Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động sản xuất tinh bột dong đến chất lượng nước của làng nghề thôn minh hồng xã minh quang huyện ba vì thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 77 trang )

LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian làm việc nghiêm túc và khẩn trƣơng, đến nay khóa luận tốt
nghiệp
“ Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động sản xuất tinh bột dong đến chất lượng
nước của làng nghề thôn Minh Hồng, xã Minh Quang, huyện Ba Vì, thành phố Hà
Nội” đã đƣợc hoàn thành và thu đƣợc những kết quả nhất định.
Trong q trình thực hiện tơi đã nhận đƣợc rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ và
chỉ bảo của thầy cô giáo trong khoa, các tổ chức, cá nhân, gia đình và bạn bè.
Với lịng biết ơn sâu sắc, tơi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới giảng viên, Th.S
Trần Thị Hƣơng đã tận tình hƣớng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ tơi trong suốt q trình
thực hiện đề tài.
Tơi cũng xin gửi lời cảm ơn Ban giám đốc, cán bộ kỹ thuật của Trung tâm thí
nghiệm thực hành- Khoa Quản lý tài nguyên rừng và môi trƣờng- Trƣờng Đại học
Lâm Nghiệp Việt Nam đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi trong thời gian thực
hiện đề tài.
Mặc dù đã cố gắng song do thời gian và năng lực bản thân cịn hạn chế nên
khóa luận khó tránh khỏi sai sót. Kính mong các thầy cơ giáo và các bạn đóng góp ý
kiến để khóa luận đƣợc hồn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 18 tháng 05 năm 2017
Sinh viên

Nguyễn Thị Lệ Quyên


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH


TĨM TẮT KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................................... 1
Chƣơng 1 ............................................................................................................... 3
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................................................. 3
1.1 Khái quát về làng nghề Việt Nam ................................................................... 3
1.1.1 Khái niệm làng nghề .................................................................................... 3
1.1.2 Lịch sử và phát triển làng nghề Việt Nam ................................................... 3
1.2 Tác động môi trƣờng của làng nghề chế biến sản xuất tinh bột dong ............ 5
1.2.1 Khái quát về ô nhiễm môi trƣờng làng nghề................................................ 5
1.2.2 Tác động của làng nghề sản xuất tinh bột dong đến môi trƣờng ................. 7
1.3 Một số cơng trình nghiên cứu tác động đến môi trƣờng nƣớc của hoạt động
sản xuất tinh bột dong ........................................................................................... 8
1.4 Tổng quan về làng nghề sản xuất tinh bột dong thơn Minh Hồng, xã Minh
Quang, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội ............................................................. 11
Chƣơng 2 MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..... 14
2.1. Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................... 14
2.2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ................................................................ 14
2.2.1 Đối tƣợng nghiên cứu................................................................................. 14
2.2.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 14
2.3. Nội dung nghiên cứu .................................................................................... 14
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu .............................................................................. 15
2.4.1 Phƣơng pháp nghiên cứu thực trạng hoạt động sản xuất tinh bột dong tại
làng nghề thơn Minh Hồng, xã Minh Quang, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội . 15


2.4.2 Phƣơng pháp nghiên cứu các nguồn gây ảnh hƣởng đến môi trƣờng nƣớc
từ hoạt động sản xuất tinh bột dong từ làng nghề ............................................... 16
2.4.3 Phƣơng pháp đánh giá ảnh hƣởng của hoạt động sản xuất tinh bột dong
đến chất lƣợng môi trƣờng nƣớc tại khu vực nghiên cứu ................................... 24
2.4.4 Phƣơng pháp đề xuất biện pháp giảm thiểu những ảnh hƣởng tiêu cực từ hoạt

động sản xuất tinh bột dong đến môi trƣờng nƣớc tại khu vực nghiên cứu ........... 28
Chƣơng 3 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KINH TẾ XÃ HỘI .................................... 29
3.1. Điều kiện tự nhiên ........................................................................................ 29
3.1.1. Vị trí địa lý ................................................................................................ 29
3.1.2. Địa hình, thổ nhƣỡng................................................................................. 29
3.1.3. Khí hậu, thủy văn ...................................................................................... 29
3.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội .............................................................................. 31
3.2.1 Dân số và lao động ..................................................................................... 31
3.2.2 Đặc điểm kinh tế ........................................................................................ 31
3.2.3 Giao thơng vận tải ...................................................................................... 32
3.2.4 Văn hóa, giáo dục, y tế ............................................................................... 32
3.3 Thuận lợi và khó khăn làng nghề .................................................................. 32
3.3.1 Thuận lợi .................................................................................................... 32
3.3.2. Khó khăn ................................................................................................... 33
Chƣơng 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................ 34
4.1. Thực trạng và quy trình sản xuất tinh bột dong tại làng nghề thơn Minh
Hồng, xã Minh Quang, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội. ................................... 34
4.1.1. Thực trạng sản xuất tinh bột dong tại làng nghề thôn Minh Hồng, xã Minh
Quang, huyện Bà Vì, thành phố Hà Nội. ............................................................ 34
4.1.2. Quy trình sản xuất tinh bột dong ............................................................... 36
4.2. Các nguồn gây ảnh hƣởng đến môi trƣờng nƣớc từ hoạt động sản xuất tinh
bột dong tại làng nghề thôn Minh Hồng ............................................................. 39
4.2.1. Nguồn phát sinh chất thải .......................................................................... 39
4.2.3. Đặc tính nƣớc thải ..................................................................................... 43


4.2.4. Công tác bảo vệ môi trƣờng tại làng nghề ................................................ 49
4.3. Đánh giá tác động đến chất lƣợng môi trƣờng nƣớc từ hoạt động sản xuất
tinh bột và miến dong tại làng nghề thôn Minh Hồng, xã Minh Quang, huyện Ba
Vì, thành phố Hà Nội. ......................................................................................... 50

4.3.1 Ảnh hƣởng của nƣớc thải sản xuất tinh bột dong đến chất lƣợng môi trƣờng ... 50
4.3.2. Ảnh hƣởng của hoạt động sản xuất của làng nghề thôn Minh Hồng đến
sức khỏe của ngƣời dân ....................................................................................... 57
4.4. Đề xuất giải pháp nâng cao chất lƣợng môi trƣờng nƣớc tại khu vực nghiên
cứu. ...................................................................................................................... 58
4.4.1. Giải pháp trƣớc mắt ................................................................................... 58
4.4.2. Giải pháp lâu dài ....................................................................................... 58
4.4.3. Giải pháp công nghệ.................................................................................. 60
KẾT LUẬN - TỒN TẠI - KIẾN NGHỊ .............................................................. 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BOD
BVMT
COD
ĐHLN
ĐHQG
DO
KH&CN
KHVN
NCKH
NXB
PTN
QCVN
QLTNR&MT
TCCP
TCVN

