Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

Đánh giá tác động của hoạt động chăn nuôi trang trại lợn đến môi trường nước tại xã yên đồng huyện yên mô tỉnh ninh bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.23 MB, 66 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
KHOA QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG & MƠI TRƢỜNG

KHỐ LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG CHĂN NUÔI TRANG
TRẠI LỢN ĐẾN MÔI TRƢỜNG NƢỚC TẠI XÃ N ĐỒNG,
HUYỆN N MƠ, TỈNH NINH BÌNH
NGÀNH : KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG
MÃ : 306

Giáo viên hướng dẫn :TS.Nguyễn Thị Thanh An
Sinh viên thực hiện : Phạm Thị Miền
MSV
: 1453062214
Lớp
: K59B - KHMT
Khoá học
: 2014 - 2018

Hà Nội, 2018


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................. 7
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ............................................................................. 8
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................... 9
ĐẶT VẤN ĐỀ ...................................................................................................... 1
PHẦN I: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .......................................... 3
1.1. Khái qt về tình hình chăn ni ở Việt Nam ............................................... 3
1.1.1. Hiện trạng chăn nuôi ................................................................................... 3
1.1.2. Định hướng phát triển chăn nuôi tại Việt Nam ........................................... 4


1.2. Hiện trạng ô nhiểm môi trường do chăn nuôi ................................................ 5
1.2.1. Ơ nhiễm mơi trường nước ........................................................................... 5
1.2.2. Ơ nhiễm mơi trường khơng khí .................................................................. 6
1.2.3. Tiếng ồn....................................................................................................... 7
1.3. Ảnh hưởng của ô nhiểm môi trường đến năng suất chăn nuôi ...................... 7
1.4. Tổng quan về chất thải và hiện trạng quản lý chất thải chăn nuôi lợn .......... 9
1.4.1. Đặc điểm chất thải chăn nuôi lợn ................................................................ 9
PHẦN II: MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20
2.1. Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................... 20
2.1.1. Mục tiêu tổng quát..................................................................................... 20
2.1.2. Mục tiêu cụ thể: ......................................................................................... 20
2.2. Nội dung nghiên cứu .................................................................................... 20
2.3. Phạm vi và phương pháp nghiên cứu ........................................................... 20
2.3.1. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 20
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu........................................................................... 20
PHẦN III: ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU .............................. 23
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của tỉnh Ninh Bình ................................ 23
3.1.1. Điều kiện tự nhiên ..................................................................................... 23
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội .......................................................................... 24
PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................ 28


4.1. Đánh giá hiện trạng chăn nuôi lợn tại tỉnh Ninh Bình và địa bàn nghiên
cứu. ...................................................................................................................... 28
4.1.1. Tình hình phát triển trang trại chăn nuôi lợn tại tỉnh Ninh Binh .............. 28
4.1.2. Tình hình phát triển trang trại chăn nuôi lợn tại xã Yên Đồng, huyện Yên
Mô, tỉnh Ninh Bình .............................................................................................. 28
4.1.2.3. Các mơ hình chăn ni lợn được áp dụng tại xã Yên Đồng .................. 30
4.1.1.4. Thuốc khử trùng, vệ sinh cho chuồng trại ............................................. 37
4.2. Phân tích thành phần mẫu nước thải của hoạt động chăn nuôi lợn tại địa

bàn nghiên cứu. ................................................................................................... 38
4.4. Đề xuất các biện pháp quản lý chất thải chăn nuôi tại địa phương ............. 48
4.4.1. Những tồn tại của mơ hình chăn nuôi hiện tại .......................................... 48
4.4.2. Đề xuất các giải pháp xử lý chất thải và nước thải chăn nuôi lợn trên địa
bàn xã Yên Đồng ................................................................................................. 48
PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................... 51
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

WHO

Tổ chức Y tế Thế giới

FAO

Tổ chức Nông Lương Thế giới

Bộ NN & PTNT

Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn

VAC

Vườn ao chuồng

AC

Ao chuồng


VC

Vườn chuồng

C

Chuồng

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

BOD

Nhu cầu oxi sinh hóa

COD

Nhu cầu oxi hóa học

TSS

Tổng chất rắn lơ lửng

N tổng


Ni tơ tổng số

KTTT

Kinh tế trang trại


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Các bệnh điển hình liên quan đến chất thải chăn nuôi .................................9
Bảng 1.2. Lượng phân và nước tiểu của gia súc, gia cầm thải ra trong 24h...........10
Bảng 1.3. Thành phần (%) của phân gia súc gia cầm ......................................................10
Bảng 1.4. Thành phần hóa học nước tiểu lợn có khối lượng 70 – 100 kg ..............11
Bảng 1.5. Số trang trại phân theo địa phương ....................................................................15
Bảng 2.1. Các phương pháp phân tích chất lượng nước.................................................22
Bảng 4.1. Số lượng đàn gia súc, gia cầm qua các năm ...................................................28
Bảng 4.2. Số lượng đàn gia súc, gia cầm qua các năm ...................................................29
Bảng 4.3. Một số trang trại nuôi lợn trên địa bàn nghiên cứu......................................29
Bảng 4.4. Mơ hình chăn ni lợn đang áp dụng tại một số trang trại .......................31
Bảng 4.5. Khoảng cách từ chuồng nuôi đến nhà ở của các hộ.....................................32
Bảng 4.6. Tỷ lệ sử dụng thuốc khử trùng chuồng nuôi dùng tại các trang trại .....37
Bảng 4.7. Kết quả phân tích nước thải chăn ni trước hầm ủ Biogas ....................38
Bảng 4.8. Kết quả phân tích nước thải sau hầm ủ biogas ..............................................39
Bảng 4.9. Hiệu quả xử lý các chất ô nhiễm trong nước thải chăn nuôi bằng hầm
ủ Biogas ..............................................................................................................................................44


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1. Thời gian bắt đầu chăn nuôi của các hộ nuôi lợn ....................................30
Biểu đồ 4.2. Đánh giá mùi khu vực chăn nuôi tại các hộ chăn nuôi lợn .................33

Biểu đồ 4.3. Biểu đồ thể hiện các hình thức xử lý xác vật ni của trang trại ......36
Biểu đồ 4.4. Nồng độ chỉ tiêu TSS trong mẫu nước thải trước và sau khi xử lý 39
Biểu đồ 4.5. Nồng độ chỉ tiêu BOD5 trong mẫu nước thải trước và sau xử lý ......40
Biểu đồ 4.6. Nồng độ chỉ tiêu Nito tổng số trong mẫu nước thải trước và sau xử
lý ............................................................................................................................................................40


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1. Sơ đồ tỷ lệ áp dụng các hình thức xử lí chất thải tại các hộ chăn ni
lợn trên địa bàn xã n Đồng ..................................................................................................34
Hình 4.2. Nước thải chăn nuôi được thải trực tiếp ra ngồi mơi trường..................36


