Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Một số đặc điểm sinh vật học phân bố và thực trạng gây trồng trầm hương aquilaria crassna pierre tại xã tân dân huyện hoành bồ tỉnh quảng ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.36 MB, 80 trang )

LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian học tập tại trường Đại Học Lâm Nghiệp Việt Nam , tơi
đã tích lũy được một số kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng cho bản thân, để
củng cố thêm kỹ năng, áp dụng các kiến thức vào trong thực tế, mong muốn
làm quen với mơi trường nghiên cứu khoa học và để tìm tịi và phát triển thêm
vốn kiến thức và kĩ năng còn thiếu. Được sự đồng ý của Ban giám hiệu
trường Đại Học Lâm Nghiệp Việt Nam, khoa Quản lý Tài nguyên rừng và
Môi trường, bộ môn Thực vật rừng, tôi đã thực hiện khóa luận tốt nghiệp: “
Một số đặc điểm sinh vật học, phân bố và thực trạng gây trồng Trầm
hương(Aquilaria crassna Pierre) tại xã Tân Dân huyện Hoành Bồ tỉnh
Quảng Ninh” dưới sự hướng dẫn của thầy PGS.TS Trần Ngọc Hải.
Trong q trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp, ngồi sự cố gắng, nỗ lực
của bản thân, tơi cịn nhận được sự giúp đỡ, ủng hộ, tận tình chỉ bảo của thầy
cơ, gia đình, bạn bè, bà con nhân dân.
Nhân dịp này tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo
trong nhà trường, trong khoa Quản lý tài nguyên rừng và bộ môn Thực vật
rừng, đặc biệt là thầy giáo Trần Ngọc Hải đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn tơi
trong suốt q trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
Tơi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo và bà con nhân dân xã Tân Dân
huyện Hoành Bồ tỉnh Quảng Ninh, những người đã hết lịng giúp đỡ, tạo điều
kiện cho tơi trong q trình nghiên cứu thực địa và điều tra ngoại nghiệp.
Mặc dù đã cố gắng, nỗ lực hết mình nhưng do trình độ bản thân cịn hạn
chế cho nên khóa luận khơng tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận
được sự đóng góp ý kiến của các thầy cơ giáo và bạn bè để bản khóa luận này
được hồn thiện hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 08 tháng 05 năm 2017
Sinh viên thực hiện
Lương Văn Lực



MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
Danh lục từ viết tắt
ĐẶT VẤN ĐỀ…………………………………………………………….….1
CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................ 3
1.1.Tình hình nghiên cứu về Trầm hương trên thế giới .................................... 3
1.2.Tình hình nghiên cứu trong nước................................................................ 4
1.2.1. Nghiên cứu về kỹ thuật nhân giống Trầm hương trong nước ................. 4
1.2.2. Một số nghiên cứu về quá trình hình thành Trầm và kỹ thuật tạo Trầm.6
1.3.Phân loại Trầm hương ................................................................................. 6
1.4.Đặc điểm sinh thái, hình thái của lồi ......................................................... 7
1.4.1. Đặc điểm hình thái ................................................................................... 8
1.4.2. Đặc điểm sinh thái ................................................................................... 8
1.4.3. Phân bố .................................................................................................... 9
1.4.4. Tình trạng ............................................................................................... 10
CHƢƠNG 2 MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................... 11
2.1.Mục tiêu .................................................................................................... 11
2.1.1. Mục tiêu tổng quát ................................................................................. 11
2.1.2. Mục tiêu cụ thể ...................................................................................... 11
2.2.Nội dung nghiên cứu ................................................................................. 11
2.3.Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ................................................................ 11
2.4.Phương pháp nghiên cứu........................................................................... 12
2.4.1 Phương pháp kê thừa số liệu.................................................................. 12
2.4.2 Phương pháp phỏng vấn ........................................................................ 12
2.4.3 Phương pháp điều tra ngoại nghiệp ....................................................... 15
2.4.4 Phương pháp xử lý nội nghiệp ............................................................... 21



2.4.5 Phương pháp phân tích đánh giá ........................................................... 25
CHƢƠNG 3 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN , KINH TẾ, XÃ HỘI KHU VỰC
NGHIÊN CỨU ............................................................................................... 26
3.1.Vị trí địa lý, hành chính ............................................................................ 26
3.2.Địa hình – địa thế ...................................................................................... 27
3.3.Khí hậu ...................................................................................................... 27
3.4.Thủy văn.................................................................................................... 28
3.5.Đất đai – thổ nhưỡng................................................................................. 28
3.6.Hiện trạng rừng xã Tân Dân ..................................................................... 31
3.7.Điều kiện kinh tế - xã hội .......................................................................... 31
3.7.1. Dân số, dân tộc, lao động....................................................................... 31
3.7.2. Kinh tế.................................................................................................... 31
3.7.3. Xã hội ..................................................................................................... 32
3.7.4. Đánh giá tiềm năng ................................................................................ 32
CHƢƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................... 34
4.1.Bổ sung một số đặc điểm hình thái của lồi Trầm hương tại xã Tân Dân 34
4.2.Phân bố và cấu trúc tổ thành nơi có Trầm hương tự nhiên ....................... 36
4.2.1. Kết quả điều tra trên tuyến .................................................................... 36
4.2.2. Phân bố của loài Trầm hương theo trạng thái rừng tại xã Tân Dân ...... 39
4.2.3. Cấu trúc tổ thành theo trạng thái rừng. .................................................. 39
4.3.Thực trạng gây trồng Trầm hương tự nhiên tại xã Tân Dân huyện Hoành
Bồ tỉnh Quảng Ninh ........................................................................................ 44
4.3.1. Điều tra sinh trưởng Trầm hương trong rừng trồng .............................. 46
4.4.Tình hình khai thác, chế biến, bảo quản Trầm hương tại xã Tân Dân ..... 47
4.4.1. Khai thác, thu hái quả, hạt Trầm hương trong tự nhiên ........................ 47
4.4.2. Biện pháp bảo quản quả, hạt Trầm hương ............................................. 48
4.5.Kỹ thuật tạo cây giống Trầm hương tại xã Tân Dân ................................ 48
4.6.Phương thức tạo Trầm và khai thác Trầm ở xã Tân Dân ......................... 51



