Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Nghiên cứu đặc điểm hệ thực vật tại khu vực rừng ngập mặn thị xã quảng yên tỉnh quảng ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 73 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
KHOA QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG VÀ MƠI TRƢỜNG
----------o0o----------

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HỆ THỰC VẬT TẠI KHU VỰC RỪNG
NGẬP MẶN THỊ XÃ QUẢNG YÊN, TỈNH QUẢNG NINH
NGÀNH: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN (C)
MÃ SỐ: 310

Giáo viên hướng dẫn
Sinh viên thực hiện
Mã sinh viên
Lớp
Khóa

: TS. Vương Duy Hưng
: Hà Thanh Hằng
: 1353101673
: 58B – QLTNTN (c)
: 2013 - 2017

Hà Nội, 2017


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn tới Ban giám hiệu Nhà trƣờng,
Hội đồng khoa học khoa Quản lý tài nguyên rừng và môi trƣờng, các thầy cô
trong Trƣờng Đại học Lâm nghiệp Việt Nam đã luôn quan tâm, dạy bảo, truyền
dạy những kiến thức, kinh nghiệm quý báu cho chúng tôi và đồng ý cho tôi thực
hiện đề tài “Nghiên cứu đặc điểm hệ thực vật tại khu vực rừng ngập mặn thị


xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh”.
Đặc biệt, tôi xin lời cảm ơn sâu sắc tới thầy hƣớng dẫn Vƣơng Duy Hƣng,
ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ tơi trong q trình đặt vấn đề nghiên
cứu, xây dựng đề cƣơng, thu thập số liệu, giám định và hồn thiện bản báo cáo
này.
Tơi cũng xin gửi lời cảm ơn UBND thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh
và ngƣời dân nơi đây đã giúp đỡ và cung cấp những thơng tin hữu ích
trong q trình thu thập số liệu ngoại nghiệp.
Tơi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình và bạn bè đã ln động viên, ủng hộ
tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài.
Mặc dù bản thân đã rất nỗ lực trong q trình thực hiện đề tài, song do
thời gian có hạn, năng lực cịn hạn chế, kinh nghiệm chƣa có nhiều nên khơng
thể tránh khỏi những thiếu sót. Tơi kính mong nhận đƣợc sự đóng góp ý kiến
quý báu của Hội đồng khoa học Khoa Quản lý tài nguyên rừng và môi trƣờng,
các thầy cô giáo để bài luận văn đƣợc hồn thiện hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, ngày........tháng........năm 2017
Sinh viên thực hiện

Hà Thanh Hằng

i


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................ i
MỤC LỤC ............................................................................................................. ii
DANH LỤC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................ iv
DANH MỤC CÁC BẢNG.................................................................................... v
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, HÌNH .................................................................. vi

DANH MỤC CÁC ẢNH .................................................................................... vii
ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ........................................................ 3
1.1. Những nghiên cứu về RMN trên thế giới. ..................................................... 3
1.2. Những nghiên cứu về RMN ở Việt Nam. ...................................................... 6
CHƢƠNG 2 MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 11
2.1. Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................... 11
2.2. Đối tƣợng nghiên cứu................................................................................... 11
2.3. Nội dung nghiên cứu .................................................................................... 11
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu .............................................................................. 11
2.4.1. Tìm hiểu thành lồi thực vật ..................................................................... 11
2.4.2 Nghiên cứu đặc điểm hệ thực vật ............................................................... 14
2.4.3. Đánh giá tình hình khai thác tài nguyên rừng tại khu vực nghiên cứu ..... 16
2.4.4. Đề xuất giải pháp quản lí và sử dụng bền vững tài nguyên tại khu vực
nghiên cứu ........................................................................................................... 17
CHƢƠNG 3 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC
NGHIÊN CỨU .................................................................................................... 18
3.1. Điều kiện tự nhiên ........................................................................................ 18
3.1.1. Vị trí địa lý ................................................................................................ 18
3.1.2. Đặc điểm địa hình, khí hậu ....................................................................... 19
3.1.3. Nguồn tài nguyên ...................................................................................... 21
3.2. Điều kiện kinh tế-xã hội ............................................................................... 26
3.2.1. Kinh tế ....................................................................................................... 26
ii


3.2.2. Xã hội ........................................................................................................ 26
CHƢƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................. 28
4.1. Thành phần loài thực vật tại rừng ngập mặn thị xã Quảng Yên .................. 28
4.2. Đặc điểm hệ thực vật rừng ngập mặn thị xã Quảng Yên ............................. 30

4.2.1. Đa dạng loài thực vật ................................................................................ 30
4.2.2. Đa dạng cấu trúc hệ thống hệ thực vật ...................................................... 37
4.2.3. Đa dạng dạng sống hệ thực vật ................................................................. 38
4.2.4. Đa dạng các hệ sinh thái tại khu vực nghiên cứu...................................... 40
4.2.5. Giá trị đa dạng sinh học thực vật hệ sinh thái ngập mặn thị xã Quảng Yên...... 44
4.3. Tình hình sử dụng tài nguyên rừng ngập mặn ở khu vực nghiên cứu ......... 48
4.3.1. Tác động tích cực ...................................................................................... 49
4.3.2. Tác động tiêu cực ...................................................................................... 49
4.4. Đề xuất giải pháp quản lý và sử dụng bền vững tài nguyên rừng ngập mặn
tại khu vực nghiên cứu ........................................................................................ 51
4.4.1. Bảo vệ rừng ngập mặn .............................................................................. 51
4.4.2. Giải pháp kĩ thuật ...................................................................................... 51
4.4.3. Giải pháp tuyên truyền .............................................................................. 52
4.4.4. Tăng cƣờng hiệu quả các hoạt động quản lý............................................. 52
KẾT LUẬN – TÒN TẠI – KIẾN NGHỊ ............................................................ 54
Kết luận ............................................................................................................... 54
Tồn tại.................................................................................................................. 55
Kiến nghị ............................................................................................................. 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO

