Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Nghiên cứu tính đa dạng thành phần loài và phân bố của các loài thực vật họ hồ tiêu piperaceae tại khu vực xã đại đình huyện tam đảo tỉnh vĩnh phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.29 MB, 73 trang )

LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành khóa luận tốt nghiệp lần này, em xin chân thành cảm ơn ban
lãnh đạo Trƣờng Đại Học Lâm Nghiệp Việt Nam cùng các thầy cô giáo trong khoa
Quản lý tài nguyên rừng và môi trƣờng đã tạo điều kiện và giúp đỡ em trong quá
trình thực hiện đề tài.
Em xin gửi lời cảm ơn đặc biệt đến thầy giáo ThS. Phạm Thanh Hà, ngƣời
trực tiếp hƣớng dẫn tận tình, chu đáo để em có thể hồn thành tốt khóa luận này.
Em xin chân thành cảm ơn các chú, các bác Kiểm Lâm tại Trạm Kiểm lâm xã
Đại Đình. Cùng với đó là sự trợ giúp của Ban quản lý Vƣờn Quốc gia Tam Đảo đã
tạo điều kiện hỗ trợ em về tài liệu phục vụ quá trình điều tra.
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn ngƣời dân xã Đại Đình, huyện Tam
Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình thực hiện đề tài.
Mặc dù đã cố gắng hết sức, nhƣng do kiến thức bản thân còn hạn chế, chƣa có
nhiều kinh nghiệm. Do vậy bài khóa luận của em khơng tránh khỏi những sai xót.
Em rất mong nhận đƣợc những ý kiến đánh giá và đóng góp của q thầy cơ để em
trở nên hồn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 17 tháng 05 năm 2017
Sinh viên

Đặng Văn Thành


Trƣờng Đại học Lâm nghiệp
Khoa Quản lý tài nguyên rừng và mơi trƣờng
----------------------------------------TĨM TẮT KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
1. Tên khóa luận: “Nghiên cứu tính đa dạng thành phần lồi và phân bố của
các loài thực vật họ Hồ Tiêu (Piperaceae) tại khu vực xã Đại Đình, huyện Tam
Đảo, Tỉnh Vĩnh Phúc”.
2. Sinh viên thực hiện: Đặng Văn Thành
3. Giáo viên hƣớng dẫn: ThS. Phạm Thanh Hà


4. Mục tiêu nghiên cứu:
Nghiên cứu đƣợc tính đa dạng thành phần lồi thực vật thuộc họ Hồ Tiêu tại
khu vực xã Đại Đình, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc. Xây dựng đƣợc bản đồ và
đánh giá đƣợc một số đặc điểm phân bố của các loài thực vật thuộc họ Hồ Tiêu tại
khu vực nghiên cứu. Đánh giá đƣợc các tác động ảnh hƣởng tới tính đa dạng và
phân bố của thực vật họ Hồ Tiêu tại khu vực nghiên cứu. Đề xuất đƣợc các giải
pháp bảo tồn và phát triển thực vật thuộc họ Hồ Tiêu tại khu vực nghiên cứu.
5. Nội dung nghiên cứu:
- Nghiên cứu về thành phần loài thực vật thuộc họ Hồ Tiêu tại khu vực xã Đại
Đình, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc.
- Nghiên cứu một số đặc điểm phân bố của họ Hồ Tiêu tại khu vực nghiên cứu.
- Đánh giá các tác động ảnh hƣởng tới phân bố của họ Hồ Tiêu tại khu vực
nghiên cứu.
- Đề xuất một số giải pháp bảo tồn và phát triển thực vật thuộc họ Hồ Tiêu cho
khu vực nghiên cứu.
6. Những kết quả đạt đƣợc:
6.1. Về thành phần loài thực vật họ Hồ Tiêu tại khu vực nghiên cứu
Qua quá trình nghiên cứu tại xã Đại Đình, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc đã
xác định 8 loài thực vật họ Hồ Tiêu, thuộc 2 chi là chi Piper có 7 lồi và chi
Peperomia có 1 lồi.


6.2. Về đặc điểm phân bố các loài
- Xây dựng đƣợc 9 bản đồ thể hiện sự phân bố các loài thực vật họ Hồ Tiêu tại
khu vực nghiên cứu. Trong đó có 1 bản đồ tổng thể và 8 bản đồ thể hiện sự phân bố
của từng loài trong khu vực nghiên cứu.
- Đánh giá đƣợc một số đặc điểm về điều kiện lập địa nơi thực vật họ Hồ Tiêu
phân bố nhƣ: độ tàn che, độ che phủ, độ dốc, hƣớng phơi, khối lƣợng thảm khô.
- Đánh giá đƣợc một số đặc điểm về tầng cây cao nơi thực vật họ Hồ Tiêu
phân bố.

- Đánh giá đƣợc một số đặc điểm tầng cây tái sinh, cây bụi, thảm tƣơi nơi thực
vật họ Hồ Tiêu phân bố.
6.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến các loài thực vật họ Hồ Tiêu
Phân tích đƣợc một số yếu tố ảnh hƣởng đến các loài thực vật họ Hồ Tiêu tại
khu vực xã Đại Đình bao gồm:
- Các yếu tố ảnh hƣởng từ tự nhiên: thuận lợi và các mối đe dọa.
- Hiện trạng quản lý rừng tại khu vực nghiên cứu.
- Vấn đề khai thác và sử dụng các sản phẩm từ thực vật họ Hồ Tiêu.
- Đánh giá đƣợc sơ đồ SWOT tại khu vực nghiên cứu có ảnh hƣởng đến các
loài thực vật họ Hồ Tiêu.
6.4. Đề xuất một số giải pháp
Một số giải pháp đƣợc đề xuất bao gồm: các giải pháp về kĩ thuật, các giải
pháp về tổ chức quản lý, giải pháp về thị trƣờng và một số giải pháp quản lý chung
tài nguyên rừng.
Hà Nội, ngày 17 tháng 05 năm 2017
Sinh viên

Đặng Văn Thành


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG, MẪU BIỂU
DANH MỤC CÁC HÌNH
ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................................... 1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ............................................................... 3
1.1.Đặc trƣng chung thực vật họ Hồ Tiêu................................................................. 3
1.2. Tình hình nghiên cứu về thực vật họ Hồ Tiêu trên Thế Giới ............................ 3
1.3. Tình hình nghiên cứu về thực vật họ Hồ Tiêu tại Việt Nam ............................. 5

