TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
KHOA KINH TẾ & PTNT
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN DỒN ĐIỀN ĐỔI THỬA
TẠI XÃ QUANG TRUNG, HUYỆN VỤ BẢN, TỈNH NAM ĐỊNH
Giáo viên hướng dẫn : ThS. LÊ THỊ THANH LOAN
Sinh viên thực hiện : HOÀNG THỊ NGA
Chuyên ngành : PTNT &KN
Lớp : PTNT-K55
HÀ NỘI - 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan khoá luận tốt nghiệp “ Đánh giá tình hình thực hiện
dồn điền đổi thửa tại xã Quang Trung, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định” là
kết quả nghiên cứu trong thời gian thực tập tốt nghiệp của riêng tôi.
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn
này là trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 04 tháng 6 năm 2014
Sinh viên
Hoàng Thị Nga
i
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực tập tốt nghiệp vừa qua, để hoàn thành được tốt đề
tài tốt nghiệp, ngoài sự nỗ lực của bản thân tôi đã nhận được rất nhiều sự quan
tâm giúp đỡ của các tập thể, các cá nhân trong và ngoài trường.
Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn tới các Thầy Cô trong Khoa Kinh
tế & Phát triển nông thôn, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã hướng
dẫn, giảng dạy, cung cấp kiến thức và phương pháp trong 4 năm học qua để
ngày hôm nay tôi có thể hoàn thành được khóa luận này.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới cô giáo
ThS. Lê Thị Thanh Loan, người đã dành nhiều thời gian, tâm huyết và tận
tình hướng dẫn chỉ bảo tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Nhân dịp này, tôi xin gửi lời cảm ơn đến ông Bùi Đức Hoạt chủ tịch
UBND xã và ông Hoàng Văn Trường cán bộ địa chính- nông nghiệp xã cùng
toàn thể các cán bộ làm việc tại UBND xã Quang Trung, huyện Vụ Bản, tỉnh
Nam Định. Đồng thời tôi cũng xin cảm ơn toàn thể các hộ gia đình tại các xóm
Sôi, Quang Tiến 1, Làng 2, Đồng và xóm Bất Di 1 đã tận tình giúp đỡ tôi
trong quá trình thu thập số liệu và tạo điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành
khoá luận tốt nghiệp.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, người thân và
bạn bè những người đã luôn động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và
nghiên cứu đề tài này.
Do thời gian và kiến thức có hạn, đề tài không thể tránh khỏi những hạn
chế và thiếu sót. Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy, cô
giáo và các bạn để luận văn tốt nghiệp của tôi được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, ngày 04 tháng 06 năm 2014
Sinh viên
Hoàng Thị Nga
ii
TÓM TẮT
Xã Quang Trung, huyện Vụ Bản, Nam Định là một trong số những địa
phương tích cực thực hiện công tác DĐĐT về cơ bản đã đạt được những
thành tựu đáng kể song trong quá trình thực hiện vẫn còn gặp nhiều khó khăn.
Tính đến tháng 2 năm 2013, xã Quang Trung có 13 cơ sở xóm đã hoàn thành
xong DĐĐT và còn 1 cơ sở xóm chưa thực hiện xong. Vì vậy cần phải có
đánh giá những vấn đề tồn tại của các địa phương đã thực hiện để đưa ra các
kiến nghị hữu ích cho các địa phương khác thực hiện có hiệu quả hơn. Xuất
phát từ những yêu cầu thực tiễn đó tôi quyết định chọn đề tài: “Đánh giá tình
hình thực hiện dồn điền đổi thửa tại xã Quang Trung, huyện Vụ Bản,
tỉnh Nam Định”.
Mục tiêu nghiên cứu chung của đề tài là đánh giá tình hình thực hiện
DĐĐT tại xã Quang Trung, từ đó đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công
tác DĐĐT tại xã và làm cơ sở cho các địa phương khác cùng thực hiện. Trên
cơ sở đó, đề tài tiến hành nghiên cứu các mục tiêu cụ thể sau: (1) Góp phần hệ
thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về tình hình thực hiện DĐĐT; (2) Đánh
gía tình hình thực hiện DĐĐT tại xã Quang Trung, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam
Định; (3) Tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng đến tình hình thực hiện DĐĐT
tại xã Quang Trung; (4) Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác DĐĐT
tại xã Quang Trung từ đó làm cơ sở cho các địa phương khác cùng thực hiện.
