Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

Đánh giá thực trạng áp dụng kỹ thuật nuôi ếch thái lan rana rugulosa quy mô hộ gia đình tại xã quang trung huyện ngọc lặc tỉnh thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (755.67 KB, 54 trang )

LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian học tại trƣờng Đại học Lâm nghiệp, để đánh giá kết quả
học tập và hoàn thiện quá trình học tập tại trƣờng, gắn lý thuyết vào thực tiễn.
Đƣợc sự đồng ý của Đại học Lâm nghiệp, Khoa Quản lý tài nguyên rừng và Môi
trƣờng, cùng thầy giáo hƣớng dẫn, em đã tiến hành thực hiện khóa luận tốt
nghiệp với đề tài: “Đánh giá thực trạng áp dụng kỹ thuật nuôi Ếch thái lan
(Rana rugulosa) quy mơ hộ gia đình tại xã Quang Trung, huyện Ngọc Lặc,
tỉnh Thanh Hóa”.
Sau một thời gian làm việc nghiêm túc, báo cáo của em đã hoàn thành.
Trong thời gian thực hiện đề tài, ngoài nỗ lực của bản thân, em đã nhận đƣợc rất
nhiều sự giúp đỡ của các thầy cơ giáo, các cá nhân trong và ngồi trƣờng.
Nhân dịp này, em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới các thầy cô
trƣờng Đại học Lâm nghiệp, các thầy cô trong Khoa Quản lý tài nguyên rừng và
Môi trƣờng đã truyền đạt kiến thức quý báu cho em trong thời gian học tập tại
trƣờng. Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn thầy giáo TS.Nguyễn Đắc Mạnh đã
ln quan tâm, tận tình hƣớng dẫn và đóng góp những ý kiến quý báu cho em
trong thời gian hoàn thành khóa luận.
Đồng thời em xin cảm ơn các cơ gì, chú bác chủ hộ ni ếch tại xã Quang
Trung đã tạo điều kiện, tận tình giúp đỡ em trong thời gian nghiên cứu tại địa
phƣơng.
Mặc dù đã rất cố gắng nhƣng do thời gian nghiên cứu có hạn, kiến thức
của bản thân cịn nhiều hạn chế nên bài khóa luận của em khơng thể tránh khỏi
thiếu xót. Em rất mong nhận đƣợc sự đóng góp ý kiến từ các quý thầy cô.
Em xin chân thành cảm ơn !
Hà nội ngày 8 tháng 6 năm 2016
Sinh viên thực tập
Lê Đình Kiêm


TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Đề tài “Đánh giá thực trạng áp dụng kỹ thuật nuôi Ếch thái lan (Rana


rugulosa) quy mô hộ gia đình tại xã Quang Trung, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh
Hóa” đƣợc thực hiện từ tháng 3 đến tháng 5 năm 2016. Đề tài phỏng vấn trực
tiếp 10 hộ gia đình ni Ếch trong bể xi măng và lồng lƣới theo mẫu soạn sẵn
với những nội về kết cấu mơ hình ni, kỹ thuật nhận ni, hiệu quả kinh tế và
nhận thức của ngƣời dân về mơ hình này. Qua khảo sát thực tế cho thấy nghề
nuôi Ếch khá đơn giản và mang lại lợi nhuận ổn định cho ngƣời dân. Bằng các
phƣơng pháp phỏng vấn trực tiếp, khảo sát thực tế kết hợp với kế thừa tài liệu,
đề tài tƣ liệu hóa kỹ thuật và các phƣơng pháp nhân ni lồi Ếch thái lan trong
quy mơ hộ gia đình, hoặc có thể áp dụng cho quy mơ cơng nghiệp. Các kỹ thuật
nuôi sinh sản và nuôi thƣơng phẩm đƣợc thu thập chi tiết từ xây dựng chuồng
trại, chọn giống, chăm sóc, kỹ thuật ni sinh sản, các bệnh tật thƣờng gặp và
cách phịng trừ. Khi thực hiện mơ hình ni Ếch thái lan ngƣời ni thƣờng gặp
khó khăn nhất về chi phí và giá Ếch thƣơng phẩm, đề tài đề xuất một số giải
pháp để giảm thiểu chi phí đầu tƣ giúp nhân rộng hơn mơ hình chăn nuôi này.


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
TÓM TẮT KHÓA LUẬN
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................................... 1
Chƣơng I TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................................. 3
1.1 Tình hình ni ếch trên thế giới ...................................................................... 3
1.2 Tình hình ni ếch ở việt nam ........................................................................ 4
1.3 Tổng quan về ếch thái lan (Rana rugulosa)..................................................... 5
1.3.1 Phân loại ....................................................................................................... 5
1.3.2 Hình thái ....................................................................................................... 5
1.3.3 Đặc điểm phân bố......................................................................................... 7
1.3.4 Dinh dƣỡng................................................................................................... 7

1.3.5 Sinhtrƣởng .................................................................................................... 8
1.3.6 Sinh sản ........................................................................................................ 9
Chƣơng II ĐIỀU KIỆN CƠ BẢN CỦA KHU VỰC NGHIÊN CỨU ............... 11
2.1 Điều kiện tự nhiên ......................................................................................... 11
2.1.1 Vị trí địa lý ................................................................................................. 11
2.1.2 Địa hình ...................................................................................................... 11
2.1.3 Khí hậu, thời tiết......................................................................................... 11
2.1.4 Tài nguyên .................................................................................................. 12
2.2 Điều kiện kinh tế- xã hội ............................................................................... 13
2.2.1 Dân số và lao động ..................................................................................... 13


