Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Nghiên cứu sự đa dạng loài trong họ tiết dê menispermaceae tại vườn quốc gia cúc phương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.95 MB, 94 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
KHOA QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG VÀ MƠI TRƢỜNG
----------o0o----------

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG LỒI TRONG HỌ TIẾT DÊ
(MENISPERMACEAE) TẠI VƢỜN QUỐC GIA CÚC PHƢƠNG
NGÀNH: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG VÀ MÔI TRƢỜNG
MÃ SỐ: 302

Giáo viên hướng dẫn
Sinh viên thực hiện
Mã sinh viên
Lớp
Khóa

: TS. Vương Duy Hưng
: Bùi Tuấn Hải
: 1453020821
: 59E – QLTNR
: 2014 - 2018

Hà Nội, 2018


MỤC LỤC

LỜI CÁM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH ẢNH


LỜI MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................................... 2
Chƣơng 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........................................... 4
1.1. Một số đặc điểm chung về họ Tiết dê (Menispermaceae) ............................. 4
1.2. Tình hình nghiên cứu đa dạng thực vật trên thế giới ..................................... 4
1.3. Tình hình nghiên cứu đa dạng thực vật ở Việt Nam ...................................... 5
1.4. Tình hình nghiên cứu và bảo tồn ở Vƣờn Quốc gia Cúc Phƣơng.................. 8
Chƣơng 2. MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG, PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU .................................................................................................................... 10
2.1. Mục tiêu........................................................................................................ 10
2.1.1. Mục tiêu tông quát..................................................................................... 10
2.1.2. Mục tiêu cụ thể .......................................................................................... 10
2.2. Đối tƣợng, phạm vi ...................................................................................... 10
2.3. Nội dung nghiên cứu .................................................................................... 10
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu .............................................................................. 10
2.4.1. Phƣơng pháp nghiên cứu đối với nội dung 1: Nghiên cứu thành phần loài
trong họ Tiết dê tại khu vực nghiên cứu. ............................................................ 10
2.4.1.1. Kế thừa số liệu và phỏng vấn ................................................................. 10
2.4.1.2. Phƣơng pháp điều tra thực địa ............................................................... 11
2.4.1.3. Phƣơng pháp nội nghiệp ........................................................................ 12
2.4.2 Phƣơng pháp nghiên cứu đối với nội dung 2: Nghiên cứu hiện trạng phân
bố các loài trong họ Tiết dê tại khu vực nghiên cứu. .......................................... 12
2.4.2.1. Nghiên cứu hiện trạng phân bố .............................................................. 13
2.4.2.2 Nghiên cứu cấu trúc rừng nơi có lồi trong họ phân bố ......................... 15

i


2.4.3. Phƣơng pháp nghiên cứu đối với nội dung 3: Nghiên cứu tình hình sử
dụng và bảo tồn các lồi trong họ Tiết dê tại khu vực nghiên cứu. .................... 18

2.4.3.1. Phƣơng pháp kế thừa số liệu và phỏng vấn ........................................... 18
2.4.3.2 Phƣơng pháp nội nghiệp ......................................................................... 20
2.4.4. Phƣơng pháp nghiên cứu đối với nội dung 4: Đề xuất các giải pháp bảo
tồn và phát triển các loài trong họ Tiết dê tại VQG Cúc Phƣơng. ...................... 20
Chƣơng 3. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN
CỨU .................................................................................................................... 22
3.1. Điều kiện tự nhiên ........................................................................................ 22
3.1.1. Vị trí địa lý, phạm vi danh giới ................................................................. 22
3.1.2. Địa hình ..................................................................................................... 22
3.1.3. Khí hậu thủy văn ....................................................................................... 23
3.1.4. Địa chất thổ nhƣỡng .................................................................................. 25
3.1.5. Thảm thực vật rừng ................................................................................... 27
3.1.6. Hệ thực vật ................................................................................................ 32
3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ............................................................................. 34
3.2.1. Dân tộc, dân số và lao động ...................................................................... 34
3.2.2. Hiện trạng sản xuất.................................................................................... 37
3.2.3. Tình hình các Bản trong Vƣờn Quốc gia Cúc Phƣơng ............................. 40
Chƣơng 4. KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ .......................................... 42
4.1. Thành phần loài trong họ Tiết dê tại khu vực nghiên cứu ........................... 42
4.2. Hiện trạng phân bố các loài trong họ Tiết dê tại VQG Cúc Phƣơng ........... 47
4.2.1. Phân bố theo mặt phẳng ngang ................................................................. 47
4.2.2 Phân bố theo mặt phẳng thẳng đứng .......................................................... 50
4.2.2.1. Phân bố theo độ cao và vị trí tƣơng đối của các lồi ............................. 50
4.2.2.2. Phân bố các loài theo tầng tán rừng và độ tàn che ................................. 51
4.2.3. Đặc điểm rừng nơi loài phân bố ................................................................ 52
4.2.3.1. Kiểu rừng................................................................................................ 52
4.2.3.2. Đặc điểm tầng cây cao nơi có lồi phân bố ........................................... 54
4.2.3.3. Đặc điểm tầng cây tái sinh nơi có lồi trong họ phân bố ....................... 55
ii



4.2.3.4. Đặc điểm tầng cây bụi thảm tƣơi nơi có lồi trong họ phân bố ............. 56
4.3. Tình hình sử dụng và các tác động đến các loài trong họ Tiết dê................ 58
4.3.1. Tình hình sử dụng và bảo tồn .................................................................... 58
4.3.2. Các tác động đến loài trong họ Tiết dê ..................................................... 58
4.3.2.1. Tác động do con ngƣời........................................................................... 58
4.3.2.2. Do tự nhiên ............................................................................................. 60
4.4. Đề xuất một số giải pháp bảo tồn và phát triển các loài trong họ Tiết dê ... 60
4.4.1. Giải pháp bảo tồn tại chỗ .......................................................................... 60
4.4.2. Giải pháp bảo tồn chuyển chỗ ................................................................... 61
4.4.3. Giải pháp về kinh tế .................................................................................. 61
4.4.4. Tăng cƣờng công tác quản lý, bảo vệ rừng ............................................... 62
4.4.5. Giải pháp về giáo dục ................................................................................ 62
KẾT LUẬN –TỒN TẠI – KHUYẾN NGHỊ ...................................................... 64
Kết luận ............................................................................................................... 64
Tồn tại.................................................................................................................. 65
Khuyến nghị ........................................................................................................ 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO

iii


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Mẫu biểu 0 1: Biểu điều tra thành phần loài trong họ Tiết dê ............................ 11
Mẫu biểu 0 2: Biểu điều tra loài trong họ Tiết dê ............................................... 14
Mẫu biểu 0 3: Biểu điều tra tầng cây cao ............................................................ 15
Mẫu biểu 0 4: Biểu điều tra cây tái sinh ............................................................. 16
Mẫu biểu 0 5: Biểu điều tra tầng cây bụi, thảm tƣơi........................................... 16

iv



DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 4.1 Cây bình vơi (Stephania rotunda Lour.) .............................................. 43
Hình 4.3 Cây Lõi tiền (Stephania longa Lour.) .................................................. 45
Hình 4.4 Thiên kim đằng (Stephania japonica (Thunb.) Miers) ........................ 46
Hình 4.5. Dây sâm bắc bộ (Cyclea tonkinensis Gagnep.) ................................... 47
Hình 4.6: Bản đồ phân bố cây Bình vơi .............................................................. 47
Hình 4.7: Bản đồ phân bố cây Tiết dê................................................................. 48
Hình 4.8: Bản đồ phân bố cây Lõi tiền ............................................................... 48
Hình 4.9: Bản đồ phân bố Thiên kim đằng ......................................................... 49
Hình 4.10: Bản đồ phân bố Dây sâm bắc bộ ....................................................... 49
Hình 4.11. Rừng kín thƣờng xanh mƣa ẩm nhiệt đới chủ yếu cây lá rộng trên núi
đá vơi có độ cao dƣới 500m. ............................................................................... 53
Hình 4.12. Rừng kín thƣờng xanh mƣa ẩm nhiệt đới chủ yếu cây lá rộng đất
phong hóa từ đá phiến, độ cao dƣới 500m. ......................................................... 53
Hình 4.13. Quần lạc cây bụi, cây gỗ rải rác trên núi đất phong hóa từ đất sét. .. 54
Hình 4.14 Tái sinh cây Tiết dê ............................................................................ 56

v


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Stt
1
2
3
4
5

6
7
8

Các từ viết tắt
OTC
VQG
ODB
EN
Hvn
Hdc
Dt
D1.3

Giải thich
Ô tiêu chuẩn
Vƣờn quốc gia
Ô dạng bản
Mức đe dọa nguy cấp
Chiều cao vút ngọn
Chiều cao dƣới cành
Đƣờng kính tán
Đƣờng kính thân cây tại vị trí một mét ba

vi


LỜI MỞ ĐẦU
Sau 4 năm học tập và nghiên cứu tại trƣờng Đại học Lâm nghiệp Việt
Nam, đến nay khóa học 2014 – 2018 đã kết thúc. Để đánh giá kết quả và năng

lực của sinh viên sau khi ra trƣờng, đƣợc sự nhất trí của trƣờng ĐHLN, khoa
Quản lý tài nguyên rừng và môi trƣờng và thầy giáo Vƣơng Duy Hƣng tơi đã
tiến hành thực hiện khóa luận với đề tài: “Nghiên cứu sự đa dạng loài trong họ
Tiết dê (Menispermaceae) tại Vƣờn Quốc gia Cúc Phƣơng”
Trong quá trình làm đề tài, ngoài sự cố gắng của bản thân, tơi cịn nhận
đƣợc sự giúp đỡ của các thầy, cơ giáo các bạn đồng nghiệp. Đặc biệt là sự
hƣớng dẫn chu đáo của thầy giáo TS. Vƣơng Duy Hƣng, cùng sự giúp đỡ nhiệt
tình của các cán bộ Ban quản lý Vƣờn Quốc gia Cúc Phƣơng.
Nhân dịp này tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thầy,
cô giáo trong khoa QLTNR-MT, đặc biệt là thầy giáo TS. Vƣơng Duy Hƣng đã
trực tiếp hƣớng dẫn tôi thực hiện đề tài này.
Mặc dù bản thân đã có nhiều cố gắng nhƣng do năng lực và thời gian cịn
hạn chế nên đề tài khơng tránh khỏi thiếu sót. Vì vậy tơi rất mong nhận đƣợc
những ý kiến đóng góp chân thành của các thầy, cơ giáo và các bạn để đề tài của
tơi đƣợc đầy đủ và hồn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên thực hiện

Giáo viên hƣớng dẫn

(Ký tên)

(Ký tên)

Bùi Tuấn Hải

TS. Vƣơng Duy Hƣng

1



ĐẶT VẤN ĐỀ
Thực vật là nguồn tài nguyên quý giá mà thiên nhiên đã ban tặng cho
chúng ta. Chúng gồm nhiều lồi, nhiều tầng thứ và cho nhiều cơng sụng khác
nhau. Đặc biệt chúng rất quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của con
ngƣời, chúng cung cấp gỗ, thực phẩm, nƣớc, dƣợc liệu và giảm thiểu tác động
của biến đổi khí hậu. Nhƣng ngày nay với hoạt động của con ngƣời đang làm
cho nguồn tài nguyên bị cạn kiệt nhanh chóng. Do đó, các nƣớc trên thế giới đã
và đang cùng chung sức để bảo vệ các nguồn gen trên hành tinh.
Thực vật trên thế giới vốn phong phú và đa dạng, theo thống kê ƣớc tính
đến nay có khoảng 380.000 lồi thực vật trong đó 1/5 số loài đang đối mặt với
nguy cơ tuyệt chủng. Việt Nam là một quốc gia nằm ở vùng nhiệt đới, đƣợc coi
là nƣớc có nguồn tài nguyên sinh học rất đa dạng và phong phú, đƣợc xếp thứ 16
trong 25 quốc gia có mức độ đa dạng sinh học cao nhất trên thế giới. Có nhiều
điều kiện co các sinh vật phát triển, theo thống kê hiện nay ở Việt Nam có
khoảng 13.000 lồi thực vật. Ở nƣớc ta do hậu quả chiến tranh, nạn gia tăng dân
số cũng nhƣ khai thác quá mức nguồn tài nguyên rừng dẫn đến diện tích rừng tự
nhiên bị thu hẹp nhanh làm cho đa dạng sinh học ngày càng giảm. Ở nƣớc ta các
nhà khoa học đã và đang nghiên cứu về từng họ thực vật bậc cao khác nhau để
xây dựng bộ thực vật chí của Việt Nam hồn chỉnh, từ đó có cơ sở dữ liệu đánh
giá nguồn tài ngun này.
Tính cấp thiết của đề tài
Vƣờn Quốc gia Cúc Phƣơng đƣợc coi là khu bảo tồn với hệ sinh thái và
số lƣợng hệ động thực vật phong phú với các loài có giá trị cao. Với đặc trƣng là
rừng mƣa nhiệt đới, xanh quanh năm, Cúc Phƣơng có quần hệ động thực vật vô
cùng phong phú và đa dạng, theo số liệu điều tra gần đây Cúc Phƣơng có 2234
lồi thực vật bậc cao và Rêu, trong đó có 433 lồi cây làm thuốc, 229 loài cây ăn
đƣợc, nhiều loài đƣợc ghi trong sách đỏ của Việt Nam. Vƣờn cũng đã có nhiều
nỗ lực trong cơng tác bảo tồn tài ngun đa dạng sinh vật nhƣ: điều tra lập danh

