Tải bản đầy đủ (.pdf) (41 trang)

Khảo sát động lực trầm tích bề mặt tại khu vực rừng ngập mặn rạch Cồn Bửng, Thạnh Phú Tỉnh Bến Tre pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.73 MB, 41 trang )





Khảo sát động lực trầm tích bề mặt tại khu vực
rừng ngập mặn rạch Cồn Bửng, Thạnh Phú Tỉnh
Bến Tre











- 90 -
Chương 5
Khảo sát động lực trầm tích bề mặt tại khu vực rừng
ngập mặn rạch Cồn Bửng, Thạnh Phú Tỉnh Bến Tre
5.1 MỤC ĐÍCH VÀ NỘI DUNG KHẢO SÁT
5.1.1 Mục đích khảo sát
Khảo sát và đo đạc động lực trầm tích bề mặt và quá trình bồi xói ở vùng rừng
ngập mặn rạch Cồn Bửng, Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre.
Phân tích và đánh giá sự xói mòn và bồi tụ tại khu vực khảo sát.
5.1.2 Nội dung thực hiện
Phân tích mẫu đất tại khu vực khảo sát.
Khảo sát sự xói b
ồi bề mặt bằng tracer stick.


Khảo sát sự xói lở đường bờ bằng các mốc cọc.
Khảo sát sự thay đổi đường bờ bằng máy định vị GPS.
5.1.3 Thời gian đo đạc
Từ tháng 10/2008 đến tháng 05/2009 chia làm các đợt đo như sau:
1) Đợt 1 ngày 12/10/2008
2) Đợt 2 ngày 09/11/2008
3) Đợt 3 ngày 22/12/2008
4) Đợt 4 ngày 11/01/2009
5) Đợt 5 ngày 18/01/2009
6) Đợt 6 ngày 05/03/2009
7) Đợt 7 ngày 22/03/2009
8) Đợt 8 ngày 12/04/2009
9) Đợt 9 ngày 12/05/2009
- 91 -
5.2 VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN TẠI KHU VỰC
NGHIÊN CỨU TRONG THỜI GIAN KHẢO SÁT
5.2.1 Vị trí địa lý
Khu vực khảo sát là tại rạch Cồn Bửng thuộc vùng cửa sông Cổ Chiên, huyện
Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre (Hình 5.1). Sông Cổ Chiên nằm ở phía Nam tỉnh Bến Tre, có
chiều dài khoảng 80 km và là ranh giới tự nhiên giữa tỉnh Bến Tre và hai tỉnh Vĩnh
Long, Trà Vinh. Khu vực khảo sát có tọa độ từ 9
0
50,592’- 9
0
51,618’ vĩ độ Bắc,
106
0
39,982’- 106
0
40,527’ kinh độ Đông. Tại khu vực này có một con rạch lớn chảy từ

Cồn Bửng đổ ra cửa sông Cổ Chiên.
5.2.2 Gió mùa
Do vị trí khảo sát nằm ngay vùng cửa sông nên chịu ảnh hưởng nhiều của sóng
gió, với khí hậu nhiệt đới gió mùa có hai mùa riêng biệt là mùa khô và mùa mưa. Mùa
mưa ở vùng cửa sông ven biển tỉnh Bến Tre bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào tháng
11. Mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau [1]. Trong thời gian khả
o sát, gió
mùa có sự thay đổi như sau: Trong mùa mưa, gió thịnh hành theo hướng Tây Nam đến
Tây Tây Nam, tốc độ trung bình cấp 3-4; đến tháng 10 trở đi gió chuyển sang hướng
Đông Bắc với tốc độ cấp 2; và đến tháng 2,3 thì gió theo hướng Đông Bắc đến Đông
Nam với tốc độ cấp 3-4; sang tháng 4, gió chuyển sang hướng Đông đến Đông Nam
với tốc độ cấp 3-4.
5.2.3 Lượng mưa tại huyện Thạnh Phú từ 10/2008 đế
n 05/2009
Hình 5.2 là biểu đồ lượng mưa tại Thạnh Phú trong thời gian khảo sát. Ta thấy
lượng mưa cao nhất là khoảng 421,1mm vào tháng 10/2008 và khoảng 313,7mm vào
tháng 11/2008. Từ tháng 12/2008 đến 05/2009 thì lượng mưa nhỏ, không đáng kể hoặc
không mưa.
5.2.4 Độ cao triều cực đại tại sông Hàm Luông
Hình 5.3 biểu diễn độ cao triều cực đại trong khoảng thời gian từ tháng 10/2008
đến tháng 03/2009. Ta thấy dao động triều cực đại cao nhất vào tháng 10, tháng 11 và
tháng 12. Sau tháng 12, biên độ dao động tri
ều cực đại có khuynh hướng giảm dần.
- 92 -