2.2.2 Cơ sở hạ tầng .............................................................................................. 14
2.2.3 Y tế, văn hóa, giáo dục ............................................................................... 15
Chƣơng III MỤC TIÊU, NỘI DUNG, PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........ 18
3.1 Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 18
3.1.1 Mục tiêu chung: .......................................................................................... 18
3.1.2 Mục tiêu cụ thể: .......................................................................................... 18
3.2.Nội dung nghiên cứu ..................................................................................... 18
3.3.Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................... 18
3.3.1 Phƣơng pháp kế thừa tài liệu...................................................................... 18
3.3.2 Phƣơng pháp phỏng vấn ngƣời chăn nuôi.................................................. 19
3.3.3 Phƣơng pháp khảo sát thực tế .................................................................... 20
Chƣơng IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .............................................................. 21
4.1 Kỹ thuật nuôi ếch thái lan ............................................................................. 21
4.1.1.Thiết kế, xây dựng chuồng trại .................................................................. 21
4.1.2. Kỹ thuật chọn và thả ếch giống ................................................................. 25
4.1.3 Thức ăn và kỹ thuật cho ăn ........................................................................ 26
4.1.4 Một số chú ý trong kỹ thuật chăm sóc ếch thƣơng phẩm ......................... 29
4.1.5 Kỹ thuật nuôi ếch sinh sản ........................................................................ 31

4.1.6 Bệnh tật và cách phòng trừ......................................................................... 34
4.2 Đánh giá những thuận lợi và khó khăn của địa phƣơng khi áp dụng kỹ thuật
chăn ni ếch thái lan .......................................................................................... 39
4.2.1.Thuận lợi .................................................................................................... 39
4.2.2.Khó khăn .................................................................................................... 40
4.3 Đề xuất hƣớng cải tiến kỹ thuật nuôi phù hợp với điều kiện địa phƣơng .... 42


4.3.1.Về xây dựng chuồng trại ............................................................................ 42
4.3.2. Về chọn con giống..................................................................................... 42
4.3.3. Về kỹ thuật cho ăn..................................................................................... 42
4.3.4.Về kỹ thuật chăm sóc ................................................................................. 43
4.3.5. Về phịng trừ dịch bệnh ............................................................................. 44
4.3.6.Chăm sóc và bảo vệ Ếch tránh đơng .......................................................... 44
KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ........................................................... 45
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1 Phân biệt Ếch đực cái........................................................................... 10
Bảng 3.1: Hệ thống cơ sở hạ tầng xã Quang Trung ............................................ 14
Bảng 3.2: Tình hình giáo dục, y tế của xã Quang Trung .................................... 16
Bảng 4.1: Đánh giá ƣu- nhƣợc điểm của hai kiểu chuồng nuôi ếch ................... 24
Bảng 4.2: Cân đối lƣợng thức ăn theo tuổi ếch................................................... 27
Bảng 4.3 : Lựa chọn cỡ thức ăn theo kích cỡ ếch ............................................... 27
Bảng 4.4: Tỷ lệ vitamin dùng cho các giai đoạn phát triển của Ếch .................. 28
Bảng 4.5: Lựa chọn thức ăn theo tuổi của nòng nọc ếch .................................... 33


DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1 Hình dạng ngồi Ếch thái lan (Rana rugulosa) ...................................... 6
Hình 1.2 Vịng đời phát triển của Ếch (Bùi Anh Tuấn, 2003) .............................. 8
Hình 1.3 Chu kỳ phát triển của phôi và hậu phôi của Ếch.................................. 10
Hình 4.1 Lồng ni ếch thƣơng phẩm ................................................................ 22
Hình 4.2 Bể xi măng nuôi ếch thƣơng phẩm hoặc ếch sinh sản. ....................... 23
Hình 4.3 Ếch giống.............................................................................................. 26
Hình 4.4 Một số loại vitamin thƣờng sử dụng cho ếch ....................................... 29


ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây ngành nhân nuôi động vật hoang dã đang phát
triển mạnh mẽ. Bên cạnh những lồi gia súc, gia cầm có giá trị kinh tế đang
đƣợc ni phổ biến thì hiện nay một số hộ dân ở Thanh Hóa đang có xu hƣớng
chuyển sang ni các lồi thủy đặc sản có giá trị nhƣ rắn, baba, Ếch,
lƣơn,…Trong đó, Ếch cũng đang là đối tƣợng đƣợc nhiều ngƣời quan tâm.
Các loài Ếch nhái đang là nguồn thực phẩm khá phổ biến đƣợc sử dụng tại
Việt Nam và một số quốc gia trên thế giới; các món ăn đƣợc chế biến từ ếch
nhái là món truyền thống trong nền văn hóa ẩm thực nhiều quốc gia. Thịt ếch
nhái có hàm lƣợng dinh dƣỡng cao; nhiều protein, chất béo, đƣờng, canxi, phốtpho, kali, natri, sắt, đồng, magiê, kẽm, selen, vitamin A, vitamin nhóm B, D, E,
biotin, caroten. Phân tích cụ thể cho thấy: trong 100g thịt Ếch có 75g nƣớc, 20g
protit, 1,1g lipit, 3,9g tro, 22 mg canxi, 159 mg photpho, 1,3 mg sắt, 0,04 mg
vitamin B1, 0,22 mg vitamin B12, 2,1 mg vitamin PP...cung cấp cho cơ thể
khoảng 92kcal ( Tuy nhiên với nhu cầu
sử dụng cao, số lƣợng Ếch nhái trong tự nhiên không thể cung cấp đủ, do vậy đã
mở ra nghề nuôi Ếch thƣơng phẩm ở Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới.
Tại Việt Nam nghề nuôi Ếch đã xuất hiện từ rất lâu, nhƣng chƣa có quy mơ
và kỹ thuật nuôi. Ban đầu ngƣời dân thu bắt Ếch giống từ đồng ruộng về ni
dƣỡng và thuần hóa, nhƣng do bản năng hoang dã sợ bóng ngƣời và thức ăn
khơng phù hợp nên không mang lại hiệu quả. Năm 2001, ông Đặng Ngọc Lý xã
Thạch Phú, Thạch Hà, Hà Tĩnh đã mở trang trại nhân ni lồi Ếch thái lan

(Rana rugulosa) với sự giúp đỡ của các chuyên gia Thái lan trên quy mơ 5ha.
Mơ hình chăn ni đã mang lại hiệu quả cao và có kinh nghiệm để chuyển giao
kỹ thuật cho các địa phƣơng khác. Qua tìm hiểu nguồn giống và kỹ thuật ni,
một số hộ gia đình tại xã Quang Trung, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa đã tiến
hành chăn ni thƣơng phẩm lồi Ếch thái lan quy mơ hộ gia đình. Trong q
trình chăn ni áp dụng kỹ thuật đƣợc bàn giao và học hỏi ban đầu hiệu quả
chƣa cao, do con giống bị ảnh hƣởng bởi các yếu tố môi trƣờng tại địa phƣơng.
1


