Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Truyền thông môi trường nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu cho người dân sống tại hai phường hoàng liệt và thịnh liệt thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.69 MB, 86 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA QUẢN LÝ TÀI NGUN RỪNG VÀ MƠI TRƯỜNG
----------o0o----------

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
TRUYỀN THƠNG MƠI TRƯỜNG NÂNG CAO NHẬN THỨC VỀ
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CHO NGƯỜI DÂN SỐNG TẠI HAI PHƯỜNG
HOÀNG LIỆT VÀ THỊNH LIỆT, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

NGÀNH: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
MÃ SỐ: 7908532

Giáo viên hướng dẫn

: ThS. Nguyễn Thị Bích Hảo

Sinh viên thực hiện

: Phạm Thị Thảo Chi

Mã sinh viên

: 1653010278

Lớp

: K61 - QLTNTN

Khóa học


: 2016-2020

Hà nội, 2020


LỜI CẢM ƠN
Trong q trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp tại hai phường Hoàng liệt
và Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội, em đã nhận được sự hướng
dẫn tận tình của các cán bộ, nhân viên tại nơi làm khóa luận. Đến nay, khóa luận
của em đã hồn thành. Nhân dịp này, em xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới:
Ban lãnh đạo trường Đại học Lâm Nghiệp, UBND phường Hoàng Liệt và
phường Thịnh Liệt, các thầy cô trong khoa Quản lý tài nguyên thiên nhiên và
môi trường đã hết sức giúp đỡ em trong quá trình thực hiện khóa luận.
ThS. Nguyễn Thị Bích Hảo, giảng viên bộ môn Kỹ thuật môi trường là
người đã trực tiếp hướng dẫn và hết lịng giúp đỡ, đóng góp những ý kiến quý
báu cho em trong suốt quá trình thực hiện khóa luận.
Các cán bộ của phường Hồng Liệt và phường Thịnh Liệt đã giúp đỡ,
đóng góp cho em nhiệt tình trong q trình tiến hành khóa luận để em thực hiện
và hồn thành khóa luận của mình.
Đồng thời, em cũng xin gửi lời cảm ơn tới người dân, các bạn trẻ đã giúp
đỡ em tận tình trong quá trình phỏng vấn, thu thập số liệu và thực hiện chương
trình truyền thơng.
Qua đây, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè, những
người ủng hộ, giúp đỡ và động viên em rất nhiều để hoàn thành khóa luận.
Mặc dù đã nỗ lực hết sức, song do thời gian có hạn cùng với kinh nghiệm
bản thân cịn hạn chế nên khóa luận khơng thể tránh khỏi những thiếu sót nhất
định. Vì vậy, em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cơ và các bạn để
khóa luận được hồn thiện hơn.
Xin trân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 09 tháng 05 năm 2020

Sinh viên thực hiện

Phạm Thị Thảo Chi
i

...


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................ i
MỤC LỤC ............................................................................................................. ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ...................................................................... v
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................ vi
DANH MỤC HÌNH ............................................................................................ vii
TĨM TẮT KHĨA LUẬN ................................................................................. viii
ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................................... 1
Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................................ 3
1.1. Những vấn đề chung về cộng đồng............................................................... 3
1.1.1. Khái niệm cộng đồng .................................................................................. 3
1.1.2. Ý thức của cộng đồng ................................................................................. 3
1.3. Những vấn đề chung về truyền thông môi trường ...................................... 11
1.3.1. Khái niệm truyền thông môi trường.......................................................... 11
1.3.2. Vai trị của truyền thơng trong Biến đổi khí hậu ...................................... 12
1.4. Những hoạt động truyền thông môi trường nhằm nâng cao nhận thức cộng
đồng về Biến đổi khí hậu ở Việt Nam................................................................ 12
1.4.1. Chiến dịch Giờ Trái đất ............................................................................. 12
1.4.2. Cục Biến đổi khí hậu ký Bản ghi nhớ hợp tác với các tổ chức phi Chính
phủ………. .......................................................................................................... 13
1.4.3. Tập huấn truyền thông về bảo vệ môi trường, ứng phó Biến đổi khí hậu 14
1.4.4. Một số hoạt động truyền thơng về Biến dổi khí hậu đang và đã diễn ra ở

thành phố Hà Nội ................................................................................................ 14
Chương 2. MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................................................... 16
2.1. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................... 16
2.1.1. Mục tiêu chung .......................................................................................... 16
2.1.2. Mục tiêu cụ thể .......................................................................................... 16
ii


2.2. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................. 16
2.3. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 16
2.4. Nội dung nghiên cứu ................................................................................... 16
2.5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................. 17
2.5.1. Phương pháp kế thừa tài liệu..................................................................... 17
2.5.2. Phương pháp điều tra khảo sát thực địa .................................................... 17
2.5.3. Phương pháp điều tra xã hội học............................................................... 17
2.5.4. Phương pháp thực nghiệm ........................................................................ 18
2.5.5. Phương pháp thống kê toán học ................................................................ 23
Chương 3. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI TẠI KHU VỰC
NGHIÊN CỨU .................................................................................................... 24
3.1. Vị trí địa lý .................................................................................................. 24
3.2. Địa hình ....................................................................................................... 24
3.3. Khí hậu – thời tiết........................................................................................ 24
3.4. Tài nguyên nước.......................................................................................... 25
3.5. Dân số và phân bố dân cư ........................................................................... 25
3.6. Văn hóa xã hội – giáo dục – y tế ................................................................. 26
3.7. Công tác quản lý tài nguyên môi trường – đô thị ....................................... 28
3.8. Những thuận lợi và khó khăn trên địa bàn của phường .............................. 28
3.9. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng............................................................. 29
3.9.1. Hệ thống cấp nước .................................................................................... 29