Hình 5.1: Bản đồ tỉnh Bến Tre và vị trí khu vực khảo sát Thạnh Phú - Bến Tre
(a) Bản đồ tỉnh Bến Tre
(b) Vị trí khu vực khảo sát (Ảnh chụp ngày 12/10/2008)

- 93 -

Hình 5.2: Lượng mưa tại Thạnh Phú (Bến Tre) từ 10/2008 đến 05/2009
(Nguồn: Trung tâm khí tượng thủy văn Bến Tre)


Hình 5.3: Độ cao triều cực đại trong tháng từ 10/2008 đến 05/2009
(Nguồn: Trung tâm khí tượng thủy văn Bến Tre)
- 94 -
Chênh lệch giữa đỉnh – chân triều những ngày triều lớn có thể từ 2,5 – 3,5m. Biên độ
hàng ngày kỳ triều cường thường gấp 1,5 lần đến 2 lần kỳ triều kém, nhưng với vùng
bán nhật triều không đều như Thạnh Phú sự chênh lệch này không lớn [6].
5.3 PHÂN TÍCH MẪU TRẦM TÍCH
Các mẫu đất thu thập từ khu vực rạch Cồn Bửng vào tháng 10/2008 được tiến
hành phân tích kích thước và thành phần hạt.
Các mẫu
đất được lấy trên bề mặt mặt đất đến độ sâu 20cm, bằng ống mẫu có
đường kính 5cm. Ba điểm lấy mẫu được phân bố như Hình 5.4, trong đó vị trí STA và
STB tại vùng bãi bồi ven biển và vị trí STC tại vùng bãi bồi phía trong rừng ngập mặn.
Việc phân tích thành phần hạt được tiến hành trong phòng thí nghiệm khoa Địa chất,
trường Đại học Khoa học Tự nhiên, thành phố Hồ Chí Minh.
5.3.1 Phương pháp phân tích thành ph
ần hạt của mẫu đất [4]
Do các mẫu đất thu thập được có thành phần chủ yếu là các hạt mịn (đường kính
các hạt nhỏ hơn 0,5mm) lẫn các hạt có kích thước lớn hơn nên cần phải phân tích bằng
hai phương pháp là phương pháp rây (khi các hạt lớn hơn 0,5mm) và phương pháp
pipet (khi các hạt nhỏ hơn 0,5mm).
Ngoài ra vì các mẫu đất được lấy tại vùng nước ngập mặn nên chúng có thành
phần muối hòa tan. Do đó trước khi đ
em chúng đi phân tích thành phần hạt trong đất,

để không bị ảnh hưởng bởi muối, phải loại muối ra khỏi mẫu đất bằng cách rửa mặn.
Vì vậy để phân tích được mẫu đất, ta thực hiện theo các bước sau:
1) Rửa mặn,
2) Phân tích thành phần hạt bằng phương pháp rây,
3) Phân tích thành phần hạt bằng phương pháp pipet.
5.3.1.1 Rửa mặn [4]
Cho các mẫu đất vào các lọ thủy tinh
để dễ quan sát sự lắng đọng của các thể
vẩn. Đổ nước nóng vào và khuấy đều cho muối hòa tan trong nước (Hình 5.5). Để yên
từ 16 giờ đến 48 giờ cho các thể vẩn lắng đọng hoàn toàn. Dùng khúc xạ kế (khi độ
mặn > 2‰) và máy đo độ dẫn điện (khi độ mặn < 2‰) để xác định độ muối trong chất
- 95 -