lục các lồi động, thực vật, cơn trùng, bị sát, lƣỡng cƣ,...Hiện nay, trong vƣờn
có một số lồi lâm sản ngồi gỗ có giá trị cao về dƣợc liệu đang bị khai thác quá
2


mức cần đƣợc bảo tồn trong đó có các lồi trong họ Tiết dê. Ở Việt Nam thì có
18 chi và 40 loài, các loài phân bố đều từ bắc vào nam, chủ yếu phân bố trên núi
đá vôi. VQG Cúc Phƣơng cũng là nơi phân bố của nhiều loài có giá trị cao về
dƣợc liệu trong họ nhƣ là bình vơi, dây đau xƣơng, hồng đằng,.. Hiện nay các
nghiên cứu về họ Tiết dê ở VQG Cúc Phƣơng cũng chƣa có nhiều và chƣa đi
sâu nghiên cứu về đa dạng thành phần lồi chính vì vậy rất cần một nghiên cứu
cụ thể để nắm bắt và tìm hiểu rõ hơn về các loài trong họ, giá trị của chúng cũng
nhƣ thực trạng phân bố hiện nay của các loài và các yếu tố tác động đến lồi để
từ đó đánh giá đƣợc sự đa dạng loài trong họ và thực trạng phân bố để đƣa ra
phƣơng án bảo tồn nhằm duy trì tính đa dạng lồi, đa dạng sinh học, bảo vệ phát
triển loài cung cấp các giá trị về dƣợc liệu, làm cảnh,...
Ý nghĩa của đề tài
- Ý nghĩa khoa học:
Cung cấp dữ liệu khoa học về sự đa dạng của họ Tiết dê.
Cung cấp thông tin khoa học về các loài trong họ.
- Ý nghĩa thực tiễn:
Kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học cho việc đề xuất giải pháp bảo tồn
và phát triển các loài trong họ Tiết dê.
Bởi vậy, tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu đa dạng loài trong họ Tiết dê
(Menispermaceae) tại Vƣờn Quốc gia Cúc Phƣơng", với mong muốn đánh
giá sự đa dạng lồi trong họ Tiết dê góp phần bảo tồn các loài trong họ tại Vƣờn
Quốc gia Cúc Phƣơng.

3



Chƣơng 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Một số đặc điểm chung về họ Tiết dê (Menispermaceae)
Thân: dây leo hay cỏ mọc đứng, rễ có thể phù lên thành củ. Lá: đơn,
nguyên, hình khiên hình tim, mọc so le, khơng có lá kèm. Gân lá hình chân vịt
hoặc hình lọng. Cụm hoa: chùm, xim 2 ngả ở nách lá, ít khi hoa riêng lẻ. Hoa:
nhỏ, đều, đơn tính khác gốc, kiểu vòng, mẫu 3. Bao hoa: sáu lá đài xếp trên 2
vịng, thƣờng có 6 cánh hoa xếp trên 2 vịng, số cánh hoa có thể ít hơn hoặc đôi
khi nhiều hơn 6. Hoa đực: 6 nhị xêp trên 2 vịng, số nhị có thể ít hơn hoặc đơi
khi nhiều hơn 6 tùy theo lồi, nhị có thể rời hoặc dính nhau ở 1 chỗ trên thân nhị
thành 1 cột nhị. Hoa cái thƣờng có 3 lá nỗn rời tạo thành bầu trên nhƣng cũng
có khi nhiều hơn 3 (40 lá nỗn) hoặc đơi khi giảm cịn 1. Mỗi lá nỗn có 2 nỗn
nhƣng chỉ có 1 nỗn phát triển, 1 hay nhiều đầu nhụy. Quả: hạch,vỏ quả trong
nang cứng rắn và thƣờng có hình thận. mầm cong hình móng ngựa. Ở việt nam
có 18 chi: khoảng 40 lồi.
Tình trạng:
Có một số cây đang nguy cấp ở mức EN nhƣ bình vơi nhị ngắn, bình vơi
hoa đầu, 1 số lồi sẽ nguy cấp nhƣ củ dịm, củ gió.
1.2. Tình hình nghiên cứu đa dạng thực vật trên thế giới
Sự phong phú và đa dạng của giới thực vật trên trái đất là nguồn tài
nguyên quý giá của nhân loại. Các nhà thực vật học đã dự đốn số lồi thực vật
bậc cao hiện có trên thế giới vào khoảng 500.000 - 600.000 lồi. Năm 1965, Al.
A. Phêđơrốp đã dự đốn trên thế giới có khoảng:300.000 lồi thực vật Hạt kín;
5.000 - 7.000 lồi thực vật Hạt trần; 6.000 - 10.000 loài Quyết thực vật; 14.000 18.000 loài Rêu; 19.000 - 40.000 loài Tảo; 15.000 - 20.000 loài Địa y; 85.000 100.000 loài Nấm và các loài thực vật bậc thấp khác.
Trong lịch sử nghiên cứu về hệ thực vật từ thế kỷ XIX (1855), De
Candolle đã phân tích mối quan hệ giữa số lƣợng lồi và diện tích từ những dẫn
liệu thu đƣợc ở các hệ thực vật vùng ngoại ơ Strasburg (hơn 100 km2 có 960
lồi), hệ thực vật Dagico (1000km2 có 1362 lồi), hệ thực vật miền trung
Svealand (4000 km2 có 1114 lồi). Ở Liên Xơ, từ năm 1928 đến năm 1932 đƣợc
4



