Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Nghiên cứu ảnh hƣởng của hoạt động sản xuất xi măng đến môi trƣờng tại công ty cổ phần 77 xã liên sơn huyện kim bảng tỉnh hà nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 87 trang )

LỜI CẢM ƠN
Để đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của sinh viên khóa học 2013 –
2017, đƣợc sự nhất trí của Ban chủ nhiệm khoa Quản lý tài nguyên rừng và môi
trƣờng, bộ môn Kỹ thuật môi trƣờng trƣờng Đại học Lâm nghiệp, tơi đã tiến
hành khóa luận tốt nghiệp với chủ đề:” Nghiên cứu ảnh hƣởng của hoạt động
sản xuất xi măng đến môi trƣờng tại Công ty cổ phần 77, xã Liên Sơn, huyện
Kim Bảng, tỉnh Hà Nam” dƣới sự hƣớng dẫn của ThS. Trần Thị Hƣơng.
Sau hơn ba tháng thực hiện cho đến nay luận văn đã hồn thành.
Trƣớc hết tơi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến ThS. Trần Thị Hƣơng đã
tận tình hƣớng dẫn, truyền đạt những kinh nghiệm và kiến thức trong nghiên
cứu khoa học, chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trƣờng Đại học Lâm nghiệp,
các thầy cô giáo cùng bạn bè đã luôn ủng hộ, động viên và giúp đỡ tơi thực hiện
khóa luận này.
Cũng nhân dịp này tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban lãnh đạo
Công ty cổ phần 77, cùng cán bộ cơng nhân viên đặc biệt tập thể phịng Kỹ
thuật cơng nghệ đã giúp đỡ tận tình để tơi có đƣợc những số liệu đầy đủ và
chính xác, tạo điều kiện cho tơi hồn thành khóa luận.
Mặc dù đã cố gắng, song do thời gian, trình độ và kiến thức cịn nhiều hạn
chế nên khóa luận khơng tránh khỏi những điều sai sót nhất định. Kính mong
nhận đƣợc sự góp ý, bổ sung của thầy cô giáo cùng bạn bè đồng nghiệp để khóa
luận đƣợc hồn chỉnh hơn nữa.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 17 tháng 5 năm 2017
Sinh viên
Ngô Ngọc Phƣơng


TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA: QLTNR & MT
TÓM TẮT KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
Tên đề tài khóa luận: “Nghiên cứu ảnh hƣởng của hoạt động sản xuất xi


măng đến môi trƣờng tại Công ty cổ phần 77, xã Liên Sơn, huyện Kim Bảng,
tỉnh Hà Nam.”
1. Giáo viên hƣớng dẫn: Ths. Trần Thị Hƣơng
2. Sinh viên thực hiện: Ngô Ngọc Phƣơng
Lớp: 58B – QLTNTN©
Mã sinh viên: 1353101654
3. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài góp phần nâng cao chất lƣợng mơi trƣờng khu vực công ty cổ phần
77, xã Liên Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam (gọi là công ty cổ phần 77).
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Chất thải và chất lƣợng môi trƣờng xung quanh
công ty cổ phần 77.
Địa điểm nghiên cứu: Khu vực công ty cổ phần 77, xã Liên Sơn huyện
Kim Bảng tỉnh Hà Nam.
Phạm vi nghiên cứu: đề tài tập trung nghiên cứu ảnh hƣởng từ hoạt động
sản xuất của công ty đến môi trƣờng thông qua một số thông số gây ơ nhiễm
mơi trƣờng khơng khí và nƣớc cũng nhƣ sức khỏe của ngƣời dân tại khu vực
nghiên cứu.
5. Nội dung nghiên cứu
 Nghiên cứu quy trình sản xuất và hoạt động của Công ty cổ phần 77.
 Nghiên cứu các nguồn gây ảnh hƣởng đến môi trƣờng của Công ty cổ phần
77.
 Đánh giá ảnh hƣởng của hoạt động sản xuất xi măng đến môi trƣờng tại
khu vực nghiên cứu.
1


 Đề xuất giải pháp giảm thiểu các ảnh hƣởng tiêu cực đến môi trƣờng của
hoạt động sản xuất xi măng trong khu vực nghiên cứu.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu

 Phƣơng pháp kế thừa tài liệu.
 Phƣơng pháp phỏng vấn.
 Phƣơng pháp ngoại nghiệp.
 Phƣơng pháp nội nghiệp – phân tích trong phịng thí nghiệm.
7. Những kết quả đạt đƣợc
7.1.

Nghiên cứu quy trình sản xuất và hoạt động của Cơng ty cổ phần 77

Báo cáo đã trình bày lƣợc sử hình thành và phát triển cơng ty; đặc điểm tổ
chức quản lý của cơng ty và quy trình sản xuất xi măng dựa theo tài liệu mà
phía Cơng ty đã cung cấp.
7.2.

Nghiên cứu các nguồn gây ảnh hưởng đến môi trường của Công ty
cổ phần 77

Nguồn gây ảnh hƣởng đến mơi trƣờng khơng khí chủ yếu là khói bụi và
khí thải trong các công đoạn sản xuất xi măng theo cơng nghệ lị quay từ cơng
đoạn đƣa ngun liệu đầu vào đến công đoạn tạo ra xi măng thành phẩm.
Nguồn gây ảnh hƣởng đến môi trƣờng nƣớc là nƣớc thải cơng nghiệp
gồm nƣớc thải từ các xƣởng cơ khí, phịng thí nghiệm, nƣớc thải lẫn dầu mỡ từ
khu vực xăng dầu… đƣợc tiến hành xử lý trƣớc khi cho thoát nƣớc ra khỏi nhà
máy.
Trong quá trình hoạt động sản xuất xi măng của công ty, chất thải rắn
công nghiệp chủ yếu là bao bì, giấy phế thải, nguyên vật liệu, clinker rơi vãi
trong quá trình vận chuyển.
7.3.

Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động sản xuất xi măng đến môi

trường tại khu vực nghiên cứu

Ảnh hƣởng đến mơi trƣờng khơng khí: Đề tài đã tiến hành khảo sát lựa
chọn vị trí lấy mẫu và đo các yếu tố thời tiết tại thời điểm lấy mẫu khơng khí.
2


Kết quả phân tích cho thấy các điểm lấy mẫu trong khu vực sản xuất của nhà
máy đã nằm trong mức quy chuẩn Việt Nam đã cho phép, còn các điểm lấy mẫu
ngồi khu vực nhà máy có một số các chỉ tiêu phân tích vƣợt quá quy chuẩn cho
phép.
Ảnh hƣởng của tiếng ồn: mức tiếng ồn tại khu vực nghiên cứu so với quy
chuẩn có thể nhận thấy rằng, tại các khu vực sản xuất độ ồn tƣơng đối lớn. Mức
ồn cực đại là tại các vị trí nhƣ khu vực máy nghiền xƣởng liệu, gian máy nghiền
xƣởng nghiền xi – đóng bao. Đối với các xƣởng nằm ngồi khu vực xƣởng, độ
ồn đều vƣợt quá quy chuẩn. Tiếng ồn chủ yếu ở đây chủ yếu do các động cơ xe
cộ chở nguyên vật liệu qua lại và di chuyển từ khu vực này sang khu vực khác.
Ảnh hƣởng đến môi trƣờng nƣớc: đề tài đã tiến hành lấy mẫu nƣớc phân
tích các chỉ tiêu bao gồm các mẫu nƣớc thải sản xuất, nƣớc thải sinh hoạt, nƣớc
mặt và nƣớc ngầm. Trong đó, qua q trình phân tích trong phịng thí nghiệm,
mẫu nƣớc thải sản xuất có chỉ tiêu

