Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Điều tra đánh giá thực trạng các loài nguy cấp quý hiếm làm căn cứ xây dựng kế hoạch quản lý bảo tồn đa dạng sinh học vườn quốc gia bái tử long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 84 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
KHOA QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG VÀ MƠI TRƢỜNG
----------

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG QUẦN THỂ VÀ ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ
CỦA CÁC LOÀI THÚ QUÝ TẠI VƢỜN QUỐC GIA BÁI TỬ LONG,
TỈNH QUẢNG NINH

NGÀNH: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG
MÃ NGÀNH: 302

Giáo viên hướng dẫn 1:

TS. Nguyễn Đắc Mạnh

Giáo viên hướng dẫn 2:

ThS. Giang Trọng Toàn

Sinh viên thực hiện:

Đỗ Thị Hồng

Mã sinh viên:

1353021888

Lớp:

58E – QLTNR



Khóa học:

2013 – 2017

Hà Nội, 2017


LỜI CẢM ƠN
Khóa luận này sử dụng số liệu điều tra thực địa về khu hệ thú được
thực hiện bởi Trung tâm Môi trường và Phát triển lâm nghiệp bền vững
trong Dự án “Điều tra đánh giá thực trạng các loài nguy cấp, quý, hiếm làm
căn cứ xây dựng kế hoạch quản lý, bảo tồn đa dạng sinh học Vườn quốc gia
Bái Tử Long”. Nhân dịp hồn thành bản khóa luận, tôi xin gửi lời cảm ơn
chân thành tới Ban lãnh đạo Vườn Quốc gia Bái Tử Long và PGS.TS. Vũ
Tiến Thịnh – Chủ nhiệm Dự án đã cho phép tơi sử dụng dữ liệu của Dự án
để làm khóa luận tốt nghiệp của mình.
Tơi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới TS. Nguyễn Đắc Mạnh và Ths.
Giang Trọng Tồn đã trực tiếp hướng dẫn tơi trong việc định hướng nghiên
cứu; xử lý số liệu và hoàn thiện bản khóa luận này.
Tơi xin gửi lời cảm ơn đến các cán bộ và nhân viên Vườn Quốc gia Bái
Tử Long đã giúp đỡ tôi trong thời gian tôi khảo sát và điều tra, thu thập các
thông tin bổ sung cho nghiên cứu này.
Cuối cùng, tơi xin cảm ơn gia đình, người thân và bạn bè đã ủng hộ và
động viên tôi cả về vật chất và tinh thần trong suốt q trình tơi học tập tại
trường Đại học Lâm nghiệp.
Mặc dù đã hết sức cố gắng nhưng do thời gian và kỹ năng thực hiện
nghiên cứu còn hạn chế nên nên bản khóa luận khơng thể tránh khỏi những
thiếu sót nhất định. Kính mong các thầy cơ và bạn đọc đóng góp ý kiến để bản
Khóa luận được hồn thiện hơn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2017
Sinh viên
Đỗ Thị Hồng

2


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Dịch nghĩa

Từ viết tắt
BQL

Ban quản lí

BTTN

Bảo tồn thiên nhiên

CITES

Convention on International Trade in Endangered Species
of Wild Fauna and Flora

CP

Chính phủ

ĐDSH


Đa dạng sinh học

FFI

Tổ chức Động vật thế giới

GPS

Máy định vị tọa độ

IUCN

Tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới

KBTTN

Khu Bảo tồn Thiên nhiên

LNXH

Lâm nghiệp xã hội

LSNG

Lâm sản ngồi gỗ

MV

Mẫu vật




Nghị định

NXB

Nhà xuất bản

PGS. TS

Phó Giáo sư Tiến sĩ

PV

Phỏng vấn

QĐ – UB

Quyết định - Ủy ban

QS

Quan sát

SC

Sinh cảnh

SĐVN


Sách đỏ Việt Nam

SFNC

Dự án Lâm nghiệp xã hội và bảo tồn thiên nhiên

STT

Số thứ tự

Ths

Thạc sĩ

TL

Tài liệu

TT

Thứ tự

UBND

Ủy ban nhân dân

VQG

Vườn Quốc gia


3


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
PHẦN I: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...................................... 3
1.1. Lịch sử nghiên cứu lớp thú ở Việt Nam..................................................... 3
1.1.1. Thời kỳ trước năm 1945 .......................................................................... 3
1.1.2. Thời kỳ 1945 đến 1954 ........................................................................... 4
1.1.3. Thời kỳ từ 1954 đến 1975 ....................................................................... 4
1.1.4. Thời kỳ từ 1975 đến nay ......................................................................... 6
1.2. Cơ sở xác định các loài thú quý hiếm ........................................................ 7
PHẦN II: MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI NỘI DUNG VÀ
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................ 13
2.1. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................. 13
2.1.1. Mục tiêu chung ...................................................................................... 13
2.1.2. Mục tiêu cụ thể ...................................................................................... 13
2.2. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 13
2.3. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................. 13
2.3.1. Về địa điểm ........................................................................................... 13
2.3.2. Về thời gian ........................................................................................... 13
2.4. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 13
2.5. phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 14
2.5.1. Phương pháp kế thừa tài liệu................................................................. 14

2.5.2. Phương pháp phỏng vấn........................................................................ 14
2.5.3. Phương pháp điều tra theo tuyến .......................................................... 16
2.5.4. phương pháp xử lí số liệu ...................................................................... 20
4


