Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả thu gom và vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt tại quân hà đông thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.85 MB, 100 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
KHOA QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG & MƠI TRƢỜNG
--------------------

KHỐ LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THU GOM VÀ
VẬN CHUYỂN CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT
TẠI QUẬN HÀ ĐÔNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

NGÀNH: KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG
MÃ SỐ: 306

Giáo viên hướng dẫn

: ThS. Trần Thị Hương

Sinh viên thực hiện

: Trần Thị Duyên Tình

Mã sinh viên

: 145 306 0627

Lớp

: 59A - KHMT

Khóa học

: 2014 - 2018



Hà Nội, 2018


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết đầy đủ

Chữ viết tắt

BCL

Bãi chôn lấp

BVMT

Bảo vệ môi trƣờng

CTR

Chất thải rắn

CTRSH

Chất thải rắn sinh hoạt

CNXH

Chủ nghĩa xã hội


CNH, HĐH

Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa

KHCN

Khoa học công nghệ

UBND

Ủy ban nhân dân

VSMT

Vệ sinh môi trƣờng

XHCN

Xã hội chủ nghĩa


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................................................... 1
CHƢƠNG I: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................................... 3
1.1.Tổng quan về chất thải rắn sinh hoạt………………………………………..… 3
1.1.1.Khái niệm về chất thải rắn sinh hoạt………………………………………..…….3
1.1.2.Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn sinh hoạt………………………………..…...4
1.1.3.Phân loại chất thải rắn sinh hoạt…………………………………………...……..5
1.1.4.Tính chất của chất thải rắn sinh hoạt……………………………………………..6
1.1.4.1. Tính chất lý học của chất thải rắn ............................................................................. 6

1.1.4.2. Tính chất hóa học của chất thải rắn sinh hoạt ......................................................... 7
1.1.4.3. Tính chất sinh học của chất thải rắn sinh hoạt ........................................................ 8
1.2.Ảnh hƣởng của chất thải rắn sinh hoạt đến môi trƣờng……………… …….. .9
1.2.1.Ảnh hưởng của chất thải rắn sinh hoạt đến môi trường và cảnh quan ........... 9
1.2.1.1. Ảnh hưởng của chất thải rắn sinh hoạt đến môi trường đất ................................... 9
1.2.1.2. Ảnh hưởng của chất thải rắn sinh hoạt đến mơi trường khơng khí ....................... 9
1.2.1.3. Ảnh hưởng của chất thải rắn sinh hoạt đến môi trường nước .............................10
1.2.1.4. Chất thải rắn làm mất mỹ quan đô thị ....................................................................10
1.2.1.5. Rác là nơi sinh sống và cư trú của nhiều loại côn trùng gây
bệnh……………………………………………………………………………………….…..…10
1.2.2. Ảnh hưởng của chất thải rắn sinh hoạt đến sức khỏe con người………..….11
1.2.3. Ảnh hưởng của chất thải rắn sinh hoạt đến kinh tế - xã hội…………..…….11
1.2.3.1. Chi phí xử lý ngày càng tăng ...................................................................................11
1.2.3.2. Ảnh hưởng đến du lịch và nuôi trồng thủy sản ......................................................12
1.2.3.3. Xung đột môi trường do chất thải rắn sinh hoạt ....................................................12
1.3.Tình hình quản lý, thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên thế giới và
tại Việt Nam………………………………………………...........................................13
1.3.1.Tình hình quản lý rác thải sinh hoạt trên thế giới…………………………….13
1.3.1.1. Quản lý chất thải rắn sinh hoạt ở Singapore .........................................................13
1.3.1.2. Quản lý chất thải rắn sinh hoạt ở Thụy Điển .........................................................14
1.3.1.3. Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Nhật Bản.........................................................15
1.3.2.Tình hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Việt Nam ……………………...16
CHƢƠNG II: MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu…………………………………………………….……...19


2.2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu………………………………………..…….19
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu:…………………………………………………...……….19
2.2.2. Phạm vi nghiên cứu ………………………………………………………..…….19
2.3. Nội dung nghiên cứu………………………………………………………..…..19

2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu…………………………………………………….....20
2.4.1. Phương pháp nghiên cứu thực trạng chất thải rắn sinh hoạt tại quận Hà
Đông, thành phố Hà Nội . ………………………………………………………………..20
2.4.2. Phương pháp nghiên cứu thực trạng công tác thu gom chất thải rắn sinh
hoạt tại quận Hà Đông, thành phố Hà Nội …………………………………………...21
2.4.3. Phương pháp nghiên cứu thực trạng công tác vận chuyển chất thải rắn sinh
hoạt tại quận Hà Đông, thành phố Hà Nội ........... ……………………………………22
2.4.4. Phương pháp đề xuất giải pháp nâng cao công tác thu gom, vận chuyển chất
thải rắn sinh hoạt cho người dân tại khu vực nghiên cứu……………………..……23
CHƢƠNG III: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KINH TẾ XÃ HỘI ....................................... 24
3.1. Điều kiện tự nhiên……………………………………………………….…… ..24
3.1.1. Vị trí địa lý………………………………………………………………….………24
3.1.2. Địa hình…………………………………………………………………….………24
3.1.3. Khí hậu……………………………………………………………………..……….24
3.1.4. Đặc điểm thủy văn…………………………………………………………...…….25
3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội…………………………………………………..…...26
3.2.1. Tăng trưởng kinh tế………………………………………………………...……..26
3.2.2. Về cơ sở hạ tầng………………………………………………………………..….27
3.2.3. Dân số, lao động………………………………………………………………...…28
3.2.4. Văn hóa, xã hội……………………………………………………………..……..28
3.3. Những thách thức môi trƣờng trên địa bàn quận Hà Đông…………..………29
CHƢƠNG IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...................................................................... 30
4.1. Thực trạng chất thải rắn sinh hoạt tại quận Hà Đông, thành phố Hà Nội..…..30
4.1.1. Nguồn gốc phát sinh……………………………………………………………....30
4.1.2. Thành phần rác thải sinh hoạt tại quận Hà Đông thành phố Hà Nội……...30
4.1.3. Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt…………………………………………..….32
4.2. Hiện trạng công tác thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại quận Hà Đơng…..….33
4.2.1. Mơ hình quản lý, cơ cấu nhân lực và thiết bị thu gom chất thải rắn sinh
hoạt tại quận Hà Đông…………………………………………………………….…….33



4.2.1.1 Mơ hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại quận Hà Đông .....................................33
4.2.1.2 Cơ cấu nhân lực và phương tiện thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại quận Hà
Đơng……….................................................................................................................................35
4.2.2. Mơ hình và tổ chức thu gom chất thải rắn sinh hoạt của Quận Hà
Đơng…………………………………………………………………………………….….37
4.2.2.1. Mơ hình thu gom CTR sinh hoạt tại quận Hà Đông thành phố Hà
Nội…………… ..... ………………………………………………………………………………37
4.2.2.2. Tổ chức thu gom chất thải rắn sinh hoạt của Quận Hà Đông ....................37
4.2.3. Tuyến thu gom và điểm tập kết rác thải của Quận………………………..…..39
4.2.4 Đánh giá chung về hiệu quả thu gom CTR sinh hoạt tại quận Hà Đông ...... 46
4.3. Hiện trạng công tác vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt tại quận Hà Đông ... 50
4.4. Đề xuất giải pháp nâng cao công tác thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt
tại khu vực nghiên cứu………………………………………………………. ……..54
4.4.1. Dự báo dân số và lượng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt quận Hà Đông
(giai đoạn 2017- 2025)…………………………………………………………………...54
4.4.2. Đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả trong công tác thu gom và vận
chuyển chất thải rắn sinh hoạt tại quận Hà Đông, thành phố Hà Nội .................... 56
4.4.2. 1 Đề xuất trang thiết bị thu gom, vận chuyển ..............................................................56
4.4.2.2. Đề xuất mơ hình thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt ................................57
4.4.2.3. Thiết kế tuyến thu gom và điểm tập kết CTR tại Quận Hà Đông ............................59
4.4.2.4. Thiết kế tuyến vận chuyển CTR tại quận Hà Đông thành phố Hà Nội ……………64
4.4.2.5. Giải pháp về công tác quản lý .....................................................................................67
KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................ 71
1. Kết luận……………………………………………………………………..…. 71
2. Tồn tại .............................................................................................................................. 72
3. Kiến nghị……………………………………………………………………….. 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................. 80
PHỤ LỤC 01PHIẾU PHỎNG VẤN NGƢỜI DÂN TRONG QUẬN ......................... 88
PHỤ LỤC 02PHIẾU THAM VẤN ĐỐI VỚI UBND QUẬN HÀ ĐÔNG ................. 90