Hình 5.4: Vị trí các trạm lấy mẫu đất

lỏng hòa tan. Gạn bỏ lớp nước trong ở trên, rồi tiếp tục rửa cho đến khi đạt độ mặn cho
phép (< 1‰).
Sau khi rửa mặn, để loại nước hoàn toàn ra khỏi mẫu ta đem mẫu đi sấy ở nhiệt
độ từ 100
0
C đến 105
0
C trong 2 ngày.
Khi đã khô, lấy các mẫu đất ra và tán nhuyễn các mẫu đất để tách rời các hạt.
Tiếp tục đem nung các mẫu trong khoảng 24 giờ. Mỗi mẫu sẽ được lấy 100g để phân
tích vì thành phần chủ yếu của các mẫu là sét pha cát.
Tiếp tục đem sấy các mẫu để loại nước hoàn toàn ra khỏi mẫu. Khoảng 2 giờ
sau, lấy các mẫu cho vào bình hút ẩm cho đến khi đạt nhiệt độ phòng. Đem cân mẫ
u lại
lần nữa để xác định chính xác khối lượng của mẫu đất.

5.3.1.2 Phân tích thành phần hạt [4]
Khu vực khảo sát là khu vực có đất bùn sét pha cát nên các mẫu trầm tích tại vị
trí khảo sát có thể có kích cỡ hạt lớn hơn 0,5mm. Do vậy, trong phân tích thành phần
hạt, ta sử dụng hai phương pháp: phương pháp rây và sau đó là phương pháp pipet.
- 96 -

Hình 5.5: Các mẫu đất (a) trước và (b) sau một thời gian lắng đọng
1) Phương pháp rây
• Cho nước cất vào các mẫu đất đã cân, đun sôi trên bếp cát trong khoảng 2 giờ.
Khi đun không được cho nước trào ra cũng như không để bình chứa bị cạn nước. Trong
lúc đun nhỏ vài giọt amoniac để làm tăng quá trình tách các hạt rời nhau.
• Đổ thể vẩn đã nguội vào chén sứ, rửa bình để trên thành của nó không còn các
hạt
đất.
• Khuấy thể vẩn trong chén và để yên 1 - 2 phút. Đặt rây có đường kính 0.25mm
vào trong phễu lớn. Sau khoảng thời gian nói trên thì đổ qua rây lớp thể vẩn đã lắng
vào trong ống đo lớn, có sức chứa hơn 1000ml. Dùng tay bóp và nghiền các thành phần
trầm tích ở trên rây để phá vỡ những hạt nào còn dính lại với nhau sau khi đun sôi. Sau
đó, cho các thành phần còn lại trên rây trở lại vào chén sứ, đổ nước cất vào chén, khuấy
điều, để yên khoả
ng 1 – 2 phút, sau đó gạn đổ lớp nước ở trên vào trong rây, tiếp tục đổ
nước vào chén, làm như vậy nhiều lần cho đến khi nào nước trong chén trong thì
ngừng. Sau đó, đem mẫu trong chén sấy khô. Còn ống đo thì đổ thêm nước cất cho đủ
1000ml.
• Các hạt trên rây thu được sẽ đem sấy khô và tiếp tục rây lần nữa với các cỡ rây
lần lượt là: 0,05; 0,075; 0,1; 0,25; 0,5; 1,2mm (Hình 5.6). Sau đó đem cân các hạt có
trên rây để xác định phầ
n trăm các hạt.
• Cân để xác định khối lượng các hạt trên rây sau khi đã nung, từ đó xác định
- 97 -


Hình 5.6: Bộ rây với các cỡ rây lần lượt là 0,05; 0,075; 0,1; 0,25; 0,5 và 1, 2mm