iii


DANH LỤC TỪ VIẾT TẮT
ĐNN

Đất ngập nƣớc

FAO


Tổ chức Lƣơng thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc

HST

Hệ sinh thái

HST RNM

Hệ sinh thái rừng ngập mặn

IUCN

Hiệp hội Bảo tồn thiên nhiên thế giới

KCN

Khu công nghiệp

KTTĐBB

Kinh tế trọng điểm Bắc bộ

NGO

Tổ chức phi chính phủ

RNM

Rừng ngập mặn


UNESSCO

Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quố

UBND

Ủy ban nhân dân

UNEP

Chƣơng trình mơi trƣờng của Liên Hiệp Quốc

WWF

Quỹ động vật hoang dã thế giới

iv


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 4.1. Danh lục các loài thực vật tại RNM thị xã Quảng Yên ...................... 28
Bảng 4.2: Sự phân bố các taxon trong các ngành thực vật khu vực nghiên cứu 37
Báng 4.3. Tỷ lệ dạng sống các loài trong hệ thực vật vùng nghiên cứu ............. 39
Bảng 4.4. Các nhóm cơng dụng chính của tài ngun thực vật vùng nghiên cứu
............................................................................................................................. 44
Bảng 4.5. Các loài cây làm thuốc của hệ sinh thái RNM Quảng Yên ................ 45
Bảng 4.6. Thống kê các hình thức tác động của ngƣời dân tới RNM ................ 48

v



DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, HÌNH
Hình 4.1. Biểu đồ tƣơng quan tỷ lệ số chi, loài, họ trong các ngành thực vật
vùng nghiên cứu .................................................................................................. 38
Hình 4.2. Tỷ lệ % dạng sống hệ thực vật vùng ngập mặn thị xã Quảng Yên ..... 39
Hình 4.3. Quần xã Vẹt dù (Bruguiera gymnorhiza (L.) Lam) ở xã Yên Giang . 40
Hình 4.4. Quần xã Sú (Aegiceras corniculatum (L.) Blanco) ở Đê Liên Minh . 41
Hình 4.5. Quần xã Bần chua + Ơ rô - Sú (Sonneratia caseolaris (L.) Engl +
Acanthus ebracteatus Vahl - Aegiceras corniculatum (L.) Blanco) .................... 42
Hình 4.6. Quần xã thực vật trên đất nhiếm mặn ít chịu tác động của thủy triều 43
Hình 4.7. Tƣơng quan tỷ lệ đa dạng và giá trị sử dụng của các loài thực vật HST
RNM thị xã Quảng n ...................................................................................... 45
Hình 4.8. Ơ nhiễm môi trƣờng do rác thải tại Đê Yên Giang ............................. 50

vi


DANH MỤC CÁC ẢNH
Ảnh 001. SHM: 170321001, Sú –Aegiceras corniculatum (L.) Blanco ............. 30
Ảnh 002. SHM: 170321002, Bần chua - Sonneratia caseolaris (L.) Engl................. 30
Ảnh 003. SHM: 170321003, Ơ rơ biển - Acanthus ebracteatus Vahl ................ 31
Ảnh 004. SHM: 170321004, Vẹt dù – Bruguiera gymnorhiza (L.) Lam. .......... 31
Ảnh 005. SHM: 170321005, Giá - Excoecaria agallocha L. .............................. 32
Ảnh 006. SHM: 170321006, Ráng biển - Acrostichum aureum L. .................... 32
Ảnh 007. SHM: 170321007, Hải cúc - Wedelia biflora (L.) DC. ...................... 33
Ảnh 008. SHM: 170321007, Đậu biển - Canavalia maritima (Aubl.) Thouars ..... 33
Ảnh 009. SHM: 170321009, Tra làm chiếu - Hibiscus tiliaceus L. ................... 34
Ảnh 010. SHM: 170321013, Cói chiếu - Cyperus malaccensis Lam. ................ 34
Ảnh 011. SHM: 170321014, Ráy - Colocasia esculenta (L.) Schott ................. 35

Ảnh 012. SHM: 170321015, Ngọc nữ biển - Clerodendrum inerme (L.) Gaertn.
............................................................................................................................. 35
Ảnh 013. SHM: 170321016, Na biển - Annona glabra L. ................................. 36
Ảnh 014. SHM: 170321017, Nam sài hồ - Pluchea pteropoda Hemsl. ............. 36

vii


ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam đƣợc coi là một trong những trung tâm đa dạng sinh học của
vùng Đông Nam Á. Từ kết quả nghiên cứu về khoa học cơ bản trên lãnh thổ
Việt Nam, nhiều nhà khoa học trong và ngoài nƣớc đều nhận định rằng Việt
Nam là một trong 10 quốc gia ở Châu Á và một trong 16 quốc gia trên thế giới
có tính đa dạng sinh học cao do có sự kết hợp của nhiều yếu tố.
Rừng là tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá của trái đất nói chung và
của mỗi quốc gia nói riêng. Ngoài chức năng cung cấp những lâm sản phục vụ
nhu cầu của con ngƣời, rừng cịn có chức năng bảo vệ môi trƣờng sinh và rừng
là nơi lƣu giữ các nguồn gen động thực vật phục vụ cho cho các hoạt động sản
xuất nơng lâm nghiệp. Rừng có đƣợc những chức năng đó là nhờ có đa dạng
sinh học.
Rừng ngập mặn là một hệ sinh thái đặc biệt mà Việt Nam là một trong
những quốc gia đƣợc thiên nhiên ban tặng. Rừng ngập mặn chỉ có ở các nƣớc
nhiệt đới, á nhiệt đới và có vai trị bảo vệ mơi trƣờng và con ngƣời.
Ở nƣớc ta, với bờ biển dài 3620km đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát
triển kinh tế biển và cho sự phát triển của rừng ngập mặn, với việc hình thành
nhiều bãi bồi đã làm cho diện tích rừng ngập mặn tăng lên một cách đáng kể tạo
nên sự phong phú hơn về số lƣợng lồi và thành phần cây ngập mặn. Rừng ngập
mặn có vai trị quan trọng trong việc bảo vệ mơi trƣờng sống cho các loài động
thực vật và cung cấp nguồn thức ăn cho con ngƣời, bên cạnh đó rừng ngập mặn
có vai trị chắn sóng, chống cát bay và điều hịa khơng khí và cũng là nhân tố

chống lại biến đổi khí hậu.
Hiện nay, trong q trình phát triển kinh tế với tốc độ đơ thị hóa diễn ra
ngày càng mạnh, cùng với tốc độ gia tăng dân số nên con ngƣời đã khai thác và
sử dụng rừng ngập mặn vào nhiều mục đích khác nhau làm cho diện tích rừng
ngày càng bị thu hẹp và thành phần các loài cây ngập mặn bị suy giảm.
Quảng Yên có 2.671 ha rừng ngập mặn, so với các địa phƣơng khác trong
tỉnh thì diện tích rừng ở đây khơng lớn, nhƣng diện tích rừng ở Quảng Yên lại
1