3.9.2. Hệ thống thoát nước .................................................................................. 29
3.9.3. Hệ thống chiếu sáng .................................................................................. 29
3.9.4. Hiện trạng xây dựng .................................................................................. 29
3.9.5. Hiện trạng môi trường ............................................................................... 30
Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................... 37
4.1. Nhận thức của người dân về Biến đổi khí hậu tại khu vực nghiên cứu ...... 37
4.2. Kết quả thực hiện chương trình truyền thơng mơi trường nâng cao nhận
thưc về Biến đổi khí hậu tại khu vực nghiên cứu ............................................... 42
iii


4.2.1. Cơ sở lựa chọn các phương tiện truyền thông .......................................... 42
4.2.2. Xây dựng chương trình truyền thơng ........................................................ 44
4.2.3. Kết quả thử nghiệm sản phẩm truyền thông ............................................. 47
4.2.4. Đánh giá hiệu quả thực hiện chương trình truyền thơng .......................... 48
4.2.5. Đánh giá chung về hiệu quả thực hiện chương trình truyền thơng và thử
nghiệm truyền thơng............................................................................................ 50
4.3. Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác truyền thông môi
trường nhằm nâng cao nhận thức của người dân về Biến đổi khí hậu................ 53
4.3.1. Giải pháp về lựa chọn phương tiện truyền thông...................................... 53
4.3.2. Giải pháp về nội dung và hình thức truyền thơng..................................... 54
4.3.3. Giải pháp về nhân lực ............................................................................... 55
4.3.4. Một số giải pháp về quản lý ...................................................................... 55
Chương 5. KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................. 56
5.1. Kết luận ....................................................................................................... 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

iv



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Nghĩa tiếng Việt

STT

Tên viết tắt

1

BĐKH

Biến đổi khí hậu

2

BVMT

Bảo vệ mơi trường

3

GGVS

Giữ gìn vệ sinh

4

VSMT


Vệ sinh môi trường

5

TTMT

Truyền thông môi trường

6

UBND

Ủy ban nhân dân

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Thuận lợi và khó khăn trên địa bàn hai phường Hoàng Liệt và Thịnh
Liệt....................................................................................................................... 28
Bảng 3.2: Chỉ số bụi phổ biến ............................................................................. 31
Bảng 4.1: Đánh giá câu trả lời của người dân ở nội dung 1 ............................... 38
Bảng 4.2: Đánh giá câu trả lời của người dân ở nội dung 2 ............................... 38
Bảng 4.3: Đánh giá câu trả lời của người dân ở nội dung 3 ............................... 39
Bảng 4.4: Đánh giá nhận thức của người dân về Biến đổi khí hậu .................... 40
Bảng 4.5: Đánh giá hành vi của cộng đồng trong bối cảnh Biến đổi khí hậu tại
khu vực nghiên cứu ............................................................................................. 40
Bảng 4.6: Các phương tiện tuyền thông đã và đang được áp dụng .................... 42
Bảng 4.7: Mức độ hài lòng của cộng đồng với chương trình tuyền thơng sử dụng
tờ rơi .................................................................................................................... 49

Bảng 4.8: Mức độ hài lòng của cộng đồng với chương trình tuyền thơng sử dụng
poster ................................................................................................................... 50

vi


DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1: Chỉ số ơ nhiễm bụi mịn tại thành phố Hà Nội năm 2019 .................. 32
Hình 3.2: Nhà máy xử lý rác Đan Phượng, thành phố Hà Nội ........................... 35
Hình 4.1: Tỷ lệ đánh giá hành vi của cộng đồng về Biến đổi khí hậu tại khu vực
nghiên cứu ........................................................................................................... 41
Hình 4.2: Dạng tuyền thơng mong muốn của người dân .................................... 43
ở khu vực nghiên cứu .......................................................................................... 43
Hình 4.3: Mặt ngồi của tờ rơi ............................................................................ 44
Hình 4.4: Mặt trong của tờ rơi ............................................................................ 45
Hình 4.5: Poster về Biến đổi khí hậu .................................................................. 46

vii


TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA QUẢN LÝ TÀI NGUN RỪNG VÀ MƠI TRƯỜNG

TĨM TẮT KHĨA LUẬN
1. Tên khóa luận: “Truyền thông môi trường nâng cao nhận thức về biến
đổi khí hậu cho người dân sống tại hai phường Hoàng Liệt và Thịnh Liệt, thành
phố Hà Nội”
2. Sinh viên thực hiện: Phạm Thị Thảo Chi
3. Giáo viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Bích Hảo
4. Mục tiêu nghiên cứu

Khóa luận thực hiện với các mục tiêu sau:
- Đánh giá hiện trạng nhận thức của người dân về Biến đổi khí hậu.
- Xây dựng và thực hiện tuyên truyền về Biến đổi khí hậu.
- Đề xuất giải pháp để nâng cao giáo dục và truyền thơng về Biến đổi khí
hậu cho người dân.
5. Nội dung nghiên cứu
Khóa luận thực hiện với các nội dung sau:
- Tìm hiểu hiện trạng nhận thức người dân về thời tiết và Biến đổi khí
hậu.
- Xây dựng và thực hiện chương trình truyền thơng cho người dân về
Biến đổi khí hậu tại địa điểm nghiên cứu.
- Đề xuất giải pháp để nâng cao hiệu quả giáo dục và truyền thơng về
Biến đổi khí hậu.
6. Kết quả đạt được
Sau thời gian thực hiện, khóa luận đạt được những kết quả sau:
- Đánh giá được hiện trạng nhận thức và truyền thông môi trường cho
người dân tại khu vực nghiên cứu.
- Sau quá trình thực hiện chương trình truyền thông môi trường nâng cao
nhận thức cho người dân về Biến đổi khí hậu đã cho thấy hiệu quả, bằng việc:
viii


