Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

đánh giá ảnh hưởng của mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ đến môi trường đất tại xã thanh xuân, huyện sóc sơn, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.76 MB, 80 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN



Dƣơng Thị Huyền



ĐÁNH GIÁ ẢNH HƢỞNG CỦA MÔ HÌNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
HỮU CƠ ĐẾN MÔI TRƢỜNG ĐẤT TẠI XÃ THANH XUÂN,
HUYỆN SÓC SƠN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI



Chuyên ngành: Khoa học môi trƣờng
Mã số: 60 85 02


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC


NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Nguyễn Kiều Băng Tâm


Hà Nội - 2012

i

Lời cảm ơn



Trong suốt thời gian làm luận văn từ tháng 10 năm 2011 tại mô
hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ xã Thanh Xuân, huyện Sóc Sơn, thành
phố Hà Nội, em luôn nhận đ-ợc sự quan tâm, giúp đỡ tận tình của các
thày cô giáo, gia đình và bạn bè.
Trớc hết, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thày, cô trong
khoa Môi tr-ờng - Đại học Khoa học tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội
đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình thực hiện đề tài, truyền
đạt kiến thức và những kinh nghiệm quý báu.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô giáo TS. Nguyễn Kiều
Băng Tâm đã tận tình h-ớng dẫn trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn anh Hoàng Văn H-ng chủ nhiệm hợp tác xã
Thanh Xuân.
Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè đã luôn
động viên giúp em hoàn thành tốt luận văn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 10 tháng 12 năm 2012
Học viên


D-ơng Thị Huyền

ii

MỤC LỤC
Trang

Lêi c¶m ¬n i
MỤC LỤC ii
DANH MỤC BẢNG iv

DANH MỤC HÌNH v
DANH MỤC VIẾT TĂT vi
MỞ ĐẦU 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2
1.3. Ý nghĩa của đề tài: 2
CHƢƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Khái niệm chung về nông nghiệp hữu cơ 3
1.2. Vai trò của nông nghiệp hữu cơ 4
1.2.1. Đối với môi trƣờng 5
1.2.2. Đối với chất lƣợng nông sản 7
1.3. Các yêu cầu chung trong sản xuất NNHC 7
1.3.1. Đất 7
1.3.2. Nguồn nƣớc tƣới và hệ thống thủy lợi 7
1.3.3. Giống cây trồng 7
1.3.4. Phân bón 8
1.3.5. Cây che phủ 8
1.3.6. Phòng ngừa sâu bệnh 8
1.3.7. Trồng và chăm sóc 8
1.4. Nguyên tắc của sản xuất nông nghiệp hữu cơ 9
1.5. Thực trạng sản xuất NNHC trên thế giới và Việt Nam 13
1.5.1. Thế giới 13
1.5.2. Việt Nam 17


iii

CHƢƠNG II: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20
2.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 20
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu 20

CHƢƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 23
3.1. Quy trình sản xuất rau hữu cơ tại Thanh Xuân – Sóc Sơn – Hà Nội 23
3.2. Ảnh hƣởng của mô hình sản xuất NNHC đến môi trƣờng đất 32
3.2.1. Tính chất sinh học của đất 32
3.2.2. Tính chất vật lý của đất 38
3.2.3. Tính chất hóa học của đất 41
3.3. Hiệu quả kinh tế – xã hội 55
3.4. Thuận lợi, khó khăn và các giải pháp khắc phục 59
3.4.1. Thuận lợi 59
3.4.2. Những khó khăn 60
3.4.3. Các giải pháp khắc phục 62
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 64
Kết luận 64
Kiến nghị 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO 66


iv

DANH MỤC BẢNG
Trang

Bảng 1.1. Phát triển diện tích NNHC theo khu vực, 2000 – 2009 14
Bảng 1.2. Thị phần và giá trị kinh tế của NNHC năm 2000 và 2010 16
Bảng 2.1. Thời gian lấy mẫu đất tại các khu nghiên cứu 21
Bảng 3.1. Kết quả phân tích mẫu nƣớc tại xã Thanh Xuân 24
Bảng 3.2. Kết quả phân tích mẫu đất tại xã Thanh Xuân 24
Bảng 3.3. Một số cây trồng chính trong công thức luân canh 27
Bảng 3.4. Một số công thức luân canh đƣợc áp dụng tại xã Thanh Xuân 27
Bảng 3.5. Ảnh hƣởng của các hình thức canh tác dƣa chuột đến vi sinh vật đất 34

Bảng 3.6. Ảnh hƣởng của các hình thức canh tác bí đao đến vi sinh vật đất 36
Bảng 3.7. Ảnh hƣởng của các hình thức canh tác rau cải đến vi sinh vật đất 38
Bảng 3.8. Thành phần cơ giới của mẫu đất tại các khu thí nghiệm 39
Bảng 3.9. Kết quả phân tích giá trị pH của các mẫu đất nghiên cứu 41
Bảng 3.10. Kết quả phân tích hàm lƣợng OM của các mẫu đất tại các khu thí nghiệm 43
Bảng 3.11. Tiêu chuẩn đánh giá hàm lƣợng chất hữu cơ trong đất 44
Bảng 3.12. Kết quả phân tích Ntp của các mẫu đất nghiên cứu 45
Bảng 3.13. Bảng phân loại đất dựa vào hàm lƣợng N 47
Bảng 3.14. Kết quả phân tích P
2
O
5
của các mẫu đất nghiên cứu 47
Bảng 3.15. Bảng phân loại đất dựa vào hàm lƣợng P – dễ tiêu (theo Oniani) 48
Bảng 3.16. Kết quả phân tích hàm lƣợng K
2
O của các mẫu đất nghiên cứu 49
Bảng 3.17. Phân loại đất dựa vào hàm lƣợng K – dễ tiêu trong đất 50
Bảng 3.18. Kết quả phân tích CEC của các mẫu đất nghiên cứu 52
Bảng 3.19. Kết quả phân tích một số cation trao đổi của các mẫu đất nghiên cứu 53
Bảng 3.20. Hiệu quả kinh tế của một số loại rau năm 2010 56
Bảng 3.21. Hiệu quả kinh tế một số loại rau thực nghiệm 57


v

DANH MỤC HÌNH

Trang


Hình 1.1. 10 nƣớc có diện tích NNHC nhiều nhất năm 2009 (triệu ha) 14
Hình 1.2. 10 nƣớc có tỷ lệ diện tích NNHC cao nhất, 2009 15
Hình 3.1. Ảnh hƣởng của hình thức canh tác đến số lƣợng giun đất tại
Thanh Xuân 32
Hình 3.2. Ảnh hƣởng của các hình thức canh tác dƣa chuột đến vi sinh vật đất 35
Hình 3.3. Ảnh hƣởng của hình thức canh tác bí đao đến vi sinh vật đất 37
Hình 3.4. Kết quả phân tích giá trị pH đất của mẫu đất tại các khu thí nghiệm 42
Hình 3.5. Kết quả phân tích OM của các mẫu đất nghiên cứu 44
Hình 3.6. Kết quả phân tích hàm lƣợng Ntp của các mẫu đất nghiên cứu 46
Hình 3.7. Kết quả phân tích hàm lƣợng P
2
O
5
của các mẫu đất nghiên cứu 48
Hình 3.8. Kết quả phân tích hàm lƣợng K
2
O