4.7.Thị trường tiêu thụ các sản phẩm của Trầm hương tại xã Tân Dân ......... 54
4.8.Bảng phân tích SWOT .............................................................................. 55
4.9.Đề xuất một số giải pháp để và phát triển một cách bền vững loài Trầm
hương tự nhiên tại xã Tân Dân........................................................................ 57
4.9.1. Giải pháp cho vườn ươm cây giống ...................................................... 57
4.9.2. Giải pháp về khoa học, kỹ thuật, công nghệ.......................................... 58
4.9.3. Giải pháp về thị trường .......................................................................... 58
CHƢƠNG 5. KẾT LUẬN, TỒN TẠI, KIẾN NGHỊ .................................. 59
1. Kết luận ....................................................................................................... 59
2. Tồn tại ......................................................................................................... 60
3. Kiến nghị ..................................................................................................... 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ BIỂU


DANH LỤC TỪ VIẾT TẮT
Kí hiệu

Giải thích

D1.3

Đường kính ngang ngực 1m3

Dt

Đường kính tán

Hdc


Chiều cao dưới cành

Hvn

Chiều cao vút ngọn

ODB

Ơ dạng bản

OTC

Ô tiêu chuẩn

UBND

Ủy ban nhân dân


DANH MỤC BẢNG, BIỂU
Biểu 2.1: Biểu điều tra phỏng vấn cá nhân ..................................................... 13
Biểu 2.2: Điều tra loài Trầm hương theo tuyến .............................................. 18
Biểu 2.3: Điều tra tình hình sinh trưởng các loài trong OTC ......................... 20
Biểu 2.4: Biểu điều tra cây tái sinh ................................................................ 21
Bảng 3.1 Hiện trạng sử dụng đất xã Tân Dân năm 2010 ................................ 29
Bảng 4.1: Đặc điểm vật hậu của loài Trầm hương ......................................... 36
Bảng 4.2: Tổng hợp kết quả điều tra loài Trầm hương theo tuyến ................. 37
Bảng 4.3: Tổng hợp các chỉ tiêu sinh trưởng trung bình của các lồi cây mọc
chung Trầm hương trong tự nhiên .................................................................. 38
Bảng 4.4. Bảng phân bố Trầm hương theo các trạng thái rừng. ..................... 39

Bảng 4.5: Tổng hợp các loài cây theo trạng thái rừng IIB: ............................ 40
Bảng 4.6: Tổng hợp các loài cây theo trạng thái rừng IIIA1 .......................... 41
Bảng 4.7: Tổng hợp các loài cây theo trạng thái rừng IIIA2 .......................... 41
Bảng 4.8: Công thức tổ thành của cây tái sinh trong OTC theo các trạng thái
rừng ............................................................................................................... 43
Bảng 4.9: Mật độ cây tái sinh theo các trạng thái rừng .................................. 44
Bảng 4.10: Thống kê hộ gia đình và diện tích trồng Trầm hương tự nhiên tại
xã Tân Dân ...................................................................................................... 45
Bảng 4.11 : Bảng sinh trưởng

1.3,

qua 2 cấp tuổi của Trầm hương ... 46

Bảng 4.12: Đánh giá tình trạng sinh trưởng của Trầm hương được trồng trong
hộ gia đình của xã Tân Dân............................................................................. 47
Bảng 4.13 :Kết quả phỏng vấn về thu hái hạt Trầm hương ............................ 47
Bảng 4.14: Điều tra sinh trưởng cây con Trầm hương ở vườn ươm hộ gia đình...49
Bảng 4.15 : Bản phân tích SWOT về quản lý và phát triển loài Trầm hương tự
nhiên tại xã Tân Dân ....................................................................................... 56


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 3.1: Bản đồ địa chính xã Tân Dân.......................................................... 26
Hình 4.1. Thân cây Trầm hương tại xã Tân Dân. ........................................... 34
Hình 4.2. Tồn cảnh cây Trầm hương ............................................................ 34
Hình 4.3. Mặt trước của lá Trầm hương. ........................................................ 34
Hình 4.4. Mặt sau của lá Trầm hương……………………………………….35
Hình 4.5: Rừng trồng Trầm hương (cây giống lấy từ rừng tự nhiên) của nhà
ông Triệu Tài Cao thôn Bằng Anh xã Tân Dân. ............................................. 45

Hình 4.6: Vườn ươm cây của hộ gia đình ơng Triệu Tiến Trình .................... 50
Hình 4.7: Ơng Cao hướng dẫn cách đục lỗ tạo Trầm của gia đình................. 52
Hình 4.8: Lỗ tạo Trầm bằng phương pháp thủ cơng. ...................................... 52
Hình 4.9: Hình ảnh người dân đang chuốt Trầm. ........................................... 53
Hình 4.10. Trầm hương thành phẩm. .............................................................. 54


TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA QUẢN LÝ TÀI NGUN RỪNG VÀ MƠI TRƢỜNG
TĨM TẮT KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
1. Tên khóa luận: “ Một số đặc điểm sinh vật học, phân bố và thực
trạng gây trồng Trầm hương(Aquilaria crassna Pierre) tại xã Tân Dân
huyện Hoành Bồ tỉnh Quảng Ninh”.
2. Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS. Trần Ngọc Hải.
3. Sinh viên thực hiện: Lương Văn Lực.
4. Mục tiêu nghiên cứu
4.1. Mục tiêu chung:
- Thông qua nghiên cứu nhằm đánh giá hiện trạng phân bố và thực trạng
gây trồng loài Trầm hương nhằm bảo tồn và phát triển bền vững loài cây này
và làm cơ sở việc quản lý, điều tra loài Trầm hương tại địa phương nghiên
cứu.
4.2. Mục tiêu cụ thể:
- Đánh giá được một số đặc điểm sinh học và thực trạng gây trồng Trầm
hương tự nhiên trên địa bàn xã Tân Dân huyện Hoành Bồ tỉnh Quảng Ninh.
- Khả năng phát triển loài Trầm hương tại địa phương.
- Đề xuất một số giải quản lý để quản lý bảo tồn, phát triển loài Trầm
hương tại địa phương.
5. Nội dung nghiên cứu:
5.1. Đặc điểm sinh học của loài Trầm hương.
- Đặc điểm hình thái, sinh thái, vật hậu của lồi Trầm hương