Chƣơng 2. MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ........................................................................................................ 10
2.1. Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................... 10
2.1.1. Mục tiêu tổng quát......................................................................................... 10
2.1.2. Mục tiêu cụ thể .............................................................................................. 10
2.2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .................................................................... 10
2.2.1. Đối tƣợng nghiên cứu.................................................................................... 10
2.2.2. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 10
2.3. Nội dung nghiên cứu ........................................................................................ 10
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................................. 11
2.4.1. Công tác chuẩn bị .......................................................................................... 11
2.4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu thành phần loài thực vật họ Hồ Tiêu tại khu vực xã
Đại Đình, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc. ........................................................... 11
2.4.3. Phƣơng pháp nghiên cứu đặc điểm phân bố của thực vật họ Hồ Tiêu tại xã
Đại Đình. ................................................................................................................. 14
2.4.4. Phƣơng pháp đánh giá các yếu tố ảnh hƣởng đến tính đa dạng và sự phân bố
cây họ Hồ Tiêu tại khu vực xã Đại Đình, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc. ......... 20


Chƣơng 3. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ-XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN
CỨU ........................................................................................................................ 21
3.1. Điều kiện tự nhiên ............................................................................................ 21
3.1.1. Vị trí địa lý .................................................................................................... 21
3.1.2. Địa hình, khí hậu và thủy văn ....................................................................... 22
3.1.3. Tài nguyên thiên nhiên .................................................................................. 24
3.2. Kinh tế-xã hội ................................................................................................... 25
Chƣơng 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................................... 27
4.1. Thành phần thực vật họ Hồ Tiêu tại xã Đại Đình, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh
Phúc. ........................................................................................................................ 27
4.2. Đặc điểm phân bố của thực vật họ Hồ Tiêu tại xã Đại Đình .......................... 28

4.2.1. Vị trí phân bố của các lồi thực vật trong họ Hồ Tiêu tại xã Đại Đình ........ 28
4.2.2. Một số đặc điểm về điều kiện lập địa nơi thực vật họ Hồ Tiêu phân bố ...... 43
4.2.3. Đặc điểm tầng cây cao nơi thực vật họ Hồ Tiêu phân bố ............................. 45
4.2.4. Đặc điểm tầng cây tái sinh nơi thực vật họ Hồ Tiêu phân bố. ...................... 48
4.2.5. Đặc điểm cây bụi, thảm tƣơi ......................................................................... 50
4.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến thực vật họ Hồ Tiêu tại xã Đại Đình ................... 50
4.3.1. Yếu tố tự nhiên .............................................................................................. 50
4.3.2. Các yếu tố con ngƣời: ................................................................................... 51
4.4. Những giải pháp bảo tồn và phát triển loài thực vật họ Hồ Tiêu tại xã Đại
Đình, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc. .................................................................. 54
KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ............................................................... 57
1. Kết luận ............................................................................................................. 57
2. Tồn tại ............................................................................................................... 59
3. Kiến nghị ........................................................................................................... 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CHQS
CTTT
D1.3
ĐDSH
ĐKTN - KTXH
GPS
Hdc
HPLC-MS
Hvn
IIa
IIIa1

IIIa2
IIIa3
LSNG
ODB
OTC
SWOT
TB
THCS
TNTN
VQG

Chỉ huy quân sự
Công thức tổ thành
Đƣờng kính thân cây ở vị trí 1.3
Đa dạng sinh học
Điều kiện tự nhiên - Kinh tế xã hội
Global Positioning System (Thiết bị định vị toàn cầu)
Chiều cao dƣới cành
High-performance liquid chromatography-mass
spectrometry
Chiều cao vút ngọn
Trạng thái rừng non khơng trữ lƣợng
Trạng thái rừng nghèo
Trạng thái rừng trung bình
Trạng thái rừng giàu
Lâm sản ngồi gỗ
Ơ dạng bản
Ơ tiêu chuẩn
Strenght, Weakness, Opportunity, Threat
Trung bình

Trung học cơ sở
Tài nguyên thiên nhiên
Vƣờn quốc gia


DANH MỤC CÁC BẢNG, MẪU BIỂU
Mẫu biểu 2.1: Điều tra tuyến................................................................................... 13
Mẫu biểu 2.2: Danh lục thực vật họ Hồ Tiêu tại khu vực xã Đại Đình, huyện Tam
Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc. ............................................................................................... 14
Mẫu biểu 2.3: Tọa độ các điểm bắt gặp cây họ Hồ Tiêu tại khu vực nghiên cứu .. 14
Mẫu biểu 2.4: Điều tra tầng cây gỗ trong OTC ...................................................... 15
Mẫu biểu 2.5: Điều tra cây bụi, thảm tƣơi và cây tái sinh ...................................... 17
ảng 3.1: Hiện trạng sử dụng đất của xã Đại Đình ................................................ 24
Bảng 4.1: Danh lục các loài thực vật họ Hồ Tiêu tại xã Đại Đình ......................... 27
Bảng 4.2: Số lƣợng thực vật họ Hồ Tiêu theo các Chi tại khu vực nghiên cứu ..... 27
Bảng 4.3: Tọa độ và độ cao vị trí phân bố lồi Trầu khơng tại xã Đại Đình .......... 29
Bảng 4.4: Tọa độ và độ cao vị trí phân bố lồi Rau càng cua tại xã Đại Đình ....... 31
Bảng 4.5: Tọa độ và độ cao vị trí phân bố lồi Tiêu trên đá tại xã Đại Đình ......... 33
Bảng 4.6: Tọa độ và độ cao vị trí phân bố lồi Lá lốt tại xã Đại Đình ................... 35
Bảng 4.7: Tọa độ và độ cao vị trí phân bố lồi Tiêu lá gai tại xã Đại Đình ........... 37
Bảng 4.8: Tọa độ và độ cao vị trí phân bố lồi Hàm ếch rừng tại xã Đại Đình ..... 39
Bảng 4.9: Tọa độ và độ cao vị trí phân bố lồi Lốt (Trầu giả) tại xã Đại Đình...... 41
Bảng 4.10: Tọa độ và độ cao vị trí phân bố lồi Piper austrosinense tại xã Đại Đình
................................................................................................................................. 43
Bảng 4.11: Các chỉ tiêu trong điều kiện lập địa tại những nơi thực vật họ Hồ Tiêu
phân bố .................................................................................................................... 44
Bảng 4.12: Công thức tổ thành tầng cây cao ở 4 trạng thái tại khu vực nghiên cứu ..
................................................................................................................................. 46
Bảng 4.13: Đặc điểm tầng cây cao nơi thực vật họ Hồ Tiêu phân bố .................... 47
Bảng 4.14: Công thức tổ thành cây tái sinh ở 4 trạng thái rừng khu vực nghiên cứu