của các mẫu đất nghiên cứu 49
Hình 3.9. Kết quả phân tích NPK dễ tiêu của các mẫu đất nghiên cứu 51
Hình 3.10. Kết quả phân tích CEC của các mẫu đất nghiên cứu 52
Hình 3.11. Kết quả phân tích một số cation trao đổi của các mẫu đất nghiên cứu 54
Hình 3.12. Hiệu quả kinh tế của một số loại rau nghiên cứu 58



vi

DANH MỤC VIẾT TĂT


ADDA: Tổ chức phát triển nông nghiệp Đan Mạch
FAO: Tổ chức nông lƣơng thế giới
GAP: Good Agriculture Practice
IFOAM: Tổ chức nông nghiệp hữu cơ quốc tế.
IBS: IFOAM basis standards
PGS: Participatory Guarantee System
NNHC: Nông nghiệp hữu cơ
BĐHC1: Bí đao hữu cơ 1
BĐHC2: Bí đao hữu cơ 2
BĐHC3: Bí đao hữu cơ 3
BĐTT1: Bí đao thông thƣờng 1
BĐTT2: Bí đao thông thƣờng 2
BĐTT3: Bí đao thông thƣờng 3
DCHC1: Dƣa chuột hữu cơ 1
DCHC2: Dƣa chuột hữu cơ 2
DCHC3: Dƣa chuột hữu cơ 3
DCTT1: Dƣa chuột thông thƣờng 1
DCTT2: Dƣa chuột thông thƣờng 2
DCTT3: Dƣa chuột thông thƣờng 3
RCHC1: Rau cải hữu cơ 1
RCHC2: Rau cải hữu cơ 2
ĐC1: Đối chứng 1
ĐC2: Đối chứng 2



1

MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài

Áp lực dân số ngày càng gia tăng, quỹ đất dành cho sản xuất nông nghiệp
liên tục bị thu hẹp. Để đáp ứng đƣợc nhu cầu lƣơng thực, thực phẩm cho con ngƣời
và vật nuôi, thế giới đã phát triển mạnh mẽ các phƣơng pháp canh tác mới và kỹ
thuật công nghệ hiện đại trong cả chăn nuôi và trồng trọt, mang lại năng suất cao,
tạm thời giải quyết đƣợc vấn đề an ninh lƣơng thực. Tuy nhiên, việc sử dụng các
biện pháp tiên tiến, hiện đại kết hợp với việc sử dụng một lƣợng lớn phân bón hóa
học, thuốc trừ sâu tràn lan trong một thời gian dài đã gây ra các thảm họa về sinh
thái, hạn chế các chức năng của môi trƣờng, đặc biệt là môi trƣờng đất.
Hiện nay đã phát triển mạnh các mô hình canh tác theo hƣớng thâm canh cao
ở những vùng đồng bằng – nơi đất có sức sản xuất tốt, và giai đoạn đầu đã mang lại
những thành công nhất định về năng suất. Tuy nhiên, các kỹ thuật thâm canh không
hợp lý trong một thời gian dài làm mất dần độ phì nhiêu của đất, hàm lƣợng các
chất hữu cơ giảm sút nghiêm trọng, các nguyên tố vi lƣợng bị rửa trôi hoặc bị sử
dụng hết, khả năng đệm của môi trƣờng đất bị phá vỡ và biến động pH đất gia tăng,
làm cho các hệ thực vật đất và vi sinh vật đất bị tiêu diệt, phát triển mạnh côn trùng,
cỏ dại và vi khuẩn kháng thuốc trừ sâu; các quá trình xói mòn, rửa trôi xảy ra mạnh
mẽ Nông nghiệp theo hƣớng thâm canh cao một cách phổ biến nhƣ hiện nay là
một vấn đề mang tính toàn cầu và cần phải thay đổi.
Đối với những vùng trung du và miền núi, hình thức sản xuất nƣơng rẫy lại
là kế sinh nhai đã trở thành tập quán lâu đời của cƣ dân sống ở vùng núi cao, đã và
đang biến nhiều vùng đất đai trù phú và giàu tài nguyên trở thành hoang mạc, để lại
nhiều hậu quả nghiêm trọng về môi trƣờng. Mất rừng làm phá vỡ cân bằng sinh
thái, là nguyên nhân của tình trạng sạt lở đất, lũ quét và nạn rửa trôi, cuốn đi nhiều
triệu mét khối đất màu mỡ, để lại đằng sau là những bãi đất trống khô cằn, trơ sỏi
đá, độ ẩm giảm sút, các loài cây chịu hạn hoang dại xuất hiện nhƣ xƣơng rồng, sim
mua, cỏ tranh xâm lấn các bãi đất trống và ngày càng lan rộng. Khả năng phục hồi
lại rừng là hết sức khó khăn, năng suất cây trồng nông – lâm nghiệp giảm sút, hàng

2


ngàn hecta đất không thể trồng trọt. Canh tác trên đất dốc với hình thức đốt nƣơng
làm rẫy là nguyên nhân làm mất rừng lớn nhất, gây ra những tác động mạnh mẽ đến
môi trƣờng, đặc biệt là suy thoái môi trƣờng đất nghiêm trọng.
Ngày nay, với sự phát triển của khoa học – kỹ thuật và những hậu quả môi
trƣờng do các mô hình canh tác không hợp lý trƣớc đây đã tạo ra, loài ngƣời nhận
thấy cần phải có một hƣớng đi mới để giải quyết các vấn đề cấp bách trên. Một mô
hình canh tác mới đƣợc hình thành và phát triển, đó là mô hình nông nghiệp hữu cơ.
Đây là hình thức sản xuất nông nghiệp đã đƣợc áp dụng từ xa xƣa nhƣng chúng ta
không quay trở về với quá khứ, mà ngƣợc lại chúng ta đang phát huy sức mạnh của
nó - hình thức sản xuất bền vững đáp ứng đƣợc những tiêu chí cần thiết trên cả 3
phƣơng diện kinh tế - xã hội – môi trƣờng mà các hình thức sản xuất khác không
làm đƣợc.
Với tính cấp thiết trên, luận văn đã tiến hành đề tài: “Nghiên cứu ảnh
hưởng của mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ đến môi trường đất tại xã
Thanh Xuân, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Tìm hiểu về các phƣơng thức sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên thế giới,
Việt Nam và phân tích các lợi ích của hình thức sản xuất này.
- Phân tích tác động của một mô hình sản xuất nông nghiệp cụ thể đối với
môi trƣờng đất tại xã Thanh Xuân – Sóc Sơn – Hà Nội thông qua việc phân tích một
số các chỉ tiêu về đất.
1.3. Ý nghĩa của đề tài:
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cho thấy đƣợc vai trò, lợi ích của phƣơng
thức sản xuất nông nghiệp hữu cơ; góp phần quan trọng trong việc cần thiết phải
thay đổi hình thức canh tác theo hƣớng thân thiện với môi trƣờng, đảm bảo chất
lƣợng sản phẩm và an ninh lƣơng thực.