PHỤ LỤC 03 PHIẾU PHỎNG VẤN CÔNG NHÂN THU GOM RÁC ..................... 92


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Khối lượng riêng các thành phần của chất thải rắn đô thị……………

13

Bảng 1.2: Thành phần các nguyên tố của chất thải rắn sinh hoạt ……………

14

Bảng 4.1: Thành phần CTR sinh hoạt quận HàĐông………………………………

38

Bảng 4.2: Khối lượng rác thải sinh hoạt quận Hà Đông năm 2010 – 2017…

39

Bảng 4.3: Phương tiện thu gom và vận chuyển chất thải rắn tại quận Hà Đông

43

Bảng 4.4: Nhân lực tham gia thu gom và vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt

43

tại quận Hà Đông……………………………………………………………………….
Bảng 4.5. Bảng thống kê điểm tập kết rác của từng phường


44

Bảng 4.6: Tần suất vận chuyển chất thải rắn tại quận Hà Đông

55

Bảng 4.7. Điểm và tuyến vận chuyển CTR tại quận Hà Đông…………………

57

Bảng 4.8. Dự đoán dân số và lượng rác phát sinh của quận Hà Đông giai

62

đoạn 2017 – 2025…………………………………………………………………..
Bảng 4.9. Nhân viên và phương tiện dụng cụ thu gom, vận chuyển CTR……

64

Bảng 4.10. Điểm tập kết rác và tuyên thu gom đễ xuất………………………..

65


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn sinh hoạt ........................................... 11
Hình 4.1: Biểu đồ thể hiện khối lượng chất thải rắn sinh hoạt giữa ngày thường và
ngày lễ, tết ................................................................................................................ 37
Hình 4.2: Biểu đồ thể hiện thành phần CTR sinh hoạt quận Hà Đơng ................... 39

Hình 4.3. Biểu đồ diễn biến khối lượng CTR sinh hoạt từ năm 2010-2017 ............ 40
Hình 4.4. Mơ hình quản lý CTR sinh hoạt tại quận Hà Đông, thành phố Hà Nội .. 41
Hình 4.5: Mơ hình thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại quận .................................. 50
Hình 4.6: Hình thức thu gom CTR sinh hoạt từ hộ gia đình................................... 52
Hình 4.7. Bản đồ điểm thu gom và tuyến vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt tại quận
Hà Đông, thành phố Hà Nội năm 2017 …………………………………………55
Hinh 4.8. Biểu đồ dự báo khối lượng CTR sinh hoạt giai đoạn 2017-2025 ............ 57
Hình 4.9: Bản đồ điểm thu gom và tuyến vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt tại quận
Hà Đông, thành phố Hà Nội năm 2017 và định hướng đến năm 2025 ................ 67
Hình 4.10: Phân loại, thu gom và xử lý rác sinh hoạt ở các nhà cao tầng ............. 69
Hình 4.11: Phân loại, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt ở các cơ quan, công cộng
khu nhà phân lô, biệt thự, nhà vườn. ....................................................................... 70


LỜI CẢM ƠN
Qua thời gian học tập và rèn luyện tại trƣờng Đại học Lâm Nghiệp, để hồn
thành chƣơng trình đào tạo khóa học 2014 - 2018, đƣợc sự nhất trí của Khoa Quản lý
Tài ngun rừng và Mơi trƣờng - Trƣờng Đại học Lâm Nghiệp và sự đồng ý của giáo
viên hƣớng dẫn ThS. Trần Thị Hƣơng, tôi đã tiến hành thực hiện khóa luận với đề tài:
“Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả thu gom và vận chuyển chất thải rắn sinh
hoạt tại quân Hà Đông thành phố Hà Nội”. Trong suốt quá trình thực hiện xin chân
thành cảm ơn tất cả các đơn vị đã tạo điều kiện giúp đỡ tơi trong suốt q trình
nghiên cứu và thực hiện đề tài.
Lời đầu tiên cho phép tôi đƣợc bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Ban giám hiệu
trƣờng Đại học Lâm Nghiệp, khoa QLTNR&MT, cùng các quý thầy, cô giáo đã
giảng dạy tôi trong suốt quá trình học tập tại trƣờng.
Đặc biệt tơi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới cô Th.S Trần Thị Hƣơng - Bộ
mơn Kỹ thuật mơi trƣờng đã tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong
suốt q trình thực hiện và hồn thiện đề tài này.
Tơi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn UBND Quận Hà Đơng, Phịng tài ngun và

Mơi trƣờng quận Hà Đơng, Cơng ty cổ phần Môi trƣờng đô thị Hà Đông và Cơng ty
Mơi trƣờng đơ thị Minh Qn đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cũng nhƣ
cung cấp những tài liệu cần thiết phục vụ hồn thiện khóa luận này.
Do bản thân còn những hạn chế về mặt chuyên môn cũng nhƣ kinh nghiệm
thực tế, thời gian thực hiện đề tài khơng nhiều nên khóa luận sẽ khơng tránh khỏi
đƣợc những thiếu sót. Kính mong nhận đƣợc sự góp ý của q thầy, cơ giáo và các
bạn để khóa luận đƣợc hồn thiện hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 06 tháng 05 năm 2018
Sinh viên thực hiện

Trần Thị Duyên Tình


ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây tốc độ đô thị hóa và cơng nghiệp hóa diễn ra ngày
càng mạnh mẽ, tốc độ đơ thị hóa diễn ra nhanh đã và đang kéo theo một loạt các
vấn đề liên quan đến môi trƣờng. Lƣợng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại các đô
thị và vùng nông thôn luôn tăng tỷ lệ thuận với mức tăng trƣởng của thu nhập và
mức sống của ngƣời dân, có tác động khơng nhỏ đến môi trƣờng và sức khỏe của
con ngƣời nếu không đƣợc quản lý đúng cách và kịp thời.
Thực tế cho thấy, lƣợng chất thải rắn chƣa đƣợc phân loại tại nguồn, công tác
thu gom vận chuyển, công nghệ xử lý chất thải rắn cũng chƣa đạt hiệu quả cao trong
quá trình hoạt động. Những vấn đề trên đang là nguyên nhân gây ơ nhiễm mơi
trƣờng đất, nƣớc, khơng khí trƣớc mắt và lâu dài. Đối với thành phố Hà Nội cũng
nhƣ các tỉnh thành khác trên cả nƣớc, vấn đề bảo vệ môi trƣờng đang gây sức ép to
lớn đối với nền kinh tế và đời sống xã hội. Một trong những bức xúc về môi trƣờng
hiện nay là vấn đề quản lý, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt.
Hà Đông là một quận thuộc thủ đô Hà Nội nằm giữa sông Nhuệ và sông Đáy
cách trung tâm Hà Nội 10km về phía Tây Nam. Trên địa bàn quận hiện có 17

phƣờng, theo thống kê năm 2017 quận Hà Đơng có 244331 ngƣời, tổng lƣợng chất
thải rắn sinh hoạt phát sinh trên địa bàn quận rất lớn, chỉ tính riêng lƣợng CTR sinh
hoạt phát sinh trong q trình sinh hoạt của ngƣời dân trung bình khoảng
134,382tấn/ ngày. Quận Hà Đơng có cơ sở hạ tầng kỹ thuật nói chung, hệ thống thu
gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn nói riêng đang trong tình trạng q tải do
việc mở rộng quận về không gian, sự gia tăng dân số, xây dựng thêm nhiều khu đô
thị cũng nhƣ sự phát triển của nền kinh tế. Thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải
rắn của Quận là một trong những vấn đề cần quan tâm hiện nay.
Rác thải sinh hoạt trên địa bàn Quận Hà Đông đƣợc Công ty cổ phần Môi
trƣờng đô thị Hà Đông và Công ty Môi trƣờng đô thị Minh Quân chịu trách nhiệm
thu gom, vận chuyển về khu liên hiệp xử lý rác Nam Sơn để xử lý. Khối lƣợng vận
chuyển đạt khoảng 92 tấn/ngày, hiệu suất thu gom đạt 68-75%, lƣợng rác thải
sinh hoạt phát sinh còn lại chƣa đƣơc thu gom tập trung tại các điểm tập kết tại các
phƣờng và tại các điểm tập kết tự phát.
Công tác thu gom, vận chuyển chất thải rắn tại quận hiện nay chƣa triệt để và
hợp lý, phƣơng tiện thu gom rác thải cịn thơ sơ và thủ cơng. Chất thải rắn chƣa

1


đƣợc thu gom cịn chiếm dụng nhiều diện tích, gây cản trở giao thơng, cản trở dịng
chảy gây ứ đọng nƣớc, làm mất mỹ quan đô thị, làm biến đổi các sinh cảnh tự nhiên
và vùng sinh thái, gây ảnh hƣởng xấu đến sức khỏe con ngƣời và sinh vật.
Nhận thấy mức độ cấp thiết và tầm quan trọng của vấn đề, tơi đã lựa chọn đề
tài khóa luận tốt nghiệp: “Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả thu gom và vận
chuyển chất thải rắn sinh hoạt tại quân Hà Đơng thành phố Hà Nội” nhằm có
những cái nhìn về thực trạng quản lý chất thải rắn của quận, đồng thiết kế tuyến thu
gom trên địa bàn quận góp phần nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn sinh hoạt.