PHẦN III: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC
NGHIÊN CỨU ............................................................................................... 23
3.1. Điều kiện tự nhiên .................................................................................... 23
3.1.1. Vị trí địa lý ............................................................................................ 23
3.1.2. Đặc điểm địa hình, địa mạo .................................................................. 23
3.1.3. Đặc điểm địa chất, thổ nhưỡng ............................................................. 24
3.1.4. Đặc điểm khí hậu, thuỷ văn .................................................................. 25
3.1.5. Đặc điểm các hệ sinh thái chính............................................................ 26
3.1.6. Đặc điểm khu hệ động thực vật............................................................. 28
3.2. Đặc điểm kinh tế xã hội ........................................................................... 28
PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 31
4.1. Thành phần các loài thú quý hiếm tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long....... 31
4.1.1. Thành phần các loài thú tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long .................... 31
4.1.2. Thành phần các loài thú quý, hiếm tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long... 34
4.2. Tình trạng của một số loài thú quý hiếm tại VQG Bái Tử Long ............. 39
4.2.1. Khỉ vàng (Macaca mulatta) ................................................................... 40
4.2.2. Khỉ đuôi dài (Macaca fascicularis) ....................................................... 40
4.2.3. Rái cá thường (Lutra lutra).................................................................... 41
4.2.4. Rái cá vuốt bé ( Anonyx cinerea).......................................................... 41
4.2.5. Nai đen ( Rusa unicolor) ....................................................................... 42
4.2.6. Các lồi trong họ Cầy............................................................................ 43
4.2.7. Sóc đen (Ratufa bicolor) ....................................................................... 44
4.2.8. Beo lửa (Catopuma temminckii) ........................................................... 44
4.2.9. Mèo rừng (Prionailurus bengalensis) .................................................... 45

4.3. Đặc điểm sinh cảnh và nơi bắt gặp các loài thú quý hiếm tại khu vực
nghiên cứu ....................................................................................................... 45
4.3.1. Mô tả sinh cảnh VQG Bái Tử Long ...................................................... 45
4.3.2. Nơi bắt gặp các loài thú quý hiếm theo các dạng sinh cảnh ................. 47

5


4.4. Các hoạt động của con người gây ra mối đe dọa đến các loài thú quý
hiếm tại VQG Bái Tử Long ............................................................................ 51
4.4.1. Làm giảm kích cỡ quần thể các loài động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm:.. 51
4.4.2. Gây nhiễu loạn sinh cảnh sống của động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm .. 52
4.4.3. Phá hủy sinh cảnh sống của động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm ......... 53
4.5. Đề xuất một số biện pháp bảo tồn các loài thú quý hiếm tại Vườn Quốc
gia Bái Tử Long .............................................................................................. 54
4.5.1. Nhóm giải pháp giảm thiểu các mối đe dọa.......................................... 54
4.5.2. Nhóm giải pháp về chương trình điều tra, giám sát .............................. 55
4.5.3. Nhóm giải pháp về kêu gọi nguồn hỗ trợ kinh phí cho các hoạt động
bảo tồn loài ...................................................................................................... 55
KẾT LUẬN- TỒN TẠI – KHUYẾN NGHỊ ............................................... 56
1. Kết luận ....................................................................................................... 56
2.Tồn tại .......................................................................................................... 57
3. Khuyến nghị ................................................................................................ 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

6


DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Kết quả phỏng vấn người dân địa phương ..................................... 16
Bảng 2.2. Thông tin về các tuyến điều tra thú quý hiếm tại Vườn Quốc gia
Bái Tử Long ........................................................................................ 17
Bảng 2.3. Biểu điều tra thú theo tuyến............................................................ 19
Bảng 2.4: Biểu điều tra các mối đe dọa đến khu hệ thú ở VQG Bái Tử Long19
Bảng 2.5: Thành phần các loài thú tại VQG Bái Tử Long ............................. 20
Bảng 2.6: Danh sách các loài thú quý hiếm tại VQG Bái Tử Long ............... 20
Bảng 2.7: Tổng hợp kết quả đánh giá các mối đe dọa .................................... 22
Bảng 3.1: Dân số và thành phần dân tộc của các xã thuộc VQG Bái Tử
Long .................................................................................................... 29
Bảng 4.1: Danh sách các loài thú tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long ............... 31
Bảng 4.2: Thành phần các loài thú quý hiếm tại VQG Bái Tử Long ............. 34
Bảng 4.3: Đặc điểm ổ sinh thái của hai loài khỉ tại VQG Bái Tử Long ......... 48
Bảng 4.4. Đặc điểm ổ sinh thái của 2 loài Cầy tại VQG Bái Tử Long........... 48

7


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Các cấp độ đánh giá mức độ đa dạng của các loài trong Sách đỏ ........ 8
Hình 3.1: Vị trí địa lý Vườn Quốc gia Bái Tử Long....................................... 24
Hình 4.1: Mức độ đa dạng của các bộ thú quý hiếm tại VQG Bái Tử Long .. 36
Hình 4.2: Khỉ vàng ghi nhận tại Trà Thần, núi đá phía Bắc Trà Ngọ Lớn ..... 40
Hình 4.3: Khỉ đuôi dài ghi nhận gần khe Tranh, trung tâm đảo Ba Mùn ....... 40
Hình 4.4: Dấu phân của Rái cá vuốt bé ghi nhận gần hang Cái Đé, núi đá phía
Bắc Trà ................................................................................................ 42
Hình 4.5: Rái cá lớn ghi nhận tại mép biển khu vực Ụ Chuối, trung tâm đảo
Ba Mùn ................................................................................................ 42
Hình 4.6: Dấu vết ăn của Nai đen ghi nhận gần Miếu Danh, trung tâm đảo Ba
Mùn ..................................................................................................... 43

Hình 4.7: Dấu chân của Nai đen ngay dưới vết ăn ghi nhận gần Miếu Danh,
trung tâm Ba Mùn ............................................................................... 43

8


ĐẶT VẤN ĐỀ
Tài nguyên thú ở Việt Nam khá đa dạng với 322 loài, 155 giống, 43 họ
và 15 bộ thú (Nguyễn Xuân Đặng và Lê Xuân Cảnh, 2009); trong số đó có 78
lồi thú đặc hữu.
Các lồi thú có giá trị cao về mặt thực phẩm, dược liệu và thương mại
nên là đối tượng săn bắt chủ yếu của thợ săn. Thực tiễn cho thấy, trước những
năm 1986, Việt Nam được coi là thiên đường của nghề săn bắn. Các vùng
Đông Bắc, Tây Bắc, Tây Nguyên là những khu vực có tài nguyên động vật
rừng phong phú (Phạm Nhật và Đỗ Quang Huy, 1998). Nhưng hiện nay, số
lượng các loài thú bị suy giảm rất mạnh ở ngoài tự nhiên và rất hiếm gặp.
Trong Sách đỏ Việt Nam (2007) đã thống kê được 94 loài thú đang đứng
trước nguy cơ tuyệt chủng và đặc biệt đã xác định được 4 loài tuyệt chủng
hoàn toàn là loài Cầy rái cá (Sinogale Benenttii), Heo vòi (Tapirus indicus),
Tê giác hai sừng (Dicerorhinus sumatreensis), Bò xám (Bos Sauveli). Và gần
đây nhất là năm 2010, cá thể Tê giác một sừng (Rhinoceros sondaicus) cuối
cùng đã xác định bị bắn chết tại Vườn Quốc gia Cát Tiên. Vì vậy, việc bảo vệ
các lồi thú là rất cần thiết.
Nhận thức được sự mất mát về nguồn tài ngun rừng, Chính phủ Việt
Nam đã có nhiều hình thức bảo tồn như thành lập gần 200 khu rừng đặc dụng
nhằm bảo vệ nguồn tài nguyên tại chỗ. Vườn Quốc gia Bái Tử Long là một
trong số các khu rừng đó.
Vườn quốc gia Bái Tử Long được thành lập theo quyết định số
85/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ ngày 1 tháng 6 năm 2001 với tổng
diện tích 15.783ha, trong đó diện tích rừng, đất rừng là 6.125ha và 9.650ha