5.2. Đặc điểm cấu trúc rừng nơi có Trầm hương phân bố.
- Cấu trúc mật độ tổ thành của cây gỗ.
- Đặc điểm phân bố của loài Trầm hương phân bố trong tự nhiên.
5.3. Kỹ thuật gây trồng, khai thác


- Tìm hiểu các kỹ thuật gây trồng, khai thác của người dân địa phương
xã Tân Dân để đưa ra các ưu điểm của phương pháp đó.
5.4. Nghiên cứu khả năng phát triển Trầm hương tại địa phương
- Đề xuất giải pháp bảo tồn và phát triển loài Trầm hương tại khu vực xã
Tân Dân huyện Hoành Bồ tỉnh Quảng Ninh.
6. Những kết quả đạt được:
- Xác định được hiện trạng phân bố của loài Trầm hương (Aquilaria
crassna Pierre ) tại thơn Bằng Anh xã Tân Dân.
- Tìm hiểu đặc điểm hình thái, thân, cành, lá, hoa, quả của lồi Trầm
hương, nêu khái quát đặc điểm sinh vật học của loài.
- Phân bố của loài trong tự nhiên,
- Thực trạng gây trồng loài Trầm hương tại các hộ dân trồng có nguồn
gốc từ trong tự nhiên.
- Tình hình khai thác, phương thức, kỹ thuật tạo Trầm và thị trường phát
triển.
- Kỹ thuật nhân giống cây Trầm hương, đưa ra một số giải pháp khắc
phục tình trạng cây con ở vườn ươm có sức sinh trưởng kém.
- Phân tích bảng SWOT và đề xuất giải pháp phát triển loài Trầm hương
tại địa phươn
Hà Nội, ngày 03 tháng 05 năm 2017.
Sinh viên
Lương Văn Lực



ĐẶT VẤN ĐỀ
Từ ngàn đời nay Trầm hương luôn được biết đến là một lồi cây gỗ q
hiếm và có nhiều công dụng khác nhau. Cây trầm hương quý là bởi trong cây
có chứa tinh chất Trầm (một loại sản phẩm đa tác dụng được nhiều người ưu
thích). Trầm được sử dụng làm nhiều việc khác nhau như làm hương, dược
liệu, một số đồ mỹ phẩm, đồ vật tâm linh, phong thủy. Nước hoa có tinh chất
Trầm hương thì sẽ giữ được mùi thơm rất lâu. Ngoài làm nước hoa thì Trầm
hương cịn là một vị thuốc đặc sản q hiếm của Việt Nam. Theo Đông y,
Trầm hương là vị thuốc q hiếm có mùi thơm, có vị cay, tính ơn, vào ba
kinh: tì, vị, thận; có tác dụng dáng khí, nạp thận, bình can tráng ngun
dương, chữa các bệnh đau bụng, đau ngực, nôn mửa, hen suyễn, lợi tiểu, giảm
đau, trấn tĩnh, hạ sốt, cấm khẩu, thổ huyết, khó thở, kích dục. “ Những cây
thuốc và vị thuốc Việt Nam" của Đỗ Tất Lợi (tái bản năm 2004) và nhiều tài
liệu khác về dược liệu, đông y, đều cho rằng Trầm hương là dược liệu quý, sử
dụng trong hàm trăm bài thuốc y học cổ truyền, chữa bệnh rất hiệu nghiệm.
Theo Tây y, Trầm hương có tính kháng sinh, tạo kháng thể mạnh (diệt khuẩn,
làm lành vết thương), có tác dụng chữa một số bệnh như bệnh về tim mạch (
suy tim, đau ngực), bệnh về hô hấp (hen suyễn), bệnh về thần kinh (an thần,
mất ngủ, giảm đau, trấn tĩnh…), bệnh về tiêu hóa (đau bụng, buồn nơn, tiêu
chảy), bệnh về tiết niệu (bí tiểu tiện), đặc biệt là một số dạng ung thư
Ngồi ra, Trầm hương cịn là cây gỗ đa tác dụng có giá trị kinh tế cao.
Từ gỗ Trầm hương người ta có thể chế biến thành nhiều sản phẩm khác nhau,
gỗ Trầm hương cho lượng Trầm thấp cịn có thể dùng để tạc tượng, làm vòng
đeo tay, một số loại nhang đốt ( nhanh thẻ, nhang vòng, nhang tháp) và một
số sản phẩm mỹ nghệ, đồ vật phong thủy khác vì có mùi vị thơm dịu đặc
chưng. Trà từ lá Trầm Hương là một loại trà có thể thay thế các loại đồ uống
có tính nóng, gây nghiện bởi nó khơng có bất cứ chất gây nghiện nào, giàu

1



hydrat hóa tự nhiên, khơng có đường. Loại trà này cung cấp cho người sử
dụng một sức khỏe dồi dào.
Chính vì có giá trị đặc biệt q giá, nên cây Trầm hương ở Việt Nam đã
bị khai thác cạn kiệt. Hầu như những người khai thác Trầm thường chặt nhầm
nhiều cây khơng có hoặc mới ở giai đoạn bắt đầu hình thành Trầm. Do đó,
cây Trầm hương ở Việt Nam đã được xếp vào Sách Đỏ Việt Nam 2007 (phân
hạng EN A1 c,d, B1 + 2b,c,e) và Danh lục CITES thế giới. Trước tình hình
đó, cây Trầm hương đã được các nhà khoa học đặc biệt quan tâm, hy vọng sẽ
cứu được Trầm hương trước bờ vực tuyệt chủng.
Xã Tân Dân là một xã miền núi, nằm ở phía Tây Bắc cách trung tâm
huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh khoảng 27km, đây là một xã cịn nhiều
khó khăn của huyện, người dân chủ yếu là dân tộc Dao, có trình độ dân trí
thấp. Từ lâu, một số hộ dân ở đây đã biết lên khai thác Trầm từ các cây Trầm
trong tự nhiên và lấy hạt đem gieo trồng trong vườn nhà và được các thương
lái thu mua với giá cao, mang lại thu nhập cho người dân. Tuy nhiên với trình
độ dân trí cịn thấp và chưa được sự quan tâm chặt chẽ của các cấp chính
quyền cho nên các mơ hình này chưa thật sự phát huy hết tối đa các giá trị của
nó.
Hiện nay, lồi cây đặc biệt có giá trị này chỉ mới được quan tâm nghiên
cứu khoảng một vài thập niên trở lại đây, hầu hết mới chỉ được nghiên cứu về
các phương thức tạo Trầm bằng các chế phẩm sinh học hay vấn đề nhân
giống, nuôi cấy mô... chứ chưa thực sự quan tâm đến thực trạng phát triển của
loài cây này. Với mong muốn được nghiên cứu các đặc điểm về sinh thái và
phân bố của Trầm hương nhằm phục vụ cho công tác quản lý bảo tồn và gây
trồng Trầm tự nhiên giúp phát triển kinh tế của người dân tại địa phương có
Trầm hương nên tơi đã chọn đề tài:“ Một số đặc điểm sinh vật học, phân bố
và thực trạng gây trồng Trầm hương(Aquilaria crassna Pierre) tại xã Tân
Dân huyện Hoành Bồ tỉnh Quảng Ninh”.
2



CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.

Tình hình nghiên cứu về Trầm hƣơng trên thế giới
Trầm hương là một loài cây đặc hữu của Đông Nam Á, chỉ xuất hiện ở

một số nước như Lào, Thái Lan, Campuchia. Tuy rằng Trầm hương có nhiều
cơng dụng như khi nhắc tới Trầm hương, thì người ta nghĩ ngay tới Trầm kỳ
và kỳ nam. Trên thế giới cũng có nhiều cơng trình nghiên cứu, đề cập đến sản
phẩm này của Trầm hương.
Malaysia năm 1986, sau khi tìm hiểu và nghiên cứu thơng qua kết quả
thí nghiệm sinh hóa, tiến sĩ Julaju đã có kết luận quá trình hình thành Trầm
hương ở trên cây Trầm có liên quan tới bệnh lý. Nguồn gốc là do loài nấm
Criptophocrica Mangifera cộng sinh với gỗ mà thành.
Năm 1989, ở Thái Lan bà Naiya Thongijem và các cộng sự lại cho rằng
quá trình hình thành Trầm trong tự nhiên ở thân gỗ lồi Trầm hương có liên
quan tới các loại nấm: Cophalos porium, Fusarium, Bortyddiploia,
Chactomium.
Một số tài liệu khác lại cho rằng Trầm được tạo thành do một loại sâu
đục gây tổn thương cho cây làm cây tiết ra nhựa, nhựa tích tụ lâu ngày tạo
thành Trầm kỳ, kỳ nam.
Những nghiên cứu ở Ấn Độ và Burma, D. Gurung, N. Dutta and P.C.
Sharmacho thấy có nhiều lồi sâu hại trong đó có lồi sâu hại nguy hiểm như
lồi Hoertia vitessoides (Pyralidae: Lepidoptera) Moore. Đây là loài sâu hại
lá, đỉnh sinh trưởng và chồi non, ảnh hưởng tới sinh trưởng và phát triển của
cây.
Đến năm 1994-1995 trường ĐH Kyoto (Nhật), nghiên cứu thành công

phương pháp cấy tạo trầm bằng men vi sinh và phương pháp này tiếp tục
được GS Gishi Honda thử nghiệm tại Trung Quốc với tỉ lệ thành công trên
80%. Những năm gần đây, GS Gishi Honda (Nhật) và GS TS Trần Kim Qui
3


(Việt Nam) đã ứng dụng quy trình cơng nghệ sinh học này để gây tạo trầm
trên thân gỗ của cây dó bầu tại Lâm Đồng – Việt Nam, kết quả bước đầu cho
thấy sau cấy men từ 6-12 tháng lượng trầm thu được trên một cây vào khoảng
700gr.
Một số tài liệu Australia và Thái Lan cũng đã có những nghiên cứu về
lồi sâu thuộc họ Crambidae có những đặc điểm về hình thái và tập tính rất
giống lồi sâu xanh ăn lá Trầm hương ở Việt Nam.
Năm 2001, Đại học Rutgers, New Brunswick, bang New Jersey, Mỹ đã
nghiên cứu đề tài “Trầm Hương chữa ung thư”.
1.2.

Tình hình nghiên cứu trong nƣớc

1.2.1. Nghiên cứu về kỹ thuật nhân giống Trầm hƣơng trong nƣớc
Hoàng Hành Lộc và Nguyễn Đức Tố Lưu thuộc công ty giống Lâm
nghiệp Trung ương đã nghiên cứu đề tài “ Bước đầu nghiên cứu và chọn
nhân giống loài Trầm hương Aquilaria crassna Pierre” bằng phương pháp
giâm hom áp dụng cho cây trong giai đoạn 3 tháng tuổi, 1 và 2 năm tuổi tại xí
nghiệp giống Lâm nghiệp vùng Bắc Trung Bộ và xí nghiệp giống vùng Đơng
Bắc. Kết quả cho thấy tỷ lệ hom ra rễ đạt trung bình 70%. Tuy nhiên, kết quả
này chưa được cơng bố tỉ mỷ.
Nguyễn Thoan, công ty TNHH Lâm Viên nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu
công nghệ tạo Trầm và phát triển cây dó Trầm hương ở vùng đồi núi phía Bắc
Việt Nam”. Đề tài đề cập tới kĩ thuật tạo Trầm nhân tạo và kỹ thuaatn nhân

giống Trầm hương. Ba phương pháp nhân giống được nghiên cứu thí nghiệm
đó là nhân giống bằng hạt, bằng hom, bằng ghép. Trong đó, phương pháp
nhân giống bằng hạt, xử lý hạt bằng thuốc tím, gieo và chăm sóc dễ thực hiện
và đạt tỉ lệ sống cao.
Trần Văn Minh nghiên cứu nhân giống Trầm hương bằng phương pháp
nuôi cấy mô và tế bào cho các xuất xứ tại đảo Phú Quốc. Theo tác giả các