Là một ngƣời con của xã Quang Trung, tham gia vào hoạt động ni Ếch thái
lan của gia đình từ khi còn nhỏ, nên bản thân cũng đã đúc kết đƣợc một số kinh
nghiệm chăn ni lồi ếch này. Vì lẽ đó tơi đã thực hiện khóa luận tốt nghiệp
với đề tài “Đánh giá thực trạng áp dụng kỹ thuật ni Ếch thái lan (Rana
rugulosa) quy mơ hộ gia đình tại xã Quang Trung, huyện Ngọc Lặc, tỉnh
Thanh Hóa”.
Trong khn khổ của một khóa luận tốt nghiệp, nghiên cứu sẽ tổng kết kỹ
thuật nuôi Ếch thái lan, đánh giá những thuận lợi và khó khăn của địa phƣơng
khi áp dụng kỹ thuật ni đƣợc chuyển giao; từ đó đúc rút những kinh nghiệm
để giảm thiểu chi phí và tối ƣu hóa lợi nhuận, hƣớng đến các vụ Ếch tiếp theo có
hiệu quả tốt hơn.

2


Chƣơng I
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Tình hình ni ếch trên thế giới
Ếch bị (Rana catesbeina) đƣợc ni ở Mỹ tập trung nhiều ở phía Đơng và
vùng núi Rockey.Ngồi Mỹ cịn có một số nƣớc ni Ếch bị phổ biến nhƣ

Mexico, Canada, Brazil, Ecudo. Ếch đƣợc nuôi trong các bể xi măng với
phƣơng pháp ƣớc hay phƣơng pháp khô và sử dụng thức ăn viên. Năng suất đạt
từ 4 - 6 kg/m2/vụ cho phƣơng pháp bể khô, 10 - 15 kg/m2/vụ cho phƣơng pháp
bể ƣớt. Gần đây một số nƣớc nhập khẩu và ni hiệu quả Ếch bị nhƣ Pháp,
Nhật, Tây Ban Nha, Ấn Độ và một số nƣớc phía đơng Châu Á ( John Backer,
1998; trích bởi Phạm Trí Hảo và ctv., 2005). Ở Đài Loan đã phát triển nghề ni
Ếch cơng nghiệp từ năm 1990. Với lồi Ếch bản địa Rana tigrina pan therina,
Figzinger. Ngƣời ta thu gom Ếch bố mẹ trƣởng thành từ tự nhiên và cho sinh
sản. Nòng nọc nở ra đƣợc tập cho ăn thức ăn chế biến đến khi thành Ếch giống.
Ếch giống bán ra đƣợc nuôi trong bể xi măng hay ao đất có lƣới bao quanh.
Thức ăn đƣợc sử dụng là thức ăn viên dạng nổi với hàm lƣợng protein 30 - 35%,
lipit 3%, để sử dụng nuôi đến thu hoạch. Hệ số sử dụng thức ăn là 1,5 - 2,0 (Lo
Chen, 1990). Ngồi ra Đài Loan cịn nhập giống Ếch bị Nam Mỹ (Rana
catesbeiana) để ni. Nhƣng do khí hậu mùa đơng thấp khơng thích hợp cho sự
phát triển của Ếch nên chỉ có thể ni đƣợc 8 - 9 tháng trong năm.
Thái Lan cũng phát triển nghề nuôi Ếch trong những năm qua với 2 loài bản
địa Ranatigerina tigrina, Rana rugulosa. Gần đây Thái Lan cũng nhập thêm Ếch
bò Nam Mỹ (Rana catesbeiana) nuôi thử nghiệm. Năm 1995, Thái lan có trên
300 trại ni Ếch quy mơ cơng nghiệp. Ếch đƣợc nuôi chủ yếu trong các bổ xi
măng với kích cỡ 3x4x1,2m, mức nƣớc từ 20 - 30 cm. Trong các bể đặt giá thể
để Ếch nhảy lên khỏi mặt nƣớc và cũng là nơi cho Ếch ăn. Mật độ ni 60 - 80
con/m2 nịng nọc và Ếch thịt đều đƣợc cho ăn bằng thức ăn viên với hàm lƣợng

3


protein dao động từ khoảng 40 - 28%. Trọng lƣợng 300 - 400g cho lài Ếch bị
sau khi ni 4 -5 tháng, cịn với Ếch bản địa thì phải mất 6 - 8 tháng ni.
1.2 Tình hình ni ếch ở việt nam
Ở Việt Nam loài Ếch bản địa Rana tigerina (hay cịn gọi là Ếch đồng)

đƣợc ni từ lâu ở một số địa phƣơng miền Bắc nhƣ: Đông Anh (Hà Nội), Hiệp
Hà, Yên Phong (Hà Bắc), Tử Lộc (Hải Hƣng), Thanh Tất (Hà Tây).
Gần đây một số nơi vùng ven Thành Phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh
Đồng Bằng Sông Cửu Long cũng bắt đầu nuôi Ếch đồng và Ếch thái lan. Nhƣng
hình thức ni cịn theo phƣơng pháp nuôi thủ công dân gian. Giống Ếch đƣợc
thu bắt từ tự nhiên đem về nuôi chủ yếu trong ao đất, thức ăn sử dụng là côn
trùng và cá tạp. Với phƣơng pháp ni này thì năng suất thấp, tỷ lệ hao hụt cao,
hiệu quả kinh tế chƣa tốt.Mặt khác, con giống ni cịn phụ thuộc nhiều vào tự
nhiên, nhƣng với mức độ khai thác Ếch thịt nhƣ hiện nay thì nguồn giống ngày
càng cạn kiệt, khan hiếm.
Sau khi du nhập vào Việt Nam Ếch thái lanđƣợc nhân nuôi rộng rãi. Ban
đầu Ếch đƣợc nhân nuôi tại các trang trại lớn và phổ biến rộng rái cho bà con.
Đƣợc biết, hiện nay nhiều tỉnh – thành trong nƣớc đang có nhiều nông
dân lập trại nuôi Ếch công nghiệp.Tại thành phố Hồ Chí Minh cũng có nhiều cơ
sở ni Ếch giống, trong đó có hai trại lớn mà chúng tơi đƣợc biết và có dịp ghé
thăm: đó là trại Ếch giống ở dốc cầu Trƣờng Phƣớc, quận 9, và trại Ếch
giống An Lộc ở số 94B/1055 đƣờng Nguyễn Văn Dung, phƣờng 17 quận Gò
Vấp do kỹ sƣ Phạm Thanh Tâm lập ra. Trại An Lộc đang ni 10 ngàn con
giống Ếch Bị (Bull Frog) và con số này sẽ còn tăng cao hơn nứa trong tƣơng lai
gần. Trại An Lộc trƣớc đây nuôi cá sấu, nay chuyển sang nuôi Ếch giống công
nghiệp, và dự định thuộc da Ếchđể nhồi bông, và tạo những mặt hàng mỹ nghệ
từ da Ếch.