Người dân của hai phường Hoàng Liệt và Thịnh Liệt đều có ý thức hơn trong
việc bảo vệ mơi trường, vệ sinh đường phố, xóm làng sạch đẹp. Người dân tích
hơn trong việc trồng cây xanh và thể hiện sự quan tâm hơn vào các poster, tờ
rơi, bài báo, tranh ảnh về vấn đề về Biến đổi khí hậu. Phương pháp thực hiện
được đánh giá là phù hợp với khả năng nhận thức của người dân.
-

Đề tài cũng đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả nhận


thức và tuyền thơng mơi trường tại phường Hồng Liệt và phường Thịnh Liệt;
Tăng cường các phương tiện truyền thông nhằm giúp người dân có nhận thức,
tích cực góp phần làm giảm nhẹ tác động Biến đổi khí hậu.

ix


ĐẶT VẤN ĐỀ
Biến đổi khí hậu được coi là một trong những thách thức lớn nhất của
nhân loại đang phải đối mặt trong thế kỷ XXI, hiện nay trở thành vấn đề tồn
cầu địi hỏi sự chung tay giải quyết của phương tiện truyền thông, nhà khoa học,
nhà quản lý và các nhóm giáo dục (Alan, 2013). Quan trắc nhiều năm về BĐKH
cho thấy xu hướng: tăng nhiệt độ trung bình tồn cầu, sự tan chảy băng ở hai
cực, sự thay đổi về diện tích tuyết bao phủ, những thay đổi của tần số và cường
độ của các sự kiện thời tiết cực đoan (IPCC, 2007). BĐKH ảnh hưởng nghiêm
trọng nhất tới các quốc gia đang phát triển; nếu nước biển dâng cao 1m thì 0,3%
diện tích lãnh thổ (tương đương 194.000 km2 ) sẽ biến mất, tác động tới đời
sống của 1,28% dân số (56 triệu người) gây thiệt hại 219,181 tỷ USD (chiếm
1,3%) (Dasgupta và nnk., 2007; DARA, 2012; Field, 2014). Mặc dù chịu ảnh
hưởng nghiêm trọng và toàn diện của BĐKH, nhận thức và thái độ của mỗi cá
nhân hay cộng đồng trong ứng xử với BĐKH ln tồn tại sự khác biệt. Từ đó,
suy nghĩ và hành động ứng phó đối với các tác động của BĐKH trở nên đa dạng
và thiếu nhất quán (Jørgensen và Termansen, 2016). Điều này gây khó khăn
trong q trình xác định phương thức và lựa chọn các giải pháp tối ưu nhằm
thích ứng và giảm nhẹ BĐKH.
Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia thường xuyên chịu
nhiều thiệt hại và dễ bị tổn thương nhất bởi thiên tai và BĐKH. Theo Kịch bản
biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho Việt Nam do Bộ Tài nguyên và Mơi
trường xây dựng và cơng bố, có ba kịch bản được xây dựng dựa trên các tiêu

chí: Nhiệt độ, lượng mưa, mực nước biển dâng, gồm: Kịch bản phát thải thấp;
kịch bản phát thải trung bình và kịch bản phát thải cao. Nó đã cho thấy một bức
tranh khá tồn cảnh về thực trạng biến đổi khí hậu cũng như tác động của biến
đổi khí hậu đến Việt Nam trong thế kỷ 21.
Cùng với q trình đơ thị hóa và mở rộng thành phố, Hà nội trở thành một
trong 17 đô thị lớn nhất thế giới. Thành phố Hà Nội đang phải hứng chịu những
tác động tiêu cực do Biến đối khí hậu gây ra với tần suất các hiện tượng thời tiết
1


cực đoan có xu hướng ngày càng tăng, nắng nóng kéo dài, diện tích đất bị xâm
hại cùng mưa lớn gây ra các đợt lũ lụt xảy ra thường xuyên hơn với tuần suất 57 năm/ lần. Để đối phó với vấn đề này, nhiều biện pháp nhằm nâng cao năng lực
phịng tránh thiên tai và thích ứng với BĐKH như hoạt động tuyên truyền, phổ
biến, giáo dục nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu được thực hiện. Qua đó,
nhận thức của các cấp, ngành, địa phương và tồn dân về biến đổi khí hậu cùng
nguy cơ tác động của nó đối với các lĩnh vực đời sống xã hội từng bước được
nâng cao.
Chính vì vậy, tơi đã quyết định thực hiện đề tài: “Truyền thông môi
trường nâng cao nhận thức về Biến đổi khí hậu cho người dân sống tại hai
phường Hoàng Liệt và Thịnh Liệt, thành phố Hà Nội”

2


Chương 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Những vấn đề chung về cộng đồng
1.1.1. Khái niệm cộng đồng
Theo từ điển Đại học Oxford khái niệm cộng đồng được diễn giải theo
nhiều cách như sau:

(1) Cộng đồng là tập thể người sống trong một khu vực, một tỉnh hoặc
một quốc gia và được xem là một khối thống nhất;
(2) Cộng đồng là một nhóm người có cùng tín ngưỡng, chủng tộc, cùng
loại hình nghề nghiệp hoặc có cùng mối quan tâm;
(3) Cộng đồng là một tập thể cùng chia sẻ hoặc có tài ngun chung,
hoặc có tình trạng tương tự nhau về một số khía cạnh nào đó.
Như vậy, theo cách diễn giải trên, cộng đồng cõ những điểm chung như
địa lý, văn hóa và lợi ích. Việc xác định đúng đắn một cộng đồng sẽ tạo ra sức
mạnh của sự tham gia, tính đồng nhất và khả năng duy trì lâu dài của các hoạt
động phong trào.
-