được phần trăm của chúng trong đất theo công thức [4]:
Ac
x
b
=
(5.1)
trong đó: x là lượng chứa phần trăm của cỡ hạt (%)
A là khối lượng cỡ hạt (g)
b là khối lượng của mẫu đất phân tích đổi ra trạng thái khô tuyệt đối (g)
c (%) là tổng lượng chứa phần trăm của các cỡ hạt được phân tích (nếu
không phân tích riêng ở rây, thì c luôn luôn bằng 100%, nếu có phân tích riêng ở rây và
để phân tích bằng phương pháp pipet chỉ lấy các cỡ hạt nhỏ (< 0,25mm) thì c bằng
100% trừ
đi tổng lượng chứa phần trăm của các cỡ hạt lớn hơn 0,25mm.
2) Phương pháp pipet
• Đối với ống đo có chứa thể vẩn đường kính nhỏ hơn 0,25mm, sau khi đo nhiệt
độ của thể vẩn trong ống, ta khuấy thể vẩn bằng que khuấy cho đến khi hết cặn lắng ở
đáy ống, và sau đó để yên trong khoảng thời gian như trong Bảng 5.1 trình bày thời
gian lắng đọng của trầm tích phụ thuộc vào cỡ hạt và nhiệt độ.
- 98 -
Bảng 5.1: Thời gian lắng đọng của thể vẩn theo các giai nhiệt độ và cỡ hạt
Nhiệt độ,
0
C
Mẫu đất
(cỡ hạt)
10 12 15 17

20
Thứ nhất
(
< 0.05mm
)

58giây 55giây 51giây 48giây 45giây
Thứ hai
(
<0.01mm
)

24ph18giây 22ph59giây 22ph14giây 20ph9giây 18ph44giây
Thứ ba
(
<0,002mm
)

5giờ3ph 4giờ47ph 4giờ25ph 4giờ12ph 3giờ54ph
Thứ tư
(
<0,001mm
)

20giờ15ph 19giờ9ph 17giờ42ph 16giờ48ph 15giờ36ph

• Để tiết kiệm thời gian phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm, ta để các ống đo ở
nhiệt độ 20
0
C, nên ta lấy mẫu theo cột thời gian 20

0
C như trong Bảng 5.1. Sau khoảng
thời gian 45 giây, ta dùng pipet lấy mẫu thể vẩn một cách thận trọng ở độ sâu 10cm để
khỏi khuấy đục thể vẩn. Sau thời gian đó, các hạt có đường kính lớn hơn 0,05mm đã
kịp lắng xuống ở độ sâu nói trên, còn trong ống đo, thể vẩn nằm trong khoảng 10cm
chỉ còn lại các hạt có đường kính nhỏ hơn 0,05mm. Do đó, trọng lượng thể vẩn do
pipet lấy ra chỉ chứa các hạt có đường kính nhỏ hơn 0,05mm.
• Đổ lượng thể vẩn lấy ra từ pipet vào chén sứ đã được cân sẵn, đem đi sấy khô
rồi cân bằng cân phân tích sau khi đã hút ẩm.
• Sau khi lấy ra mẫu thể vẩn nhỏ hơn 0,05mm 18 phút 44 giây, ta tiếp tục lấy mẫu
thứ hai (nhỏ hơn 0,01mm), cho pipet vào vẫn ở độ sâu 10cm. Thực hiện tương tự cho
các mẫu (nh
ỏ hơn 0,002mm và nhỏ hơn 0,001mm) nhưng ở độ sâu 5cm. Sau đó đem
sấy khô mẫu đã lấy ra và tiến hành các bước tính toán để xác định thành phần hạt.
• Sau khi đã sấy khô và cân tất cả các mẫu, tính tổng lượng chứa phần trăm các
hạt có đường kính nhỏ hơn 0,05mm; 0,01mm; 0,002mm; 0,001mm, theo công thức sau
đây [4]:
- 99 -
1
acV
x
bV
=
(5.2)
trong đó: x là lượng chứa phần trăm của các hạt có đường kính nhỏ hơn 0.05, 0,01;
0,002; 0,001mm ở trong đất (%)
a là khối lượng các hạt có đường kính nhỏ hơn 0,05; 0,01; 0,002; 0,001mm
tính cho toàn bộ thể tích thể vẩn (g)
b là khối lượng của mẫu đất dùng để phân tích (g)
c là tổng lượng chứa phần trăm của các cỡ hạt được phân tích (%)

