giống, họ theo bộ cơn trùng ......................................... 45

Hình 4.2. Món ăn chế biến từ Châu chấu............................................................ 63
Hình 4.3. Dế và món ăn làm từ dế ...................................................................... 65
Hình 4.4. Bọ xít vải và món ăn từ bọ xít vải ....................................................... 66
Hình 4.5. Tổ Ong vò vẽ ...................................................................................... 67

vii


TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
KHOA QLTNR&MT
--------------------------TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Tên đề tài: “Nghiên cứu tính đa dạng và đề xuất biện pháp quản lý các
lồi cơn trùng có giá trị làm thực phẩm tại Khu bảo tồn Thiên nhiên Pù Hoạt,
tỉnh Nghệ An”.
Giáo viên hƣớng dẫn: PGS.TS Lê Bảo Thanh
Sinh viên thực hiện: Trần Hồng Biển
Mã sinh viên: 1553020022
Lớp: 60A_QLTNR
Khoa: Quản lý tài ngun rừng và Mơi trƣờng
• Mục tiêu.
• Mục tiêu chung
Góp phần bảo tồn và sử dụng bền vững các lồi cơn trùng có giá trị làm
thực phẩm tại khu vực nghiên cứu.
• Mục tiêu cụ thể
- Xác định đƣợc thành phần loài, đặc điểm sinh thái, hình thái, khả năng
sử dụng của các lồi cơn trùng có giá trị làm thực phẩm.
- Đề xuất đƣợc một số biện pháp quản lý các lồi cơn trùng làm thực
phẩm tại khu vực nghiên cứu.
• Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
• Đối tƣợng nghiên cứu.

Các lồi cơn trùng có giá trị làm thực phẩm
• Phạm vi nghiên cứu.
• Đƣợc thực hiện tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt, tỉnh Nghệ An
• Thời gian: 21/01/2019 đến 11/05/2019
• Nội dung nghiên cứu.
• Xác định thành phần các lồi cơn trùng có giá trị làm thực phẩm tại khu
vực nghiên cứu
viii


• Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái học của một số họ và lồi cơn
trùng có giá trị thực phẩm tại khu vực nghiên cứu
• Hệ thống hóa kiến thức bản địa của ngƣời dân khu vực nghiên cứu liên
quan đến khai thác sử dụng và giá trị thị trƣờng của các lồi cơn trùng làm thực
phẩm
• Xác định các yếu tố ảnh hƣởng tới tài nguyên côn trùng làm thực phẩm
• Đề xuất các biện pháp quản lý, bảo tồn và phát triển các lồi cơn trùng
có giá trị làm thực phẩm tại khu vực nghiên cứu.
• Phƣơng pháp nghiên cứu
• Phƣơng pháp thu thập số liệu
Kế thừa số liệu:
- Thu thập, phân tích và tổng hợp các tài liệu liên quan đến đặc điểm của
khu vực nghiên cứu (điều kiện địa lý tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội của các
địa điểm nghiên cứu).
Phỏng vấn:
Sử dụng phƣơng pháp phỏng vấn bán định hƣớng để thu thập các thơng
tin có liên quan đến việc khai thác, sử dụng các lồi cơn trùng có giá trị thực
phẩm theo nội dung: Hình thức khai thác, địa điểm, thời gian khai thác, kinh
nghiệm khai thác, cách sơ chế, chế biến món ăn, những thuận lợi và khó khăn
trong việc bảo tồn và sử dụng các lồi cơn trùng làm thực phẩm tại địa phƣơng.

Xây dựng 01 phiếu điều tra chung giúp ngƣời dân có thể cung cấp thơng tin một
cách dễ dàng.
• Phƣơng pháp điều tra
Cơng tác chuẩn bị
Trƣớc khi tiến hành điều tra chi tiết cần phải lên kế hoạch điều tra, khảo
sát địa hình, chuẩn bị phƣơng tiện, thu thập tài liệu liên quan, chuẩn bị các dụng
cụ cần thiết nhƣ: vợt, lọ đựng mẫu, hóa chất, địa bàn, cuốc xẻng, rây côn trùng,
xốp, kim, cồn rửa côn trùng,… Liên hệ trƣớc với cán bộ thuộc Khu bảo tồn
Thiên nhiên Pù Hoạt để đƣợc sự cho phép khi đi nghiên cứu.
ix


• Điều tra thực địa
• Điều tra đánh giá thực địa
• Tiến hành điều tra sơ thám khu vực cần nghiên cứu để xác định ranh
giới khu vực điều tra.
• Tiến hành điều tra theo tuyến để xác định các dạng sinh cảnh chính tại
khu vực điều tra.
• Bố trí tuyến điều tra và hệ thống các điểm điều tra
• Các điểm điều tra đƣợc bố trí trên các tuyến điều tra phải đặc trƣng: các
dạng sinh cảnh, thực bì, hƣớng phơi, độ cao, độ dốc,… sao cho điểm điều tra đó
phải đại diện cho khu vực nghiên cứu.
• Tuyến phải đi qua các dạng địa hình khác nhau và phải mang tính đại
diện cho khu vực nghiên cứu.
• Điều tra theo tuyến
• Chia khu vực nghiên cứu thành 6 tuyến để điều tra:
• Tuyến số 1: Khu vực Tri Lễ, tổng chiều dài tuyến 5,1 km; tổng diện
tích điều tra trên tuyến: 10 ha, số ô tiêu chuẩn: 2 OTC.
• Tuyến số 2: Khu vực Nậm Giải, tổng chiều dài tuyến 6km; tổng diện
tích điều tra trên tuyến: 15ha, số ơ tiêu chuẩn: 2 OTC.