ĐẶT VẤN ĐỀ
Chăn nuôi cùng với trồng trọt là một trong hai lĩnh vực quan trọng trong
nền nơng nghiệp, nó không những đáp ứng nhu cầu thực phẩm cho tiêu dùng
hàng ngày của mọi người trong xã hội mà còn là nguồn thu nhập quan trọng của
hàng triệu người nông dân hiện nay. Đặc biệt nơng nghiệp lại có ý nghĩa quan
trọng đối với Việt Nam khi có tới hơn 70% dân cư sống dựa vào nông nghiệp.
Sự gia tăng của các sản phẩm nông nghiệp kết hợp với nhu cầu về thực
phẩm ngày càng cao của cuộc sống đã thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển mạnh
mẽ. Những năm qua, ngành chăn nuôi phát triển khá mạnh về cả số lượng lẫn
quy mô. Tuy nhiên, việc chăn nuôi nhỏ lẻ trong nông hộ, thiếu quy hoạch, nhất
là các vùng dân cư đông đúc đã gây ra ô nhiễm môi trường ngày càng trầm
trọng. Ơ nhiễm mơi trường do chăn nuôi gây nên chủ yếu từ các nguồn chất thải
rắn, chất thải lỏng, bụi, tiếng ồn, xác gia súc, gia cầm chết chôn lấp, tiêu hủy
không đúng kỹ thuậtĐối với các cơ sở chăn nuôi, các chất thải gây ô nhiễm mơi
trường có ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe con người, làm giảm sức đề kháng
vật nuôi, tăng tỷ lệ mắc bệnh, các chi phí phịng trị bệnh, giảm năng suất và hiệu
quả kinh tế, sức đề kháng của gia súc, gia cầm giảm sút sẽ là nguy cơ gây nên

bùng phát dịch bệnh. Vì vậy, WHO khuyến cáo phải có các giải pháp tăng
cường việc làm trong sạch mơi trường chăn ni, kiểm sốt, xử lý chất thải, giữ
vững được an toàn sinh học, tăng cường sức khỏe các đàn giống. Các chất thải
chăn nuôi gây ô nhiễm môi trường do vi sinh vật (các mầm bệnh truyền nhiễm)
là đặc biệt nguy hiểm, vì nó sẽ làm phát sinh các loại dịch bệnh như ỉa chảy, lở
mồm long móng, tai xanh, cúm gia cầm H5N1...
Theo tính tốn thì lượng chất thải rắn mà các vật ni có thể thải ra
(kg/con/ngày) với bò là 10, trâu là 15, lợn là 2, gia cầm là 0,2 [11]. Do vậy, hàng
năm đàn vật nuôi Việt Nam thải vào môi trường khoảng 73 triệu tấn chất thải
rắn và 25 - 30 triệu khối chất thải lỏng. Trong đó, khoảng 50% lượng chất thải
rắn (36,5 triệu tấn), 80% chất thải lỏng (20 – 24 triệu m3) xả thẳng ra môi
trường, hoặc sử dụng không qua xử lý gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Ước tính với cách quản lý, sử dụng như hiện nay sẽ phát thải vào khơng khí
khoảng 0,24 tấn CO2/1 tấn phân 2 chuồng tươi, quy đổi thì với tổng khối chất
thải nêu trên sẽ phát thải vào khơng khí 17,52 triệu tấn CO2. Các chuyên gia môi
trường đã chỉ ra rằng, chất thải trong chăn nuôi gây ra 18% khí gây hiệu ứng nhà

1


kính làm cho nhiệt độ trái đất tăng lên, lớn hơn cả phần do giao thông vận tải
gây ra [20].
Khi cơng nghiệp hóa chăn ni cộng với sự gia tăng mạnh mẽ về số lượng
đàn gia súc thì chất thải từ hoạt động chăn nuôi của các trang trại làm cho môi
trường chăn nuôi đặc biệt là môi trường xung quanh bị ơ nhiễm trầm trọng, điều
đó tạo nên một làn sóng mới phản đối các trang trại chăn ni từ phía người dân
ở gần các trang trại. Hầu hết với các trang trại quy mô nhỏ, nước thải chăn nuôi
không được xử lý hoặc chỉ xử lý sơ bộ mà được thải trực tiếp vào môi trường,
gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng nguồn nước mặt, nước ngầm, tác động
xấu đến điều kiện vệ sinh và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cộng đồng.

Xuất phát từ thực tế đó, tơi tiến hành đề tài: “Đánh giá tác động của hoạt
động chăn nuôi trang trại lợn đến môi trường nước tại xã n Đồng, huyện
n Mơ, tỉnh Ninh Bình”.

2


PHẦN I: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Khái quát về tình hình chăn ni ở Việt Nam
1.1.1. Hiện trạng chăn nuôi
Trong thời gian qua, ngành chăn nuôi của nước ta phát triển với tốc độ
nhanh. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2001 – 2006 đạt 8,9%. Tổng đàn
trâu, bò từ 6,7 triệu con năm 2001 tăng lên 9,7 triệu con năm 2007 (tăng
7,4%/năm). Trong đó, đàn bị sữa tăng bình qn 15,0%/năm, đàn bị thịt tăng
9,7%/năm và đàn trâu tăng 1,1%/năm; đàn lợn tăng từ 21,8 triệu con năm 2001
lên 26,6 triệu con năm 2007 (tăng 3,3%/năm); đàn gia cầm trước khi có dịch
cúm tăng mạnh từ 218 triệu con năm 2001 lên 254 triệu con năm 2003 (tăng
8,4%/năm).
Chăn nuôi nước ta thời gian qua chủ yếu vẫn là phân tán nhỏ lẻ, tập trung
chủ yếu ở các hộ nông dân với 2 - 3 con trâu bò, 5 - 10 con lợn và 20 – 30 con
gia cầm/hộ. Những năm gần đây, chăn nuôi phát triển theo xu hướng trang trại,
tập trung sản xuất hàng hóa. Tính đến tháng 10/2006 cả nước có 17.721 trang
trại và chủ yếu phát triển ở các tỉnh vùng Đông Nam Bộ, đồng bằng sông Cửu
Long và đồng bằng sông Hồng. Trong đó: có 7.475 trang trại chăn ni lợn, với
2.990 trang trại nuôi lợn nái. Số trang trại chăn nuôi gia cầm là 2.837 trang trại.
Số trang trại chăn nuôi bị là 6.405 trang trại, trong đó 2.011 trang trại chăn ni
bị sữa. Số trang trại chăn ni trâu là 247 trang trại, số trang trại chăn nuôi dê là
757 trang trại [9].
Theo đánh giá của Tổ chức Nông Lương Thế giới (FAO): Ngành chăn nuôi
đến năm 2020 vẫn tiếp tục phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu thực phẩm đảm bảo

cho sức khỏe cộng đồng và gia tăng dân số. Sản xuất chăn ni đang có xu
hướng chuyển dịch từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển, từ
phương Tây sang các nước Châu Á Thái Bình Dương. Châu Á đã trở thành khu
vực sản xuất và tiêu dùng các sản phẩm chăn nuôi lớn nhất. Sự thay đổi về chăn
ni ở khu vực này có ảnh hưởng quyết định đến “cuộc cách mạng” về chăn
nuôi trên toàn cầu. Nhu cầu tiêu thụ thịt, sữa cho xã hội tăng nhanh ở các nước
đang phát triển, ước tính tăng khoảng 7 – 8%/năm. Cũng như các nước trong
khu vực, chăn nuôi Việt Nam đứng trước yêu cầu vừa phải duy trì mức tăng
trưởng cao nhằm đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước và từng bước hướng
tới xuất khẩu. Chăn nuôi phải phát triển bền vững gắn với nâng cao chất lượng
vệ sinh an toàn thực phẩm, khả năng cạnh tranh và bảo vệ môi trường là xu
3