V là thể tích của thể vẩn trong ống (ml)
V
1
là thể tích của thể vẩn trong pipet (ml)
• Sau khi xác định tổng lượng chứa phần trăm ở trong đất của các cỡ hạt trên, ta
tính lượng chứa từng lượng cỡ hạt ở trong đất theo cách sau:
(a) Lượng chứa các cỡ hạt có đường kính 0,05 – 0,01mm được tính theo hiệu số giữa
lượng chứa phần trăm cỡ hạt nhỏ hơn 0,05mm và nhỏ hơn 0,01mm, tức là theo hiệu số
của mẫ
u thứ nhất và mẫu thứ hai.
(b) Lượng chứa các cỡ hạt có đường kính 0,01 – 0,002mm được tính theo hiệu số giữa
lượng chứa phần trăm cỡ hạt nhỏ hơn 0,01mm và nhỏ hơn 0,002mm, tức là theo hiệu
số của mẫu thứ hai và mẫu thứ ba.
(c) Lượng chứa các cỡ hạt có đường kính 0,002 – 0,001mm được tính theo hiệu số giữa
lượng chứa phần trăm cỡ hạt nhỏ hơ
n 0,002mm và nhỏ hơn 0,001mm, tức là theo hiệu
số của mẫu thứ ba và mẫu thứ tư.
(d) Lượng chứa các cỡ hạt nhỏ hơn 0,001mm tương ứng với lượng phần trăm của mẫu
thứ tư.
(e) Lượng chứa các cỡ hạt có đường kính 0,2 – 0,05mm -0,01mm được tính theo hiệu
số giữa 100% và tổng số phần trăm của tất cả các cỡ hạt tích lại trên rây có lỗ 0,2mm
và c
ủa các hạt xác định theo phương pháp pipet.
5.3.2 Kết quả và nhận xét
Bảng 5.2 là kết quả phân tích thành phần hạt theo phương pháp rây và phép
- 100 -
phân tích pipet. Từ đó, dựa vào quy ước phân bố cấp phối hạt, ta có được sự phân bố
các thành phần phần trăm của trầm tích theo kích cỡ hạt như trong Hình 5.7.
Vị trí STA ở tại bãi lầy gần rạch Cồn Bửng. Đây cũng là nơi giao nhau giữa
dòng nước chảy ra từ rạch và dòng triều từ biển đổ vào nên diện tích đất thay đổi

thường xuyên và phụ thuộc lượng phù sa từ các sông đổ ra. Do vậy ngoài hơn 61%
thành phần trầm tích là bùn thì cát cũng chiếm một lượng lớn hơn 30%.
STB tại vị trí gần con rạch và bãi bồi ven biển mà trước kia là vùng có nhiều cây
ngập mặn (vào thời điểm khảo sát vẫn còn sót lại nhiều rễ và gốc cây ngập mặn). Chính
vì vậy, nên trầm tích ở đây chủ yếu là sét (50%) và bùn (hơn 48%). Lượng cát từ nơi
khác mang đến do sóng và dòng triều thì không nhiều dưới 1%.
Vị trí STC là vùng bãi bồi ở
gần rừng ngập mặn và hướng ra biển khơi. Đây là
nơi nhận được lượng trầm tích từ ngoài khơi do sóng, dòng triều hoặc dòng chảy ven
bờ mang đến. Vì vậy, đây là nơi có lượng cát tích tụ rất nhiều chiếm hơn 95%. Thành
phần bùn và hạt ít, dưới 4%, nên nơi đây cây ngập mặn không thể sinh sống.
Nhìn chung, thành phần trầm tích chủ yếu ở STA và STB là đất sét và bùn
chiếm một lượng rất lớn, nên còn gọi là bãi bồi bùn. Còn ở STC phù sa chủ yếu là
lượng cát bồi rất lớn, nền cát trên bãi được bồi dần thành bãi nên được gọi là bãi bồi
cát. Đây là hai dạng bãi bồi đang được hình thành trong khu vực. Tuy nhiên, các bãi
bồi này còn thấp, chưa thể đưa vào sử dụng được vì chúng chưa ổn định và thường
xuyên ngập nước, gọ
i chung là đất bãi bồi [1].