diện tích mặt nước biển, vụng áng, bãi triều ngập nước. VQG Bái Tử Long
được thành lập nhằm bảo tồn các hệ sinh thái và các loài động, thực vật đặc
trưng cho khu vực biển đảo miền Bắc Việt Nam. Từ khi thành lập đến nay, tại
VQG Bái Tử Long đã có một số nghiên cứu về tài nguyên của khu vực và đã
sơ bộ ghi nhận được 2.235 loài sinh vật, tiêu biểu là 37 loài thú, 96 loài chim,
1


37 lồi lưỡng cư và bị sát. Trong số đó có 9 lồi thú có tên trong Sách đỏ
Việt Nam (2007) như: Lợn rừng (Sus scrofa), Nai (Rusa unicolor), Khỉ vàng
(Macaca

mulatta

siamica, Kloss, 1917),

Sơn

dương(Capricornis

milneedwardsii maritimus).v.v.. (Ban quản lý vườn quốc gia Bái Tử Long,
2015). Tuy nhiên, hiện nay các loài thú tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long đang
bị suy giảm nhanh chóng bởi các hoạt động săn bắn trái phép của con người.
Do vậy, nghiên cứu về hiện trạng các loài thú và đặc biệt là các loài thú quý
hiếm tại VQG Bái Tử Long rất có ý nghĩa về thực tiễn và khoa học.
Xuất phát từ các lý do trên, tơi thực hiện đề tài tốt nghiệp “Nghiên cứu
tình trạng quần thể và đặc điểm phân bố của các loài thú quý hiếm tại VQG
Bái Tử Long, tỉnh Quảng Ninh”. Đề tài được thực hiện nhằm bổ sung các
thông tin về tình trạng quần thể và vùng bắt gặp các lồi thú q hiếm phục
vụ cơng tác bảo tồn tài nguyên rừng của khu vực.


2


PHẦN I
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Lịch sử nghiên cứu lớp thú ở Việt Nam
1.1.1. Thời kỳ trước năm 1945
Trong thế kỷ XIX, nhiều tài liệu về khu hệ thú ở Việt Nam đã bắt đầu
được công bố trên các sách báo của Châu Âu. Những năm Pháp đô hộ, các
nhà khoa học người Pháp cũng bắt đầu tìm hiểu thiên nhiên của Việt Nam và
đặc biệt quan tâm tới nhóm thú. Các cơng việc điều tra thu thập mẫu trong
thời gian đầu chủ yếu do các nhà động vật nghiệp dư tiến hành. Những tài
liệu ban đầu về thú ở Nam Bộ và Trung Bộ đã được nhiều nhà khoa học công
bố như: Jouan (1868), Dr. Hamy (1876), Germain (1887), Harmand (1881),
Heude (1888).
Cùng trong thời gian đó, Brousmiche(1887) đã xuất bản cuốn tài liệu
“nhìn chung về lịch sử tự nhiên của Bắc Bộ”. Trong cuốn tài liệu này, tác giả
đã giới thiệu ngắn gọn về một số thú Bắc bộ có giá trị kinh tế, dược liệu và
khu vực phân bố của chúng. Năm 1894, A.Huede đã công bố tài liệu về loài
sơn dương (Capricornis marritinus). Năm 1896, Billet viết cuốn “Hai năm ở
miền núi Bắc Bộ”. Cùng trong năm đó, De Pousargues đã có thơng báo về lồi
Vượn mới (Hylobates henrici) tìm thấy ở Lai Châu và ông cũng thông báo về
loài Voọc đen(Pythecus Francoisi) ở Bắc Bộ và Trung Bộ.
Vào những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, tình hình nghiên cứu
thú ở nước ta có nhiều tiến triển hơn. Đáng chú ý là đoàn nghiên cứu thú ở
nước ta do Pavie dẫn đầu đã tiến hành khảo sát, nghiên cứu và thu thập số
liệu về thú từ năm 1879 đến năm 1898 ở nhiều địa điểm miền nam Việt Nam.
Kết quả nghiên cứu của đồn được cơng bố trong bộ sách “Nghiên cứu về
lịch sử tự nhiên của Đông Dương” (Recherches sur L. Histoire naturelle de

L. Indochine Orietale, Mission Pavie,1979-1898). Có thể coi đây là cơng
trình nghiên cứu đầu tiên và tương đối hồn chỉnh về thú ở Đơng Dương.
Trong cơng trình đó De Pousagues đã thống kê được 200 loài và loài phụ thú
3