TCXD
TMDV
TP.HCM
TTCN

Biochemical Oxygen Demand
Bảo vệ môi trƣờng
Chemical Oxygen Demand
Đại học Lâm nghiệp
Đại học Quốc gia
Dissolved Oxygen
Khoa học và công nghệ
Khoa học Việt Nam
Nghiên cứu khoa học
Nhà xuất bản
Phịng thí nghiệm
Quy chuẩn Việt Nam
Quản lý tài ngun rừng và môi
trƣờng
Tiêu chuẩn cho phép
Tiêu chuẩn Việt Nam
Tiêu chuẩn xây dựng
Thƣơng mại dịch vụ
Thành phố Hồ Chí Minh
Tiểu thủ cơng nghiệp


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1.Thành phần chính của tinh bột dong ..................................................... 5
Bảng 2.1.Bảng các điểm lấy mẫu nƣớc thải ........................................................ 18

Bảng 2.2 Bảng các điểm lấy mẫu nƣớc mặt ........................................................ 25
Bảng 2.3.Bảng các điểm lấy mẫu nƣớc ngầm ..................................................... 25
Bảng 3.1.Bảng tỷ trọng dự kiến cơ cấu kinh tế 2017 .......................................... 32
Bảng 4.1 Bảng số liệu củ dong và tinh bột dong sản xuất trong 1 ngày của 1 hộ
gia đình. ............................................................................................................... 35
Bảng 4.2 Định mức nƣớc thải cho 01 tấn nguyên liệu sản xuất tinh bột ............ 39
Bảng 4.3 Bảng tính tốn lƣợng nƣớc thải sản xuất tại thôn trong 1 ngày .......... 40
Bảng 4.4. Lƣợng nƣớc thải sinh hoạt và hoạt động sản xuất tinh bột dong của
thôn trong 1 ngày đêm ......................................................................................... 41
Bảng 4.5. Kết quả phân tích một số mẫu nƣớc thải tại thơn Minh Hồng, xã Minh
Quang .................................................................................................................. 44
Bảng 4.6: Kết quả phân tích một số mẫu nƣớc mặt ............................................ 51
Bảng 4.7. Kết quả phân tích mẫu nƣớc ngầm ..................................................... 56


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1 Sơ đồ quy trình xử lý nƣớc thải tại làng nghề Hoài Hảo [11] ............. 10
Hình 1.2 Hệ thống xử lý nƣớc thải bằng phƣơng pháp lọc ngập nƣớc [3] ......... 11
Hình 2.1 Sơ đồ các điểm lấy mẫ ......................................................................... 17
Hình 4.1. Quy trình sản xuất kèm dịng thải ....................................................... 36
Hình 4.2.Sơ đồ hình ảnh quy trình sản xuất tinh bột dong ................................. 37
Hình 4.3: Tỷ lệ nƣớc thải sản xuất và nƣớc thải sinh hoạt ................................. 42
Hình 4.4 Nƣớc thải của cơng đoạn để lắng ........................................................ 42
Hình 4.5 Suối xóm 3 ........................................................................................... 42
Hình 4.6 Suối dẫn nƣớc thải sản xuất ................................................................. 43
Hình 4.7 Điểm xả thải ở suối xóm 1 ................................................................... 43
Hình 4.8. Giá trị pH của mẫu nƣớc thải .............................................................. 45
Hình 4.9. Giá trị DO của mẫu nƣớc thải ............................................................ 45
Hình 4.10. Giá trị COD của mẫu nƣớc thải ........................................................ 46
Hình 4.11. Giá trị BOD của mẫu nƣớc thải ........................................................ 47

Hình 4.12. Giá trị chất rắn lơ lửng của mẫu nƣớc thải........................................ 47
Hình 4.13. Giá trị độ đục của mẫu nƣớc thải ...................................................... 48
Hình 4.14. Giá trị NH4+ của mẫu nƣớc thải....................................................... 48
Hình 4.15 Giá trị PO43- của mẫu nƣớc thải ......................................................... 49
Hình 4.16. Giá trị pH của mẫu nƣớc mặt ............................................................ 51
Hình 4.17. Giá trị độ đục của mẫu nƣớc mặt ...................................................... 52
Hình 4.18. Giá trị DO của mẫu nƣớc mặt ........................................................... 52
Hình 4.19. Giá trị COD của mẫu nƣớc mặt ........................................................ 53
Hình 4.20. Giá trị BOD của mẫu nƣớc mặt ........................................................ 53
Hình 4.21. Giá trị TSS của mẫu nƣớc mặt .......................................................... 54
Hình 4.22. Giá trị NH4+ của mẫu nƣớc mặt ........................................................ 54
Hình 4.23. Giá trị PO43- của mẫu nƣớc mặt ........................................................ 55
Hình 4.24 Nồng độ COD trong mẫu nƣớc ngầm ................................................ 57
Hình 4.5. Quy trình sản xuất than bán hữu cơ từ bã củ dong ............................. 61
Hình 4.6. Sơ đồ cơng nghệ xử lý nƣớc thải sản xuất tinh bột dong .................... 62


TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
KHOA QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG VÀ MƠI TRƢỜNG
TĨM TẮT KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
1. Tên khóa luận: Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động sản xuất tinh bột dong đến chất
lượng nước của làng nghề thôn Minh Hồng, xã Minh Quang, huyện Ba Vì, thành phố
Hà Nội
2. Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Lệ Quyên
3. Giáo viên hƣớng dẫn: Th.S Trần Thị Hương
4. Mục tiêu nghiên cứu
-

Mục tiêu chung:


Khóa luận nhằm cải thiện chất lƣợng mơi trƣờng nƣớc và nâng cao chất lƣợng môi
trƣờng sống của ngƣời dân tại thôn Minh Hồng, xã Minh Quang, huyện Ba Vì, thành
phố Hà Nội
-

Mục tiêu cụ thể:

Đánh giá đƣợc mức độ tác động của hoạt động sản xuất đến chất lƣợng môi trƣờng
nƣớc tại thôn Minh Hồng, xã Minh Quang, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội
Đề xuất đƣợc giải pháp giảm thiểu ảnh hƣởng và nâng cao chất lƣợng nguồn nƣớc của
khu vực nghiên cứu
5. Nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng và quy trình sản xuất tinh bột dong tại làng nghề thôn
Minh Hồng, xã Minh Quang, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội.
Nghiên cứu thực trạng chất thải và công tác bảo vệ môi trƣờng trong hoạt động
sản xuất tinh bột dong tại làng nghề thôn Minh Hồng, xã Minh Quang, huyện Ba Vì,
thành phố Hà Nội.
Đánh giá tác động đến chất lƣợng môi trƣờng nƣớc từ hoạt động sản xuất tinh
bột dong tại làng nghề thơn Minh Hồng, xã Minh Quang, huyện Ba Vì, thành phố Hà
Nội.
Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lƣợng môi trƣờng nƣớc tại khu vực
nghiên cứu.


6. Những kết quả đạt đƣợc
-

Thực trạng sản xuất tinh bột dong tại làng nghề thôn Minh Hồng, xã Minh
Quang, huyện Bà Vì, thành phố Hà Nội.