Đồng nhất về địa lý: Yêu cầu cộng đồng phải cùng chung sống trong

một vùng địa lý sinh thái, cùng một đơn vị hành chính.
-

Đồng nhất về lợi ích: Trong trường hợp bảo vệ mơi trường thì lợi ích

về mơi trường cần xác định rõ.
-

Đồng nhất về văn hóa: Tùy trường hợp mà tìm kiếm những giá trị văn

hóa chung để tổ chức sự tham gia.
Tóm lại, cộng đồng là một nhóm người cùng sống trong một khu vực nhất
định, họ có chung đặc điểm về địa lý, tín ngưỡng, văn hóa, có sự tác động qua
lại lẫn nhau và có cùng sử dụng tài ngun vốn có để đạt được mục đích chung.
1.1.2. Ý thức của cộng đồng
Theo Trần Văn Phòng (2017) đã đưa ra các khái niệm sau:


3


1.1.2.1. Khái niệm
Con người được sinh ra và trưởng thành từ trong cộng đồng. Chỉ có thơng
qua cộng đồng, cá nhân con người mới được xã hội hóa, mới trở thành người,
trong cuộc sống, bất kỳ tổ chức, một cộng đồng nào cũng đều địi hỏi mỗi người
sống trong nó phải có một ý thức chung.
Khái niệm về ý thức cộng đồng được hiểu như sau: “Ý thức cộng đồng
có thể hiểu là tổng thể tư tưởng, quan điểm, tâm trạng, thói quen, cách hành
xử,…thể hiện thái độ của con người, của các nhóm xã hội đối với cộng đồng.
Nói cách khác là sự quan tâm, cư xử của mỗi người, mỗi nhóm xã hội, mỗi tổ
chức vối cộng đồng xung quanh.”
Ý thức cộng đồng vốn là đặc điểm chung của nhân loại, nhưng ở Việt
Nam, ý thức cộng đồng cịn là sản phẩm đặc thù của hồn cảnh kinh tế - xã hội
Việt Nam, trở thành điều kiện sống còn và sức mạnh trường tồn của dân tộc
trước mọi thử thách. Đoàn kết là tuyền thống từ ngàn xưa của dân tộc Việt Nam.
Nhờ đó, con người Việt nam ý thức được mình thuộc về một dân tộc, quốc gia, ý
thức về cách sống, cách dựng nước, giữ nước cũng như quyền lợi và nghĩa vụ
của mình trước vận mệnh dân tộc, trước đời sống cộng đồng dân tộc, điều đó
giúp cho dân tộc ta trở thành một khối đồng nhất vững mạnh.
Cho đến nay, dù tiếp cận ý thức cộng đồng dưới góc độ nào (triết học, văn
hóa học, lịch sử, xã hội học, tâm lý học hay khoa học chính trị…), thì các nhà
nghiên cứu cũng đều chia sẻ một điểm thống nhất là: “Trong môi trương xã hội,
văn hóa phương Đơng thì ý thức cộng đồng (hay “cái cộng đồng”) và ý thức cá
nhân (hay “cái cá nhân”) là hai mặt đối lập nhưng không loại trừ lẫn nhau mà
là điều kiện tồn tại của nhau trong một thể thống nhất biện chứng. Cộng đồng,
dù là cộng đồng lớn hay nhỏ, xét về mặt xã hội, không thể tồn tại trên cơ sở một
cấu trúc đơn giản chỉ với các mối liên hệ ngang, bởi lẽ khi đó cộng đồng sẽ trở

thành các tập hợp đơn giản.

4


1.1.2.2. Cơ sở hình thành ý thức cộng đồng của người Việt Nam
Điều kiện tự nhiên
Ý thức cộng đồng được hình thành từ những ngày thành lập của dân tộc
Việt. Ở vào một hoàn cảnh địa lý như đất nước trải dài trên bán đảo Đơng
Dương, phía Bắc giáp Trung Quốc rộng lớn, phía Đơng là biển Thái Bình
Dương, phía Tây núi non hiểm trở, con người Việt Nam từ khi mở nước đến sau
này đã tự ý thức phải dựa vào nhau và gắn bó với nhau trong một cộng đồng, tập
thể để tồn tại và phát triển.
Như vậy, chính điều kiện tự nhiên đã góp phần hình thành nên ý thức
cộng đồng Việt Nam. Đã gắn kết những con người riêng lẻ thành cộng đồng, đã
gộp sức yếu ớt của từng người thành sức mạnh cộng đồng, đã hòa ý thức của
những người riêng lẻ thành ý thức chung của cộng đồng.
Điều kiện kinh tế
Với một nền khí hậu nhiệt đới gió mùa vơ cùng khắc nghiệt, bên cạnh sự
chung sức để đấu tranh cống thiên tai, chống lại sự hà khắc của thiên nhiên, con
người Việt Nam lại tiếp tục chung sức trong lao động sản xuất, làm kinh tế
nhằm phát triển cuộc sống của mình.
Điều kiện lịch sử
Trong lịch sử, sự đoàn kết của cộng đồng đã trở thành một truyền thống
quý báu gắn kết với công cuộc dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Ý
chí quật cường, tinh thần yêu nước, ý thức cộng đồng dân tộc của nhân dân Việt
Nam được biểu hiện mạnh mẽ trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc, khơng chỉ
trong 1000 năm Bắc thuộc, mà cịn đến các triều đại phong kiến về sau, đặc biệt
hơn cả trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ giành lại
nên độc lập dân tộc. Suốt 4000 năm lịch sử, đã có thế kỉ nào dân tộc Việt nam

lại ngừng đấu tranh vì nền độc lập? Tinh thần ấy, ý chí ấy được truyền từ thế hệ
này sang thế hệ khác, từ trong khó khăn và thử thách khắc nghiệt, ý thức cộng
đồng được hình thành và qua thời gian nó phát triển thành ý thức đại đoàn kết
dân tộc.
5