, mẫu nƣớc thải sinh hoạt có chỉ tiêu

vƣợt ngồi mức theo quy chuẩn Việt Nam. Đối với các mẫu nƣớc cịn lại,
các chỉ tiêu phân tích đều nằm trong quy chuẩn cho phép.
Tác động của chất thải rắn đến môi trƣờng: chất thải rắn đã đƣợc xử lý
với hiệu xuất 90%. Đối với loại chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn nguy hại
đã đƣợc công ty thuê đơn vị có chức năng để xử lý.
Tác động đến cảnh quan: Hoạt động khai thác đá của nhà máy đã làm cho

cảnh quan nơi đây bị thay đổi. Bên cạnh đó, khói bụi do sự xả thải của nhà máy
và các phƣơng tiện vận tải chuyên chở nguyên liệu ra vào khu vực nhà máy hầu
hết xe đều vƣợt quá trọng tải, không chú trọng phông bạt để che chắn xung
quanh cũng là một phần ảnh hƣởng đến môi trƣờng tại đây.
Tác động đến đến môi trƣờng kinh tế – xã hội: đề tài đã đƣa ra và tiến
hành phƣơng pháp phỏng vấn lấy ý kiến ngƣời dân về những tác động của nhà
máy đến môi trƣờng. Theo kết quả phỏng vấn đánh giá, ta thấy hoạt động sản
xuất xi măng của công ty vừa mang lại tác động về mặt tích cực nhƣng cũng
đồng thời gây ra những tác động tiêu cực.
3


7.4.

Đề xuất giải pháp giảm thiểu các ảnh hưởng tiêu cực đến môi
trường của hoạt động sản xuất xi măng trong khu vực nghiên cứu

Giải pháp về mặt công nghệ: đề tài đã đề xuất giải pháp nhằm giảm thiểu
ô nhiễm khơng khí do khói bụi tại khu vực nghiên cứu bằng phƣơng pháp lọc
bụi tĩnh điện là chính. Đối với môi trƣờng nƣớc, nhằm làm giảm sự ô nhiễm,
báo cáo đã đƣa ra sơ đồ xử lý nƣớc thải công nghiệp của công ty. Nhà máy sẽ
lắp đặt thiết bị giải nhiệt và tuần hoàn nƣớc giải nhiệt.
Giải pháp về mặt quản lý: đề tài đề xuất một số giải pháo về mặt đào tạo
và giáo dục môi trƣờng; Đề nghị phía bên cơng ty có sự giám sát và quan trắc
mơi trƣờng theo định kì nhằm kịp thời phát hiện và xử lý các vấn đề môi trƣờng
xảy ra; Đƣa ra giải pháp giảm thiểu tai nạn lao động và rủi ro môi trƣờng.

Hà Nam, ngày 17 tháng 5 năm 2017
Sinh viên
Ngô Ngọc Phƣơng


4


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
ĐẶT VẤN ĐỀ ...................................................................................................... 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........................................... 2
1.1. Tình hình tiêu thụ xi măng ............................................................................. 2
1.1.1. Trên thế giới ................................................................................................ 2
1.1.2. Tại Việt Nam............................................................................................... 4
1.2. Những ảnh hƣởng của hoạt động sản xuất xi măng đến môi trƣờng ............. 7
1.3. Một số nghiên cứu tác động đến môi của hoạt động sản xuất xi măng ......... 9
Chƣơng 2: MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 12
2.1. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................... 12
2.2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ............................................................... 12
2.3. Nội dung nghiên cứu .................................................................................... 12
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................. 13
2.4.1. Phƣơng pháp nghiên cứu quy trình sản xuất và tình hình hoạt động của
Cơng ty cổ phần 77 ............................................................................................. 13
2.4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu các nguồn gây ảnh hƣởng đến môi trƣờng ...... 13
2.4.3. Phƣơng pháp đánh giá ảnh hƣởng của hoạt động sản xuất xi măng đến
môi trƣờng ........................................................................................................... 14
Chƣơng 3 : ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN
CỨU .................................................................................................................... 25
3.1. Điều kiện tự nhiên ........................................................................................ 25
3.1.1. Vị trí địa lý ................................................................................................ 25
3.1.2. Khí hậu ...................................................................................................... 25
3.1.3. Thủy văn ................................................................................................... 26
3.1.4. Địa hình ..................................................................................................... 26

3.1.5. Tài nguyên sinh vật, hệ sinh thái .............................................................. 26
3.2. Hiện trạng kinh tế xã hội .............................................................................. 27
3.3. Giáo dục y tế, văn hóa – xã hội.................................................................... 27

5


Chƣơng 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................... 29
4.1. Tình hình hoạt động và quy trình sản xuất của Cơng ty cổ phần 77 ........... 29
4.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển cơng ty .................................................. 29
4.1.2. Tình hình sản xuất và đặc điểm tổ chức quản lý của công ty ................... 30
4.1.3. Quy trình cơng nghệ sản xuất xi măng ..................................................... 32
4.1.4. Nguyên liệu và nhiên liệu cho quá trình sản xuất ..................................... 33
4.2. Các nguồn gây ảnh hƣởng đến môi trƣờng .................................................. 35
4.2.1. Các nguồn gây ô nhiễm không khí ........................................................... 35
4.2.2. Các nguồn gây ơ nhiễm mơi trƣờng nƣớc ................................................ 40
4.2.3. Các nguồn xả thải chất thải rắn ................................................................. 41
4.2.4. Thực trạng công tác bảo vệ môi trƣờng của công ty ................................ 42
4.3. Ảnh hƣởng của hoạt động sản xuất xi măng đến môi trƣờng. ..................... 45
4.3.1. Ảnh hửơng đến mơi trƣờng khơng khí ..................................................... 45
4.3.2. Đối với tiếng ồn ........................................................................................ 53
4.3.3. Tác động đến môi trƣờng nƣớc ................................................................. 55
4.3.4. Tác động do chất thải rắn. ......................................................................... 60
4.3.5. Tác động đến cảnh quan ........................................................................... 61
4.3.6. Tác động đến môi trƣờng kinh tế xã hội ................................................... 64
4.4. Đề xuất một số giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm, cải thiện môi trƣờng tại
khu vực nghiên cứu ............................................................................................. 67
4.4.1. Giải pháp về mặt công nghệ...................................................................... 67
4.4.2. Giải pháp về mặt quản lý .......................................................................... 70
CHƢƠNG V: KẾT LUẬN, TÒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ ................................... 72

TÀI LIỆU THAM KHẢO

6


DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1: Sơ đồ tổ chức cơng ty ......................................................................... 31
Hình 4.2: Sơ đồ quy trình cơng ........................................................................... 32
nghệ sản xuất xi măng ......................................................................................... 32
Hình 4.3: Sơ đồ xử lý khí thải tại máy nghiền và si lơ chứa của cơng ty ........... 42
Hình 4.4: Sơ đồ cơng nghệ xử lý khí thải lị nung .............................................. 43
Hình 4.5: Biểu đồ thể hiện hàm lƣợng bụi lắng tại các điểm nghiên cứu .......... 47
Hình 4.6: Biểu đồ thể hiện hàm lƣợng bụi lơ lửng tại các điểm đo .................... 50
Hình 4.7: Biểu đồ thể hiện làm lƣợng

tại các điểm nghiên cứu .................. 51

Hình 4.8: Biểu đồ thể hiện hàm lƣợng

tại các điểm nghiên cứu. ............... 51

Hình 4.9: Biểu đồ thể hiện nồng độ CO tại các điểm nghiên cứu ...................... 52
Hình 4.10: Biểu đồ thể hiện nồng độ

tại các điểm nghiên cứu ................... 53

Hình 4.11: Ống khói xả thải ra mơi trƣờng ........................................................ 62
Hình 4.12: Ơ tơ chở q trọng lƣợng khơng có che chắn ................................... 62
Hình 4.13: Hoạt động khai thác đá .................................................................... 63
Hình 4.14: Nguồn nƣớc thải xả ra con suối gần khu vực nhà máy sản xuất ...... 63