4


mẫu nuôi cấy là các chồi đỉnh của các cành có đường kính 20 – 40cm đều cho
hệ số nhân trồi và khả năng tạo rễ bất định tốt hơn.
Nguyễn Thị Hiền (Trung tâm nghiên cứu Lâm đặc sản, Viện khoa học
Lâm nghiệp) và Vũ Văn Vụ (Trường Đại học Khoa Học Tự Nhiên, Đại học
Quốc Gia Hà Nội) năm 2005 nghiên cứu đề tài “ Nghiên cứu sinh trưởng và
phát triển của chồi in vitro cây Dó Trầm - Aquilaria crassna Pierre trong môi
trường nuôi cấy”. Kết quả cho thấy cây Dó Trầm tái sinh chồi trong mơi
trường ½ MS giữ nguyên hàm lượng Saccharose (30mg/l) và Agar (7g/l). Cây
chồi in vitro phát triển tốt hơn trên môi trường WPM + 0,1 mg/l BAP (không
dùng nước dừa).
Tổ chức Rừng Mưa Nhiệt Đới (The rainforest project –TRP ) – đây là
một tổ chức phi chính phủ của Hà Lan, được sự tài trợ của liên minh Châu Âu
– kết hợp với trường Đại Học Quốc Gia TP HCM đã tiến hành nghiên cứu các
phương pháp cấy tạo trầm khác nhau trên cây dó bầu tại hai địa phương là An
Giang và Kon Tum từ năm 1992 đến nay. Cơng trình nghiên cứu này mang lại
nhiều kết quả rất khả quan, trong đó cho thấy sự hình thành trầm có thể xảy ra
trên những cây dó bầu 4-5 năm tuổi sau khi xử lý chất xúc tác từ 6 đến 17
tháng.
Từ năm 1991 – 1995, Phân viên nghiên cứu thực nghiệm Khoa học kỹ
thuật Lâm đặc sản nay là Trung tâm nghiên cứu Lâm đặc sản (Viện Khoa học

Lâm nghiệp Việt Nam) đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu thăm dò biện pháp kỹ
thuật gây tạo Trầm hương lồi Dó Trầm.
Từ năm 1996, theo yêu cầu của hội đồng khoa học Bộ Nông Nghiệp và
Phát Triển Nông Thôn, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam Trung tâm
nghiên cứu Lâm đặc sản lại tiếp tục nghiên cứu thực hiện đề tài “ Tiếp tục
nghiên cứu kĩ thuật gây tạo Trầm trên cây Trầm hương Aquilaria crassna
Pierre” bước đầu đã có thành cơng với cây Trầm 6 tuổi.

5


Nhà khoa học Nguyễn Hồng Lam (Trung tâm nghiên cứu Lâm đặc sản)
đã nghiên cứu chế phẩm sinh học Lt và chế phẩm này rất có triển vọng trong
việc ứng dụng vào thực tế.
1.2.2. Một số nghiên cứu về quá trình hình thành Trầm và kỹ thuật tạo
Trầm.
Thái Thành Lượm đã tiến hành nhiều thí nghiệm về tác động và giải
phẫu vết thương với nhiều cá thể cây rừng và nhiều mẫu gỗ, sau một thời gian
theo dõi đã bước đầu tìm ra cơ chế của quá trình hình thành nhựa Trầm trong
cây Trầm hương bằng biện pháp nhân tạo.
Cơ chế hình thành nhựa Trầm bởi khuyết tật do vết thương sâu vào trong
mạch gỗ: Khi có vết thương lớn, sâu vào trong mạch gỗ nó sẽ xuyên qua
mạch gỗ, tiếp giáp với những ống dẫn nhựa trong thân cây, vết thương sẽ
thông với mạch gỗ, tiếp xúc với các tế bào ống tiết nhựa. nhựa trong tế bào
ống tiết sẽ được tiết ra khi có nấm và vi khuẩn tự nhiên xâm nhập vào trong
thân cây gỗ gây ra sự hủy hoại thớ gỗ, các tế bào ống tiết nhựa sẽ tiết nhựa
vào mạch gỗ, lượng nhựa được ống dẫn đi trong mạch gỗ kéo đi trong quá
trình dẫn nhựa, đã tạo nên những tia nhựa khá dài. Tùy thuộc vào mức độ của
vết thương và đặc điểm di truyền tiết nhựa của từng cá thể cây rừng cũng như
tuổi của cây mà sự tích nhựa ở mức đậm đặc khác nhau . Nơi gần vùng vết

thương hình thành một vùng nhựa lớn tích lũy, nơi xa vết thương là những
tia nhựa . Khi đó phía ngồi bờ tạo nên một bờ đắp vết thương là những tia
nhựa, với vết thương lớn và sâu vào trong lòng cây gỗ thường chậm lành,
nhưng để lại một khối lượng nhựa được tích lũy trong lịng thân cây gỗ tạo ra
một vùng có nhiều hình dáng khác nhau.
1.3.

Phân loại Trầm hƣơng
Theo TS Lê Công Kiệt, tiêu chuẩn đánh giá Trầm hương thường dựa vào

: Nguyên xứ, cường độ, loại hương, hình thù, kích cở, màu sắc, trọng lượng,
tỷ trọng, độ tinh khiết và lồi cây dó tạo ra Trầm hương .
6


Theo Hồng Cảnh( Hội Trầm hương Việt Nam) thì các sản phẩm của
Trầm hương được xếp thành 3 hạng và mỗi hạng chia thành nhiều lọai, như
sau:
- Hạng nhất là kỳ nam hay còn gọi là kỳ: đây là loại cao cấp, khơng có
hình dáng nhất định, rắn và nặng, có nhựa dẻo, đốt cháy thì sơi phồng lên như
dầu chay bị cháy, có mùi thơm ngát, chẳng cần gió cũng tỏa được mùi thơm.
Loại này rất hiếm nên có giá rất đắt. Kỳ nam được chia thành 4 loại như sau:
+ Bạch kỳ: Sắc trắng ngà, xám nhạt, vô cùng qúy hiếm, ít khi có, đắt giá
nhất.
+ Thanh kỳ: Sắc xanh xám, ánh lục, rất qúy hiếm, đắt giá sau bạch kỳ.
+ Huỳnh kỳ: Sắc vàng sẩm, vàng nâu, qúy hiếm và đắt giá sau thanh kỳ.
+ Hắc kỳ: Sắc đen chàm, hắc ín, qúy và đắt giá sau huỳnh kỳ.
- Hạng hai là trầm: Là lọai trầm hương ít dầu, nặng, vị đắng, hầu hết khi
đốt mới tỏa mùi thơm, khói màu trắng, bay quanh rồi tan ngay. Theo phẩm
cấp, trầm được xếp thành 6 loại :