• Tuyến số 3: Khu vực Hạnh Dịch, tổng chiều dài tuyến 7,8km; tổng diện
tích điều tra trên tuyến: 5ha, số ô tiêu chuẩn: 2 OTC.
• Tuyến số 4: Khu vực Tiền Phong, tổng chiều dài tuyến 5,4km; tổng
diện tích điều tra trên tuyến: 5ha, số ơ tiêu chuẩn: 2 OTC.
• Tuyến số 5: Khu vực Thơng Thụ, tổng chiều dài tuyến 8,1km; tổng diện
tích điều tra trên tuyến: 5ha, số ô tiêu chuẩn: 2 OTC.
• Tuyến số 6: Khu vực Đồng Văn, tổng chiều dài tuyến 7,4 km; tổng diện
tích điều tra trên tuyến: 15 ha, số ơ tiêu chuẩn: 2 OTC.
• Xác định các hệ sinh cảnh, tiến hành điều tra theo điểm và tuyến điều
tra, tuyến điều tra phải đi qua các sinh cảnh khác nhau, tại mỗi một sinh cảnh
cần tiến hành lập điểm điều tra cách tuyến điều tra ít nhất là 20m và điểm điều

x


tra có bán kính là 10m. Tại mỗi điểm điều tra dừng lại 30 phút để điều tra quan
sát và dùng vợt thu bắt tất cả các lồi cơn trùng.
• Kết quả
• Tại khu vực nghiên cứu đã xác định đƣợc 16 lồi cơn trùng có giá trị
làm thực phẩm thuộc 11 họ trong 5 bộ cơn trùng khác nhau.
• Từ việc xác định đƣợc các lồi cơn trùng có giá trị làm thực phẩm tại
khu vực nghiên cứu, đề tài đã xác định đƣợc đặc điểm sinh thái học của một số
lồi cơn trùng tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt.
• Qua q trình điểu tra cũng nhƣ qua phỏng vấn ngƣời dân cũng nhƣ cán
bộ kiếm lâm đã xác định đƣợc hình thức khai thác, cách thức chế biến và giá trị
thị trƣờng của các lồi cơn trùng làm thực phẩm tại khu vực.
• Tại khu vực nghiên cứu đa số các lồi cơn trùng làm thực phẩm có
phân bố rộng trên phạm vi tồn khu vực, nhƣng hầu hết số lƣợng về lồi cịn rất
ít do ảnh hƣởng bởi một số tác động chính nhƣ: hoạt động khai thác rừng, khai
thác lâm sản ngoài gỗ, săn bắt của con ngƣời.

• Dựa vào điều kiện Dân sinh - Kinh tế - Xã hội của khu vực và qua q
trình phỏng vấn ngƣời dân từ đó đã đề xuất đƣợc một số giải pháp bảo tồn và
quản lý tài nguyên côn trùng làm thực phẩm tại khu vực Khu bảo tồn thiên nhiên
Pù Hoạt, tỉnh Nghệ An.

xi


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Côn trùng là lớp động vật chiếm số loài lớn nhất trong giới động vật, có
tổng số trên 1 triệu lồi đƣợc biết đến chiếm hơn 2/3 tổng số động vật trên trái
đất. Mặc dù chiếm số lƣợng loài lớn nhất, nhƣng chỉ có 10% trong số đó có khả
năng gây hại, cịn lại là có ích hoặc khơng gây hại đến cây trồng và đời sống con
ngƣời. Cơn trùng đóng vai trị quan trọng trong tự nhiên và hệ sinh thái nhƣ thụ
phấn cho cây cối, cải tạo đất, là các loài thiên địch... đặc biệt chúng còn mang lại
nguồn kinh tế cho con ngƣời qua việc cung cấp nguồn thực phẩm, các mặt hàng
buôn bán trên thị trƣờng nhƣ dƣợc liệu, chế phẩm sinh học,... Vì thế tình trạng
thu bắt các lồi cơn trùng làm thực phẩm và bn bán ngày càng gia tăng, đe
dọa đến số lƣợng thành phần phân loài và ảnh hƣởng đến nguồn gen quý trong
hệ sinh thái rừng ở khắp nơi trên cả nƣớc.
Côn trùng thực phẩm đã đƣợc con ngƣời biết đến và khai thác hàng nghìn
năm nay. Theo ƣớc tính của Tổ chức Lƣơng thực và Nông nghiệp Liên Hiệp
Quốc (FAO), để đảm bảo nhu cầu lƣơng thực cho khoảng 9 tỷ ngƣời trên tồn
cầu vào năm 2050, thì cơn trùng đóng một vai trị quan trọng vì hiện trên thế
giới có khoảng 2.000 lồi cơn trùng làm thực phẩm (Durst et al., 2010). Sản xuất
nông nghiệp là hoạt động kinh tế chủ yếu của hầu hết đồng bào các dân tộc thiểu
số sống ven rừng. Đời sống của bà con cực kỳ khó khăn, tỷ lệ hộ đói nghèo cao
so với các vùng trong cả nƣớc năm 2009 là 24% (Viện Thổ nhƣỡng Nơng,
2014). Vì vậy, tài ngun cơn trùng rừng đã gắn liền với lịch sử hình thành và

phát triển về văn hóa, kinh tế của các cộng đồng các dân tộc nơi đây.
Trên thế giới nghiên cứu và khai thác côn trùng có giá trị thực phẩm đã có
nhiều thành tựu. Tuy nhiên ở Việt Nam, đặc biệt là tại Khu BTTN Pù Hoạt thì
trong lĩnh vực này cịn hạn chế.
Nghệ An là tỉnh có khu hệ động vật phong phú nhất của khu vực Bắc
Trung Bộ, tập trung chủ yếu ở các VQG và Khu BTTN. Tuy nhiên, đối với Khu
BTTN Pù Hoạt, các nghiên cứu ban đầu chỉ ở mức khảo sát còn chƣa đƣợc tiến
1


hành kỹ lƣỡng và chƣa đánh giá hết đƣợc tiềm năng về tái nguyên động vật của
vùng. Tuy vậy, những nghiên cứu bƣớc đầu cũng đã cho thấy đƣợc tiềm năng đa
dạng về động vật của Khu BTTN Pù Hoạt rất lớn.
Hiện nay, qua các thống kê từ các báo cáo khoa học đã lập đƣợc danh lục
khu hệ động vật ở Khu BTTN Pù Hoạt có 797 lồi đơng vật. Trong đó, lớp Cơn
trùng có 78 lồi thuộc 55 giống, 21 họ, 8 bộ. Những kết quả này còn rất hạn chế
so với tiềm năng đa dạng của Pù Hoạt vì đây là một trong những khu vực có tính
đa dạng các lồi cơn trùng nói chung và cơn trùng thực phẩm nói riêng rất cao.
Những kết quả nghiên cứu ở đây mới chỉ dừng lại ở việc xác định thành phần
lồi cịn nghiên cứu sâu về đặc điểm sinh học và các biện pháp quản lý côn trùng
một cách bền vững thì chƣa có. Những phƣơng thức khai thác, sử dụng cơn
trùng cịn mang tính tự phát. Nhiều lồi cơn trùng hiện chƣa đƣợc đánh giá đúng
giá trị và mới chỉ đƣợc thu bắt từ tự nhiên một cách thiếu khoa học. Sản phẩm
cơn trùng mang tính chất tiêu thụ nội địa, chƣa đƣợc phát triển thành thực
phẩmcó giá trị sản xuất hàng hoá.Thiếu hiểu biết và khai thác tùy tiện đang gây
ra nguy cơ làm quần thể nhiều lồi suy giảm, có khả năng đe dọa tuyệt chủng.
Vì vậy việc đánh giá khả năng khai thác và việc quản lý bảo tồn tài
ngun cơn trùng có giá trị làm thực phẩm tại khu vực, đồng thời giúp ngƣời
dân phát triển kinh tế - xã hội bền vững trong điều kiện hiện nay là rất cần thiết.
Xuất phát từ lý do đó, tơi đã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu tính đa dạng và đề

xuất biện pháp quản lý các lồi cơn trùng có giá trị làm thực phẩm tại Khu
bảo tồn Thiên nhiên Pù Hoạt, tỉnh Nghệ An”.

