Tải bản đầy đủ (.doc) (53 trang)

đánh giá nhận thức của bà mẹ có con dưới 5 tuổi về phòng chống SDD tại xã phước năng, huyện phước sơn, tỉnh quảng nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.07 MB, 53 trang )


ĐẶT VẤN ĐỀ
Hạ thấp tỷ lệ suy dinh dưỡng (SDD) trẻ em là một nhiệm vụ quan trọng
được Chính phủ nước ta đặt trong chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống
một số bệnh xã hội, bệnh dịch nguy hiểm và HIV/AIDS [33]. Giảm suy dinh
dưỡng trẻ em cũng là một chỉ tiêu nằm trong Nghị quyết Đại hội Đảng toàn
quốc lần thứ X.
Mặc dù vậy, trong những năm gần đây cộng đồng y tế và dinh dưỡng
toàn cầu đã tập trung vào can thiệp tình trạng béo phì và các bệnh thiếu vi chất
dinh dưỡng đặc hiệu, nhưng suy dinh dưỡng ở bà mẹ và trẻ em vẫn tiếp tục là
gánh nặng cho các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình.
Theo số liệu thống kê năm 2007, có 20% trẻ em dưới 5 tuổi tại các quốc
gia có thu nhập thấp và trung bình bị suy dinh dưỡng (SDD) nhẹ cân. Tỷ lệ này
rất cao tại vùng Trung Nam Á và miền Đông châu Phi nơi số trẻ bị nhẹ cân lần
lượt là 33% và 28%, ước tính có đến 33% trẻ dưới 5 tuổi ở những quốc gia này
bị SDD thấp còi. Miền Đông và Trung Phi có tỷ lệ bệnh cao nhất, ước khoảng
50% và 42% bị thấp còi. Tổng số trẻ em bị ảnh hưởng bởi SDD thấp còi là cao
nhất, 74 triệu, hiện sống tại Nam Á và Trung Á. Châu Phi có 20 nước nằm trong
số các quốc gia có gánh nặng thấp còi cao nhất, 61triệu, chiếm hơn một nữa
(51%) tổng số trẻ em dưới 5 tuổi của Ấn Độ và chiếm 34% số trẻ bị thấp còi
trên toàn thế giới. Trên thế giới có 55 triệu (10%) trẻ em dưới 5 tuổi bị SDD thể
gầy còm nặng. Phổ biến nhất ở Trung Nam Á 29 triệu trẻ. Ngoài ra còn có 19
triệu trẻ em trên thế giới bị SDD thể gầy còm rất nặng [24], [37].
Như vậy suy dinh dưỡng ở trẻ em hiện nay vẫn là vấn đề sức khoẻ cộng
đồng quan trọng hàng đầu.
Nghèo đói và thiếu kiến thức là nguyên nhân gốc rễ của suy dinh dưỡng
[21], suy dinh dưỡng và nhiễm khuẩn là một vòng luẩn quẩn vừa là nguyên
1

nhân, vừa là hậu quả, suy dinh dưỡng trẻ em càng cao thì giống nòi càng kém
phát triển về thể lực và trí tuệ.


Phấn đấu hạ thấp tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em là một việc làm cấp thiết và
không chỉ là công việc của ngành y tế mà phải là một hoạt động có sự tham gia
của nhiều ngành của toàn xã hội bắt đầu từ sự chăm sóc, nuôi dưỡng đứa trẻ từ
khi người mẹ mang thai cho đến khi lọt lòng và cả quá trình phát triển về sau.
Hạ thấp tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em, chiến lược phòng chống suy dinh
dưỡng Việt Nam với phương châm “dự phòng” nghĩa là đảm bảo cho trẻ em
sinh ra khoẻ mạnh được chăm sóc, nuôi dưỡng để không suy dinh dưỡng là
chính. Để thực hiện được chiến lược này vấn đề giáo dục các kiến thức phòng
chống suy dinh dưỡng cho các bà mẹ đã được triển khai trong chương trình
phòng chống suy dinh dưỡng và các chương trình y tế khác nhằm giúp cho các
bà mẹ đầy đủ kiến thức tự chăm sóc mình và chăm sóc, nuôi dưỡng tốt con trẻ.
Qua nhiều năm thực hiện chương trình phòng chống suy dinh dưỡng tại
địa phương, để hiểu rõ sự thay đổi hành vi của các bà mẹ về vấn đề này, chúng
tôi tiến hành đề tài:
“Đánh giá nhận thức của bà mẹ có con dưới 5 tuổi về phòng chống SDD
tại xã Phước Năng, huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam năm 2008”
Đề tài nhằm các mục tiêu sau:
1- Xác định tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi tại xã Phước Năng,
huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam.
2- Tìm hiểu nhận thức và các mối liên quan về phòng chống suy dinh dưỡng
của các bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại xã Phước Năng, huyện Phước Sơn, tỉnh
Quảng Nam.
2

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. MỘT SỐ NÉT VỀ SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CHƯƠNG
TRÌNH PHÒNG CHỐNG SUY DINH DƯỠNG
Từ khi loài người xuất hiện thì vấn đề dinh dưỡng cũng được đặt ra. Lúc
đầu chỉ nhằm giải quyết chống lại cảm giác đói và sau đó người ta thấy ngoài

việc thoả mãn nhu cầu, bữa ăn còn đem lại cho người ta niềm thích thú. Ăn là
một yếu tố của sự phát triển. Tuy nhiên những người thầy thuốc qua quan sát
người bệnh đã sớm thấy rõ được mối liên quan giữa chế độ ăn và sức khoẻ.
Tình trạng đói ăn hoặc cung cấp thức ăn không đầy đủ các chất dẫn đến giảm
cân, gầy còm, hậu quả trẻ chậm phát triển đã được biết hàng thế kỷ nay. Hầu hết
các thầy thuốc đầu thế kỷ 20 đã công nhận rằng thiếu ăn gây ra sự chậm phát
triển ở trẻ em, song ở dạng này của SDD thường không được mô tả như một hội
chứng bệnh, trừ khi nó dẫn đến gầy còm trầm trọng .
Năm 1908, Cotrea đã gọi suy dinh dưỡng là bệnh “rắn nhỏ” vì trẻ em mắc
bệnh có thể nhỏ bé, da có lằn màu sẫm lẫn màu nhạt như da rắn [19].
Đầu những năm 30, Cicely William đang làm việc tại Ganna đã dùng thuật
ngữ “Kwashiorkor” sử dụng từ địa phương mà có nghĩa là “bệnh của những đứa
trẻ bị bỏ rơi” [15], để mô tả một hội chứng mà trước đó thường lầm tưởng với
bệnh “Pellagra”.
Tổ chức y tế thế giới đã tổ chức nhiều đoàn khảo sát ở Châu Phi và bệnh
suy dinh dưỡng protein năng lượng đã nhanh chóng được coi là bệnh dinh
dưỡng quan trọng nhất trên thế giới [15].
Vào năm 1959, thuật ngữ “SDD protein - calo” được sử dụng để chỉ những
dạng thiếu protein, thiếu năng lượng và dạng trung gian của hai dạng trên [15].
3