xem là giai đoạn mở đầu cho thời kỳ nghiên cứu hệ thực vật cụ thể. Vào thời
gian này, Tomachev A. I. nghiên cứu hệ thực vật vùng Taimua nằm ở tọa độ địa
lý 74o 20’-25o độ vĩ bắc và 102o 30’ độ kinh đông và cho ra nhiều nhận định có
giá trị.
Từ những năm đầu thế kỷ XX đã xuất hiện một cơng trình nổi tiếng, là
nền tảng đánh giá tính đa dạng thực vật Việt Nam, đó là bộ “Thực vật chí Đơng
Dƣơng” do H.Lecomte chủ biên năm (1907 - 1952) [63]. Trong cơng trình này,
các tác giả ngƣời Pháp đã thu mẫu và định tên, lập khoá mơ tả các lồi thực vật
bậc cao có mạch trên tồn bộ lãnh thổ Đơng Dƣơng. Humbert (1938 - 1950) đã
bổ sung, chỉnh lý để hoàn thiện việc đánh giá thành phần loài cho toàn vùng và
gần đây phải kể đến bộ Thực vật chí Campuchia, Lào và Việt Nam do
Aubréville khởi xƣớng và chủ biên (1960 - 1997) cùng với nhiều tác giả khác.
Đến nay đã công bố 29 tập nhỏ gồm 74 họ cây có mạch nghĩa là chƣa đầy 20%
tổng số họ đã có.
Bên cạnh đó, cịn rất nhiều những cơng trình khoa học và các báo cáo
khác lần lƣợt đƣợc xuất bản và rất nhiều cuộc hội thảo khác nhau đã đƣợc tổ
chức nhằm thảo luận về quan điểm, về phƣơng pháp luận cũng nhƣ thông báo
các kết quả đã đạt đƣợc trong nghiên cứu về đa dạng sinh vật và bảo tồn trên
toàn thế giới. Các kết quả nghiên cứu đƣợc công bố trong các báo cáo và hội
nghị, hội thảo đã cơ bản thiết lập nên một hệ thống thông tin đa dạng sinh vật
trên tồn thế giới đã và đang góp phần nâng cao nhận thức đa dạng sinh vật và
bảo tồn, khôi phục lại một số hệ sinh thái, hệ thực vật trên các vùng lãnh thổ cấp
quốc gia.
1.3. Tình hình nghiên cứu đa dạng thực vật ở Việt Nam
Một thành tựu nổi bật về nghiên cứu ĐDSH là kết quả điều tra về tài
nguyên thực vật và động vật ở một số VQG và KBTTN và một số sinh cảnh
khác ngoài KBTTN nhờ sự phối hợp giữa các nhà khoa học của các cơ quan
nghiên cứu ở trung ƣơng, địa phƣơng và ban quản lý VQG, KBTTN. Có thể dẫn

ra một số ví dụ điển hình:

5


- Ở KBTTN Hoàng Liên Sơn Sa Pa đã điều tra đƣợc 464 lồi thực vật
thuộc 159 họ, trong đó có 8 lồi mới và 65 lồi q hiếm (Frontier, 1994);
- VQG Tam Đảo đã điều tra đƣợc 1282 loài thực vật thuộc 179 họ với 2
kiểu rừng chính là rừng kín thƣờng xanh mƣa mùa nhiệt đới (Cao < 700m) và
rừng kín thƣờng xanh mƣa mùa á nhiệt đới núi thấp (700-1500m) (VQG Tam
Đảo, 2000);
- VQG Phong Nha Kẻ Bàng đã thống kê đƣợc trên 800 loài thực vật trong
đó có 26 lồi trong sách đỏ Việt Nam và thế giới.
- KBTTN Kong Ka Kinh: Kết quả khảo sát bƣớc đầu đã ghi nhận 652 loài
thực vật bậc cao có mạch thuộc 132 họ, có 10 lồi đặc hữu, 34 loài trong sách đỏ
Việt Nam và thế giới.
- VQG Cát Tiên đã ghi nhận 1366 loài thực vật bậc cao thuộc 151 họ, có
39 lồi q hiếm; nguồn gen đặc hữu và cây bản địa có 22 lồi.
- KBTTN Bình Châu Phƣớc Bửu. Đã định tên 732 lồi thực vật thuộc 123
họ, trong đó 17 lồi q hiếm. Xác định chỉ có 1 kiểu rừng kín nửa rụng lá, ẩm
nhiệt đới (Cảnh và cs, 2000);
Các nghiên cứu ĐDSH thƣờng đƣợc bắt đầu bằng những nghiên cứu cơ
bản để có tiền đề xây dựng luận chứng kinh tế-kĩ thuật (LCKT) cho các khu bảo
tồn (Vũ Tiến Hinh, 2002). Phần lớn LCKT đƣợc xây dựng bởi các cơ quan
chuyên môn nhƣ Viện Điều tra Qui hoạch rừng Hà Nội (kể cả các phân viện),
Viện Khoa học Lâm nghiệp Hà Nội, Trƣờng đại học Lâm nghiệp (Xuân Mai- Hà
Tây), Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật, Đại học Quốc gia Hà Nội hoặc các
cơ quan nghiên cứu kể trên cùng tham gia xây dựng. Ngoài các nghiên cứu liên
quan đến LCKT còn phải kể đến các nghiên cứu chuyên sâu của các cơ quan, tổ
chức trong và ngoài nƣớc nhƣ:

- Ở miền Bắc có các nghiên cứu của Hội khảo cứu mơi trƣờng (Frontier)
về động thực vật khu vực Hồng Liên; nghiên cứu của Hội Bảo vệ chim quốc tế
(Birdlife International) ở VQG Ba Bể và vùng phụ cận: nghiên cứu về thú linh
trƣởng ở VQG Ba bể, KBTTN Na Hang và VQG Cát Bà của trƣờng Đại học
Lâm nghiệp; các nghiên cứu về pơ mu, lâm sản ngoài gỗ (Viện Khoa học Lâm
6