`

2


Chƣơng 1
TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tình hình nghiên cứu cơn trùng làm thực phẩm trên thế giới
Có thể thấy côn trùng làm thực phẩm đã đƣợc rất nhiều quốc gia trên thế
giới quan tâm. Chúng đƣợc sử dụng ở hầu hết các châu lục, mặc dù bằng chứng
từ Châu Âu cịn ít. Tất cả các châu lục nhiệt đới và thậm chí cả Bắc Mỹ cho đến
miền Tây Nam Mỹ và Mêxicô, các lƣu vực sông Amazon ở Ibero-Mỹ, Trung và
Nam Châu Phi, Đông Nam Á và thổ dân Úc đều ăn côn trùng (Paoletti, 2005).
Côn trùng đƣợc coi là nguồn thực phẩm quan trọng trong tƣơng lai nhằm tăng
thu nhập cho ngƣời dân và đảm bảo nguồn lƣơng thực, thực phẩm.
Năm 1990, có khoảng 1.400 lồi cơn trùng đang trở thành thức ăn thƣờng
nhật, thậm chí có tên trong danh sách đặc sản của 113 quốc gia trên thế giới với
gần 3.000 dân tộc. Trong đó phổ biến nhất là kiến, ong, dế và sâu bƣớm. Đó chỉ
là một con số rất nhỏ trong tổng số hàng triệu lồi cơn trùng trên trái đất và số
lƣợng thực tế những lồi cơn trùng có thể dùng làm thức ăn chắc chắn còn lớn
hơn nhiều (Ramos et al, 1990).
Năm 2005, Ramos đã thống kê số lồi cơn trùng đƣợc sử dụng làm thực
phẩm trên thế giới lên đến hơn 1.700 loài. Xét về mặt địa lý, Châu Mỹ và Châu
Phi có số lƣợng các lồi cơn trùng đƣợc sử dụng làm thực phẩm là cao nhất.
Châu Mỹ có 679 lồi chiếm 39% với 36 nƣớc tiêu thụ. Châu Phi có 524 loài
chiếm 30% với 23 nƣớc tiêu thụ. Số loài đƣợc sử dụng ít nhất là ở các nƣớc
Châu Âu gồm 41 loài chiếm 2%, với 11 nƣớc tiêu thụ. Bởi ngƣời Châu Âu

dƣờng nhƣ xem việc ăn côn trùng là biện pháp cuối cùng, ngƣời ta chỉ ăn chúng
khi khơng có các loại thịt khác. Năm 1997, các lồi côn trùng sử dụng làm thực
phẩm đƣợc thống kê chủ yếu thuộc 09 bộ: Bộ Cánh bằng (Isoptera), bộ Cánh
thẳng (Orthoptera), bộ Rận (Anoplura), bộ Cánh nửa cứng (Hemiptera), bộ Cánh
đều (Homoptera), bộ Cánh cứng (Coleoptera), bộ Cánh vẩy (Lepidoptera), bộ
Hai cánh (Diptera) và bộ Cánh màng (Hymenoptera) (Ramos et al, 1997).

3


Trong hơn 1.700 lồi cơn trùng đƣợc sử dụng làm thực phẩm trên thế giới
mà Ramos đã thống kê năm 2005 bao gồm có 04 bộ cơn trùng chiếm ƣu thế tồn
cầu, tính theo thứ tự cấp bậc là: Bộ Cánh cứng, bộ Cánh màng, bộ Cánh thẳng
và bộ Cánh vảy. Số loài trong 04 bộ này đã chiếm tới 80% các lồi cơn trùng
đƣợc sử dụng làm thực phẩm (Ramos, 2005).
Cơn trùng đƣợc sử dụng làm thực phẩm có thể ở các giai đoạn (pha) sinh
trƣởng khác nhau của chu kỳ sống. Ví dụ: Tằm (Bombyx mori L.) đƣợc sử dụng
làm thức ăn ở các giai đoạn sâu non và nhộng. Côn trùng thủy sinh nhƣ Chuồn
chuồn (Odonata) đƣợc sử dụng làm thức ăn ở giai đoạn ấu trùng ở nƣớc. Kiến
đƣợc tiêu thụ ở giai đoạn nhộng (thƣờng quen gọi là trứng kiến); Ong vàng
(Vespidae) đƣợc khai thác ở pha sâu non và nhộng; Mối (Isoptera) gồm mối
chúa và mối cánh (Hanboonsong et al, 2000).
Ở Trung Quốc, việc sử dụng cơn trùng làm thực phẩm đã có một lịch sử
lâu dài từ 3.200 năm trƣớc đây. Năm 1998, Yang cũng đã đề cập đến một số lồi
cơn trùng đƣợc sử dụng làm thực phẩm ở Trung Quốc. Đến năm 1999, Chen và
Feng đã thống kê đƣợc 11 bộ, 54 họ, 96 chi và 177 lồi cơn trùng đƣợc sử dụng
làm thực phẩm phổ biến ở Trung Quốc (Dẫn theo Chenet al, 2008). Trong tổng
số 177 lồi cơn trùng đƣợc sử dụng làm thực phẩm đã đƣợc ghi nhận ở Trung
Quốc thì các lồi Ong đƣợc sử dụng nhiều nhất với 12 loài. Họ Vespidae chiếm
mƣời loài: Vespa velutinia auraria Smith, V. Tropica ducalis Smith, V. analis