Hình 4.15: Sơ đồ cơng nghệ xử lý khí thải ......................................................... 68
Hình 4.16: Sơ đồ cơng nghệ xử lý nƣớc thải ...................................................... 70

7


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Lƣợng xi măng tiêu thụ của các quốc gia ............................................ 3
Bảng 1.2: Số lƣợng lò quay phân bố theo vùng miền........................................... 5
Bảng 1.3: Các nhà máy xi măng lớn của Việt Nam (tính đến năm 2013) ............ 6
Bảng 2.1: Đối tƣợng và nội dung phỏng vấn ...................................................... 14
Bảng 2.2: Vị trí lấy mẫu tại khu vực nghiên cứu ................................................ 16
Bảng 2.3: Hàm lƣợng bụi lắng tại khu vực nghiên cứu ...................................... 16
Bảng 2.4: Các yếu tố thời tiết của khu vực trong thời gian lấy mẫu .................. 17
Bảng 2.5: Chỉ tiêu phân tích nƣớc thải sản xuất ................................................. 21
Bảng 2.6: Chỉ tiêu phân tích nƣớc thải sinh hoạt ................................................ 22
Bảng 2.7: Chỉ tiêu phân tích nƣớc mặt ............................................................... 22
Bảng 2.8: Chỉ tiêu phân tích nƣớc ngầm ............................................................ 23
Bảng 4.1: Khối lƣợng các loại nhiên liệu sử dụng và lƣu trữ ............................. 34
Bảng 4.2: Khối lƣợng các loại ngun liệu vật liệu, hóa chất chính sử dụng, tồn
trữ ........................................................................................................................ 34
Bảng 4.3: Các công đoạn sản xuất xi măng ảnh hƣởng đến mơi trƣờng khơng
khí ........................................................................................................................ 36
Bảng 4.4: Hoạt động gây ảnh hƣởng đến môi trƣờng nƣớc ............................... 40
Bảng 4.5: Các loại chất thải rắn .......................................................................... 42
Bảng 4.6: Các yếu tố thời tiết của khu vực trong thời gian lấy mẫu .................. 46
Bảng 4.7: Kết quả đo hàm lƣợng bụi lắng tại khu vực nghiên cứu .................... 47
Bảng 4.8: Kết quả phân tích các chỉ tiêu bụi và khí thải tại các xƣởng trong nhà
máy (mg/


) ...................................................................................................... 48

Bảng 4.9: Kết quả phân tích các chỉ tiêu bụi và khí thải tại khu dân cƣ ngồi nhà
máy (mg/

) ...................................................................................................... 49

Bảng 4.10: Kết quả đo tiếng ồn tại khu vực nghiên cứu ................................... 54
Bảng 4.11: Kết quả phân tích nƣớc thải sản xuất ............................................... 55
Bảng 4.12: Kết quả phân tích nƣớc thải sinh hoạt .............................................. 56
Bảng 4.13: Kết quả phân tích nƣớc mặt.............................................................. 57
Bảng 4.14: Kết qủa phân tích nƣớc ngầm ........................................................... 58
Bảng 4.15: Phân loại chất thải rắn ...................................................................... 60
Bảng 4.16: Phƣơng pháp xử lý chất thải rắn....................................................... 61

8


ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây, đất nƣớc ta tăng cƣờng đẩy mạnh cơng nghiệp
hóa hiện đại hóa đất nƣớc với nhịp độ cao đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất cơng
nghiệp, dịch vụ và đơ thị hóa, nhằm đƣa đất nƣớc ta cơ bản thành nƣớc công
nghiệp, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Nhiều nhà máy xí nghiệp, cơ sở sản
xuất vẫn tiếp tục phát triển trong cơ chế thị trƣờng, bên cạnh đó vẫn tồn tại
những mặt tiêu cực, đó là tình trạng ơ nhiễm môi trƣờng với tốc độ và chiều sâu
tƣơng ứng với sự phát triển.
Hiện nay, mối đe dọa cho sức khỏe con ngƣời đó là sự ơ nhiễm mơi trƣờng
bởi hoạt động công nghiệp, giao thông, điều kiện sinh hoạt vật chất hạn hẹp, cơ
sở hạ tầng yếu kém…Môi trƣờng bị đe dọa chủ yếu do hoạt động sống của con
ngƣời. Trong đó hoạt động sản xuất xi măng là một trong những loại hình gây ơ

nhiễm nghiêm trọng. Nguồn ơ nhiễm chủ yếu là khói thải và bụi xi măng, gây
ảnh hƣởng lớn đến môi trƣờng và sức khỏe ngƣời dân dù cho xi măng là một
trong những mặt hàng vô cùng quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Bởi vậy
vấn đề đặt ra ngay lúc này là làm sao để đánh giá đƣợc mức độ ô nhiễm từ mỗi
nhà máy của loại hình sản xuất này, từ đó đề ra đƣợc biện pháp ngăn ngừa và
giảm thiểu ô nhiễm.
Công ty cổ phần 77 thuộc xã Liên Sơn – Kim Bảng – Hà Nam đƣợc xây
dựng từ năm 1977 với quy mơ sản xuất ngày càng mở rộng, đóng góp nhiều cho
sự phát triển đất nƣớc nói chung và tỉnh Hà Nam nói riêng. Mặc dù vậy hoạt
động sản xuất xi măng của Cơng ty có ảnh hƣởng đến mơi trƣờng. Chính vì vậy
để hiểu rõ hơn về vấn đề tác động đến môi trƣờng của công ty sản xuất xi măng
này, nhằm đề xuất biện pháp giảm thiểu tác hại đến môi trƣờng trong khu vực
em đã tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu ảnh hƣởng của hoạt động sản
xuất xi măng đến môi trƣờng tại Công ty cổ phần 77, xã Liên Sơn, huyện
Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.”