2



CHƢƠNG I: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan về chất thải rắn sinh hoạt
1.1.1. Một số khái niệm về chất thải rắn sinh hoạt
Theo khoản 12, điều 3 của Luật Bảo vệ môi trƣờng năm 2014: “Chất thải là vật
chất đƣợc thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác” [28].
Về chất thải rắn, theo cách hiểu chung nhất là tất cả các chất thải phát sinh
do các hoạt động của con ngƣời và động vật tồn tại ở dạng rắn, đƣợc thải bỏ khi
khơng cịn hữu dụng hay khi khơng muốn dùng nữa. Hoặc có thể hiểu chất thải rắn
là tất cả các chất thải phát sinh do hoạt động của con ngƣời và động vật ở dạng rắn,
đƣợc thải bỏ khi khơng cịn hữu dụng hay khi khơng muốn dùng nữa.
Nghị định số 38/2015/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu
quy định: “Chất thải rắn là chất thải ở thể rắn hoặc sệt (còn gọi là bùn thải) được
thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác”.
(Khoản 1 - Điều 3) [10]. Chất thải rắn phát thải trong sinh hoạt cá nhân, hộ gia đình,
nơi cơng cộng đƣợc gọi chung là chất thải rắn sinh hoạt. Chất thải rắn phát thải từ
hoạt động sản xuất công nghiệp, làng nghề, kinh doanh, dịch vụ hoặc các hoạt động
khác đƣợc gọi chung là chất thải rắn công nghiệp.
Chất thải rắn sinh hoạt (còn gọi là rác sinh hoạt) là chất thải rắn phát sinh trong
sinh hoạt thƣờng ngày của con ngƣời. Nhƣ vậy có thể hiểu: “Chất thải rắn sinh hoạt là
chất thải ở dạng rắn hoặc sệt và không tan trong nước, được thải ra từ quá trình sản
xuất kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác của con người”.
Chất thải rắn sinh hoạt bao gồm các chất thải từ các hộ gia đình, các cơ sở
kinh doanh buôn bán, các cơ quan nhà nƣớc và bùn cặn từ các đƣờng ống cống. Rác
thải sinh hoạt có thành phần bao gồm kim loại, thuỷ tinh, gạch ngói vỡ, cao su, chất
dẻo, thực phẩm dƣ thừa... Khi phát sinh chất thải rắn sinh hoạt cần phải đƣợc thu
gom, vận chuyển và xử lý kịp thời.
Thu gom chất thải rắn sinh hoạt: Là hoạt động tập hợp, phân loại, đóng gói
và lƣu giữ tạm thời chất thải rắn tại nhiều điểm thu gom tới thời điểm hoặc cơ sở

đƣợc cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền chấp nhận.
Vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt: Là quá trình chuyên chở chất thải rắn từ
nơi phát sinh, thu gom, lƣu giữ, trung chuyển đến nơi xử lý, tái chế, tái sử dụng
hoặc chôn lấp cuối cùng.
3


Xử lý chất thải rắn sinh hoạt: Là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ,
kỹ thuật làm giảm, loại bỏ, tiêu huỷ các thành phần có hại hoặc khơng có ích trong
chất thải rắn.
1.1.2. Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn sinh hoạt
Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau, có thể ở nơi này hay
ở nơi khác; chúng khác nhau về số lƣợng, kích thƣớc, phân bố về khơng gian. Việc
phân loại các nguồn phát sinh chất thải rắn đóng vai trị quan trọng trong công tác thu
gom và vận chuyển. Các nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt gồm:

Cơ quan, công
sở

Hoạt động
thƣơng mại

Các quá trình xử lý
nƣớc thải

Chất thải rắn
Sinh hoạt
Dịch vụ cơng
cộng


Khu dân cƣ

Hình 1.1: Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn sinh hoạt [25].
Khu dân cư: Bao gồm các khu dân cƣ tập trung, những hộ dân cƣ tách rời.
Nguồn rác thải chủ yếu là thực phẩm dƣ thừa, thuỷ tinh, gỗ, nhựa, cao su... cịn có
một số chất thải nguy hại.
Hoạt động thương mại: Quầy hàng, nhà hàng, chợ, văn phịng cơ quan,
khách sạn... Các nguồn thải có thành phần tƣơng tự nhƣ đối với các khu dân cƣ
(thực phẩm, giấy, catton...).
Cơ quan, công sở: Trƣờng học, bệnh viện, các cơ quan hành chính: lƣợng rác
thải tƣơng tự nhƣ đối với rác thải dân cƣ và các hoạt động thƣơng mại nhƣng khối
lƣợng ít hơn..
Dịch vụ cơng cộng của các đô thị: Vệ sinh đƣờng xá, phát quan, chỉnh tu các
công viên, bãi biển và các hoạt động khác... Rác thải bao gồm cỏ rác, rác thải từ
việc trang trí đƣờng phố.
Các q trình xử lý nước thải: Từ quá trình xử lý nƣớc thải, nƣớc rác, các
quá trình xử lý trong cơng nghiệp. Nguồn thải là bùn, làm phân compost...
4


1.1.3. Phân loại chất thải rắn sinh hoạt
Thành phần chất thải rắn sinh hoạt phụ thuộc vào nguồn gốc phát sinh của
chúng. Các nguồn phát sinh khác nhau nhƣ rác phát sinh từ các hộ gia đình, khu cơng
cộng, khu thƣơng mại, khu xây dựng, bệnh viện, khu xử lý chất thải dẫn tới sự khác
biệt tỷ lệ thành phần các chất trong rác thải. Để phân loại chất thải rắn sinh hoạt có thể
dựa vào rất nhiều tiêu chí khác nhau nhƣ: Phân loại theo nguồn phát sinh, theo mức độ
nguy hại, theo thành phần vật lý, hóa học, theo trạng thái của chất thải...
Một là, phân loại theo nguồn phát sinh: Chất thải rắn sinh hoạt có thể đƣợc phân
loại theo các nguồn phát sinh chính nhƣ sau: Chất thải sinh hoạt: phát sinh hàng ngày ở các
đô thị, làng mạc, khu dân cƣ, các trung tâm dịch vụ, công viên; Chất thải công nghiệp: phát

sinh từ trong q trình sản xuất cơng nghiệp và thủ cơng nghiệp (gồm nhiều thành phần
phức tạp, đa dạng, trong đó chủ yếu là các dạng rắn, dạng lỏng, dạng khí); Chất thải xây
dựng: là các phế thải nhƣ đất đá, gạch ngói, bê tơng vỡ, vơi vữa, đồ gỗ, nhựa, kim loại do
các hoạt động xây dựng tạo ra; Chất thải nông nghiệp: sinh ra do các hoạt động nông
nghiệp nhƣ trồng trọt, chăn nuôi, chế biến nông sản trƣớc và sau thu hoạch.
Hai là, phân loại theo mức độ nguy hại: Đặc tính nguy hại của chất thải rắn
sinh hoạt cũng là một tiêu chí quan trọng trong việc phân loại, giúp định hƣớng cho
việc lựa chọn hình thức thu gom và quản lý chất thải. Chất thải rắn đƣợc chia thành
hai nhóm: chất thải rắn nguy hại và chất thải rắn thông thƣờng (không nguy hại).
Chất thải nguy hại: Là chất thải dễ gây phản ứng, dễ cháy nổ, ăn mịn, nhiễm
khuẩn độc hại, chứa chất phóng xạ, các kim loại nặng. Các chất thải này tiềm ẩn
nhiều khả năng gây sự cố rủi ro, nhiễm độc, đe doạ sức khoẻ con ngƣời và sự phát
triển của động thực vật, đồng thời là nguồn lan truyền gây ô nhiễm mơi trƣờng đất,
nƣớc và khơng khí. Chất thải khơng nguy hại: Là các chất thải không chứa các chất
và các hợp chất có các tính chất nguy hại. Thƣờng là các chất thải phát sinh trong
sinh hoạt gia đình, đơ thị…
Ba là, phân loại theo thành phần:
Chất thải vô cơ: là các chất thải có nguồn gốc vơ cơ nhƣ tro, bụi, xỉ, vật liệu
xây dựng nhƣ gạch, vữa, thuỷ tinh, gốm sứ, một số loại phân bón, đồ dùng thải bỏ
gia đình.
Chất thải hữu cơ: là các chất thải có nguồn gốc hữu cơ nhƣ thực phẩm thừa,
chất thải từ lị giết mổ, chăn ni cho đến các dung môi, nhựa, dầu mỡ và các loại
thuốc bảo vệ thực vật.
5