Cơ sở văn hóa
Việt Nam là dân tộc sớm có nền văn hóa riêng, phong phú, những tập
quán riêng – một nền văn hóa mà tiêu biểu là trống đồng, tháp đồng, đình, chùa,
miếu…, và nền văn học nghệ thuật dân gian đặc sắc dân tộc. Yếu tố văn hóa bản
địa thấm sâu vào ý thức mỗi người Việt Nam hình thành nên lịng tự hào về
truyền thống văn hóa, ý thức tự cường dân tộc. Từ đó nảy sinh ý thức cộng đồng
dân tộc, ý thức phải giữ gìn bản sắc dân tộc. Những phong tục đẹp đẽ đó được
lưu giữ suốt ngàn năm Bắc thuộc và còn tồn tại đến ngày nay.
1.2. Những vấn đề chung về Biến đổi khí hậu
Theo Solomo, S (2007):
1.2.1. Khái niệm Biến đổi khí hậu
Biến đổi khí hậu là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khí quyển, thủy
quyển, sinh quyển, thạch quyển, băng quyển hiện tại và trong tương lai bởi các
nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo trong một giai đoạn nhất định tính bằng thập
kỷ hay hàng triệu năm. Sự biển đổi có thể là thay đổi thời tiết bình quân hay
thay đổi sự phân bố các sự kiện thời tiết quanh một mức trung bình. Sự biến đổi
khí hậu có thế giới hạn trong một vùng nhất định hay có thể xuất hiện trên
tồn Địa Cầu.
1.2.2. Ngun nhân gây Biến đổi khí hậu
Những nhân tố có thể làm cho sự biến đổi khí hậu xuất hiện là thay đổi
bức xạ khí quyển, bao gồm các q trình như biến đổi bức xạ mặt trời, độ lệch
quỹ đạo của Trái Đất, quá trình kiến tạo núi, kiến tạo trơi dạt lục địa và sự thay
đổi nồng độ khí nhà kính. Nhiều phản ứng khác nhau của mơi trường về biến đổi

khí hậu có thể tăng cường hoặc giảm bớt các biến đổi ban đầu. Một số thành
phần của hệ thống khí hậu, chẳng hạn như các đại dương và chỏm băng, phản
ứng chậm với biến đổi bức xạ mặt trời vì khối lượng lớn. Do đó, hệ thống khí
hậu có thể mất hàng thế kỷ hoặc lâu hơn để phản ứng hoàn toàn với những biến
đổi từ bên ngoài.

6


1.2.2.1. Cơ chế ảnh hưởng từ bên trong
Thay đổi ở đại dương
Đại dương là một nền tảng của hệ thống khí hậu. Những dao động ngắn
hạn (vài năm đến vài thập niên) như El Niño, dao động thập kỷ Thái Bình
Dương (Pacific decadal oscillation), và dao động bắc Đại Tây Dương (North
Atlantic Installation), và dao động Bắc Cực (Arctic oscillation), thể hiện khả
năng dao động hậu hơn là thay đổi khí hậu. Trong khoảng thời gian dài hơn,
những thay đổi đối với các quá trình diễn ra trong đại dương như hồn lưu muối
nhiệt đóng vai trị quan trọng trong sự tái phân bố nhiệt trong đại dương trên thế
giới.
1.2.2.2. Cơ chế ảnh hưởng từ bên ngoài
1.2.2.2.1. Thay đổi quỹ đạo
Những biến đổi nhỏ về quỹ đạo Trái Đất gây ra những thay đổi về sự
phân bố năng lượng mặt trời theo mùa trên bề mặt Trái Đất và cách nó được
phân bố trên tồn cầu. Đó là những thay đổi rất nhỏ theo năng lượng mặt trời
trung bình hàng năm trên một đơn vị diện tích; nhưng nó có thể gây biến đổi
mạnh mẽ về sự phân bố các mùa và địa lý. Có 3 kiểu thay đổi quỹ đạo là thay
đổi quỹ đạo lệch tâm của Trái Đất, thay đổi trục quay, và tiến động của trục Trái
Đất. Kết hợp các yếu tố trên, chúng tạo ra các chu kỳ Milankovitch, là các yếu
tố ảnh hưởng mạnh mẽ đến khí hậu và mối tương quan của chúng với các chu
kỳ băng hà và gian băng, quan hệ của chúng với sự phát triển và thoái lui

của Sahara, và đối với sự xuất hiện của chúng trong các địa tầng.
1.2.2.2.2. Hiện tượng núi lửa
Núi lửa là một quá trình vận chuyển vật chất từ vỏ và lớp phủ của Trái
Đất lên bề mặt của nó. Phun trào núi lửa, mạch nước phun, và suối nước nóng,
là những ví dụ của các q trình đó giải phóng khí núi lửa và hoặc các hạt bụi
vào khí quyển.
Núi lửa cũng là một phần của chu kỳ carbon mở rộng. Trong khoảng thời
gian rất dài (địa chất), chúng giải phóng khí cacbonic từ lớp vỏ Trái Đất và lớp
7


phủ, chống lại sự hấp thu của đá trầm tích và bồn địa chất khác dioxide
carbon. Cục Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ ước tính rằng các hoạt động của con
người tạo ra nhiều hơn 100-300 lần số lượng khí carbon dioxide phát ra từ núi
lửa.
1.2.2.2.3. Kiến tạo mảng
Qua hàng triệu năm, sự chuyển động của các mảng làm tái sắp xếp các lục
địa và đại dương trên toàn cầu đồng thời hình thành lên địa hình bề mặt. Đều
này có thể ảnh hưởng đến các kiểu khí hậu khu vực và tồn cầu cũng như các
dịng tuần hồn khí quyển-đại dương.
Vị trí của các lục địa tạo nên hình dạng của các đại dương và tác động đến
các kiểu dịng chảy trong đại dương. Vị trí của các biển đóng vai trị quan trọng
trong việc kiểm sốt sự truyền nhiệt và độ ẩm trên tồn cầu và hình thành nên
khí hậu tồn cầu. Một ví dụ về ảnh hưởng của kiến tạo đến sự tuần hoàn trong
đại dương là sự hình thành eo đất Panama cách đây khoảng 5 triệu năm, đã làm
dừng sự trộn lẫn trực tiếp giữa Đại Tây Dương và Thái Bình Dương. Đều này có
ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến các chế độ động lực học của đại dương của hải lưu
Gulf Stream và đã làm cho bắc bán cầu bị phủ băng. Trong suốt kỷ Cacbon,
khoảng 300 đến 365 triệu năm trước, hoạt động kiến tạo mảng có thể đã làm tích
trữ một lượng lớn cacbon và làm tăng băng hà. Các dấu hiệu địa chất cho thấy