1


Chƣơng 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tình hình tiêu thụ xi măng
1.1.1. Trên thế giới
Xã hội không ngừng phát triển, nhu cầu con ngƣời không ngừng tăng lên.
Sự phát triển của các ngành công nghiệp, sản xuất để đáp ứng nhu cầu đó. Hiện
nay ngành sản xuất vật liệu xây dựng, trong đó sản xuất xi măng chiếm tỷ trọng
lớn trên thế giới. Xi măng luôn là loại vật liệu xây dựng cơ bản và thông dụng
nhất đƣợc sử dụng rộng rãi trong xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế, văn
hóa xã hội, giáo dục, quốc phịng...
Ƣớc tính đến năm 2020 nhu cầu về xi măng trên toàn thế giới sẽ đạt 3,06

tỷ tấn, riêng nhu cầu của các nƣớc đang phát triển chiếm 84%.
Tất cả các ngành nghề kinh tế đều cần tới xi măng và sự phát triển của
ngành công nghiệp xi măng kéo theo nhiều ngành nghề sản xuất dịch vụ khác
phát triển nhƣ xây lắp, sản xuất thiết bị phụ tùng, bê tơng, bao bì và các dịch vụ
tƣ vấn khảo sát thiết kế, thăm dò chất lƣợng và trữ lƣợng. Bên cạnh đó ngành
cơng nghiệp xi măng Việt Nam đóng góp một phần quan trọng vào sự tăng
trƣởng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP).
Nền kinh tế thế giới trong những năm qua (2000 – 2007) bƣớc vào giai
đoạn phát triển ổn định và có thiên hƣớng chú ý vào nền kinh tế Châu Á. Tiêu
dùng xi măng trong những năm trở lại đây không ngừng tăng trƣởng và là động
lực quan trọng thúc đẩy ngành công nghiệp xi măng phát triển tại một số nƣớc
đang phát triển nhƣ: Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ, Indonesia... (trên thế giới
hiện nay có khoảng hơn 160 nƣớc sản xuất xi măng, tuy nhiên các nƣớc có
ngành cơng nghiệp xi măng chiếm sản lƣợng lớn của thế giới thuộc về Trung
Quốc, Ấn Độ và một số nƣớc nhƣ khu vực Đông Nam Á là Thái Lan và
Indonesia).
Theo dự báo nhu cầu sử dụng xi măng trên thế giới từ nay đến năm 2020:
tăng hàng năm 3,6% năm nhu cầu sử dụng xi măng có sự chênh lệch lớn giữa
2


các khu vực trên thế giới: nhu cầu các nƣớc đang phát triển 4,3% năm, riêng
châu Á bình quân 5%/năm, các nƣớc phát triển xấp xỉ 1%/năm. Ngồi ra tình
trạng dƣ thừa công suất của các nhà máy là phổ biến ở Đông Âu, Đông Nam Á
(Thái Lan, ngƣợc lại ở Bắc Mỹ).[22]
Tình hình sản xuất và tiêu thụ xi măng của một số quốc gia
Bảng 1.1: Lƣợng xi măng tiêu thụ của các quốc gia
STT

Lƣợng tiêu thụ xi măng (triệu tấn)


Quốc gia
2006

2008

2010

2012

2014

1

Trung Quốc

1200,0

1372,0

1850,0

2171,0

2462,0

2

Ấn Độ


152,1

174,0

221,0

241,8

264,1

3

Hoa Kì

122,0

93,5

71,2

77,9

89,1

4

Braxil

40,7


51,6

60,0

69,3

71,8

5

Nga

52,0

60,8

49,4

65,2

71,1

6

Thổ Nhĩ Kì

41,7

42,6


50,0

56,7

67,2

7

Indonesia

32,1

38,1

40,8

55,0

59,9

8

Ả-rập Xê-út

24,7

29,9

41,3


52,7

56,6

9

Iran

35,6

44,5

54,8

57,6

53,7

10

Ai Cập

30,0

38,4

49,5

49,2


50,0

11

Nhật Bản

58,6

51,0

41,8

44,3

48,0

12

Việt Nam

31,7

40,2

50,2

45,2

47,5


13

Hàn Quốc

48,4

53.6

45.5

43,9

44,0

14

Mexico

35,9

35,1

33,9

36,5

36,7

15


Thái Lan

26,6

25,8

24,5

26,8

30,1

16

Pakistan

16,9

21,1

22,6

24,8

27,2

17

Đức


28,9

27,6

24,7

26,8

27,1

18

Algeria

15,2

17,5

19,0

21,3

26,8

19

Philippines

11,7


13,2

15,5

18,4

21,3

20

Malayxia

15,7

17

16,6

19,2

21,0

(Nguồn: Hội vật liệu xây dựng, 2015)
Hiện nay, công nghệ sản xuất xi măng là một trong những ngành gây ơ
nhiễm khơng khí lớn nhất. Vì vậy, sản xuất xi măng ln địi hỏi phải gắn liền

3


với công tác xử lý ô nhiễm môi trƣờng tốt. Ở những nƣớc đang phát triển sử

dụng dây chuyền sản xuất theo cơng nghệ cũ thì thƣờng gây ra ơ nhiễm môi
trƣờng. Công nghệ xử lý chủ yếu là lọc bụi túi vải. Bởi vậy ô nhiễm bụi xi măng
ở những nƣớc này là mối quan tâm lớn.
1.1.2. Tại Việt Nam
Nƣớc ta với diện tích chủ yếu là đồi núi, đây là nguồn nguyên liệu phong
phú cho ngành sản xuất xi măng. Và đây là một trong những ngành công nghiệp
đƣợc hình thành sớm nhất ở nƣớc ta (cùng với các ngành than, dệt, đƣờng sắt).
Ngày 25/12/1889 khởi công xây dựng nhà máy xi măng đầu tiên của ngành
Xi măng Việt Nam tại Hải Phòng.
Từ năm 1991 đến nay là giai đoạn phát triển mạnh nhất của ngành xi măng
Việt Nam. Sau 19 năm, tổng công suất thiết kế đã gấp 13 lần và Việt Nam trở
thành nƣớc đứng đầu khối ASEAN về sản lƣợng xi măng. Năm 2012, tổng công
suất thiết kế các nhà máy xi măng đạt 68,5 triệu tấn, năng lực sản xuất 63 triệu
tấn, về cơ bản cung đã vƣợt cầu.[19]
Đến nay đã có khoảng 80 Công ty, đơn vị tham gia trực tiếp sản xuất và
phục vụ sản xuất xi măng trong cả nƣớc, trong đó: khoảng 33 thành viên thuộc
tổng cơng ty xi măng Việt Nam, 5 công ty liên doanh, và hơn 40 công ty nhỏ và
các trạm nghiền khác. Các hộ dân sống xung quanh khu vực chịu ảnh hƣởng rất
nhiều từ khói bụi thải của nhà máy, mơi trƣờng sống bị ô nhiễm quá nặng.
Hiện nay có 46 doanh nghiệp tham gia sản xuất và kinh doanh trong ngành
xi măng, với tổng cơng suất lên đến 68,5 triệu tấn/năm, trong đó gồm có: 68 dây
chuyền lị quay với tổng cơng suất thiết kế 67,32 triệu tấn/năm và 13 dây
chuyền xi măng lị đứng với tổng cơng suất thiết kế 1,18 triệu tấn/năm. Trong
khi đó nhu cầu tiêu thụ trong nƣớc liên tục bị sụt giảm. Năm 2012 tồn ngành
cơng nghiệp xi măng tiêu thụ 53,61 triệu tấn xi măng và clinker. Trong đó xi
măng tiêu thụ nội địa đạt 45,5 triệu tấn giảm 8% so với năm 2011, xuất khẩu đạt
8,1triệu tấn clinker và xi măng (trong đó xi măng đạt 1,6 triệu tấn). Nhƣ vậy
cung đã vƣợt cầu khá nhiều. Về cơ cấu tiêu thụ sản phẩm theo vùng miền thì thị
4