-

Quy trình sản xuất tinh bột dong

-

Các nguồn gây ảnh hƣởng đến môi trƣờng nƣớc từ hoạt động sản xuất tinh bột
Dong tại làng nghề thơn Minh Hồng, xã Minh Quang, huyện Ba Vì, thành phố
Hà Nội

-

Công tác bảo vệ môi trƣờng tại làng nghề

-

Đánh giá tác động đến chất lƣợng môi trƣờng nƣớc: nƣớc mặt, nƣớc ngầm từ
hoạt động sản xuất tinh bột và miến dong tại làng nghề thôn Minh Hồng, xã
Minh Quang, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội.

-

Ảnh hƣởng của hoạt động sản xuất của làng nghề thôn Minh Hồng, xã Minh
Quang, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội đến sức khỏe của ngƣời dân.

-

Đề xuất giải pháp nâng cao chất lƣợng môi trƣờng nƣớc tại khu vực nghiên cứu.



ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây, nhiều vùng nông thôn nƣớc ta các làng nghề phát
triển khá mạnh. Sản phẩm làng nghề không những đáp ứng nhu cầu trong nƣớc mà cịn
xuất khẩu ra thị trƣờng nƣớc ngồi đem lại nhiều lợi ích to lớn cho nền kinh tế nƣớc ta.
Hơn thế làng nghề cịn là chìa khóa giải quyết bài tốn lao động ở nơng thơn Việt
Nam.
Tuy nhiên, sự phát triển làng nghề ở nƣớc ta còn mang tính tự phát, thiếu quy
hoạch, 80% các cơ sở tham gia sản xuất tại làng nghề là các hộ gia đình phân tán nhỏ
lẻ trong khu dân cƣ, quy mơ sản xuất nhỏ, khép kín, việc đầu tƣ vào trang thiết bị,
công nghệ hạn chế nên hiệu quả sản xuất chƣa cao, tốn nguyên liệu, nhiên liệu đồng
thời thải ra một lƣợng lớn các chất ra môi trƣờng gây ô nhiễm môi trƣờng nghiêm
trọng, làm ảnh hƣởng đến ngƣời dân quanh vùng sản xuất và cảnh quan nông thôn.
Làng nghề tại thơn Minh Hồng, xã Minh Quang, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội sản
xuất tinh bột dong cũng nhƣ vậy.
Cây dong là một loài cây trồng phổ biến ở các tỉnh trung du miền núi phía Bắc
Việt Nam. Đây là loại cây trồng dễ chăm sóc, ít sâu bệnh, thích hợp với các loại đất
đồi, trung du, nơi mà các loại cây trồng khác khó có thể canh tác. Dong đƣợc trồng để
lấy tinh bột dong - nguyên liệu trực tiếp để sản xuất miến dong, một món ăn mà ngƣời
dân Việt Nam ai cũng biết đến.
Làng nghề thôn Minh Hồng, xã Minh Quang, huyện Ba Vì, tp.Hà Nội là một
làng nghề có truyền thống sản xuất tinh bột dong từ lâu đời. Nằm ngay dƣới chân núi
Chàng Rể ( một ngọn núi thuộc huyện Ba Vì, gần với dãy núi Ba Vì ) ngƣời dân nơi
đây sản xuất tinh bột dong từ lƣợng củ dong đƣợc trồng trực tiếp trên núi. Trong
những năm gần đây hoạt động sản xuất của làng nghề diễn ra mạnh mẽ do nhu cầu tiêu
thụ ngày càng cao dẫn đến lƣợng chất thải ra từ hoạt động sản xuất ngày càng nhiều.
Hoạt động sản xuất ở quy mơ hộ gia đình, chƣa có công nghệ xử lý đầu ra khiến môi
trƣờng ô nhiễm nghiêm trọng. Vấn đề này diễn ra từ lâu nhƣng chƣa đƣợc quan tâm
đầy đủ từ phía ngƣời sản xuất cũng nhƣ chính quyền địa phƣơng.

1



Nƣớc thải từ làng nghề sản xuất tinh bột dong chứa hàm lƣợng các chất hữu cao
chủ yếu là các hợp chất cacbonhidrat, protein, tinh bột,… là các chất dễ phân hủy,
chuyển hóa sinh học và các hợp chất chứa nitơ gồm nitơ ở dạng hữu cơ (amin, axit
amin…), ở dạng vô cơ nhƣ NH4+, NO2-,…làm giảm chất lƣợng của nƣớc và có thể gây
ra một số bệnh nguy hiểm cho con ngƣời. Vì vậy việc đánh giá tác động mơi trƣờng,
tìm ra phƣơng pháp xử lý thích hợp đối với loại nƣớc thải này có ý nghĩa to lớn.
Từ thực tế trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá ảnh hƣởng
của hoạt động sản xuất tinh bột dong tại làng nghề thôn Minh Hồng, xã Minh
Quang, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội” nhằm góp phần đánh giá chính xác hiện
trạng mơi trƣờng tại làng nghề thơn Minh Hồng, xã Minh Quang, huyện Ba Vì, thành
phố Hà Nội để từ đó đƣa ra giải pháp hợp lý nhằm giảm thiểu ô nhiễm tại khu vực.

2


Chƣơng 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Khái quát về làng nghề Việt Nam
1.1.1 Khái niệm làng nghề
Khái niệm: Làng nghề là một đơn vị hành chính cổ xƣa mà cũng có nghĩa là
một nơi quần cƣ đơng ngƣời, sinh hoạt có tổ chức, có kỷ cƣơng tập quán riêng theo
nghĩa rộng. Làng nghề không những là một làng sống chuyên nghề mà cũng có hàm ý
là những ngƣời cùng nghề sống hợp quần thể để phát triển công ăn việc làm. Cơ sở
vững chắc của các làng nghề là sự vừa làm ăn tập thể, vừa phát triển kinh tế, vừa giữ
gìn bản sắc dân tộc và các cá biệt của địa phƣơng.[2]
Các làng nghề truyền thống hầu hết tập trung ở vùng châu thổ sông Hồng nhƣ Hà
Nội, Bắc Ninh, Thái Bình, Nam Định... Một số ít rải rác ở các vùng cao và châu thổ
miền Trung và miền Nam

Các tiêu chí là một làng nghề:
Tiêu chí cơng nhận làng nghề đƣợc hƣớng dẫn tại Mục 1 Phần 2 Thông tƣ
116/2006/TT-BNN hƣớng dẫn Nghị định 66/2006/NĐ-CP về phát triển ngành nghề
nông thôn do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn ban hành, theo đó:
Làng nghề đƣợc cơng nhận phải đạt 03 tiêu chí sau:
-

Có tối thiểu 30% tổng số hộ trên địa bàn tham gia các hoạt động ngành nghề
nông thôn.

-

Hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định tối thiểu 2 năm tính đến thời điểm đề
nghị cơng nhận.