Bốn là, phân loại theo trạng thái chất thải:
Chất thải trạng thái rắn: bao gồm chất thải sinh hoạt, chất thải từ các cơ sở chế tạo
máy, xây dựng (kim loại, da, hoá chất sơn, nhựa, thuỷ tinh, vật liệu xây dựng…).
Chất thải ở trạng thái sệt: phân bùn từ cống rãnh, bể phốt, nƣớc thải từ nhà máy

lọc dầu, rƣợu bia, nƣớc từ nhà máy sản xuất giấy, dệt nhuộm và vệ sinh cơng nghiệp…
1.1.4. Tính chất của chất thải rắn sinh hoạt
1.1.4.1. Tính chất lý học của chất thải rắn
Việc lựa chọn và vận hành thiết bị, phân tích và thiết kế hệ thống xử lý, đánh giá
khả năng thu hồi năng lƣợng… phụ thuộc rất nhiều vào tính chất vật lý của chất thải rắn.
Những tính chất vật lý quan trọng của chất thải rắn sinh hoạt bao gồm: khối lƣợng riêng,
độ ẩm, kích thƣớc phân loại và độ xốp. Trong đó, khối lƣợng riêng và độ ẩm là hai tính
chất đƣợc quan tâm nhất trong cơng tác thu gom và vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt.
Một là, khối lƣợng riêng: Khối lƣợng riêng của chất thải rắn đƣợc định nghĩa là
trọng lƣợng của một đơn vị vật chất tính trên 1 đơn vị thể tích chất thải (kg/m3). Bởi vì
khối lƣợng riêng của chất thải rắn thay đổi tuỳ thuộc vào những trạng thái của chúng
nhƣ: xốp, chứa trong các thùng chứa container, không nén, nén… nên khi báo cáo dữ
liệu về khối lƣợng hay thể tích chất thải rắn, giá trị khối lƣợng riêng phải chú thích trạng
thái (khối lƣợng riêng) của các mẫu rác một cách rõ ràng vì dữ liệu khối lƣợng riêng rất
cần thiết đƣợc sử dụng để ƣớc lƣợng tổng khối lƣợng và thể tích rác cần phải quản lý.
Bảng 1.1. Khối lượng riêng các thành phần của chất thải rắn đô thị [12]
Loại chất thải
Thực phẩm

Khối lƣợng riêng (lb/yd3)*
Dao động

Trung bình

220 - 810

490

Giấy


70 - 220

150

Carton

70 - 135

85

Plastic

70 - 220

110

Vải

70 - 170

110

Cao su

170 - 340

220

Da


170 - 440

270

Rác làm vƣờn

100 - 380

170

Gỗ

220 - 540

400

Thủy tinh

270 - 810

330

6


Can thiết (đồ hộp)

85 - 270

150


110 - 405

270

Kim loại khác

220 - 1940

540

Bụi, tro…

540 - 1685

810

1095 - 1400

1255

150 - 305

220

Nhôm

Tro
Rác rƣởi


Chú thích: *1 lb/yd3 = 593 kg/m3
Khối lƣợng riêng thay đổi phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhƣ: vị trí địa lý, mùa
trong năm, thời gian lƣu giữ chất thải. Do đó cần phải thận trọng khi lựa chọn giá trị
thiết kế. Khối lƣợng riêng của chất thải đô thị dao động trong khoảng 180 - 400
kg/m3, điển hình khoảng 300 kg/m3 [19].
Hai là, độ ẩm: Độ ẩm của chất thải rắn là thơng số có liên quan đến giá trị
nhiệt lƣợng của chất thải, đƣợc xem xét lựa chọn phƣơng án xử lý, thiết kế bãi chơn
lấp và lị đốt. Độ ẩm rác thay đổi theo thành phần và theo mùa trong năm. Trong đó,
rác thải thực phẩm có độ ẩm từ 50 - 80%, rác thải là thủy tinh và kim loại có độ ẩm
thấp nhất. Độ ẩm trong rác cao tạo điều kiện thuận lợi cho các vi sinh vật kỵ khí phân
hủy gây thối rữa.
Độ ẩm của chất thải rắn thƣờng đƣợc biểu diễn bằng hai cách: Tính theo thành
phần phần trăm khối lƣợng ƣớt và thành phần phần trăm khối lƣợng khô. Trong thu gom
và vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt, phƣơng pháp khối lƣợng ƣớt thông dụng hơn.
Khả năng giữ nƣớc thực tế của chất thải rắn là tồn bộ lƣợng nƣớc mà nó có thể
giữ lại trong mẫu chất thải dƣới tác dụng của trọng lực. Khả năng giữ nƣớc của hỗn hợp
chất rắn không nén từ các khu dân cƣ và thƣơng mại dao động trong khoảng 50-60%.
1.1.4.2. Tính chất hóa học của chất thải rắn sinh hoạt
Thành phần các nguyên tố cơ bản trong CTR sinh hoạt cần phân tích bao
gồm C (cacbon), H (hydro), O (oxy), N (nitơ), S (lƣu huỳnh) và tro. Các nguyên tố
thuộc nhóm halogen cũng đƣợc xác định do các dẫn xuất của clo thƣờng tồn tại
trong thành phần khí thải khi đốt rác. Kết quả xác định các nguyên tố cơ bản này
đƣợc sử dụng để xác định cơng thức hóa học của thành phần chất hữu cơ có trong
CTR sinh hoạt cũng nhƣ xác định tỷ lệ C/N thích hợp cho q trình làm phân
Compost. Số liệu về các nguyên tố cơ bản của từng thành phần chất thải cháy đƣợc
có trong CTR sinh hoạt của khu dân cƣ theo nghiên cứu.

7



Bảng 1.2. Thành phần các nguyên tố của chất thải rắn sinh hoạt [12]
Thành
phần

Carbon

Chất thải
thực
phẩm
Giấy
Carton
Nhựa
Vải
Cao su
Da
Rác vƣờn
Gỗ

Phần trăm khối lƣợng khô (%)
Hydro
Oxy
Nitơ
Lƣu huỳnh
Chất hữu cơ

Tro

48,0

6,4


37,6

2,6

0,4

5,0

43,5
44,0
60,0
55,5
78,0
60,0
47,8
49,5

6,0
5,9
7,2
6,6
10,0
8,0
6,0
6,0

44,0
44,6
22,8

31,2
11,6
38,0
42,7
Chất vô cơ

0,3
0,3
4,6
2,0
10,0
3,4
0,2

0,2
0,2
0,15
0,4
0,3
0,1

6,0
5,0
10,0
2,5
10,0
10,0
4,5
1,5


Thủy
0,5
0,1
0,4
< 0,1
98,9
tinh(1)
Kim
4,5
0,6
4,3
< 0,1
90,5
loại(1)
Bụi, tro…
26,3
3,0
2,0
0,5
0,2
68,0
Các chỉ tiêu quan trọng nhất của chất thải rắn đô thị bao gồm chất hữu cơ, chất
tro, hàm lƣợng cacbon cố định, nhiệt trị.
1.1.4.3. Tính chất sinh học của chất thải rắn sinh hoạt
Đặc tính sinh học quan trọng nhất của các thành phần chất hữu cơ có trong
chất thải rắn sinh hoạt là hầu hết các thành phần này đều có khả năng chuyển hóa
sinh học tạo thành khí, chất rắn hữu cơ và các chất vô cơ. Trong đó, đặc tính quan
trọng nhất là khả năng phân hủy sinh học của các thành phần chất hữu cơ.
Đối với hàm lƣợng chất rắn bay hơi (VS), đƣợc xác định bằng cách nung ở
nhiệt độ 5500C, thƣờng đƣợc sử dụng để đánh giá khả năng phân huy sinh học của

chất hữu cơ trong CTR sinh hoạt. Tuy nhiên, việc sử dụng chỉ tiêu VS để biểu diễn
khả năng phân hủy sinh học của phần chất hữu cơ có trong CTR sinh hoạt khơng
chính xác vì một số thành phần chất hữu cơ rất dễ bay hơi nhƣng rất khó bị phân
hủy sinh học (ví dụ giấy in báo và nhiều loại cây kiểng). Cũng có thể sử dụng hàm
lƣợng lignin có trong chất thải để xác định tỷ lệ chất hữu cơ có khả năng phân hủy
sinh học theo phƣơng trình sau (George et al, 1993): BF = 0,83 – 0,028 LC
Trong đó:
- BF: phần có khả năng phân hủy sinh học biểu diễn dƣới dạng vi sinh;
- 0,83: hằng số thực nghiệm;
8