trƣờng miền Bắc chiếm tỷ trọng lớn nhất 41 – 46%, miền Nam 31 – 33%, miền
Trung chiếm tỷ lệ thấp nhất 21 – 25%.
Bên cạnh đó, do tính chất ngành xây dựng có tính mùa vụ nên tiêu thụ xi
măng trong quý 2 và quý 4 là cao nhất (sau tết và mùa khơ ở miền Nam). Vì vậy
ảnh hƣởng rất lớn đến lƣợng hàng tồn kho và doanh thu của công ty xi măng.
Ngành xi măng trong những năm gần đây đang trong giai đoạn rất khó khăn,
cung vƣợt cầu vì vậy mức độ cạnh tranh trong ngành khá khốc liệt trong khi thị
trƣờng bất động sản lại đóng băng, nhiều dự án phải dừng hoạt động nên nhu
cầu tiêu thụ xi măng càng sụt giảm. Các nhà máy chỉ hoạt động cầm chừng, giá
nguyên liệu đầu vào lại cao, chi phí lãi vay lớn do đầu tƣ xây dựng nhà máy xi
măng khá tốn kém, nhiều doanh nghiệp đứng bên bờ vực phá sản nhƣ XM Đồng
Bành, XM Hạ Long, XM Quang Sơn…[20]
Hiện nay các nhà máy xi măng phân bố không đều giữa các khu vực. Hầu
hết các nhà máy tập trung nhiều tại miền Bắc nơi có vùng nguyên liệu đầu vào
lớn, trong khi đó các nhà máy lớn phía Nam rất hạn chế. Do đó nguồn cung xi
măng ở phía Bắc thì dƣ thừa trong khi miền Nam lại thiếu hụt.
Bảng 1.2: Số lƣợng lị quay phân bố theo vùng miền
Vùng miền

Số
lƣợng

Cơng suất lị nung (tấn clinker/ngày)
Cỡ lớn (≥

TB (2.500 ÷

4.000)


4.000)

Nhỏ (≤ 2.500)

Miền Bắc

54

11

08

35

Miền Trung

21

12

03

06

Miền Nam

05

03


02

00

Toàn quốc

80

26

13

41

(Báo cáo ngành xi măng, 2016)
Số nhà máy xi măng trên toàn Việt Nam đƣợc chia thành 3 nhóm chính:
nhóm trực thuộc Tổng cơng ty cơng nghiệp xi măng Việt Nam, các đơn vị liên
doanh với nƣớc ngoài và các nhà máy xi măng đƣợc những tập đoàn và công ty

5


tƣ nhân tự đầu tƣ xây dựng. Tổng cộng trên cả nƣớc có gần 100 nhà máy sản
xuất xi măng.
Tổng công suất thiết kế của các nhà máy xi măng Việt Nam là 68,5triệu
tấn. Trong đó 11 cơng ty xi măng lớn chiếm hơn 50%, Hà Tiên 1 có cơng suất
thiết kế lớn nhất với 7,3triệu tấn/năm.
Bảng 1.3: Các nhà máy xi măng lớn của Việt Nam (tính đến năm 2013)
STT


Nhà máy xi măng

Địa điểm

Cơng suất hiện tại (ngàn tấn)

1

Hồng Thạch

Hải Dƣơng

4,000

2

Nghi Sơn

Thanh Hóa

4,300

3

Bỉm Sơn

Thanh Hóa

4,000


4

Chinfon

Hải Phịng

4,500

5

Bút Sơn

Hà Nam

3,000

6

Hồng Mai

Nghệ An

1,400

7

Tam Điệp

Ninh Bình


1,400

8

Hải Phịng

Hải Phịng

1,400

9

Phúc Sơn

Hải Dƣơng

4,000

10

Holcim

Kiên Giang

3,600

11

Hà Tiên 1


Tp.HCM

7,300

Tổng công suất

38,900

Theo Hiệp hội Xi măng Việt Nam, năm 2013 sẽ có 6 nhà máy xi măng với
cơng suất 6,72 triệu tấn đi vào hoạt động, tổng công suất cả nƣớc lên trên 75
triệu tấn/năm. Đó là Nhà máy XM X18 công suất 1,000 tấn/ngày; Nhà máy XM
12/9 Nghệ An (XM Dầu khí) cơng suất 0,6 triệu tấn/năm; Nhà máy XM Trung
Sơn – Bình Minh (Hịa Bình) 0,91triệu tấn/năm; Nhà máy XM Hƣơng Sơn 0,35
triệu tấn/năm; XM Mai Sơn (Sơn La) 0,91 triệu tấn/năm; XM Cơng Thanh 2
(Thanh Hóa) 3,6 triệu tấn/năm.
Trong những năm qua ngành xi măng đóng góp một phần không nhỏ vào
tốc độ tăng trƣởng kinh tế Việt Nam, trung bình từ 10 – 12% GDP. Vì thế

6


Chính phủ xác định Xi măng là ngành phát triển chiến lƣợc nhằm hỗ trợ phát
triển kinh tế.
1.2. Những ảnh hƣởng của hoạt động sản xuất xi măng đến môi trƣờng
Bụi xi măng sinh ra trong quá trình sản xuất có kích thƣớc hạt bụi rất nhỏ
(nhỏ hơn 3µm) lơ lửng trong khí thải, khi hít vào phổi rất dễ gây bệnh về đƣờng
hô hấp. Đặc biệt khi hàm lƣợng

tự do lớn hơn 2% có khả năng gây bệnh


silicon phổi, một bệnh đƣợc coi là bệnh nghề nghiệp nguy hiểm và là phổ biến
nhất của công nghiệp sản xuất xi măng. Đồng thời bụi xi măng theo gió phát tán
ra xa sẽ lắng xuống mặt nƣớc, mặt đất làm suy thối đất trồng, ơ nhiễm nguồn
nƣớc gây hại lớn cho sinh vật.
Bụi xi măng trong khơng khí thật sự là vấn đề nan giải nhất đối với ngành
công nghiệp sản xuất xi măng, bụi phát sinh trong hầu hết các giai đoạn sản
xuất nhƣ nổ mìn, lấy đá khai thác đất sét, nghiền nguyên liệu, nghiền xi măng,
vận chuyển, nung. Lƣợng bụi tạo thành trong quá trình khai thác là:
 0,4kg bụi/tấn đá trong cơng đoạn nổ mìn từ khai thác đá hộc.
 0,14kg bụi/tấn đá nghiền khô và 0,009kg bụi/tấn theo phƣơng pháp ƣớt.
 17kg bụi/tấn đá khi vận chuyển.
Thời gian rơi nhanh hay chậm của bụi trong không khí khơng chỉ phụ
thuộc vào kích thƣớc hạt bụi mà cịn phụ thuộc vào gió. Gió làm hạt bụi khơng
đứng yên. Trong các phân xƣởng, tuy gió tự nhiên bị hạn chế, song có trang bị
quạt nên các hạt bụi nhỏ khó rơi xuống đất, chúng lơ lửng trong khơng khí rất
lâu ngay trong tầm thở của cơng nhân. Tác hại của bụi lên cơ thể trên nhiều
phƣơng diện, trƣớc hết chúng xâm nhập vào đƣờng hô hấp trên và nếu tiếp xúc
lâu dài dễ bị bệnh bụi phổi nghề nghiệp. Bụi silic ngồi gây bệnh bụi phổi, cịn
gây rối loạn nghiêm trọng các cơ quan nhƣ xơ gan, rối loạn chức năng dạ dày
(co bóp yếu, tiết dịch vị kém) nên khó tiêu, viêm loét dạ dày, rối loạn thần kinh
chức năng, đau đầu, mệt mỏi, khả năng lao động giảm. Bụi vào mắt gây viêm
giác mạc, kết mạc. Bụi sắc cạnh có thể gây lt giác mạc vì chúng gây những