+ Loại 1, sắc sáp trắng, giá trị cao nhất trong 6 loại trầm.
+ Loại 2, sắc xanh đầu vịt , giá trị sau loại 1.
+ Loại 3, sắc sáp xanh , gía trị sau loại 2.
+ Loại 4, sắc sáp vàng, giá trị sau loại 3.
+ Loại 5, sắc vằn lông hổ, giá trị sau loại 4.
+ Loại 6, sắc vàng đốm dầu, giá trị thấp nhất trong 6 loại trầm.
- Hạng ba là tốc :Phần lớn tốc có mức nhiễm dầu ít hơn trầm, chủ yếu là
từ bên ngịai và dài theo thớ gỗ. Có khỏang vài chục lọai tốc, với các tên gọi
như: Tốc kiến, tốc đá, tốc cá ngừ, tốc hương, tốc lọn, tốc dây, tốc đỉa…
1.4.

Đặc điểm sinh thái, hình thái của lồi
Theo giáo trình Thực vật rừng của Lê Mộng Chân và Lê Thị Huyên thì

Trầm hương (Aquilaria crassna Pierre) hay cịn gọi là Gió bầu (Dó bầu) thuộc

7


chi Dó trầm (Aquilaria ) họ Trầm (Thymelaeaceae) với 40 chi và gần 50 loài
phân bố ở vùng nhiệt đới và ơn đới. Ở Việt Nam có 8 chi, trên 10 lồi.
1.4.1. Đặc điểm hình thái
Theo mơ tả của cuốn “Sách Đỏ Việt Nam năm 2007 – phần thực vật –
trang 349” thì:
Trầm hương là cây gỗ to, thường xanh, cao đến 15 - 20 m, có khi tới 30
m, đường kính 40 - 50 cm hay hơn. Vỏ màu nâu xám, nứt dọc, dễ bóc. Cành
có lơng, có màu nâu sẫm với các lỗ khí trên phần già. Chồi ngọn có lơng màu
vàng nhạt. Tán lá thưa. Lá hình trứng thn, bầu dục hay hình giáo dài, cỡ 8 9 cm x 3,5 - 5,5 cm, mặt trên màu xanh bóng, mặt dưới màu nhạt hơn và có
lơng mịn, chóp lá có mũi nhọn, gốc lá nhọn hoặc tù, mép nguyên, gần dai;
gân bên 15 - 18 đôi mảnh, không đều, tận cùng thành mép dày và hơi cuộn

lại; gân cấp 3 rất mảnh, rõ; cuống lá dài 4 - 5 mm, có lơng nhẹ. Hoa nhỏ, mọc
thành cụm hình tán ở nách lá gần đầu cành non, màu vàng nhạt; cuống hoa dài
0,6 - 1 cm, có lơng mỏng. Đài hình chng, nơng, 5 thùy, có lơng.
Phần phụ cánh hoa dạng trứng, dài 1 mm, có lơng rậm, và đính ở họng
đế hoa. Cánh hoa 10. Nhị 10, xếp trên hai vịng; ơ phấn thn, dài 1 mm,
nhẵn; chỉ nhị dài 1 mm, nhẵn. Bầu hình trứng, có lông, cao 2,5 - 4,5 mm, 2 ô,
mỗi ô 1 nỗn treo; vịi nhụy ngắn 0,7 - 1 mm, có lơng; núm hình đầu, màu đen
nhạt, gốc bầu có tuyến mật.
Quả nang hình trứng ngược, dài 4 cm, rộng 3 cm, khi khô nứt làm hai
mảnh, cứng, đài sống dai cùng với quả, có lơng mềm màu vàng xám. Cuống
quả dài 1 cm. Hạt hình trứng ngược dài 1,2 – 1,5 cm đường kính 0,5 – 0,7 cm
cựa dài.
1.4.2. Đặc điểm sinh thái
Cây mọc nhanh, tăng trưởng bình quân hàng năm có thể đạt tới 1 – 1,2m
/ năm về chiều cao và 1,5 – 2,5cm về đường kính.

8


Trầm hương khi cịn nhỏ là lồi cây chịu bóng, sau 12 tháng tuổi nhu cầu
ánh sáng tăng dần lên, tới tuổi trưởng thành Trầm hương là cây ưa sáng mạnh,
chiếm tầng cao nhất của lâm phần. Trầm hương sinh trưởng và phát triển bình
thường trong điều kiện từ 25 – 350 C. Dưới 120 C kèm theo gió mùa Đông
bắc, cây con dễ bị hại do sương muối. Nhiệt độ trên 350 C, kèm theo gió phơn
(gió Tây Nam khơ nóng), hoa quả dễ bị rụng, cây con và cây mới trồng dễ bị
héo. Mùa ra hoa vào tháng 3 – 5, mùa quả vào tháng 5 -7. Hạt của cây Trầm
hương chín vào cuối 6 tháng 7, đến đầu tháng 8 thường gặp gió phơn nên quả
bị chin ép, nứt sớm, hạt mau bị khô và mất sức nảy mầm, hạt tái sinh tốt dưới
độ tàn che khoảng từ 0,4 – 0,6, tái sinh chồi mạnh. Trầm hương thích nghi với
điều kiện mưa màu nhiệt đới. Một năm có mùa khơ và mùa mưa rõ rệt. Lượng

mưa hàng năm từ 1300 – 2200mm, nếu lượng mưa hàng năm thấp dưới
1200mm, cây tái sinh chậm. Trầm hương không chịu được úng nước. Khi cịn
nhỏ, cây Trầm hương khơng chịu được hạn, nếu thời tiết nắng nóng kéo dài
cây bị héo và chết.
Theo cuốn “Kỹ Thuật Trồng Một Số Loại Cây Lâm Sản Ngoài Gỗ”
của Nguyễn Viết Khoa và Trần Ngọc Hải năm 2008 thì Trầm hương có thể
trồng xem với một số loại cây lá rộng khác, thích hợp với những cây đất cịn
tốt, đất cịn tính chất đất rừng, đất sau nương rẫy. Trồng bổ sung trong rừng
nghèo kiệt. Ở những nơi khơng có cây che bóng thường phải trồng dó trầm
xen với các lồi cây phụ trợ như keo lai, keo tai tượng hay một số loại cây
nơng nghiệp khác. Khơng trồng dó trầm trên đất phèn, mặn, đất đá vôi, ngập
úng.
Theo Viện Khoa Học Lâm Nghiệp Việt Nam thì Dó trầm thích hợp với
đất feralit điển hình phát triển trên đá kết, đá phiến, granit, tầng trung bình, độ
pH từ 4-6, lượng mưa trên 1800mm..
1.4.3. Phân bố
Theo Sách đỏ Việt Nam năm 2007 thì Trầm hương có phân bố như sau:
9