Năm 1966, Jellife đã đề nghị tên gọi “SDD protein - năng lượng” vì mối
liên quan giữa thể phù và thể đét. Từ đó thuật ngữ Suy dinh dưỡng Protein -
năng lượng (Protein - Energy - Malnutrition) thay thế các thuật ngữ trước.
Năm 1978, Tuyên ngôn Alma Ata của tổ chức y tế thế giới đã coi dinh
dưỡng hợp lý và tạo thêm nguồn thực phẩm là một trong các hoạt động then
chốt để đạt được mục tiêu sức khoẻ cho mọi người ở năm 2000.
Năm 1992, Hội nghị cấp cao về dinh dưỡng toàn thế giới họp tại Roma đã
kêu gọi các quốc gia có kế hoạch hành động cụ thể nhằm xoá nạn đói và nâng
cao hiểu biết về dinh dưỡng [17].

Ở nước ta, vào năm 1985 Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Văn Đồng
nhân ngày thầy thuốc Việt Nam (27 - 02 - 1985) đã chỉ thị “Trong những năm
sắp tới bằng những biện pháp toàn diện về kinh tế, văn hoá - xã hội cần nâng
cao một bước rõ rệt về sức khoẻ của nhân dân lao động, thanh toán cơ bản các
bệnh nhiễm khuẩn, ký sinh trùng, các bệnh xã hội, các bệnh do SDD, là những
dấu hiệu của các nước chậm phát triển” [16].
Ngày 16 - 9 – 1995, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt kế hoạch hành động
quốc gia về dinh dưỡng 1995 - 2000 (Quyết định 576/TTg) [26].
Ngày 22 - 02 - 2001, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt chiến lược Quốc
gia về dinh dưỡng giai đoạn 2001 - 2010.( Quyết định 21/TTg) [28].
1.2. TÌNH HÌNH SUY DINH DƯỠNG Ở MỘT SỐ NƯỚC TRONG KHU
VỰC VÀ TRONG NƯỚC
Suy dinh dưỡng protein - năng lượng đang là vấn đề hàng đầu của sức khoẻ
trẻ em, thường xảy ra ở các nước chậm phát triển, có tỷ lệ đói nghèo cao, an
ninh lương thực, thực phẩm không đảm bảo, y tế kém phát triển, các điều kiện
vệ sinh môi trường còn nhiều bất cập.
4

1.2.1. Tình hình suy dinh dưỡng một số nước trong khu vực:
Các hình thái lâm sàng của SDD protein - năng lượng thay đổi tuỳ theo
vùng, ở Châu Á và Nam Mỹ thể gầy đét thường gặp hơn thể phù, trong khi đó ở
Châu Phi, Nam sa mạc Sahara thể phù lại nhiều hơn [19].
Theo báo cáo của UNICEF, trên thế giới ngày nay có khoảng 146 triệu trẻ
em dưới 5 tuổi được xem là thiếu cân, phần lớn tập trung ở châu Á, châu Phi và
châu Mĩ Latin [37].
Theo bà Bellamy Giám đốc Quỹ Nhi đồng liên hiệp quốc: tình trạng suy
dinh dưỡng và thiếu hiểu biết đã làm gần 10 triệu trẻ em dưới 5 tuổi trên thế
giới chết mỗi năm do các căn bệnh có thể ngăn ngừa được như tiêu chảy, sởi
[24].
1.2.2. Tình hình suy dinh dưỡng ở Việt Nam

Đối với nước ta tình hình SDD vẫn còn cao, sau nhiều năm chiến tranh tỷ lệ
SDD ở trẻ em Việt Nam rất cao 51,2% vào năm 1985, và năm 1995 là 44,9%.
Trong vòng 10 năm (1985 - 1995) bình quân mỗi năm giảm 0,6%, đây là giai
đoạn điều kiện kinh tế xã hội còn nhiều khó khăn. Trong giai đoạn 1995 - 2005
với sự ra đời của Kế hoạch hành động Quốc gia về dinh dưỡng cùng với điều
kiện kinh tế xã hội được cải thiện thì tỷ lệ SDD trẻ em giảm xuống còn 25,2%
năm 2005 và bình quân giảm 1,9%/năm [37].
Theo Viện dinh dưỡng năm 2007 cả nước còn 21,2% trẻ em dưới 5 tuổi
SDD, trong đó Độ I: 18,3%, Độ II:3,8%, Độ III: 0,1% [24].
Mặc dù tỷ lệ SDD đã giảm, song không đồng đều giữa các khu vực, Đông
Nam Bộ là 17,9%, đồng bằng sông Cửu Long là 20,7%, Nam Trung Bộ là
20,7%, Đông Bắc là 23,8%, Tây Bắc là 27,2%, Bắc Trung Bộ là 25,0%,cao nhất
vẫn là Tây Nguyên 31% [24].
1.2.3. Tình hình suy dinh dưỡng ở tỉnh Quảng Nam
Tỉnh Quảng Nam là một tỉnh nghèo với dân số trên 1,8 triệu người đa phần
người dân sống bằng nông nghiệp, gồm 17 huyện và thị xã, trong đó có 6 huyện
5

miền núi, trong đó có 03 huyện đặc biệt khó khăn là (Nam Trà My, Phước Sơn,
Tây Giang).
Theo báo cáo của mục tiêu Quốc gia PCSDD năm 2000 thì tỷ lệ SDD của
trẻ em dưới 5 tuổi ở Quảng Nam tương đối cao là 35,7%. Vào những năm 2005
tỷ lệ SDD của trẻ em dưới 5 tuổi là 23,3%; năm 2006 là 21,4%; năm 2007 là
19,2%. Trung bình mỗi năm giảm 2,4% [32], [33].
1.2.4. Tình hình suy dinh dưỡng huyện Phước Sơn
Phước Sơn là một huyện miền núi cao của tỉnh Quảng Nam với dân số
21.615 người, với 15 dân tộc anh em sinh sống, bao gồm 11 xã và 1 thị trấn, là
một trong 61 huyện nghèo nhất nước theo Quyết định 30a của Thủ tướng Chính
phủ. Tỷ lệ SDD của toàn huyện qua các năm như sau: 2005 là 27,6%; năm 2006
là 26,4% năm 2007 là 23,9%, hiện nay 22% [25]. Trong đó xã Phước Năng qua