chiếm một vị trí vơ cùng quan trọng trong việc bảo vệ đê điều, phát triển sản
xuất nông nghiệp, bảo vệ nuôi trồng thủy sản... Tuy nhiên do mật độ dân số tăng
nhanh ở vùng ven biển từ đầu thế kỷ 20 đến nay nên sự tàn phá RNM cũng xảy
ra mạnh mẽ. Việc phá rừng để lấy đất sản xuất nông nghiệp trên qui mô lớn
trƣớc đây và việc đắp đầm nuôi tôm quảng canh tràn lan đã thu hẹp diện tích
rừng ngập mặn thị xã Quảng Yên. Mặt khác việc khai thác quá mức cây ngập
mặn để làm củi cũng khá phổ biến. Do đó mà ở khu vực này khơng cịn dấu vết
rừng ngập mặn ngun sinh. Việc đắp đê bao vây đảo Hà Nam và đảo Cát Hải
tạo thành một bức ngăn làm cho độ mặn chênh lệch nhau giữa hai phần phía Bắc
và phía Nam đã ảnh hƣởng đến sự phân bố của một số loài cây ngập mặn.
Xuất phát từ cơ sở thực tiễn trên tôi tiến hành chọn đề tài "Nghiên cứu
đặc điểm hệ thực vật tại khu vực rừng ngập mặn thị xã Quảng Yên, tỉnh
Quảng Ninh" nhằm đánh giá thực trạng về thành phần lồi, đặc điểm phân bố
và tình hình sử dụng tài nguyên thực vật tại địa phƣơng để làm cơ sở đề xuất các
giải pháp quản lý và khai thác, sử dụng RNM một cách bền vững.

2


CHƢƠNG 1

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. Những nghiên cứu về RMN trên thế giới.
Trên thế giới đã có nhiều cơng trình nghiên cứu rừng ngập mặn, trong
cuốn "Thƣ mục nghiên cứu về RNM” (Chƣơng trình Biển KT.03, 1991-1995) đã
liệt kê hơn 420 cơng trình nghiên cứu của 12 quốc gia trong khu vực Châu Á Thái Bình Dƣơng từ năm 1600 đến năm 1975.Trong đó, phần lớn các nghiên
cứu này đều có đề cập đến khu hệ động thực vật phân bố trong hệ sinh thái
RNM một trong những định nghĩa và giá trị của hệ sinh thái này đƣợc khẳng
định : Đất ngập nƣớc rất đa dạng, có mặt khắp mọi nơi và là cấu thành quan trọng
của các cảnh quan trên mọi miền của thế giới, ngày nay rừng ngập mặn đã và
đang bị suy thoái và mất đi ở mức báo động, mặc dù ngày nay ngƣời ta đã nhận
biết đƣợc các chức năng và giá trị to lớn của chúng.
Tài liệu đầu tiên nghiên cứu một cách có hệ thống đầy đủ về vai trị của
rừng ngập mặn do Odum đƣa ra đã phân tích vai trị to lớn của mùn bã phân hủy
từ lá cây đƣớc đỏ (Rhizophora mangle) trong chuỗi thức ăn vùng cửa sông ven
biển Florida. Từ đó, rừng ngập mặn trở thành đối tƣợng đƣợc nhiều nhà khoa
học quan tâm. Nghiên cứu của Ball ở Florida (Mỹ) đã chỉ ra rằng “Cấu trúc mùn
bã hữu cơ phụ thuộc rất nhiều vào mắt xích thức ăn trong hệ sinh thái RNM.
RNM còn là nơi ƣơm nuôi ấu trùng cho nhiều loại cá, giáp xác và động vật thân
mềm”. Ngồi ra, tác giả cịn đƣa ra đƣợc sơ đồ mối quan hệ giữa RNM với các
thành phần sinh vật sống. Nghiên cứu của Robertson và Blaber (1992) (ghi theo
Phan Nguyên Hồng)[8] đã nhận định “Hệ sinh thái RNM có vai trị trong việc
duy trì chất lƣợng môi trƣờng và năng suất đánh bắt trong nghề cá thƣơng mại và thủ
công trên thế giới”.
Theo V.J. Chapman (1975) (ghi theo Phan Nguyên Hồng)[6] có 7 yếu tố
sinh thái cơ bản ảnh hƣởng đến sự phát triển rừng ngập mặn là: Nhiệt độ, thế
nền đất bùn, sự bảo vệ, độ mặn, thủy triều, dòng chảy hải lƣu, biển nông. Tổ
chức UNESCO (1979) và FAO (1982) khi nghiên cứu về rừng và đất rừng ngập
3



mặn ở vùng châu Á Thái Bình Dƣơng cho rằng: Hệ sinh thái rừng ngập mặn
trong khu vực này đã và đang bị đe dọa nghiêm trọng bởi nhiều nguyên nhân
khác nhau. Trong đó ngun nhân chính là do việc khai thác tài nguyên rừng,
đất rừng ngập mặn không hợp lý gây ra các biến đổi tiêu cực đối với môi trƣờng
đất và nƣớc. Các tổ chức này đã khuyến cáo các quốc gia có rừng và đất ngập
mặn, cần phải có những biện pháp hữu hiệu để khắc phục tình trạng này bằng
các giải pháp nhƣ: xây dựng các hệ thống chính sách, văn bản pháp luật về quản
lý sử dụng đất, rừng ngập mặn và nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật trồng,
khoanh nuôi bảo vệ rừng kết hợp với việc xây dựng các mơ hình lâm ngƣ kết
hợp.
Nguyễn Hồng Trí (2006) (ghi theo Phan Ngun Hồng)[8] một số cơng
trình nghiên cứu về lƣợng mƣa, nhiệt độ ảnh hƣởng đến sự sinh trƣởng và phát
triển của cây ngập mặn cho rằng nhiệt độ là nhân tố quan trọng ảnh hƣởng đến
sự sinh trƣởng và phân bố rừng ngập mặn. Cây ngập mặn sinh trƣởng tốt ở mơi
trƣờng có nhiệt độ ấm, nhiệt độ của tháng lạnh nhất không dƣới 20 oC, biên độ
nhiệt theo mùa không vƣợt quá 100C, từ đó đã giải thích sự có mặt của rừng ngập
mặn ở một vùng nào đó tùy thuộc nhiệt độ khơng khí và nhiệt độ nƣớc.
Theo Mazda, Y. et al. (1997)[18] nhận định rằng trong các nhân tố khí hậu
thì lƣợng mƣa là nhân tố quan trọng với vai trò cung cấp nguồn nƣớc ngọt cho
cây ngập mặn tăng trƣởng và phát triển, rừng ngập mặn sinh trƣởng tốt nhất ở
nơi có lƣợng mƣa đầy đủ.
Theo trích dẫn từ Nguyễn Hồng Trí (1999)[7] cho rằng rừng ngập mặn
tồn tại, phát triển ở nơi có độ mặn từ 10-30‰ và các tác giả đã chia thực vật
ngập mặn thành hai nhóm; nhóm phát triển ở độ mặn từ 10-30‰ và nhóm phát
triển ở độ mặn từ 0-10‰, Khi độ mặn càng cao thì sinh trƣởng của cây càng
kém, sinh khối của rễ, thân và lá đều thấp dần, lá sớm rụng.
Theo Ramsar (2000)[19], nhiều tác giả cho rằng đất là nhân tố chính giới
hạn sự tăng trƣởng và phân bố cây ngập mặn. Đất rừng ngập mặn là đất phù sa
bồi tụ có độ muối cao, thiếu O2, giàu H2S, rừng ngập mặn thấp và cằn cỗi trên
4