nigrans Buysson, V. variabilis Buysson, V. sorror Buysson, V. basalis Smith, V.
magnifica Smith, V. mandarinia mandarinia Smith, V. bicolor bicolor F. và
Provespa barthelemyi Buysson. Hai lồi cịn lại thuộc họ Polistidae: Polistes
sagittarius Saussure và P. sulcatus Smith (Fenget al, 2008). Danh sách các lồi
cơn trùng đƣợc sử dụng làm thực phẩm phổ biến trong khu vực nơng thơn Trung
Quốc gồm 40 lồi (Chuanhui et al, 2010).
Hiện nay, vẫn cịn 26 nhóm dân tộc giữ gìn đƣợc phong tục ăn cơn trùng
trong khu vực đa quốc gia của Trung Quốc, mặc dù mức sống đã đƣợc cải thiện
một cách nhanh chóng (Peng et al,2003). Các lồi cơn trùng đƣợc sử dụng làm
4


thực phẩm tại tỉnh Hồ Nam có hơn 44 lồi (Zhu, 2003); tại tỉnh Giang Tơ có 122
lồi thuộc 48 họ của 10 bộ (Lu, 2005).
Ở Thái Lan, việc nghiên cứu về các lồi cơn trùng đƣợc sử dụng làm thực
phẩm dƣờng nhƣ tốt hơn nhiều so với các nƣớc khác trong khu vực Châu Á và
Thái Bình Dƣơng. Các tạp chí đều ghi nhận rằng cơn trùng rừng là món ăn nhẹ
phổ biến ở Thái Lan, từ các ngơi làng ở nông thôn đến các đƣờng phố đông đúc
của Bangkok. Có thể nói ăn cơn trùng có một lịch sử lâu dài ở Thái Lan và xảy
ra trên khắp đất nƣớc này. Theo nghiên cứu của Rattanapan (2000), hơn 150 lồi
cơn trùng thuộc 8 bộ đƣợc tiêu thụ bởi ngƣời dân của vùng Đơng Bắc. Khoảng
50 lồi cơn trùng đƣợc tiêu thụ ở miền Bắc và khoảng 14 loài đƣợc tiêu thụ ở
miền Nam Thái Lan. Số loài đƣợc sử dụng làm thực phẩm lớn nhất ở Thái Lan
thuộc bộ Cánh cứng. Phổ biến nhất ở miền bắc Thái Lan là các loài thuộc họ
Belostomatidae. Các loài thuộc họ Dytiscidae, Hydrophilidae và Formicidae
đƣợc sử dụng rộng rãi trong cả nƣớc. Sâu tre (OmphisafuscidentalisHampson)
và Dế (Gryllidae và Gryllotalpidae) phổ biến ở khu vực phía Bắc. Ong bắp cày
(VespaaffinisindosinensisPerez), ong mật (A.floreaF. và ApisdorsataF.) và Mối
(MacrotermesgilvusHagen) nổi tiếng ở miền nam Thái Lan. Kết quả nghiên cứu
về thành phần các loài côn trùng đƣợc sử dụng làm thực phẩm ở khu vực Đơng

Bắc Thái Lan gồm 147 lồi. Những thói quen ăn cơn trùng khác nhau ở các
vùng khác nhau có thể phụ thuộc vào tập qn văn hóa, tơn giáo hoặc khu vực
địa lý. Đông Bắc thƣờng gặp các vấn đề tự nhiên nhƣ hạn hán, đất khô cằn hay
lũ lụt, với những ngƣời sống gần với thiên nhiên. Do đó, các loại thực phẩm tự
nhiên nhƣ cơn trùng, đó là dễ dàng để tìm và thu hoạch, trở thành một phần của
cuộc sống và văn hóa.
Ở Nhật Bản, trong một báo cáo vào năm 1919, có 55 lồi cơn trùng ăn
đƣợc đã đƣợc liệt kê (Miyake, 1919). Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, con số
này giảm do thay đổi môi trƣờng và xã hội. Tuy nhiên, một số lồi cơn trùng vẫn
đƣợc sử dụng làm thực phẩm một cách phổ biến nhƣ Châu chấu và các loài Ong
bắp cày (Kenichi, 1987).
5


Ở nƣớc Cộng hịa Dân chủ Nhân dân Lào, cơn trùng làm thực phẩm đƣợc
coi nhƣ một thành phần quan trọng của lâm sản ngồi gỗ. Khơng xác định đƣợc
chính xác có bao nhiêu lồi cơn trùng đƣợc sử dụng làm thực phẩm tại Lào.
Nhƣng theo thống kê năm 2008 của Kenichi và đồng tác giả thì có ít nhất 30 lồi
cơn trùng đƣợc bày bán phổ biến tại thủ đơ Vientiane (Dẫn theo Hanboonsong
and Durst, 2014). Cịn tại hai khu vực rừng Dong Makkhai và Sahakone Dan
Xang, xác nhận có tổng số 21 lồi cơn trùng ăn đƣợc, trong đó các lồi bán chạy
nhất trên thị trƣờng là Sâu tre (Omphisa fucidentalis) nhộng Kiến (Oecophylla
smaragdina F.), Châu chấu (Locusta migratoria, Euconocephalus sp. và
Mecopoda elongate), Dế (Gryllotalpaafricana vàBrachytrupesportentosus),
Ong bắp cày (Vespa spp.), Ve sầu (Cicadidra spp.) và Ong mật (Apis sp.)
(Soudthavong et al, 2003). Hầu hết ngƣời dân Lào là nơng dân, vì thế họ dựa
vào cơn trùng thực phẩm để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt cơ bản của gia đình và
cơn trùng thực phẩm nhƣ một nguồn thu nhập thêm để trao đổi hàng hóa (Smith
and Maltby, 2003).
Tại Sri Lanka côn trùng chỉ đƣợc tiêu thụ bởi các bộ lạc thiểu số Vedda

gồm 29 loài. Các Vedda quen với việc ăn ấu trùng ong khoái, A. cerana và A.
florae. Bốn quốc gia: Ấn Độ, Nepal, Pakistan và Sri Lanka liền kề nhau với
tổng diện tích đất rất lớn nhƣng chỉ có 57 lồi cơn trùng đƣợc sử dụng làm thực
phẩm. Một trong những lý do mà ở những nƣớc này có số lồi cơn trùng đƣợc
sử dụng ít bởi phần lớn ngƣời dân theo Ấn Độ giáo và Phật giáo nên chủ yếu là
ngƣời ăn chay. Ngay nhƣ Sâu tằm đƣợc nuôi ở Ấn Độ và Nepal để lấy sợi
nhƣng Nhộng tằm còn đƣợc ngƣời Ấn Độ sử dụng làm thực phẩm nhƣng Nepal
thì khơng, họ đang thử nghiệm làm thức ăn cho gia cầm và cá. (Dennis, 2008).
Côn trùng cũng đƣợc sử dụng làm thực phẩm tại Indonesia với 26 loài,
Philippin 19 loài và Myanma 15 loài. Tuy nhiên số liệu này chƣa đƣợc đầy đủ
(De Foliart, 2002) .
Ở Trung Quốc để chuẩn bị chế biến ong bắp cày thành món ăn thì trƣớc
tiên cần lấy ấu trùng và nhộng ong ra khỏi tổ. Bằng cách này, các cơn trùng có
6