Nhằm đánh giá tình hình thực hiện DĐĐT tại xã Quang Trung đề tài đã
tiến hành nghiên cứu điều tra tại 3 thôn là thôn Giáp Ba, thôn Giáp Nhất và
thôn Bất Di, trong đó lựa chọn 5 xóm để tiến hành điều tra. Để đáp ứng mục
tiêu nghiên cứu, đề tài đã sử dụng một số phương pháp: phương pháp chọn
điểm nghiên cứu, phương pháp thu thập thông tin thứ cấp, phương pháp thu
thập thông tin sơ cấp đã tiến hành phỏng vấn, điều tra 60 hộ nông dân và 9
cán bộ xã trong địa bàn nghiên cứu có nhiệm vụ thực hiện công tác DĐĐT
iii
thông qua các phiếu xin ý kiến hộ nông dân, cán bộ địa phương. Sau khi tổng
hợp, xử lý số liệu đề tài tiến hành phân tích thông tin bằng các phương pháp
sau: thống kê mô tả, so sánh, PRA. Ngoài ra đề tài có sử dụng một số chỉ tiêu
phân tích như: Các chỉ tiêu phản ánh về thực trạng đất canh tác, chỉ tiêu đánh
giá về tình hình thực hiện DĐĐT và kết quả thực hiện DĐĐT.
Qua quá trình nghiên cứu tình hình thực hiện DĐĐT ở xã Quang
Trung, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định đề tài đã đưa ra một số kết quả sau: Để
thực hiện được tốt công tác DĐĐT xã Quang Trung đã xây dựng 5 bước để
tiến hành thực hiện DĐĐT và đạt được kết quả tốt. Sau một năm thực hiện
DĐĐT toàn xã đã giảm được 2.058 thửa so với trước, toàn bộ đất nông
nghiệp đã được quy hoạch gọn hơn, diện tích bình quân/thửa tăng lên khá
nhiều, số thửa đã giảm đáng kể bình quân mỗi hộ chỉ còn 1-2 thửa. Song song
với việc chuyển đổi đất nông nghiệp, xã đã tiến hành quy hoạch lại đồng
ruộng, hệ thống giao thông thuỷ lợi nội đồng cũng được mở rộng, nâng cấp
thuận tiện cho việc đưa cơ giới hoá vào sản xuất và tạo điều kiện cho việc
tưới tiêu nước trên đồng ruộng, chính cách thức tổ chức thực hiện DĐĐT ở
địa phương hợp lý đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc thống kê diện tích đất,
đo đạc, quy hoạch và giải quyết tốt những vấn đề phát sinh trong quá trình
thực hiện.
Bên cạnh những kết quả đạt được thì địa phương vẫn còn gặp nhiều
khó khăn: Kết quả DĐĐT chưa triệt để, vẫn còn một xóm chưa tham gia thực
hiện DDĐT, việc thiết lập hồ sơ cấp GCNQSDĐ chưa hoàn chỉnh. Ngoài ra,
còn những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thực hiện DĐĐT:(1) hiệu quả kinh
tế của các loại đất khác nhau, chất lượng ruộng đất không đồng đều dẫn tới
mâu thuẫn trong việc phân chia ruộng đất; (2) nguồn lực tài chính còn hạn chế
chưa huy động được nhiều nguồn kinh phí từ cấp trên; (3) nhận thức của
người dân về DĐĐT: Sau DĐĐT thì người dân cũng đã dần nhận thức được
tầm quan trọng và tính cấp thiết phải thực hiện DĐĐT để phù hợp với điều
iv
kiện phát triển hiện nay do đó họ đã đều tự nguyện tham gia thực hiện DĐĐT;
(4) Trình độ chuyên môn của cán bộ địa phương: hầu hết các cán bộ cấp xã
không có chuyên môn về địa chính nên khi triển khai các hoạt động liên quan
đến đất đai còn gặp nhiều khó khăn.