Bảng 5.2 Thành phần phần trăm kích thước hạt
Đường kính
hạt (mm)
< 0,002
0,002 -
0,05
0,05 - 0,1 0,1 - 0,5 0,5 - 1 1 - 4
STA (%)
5,95 61,79 30,48 1,1 0 0
STB (%)
50,09 48,42 0,35 0,86 0 0

STC (%)
0,85 3,02 8,78 86,45 0,11 0,04
Thành phần Sét bùn
cát rất
mịn
cát mịn cát TB
cát
thô
- 101 -

Hình 5.7: Thành phần phần trăm kích thước hạt

5.4 KHẢO SÁT ĐỘNG LỰC TRẦM TÍCH BỀ MẶT BẰNG TRACER
STICK
5.4.1 Mẫu tracer stick
- Tracer stick có thể tạm dịch là cây (stick) để đánh dấu (tracer) như trong
Hình 5.8. Tracer stick có dạng cây hình khối chữ nhật kích thước 10cm x 2cm x 0,5cm
[8].
- Tracer stick được làm bằng cát màu nhân tạo từ cát nhuộm xanh hoặc đỏ,
đường và nước trộn vào nhau theo một tỉ lệ nhất định, sau đó đượ
c sấy khô ở nhiệt độ
từ 60
0
C -90
0
C để nó có một độ rắn chắc và không bị gãy khi sử dụng. Vì vậy, tracer
stick phải luôn được giữ trong điều kiện khô, và tránh thời tiết ẩm ướt, nếu không nó sẽ
bị mềm và sẽ gãy.
- Tracer stick dùng để đánh giá mức độ xói mòn – bồi tụ trầm tích bề mặt
trong khoảng thời gian quan trắc, nó giúp ta có thể đánh giá được động lực trầm tích bề

mặt trong khoảng thời gian khả
o sát. Tracer stick có màu khác với màu đất xung quanh
nhằm giúp cho việc nhận diện mẫu tracer dễ dàng hơn khi khảo sát.
5.4.2 Cách đặt mẫu tại vị trí khảo sát
Để dễ dàng nhận ra vị trí đặt mẫu tracer stick sau một khoảng thời gian đặt mẫu,
- 102 -
và lấy mẫu đúng vị trí, ta dùng hai cây tre hoặc ống mũ sơn đỏ một đầu (hoặc dán băng
keo) để làm dấu nhận biết, đặt cách nhau một khoảng thường là 1m. Tracer stick được
đặt tại chính giữa hai cọc tre này, theo phương vuông góc bề mặt mặt đất ở độ sâu bằng
chiều dài của tracer stick (10cm) và ngang bằng mặt đất (Hình 5.9 và Hình 5.10).


Hình 5.8: Hình ảnh tracer stick






Hình 5.9: Cách đặt tracer stick


Hình 5.10: Tracer stick đặt tại vị trí khảo sát giữa hai ống mũ (khoanh tròn)
Bề mặt mặt đất
Tracer stick
Cọc gỗ
Cọc gỗ
1m
- 103 -
Hình 5.11 là vị trí các trạm đặt mẫu tracer stick trong đó từ ST1 đến ST3 được