4


1.3 Tổng quan về ếch thái lan (Rana rugulosa)
1.3.1 Phân loại
Theo Lê Thanh Hùng (2004), Trần Kiên và Nguyễn Thái Tự (1992), Ếch
thái lan đƣợc phân loại nhƣ sau:

Bộ: Anura
Bộ phụ: Phaneroglosa
Họ: Ranidae
Giống: Rana
Loài: Rana rugulosa (Wiegmann, 1834).
Hiện nay trên thế giới có khoảng 2.500 lồi Ếch nhái thuộc lớp lƣỡng thê và
đƣợc chia làm 3 bộ: bộ lƣỡng thê có đi (280 lồi), bộ lƣỡng thê khơng chân
(60 lồi), bộ lƣỡng thể khơng đi (2.100 lồi). Ếch là lồi lƣỡng thể không đuôi
sống đƣợc trên cả 2 môi trƣờng: cạn và nƣớc (Nguyễn Văn Kiểm và Bùi Minh
Tâm, 2005)
1.3.2 Hình thái
Hình thái cấu tạo của Ếch thái lan(Rana rugulosa) tƣơng tự nhƣ Ếch đồng ở
Việt Nam (Rana tigerina). Tuy nhiên chúng ta có thể phân biệt hai lồi dựa vào
những đặc điểm nhƣ sau: Ếch thái lan có kích thƣớc lớn hơn và màu sắc nhạt
hơn Ếch đồng, trên vành miệng Ếch thái lan có viền xanh nhạt, Ếch đồng khơng
có đặc điểm này.
Ếch thái lan có mình ngắn, khơng phân cách với đầu. Chiều dài thân trung
bình 7 -13cm, nặng 100 - 200g. Chân trƣớc có 4 ngón rời nhau, chân sau dài hơn
chân trƣớc và có 5 ngón dính liền nhau bằng màng mỏng (Nguyễn Văn Kiểm và
ctv., 2005). Các tuyến nhầy đƣợc tìm thấy trên da Ếch thái lan bởi hormone
tuyến giáp (Dent etal., 1973) giúp cơ thể chúng luôn ẩm ƣớt do đƣợc cấu tạo bởi
nhiều lớp, lớp thƣợng bìcó nhiều lớp tế bào và tuyến nhờn. Lớp hạ bì tiêu giảm
và chỉ dính với cơ bên dƣới làmthành những vách ngăn giữa các túi bạch huyết.
Do đó da Ếch thái lan chỉ dính với cơthể một số đƣờng nhất định. Miệng Ếch
rộng, mắt lồi, mi trên khơng cử động đƣợc, midƣới có thể che đậy mắt.Hai mũi
5


ở gần mõm đầu (Dƣơng Nhựt Long và ctv, 2007).Phần lƣng Ếch thái lan có màu
đất xám nâu nhạt, phần da bụng có màu trắng bạt, hai đùi có phần hoa văn sắc tố

màu xanh pha trắng bạt (Nguyễn Văn Kiểm và ctv., 2005). Mắt Ếch thái lan to
nhƣng kém phát triển, chỉ phân biệt đƣợc các vật di động. Chúng không thể
nhận biết đƣợc các vật bất động hay di động chậm. Ếch thái lan chỉ phân biệt
đƣợc 2 màu đỏ và xanh da trời. Khứu giác Ếch thái lan cũng kém phát triển
nhƣng thính giác lại rất tốt, có thể phát hiện tiếng động ở khoảng cách rất xa
(Bùi Minh Tâm và ctv., 2005).

Hình 1.1 Hình dạng ngồi Ếch thái lan (Rana rugulosa)
Ếch thái lan trao đổi khí chủ yếu qua da. Ngoài ra phổi Ếch thái lan cũng
là bộ máy hô hấp riêng là thanh quản. Da Ếch thái lan là một bộ phận đặc biệt và
có vai trò quan trọng đối với đời sống của chúng. Vì Ếch thái lan là lồi lƣỡng
cƣ nên da giữ chức năng hô hấp trong nƣớc và môi trƣờng ẩm ƣớt còn phổi chỉ
giúp Ếch thở trên cạn. (Dƣơng Nhựt Long và ctv., 2007). Hệ cơ của Ếch thái lan
đã hình thành những bó cơ riêng biệt (Trần Kiên, 1996). Hệ xƣơng của Ếch thái
lan vẫn chƣa hoàn chỉnh đối với đời sống trên cạn. Các chi đã phát triển nhƣng
chƣa đủ sức nâng đỡ cơ thể lên khỏi mặt đất. Sọ có khớp nối với đốt sống cổ đầu
tiên (Nguyễn Văn Kiểm và ctv.,2005).

6


1.3.3 Đặc điểm phân bố
Ếch thái lan có tên khoa học là Rana rugulosa và nguồn gốc từ Thái lan,
trong tự nhiên sinh sống ở các ao hồ, đầm lầy, kênh rạch…(Việt Chƣơng, 2003).
Hiện nay có nhiều quốc gia ƣơng ni theo quy mơ hộ gia đình và trang
trại nhƣ Ấn Độ, Singapore, Đài Loan, Việt Nam (Lê Thanh Hùng, 2004).
Những kết quả ban đầu cho thấy Ếch thái lan có khả năng thích ứng với
điều kiện ở Thanh Hóa. Nhiệt độ thích hợp để Ếch sinh trƣởng và phát triển
trong khoảng 25 – 320C, pH thích hợp khoảng 6,5 - 8,5; độmặn không quá 5‰
(Lê Thanh Hùng, 2004).