Từ những thực tế đó, đề tài đã đề xuất các nhóm giải pháp nhằm hoàn
thiện công tác thực hiện DĐĐT tại xã Quang Trung: Phát huy vai trò tích cực
làm chủ của người dân; nâng cao công tác tuyên truyền vận động người dân;
đa dạng hoá nguồn tài chính phục vụ hoạt động thực hiện DĐĐT; nâng cao
hiệu quả trong việc tổ chức thực hiện DĐĐT và giải pháp nhằm hạn chế khó
khăn đối với các tác nhân tham gia thực hiện DĐĐT.
v
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
TÓM TẮT iii
MỤC LỤC vi
DANH MỤC BẢNG x
DANH MỤC SƠ ĐỒ xiii
DANH MỤC HỘP xv
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT xvi
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1
!"#!
$"#!
PHẦN II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TÌNH HÌNH THỰC
HIỆN DỒN ĐIỀN ĐỔI THỬA 4
%&'()*)+!,-./01234
5*)+!01234
vi
678!/01239
:#0123
4;<0!,-./0123
=%>?@(,-./01239
%&'(.A!,-./0123
B/#C!0123
B/#7DC!0123
<'E7-F)G0123H
4IJK/#D,-./0123"LMN7O
?/6I@OP;#Q9
PHẦN III - ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ 30
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 30
:#QRS
:#.S
:#KTLM<
$&>4=
$&>J#4=
$&>+E4H
$&>2 ')/49
vii
4$&>UV')/49
=W/>P4X
PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 51
4--./01237QRLMN7=
4--7K>D"<./0123"LMN7=
4BG@./0123"LMN7HX
W/DEY) <1 #(7<OUZ4
4--./0123>F#<7ZZ
4><!/0123!C'@LE/"LMN79=
4?2!&E/><'01239=
4?2#[7D'@LE/<99
4?2[!/G@K'@L)\XS
4>>>?@(,-./0123"LMN
7X
4%>?K>GX
4%>?GX
44<'@>D/./0123"LMN7O?/6I@O
P;#QX4
44$>?!78V.)#]0UX4
viii
44;UDE>?7?!+<]0UX=
440"D>1!D"<./0123XH
444^@>UD/G@7D!/2./0123XZ
44=^@>_#"KFK`!C>>U#./aSS
PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 101
=B)+S
=BQS
=!C;CS
=!CG?Q&S
=!C<E0US4
TÀI LIỆU THAM KHẢO 105
PHỤ LỤC 109
ix
DANH MỤC BẢNG
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
TÓM TẮT iii
MỤC LỤC vi
DANH MỤC BẢNG x
DANH MỤC SƠ ĐỒ xiii
DANH MỤC HỘP xv
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT xvi
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1
PHẦN II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TÌNH HÌNH THỰC
HIỆN DỒN ĐIỀN ĐỔI THỬA 4
PHẦN III - ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ 30
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 30
I@b--'30LMN7G`#cSTSd=
I@bW/7"UR0ULMN7`#SH
I@ba.R>D0U'O'<!G?#E)D<Z
I@4b2 /7"#/9
I@=b--&'("[LMN7`#S4
I@Hb-->7KLMN7G`#cSTSd44
I@Zb&'(EOLF#74=
I@9b%>1+')/4H
x
I@XbE7<E0U!>R<Q&4Z
I@Sb:#!>UR') >< 749
PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 51
I@4bK7-<?#EI%LMeD<2!CV=
I@4b%&2E>">LF#7eD<2OCV!7-<
?#E==
I@4b<'P!E>P"Da">LF#7=9
I@44bBG@D"<?7?!+/!">LF#7 HS
I@4=b>>E>?7?!aH
I@4HbW/'P0/VHH
I@4ZbBG@R`#>LF#H9
I@49b>>>R<Q&!,-7KD"<a"LM
N7HX
I@4XbfD'>'.?20/VO'37C!'a"LMN7
`#SZ
I@4Sb>>KG@" !DE?) <1ZH
I@4b;gE&R@!>F#<7ZX
I@4bhK>F#<E0U>>!./a9
I@4bhK>>]0U!>KU7D'@LE/'
a94
xi
I@44bfD'>,-7<(>F#<7C!'a9Z
I@4=b5 + <'a9X
I@4HbR-GU7'D)\7C!'0123`#
SX
PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 101
TÀI LIỆU THAM KHẢO 105
PHỤ LỤC 109
xii
DANH MỤC SƠ ĐỒ
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
TÓM TẮT iii
MỤC LỤC vi
DANH MỤC BẢNG x
DANH MỤC SƠ ĐỒ xiii
DANH MỤC HỘP xv
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT xvi