................................................................................................................................. 48
Bảng 4.15: Chiều cao cây tái sinh ........................................................................... 49
Bảng 4.16: Cây bụi thảm tƣơi dƣới tán rừng .......................................................... 50
Bảng 4.17 : Sơ đồ Swot tại xã Đại đình, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc............ 54


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1: Sơ đồ tuyến điều tra tại xã Đại Đình ....................................................... 12
Hình 2.2: Sơ đồ ơ dạng bản trong ơ tiêu chuẩn....................................................... 17
Hình 3.1: Bản đồ xã Đại Đình, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc .......................... 21
Hình 4.1: Bản đồ tổng thể sự phân bố của các lồi thực vật họ Hồ Tiêu tại xã Đại
Đình ......................................................................................................................... 28
Hình 4.2: Bản đồ phân bố lồi Trầu khơng tại xã Đại Đình ................................... 29
Hình 4.3: Bản đồ phân bố lồi Rau càng cua tại xã Đại Đình ................................ 30
Hình 4.4: Bản đồ phân bố lồi Tiêu trên đá tại xã Đại Đình .................................. 32
Hình 4.5: Bản đồ phân bố lồi Lá lốt tại xã Đại Đình ............................................ 34
Hình 4.6: Bản đồ phân bố loài Tiêu lá gai tại xã Đại Đình..................................... 36
Hình 4.7: Bản đồ phân bố lồi Hàm ếch rừng tại xã Đại Đình ............................... 38
Hình 4.8: Bản đồ phân bố loài Lốt ( Trầu giả) tại xã Đại Đình .............................. 40
Hình 4.9: Bản đồ phân bố lồi Piper austrosinense tại xã Đại Đình ...................... 42
Hình 4.10: Sơ đồ thị trƣờng dƣợc liệu .................................................................... 53
Hình 4.11: Sơ đồ tiêu thụ thị trƣờng lƣơng thực, thực phẩm.................................. 53


ĐẶT VẤN ĐỀ
Nƣớc ta nằm trong vành đai nhiệt đới Bắc bán cầu, vị trí địa lý và điều kiện tự
nhiên đặc biệt thuận lợi: phía Bắc giáp Trung Quốc, phía Tây giáp Lào và
Campuchia, phía Đơng và Nam giáp Thái ình Dƣơng, bờ biển dài hơn 3.200 km.
Với vị trí địa lý nhƣ vậy làm cho Việt Nam có hệ sinh thái rừng phong phú, là nơi
hội tụ của nhiều luồng động thực vật. Theo ƣớc tính sơ bộ của các nhà nghiên cứu,

ở Việt Nam có khoảng 12.000 loài thực vật thuộc 387 họ. Thực vật là nguồn cung
cấp lƣơng thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thức ăn chăn nuôi, vật liệu xây dựng,
nguyên liệu cho các ngành công nghiệp.
Hiện nay với sự khai thác quá mức, chúng ta đang phải đối mặt với một số
thách thức lớn, đó là sự gia tăng mất mát tính đa dạng sinh học (ĐDSH). Việc làm
mất ĐDSH dẫn đến làm mất cân bằng sinh thái và nhiều hệ lụy khác. Chính vì thế
việc sử dụng hợp lý và bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên (TNTN), bảo vệ rừng,
bảo vệ các nguồn gen đã trở thành vấn đề cấp thiết trong cơng cuộc phát triển kinh
tế xã hội.
Để góp phần giải quyết các vấn đề trên việc kiểm kê và đánh giá tính ĐDSH
của hệ thực vật có ý nghĩa lớn, giúp cho biết tính đa dạng cũng nhƣ quy luật phân
bố của thực vật trong những khu vực địa lý khác nhau. Đó là cơ sở để giúp các nhà
quản lý hoạch định đƣợc các chính sách bảo tồn và phát triển hiệu quả.
Vƣờn quốc gia (VQG) Tam Đảo đƣợc coi là nơi bảo tồn nguồn gen của các
loài thực vật nhiệt đới và á nhiệt đới với những giá trị về tài nguyên thiên nhiên to
lớn. Tuy nhiên trong những năm vừa qua, VQG Tam Đảo đang phải đối mặt với
những tác động của sự tàn phá môi trƣờng từ việc khai thác tài nguyên một cách
bừa bãi của ngƣời dân. Một số hoạt động tàn phá có thể kể đến là: hiện tƣợng đốt
rừng làm nƣơng rẫy, khai thác gỗ, thu hái các sản phẩm từ rừng. Hậu quả là tài
nguyên rừng ngày càng suy giảm.

1


Họ Hồ tiêu (Piperaceae ) trên thế giới có khoảng trên 3.000 loài, là cây thân
thảo hoặc thân leo, phân bố chủ yếu ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Việt
Nam có khoảng 75 lồi, phân bố khắp cả nƣớc. Nhiều loài trong họ Hồ tiêu đã
đƣợc nhân dân sử dụng làm thuốc nhƣ Trầu không (Piper betle), hay làm gia vị nhƣ
Tiêu (Piper nigrum), Lá lốt (Piper lolot).
Cho đến nay công tác điều tra và nghiên cứu các hệ thực vật ở Việt Nam, đặc

biệt tại khu vực Tây Thiên (xã Đại Đình, huyện Tam Đảo) thuộc VQG Tam Đảo
đang có những bƣớc tiến đáng kể nhƣng vẫn còn nhiều vấn đề chƣa đƣợc quan tâm
đầy đủ, nhƣ tính đa dạng và phân bố thực vật họ Hồ Tiêu. Chính vì vậy tơi tiến
hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu tính đa dạng thành phần lồi và phân bố của
các loài thực vật họ Hồ Tiêu (Piperaceae) tại khu vực xã Đại Đình, huyện Tam
Đảo, Tỉnh Vĩnh Phúc”.