- 0,028: hằng số thực nghiệm;
- LC: hàm lƣợng lignin có trong VS tính theo % khối lƣợng khơ.
Sự hình thành mùi: Mùi sinh ra khi tồn trữ CTR trong thời gian dài giữa các
khâu thu gom, trung chuyển và đổ ra BCL, nhất là ở những vùng khí hậu nóng, do khả
năng phân hủy kỵ khí nhanh các chất hữu cơ dễ bị phân hủy có trong CTR sinh hoạt.
Các q trình chuyển hóa sinh học: Các q trình chuyển hóa sinh học phần
chất hữu cơ có trong CTR sinh hoạt có thể áp dụng để giảm thể tích và khối lƣợng
chất thải, sản xuất phân compost dùng bổ sung chất dinh dƣỡng cho đất và sản xuất
khí methane. Những vi sinh vật chủ yếu tham gia quá trình chuyển hóa sinh học các
chất thải hữu cơ bao gồm vi khuẩn, nấm, men và antinomycetes. Các q trình này
có thể đƣợc thực hiện trong điều kiện hiếu khí hoặc kỵ khí, tùy theo lƣợng oxy sẵn
có. Những điểm khác biệt cơ bản giữa các phản ứng chuyển hóa hiếu khí và kỵ khí
là bản chất của các sản phẩm tạo thành và lƣợng oxy thực sự cần phải cung cấp để
thực hiện q trình chuyển hóa hiếu khí.
Những q trình sinh học ứng dụng để chuyển hóa chất hữu cơ có trong CTR
sinh hoạt bao gồm q trình làm phân compost hiếu khí, q trình phân hủy kỵ khí và
q trình phân hủy kỵ khí ở nồng độ chất rắn cao [21].
1.2. Ảnh hƣởng của chất thải rắn sinh hoạt đến môi trƣờng

1.2.1.Ảnh hưởng của chất thải rắn sinh hoạt đến môi trường và cảnh quan
1.2.1.1. Ảnh hưởng của chất thải rắn sinh hoạt đến môi trường đất
Các chất hữu cơ sẽ đƣợc phân hủy trong môi trƣờng đất trong hai điều kiện hiếu
khí và kỵ khí. Khi có độ ẩm thích hợp sẽ tạo ra hàng loạt các sản phẩm trung gian, cuối
cùng hình thành các chất khống đơn giản, nƣớc, CO2, CH4… Với một lƣợng rác thải
và nƣớc rị rỉ vừa phải thì khả năng tự làm sạch của môi trƣờng đất sẽ phân hủy các
chất này trở thành các chất ít ơ nhiễm hoặc khơng ơ nhiễm. Nhƣng với lƣợng rác thải
lớn vƣợt quá khả năng tự làm sạch của đất thì mơi trƣờng đất sẽ trở nên quá tải và bị ô
nhiễm. Các chất ô nhiễm cùng với kim loại nặng, các chất độc hại và các vi khuẩn theo
nƣớc trong đất chảy xuống tầng nƣớc ngầm làm ô nhiễm tầng nƣớc này.
1.2.1.2. Ảnh hưởng của chất thải rắn sinh hoạt đến môi trường không khí
CTR sinh hoạt có thành phần hữu cơ chiếm chủ yếu. Dƣới tác động của nhiệt
độ, độ ẩm và các vi sinh vật, CTR sinh hoạt hữu cơ bị phân hủy và sản sinh ra các
chất khí (CH4 - 63.8%, CO2 - 33.6% và một số khí khác). Trong đó, CH4 và CO2
chủ yếu phát sinh từ các bãi rác tập trung (chiếm 3 - 19%), đặc biệt tại các bãi rác lộ
thiên và các khu chôn lấp.
9


Bên cạnh hoạt động chôn lấp CTR sinh hoạt, việc xử lý CTR sinh hoạt bằng
biện pháp tiêu hủy cũng góp phần đáng kể gây ơ nhiễm mơi trƣờng khơng khí. CTR
sinh hoạt có thể bao gồm các hợp chất chứa Clo, Flo, lƣu huỳnh và nitơ, khi đốt lên làm
phát thải một lƣợng khơng nhỏ các chất khí độc hại hoặc có tác dụng ăn mịn. Mặt
khác, nếu nhiệt độ tại lị đốt rác khơng đủ cao và hệ thống thu hồi quản lý khí thải phát
sinh khơng đảm bảo, khiến cho CTR sinh hoạt không đƣợc tiêu hủy hồn tồn làm phát
sinh các khí CO, oxit nitơ, dioxin và furan bay hơi là các chất rất độc hại đối với sức
khỏe con ngƣời. Một số kim loại nặng và hợp chất chứa kim loại (nhƣ thủy ngân, chì)
cũng có thể bay hơi, theo tro bụi phát tán vào môi trƣờng. Mặc dù, ô nhiễm tro bụi
thƣờng là lý do khiếu nại của cộng đồng vì dễ nhận biết bằng mắt thƣờng, nhƣng tác
nhân gây ô nhiễm nguy hiểm hơn nhiều chính là các hợp chất (nhƣ kim loại nặng,

dioxin và furan) bám trên bề mặt hạt bụi phát tán vào khơng khí [21].
1.2.1.3. Ảnh hưởng của chất thải rắn sinh hoạt đến môi trường nước
CTR sinh hoạt không đƣợc thu gom, thải vào kênh rạch, sông, hồ, ao gây ô
nhiễm môi trƣờng nƣớc, làm tắc nghẽn đƣờng nƣớc lƣu thơng, giảm diện tích tiếp
xúc của nƣớc với khơng khí dẫn tới giảm DO trong nƣớc, làm giảm khả năng quang
hợp của thực vật thủy sinh và làm giảm sinh khối của thủy vực.
Sự xuất hiện của các bãi rác lộ thiên tự phát cũng là một nguồn gây ô nhiễm
nguồn nƣớc đáng kể. Tại các bãi chôn lấp CTR sinh hoạt, nƣớc rỉ rác có chứa hàm
lƣợng chất ô nhiễm cao (chất hữu cơ: các thức ăn thừa, bao bì, hóa mỹ phẩm). Nếu
khơng đƣợc thu gom, xử lý và tạo đƣợc lớp phủ đảm bảo hạn chế tối đa nƣớc mƣa
thấm qua thì cũng có thể gây ô nhiễm nguồn nƣớc mặt.
1.2.1.4. Chất thải rắn làm mất mỹ quan đô thị
Chất thải rắn, đặc biệt là chất thải rắn sinh hoạt nếu không đƣợc thu gom, vận
chuyển, xử lý sẽ làm giảm mỹ quan đô thị. Nguyên nhân của hiện tƣợng này là do ý
thức của ngƣời dân chƣa cao. Tình trạng ngƣời dân vứt rác bừa bãi ra lòng lề đƣờng và
mƣơng rãnh hở vẫn còn phổ biến gây ô nhiễm nguồn nƣớc và ngập úng khi mƣa.
1.2.1.5. Rác là nơi sinh sống và cư trú của nhiều loại côn trùng gây bệnh
Việt Nam đang đối mặt nhiều nguy cơ lây lan bệnh truyền nhiễm, gây
nguy hiểm do môi trƣờng đang bị ô nhiễm cả môi trƣờng đất, nƣớc và khơng khí.
CTR đã ảnh hƣởng rất lớn đến sức khỏe cộng đồng, nghiêm trọng nhất là đối với
dân cƣ khu vực làng nghề, gần khu công nghiệp, bãi chôn lấp chất thải và vùng