3

CHƢƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU


1.1. Khái niệm chung về nông nghiệp hữu cơ
Khái niệm “nông nghiệp hữu cơ” bắt đầu đƣợc phát triển trong những năm
1920 – 1940, từ sáng kiến của một số ngƣời tiên phong nhƣ Robert Rodale, Rudolf
Stainer, Sir Albert Howard và Eva Balfour lần đầu xuất bản cuốn sách ý tƣởng của
họ về nông nghiệp hữu cơ. Họ đã cố gắng cải tiến hệ canh tác truyền thống cùng với
các phƣơng pháp đặc trƣng của canh tác hữu cơ[18].
Khi việc áp dụng các giống có năng suất cao kết hợp với cơ giới hóa và sử
dụng các hóa chất nông nghiệp trở nên phổ biến (nông nghiệp “cách mạng xanh”),
một số ngƣời đã phản đối hƣớng phát triển mới này và ủng hộ hình thức canh tác hữu
cơ nhƣ làm phân ủ, cải tiến luân canh cây trồng, hoặc trồng cây phân xanh. Khoảng
cách giữa canh tác hữu cơ và nông nghiệp thông thƣờng vì thế càng lớn hơn.
Do tác động tiêu cực của cách mạng xanh tới sức khỏe và môi trƣờng trong
những năm 1970 và 1980 trở nên rõ ràng, nhận thức của cả nông dân và ngƣời tiêu
dùng về vấn đề hữu cơ dần đƣợc tăng lên. Hệ thống canh tác tƣơng tự nhƣ “nông
nghiệp vĩnh cửu” đã đƣợc mở rộng.
Chỉ cho đến những năm 1990, canh tác hữu cơ tăng lên mạnh mẽ. Số vụ bê
bối về thực phẩm và thảm họa môi trƣờng đã làm tăng nhận thức của ngƣời tiêu
dùng trong và ngoài nƣớc. Cùng thời gian đó, một loạt các cải tiến mới về kỹ thuật
hữu cơ, đặc biệt là quản lý sâu hại theo phƣơng pháp sinh học và hệ thống canh tác
hiệu quả hơn đã đƣợc phát triển.
Tuy nhiên, nông nghiệp hữu cơ chỉ chiếm một phần nhỏ trong nền nông nghiệp
thế giới. Sự hỗ trợ từ phía nhà nƣớc cho các hoạt động nghiên cứu, chuyển giao kỹ thuật
hoặc marketing trong canh tác hữu cơ vẫn còn rất thấp ở hầu hết các nƣớc. Mặc dù vậy,
canh tác hữu cơ hiện nay đang hứa hẹn tốc độ tăng trƣởng nhanh trên toàn thế giới.
Trong quá trình phát triển sản xuất nông nghiệp theo hƣớng hữu cơ, nhiều tổ chức
quốc tế ở các giai đoạn khác nhau đã đƣa ra các khái niệm khác nhau về nông nghiệp hữu cơ.
Theo Codex Alimentarius, FAO/WTO, 2001: “Nông nghiệp hữu cơ là hệ
thống quản lý sản xuất toàn diện đƣợc hỗ trợ, tăng cƣờng gìn giữ bền vững hệ sinh


4

thái, bao gồm các vòng tuần hoàn và chu kỳ sinh học trong đất. Nông nghiệp hữu cơ
dựa trên cơ sở sử dụng tối thiểu các đầu tƣ từ bên ngoài nhằm làm giảm ô nhiễm từ
không khí, đất và nƣớc, chống sử dụng các chất tổng hợp nhƣ phân bón vô cơ,
thuốc trừ sâu hóa học. Những ngƣời sản xuất, chế biến và lƣu thông các sản phẩm
hữu cơ gắn bó với các tiêu chuẩn và chuẩn mực của sản phẩm nông nghiệp hữu cơ.
Mục đích chính của nông nghiệp hữu cơ là tối ƣu hóa tính bền vững và sức sản xuất
của các hệ thống với quan hệ chặt chẽ phụ thuộc lẫn nhau nhƣ đất trồng trọt, cây
trồng, động vật và con ngƣời”[15].
Theo IFOAM, 2002: “Nông nghiệp hữu cơ là hệ thống đồng bộ hƣớng tới
thực hiện các quá trình với kết quả bảo đảm hệ sinh thái bền vững, thực phẩm an
toàn, dinh dƣỡng tốt, nhân đạo với động vật và công bằng xã hội, không sử dụng
các hóa chất nông nghiệp tổng hợp và các chất sinh trƣởng phi hữu cơ, tạo điều kiện
cho sự chuyển hóa khép kín trong hệ canh tác, chỉ đƣợc sử dụng các nguồn hiện có
trong nông trại và các vật tƣ theo tiêu chuẩn của quy trình sản xuất”[24].
Theo định nghĩa của Liên Hợp Quốc: “nông nghiệp hữu cơ là hệ thống canh
tác và chăn nuôi tự nhiên, không sử dụng hóa chất làm phân bón và thuốc trừ sâu,
giúp giảm thiểu ô nhiễm, bảo đảm sức khỏe cho con ngƣời và vật nuôi”[23].
Nhìn chung, các khái niệm trên cho thấy nông nghiệp hữu cơ là một phƣơng
thức sản xuất nông nghiệp dựa trên cơ sở sử dụng các chu trình sinh học có trong tự
nhiên. Nông nghiệp hữu cơ không chỉ đơn thuần là nền nông nghiệp không có chất
hóa học, mà nó còn hội tụ đầy đủ các khía cạnh sinh thái, xã hội và kinh tế bền
vững. Điều đó có nghĩa rằng, nông nghiệp hữu cơ là phƣơng thức duy trì sự cân
bằng sinh thái trong hệ thống canh tác và sử dụng nguồn tài nguyên vốn có theo
cách bền vững với một sự chú ý đặc biệt về khía cạnh kinh tế – xã hội của sản xuất.
Tái tạo chu trình dinh dƣỡng, sử dụng tối ƣu nguồn tài nguyên sẵn có, đa dạng hóa
là các khía cạnh quan trọng của nông nghiệp hữu cơ.
1.2. Vai trò của nông nghiệp hữu cơ
Theo tổ chức NNHC quốc tế (IFOAM): Vai trò NNHC, dù cho trong canh

tác, chế biến, phân phối hay tiêu dùng là nhằm mục đích duy trì sức khỏe của hệ

5

sinh thái và các sinh vật, từ các sinh vật có kích thƣớc nhỏ nhất trong đất đến con
ngƣời. Có thể tóm tắt vai trò của NNHC nhƣ sau:
1.2.1. Đối với môi trƣờng
Trong nhiều thập niên qua, nền nông nghiệp thế giới đã có những thay đổi
mạnh mẽ về khoa học kỹ thuật, cơ giới hoá, hoá học hoá. Mặc dù sự thay đổi đó đã
nâng cao đáng kể sản lƣợng lƣơng thực, thực phẩm, nhƣng nó cũng gây không ít
vấn đề nhƣ ô nhiễm, xói mòn đất, ngộ độc, sự bột phát của các loài dịch hại, mà
nguyên nhân là do việc sử dụng các chất hoá học đã làm phá vỡ cân bằng sinh thái.
Để khắc phục tình trạng đó, một phong trào NNHC đang lan rộng trên thế giới,
phong trào này sử dụng các biện pháp nông nghiệp mang tính sinh thái bền vững,
dựa trên mối quan hệ tác động qua lại của các yếu tố đất đai, cây trồng, vật nuôi,
con ngƣời, môi trƣờng sinh thái. Đối với Việt nam điều này rất có ý nghĩa bởi chúng
ta đang đứng trƣớc một nguy cơ mất an toàn trong việc sử dụng các chất thải hữu cơ
và an toàn vệ sinh nông sản, thực phẩm. Sản xuất NNHC đƣợc áp dụng theo một
quy trình nghiêm ngặt chú trọng đến vấn đề bảo vệ môi trƣờng. Vì vậy canh tác
NNHC sẽ cải thiện và duy trì cảnh quan tự nhiên và hệ sinh thái nông nghiệp, tránh
việc khai thác quá mức và gây ô nhiễm cho các nguồn lực tự nhiên, giảm thiểu việc
sử dụng năng lƣợng và các nguồn lực không thể tái sinh, sản xuất đủ lƣơng thực có
dinh dƣỡng, không độc hại và có chất lƣợng cao.
Canh tác NNHC còn góp phần ứng phó với biến đổi khí hậu vì lƣợng khí gây
hiệu ứng nhà kính đƣợc thải ra trên một ha đất sản xuất NNHC ƣớc tính thấp hơn
64% so với sản xuất nông nghiệp theo lối truyền thống, bởi theo báo cáo của FAO
(2007), nông nghiệp truyền thống cùng với sự phá rừng và đốt nƣơng làm rẫy đã
đóng góp 30% lƣợng thải CO
2
và 90% NO