2


Chƣơng 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. Đặc trƣng chung thực vật họ Hồ Tiêu
Thực vật họ Hồ Tiêu là những loài cây gỗ nhỏ hoặc dây leo, sống một năm
hoặc hai năm và phân bố rộng khắp tại khu vực nhiệt đới. Các lồi trong họ này
thƣờng là có thân rễ và có thể là cây sống trên mặt đất hoặc biểu sinh. Thân hoặc là
đơn hoặc phân nhánh. Lá đơn, mép lá nguyên, mọc ở gốc cây hay dọc thân cây, có
thê mọc so le, đối hay mọc vịng. Thƣờng có các lá kèm, cũng nhƣ có cuống. Lá
thƣờng có mùi thơm nồng đặc trƣng dễ nhận thấy khi nghiền hay vò nát. Cụm hoa
mọc ở đầu cành, đối diện với lá hay trong nách lá. Hoa lƣỡng tính, khơng có bao
hoa, mỗi hoa đối diện với một lá bắc hình khiên. Nhị hoa 2 - 6, và thuộc dạng dƣới
bầu (nghĩa là bầu nhụy thƣợng), với các bao phấn 2 ngăn. Thƣờng có 3 - 4 đầu
nhụy đính với một nhụy mỗi hoa, thƣờng có 1 hay 3 - 4 lá noãn. Bầu nhụy 1 ngăn,
thƣợng. Quả giống nhƣ quả hạch, chứa một hạt mỗi quả. Hạt có phơi nhỏ, và ngoại
nhũ chứa nhiều bột.
1.2. Tình hình nghiên cứu về thực vật họ Hồ Tiêu trên Thế Giới
Trên thế giới, họ Hồ tiêu (Piperaceae) có khoảng trên 3.600 lồi. Sự phân
nhóm đối với các lồi và chi của họ này cho đến nay vẫn chƣa đạt đƣợc sự thống
nhất. Miquel (1843-1844) chia họ này thành hai nhóm là Piperae gồm 15 chi
với 304 lồi và Peperomeae có 5 chi với 209 loài. De Candolle (1869) xác định họ

này gồm 2 chi Piper và Peperomia với trên 1.000 loài. Theo Rendle (1956), họ Hồ
tiêu gồm 2 chi lớn là Piper với trên 700 loài và Peperomia với trên 600 loài, ngồi
ra, cịn thêm 7 chi nhỏ khác. Tuy nhiên, theo Lawrence (1957), họ này có 10 –12
chi với 2 chi lớn là Piper và Peperomia. Tác giả Burger (1977) cũng đƣa ra kết luận
tƣơng tự. Theo phân loại của Takhtajan (2009), họ Piperaceae gồm có 7 chi.
Miquel (1844) là tác giả đầu tiên cung cấp cho toàn cầu danh sách các chi
trong họ Hồ Tiêu và sự phân bố của chúng. Ông kết luận rằng nguồn gốc của họ Hồ
3


Tiêu là khá mơ hồ. Hầu hết các loài thực vật trong họ Hồ Tiêu đều xuất hiện trong
giới hạn độ cao từ 0 đến 2500m. Theo Gentry (1990) thực vật họ Hồ Tiêu đạt đƣợc
sự đa dạng cao hơn ở vùng đất thấp của vùng Neotropical. Các dốc Andean, vùng
đất thấp Trung Mỹ và Trung tâm Amazonia thƣờng đƣợc coi là những trung tâm có
sự phong phú về lồi đối với Piper trong Neotropics (Callejas, 1986, Soltis và cộng
sự, 1999, Jaramillo & Manos, 2001).
Năm 2004, Scott, Ian M đã thực hiện đề tài nghiên cứu “Hiệu quả và phương
thức hoạt động của thuốc trừ sâu thực vật Piper (Piperaceae) để kiểm sốt cơn
trùng của nhà và vườn”. Nghiên cứu này nhấn mạnh ứng dụng thực tế của một
loại thuốc trừ sâu thực vật dựa trên Piper để kiểm soát côn trùng gây hại của nhà và
vƣờn ở các khu vực đơ thị ở phía đơng Canada và Đơng

ắc Bắc Mỹ. Thuốc trừ

sâu sinh học, bao gồm cả các chất thực vật, có thể cung cấp một giải pháp thay thế
an toàn và hiệu quả cho thuốc trừ sâu truyền thống để kiểm sốt cơn trùng chính
trong một chƣơng trình IPM. Các hợp chất thứ cấp từ họ Piperaceae, đặc biệt là các
amit isobutyl amit và lignan phong phú, đã cho thấy các ứng dụng thuốc trừ sâu.
Một nghiên cứu về các loài họ Hồ Tiêu đã đƣợc thực hiện bằng cách Carollia
perspicillata ( Linnaeus, 1758 ) tại Parque Municipal Arthur Thomas, Lodrina,

Parana, Barazil. Năm lồi có sẵn của họ Hồ Tiêu đã đƣợc tìm thấy trong cơng viên:
Piper aduncum Linnaeus, Piper amalago (Jacq.) Yuncker, Piper crassinervium
HBK, Piper gaudichaudianum Kunth và Piper sp. C. perspicilltala đó là những
lồi cây đƣợc dùng làm thực phẩm. Trong suốt mùa xuân , loài phong phú nhất là
Piper amalago (Jacq.) Yuncker, nhƣng việc tiêu thụ Piper aduncum Linnaeusi là
cao nhất. Vào đầu mùa hè, Piper crassinervium HBK là mặt hàng phong phú nhất
và cũng đƣợc tiêu thụ nhiều nhất. Vào cuối mùa hè và mùa thu, Piper
gaudichaudianum Kunth là mặt hàng phong phú và tiêu thụ nhiều nhất. Trong mùa
đông các mặt hàng sẵn có nhất là Piper aduncum Linnaeus, Piper sp. C.
perspicilltala và Piper amalago (Jacq.) Yuncker, và mặt hàng đƣợc tiêu thụ nhiều
4


nhất là Piper sp. C. perspicilltala, Piper gaudichaudianum Kunth và Piper
aduncum Linnaeus.
Trên thế giới cũng cho thấy có nhiều lồi thực vật họ Hồ Tiêu đƣợc dùng làm
những bài thuốc trong dân gian nhƣ: Loài tiêu Cubeb (P. cubeba) đã đƣợc sử dụng
trong y học dân gian ở Nam Mỹ để khử mùi, trừ tà ma. Loài tiêu P. darienense
đƣợc sử dụng y tế của ngƣời dân Kuna của khu vực biên giới Panama-Cô-lôm-bi-a
dùng để trị nhiễm độc cá nhờ các đặc tính kháng sinh. Tinh dầu hạt tiêu đen (P.
nigrum) và tiêu dài Pepper Long (P. longum) đƣợc sử dụng ở Ayurveda nhằm mục
đích giải độc và làm trẻ hóa. Trầu lá (P. betle) đƣợc dùng ở Việt Nam và Ấn Độ để
bảo vệ răng và vệ sinh miệng. Tiêu Kava (P. methysticum) đƣợc dùng ở khu vực
Thái ình Dƣơng đƣợc sản xuất một thức uống nhƣ rƣợu và toàn bộ cây tiêu đƣợc
xay bột và chế thành những "viên thuốc thảo dƣợc bổ sung" để trị đƣờng ruột. Tuy
nhiên do có hiệu ứng độc cho gan nên loại thuốc này đã bị cấm sử dụng ở nhiều
nƣớc trong khu vực.
1.3. Tình hình nghiên cứu về thực vật họ Hồ Tiêu tại Việt Nam
Theo Phạm Hoàng Hộ và Nguyễn Kim Đào, họ Hồ tiêu phân bố ở Việt
Nam có 5 chi gồm: Peperomia, Zippelis, Circaeocarpus, Piper, Lepianthes, trong