- Ở Việt Nam, Trầm hương phân bố rải rác khắp các tỉnh vùng núi từ Hà
Giang, Tuyên Quang, Hòa Bình, Thanh Hóa, Nghệ An đến Tây Ninh và đảo
Phú Quốc. Các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên là nơi có nhiều Trầm hương
nhất.
- Thế giới: Tập chung ở một số nước Đông Nam Á và Nam Á như: Thái
Lan, Lào, Campuchia, Ấn Độ.
1.4.4. Tình trạng
Do có giá trị kinh tế cao nên cây Trầm hương đã bị chặt phá hết sức bừa
bãi để tìm kiếm "Trầm". Mặc dù cây có vùng phân bố tương đối rộng, nhưng
với mức độ khai thác ồ ạt, thêm vào đó là nạn phá rừng đã làm cho nguồn

Trầm hương ở Việt Nam giảm sút rõ rệt. Hiện nay hầu như khơng tìm thấy
những cây lớn trong tự nhiên. Diện tích trồng Trầm trên phạm vi cả nước tính
đến tháng 9/2009 có 11.000-12.000ha, phần lớn là trồng phân tán hoặc trồng
xen trong vườn rừng và vườn hộ gia đình với mật độ từ 500-700cây/ha. Nếu
quy ra rừng trồng tập trung thuần loài với mật độ từ 1.100-1.600cây/ha thì chỉ
có 5.000-6.000ha. ( theo nghiên cứu Nguyễn Huy Sơn, Lê Văn Thành năm
2012)
Phân hạng: EN A1 c,d, B1+ 2b,c,e.
Lồi Trầm hương có ở địa bàn xã Tân Dân từ lâu đời nay. Tuy nhiên,
hiện trạng còn lại bây giờ là rất ít, chỉ cịn sót lại trên rừng của một số hộ gia
đình cịn lại hầu hết là Trầm hương trồng với nguồn gốc nhập từ nơi khác đến.

10


CHƢƠNG 2
MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1.

Mục tiêu

Mục tiêu tổng quát
Nhằm đánh giá hiện trạng phân bố, tình hình gây trồng lồi Trầm hương,
làm cơ sở cho việc quản lý, điều tra tình hình nhân giống loài Trầm hương tại
địa bàn nghiên cứu.
Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá được một số đặc điểm sinh vật học và thực trạng gây trồng
Trầm hương tự nhiên trên địa bàn xã Tân Dân huyện Hoành Bồ tỉnh Quảng

Ninh.
- Đánh giá khả năng phát triển loài Trầm hương tại địa phương.
- Đề xuất một số giải pháp để quản lý bảo tồn, phát triển loài Trầm
hương tại địa phương.
2.2.

Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu bổ sung một số đặc điểm sinh vật học, đặc điểm hình thái,

sinh thái của lồi Trầm hương tại xã Tân Dân.
- Tìm hiểu đặc điểm phân bố của loài Trầm hương phân bố trong tự
nhiên .
- Thực trạng gây trồng và kĩ thuật trồng của người dân địa phương xã
Tân Dân để đưa ra các ưu nhược điểm của các phương pháp đó.
- Nghiên cứu, đề xuất các phương pháp phát triển Trầm tại địa phương.
2.3.

Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
- Loài Trầm hương - Aquilaria crassna Pierre.
- Thực hiện trên các tuyến và ô tiêu chuẩn tại khu vực Xã Tân Dân

huyện Hoành Bồ tỉnh Quảng Ninh trong thời gian từ ngày 13 tháng 2 đến
ngày 13 tháng 5 năm 2017.
11


2.4.

Phƣơng pháp nghiên cứu


2.4.1 Phƣơng pháp kê thừa số liệu
- Kế thừa các số liệu về điều kiện tự nhiên, dân cư, kinh tế xã hội của địa
phương.
- Một số tài liệu đã nghiên cứu về loài Trầm hương.
2.4.2 Phƣơng pháp phỏng vấn
- Phỏng vấn người dân địa phương về các vấn đề như: hiểu biết về loài
Trầm hương, đặc điểm nơi phân bố, kinh nghiệm gây trồng…
- Phỏng vấn cán bộ khuyến nông, khuyến lâm về: ký thuật khai thác,
gây trồng lồi Trầm hương, kỹ thuật phịng trừ sâu bệnh.
- Phỏng vấn các hộ kinh doanh về: khả năng phát triển, lượng tiêu thụ,
giá cả …
- Để thu được kết quả tốt trong quá trình phỏng vấn cần thực hiện một
số nguyên tắc như sau:
+ Chuẩn bị các tài liệu, chủ đề, danh lục phỏng vấn, nội dung phỏng
vấn.
+ Xác định đối tượng phỏng vấn, người được phỏng vấn phải có kinh
nghiệm, hiểu rõ về vấn đề được phỏng vấn để có thể cung cấp được thơng tin
chính xác, hữu ích.
+ Thời gian, địa điểm phỏng vấn phải phù hợp, không chịu ảnh hưởng
của ngoại cảnh. Phải chuẩn bị bất cứ lúc nào cũng có thể phỏng vấn.
+ Những câu hỏi phỏng vấn cần bám sát thực tế, phù hợp với người
được phỏng vấn. Có thể sử dụng những câu hỏi mở, gợi ý để đạt được các câu
trả lời thích hợp và thể hiện được quan điểm của người được phỏng vấn.
+ Thể hiện được thái độ cầu tiến trong khi phỏng vấn.
- Các nội dung phỏng vấn như:
+ Địa điểm bắt gặp Trầm hương trong tự nhiên.