2
vào không khí[4]. Hàng loạt nghiên cứu
cho thấy, các cánh đồng canh tác hữu cơ có thể hấp thụ 3 - 8 tấn cacbon, cao hơn so
với canh tác truyền thống. Hiện nông nghiệp chiếm 13% trong các nguyên nhân
gây ra biến đổi khí hậu, bên cạnh đó là 18% do đất rừng bị chuyển đổi mục đích sử
dụng và nông nghiệp cũng chiếm một phần không nhỏ trong con số 18% này[15].
Khi ngƣời dân du canh du cƣ phá rừng để lấy đất sản xuất đồng nghĩa với lớp đất sẽ

6

bị rửa trôi, và nhƣ vậy góp phần làm biến đổi khí hậu. Phát triển NNHC sẽ giải
đƣợc vấn đề tiêu cực đó, mặt đất sẽ luôn đƣợc phủ xanh bởi các loại cây phù hợp
với từng vùng mà không cần dùng hóa chất. Đất đƣợc phục hồi một cách tự nhiên,
biến thành một “miếng xốp” có khả năng thấm hút và giữ nƣớc nên sẽ giảm thiểu
đƣợc cả hạn hán và lũ lụt. Vì vậy sản xuất theo hình thức NNHC đƣợc coi là lành
mạnh, bảo vệ nguồn nƣớc và giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng sinh thái.
NNHC tác động tích cực đến môi trƣờng đất, đây là điều khác hẳn so với các
hình thức sản xuất theo hƣớng truyền thống, đốt nƣơng làm rẫy NNHC có ý nghĩa
rất lớn trong việc sử dụng đất hiệu quả và bền vững, làm tăng độ phì của đất, bổ
sung và tăng hàm lƣợng chất hữu cơ, mùn cho đất; tăng khả năng giữ nƣớc, giữ
phân và cung cấp thƣờng xuyên các chất dinh dƣỡng cho cây trồng. Chất hữu cơ
trong đất còn cải thiện cấu trúc đất, độ ẩm đất và đặc biệt thúc đẩy phát triển hệ vi
sinh vật đất thể hiện chủ yếu thông qua việc canh tác đặc trƣng của kiểu NNHC.
Luân canh, xen canh, gối vụ các cây trồng với nhau có những tác dụng tích cực nhƣ
tăng sinh khối trên một diện tích đất trồng để bổ sung dinh dƣỡng cho đất. Các loại
cây ngắn ngày mọc nhanh, có bộ rễ phát triển khỏe để hút dinh dƣỡng từ lớp đất
sâu, đồng thời các cây có bộ rễ nông hút dinh dƣỡng từ lớp đất nông và có tác dụng
làm đất tơi xốp. Nhƣ vậy, biện pháp này tăng cƣờng sự điều chỉnh và cân bằng dinh
dƣỡng cho đất, đây là một điều kiện vô cùng quan trọng đối với chức năng cung cấp
chất dinh dƣỡng đầy đủ và thƣờng xuyên cho thế hệ cây trồng tiếp theo của đất

trồng. Ngoài ra, mô hình NNHC thƣờng trồng xen với các loài cây họ đậu có khả
năng cố định đạm vào đất và tăng cƣờng nguồn dinh dƣỡng đạm cho đất, phục hồi
suy thoái đất và tăng độ phì đất rất nhanh và hiệu quả. Hơn nữa luân canh và xen
canh sẽ giảm sự tích tụ nguồn sâu bệnh do cùng có nhiều loại cây khác nhau cùng
sinh trƣởng. Đặc biệt bón phân hữu cơ đã ủ (composting) từ các loại phân chuồng,
phế thải nông nghiệp, rác thải hữu cơ nhƣ phân hữu cơ, đặc biệt là phân đƣợc chế
biến từ công nghệ ủ phân, khi bón vào đất sẽ làm tăng độ phì đất do tăng hàm lƣợng
chất hữu cơ, cải thiện cấu trúc đất, tăng và duy trì độ ẩm đất, tạo môi trƣờng sống
thuận lợi cho hệ vi sinh vật đất.

7

1.2.2. Đối với chất lƣợng nông sản
Nguyên tắc canh tác NNHC là cơ sở để chứng minh thực phẩm hữu cơ rất an
toàn và có có lợi cho sức khỏe con ngƣời. Những nghiên cứu khoa học đã cho thấy
thực phẩm hữu cơ giàu chất dinh dƣỡng hơn thực phẩm thông thƣờng và có thể giúp
ngƣời dùng sống lâu hơn. Ngoài ra, thực phẩm hữu cơ cũng có hàm lƣợng chất
chống oxi hóa, chất khoáng hữu ích và các vitamin tự nhiên cao hơn, giúp ngăn
ngừa bệnh tim và ung thƣ. Trƣờng Đại học Newcastle đã thực hiện nhiều cuộc
nghiên cứu trong vòng 4 năm với chi phí 12 triệu đô la đƣợc tài trợ bởi Ủy ban
Châu âu, kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng thực phẩm hữu cơ chứa nhiều chất chống
oxi hóa và ít các axit béo có hại cho sức khỏe hơn. Cụ thể chất chống oxi hóa trong
sữa hữu cơ nhiều hơn 50% đến 80% so với trong sữa thƣờng. Đối với ngũ cốc,
khoai tây hữu cơ, cải bắp, hành và rau diếp thì tỉ lệ này là 20% đến 40%[19].
1.3. Các yêu cầu chung trong sản xuất NNHC
1.3.1. Đất
Đất là thành phần đầu vào quan trọng nhất, nếu ta áp dụng đầy đủ các yêu
cầu của NNHC, đất bị ô nhiễm hay kém chất lƣợng thì sản phẩm sẽ không đạt yêu
cầu của nông sản hữu cơ. Vì vậy việc đầu tiên chúng ta cần chuẩn bị đất đạt tiêu
chuẩn của NNHC nhƣ: không bị nhiễm kim loại nặng, nitrat, đất có hàm lƣợng chất

dinh dƣỡng cao, độ phì nhất định để đảm bảo cho quá trình sinh trƣởng của cây
trồng, ngoài ra đất phải tơi xốp, thoáng khí, dễ tiêu thoát nƣớc [12]
1.3.2. Nguồn nƣớc tƣới và hệ thống thủy lợi
Nƣớc tƣới trong sản xuất hữu cơ, đặc biệt trong sản xuất rau rất quan trọng.
Nguồn nƣớc tƣới phải đảm bảo không lây nhiễm hóa chất sản xuất nông nghiệp,
công nghiệp trong vùng. Vì vậy, các vùng sản xuất hữu cơ phải đào giếng hoặc dẫn
nƣớc trực tiếp từ vòi về ruộng[12].
1.3.3. Giống cây trồng
Giống cây trồng phải đảm bảo chất lƣợng, đƣợc kiểm nghiệm chặt chẽ của
các cơ quan tránh lây lan nguồn dịch bệnh, giống kém chất lƣợng, đặc biệt tuyệt đối
không sử dụng giống cây trồng biến đổi gen[12].