-

Chấp hành tốt chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc.

1.1.2 Lịch sử và phát triển làng nghề Việt Nam
Từ xa xƣa, ngƣời nông dân Việt Nam đã biết sử dụng thời gian nông nhàn để
sản xuất những sản phẩm thủ công, phi nông nghiệp phục vụ cho nhu cầu đời sống
nhƣ: các công cụ lao động nông nghiệp, giấy, lụa, vải, thực phẩm qua chế biến…
Các nghề này đƣợc lƣu truyền và mở rộng qua nhiều thế hệ, dẫn đến nhiều hộ dân có
thể cùng sản xuất một loại sản phẩm. Bên cạnh những ngƣời chuyên làm nghề, đa
phần lao động vừa sản xuất nông nghiệp, vừa làm nghề, hoặc làm thuê (nghề phụ).
3


Nhƣng do nhu cầu trao đổi hàng hóa, các nghề mang tính chất chun mơn sâu hơn,

đƣợc cải tiến kỹ thuật hơn và thƣờng đƣợc giới hạn trong quy mô nhỏ (làng), dần dần
tách hẳn nông nghiệp để chuyển hẳn sang nghề thủ cơng. Từ đó, làng nghề dần xuất
hiện.[1]
Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thơn, tính đến 31-122014 số làng nghề và làng có nghề ở nƣớc ta là 5.096 làng nghề. Số làng nghề truyền
thống đƣợc cơng nhận theo tiêu chí làng nghề hiện nay của Chính phủ là 1.748 làng
nghề, thu hút khoảng 10 triệu lao động (trong đó Hà Nội có 1.350 làng nghề và làng có
nghề, trong đó 286 làng nghề đã đƣợc UBND thành phố công nhận là làng nghề truyền
thống). Nhiều làng nghề truyền thống ở nƣớc ta đã tồn tại từ 500 đến 1.000 năm trƣớc,
trở thành những làng nghề tiêu biểu, đƣợc cả nƣớc và thế giới biết đến, nhƣ lụa Vạn
Phúc, tranh Đông Hồ, gốm sứ Bát Tràng,…
Các làng nghề truyền thống ở Việt Nam đã và đang có nhiều đóng góp cho sự
phát triển kinh tế xã hội tại các vùng nông thôn. Nhiều làng nghề truyền thống hiện
nay đã đƣợc khôi phục, đầu tƣ phát triển với quy mô và kỹ thuật cao hơn, hàng hóa
khơng những phục vụ nhu cầu trong nƣớc mà cịn cho xuất khẩu ra thị trƣờng ngồi
nƣớc với giá trị kinh tế lớn. Tuy nhiên, một trong những thách thức đang đặt ra đối với
các làng nghề là vấn đề ô nhiễm môi trƣờng từ hoạt động sản xuất gây ảnh hƣởng tới
sức khỏe ngƣời dân và thành phần mơi trƣờng xung quanh.
Một trong số nhóm làng nghề đang thu hút sự quan tâm hiện nay là nhóm làng
nghề miến, làm bột, trồng rau an toàn, sản xuất sơn, sản xuất và chế biến gỗ. Nhóm
làng nghề này đã giải quyết đƣợc việc làm cho nhiều lao động, đặc biệt là số lao động
còn thiếu việc làm do đặc điểm lao động.
Tinh bột là polysaccarit chủ yếu có trong hạt, củ, thân cây và lá cây. Một lƣợng
tinh bột đáng kể có trong các loại quả nhƣ chuối và nhiều loại rau trong đó xảy ra sự
biến đổi thuận nghịch từ tinh bột thành đƣờng glucozơ phụ thuộc vào q trình chín và
chuyển hóa sau thu hoạch. Tinh bột có vai trị dinh dƣỡng đặc biệt lớn vì trong q
trình tiêu hóa chúng bị thủy phân thành đƣờng glucozơ là chất tạo nên nguồn calo
chính của thực phẩm cho con ngƣời. Tinh bột giữ vai trò quan trọng trong cơng nghiệp
thực phẩm do những tính chất lý hóa của chúng. Tinh bột thƣờng đƣợc dùng làm chất
tạo độ nhớt sánh cho thực phẩm dạng lỏng, là tác nhân làm bền cho thực phẩm dạng


4


keo, là các yếu tố kết dính và làm đặc tạo độ cứng và độ đàn hồi cho nhiều thực phẩm.
Trong cơng nghiệp, ứng dụng tinh bột để xử lí nƣớc thải, tạo màng bao bọc kị nƣớc
trong sản xuất thuốc nổ nhũ tƣơng, thành phần chất kết dính trong cơng nghệ sơn. Các
tính chất “sẵn có” của tinh bột có thể thay đổi nếu chúng bị biến hình (hóa học hoặc
sinh học) để thu đƣợc những tính chất mới, thậm chí hồn tồn mới lạ.
Tinh bột dong là thành phần nguyên liệu chủ yếu trong quá trình sản xuất miến.
Tinh bột dong đƣợc chế biến từ phần củ của cây dong. Cũng nhƣ cấu tạo chung của
tinh bột, hạt tinh bột dong cũng có cấu tạo tƣơng tự nhƣ các loại hạt tinh bột của các
loại củ và hạt khác. Tinh bột dong là loại có kích thƣớc hạt lớn, vì vậy nó lắng rất
nhanh. Nhờ đó mà tinh bột dong đƣợc sử dụng để làm miến và các sản phẩm khác.

Bảng 1.1.Thành phần chính của tinh bột dong
Thành phần hóa học

Hàm lƣợng (%)

Tinh bột (%)

80 - 90

Tro (%)

0.2 - 1.0

Xơ (%)

0.3 - 0.8


Độ ẩm (%)

13 - 14

pH

3.8 - 7

1.2 Tác động môi trƣờng của làng nghề chế biến sản xuất tinh bột dong
1.2.1 Khái quát về ô nhiễm môi trường làng nghề
Đặc thù của nông thôn Việt Nam, làng nghề là một trong những đặc thù tiêu
biểu đó, Đa số làng nghề đã trải qua lịch sử hình thành và phát triển hàng trăm năm
gắn liền với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nƣớc.
Phát triển làng nghề có vai trị quan trọng trong xây dựng nơng thơn mới, góp
phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, nâng cao thu nhập cho ngƣời dân
nông thôn.Theo báo cáo môi trƣờng quốc gia cho thấy ở nƣớc ta, làng nghề phân bố
tập trung chủ yếu tại đồng bằng sông Hồng (chiếm 60%), ở miền Trung 30% và miền
Nam 10%.
Tình trạng ơ nhiễm mơi trƣờng tại các làng nghề ở Việt Nam đã ở mức “báo
động đỏ”. Kéo theo nó là những hệ lụy ảnh hƣởng khơng chỉ đến hoạt động sản xuất
mà cịn gây tổn hại đến sức khỏe ngƣời dân.