nghiệp), nghiên cứu về cúc, lan hài, cây có ích, voọc mũi hếch của viện Sinh
thái và Tài nguyên sinh vật Hà Nội, các nghiên cứu về trà, rêu, côn trùng... của
đại học Quốc gia Hà Nội, cây thuốc của Viện Dƣợc liệu.
- Khu vực biển miền Trung đã đƣợc các nhà khoa học của trƣờng Đại học
Lâm nghiệp, viện Điều tra Quy hoạch rừng, bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn, viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật, ĐHQGHN, Đại học Huế, VQG
Bạch Mã, các chuyên gia dự án WWF/EC (VN 001201), trung tâm Lâm nghiệp
Nhiệt đới Nga-Việt, Đại học Vinh quan tâm nghiên cứu. Các đối tƣợng nghiên
cứu bao hàm phần lớn các nội dung của ĐDSH. Nhiều nghiên cứu đã tập trung
vào một số đối tƣợng là các loài thực vật đặc hữu của KBTTN Pù Mát, KBTTN
Vũ Quang, VQG Bạch Mã, KBTTN Phong Nha- Kẻ Bàng, KBTTN Phong Điền
nhƣ các loài cây thuốc...
- Miền Nam là khu vực có nhiều nghiên cứu của Phân Viện Điều tra Quy
hoạch rừng II, Đại học Khoa học Tự nhiên Tp. Hồ Chí Minh, Viện Sinh thái và
Tài nguyên Sinh vật với các đối tƣợng nghiên cứu khá đa dạng.
Những mặt yếu về nghiên cứu ĐDSH
Do thiếu kinh phí của nhà nƣớc hoặc chỉ đƣợc một số tổ chức quốc tế hỗ
trợ có một lần, nên thiếu các số liệu chính xác, cập nhật, nhiều VQG và KBTTN
chỉ có số liệu khi xây dựng luận chứng KHKT. Có nhiều lồi thực vật chƣa có
tên trong danh lục song mặt khác có thể có một số lồi thực vật đã đƣợc ghi
trong danh lục nhƣng thực tế khơng cịn.
Nhìn chung chất lƣợng số liệu điều tra của các khu bảo vệ chƣa đạt yêu

cầu so với thực tế hiện có, cần phải đƣợc đánh gía lại hiện trƣờng (Vũ Tiến
Hinh, 2002).
- Ở nhiều khu bảo vệ do thời gian khảo sát ngắn, phạm vi khảo sát hạn
hẹp nên chƣa phản ánh đầy đủ tính ĐDSH của cả khu vực.
- Một số nghiên cứu mang tính độc lập, khơng có sự kế thừa hoặc có khi
chồng chéo, trùng lặp
- Tính khoa học có khi chƣa cao do thiếu tài liệu định loại

7


- Hoạt động nghiên cứu của ĐDSH mang tính tự phát ở các VQG,
KBTTN khơng có dự án nƣớc ngồi tài trợ. Ngƣợc lại nơi có tài trợ lại lệ thuộc
vào cố vấn hoặc cơ quan trúng thầu nên bị động.
Trong tóm tắt báo cáo "Đánh giá việc thực hiện BAP từ 1995 đến 2002"
của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng có rút ra những mặt cịn yếu cần khắc phục
(13 vấn đề), trong đó có 1 điểm nhận định rất đáng quan tâm:
"Công tác nghiên cứu khoa học về ĐDSH chƣa có hệ thống. Nhiều biện
pháp bảo tồn đƣợc đề xuất nhƣng chƣa đủ căn cứ khoa học và thực tế. Cán bộ
khoa học về ĐDSH vừa yếu về chuyên môn, thiếu về số lƣợng. Cơ sở vật chất
và đầu tƣ cho các hoạt động này quá ít."
Bên cạnh các nhƣợc điểm trên có một nội dung quan trọng đối với công
tác bảo tồn là phải điều tra giám sát (ĐTGS) ĐDSH. ĐTGS ĐDSH là các hoạt
động nhằm theo dõi quá trình biến động của các tài nguyên sinh vật theo thời
gian và những nguyên nhân ảnh hƣởng đến q trình đó. Đây là một trong
những nhiệm vụ quan trọng cần nghiên cứu cho các vùng cảnh quan tự nhiên mà
trƣớc hết là VQG và KBTTN. Cho đến nay ở nƣớc ta chƣa có VQG, KBTTN
hoặc một cơ quan nào thực hiện ĐTGS ĐDSH. Đó là một trong những ngun
nhân hạn chế tính hiệu quả của cơng tác quản lý ĐDSH ở các VQG, KBTTN do
chƣa nắm chắc nguồn tài nguyên, xu hƣớng biến đổi của nó và nguyên nhân ảnh

hƣởng (Vũ Tiến Hinh, 2002). Dựa vào yêu cầu của văn phịng dự án SPAM (Dự
án tăng cƣờng cơng tác quản lý hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên tại Việt Nam),
một nhóm các nhà khoa học đã thực hiện hoạt động tƣ vấn "Nhu cầu điều tra,
giám sát và bảo tồn ĐDSH ở các khu rừng đặc dụng Việt Nam từ 26/7 đến
26/10/2001", mục đích là nghiên cứu đề xuất phƣơng pháp và những hành động
cụ thể nhằm tăng cƣờng năng lực chuyên môn để thực hiện các hoạt động điều
tra giám sát, thu thập chia sẻ các thông tin ĐDSH ở các khu bảo vệ của Việt
Nam.
1.4. Tình hình nghiên cứu và bảo tồn ở Vƣờn Quốc gia Cúc Phƣơng
Với đặc trƣng là rừng mƣa nhiệt đới, xanh quanh năm, Cúc Phƣơng có
quần hệ động thực vật vô cùng phong phú và đa dạng, theo số liệu điều tra gần
8


đây Cúc Phƣơng có 2234 lồi thực vật bậc cao và Rêu, trong đó có 433 lồi cây
làm thuốc, 229 loài cây ăn đƣợc, nhiều loài đƣợc ghi trong sách đỏ của Việt
Nam. Là một Vƣờn Quốc Gia giàu tính đa dạng sinh học, Cúc Phƣơng có 19
quần xã thực vật, trên 2234 loài thực vật bậc cao và Rêu đƣợc phân bố trong 231
họ, 917 chi.
Xác định việc nghiên cứu khoa học phục vụ công tác quản lý, bảo tồn các
loài động, thực vật quý hiếm là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất,
Vƣờn Quốc gia Cúc Phƣơng đã tiến hành điều tra cơ bản về khu thực vật của
Vƣờn để xây dựng định hƣớng bảo vệ, bảo tồn và phát triển; nghiên cứu về quần
thể một số lồi có nguy cơ tuyệt chủng, phạm vi phân bố, số lƣợng để đề xuất
phƣơng án bảo vệ tốt nhất; nghiên cứu phục hồi hệ sinh thái bị phá vỡ do khai
thác quá mức; nghiên cứu bảo tồn phát triển một số lồi thực vật q hiếm và có
giá trị kinh tế cao… Nhờ đó, nhiều lồi thực vật q hiếm đã đƣợc bảo tồn, phát
triển tốt, đáp ứng yêu cầu bảo tồn thiên nhiên và phát triển kinh tế.
Để sƣu tập gây giống các loài cây quý hiếm phục vụ lƣu giữ nguồn gen,
Vƣờn quốc gia Cúc Phƣơng đã xây dựng một vƣờn cây thực vật với diện tích