8

1.3.4. Phân bón
Yêu cầu của sản xuất NNHC là không đƣợc phép sử dụng phân bón vô cơ
(hóa học). Để bù đắp dinh dƣỡng cho cây, ngƣời dân phải ủ phân (compost).
Nguyên liệu ủ phân bao gồm:
 Phân chuồng nhƣ phân gà, phân lợn, phân trâu bò cung cấp đạm.
 Các vật liệu xanh nhƣ phụ phẩm lá rau, cây cỏ tƣơi cung cấp chất khoáng.
 Các vật liệu nâu nhƣ rơm, lá khô cung cấp kali
Các vật liệu trên phải đƣợc trộn đều với nhau và ủ nóng trong khoảng 2 – 3
tháng cho đến khi hoai mục hoàn toàn. Trong quá trình ủ, các vi sinh hô hấp tạo ra
nhiệt. Do đó, nhiệt độ bên trong của khối ủ có thể lên tới 60
0
C đến 70
0
C tùy từng
giai đoạn. Các nguồn sâu bệnh sẽ bị tiêu diệt trong quá trình ủ phân, các hạt cỏ dại
mất khả năng nảy mầm. Sau đó phân ủ đƣợc mang đi bón cho đất[12].

1.3.5. Cây che phủ
Cây che phủ có rất nhiều tác dụng nhƣ hạn chế việc xói mòn đất, đảm bảo độ
ẩm cho đất, ngăn cách khu vực NNHC với hình thức sản xuất khác, tránh lây lan
dịch bệnh…Do đó, cây che phủ phải chọn đúng loại cây theo mục đích khác nhau,
tránh việc cạnh tranh dinh dƣỡng với cây trồng chính, là nơi cƣ trú của các loại sâu
bệnh, dịch hại…[12].
1.3.6. Phòng ngừa sâu bệnh
Trong sản xuất NNHC tuyệt đối không đƣợc sử dụng thuốc trừ sâu. Ngƣời
sản xuất hữu cơ phải áp dụng các biện pháp dân gian hay còn gọi là sinh học nhƣ
chiết xuất nƣớc tỏi, gừng đề phun trừ sâu bệnh. Bên cạnh đó, trồng các cây dẫn dụ
hoặc xua đuổi
côn trùng cũng phải đƣợc áp dụng xung quanh ruộng rau hữu cơ. Một đặc tính quan
trọng nữa của sản xuất hữu cơ là khi đất đai ổn định, cây trồng tăng trƣởng tốt, cây
hữu cơ sẽ khỏe hơn cây trồng thông thƣờng nên khả năng kháng bệnh của cây hữu
cơ sẽ cao hơn rất nhiều[12].
1.3.7. Trồng và chăm sóc
Việc trồng và chăm sóc rau hữu cơ về nguyên tắc không khác với sản xuất

9

rau thông thƣờng. Tuy nhiên, trồng rau hữu cơ đòi hỏi nhiều công lao động hơn do
phải chuẩn bị hết các vật tƣ sản xuất từ tạo vùng đệm, phân bón, nƣớc tƣới đến biện
pháp phòng trừ sâu bệnh. Bên cạnh đó, ngƣời dân cũng không đƣợc phép dùng
thuốc trừ cỏ nên phải làm hoàn toàn bằng tay[12].
Ngoài ra, trong quá trình canh tác đòi hỏi ngƣời nông dân phải ghi chép đầy
đủ các vật tƣ đầu vào, các biện pháp tác động, xử lý trong quá trình canh tác, sản
lƣợng thu hoạch. Các thông tin này cho thấy sự minh bạch trong sản xuất hữu cơ,
giúp tránh đƣợc việc tái sử dụng hóa chất hay trộn hàng từ bên ngoài.
1.4. Nguyên tắc của sản xuất nông nghiệp hữu cơ
Hiện nay, trên thế giới có nhiều phƣơng thức canh tác nông nghiệp nhằm

đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, tạo ra các sản phẩm nhằm có lợi cho sức khỏe
con ngƣời và đồng thời giảm tác động xấu đến môi trƣờng. Theo đó, nhiều tiêu
chuẩn canh tác đƣợc áp dụng nhƣ tiêu chuẩn GAP (good agriculture practice). Dựa
theo tiêu chuẩn này từng khu vực khác nhau ban hành tiêu chuẩn riêng cho từng khu
vực, lãnh thổ. Ví dụ nhƣ tiêu chuẩn ASIAN GAP áp dụng cho các nƣớc khối
ASIAN, tiêu chuẩn VIET GAP áp dụng ở Việt Nam Tuy nhiên, canh tác hữu cơ
còn là vấn đề mới đối với Việt Nam. Trong NNHC, nông dân không sử dụng phân
bón hóa học và các chất kích thích tăng trƣởng; không sử dụng các hóa chất bảo vệ
thực vật, hoặc các chất diệt cỏ và các chế phẩm biến đổi gen. Do đó, sản phẩm
NNHC có chất lƣợng cao và bảo đảm an toàn cho sức khỏe con ngƣời. Để sản phẩm
hữu cơ đƣợc ngƣời tiêu dùng chấp nhận cần phải có các tiêu chuẩn về nông nghiệp
hữu cơ. Tiêu chuẩn hữu cơ rất quan trọng vì chúng chỉ ra rằng thực phẩm là an toàn,
có lợi cho sức khỏe.
Theo IFOAM, nông nghiệp hữu cơ đƣợc phát triển phải dựa trên bốn nguyên tắc [24]:
 Nguyên tắc về sức khỏe: Nguyên tắc này chỉ ra rằng sức khỏe của cá nhân
và cộng đồng không thể tách rời sức khỏe hệ sinh thái. Đất tốt sẽ tạo ra những sản
phẩm an toàn và từ đó có sự tác động tốt đến động thực vật và con ngƣời. Sức khỏe
là sự toàn vẹn của một hệ thống sống. Nó không chỉ đơn giản là sự thiếu vắng bệnh
tật, sâu hại mà phải duy trì đƣợc thể chất, tinh thần và một hệ sinh thái bền vững.