đó, Chi Piper L có số lồi nhiều nhất (46 lồi), trong đó, có hai lồi phân bố rộng
khắp cả nƣớc gồm: P. betle L. (Trầu không), P. lolot C. DC. (Lá lốt) và một loài
đƣợc trồng phổ biến ở các tỉnh phía Nam là P. nigrum L. (Hồ tiêu). Tây Nguyên là
vùng có nhiều lồi thuộc chi Piper L. phân bố nhất với trên 15 loài. Một số vùng
khác cũng thấy có sự xuất hiện của khá nhiều lồi thuộc chi này là Vƣờn Quốc gia
Cúc Phƣơng (Ninh ình) và Vƣờn quốc gia Ba Vì (Hà Nội), đây cũng chính là hai
trong số những trung tâm đa dạng sinh học của nƣớc ta. Các loài thuộc chi Piper L.
ở nƣớc ta thƣờng mọc trong rừng ẩm ở độ cao từ 150 – 1.500 m, thƣờng gặp ở độ
cao 600 – 1.000 m, cá biệt có lồi gặp ở độ cao trên 1.700 m. Một số ít lồi phân bố
ở gần khu vực dân cƣ sinh sống, ven rừng, ven đƣờng.
5


Trong cuốn “Cây cỏ Việt Nam”, Quyển 1, Phạm Hoàng Hộ đã thống kê đƣợc
54 loài. Phạm Hoàng Hộ chia họ Hồ Tiêu ra các nhóm : 1a - cỏ mềm; lá khơng bẹ,
mọc xen hay mọc đối, mọc vịng; hoa nhỏ; bế quả rất nhỏ, 1b - cỏ cứng, thƣờng
leo; lá có lá bẹ; phì quả, 2a - gié mang hoa thƣa, lƣỡng phái, 2b - gié mang; hoa
khít nhau, 3a - gié đơn, thƣờng đơn phái, 3b - gié thành tán; hoa lƣỡng phái.
Một số đề tài nghiên cứu về thực vật họ Hồ Tiêu:
Cơng trình nghiên cứu : “ Giá trị sử dụng của các loài trong họ Hồ Tiêu (
Piperaceae) ở Bắc Trung Bộ” của nhóm tác giả Lê Minh Hiếu, Trần Minh Hợi và
Đỗ Ngọc Đài, bƣớc đầu đã xác định đƣợc 27 loài và 01 thứ, trong đó cây cho tinh
dầu là lớn nhất, cây làm thuốc với 15 loài, cây cho gia vị và ăn đƣợc với 3 loài. Một
số loài cho hàm lƣợng tinh dầu và thành phần có giá trị sử dụng điển hình nhƣ
Piper

retrofractum,

Piper


boehmeriaefolium,

Piper

sarmentosum,

Piper

maclurei,…Trong tinh dầu đƣợc đặc trƣng bởi các monotecpen và sesquitecpen.
Nhóm cây làm thuốc: với 15 lồi, thuộc 3 chi, các loài cây làm thuốc chủ yếu
là chữa các bệnh thƣờng gặp trong đời sống ngƣời dân nhƣ về bồi bổ sức khỏe,
bệnh tiêu hóa,... điển hình nhƣ: Rau càng cua (Peperomia pellucida (L.) H.B.K.),
Càng cua bốn lá (Peperomia tetraphylla (Forst. f.) Hook. & Arn.), Tiêu thƣợng
mộc (Piper arboricola C.DC.), Trầu không (Piper betle L.), Tiêu lá gai (Piper
boehmeriaefolium var. tonkinensis C.DC.), Hàm ếch rừng (Piper bonii C.DC.),
Tiêu châu đốc (Piper chaudocanum C.DC.), Tiêu thất (Piper cubeba L.f.), Lá lốt
(Piper lolot L.), Tiêu lá tim (Piper longum L.), Tiêu biến thể (Piper mutabile
C.DC.), Tiêu (Piper nigrum L.), Tiêu dội (Piper retrofractumYahl), Lốt (Piper
sarmentosum Roxb.), Thảo hồ tiêu (Zipppelia begoniifolia Blume ex Schult.).
Nhóm cây ăn đƣợc và cây làm gia vị: Với 3 loài đƣợc ngƣời dân sử dụng từ
trƣớc đến nay là Lá lốt (Piper lolot) và Tiêu (Piper nigrum), Càng cua (Peperomia
pellucida (L.) H. .K.). Đây là những loài đang đƣợc trồng rộng rãi ở các vùng khác
nhau trên cả nƣớc. Đặc biệt loài Tiêu (Piper nigrum) hiện nay là cây chủ lực đƣợc
6


trồng ở nhiều vùng núi và vùng tây nguyên của Việt Nam và là cây xuất khẩu mang
lại lợi nhuận cao, giúp xóa đói giảm nghèo cho ngƣời dân.
Nhóm cây cho tinh dầu: Đây là 1 họ thực vật cho tinh dầu nên hầu nhƣ tất cả
các loài trong họ này đều có tinh dầu. Tuy nhiên, hàm lƣợng tinh dầu ở các bộ