180 ha, sƣu tập trồng đƣợc 811 lồi cây. Trong đó có 210 lồi cây gỗ Cúc
Phƣơng, 85 lồi cây gỗ ở các vùng khác của Việt Nam, 5 loài nhập nội, 25 loài
cây thuộc họ ráy của Cúc Phƣơng, 20 loài cây ăn quả, 15 loài tre trúc, 15 lài cau
dừa, 296 loài cây thuốc và 140 loài lan. Hiện nhiều loài cây phát triển tốt, cung
cấp giống cho các chƣơng trình trồng rừng trong khu vực và trên cả nƣớc.
Một số nghiên cứu tiêu biểu nhƣ: Nghiên cứu của Nguyễn bá Thụ về tính
đa dạng thực vật ở vƣờn quốc gia Cúc Phƣơng, 1995. Nghiên cứu của Vũ Văn
Cần về đặc đIểm sinh vật học của cây Chò chỉ làm cơ sở cho việc phát triển loài
cây này ở vƣờn quốc gia Cúc Phƣơng.
Hiện tại thì ở Vƣờn Quốc gia Cúc phƣơng các nghiên cứu về họ Tiết dê
còn rất hạn chế. Chính vì điều đó đã thúc đẩy tơi tiến hành nghiên cứu rõ về
thành phần lồi, các đặc điểm về phân bố và sinh thái từ đó đƣa các phƣơng án
bảo tồn phát triển các loài tại địa phƣơng.

9


Chƣơng 2. MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG, PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu
2.1.1. Mục tiêu tông quát
Xây dựng cơ sở dữ liệu khoa học phục vụ công tác bảo tồn và phát triển
các loài trong họ Tiết dê tại khu vực nghiên cứu.
2.1.2. Mục tiêu cụ thể
Xác định đƣợc hiện trạng phân bố và tình hình sử dụng, bảo tồn các loài
trong họ Tiết dê tại VQG Cúc Phƣơng.
Đề xuất đƣợc các giải pháp bảo tồn và phát triển các loài trong họ Tiết dê
tại khu vực nghiên cứu.
2.2. Đối tƣợng, phạm vi
Đối tƣợng nghiên cứu: Các loài trong họ Tiết dê ở phân bố tự nhiên tại

khu vực nghiên cứu.
Phạm vi nghiên cứu: Thực hiện tại xã Cúc Phƣơng – VQG Cúc Phƣơng,
trong thời gian từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2018.
2.3. Nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu thành phần loài trong họ Tiết dê tại khu vực nghiên cứu.
Nghiên cứu hiện trạng phân bố các loài trong họ Tiết dê tại khu vực
nghiên cứu.
Nghiên cứu tình hình sử dụng và bảo tồn các loài trong họ Tiết dê tại khu
vực nghiên cứu.
Đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát triển các loài trong họ Tiết dê tại
VQG Cúc Phƣơng.
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.4.1. Phƣơng pháp nghiên cứu đối với nội dung 1: Nghiên cứu thành phần
loài trong họ Tiết dê tại khu vực nghiên cứu.
2.4.1.1. Kế thừa số liệu và phỏng vấn
+ Kế thừa các nguồn tài liệu, các kết quả nghiên cứu có liên quan đến loài
nghiên cứu về thành phần loài.
10


+ Thu thập số liệu trong phòng mẫu (chụp ảnh) và các tài liệu liên quan.
+ Tham vấn, phỏng vấn cán bộ VQG Cúc Phƣơng và ngƣời dân địa
phƣơng về các loài đã và đang ghi nhận sự xuất hiện trong tự nhiên và đặc điểm
của các loài làm cơ sở xây dựng các tuyến điều tra để xác định thành phần số
lƣợng của các loài.
2.4.1.2. Phƣơng pháp điều tra thực địa
- Chuẩn bị:
+ Máy định vị GPS.
+ La bàn.
+ Bản đồ.

+ Máy ảnh, bút, giấy ghi chép.
- Phƣơng pháp điều tra tuyến
+ Nguyên tắc lập tuyến: Tuyến điều tra phải đại diện, đi qua hầu hết các
dạng sinh cảnh chính và địa hình trên tồn bộ diện tích nghiên cứu, theo
đai cao và theo sinh cảnh. Có thế chọn nhiều tuyến theo các hƣớng khác nhau,
nghĩa là các tuyến đó cắt ngang các vùng đại diện cho khu vực nghiên cứu.
+ Số lƣợng tuyến điều tra: 5-10 tuyến.
+ Xác định các tuyến dựa vào đặc điểm phân bố của các loài, bản đồ và
điều kiện thực tế, lên kế hoạch di chuyển cho từng tuyến.
+ Khi nhìn thấy lồi trong họ thì chụp ảnh và xác định: tên lồi, độ cao, số
lƣợng cá thể, sinh cảnh bắt gặp, cự li đến đƣờng mòn du lịch. Nếu chƣa xác định
đƣợc loài lấy mẫu đem về để giám định.
- Tài liệu mơ tả
Kết quả điều tra thành phần lồi trên tuyến đƣợc ghi chép theo mẫu biểu
01.

Mẫu biểu 0 1: Biểu điều tra thành phần loài trong họ Tiết dê
11


Số hiệu tuyến:..................................... Ngày điều tra...............................
Địa điểm:...............................................Hƣớng dốc:.....................................
Địa hình:..........................................Dạng sinh cảnh:.........................................
STT

Tên lồi

Tọa độ

Độ cao


Số lƣợng

Vị trí

1
...
2.4.1.3. Phƣơng pháp nội nghiệp
- Tổng hợp số liệu các loài bắt gặp, số lƣợng của mỗi lồi, ảnh chụp trong
phịng mẫu và ngồi thực địa để lập danh lục và đánh giá mức độ đa dạng về
thành phần loài trong tự nhiên của họ tiết dê.
- Xác định các loài trong họ Tiết dê: dựa vào các tài liệu “Danh lục các
loài thực vật Việt Nam”, “Thực vật chí Trung Quốc”, các báo cáo khoa học và
kết quả phỏng vấn ngƣời dân địa phƣơng.
- Giám định mẫu: bằng phƣơng pháp hình thái so sánh. Mẫu thu đƣợc tại
khu vực nghiên cứu sẽ đƣợc đối chiếu với mẫu chuẩn, các mô tả gốc và các tài
liệu khoa học để xác định tên Khoa học của lồi. Tên phổ thơng dựa vào tài liệu
“Danh lục các loài thực vật Việt Nam”. Danh sách các loài trong họ Tiết dê tại
khu vực nghiên cứu đƣợc tổng hợp theo mẫu biểu.
Tên lồi
TT

Tên phổ thơng

Tên khoa học

Mức nguy cấp
(Sách Đỏ Việt Nam,
2007)