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1
PHẦN II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TÌNH HÌNH THỰC
HIỆN DỒN ĐIỀN ĐỔI THỬA 4
f&1bN\7-##\X
PHẦN III - ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ 30
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 30
Ib%&LMN7`#S
PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 51
f&14b[I%a"LMN7=
;1bIQLMN7=
I14bY)/]0U#><JREOLF#H
I14bf) <UeD'3"LMN7Z4
W-@4bB#&<1'a`#SZ=
xiii
"LMN7Z=
PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 101
TÀI LIỆU THAM KHẢO 105
PHỤ LỤC 109
xiv
DANH MỤC HỘP
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
TÓM TẮT iii
MỤC LỤC vi
DANH MỤC BẢNG x
DANH MỤC SƠ ĐỒ xiii
DANH MỤC HỘP xv
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT xvi
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1
PHẦN II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TÌNH HÌNH THỰC
HIỆN DỒN ĐIỀN ĐỔI THỬA 4
PHẦN III - ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ 30
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 30
PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 51
W<4bhK>R<LM!E>P"D./a"LMN7=Z
W<4bhK>R<QLM!^%;NfaD><0UH9
W<4bhKRL\<0U!'a9
W<44bhK><E0U!@(0123#&CD>
7D'@LE/XS
PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 101
TÀI LIỆU THAM KHẢO 105
PHỤ LỤC 109
xv
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TỪ VIẾT TẮT NGHĨA ĐẦY ĐỦ
BCĐ
BQC
BTĐU
CCB
CNH-HĐH
CN-TTCN
ĐC-XD
DĐĐT
ĐTN
ĐVT
GCNQSDĐ
GTSX
GTSXNN
GTTLNĐ
HĐND
HTX
PN
QĐ
SXHH
SXNN
TM-DV
UBND
VHTT
XDNTM
Ban chỉ đạo
Bình quân chung
Bí thư Đảng uỷ
Cựu chiến binh
Công nghiệp hoá-hiện đại hoá
Công nghiệp –tiểu thủ công nghiệp
Địa chính-xây dựng
Dồn điền đổi thửa
Đoàn thanh niên
Đơn vị tính
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Gía trị sản xuất
Gía trị sản xuất nông nghiệp
Giao thông thuỷ lợi nội đồng
Hội đồng nhân dân
Hợp tác xã
Phụ nữ
Quyết định
Sản xuất hàng hoá
Sản xuất nông nghiệp
Thương mại-dịch vụ
Uỷ ban nhân dân
Văn hoá thông tin
Xây dựng nông thôn mới
xvi
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt có
liên quan tới tất cả các ngành kinh tế. Trong sản xuất nông nghiệp (SXNN) thì
đất đai là tư liệu sản xuất không thể thay thế được.
Nước ta có diện tích đất tự nhiên là 32.924.060ha, trong đó đất nông nghiệp
vào khoảng 9.345.345ha, là một nước nông nghiệp với 70% dân số sống ở nông
thôn, hơn 40% lực lượng lao động xã hội đang làm việc trong ngành nông nghiệp
(Tổng cục thống kê, 2011). Trong thời gian qua Đảng và nhà nước ta đã ban hành
nhiều chính sách, thể hiện rõ nhất ở nghị quyết 10/NQ-TW, xác định hộ nông dân
là chủ thể kinh tế trong sản xuất hàng hóa ở nông thôn, luật đất đai sửa đổi năm
2013 cũng quy định rõ thời gian giao đất nông nghiệp được kéo dài đến 50 năm
thay vì 20 năm so với luật đất đai cũ và hạn mức giao đất nông nghiệp được
Chính Phủ quy định cụ thể theo từng vùng và từng thời kỳ. Cùng với những chính
sách về nông nghiệp đã tạo điều kiện cho người dân yên tâm sản xuất, tăng cường
đầu tư, tận dụng đất đai, lao động là một bước tiến quan trọng trong phát triển
nông nghiệp nông thôn.