hướng tất yếu hiện nay. Dự kiến mức tăng trưởng bình quân giai đoạn 2010 –
2015 đạt khoảng 6 – 7% và giai đoạn 2015 – 2020 đạt khoảng 5 – 6% năm.
Theo Bộ NN&PTNT, 6 tháng đầu năm 2011, tình hình chăn ni trên cả
nước đang đi vào ổn định sau thiên tai và dịch bệnh. Xu hướng chăn nuôi quy
mô lớn đang được quan tâm, chăn nuôi nông hộ giảm dần. Hiện ngành nông
nghiệp đang chỉ đạo việc quy hoạch phát triển chăn nuôi theo các vùng sinh thái
và theo sản phẩm chăn nuôi trên phạm vi cả nước, bảo đảm phát triển chăn nuôi
theo hướng bền vững. Bên cạnh đó, ngành chăn ni vẫn phải đối mặt với rất
nhiều khó khăn do tình hình thiên tai, dịch bệnh xảy ra. Trong các đợt rét đậm,
rét hại kéo dài từ cuối năm 2010 đến tháng 2/2011 và một số đợt rét đậm bất
thường sau đó cho đến cuối tháng 3/2011 đã làm chết gần 100 ngàn trâu, bò và
gia súc ăn cỏ. Ngồi ra cịn xuất hiện trở lại các loại dịch bệnh như dịch lở mồm
long móng, dịch cúm gia cầm, dịch tai xanh. Theo số liệu thống kê sơ bộ về tình
hình sản xuất chăn ni, tính đến nay, đàn lợn trên cả nước có khoảng 26,3 triệu
con, giảm 3,71% so với cùng kỳ năm 2010; đàn trâu, bị có hơn 8,5 triệu con,
giảm 4,6%; đàn gia cầm có 293,77 triệu con, tăng 5,87% so với cùng thời điểm

năm trước [1].
1.1.2. Định hướng phát triển chăn nuôi tại Việt Nam
Trong số các nước thuộc khối ASEAN, Việt Nam là nước chịu áp lực về
đất đai lớn nhất. Tốc độ tăng dân số và q trình đơ thị hóa đã làm giảm diện
tích đất nơng nghiệp. Để đảm bảo an toàn về lương thực và thực phẩm, biện
pháp duy nhất là thâm canh chăn ni trong đó chăn nuôi lợn là một thành phần
quan trọng trong định hướng phát triển.
Theo “Chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020” thì:
- Phát triển ngành chăn ni trở thành ngành sản xuất hàng hóa, từng bước
đáp ứng nhu cầu thực phẩm cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
- Tổ chức lại sản xuất ngành chăn nuôi theo hướng gắn sản xuất với thị
trường, bảo đảm an toàn dịch bệnh, vệ sinh thú y, bảo vệ môi trường và cải thiện
điều kiện an sinh xã hội, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và vệ
sinh an toàn thực phẩm.
- Tập trung phát triển sản phẩm chăn nuôi có lợi thế và khả năng cạnh tranh
như lợn, gia cầm, bị; đồng thời phát triển sản phẩm chăn ni đặc sản của vùng,
địa phương.
- Khuyến khích các tổ chức và cá nhân đầu tư phát triển chăn nuôi theo
4


hướng trang trại, công nghiệp; đồng thời hỗ trợ, tạo điều kiện hộ chăn nuôi theo
phương thức truyền thống chuyển dần sang phương thức chăn nuôi trang trại,
công nghiệp.
Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 10/2008/QĐ-TTg ngày 16
tháng 1 năm 2008 về việc phê duyệt Chiến lược phát triển chăn ni đến năm
2020 thì mục tiêu của ngành chăn nuôi đến năm 2020 là:
- Đến năm 2020 ngành chăn nuôi cơ bản chuyển sang sản xuất phương thức
trang trại, công nghiệp, đáp ứng phần lớn nhu cầu thực phẩm đảm bảo chất
lượng cho tiêu dùng và xuất khẩu.

- Tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp đến năm 2020 đạt trên 42%, trong
đó năm 2010 đạt khoảng 32% và năm 2015 đạt 38%.
- Đảm bảo an toàn dịch bệnh và vệ sinh an tồn thực phẩm, khống chế có
hiệu quả các bệnh nguy hiểm trong chăn nuôi.
- Các cơ sở chăn nuôi, nhất là chăn nuôi theo phương thức trang trại, công
nghiệp và cơ sở giết mổ, chế biến gia súc, gia cầm phải có hệ thống xử lý chất
thải, bảo vệ và giảm ô nhiễm môi trường.
- Đối với ngành chăn nuôi lợn, định hướng phát triển nhanh quy mô đàn
lợn ngoại theo hướng trang trại, công nghiệp ở nơi có điều kiện về đất đai, kiểm
sốt dịch bệnh và mơi trường; duy trì ở quy mơ nhất định hình thức chăn ni
lợn lai, lợn đặc sản phù hợp với điều kiện chăn nuôi của nông hộ và của một số
vùng.
- Tổng đàn lợn tăng bình quân 2,0% năm, đạt khoảng 35 triệu con, trong đó
đàn lợn ngoại nuôi trang trại, công nghiệp 37%.
1.2. Hiện trạng ô nhiểm môi trƣờng do chăn nuôi
Chất thải chăn nuôi là nguyên nhân gây ô nhiễm lớn cho môi trương tự
nhiên do lượng lớn các khí thải và chất thải từ vật ni.
1.2.1. Ơ nhiễm mơi trường nước
Chất thải chăn ni khơng được xử lý hay xử lý không triệt để và được thải
vào các ao hồ, kênh, rạch gây ô nhiễm nghiêm trọng đến môi trường nước. Chất
thải chăn nuôi tác động đến môi trường và sức khỏe con người trên nhiều khía
cạnh: Gây ơ nhiễm nguồn nước mặt, nước ngầm, mơi trường khí, mơi trường đất
và các sản phẩm nơng nghiệp. Bởi vì chất thải chăn ni chứa nhiều chất hữu
cơ, khi thải vào môi trường nước, các vi sinh vật hiếu khí phải sử dụng oxy hịa
tan để phân hủy các chất này, làm giảm lượng oxy hòa tan trong nước, dẫn đến
5


suy giảm chất lượng nước. Mặt khác, chất thải chăn nuôi chứa nhiều chất dinh
dưỡng nên chúng gây ra hiện tượng phú dưỡng hóa gây ảnh hưởng đến đời sống