7


vết xƣớc ở giác mạc làm giảm thị lực. Bụi rơi và phủ lên da làm khơ da, da
thốt mồ hôi kém, ảnh hƣởng đến sự thải nhiệt của cơ thể vốn đã nóng do nhiệt
độ nơi làm việc của cơng nhân cao. Bụi có thể gây dị ứng tồn thân nhất là khi
độ ẩm khơng khí cao. Bụi bị nhiễm khuẩn hoặc các chất phóng xạ làm cho da dễ

bị viêm, trạng thái bệnh lý ở da ngày càng nặng thêm. Nhƣ vậy bụi silic có tác
hại đến tồn thân và cƣ trú chủ yếu ở phổi.
Để sử dụng hợp lý các thiết bị lọc bụi cần cân nhắc đến các yếu tố: kích
thƣớc hạt bụi, tiêu chuẩn xả thải, nhiệt độ của dịng khí thải, điều kiện vận hành,
nồng độ ban đầu…
Nồng độ trung bình 1 giờ, cũng nhƣ trung bình ngày của khí

,

, và

CO trong khơng khí ở gần một số khu cơng nghiệp, một số xí nghiệp nung gạch
ngói, sản xuất xi măng, vật liệu xây dựng đã xấp xỉ bằng hoặc lớn hơn trị số tiêu
chuẩn cho phép, có chỗ tới 2 – 4 lần. Thí dụ nhƣ nồng độ khí

ở gần khu lị

gạch thơn 6, thôn 7 xã Cẩm Hà, thị xã Hội An, lớn hơn tiêu chuẩn cho phép
nhiều lần; ở các khu sản xuất vật liệu xây dựng của tỉnh Hà Nam (Cơng ty Ba
Nhất, Xí nghiệp Gạch ngói Bình Lục, xã Mộc Bắc): lớn hơn tiêu chuẩn cho
phép từ 3 – 4 lần; ở gần các Nhà máy Xi măng Sài Sơn, Gạch Vân Đình (Hà
Nội): lớn hơn tiêu chuẩn cho phép từ 1,3 – 1,5 lần; ở Khu Công nghiệp Thái
Nguyên và Khu Công nghiệp Sông Công: lớn hơn tiêu chuẩn cho phép khoảng
1,2 lần; ở thị trấn Đông Triều (Quảng Ninh), nồng độ khí

xấp xỉ trị số tiêu

chuẩn cho phép.
Theo thống kê của ban Y tế Bộ Xây dựng, trong số 7197 cán bộ, công nhân
xi măng, thấy rằng công nhân sản xuất xi măng ở Công ty xi măng Bỉm Sơn

mắc bệnh viêm mũi họng, phế quản là 61%, ở Công ty xi măng Hà Tiên 23,6%.
Tác hại lâu dài và nguy hiểm nhất của bụi là gây bệnh bụi phổi, nhất là bụi chứa
hàm lƣợng silic cao. Trong 25 công nhân xây dựng đƣờng hầm (khoan đá) tiếp
xúc với bụi đƣợc khám thì có10 ngƣời bị bệnh bụi phổi, chiếm tỷ lệ 40%. Ở nhà
máy cơ khí Nghệ An trong 82 cơng nhân đƣợc khám, có 11 công nhân bị bệnh
bụi phổi chiếm 13,41%.
8


Theo báo Môi trƣờng & Cuộc sống, Công ty Vicem Hồng Thạch đóng
trên địa bàn huyện Kinh Mơn tỉnh Hải Dƣơng sản xuất xi măng gây ô nhiễm
môi trƣờng. Số liệu báo cáo tử vong do ơ nhiễm khói bụi xi măng từ năm 2011
– 2015 do Trạm y tế thị trấn Minh Tân cung cấp, tổng số ngƣời tử vong là 276
ngƣời. Trong đó, số ngƣời chết vì ung thƣ chiếm 23,91% đồng thời chiếm tỉ lệ
cao nhất trong số những nguyên nhân dẫn đến tử vong. Theo đó, tính từ năm
2011 đến ngày 5/8/2016 tồn thị trấn có 77 ca tử vong vì ung thƣ. Trong đó, số
ngƣời chết vì ung thƣ phổi là 18, chiếm 23,37%; ung thƣ dạ dày là 18, chiếm
23,37%; ung thƣ gan là 15, chiếm 19,48%, ung thƣ vòm họng là 13, chiếm
16,88%; ung thƣ thực quản là 7, chiếm 9,09%; còn lại là các ca tử vong do ung
thƣ máu, tử cung, xƣơng, hạch, cơ. Từ số liệu thống kê trên cho thấy, trong số
các ca tử vong về ung thƣ, tỉ lệ ngƣời chết vì bệnh ung thƣ liên quan đến đƣờng
hơ hấp và tiêu hóa chiếm tỉ lệ cao nhất.
1.3. Một số nghiên cứu tác động đến môi của hoạt động sản xuất xi măng
Trƣớc thực trạng gây ô nhiễm của việc hoạt động sản xuất xi măng nhƣ
vậy đã có nhiều cơng trình nghiên cứu đánh giá mức độ tác động môi trƣờng từ
hoạt động này. Dƣới đây là một số cơng trình nghiên cứu mơi trƣờng, cụ thể
nhƣ:
Năm 2001, Thạc sĩ Nguyễn Kiên Cƣờng thuộc viện khoa học công nghệ
vật liệu xây dựng đã nghiên cứu đề tài: “Đánh giá tác động môi trƣờng của nhà
máy xi măng cơng nghệ lị đứng và đề xuất giải pháp khắc phục”. Kết quả cho

thấy: đề tài đã đánh giá đƣợc hiện trạng, tác động môi trƣờng của các nhà máy
xi măng theo cơng nghệ lị đứng, nhằm khắc phục giảm thiểu ơ nhiễm mơi
trƣờng nhằm hồn thiện cơng nghệ và phát triển bền vững công nghiệp xi măng.
Năm 2004, Viện nghiên cứu mỏ và luyện kim đã thực hiện đề tài: “Đánh
giá tác động môi trƣờng cho công ty xi măng Hoàng Mai”. Kết quả đạt đƣợc là
đã phát hiện đƣợc những tác động đến mơi trƣờng khơng khí và môi trƣờng
nƣớc do hoạt động sản xuất của nhà máy, dự báo đƣợc các tác động xảy ra trong
tƣơng lai và đề xuất biện pháp giảm thiểu tác động.
9


Năm 2004, Công ty Hà Tiên 2 đã thực hiện lập “Báo cáo đánh giá tác động
môi trƣờng cho dự án công ty xi măng Hà Tiên 2”. Báo cáo đã đánh giá đƣợc
những tác động của hoạt động sản xuất xi măng đến môi trƣờng, xây dựng đƣợc
bản đồ phân bố nồng độ chất ô nhiễm và đề ra đƣợc giải pháp khắc phục các tác
động xấu đến môi trƣờng.
Năm 2007, Công ty cổ phần xi măng Hƣớng Dƣơng đã thực hiện lập “Báo
cáo đánh giá tác động môi trƣờng cho dự án xây dựng dây chuyền II nhà máy xi
măng Hƣớng Dƣơng công suất 2500 tấn clinker/ ngày”. Báo cáo đã đánh giá
đƣợc tác động của hoạt động sản xuất của nhà máy đến môi trƣờng và đề ra
đƣợc những giải pháp để khắc phục tác động không tốt đến mơi trƣờng.
Năm 2007, sinh viên Nguyễn Thái Bình, trƣờng Cao đẳng công nghệ Đà
Nẵng đã thực hiện đề tài tốt nghiệp: “Nghiên cứu khảo sat đánh giá hệ thống xử
lý khí thải từ lị nung Clinker tại Nhà máy xi măng COSEVCO 19”. Kết quả đạt
đƣợc là đã khái quát đƣợc hiện trạng môi trƣờng và các tác động đến môi
trƣờng do hoạt động của Nhà máy xi măng COSEVCO 19 gây ra, đánh giá
đƣợc sự hiệu quả của hệ thống xử lý khí thải của lị nung Clinker, đƣa ra giải
pháp giảm thiểu ơ nhiễm tại lị nung Clinker.
Năm 2009, sinh viên Mai Thị Nga, trƣờng Đại học Lâm nghiệp đã thực
hiện khóa luận tốt nghiệp với đề tài:” Nghiên cứu ảnh hƣởng đến môi trƣờng