các bãi lầy có ít phù sa, nghèo chất dinh dƣỡng, sự phát triển của thực vật ngập
mặn liên quan đến số lƣợng phù sa lắng đọng và cây đạt chiều cao cực đại ở nơi
có lớp đất phù sa dày.
Năm 1983, đề án “Chƣơng trình nghiên cứu tổng hợp và đào tạo về hệ
sinh thái rừng ngập mặn Châu Á – Thái Bình Dƣơng” của UNDP/UNESCO[21]
ra đời với sự tham gia chính thức của 12 nƣớc trong khu vực. Cơng trình gồm
tập hợp các báo cáo về tình hình rừng ngập mặn của 11 nƣớc và một số vấn đề
gây tình trạng giảm sút rừng trong khu vực đã đƣợc in trong cuốn “Rừng ngập
mặn Châu Á và Thái Bình Dƣơng: Thực trạng và quản lý, 1996”.
Nhiều cơng trình công bố kết quả nghiên cứu liên quan đến hệ sinh thái
RNM đã đƣợc tổng hợp, thống kê và đăng tải trong tuyển tập các báo cáo tại Hội
thảo của các dự án thuộc khu vực Châu Á - Thái Bình Dƣơng (Umali, 1986).
Trong đó có một số cơng trình cơng bố có liên quan đến các lĩnh vực: Cấu trúc
quần xã và khu hệ động thực vật và các thảm thực vật phân bố trong vùng RNM;
Năng suất mạng lƣới thức ăn và dịng năng lƣợng, chu trình dinh dƣỡng trong hệ
sinh thái RNM; Các đặc tính thuỷ lý, thuỷ hóa trong hệ sinh thái RNM; Mối liên
quan giữa RNM và các hệ sinh thái, các quần xã động vật đáy, quần xã biển
khơi, quần xã sinh vật vùng triều và đề xuất phƣơng hƣớng quản lý RNM ở các
quốc gia.
Trong vài thập kỷ gần đây chúng ta đã chứng kiến sự biến đổi sâu sắc trong
nhận thức về ĐNN, đặc biệt là sự thay đổi trong cách nhìn nhận về tầm quan
trọng của vùng ĐNN của các cá nhân và tổ chức có liên quan. Trong cuốn “Các
chức năng và giá trị của đất ngập nước: thực trạng hiểu biết của chúng ta” của
Oreeson (ghi theo Tateda, Y. (2005))[20] đã cho thấy 84% tổng số các trích dẫn là
của các cơng trình nghiên cứu trong thập kỷ 70, 14% của các cơng trình thập kỷ
60 và chỉ có 2% là trích dẫn từ các cơng trình trƣớc năm 1960. Những nghiên cứu
này tạo ra một bƣớc đột phá trong hoạt động khoa học tại các trung tâm và viện
nghiên cứu có liên quan.


5


Khu vực Châu Á và Đông Nam Á là nơi có diện tích ĐNN lớn của thế giới.
Do mật độ dân cƣ cao (chiếm 60% số dân toàn thế giới) các cộng đồng dân cƣ nơi
đây phụ thuộc rất nhiều vào tài nguyên ĐNN. Vì thế, ĐNN của khu vực này đang
phải đối mặt với tình trạng suy thối nghiêm trọng và một số vùng ĐNN có nguy
cơ bị xố sổ. Hiện nay, các nghiên cứu về ĐNN tại khu vực châu Á và Đông Nam
Á chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực: Xác định loại hình và sự phân bố của ĐNN;
Nghiên cứu các mối đe doạ, những ảnh hƣởng, tác động hiện nay và yêu cầu về
bảo vệ ĐNN, đa dạng sinh học của các vùng ĐNN. Hƣớng nghiên cứu này đã thu
hút nhiều tổ chức quốc tế nhƣ Hiệp hội bảo tồn thiên nhiên thế giới (The World
Conservation Union - IUCN), Chƣơng trình mơi trƣờng của Liên hợp quốc
(UNEP), Quỹ động vật hoang dã thế giới (WWF), các tổ chức phi chính phủ
(NGO). Trong đó quan trọng nhất là vai trị của IUCN vì đây là tổ chức trực tiếp
hỗ trợ về tài chính và là cơ quan phối hợp kết nối với các hoạt động với các tổ
chức khác trong việc bảo vệ và nghiên cứu ĐNN trên Thế giới.
1.2. Những nghiên cứu về RMN ở Việt Nam.
Cơng trình nghiên cứu có hệ thống về rừng ngập mặn đầu tiên ở Việt Nam
là của Vũ Văn Cƣơng (1964) (ghi theo Phan Nguyên Hồng)[9] về các quần xã
thực vật ở rừng Sát thuộc vùng Sài Gòn –Vũng Tàu. Tác giả đã chia thực vật ở
đây thành 2 nhóm: nhóm thực vật nƣớc mặn và nhóm thực vật nƣớc lợ. Đƣng
phân bố ven sơng Sồi Rạp, Đơng Tranh và một số cửa sơng nhỏ; Cóc trắng gặp
rải rác ở những nơi đất cao, Vẹt đen gặp ở vùng nƣớc lợ.
Lê Công Khanh (1986) (ghi theo Phan Nguyên Hồng)[6] mô tả các đặc
điểm sinh học để phân biệt các chi, các họ cây có trong rừng ngập mặn. Tác giả
đã xếp 57 loài cây ngập mặn vào 4 nhóm dựa vào tính chất ngập nƣớc và độ
mặn của nƣớc: Nhóm mọc trên đất bồi ngập nƣớc mặn (độ mặn của nƣớc từ 1532‰) có 25 lồi, trong đó có Đƣng, Cóc trắng; nhóm sống trên đất bồi thƣờng
ngập nƣớc lợ (độ mặn 0,5 - 15‰) có 9 lồi, trong đó có Vẹt đen và nhóm sống