5


Môi trƣờng làng nghề ngày càng bị ô nhiễm nghiêm trọng.
Trung bình mỗi ngày, hoạt động sản xuất trong các làng nghề thải ra từ 300 đến
500 tấn bã, hơn 15.000m3 nƣớc thải, hàng trăm tấn chất thải rắn chứa các chất hóa học
qua q trình phân hủy tạo ra những mùi hơi thối. Phần lớn các làng nghề có quy mô

sản xuất nhỏ, mặt bằng chật hẹp xen kẽ khu dân cƣ, quy trình sản xuất thơ sơ, lạc hậu,
chủ yếu tận dụng sức lao động, ít áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất,
gây lãng phí tài nguyên và phát sinh nhiều chất gây ô nhiễm ra môi trƣờng, tác động
trực tiếp và gián tiếp đến môi trƣờng, điều kiện sinh hoạt và sức khỏe của ngƣời dân.
Bên cạnh đó, kết cấu hạ tầng nơng thơn nhƣ đƣờng xả thải, cống, rãnh thốt nƣớc thải
không đáp ứng đƣợc nhu cầu phát triển sản xuất, chất thải không đƣợc thu gom và xử
lý, dẫn đến nhiều làng nghề bị ô nhiễm nghiêm trọng, cảnh quan thiên nhiên nông thôn
bị phá vỡ để nhƣờng chỗ cho mặt bằng sản xuất và khu tập kết chất thải.
Tình trạng ô nhiễm môi trƣờng ở các làng nghề xảy ra ở một số loại chủ yếu sau
đây:
- Ô nhiễm nƣớc: Ô nhiễm hữu cơ thƣờng nặng nề nhất ở các làng nghề chế biến
lƣơng thực, thực phẩm và sản xuất chế biến gỗ, mây tre đan bởi nƣớc thải của các làng
nghề này thƣờng có hàm lƣợng chất hữu cơ rất cao, dễ bị phân hủy. Nƣớc thải không
đƣợc xử lý chảy trực tiếp vào cống rãnh ao hồ, hàm lƣợng các chất hữu cơ trong nƣớc
thải quá lớn vƣợt khả năng phân hủy, đồng hóa của các vi sinh vật cũng nhƣ các loài
động vật thủy sinh gây hiện tƣợng phú dƣỡng, ô nhiễm môi trƣờng nƣớc đã tác động
xấu đến tới các thủy vực. Một số ví dụ để mình chứng nhƣ: làng nghề chế biến nơng
sản thực phẩm Dƣơng Liễu (Hà Tây) thải ra khoảng 7000m3 nƣớc thải/ngày đêm. Các
chỉ tiêu BOD, COD, SS đều cao hơn tiêu chuẩn cho phép (QCVN) 1-3 lần.
Ô nhiễm nguồn nƣớc ở các làng nghề nông thôn Việt Nam là do tác nhân là các hợp
chất vô cơ độc hại nhƣ acid, bazo, muối, kim loại nặng… thƣờng thấy ở các làng nghề
cơ khí, mạ, đúc, tẩy nhuộm. Đây là những nguồn ơ nhiễm cực kỳ nguy hiểm, nhất là
tính chất của nƣớc thải dệt nhuộm đƣợc xếp vào loại nƣớc thải nguy hiểm nhất trong
các loại nƣớc thải, không những gây tác động đến nguồn nƣớc mặt mà còn ảnh hƣởng
tới nguồn nƣớc ngầm, gây nhiều bệnh hiểm nghèo cho các ngƣời dân lân cận. Ví dụ cụ
thể nhƣ chỉ tính riêng làng nghề Vân Chàng ở Nam Định có 14 bể mạ, hàng ngày thải
trực tiếp ra sơng Vân Chàng 40-50m3 nƣớc thải chƣa đƣợc xử lý, chƣa nhiều hóa chất

6



độc hại nguy hiểm nhƣ HCL, NaOH, Cr hay HCN… Kết quả phân tích nƣớc thải cho
thấy hàm lƣợng Cr6+ vƣợt 1,8 lần, Cu2+ vƣợt 1,7 lần, BOD và COD vƣợt QCVN 3- 4
lần, Niken vƣợt 8 lần, đặc biệt hàm lƣợng CN- trong nƣớc thải vƣợt 65- 117 lần...
Ô nhiễm nguồn nƣớc do các tác nhân Ô nhiễm nguồn nƣớc do tác nhân là các chất
màu, xơ sợi... thƣờng thấy ở các làng nghề dệt, tẩy nhuộm, sơn mài, ƣơm tơ... đã làm
cho nƣớc chuyển màu, tăng hàm lƣợng chất hữu cơ trong nƣớc, gây mùi khó chịu,
giảm lƣợng oxy hịa tan trong nƣớc, ảnh hƣởng tới mơi trƣờng sống của các lồi động
thực vật thuỷ sinh, ơ nhiễm nguồn nƣớc sinh hoạt của nhân dân.
Ơ nhiễm mơi trƣờng khơng khí: tại các làng nghề đến từ việc sử dụng than làm
nhiên liệu ( phổ biến là than chất lƣợng thấp), sử dụng nguyên vật liệu hóa chất trong
dây chuyền cơng nghệ sản xuất, khí thải chứa các thành phần đặc trƣng là: bụi, CO 2,
CO, SO2, NOX, và chất hữu cơ bay hơi
Ô nhiễm chất thải rắn do tái chế nguyên liệu (giấy, nhựa, kim loại..) hoặc do bã thải
của các loại thực phẩm(sắn, dong), các loại rác thải thông thƣờng: nhựa, túi nilong,
giấy, hộp, vỏ lon, lim loại và các loại rác thải khác thƣờng đƣợc đổ ra bất kỳ dòng
nƣớc hoặc khu đất trống nào. Làm cho nƣớc ngầm và đất bị ơ nhiễm các hóa chất độc
hại, ảnh hƣởng tới sức khỏe con ngƣời.
Một trong những ngun nhân của tình trạng ơ nhiễm kể trên là do các cơ sở sản
xuất kinh doanh ở các làng nghề cịn manh nhún, nhỏ lẻ, phân tán, khơng tập trung quy
hoạch thành cụm, phát triển tự phát, không đủ vốn và không đủ kỹ thuật, công nghệ
tiên tiến xử lý chất thải. Bên cạnh đó, ý thức của chính ngƣời dân làng nghề cũng chƣa
tự giác trong việc thu gom, xử lý chất thải. Nếu khơng có biện pháp xử lý kịp thời thì
tổn thất đối với tồn xã hội sẽ ngày càng lớn, vƣợt xa giá trị kinh tế mà các làng nghề
đem lại hiện nay.

1.2.2 Tác động của làng nghề sản xuất tinh bột dong đến mơi trường
Sản xt tinh bột là ngành có nhu cầu sử dụng nƣớc lớn vì trong quá trình sản
xuất ra tinh bột bao gồm nhiều công đoạn khác nhau và mỗi cơng đoạn đều cần sử
dụng nƣớc để có thể làm sạch và lọc đƣợc lƣợng tinh bột tối ƣu nhất trong củ dong.