Khi đến mùa sinh sản, sau khi chọn đƣợc Ếch bố mẹ tốt, ta thả chúng vào
nơi cho đẻ đãđƣợc chuẩn bị từ trƣớc với tỷ lệ ghép đôi là 1 đực cho 1 cái, mật độ
thả 1 đôi/m2. NơiẾch đẻ phải thật yên tĩnh, Ếch thƣờng đẻ trứng ở vùng ven bờ,
các đám bèo, cạnh cácmô đất, rãnh nƣớc hoặc ao nhỏ….Trứng dính theo từng
mảng. Sau khi nở nịng nọcsống hồn tồn trong nƣớc thức ăn trong 10 ngày đầu
của nịng nọc chủ yếu gồm cácloại động vật phù du, giáp xác. Khi nịng nọc biến
thái thành Ếch con thì chúng có thểvừa sống dƣới nƣớc và trên cạn. Ếch thƣờng
có tập tính đào hang để ẩn nấp trốn tránh kẻ thù cũng nhƣ để giữ ẩm cho da
(Nguyễn Văn Kiểm và ctv., 2005)
1.3.4 Dinh dƣỡng
Trong tự nhiên, Ếch thái lan là lồi ăn động vật sống, có khe miệng rộng
và khoang miệng lớn, với cấu tạo miệng rộng, Ếch thái lan có thể nuốt con mồi
có kích thƣớc lớn nhƣ các lồi cơn trùng, giun, ốc… Răng Ếch thái lan nhỏ, hình
nón có tác dụng giữ con mồi, lƣỡi có thể cử động đƣợc có tác dụng bắt con mồi
(Nguyễn Văn Kiểm vàctv., 2005).
Đối với Ếch thái lan do đƣợc thuần dƣỡng nên chúng có thể sử dụng đƣợc
thức ăn tĩnh nhƣ thức ăn viên nổi hay thức ăn tự chế biến. Nịng nọc mới nở
sống chủ yếu bằng nỗn hồng, giai đoạn nịng nọc thức ăn chủ yếu là động vật
phù du, cá bột. Từ giai đoạn Ếch con đến Ếch trƣởng thành cho ăn thức ăn công
nghiệp, cua, ốc, cơn trùng. Ếch có đặc tính ăn lẫn nhau khi thiếu thức ăn (Lê
7


Thanh Hùng, 2004). Ếch bắt mồi chậm chạp, chúng bắt mồi nhờ lƣỡi dài, khi bắt
mồi Ếch mở miệng rộng tới mang tai, sau đó phóng đầu lƣỡi ra tới và dính con
mồi, khi nuốt mồi chúng nhắm hai mắt (Nguyễn Chung, 2007).
1.3.5 Sinhtrƣởng
Vịng đời của Ếch có thể chia làm 4 giai đoạn: trứng, nòng nọc, Ếch con
và Ếch trƣởng thành.


Hình 1.2 Vịng đời phát triển của Ếch (Bùi Anh Tuấn, 2003)
Theo Nguyễn Văn Kiểm và ctv.,(2005), trứng Ếch thái lan có cực động
vật có màu đen nữa trên và cực thực vật màu trắng ở nữa dƣới. Trong điều kiện
nhiệt độ 25 - 300C thời gian phát triển phơi là 18 - 24h. Sự biến thái của nịng
nọc thành Ếch con có thểchia làm 2 thời kỳ:
Thời kỳ I: Nịng nọc mới chỉ có đầu, thân và đi.
Khi mới nở nịng nọc chƣa có mắt, đi đơn giản nằm trong khối chất
nhầy.Sau 3 – 4 ngày nòng nọc xuất hiện mang ngồi, có đƣờng bên chƣa có

8


miệng mà chỉ có các giác bám hình chữ V giúp chúng bám vào cây cỏ thủy
sinh.Sau 4 - 6 ngày mang ngồi tiêu biến, mang trong hình thành. Cơ quan bám
tiêu biến và xuất hiện miệng phểu có răng môi và lổ thở, đuôi kéo dài, lổ hậu
môn và mắt xuất hiện.
Thời kỳ II: Xuất hiện các chi.
Chi trƣớc xuất hiện trƣớc ẩn dƣới da, tiếp theo chi sau xuất hiện. Đuôi và
mang tiêubiến đồng thời xuất hiện mi mắt, lƣỡi, phổi, cơ. Hệ tuần hồn, hệ tiêu
hóa, da cũng biến đổi. Sau đó nịng nọc trở thành Ếch con.Khi tới thời kỳ biến
thái các tuyến nội tiết hoạt động rất mạnh, kích thích tố giáp trạng có tác dụng
quyết định đến sự biến thái của Ếch. Ngoài ra nhiệt độ cũng ảnh hƣởng đến quá
trình này, nhiệt độ dƣới 220C nòng nọc biến thái rất chậm.
Thời gian biến thái của nòng nọc là 28 - 36 ngày sẽ thành Ếch con. Thời
gian nuôi thƣơng phẩm là 4 - 5 tháng đạt khối lƣợng trung bình 300 - 400g/con.
1.3.6 Sinh sản
Trong tự nhiên khi tới mùa sinh sản Ếch đực khoảng 1 năm tuổi và Ếch
cái khoảng 6 - 8 tháng tuổi thì có khả năng tham gia sinh sản. Tuy nhiên, Ếch có
khả năng sinh sảncao nhất khoảng 2 - 3 năm tuổi (Nguyễn Văn Kiểm và ctv.,
2005).Mùa sinh sản của Ếch thƣờng bắt đầu vào mùa mƣa từ tháng 3 - 8 âm

lịch. Thời gian bắt cặp và đẻ trứng thƣờng vào lúc nửa đêm đến gần sáng
(Nguyễn Chung, 2007). Đến mùa sinh sản, Ếch đực phát tiếng kêu báo hiệu.
Dựa vào tín hiệu âm thanh phát ra của con đực, con cái tìm đến tiến hành bắt cặp
(Kelley, 2004). Cấu trúc hình thái học và đặc điểm sinh lý của Ếch thay đổi theo
chu kỳ sinh sản. Chu kỳ thay đổi đƣợc kiểm soát bởi tuyến androgen trong huyết
tƣơng (Lofts et al., 1972; Kao et al., 1994; Emerson et al., 1999).Ếch thƣờng đẻ
và bắt thành từng cặp ở những nơi có nhiều thực vật thủy sinh và có mực nƣớc
thấp từ 5 - 15cm. Thời gian bắt cặp có thể kéo dài 2 - 3 giờ (Nguyễn Văn Kiểm
và ctv., 2005).
Theo Nguyễn Văn Kiểm và ctv.,(2005), Ếch đực và cái đƣợc phân biệt
nhƣ sau:
9