ở Việt Nam, Lào Campuchia và Thái Lan; Riêng Việt Nam đã thống kê
dược 117 loài và loài phụ.
Trong khoảng thời gian từ năm 1900-1929, nhiều thơng báo có kết quả
nghiên cứu và mơ tả các lồi thú gặp đầu tiên ở Việt Nam của các tác giả:
Baurae (1900), Huede (1901), Anonyme (1902), Bonhote J.L (1903, 1907),
Dauplay J (1908), O. Thomas (1909, 1912, 1925, 1929).
Trong 2 năm 1923-1924, Herbert Steven (Mỹ) đã tiến hành sưu tập thú
Bắc bộ, tập trung chủ yếu ở Yên Bái; F.R Wulsin sưu tầm thú ở Lai Châu vào
năm 1924. Từ năm 1925- 1930, J. Delacour đã tiến hành sưu tập mẫu thú ở
Bắc bộ, Trung bộ và một số vùng ở Nam bộ.
Năm 1932, H.Osgood đã tập hợp tất cả những tài liệu của các tác giả
trên và đưa ra thông báo chung về thú và đã thống kê 172 loài và phân loài.
Đây là tài liệu có giá trị về nghiên cứu phân loài và khu hệ thú ở Việt Nam.
1.1.2. Thời kỳ 1945 đến 1954
Trong suốt thời kỳ kháng chiến chống Pháp (1945-1954), hoạt động
nghiên cứu về thú ở Việt Nam bị gián đoạn. Trong những năm này, nhiều
nhà khoa học Pháp đã dựa trên những tiêu bản, những ghi nhận thực địa để
tổng hợp công bố thêm về thú ở Việt Nam và Đông Dương.
1.1.3. Thời kỳ từ 1954 đến 1975
Ở miền Nam, do bị Đế quốc Mỹ chiếm đóng nên các hoạt động nghiên
cứu thú gần như bị đình trệ đến những năm của thập kỷ 60. Trong thời gian
này, đáng chú ý có cơng trình của Vương Đình Sâm (1960-1970). Ơng đã
biên soạn giáo trình giảng dạy cho sinh viên của trường, trong đó có phần
“Thú lạp” mơ tả nhiều loài thú thuộc các bộ Dơi, Gặm nhấm, Linh Trưởng,

Móng guốc, Thú ăn thịt có ở miền Nam Việt Nam.
Một số nhà khoa học nước ngoài đã tiến hành khảo sát nghiên cứu các
nhóm thú có liên quan đến dịch tế học, chủ yếu là các loài thú thuộc bộ gặm
nhấm (Rodentia). Một số cơng trình đã cơng bố như: Van Peenen et al. (1967,
1969, 1970, 1971). Ducan et al. (1970, 1971). Cơng trình “Perliminary
4


Idetification Mammals of South Viet Nam” của Van Peenen et al (1969) đã
thống kê 151 loài thú ở miền Nam Việt Nam (từ Quảng Trị trở vào) ghi nhận
khái quát về phân bố của chúng.
Ở miền Bắc, từ những năm sau 1954 (sau khi hịa bình lập lại), việc
nghiên cứu thú đã bước đầu có những tiến bộ và do các nhà khoa học
Việt Nam tiến hành. Công tác điều tra nghiên cứu lúc đầu chỉ do một số ít cơ
quan, chủ yếu là các trường Đại học, tiến hành với lực lượng cán bộ cịn nhỏ,
trình độ thấp. Địa bàn điều tra hẹp; nội dung điều tra tập trung vào thu thập
mẫu vật và thống kê thành phần loài.
Trong những năm 1955-1959, chủ yếu gồm các đợt điều tra lẻ tẻ của
Khoa Sinh trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (nay là Đại học Khoa học Tự
nhiên thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội) để phục vụ giảng dạy và học tập của
sinh viên. Vào những năm 1960-1975, công tác nghiên cứu thú do 3 cơ quan
chính đảm nhận là: Ban sinh vật - Địa học của Ủy ban khoa học kỹ thuật nhà
nước; Khoa sinh vật học của trường Đại học tổng hợp Hà Nội; Viện điều tra
qui hoạch rừng thuộc Tổng cục Lâm nghiệp (nay là Bộ Nơng nghiệp và Phát
triển nơng thơn). Ngồi ra, có một số cơ quan khác cũng tiến hành nghiên cứu
như: Viện vệ sinh dịch tễ.... Ngồi các cơng trình nghiên cứu do các cơ quan
độc lập tiến hành, Ủy ban khoa học kỹ thuật nhà nước cịn tổ chức chủ trì
Đồn điều tra liên hợp Động vật- Ký sinh trùng và côn trùng với sự tham gia
của nhiều cơ quan. Trong thời gian 1962-1966 đã tổ chức 5 đợt điều tra trên
phạm vi 15 tỉnh miền Bắc: Lạng Sơn, Quảng Ninh, Lai Châu.... Các kết quả

nghiên cứu trong giai đoạn này được cơng bố trên các tạp chí trong nước (Tạp
chí Sinh vật- Địa học, Tạp chí Hoạt động khoa học...) và tạp chí khoa học
nước ngồi (Zoologicheskii Zhurnal của Liên Xơ cũ, ...). Một số cơng trình
tiêu biểu như:
Năm 1968, Đặng Duy Huỳnh đã công bố một phần kết quả nghiên cứu
về thú ăn thịt và thú móng guốc miền bắc Việt Nam trong cuốn “Sinh học và
sinh thái các lồi thú móng guốc ở Việt Nam”. Năm 1973, trong cuốn sách
5


“Thú kinh tế miền Bắc Việt Nam”, Lê Hiền Hào đã giới thiệu một số đặc
điểm sinh vật học chủ yếu và phân bố của những loài thú kinh tế miền Bắc
Việt Nam. Trong thời kỳ này, các nhà khoa học đã thống kê được ở miền Bắc
có 169 lồi thú thuộc 32 họ và 11 bộ.
1.1.4. Thời kỳ từ 1975 đến nay
Các nghiên cứu về thú đặc biệt phát triển mạnh sau ngày miền Nam
hồn tồn giải phóng. Cơng tác điều tra thống kê thành phần loài và đánh giá
các giá trị khu hệ thú của các địa phương trên toàn quốc. Nội dung chủ yếu
tập trung vào:
- Điều tra thống kê, đánh giá khu hệ và đánh giá giá trị khu hệ và tài
nguyên thú ở các địa phương phục vụ quy hoạch phát triển kinh tế và bảo tồn
đa dạng sinh học.
- Nghiên cứu chuyên sâu về sinh học, sinh thái một số nhóm thú có giá
trị kinh tế cao hoặc có tầm quan trọng bảo tồn gen cao và xây dựng kế hoạch
quản lý, bảo tồn và sử dụng bền vững chúng.
Địa bàn nghiên cứu được mở rộng ra tồn quốc, đặc biệt là các tỉnh
phía Nam. Lực lượng nghiên cứu phát triển mạnh cả về số lượng và chất
lượng, bao gồm các Viện nghiên cứu (Viện Điều tra qui hoạch rừng, Viện
Sinh học nhiệt đới...), các trường đại học trên cả nước (Đại học Lâm
nghiệp, Đại học Sư phạm Hà Nội...). Nhà nước đã có nhiều chương trình