những kiểu tuần hồn "gió mùa lớn" (megamonsoonal) trong suốt thời gian tồn
tại của siêu lục địa Pangaea, và từ mơ hình khí hậu người ta cho rằng sự tồn tại
của siêu lục địa đã dẫn đến việc hình thành gió mùa.
1.2.2.2.4. Tác động từ con người
Trong hồn cảnh biến đổi khí hậu, các yếu tố nhân sinh cũng ảnh hưởng
đến khí hậu. Quan điểm khoa học về biến đổi khí hậu được nhiều người đồng ý
là "khí hậu đang thay đổi và những thay đổi này một phần lớn do tác động của
con người". Do đó, các cuộc thảo luận đang hướng vào 2 cách, một là giảm tác
động của con người và tìm cách thích nghi với sự biến đổi đã từng xảy ra trong
quá khứ và được dự kiến xảy ra trong tương lai.
8


Vấn đề được quan tâm nhất trong yếu tố nhân sinh là việc tăng thêm
lượng khí CO2 do đốt nhiên liệu hóa thạch, tạo thành các sol khí tồn tại trong khí
quyển và sản xuất xi măng. Các yếu tố khác như sử dụng đất, sự suy giảm ôzôn
và phá rừng, cũng góp phần quan trọng làm ảnh hưởng đến khí hậu.
1.2.2.3. Tình trạng biến đổi khí hậu ở Việt Nam
Việt Nam là nước dễ bị tổn thương trước tác động của BĐKH. Theo đánh
giá hàng năm về những nước chịu ảnh hưởng nặng nhất bởi các hiện tượng thời
tiết cực đoạn giai đoạn 1997-2016, Việt Nam đứng thứ 5 về Chỉ số rủi ro khí hậu
tồn cầu năm 2018 và thứ 8 về Chỉ số rủi ro khí hậu dài hạn (CRI).
Những diễn biến của BĐKH tại Việt Nam bao gồm các hiện tượng thời
tiết cực đoan đang ngày càng gia tăng về tần suất và thường khó dự đoán. Lượng
mưa tháng cao nhất tăng từ 270 mm trong giai đoạn 1901-1930 lên 281 mm
trong giai đoạn 1991-2015, trong khi nhiệt độ tháng cao nhất tăng từ
27,1°C (1901-1930) lên 27,5°C (1991-2015).
Những kỷ lục mới vẫn được thiết lập mỗi năm. Các cụm từ “mưa lớn kỷ
lục”, “nắng nóng kỷ lục”, “kỷ lục về lũ lụt” đã và đang xuất hiện ngày càng phổ
biến trên các phương tiện thông tin đại chúng ở Việt Nam trong những năm gần

đây. Năm 2017 được coi là năm kỷ lục về thảm họa thiên tai tại Việt Nam, với
hơn 16 cơn bão, lũ lịch sử trái quy luật. Nhiệt độ trung bình tại miền Bắc và Bắc
Trung Bộ Việt Nam hiện tại cao hơn từ 0,5 -1,0°C so với nhiệt độ trung bình của
các năm trước theo tính tốn dựa trên dữ liệu cập nhật của 30 năm trở lại
đây. Sự thay đổi trong tần suất xuất hiện các cơn bão và áp thấp nhiệt đới ngày
càng rõ rệt. Ví dụ, có năm xảy ra tới 18 – 19 cơn lốc và áp thấp nhiệt đới trên
biển Đơng, nhưng cũng có năm chỉ xảy ra từ 4-6 cơn lốc và áp thấp nhiệt đới. Số
cơn bão với sức gió đạt từ cấp 12 trở lên đã tăng nhẹ kể từ năm 1990 đến
2015. Những biến đổi trong nguồn nước (lượng mưa, mực nước sông) trong
năm 2018 cũng tăng đáng kể so với mức trung bình của năm 2017 Năm 2018
đồng thời ghi nhận những con số kỉ lục về nhiệt độ trong vòng 46 năm qua tại
Hà Nội, với nhiệt độ cao nhất có lúc đạt tới 42°C.
9


Nước biển dâng cũng là một trong những hiện tượng điển hình của BĐKH
ở Việt Nam. Số liệu của trạm quốc gia Hòn Dấu ghi nhận được trong vòng 50
năm mực nước biển dâng khoảng 20 cm. Mực nước biển quan trắc tại các trạm
hải văn đạt 2,45 mm/năm và 3,34 mm/năm tương ứng trong các giai đoạn 19602014 và 1993-2014. Dữ liệu vệ tinh cho thấy mực nước biển đã tăng lên 3,5
mm/year (± 0,7 mm) vào năm 2014 so với năm 1993. (Quang Hải, 2018)
1.2.2.4. Tác động của Biến đổi khí hậu
Là quốc gia có đường bờ biển dài 3.260 km nước biển dâng gây ra ảnh
hưởng nghiêm trọng đối với Việt Nam. Theo khuyến cáo của Ủy ban Liên chính
phủ về BĐKH (IPCC), khi mực nước biển dâng lên 100 cm, diện tích đất bị mất
đi của Việt Nam sẽ lên tới 40.000 km2, chiếm 12,1 % tổng diện tích đất hiện có,
kéo theo hệ quả 17,1 triệu người sẽ mất đi nơi sinh sống, chiếm 23,1 % dân số
tại thời điểm báo cáo.
Nước biển dâng cũng sẽ khiến cho Đồng bằng sơng Mekong, hay cịn gọi
là Đồng bằng sông Cửu Long – một trong những vựa lúa lớn nhất của khu vực
và cả nước – bị thiệt hại hoàn toàn. Điều này đe dọa an ninh lương thực không