Bảng 1.1 Phân biệt Ếch đực cái
Đặc

Ếch đực

điểm

Ếch cái

Màng nhĩ

Màng nhĩ lớn hơn mắt

Màng nhĩ nhỏhơn mắt

Trọng lƣợng


Cân nhẹ hơn

Cân nặng hơn

Chai sinh dục Ở gốc ngón chi trƣớc

Khơng chai sinh dục

Túi phát âm

Khơng túi phát âm

Dƣới cằm có hai túi phát âm

Ếch đẻ trong trong nƣớc và thụ tinh ngồi, tùy theo trọng lƣợng, kích
cỡmà sốlƣợng trứng đẻ ra khác nhau và có thể đẻ2 - 3 lần trong năm.
Trứng Ếch đẻra đƣợc bao bọc trong khối màng nhầy nổi trên mặt nƣớc,
khối nhày có tác dụng bảo vệ trứng tránh va chạm, tránh bịcon vật khác ăn và
tăng độ hội tụ ánh sáng giúp trứng nở nhanh hơn (Nguyễn Văn Kiểm và ctv.,
2005).

Hình 1.3 Chu kỳ phát triển của phôi và hậu phôi của Ếch

10


Chƣơng II
ĐIỀU KIỆN CƠ BẢN CỦA KHU VỰC NGHIÊN CỨU
2.1 Điều kiện tự nhiên

2.1.1 Vị trí địa lý
Quang Trung là một xã miền núi nằm phía Đơng Bắc huyện Ngọc Lặc,
tỉnh Thanh Hóa, phía Bắc giáp huyện Cẩm Thủy; phía Nam giáp xã Ngọc Liên
và xã Ngọc Khê; phía Đơng giáp xã Đồng Thịnh; phía Tây giáp xã Thúy Sơn và
xã Thạch Lập. Xã có đƣờng Hồ Chí Minh chạy qua và nằm trong vùng quy
hoạch Đơ thị phía Tây của tỉnh Thanh Hóa, đây là điều kiện thuận lợi để đẩy
mạnh phát triển kinh tế.
2.1.2 Địa hình
Địa hình tƣơng đối phức tạp, đa phần là đất dốc, chạy dần từ Bắc xuống
Nam. Phía Bắc có dãy núi cao chạy dài từ Đơng Bắc sang phía Tây tạo thành
ranh giới giữa huyện Ngọc Lặc với huyện Cẩm Thủy; phía Nam địa hình tƣơng
đối bằng phẳng, rất thuận lợi cho dân cƣ sinh sống và phát triển sản xuất.
2.1.3 Khí hậu, thời tiết
Xã Quang Trung nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa hè
nóng, ẩm, mƣa nhiều và chịu ảnh hƣởng của gió Tây Nam khơ nóng; mùa
đơng lạnh, ít mƣa. Do nằm ở trung phần khí hậu trung du, miền núi (vùng
II) nên mức độ ảnh hƣởng của các yếu tố trên giảm hơn so với các vùng
cao và vùng biển.
- Nhiệt độ khí hậu trung bình năm là 23,2 0C; nhiệt độ trung bình mùa
đơng thấp (16,70C), mùa hè cao (280C).
- Lƣợng mƣa: Phân bổ không đều trong năm, tháng mƣa nhiều nhất là
tháng 8, lƣợng mƣa trung bình 280 mm/tháng; tháng mƣa ít nhất là tháng 12,
lƣợng mƣa khoảng 13 mm/tháng. Mùa mƣa kéo dài 6 tháng, từ tháng 5 đến
tháng 10 nhƣng tập trung chủ yếu vào tháng 6 đến tháng 9, chiếm 62% tổng
lƣợng mƣa cả năm. Mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
11


- Gió: Quang Trung chịu ảnh hƣởng của gió mùa Đơng Bắc vào mùa
đơng, gió Đơng Nam vào mùa hè, tốc độ gió yếu, trung bình 1 – 1,5 m/s. Ảnh

hƣởng của bão ít, tốc độ khơng q 30 m/s.
- Độ ẩm khơng khí: Theo số liệu quan trắc đài khí tƣợng thuỷ văn, huyện
Ngọc Lặc có độ ẩm khơng khí trung bình 86%, các tháng có độ ẩm cao nhất từ
tháng 2 đến tháng 4 là 89%.
2.1.4 Tài nguyên
* Tài nguyên đất
Đất đai là TLSX chủ yếu trong nông nghiệp, là tiền đề tạo ra các sản
phẩm nông nghiệp và là địa bàn sinh sống của con ngƣời, là cơ sở, nền tảng
vững chắc cho sự phát triển của nơng nghiệp - nơng thơn.
Tổng diện tích tự nhiên của xã là: 2.503,42 ha. Trong đó:
- Đất nơng nghiệp:

1.848,13 ha;

- Đất phi nông nghiệp: 428,47 ha;
- Đất chƣa sử dụng:

226,82 ha.