Nƣớc thải chứa nhiều chất hữu cơ, không đƣợc xử lý mà cùng với nguồn nƣớc thải
sinh hoạt thải trực tiếp ra môi trƣờng khiến các điểm xả thải, các kênh mƣơng, các con
suối trong làng nhuộm màu đen ngịm và bốc mùi hơi thối. Mặt khác hầu hết các làng

7


nghề chƣa có chỗ quy hoạch nên chất thải rắn nhƣ bã dong, đất cát, chất thải rắn sinh
hoạt chất thành đống ven đƣờng hay vứt bừa bãi ra các con suối và xung quanh làng
gây ô nhiêm môi trƣờng.
Công nghệ sản xuất tinh bột cịn thơ sơ chƣa đồng bộ hóa khiến cho nguồn chất
thải phát sinh lớn gây ô nhiễm môi trƣờng cùng với các chỉ tiêu cơ bản của nƣớc thải
nhƣ COD, BOD, TSS…đều vƣợt quá tiêu chuẩn cho phép nhiều lần, các chất hữu cơ
chủ yếu là các hợp chất cacbohydrat, protein, tinh bột là các chất dễ phân hủy, chuyển
hóa sinh học và các hợp chất chứa nitơ gồm nitơ ở dạng hữu cơ (amin, axit amin ), ở
dạng vô cơ nhƣ NH4+, NO2-…làm giảm chất lƣợng của nƣớc và có thể gây ra một số
bệnh nguy hiểm cho con ngƣời.
-

Tác động tới môi trường nước

Nƣớc thải và chất thải rắn là hai nguồn thải chính phát sinh từ hoạt động sản xuất
tinh bột, nếu không đƣợc quản lý đúng cách gây lan truyền chất ô nhiễm sẽ tác động
tới nguồn nƣớc mặt làm tăng hàm lƣợng các chất hữu cơ có trong nƣớc và gây hiện
tƣợng phú dƣỡng, ngoài ra một số hàm lƣợng độc nhƣ axit HCN có trong thành phần
củ dong sẽ ảnh hƣởng hoạt động sống của sinh vật thủy sinh.
Ngoài ra, nƣớc thải ứ đọng lâu ngày tại các kênh mƣơng dẫn thải phân hủy làm bốc
mùi khó chịu, đặc quánh và đen ngòm gây ảnh hƣởng tới nguồn nƣớc ngầm và mỹ
quan làng nghề.
-


Tác động tới môi trường đất và nước ngầm

Nƣớc thải tích tụ lâu ngày ngấm vào trong đất cùng với nguồn nƣớc mặt các chất
hữu cơ chuyển dạng này sang dạng khác, từ không độc sang dạng độc ( CN - ) chuyển
dạng thành axit HCN gây độc, chất ơ nhiễm tích tụ trong đất gây thối hóa đất, làm
ảnh hƣởng tới năng suất cây trồng và sinh vật đất. Khi đất bị ô nhiễm một thời gian
các chất ô nhiễm sẽ theo mạch đất gây ô nhiễm nguồn ngƣớc ngầm, con ngƣời sử dụng
các chất ô nhiễm sẽ tích tụ trong cơ thể và gây ngộ độc.

1.3 Một số cơng trình nghiên cứu tác động đến môi trƣờng nƣớc của hoạt
động sản xuất tinh bột dong
Các làng nghề thủ công truyền thống là nét đặt trƣng của nhiều vùng nông thôn
Việt Nam. Trong những năm qua, cùng với sự phát triển của kinh tế, xã hội, nhiều ngành
nghề thủ công truyền thống đã đƣợc khôi phục và phát triển khá mạnh. Tuy nhiên sự

8


phát triển của các làng nghề cịn mang tính chất tự phát, tùy tiện, quy mô sản xuất nhỏ
bé, trang thiết bị còn lạc hậu. Tất cả những mặt hạn chế trên không chỉ ảnh hƣởng đến
sự phát triển của các làng nghề mà còn ảnh hƣởng nghiêm trọng đến chất lƣợng môi
trƣờng làng nghề và sức khỏe cộng đồng. Nhằm góp phần vào việc giảm thiểu ơ
nhiễm mơi trƣờng nƣớc tại các làng nghề chế biến tinh bột, miến dong đã có nhiều
các cơng trình nghiên cứu hệ thống xử lý nƣớc thải sản xuất đƣợc đƣa ra.
1.

Nguyễn Văn Phƣớc, Nguyễn Thị Thanh Phƣợng, năm 2003, Đại học Bách

Khoa tp.HCM đã có cơng trình nghiên cứu: “ Hiện trạng ô nhiễm môi trường và giải

pháp xử lý cho làng nghề tinh bột Hồi Hảo, Bình Định”. Cơng trình đã sử dụng
phƣơng pháp sinh học, áp dụng mơ hình phân hủy kỵ khí hai giai đoạn (giai đoạn axit
hóa và metan hóa) kết hợp với mơ hình lọc sinh học hiếu khí. Kết quả nghiên cứu
trong điều kiện phịng thí nghiệm cho thấy: với nƣớc thải nguyên thủy COD dao động
từ 2500-1800mg/l; TSS trong khoảng 120-300mg/l; Nito tổng lên đến 450mg/l, hiệu
quả khử COD lên đến 95-99%, nƣớc thải sau xử lý trong suốt, mất màu, mùi, hàm
lƣợng các chất đạt thải loại B. Cơng trình nêu ra phƣơng án xử lý cục bộ, quy mơ hộ
gia đình bằng phƣơng pháp lọc sinh học. Kết hợp giữa kị khí và hiếu khí có nhiều ƣu
điểm: thích hợp cho xử lý nƣớc thải chứa hàm lƣợng chất hữu cơ cao, ít tiêu tốn năng
lƣợng và lƣợng bùn sinh ra không đáng kể, hệ thống có khả năng chịu biến động về
nhiệt độ, tải lƣợng ơ nhiễm, thời gian thích nghi, khởi động nhanh (khoảng 2-3 tuần),
quuy trình vận hành đơn giản, chi phí đầu tƣ thấp song hiệu quả xử lý đạt cao. Tuy
nhiên cơng trình chỉ nghiên cứu áp dụng cho quy mơ hộ gia đình chứ chƣa nghiên cứu
cho quy mô làng nghề. Sơ đồ công nghệ thể hiện qua hình 1.1

9


Nƣớc

Song chắn rác

Bể acid

Bể kỵ khí

Máy thổi khí

Máy nén bùn


Bể hiếu khí

Nƣớc thải đã
qua xử lý

Hình 1.1 Sơ đồ quy trình xử lý nước thải tại làng nghề Hồi Hảo [11]
2.