Theo điều tra cả nước có khoảng 75 triệu thửa đất nông nghiệp,bình
quân mỗi thửa có diện tích 200m
2
, thậm chí có thửa diện tích nhỏ khoảng
50m
2
/thửa, việc phân chia manh mún gây nên những khó khăn trong việc cơ
giới hóa, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới vào sản
xuất bị hạn chế. Ruộng đất manh mún, nhiều ô thửa nhỏ gây trở ngại cho
công tác lập hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Hà
Thị Quỳnh Trang, 2008). Vì vậy, trước tình hình đó Chính phủ đã ban hành
nhiều chính sách hỗ trợ các địa phương tiến hành thực hiện công tác dồn điền
đổi thửa (DĐĐT), quy hoạch lại ruộng đất.
Trong quá trình phát triển “nông nghiệp, nông dân, nông thôn”, xây
dựng nông thôn mới (XDNTM), công tác DĐĐT, tập trung ruộng đất hiện
nay là điều kiện tiền đề quan trọng để sản xuất nông nghiệp theo hướng tập
trung, cơ giới hóa, sinh học hóa và áp dụng các thành tựu khoa học khác,
1
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp
hóa- hiện đại hóa (CNH- HĐH) tạo việc làm, tăng giá trị thu nhập trên đơn vị
diện tích sản xuất. Nam Định là một trong số những địa phương tích cực thực
hiện hiệu quả công tác DĐĐT và mang lại kết quả hết sức tích cực.
Huyện Vụ Bản với hơn 74,5% người dân tham gia lao động chủ yếu
trong lĩnh vực nông nghiệp.Trong đó xã Quang Trung là xã có nhiều ruộng
nhất trong huyện và người dân làm nông nghiệp cũng chiếm phần lớn, đất đai
của xã có nhiều chân ruộng cao, thấp, trũng khác nhau tập trung nhiều thửa
ruộng nhỏ manh mún không theo vùng quy hoạch ảnh hưởng đến sản xuất
nông nghiệp. Năm 2011, khi chương trình XDNTM được triển khai trên toàn
xã bộ mặt nông thôn cũng thay đổi, cơ sở hạ tầng được đầu tư khang trang,
người dân được hưởng cuộc sống sung túc hơn. Đến năm 2012 xã Quang
Trung tiến hành DĐĐT và là một trong 17 xã của huyện Vụ Bản đang trong
quá trình DĐĐT về cơ bản đã đạt được những thành tựu đáng kể song trong
quá trình thực hiện vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Tính đến tháng 2 năm 2013
có 13 cơ sở xóm đã hoàn thành xong DĐĐT và còn 1 cơ sở xóm chưa thực
hiện xong. Đây thực sự là một cuộc cách mạng ruộng đất đã có ảnh hưởng lớn
tới hộ nông dân và chính quyền địa phương. Trên thực tế, ở một số địa
phương trong nước thực hiện DĐĐT chậm kéo dài hàng năm gây tốn kém sức
người và tiền của…Vì vậy cần phải có đánh giá những vấn đề tồn tại của các
địa phương đã thực hiện để đưa ra các kiến nghị hữu ích cho các địa phương
khác thực hiện có hiệu quả hơn.
Xuất phát từ những yêu cầu thực tiễn đó tôi quyết định chọn đề tài:
“Đánh giá tình hình thực hiện dồn điền đổi thửa tại xã Quang
Trung, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Đánh giá tình hình thực hiện DĐĐT tại xã Quang Trung, từ đó đề xuất
một số giải pháp hoàn thiện công tác DĐĐT tại xã và làm cơ sở cho các địa
phương khác cùng thực hiện.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
2
-Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về tình hình thực
hiện DĐĐT;
-Đánh gía tình hình thực hiện DĐĐT tại xã Quang Trung, huyện Vụ
Bản, tỉnh Nam Định;
-Tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng đến tình hình thực hiện DĐĐT tại
xã Quang Trung;
-Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác DĐĐT tại xã Quang
Trung từ đó làm cơ sở cho các địa phương khác cùng thực hiện.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu về tình hình thực hiện DĐĐT tại xã Quang
Trung, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định nên đối tượng điều tra là: các hộ nông
dân, cán bộ địa phương tham gia vào công tác DĐĐT tại xã.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: nghiên cứu tình hình thực hiện DĐĐT tại xã
Quang Trung, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định.
- Phạm vi không gian: đề tài nghiên cứu trên địa bàn xã Quang Trung,
huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định.
- Phạm vi thời gian:
+ Số liệu được thu thập điều tra từ năm 2011 đến năm 2013.