các năm 2005 là 34,5 %, năm 2006 là 32,8 %, năm 2007 là 31,6% và hiện nay
là 30,7% [25] .
1.3. TẦM QUAN TRỌNG VÀ Ý NGHĨA SỨC KHOẺ CỘNG ĐỒNG CỦA
VẤN ĐỀ SUY DINH DƯỠNG
Suy dinh dưỡng là vấn đề sức khoẻ cộng đồng quan trọng vì:
Suy dinh dưỡng là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em vì dễ mắc
các bệnh nhiễm trùng hơn và khi mắc thì bệnh diễn biến xấu hơn.
Suy dinh dưỡng làm cho trẻ em kém phát triển về thể chất lẫn tinh thần.
Không giống như các bệnh thiếu hụt dinh dưỡng quan trọng khác, suy dinh
dưỡng là sự thiếu hụt các chất chuyển hoá cơ bản, chứ không phải thiếu vi chất
dinh dưỡng. Tuy nhiên nó rất thường đi kèm với nhiễm trùng và thiếu vi chất
dinh dưỡng. Do vậy trẻ thường thiếu nhiều chất cần thiết cho sự phát triển trí
tuệ (iode, sắt, kẽm cũng như các Vitamin, các chất này cần thiết cho sự sản sinh
Enzym, các Hócmôn và các cơ chất để điều hoà các quá trình sinh học). Người
ta nhận thấy suy dinh dưỡng sớm trong bào thai và những năm đầu của cuộc đời
có ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của trí tuệ ít nhất là suốt cả thời niên thiếu .
6

Suy dinh dưỡng và sức khoẻ khi trưởng thành: trẻ thấp bé sẽ trở thành
những người trưởng thành có tầm vóc thấp bé, năng lực sản xuất kém.
Việc điều trị các trường hợp suy dinh dưỡng Protein - năng lượng thường
phức tạp và tốn kém trong khi việc phát triển sớm suy dinh dưỡng nhẹ cũng như
việc dự phòng suy dinh dưỡng có thể thực hiện được nhờ các biện pháp
CSSKBĐ.
1.4. MỘT SỐ KHÁI NIỆM VÀ ĐỊNH NGHĨA VỀ SUY DINH DƯỠNG
PROTEIN - NĂNG LƯỢNG
-Suy dinh dưỡng Protein - năng lượng là loại thiếu dinh dưỡng quan trọng
nhất ở trẻ em, là tình trạng bệnh lý với biểu hiện ngừng trệ phát triển chiều cao,
cân nặng và những biến đổi chức phận và các bệnh nhiễm khuẩn [15].
- Suy dinh dưỡng là hậu quả của chế độ ăn thiếu Protein và năng lượng kéo

dài dẫn đến sự chậm phát triển về thể chất cũng như tinh thần của trẻ [15].
- Suy dinh dưỡng là tình trạng bệnh lý do nhu cầu dinh dưỡng bình thường
của cơ thể không đáp ứng bình thường [34].
- Suy dinh dưỡng tiên phát khi suy dinh dưỡng do thiếu về số lượng hay
chất lượng thực phẩm cung cấp [34].
- Suy dinh dưỡng thứ phát nếu thực phẩm cung cấp đủ về chất và lượng
nhưng người bệnh không muốn ăn do rối loạn hấp thu hoặc do tăng chuyển hoá
bất thường hoặc sai lạc về chuyển hoá học hoặc có sự mất mát bất thường khiến
cho nhu cầu dinh dưỡng bên trong cơ thể vẫn bị thiếu hụt [34].
1.5. PHÂN LOẠI VÀ MỨC ĐỘ SUY DINH DƯỠNG
Từ lâu suy dinh dưỡng được phân theo nhiều cách:
1.5.1. Dựa vào lớp mỡ dưới da ở 3 nơi: bụng, mặt và mông. Cách phân loại
không được chính xác và ít áp dụng rộng rãi vì hiện tượng mất tổ chức mỡ dưới
da xảy ra sớm và nhanh trong suy dinh dưỡng do thiếu năng lượng [19].
7

1.5.2. Suy dinh dưỡng dựa theo vòng cánh tay: Vòng cánh tay phát triển nhanh
trong năm đầu rồi từ 1-5 tuổi hầu như không thay đổi và trên 13,5 cm. Không
thường dùng do có nhiều hạn chế như cách trên [19].
1.5.3. Phân loại SDD theo tiêu chuẩn cân nặng (P):
1.5.3.1. Phân độ theo GOMEZ (1965) Dựa theo tỷ lệ P hiện có so với chuẩn
tính theo tuổi hiện tại của trẻ chia thành 3 độ SDD (90%, 75%, 60%) [19].
1.5.3.2. Phân độ theo WHO cũng dựa vào tỷ lệ P thực /P chuẩn như GOMEZ
nhưng chia làm 4 độ (90%, 80%, 70%, 60%) [19].
1.5.3.3. Phân độ theo Việt Nam: Tháng 10/1987 Việt Nam đề nghị phân loại
như WHO nhưng để tránh lẫn lộn người ta đề nghị dùng độ lệch chuẩn với quy
ước 1SD = 10% P chuẩn để việc diễn tả được dễ dàng hơn [19].
1.5.3.4. Phân độ suy dinh dưỡng theo WELLCOME (1969) [19].
Cách phân độ suy dinh dưỡng theo cân nặng như trên tuy thuận lợi nhưng
có mặt hạn chế là trong trường hợp suy dinh dưỡng do thiếu đạm thì bệnh nhân

bị phù nên dựa theo P không thực. Do vậy Wellcome đã đề nghị kết hợp cả hai
tiêu chuẩn giảm cân và phù để phân loại suy dinh dưỡng như sau:
WELLCOME
Phù
Có phù Không phù
%P thực/
P chuẩn
80% - 60% Kwashiorkor SDD trung bình
< 60% Maras + Kwashi Marasmus
Các cách phân loại dựa trên các chỉ số P, lớp mỡ, phù chỉ cho biết tình trạng
SDD cấp nhưng không cho biết tình trạng SDD mãn hay SDD cũ đã phục hồi.
1.5.4. Phân loại SDD theo chiều cao: Năm 1972 Waterlow đưa thêm chiều cao
vào cách đánh giá SDD và đề xuất hai danh từ “SDD còi cọc (stunting)” và
“SDD gầy mòn (Wastinh)” [19].
Bảng phân loại theo WATERLOW
8