10

Miễn dịch, khả năng phục hồi và tái tạo là những đặc điểm quan trọng của sức khỏe.
Nông nghiệp hữu cơ đƣợc thiết kế để tạo ra những sản phẩm có chất lƣợng tốt và
hàm lƣợng dinh dƣỡng cao, góp phần tạo ra sự an toàn cho ngƣời sử dụng và phòng
chống bệnh tật. Theo quan điểm này, NNHC nên tránh việc sử dụng phân bón,
thuốc trừ sâu, thuốc kích thích tăng trƣởng và phụ gia thực phẩm có thể gây ảnh
hƣởng đến sức khỏe con ngƣời và hệ sinh thái[24].
 Nguyên tắc về hệ sinh thái: NNHC phát triển phải dựa trên các quy luật,
các chu trình vật chất trong hệ sinh thái. Sự an toàn của sản phẩm đạt đƣợc thông

qua hệ sinh thái của môi trƣờng sản xuất cụ thể. Canh tác hữu cơ với các phƣơng
pháp thu hoạch tự nhiên nên phù hợp với các chu kỳ và giữ đƣợc cân bằng sinh thái.
Quản lý hữu cơ phải thích nghi với thực trạng của địa phƣơng: điều kiện sinh thái,
văn hóa và quy mô. Quay vòng và tái sử dụng vật chất cần đƣợc tăng cƣờng cùng
với việc quản lý hiệu quả nguồn nguyên liệu và năng lƣợng đầu vào để duy trì tốt và
cải thiện chất lƣợng môi trƣờng, bảo tồn tài nguyên. NNHC phát triển tốt sẽ tạo ra
đƣợc sự cân bằng sinh thái thông qua việc thiết kế các hệ thống canh tác, thiết lập
môi trƣờng sống và duy trì sự đa dạng di truyền trong nông nghiệp[24].
 Nguyên tắc về công bằng: NNHC nên xây dựng dựa trên các mối quan hệ
mà đảm bảo sự công bằng đối với môi trƣờng chung và cơ hội của sự sống. Công
bằng đƣợc đặc trƣng bởi công lý, sự tôn trọng và quản lý, mối quan hệ giữa con
ngƣời và các vật sống khác. Nguyên tắc này nhấn mạnh rằng những ngƣời tham gia
trong lĩnh vực NNHC phải đảm bảo đƣợc sự công bằng giữa các bên tham gia ở tất
cả các cấp, các lĩnh vực: nông dân, công nhân, thƣơng nhân, nhà phân phối, ngƣời
tiêu dùng với một chất lƣợng sống tốt, góp phần đảm bảo an ninh lƣơng thực, giảm
đói nghèo. Nguyên tắc này cũng khẳng định rằng động vật cũng phải đƣợc cung cấp
các điều kiện và cơ hội sống phù hợp với sinh lý và các điều kiện tự nhiên. Sự công
bằng đòi hỏi phải có hệ thống phân phối, sản xuất, thƣơng mại mở và bình đẳng,
phải có nguồn tài chính cho các chi phí về môi trƣờng và xã hội[24].
 Nguyên tắc về sự chăm sóc: NNHC cần đƣợc quản lý một cách thận trọng
và có trách nhiệm để bảo vệ sức khỏe của các thế hệ hiện tại, tƣơng lại và sự bền

11

vững về môi trƣờng. Theo nguyên tắc này, biện pháp phòng ngừa và tính rách
nhiệm là mối quan tâm hàng đầu trong quản lý, phát triển và lựa chọn công nghệ
trong NNHC. Khoa học là cần thiết để đảm bảo NNHC an toàn và mang tính sinh
thái. Tuy nhiên, ngoài khoa học cần phải có kinh nghiệm thực tế, tích lũy trí tuệ và
kiến thức bản địa để tạo ra các giải pháp hợp lệ, kiểm tra theo thời gian. NNHC nên
phòng ngừa các rủi ro bằng cách áp dụng công nghệ phù hợp và từ chối những

nguồn không thể đoán trƣớc nhƣ kỹ thuật gen di truyển. Các quyết định nên phản
ánh các giá trị và nhu cầu của tất cả những ngƣời có thể bị ảnh hƣởng bằng sự minh
bạch và có sự tham gia[24].
Malaysia và một số nƣớc Đông Nam Á dựa trên tiêu chuẩn IFOAM đã ban
hành một số nguyên tắc chung về canh tác hữu cơ nhƣ sau:
1. Tất cả các loại phân bón hóa học đều bị cấm dùng.
2. Cấm dùng các loại thuốc bảo vệ thực vật hóa học.
3. Cấm dùng các loại hoocmon tổng hợp (thuốc kích thích sinh trƣởng).
4. Các thiết bị canh tác (bình phun thuốc trừ sâu, cuốc, ) đã dùng trong
canh tác truyền thống không đƣợc sử dụng trong canh tác hữu cơ.
5. Nông dân phải duy trì việc ghi chép lại các nguồn của tất cả các khoản
vật tƣ (giống, phân bón ) dùng trong canh tác.
6. Các cây trồng trong các ruộng hữu cơ phải khác với các cây trồng trong
các ruộng truyền thống.
7. Một vùng cách ly (hoặc một vùng ngăn cản) cần phải đƣợc thiết lập
nhằm để tránh việc nhiễm bẩn từ bên ngoài vào. Vùng cách ly này có thể là một con
đê, con mƣơng thoát nƣớc hoặc một hàng cây cách ly nhằm sàng lọc nhiễm bẩn.
Cây trồng cách ly phải gồm hai hàng rào và cao hơn loại cây trồng truyền thống.
Các loại cây trồng làm hàng rào cách ly phải khác cây trồng trong ruộng hữu cơ.
8. Ngăn cấm phá rừng nguyên sinh để canh tác hữu cơ.
9. Các loại cây trồng ngắn ngày (lúa, rau, ngô ) phải có ít nhất 12 tháng

12

chuyển đổi. Cây trồng lâu năm đƣợc gieo trồng sau giai đoạn chuyển đổi đƣợc coi
là cây trồng hữu cơ.
10. Các loại cây trồng lâu năm (chè, cà phê ) phải có ít nhất 18 tháng
chuyển đổi. Các cây trồng ngắn ngày đƣợc thu hoạch sau giai đoạn chuyển đổi đƣợc
coi là sản phẩm hữu cơ.
11. Cấm sử dụng các loại giống cây chuyển đổi gen.

12. Tốt nhất nên sử dụng hạt giống hữu cơ và các nguyên liệu hữu cơ.
13. Cấm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hóa học để xử lý hạt giống trƣớc khi
gieo trồng.
14. Phân bón hữu cơ phải đƣợc sử dụng theo cách tổng hợp (ví dụ: phân ủ,
phân chuồng, phân xanh )
15. Cấm đốt cành cây, rơm rạ (trừ trƣờng hợp đối với kiểu du canh đất dốc).
16. Cấm dùng phân bắc (phân ngƣời) trong sản xuất hữu cơ.
17. Phân gà từ các trại gà công nghiệp đƣợc phép sử dụng trong canh tác hữu
cơ, song phải đƣợc ủ kỹ ở nhiệt độ cao. Phân gà từ các cơ sở nuôi gà ngau trên mặt
đất đƣợc phép dùng.
18. Phân ủ đô thị không đƣợc phép dùng.
19. Nông dân phải có những biện pháp nhằm ngăn ngừa xói mòn đất màu và
tình trạng nhiễm mặn đất.
20. Túi và các vật dụng đựng đƣợc sử dụng để vận chuyển và lƣu kho sản
phẩm hữu cơ đều phải mới và sạch. Túi nilong tổng hợp cũ không đƣợc phép dùng.
21. Không đƣợc phép phun các loại thuốc trừ sâu cấm sử dụng trong kho
chứa nông sản.
22. Đƣợc phép sử dụng thuốc trừ sâu sinh học trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ.
Nhƣ vậy, các tiêu chuẩn trong sản xuất hữu cơ sẽ cho biết những gì ngƣời
sản xuất hữu cơ sẽ đƣợc làm. Các quốc gia trên thế giới muốn sản xuất theo hƣớng