trọng điểm Quốc gia như: Chương trình CT- 48C (1987-1990); Chương
trình nghiên cứu điều tra động vật rừng vùng Đồng bằng sông Cửu Long,
các tỉnh miền Đông Nam Bộ do Viện Khoa học Việt Nam chủ trì; Chương
trình Động vật chí do Viện Khoa học và Cơng nghiệp Việt Nam chủ trì
(1996- 2005)...đặc biệt việc hợp tác Quốc tế ngày càng được triển khai
rộng rãi trong nghiên cứu và điều tra thú với nhiều nước trên thế giới (Mỹ,
Anh, Pháp....) và các tổ chức khoa học quốc tế chính phủ và phi chính phủ
đã mở văn phịng đại diện và có những đóng góp tích cực vào cơng tác điều
tra nghiên cứu động vật ở Nước ta (IUCN, WWF, FFI...).
6


Nhiều cơng trình, tác phẩm và kết quả nghiên cứu được xuất bản. Một
số cơng trình nghiên cứu về các đặc điểm khu hệ và sinh học sinh thái của
các loài thú Việt Nam như: Những loài gặm nhấm Việt Nam của các tác giả
Cao Văn Sung, Đặng Huy Huỳnh, Bùi Kính (1980). Khảo sát thú miền Bắc
Việt Nam của Đào Văn Tiến (1985). Thú linh trưởng Việt Nam của tác giả
Phạm Nhật (2002). Sách đỏ Việt Nam (2007). Thú rừng (Mammalia) Việt
Nam, tập 1, của tác giả Đặng Kim Huỳnh và cộng sự (2008). Động vật chí
Việt Nam của tác giả Đặng Kim Huỳnh và cộng sự (2008).
Như vậy, trong suốt 3 thế kỷ qua, các nghiên cứu về khu hệ thú Việt
Nam đã từng bước phát triển cả về chất và lượng. Theo danh lục thú cập nhật
nhất của Việt Nam, hiện nay ở nước ta đã ghi nhận được 322 loài, 155 giống
43 họ và 15 bộ thú (Nguyễn Xuân Đặng và Lê Xuân Cảnh, 2009). Vì vậy,
trong bản khóa luận này, tồn bộ tên phổ thơng, tên khoa học và hệ thống
phân loại sử dụng theo tài liệu trên.
1.2. Cơ sở xác định các loài thú q hiếm
Thú q hiếm là những lồi thú đang có số lượng ít ở ngồi tự nhiên, số
lượng cá thể suy giảm theo thời gian và là các lồi có giá trị về: thực phẩm,
dược liệu, thương mại, làm cảnh, khoa học, ..v.v.

Tài liệu đánh giá tình trạng của các loài ở ngoài tự nhiên được sử dụng
phổ biến hiện nay là Sách đỏ (Danh lục đỏ). Đây là tài liệu cảnh báo về kích
thước quần thể của lồi ở ngồi tự nhiên với các cấp sử dụng như hình 1.1.

7


Hình 1.1: Các cấp độ đánh giá mức độ đa dạng của các loài trong Sách đỏ
Ở trên toàn thế giới, tình trạng tuyệt chủng hoặc đe dọa tuyệt chủng của
các loài tại tất cả các quốc gia được sử dụng là Sách đỏ thế giới (IUCN). Đây
là tài liệu được xây dựng bởi Liên minh quốc tế bảo tồn thiên nhiên và tài
nguyên thiên nhiên, viết tắt IUCN (International Union for Conservation
of Nature and Natural Resources). IUCN là kho tài liệu có mơ tả đặc điểm
hình thái, sinh thái học và đánh giá tình trạng nguy cấp của các loài động vật
quý hiếm trên thế giới. Đây là tài liệu quan trọng giúp xác định tình trạng
nguy cấp của các loài thú quý hiếm trong nghiên cứu khoa học. Sách đỏ thế
giới được cập nhật liên tục và hàng năm. Việc tra cứu tình trạng của các lồi
theo danh pháp khoa học.
Ở cấp độ quốc gia Việt Nam, tình trạng của các loài được đánh giá
riêng theo Sách đỏ Việt Nam (SĐVN). Tài liệu Sách đỏ Việt Nam đầu tiên
được xuất bản vào năm 1992. Trong tài liệu này đã thống kê được 721 lồi
đang có nguy cơ bị tuyệt chủng ở các cấp độ khác nhau, trong đó có 356 lồi
động vật. Đến năm 2004, SĐVN lần thứ 2 được cập nhật về tình trạng các
lồi thú và đã xác định được 857 loài động thực vật đang có nguy cơ tuyệt
chủng (tăng 51 lồi so với năm 1992), trong đó nhóm động vật có 407 lồi.