Cân nặng theo chiều cao (80% hay – 2SD)
Trên Dưới
H
theo tuổi
Trên Bình thường
Dưới
Thiếu DD thể còi cọc
(stunting)
Thiếu DD nặng kéo dài
(stunting + Wasting)
1.5.5. Phân loại SDD ở cộng đồng: Người ta thường chia SDD trẻ em ra 3 thể:
+ Thể nhẹ cân hay cân nặng theo tuổi thấp (underweight): Phản ảnh cả sự
chậm của quá trình tăng trưởng trong tình trạng thiếu dinh dưỡng kéo dài cũng

như tại thời điểm đó. Chỉ tiêu này có ích cho việc xác định mức độ chung về
quy mô của thiếu dinh dưỡng và các thay đổi theo thời gian.
+ Thể còi cọc (Stunting) hay chiều cao theo tuổi thấp là biểu hiện của sự
chậm phát triển kéo dài hay một dấu hiệu của sự chậm lớn trong quá khứ.
+ Thể gầy còm (Wasting) cân nặng theo chiều cao của trẻ tụt xuống, phản
ánh tình trạng thiếu dinh dưỡng cấp tính do không lên cân hoặc đang tụt cân.
1.6. NGUYỄN NHÂN SUY DINH DƯỠNG
Ngày nay người ta biết rõ “SDD luôn luôn là vấn đề sinh thái”, là kết quả
tổng hợp của nhiều yếu tố nguyên nhân cùng tác động trong một môi trường
sinh thái xã hội ở mỗi địa phương và nguyên nhân gốc rễ của nó là đói nghèo và
thiếu kiến thức [30].
Người ta chia nguyên nhân suy dinh dưỡng ra làm 2 nhóm nguyên nhân
chính:
1.6.1. Nguyên nhân trực tiếp
1.6.1.1. Dinh dưỡng: Chủ yếu là nuôi trẻ không đúng cách như thiếu về số
lượng, chất lượng, thức ăn không phù hợp với lứa tuổi, cai sữa hay chế độ ăn bổ
sung không đúng cách, kiêng khem quá mức trong thời gian trẻ bị bệnh.
Nguyên nhân sâu xa của vấn đề là do bà mẹ thiếu kiến thức về dinh dưỡng.
Nguyên nhân này chiếm 60% suy dinh dưỡng.
1.6.1.2. Nhiễm khuẩn:
9

- Nhiễm khuẩn tiên phát: Hay gặp ở trẻ sau khi bị sởi, ho gà, lao sơ nhiễm,
nhiễm trùng đường tiểu tái diễn, phế quản phế viêm, nhiễm ký sinh trùng đường
ruột.
- Nhiễm khuẩn thứ phát: Trẻ bị SDD rất dễ bị nhiễm trùng và làm cho tình
trạnh này ngày càng nặng hơn.
- Nhiễm trùng có thể gây ra chán ăn, làm giảm thu nhận, hấp thu và sử dụng
chất dinh dưỡng gây ra SDD [37]. SDD làm giảm sức đề kháng của cơ thể càng
làm cho trẻ dễ bị nhiễm trùng. Đây là một vòng xoắn bệnh lý.

1.6.1.3. Các nguyên nhân khác: trẻ bị dị tật bẩm sinh như: sứt môi, hở hàm
ếch, hẹp phì đại môn vị, tim bẩm sinh, Langdon Dow.
1.6.2. Nguyên nhân sâu xa (nguyên nhân gián tiếp)
1.6.2.1. Yếu tố xã hội
- Điều kiện kinh tế xã hội thấp: Thiên tai, chiến tranh, làm cho kinh tế chậm
phát triển, việc cung cấp, phân phối lương thực, thực phẩm không đảm bảo.
Theo điều tra của Viện dinh dưỡng Trung ương vào 3 năm 1987 - 1989 số
hộ gia đình thiếu năng lượng cho mỗi bữa ăn là 22,5% [23].
- Trình độ văn hoá thấp thiếu kiến thức về dinh dưỡng và chăm sóc Y tế,
còn nhiều tập quán lạc hậu về dinh dưỡng và chăm sóc trẻ nhất là khi trẻ ốm,
thiếu thời gian chăm sóc trẻ, theo Viện dinh dưỡng Trung ương thì trong số trẻ
SDD có 1/3 do thiếu ăn, 1/3 do thiếu kiến thức và 1/3 do nhiễm khuẩn [23].
- Tổ chức y tế xã hội yếu kém: Không thực hiện được các chương trình
kiểm soát và phòng bệnh một cách hiệu quả. Môi trường sống thiếu vệ sinh (tỷ
lệ hộ sử dụng 3 công trình vệ sinh thấp) [23].
1.6.2.2. Nhóm yếu tố y tế
- Trẻ bị nhiễm trùng kéo dài.
- Trẻ đẻ non hay nhẹ cân khi sinh, sinh đôi, sinh ba.
- Sai lầm về chế độ ăn.
- Mồ côi mẹ, mẹ sống một mình, gia đình đông con, con so ở bà mẹ trẻ tuổi.
10

* Theo điều tra của Ủy ban bảo vệ bà mẹ trẻ em trung ương thì nguyên nhân
suy dinh dưỡng của trẻ em Việt Nam là:
- Thiếu kiến thức về nuôi dưỡng và chăm sóc của cha mẹ và người nuôi trẻ.
- Chế độ ăn của trẻ không đảm bảo về số lượng và chất lượng.
- Chế độ chăm sóc bà mẹ, trẻ em và phòng chữa bệnh chưa tốt.
Trong thực tế mỗi trẻ SDD thường có nhiều nguyên nhân phối hợp, phần
lớn các báo cáo tổng kết SDD chỉ chú trọng khai tác về nguyên nhân y tế, chưa
nêu được con số cụ thể về các nguyên nhân xã hội. Hoạt động phòng chống