thể đƣợc giữ sạch sẽ và tƣơi mới. Cách phổ biến nhất để chế biến món ong bắp
cày là sâu chiên hoặc chiên với trứng gà. Những ngƣời dân sống ở Đại Jinghong
và Ruili thuộc tỉnh Vân Nam lại thích sôi ấu trùng và nhộng ong bằng hơi nƣớc
và sau đó trộn với giấm các gia vị khác trƣớc khi ăn (Fenget al, 2008).
Theo Dwi (2008), ngƣời dân ở đảo Java thuộc Indonesia cho rằng để
chuẩn bị đƣợc món ăn từ cơn trùng thì trƣớc tiên cần sơ chế sạch sẽ. Với ấu
trùng, nhộng, kén thì khá đơn giản chỉ cần làm sạch bằng cách rửa trong nƣớc và
để khô ráo. Nhƣng với cơn trùng trƣởng thành có cánh thì khó khăn hơn trong
q trình sơ chế. Phải ngắt bỏ đầu, chân, cánh và rút ruột sau đó rửa sạch, để ráo
rồi đút vào túi nilon cho vào ngăn đá tủ lạnh trong vịng 15 phút (khơng để đóng
đá). Những con cơn trùng này sau đó đƣợc lấy ra khỏi tủ đông và rửa sạch một
lần nữa, trƣớc khi chế biến món ăn.
Cũng theo Dwi (2008), cơn trùng có thể đƣợc chế biến rất đơn giản bằng
cách rang khô, chiên với dầu dừa hay trộn với lá cây sắn thuyền (Eugenia

polyantha) rồi nấu chín nêm thêm muối và một ít ớt, hoặc chỉ đơn giản là rang
với muối và hành tây. Có hai cơng thức nấu ăn đƣợc mơ tả một cách chi tiết nhƣ
sau:
Các loài Châu chấu (Patanga succincta L. và Valanga nigricornis
Burmeister): Ngâm những con châu chấu vào nƣớc sơi trong một phút và sau đó
lau khơ. Trộn và khuấy trứng, muối, tiêu, tỏi và thêm một ít nƣớc; sau đó nhúng
những con châu chấu riêng trong hỗn hợp và chiên trong dầu dừa nóng hoặc dầu
cọ châu Phi.
Kén sâu tếch (Hyblaea puera Cramer): Rửa sạch kén với nƣớc sôi. Bắc
chảo lên bếp, cho vào chảo một muỗng canh dầu đun đến nóng già rồi cho tất cả
các nguyên liệu vào đảo đều đến khi thấy mùi thơm. Nguyên liệu gồm có: 3
nhánh hẹ, 3 củ hành, một lát riềng đã đƣợc nghiền nát, nƣớc tƣơng ngọt, muối
và lá cây Sắn thuyền (Eugenia polyantha). Thêm một ít nƣớc và khuấy đều đến
khi sánh lại dạng xiro thì cho kén tếch vào đun nhỏ lửa đến chín. Món này ăn
với cơm trắng rất thơm ngon.
7


Ở Papua New Guinea, những lồi cơn trùng thuộc bộ phù du
(Ephemenoptera) sau khi đƣợc thu bắt trên sông, lạch bằng lƣới mắt muỗi sẽ
đƣợc bọc trong lá chuối rừng và nƣớng trên than hồng hoặc rang trƣớc khi tiêu
thụ. Cịn với các con cơn trùng trƣởng thành thuộc bộ cánh cứng cũng đƣợc trẻ
em nƣớng sau khi ngắt bỏ chân và cánh (Eunicheand Henk, 2008).
Một công thức nấu ăn phổ biến Philippines là: Dế đƣợc xào với tỏi, hành
tây thêm chút nƣớc tƣơng, giấm và ớt. Ở một số vùng, sữa dừa đƣợc thêm vào
để tạo ra một loại nƣớc chấm. Với ấu trùng và nhộng ong đƣợc chế biến theo
một trong hai cách là chiên hoặc xào với rau. Loài lớn hơn nhƣ bọ cánh cứng và
châu chấu cũng đƣợc nƣớng hoặc chiên (CandidaandCleofas, 2008).
Côn trùng thực phẩm - loại thức ăn giàu đạm này phát triển thịnh hành
trên đất nƣớc Campuchia. Ngƣời Campuchia rất thích dùng cơn trùng để chế

biến các món ăn. Từ Dế mèn (Brachytrupes portentosus Licht), trứng Kiến đến
Cà cuống (Belostoma indica) trong các món chiên, xào, trộn lạc đến hấp cơm
hay ngâm giấm. Campuchia đƣợc coi là nƣớc nổi tiếng về xuất khẩu côn trùng
sang Thái Lan và theo ngƣời dân ở Campuchia thì ở nƣớc này, một đêm có thể
bắt đƣợc cả tấn côn trùng (Huệ Lƣơng, 2009).
Theo Jintana (2008), cho rằng Thái Lan là đất nƣớc đặc biệt nổi tiếng với
các món ăn từ cơn trùng. Chúng đã trở thành đặc sản mà khi khách du lịch đặt
chân đến đây không thể không nếm thử. Trong ẩm thực Thái, việc chế biến cơn
trùng đƣợc chia thành các nhóm nhƣ: Nấu trong dầu (chiên, rán…); Không sử
dụng dầu (súp, cà ri, luộc, hấp…).
Kiến thức bản địa trong việc sơ chế, chế biến các món ăn từ cơn trùng rất
phong phú và đa dạng lại đảm bảo an tồn nhằm tạo ra món ăn thơm ngon, hấp
dẫn cho ngƣời thƣởng thức. Trƣớc khi chế biến thì ngâm, thả cơn trùng vào
nƣớc muối ấm, nƣớc vơi… để cơn trùng bị kích thích thải hết chất độc trong
ruột, tại các tuyến ngoại tiết; loại bỏ ruột, cánh, chân, đầu, vòi; rửa sạch bằng
nƣớc ấm, nƣớc muối để loại bỏ vi sinh vật, chất bẩn bám trên thân cơn trùng; để
ráo nƣớc. Các lồi cơn trùng đều đƣợc đun chín kỹ trƣớc khi ăn theo nhiều cách
8