+ Thời gian thực hiện nghiên cứu đề tài: từ ngày 7/1/2014 đến ngày
30/5/2014.
3
PHẦN II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TÌNH HÌNH
THỰC HIỆN DỒN ĐIỀN ĐỔI THỬA
2.1 Cơ sở lý luận về tình hình thực hiện dồn điền đổi thửa
2.1.1 Lý luận về dồn điền đổi thửa
2.1.1.1 Khái niệm liên quan về dồn điền đổi thửa
* Đất đai
Đã có rất nhiều công trình khoa học nghiên cứu về đất đai xuất hiện với
nhiều khái niệm khác nhau, đứng trên nhiều giác độ nghiên cứu khác nhau.
Theo V.V.Dokutraev (1879) người Nga: “Đất là một thể thiên nhiên có
lịch sử riêng biệt và độc lập, có những quy luật phát sinh và phát triển rõ ràng,
được hình thành do tác động tương hỗ của các yếu tố: đất đá, động thực vật,
khí hậu, địa hình, thời gian”. Do đó, với mỗi sự vận động khác nhau của từng
yếu tố đã quy định nên các đặc tính lý, hóa học, sinh học khác nhau trong đất
và tạo ra các vùng đất đặc thù trên thế giới.
Luật đất đai năm 1993 của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt
Nam có ghi: “Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc
biệt, là thành phần quan trọng của môi trường sống, là địa bàn phân bố dân
cư, xây dựng kinh tế văn hóa xã hội, an ninh quốc phòng. Trải qua nhiều thế
hệ nhân dân ta đã tốn bao công sức, xương máu tạo lập nên, bảo vệ vốn đất
đai như hiện nay”. Như vậy đất đai là yếu tố quan trọng, không thể thiếu của
sự sống con người, nó là tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá, là tư liệu sản
xuất đặc biệt không thể thay thế được trong nông nghiệp, là nền tảng của các
hoạt động công nghiệp, dịch vụ.
* Đổi đất
Đổi đất (đổi ruộng) là dồn ghép nhiều thửa ruộng nhỏ thành một hay
vài thửa ruộng lớn hơn. Đổi ruộng liên quan nhiều quy hoạch và thiết kế lại ô
thửa, giao thông và thủy lợi nội đồng. Hộ nông dân tham gia vào đổi ruộng
không mất đi về ruộng đất mà giá trị ruộng đất giữ nguyên, chỉ có sự thay đổi
4
về diện tích, vị trí, số thửa. Nguyên tắc cơ bản của đổi ruộng là nguyên tắc
bằng giá, nghĩa là các diện tích đổi với nhau phải cùng một cấp độ hay cùng
một giá trị (Theo Viện Nghiên Cứu KHKT Nông Nghiệp Việt Nam, 2003).
* Tích tụ ruộng đất
Tích tụ ruộng đất là một dạng tích tụ tư bản dưới hình thức hiện vật
trong nông nghiệp, vì ruộng đất là tư liệu chủ yếu và không thể thay thế được
trong sản xuất nông nghiệp.
Tích tụ ruộng đất hiện nay được hiểu là dồn vào, nhiều vào một chỗ là
một phương thức làm tăng quy mô diện tích của thửa đất và chủ thể sử dụng
đất thông qua các hoạt động dẫn đến tập trung ruộng đất.
Trong nông nghiệp, do ruộng đất là tư liệu sản xuất chủ yếu, chưa có gì
thay thế được, nên tích tụ ruộng đất là yếu tố quan trọng nhất của quá trình
tích tụ tư bản để mở rộng sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh doanh nhờ lợi thế
kinh tế theo quy mô (Vũ Trọng Khải, 2008).
Theo dự thảo nghị định số 69/2009/NĐ-CP có các hình thức tích tụ
ruộng đất gồm: DĐĐT, tập trung ruộng đất lại, chuyển nhượng, thừa kế ruộng
đất, thuê đất để tích tụ, góp vốn cổ phần bằng đất để sản xuất nông nghiệp và
tích tụ theo thị trường đất nông nghiệp.
Nhà nước chỉ cho phép tích tụ ruộng đất nhằm mục đích sản xuất nông
nghiệp gồm: tích tụ đối với đất để trồng cây hàng năm, tích tụ để phát triển
chăn nuôi tập trung, tích tụ đất lâm nghiệp để làm lâm nghiệp, tích tụ đất để
làm nghề muối, tích tụ đất để nuôi trồng thủy sản.