Nguyễn Đình Bảng, Hà Minh Ngọc, Nguyễn Minh Nội, năm 2006, Đại học

Quốc Gia Hà Nội, đã có cơng trình nghiên cứu: “Xử lý nước thải làng nghề sản xuất
miến dong Cự Đà, Thanh Oai, Hà Nội bằng phương pháp lọc sinh học ngập nước”.
Nƣớc thải sau khi qua hệ thống xử lý đã đạt QCVN loại B.

10


Hình 1.2 Hệ thống xử lý nước thải bằng phương pháp lọc ngập nước [3]
3.

Bên cạnh đó, việc áp dụng các vật liệu sinh học cũng có giá trị nhất định trong

quá trình xử lý nƣớc thải sản xuất tinh bột. Tác giả Nguyễn Đức Đạt, 2009, Trƣờng
Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM đã có cơng trình nghiên cứu: “ Nghiên cứu
xử lý nước thải sản xuất tinh bột sắn bằng hệ thống lọc sinh học hiếu khí với giá thể
xơ dừa”. Tác giả chỉ đề xuất phƣơng pháp xử lý nƣớc thải tinh bột là dùng biện pháp
axit hóa khử CN-, trung hồm lọc sinh học kỵ khí bằng xơ dừa và hồ sinh vật mà chƣa
đƣa ra hệ thống công nghệ xử lý cụ thể.
4.


Nguyễn Thị Thanh Nga, K49, trƣờng Đại học Lâm Nghiệp “Đánh giá hiện

trạng nước thải và đề xuất một số giải pháp xử lý nước thải có hiệu quả tại làng nghề
sản xuất tinh bột Dương Liễu, Hoài Đức, Hà Tây”. Đề tài nghiên cứu này đã cho thấy
hiện trạng môi trƣờng nƣớc ô nhiễm ở xã Dƣơng Liễu, Hoài Đức và đƣa ra một số giải
pháp xử lý nƣớc thải phù hợp. Tuy nhiên cơng trình mới chỉ ở mức đƣa ra phƣơng
pháp mà chƣa thực hành thử nghiệm nên chƣa thể đánh giá đƣợc hiệu quả của các
phƣơng pháp xử lý nƣớc thải.

1.4 Tổng quan về làng nghề sản xuất tinh bột dong thơn Minh Hồng, xã
Minh Quang, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội
Làng nghề thơn Minh Hồng đƣợc hình thành năm 1965 khi thực hiện chƣơng
trình của đảng và Nhà nƣớc đi xây dựng vùng kinh tế mới tại xã Minh Quang.

11


Năm đầu có 125 hộ trong đó có 96% là các hộ thôn Vân Sa, xã Tản Hồng lên
khai phá trồng sắn đao đót và lập nghiệp tại đây, sau đó số hộ tăng dần lên.
Từ năm 1967 đến năm 2007, các hộ chế biến tinh bột dong phát triển mạnh dần;
đã áp dụng công nghệ xử lý rửa đất cát và nghiền củ bằng máy đƣa năng xuất và chất
lƣợng tăng cao.
Sản phẩm chính của làng là tinh bột dong và miến dong.
Hiện trong thơn có 560 lao động tham gia làm nghề, chiếm 97% số lao động
của toàn thôn với 220/289 hộ làm miến dong riềng với 207 máy chế biến tinh bột.Miến
dong Minh Hồng từ lâu đã có vị thơm, ngon và dai, đặc trƣng mà ít địa phƣơng có thể
có đƣợc.
Nghề chế biến tinh bột dong ở làng nghề thôn Minh Hồng đem lại nguồn thu
nhập ổn định cho ngƣời dân nơi đây, nhƣng hệ lụy ô nhiễm môi trƣờng do nghề gây ra
cũng rất đáng ngại.

Ơ nhiễm tăng theo cơng suất: trong những năm gần đây ( 2010-2017) nhiều gia
đình ở thơn Minh Hồng đầu tƣ hàng trăm triệu đồng để lắp đặt hệ thống sản xuất, chế
biến tinh bột dong với quy mô lớn. Theo thống kê của UBND xã Minh Quang, toàn
dân hiện có 193 hộ đầu tƣ dây chuyền sản xuất hiện đại, cơng suất chế biến trung bình
từ 1.5-2 tấn củ dong ngun liệu/ngày/hộ. Ngồi ra cịn hàng chục hộ gia đình chế biến
theo phƣơng pháp thủ cơng với cơng suất trung bình 300kg dong nguyên liệu/ngày/hộ.
Với việc đầu tƣ dây chuyền hiện đại, công suất chế biến tinh bột dong tăng lên
gấp nhiều lần, giúp ngƣời dân địa phƣơng tăng thu nhập cho gia đình. Tuy nhiên mặt
trái của việc tăng công suất để chế biến là lƣợng nƣớc thải đƣợc xả trực tiếp ra môi
trƣờng cũng tăng. Trong khi đó, các cơ sở chế biến đều khơng có hệ thống xử lý nƣớc
thải nên nƣớc thải có màu nâu đục, nhanh bốc mùi hôi thối nồng nặc. Nghiêm trọng
hơn, do tồn lƣu lâu ngày, nƣớc thải ngấm xuống đất làm nguồn nƣớc ngầm bị ô nhiễm
nặng.
Nguồn nƣớc từ những hộ gia đình sản xuất tinh bột dong thải ra ảnh hƣởng
không nhỏ tới đời sống và sản xuất của ngƣời dân: nƣớc thải chảy ra các ao, hồ, sông,
suối làm biến thành màu đen, bốc mùi hôi thối, làm chết sinh vật dƣới nƣớc, mất mĩ
quan…những khu vực hạ lƣu các nguồn suối, sông cũng phải hứng chịu lƣợng nƣớc

12


thải ra của làng nghề, nƣớc thải ra không đƣợc xử lý trực tiếp thải ra môi trƣờng làm ô
nhiễm nguồn nƣớc mặt và cả nguồn nƣớc ngầm.
Đa số ngƣời dân trong làng nghề đều lo lắng đến nƣớc sinh hoạt của họ, nguồn
cung cấp nƣớc chủ yếu ở đây là nƣớc ngầm. Tuy nhiên vẫn chƣa có nghiên cứu và giải
pháp khắc phục cho nguồn nƣớc sinh hoạt của ngƣời dân nơi đây. Chính vì vậy chúng
tơi muốn nghiên cứu đề tài này để đánh giá ảnh hƣởng của hoạt động sản xuất tinh bột
dong đến chất lƣợng nƣớc của làng nghề thôn Minh Hồng, xã Minh Quang, huyện Ba
Vì, thành phố Hà Nội.
Tại đây chƣa có đề tài nào nghiên cứu ảnh hƣởng của việc sản xuất tinh bột

dong tới môi trƣờng nƣớc. Việc nghiên cứu tại làng nghề thơn Minh Hồng, xã Minh
Quang, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội dựa trên những bản nghiên cứu về ảnh hƣởng
của tinh bột dong của các địa phƣơng khác và tài liệu khác có liên quan.