10


nông thôn ô nhiễm chất thải rắn đã đến mức báo động. Nhiều bệnh nhƣ đau mắt,
bệnh đƣờng hô hấp, bệnh ngoài da, tiêu chảy, dịch tả, thƣơng hàn… do chất thải
rắn gây ra. Hậu quả của tình trạng rác thải sinh hoạt đổ bừa bãi ở các gốc cây,
đầu đƣờng, góc hẻm, các dịng sơng, long hồ hoặc rác thải lộ thiên mà không
đƣợc xử lý, đây sẽ là nơi nuôi dƣỡng ruồi nhặng, chuột… là nguyên nhân lây

truyền mầm bệnh, gây mất mỹ quan môi trƣờng xung quanh. Các bãi chơn lấp
rác cịn là nơi phát sinh các mầm bệnh truyền nhiễm nhƣ tả, lỵ, thƣơng hàn…
Còn đối với loại hình cơng việc tiếp xúc trực tiếp với các loại chất thải rắn, bùn
cặn (kim loại nặng, hữu cơ tổng hợp, thuốc bảo vệ thực vật, chứa vi sinh vật gây
hại…) sẽ gây nguy hại cho da hoặc qua đƣờng hô hấp gây các bệnh về đƣờng hô
hấp. Một số chất cịn thấm qua mơ mỡ đi vào cơ thể gây tổn thƣơng, rối loạn
chức năng, suy nhƣợc cơ thể, gây ung thƣ.
1.2.2. Ảnh hưởng của chất thải rắn sinh hoạt đến sức khỏe con người
Con ngƣời và mơi trƣờng ln ln có sự tác động qua lại lẫn nhau. Nếu mơi
trƣờng khơng lành mạnh thì sức khỏe con ngƣời sẽ bị ảnh hƣởng.
Việc quản lý và xử lý CTR không hợp lý không những gây ô nhiễm mơi
trƣờng mà cịn ảnh hƣởng rất lớn tới sức khoẻ con ngƣời, đặc biệt đối với ngƣời dân
sống gần khu vực làng nghề, khu công nghiệp, bãi chôn lấp chất thải...
Ngƣời dân sống gần bãi rác không hợp vệ sinh có tỷ lệ mắc các bệnh da liễu,
viêm phế quản, đau xƣơng khớp cao hơn hẳn những nơi khác. Một nghiên cứu tại Lạng
Sơn cho thấy tỷ lệ ngƣời ốm và mắc các bệnh nhƣ tiêu chảy, da liễu, hô hấp... tại khu
vực chịu ảnh hƣởng của bãi rác cao hơn hẳn so với khu vực không chịu ảnh hƣởng.
Một trong những vấn đề nguy hiểm cho vệ sinh môi trƣờng có liên quan trực tiếp
đến ngƣời và động vật là nấm, vi khuẩn E.coli và trứng giun. Hiện tại chƣa có số liệu
đánh giá đầy đủ về sự ảnh hƣởng của các bãi chôn lấp tới sức khỏe của những ngƣời làm
nghề nhặt rác thải. Những ngƣời này thƣờng xuyên phải chịu ảnh hƣởng ở mức cao do
bụi, mầm bệnh, các chất độc hại, cơn trùng đốt/chích và các loại hơi khí độc hại trong
suốt q trình làm việc. Vì vậy, các chứng bệnh thƣờng gặp ở đối tƣợng này là các bệnh
về cúm, lỵ, giun, lao, dạ dày, tiêu chảy, và các vấn đề về đƣờng ruột khác.
1.2.3. Ảnh hưởng của chất thải rắn sinh hoạt đến kinh tế - xã hội
1.2.3.1. Chi phí xử lý ngày càng tăng
Trong những năm gần đây lƣợng CTR sinh hoạt của cả nƣớc ngày càng gia

11



tăng. Chi phí thu gom, vận chuyển và xử lý CTR vì thế cũng tăng lên, chƣa kể đến
chi phí xử lý ô nhiễm môi trƣờng liên quan đến CTR. Các chuyên gia về kinh tế cho
rằng, với điều kiện kinh tế hiện nay thì mức phí xử lý rác là 17 - 18 USD/tấn CTR
dựa trên các tính tốn cơ bản về tổng vốn đầu tƣ, chi phí vận hành, chi phí quản lý,
khấu hao, lạm phát...
Hàng năm ngân sách của các địa phƣơng phải chi trả một khoản khá lớn
cho công tác thu gom, vận chuyển và xử lý CTR sinh hoạt. Chi phí xử lý CTR
sinh hoạt tuỳ thuộc vào cơng nghệ xử lý: Mức chi phí xử lý cho công nghệ hợp vệ
sinh là 115.000đ/tấn - 142.000đ/tấn và chi phí chơn lấp hợp vệ sinh có tính đến
thu hồi vốn đầu tƣ 219.000 - 286.000đ/tấn. Chi phí xử lý đối với cơng nghệ xử lý
rác thành phân vi sinh khoảng 150.000đ/tấn - 290.000đ/tấn (Thành phố Hồ Chí
Minh 240.000đ/tấn; thành phố Huế đang đề nghị 230.000đ/tấn; thành phố Thái
Bình 190.000đ/tấn, Bình Dƣơng 179.000đ/tấn). Chi phí đối với cơng nghệ chế
biến rác thành viên đốt đƣợc ƣớc tính khoảng 230.000đ/tấn - 270.000đ/tấn [25].
1.2.3.2. Ảnh hưởng đến du lịch và nuôi trồng thủy sản
Việc xả rác bừa bãi, quản lý CTR sinh hoạt khơng hợp lý cịn gây ơ nhiễm
môi trƣờng tại các địa điểm danh lam thắng cảnh, các khu di tích lịch sử văn hố và
các địa điểm du lịch, ảnh hƣởng đến tiềm năng phát triển du lịch. Các địa danh thu
hút khách du lịch nhƣ chùa Hƣơng, vịnh Hạ Long, các bãi biển... cũng đang gặp
phải vấn đề ơ nhiễm mơi trƣờng do tình trạng xả rác thải bừa bãi.
Phát triển du lịch tại các làng nghề truyền thống đang là một hƣớng phát triển
kinh tế đƣợc nhiều địa phƣơng lựa chọn. Tuy nhiên, vấn đề ơ nhiễm mơi trƣờng tại
chính các làng nghề đã gây cản trở lớn tới các hoạt động phát triển du lịch làng nghề,
làm giảm lƣợng khách du lịch... dẫn đến giảm nguồn thu từ hoạt động này tại các địa
phƣơng có làng nghề. Các bãi trung chuyển rác lộ thiên và bãi chôn lấp rác không đảm
bảo vệ sinh thƣờng xuyên ảnh hƣởng đến sản xuất nông nghiệp nuôi trồng thủy sản.
1.2.3.3. Xung đột môi trường do chất thải rắn sinh hoạt
Xung đột môi trƣờng xảy ra trong xã hội khi vấn đề bảo vệ môi trƣờng và
phát triển kinh tế chƣa dung hòa đƣợc với nhau. Trong những năm gần đây, khi xã

hội càng phát triển, nhận thức của cộng đồng càng cao, trong khi đó, lợi ích kinh tế
vẫn đƣợc đặt lên trên vấn đề BVMT và sức khỏe cộng đồng thì số các vụ xung đột
mơi trƣờng càng nhiều.

12


1.3. Tình hình quản lý, thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên
thế giới và tại Việt Nam
1.3.1. Tình hình quản lý rác thải sinh hoạt trên thế giới
Quản lý chất thải là một công việc hết sức phức tạp bởi rác có độ biến động
rất lớn về thành phần và tính chất, nó phụ thuộc vào nhiều điều kiện: khả năng kinh
tế, thói quen, về khả năng cơng nghệ của khu vực… Tùy thuộc vào tính chất rác thải
mà lựa chọn biện pháp thích hợp, đạt hiệu quả cao về kinh tế xã hội và môi trƣờng.
Hiện nay vấn đề quản lý, xử lý rác thải ở các nƣớc trên thế giới ngày càng
đƣợc quan tâm. Đặc biệt các nƣớc phát triển, công việc này đƣợc tiến hành chặt chẽ,
từ ý thức thải bỏ rác thải của ngƣời dân, quá trình phân loại tại nguồn, thu gom, tập
kết rác thải tới các trang thiết bị thu gom, vận chuyển theo từng loại. Quy định đối
với việc thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải đƣợc quy định chặt chẽ, rõ ràng, đầy đủ
trang thiết bị phù hợp hiện đại. Một khác biệt trong công tác quản lý, xử lý rác thải
các nƣớc phát triển có sự tham gia của cộng đồng.
1.3.1.1. Quản lý chất thải rắn sinh hoạt ở Singapore
Hiện nay, toàn bộ rác thải ở Singapore đƣợc xử lý tại 4 nhà máy đốt rác. Sản
phẩm thu đƣợc sau khi đốt đƣợc đƣa về bãi chứa trên hòn đảo nhỏ Pulau Semakau,
cách trung tâm thành phố 8 km về phía Nam. Chính quyền Singapore khi đó đã đầu
tƣ 447 triệu USD để có đƣợc một mặt bằng rộng 350 hecta chứa chất thải. Mỗi
ngày, bãi rác Sumakau tiếp nhận 2.000 tấn tro rác.
Theo tính tốn, bãi rác Sumakau sẽ đầy vào năm 2040. Để bảo vệ Môi
trƣờng, ngƣời dân Singapore phải thực hiện 3R: Reduce (giảm sử dụng), reuse (tái
sử dụng) và recycle (tái chế), để kéo dài thời gian sử dụng bãi rác Semakau càng lâu