của hoạt động sản xuất xi măng tại nhà máy xi măng Bỉm Sơn – Thanh Hóa”.
Kết quả đạt đƣợc là đã khái quát đƣợc hiện trạng môi trƣờng và các tác động
đến môi trƣờng do hoạt động của Nhà máy xi măng Bỉm Sơn gây ra, đề xuất
một số giải pháp về mặt công nghệ và giải pháp về mặ quản lý nhằm giảm thiểu
và cải thiện chất lƣợng môi trƣờng khu vực nhà máy.
Bên cạnh đó, theo quy định của Luật Bảo vệ môi trƣờng hầu hết tất cả các
nhà máy xi măng hiện nay trƣớc khi đi vào hoạt động phải lập báo cáo đánh giá
tác động môi trƣờng. Tuy nhiên sau khi các báo cáo đánh giá tác động môi
trƣờng đƣợc nghiệm thu, dự án đi vào sản xuất thì việc quan trắc giám sát chất

10


lƣợng môi trƣờng do hoạt động của nhà máy gây ra cịn là vấn đề phải quan
tâm.
Ơ nhiễm mơi trƣờng khơng khí đang là một vấn đề bức xúc với môi trƣờng
đô thị, công nghiệp và các làng nghề ở nƣớc ta hiện nay. Ơ nhiễm mơi trƣờng
khơng khí có tác động xấu đối với sức khỏe con ngƣời, đặc biệt gây ra các bệnh
về đƣờng hô hấp, ảnh hƣởng đến hệ sinh thái và biến đổi khí hậu. Cơng nghiệp
hóa ngày càng mạnh, đơ thị hóa ngày càng phát triển thì nguồn thải gây ơ nhiễm
mơi trƣờng khơng khí càng nhiều, áp lực làm biến đổi chất lƣợng không khí
theo chiều hƣớng xấu càng lớn, yêu cầu bảo vệ mơi trƣờng khơng khí càng quan
trọng.
Ngày nay, ơ nhiễm khơng khí đang là một trong những vấn đề thời sự nóng
của cả thế giới chứ khơng chỉ riêng từng quốc gia nào. Mơi trƣờng khơng khí
đang gây ra nhiều biến đổi rõ rệt. Hàng năm, con ngƣời khai thác và sử dụng
hàng tỷ tấn than đá, dầu mỏ, khí đốt, đồng thời cũng thải vào môi trƣờng khối
lƣợng lớn các chất thải khác nhau làm cho hàm lƣợng các khí độc hại tăng lên
nhanh chóng.
Hoạt động sản xuất xi măng của Công ty cổ phần 77 cũng không thể tránh

khỏi tình trạng trên. Sản xuất xi măng là một hoạt động diễn ra liên tục nhiều
công đoạn với nhiều nguồn nguyên liệu chủ yếu là đá vôi, sét, phụ gia…và
nhiên liệu chủ yếu là than đá. Bởi vậy trong quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm
ở nhiều cơng đoạn đã phát sinh ra môi trƣờng một lƣợng lớn các loại khí, bụi
gây ơ nhiễm. Bụi đất đá vào phổi gây kích thích cơ học và phát sinh phản ứng
sơ hóa phổi, gây nên những bệnh về đƣờng hơ hấp, đặc biệt đối với những loại
bụi có kích thƣớc nhỏ (5μm) rất nguy hiểm cho đƣờng hơ hấp.
Ta có thể thấy rằng, ô nhiễm môi trƣờng chịu sự tác động lớn từ hoạt động
sản xuất xi măng. Vì vậy việc đi sâu nghiên cứu đánh giá các tác động này là
việc quan trọng và cần thiết. Do đó, “Nghiên cứu ảnh hƣởng của hoạt động sản
xuất xi măng đến môi trƣờng tại Công ty cổ phần 77, xã Liên Sơn, huyện Kim
Bảng, tỉnh Hà Nam” là nội dung chủ đề lựa chọn.
11


Chƣơng 2
MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
* Mục tiêu chung
Đề tài góp phần nâng cao chất lƣợng môi trƣờng khu vực công ty
cổ phần 77, xã Liên Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam (gọi là công ty
cổ phần 77).
* Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá đƣợc những ảnh hƣởng tới môi trƣờng từ hoạt động sản xuất xi
măng của Công ty cổ phần 77.
- Đề xuất đƣợc giải pháp nhằm giảm thiểu những ảnh hƣởng tiêu cực của
hoạt động sản xuất xi măng tại khu vực nghiên cứu.
2.2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu: Chất thải và chất lƣợng môi trƣờng xung quanh
công ty cổ phần 77.

- Địa điểm nghiên cứu: Khu vực công ty cổ phần 77, xã Liên Sơn huyện
Kim Bảng tỉnh Hà Nam.
- Phạm vi nghiên cứu: đề tài tập trung nghiên cứu ảnh hƣởng từ hoạt động
sản xuất của công ty đến môi trƣờng thông qua một số thông số gây ô
nhiễm môi trƣờng khơng khí và nƣớc cũng nhƣ sức khỏe của ngƣời dân
tại khu vực nghiên cứu.
2.3. Nội dung nghiên cứu
 Nghiên cứu quy trình sản xuất và hoạt động của Cơng ty cổ phần 77
 Lƣợc sử hình thành và phát triển công ty.
 Đặc điểm tổ chức quản lý của cơng ty.
 Quy trình sản xuất xi măng.
 Nghiên cứu các nguồn gây ảnh hưởng đến môi trường của Công ty cổ
phần 77.
12


 Tìm hiểu các nguồn gây ơ nhiễm từ hoạt động sản xuất xi măng.
 Căn cứ vào quy trình sản xuất và các hoạt động khác của công ty, xác
định các nguồn gây ảnh hƣởng đến môi trƣờng.
 Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động sản xuất xi măng đến môi trường
tại khu vực nghiên cứu.
 Ảnh hƣởng đến mơi trƣờng khơng khí.
 Ảnh hƣởng đến mơi trƣờng nƣớc.
 Ảnh hƣởng của chất thải rắn.
 Ảnh hƣởng đến kinh tế xã hội.
 Ảnh hƣởng đến cảnh quan khu vực.
 Đề xuất giải pháp giảm thiểu các ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường
của hoạt động sản xuất xi măng trong khu vực nghiên cứu.
 Giải pháp kỹ thuật công nghệ.
 Giải pháp kinh tế xã hội.