trên đất bồi ít ngập nƣớc lợ có 12 lồi

6


Phùng Trung Ngân và Châu Quang Hiền (1987) (ghi theo Phan Nguyên
Hồng)[8] đã đề cập đến 7 kiểu thảm thực vật ngập mặn ở Việt Nam: Rừng Mấm
hoặc Bần đơn thuần, rừng Đƣớc đơn thuần, rừng Dừa nƣớc, rừng hỗn hợp
vùng triều trung bình, rừng Vẹt –Giá vùng đất cao, Rừng Chà là -Ráng đại và
trảng thối hóa.
Phan Ngun Hồng và cộng sự (1999)[7] cho rằng Đƣng khơng có ở miền
Bắc Việt Nam, chỉ có ở ven biển miền Trung và Nam Bộ. Quần xã Đƣng tiên
phong ở phía Tây bán đảo Cam Ranh, gặp ở phía trong quần xã Mấm trắng, Bần
trắng trên đất ngập triều trung bình. Cóc trắng gặp cả ở ba miền, trên vùng đất
cao ngập triều không thƣờng xuyên, nền đất tƣơng đối chặt. Vẹt đen khơng có ở
miền Bắc, gặp ở vùng nƣớc lợ ở miền Nam. Trang phân bố từ Bắc vào Nam,
chịu đƣợc biên độ nhiệt khá khắc nghiệt, hiện đƣợc trồng nhiều ở miền Bắc.Đỗ
Hữu Thƣ, Đào Mạnh Sơn, Vũ Trung Tạng …., đã nghiên cứu tổng quan rừng
ngập mặn ở Việt Nam đã xây dựng nên bản đồ phân bố rừng ngập mặn Việt
Nam và định hƣớng quy hoạch cho một số vùng ở Việt Nam
Phan Nguyên Hồng (1999)[7] đã đề cập đến vấn đề phân bố, sinh thái, sinh
lý sinh khối... rừng ngập mặn Việt Nam. Số loài cây ngập mặn ở miền Bắc Việt
Nam ít hơn và có kích thƣớc cây bé hơn ở miền Nam vì có nhiệt độ thấp trong
mùa đơng. Vùng ít mƣa, số lƣợng lồi và kích thƣớc cây giảm. Khiđiều kiện khí
hậu và đất khơng có sự khác biệt nhau lớn thì vùng có chế độ bán nhật triều cây
sinh trƣởng tốt hơn vùng có chế độ nhật triều. Độ mặn là một trong những nhân
tố quan trọng nhất ảnh hƣởng đến sự sinh trƣởng, tỷ lệ sống của các loài và phân
bố rừng ngập mặn. Loại rừng này phát triển tốt ở nơi có nồng độ muối trong
nƣớc từ 10-25‰. Trong các nhân tố sinh thái thì khí hậu, thủy triều, độ mặn và
đất đóng vai trị quyết định sự sinh trƣởng và phân bố của thảm thực vật rừng

ngập mặn. Các nhân tố khác góp phần tích cực trong việc phát triển hay hạn chế
của kiểu thảm thực vật này.

7


Theo Thái Văn Trừng có 3 nhóm nhân tố sinh thái phát sinh rừng ngập
mặn: Thứ nhất là tính chất lý hóa của đất, thứ hai là cƣờng độ và thời gian ngập
của thủy triều, thứ ba là độ mặn của nƣớc.
Một trong số những dự án đầu tiên có liên quan đến ĐNN ở Việt Nam là
“Dự án sông Mê Kông và đồng bằng sông Cửu Long” của Uỷ ban sơng Mê Kơng
(1957) do chính phủ 4 nƣớc Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam thành lập.
Tiếp theo là một loạt các đề tài, dự án, chƣơng trình điều tra tổng hợp cũng nhƣ
nghiên cứu các hợp phần của ĐNN từ những năm 1980 cho đến nay. Trong
chƣơng trình điều tra cơ bản tài nguyên thiên nhiên toàn quốc, một chƣơng trình
cấp nhà nƣớc do Uỷ ban khoa học kỹ thuật Nhà nƣớc chủ trì 1984 - 1986 đã bƣớc
đầu đề xuất tới việc bảo vệ thiên nhiên những vùng đất ngập nƣớc. Năm 1989,
Việt Nam tham gia công ƣớc Ramsar, trên cơ sở các văn bản Công ƣớc, các tài
liệu khoa học trong nƣớc và quốc tế về những vấn đề có liên quan đến đất ngập
nƣớc đã đƣợc tập hợp lại, xác định những nội dung “nghiên cứu về đất ngập
nƣớc” một cách chính thức ở Việt Nam.
Về kiểm kê và phân tích các chức năng, giá trị của ĐNN có các cơng trình
của Lê Diên Dực, Vũ Văn Dũng và Nguyễn Hữu Thắng. Trong cơng trình nghiên
cứu của Lê Diên Dực (1989)[3], đã kiểm kê và công bố 32 vùng ĐNN quan trọng,
cần đƣợc bảo vệ của nƣớc ta. Trong các nghiên cứu làm cơ sở khoa học cho việc
quy hoạch các Khu bảo tồn ĐNN ở Việt Nam, Vũ Văn Dũng và Nguyễn Hữu
Thắng đã thống kê tƣơng đối đầy đủ các kiểu ĐNN là ao hồ (tự nhiên và nhân tạo),
đầm phá cần quy hoạch thành các khu bảo tồn. Sau đó là hàng loạt các cơng trình
kiểm kê và phân loại ĐNN đã làm rõ nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn của nghiên
cứu ĐNN, đánh giá tổng quan các loại hình ĐNN, tiềm năng, tình hình quản lý, sử