13

nông nghiệp hữu cơ cần phải tuân theo các tiêu chuẩn sản xuất của một đơn vị nào
đó đƣa ra, ví dụ nhƣ tiêu chuẩn PGS (Particcipatory Guarantee System) - ADDA,
tiêu chuẩn cơ sở của IFOAM Các tiêu chuẩn sản xuất trong NNHC định hƣớng các
nguồn đầu vào có thể đƣợc sử dụng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc cấp giấy chứng
nhận sản phẩm hữu cơ.
Hiện nay, chƣa có chứng nhận của nhà nƣớc Việt Nam cho các sản phẩm hữu
cơ. Hệ thống PGS đƣợc tiến hành bởi dự án NNHC ADDA – VNFU. Thông thƣờng

sau từ 2 – 3 năm sản xuất nông nghiệp theo hƣớng hữu cơ, sản phẩm hoàn toàn có
thể đƣợc chứng nhận là hữu cơ. . Quy trình chứng nhận bắt đầu ngay từ khi toàn bộ
vùng đất sản xuất đƣợc đăng ký và bắt đầu đi vào sản xuất hữu cơ. Mỗi năm nông
dân đăng ký sản xuất hữu cơ sẽ đƣợc thanh tra để kiểm tra diễn biến và tình trạng
hữu cơ.
1.5. Thực trạng sản xuất NNHC trên thế giới và Việt Nam
1.5.1. Thế giới
NNHC tuy mới hình thành nhƣng đang đƣợc phát triển mạnh mẽ để đáp ứng
nhu cầu của xã hội về thực phẩm bổ dƣỡng, gần gũi với thiên nhiên. Trồng trọt và
chăn nuôi theo NNHC không sử dụng phân bón hóa học, các chất kích thích tăng
trƣởng, hóa chất bảo vệ thực vật, chất diệt cỏ và chế phẩm biến đổi gen. Không sai
khi nói rằng NNHC là quay lại cách sản xuất đã có từ lâu đời, chỉ khác là nghiên
cứu làm một cách khoa học để sản xuất dễ dàng, hiệu quả, ngày càng đáp ứng yêu
cầu về chất lƣợng, năng suất và giá thành sản phẩm.
Tính đến cuối năm 2009, diện tích đất NNHC trên thế giới có 37,2 triệu ha,
trong đó dẫn đầu là Châu Đại Dƣơng: 12,15 triệu ha, kế đến là Châu Âu: 9,3 triệu
ha, Mỹ La Tinh: 8,6 triệu ha. Trong 10 năm, kể từ năm 2000, đất NNHC thế giới đã
tăng hơn gấp đôi, riêng Châu Á phát triển vƣợt bậc, năm 2009 tăng gấp 59 lần năm
2000[24].

14

Bảng 1.1. Phát triển diện tích NNHC theo khu vực, 2000 – 2009
(ĐVT: ha)
Khu vực
2000
2002
2004
2006
2008

2009
Châu Đại Dƣơng
5,31
6,25
12,18
12,43
12,11
12,15
Châu Âu
4,50
5,80
6,35
7,27
8,27
9,26
Mỹ La Tinh
3,92
5,75
5,22
4,95
8,07
8,56
Châu Á
0,06
0,42
3,78
3,00
3,35
3,58
Bắc Mỹ

1,06
1,26
1,72
1,79
2,58
2,65
Châu Phi
0,05
0,32
0,52
0,69
0,86
1,03
Tổng cộng
14,9
19,81
29,76
30,13
35,23
37,23
Nguồn: [24]

Nguồn: [24]
Hình 1.1. 10 nƣớc có diện tích NNHC nhiều nhất năm 2009 (triệu ha)
Tuy nhiên, diện tích NNHC phân bố không đồng đều giữa các quốc gia trên
thế giới, một số nƣớc có diện tích nông nghiệp nhiều nhất trên thế giới là: Úc,
Argentina, Mỹ, Trung Quốc nhƣng các nƣớc có tỷ lệ diện tích NNHC cao nhất lại
là: Falklands (Malvinas), Liechtenstein, Áo, Thụy Điển



15


Nguồn: [24]
Hình 1.2. 10 nƣớc có tỷ lệ diện tích NNHC cao nhất, 2009
Thị trƣờng NNHC phát triển nhanh chóng từ những năm 1990. Doanh số
toàn cầu ƣớc tính khoảng 10 tỷ USD vào năm 1997 và tăng lên đến khoảng 36
tỷ USD vào năm 2006. Trên thị trƣờng thế giới, doanh thu về các loại thực
phẩm và đồ uống hữu cơ trong giai đoạn từ 1997 đến 2004 đã tăng lên hàng
năm, khoảng 26,9% nhƣng lại giảm đáng kể trong giai đoạn 2005 – 2006 với
tốc độ 15% [15].
Thị trƣờng lớn nhất cho lƣơng thực và đồ uống hữu cơ là Châu Âu, tiếp
theo là Mỹ và Nhật Bản. Năm 2007, ngƣời ta ƣớc tính rằng giá trị sản phẩm
nông nghiệp hữu cơ thế giới ở Châu Âu là 33,5 tỷ, mức độ tăng trƣởng trung
bình ƣớc tính khoảng 15% ở Mỹ và Nhật Bản và khoảng 7% ở thị trƣờng Châu
Âu [15].
Theo dự đoán của IFOAM, giá trị kinh tế của sản phẩm hữu cơ có thể đạt
tới 61,3 tỷ USD trở lên vào năm 2010. Ở một số nƣớc Châu Âu nhƣ Đan Mạch,
Thụy Sĩ, Áo, và Thụy Điển, tổng doanh thu từ các sản phẩm hữu cơ có thể vƣợt
4% vào năm 2010. ở các quốc gia đang phát triển, thị trƣờng hữu cơ vấn rất
nhỏ, nhƣng đang tăng dần, đặc biệt là ở các nƣớc đang phát triển có thu nhập
cao [24].