1
2
+ Đánh giá đa dạng: Dựa vào số mẫu thu đƣợc trên các tuyến xác định rõ
có bao nhiêu lồi, có lồi mới xuất hiện khơng, số lƣợng mẫu mỗi loài, mật độ
phân bố(cho biết số lƣợng cá thể trung bình của lồi nghiên cứu trên mỗi tuyến),
vị trí phân bố để đánh giá mức độ đa dạng lồi trong họ theo các tiêu chí: đa
dạng về thành phần, đa dạng về số lƣợng, đa dạng về sinh cảnh.
2.4.2 Phƣơng pháp nghiên cứu đối với nội dung 2: Nghiên cứu hiện trạng
phân bố các loài trong họ Tiết dê tại khu vực nghiên cứu.
Từ khi tái sinh, sinh trƣởng, phát triển cho đến khi bị diệt vong, cây rừng
ln ở một vị trí nhất định, tồn bộ q trình biến đổi của cây rừng theo hồn
12


cảnh và mọi tác động trở lại với cây đều xảy ra trong hồn cảnh và mơi trƣờng
sống của chúng. Vì vậy, khi nghiên cứu về đặc điểm phân bố của cây rừng là
đến tận nơi có cây mọc tự nhiên để nghiên cứu, thiết kế còn lại rất thấp, thơng
tin hiện có cịn hạn chế. Do đó, cần phải nghiên cứu hiện các nỗ lực trong thiết
kế bảo tồn, đặc biệt là các loài quý hiếm, mật độ quần thể trạng, phạm vi phân
bố của các loài này.
2.4.2.1. Nghiên cứu hiện trạng phân bố
a. Phƣơng pháp kế thừa và phỏng vấn
+ Kế thừa các nguồn tài liệu, các kết quả nghiên cứu có liên quan đến lồi
nghiên cứu về phân bố của các loài.
+ Tham vấn, phỏng vấn cán bộ VQG Cúc Phƣơng và ngƣời dân địa
phƣơng về các vị trí từng ghi nhận sự xuất hiện của các loài làm cơ sở xây dựng
các tuyến điều tra để xác định vùng phân bố của các loài.
b. Phƣơng pháp điều tra thực địa
- Chuẩn bị:
+ Máy định vị GPS.

+ La bàn.
+ Bản đồ.
+ Máy ảnh, bút, giấy ghi chép.
- Phƣơng pháp điều tra theo tuyến và ô tiêu chuẩn:
+ Nguyên tắc lập tuyến: Tuyến điều tra phải đại diện, đi qua hầu hết các
dạng sinh cảnh chính và địa hình trên tồn bộ diện tích nghiên cứu, theo đai cao
và theo sinh cảnh. Có thế chọn nhiều tuyến theo các hƣớng khác nhau, nghĩa là
các tuyến đó cắt ngang các vùng đại diện cho khu vực nghiên cứu.
+ Số lƣợng tuyến điều tra: 5-10 tuyến.
+ Sử dụng bản đồ Vƣờn Quốc gia kết hợp với máy GPS điều tra theo
từng tuyến nhằm xác định vị trí phân bố của loài để xây dựng lên bản đồ
khu vực phân bố của các loài trong họ.
+ Tiến hành sơ thám trên toàn bộ khu vực điều tra tiến hành lập 3 OTC tại
vị trí bắt gặp lồi phân bố, các OTC đƣợc lựa chọn để lập ở các cấp độ cao khác
nhau.

13


+ Các OTC chủ yếu đƣợc lập tại vùng lõi VQG Cúc Phƣơng, một số OTC
đƣợc lập tại vùng đệm của Vƣờn để so sánh, đánh giá phân bố của loài.
Kết quả điều tra phân bố của các loài trên tuyến đƣợc ghi chép theo mẫu
biểu 02.
Mẫu biểu 0 2: Biểu điều tra loài trong họ Tiết dê
Số hiệu tuyến:.......................................Chiều dài tuyến:........................................
Địa điểm:.................................................................................................................
Tọa độ điểm đầu:...................................Tọa độ điểm cuối:.....................................
Ngày điều tra:.........................................Ngƣời điều tra:........................................
STT


Tên lồi

Tọa độ

Độ cao

Chiều dài

Đƣờng

Phẩm

Vật

Ghi

bắt gặp

thân cây

kính

chất

hậu

chú

(m)


thân

1
2
...
Phẩm chất cây đƣợc đánh giá nhƣ sau:
1) Tốt: là cây sinh trƣởng và phát triển tốt;
2) Trung bình: là cây bị tác động ít nhiều (do sâu bệnh hại, con ngƣời…),
so với cây tốt phát triển kém hơn;
3) Xấu: là cây có sức sống kém, nguy cơ bị chết cao
c. Phƣơng pháp nội nghiệp
- Sử dụng phần mềm Mapinfo và nền bản đồ số của Vƣờn Quốc gia Cúc
Phƣơng để xây dựng các bản đồ phân bố của các loài và bản đồ các tuyến điều
tra, vị trí các OTC trên tuyến điều tra.
- Dùng phần mềm MapSoure để chuyển dữ liệu từ máy GPS sang
Mapinfo.
Từ kết quả ghi nhận tọa độ của các loài, sử dụng phần mềm Mapinfo thể
hiện vị trí phân bố của các lồi tại Vƣờn Quốc gia Cúc Phƣơng trên mặt phẳng
ngang.
Đánh giá tổng thể chất lƣợng tái sinh và thống kê các loài đi kèm với loài
bắt gặp.
14


2.4.2.2 Nghiên cứu cấu trúc rừng nơi có lồi trong họ phân bố
a. Phƣơng pháp ngoại nghiệp
Trên các tuyến đã điều tra lập các OTC điển hình tạm thời tại vị trí bắt
gặp lồi trong họ. Vị trí lập OTC cách xa đƣờng mịn, khơng vƣợt qua các giơng
khe. Do điều kiện địa hình hiểm trở, đi lại khó khăn và do điều kiện về nhân lực,
thời gian nên đề tài tiến hành lập khoảng 5-10 tuyến ô tiêu chuẩn với diện tích