của thủy sinh vật trong môi trường tiếp nhận. Bên cạnh đó, nước là mơi trường
thích hợp cho các loại vi sinh vật gây bệnh tồn tại trong phân phát triển. Không
những thế, chất thải trong phân sẽ thấm xuống đất, đi vào nước ngầm làm ô
nhiễm môi trường nước ngầm, nhất là các giếng mạch nông gần chuồng gia súc
hay hố chứa chất thải mà khơng có hệ thống thốt nước an tồn.
Đây chính là ngun nhân gây ra nhiều căn bệnh về hơ hấp, tiêu hóa, do
trong chất thải chứa nhiều vi sinh vật gây bệnh. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)
đã cảnh báo, nếu khơng có biện pháp thu gom và xử lý chất thải chăn nuôi một
cách thỏa đáng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người, vật nuôi và gây ô
nhiễm môi trường nghiêm trọng. Đặc biệt là các virus biến thể từ các dịch bệnh
như: lở mồm long móng, dịch bệnh tai xanh ở lợn có thể lây lan nhanh chóng và
có thể cướp đi sinh mạng của rất nhiều người. Theo Báo cáo tổng kết của Viện
Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT), nồng độ khí H2S và NH3 trong chất thải chăn ni
cao hơn mức cho phép khoảng 30-40 lần. Tổng số vi sinh vật và bào tử nấm
cũng cao hơn mức cho phép rất nhiều lần. Ngồi ra, nước thải chăn ni còn
chứa Coliform, E.coli, COD... và trứng giun sán cao hơn rất nhiều lần so với tiêu
chuẩn cho phép.
1.2.2. Ô nhiễm mơi trường khơng khí
Mơi trường khơng khí ở khu vực chuồng trại và xung quanh cơ sở chăn
ni ln có mùi rất đặc trưng và đây sẽ là một tác nhân ơ nhiễm rất khó chịu
nếu khơng có biện pháp quản lý đúng cách. Các khí gây mùi chủ yếu từ q
trình phân hủy yếm khí chất thải chăn ni như NH3, H2S, các hợp chất của
Mecartan…. Nồng độ khí H2S và NH3 cao hơn mức cho phép khoảng 30 - 40
lần.Tổng số vi sinh vật và bào tử nấm cũng cao hơn mức cho phép rất nhiều lần.
Ngoài ra nước thải chăn ni cịn có chứa E.coli, COD... và trứng giun sán cao
hơn rất nhiều lần so với tiêu chuẩn cho phép.
Trong thành phần khí thải ra từ chăn ni tạo nên một mùi đặc trưng hơi
thối rất khó chịu, ở nồng độ cao chúng có thể gây ngạt thở, kích thích niêm mạc
mắt và mũi, gây chống váng, nhức đầu… Các chất khí này thường là sản phẩm
của q trình phân hủy kị khí phân rã qua phân hủy bởi vi sinh vật không sử

dụng oxy, chúng ảnh hưởng rất mạnh đến khứu giác của con người. Những
người dân sống xung quanh có khả năng mắc các chứng bệnh về đường hô hấp
6


rất cao. Theo báo cáo tổng kết của Viện chăn nuôi, hầu hết các hộ chăn nuôi đều
để nước thải chảy tự do ra môi trường xung quanh gây mùi hôi thối nồng nặc,
đặc biệt là vào những ngày oi bức.
1.2.3. Tiếng ồn
Trong quá trình điều tra tại những trang trại có quy mơ lớn thì tiếng ồn
cũng tăng cao. Thường thì khoảng cách 500-800m nghe thấy tiếng kêu và tuỳ
vào khu vực địa lý, hướng gió lên mức độ lan truyền khác nhau. Thời gian kêu
từ 7-8h sáng và 10-11h30 trưa, 5-6h30 tối. Do nhu cầu thức ăn của gia súc hộ
gia đình khơng cung cấp đủ cho số lượng đàn lợn.
1.3. Ảnh hƣởng của ô nhiểm môi trƣờng đến năng suất chăn ni
Tình hình dịch bệnh bùng phát trên quy mơ rộng ngày càng tăng, dịch bệnh
có nhiều nguyên nhân và từ nhiều nguồn khác nhau:do vius, vi khuẩn, ký sinh
trùng. Vì vậy để hạn chế các nguyên nhân gây bệnh trên, ô nhiễm môi trường
chuồng nuôi là vấn đề cấp bách cần giải quyết hiện nay. Chất lượng khơng khí
trong chuồng ni rất quan trọng, gia súc hít vào phổi những chất độc hại gây
viêm nhiễm đường hô hấp làm ảnh hưởng đến sự tăng trưởng. Phân và nước thải
không đươc thu gom xử lý sẽ phân hủy gây ơ nhiễm mơi trường khơng khí ảnh
hưởng đến năng suất chăn nuôi. Môi trường chăn nuôi bao gồm yếu tố:khí
amoniac (NH3), hydro sunfua (H2S), nhiệt độ, độ ẩm, bụi và các khí gây mùi hơi
thối khác. Nếu những yếu tố này vượt chỉ tiêu sẽ rất nhiều nguy hại [16].
- Khí amoniac (NH3) là chất được sinh ra từ nước tiểu hay đạm dư thừa
trong phân, nếu hàm lượng NH3 trong chuồng khoảng 25 phần triệu sẽ gây ra
cay mắt, ho, giảm khả năng chống bệnh; 50 phần triệu lợn sẽ giảm tăng trọng
12%, gây nhức đầu; 100 phần triệu giảm tăng trọng 30%, gây rát họng, chảy
nước mắt. Do vậy hàm lượng tối đa cho phép là 25 phần triệu. Để khắc phục khí

NH3 phải dọn dẹp vệ sinh, di chuyển phân hàng ngày đến nơi quy định có hố ủ
[10].
- Hydro sunfua (H2S) là chất khí bay hơi, rất độc, có mùi thối đặc trưng
(chỉ với hàm lượng nhỏ 0,001 – 0,002 đã phát hiện thấy mùi). H2S là sản phẩm
của quá trình phân giải các hợp chất hữu cơ chứa lưu huỳnh. Thức ăn giàu
protein, tiêu hóa kém, H2S sẽ được sinh ra nhiều trong đường tiêu hóa của gia
súc. Trúng độc H2S nguy hiểm khơng kém gì trúng độc HCl. H2S sau khi xâm
nhập vào cơ thể (chủ yếu qua đường hô hấp) sẽ được kiềm hóa trên dịch nhầy
niêm mạc thành muối natri sulfit (Na2S). Muối này đi vào máu và được thủy
7


phân để tạo ra H2S gây kích ứng hệ thần kinh trung ương, làm tê liệt hơ hấp,
tuần hồn. Trong chuồng ni, H2S bền trong khơng khí ẩm, trên bề mặt ẩm ướt
của vách, mái nên rất nguy hiểm cho sức khỏe vật ni. Ảnh hưởng cục bộ có
thể kể đến khí H2S gây viêm giác mạc, kết mạc mắt, viêm dạ dày, ruột.
- Nhiệt độ chuồng ni: Lợn có nhu cầu nhiệt độ khác nhau ở các giai
đoạn khác nhau, nếu nhiệt độ nóng hoặc lạnh quá mức cho phép sẽ có một số
triệu chứng thường thấy ở lợn như đi phân bừa bãi, cắn tai đuôi nhau, lông thô
xù, tăng tỷ lệ bệnh và chết. Ảnh hưởng của điều kiện cách nhiệt trần nhà và
tường chắn, sàn nền chuồng, gió lùa cũng rất rõ rệt với lợn.
+ Trường hợp quá lạnh, lợn bị xù lông, nằm chồng đống lên nhau, lợn con
bị mất nhiệt, thiếu hụt năng lượng dễ bị tiêu chảy. Cứ lạnh quá 10C so với nhiệt
độ cho phép lợn sẽ phải ăn thêm một khối lượng thức ăn để chống lạnh. Do vậy
ta phải có hệ thống phơng rèm để che chắn gió mưa tạt, các cửa phải được đóng
kín, đối với lợn con theo mẹ và sau cai sữa tạo ra ô ủ úm và đèn sưởi.
+ Trường hợp nóng quá, lợn giảm ăn, giảm tăng trọng và tỷ lệ sinh sản. Đối
với lợn choai và thịt, cứ 30C tăng hơn so với nhiệt độ thích hợp lợn giảm ăn và
giảm tăng trọng 10- 15%; lợn nái nuôi con giảm ăn từ 0,5- 1,8 kg thức ăn, tỷ lệ
nái hao mòn cao, giảm trọng lượng con cai sữa và kéo dài thời gian khô nái. Với