thức khác nhau nhƣ: Rang, rán, chiên, nƣớng… cùng với các loại gia vị đặc
trƣng và đƣợc ăn ngay sau khi chế biến.
Các lồi cơn trùng đƣợc sử dụng làm thực phẩm không chỉ gắn liền với
cuộc sống của ngƣời dân hay liên quan tới các hoạt động văn hóa, mà việc tiêu
thụ côn trùng cũng đƣợc coi nhƣ một chiến lƣợc để kiểm sốt cơn trùng gây hại
bằng biện pháp sinh học nhằm bảo vệ cây trồng cho nông dân. Cho nên, cơn
trùng thực phẩm có ý nghĩa khá quan trọng trong đời sống con ngƣời. Đối với
nông dân, một số lồi cơn trùng trong số những lồi kể trên cũng là những loài
gây hại khủng khiếp cho cây trồng khi chúng có cơ hội phá hại. Ở Mỹ tổng số
mất mát hàng năm do côn trùng gây ra cho trồng trọt, chăn nuôi và lƣơng thực

cất trữ ở trong kho lên tới 4 tỉ đô la Mỹ, tƣơng đƣơng gần 100.000 tỷ VN đồng
(Theo Trần Công Loanh và Nguyễn Thế Nhã, 1997).
Nghiên cứu các lợi ích kinh tế khác của côn trùng: Fenemore trong tác
phẩm “Plant Pests and Their Control” cho rằng, loài ngƣời đã biết quản lý sử
dụng các lồi cơn trùng đặc biệt nhƣ mật ong cách đây hàng trăm năm. Trong
lịch sử, sự quan tâm chính trong quản lý sử dụng mật ong là sản suất mật ong
(đƣợc sử dụng nhƣ một chất làm ngọt trƣớc khi có đƣờng), và ở một mức độ
thấp hơn là việc sử dụng sáp ong và các sản phẩm nhỏ khác.
Ngoài ra mật ong kết hợp với sáp ong đƣợc sửdụng trong y học dân gian
truyền thống. Lụa tơ tằm tự nhiên từ kén của bƣớm tằm là mặt hàng ƣa chuộng
cho nhiều lứa tuổi khác nhau, và là biểu tƣợng cho sự giàu có. Việc xuất khẩu tơ
lụa hàng năm ở Trung Quốc là 50.000 tấn tạo ra 3 tỷ USD thu nhập. Trong quá
khứ, nhiều sản phẩm khác có nguồn gốc từ cơn trùng là mặt hàng quan trọng
trong nền kinh tế nội địa và thƣơng mại quốc tế nhƣ: Sen lắc, sáp trắng, phấn
son. Ngoài ra, nhiều lồi cơn trùng hoặc sản phẩm của chúng đã đƣợc sử dụng
trong ngành y học cổ truyền của Trung Quốc nhƣ: Gián, Dế cơm, Bọ hung,...
một giá trị khác dễ bị bỏ qua, đó là sử dụng cơn trùng làm thực phẩm nhƣ món
ăn ngon và bổ dƣỡng ở nhiều nƣớc trên thế giới: Mexico, Trung Quốc,.. Công
trùng làm thực phẩm giàu protein và tốt cho ngƣời ăn kiêng.
9


Ở nhiều nƣớc, đặc biệt là Châu Á và Châu Phi, ăn cơn trùng là một thói
quen từ lâu nay. Thế nhƣng ít ai ngờ đƣợc rằng món ăn từ cơn trùng lại có giá
trị dinh dƣỡng cao và góp phần đẩy lùi nạn đói ở khơng ít nƣớc. Thậm chí mới
đây Liên Hợp Quốc cịn cho nghiên cứu hƣớng chăn nuôi đại trà côn trùng để
làm thực phẩm nuối sống dân cƣ thế giới.
Các chuyên gia về dinh dƣỡng của tổ chức Nông lƣơng thế giới (FAO)
đến giờ đã nhận thấy việc nuôi và tiêu thụ các loại côn trùng ăn đƣợc mang lại
nguồn lợi không nhỏ. Trƣớc hết là về nguồn lợi dinh dƣỡng. Cùng một trọng

lƣợng tƣơng đƣơng thì cơn trùng có thể có giá trị dinh dƣỡng ngàng với nhiều
loại thực phẩm nhƣ thịt, trứng.
Vì những lý do trên, việc nghiên cứu giải pháp về bảo tồn, nhân nuôi là
cần thiết. Một số quốc gia đang tiến hành nghiên cứu, sàng lọc và nuôi trồng các
loại côn trùng làm nguồn thức ăn cho con ngƣời.
Những năm gần đây, việc “chăn nuôi” sâu bọ côn trùng làm thực phẩm
còn mang lại nguồn lợi kinh tế mới. Tại Nam Phi, doanh thu của các hoạt động
sản xuất sâu bọ ăn đƣợc lên đến hàng triệu đô la. Bên cạnh đó, ngƣời ta cịn có
thể thấy ngƣời Mexico ni ấu trùng mối, kiến để làm thức ăn. ở Trung Quốc,
Thái Lan, Lào, Việt Nam,... các trại nuôi dế, châu chấu hay tằm lấy nhộng cũng
đang đƣợc phát triển đại trà.
Thấy đƣợc những mặt thuận lợi trong việc nhân nuôi côn trùng làm thực
phẩm, cho nên từ những năm 1999 đến nay ở Thái Lan đã phát triển kỹ thuật
nhân nuôi hàng loạt côn trùng ăn đƣợc trên quy mô thƣơng mại nhƣ: Dế, Kiến
và Sâu tre (Hanboonsong, 2008).
Theo thống kê của Ramos năm 1997, có 65 lồi cơn trùng sử dụng làm
thực phẩm đã đƣợc nuôi ở Mêxicô và các nƣớc khác. Để nuôi đƣợc côn trùng
chỉ cần một khoản đầu tƣ không lớn, công sức bỏ ra không nhiều,địi hỏi khơng
gian ít hơn và tạo ra ít ơ nhiễm hơn so với chăn nuôi gia súc nhƣng hiệu quả
kinh tế mang lại cao.Ni cơn trùng sẽ đóng góp phần lớn trong công cuộc quản
lý rừng (Dennis, 2008). Mike (2011), cũng có quan điểm tƣơng tự nhƣ Ramos,
10