SDD là hoạt động của toàn xã hội, của sự phối kết hợp nhiều ngành, nhiều cấp
trong đó ngành y tế đóng vai trò chủ đạo.
1.7. PHÒNG CHỐNG SUY DINH DƯỠNG
- Suy dinh dưỡng là vấn đề dinh dưỡng cộng đồng quan trọng nhất hiện nay
trên thế giới cũng như ở nước ta. Nghèo đói và thiếu kiến thức là nguyên nhân
gốc rễ của SDD, chính vì nghèo đói mới phải phòng chống suy dinh dưỡng
(PCSDD). Cần phải làm ngay những việc có thể làm được và biến những việc
cần phải làm thành những việc có thể thực hiện được. Do nguyên nhân phức tạp
nên chiến lược phòng chống SDD phải là một chiến lược lồng ghép trong đó vai
trò phụ nữ và hộ gia đình rất quan trọng.
Cần làm cho mọi người hiểu rõ tầm quan trọng của bệnh, đẩy mạnh công tác
giáo dục SK cho các bà mẹ, chú trọng đến giáo dục dinh dưỡng.
Việc phát hiện và điều trị trẻ SDD nhẹ và trung bình rất quan trọng.
Muốn hạ thấp tử vong của SDD thì phải thu nhận và điều trị SDD nặng.
Vì nguyên nhân trực tiếp của SDD là thiếu dinh dưỡng nên trong mọi thể
SDD việc ăn uống phải được xem là phương tiện điều trị chủ yếu và được coi là
“ăn điều trị” [34].
1.7.1. WHO đề ra chiến lược chăm sóc sức khoẻ ban đầu gồm 8 nội dung
(ELEMENTS) và Việt Nam thêm hai nội dung:
1- Giáo dục sức khoẻ.
11

2- Chữa bệnh tại nhà và xử lý vết thương thông thường.
3- Chương trình tiêm chủng mở rộng.
4- Kế hoạch hoá gia đình và chăm sóc bà mẹ và trẻ em.
5- Đảm bảo thuốc thiết yếu.
6- Cải tiến bữa ăn, dinh dưỡng hợp lý, vệ sinh thực phẩm.
7- Phòng và chống các bệnh xã hội và bệnh dịch.
8- Cung cấp nước sạch và thanh khiết môi trường.
9- Quản lý sức khoẻ.

10- Kiện toàn mạng lưới y tế.
1.7.2. Phương hướng phòng chống SDD của WHO (GOBIFFF):
1- G: Growth monitoring: Theo dõi sự phát triển cân nặng.
2- O: Oral rehydration: Phục hồi mất nước do ỉa chảy bằng đường uống.
3- B: Breast feeding: Bú mẹ.
4- I: Immunization: Tiêm chủng mở rộng.
5- F: Family planing: Kế hoạch hoá gia đình.
6- F: Female education: Giáo dục bà mẹ.
7- F: Supplementary food: Thức ăn bổ sung.
1.7.3. Chiến lược phòng chống SDD ở Việt Nam [21]:
Qua theo dõi những thành tựu và thất bại trong chương trình PCSDD ở các
nước trên thế giới, Việt Nam đã đề ra chiến lược PCSDD như sau:
- Hoạt động PCSDD cần lấy phương châm “dự phòng” nghĩa là đảm bảo trẻ
em sinh ra khoẻ mạnh được chăm sóc để không SDD làm chính.
Đây là một chiến lược đảm bảo cho trẻ dinh dưỡng tốt nhất ngay từ khi lọt
lòng mẹ có ý nghĩa dự phòng quan trọng, bao gồm đảm bảo cho người mẹ khoẻ
mạnh, DD tốt trong thời gian có thai và chăm sóc tốt ngay từ khi trẻ mới đẻ.
- Tập trung vào việc cải thiện thực hành chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ và bà
mẹ tại hộ gia đình.
12

Hiện nay xu hướng giảm tỷ lệ SDD còn chậm, một trong những nguyên
nhân là việc thay đổi hành vi chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ em diễn ra ở mỗi hộ
gia đình còn chậm. Hơn nữa cải thiện tình trạng sức khoẻ và dinh dưỡng cho
người mẹ có ý nghĩa quan trọng tới PCSDD trẻ em. Muốn có sự thay đổi đó,
các hoạt động cần tập trung vào hộ gia đình để tạo nên sự tham gia một cách
chủ động của các thành viên trong hộ gia đình.
- Tập trung vào thời điểm cần các chăm sóc tốt nhất (trẻ dưới 2 tuổi). Khi
trẻ từ tháng thứ 4 - 6, tình trạng SDD bắt đầu xuất hiện và tăng dần theo tuổi.
Trẻ dưới 2 tuổi là giai đoạn sự chuyển tiếp về nuôi dưỡng đồng thời dễ mắc các

bệnh nhiễm khuẩn. Do vậy, đây là giai đoạn cần có sự chăm sóc đặc biệt.
- Các hoạt động ở xã cần cụ thể trên cơ sở một nội dung chăm sóc SDD thiết
yếu đó là:
+ Bú sữa mẹ hoàn toàn 6 tháng đầu.
+ Ăn bổ sung hợp lý từ tháng thứ 6 và tiếp tục bú mẹ đến 24 tháng.
+ Cung cấp đủ Vitamin A cho bà mẹ và trẻ em.
+ Bà mẹ có thai dùng viên sắt Folic.
+ Chăm sóc dinh dưỡng trong và sau khi mắc bệnh.
+ Phòng chống các bệnh giun sán.
+ Theo dõi tăng trưởng và giáo dục truyền thông dinh dưỡng.
Ngoài ra còn khuyến khích các gia đình sử dụng muối iode.
- Cần có sự phối hợp liên ngành một cách chặt chẽ ở từng cấp. Ở các địa
phương cần có sự chỉ đạo và hỗ trợ của các cấp chính quyền, sự phối hợp của
các ban ngành đoàn thể. Mục tiêu hạ thấp tỷ lệ SDD trẻ em cần trở thành mục
tiêu phấn đấu cũng như xây dựng kế hoạch của từng địa phương.
- Tăng cường công tác theo dõi, giám sát các hoạt động và đánh giá các hiệu
quả can thiệp thực hiện mục tiêu PCSDD trẻ em.
Kế hoạch hành động quốc gia về dinh dưỡng cho giai đoạn 2001 - 2010:
13

Ngày 22/02/2001 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt chiến lược về dinh
dưỡng giai đoạn 2001 - 2010 (Quyết định số 21/2001/QĐ-TTg) với các giải
pháp và chính sách sau [28].
1. Cải thiện dinh dưỡng và chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm:
- Giáo dục và phổ cập kiến thức dinh dưỡng cho toàn dân.
- Đảm bảo an ninh thực phẩm ở cấp gia đình.
- Phòng chống SDDPNL ở trẻ em và bà mẹ.
- Phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng.
- Phòng chống các bệnh mạn tính liên quan đến dinh dưỡng.
- Lồng ghép hoạt động dinh dưỡng trong CSSKBĐ.

- Đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Theo dõi, đánh giá, giám sát dinh dưỡng.
- Xây dựng mô hình điểm để rút kinh nghiệm chỉ đạo.
2. Các chính sách có liên quan chặt chẽ đến dinh dưỡng:
- Đảm bảo an ninh lương thực quốc gia.
- Thúc đẩy xoá đói giảm nghèo.
- Cải thiện cơ sở hạ tầng, dịch vụ thiết yếu cho công tác chăm sóc sức khoẻ
bà mẹ trẻ em.
3. Chính sách hỗ trợ dinh dưỡng:
- Đưa chỉ tiêu dinh dưỡng vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa
phương.
- Hoàn thiện các chính sách hỗ trợ chăm sóc dinh dưỡng.
- Xã hội hoá công tác dinh dưỡng.
4. Đầu tư để thực hiện chiến lược:
- Đầu tư từ ngân sách nhà nước.
- Phát huy nội lực và huy động cộng đồng.
- Tăng cường hợp tác quốc tế về dinh dưỡng.
14

Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu: các bà mẹ có con dưới 5 tuổi và trẻ dưới 5 tuổi tại xã
Phước Năng, huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam.
Đặc điểm chung:
Xã Phước Năng nằm ở phía tây nam huyện Phước Sơn cách trung tâm
huyện 8 km, có đường Hồ Chí Minh đi qua. Dân số toàn xã 1.937 gồm 1.016
nam và 921 nữ, với diện tích 7.205 ha trong đó đất nông nghiệp là 5.185 ha. Xã
có 05 thôn, 01 trường phổ thông cơ sở, 02 trường mẫu giáo, 01 trường dân tộc
nội trú vùng trung, không có chợ.

* Sản lượng lương thực có hạt 312 tấn, 95% số hộ làm nông nghiệp (làm
ruộng và làm rẫy). Tỷ lệ hộ đói nghèo trên toàn xã là 69,4%, trong đó hộ đói
38,1% và hộ nghèo 31,3% .
* Trạm y tế nằm ở trung tâm của xã, gần đường Hồ Chí Minh, hoạt động
dưới sự lãnh đạo của Trung tâm y tế huyện và Uỷ ban nhân dân xã. Trạm có 05
cán bộ y tế gồm 01 Bác sỹ, 03 Y sỹ và 01 nữ hộ sinh, mỗi thôn có 01 nhân viên
y tế thôn bản được đào tạo 3 tháng.
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Đề tài được thiết kế theo phương pháp nghiên cứu ngang, mô tả [8],.
2.2.2. Thu thập thông tin
Dựa vào công cụ thu thập thông tin bằng phiếu câu hỏi phỏng vấn các bà
mẹ, cân, thước đo.
2.2.2.1. Các nội dung cần thu thập
15

+ Tuổi của trẻ và mẹ
+ Cân nặng của trẻ và mẹ
+ Chiều cao của trẻ và mẹ
+ Số con trong gia đình
+ Giới
+ Dân tộc
+ Vấn đề bú mẹ
+ Ăn dặm
+ Tình trạng lúc sinh
+ Nghề nghiệp
+ Trình độ văn hóa của mẹ
+ Hiểu biết của mẹ về cách nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ
+ Ăn uống của mẹ lúc có thai và cho con bú
+Tuổi mang thai đầu tiên

+ Tiêm chủng
+ Uống Vitamin A
+ Xổ giun định kỳ
+ Điều kiện kinh tế gia đình
+ Tiền sử ốm đau của trẻ trong 2 tuần qua
Các chỉ số được sử dụng trong nghiên cứu [3].
- Cân nặng theo tuổi (WFA)
- Chiều cao theo tuổi (HFA)
- Cân nặng theo chiều cao (WFH)
2.2.2. 2. Kỹ thuật thu thập số liệu
Cách tính tuổi:
Theo quy ước của TCYTTG (1983) hiện đang được áp dụng ở Việt nam [3].
Tính tuổi theo tháng (đối với trẻ < 5 tuổi): Quy ước
16

- Từ lúc mới sinh đến trước ngày tròn tháng (từ 1 đến 29 ngày còn gọi là
tháng thứ nhất) được coi là 1 tháng tuổi.
- Từ ngày tròn 1 tháng đến trước ngày tròn 2 tháng (từ 30 đến 59 ngày là
tháng thứ 2) được coi là 2 tháng tuổi.
- Tương tự, kể từ ngày tròn 11 tháng đến trước ngày tròn 12 tháng (tức
tháng thứ 12) được coi là 12 tháng tuổi.
Tóm lại, lấy ngày sinh làm mốc, trẻ đang ở tháng thứ bao nhiêu thì bấy
nhiêu tháng tuổi.
Tính tuối theo năm
- Từ sơ sinh đến trước ngày đầy năm (tức là năm thứ nhất) gọi là 0 tuổi
hay dưới 1 tuổi.
- Từ ngày tròn năm đến trước ngày sinh nhật lần thứ 2 gọi là 1tuổi.
Tóm lại, kể từ ngày sinh nhật thứ bao nhiêu thì trẻ bấy nhiêu tuổi [3], [9].
Dùng lịch âm dương để quy đổi khi người mẹ không nhớ ngày sinh của trẻ là
dương lịch.

- Thời điểm nghiên cứu là 03/2009
Kỹ thuật thu thập cân nặng và chiều cao [3].
- Đo cân nặng:
+ Dùng cân MODEL MP 25, được sản xuất tại Anh với 25kg, sai số 100g.
+ Đặt cân ở vị trí bằng phẳng, chỉnh cân về số 0 trước khi cân. Hàng ngày
kiểm tra độ nhạy, độ chính xác của cân.
+ Chuẩn bị nơi cân:
Dùng dây thừng buộc trên cánh cửa lớn ra vào, sau đó móc cân vào sao
cho mặt đồng hồ ngang với mắt của người cân để dễ quan sát và đọc kết quả.
Phần dưới cân được móc vào một chiếc nôi để trẻ có thể nằm vào. Người cân
17