lợn đực giống, nhiệt độ từ 260C trở lên đã phải làm mát cho đực, nóng quá con
đực sẽ giảm lượng tinh và chất lượng tinh, tuỳ theo mức độ nóng thời gian bị
ảnh hưởng có thể kéo dài từ 2- 7 tuần sau đó...
- Độ ẩm chuồng ni: Độ ẩm tương đối từ 55 – 85%, mức độ ảnh hưởng
đến cơ thể chưa rõ rệt nhưng khi độ ẩm > 90% sẽ gây ảnh hưởng rất lớn. Bất kỳ
nhiệt độ khơng khí cao hay thấp, chuồng trại ẩm ướt đều không tốt. Khi nhiệt độ
thấp, ẩm độ cao làm tăng sự tỏa nhiệt, gia súc dễ bị nhiễm lạnh làm giảm sức đề
kháng. Khi nhiệt độ cao, ẩm độ cao sẽ gây trở ngại sự tỏa nhiệt, nhiệt lượng thừa
ở lại trong cơ thể gây rối loạn chức năng sinh lý cơ thể.
- Bụi chuồng: Nếu nồng độ bụi có trong khơng khí cao sẽ ảnh hưởng đến
sức khỏe của lợn, gây ho, viêm nhiễm đường hô hấp, lợn giảm ăn, giảm tăng
trọng. Do vậy ta phải thường xuyên điều chỉnh máng ăn hợp lý, sửa chữa máng
hỏng, tăng độ thơng thống, vẩy nước vào máng ăn. Mức độ bụi chuồng khuyến
cáo ở mức vừa phải tới thấp.

8


Bảng 1.1. Các bệnh điển hình liên quan đến chất thải chăn ni
Tên mầm
bệnh

Loại

E. Coli
Salmonella
Leptospira
Dịch tả lợn
Ascarissuum
Bệnh ngồi

da
C. parium

Vi trùng
Vi trùng
Vi trùng
Virut
Ký sinh trùng
Nấm, kí sinh
trùng
Kí sinh trùng

Đƣờng ơ nhiễm
Nước, thức ăn
Nước, thức ăn
Nước, thức ăn
Nước, thức ăn
Nước, thức ăn
Nước, thức ăn.
Da niêm mạc
Nước, thức ăn

Gây bệnh
Ngộ độc
Vật
thực
nuôi
phẩm
+
+

+
+
+
+
+

Ngƣời
+
+
+
+

-

+

+

-

+

+

(Nguồn: Trần Mạnh Hải, 2009)
Theo nghiên cứu của Viện chăn nuôi về ảnh hưởng của môi trường tới năng
suất chăn nuôi cho thấy, nếu lợn được chăn nuôi trong một môi trường không ô
nhiễm có thể tăng trọng cao hơn 34g/ngày/con (tăng 7%) so với nuôi trong môi
trường ô nhiễm, tỷ lệ lợn mắc bệnh ở chuồng ô nhiễm cũng cao hơn 7% so với
chuồng khơng ơ nhiễm. Điều đó cho thấy mơi trường có ý nghĩa rất lớn đến

năng suất chăn ni và cơng tác kiểm sốt dịch bệnh đối với vật nuôi.
1.4. Tổng quan về chất thải và hiện trạng quản lý chất thải chăn nuôi lợn
1.4.1. Đặc điểm chất thải chăn nuôi lợn
Chất thải từ các trại chăn nuôi là nguồn ô nhiễm cho môi trường sống của
người và gia súc. Chất thải chăn ni chia ra thành 3 nhóm: Chất thải rắn, chất
thải lỏng, chất thải khí.
1.4.1.1. Chất thải rắn - Phân
Là những chất liệu có nguồn gốc từ thức ăn, nước uống mà cơ thể gia súc
không sử dụng hay khơng tiêu hóa được thải ra ngồi cơ thể. Thành phần chính
của phân gồm: - Các chất dinh dưỡng khơng tiêu hóa được hoặc những chất dinh
dưỡng thốt khỏi sự tiêu hóa của các enzym và vi sinh vật (chất xơ, protein
9


khơng tiêu hóa được, axit amin thốt khỏi sự hấp thu), các khống chất dư thừa
nhưng cơ thể khơng sử dụng được.
- Các chất cặn bã của dịch tiêu hóa.
- Mơ tróc ra từ niêm mạc của ống tiêu hóa và các dịch tiết niêm mạc.
- Các vi sinh vật nhiễm trong thức ăn, nước uống, vi sinh vật khu trú trong
đường tiêu hóa.
- Vật liệu vơ cơ dính vào thức ăn (bụi, tro... )
* Lượng phân
Lượng phân thải ra trong một ngày đêm tùy thuộc vào giống, loài, tuổi,
khẩu phần ăn và thể trọng của gia súc, gia cầm. Lượng phân lợn thải ra trong
một ngày đêm là 6 – 8% thể trọng.
Lượng phân và nước tiểu thải trung bình trong 24 giờ của một số gia súc,
gia cầm được thể hiện dưới bảng sau:
Bảng 1.2. Lượng phân và nước tiểu của gia súc, gia cầm thải ra trong 24h
Lƣợng phân (kg)


Nƣớc tiểu (lít)

Lợn (15-45 kg)

1,0 – 3,0

0,7 - 2,0

Lợn (45-100 kg)

3,0 – 5,0

2,0 – 4,0

Trâu

18 - 25

8,0 - 12



15 - 20

6,0 – 10



1,5 – 2,5


0,6 – 1,0

0,02 – 0,05

-

Loại gia súc

Gà, vịt

(Nguồn: Đặng Xuân Bình, 2006)
* Thành phần trong phân lợn
Bảng 1.3. Thành phần (%) của phân gia súc gia cầm
Nƣớc

nitơ

P2O5

K2O

CaO

Mg

Lợn

82.0

0.60


0.41

0.26

0.09

0.10

Trâu

83.14

0.29

0.17

1.00

0.35

0.13



56.0

1.63

0.54


0.85

2.40

0.74

Loại phân

(Nguồn: Trần Mạnh Hải, 2009)
Thành phần các chất trong phân lợn phụ thuộc vào nhiều yếu tố:

10


- Thay đổi theo thành phần chất dinh dưỡng của khẩu phần thức ăn, nước
uống. - Thay đổi theo loại gia súc do khả năng tiêu hóa khác nhau.
- Thay đổi theo nhu cầu của từng cá thể, nhu cầu cá thể cao thì sử dụng
dưỡng chất nhiều nên phân sẽ ít dưỡng chất và ngược lại.
- Thay đổi theo sự có mặt của chất độn chuồng ở trong phân.
Trong phân cịn chứa nhiều loại vi sinh vật và kí sinh trùng kể cả có lợi và
có hại. Trong đó, các vi khuẩn thuộc loại Enterobacteriacea chiếm đa số với các
lồi điển hình như E.coli, Samonella, Shigella, Proteus,... Kết quả phân tích của
Viện Vệ sinh – Y tế thành phố Hồ Chí Minh năm 2001, nhiều loại vi khuẩn gây
bệnh tồn tại từ 5 – 15 ngày trong phân và đất. Đáng lưu ý nhất là virus gây bệnh
viêm gan Rheovirus, Adenovirus. Cũng theo số liệu của viện này cho biết, trong
1 kg phân có thể chứa 2.100 – 5.000 trứng giun sán, chủ yếu là Ascarisium
(chiếm 39 – 83%), Oesophagostomum (chiếm 60 – 68,7%) và Trichocephalus
(chiếm 47 – 58,3%). Điều kiện thuận lợi cho mỗi loại tồn tại phát triển và gây
hại phụ thuộc vào nhiều yếu tố: quá trình thu gom, lưu trữ và sử dụng phân, các