càng tốt, và cũng giảm việc xây dựng nhà máy đốt rác mới. Tại Singapore, khách du
lịch dễ dàng thấy những hàng chữ bằng tiếng Anh trên các thùng rác công cộng
“đừng vứt đi tƣơng lai của bạn” kèm với biểu tƣợng “recycle” [26].
Singapore tổ chức chính quyền quản lý theo mơ hình chính quyền 1 cấp.
Quản lý chất thải là một bộ phận trong hệ thống quản lý môi trƣờng của quốc gia.
Hệ thống quản lý xuyên suốt, chỉ chịu sự quản lý của Chính phủ.
Tại Singapore, nhiều năm qua đã hình thành một cơ chế thu gom rác rất hiệu
quả. Việc thu gom rác đƣợc tổ chức đấu thầu công khai cho các nhà thầu. Công ty
trúng thầu sẽ thực hiện công việc thu gom rác trên một địa bàn cụ thể trong thời hạn
7 năm. Singapore có 9 khu vực thu gom rác. Rác thải sinh hoạt đƣợc đƣa về một
13


khu vực bãi chứa lớn. Công ty thu gom rác sẽ cung cấp dịch vụ “từ cửa đến cửa”,
rác thải tái chế đƣợc thu gom và xử lý theo chƣơng trình Tái chế Quốc gia.
Bộ Mơi trƣờng quy định các khoản phí về thu gom rác và đổ rác với mức 615 đô la Singapore mỗi tháng tùy theo phƣơng thức phục vụ (15 đôla đối với các
dịch vụ thu gom trực tiếp, 6 đôla đối với các hộ đƣợc thu gom gián tiếp qua thùng
chứa rác công cộng ở các chung cƣ). Đối với các nguồn thải không phải là hộ gia
đình, phí thu gom đƣợc tính tùy vào khối lƣợng rác phát sinh có các mức 30-70175-235 đơ la Singapore mỗi tháng. Các phí đổ rác đƣợc thu hàng tháng do ngân
hàng PUB đại diện cho Bộ môi trƣờng thực hiện. Thực hiện cơ chế thu nhận ý kiến
đóng góp của ngƣời dân thơng qua đƣờng dây điện thoại nóng cho từng đơn vị thu
gom rác để đảm bảo phát hiện và xử lý kịp thời tình trạng phát sinh rác và góp phần
nâng cao chất lƣợng dịch vụ [21].
1.3.1.2. Quản lý chất thải rắn sinh hoạt ở Thụy Điển
Tháng 12/2003, Chính phủ Thụy Điển đã chỉ đạo Cơ quan Bảo vệ Môi
trƣờng (EPA) lập Kế hoạch chất thải quốc gia. Hiện nay EPA Thụy Điển đang dự
kiến kế hoạch sửa đổi vào cuối năm 2010. So với 10 năm trƣớc đây, công tác quản
lý chất thải ở Thụy Điển đã làm cho việc sử dụng hiệu quả tài ngun tăng lên nhiều
và ít gây tác động mơi trƣờng hơn. Những thành phố tự trị chịu trách nhiệm thu
gom và xử lý chất thải sinh hoạt và các loại chất thải tƣơng tự. Trừ chất thải sinh

hoạt mà các nhà sản xuất chịu trách nhiệm (nhƣ bao bì đóng gói, giấy báo, lốp xe, ơ
tơ và chất thải từ các sản phẩm điện và điện tử). Đối với chất thải khác, trách nhiệm
tuỳ thuộc vào chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, nơi chất thải phát sinh.
Hiện nay hơn 25% trong tổng số khoảng một triệu hộ gia đình Thụy Điển
đang đƣợc sƣởi ấm nhờ các nguồn nhiệt lấy từ các nhà máy đốt rác thải. Điện sinh
hoạt của họ cũng từ các nhà máy nhiệt điện đốt rác mà ra. Từ nhiều năm nay, đất
nƣớc Bắc Âu này đã vƣơn lên dẫn đầu thế giới về tái chế, tái sử dụng rác thải với tỷ
lệ đáng thèm muốn. Chính xác là có tới 96% rác sẽ đƣợc tái chế, chỉ 4% đƣợc đem
chơn lấp. Tính theo đầu ngƣời, trung bình mỗi năm một ngƣời Thụy Điển chỉ chôn
lấp khoảng 7kg rác, trong khi con số này ở ngƣời Anh là 260kg. Là một đất nƣớc
lạnh giá, nên biện pháp tái chế rác ƣa thích của ngƣời Thụy Điển là đốt. Đốt để sản
xuất nhiệt điện, đốt để cấp nhiệt cho hệ thống sƣởi ấm.
Hàng năm, hơn ba chục lò thiêu hủy đặt trên lãnh thổ Thụy Điển tiêu thụ tới
5,5 triệu tấn rác. Khối lƣợng rác, chất thải đƣợc dùng làm nhiên liệu sản xuất nhiệt và
14


điện đã tăng gấp ba lần kể từ năm 1990 và đƣợc dự báo là sẽ tăng gấp đôi từ nay đến
năm 2030. Triển vọng này gây lo ngại. Cơ quan bảo vệ môi trƣờng Thụy Điển nhấn
mạnh rằng cách tốt nhất để xử lý chất thải là tái chế. Hoạt động tái chế giấy, nhựa và
kim loại tại Thụy Điển tƣơng đối phát triển nhƣng bị đình trệ trong những năm gần
đây vì lý do kinh tế: Tái chế tốn kém hơn là thiêu hủy. Trong khi đó, việc tái sử dụng
các chất hữu cơ lại đƣợc đẩy mạnh: Phần lớn các khu đơ thị Thụy Điển đều có hệ
thống thu thập rác thực phẩm để sản xuất khí sinh học, chủ yếu để chạy xe bus [21].
1.3.1.3. Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Nhật Bản
Chuyển từ hệ thống quản lý chất thải truyền thống với dòng nguyên liệu xử
lý theo một hƣớng sang xã hội có chu trình xử lý ngun liệu theo mơ hình 3R
(reduce, reuse, recycle). Về thu gom CTR sinh hoạt, các hộ gia đình đƣợc yêu cầu
phân chia rác thành 3 loại: Rác hữu cơ dễ phân hủy đƣợc thu gom hàng ngày để đƣa
đến nhà máy sản xuất phân compost; Loại rác khó tái chế, hoặc hiệu quả tái chế

khơng cao, nhƣng cháy đƣợc sẽ đƣa đến nhà máy đốt rác thu hồi năng lƣợng; Rác
có thể tái chế thì đƣợc đƣa các nhà máy tái chế.
Các loại rác này đƣợc yêu cầu đựng riêng trong những túi có màu sắc khác
nhau và các hộ gia đình phải tự mang ra điểm tập kết rác của cụm dân cƣ vào giờ
quy định, dƣới sự giám sát của đại diện cụm dân cƣ. Công ty vệ sinh thành phố sẽ
cho ô tô đến đem các túi rác đó đi. Nếu gia đình nào không phân loại rác, để lẫn lộn
vào một túi thì ban giám sát sẽ báo lại với Cơng ty và ngay hơm sau gia đình đó sẽ
bị cơng ty vệ sinh gửi giấy báo đến phạt tiền. Với các loại rác cồng kềnh nhƣ tivi, tủ
lạnh, máy giặt... thì quy định vào ngày 15 hàng tháng đem đặt trƣớc cổng đợi ô tô
đến chở đi, không đƣợc tuỳ tiện bỏ những thứ đó ở hè phố. Sau khi thu gom rác vào
nơi quy định, công ty vệ sinh đƣa loại rác cháy đƣợc vào lò đốt để tận dụng nguồn
năng lƣợng cho máy phát điện. Rác không cháy đƣợc cho vào máy ép nhỏ rồi đem
chơn sâu trong lịng đất.
Cách xử lý rác thải nhƣ vậy vừa tận dụng đƣợc rác vừa chống đƣợc ô nhiễm
môi trƣờng. Túi đựng rác là do các gia đình bỏ tiền mua ở cửa hàng. Việc thu gom
rác ở Nhật Bản không giống nhƣ ở Việt Nam. Rác thải từ hộ gia đình thuộc trách
nhiệm quản lý của Nhà nƣớc, còn từ các công ty, nhà máy... cho tƣ nhân đấu thầu
hoặc các cơng ty do chính quyền địa phƣơng chỉ định. Các doanh nghiệp, cơ sở
sản xuất phải tự chịu trách nhiệm về lƣợng rácthải công nghiệp của họ và điều này
đƣợc quy định bằng các điều luật về BVMT.
15