* Dồn điền đổi thửa
DĐĐT hay còn gọi là tích tụ ruộng đất, chuyển đổi ruộng đất nhỏ thành
ruộng đất lớn. Người nông dân từ lúc có 10-20 thửa ruộng nhỏ, nay chỉ còn 3-
4 thửa ruộng, thậm chí 1-2 thửa, diện tích canh tác trên một hộ có thể tăng lên
vì giảm bờ vùng, bờ thửa.
5
DĐĐT (trong tiếng anh Land Consolidation) là việc tập hợp dồn đổi
các thửa ruộng nhỏ thành thửa ruộng lớn trái ngược với việc chia cắt mảnh
ruộng to thành mảnh ruộng nhỏ.
DĐĐT là dồn ghép các ô thửa nhỏ thành các ô thửa lớn, sắp xếp quy
hoạch lại ruộng đất, khắc phục tình trạng manh mún, phân tán ruộng đất, quy
hoạch lại ruộng đất, nâng cao hệ số sử dụng đất, đẩy nhanh chuyển dịch sản
xuất hàng hóa (SXHH) phát triển kinh tế hộ và trang trại, củng cố quan hệ sản
xuất, thực hiện CNH – HĐH nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
2.1.1.2 Chủ trương của Đảng và Nhà nước về dồn điền đổi thửa
Thực hiện Nghị quyết 10- NQ/TW ngày 05/4/1988 của Bộ chính trị“Về
đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp” (khoán 10) đã chỉ rõ:“Tiếp tục hoàn
thiện cơ chế khoán sản phẩm cuối cùng đến các nhóm và hộ xã viên, đến
người lao động phải điều chỉnh diện tích giao khoán, khắc phục tình trạng
phân chia ruộng đất manh mún, bảo đảm cho người nhận khoán canh tác
trên diện tích cũ quy mô thích hợp và ổn định trong khoảng 15 năm”.
Thể chế hóa chủ trương, chính sách đất đai của Đảng, Hiến pháp Cộng Hòa
Xã Hội Chủ Nghĩa (XHCN) Việt Nam năm 1992, đã quy định: “Đất đai thuộc sở
hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo quy hoạch và
pháp luật”
Điều 1 của Luật đất đai năm 2003 quy định: “Đất đai thuộc sở hữu toàn
dân do nhà nước thống nhất quản lý”. Nhà nước giao đất cho các tổ chức kinh
tế, cơ quan nhà nước, chính trị, xã hội, đơn vị lực lượng vũ trang, hộ gia đình
và cá nhân thuê đất.
Nghị định 64/CP của Chính phủ ban hành ngày 27/9/1993 về việc:
“Giao đất cho cá nhân, hộ gia đình sử dụng lâu dài nhằm mục đích sản xuất
nông nghiệp, trong đó quy định rõ các nguyên tắc giao đất, đối tượng giao
đất, thời hạn giao đất và định mức giao đất cho các tổ chức, hộ gia đình, cá
nhân”. Hộ gia đình, cá nhân chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp theo
6
chủ trương về DĐĐT thì không phải nộp thuế thu nhập từ việc chuyển quyền
sử dụng đất, lệ phí trước bạ, lệ phí địa chính.
Luật đất đai 1987, 1993, 1998, 2001, 2003 đã cụ thể hóa quy định về đất đai
theo Hiến pháp. Luật đất đai quy định:
-Các nguyên tắc quản lý và sử dụng đất đai: đất đai thuộc sở hữu toàn
dân, nhà nước thống nhất quản lý đất đai theo quy hoạch, pháp luật, sử dụng
đất đai hợp lý hiệu quả và tiết kiệm, bảo vệ cải tạo bồi dưỡng đất, bảo vệ môi
trường để phát triển bền vững.
- Các quyền của người sử dụng đất: được cấp GCNQSDĐ, được hưởng
thành quả lao động và kết quả đầu tư trên đất được giao, được chuyển đổi,
chuyển nhượng cho thuê, thừa kế, thế chấp quyền sử dụng đất, được góp vốn
bằng quyền sử dụng đất về sản xuất, kinh doanh.