8


Tài liệu Sách đỏ Việt Nam được cập nhật gần đây nhất là năm 2007, trong đó

có 418 lồi động vật được xác định đang bị đe dọa tuyệt chủng ở nước ta.
Nhóm thú được xác định là 94 lồi cụ thể như sau:
- Số loài tuyệt chủng hoàn toàn (EX): 3 loài bao gồm cầy rái cá
(Sinogale Benenttii), Tê giác hai sừng (Dicerorhinus sumatreensis) và lồi Bị
xám (Bos Sauveli). Lồi Heo vịi (Tapirus indicus) được xếp ở cấp DD nhưng
hiện nay đã xác định là thuộc EX. Loài Tê giác 1 sừng (Rhinoceros
sondaicus) thuộc cấp CR nhưng đã bị tuyệt chủng vào năm 2010.
- Loài bị tuyệt chủng ngoài tự nhiên (EW): 01 loài là loài Hươu sao
(Servus nippon) .
- Số loài rất nguy cấp (CR): 12 loài.
- Số loài nguy cấp (EN): 30 loài .
- Số loài sẽ nguy cấp (VU): 32 lồi.
- Số lồi ít nguy cấp (LR): 7 lồi .
- Số lồi cịn thiếu số liệu xếp bậc (DD): 9 loài.
Tài liệu được sử dụng để thực hiện các chính sách quản lý các lồi
động vật quý hiếm hiện nay tiêu biểu là:
- Nghị định 32/2006/NĐ-CP ngày 30/03/2006 của Chính phủ về quản
lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm (gọi tắt là Nghị định
32/2006). Trong Nghị định 32 (2006) có bảng danh sách gồm 62 lồi thuộc
nhóm IB (nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại, gồm
những lồi động vật rừng có giá trị đặc biệt về khoa học, mơi trường hoặc có
giá trị cao về kinh tế, số luợng quần thể cịn rất ít trong tự nhiên hoặc có nguy
cơ tuyệt chủng cao) và 89 lồi thuộc nhóm IIB (hạn chế khai thác, sử dụng vì
mục đích thương mại, gồm những lồi động vật rừng có giá trị về khoa học,
mơi trường hoặc có giá trị cao về kinh tế, số luợng quần thể cịn ít trong tự
nhiên hoặc có nguy cơ tuyệt chủng). Riêng lớp thú có 47 lồi thuộc nhóm IB
và 26 lồi thuộc nhóm IB.

9



- Cơng ước về bn bán quốc tế các lồi động, thực vật hoang dã, nguy
cấp (Convention on International Trade in Endangered Species of Wild Fauna
and Flora – CITES), viết tắt là Công ước CITES. Đây là bản hiệp ước giữa
các quốc gia thành viên về việc kiểm soát việc bn bán, trao đổi các lồi
động thực vật hoang dã để tránh tình trạng khai thác quá mức dẫn đến tình
trạng tuyệt chủng. Tài liệu cập nhật mới nhất hiện nay là Công ước CITES
năm 2015. Trong tài liệu này hiện có 348 lồi thú đang được quản lý bn
bán trên tồn cầu, trong đó có 221 thuộc phụ lục I, 72 loài thuộc phụ lục II và
55 loài thuộc phụ lục III của Công ước CITES (2015).
Dựa trên những tài liệu cập nhật hiện nay về xác định tình trạng của các
loài thú quý hiếm, đề tài sử dụng bốn tài liệu đánh giá làm cơ sở xác định các
lồi thú q hiếm ở khu vực nghiên cứu đó là: Sách đỏ Việt Nam (2007),
IUCN (2016), Nghị định 32 (2006), CITES (2015) để xác định loài thú quý
hiếm tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long.
1.3. Những điều tra nghiên cứu trƣớc đây có liên quan đến động vật rừng
nguy cấp, quý, hiếm
Những điều tra, nghiên cứu chi tiết về tài nguyên động thực vật ở khu
vực vịnh Bái Tử Long bắt đầu được thực hiện trong các năm 1997 và 1998
với mục đích xây dựng dự án đầu tư thành lập khu bảo tồn thiên nhiên Ba
Mùn. Theo tài liệu của dự án đầu tư (Anon, 1998): trước năm 1975, đảo Ba
Mùn được biết đến là một hoàn đảo có hệ động vật đa dạng và phong phú
nhất ở tỉnh Quảng Ninh; tuy nhiên sau vài thập kỉ, việc săn bắt và khai thác gỗ
trái phép đã làm cho hệ động vật Ba Mùn suy giảm nghiêm trọng, Lợn rừng
(Sus scrofa) và Hoẵng (Muntiacus muntjak) vẫn còn xuất hiện trên đảo,
nhưng khơng thấy xuất hiện các lồi thú lớn quý hiếm như Gấu ngựa (Ursus
thibetanus). Năm 2000, dự án đầu tư chuyển hạng KBTTN Ba Mùn và một số
vùng lân cận thành Vườn quốc gia Bái Tử Long đã được được Ủy ban nhân
dân tỉnh Quảng Ninh và Bộ NN&PTNT phê duyệt. Theo kết quả điều tra xây
dựng dự án đầu tư: nhóm động vật có xương sống ở cạn đã thống kê được 21

10


loài thú thuộc 13 họ, 6 bộ; 58 loài chim thuộc 28 họ, 9 bộ; 23 lồi bị sát thuộc
12 họ, 2 bộ; và 3 loài ếch nhái thuộc 01 họ, 01 bộ (Viện điều tra quy hoạch
rừng, 2000). Năm 2002, Frontier chương trình Việt Nam đã triển khai điều tra
sơ bộ đa dạng sinh học tại Vườn quốc gia Bái Tử Long; kết quả đã ghi nhận
được 33 loài Bướm đêm, 118 loài Chim, 14 loài Dơi và 20 lồi Thú khơng
biết bay. So với danh lục chim thú năm 2000, đã ghi nhận thêm 14 loài Dơi, 3
loài thú mới và 63 loài chim mới cho khu vực VQG Bái Tử Long (Frontier
Vietnam, 2004).
Năm 2007, Hiệp hội Vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên Việt
Nam có chương trình nghiên cứu đánh giá hiện trạng và tiềm năng phát triển
du lịch sinh thái ở Vườn quốc gia Bái Tử Long; trong đó có định hướng phát
triển du lịch dựa vào cộng đồng. Bởi vậy, một tài liệu cung cấp thơng tin về
đa dạng sinh học nói chung và tài nguyên du lịch sinh thái của VQG Bái Tử
Long đã được biên tập cho đối tượng cộng đồng địa phương. Theo tài liệu này,
tổng số loài động vật quý hiếm của VQG Bái Tử Long là 72 loài (tính cả động
vật biển); đồng thời cịn cung cấp thêm thơng tin về khu vực có khả năng bắt
gặp một số lồi động vật có sức thu hút với du khách như Khỉ vàng (Macaca
mulatta), Rái cá thường (Lutra lutra), Rái cá vuốt bé (Aonyx cinerea),... (Lê
Văn Lanh, 2008).
Năm 2014, trong báo cáo dự án: Hướng dẫn xây dựng kế hoạch quản lý
đa dạng sinh học ở các khu bảo tồn nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu- thí
điểm tại VQG Bái Tử Long, được thực hiện bởi Trung tâm nghiên cứu tài
nguyên và môi trường- Đại học quốc gia Hà Nội; đã dự báo tác động của biến
đổi khí hậu đến các hệ sinh thái ở VQG Bái Tử Long, báo cáo cho rằng nhiều
loài động vật rừng sống trên các đảo sẽ có nguy cơ bị tuyệt chủng cục bộ khi
sinh cảnh sống của chúng ngày càng thu hẹp do nước biển dâng, đặc biệt trên
đảo Ba Mùn còn tồn tại một quần thể Nai (Rusa unicolor) duy nhất trong