1.3.2. Tình hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Việt Nam
Theo Báo cáo Môi trƣờng Quốc gia năm 2011, Tổng lƣợng CTR sinh hoạt tại
các đô thị phát sinh năm 2011 khoảng 32.000 tấn/ngày, CTR sinh hoạt tại khu vực
nông thôn khoảng 31.000 tấn/ngày công tác thu gom và vận chuyển CTR sinh hoạt
dù đã có nhiều cố gắng nhƣng vẫn chƣa đạt yêu cầu khi mà lƣợng CTR phát sinh
không ngừng tăng lên, tỷ lệ thu gom không tăng tƣơng ứng, đây là nguyên nhân quan
trọng gây ô nhiễm môi trƣờng và ảnh hƣởng xấu đến sức khỏe con ngƣời.

Tỷ lệ thu gom trung bình ở các đơ thị trên địa bàn tồn quốc tăng từ 65%
(năm 2003) lên 72% (năm 2004) và khoảng 80% (năm 2011) [7,8].
Về hiện trạng thu gom, vận chuyển chất thải rắn:
Công tác thu gom và vận chuyển CTR đô thị vẫn chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu
khi mà lƣợng CTR phát sinh không ngừng tăng lên, tỷ lệ thu gom trung bình khơng
tăng tƣơng ứng, đây là ngun nhân quan trọng gây ơ nhiễm mơi trƣờng nƣớc mặt,
khơng khí, đất, cảnh quan đô thị và tác động xấu đến sức khỏe cộng đồng.
Mặc dù công tác thu gom và vận chuyển CTR ngày càng đƣợc chính quyền
các địa phƣơng quan tâm những vẫn đang còn nhiều hạn chế. Năng lực thu gom và
vận chuyển CTR cả về nhân lực và vật lực đều chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu, mạng
lƣới thu gom cịn yếu và thiếu. Bên cạnh đó do nhận thức chƣa cao của ngƣời dân
trong việc giữ gìn vệ sinh môi trƣờng dẫn đến hiện tƣợng đổ rác thải bừa bãi vẫn cịn
diễn ra phổ biến khơng chỉ ở khu vực nơng thơn mà cịn tại các khu vực nội thị. Hầu
hết rác thải không đƣợc phân loại tại nguồn, đƣợc thu gom lẫn lộn và chuyển đến bãi
chôn lấp. Công việc thu nhặt và phân loại phế thải có khả năng tái chế, hồn tồn do
những ngƣời nghèo sinh sống bằng nghề bới rác thực hiện.
Tỷ lệ thu gom CTR sinh hoạt tại các đô thị khá cao (84 - 85%), tăng 3 - 4%
so với giai đoạn trƣớc (80-82 % năm 2008). Tỷ lệ thu gom CTR sinh hoạt ở khu
vực nơng thơn cịn rất thấp (40%), chủ yếu đƣợc tiến hành ở các thị trấn, thị tứ.
Cho đến nay, vấn đề phân loại rác tại nguồn vẫn chƣa đƣợc triển khai mở rộng.
CTR sinh hoạt đƣợc xử lý chủ yếu bằng phƣơng pháp chôn lấp lộ thiên hoặc lị đốt
chất thải. CTR thơng thƣờng từ hoạt động công nghiệp, y tế hầu hết đƣợc thu gom,
tự xử lý tại cơ sở hoặc thông qua công ty môi trƣờng đô thị. Đối với chất thải nguy
hại, công tác quản lý đã đƣợc quan tâm đầu tƣ với khối lƣợng chất thải nguy hại
đƣợc thu gom, xử lý tăng qua từng năm, tuy nhiên tỷ lệ vẫn còn thấp (khoảng
40%). Vấn đề quản lý, đầu tƣ cho công nghệ xử lý CTR nói chung chất thải nguy
hại nói riêng chƣa có nhiều cải thiện so với giai đoạn trƣớc [8].
16



Về công tác quản lý và xử lý chất thải rắn sinh hoạt
Công tác quản lý CTR sinh hoạt: Phần lớn rác thải sinh hoạt đô thị ở nƣớc ta
không đƣợc tiêu huỷ một cách an toàn, chủ yếu vẫn là đổ ở các bãi thải lộ thiên
khơng có sự kiểm sốt, gây ra nhiều vấn đề mơi trƣờng cho dân cƣ quanh vùng mùi
hôi và nƣớc rác là nguồn gây ơ nhiễm cho mơi trƣờng đất, nƣớc, khơng khí và là ổ
phát sinh ruồi, muỗi, chuột, bọ…
Việc chôn lấp rác đã và đang gây những tác động nhiều mặt đến mơi trƣờng sống
của cộng đồng: Tốn diện tích đất rất lớn để chôn rác; Gây ô nhiễm môi trƣờng, ảnh
hƣởng đến chất lƣợng cuộc sống của con ngƣời và sinh vật sinh sống gần bãi rác; Nƣớc
thải từ các đống rác chứa nhiều chất độc hại, kim loại nặng gây ô nhiễm đất và ô nhiễm
môi trƣờng sản xuất nông nghiệp; Túi ni lông khi chôn lấp không bị phân hủy, hoặc thời
gian phân hủy trong đất rất lâu có thể lên tới hàng trăm năm dẫn đến làm giảm độ phì
nhiêu đất. Từ đặc điểm này cho thấy muốn tận dụng các chất thải hữu cơ sinh hoạt làm
phân bón, cần thiết phải tiến hành thu gom và phân loại rác ngay tại nguồn.
Hầu hết rác thải không đƣợc phân loại tại nguồn, thƣờng thu gom lẫn lộn và
vận chuyển đến bãi chôn lấp. Tỷ lệ thu gom tăng từ 40% - 67% năm 2002 lên đến
70 - 75% năm 2007 ở các thành phố lớn, còn ở các đô thị nhỏ tỷ lệ này tăng lên tới
30% - 50%. Tỷ lệ thu gom bình qn tồn quốc vào khoảng 55% [33].
Cơ chế quản lý tài chính trong hoạt động thu gom rác thải chủ yếu dựa vào
kinh phí bao cấp từ ngân sách nhà nƣớc, chƣa huy động đƣợc các thành phần kinh
tế tham gia, tính chất xã hội hố hoạt động thu gom cịn thấp, ngƣời dân chƣa thực
sự chủ động tham gia vào hoạt động thu gom cũng nhƣ chƣa thấy rõ đƣợc nghĩa vụ
đóng góp kinh phí cho dịch vụ thu gom rác thải.
Cơng nghệ xử lý CTR còn nhiều vấn đề bức xúc, việc lựa chọn các bãi chôn
lấp, khu trung chuyển, thu gom chƣa đủ căn cứ khoa học và thực tiễn có tính thuyết
phục và cơng nghệ xử lý chất thải chƣa đảm bảo kỹ thuật vệ sinh môi trƣờng nên
chƣa thu đƣợc nhiều sự ủng hộ của ngƣời dân địa phƣơng. Các cơng trình xử lý
CTR cịn manh mún, phân tán theo đơn vị hành chính nên cơng tác quản lý chƣa
hiệu quả, suất đầu tƣ cao, hiệu quả sử dụng thấp, gây lãng phí đất…
Cơng tác xử lý CTR sinh hoạt hiện nay vẫn là chôn lấp với số lƣợng trung

bình là 1 bãi chơn lấp/1 đơ thị (Hà Nội và TP HCM, mỗi đơ thị có từ 4-5 bãi chơn
lấp/khu xử lý). Trong đó 85% đơ thị (từ thị xã trở lên) sử dụng phƣơng pháp chôn lấp
chất thải khơng hợp vệ sinh. Thống kê, hiện tồn quốc có 98 bãi chơn lấp chất thải

17


×