dụng, các áp lực, mối đe doạ, chiến lƣợc bảo vệ và phát triển bền vững ĐNN trên
tồn lãnh thổ Việt Nam…..
Chƣơng trình khoa học bảo vệ đất ngập nƣớc toàn cầu do WWF và IUCN
đồng chủ trì và hỗ trợ thực hiện năm 1985 - 1987 đã có ảnh hƣởng tới sự khởi
động nhận thức về lĩnh vực đất ngập nƣớc ở nƣớc ta. Cơ quan quản lý và chỉ đạo
8


cấp Nhà nƣớc trong các chƣơng trình nghiên cứu về ĐNN là Cục Bảo vệ môi
trƣờng thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng đã thực sự tạo nên những định hƣớng
và giải pháp phát triển nghiên cứu, chƣơng trình hành động quản lý và bảo vệ
những vùng đất ngập nƣớc của Việt Nam.
Năm 2003, Việt Nam cũng đã có những cố gắng trong công tác nghiên cứu,
quản lý và bảo tồn ĐNN nhƣ: “Chƣơng trình bảo tồn đất ngập nƣớc quốc gia”;
Nghị định 109/2003/NĐ-CP về bảo tồn và phát triển bền vững các vùng ĐNN;
“Chiến lƣợc quản lý hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam đến năm 2010” (số
192/2003/QĐ-TTg), v.v....
Năm 2004, Phan Nguyên Hồng (2004)[9] trong báo cáo về lịch sử nghiên cứu
ĐNN Việt Nam đã thống kê hơn 500 nghiên cứu về khí tƣợng thủy văn, địa chất,
địa mạo, ĐDSH, hệ cửa sông ven biển, hệ đầm phá, HST RNM, HST rạn san hô,
thảm cỏ biển. Các nghiên cứu này đã góp phần đóng góp vào bộ tƣ liệu nghiên cứu về
ĐNN ven biển Việt Nam.
Năm 2015, Trần Văn Thụy, Phạm Minh Dƣơng, Nguyễn Thái Bình,
Nguyễn Văn Cƣờng (2015)[13], đã công bố các dẫn liệu về đa dạng sinh học hệ
sinh thái bãi bồi trong đó các nghiên cứu về các quần xã thực vật ngập mặn
huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình.
Những năm gần đây, các hoạt động nghiên cứu về ĐNN ở Việt Nam chủ
yếu tập trung vào các vấn đề: Vai trị mơi trƣờng của các hệ sinh thái đất ngập
nƣớc ở Việt Nam đối với đa dạng sinh học trong bối cảnh biến đổi khí hậu
(Tổng cục Mơi trƣờng, 2012) nhằm những định hƣớng chiến lƣợc về bảo tồn, sử

dụng, quản lý và phát triển bền vững các vùng ĐNN trong tƣơng lai.
Nhìn chung những nghiên cứu trên là định hƣớng cơ bản cho mục tiêu
nghiên cứu của đề tài nhằm tiến tới xây dựng các giải pháp cho phát triển bền
vũng lãnh thổ khu vực nghiên cứu.
Nhìn chung, những nghiên cứu về đặc điểm hệ thực vật rừng ngập mặn tại
Việt Nam mặc dù mới chỉ bắt đầu từ vài thập kỷ nay, song cũng đã đạt đƣợc
những thành tựu nhất định trên nhiều phƣơng diện.
9


Trong những năm gần đây, nhận thức về tầm quan trọng của RNM ngày
càng sâu sắc hơn, nhiều nhà khoa học đã chú ý quan tâm tới hƣớng nghiên cứu
này, Chính phủ cũng tăng cƣờng đầu tƣ kinh phí cho việc nghiên cứu về RNM
với mục đích phục hồi các hệ sinh thái RNM góp phần bảo vệ đê biển.
Để quản lý hệ sinh thái rừng ngập mặn một cách tốt nhất, cần có những nghiên
cứu chuyên sâu về đặc điểm cấu trúc, thành phần loài, phân bố, chức năng… của
rừng ngập mặn. Kết quả của chúng là tƣ liệu quan trọng để kế thừa và phát triển
cho những nghiên cứu hoàn chỉnh hơn, nhăm sử dụng hiệu quả RNM để phát
triển kinh tế và bảo vệ môi trƣờng Việt Nam.

10


CHƢƠNG 2
MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Xác định đƣợc các đặc điểm đặc trƣng của hệ thực vật rừng ngập mặn tại
khu vực thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh làm cơ sở đề xuất các giải pháp
quản lí và sử dụng tài nguyên thực vật tại đây một cách hiệu quả.
2.2. Đối tƣợng nghiên cứu

Đối tƣợng nghiên cứu: Toàn bộ hệ thực vật và thảm thực vật thuộc hệ
sinh thái RNM thuộc xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh.
Phạm vi nghiên cứu: Đƣợc thực hiện trên các tuyến điều tra trên khu vực
rừng ngập mặn thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh trong thời gian từ ngày
22 tháng 03 năm 2017 đến ngày 31 tháng 03 năm 2017
2.3. Nội dung nghiên cứu
- Điều tra thành phần loài thực vật tại khu vực nghiên cứu
- Đánh giá các đặc trƣng của hệ thực vật tại khu vực nghiên cứu
- Đánh giá tình hình sử dụng tài nguyên tại khu vực nghiên cứu
- Đề xuất giải pháp quản lí và sử dụng bền vững tài nguyên thực vật
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.4.1. Tìm hiểu thành loài thực vật
2.4.1.1. Phương pháp ngoại nghiệp
a. Phƣơng pháp điều tra, thu mẫu
Để phục vụ công tác điều tra ngoại nghiệp, tơi tiến hành tìm hiểu, thu thập
các thơng tin về khu vực nghiên cứu có liên quan và chuẩn bị một số dụng cụ
phục vụ công tác điều tra nhƣ: GPS, biểu điều tra, thƣớc dây, thƣớc kẻ, máy ảnh,
dao, etiket.
b. Điều tra sơ bộ
Tiến hành điều tra sơ bộ nhằm xác định ranh giới, phạm vi cũng nhƣ điều
kiện địa hình thực tế của khu vực nghiên cứu. Từ đó làm cơ sở xác định vị trí để