16

Bảng 1.2. Thị phần và giá trị kinh tế của NNHC năm 2000 và 2010
Tên nƣớc
2000
2010
Doanh số bán lẻ

2000 (triệu
USD)
Thị phần
(%)
Dự kiến
tăng trƣởng
trung bình
hàng năm
(%)
Doanh số
bán lẻ 2010
(triệu USD)
Dự kiến tăng
trƣởng trung
bình hàng
năm (%)
Đức
2200 – 2400
1,25 – 1,5
10 – 15
5706 – 8900
10 – 15
Anh
1000 – 1050
1,0
25 – 30
9313 – 13786
25 – 30
Ý
1000 – 1050

1,0
15 – 20
4046 – 6192
15 – 20
Pháp
750 – 800
1,0
15 – 20
3034 – 4644
15 – 20
Thụy sĩ
425 – 450
2,0 – 2,5
15 – 20
1719 – 2631
10 – 15
Đan Mạch
350 – 375
2,5 – 3,0
10 – 15
908 – 1416
10 – 15
Áo
250 – 300
2,0
10 – 15
648 – 1011
10 – 15
Hà Lan
225 – 275

0,75 – 1,0
10 – 20
584 – 1393
10 – 20
Thụy Điển
125 – 150
1
20 – 25
774 – 1164
20 – 25
EU khác
300 – 400
-
-
778 – 1214
10 – 15

8000
1,5
15 – 20
32364 – 49534
15 – 20
Nhật Bản
300
-
15 – 20
778 – 1214
10 – 15
Úc
170

-
-
441 – 668
10 – 15
New zealand
59
-
-
153 – 239
10 – 15
Argentina
20
-
-
52 – 81
10 – 15
Trung Quốc
12
-
-
31 – 49
10 – 15
Đài Loan
10
-
-
26 – 40
10 – 15
Philipin
6

-
-
16 – 24
10 – 15
Tổng
15202 - 15827
10
15 – 20
61372 – 94 220
15 – 20
Nguồn:[15]

17

Nhƣ vậy, thị trƣờng dành cho các sản phẩm NNHC hiện nay tăng mạnh hàng
năm nhƣng nó vẫn còn chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng số nhu cầu thực phẩm trên thị
trƣờng. Tỷ lệ thị trƣờng nông sản hữu cơ đã tìm thấy ở hầu hết các quốc gia, thƣờng
là khoảng 1% tổng số thực phẩm bán ra. Thị trƣờng NNHC vẫn đang là thị trƣờng
còn bỏ ngỏ, có rất nhiều cơ hội cho các quốc gia phát triển và mang lại giá trị kinh
tế cao.
1.5.2. Việt Nam
Ở Việt Nam hiện nay, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm đang là mối lo ngại
đƣợc nhắc tới thƣờng xuyên trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng bởi vấn đề tồn
dƣ thuốc bảo vệ thực vật và hóa chất trong rau do lạm dụng trong canh tác còn khá
cao. Trong thức ăn chăn nuôi công nghiệp, hàm lƣợng độc tố và thức ăn nhiễm vi
sinh vật gây bệnh, hàm lƣợng kim loại nặng nhƣ chì, đồng, kẽm cao hơn mức quy
định khá nhiều, từ 1,8 đến 5,6 lần[26]. Bên cạnh đó, nông nghiệp Việt Nam còn
đứng trƣớc thách thức không nhỏ do ô nhiễm môi trƣờng, đất đai bạc màu, suy
giảm đa dạng sinh học, ngộ độc thuốc bảo vệ thực vật, bùng phát sâu bệnh, ô nhiễm
nguồn nƣớc

Trƣớc tình hình đó, hiện nay nông nghiệp nƣớc ta đang từng bƣớc chuyển
dịch sang nông nghiệp an toàn đó là NNHC. Tuy nhiên, mô hình này mới đƣợc phát
triển trong vài năm gần đây nên quy mô còn nhỏ bé, chỉ mang tính chất thử nghiệm
ở 9 tỉnh, thành phố: Hải Phòng, Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Lào Cai, Tuyên
Quang, Hòa Bình, Hà Nội, Hà Tĩnh, do Hội Nông dân Việt Nam và tổ chức Phát
triển nông nghiệp Đan Mạch phối hợp thực hiện dự án “Phát triển khuôn khổ cho
sản xuất và marketing nông nghiệp hữu cơ tại Việt Nam”.
Theo thống kê của Trung Ƣơng Hội Nông dân Việt Nam, hiện tại, cả nƣớc có
21.000 ha nông nghiệp hữu cơ, bằng 0,2% diện tích đất sản xuất nông nghiệp, trong
đó diện tích nuôi trồng thủy sản hữu cơ là 7.000 ha. Các sản phẩm hữu cơ của Việt
Nam đang đƣợc xuất khẩu là tôm, cá ba sa, chè, hoa quả, gia vị, với 13 tổ chức là
nhóm nông dân sản xuất và doanh nghiệp đƣợc quốc tế chứng nhận đạt chuẩn để
xuất khẩu sản phẩm hữu cơ[27].

18

Thị trƣờng tiêu thụ nội địa nông sản hữu cơ vẫn chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Hàng
loạt mô hình hữu cơ hiện nay gặp khó khăn trong việc tìm đầu ra thực sự, chủ yếu
chỉ cung cấp sản phẩm hữu cơ cho các khu công nghiệp, nhà hàng tại địa phƣơng
nhƣ: nhóm rau hữu cơ ở xã Đình Bảng (Bắc Ninh), Hà Nội, Hòa Bình Trong khi
đó, sản xuất NNHC có chi phí không lớn, chủ yếu là phân bón nhƣng khá tốn công
lao động, chăm sóc, năng suất rau hữu cơ lại không cao chỉ bằng 70 – 90% rau
thông thƣờng, giá thu mua không khác biệt lớn nên rất khó thu hút ngƣời nông dân
tham gia vào mô hình sản xuất NNHC.
Đối với thị trƣờng lúa gạo, Việt Nam là một trong những nƣớc xuất khẩu gạo
hàng đầu thế giới nhƣng gạo hữu cơ vẫn còn rất hiếm. Trong vụ hè thu 2011, công
ty Viễn Phú bắt đầu sản xuất 80 ha lúa hữu cơ tại Cà Mau. Lúa sản xuất theo quy
trình riêng, giống do công ty chọn lọc, sử dụng phân hữu cơ nhập khẩu, không dùng
phân hóa học và thuốc trừ sâu hóa học. Những sản phẩm hữu cơ đầu tay đạt chuẩn
Châu Âu, Mỹ nhƣ “Hoa sữa trắng”, “hoa sữa tím”, “hoa sữa đen”, “hoa sữa đỏ”

nhƣng vẫn còn trong tình trạng dò dẫm thử phản ứng của thị trƣờng[26].
Tƣơng tự, Ecolink – Ecomart là đơn vị đi đầu trong sản xuất chè hữu cơ.
Thời gian đầu công ty sản xuất ở Thái Nguyên và đã chịu sự thất bại bởi nông dân ở
đây quen với việc thâm canh chè, đã lén lút dùng phân hóa học và thuốc trừ sâu.
Sau khi di dời vùng sản xuất lên Lào Cai và Hà Giang, lấy nguyên liệu là giống chè
San Tuyết sẵn có rồi chế biến và đã thành công. Giá bán chè hữu cơ của đơn vị xuất
sang Châu Âu, Mỹ đạt khoảng 6 USD/kg, nhƣng sản lƣợng còn khiêm tốn. Việc tiêu
thụ nội địa của chè hữu cơ rất hạn chế do giá thành cao.
Trong lĩnh vực thủy sản, năm 2000 công ty Camimex triển khai dự án nuôi
tôm sinh thái đầu tiên ở Cà Mau. Đến nay đã có 1.238 hộ nông dân với 6.450 ha đất
rừng ngập mặn ở tỉnh này đƣợc chứng nhận đạt chuẩn sản phẩm tôm hữu cơ. Tuy
vậy, doanh nghiệp mới chỉ xuất khẩu đƣợc sản phẩm của mình sang Thụy Sĩ, còn
các thị trƣờng khác chƣa sẵn lòng chấp nhận giá cao dù Camimex đã rất nỗ lực chào
hàng [27]
Nhìn chung, sản xuất NNHC ở Việt Nam còn gặp rất nhiều khó khăn. Theo

×