vùng Đơng Bắc Việt Nam (Hồng Văn Thắng và Bùi Hà Ly, 2014). Nằm
trong kế hoạch quản lý điều hành dự án: Bảo tồn đa dạng sinh học và sử dụng
11


bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên trên các đảo và thềm lục địa của VQG
Bái Tử Long giai đoạn 2012- 2016 đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng
Ninh phê duyệt; năm 2015, Ban quản lý VQG đã tổng hợp thông tin từ kết
quả của nhiều đợt điều tra nghiên cứu để khẳng định về sự có mặt/vắng mặt
của các lồi động thực vật; từ đó đã biên tập một báo cáo tổng hợp về hiện
trạng đa dạng sinh học của Vườn. Trong báo cáo này, đối với nhóm động vật
có xương sống ở cạn đã khẳng định có 53 loài thú thuộc 17 họ, 6 bộ; 66 loài
chim thuộc 29 họ, 10 bộ; 30 lồi bị sát thuộc 12 họ, 2 bộ; và 05 loài lưỡng cư
thuộc 1 họ, 1 bộ (Ban quản lý VQG Bái Tử Long, 2015).
Năm 2016, Ban quản lý Vườn Quốc gia Bái Tử Long đã thực hiện Dự
án: “Điều tra đánh giá thực trạng các loài nguy cấp, quý, hiếm làm căn cứ xây
dựng kế hoạch quản lý, bảo tồn đa dạng sinh học Vườn quốc gia Bái Tử
Long”. Dự án được thực hiện từ nguồn vốn Ngân sách nhà nước – Sự nghiệp
môi trường tỉnh Quảng Ninh năm 2015. Đơn vị tư vấn của dự án là Trung tâm
Môi trường và Phát triển lâm nghiệp bền vững.
Nhận xét: hầu hết các đợt điều tra, nghiên cứu tại VQG Bái Tử Long có
liên quan đến động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm mới dừng lại ở việc thống
kê thành phần loài; tài liệu của Lê Văn Lanh năm (2008) có khoanh vùng cư
trú của một số lồi q hiếm, có sức hút đối với du khách; tuy nhiên thơng tin
cịn mang tính khái quát. Khâu nối số liệu của các đợt điều tra đã khẳng định
tại VQG Bái Tử Long có tổng cộng 154 lồi động vật có xương sống ở cạn;
trong đó có 15 lồi thú, 6 lồi chim, 10 lồi bị sát được xếp vào nhóm nguy
cấp, quý, hiếm.
Trong nghiên cứu này mặc dù có kế thừa số liệu điều tra tuyến được
thực hiện trong năm 2016 nhưng các thông tin về phỏng vấn, tổng hợp các

nghiên cứu trước đó và điều tra bổ sung vẫn hoàn toàn đáp ứng của một
nghiên cứu khoa học.

12


PHẦN II
MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI
NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
2.1.1. Mục tiêu chung
Đề tài được thực hiện nhằm bảo tồn tài nguyên thú, đặc biệt là các loài
thú quý hiếm tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long, tỉnh Quảng Ninh.
2.1.2. Mục tiêu cụ thể
- Lập được danh sách các loài thú quý hiếm tại VQG Bái Tử Long;
- Đánh giá tình trạng quần thể của một số loài thú quý hiếm tại khu vực
nghiên cứu;
- Xác định các mối liên hệ giữa đặc điểm sinh cảnh với sự xuất hiện
của một số loài thú quý hiếm tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long;
- Xác định được tác động tiêu cực của người dân địa phương đến các
loài thú quý hiếm trong khu vực;
- Đưa ra các giải pháp quản lý và bảo tồn loài thú quý hiếm phù hợp
với điều kiện thực tiễn tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long;
2.2. Đối tƣợng nghiên cứu
Các loài thú quý hiếm ở trên cạn tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long.
2.3. Phạm vi nghiên cứu
2.3.1. Về địa điểm
Đề tài được thực hiện tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long gồm các xã:
Minh Châu, Quan Lạn, Bản Sen, Hạ Long và Vạn Yên.
2.3.2. Về thời gian

Đề tài được thực hiện trong thời gian 4 tháng (từ tháng 2 năm 2017 đến
hết tháng 5 năm 2017).
2.4. Nội dung nghiên cứu
Để đạt được các mục tiêu đặt ra, trong nghiên cứu này thực hiện 5 nội
dung nghiên cứu như sau:
13


(1) Điều tra số lượng, chủng loại và khả năng bắt gặp các loài thú quý
hiếm tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long.
(2) Nghiên cứu tình trạng của một số loài thú quý hiếm tại khu vực
nghiên cứu.
(3) Điều tra đặc điểm sinh cảnh, nơi bắt gặp thú quý hiếm tại khu vực
nghiên cứu.
(4) Điều tra các hoạt động của con người gây ra mối đe dọa đến các
loài thú quý hiếm tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long.
(5) Đề xuất các giải pháp quản lý và bảo tồn các loài thú quý hiếm tại
Vườn Quốc gia Bái Tử Long.
2.5. phƣơng pháp nghiên cứu
2.5.1. Phương pháp kế thừa tài liệu
Đề tài tiến hành thu thập các tài liệu liên quan đến khu vực nghiên cứu
như: Luận chứng kinh tế kỹ thuật thành lập VQG Bái Tử Long, các tài liệu về
điều kiện tự nhiên; dân sinh, kinh tế, xã hội; các báo cáo về tình hình quản lý;
bản đồ hiện trạng rừng, bản đồ địa hình của VQG Bái Tử Long; các đề tài
nghiên cứu về tài nguyên VQG. Từ các tài liệu được thu thập tiến hành đọc,
chọn lọc, phân tích và kế thừa các thơng tin liên quan cần thiết phục vụ các
nội dung nghiên cứu của đề tài.
Trong nghiên cứu này có kế thừa một phần số liệu điều tra về khu hệ
thú trên cạn được thực hiện bởi nhóm tư vấn của Trung tâm Mơi trường và
Phát triển lâm nghiệp bền vững thực hiện tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long