phận, các lồi cũng có sự khác nhau. Một số lồi đã đƣợc cơng bố về hàm lƣợng,
thành phần hóa học tinh dầu nhƣ Hồ tiêu (Piper nigrum), Trầu khơng (Piper
betle),... Nhóm tác giả cũng đã xác định hàm lƣợng tinh dầu và phân tích, đánh giá
thành phần hóa học tinh dầu của 40 mẫu thuộc 15 loài khác nhau. Trong tinh dầu
chủ yếu là các hợp chất monotecpen và sesquitecpen với các lồi điển hình nhƣ:
+ Tiêu (Piper majusculum Blume) mẫu lá đƣợc thu ở Vƣờn Quốc gia (VQG)
Pù Mát; Hàm lƣợng tinh dầu (HLTD) đạt 0,15% trọng lƣợng tƣơi (TLT), thành
phần chính của tinh dầu làβ-caryophyllen (20,7%), germacren D (18,6%) và βelemen (11,3%).
+ Tiêu harmand (Piper harmandii C. DC.) mẫu lá và thân đƣợc thu ở Vƣờn
Quốc gia (VQG) Pù Mát; Hàm lƣợng tinh dầu (HLTD) đạt 0,23% và 0,15%TLT.
Sabinen (lá, 14,5%; thân, 16,2%), benzyl benzoat (lá, 20,0%; thân, 29,4%) và
benzyl salicylat (lá, 14,1%; thân, 24,3%) là các thành phần chính đặc trƣng cho
mẫu lá và thân.
+ Tiêu dội (Piper retrofractum Yahl) mẫu lá đƣợc thu ở Khu Bảo tồn Thiên
nhiên Kẻ Gỗ, Hà Tĩnh; Hàm lƣợng tinh dầu (HLTD) đạt 0,20% TLT. Thành phần
chính của tinh dầu là benzyl benzoat (14,4%), myrcen (14,4%), bicycloelemen
(9,9%) là các thành phần chính.
+ Tiêu lá gai (Piper boehmeriaefolium) mẫu lá đƣợc thu ở VQG Bạch Mã,
Thừa Thiên Huế; Hàm lƣợng tinh dầu (HLTD) trong lá đạt 0,2% TLT. α-copaen
(28,3%), α-pinen (7,4%) và 1,8-cineol (5,7%) là các thành phần chính của tinh dầu.
+ Lốt (Piper sarmentosum Roxb.) mẫu lá đƣợc thu ở VQG Bạch Mã, Thừa
Thiên Huế; Hàm lƣợng tinh dầu (HLTD) trong lá đạt 0,25% TLT. Các hợp chất
7


chính của tinh dầu là benzyl benzoat (49,1%), benzyl alcohol (17,9%), 2-hydroxybenzoic acid phenylmethyl ester (10,0%).
+ Tiêu maclure (Piper maclurei Merr.) mẫu lá và thân đƣợc thu ở VQG Bạch
Mã, Thừa Thiên Huế; Hàm lƣợng tinh dầu (HLTD) trong lá và thân đạt 0,25% và
0,20% TLT. Tinh dầu lá đƣợc đặc trƣng bởi (E)-cinnamic acid (37,4%) và (E)nerolidol (19,4%); ở cành chủ yếu là (Z)-9-octadecanoic acid methyl ester
(28,0%),(E)-cinnamyl acetat (17,2%) và phytol (12,2%) là các hợp chất chính.

+ Tiêu gié trần (Piper gymnostachyum C. DC.) đƣợc thu ở VQG Pù Mát;
HLTD ở lá và thân đạt 0,15% và 0,10% theo nguyên liệu tƣơi. Các thành phần
chính của tinh dầu lá là bicyclogermacren (10,7%), bicycloelemen (9,9%) và tmuurolol (6,8%). Thành phần chính của tinh dầu thân là limonen (33,6%), αphellandren (27,8%) và α-pinen (18,6%).
Hàm lƣợng tinh dầu từ lá và thân Tiêu pierre (Piper pierrei C. DC.) đƣợc thu
ở VQG Pù Mát, Nghệ An, tƣơng ứng là 0,12% và 0,10% theo nguyên liệu tƣơi.
Cácthành phần chính của tinh dầu lá là δ-cadinen (20,9%), α-terpinolen (10,2%),
globulol (8,1%) và β-caryophyllen (5,0%). α-terpinolen (34,1%), δ-cadinen
(24,4%) và caryophyllenoxit (4,2%) là các thành phần chính của tinh dầu.
Năm 2014, Hoàng Việt Dũng đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu đặc điểm thực
vật, thành phần hóa học và tác dụng ức chế Enzym Acetylcholineserase của hai loài
Piper thomsonii (C. DC) Hook. f. var. thomsonii và Piper hymenophyllum Miq.,
Họ Hồ Tiêu (Piperaceae)”. Đề tài đã mô tả chi tiết đặc điểm thực vật của hai loài
nghiên cứu thuộc chi Piper L. và xác định đƣợc tên khoa học của hai loài này là
Piper thomsonii (C. DC.) Hook. f. var. thomsonii (tên đồng nghĩa là Piper bavinum
C. DC.) và Piper hymenophyllum Miq.
Trong dân gian Việt Nam, từ xƣa ngƣời dân đã biết sử dụng một số cây trong
họ Hồ Tiêu làm thuốc nhƣ: Quả của loài Tiêu Lốt (Piper Longum L.) đƣợc dùng trị
bụng dạ lạnh gây nôn thổ, đau bụng ỉa chảy, lỵ, âm sản đau đầu, đau lỗ mũi và hốc
mũi, tim quặn đau, đau răng, động kinh. Rễ đƣợc dùng trị ăn uống không tiêu,
8


màng tim trƣớng và ở Ấn Độ, ngƣời ta dùng cho phụ nữ khơng có con uống để làm
nóng tử cung. Nƣớc sắc rễ cũng đƣợc dùng trị viêm khí quản mạn tính, ho và cảm
lạnh. Cây Lá lốt (Piper Lolot C. DC.) đƣợc dùng để chữa đau khớp, đầy bụng, khó
tiêu. Rau càng cua (Peperomia pellucida) phịng chữa cảm, ho hen, ăn khơng tiêu
và tăng huyết áp. Một lồi rất quen thuộc với ngƣời dân Việt Nam và cũng có nhiều
cơng dụng chữa bệnh nhất đó là Trầu khơng ( Piper Betle), Trầu khơng có tác dụng
chữa mụn nhọt, nhức đầu, hôi miệng, làm giảm đau, trị hôi nách, hỗ trợ điều trị các
bệnh về hậu mơn.

Ngồi ra cịn rất nhiều những nghiên cứu liên quan, tuy nhiên các đề tài
nghiên cứu trên phạm vi rộng cũng nhƣ đề cập đến một vấn đề cụ thể nhƣ thành
phần loài và phân bố. Để mở rộng thêm nhiều hƣớng nghiên cứu cho các đề tài và
tập trung cụ thể trong phạm vi nhỏ, đề tài: “Nghiên cứu tính đa dạng thành phần
loài và phân bố của các loài thực vật họ Hồ Tiêu (Piperaceae) tại khu vực xã Đại
Đình, huyện Tam Đảo, Tỉnh Vĩnh Phúc” đã đƣợc tôi lựa chọn.