12



+ Sinh cảnh sống của Trầm hương ( hay mọc ở nơi nào, xung quanh
thường có những cây nào, thời gian ra hoa, đậu quả).
+ Các phương pháp bảo vệ Trầm hương trong tự nhiên.
+ Các phương pháp , kỹ thuật để tạo ra cây con (giâm hom hay gieo
hạt). Nếu gieo hạt thì phỏng vấn phương pháp từ khi thu hái, lựa chon cây mẹ,
bảo quản hạt giống, kỹ thuật gieo ươm đến khi cây đủ tiêu chuẩn để đưa vào
trồng. Nếu là giâm hom thì phỏng vấn tiêu chuẩn chọn cành để giâm hom, kỹ
thuật giâm hom.
+ Phương pháp, kỹ thuật tạo Trầm nhân tạo, thời gian và các các thức
tác động.
Kết quả thu đƣợc ghi vào các bảng biểu đã đƣợc chuẩn bị sẵn.
Biểu 2.1: Biểu điều tra phỏng vấn cá nhân
Họ tên người thực hiện:.......................................................................................
Họ tên người được phỏng vấn:............................................................................
Giới tính: ................................ Địa chỉ: ...............................................................
Nghề nghiệp: .............................................. Ngày PV: .......................................
Xin ơng/ bà cho biết:
1. Ơng bà có biết cây Trầm hương khơng?
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
2. Lồi Trầm hương thường phân bố ở nơi nào trên địa bàn xã Tân Dân,
trước đây và bây giờ số lượng, kích thước có bị suy giảm không?
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
3. Công dụng của Trầm hương là gì?, gia đình ơng bà có sử dụng các sản
phẩm của Trầm hương khơng, nếu có thì gia đình mình thường sử dụng vào
việc gì?
…………………………………………………………………………………
13



4. Gia đình mình có gây trồng lồi Trâm hương khơng?
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
5. Cây con của gia đình sử dụng để trồng thì có nguồn gốc như thế nào ( lấy
trong tự nhiên, gieo bằng hạt hay giâm cành)?
…………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
6. Phương pháp gây trồng, mật độ cây như thế nào?
…………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
7.Trầm hương hay bị những loại sâu bệnh nào, cách thức phòng trừ như thế
nào?
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
8.Tình hình khai thác Trầm hương của gia đình cũng như của địa phương như
thế nào?
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
9.Có phải lồi Dó nào cũng có thể cho Trầm được khơng?
…………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
10.Những cây có tiêu chuẩn như thế nào thì có thế khai thác được Trầm ( hình
dáng, đường kính gốc, số tuổi…)?
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
11.Thường gia đình mình khai thác Trầm hương như thế nào, cách tạo Trầm
nhân tạo?
…………………………………………………………………………………
14



12.Giá bán dao động trong 3 năm nay như thế nào? (tăng hay giảm hay bình
ổn)?
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
13.Tình trạng bảo tồn, gây trồng Trầm hương của xã ta diễn ra như thế nào?
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
2.4.3 Phƣơng pháp điều tra ngoại nghiệp
2.4.3.1

Điều tra sơ bộ

-

Xác định khu vực điều tra, nghiên cứu.

-

Xác định sơ bộ tuyến điều tra, diện tích của OTC.

2.4.3.2

Điều tra tỉ mỉ

Để điều tra tình hình sinh trưởng và phân bố của loài Trầm hương trong
tự nhiên tại Xã Tân Dân huyện Hoành Bồ tỉnh Quảng Ninh cần chuẩn bị một
số dụng cụ như sau:
- Thước dây.

- Thước kẹp kính.
- Máy GPS.
- Dao phát.
- Thước đo cao.
- La bàn.
- Bản đồ .
Sau đó ta tiến hành các phương pháp như sau:
a) Nghiên cứu đặc điểm sinh vật của Trầm hương
Thông qua phương pháp quan sát để nghiên cứu hình thái thực tế về thân
cây, vỏ cây, tán cây, lá…. Do số lượng cây còn lại trong tự nhiên hạn chế nên
đề tài quan sát 5 -7 cây còn lại trên thực địa để mô tả
b) Nghiên cứu điều kiện lập địa nơi mọc của Trầm hương
15


- Khí hậu thủy văn:
Sử dụng phương pháp kế thừa số liệu của địa phương về điều kiện khí
hậu nơi có Trầm hương phân bố.
- Địa hình
Tiến hành điều tra theo tuyến, tuyến điều tra phải đi qua các kiểu hình
sinh cảnh của địa phương.
- Độ dốc
Sử dụng địa bàn cầm tay để xác định độ dốc tại các điểm có Trầm hương
phân bố khi đang điều tra tuyến hoặc điều tra trên ô tiêu chuẩn.
2.4.3.3 Điều tra phân bố theo trạng thái rừng.
Việc xác định phân bố trạng thái rừng được tiến hành theo hệ thống phân
loại thảm thực vật của Thái Văn Trừng( 1999). Về trạng thái rừng, bản đồ
theo hệ thống phân loại cấp trữ lượng, mức độ thành thục và độ che phủ
chung của rừng. Gồm rừng nghèo, trung bình, rừng non, đất trống trảng cỏ:
- Nhóm kiểu IV:

+ Trạng thái rừng IV là những lâm phần nguyên sinh hay thứ sinh ở giai
đoạn phát triển ổn định, có cấu trúc đặc trưng của các kiểu rụng lá.Trữ lượng
M/ha > 300 m3, trữ lượng của những cây có đường kính 40 cm trở lên thường
lớn hơn 50% tổng trữ lượng.
- Nhóm kiểu III: Rừng thứ sinh đã bị tác động
+ Trạng thái rừng IIIB là những lâm phần trạng thái IV đã qua khai thác
tác động ở mức độ nhẹ, cấu trúc rừng vốn có hầu như chưa bị thay đổi. Trữ
lượng M/ha từ 231 m3 đến 300 m3, trữ lượng của những cây có đường kính >
40 cm đạt từ 30 – 50%.
+ Trạng thái rừng IIIA3 là những lâm phần ở trạng thái IV đã qua khai
thác chọn tới mức độ vừa, cấu trúc của những cây có đường kính 40 cm trở
lên đã bị khai thác sử dụng. Trữ lượng M/ha từ 161 m3 đến 230 m3. Trạng

16


×