500m2 (mỗi lồi bắt gặp lập 3 OTC) và tiến hành thu thập số liệu.
- Xác định đặc điểm tầng cây cao nơi có lồi phân bố.
Tiến hành xác định các loài cây tham gia vào tầng tán chính của rừng nơi
có lồi phân bố.
Đo đếm các chỉ tiêu sinh trƣởng của các cây trong ô tiêu chuẩn: đƣờng
kính 1.3m (D1.3), chiều cao vút ngọn (Hvn), chiều cao dƣới cành (Hdc), đƣờng
kính tán (Dt) của tất cả các cây có D1.3 từ 6 cm trở lên theo các phƣơng pháp
điều tra lâm học hiện hành. Đƣờng kính 1.3 m đƣợc đo bằng thƣớc vanh, chiều
cao đƣợc đo bằng máy đo cao.
Cùng với việc đo đếm các chỉ tiêu sinh trƣởng, tiến hành đánh giá chất
lƣợng cây trong ô bằng cách mục trắc để xác định cây tốt, cây trung bình, cây
xấu.
+ Cây tốt (A) là những cây thân thẳng, trịn đẹp, tán đều, khơng cong queo
sâu bệnh, khơng cụt ngọn, sinh trƣởng và phát triển tốt.
+ Cây xấu (C) là những cây thấp, tán lệch, cong queo, cụt ngọn, và sâu
bệnh, u bƣớu, sinh trƣởng và phát triển kém.
+ Cây trung bình (B) là những cây có hình thái trung gian giữa cây tốt và
cây xấu.
Các nội dung điều tra tầng cây cao đƣợc ghi chép theo mẫu biểu 03.

Mẫu biểu 0 3: Biểu điều tra tầng cây cao
OTC:...........................................Diện tích OTC:.......................................
Độ cao:........................................Địa điểm:...............................................
Độ dốc:........................................Hƣớng dốc:............................................
Vị trí:.........................................Tọa độ:....................................................
15


Kiểu rừng...................................Trạng thái rừng.........................................
Độ che phủ.................................Độ tàn che................................................

TT

Tên cây

D1.3

Dt(m)

Hvn(m) Hdc(m)

(cm)

Phẩm

Ghi chú

chất

1
2
- Điều tra cây tái sinh
Trong OTC bố trí 5 ODB, 4 ơ ở bốn góc một ơ ở giữa. Diện tích mỗi ơ
25m2 (5x5m). Trong mỗi ơ dạng bản điều tra tên cây, phẩm chất tái sinh, số cây
triển vọng, nguồn gốc. Kết quả điều tra đƣợc ghi theo mẫu biểu 04.
Mẫu biểu 0 4: Biểu điều tra cây tái sinh
Ơ tiêu chuẩn số:..................................................
Nguồn gốc

TT
ƠDB


TS

Tên lồi
Hạt

Chồi

Chất lƣợng

Chiều cao (cm)
<50 50-100 >100

Tốt

TB

Xấu

1
2
3
- Điều tra cây bụi thảm tƣơi
Trong 5 ô dạng bản, tiến hành điều tra cây bụi thảm tƣơi và kết quả đƣợc
ghi theo mẫu biểu 05.

Mẫu biểu 0 5: Biểu điều tra tầng cây bụi, thảm tƣơi
Ô tiêu chuẩn số:..................................................
ÔDB số


Tên cây

Số bụi

Số cây

16

% CP

Htb (m)

Ghi chú


b. Phƣơng pháp nội nghiệp
- Từ các mẫu biểu điều tra tổng hợp đặc cấu trúc rừng nơi loài phân bố
(kiểu rừng, cấu trúc), đặc điểm tái sinh của rừng nơi có lồi phân bố.
- Xác định thành phần cây đi cùng và đặc điểm tái sinh của các loài trong
họ.
- Thể hiện đƣợc vị trí phân bố lồi theo tầng tán, đai cao.
- Tính tốn xác định cơng thức tổ thành rừng:
Dựa vào kết quả tổng hợp số cây, số lồi ở các biểu trên, tiến hành tính
tốn tổ thành theo cơng thức:


+ Tính số cây bình qn trong lồi theo cơng thức: Xtb =




Trong đó: Xtb: số cây trung bình của các lồi trong OTC.
Ni: là số cây trong OTC.
N: là số loài trong OTC.
Nhƣ vậy loài nào có số lƣợng cá thể lớn hơn số cây trung bình sẽ tham gia
vào cấu trúc tổ thành. Sau đó đƣa vào công thức X = số cây của 1 loài/ tổng số
cây của những loài tham gia vào tổ thành x 10 để xác lập công thức tổ thành.
Khi tính tốn xác định cơng thức tổ thành lấy số cây làm đơn vị tính theo tỉ lệ
1/10.
Cơng thức tính:
Xi=

𝑛

x 10

Trong đó:
Xi là tỷ lệ tham gia của lồi i
ni: Số cây của loài i
N: tổng số cây của những lồi tham gia vào tổ thành
Khi đó cơng thức tổ thành là:

Trong đó: Ki: Tên lồi
m: số lồi tham gia công thức tổ thành
17


Trong cơng thức thứ tự lồi có hệ số lớn hơn viết trƣớc, tên của các loài
đƣợc viết tắt.
Những loài có hệ số K > 0,5 ghi dấu +
Những lồi có hệ số K < 0,5 ghi dấu –

- Đánh giá chất lƣợng cây tái sinh bằng công thức:
N% = (N1/N)*100
Trong đó:
N% là tỷ lệ cây tái sinh tốt, trung bình, xấu trong mỗi ODB.
Ni là số cây tốt, trung bình, xấu trong mỗi ODB.
N là tổng số cây tái sinh trong mỗi ODB.
Tỷ lệ cây tái sinh tốt, trung bình, xấu trong cả ơ tiêu chuẩn là:
N% = ∑N%/5
2.4.3. Phƣơng pháp nghiên cứu đối với nội dung 3: Nghiên cứu tình hình sử
dụng và bảo tồn các lồi trong họ Tiết dê tại khu vực nghiên cứu.
2.4.3.1. Phƣơng pháp kế thừa số liệu và phỏng vấn
- Kế thừa các số liệu đã nghiên cứu, kiến thức bản địa, thống kê tình hình
khai thác sử dụng lồi vào các mục đích nhƣ thế nào.
- Thống kê các hình thức bảo tồn, gây trồng của cộng đồng.
- Phỏng vấn cán bộ VQG Cúc Phƣơng, ngƣời dân địa phƣơng về các ảnh
hƣởng làm tăng hoặc giảm số lƣợng loài trong họ.

Mẫu phiếu câu hỏi phỏng vấn
Họ tên ngƣời đƣợc phỏng vấn:………………… Địa chỉ:………………
Giới tính:……………….......... Tuổi:…………………..........................
Dân tộc:……………………… Nghề nghiệp:……………………….....
Ngày phỏng vấn:…………….. Ngƣời phỏng vấn:…………………..…
18


×