điều kiện mơi trường như độ ẩm khơng khí, nhiệt độ, ánh sáng, kết cấu của đất,
thành phần các chất trong phân...
1.4.1.2. Nước phân
Nước phân là nước từ đống phân chuồng chảy ra, phần lớn là nước tiểu
của gia súc có hòa lẫn các chất hòa tan của phân nguyên với một phần nước có
nguồn gốc từ nước uống, nước tắm gia súc, nước rửa chuồng. Vì vậy, nước phân
sẽ chứa rất nhiều dưỡng chất có giá trị làm phân bón cho cây trồng.
Bảng 1.4. Thành phần hóa học nước tiểu lợn có khối lượng 70 – 100 kg
Đơn vị

Giá tị

-

6,77 – 8,19

Vật chất khô

g/kg

30,9 – 35,9

NH4+

g/kg

0,13 – 0,4

N tổng


g/kg

4,90 – 6,63

Tro

g/kg

8,5 – 16,3

Ure

g/kg

123 – 196

Carbonat

g/kg

0,11 – 0,19

Chỉ tiêu
pH

(Nguồn: Trần Thị Anh Phương, 2007)
11


Theo Bergmann (1965), trong 1 m3 nước phân có khoảng từ 5 – 6 kg nitơ

nguyên chất; 0,1 kg P2O5; 12 kg K2O. Có thể thấy nước phân chuồng nghèo lân
nhưng giàu đạm và rất giàu kali.
Nước thải chăn nuôi là một loại nước thải rất đặc trưng và có khả năng gây
ơ nhiễm mơi trường cao do có chứa hàm lượng cao các chất hữu cơ, cặn lơ lửng,
N, P và vi sinh vật gây bệnh. Nó nhất thiết phải được xử lý trước khi thải ra
ngồi mơi trường. Lựa chọn một quy trình xử lý nước thải cho một cơ sở chăn
nuôi phụ thuộc rất nhiều vào thành phần tính chất nước thải.
* Các chất hữu cơ và vô cơ
Trong nước thải chăn nuôi, hợp chất hữu cơ chiếm 70 - 80% bao gồm
cellulose, protit, acid amin, chất béo, hidratcarbon và các dẫn xuất của chúng có
trong phân, thức ăn thừa. Hầu hết các chất hữu cơ dễ phân hủy. Các chất vô cơ
chiếm 20 - 30% gồm cát, đất, muối, ure, ammonium, muối chlorua, SO42-..
* Nitơ (N) và photpho (P): Khả năng hấp thụ N và P của các loài gia súc,
gia cầm rất kém, nên khi ăn thức ăn có chứa N và P thì chúng sẽ bài tiết ra ngoài
theo phân và nước tiểu. Trong nước thải chăn nuôi lợn thường chứa hàm lượng
N và P rất cao. Hàm lượng N-tổng số trong nước thải chăn nuôi là 200 – 350
mg/l, P-tổng số là 60 – 100 mg/l.
* Vi sinh vật gây bệnh: Nước thải chăn nuôi chứa nhiều loại vi trùng, virus
và trứng ấu trùng giun sán gây bệnh.
* Kim loại nặng: Các kim loại nặng như asen, chì, cadimi, thủy ngân...
cũng có thể lẫn trong thức ăn chăn nuôi và đi vào động vật khi con vật ăn các
loại thức ăn này. Thức ăn chăn ni lẫn kim loại nặng có thể là do sử dụng hóa
chất diệt mối, mọt trong kho, sử dụng bột cá chế biến từ cá nhiễm các kim loại
nặng. Các chất khống bổ sung vào thức ăn khơng những gây những tác hại về
vệ sinh an toàn thực phẩm mà cịn gây tác hại về mơi trường.
Chẳng hạn, trong chăn nuôi lợn thịt người ta thường đưa thêm đồng vào
thức ăn, đồng có tác dụng kích thích tăng trưởng như kháng sinh. Lượng đồng
bổ sung vào thức ăn cho lợn có thể cao tới 400 mg/kg thức ăn, chỉ một phần
đồng hấp thu được sử dụng vào quá trình chuyển hóa, một phần lớn thải ra ngồi
theo phân, gây ơ nhiễm đất và nước.

1.4.1.3. Khí thải
Trong bầu tiểu khí hậu chuồng ni, thành phần khơng khí có nhiều biến
đổi do khí thể gia súc thở ra làm cho hàm lượng nitơ và cacbonic tăng cao,
12


lượng oxy giảm thấp, hơi nước thì bão hịa. Ngồi ra, cịn các chất khí độc hại
bải tiết ra ngồi qua đường tiêu hóa như CH4, H2S... Sự phân giải các chất hữu
cơ có trong thức ăn thừa, trong phân và nước tiểu của gia súc tạo thành các khí
thể độc hại bay hơi như NH3, H2S, CO2. Đó là ngun nhân chính gây ơ nhiễm
bầu tiểu khí hậu chuồng nuôi.
1.4.2. Tổng quan về quản lý chất thải chăn nuôi lợn trên thế giới
Việc xử lý chất thải chăn nuôi lợn đã được nghiên cứu triển khai ở các
nước phát triển từ cách đây vài chục năm. Các công nghệ áp dụng cho xử lý
nước thải trên thế giới chủ yếu là các phương pháp sinh học. Ở các nước phát
triển, quy mô trang trại hàng trăm hecta, trong trang trại ngồi chăn ni lợn quy
mơ lớn (trên 10.000 con lợn), phân lợn và chất thải lợn chủ yếu làm phân vi sinh
và năng lượng Biogas cho máy phát điện, nước thải chăn ni được sử dụng cho
các mục đích nông nghiệp.
Tại các nước phát triển việc ứng dụng phương pháp sinh học trong xử lý
nước thải chăn nuôi đã được nghiên cứu, ứng dụng và cải tiến trong nhiều năm
qua.
Tại Đan Mạch, việc kiểm sốt ơ nhiễm chăn ni rất được chú ý. Quản lý
môi trường chăn nuôi của Đan Mạch tập trung vào 2 nhóm vấn đề, một là luật
pháp và hai là kỹ thuật. Về luật pháp, Đan Mạch nhắm vào việc kiểm soát lượng
nitơ (N) và photpho (P) thải vào môi trường đất và nước, kiểm sốt lượng khí
amoniac (NH3) và mùi hơi phát thải vào khơng khí của các cơ sở chăn ni. Để
kiểm sốt lượng N và P của chất thải thải vào môi trường đất và nước, Đan
Mạch quy định số lượng lợn ni phải phù hợp với diện tích đất canh tác. Ngồi
ra, Đan Mạch cũng buộc chủ trang trại ni lợn phải có kế hoạch phân bón hàng

năm, trong kế hoạch phân bón này chủ trang trại phải tận dụng nguồn phân
chuồng và hạn chế dùng phân hóa học. Để mùi hơi của trại lợn khơng gây khó
chịu, phiền tối cho người dân, Đan Mạch quy định khoảng cách tối thiểu giữa
trại lợn với nơi ở của dân. Về kỹ thuật xử lý chất thải, Đan Mạch tập trung vào
các giải pháp xử lý phân và chất thải để giảm thiểu NH3 và mùi hôi phát thải.
Công nghệ Biogas trong xử lý chất thải chăn nuôi cũng được Đan Mạch coi
trọng.
Tại Hà Lan, nước thải chăn nuôi được xử lý bằng công nghệ SBR
(Sequence Batch Reactor: xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học theo quy
trình phản ứng từng mẻ liên tục) qua 2 giai đoạn: giai đoạn hiếu khí, giai đoạn
13