nuôi côn trùng làm thực phẩm là một lựa chọn đơn giản, chi phí thấp và ít làm
tổn hại mơi trƣờng. Cơn trùng cần ít nƣớc hơn hẳn so với chăn nuôi gia súc,
chúng lại sinh sản nhiều, sinh khối lớn và vịng đời phát triển ngắn.
Nhiều xí nghiệp nhỏ còn sáng kiến đƣa ra thị trƣờng nhiều sản phảm khá
độc đáo nhƣ kẹo mút làm từ bò cạp, châu chấu xơng khói. Theo các nhà nơng
học của FAO thì ở châu Âu, Hà Lan là nƣớc đi đầu trong lĩnh vực chăn nuôi và

chế biến các sản phẩm từ cơn trùng. Theo các chun gia thì chăn ni và chế
biến côn trùng trong tƣơng lai sẽ trờ thành một mắt xích trong dây chuyển thực
phẩm của lồi ngƣời, khơng chỉ để bù đắp cho sự thiếu cái ăn còn vì cơn trùng là
món ăn rất bổ dƣỡng và ngon.
Một nhà khoa học Hà Lan xem côn trùng là nguồn thực phẩm “xanh”, có
lợi cho sức khỏe và nói rằng đã đến lúc phải phá vỡ các thói quen ăn uống
truyền thống.
Theo nghiên cứu của giáo sƣ Huis trƣờng Đại học Wageningen Hà Lan đã
khẳng định các món ăn từ côn trùng là câu trả lời cho cuộc khủng hoảng thực
phẩm toàn cầu, đất đai bị thu hẹp, nguồn nƣớc ngọt thiếu thốn và khí thải CO2.
Theo giáo sƣ Huis “trẻ em khơng gặp vấn đề gì với việc ăn côn trùng”, “vấn đề
với ngƣời lớn là tâm lý, chỉ nếm và trải nghiệm mới có thể giúp mọi ngƣời thay
đổi quan điểm”. Để khuyến khích mọi ngƣời ăn các món ăn từ cơn trùng, giáo
sƣ Huis đã cơng tác với một trƣờng nấu ăn địa phƣơng để đề xuất xuất bản cuốn
sách nấu ăn với côn trùng và đƣa ra những thực đơn thích hợp. Cơn trùng từ lâu
đã trờ thành thực phẩm tại một số nơi trên thế giới nhƣ Thái Lan và Mexico.
Hiện nay riêng tỉnh Khon Kaen có tới 4.500 hộ gia đình ni dế, ngồi ra
trên đất nƣớc Thái Lan cịn có khoảng 15.000 gia đình nữa cũng phát triển nghề
này. Một gia đình có thể duy trì ni dế nhƣ một hoạt động độc lập, khơng cần
sự giúp đỡ từ bên ngồi, chỉ cần khoảng đất vài trăm mét vuông. Trong mùa hè,
vào những thời kỳ cao điểm, 400 gia đình chỉ của 2 làng đã sản xuất đƣợc
khoảng 10 tấn dế. Đây là khoảng thời gian thu hoạch cao nhất trong năm. Khi
thời tiết dịu đi, sản lƣợng có thể giảm đến 80% hoặc hơn. Do vậy việc nuôi dế
11


đã tạo cho ngƣời dân có thêm khoản thu nhập phụ, với mức thu trung bình của
mỗi hộ gia đình từ 1.300 đến 1.600 USD/tháng trong suốt năm. Điều đó sẽ làm
tăng thêm thu nhập cho ngƣời dân ở những nơi nghèo khó trên đất nƣớc Thái
Lan (Dennis, 2008).

Phát triển nghề chăn nuôi côn trùng cũng đƣợc chú trọng tại Lào. Để đẩy
mạnh ngành kinh tế nông nghiệp non trẻ này, FAO đã mở một trại nghiên cứu
đặt tại Lào, bao gồm cả công việc đào tạo kỹ năng chăn nuôi côn trùng cho
khoảng 15.000 ngƣời dân để họ tăng thu nhập và đảm bảo lƣơng thực. Vì vậy
một hội nghị quốc tế về côn trùng thực phẩm đã đƣợc tổ chức trong năm 2013
tại Lào (Hoàng Xuân Phƣơng, 2010).
Boulidam (2007), đã đƣa ra một số biện pháp nhằm phát triển côn trùng
thực phẩm một cách bền vững nhƣ: Côn trùng có giá trị thực phẩm cần đƣợc coi
nhƣ lâm sản ngoài gỗ; phải đánh giá đúng tiềm năng và giá trị của côn trùng
đƣợc sử dụng làm thực phẩm; quản lý tốt cơn trùng có giá trị thực phẩm ngồi tự
nhiên, kết hợp với việc nhân ni chúng và tạo mơi trƣờng tự nhiên có các yếu
tố sinh thái phù hợp nhằm giảm áp lực lên quần thể côn trùng hoang dã.
Ngày nay, trên thế giới có hơn 135 tạp chí chun khảo về cơn trùng với
đội ngũ đơng đảo các nhà khoa học, không chỉ riêng các nhà cơn trùng học mà
cả nhà tốn học, vật lý, hóa học, cơng nghệ,... cũng đi sâu vào nghiên cứu các
khía cạnh khác nhau của côn trùng.
Dùng côn trùng làm thực phẩm là một hƣớng khoa học, mới mẻ và cũng
có một số ƣu điểm nhƣ: ngon, có giá trị dinh dƣỡng cao, có tính chất tăng cƣờng
sức khỏe... Nhƣng cũng cần khai thác hợp lý, vừa có thực phẩm sử dụng vừa bảo
tồn đƣợc nguồn gen thiên nhiên, đảm bảo tính đa dạng sinh thái. Để thực hiện
đƣợc điều đó cần coi côn trùng rừng nhƣ một loại lâm sản ngồi gỗ và cần tạo
mơi trƣờng thuận lợi cho cơn trùng rừng tồn tại, phát triển bằng cách trồng, bảo
vệ, phát triển rừng một cách bền vững.