phải chủ động trừ ngay trọng lượng cân (nếu cần đặt thêm gối hoặc đồ chơi để
được tròn số).
+ Kỹ thuật cân:
Khi đặt trẻ vào nôi cần dỗ trẻ. Bỏ giày dép, mũ, khăn tả (nếu có), đọc
nhanh kết quả khi kim đồng hồ đứng yên. Kết quả được ghi theo đơn vị kg với
một số lẻ.
- Đo chiều cao đứng ở trẻ từ 2- 5 tuổi:
+ Dụng cụ : Sử dụng thước đo Somatometre, 04,116 microtoise của Pháp
+ Chuẩn bị nơi đo:
Thước được kéo ra hết hoàn toàn, nơi đầu trên của thước được cố định
bằng chiếc đinh gắn trên tường nhà với mặt nền nhà bằng phẳng, không gồ ghề.
Phần dưới của thước có thể di chuyển lên xuống để đo chiều cao đứng của trẻ.
+ Cách đo:
Cho trẻ bỏ guốc dép, đứng quay lưng vào tường. Gót chân, mông, vai và
đầu theo một đường thẳng đứng áp sát vào tường, mắt nhìn thẳng về phía trước
theo một đường thẳng nằm ngang, hai tay bỏ thõng hai bên mình. Dùng phần di
chuyển của thước gọi là phần chắn đầu áp sát đỉnh đầu thẳng góc với thước đo,
chú ý bỏ cặp, cài tóc của trẻ nữ để có số đo chính xác. Đọc kết quả và ghi số

centimete với một số lẻ
- Trẻ dưới 2 tuổi đo chiều dài nằm:
+ Chuẩn bị thước đo:
Thước đo được làm bằng gỗ, phẳng, có chiều dài khoảng 85cm, có thể gấp
được để dễ di chuyển từ nơi này đến nơi khác. Một đầu thước được nối với một
mảnh gỗ khác bằng phẳng được gọi là “phần chặn đầu”. Ngoài ra còn có “cái
đặt chân” được tạo bởi 2 mảnh gỗ vuông góc với nhau và có thể di chuyển lên
18

xuống theo thước đo, 2 bên thước đo cố định 2 thước dây không thun giãn có
vạch chia mỗi centimete.
+ Kỹ thuật đo:
Thước đo để trên mặt phẳng cứng ổn định. Đặt trẻ lên thước đo, giữ đầu
trẻ bằng hai tay. Đặt đầu trẻ áp sát vào “phần chặn đầu” của thước, mắt trẻ nhìn
thẳng, hai tay để duỗi thoải mái. Người đo đứng ở bên phải của đứa trẻ giữ chân
trẻ thẳng đứng với giá thước đo. Đặt mảnh gỗ chặn sát gót chân trẻ (gót chân sát
với mặt thước, 2 bàn chân thẳng đứng). Đọc kết quả trên thước đo, ghi số
centimete với một số lẻ.
- Cân mẹ : Sử dụng cân điện tử loại Seca của UNICEF được sản xuất tại Úc.
- Đo chiều cao của bà mẹ: Tiến hành như đo chiều cao đứng cho trẻ.
Thu thập thông tin:
Dựa vào bộ câu hỏi đã chuẩn bị sẵn nhằm thu thập các thông tin liên quan
đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ từ việc phỏng vấn bà mẹ.
Thiết kế bộ câu hỏi theo đúng 4 nguyên tắc sau đây:
- Bộ câu hỏi phải được thiết kế riêng rẽ để thu thập số liệu cho từng cá
thể và thuận tiện cho việc phân tích số liệu
- Tất cả thông tin đều rõ ràng
- Bộ câu hỏi để sử dụng và bố trí hợp lý với mỗi tiết mục liên tiếp một
cách chính xác
- Mỗi bộ câu hỏi được sắp xếp để thu thập số liệu nhanh chóng và xử lý dễ dàng

2.2.3. Phân loại tình trạng dinh dưỡng
Cách phân loại và nhận định các chỉ tiêu nhân trắc được sử dụng có tính
chất quốc tế về tình trạng dinh dưỡng của trẻ em [3].
2.2.3.1. Cân nặng theo tuổi
Cân nặng theo tuổi của mỗi lứa tuổi được so sánh với cân nặng của trẻ
cùng tuổi, cùng giới của quần thể tham chiếu quốc tế NCHS. WHO đề nghị lấy
19

im ngng di 2 lch chun (-2SD) so vi qun th tham kho NCHS
coi l SDD. Thang phõn loi cỏc mc suy dinh dng nh sau:
T di - 2SD n - 3SD : Suy dinh dừng 1 (va)
T di - 3SD n - 4SD : Suy dinh dng 2 (nng)
Di - 4SD : Suy dinh dng 3 (rt nng)
Nhng tr cú cõn nng mc - 2SD tr lờn c coi l bỡnh thng.
2.2.3.2. Chiu cao theo tui
Chiu cao c so sỏnh vi tr cựng tui, cựng gii ca qun th tham
kho NCHS. Thang phõn loi da theo lch chun nh sau:
T - 2SD tr lờn : Coi l bỡnh thng
T di - 2SD : Suy dinh dng 1(va)
Di - 3SD : Suy dinh dng 2 (nng)
2.2.3.3. Cõn nng theo chiu cao
Cỏc im ngng ging 2 ch tiờu trờn. Khi c hai ch s chiu cao theo
tui v cõn nng theo chiu cao u thp hn im ngng ngh, a tr b
SDD th phi hp va gy cũm va cũi cc.
2.2.3.4. ỏnh giỏ tỡnh trng dinh dng ca m
Ch s khi c th (BMI) c tớnh theo cụng thc:
2
(cm)) cao (Chióửu
(kg) Cỏn nỷng


=
BMI
Gy: Tỡnh trng gy hay thiu nng lng trng din khi BMI <18,5.
2.2.3.5. Yu t kinh t
Da theo quyết định 170/2005/QĐ-TTg ngày 08/7/2005 của Thủ tớng
Chính phủ ban hành chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006 - 2010 thu nhập
bình quân đầu ngời cho từng vùng nh sau :
Khu vực nông thôn: 200.000 đồng/ ngời/ tháng hoặc 2.400.000 đồng/ ng-
ời/ năm.
20

Khu vực thành thị: 260.000 đồng/ ngời/ tháng hoặc dới 3.120.000 đồng/
ngời/ năm [27].
Những hộ có thu nhập bình quân đầu ngời dới mức qui định nêu trên đợc
xác định là hộ nghèo.
i chiu danh sỏch iu tra ca phũng thng binh xó hi huyn .
2.3. X lý s liu
Cỏc s liu c mó húa v x lý trờn mỏy vi tớnh, phn mm EPI INFO
version 6,04b thỏng 1 nm 1997 ca trung tõm Giỏm sỏt bnh tt ca Hoa K
(CDC) phi hp vi T chc Y t th gii, Geneva, Thy S v SPSS.
Kt qu c sp xp theo cỏc bng, biu [8], [12].
+ Tui sinh con u c nhúm:
- 18 tui
- >18 tui
+ Trỡnh hc vn m c nhúm thnh:
- cp 1
- cp 2
+ S con c nhúm thnh:
- 2 con
- >2 con