chỉ với Việt Nam mà cả với cộng đồng quốc tế, vì Việt Nam là một trong năm
quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất trên thế giới.
Theo bản Đóng góp dự kiến do Quốc gia tự quyết định của Việt Nam
(năm 2015) nếu mực nước biển dâng 100 cm, trên 10% diện tích vùng đồng
bằng sơng Hồng và tỉnh Quảng Ninh, trên 2,5% diện tích thuộc các tỉnh ven biển
miền Trung và trên 20% diện tích Thành phố Hồ Chí Minh có nguy cơ bị ngập.
Với khu vực đồng bằng sơng Cửu Long, sẽ có khoảng 39% diện tích bị ngập,
ảnh hưởng tiêu cực tới gần 35% dân số, nguy cơ mất đi 40,5% tổng sản lượng
lúa của cả vùng.
BĐKH tác động tới tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội, đời sống và y tế và
sức khỏe cộng đồng. Ví dụ trong lĩnh vực nơng nghiệp, BĐKH ảnh hưởng tới
sản lượng và gây ra những thay đổi về thời tiết, trực tiếp tác động tới vụ
mùa. BĐKH cũng được cho là nguyên nhân phát sinh các virus mới và những
10


virus đột biến gây bệnh truyền nhiễm, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe
cộng đồng.
Theo Chỉ số rủi ro khí hậu toàn cầu năm 2018, tỷ lệ tử vong do các hiện
tượng thời tiết cực đoan ở Việt Nam năm 2016 là 161, đứng thứ 11 trên thế giới.
Giá trị thiệt hại lên tới 4.037.704 triệu USD (tính theo sức mua tương đương PPP) đứng thứ 5; thiệt hại bình quân GDP theo % là 0,6782, đứng thứ 10 trên
thế giới. (Quang Hải, 2018)
1.3. Những vấn đề chung về truyền thông môi trường
1.3.1. Khái niệm truyền thông môi trường
Truyền thông là q trình trao đổi thơng tin, ý tưởng, tình cảm, suy nghĩ,
thái độ giữa hai hoặc một nhóm người với nhau đề đạt được sự hiểu biết lẫn
nhau.
Truyền thông môi trường là một công cụ quản lý quan trọng, cơ bản của
Quản lý Mơi trường. Nó có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp làm thay đổi nhận
thức, thái độ, hành vi của người dân trong cộng đồng; từ đó thúc đẩy họ tham

gia vào các hoạt động bảo vệ mơi trường; và khơng chỉ tự mình tham gia, mà
cịn lơi cuốn những người khác cùng tham gia, để tạo ra kết quả có tính đại
chúng.
Truyền thơng mơi trường là một hình thức của truyền thơng với chủ đề
Mơi trường. Thơng qua truyền thơng, các bên tham gia có cơ hội chia sẻ với
nhau các thông tin môi trường, với mục đích đạt được sự hiểu biết chung về các
vấn đề mơi trường liên quan, và từ đó có năng lực cùng chia sẻ trách nghiệm bảo
vệ môi trường với nhau (Nguyễn Thị Bích Hảo, 2016).
Truyền thơng mơi trường góp phần cùng với giáo dục mơi trường chính
khóa và ngoại khóa để:
 Nâng cao nhận thức của người dân về các vấn đề môi trường;
 Thay đổi thái độ của người dân về các vấn đề môi trường;
 Xác định tiêu chí và hướng dẫn cách lựa chọn hành vi mơi trường có
tính bền vững.
11


1.3.2. Vai trị của truyền thơng trong Biến đổi khí hậu
1.3.2.1. Thông tin
Thông tin cho đối tượng truyền thông (cộng đồng, cơ quan chính
quyền,…) biết tình trạng vệ sinh mơi trường cho địa phương họ, từ đó lơi cuốn
họ cùng quan tâm đến việc tìm kiếm các giải pháp khắc phục. Thực chất đây là
quá trình nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu để đối tượng truyền thơng có
thể tiếp nhận, phân tích, tự xử lý hoặc thích nghi với tình huống xảy ra.
1.3.2.2. Huy động
Huy động các kinh nghiệm, kỹ năng, bí quyết của tập thể và cá nhân địa
phương vào các chương trình, kế hoạch giữ gìn vệ sinh mơi trường. Lơi cuốn,
thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng trong việc tìm ra các giải pháp đối với mỗi
vấn đề môi trường, tạo cho họ khả năng đánh giá và kiểm soát chúng.
1.3.2.3. Thương lượng

Thương lượng, hòa giải các xung đột, khiếu nại, tranh chấp về môi trường
các cơ quan và trong cộng đồng.
1.3.2.4. Tạo cơ hội
Tạo cơ hội cho mọi thành phần trong xã hội có những thói quen “ứng xử
đúng” hay hành vi “thân thiện” đối với môi trường và cùng nhau tham gia vào
việc làm giảm tác động của biến đổi khí hậu.
1.3.2.5. Đối thoại
Đối thoại thường xuyên làm tăng khả năng thay đổi các hành vi của cộng
đồng về biến đổi khí hậu.
1.4. Những hoạt động truyền thơng mơi trường nhằm nâng cao nhận thức
cộng đồng về Biến đổi khí hậu ở Việt Nam
1.4.1. Chiến dịch Giờ Trái đất
 Nội dung: Giờ Trái Đất (tiếng Anh: Earth Hour) là một sự kiện quốc tế
hằng năm, do Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (World Wildlife Fund) khuyên
các hộ gia đình và cơ sở kinh doanh tắt đèn điện và các thiết bị điện không ảnh