13


Chƣơng 2
MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
 Mục tiêu chung
-

Góp phần nâng cao chất lƣợng môi trƣờng tại làng nghề sản xuất tinh bột dong
thơn Minh Hồng, xã Minh Quang, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội.

 Mục tiêu cụ thể
-

Đánh giá đƣợc ảnh hƣởng của hoạt động sản xuất tinh bột dong tới chất lƣợng

môi trƣờng nƣớc tại khu vực nghiên cứu.
-

Đề xuất đƣợc một số giải pháp phù hợp nhằm giảm thiểu ô nhiễm của nƣớc thải

từ hoạt động sản xuất của làng nghề thôn Minh Hồng, xã Minh Quang, huyện Ba Vì,
thành phố Hà Nội.

2.2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

2.2.1 Đối tượng nghiên cứu
-

Hoạt động sản xuất tinh bột tại làng nghề thôn Minh Hồng, xã Minh Quang,

huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội.
-

Đặc tính nƣớc thải, chất lƣợng nƣớc mặt, nƣớc ngầm tại khu vực nghiên cứu

2.2.2. Phạm vi nghiên cứu
-

Địa bàn nghiên cứu: thôn Minh Hồng, xã Minh Quang, huyện Ba Vì, thành phố
Hà Nội.

-

Thời gian nghiên cứu: từ ngày 13/2/2017 đến ngày 13/5/2017.

2.3. Nội dung nghiên cứu
Để thực hiện đƣợc mục tiêu đề ra, đề tài tiến hành cần những mục tiêu chủ yếu
sau:
-

Nghiên cứu thực trạng hoạt động sản xuất tinh bột dong tại làng nghề thơn

Minh Hồng, xã Minh Quang, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội.
-


Nghiên cứu các nguồn gây ảnh hƣởng đến môi trƣờng nƣớc từ hoạt động sản

xuất tinh bột dong tại khu vực nghiên cứu.

14


-

Nghiên cứu đánh giá ảnh hƣởng của hoạt động sản xuất tinh bột dong đến chất

lƣợng môi trƣờng nƣớc tại khu vực nghiên cứu.
-

Đề xuất biện pháp giảm thiểu những ảnh hƣởng tiêu cực từ hoạt động sản xuất

tinh bột dong đến môi trƣờng nƣớc tại khu vực nghiên cứu.

2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.4.1 Phương pháp nghiên cứu thực trạng hoạt động sản xuất tinh bột dong
tại làng nghề thôn Minh Hồng, xã Minh Quang, huyện Ba Vì, thành phố Hà
Nội
2.4.1.1 Phương pháp thu thập và kế thừa tài liệu
Đề tài thu thập các tài liệu sau:
-

Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội tại khu vực nghiên cứu

-


Tƣ liệu về dây chuyền sản xuất tinh bột của làng nghề.

-

Tƣ liệu trên mạng Internet về hoạt động sản xuất miến dong và các vấn đề môi
trƣờng liên quan.

-

Các quy chuẩn, tiêu chuẩn môi trƣờng nƣớc Việt Nam

2.4.1.2 Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa
-

Khảo sát khu vực nghiên cứu, quy mô hoạt động, khu vực tập trung nhiều cơ sở
sản xuất, khu vực phát tán chất thải

-

Điều tra quy trình sản xuất, các cơng đoạn xả thải ra mơi trƣờng, xả thải của các

cơ sở sản xuất là liên tục hay gián đoạn, xả thải trực tiếp ra môi trƣờng hay đã qua xử
lý.
-

Điều tra nguyên vật liệu và hóa chất đƣợc sử dụng trong các hoạt động của quy

trình sản xuất tinh bột dong.
Đề tài tiến hành điều tra 30 hộ gia đình tham gia sản xuất.
Phƣơng pháp đƣợc thực hiện nhƣ sau:

-

Tìm hiều dây chuyền sản xuất: Trực tiếp đi xuống khu vực nghiên cứu, quan

sát, kết hợp phỏng vấn ngƣời quan sát, đặc biệt chú ý đến cơng đoạn thải ra nhiều
chất thải có nguy cơ ô nhiễm nhất.
-

Tìm hiều thực trạng quản lý nƣớc thải: bằng cách điều tra có hay khơng có hệ

thống thu gom, xử lý nƣớc thải, đƣờng dẫn nƣớc thải vả sự quan tâm của chính quyền
địa phƣơng tới vấn đề nƣớc thải làng nghề tại khu vực nghiên cứu.

15


2.4.1.3 Phương pháp phỏng vấn
Sử dụng những câu hỏi phỏng vấn trực tiếp ngƣời dân xung quanh làng nghề,
qua các cuộc trò chuyện trực tiếp với ngƣời dân để thu thập thông tin hiểu rõ về dây
chuyền sản xuất tinh bột dong, từ đó tìm hiểu về q trình xả thải chất thải ra mơi
trƣờng, tìm hiểu xem cơng đoạn nào tạo ra nhiều chất thải gây ô nhiễm môi trƣờng để
tìm ra biện pháp xử lý. Đề tài sử dụng 2 bảng câu hỏi để thu thập thông tin:
Bảng 1: Bảng câu hỏi phỏng vấn ngƣời dân trong làng nghề thơn Minh Hồng, xã
Minh Quang, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội (30 hộ gia đình).
Bảng 2: Bảng câu hỏi phỏng vấn đối tƣợng cán bộ trong làng nghề (03 hộ gia đình).
- Phỏng vấn hộ gia đình sản xuất tinh bột dong (Số lƣợng 30 hộ gia đình)
nhằm đánh giá đƣợc mơ hình sản xuất của các hộ gia đình.
- Phỏng vấn đối tƣợng cán bộ trong làng nghề để tìm hiểu quy trình sản xuất
chung của ngƣời dân trong làng và các thông tin liên quan đến thực trạng của hoạt
động sản xuất.

Nội dung bảng phỏng vấn đƣợc trình bày trong phần phụ lục 1.

2.4.2 Phương pháp nghiên cứu các nguồn gây ảnh hưởng đến môi trường
nước từ hoạt động sản xuất tinh bột dong từ làng nghề
2.4.2.1 Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa
Phƣơng pháp nhằm xác định các giai đoạn trong quy trình sản xuất tinh bột
dong thải ra chất thải làm ảnh hƣởng đến môi trƣờng nƣớc.
Thu thập thông tin về hệ thống tiêu thoát nƣớc thải ( cống rãnh, mƣơng dẫn...)
nhằm đánh giá đƣợc tác động của nƣớc thải trong hoạt động sản xuất tinh bột dong.
2.4.2.2 Phƣơng pháp phỏng vấn
Phỏng vấn các hộ sản xuất tinh bột dong về các chất thải trong quá trình sản
xuất tinh bột dong, chất thải ở giai đoạn nào trong quy trình sản xuất có nguy cơ gây ơ
nhiễm nhất. Có sử dụng hóa chất trong việc sản xuất hay không.
Nội dung phỏng vấn đƣợc thể hiện trong bảng phỏng vấn ở mục phụ l

16


×