Theo điều tra nơng thổ nhƣỡng cho thấy: đất có tầng canh tác tƣơng đối
sâu, có khả năng đƣa vào sản xuất ổn định lâu dài chiếm 85%; thành phần cơ
giới: thịt nhẹ, trung bình, tầng mặt khá thuận lợi cho cây trồng sinh trƣởng và
phát triển; chất dinh dƣỡng trong đất tuy không cao nhƣng Đạm tổng số khá
(trên 0,1%) chiếm 86% diện tích, Kali khá trở lên chiếm 55% diện tích.
Địa hình tuy bị chia cắt nhƣng khơng quá phức tạp, khả năng khai thác sử
dụng đất trên 80% tổng diện tích. Địa hình dốc trên 15 0 chiếm khoảng 50% diện
tích; một số vùng quá dốc, gây khó khăn cho bố trí cây trồng, bảo vệ đất và đầu
tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng.
* Tài nguyên nước
Nguồn nước mặt:

Tuy khơng có sơng ngịi lớn chảy qua nhƣng Quang Trung có 4 hồ đập lớn,
phân bố tƣơng đối đồng đều ở 4 khu vực tƣới, tiêu trọng điểm của xã nhằm tích trữ
nƣớc mƣa hàng năm và nƣớc từ các khe suối nhỏ trên rừng đầu nguồn chảy xuống.
12


Nguồn nước ngầm:
Nguồn nƣớc ngầm tuy chƣa đƣợc khảo sát tính tốn cụ thể, nhƣng qua thực tế
sử dụng của ngƣời dân trong xã cho thấy, nguồn nƣớc ngầm có độ sâu trung bình từ
3 – 5 mét, chất lƣợng nƣớc tốt, có thể khai thác phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt,
hiện nay trên địa bàn xã hoạt động cơng nghiệp chƣa có do vậy nguồn nƣớc ngầm
chủ yếu sử dụng vào mục đích sinh hoạt cho nhân dân trên địa bàn xã.
Nhƣ vậy, nguồn nƣớc ở xã Quang Trung cũng rất dồi dào, đủ cung cấp nƣớc cho
sinh hoạt và sản xuất, nếu nhƣ có các biện pháp thủy lợi thích hợp. Nhƣng do địa hình
phức tạp nên vẫn có những vùng bị hạn vào mùa khơ. Địa hình Quang Trung thuận lợi
cho cơng trình tự chảy, ruộng đất cao, khe suối thấp, ít lũ, khơng bị ngập úng.
2.2 Điều kiện kinh tế- xã hội
2.2.1 Dân số và lao động
Tồn xã có 19 đơn vị làng, phố (18 làng và 1 phố); trong đó, hộ nơng nghiệp
chiếm 75%, hộ phi nông nghiệp chiếm 25%. Số ngƣời trong độ tuổi lao động là
3.573 lao động (trong đó lao động nông nghiệp là 2.716 lao động, chiếm 76,01%).
Nhƣ vậy, ta thấy rằng, mặc dù đã có sự tăng trƣởng cũng nhƣ chuyển biến về cơ cấu
thành phần kinh tế qua các năm gần đây, nhƣng số hộ và lao động phi nông nghiệp
vẫn chiếm tỷ lệ nhỏ.
Xuất phát từ nền kinh tế cịn mang nặng tính thuần nơng, lao động nông
thôn của xã Quang Trung chủ yếu là tham gia sản xuất nơng nghiệp (76,1%), do
đó đã làm dơi dƣ lao động trong lúc nông nhàn, không phát huy hết tiềm năng và
thế mạnh về lao động của địa phƣơng. Trong khi đó, lao động dơi dƣ là ngun
nhân chính dẫn đến các tệ nạn xã hội làm ảnh hƣởng đến đời sống của nhân dân.
Với tình hình trên, nhiệm vụ đặt ra trƣớc mắt cho xã Quang Trung là phải đẩy

mạnh quá trình chuyển dịch CCKT nhằm đƣa q trình CNH, HĐH vào trong
sản xuất nơng nghiệp, làm giảm số lƣợng lao động trong nông nghiệp, cụ thể là
số lao động trồng lúa sang ngành công nghiệp, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp và
nuôi trồng thuỷ sản, bằng việc đƣa máy móc, phƣơng tiện khoa học kỹ thuật vào

13


trong sản xuất nông nghiệp, nhằm thay thế sức ngƣời và làm tăng năng suất lao
động.
Dân cƣ và lao động trên địa bàn xã nhìn chung cịn ở trình độ nơng nghiệp
trung bình. Do vậy, trƣớc hết cần nâng cao trình độ của nhân dân trong địa bàn
về phát triển kinh tế để có những kiến thức phục vụ cho chủ trƣơng chuyển đổi
CCKT của địa phƣơng theo hƣớng CNH, HĐH kinh tế nông nghiệp - nông thôn;
thƣờng xuyên tổ chức các buổi nói chuyện, phổ biến kiến thức cho nông dân
trong xã về phát triển kinh tế nông thôn nhằm nâng cao trình độ đội ngũ lao
động của xã.
2.2.2 Cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng nông thôn là cơ sở để đảm bảo cho sự phát triển của sản
xuất, làm thay đổi CCKT, thay đổi ngành sản xuất nhằm sản xuất nhiều những
sản phẩm hàng hóa nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nông dân nơng
thơn, góp phần vào phát triển kinh tế, xã hội trong nông thôn và xây dựng
nông thôn mới. Hệ thống cơ sở vật chất của xã Quang Trung đƣợc thể hiện qua
bảng sau:
Bảng 3.1: Hệ thống cơ sở hạ tầng xã Quang Trung
Cơ sở hạ tầng

Đơn vị tính

Số lƣợng


- Hồ đập lớn

Cái

04

- Lƣợng nƣớc chứa

m3

600.000.000

- Kênh mƣơng tƣới

Km

08

+ Mƣơng cấp I

Km

03

+ Mƣơng cấp II

Km

05


- Khe suối nhỏ

Km

12

- Số trạm biến áp

Trạm

03

- Công suất

KVA

500

1- Hệ thống thủy lợi

2- Hệ thống điện và thông tin liên lạc

14


- Số hộ có điện thoại

Máy


550

- Đài truyền thanh

Cái

01

- Đƣờng nhựa, cấp phối

Km

13,7

- Đƣờng đất

Km

8,6

- Trƣờng học

Trƣờng

04

+ Số phòng học

Phòng


69

- Trụ sở làm việc xã

m2

3.209

- Nhà văn hóa thơn

Cái

19

- Sân vận động

m2

12.000

3- Hệ thống giao thơng đƣờng bộ

4- Cơng trình phúc lợi

(Nguồn: Văn phòng thống kê xã Quang Trung năm 2016)
2.2.3 Y tế, văn hóa, giáo dục
- Y tế: Tồn xã có một trạm y tế, một nhà kiên cố diện tích 130 m 2 ,
một nhà gỗ lợp ngói diện tích 100 m 2 với 8 giƣờng bệnh, có 02 Bác sỹ, 05
Y sỹ và 19 Y tá thôn bản, đảm bảo chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân
dân trong xã cũng nhƣ một số ngƣời bệnh ở địa phƣơng lân cận. Trong