2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp nghiên cứu quy trình sản xuất và tình hình hoạt động
của Cơng ty cổ phần 77
 Phƣơng pháp kế thừa tài liệu:
 Tham khảo tài liệu cuốn “Lịch sử Công ty cổ phần 77, 1977 – 2007”.
 Thu thập tài liệu liên quan đến Công ty từ 2007 đến nay.
 Phƣơng pháp khảo sát thực địa: quan sát các công đoạn sản xuất xi măng
của công ty, quan sát thời gian làm việc tại nhà máy, năng suất làm việc
của cán bộ công nhân viên của công ty.
2.4.2. Phương pháp nghiên cứu các nguồn gây ảnh hưởng đến môi trường
 Phƣơng pháp kế thừa tài liệu: Báo cáo môi trƣờng thƣờng niên tại khu
vực nghiên cứu, các đề tài nghiên cứu trƣớc đây trong lĩnh vực sản xuất
xi măng, các nguồn thông tin khác…

13


 Phƣơng pháp quan sát: quan sát địa bàn thực tế của Công ty, khu vực sản
xuất, khu vực xả thải, môi trƣờng xung quanh khu vực xả thải.
2.4.3. Phương pháp đánh giá ảnh hưởng của hoạt động sản xuất xi măng đến
môi trường
2.4.3.1. Phƣơng pháp kế thừa tài liệu: Báo cáo môi trƣờng thƣờng niên tại khu
vực nghiên cứu, số liệu quan trắc môi trƣờng.
2.4.3.2. Phƣơng pháp phỏng vấn
Bảng 2.1: Đối tƣợng và nội dung phỏng vấn
STT

Đối tƣợng phỏng

Số lƣợng


vấn

(ngƣời)

Ngƣời trực tiếp điều
hành quá trình sản
1

10

Nội dung phỏng vấn
Tình hình hoạt động sản xuất
của Cơng ty, vấn đề bảo hộ lao

xuất tại khu vực

động cho công nhân, thu nhập

nghiên cứu.

của công nhân.
Thu nhập và mức sống của công

2

Công nhân trực tiếp

50


lao động.

nhân, các căn bệnh họ thƣờng
mắc phải, bảo hộ lao động
thƣờng dùng, cảm nhận của họ
về môi trƣờng làm việc.

Ngƣời
3

dân

xung

quanh: hộ gia đình

Cảm nhận của họ về mơi trƣờng
100

nơi họ đang sống, bệnh thƣờng
mắc phải khi sống ở gần nhà

sống trong vùng ảnh

máy, họ đƣợc hƣởng những

hƣởng của khu vực

quyền lợi gì của cơng ty khi


nghiên cứu.

sống ở đây.

2.4.3.3. Phƣơng pháp quan sát
 Quan sát mô tả định tính các tác động đến mơi trƣờng.
 Quan sát nguồn thải chính và thành phần chất thải rắn, hiệu quả và
cách xử lý chất thải rắn của công ty.
14


 Quan sát đặc điểm ô nhiễm, cách xử lý và nơi tiếp nhận nƣớc thải.
2.4.3.4. Phƣơng pháp lấy mẫu khơng khí
Do đặc điểm của hoạt động sản xuất xi măng có rất nhiều cơng đoạn,
nhiều xƣởng sản xuất, đặc điểm phát thải tại mỗi công đoạn lại không giống
nhau vì vậy đề tài tiến hành lấy tại các vị trí xung quanh nhà xƣởng và điểm
điển hình tại các khu dân cƣ với khoảng cách 100m, 300m, 500m và 1000m. Vị
trí lấy mẫu cách mặt đất khoảng 1,5 – 3m khơng có vật cản gió xung quanh.
Tổng số điểm lấy mẫu là 10 mẫu, trong đó có 6 mẫu lấy tại các điểm khu vực
sản xuất trong nhà máy, còn 4 mẫu là các điểm khu vực dân cƣ ngoài nhà máy.
 Phƣơng pháp lấy mẫu bụi lắng: bụi lắng đƣợc lấy bằng khay hứng,
khay lấy mẫu bụi lắng đƣợc đặt trên các giá ở độ cao cách mặt đất 1,5 – 2m.
Các khay hứng bụi đƣợc tráng một lớp vazolin để giữ lại các hạt bụi khi rơi vào
khay. Các khay này đƣợc đặt tại vị trí lấy mẫu liên tục trong 24h. Điểm lấy mẫu
phải thống gió từ mọi phía, khoảng cách giữa các điểm lấy mẫu với vật cản
phải đảm bảo sao cho góc tạo thành giữa các đỉnh của vật cản với điểm đo và
mặt phẳng nằm ngang nhỏ hơn 30°.
 Phƣơng pháp lấy mẫu cho chỉ tiêu

: đƣợc lấy bằng theo phƣơng


pháp hấp thụ. Mẫu đƣợc lấy theo TCVN 5971 – 1995. Khí

khi bị hấp thụ

vào dung dịch TCM. Tốc độ dịng khí vào bình hấp thụ là 0,2lit/phút. Thể tích
khí tối thiểu cần lấy là 6lit. Vị trí lấy mẫu cách mặt đất 1,5m. Thời gian lấy mẫu
là 30 phút, sau khi lấy mẫu xong chuyển ngay dung dịch vào bình đựng mẫu.
 Phƣơng pháp lấy mẫu cho chỉ tiêu

: đƣợc lấy bằng theo phƣơng

pháp hấp thụ, mẫu lấy theo TCVN 6138:1996/BTNMT. Dùng dung dịch NaOH
để hấp thụ khí

. Dung dịch này đƣợc mang về phịng thí nghiệm phân tích

bằng phƣơng pháp so sánh màu quang điện, bằng cách cho phản ứng với thuốc
thử Griss để tạo thành phức màu hồng. Thời gian lấy mẫu là 30 phút, vận tốc
lấy mẫu là 0,2 lít/phút.

15


Bảng 2.2: Vị trí lấy mẫu tại khu vực nghiên cứu
STT

Kí hiệu

Vị trí lấy mẫu


1

Đ1

Khu vực băng tải vận chuyển đá vơi, sét

2

Đ2

Khu vực nghiền than

3

Đ3

Khu vực lị nung

4

Đ4

Khu vực tải làm nguội clinker

5

Đ5

Khu vực nghiền xi măng


6

Đ6

Khu vực đóng bao

7

Đ7

Khu dân cƣ cách cổng nhà máy 100m

8

Đ8

Khu dân cƣ cách cổng nhà máy 300m

9

Đ9

Khu dân cƣ cách cổng nhà máy 500m

10

Đ10

Khu dân cƣ cách cổng nhà máy 1000m


Bảng 2.3: Hàm lƣợng bụi lắng tại khu vực nghiên cứu
Chỉ tiêu
Bụi lắng

Vị trí các điểm nghiên cứu
Đ1

Đ2

Đ3

Đ4

Đ5

Đ6

Đ7

Đ8

Đ9

Đ10

(g/m².ngày)
2.4.3.5. Phƣơng pháp lấy mẫu nƣớc
 Đối tƣợng lấy mẫu và số lƣợng mẫu:
 Nƣớc thải sản xuất: 5 mẫu.

 Nƣớc thải sinh hoạt: 5 mẫu.
 Nƣớc mặt: 5 mẫu.
 Nƣớc ngầm: 5 mẫu.
 Lấy mẫu nƣớc thải sinh hoạt: mẫu nƣớc đƣợc lấy theo từng vị trí khác
nhau, lấy vào buổi sáng. Mẫu nƣớc đƣợc lấy là nƣớc sinh hoạt của công nhân ở
các xƣởng và cả ngƣời dân sống xung quanh nhà máy. Tại mỗi thời điểm lấy 2

16


×