- Nghĩa vụ của người sử dụng đất: sử dụng đúng mục đích, bảo vệ đất,
bảo vệ môi trường, nộp thuế, lệ phí, tiền sử dụng đất, bồi thường khi được nhà
nước giao đất, trả lại đất khi nhà nước có quyết định thu hồi.
Điều 102, Nghị định 181/2004/NĐ- CP của Chính Phủ, ngày 29/10/2004
về việc hướng dẫn thi hành Luật đất đai năm 2003:“Hộ gia đình, cá nhân sử
dụng đất nông nghiệp do Nhà nước giao đất hoặc chuyển đổi, nhận chuyển
nhượng, nhận thừa kế, được tặng cho quyền sử dụng đất nông nghiệp đó cho
hộ gia đình, cá nhân khác trong cùng xã, phường, thị trấn để thuận lợi cho
sản xuất nông nghiệp. Hộ gia đình, cá nhân chuyển đổi quyền sử dụng đất
nông nghiệp theo chủ trương chung về DĐĐT thì không phải nộp thuế thu
nhập từ việc chuyển quyền sử dụng đất, lệ phí trước bạ, lệ phí địa chính”.
Nghị quyết số 26/NQ-TW ngày 12/3/2003 tại Hội nghị lần thứ VII của
BCHTW Đảng (khóa IX) về việc tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất
đai trong thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước đã nêu rõ: “Khuyến khích
tích tụ đất đai, sớm khắc phục tình trạng sản xuất nông nghiệp manh mún. Qúa
trình tích tụ đất đai cần có sự lãnh đạo và quản lý của Nhà nước, có quy hoạch,
kế hoạch, có bước đi vững chắc trên từng địa bàn, lĩnh vực, gắn với chương trình
7
phát triển ngành nghề, tạo việc làm. Tích tụ đất đai thông qua việc nhận, chuyển
nhượng và nhiều biện pháp khác phù hợp với từng thời kỳ, từng vùng”.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI (2011) của Đảng nhấn mạnh:
“Phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại, hiệu quả, bền
vững, phát huy lợi thế của nền nông nghiệp nhiệt đới. Trên cơ sở tích tụ
đất đai, đẩy mạnh cơ giới hóa, áp dụng công nghệ hiện đại, bố trí lại cơ
cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển kinh tế hộ, trang trại, tổ hợp tác, hợp
tác xã nông nghiệp, vùng chuyên môn hóa, khu nông nghiệp công nghệ
cao, các tổ hợp sản xuất lớn”.
Luật đất đai năm 2013 sửa đổi, ban hành ngày 29/11/2013 đã quy định
về việc “Thời hạn giao đất nông nghiệp trong hạn mức đối với hộ gia đình,
cá nhân được tăng từ 20 năm lên 50 năm thống nhất cho các loại đất nông
nghiệp, cho phép hộ gia đình, cá nhân tích tụ đất đai với diện tích lớn hơn
nhưng không vượt quá 10 lần hạn mức đất nông nghiệp”.
2.1.2 Vai trò của việc dồn điền đổi thửa
* Sự cần thiết của dồn điền đổi thửa
DĐĐT là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta nhằm góp phần
xây dựng một nền nông nghiệp phát triển theo hướng hiện đại, bền vững hỗ
trợ cho việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia XDNTM triển khai trên
địa bàn toàn tỉnh và đồng bộ theo 19 tiêu chí.
Manh mún đất đai là tình trạng đất đai bị chia nhỏ, gồm nhiều ô thửa.
Một hộ có thể sở hữu nhiều ô thửa cách xa nhau. Trên một diện tích có nhiều
bờ thửa, các mảnh nhỏ lẻ thuộc sở hữu của nhiều hộ khác nhau. Tình trạng
manh mún ruộng đất phổ biến ở nước ta có thể do nhiều nguyên nhân trong
đó có thể kể tới:
Do kết quả của chính sách giao đất bình quân cho các hộ nông dân.
Ngay từ đầu khi chia ruộng đất đa số thực hiện theo phương châm có gần, có
xa, có tốt, có xấu, có cao, có thấp…Nên mỗi hộ có trên dưới 10 mảnh ruộng
giải khắp các xứ đồng. Hơn nữa điều kiện địa hình đất đai không bằng phẳng
8