12


1.2. Tình hình nghiên cứu cơn trùng thực phẩm ở Việt Nam
1.2.1. Nghiên cứu về thành phần loài và phân lồi cơn trùng
Nghiên cứu về phân lồi cơn trùng đầu tiên ở Việt nam đƣợc biết đến là

cơng trình nghiên cứu của đoàn nghiên cứu tổng hợp của Pháp mang tên
“Mission Pavie” đã tiến hành khảo sát ở Đông Dƣơng trong 16 năm (1879-1895)
đã xác định đƣợc 1040 lồi cơn trùng thuộc 85 họ của 8 bộ. Các mẫu vật thu
đƣợc hầu nhƣ ở Lào và Campuchia, còn ở Việt Nam là rất ít. Hầu hết các mẫu
vật đƣợc lƣu trƣc ở viện Bảo tàng Pari, Lon Don, Geneve và Stocklm.
Theo báo cáo kết quả côn trùng học và bệnh cây ở tỉnh miền Nam giai
đoạn 1977- 1978 của Viện Bảo vệ thực vật đã xác định đƣợc1096 lồi cơn trùng
trong đó: bộ Chuồn chuồn có 4 lồi, bộ Gián có 2 lồi, bộ Bọ Ngựa có 2 lồi, bộ
Cánh bằng có 1 lồi, bộ Bọ que có 1 lồi, bộ Cánh thẳng có 72 lồi, bộ Cánh da
có 1 lồi, bộ Cánh giống có 121 lồi, bộ Cánh nửa có 100 lồi, bộ Cánh cứng có
232 lồi, bộ Cánh phấn có 474 lồi, bộ Cánh màng có 19 lồi, bộ Hai cánh có 57
lồi.
Kết quả điều tra cơn trùng và bệnh hại cây ăn quả ở Việt Nam giai đoạn
1997 – 1998 Viện Bảo vệ thực vật đã điều tra đƣợc 421 lồi cơn trùng có trên
các cây ăn quả ở Việt Nam. Trong đó bộ Chuồn chuồn có 2 lồi, bộ Cánh thẳng
có 19 lồi, bộ Bọ ngựa có 4 lồi, bộ Cánh da có 3 lồi, bộ Cánh tơ có 4 lồi, bộ
Cánh nửa có 46 lồi, bộ cánh đều có 29 lồi,...
Trong chƣơng trình điều tra theo dõi diễn biến rừng toàn quốc năm 1996
– 2000, bộ môn Điều tra sâu bệnh hại rừng thuộc Viện Điều tra quy hoạch rừng
đã tiến hành chuyên đề “Điều tra côn trùng tự nhiên trên phạm vi 5 vùng: Đông
Bắc, Bắc Trung Bộ, Duyên Hải Nam Trung Bộ, tây Nguyên, Đông Nam Bộ”.
Kết quả đã điều tra phát hiện đƣợc một số lồi cơn trùng rừng tự nhiên và sự
phân bố của chúng theo các sinh cảnh rừng, đánh giá vai trị các lồi có ích và có
hại, đồng thời đề xuất các biện pháp bảo vệ. Tuy nhiên kết quả điều tra mới chỉ
dừng lại ở mức độ điều tra phát hiện thành phần lồi cơn trùng và số lƣợng cơn
trùng phát hiện đƣợc cịn tƣơng đối ít (756) loài.
13


Ngay từ những năm 1928 côn trùng đã chiếm một vị chí đặc biệt quan

trọng trong nguồn lƣơng thực của ngƣời dân Bắc Kỳ nghèo điều đó đƣợc lý giải
nhƣ sau: Để có đƣợc nguồn thực phẩm từ nguồn gốc động vật là cực kỳ khó
khăn đối với ngƣời nơng dân ở các vùng nông thôn Bắc Kỳ đặc biệt đối với tầng
lớp nghèo. Đầu tiên ngƣời dân dựa vào nghề đánh bắt cá trên bờ biển, ao, hồ
nhƣng vùng Bắc Kỳ số lƣợng cá ít hơn nhiều so với An Nam và Nam Kỳ chính
vì vậy cá tƣơi, cá muối hay sị đánh bắt đƣợc cũng khơng đủ đáp ứng nhu cầu
của con ngƣời trong khi dân số ngày một tăng. Trong khi đó Dê cịn hiếm mà
Trâu bị trên vùng cao thƣờng đƣợc dành riêng cho việc làm đồng, chúng chỉ bị
giết mổ khi khơng cịn làm đƣợc việc nữa hoặc trong các dịp lễ truyền thống.
Tuy có nuôi lợn nhƣng thịt lợn và gia cầm là thức ăn cơ bản của riêng tầng lớp
giàu có. Chính vì vậy cơn trùng chiếm một vị trí quan trọng trong nguồn lƣơng
thực của ngƣời dân Bắc Kỳ nghèo (Tieu Nguyen Cong and Chauvin, 1928).
Hiện nay, những nghiên cứu về côn trùng ở nƣớc ta cịn hạn chế. Mới có
một vài cơng trình nghiên cứu về: Sâu chít, Cà cuống, Ong hay Kiến có giá trị
thực phẩm và sức khỏe của một số tác giả nhƣ: Bùi Công Hiển và Phùng Thị
Mai Trang (2005); Lê Thị Bích Lam (2007); Nguyễn Văn Niệm (2007); Nguyễn
Thị Vân Thái và cộng sự (2007); Phan Anh Tuấn (2006); Bùi Tuấn Việt (2007);
Nguyễn Thị Hồng Yến và cộng sự (2007) … Ngay cả trong lĩnh vực y học dân
tộc cổ truyền, các sản phẩm từ côn trùng phần lớn vẫn chỉ nằm dƣới dạng các
bài thuốc dân gian chứ chƣa có những cơng trình nghiên cứu khoa học bài bản
để đánh giá hết khả năng của côn trùng.
Theo Tieu Nguyen Cong and Chauvin (1928), côn trùng đƣợc sử dụng
làm thực phẩm ở xứ Bắc Kỳ của Việt Nam bao gồm sáu bộ: Bộ Cánh thẳng,bộ
Cánh cứng, bộ Cánh nửa, bộ Phù du, bộ Cánh màng, bộ Cánh vảy. Trong đó bộ
Cánh thẳng có nhiều lồi nhất gồm 06 loài là: Châu chấu, Cào cào, Dế mèn nâu
lớn, Dế dũi, Muỗm nâu và Muỗm xanh. Bộ Cánh màng thì đề cập đến các lồi
Ong và Kiến. Các bộ cịn lại đều đƣa ra 02 lồi/bộ. Bộ Cánh nửa có Cà cuống và

14



×