trong năm 2016. Tuy nhiên, các số liệu kế thừa chỉ là các bảng biểu điều tra
động vật theo các tuyến. Việc xử lý số liệu, phân tích và đánh giá khơng được
kế thừa. Ngồi ra, các thơng tin khác có liên quan được điều tra bổ sung.
2.5.2. Phương pháp phỏng vấn
Mục đích phỏng vấn là thu thập thơng tin sơ bộ về sự có mặt của các
loài thú quý hiếm và số lượng của chúng. Ngoài ra, qua phỏng vấn để biết
được các hoạt động có liên quan tới việc sử dụng tài nguyên của người dân
14


mà ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp tới các loài thú quý hiếm tại khu vực
nghiên cứu.
Đối tượng phỏng vấn là cán bộ quản lý Vườn Quốc gia Bái Tử Long,
chính quyền và nhân dân địa phương. Đối với cán bộ quản ly VQG Bái Tử
Long tiến hành phỏng vấn những người trực tiếp quản lý các loài thú quý
hiếm. Đối với nhân dân địa phương tiến hành phỏng vấn những người bản địa
là người là những người có sự am hiểu về nguồn tài nguyên của khu vực,
thường xuyên lên rừng săn bắn, kiếm củi, lấy mật ong.
Các câu hỏi phỏng vấn đơn giản, ngắn gọn, dễ hiểu và được phân chia
theo từng nội dung nghiên cứu bao gồm: bộ câu hỏi về thành phần các loài
thú và các loài thú quý hiếm; bộ câu hỏi về các khu vực bắt gặp; bộ câu hỏi về
tình hình săn bắt, khai thác sử dụng tài nguyên rừng; và bộ câu hỏi về công
tác quản lý bảo tồn của Vườn Quốc gia và ý thức của người dân trong việc
bảo vệ tài nguyên rừng. Thông tin chi tiết về danh sách những người được
phỏng vấn và các câu hỏi phỏng vấn được trình bày trong phụ lục 01 và phụ
lục 02.
Trong q trình phỏng vấn, các thơng tin cần thu thập được trao đổi trực
tiếp trong quá trình phỏng vấn. Các đặc điểm hình thái của các lồi động vật
mà người dân địa phương bắt gặp được tìm hiểu từ tổng quát đến chi tiết. Để
kiểm chứng lại các thông tin, hình ảnh chuẩn về hình thái của các lồi cũng

được đưa cho các đối tượng phỏng vấn xem và nhận diện. Ngồi ra, trong q
trình phỏng vấn các đối tượng phỏng vấn ln được khuyến khích để cho
xem những mẫu vật còn giữ lại làm kỷ niệm hoặc sử dụng cho một số mục
đích khác trong nhà (vật ni, mẫu nhồi, lông, …). Đây là những bằng chứng
về sự có mặt của lồi, tuy nhiên nguồn gốc của mẫu vật cần được xác định rõ
ràng. Thông tin thu thập được tổng hợp vào bảng 2.1.

15


Bảng 2.1: Kết quả phỏng vấn ngƣời dân địa phƣơng
Người điều tra :................................Ngày điều tra :.............................................
Tên người dân :................................. Tuổi :.........................................................
Địa chỉ :................................................................................................................
TT

Tên lồi
Địa phương

Địađiểm

Thời gian

Số

bắt gặp

bắt gặp

lượng


Ghi chú

Phổ thơng

2.5.3. Phương pháp điều tra theo tuyến
Điều tra theo tuyến được thực hiện nhằm thu thập các thông tin về
thành phần lồi thơng qua việc quan sát trực tiếp hoặc ghi nhận qua các mẫu
vật; xác định các vùng phân bố và các mối đe dọa đến khu hệ thú trong khu
vực điều tra.
Tuyến điều tra được thiết lập dựa vào bản đồ hiện trạng rừng, bản đồ
địa hình, kết quả khảo sát sơ bộ khu vực nghiên cứu và các thơng tin thu được
từ q trình phỏng vấn. Tuyến điều tra được lập đi qua nhiều dạng sinh cảnh
khác nhau và dàn trải trên một phần diện tích của Vườn Quốc gia.
Trong nghiên cứu của nhóm tư vấn thuộc Trung tâm Môi trường và
Phát triển lâm nghiệp bền vững đã thực hiện 7 tuyến điều tra các loài động vật
trên cạn, trong đó có các lồi thú. Thơng tin về các tuyến điều tra được trình
bày chi tiết trong bảng 2.2 và sơ đồ 2.1.

16


Bảng 2.2. Thông tin về các tuyến điều tra thú quý hiếm
tại Vƣờn Quốc gia Bái Tử Long
TT

Tọa độ

Tọa độ


Tuyến

điểm đầu

điểm cuối

1

0483300/

0485389/

Trạm Ba Mùn-

2331384

2333766

Cát Bà biếng

0483300/

0485115/

Trạm Ba Mùn-Ụ

2

3


4

Khu vực

2331384

2330678

Chuối

0483300/

0482827/

Trạm Ba Mùn-

2331384

2328673

Hòn Di

0482478/

0482827/

Trạm Lách Chè-

2326420


2328673

Hòn Di

Chiều dài

Dạng sinh cảnh

tuyến (m)

chủ yếu

4674

Rừng phục hồi;
Rừng nghèo

3193

3817

Rừng phục hồi;
Rừng nghèo
Rừng phục hồi;
Rừng nghèo
Rừng

4160

nghèo,


rừng ngập mặn,
khu quân sự,..

5

0481851/

0480544/

Trạm Cái Lim-

2334974

2334676

rừng Lim

2440

Rừng

núi

đá;

Rừng

núi


vẹt

thung núi đá
6

7

0481851/

0480544/

Trạm Cái Lim-

2334974

2334676

Trà Thần

0481851/

0480237/

Trạm Cái Lim-

2334974

2333875

thung Cái Đé


3883

2440

Rừng phục hồi;
rừng trồng
Rừng

núi

đá;

Rừng

núi

vẹt

thung núi đá
Tổng

24607 (m)

17


×