11


đặt các tuyến điều tra tỷ mỷ tất cả các lồi của hệ thực vật núi đá vơi tại khu vực
nghiên cứu.
c. Điều tra tỷ mỷ
Các tuyến điều tra đƣợc lập dựa trên kết quả điều tra sơ bộ thực tế của khu
vực nghiên cứu. Các tuyến điều tra phải đi qua tất cả vị trí của RNM, khơng

trùng lặp, từ tuyến điều tra chính thiết lập các tuyến điều tra phụ, cứ khoảng
100m thì lập 2 tuyến phụ về 2 bên, trên mỗi tuyến tiến hành điều tra tất cả các
lồi thực vật
Phƣơng pháp thu mẫu: mơ tả các đặc điểm của loài và ghi vào phần lý lịch
mẫu, thu mẫu, ghi số hiệu mẫu vào etiket, treo số hiệu mẫu lên mẫu vật thu và
chụp ảnh.
Nguyên tắc thu mẫu:
- Mẫu thu phải là mẫu đại diện nhất của cây, thể hiện đƣợc các đặc điểm
của loài.
- Mẫu thu phải có đầy đủ các bộ phận cành, lá và hoa đối với cây lớn; thu
mẫu cả cây đối với cây thân thảo, quả (nếu có).
- Cách đánh số hiệu mẫu: các mẫu thu trên cùng một cây thì đánh cùng
một số hiệu mẫu. Ghi số hiệu mẫu theo tháng – ngày – số thứ tự mẫu.
- Khi thu mẫu phải ghi chép ngay những đặc điểm mà mẫu không thể hiện
đƣợc nhƣ đặc điểm vỏ cây, kích thƣớc cây, màu sắc của hoa, quả, nhựa mủ, mùi
vị,… Sau khi thu mẫu và ghi số hiệu mẫu, treo etiket lên mẫu, đặt mẫu lên tấm bìa
phẳng, màu đồng nhất và chụp ảnh. Chụp cả mặt trƣớc, mặt sau lá, cuống lá, mép
lá, gân lá, hoa, quả (nếu có) hoặc một số đặc điểm đặc biệt đặc trƣng của loài.
2.4.1.2. Phương pháp nội nghiệp.
a. Giám định mẫu
Giám định mẫu theo phƣơng pháp hình thái so sánh. Tham khảo các tài
liệu về thực vật để xác định đƣợc tên sơ bộ ban đầu của các mẫu. Những mẫu
chƣa biết tên tiếp tục tiến hành tra cứu các tài liệu chuyên khảo và hỏi ý kiến
chuyên gia. Khi đã xác định đƣợc tên các lồi thì tiến hành kiểm tra lại tên khoa
học bằng các tài liệu khoa học để hạn chế mức tối đa sự nhầm lẫn, sai sót.
12


b. Xây dựng bảng danh lục các loài thực vật
Xây dựng bảng danh lục theo hệ thống phân loại của Brummit (1992), các

loài đƣợc sắp xếp theo mẫu biểu 01.
Mẫu biểu 01. Danh lục thực vật rừng ngập mặn tại thị xã Quảng Yên,
tỉnh Quảng Ninh

TT

1

Tên

Tên

Việt

khoa

Nam

học

2

3

Dạng

Công

sống


dụng

4

5

Mức độ Số
quý

hiệu

hiếm

mẫu

6

7

Ảnh

8

Ghi chú:
Cột 1: Thứ tự của taxon trong danh lục
Cột 2: Ghi tên phổ thơng của các taxon (ngành, lớp, họ, lồi)
Cột 3: Ghi tên khoa học của các ngành, lớp, họ và loài, xếp theo các
ngành thực vật từ thấp đến cao. Các họ trong ngành (lớp) và các loài trong họ
đƣợc xếp theo thứ tự trong bảng chữ cái abc.
Cột 4: Dạng sống theo cách phân loại của Raunkiaer (1934). Gồm các

nhóm sau: Cây chồi trên (Ph); Cây chồi trên to (Mg); Cây chồi trên nhỡ (Me);
Cây chồi trên nhỏ (Mi); Cây chồi trên lùn (Na); Cây bì sinh (Ep); Dây leo gỗ
(Lp); Cây chồi sát đất (Ch); Cây chồi nửa ẩn (Hm); Cây chồi ẩn (Cr); Cây một
năm (T)
Cột 5: Giá trị sử dụng của lồi thƣc vật đó trên theo cách phân chia nhóm
cơng dụng nhƣ sau: Cây lấy gỗ (G); Cây trồng rừng và phụ trợ trong nông lâm
nghiệp (Tr); Cây cho giấy-sợi (S); Cây làm cảnh (Ca); Cây cho nhựa (Nh); Cây
có dầu béo (Db); Cây dùng làm thức ăn cho ngƣời (Tha); Cây dùng làm thức ăn
cho gia súc (Ths); Cây cho tannin (Ta); Cây cho chất tạo màu, nhuộm (Nhu);
Cây làm thuốc (Th); Cây cho tinh dầu (Td); Cây dùng làm vật liệu xây dựng
(Xd).

13


Cột 6: Mức độ quý hiếm ghi theo phân hạng của IUCN (2016), Sách Đỏ
Việt Nam 2007, Nghị định 32 của Chính phủ năm 2006.
Cột 7, 8: Các thơng tin về số hiệu mẫu và ảnh mẫu đã thu đƣợc tại khu
vực nghiên cứu.
2.4.2 Nghiên cứu đặc điểm hệ thực vật
2.4.2.1. Phương pháp kế thừa số liệu
Thu thập số liệu có liên quan về kinh tế xã hội của các cơ quan địa phƣơng
từ cấp huyện đến cấp xã, thôn nhƣ: Thống kê, kế hoạch, quản lý ruộng đất, nông
nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, giao thông, thủy lợi, du lịch, y tế, giáo dục,... tại
khu vực nghiên cứu. Bên cạnh đó, thu thập các số liệu, tài liệu sơ cấp và thứ cấp,
tiến hành tổng hợp, xử lý và đánh giá các thông tin, kế thừa các kết quả nghiên
cứu liên quan.
Các số liệu phỏng vấn chính quyền địa phƣơng, ngƣời dân sau đó kiểm tra,
phân tích so sánh, đối chiếu và kết hợp với các nguồn thông tin thứ cấp nhằm
đánh giá một cách thực tế về hiện trạng kinh tế - xã hội tại khu vực nghiên cứu.