+ Kinh t xp theo nhúm n, v thiu n
+ Dõn tc bao gm:
- Ngi Kinh v
- Ngi thiu s
+ Thi gian cho bỳ c nhúm thnh;
- >30 phỳt v
- 30 phỳt
+ Thi gian n dm nhúm thnh:
21

- <6 tháng và
- ≥ 6 tháng
+ Thời gian cai sữa nhóm thành:
- <12 tháng và >24 tháng
- 12 - 24 tháng
• Sử dụng tets χ
2
khi so sánh ≥ 2 tỷ lệ quan sát.
- Chỉ định dùng test khi bình phương (χ
2
):
Khi muốn so sánh sự khác nhau giữa các tỷ lệ của các sự kiện nào đó ta
có thể nhìn vào tỷ lệ thực của nó (ví dụ 50 %> 45%). Tuy nhiên, trong nghiên
cứu khoa học ta luôn luôn phải trả lời thêm câu hỏi là sự khác biệt giữa các tỷ lệ
này có ý nghĩa thống kê hay không? Bằng cách sử dụng test χ
2
, ta có thể trả lời
được câu hỏi này.
- Công thức tính nhanh χ
2

với bảng 2 x 2
d)c)(cd)(ab)(c(a

2
)
2
n
- bc - adn(

2
++++

- Khi số liệu nhiều hơn bảng 2 x 2 thì tính theo công thức
P

2
)P -O (

2


22

Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Qua điều tra 193 bà mẹ, gồm 205 trẻ tại xã Phước Năng, huyện Phước
Sơn, tỉnh Quảng nam cho kết quả như sau:
3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CÁ NHÂN VÀ HOÀN CẢNH GIA ĐÌNH
3.1.1. Đặc điểm cá nhân của các bà mẹ
Bảng 3.1. Đặc điểm cá nhân của các bà mẹ

Yếu tố khảo sát Mức độ Số bà mẹ Tỷ lệ %
Dân tộc
Kinh 17 8,3
Dân tộc 188 91,7
Tổng 205 100
Văn hoá
≤ cấp I 155 75,6
≥ cấp II 50 24,4
Tổng 205 100
Nhận Xét:
- Phần lớn là các bà mẹ là người dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ 91,7%.
- Tỷ lệ bà mẹ có học vấn ≤ cấp I chiếm 75,6%, cao gấp 3.5 lần so với bà mẹ
có trình độ văn hóa ≥ cấp II 24,4%.
3.1.2. Đặc điểm kinh tế gia đinh
Bảng 3.2. Đặc điểm kinh tế gia đình
Yếu tố khảo sát Mức độ Số hộ Tỷ lệ %
Kinh tế Thiếu ăn 145 70,7
Đủ ăn 60 29,3
Tổng 205 100
Phương tiện Radio-Tivi 113 58,5
Xe máy 63 32,6
Nhận xét: - Tỷ lệ hộ nghèo : 70,7 %, cao gấp 2.2 lần so với hộ đủ ăn
3.2. PHÂN BỐ TỶ LỆ SUY DINH DƯỠNG
3.2.1. Trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng cân nặng / tuổi theo nhóm tuổi
Bảng 3.3.Phân bố tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi SDD cân nặng / tuổi theo nhóm
tuổi
23

Nhóm
tháng tuổi

Số trẻ Suy dinh dưỡng Phân loại
Số lượng Tỉ lệ % Độ I Độ II Độ III
0 -< 12 27 03 11,1 7,4 3,7 0,0
12- < 24 31 15 48,4 41,9 6,5 0,0
24- < 36 48 14 29,2 25,0 4,2 0,0
36- < 48 49 16 32,7 32,7 0,0 0,0
48- < 60 50 15 30,0 26,0 4,0 0,0
Tổng 205 63 30,7 27,3 3,4 0,0
p <0,05
Nhận xét:
- Tỷ lệ SDD trẻ em dưới 5 tuổi là 30,7%; SDD độ I chiếm 27,3%; độ II
chiếm 3,4% và không có trẻ bị SDD độ III.
- Tỷ lệ SDD cao nhất ở nhóm tuổi 12 - < 24 tháng chiếm 48,4% và thấp nhất
ở nhóm tuổi 0 – 12 tháng chiếm 11,1%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
(p<0,05)
Biểu đồ: 3.1. Phân bố tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi SDD cân nặng / tuổi
theo nhóm tuổi
3.2.2.Trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng chiều cao / tuổi theo nhóm tuổi
Bảng 3.4. Phân bố tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi SDD chiều cao / tuổi theo nhóm
tuổi
Nhóm
tháng tuổi
Số trẻ
cân đo
Suy dinh dưỡng Phân loại
Số lượng Tỉ lệ % Độ I Độ II
0 -< 12 27 03 11,1 11,1 0,0
12- < 24 31 18 58,1 38,7 19,4
24- < 36 48 18 37,5 29,2 8,3
24

Tỷ lệ %
Nhóm tuổi

36- < 48 49 25 51,0 38,8 12,2
48- < 60 50 24 48,0 38,0 10,0
Tổng 205 88 42,9 32,7 10,2
p <0,01 -
Nhận xét:
- Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị SDD thể thấp còi là 42,9%; mức độ nặng là
10,2% và mức độ rất nặng là không có.
- Tỷ lệ SDD ở nhóm tuổi cao nhất là 12 - < 24 tháng tuổi chiếm 58,1% và
thấp nhất ở lứa tuổi 0 - < 12 tháng tuổi chiếm 11,1%.
Biểu đồ: 3.2. Phân bố tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi SDD chiều cao / tuổi
theo nhóm tuổi
3.2.3. Trẻ em dưới 5 tuổi SDD cân nặng / chiều cao theo nhóm tuổi
Bảng 3.5. Phân bố tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi SDD cân nặng / chiều cao theo
nhóm tuổi
Nhóm tháng tuổi Số trẻ cân đo Suy dinh dưỡng
Số lượng Tỉ lệ %
0- < 12 27 01 3,7
12- < 24 31 00 0,0
24- < 36 48 02 4,2
36- < 48 49 01 2,0
48- < 60 50 02 4,0
Tổng 205 06 2,9
Nhận xét:
25
Nhóm tuổi
Tỷ lệ %

×