kỵ khí. Photphat được loại bỏ từ pha lỏng bằng định lượng vơi vào bể sục khí
(Willers et al, 1994).
Tại Tây Ban Nha, nước thải chăn nuôi được xử lý bằng quy trình
VALPUREN (được cấp bằng sáng chế Tây Ban Nha số P9900761). Đây là quy
trình xử lý kết hợp phân hủy kỵ khí tạo hơi nước và làm khơ bùn bằng nhiệt
năng được cấp bởi hỗn hợp khí sinh học và khí tự nhiên.
Tại Thái Lan, cơng trình xử lý nước thải sau Biogas là UASB (Upflow
Anearobic Sludge Blanket: là cơng trình xử lý sinh học kỵ khí ngược dòng.
Nước thải được đưa vào từ dưới lên, xuyên qua lớp bùn kỵ khí lơ lửng ở dạng
các bơng bùn mịn. Q trình khống hóa các chất hữu cơ diễn ra khi nước thải
tiếp xúc với các bông bùn này. Một phần khí sinh ra trong q trình phân hủy kỵ
khí (CH4, CO2 và một số khí khác) sẽ kết dính với các bơng bùn và kéo các bơng
bùn lên lơ lửng trong bùn, tạo sự khuấy trộn đều giữa bùn và nước. Khi lên đến
đỉnh bể, các bọt khí được giải phóng với khí tự do và bùn sẽ rơi xuống. Để tăng
tiếp xúc giữa nước thải với các bơng bùn, lượng khí tự do sau khi thốt ra khỏi
bể được tuần hồn trở lại hệ thống.
1.4.3. Tình hình về quản lý chất thải chăn nuôi lợn tại Việt Nam

Nguồn gốc phát sinh ô nhiễm môi trường nước trong hoạt động chăn nuôi
chủ yếu được gây ra do nước thải trong khi rửa chuồng, nước tiểu lợn. Ô nhiễm
chất thải rắn là do phân, thức ăn thừa của lợn vương vãi ra nền chuồng mà
không được thu gom kịp thời. Các chất này đều là những chất dễ phân hủy sinh
học: Carbonhydrate, protein, chất béo dẫn đến các vi sinh vật phân hủy làm phát
tán mùi hôi thối ra môi trường. Đây là các chất gây ô nhiễm nặng nhất và
thường thấy nhất trong các trang trại chăn nuôi tập trung.
Mức độ ô nhiễm nguồn nước từ hoạt động chăn nuôi là nặng hay nhẹ tùy
thuộc vào lượng thải ngồi mơi trường là bao nhiêu và phụ thuộc vào việc xử lý
hay không xử lý lượng nước thải trước khi thải ra ngồi mơi trường.
Tính đến 01/10/2006, theo báo cáo của 60/64 tỉnh, thành có tổng số 16.012
trang trại (TT), trong đó miền Bắc có 6.101 TT, miền Nam có 9.911 TT (theo
tiêu chí của Thơng tư liên tịch số 69/2000/TTLT-BNN-TCTK ngày 26/3/2000
của Liên Bộ Nông nghiệp – Tổng cục Thống kê).

14


Bảng 1.5. Số trang trại phân theo địa phương
Năm

2005

2006

2007

2008

2009


Cả nước

114.362 113.699 116.222 120.699 135.437

Đồng bằng sông hồng

10.960

15.222

16.085

17.318

20.581

Trung du và miền núi phía Bắc

4.545

3.850

3.835

4.423

4.680

Bắc Trung Bộ và Dun hải

miền Trung

16.788

17.378

18.015

18.202

20.420

Tây Ngun

9.623

8.730

9.240

9.481

8.835

Đơng Nam Bộ

15.864

14.077


14.024

13.792

15.174

Đồng bằng Sông Cửu Long

56.582

54.442

55.023

57.483

65.747

(Nguồn: Niên giám thống kê năm 2009)
Chăn nuôi trang trại tập trung phát triển chủ yếu là trang trại chăn ni lợn
và bị. Hai loại hình này chiếm 42,5% và 35,9% trong tổng số trang trại. Chăn
nuôi gia súc khác như trâu, dê, ... chỉ chiếm 6,2%. Chăn nuôi gia cầm chiếm
15,4%. Tuy nhiên, chăn nuôi lợn và chăn nuôi gia cầm phần lớn là các giống
công nghiệp cao sản, đầu tư tập trung, thâm canh. Trang trại chăn ni gia cầm
có thể bị giảm sút do ảnh hưởng của 3 năm bị dịch cúm gia cầm. Các giống gia
súc lớn như bò, trâu, dê, cừu thích ứng với điều kiện chăn thả tận dụng thức ăn
tự nhiên thích hợp với các vùng trung du, miền núi và chủ yếu là chăn nuôi thả
đàn, số trang trại tập trung không nhiều.
Theo tổ chức FAO: Động vật ni thải ra 9% lượng khí CO2 tồn cầu, 37%
lượng khí Methane (CH4). Điều này có nghĩa là chăn nuôi gia súc đã được khẳng

định là một tác nhân chính làm tăng hiệu ứng nhà kính. Chăn ni gia súc cịn
đóng góp tới 64% khí Amoniac (NH3) – thủ phạm của những trận mưa axit.
Ngoài ra, nhu cầu thức ăn, nước uống, tập tính bầy đàn, nhu cầu bãi chăn thả...
của gia súc cũng đang được coi là một trong những tác nhân chính gây thối hóa
đất nơng nghiệp, ô nhiễm nguồn nước và mất cân bằng hệ sinh thái.
Nguyên nhân được FAO nhận định là do nhu cầu thịt và sữa của con người
đang ngày một tăng cao và đa dạng trong khi việc quy hoạch chăn nuôi lại tùy
tiện, việc xử lý chất thải chăn nuôi không đồng bộ và yếu kém. Tại Việt Nam,
hiện trạng ô nhiễm do chăn nuôi gây ra đang ngày một ở mức báo động. Xã
15


Trực Thái (Nam Định) có 91,13% hộ ni. Mức khí độc NH3, H2S ở chuồng
nuôi cao hơn mức cho phép 4,7 lần, mức nhiễm khuẩn khơng khí trong chuồng
ni trung bình là 18.675 vi sinh vật (cao hơn tiêu chuẩn của Nga 12 lần), nước
thải nhiễm E.Coli và 25% số mẫu nhiễm trứng giun với mật độ 4.025
trứng/500ml nước thải. Hàm lượng COD là 3.916 mg/l trong khi TCVN quy
định mức COD trong chất thải chỉ được phép từ 100 – 400 mg/l.
Ơ nhiễm do chăn ni và đặc biệt là chăn ni lợn thì khơng chỉ làm hơi
tanh khơng khí mà cịn ảnh hưởng nặng nề tới nguồn nước và tài nguyên đất.
Dịch bệnh chưa khống chế, chăn thả tràn lan, chăn ni nhỏ lẻ và hầu như
khơng có công nghệ chế biến chất thải là các nguyên nhân làm chăn nuôi là
ngành gây ô nhiễm môi trường lớn ở nước ta.
Ơ nhiễm mơi trường do chăn ni gây nên chủ yếu từ các nguồn chất thải
rắn, chất thải lỏng, giết mổ, chôn lấp, tiêu hủy gia súc không đúng kỹ thuật.
Hiện nay, cịn nhiều trang trại chăn ni lợn, bò hàng ngày thải ra một lượng lớn
chất thải không được xử lý và đổ trực tiếp vào hệ thống thoát nước, kênh mương
trong vùng làm nhiều hộ dân khơng có nước sinh hoạt, tỷ lệ người dân bị mắc
bệnh tiêu chảy, mẩn ngứa và ghẻ lở cao.
Hà Nội hiện có đàn gia súc, gia cầm lớn nhất nước với 17,9 triệu con gia