Bên cạnh đó đề tài tham vấn ý kiến chuyên gia và các cơ quan quản lý cấp trung
ƣơng về cơ chế chính sách phù hợp hỗ trợ thực hiện các hoạt động quản lý ở địa
phƣơng. nhu cầu và nguyện vọng của ngƣ dân và các vấn đề liên quan đến nguồn
lợi thuỷ sản trong các vùng RNM nghiên cứu.
Các tài liệu kế thừa bao gồm:
- Các tài liệu liên quan đến hiện trạng và phân bố của RNM xã Quảng Yên
- Các tài liệu về hiện trạng đa dạng sinh học của RNM xã Quảng Yên
- Số liệu về trạng thái và trữ lƣợng của RNM xã Quảng Yên
Trên cơ sở những nguồn tài liệu thu thập đƣợc trong các báo cáo khoa học,
đề tài ở địa phƣơng và các cơ quan nghiên cứu từ trƣớc đến nay, tôi đã tiến hành
thống kê, phân tích, tổng hợp, đánh giá và xử lý các số liệu.
2.4.2.2. Phương pháp điều tra khảo sát thực địa
Nhiều đợt khảo sát thực địa trong ranh giới vùng nghiên cứu đƣợc tiến
hành nhằm thu thập các tƣ liệu phân tích hệ sinh thái. Những đợt khảo sát trên
14


đƣợc tiến hành bài bản về các phƣơng pháp phân tích cấu trúc các quần xã thực
vật, các dấu hiệu của quần xã trên ảnh viễn thám, định loại các loài thực vật bằng
phƣơng pháp giúp đỡ của các chuyên gia tại chỗ hoặc thơng qua hình ảnh chụp tại
thực địa về phân tích trong phịng thí nghiệm....Những số liệu này dùng để:
+ Điều tra thành phần hệ thực vật theo quan niệm và phƣơng pháp truyền
thống, định loại mẫu vật theo phƣơng pháp chuyên gia và phƣơng pháp so sánh
hình thái. Ngồi ra, báo cáo kế thừa các tƣ liệu khoa học đã công bố khác của
các nhà thực vật học có uy tín đã cơng bố (trong danh mục tài liệu tham
khảo),từ đó lựa chọn một số lồi đã xác định hoặc có khu phân bố phủ lên vùng
nghiên cứu.
+ Đánh giá tính đa dạng sinh học thành phần loài, đặc trƣng cấu trúc
thành phần loài của hệ thực vật. Tính đa dạng về các mối quan hệ giữa hệ thực
vật vùng nghiên cứu với các hệ thực vật khác, nhằm khẳng định tính độc đáo

của hệ thực vật có hoặc khơng.
+ Đánh giá tính đa dạng và mức độ giàu loài quý hiếm (theo IUCN, trong
sách đỏ Việt Nam, 2007), lồi có giá trị tài ngun. (theo”Tài nguyên thực vật
Đông Nam Á - Prosea, 1995”)
+ Đánh giá tính đa dạng bản chất sinh thái hệ thực vật. Các nguyên tắc đánh
giá dựa trên sự phân chia dạng sống thực vật của Raunker (1937).
Ngƣời đầu tiên đƣa ra cách phân loại dạng sống là C. Raunkiaer, sau này
đƣợc gọi là Raunkiær's plant life forms (phổ dạng sống của Raunkiaer – 1934) .
Sau này dạng sống của C. Raunkiaer đƣợc vận dụng cho nghiên cứu hệ thực vật
và chi tiết hóa thêm nhƣ sau:
A.Phanerophytes (Ph): Là cây chồi trên, có chồi tái sinh cách mặt đất từ
25cm trở lên
1. Megaphanerophytes: Là cây gỗ cao từ 25m trở lên
2. Mesophanerophytes: Là cây gỗ cao từ 8m – 25m
3. Microphanerophytes: Là cây gỗ dạng bụi và cây bụi cao từ 2m – 8m

15


4. Nanophanerophytes: Là cây bụi lùn, cây thảo hoá gỗ cao từ 25 cm –
2m
5. Epiphytes: Gồm các lồi bì sinh sống lâu năm trên thân, cành cây và
bám trên đá...
6. Liannes: Cây chồi trên dạng dây leo thân hoá gỗ hoặc thân thảo.
7. Herbaceous: Cây chồi trên thân thảo hóa gỗ
B. Chamaephytes (Ch): Cây chồi thấp cách mặt đất dƣới 25 cm
C. Hemicryptophytes (He): Cây có chồi nằm sát mặt đất, đƣợc lá khô che phủ bảo
vệ
D. Cryptophytes (Cr): Chồi nằm dƣới đất hay đất dƣới nƣớc
E.Therophytes(Th): Cây sống một năm, tái sinh bằng hạt

2.4.3. Đánh giá tình hình khai thác tài nguyên rừng tại khu vực nghiên cứu
2.4.3.1. Phương pháp kế thừa số liệu
Trùng với phƣơng pháp 1 của nội dung Nghiên cứu đặc điểm hệ thực vật.
2.4.3.2. Phương pháp điều tra phỏng vấn
Phỏng vấn cán bộ kiểm lâm (02 ngƣời, thƣờng là kiểm lâm địa bàn) về
hiện trạng các lồi thực vật có trên khu vực RMN thuộc địa bàn xã Quảng Yên;
tình hình khai thác, sử dụng, buôn bán và thực trạng quản lý các hoạt động khai
thác, bn bán các lồi thực vật này.
Phỏng vấn cán bộ xã/thôn: tại UBND xã, chọn từ 2 – 3 cán bộ khuyến
nông – lâm xã, hoặc trƣởng ban Lâm nghiệp xã về thực trạng khai thác, sử dụng
và bn bán các lồi thực vật có trên địa bàn RMN xã.
Phỏng vấn hộ gia đình: tại mỗi bản lựa chọn ngẫu nhiên 10 hộ gia đình từ
các nhóm hộ khác nhau, thực hiện phỏng vấn theo bảng hỏi định trƣớc các thơng
tin về thành phần lồi, tình hình khai thác, sử dụng và bn bán các lồi thực vật
của gia đình; ngồi ra tìm hiểu những thuận lợi, khó khăn đối với họ khi khai
thác và sử dụng các lồi thực vật RMN cho các mục đích khác nhau. Các đối

16


tƣợng và nội dung phỏng vấn thể hiện trong bộ câu hỏi phỏng vấn ở phần phụ
lục 02.
2.4.4. Đề xuất giải pháp quản lí và sử dụng bền vững tài nguyên tại khu vực
nghiên cứu
Dựa vào kết quả nghiên cứu để đề xuất các giải pháp về kinh tế, kĩ thuật,
tuyên truyền và quản lí một cách bền vững.

17



×