9


Chƣơng 2
MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
2.1.1. Mục tiêu tổng quát
Cung cấp cơ sở khoa học cho việc bảo tồn và phát triển loài cây thuộc họ Hồ
Tiêu tại khu vực xã Đại Đình, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc.
2.1.2. Mục tiêu cụ thể
Những mục tiêu cụ thể của đề tài bao gồm: nghiên cứu đƣợc tính đa dạng
thành phần lồi thực vật thuộc họ Hồ Tiêu tại khu vực xã Đại Đình, huyện Tam
Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc. Xây dựng đƣợc bản đồ và đánh giá đƣợc một số đặc điểm
phân bố của các loài thực vật thuộc họ Hồ Tiêu tại khu vực nghiên cứu. Đánh giá
đƣợc các tác động ảnh hƣởng tới tính đa dạng và phân bố của thực vật họ Hồ Tiêu
tại khu vực nghiên cứu. Đề xuất đƣợc các giải pháp bảo tồn và phát triển thực vật
thuộc họ Hồ Tiêu tại khu vực nghiên cứu.
2.2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu
Tất cả những cây thuộc họ Hồ Tiêu tại khu vực xã Đại Đình, huyện Tam
Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc.
2.2.2. Phạm vi nghiên cứu
Rừng tự nhiên xã Đại Đình, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc.

2.3. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu về thành phần loài thực vật thuộc họ Hồ Tiêu tại khu vực xã Đại
Đình, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc.
- Nghiên cứu một số đặc điểm phân bố của họ Hồ Tiêu tại khu vực nghiên cứu.
- Đánh giá các tác động ảnh hƣởng tới phân bố của họ Hồ Tiêu tại khu vực
nghiên cứu.

10


- Đề xuất một số giải pháp bảo tồn và phát triển thực vật thuộc họ Hồ Tiêu cho
khu vực nghiên cứu.
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.4.1. Công tác chuẩn bị
 Thu thập tài liệu: Căn cứ vào mục tiêu và nội dung nghiên cứu tiến hành
sƣu tập các tài liệu liên quan nhằm phục vụ cho việc thực hiên đề tài.
 Chuẩn bị dụng cụ:
- Mẫu biểu: thiết kế theo những dữ liệu cần thu thập nhằm ghi chép lại thông
tin và số liệu điều tra.
- Máy ảnh: lƣu trữ lại hình ảnh mẫu cây và một số hoạt động điều tra.
- Thiết bị định vị toàn cầu (GPS): Phục vụ cho việc xác định vị trí xuất hiện
lồi, vị trí ơ tiêu chuẩn (OTC).
- Thƣớc dây (dài 30 m): dùng trong quá trình lập OTC
- Cồn, giấy báo, etiket và túi bóng kính: thu thập và bảo quản mẫu vật.
 Lập kế hoạch điều tra: trƣớc khi đi điều tra sẽ lên kế hoạch những việc và
thứ tự thời gian thực hiện công việc ( Tùy điều kiện và hồn cảnh sẽ có sự thay đổi
phù hợp).
2.4.2. Phương pháp nghiên cứu thành phần loài thực vật họ Hồ Tiêu tại khu vực
xã Đại Đình, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc.
2.4.2.1. Phương pháp điều tra thực địa

 Phƣơng pháp phỏng vấn:
- Mục đích: Nhằm xác định sơ bộ thành phần và phân bố của thực vật họ Hồ
Tiêu tại khu vực xã Đại Đình, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc.
- Đối tƣợng: Ban quản lý của xã Đại Đình, cán bộ kiểm lâm trong khu vực,
cá nhân, hộ gia đình đặc biệt là cá nhân và hộ gia đình có kinh nghiệm đi rừng.
 Điều tra tuyến:

11


- Sau khi khảo sát địa hình khu vực nghiên cứu. Tiến hành lập tuyến điều tra
trên bản đồ và ngoài thực địa sao cho đi qua đƣợc tất cả các trạng thái rừng và sinh
cảnh điển hình trong khu cực nghiên cứu. Tổng số tuyến đã điều tra là 02 tuyến:
- Tuyến 1: Trạm thu vé xe điện Tây Thiên - Đền Thƣợng
+ Tọa độ điểm đầu: E560820 / N2374854
+ Tọa độ điểm cuối: E563478 / N2376435
- Tuyến 2: Đồng Ma - Ao Dứa
+ Tọa độ điểm đầu: E565625 / N2375467
+ Tọa độ điểm cuối: E564958 / N2376678
- Sau đây là sơ đồ tuyến điều tra:

Hình 2.1: Sơ đồ tuyến điều tra tại xã Đại Đình
- Thơng tin diều tra trên tuyến đƣợc ghi nhận theo mẫu biểu sau:
12


Mẫu biểu 2.1: Điều tra tuyến
Tuyến số:

Địa danh:


Điểm bắt đầu:

Điểm kết thúc:

Ngƣời điều tra:

Ngày điều tra:

STT

Tên loài

Số hiệu mẫu

Tọa độ bắt
gặp

Ghi chú

- Quan sát trong phạm vi 10 m về 2 phía, khi gặp lồi thu thập mẫu, chụp
ảnh, bấm tọa độ, ghi các thông tin cần thiết ( số hiệu, tọa độ, độ cao, mơ tả hình thái
và sinh cảnh sống).
- Số hiệu mẫu đƣợc ghi theo thứ tự năm, tháng, ngày, thứ tự phát hiện và
địa danh.
- Tọa độ bắt gặp đƣợc bấm bằng thiết bị định vị toàn cầu (GPS) đã đƣợc hiệu
chỉnh hệ tọa độ VN2000.
 Điều tra trên ơ tiêu chuẩn: thành phần lồi đƣợc bổ sung tại các OTC,
phƣơng pháp điều tra OTC sẽ đƣợc trình bày rõ trong phần nghiên cứu phân bố.
2.4.2.2. Phương pháp xử lý nội nghiệp

Xây dựng bảng danh lục thực vật họ Hồ Tiêu tại xã Đại Đình:
- Tổng hợp tất cả các tài liệu, mẫu, ảnh thu đƣợc trong quá trình điều tra tiến
hành xác định tên cây chƣa biết bằng phƣơng pháp tham khảo chuyên gia hoặc tra
tài liệu. Các tài liệu sử dụng trong quá trình giám định bao gồm:
+ Cây cỏ Việt Nam (1999), Phạm Hoàng Hộ, Quyển 1, Nxb trẻ, TP HCM.
13


+ Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam (2004), Đỗ Tất Lợi, Nxb Y học.
+ Từ điển cây thuốcViệt Nam (2012), Võ Văn Chi, Tập 1-2. Nxb Y học, Hà
Nội.
+ Cheng Y., Xia N., M. G. Gilbert (1999), Flora of China, Vol. 4, Piperaceae,
110-131.
- Lập danh lục cây thuộc họ Hồ Tiêu gồm có tên phổ thơng, tên khoa học.
Mẫu biểu 2.2: Danh lục thực vật họ Hồ Tiêu tại khu vực xã Đại Đình, huyện
Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc.
STT

Tên Phổ thông

Tên khoa học

2.4.3. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm phân bố của thực vật họ Hồ Tiêu tại xã
Đại Đình.
2.4.3.1. Phương pháp điều tra thực địa
 Xác định vị trí phân bố thực vật họ Hồ Tiêu
- Vị trí phân bố của các cá thể thực vật họ Hồ Tiêu sẽ đƣợc thu thập thông tin
về tọa độ và độ cao bằng GPS
- Các cá thể bắt gặp sẽ đƣợc ghi các thông tin theo mẫu biểu sau:
Mẫu biểu 2.3: Tọa độ các điểm bắt gặp cây họ Hồ Tiêu tại khu vực

nghiên cứu
Tọa độ
Tuyến

Điểm

X

Y

14

Độ cao
(m)

Ghi chú


 Phƣơng pháp điều tra tầng cây gỗ:
- Lập OTC: Trong quá trình điều tra tuyến sẽ xác định vị trí phù hợp để lập
các OTC. OTC phải có tính đại diện cho khu vực, diện tích 100 m2 (10m x 10m), có
điều kiện và hồn cảnh rừng đồng nhất, khơng qua đƣờng mịn, khơng có chƣớng
ngại vật. Thơng tin điều tra trong OTC đƣợc ghi nhận trong mẫu biểu sau:
Mẫu biểu 2.4: Điều tra tầng cây gỗ trong OTC
Tuyến số:

OTC số:

Tọa độ OTC


Trạng thái rừng:

Độ tàn che:

Độ che phủ:

Độ dốc:

Hƣớng phơi:

Thành phần cơ giới đất:

Ngƣời điều tra:

Ngày điều tra:

STT

Tên loài

D1.3 (cm) Hvn (m)

Hdc (m)

Cây giá thể họ Hồ
Tiêu

- Xác định một số chỉ tiêu trong OTC:
+ Tọa độ và độ cao: sử dụng GPS
+ Trạng thái rừng: đƣa tọa độ vào bản đồ số về hiện trạng rừng để xác định

trạng thái rừng nơi lập OTC.
+ Độ tàn che: độ tàn che đƣợc đo bằng phần mềm Gap Light Analysis Mobile
App ( GLAMA). Chụp tại 25 điểm trên OTC và tính giá trị trung bình.
+ Độ che phủ: dùng phần mềm Canopeo for Android. Chụp tại 25 điểm trên
OTC và tính giá trị trung bình.

15


+ Độ dốc: sử dụng địa bàn, địa bàn sẽ đƣợc đặt ở vị trí điển hình nhất trong
OTC.
+ Hƣớng phơi: quan sát hƣớng chiếu sáng của mặt trời.
+ Thành phần cơ giới đất: dùng phƣơng pháp xoe con giun để xác định thành
phần cơ giới đất, dùng nƣớc tẩm cho đất dẻo vừa phải, dùng hai lòng bàn tay xoe
đất thành thỏi có đƣờng kính 3 cm, nếu đất khơng xoe đƣợc thành thỏi thì đó là cát,
nếu đất xoe thành từng mảnh rời rạc thì đó là cát pha, nếu đất đứt đoạn khi xoe trịn
thì đó là thịt nhẹ, nếu đất đứt đoạn khi uốn tròn (đƣờng kính 10 cm) thì đó là thịt
trung bình, thỏi liền nhƣng rạn nứt khi uốn thì đó là thịt nặng, vịng trịn ngun
vẹn thì đất đó là sét.
- Đo đạc chỉ tiêu tầng cây gỗ trong OTC:
+ D1.3 : sử dụng thƣớc dây đo chu vi thân cây ở vị trí 1.3m; với những cây chẻ
đơi, nếu vị trí chẻ đơi tính từ gốc cao hơn 1.3m ta sẽ đó đúng vị trí 1.3 m dƣới vị trí
chẻ đơi, với những cây vị trí chẻ đơi thấp hơn 1.3 m ta sẽ đo 2 chu vi; với những
cây bạnh vè và cục u đúng vị trí 1.3m ta sẽ đo dịch lên phía trên.
+ Hvn : phƣơng pháp mộc trắc, dùng 1 cây thƣớc sào có chia vạch, đặt song
song với thân cây và ƣớc chừng chiều cao vút ngọn của cây.
+ Hdc : Đo từ cành dƣới cùng tham gia vào tầng tán
+ Cây giá thể: những cây có xuất hiện lồi thuộc họ Hồ Tiêu sống trên đó
- Phƣơng pháp điều tra tầng cây bụi, thảm tƣơi, cây tái sinh trong OTC. Thông
tin đƣợc ghi trong mẫu biểu sau:


16


Mẫu biểu 2.5: Điều tra cây bụi, thảm tƣơi và cây tái sinh
Tuyến số:

OTC số:

Ngƣời điều tra:

Ngày điều tra:

STT
ODB

Cây tái sinh

Htb cây bụi

Tên

Số

Htb

lƣợng

(m)


lồi

Hvn (m)

Khối

Htb thảm

Lồi

lƣợng

tƣơi (m)

trong họ

thảm khơ
TB (kg)

- Điều tra cây bụi, thảm tƣơi, cây tái sinh bằng cách điều tra 5 ODB trong
OTC.
- Mỗi ơ dạng bản có diện tích 4 m2 .
- Sơ đồ ơ dạng bản trong OTC đƣợc sắp xếp nhƣ hình sau:

Hình 2.2: Sơ đồ ô dạng bản trong ô tiêu chuẩn
- Đo đạc các chỉ tiêu trong ODB:
+ Hvn cây tái sinh đƣợc đo bằng thƣớc dây và cây sào 2 m có chia vạch.
+ Htb cây bụi: TB chiều cao số cây bụi có trong ODB.
+ Htb thảm tƣơi đo chiều cao thảm tƣơi tại 5 điểm trong ODB và tính Htb .
17



×