cẩm, 1,52 triệu con lợn và hơn 200.000 con trâu, bị. Tính trung bình mỗi năm
lĩnh vực chăn nuôi của Hà Nội thải ra môi trường gần 2,2 triệu tấn chất thải các
loại. Do chăn nuôi cịn mang nặng tính tự phát, tỷ lệ chăn ni nhỏ lẻ trong khu
dân cư chiếm tới trên 60% và thiếu sự quan tâm xử lý chất thải chăn nuôi đúng
mức nên chỉ một phần nhỏ số đó được ủ làm phân bón cho cây trồng, cịn lại
thải trực tiếp ra kênh mương, ao hồ và hệ thống cống rãnh thốt nước trong khu
dân cư, gây ơ nhiễm mơi trường nghiêm trọng làm tăng nguy cơ phát sinh dịch
bệnh cho đàn gia súc, gia cầm và con người.
- Chăn nuôi hộ ở Hà Nam vốn được coi là mũi nhọn, góp phần nâng cao
thu nhập, cải thiện đời sống nơng dân. Tuy nhiên, tình trạng ơ nhiễm mơi trường
trong khu dân cư từ nguồn chất thải, nước thải do chăn nuôi đã ảnh hưởng trực
tiếp đến sức khỏe của người dân.
Tuy xã Đồng Hóa, huyện Kim Bảng là xã đa nghề, đất chật, người đông
nhưng nghề chăn nuôi lợn vẫn được người dân duy trì, phát triển. Với tổng đàn
lợn hơn bảy nghìn con, nhưng cả xã chỉ có một khu chăn ni tập trung (gồm 20
hộ) cịn lại là trong nông hộ và nguồn chất thải chủ yếu được thải thẳng ra các
16


cống, rãnh thoát nước trong khu dân cư. Cũng như Đồng Hóa, thơn I, xã Ngọc
Lũ, huyện Bình Lục có 200 hộ gia đình thì có đến 90% hộ chăn ni lợn, với
tổng đàn lợn khoảng năm nghìn con, trong đó có nhiều hộ có quy mơ ni tới
hàng trăm đầu lợn thịt/lứa. Song nguồn chất thải chủ yếu vẫn được thải trực tiếp
ra môi trường tự nhiên. Thực tế, vấn đề ô nhiễm môi trường từ chất thải trong
chăn nuôi, nhất là nuôi lợn ở các làng quê đã trở nên bức xúc và được chính
quyền, nhân dân các địa phương quan tâm tìm hướng giải quyết. Theo số liệu
thống kê từ Chi cục chăn nuôi tỉnh Hà Nam, tổng đàn lợn của tỉnh có 40 nghìn
con, tập trung ở trên 20 nghìn hộ gia đình, trong đó có đến 94% số lợn được
nuôi trong nông hộ, 6% được ni tại các khu chăn ni tập trung.
Cùng với đó, đàn gia cầm của tỉnh cũng đang duy trì khoảng 3,3 triệu con.

Từ số lượng gia súc, gia cầm này, mỗi năm thải ra hàng nghìn tấn chất thải rắn
và hàng triệu m3 chất thải lỏng (gồm cả lượng nước rửa chuồng trại). Hầu hết
lượng nước thải rất lớn này không được xử lý mà xả thẳng ra môi trường tự
nhiên. Ngồi 30 khu chăn ni tập trung được bố trí xa khu dân cư, cịn lại phần
lớn chuồng trại chăn nuôi vẫn nằm xen kẽ trong các khu dân cư. Thực tế là các
hộ chăn nuôi đều đưa chuồng trại ra một khu tách biệt so với nhà ở của gia đình,
nhưng lại sát với hộ liền kề. Vì thế, ở những nơi chăn nuôi phát triển như xã
Nhật Tân huyện Kim Bảng, xã Ngọc Lũ, An Ninh huyện Bình Lục, xã Nhân
Chính huyện Lý Nhân ... gần như toàn bộ hệ thống cống, rãnh, ao, hồ đều
chuyển màu đen, mùi hôi thối bốc lên nồng nặc, gây ô nhiễm môi trường
nghiêm trọng, đe dọa hàng ngày đến sức khỏe của người dân.
- Tại Đồng Nai, theo ước tính của ngành mơi trường, mỗi ngày có khoảng 5
tấn phân lợn, phân gà và 12.000 m3 nước thải chăn nuôi trên địa bàn thành phố
Biên Hoà được thải trực tiếp ra sơng Đồng Nai. Các trại khơng có hệ thống xử lý
nước thải và tất cả đều được đổ ra dòng suối Săn Máu đã và đang dần giết chết
dòng sông này, những bao phân tươi được đặt ngay trên đường đi, khiến cho
môi trường không chỉ trong các khu chăn ni bị ơ nhiễm nặng nề, mà cịn gây
mùi hôi thối nồng nặc ảnh hưởng đến sức khoẻ người dân vùng lân cận. Theo số
liệu thống kê Biên Hoà hiện có khoảng 140.000 đầu lợn và 1 triệu con gia cầm
được nuôi trong hơn 8000 hộ chăn nuôi quy mơ lớn ở Tân Hồ, Tân Biên, Tân
Phong nhưng trong đó chỉ có khoảng 15% số hộ sử dụng hầm Biogas để tận
dụng chất thải làm nguồn năng lượng chất đốt, cịn lại đều thải ra mơi trường
xung quanh.
17


- Tại TP. Hồ Chí Minh theo Cục trồng trọt (Bộ NN&PTNT) [18], chất thải
từ hệ thống chăn nuôi tập trung đang ảnh hưởng lớn đến môi trường và sức khoẻ
con người. Cụ thể, với chất thải rắn, tổng lượng phân tươi lưu trữ là 26%, sử
dụng làm hầm Biogas 21%, thải ra đất và nguồn nước 19%, ủ 10%...còn đối với

chất thải lỏng, có tới 60% được thải trực tiếp ra đất hoặc nguồn nước, 12% là
chất trực tiếp vào ao cá, trong khi đó chất thải chăn ni sử dụng làm phân bón
cây trồng đang có chiều hướng giảm. Do vậy, một nghiên cứu mới đây cho thấy,
chất thải chăn ni có mức BOD cao hơn tiêu chuẩn cho phép 500mg/l, có chứa
số lượng vi khuẩn E.coli và trứng ký sinh trùng ở mức cao không thể chấp nhận
được, lượng vi khuẩn tăng nhanh trong nước ngầm.
Hiện nay Việt Nam đang đứng trước một thực trạng đó là ô nhiễm môi
trường do hoạt động chăn nuôi từ các trang trại tập trung gây ra. Chủ yếu là chất
thải trong chăn nuôi lợn bao gồm phân, nước tiểu, chất độn chuồng, thức ăn rơi
vãi và nước làm vệ sinh chuồng trại.
Nhìn chung, việc quản lý chất thải chăn ni lợn đang gặp nhiều khó khăn.
Nhu cầu sử dụng chất thải chăn ni lợn trong nơng nghiệp cịn rất thấp. Vì vậy
cần có nhiều biện pháp tích cực kết hợp để giải quyết vấn đề quản lý và khắc
phục sự ô nhiễm môi trường do một lượng chất thải chăn nuôi gây ra.

18


×