tƣơng lai, xã còn tiếp tục mở rộng trạm y tế, nâng cao số lƣợng và chất
lƣợng đội ngũ Y, Bác sỹ phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân.
- Văn hóa - Thể thao: Tồn xã có 19 nhà văn hóa thơn, đây là nơi
giao lƣu văn hóa của nhân dân trong xã, từng bƣớc nâng cao đời sống tinh
thần cho ngƣời dân. Các thơn trong tồn xã đều có sân vận động, đáp ứng
nhu cầu rèn luyện thể dục, thể thao của nhân dân tạo nên một phong trào
lành mạnh trong toàn dân.
- Giáo dục: Xã có 4 trƣờng học: 01 trƣờng Mầm non, 02 trƣờng tiểu
học và 01 trƣờng THCS với tổng số 69 phòng học, các trƣờng đều đƣợc
xây dựng kiên cố và cao tầng, đặc biệt có trƣờng Tiểu học Quang Trung I
đã đạt chuẩn quốc gia mức độ 1.

15


Bảng 3.2: Tình hình giáo dục, y tế của xã Quang Trung
Năm

2013

2014

2015

2016

13

13


13

13

291

251

250

224

17

17

21

22

29

29

28

28

720


689

643

556

62

61

61

57

26

26

24

24

858

835

821

764


47

46

42

53

230

230

230

230

8

8

8

8

25

25

25


26

+ Số bác sỹ (ngƣời)

2

2

2

2

+ Số y sỹ (ngƣời)

4

4

4

5

+ Số y tá (ngƣời)

19

19

19


19

Chỉ tiêu
1. Giáo dục
1.1. Mầm non
- Số lớp (lớp)
- Học sinh (ngƣời)
- Số giáo viên (ngƣời)
1.2. Tiểu học
- Số lớp (lớp)
- Học sinh (ngƣời)
- Số giáo viên (ngƣời)
1.3. Trung học cơ sở
- Số lớp (lớp)
- Học sinh (ngƣời)
- Số giáo viên (ngƣời)
2. Y tế
- Trạm y tế (m2)
- Số giƣờng bệnh (giƣờng)
- Cán bộ ngành y

(Nguồn niên giám thống kê 2005 - 2008 – Văn phòng thống kê xã Quang Trung)
2.2.4. Đánh giá chung về điều kiện kinh tế - xã hội của xã Quang Trung
- Thuận lợi:
Là một xã có số lao động khá dồi dào, tạo điều kiện tốt cho phát triển kinh
tế nhất là phát triển nông nghiệp và TTCN cần sử dụng nhiều lao động, bên cạnh

16



đó đƣợc sự quan tâm của Đảng, Nhà nƣớc cùng với chính sách hợp lý trong
những năm qua cơ sở hạ tầng nhất là hệ thống các cơng trình phúc lợi nhƣ
trƣờng học, trạm y tế không ngừng đƣợc cải thiện và nâng cấp, đã góp phần thúc
đẩy phát triển kinh tế - xã hội của xã.
- Khó khăn:
Do số lƣợng lao động tập trung phần lớn trong nông nghiệp nhất là trồng
lúa, trình độ cịn thấp, đa số khơng đƣợc đào tạo qua các trƣờng dạy nghề. Do
vậy thiếu lao động có trình độ kỹ thuật phục vụ các ngành tiểu thủ công nghiệp
của địa phƣơng; cơ sở hạ tầng còn kém phát triển, chƣa đồng bộ, nhất là hệ
thống giao thơng liên thơn cịn nhỏ hẹp, chƣa đƣợc nâng cấp và cải tạo.
Chƣa hình thành đƣợc vùng sản xuất hàng hóa tập trung, cánh đồng đạt
giá trị sản xuất 50 triệu đồng/ha/năm chƣa vững chắc; việc tiếp thu các tiến
bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn chậm, dẫn đến năng suất, chất lƣợng
của một số loại nơng sản hàng hóa chƣa cao; chƣa hình thành đƣợc thị trƣờng
tiêu thụ nơng sản hàng hóa ổn định nên hiệu quả sản xuất nông nghiệp chƣa
vững chắc.

17


Chƣơng III
MỤC TIÊU, NỘI DUNG, PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Mục tiêu nghiên cứu
3.1.1 Mục tiêu chung:
Góp phần nhân rộng mơ hình ni Ếch thái lan (Rana rugulosa) quy mơ
hộ gia đình.
3.1.2 Mục tiêu cụ thể:
- Xác định rõ những thuận lợi và khó khăn của địa phƣơng khi áp dụng
kỹ thuật ni Ếch thái lan quy mơ hộ gia đình;
- Xác định những vấn đề kỹ thuật cần cải tiến để nâng cao hiệu quả chăn

nuôi Ếch thái lan tại địa phƣơng.
3.2.Nội dung nghiên cứu
(1)Tổng kết kỹ thuật nuôi Ếch thái lan đang đƣợc các hộ gia đình áp dụng,
với các vấn đề:
(a) Kỹ thuật xây dựng chuồng trại
(b) Kỹ thuật chọn và thả ếch giống
(c) Thức ăn và kỹ thuật cho ăn
(d) Kỹ thuật chăm sóc ếch thƣơng phẩm
(e) Kỹ thuật nuôi ếch sinh sản
(f) Bệnh tật và cách phịng trừ
(2) Đề xuất hƣớng cải tiến kỹ thuật ni để phù hợp với tình hình địa
phƣơng.
3.3.Phƣơng pháp nghiên cứu
3.3.1 Phƣơng pháp kế thừa tài liệu
Kế thừa các tài liệu đƣợc chuyển giao về kỹ thuật nhân ni lồi Ếch thái
lan thu đƣợc từ các hộ tham gia các lớp tập huấn sơ cấp và các trang trại lớn.
Kế thừa tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội của xã Quang
Trung, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa.
18


×