12


hưởng lớn đến sinh hoạt trong vòng 60 phút (từ 20h30 đến 21h30 (giờ địa
phương) ngày thứ bảy cuối cùng của tháng 3 hàng năm. (VOCM, 2008)
 Mục đích: nhằm đề cao việc tiết kiệm điện năng và vì vậy làm giảm
lượng khí thải điơxít cacbon, một khí gây ra hiệu ứng nhà kính và nhằm đánh
động sự chú ý của mọi người với ý thức bảo vệ môi trường. Việc này cũng giúp
làm giảm ô nhiễm ánh sáng, và trong năm 2008, sự kiện này cũng trùng khớp
với thời gian bắt đầu của Tuần lễ Quốc gia về Bầu trời tối (National Dark Sky
Week) ở Hoa Kỳ.
1.4.2. Cục Biến đổi khí hậu ký Bản ghi nhớ hợp tác với các tổ chức phi Chính
phủ
 Nội dung: Việt Nam đã có kế hoạch thực hiện Thỏa thuận Paris với 68

nhiệm vụ cụ thể cho các Bộ, ngành, địa phương, tổ chức… Với vai trị cơ quan
đầu mối giúp Chính phủ thực hiện các điều ước quốc tế về biến đổi khí hậu, Cục
Biến đổi khí hậu đã từng bước xây dựng và triển khai thực chính sách và hành
động ứng phó BĐKH tại Việt Nam. Riêng với các tổ chức NGO, Cục đã từng ký
Thỏa thuận hợp tác với VNGO-CC và CCWG trong các năm 2011-2014. Một
trong những thành công lớn của hoạt động hợp tác này là đã đưa ra được những
ấn phẩm về sinh kế bền vững với BĐKH, tiêu chí đánh giá các điển hình ứng
phó BĐKH, đóng góp của các tổ chức xã hội dân sự vào xây dựng NDC của
Việt Nam 2015, cũng như xây dựng, hình thành các quan điểm của Việt Nam tại
các hội nghị quốc tế lớn... ( LV, 2019)
 Mục đích: nhằm nâng cao nhận thức, năng lực giữa các cơ quan về
biến đổi khí hậu; phối hợp chia sẻ các thơng tin về dự án ứng phó BĐKH cũng
như những kinh nghiệm và bài học thành công của các NGO thực hiện ở cấp cơ
sở từng địa phương

13


1.4.3. Tập huấn truyền thông về bảo vệ môi trường, ứng phó Biến đổi khí hậu
 Nội dung:
Tổng quan về môi trường, ô nhiễm môi trường ở nước ta hiện nay và
những vấn đề đặt ra đối với nhiệm vụ bảo vệ môi trường
Công tác khắc phục hậu quả bom mìn, chất độc hóa học tồn lưu sau
chiến tranh – định hướng cơng tác truyền thơng
Biến đổi khí hậu, kịch bản biến đổi khí hậu và những tác động của biến
đổi khí hậu đến đời sống xã hội ở nước ta hiện nay – định hướng giải pháp ứng
phó, thích ứng với Biến đổi khí hậu
Nghiên cứu ứng dụng khoa học và cơng nghệ nhằm thích ứng với biến
đổi khí hậu
Đưa ra một số vấn đề về công tác truyền thông bảo vệ môi trường

Kinh nghiệm viết tin, bài và thực hiện phóng sự truyền hình về bảo vệ
mơi trường, ứng phó Biến đổi khí hậu ( LV, 2019)
 Mục đích: hướng đến việc nâng cao trách nhiệm, năng lực cơng tác
chun mơn cho đội ngũ cán bộ, phóng viên, cộng tác viên truyền thông giáo
dục ý thức bảo vệ mơi trường, chủ động ứng phó biến đổi khí hậu; thống nhất
nội dung, phương pháp đẩy mạnh công tác truyền thông giáo dục ý thức bảo vệ
môi trường, chủ động ứng phó biến đổi khí hậu trong qn đội thời kỳ hội nhập
quốc tế.
1.4.4. Một số hoạt động truyền thông về Biến dổi khí hậu đang và đã diễn ra
ở thành phố Hà Nội
 Chương trình “Phân loại rác thải tại nguồn (2006-2009)”
Người dân được hướng dẫn phân rác thải thành 3 loại: Rác hữu cơ (hoa,
rau, củ, quả...), rác vơ cơ (xương, sành sứ...), rác tái chế (giấy, bìa, nhựa, kim
loại…). Sau khi thu gom, rác vô cơ được chuyển đến bãi rác Nam Sơn; rác hữu
cơ đưa đến Nhà máy Chế biến phân hữu cơ Cầu Diễn để sản xuất phân bón; rác
tái chế dành cho người thu gom phế liệu.

14


Chương trình nhằm giáo dục, tuyên truyền cho người dân về ý thức
BVMT, giảm ơ nhiễm khơng khí, ơ nhiễm mơi trường đất mang lại nhiều lợi ích
cả trước mắt và lâu dài cho môi trường, xã hội, kinh tế... (Kim Vũ,2018)
 Lễ trồng cây
Nhận thức được giá trị của những cây xanh đối với thành phố, rất nhiều
bạn trẻ vô cùng hào hứng tham gia trải nghiệm "Lễ trồng cây", mang tính giáo
dục qua việc hướng cộng đồng trồng cây tại khuôn viên trung tâm thương mại,
với mong muốn đóng góp 5,000 cây xanh cho khu vực Hà Đơng nhằm cải thiện
không gian cảnh quan, môi trường xanh quanh khu vực.
Qua đó, mong muốn mọi người sẽ có ý thức hơn về công việc trồng cây

xanh, cải tạo môi trường là điều cần thiết và nên làm. (Quang Vũ, 2019)

15


×