bố trí sát con rạch, ST4 đến ST6 đặt dưới bãi lầy, ST7, ST8 ở bãi bồi nơi đây còn sót
lại các rễ cây ngập mặn, và ST9 (cách khoảng 2m phía trong là cây ngập mặn), ST10
đến ST14 đặt ven bờ (cách ST hướng vào phía trong 3m còn sót lại các rễ cây và vài
cây ngập mặn, vào khoảng 5m là rừng cây ngập mặn mới trồng). Các vị rí đặt tracer
stick thường cách đường bờ khoảng từ 1m đến 2m.
Hình 5.12 minh họ
a các vị trí đặt tracer stick tại hiện trường.
5.4.3 Cách tính độ xói bồi của tracer stick
Khi đặt tracer stick xuống mặt đất, theo đường vuông góc mặt đất. Sau khi đặt
vào trong đất, tại vị trí đặt tracer stick có thể xảy ra hai quá trình hoặc là bồi tụ hoặc là
xói mòn do động lực bề mặt tác động.
Nếu tại vị trí khảo sát bị xói mòn, trầm tích bề mặt bị mất kéo theo lượng cát
trong tracer stick trôi đi, thanh tracer stick sẽ bị ngắn l
ại. Nếu tại vị trí khảo sát được
bồi tụ bởi trầm tích nơi khác mang đến, lượng trầm tích này sẽ phủ lên bề mặt trên của
lớp tracer stick.

Hình 5.11: Sơ đồ bố trí các trạm
- 104 -

Hình 5.12: Vị trí đặt tracer stick ở một số trạm
(a) ST1 và ST2
(b) ST3 – ST6
(c) ST8
(d) ST9
(e) ST13
(f) ST14
(a)
(b)
(c )

(d)
(e) (f)
- 105 -
Tính toán bồi tụ và xói mòn bằng cách đo phần còn lại của tracer stick trong cột
trầm tích. Dựa trên dữ liệu này ta tính được sự cân bằng trầm tích hay trầm tích luân
chuyển. Giá trị khác nhau giữa độ dài ban đầu và độ dài còn lại của tracer stick chính là
độ xói mòn nhỏ nhất (E) trong một chu kì giữa phần rã ra và mẫu, ngược lại bề dày của
lớp trầm tích trên đỉnh của tracer stick còn lại cho ta giá trị tích tụ trầm tích nhỏ nhất
(h). Sự khác nhau giữa b
ồi tụ và xói mòn là sự cân bằng trầm tích (B), do vậy sự tăng
thêm của quá trình bồi tụ và xói mòn chúng ta gọi là trầm tích luân chuyển (T) (Hình
5.13, Hình 5.14, Hình 5.15).
Gọi l
0
là chiều dài tracer stick ban đầu (cm)
l
m
là chiều dài tracer stick còn lại sau thời gian đặt mẫu (cm) (ví dụ như
trong một tháng)
h là độ dày của đất tích tụ phía trên tracer stick (cm), là độ bồi tụ trầm tích
E là độ xói mòn (cm)
T là trầm tích luân chuyển (cm)
Khi đó : Độ xói mòn : E = l
0
- l
m
(cm)
Trầm tích cân bằng: B = h – E (cm)
Trầm tích luân chuyển: T = h + E (cm)



Hình 5.13: Tracer stick nằm trong đất. Hai giá trị phải đo: độ dài tracer stick còn
lại (l
m
) và độ dày trầm tích phía trên tracer stick còn lại (h)

- 106 -

Hình 5.14: Tracer stick sau khi lấy từ đất lên bằng ống lấy mẫu tại khu vực khảo sát







Hình 5.15: Xác định giá trị lắng đọng và xói mòn bằng tracer stick

5.4.4 Phân tích sự ảnh hưởng các yếu tố động lực từ kết quả thu được
Số liệu đo mức độ xói lở bề mặt bằng tracer stick được trình bày trong Bảng 5.3.
Dấu “x” cho biết mẫu đặt bị mấ
t.
E/h: tỉ số giữa độ xói mòn và độ bồi tụ
- Từ 12/10/2008 đến 09/11/2008: kết quả thu được như trong Bảng 5.3 đã cho
ta thấy rõ được các yếu tố động lực tác động lên bề mặt tại các trạm khảo sát. Quá trình
xói diễn ra nhiều hơn so với quá trình bồi tụ tại hầu hết các trạm thu thập được số liệu
l
0
l
m

E

h

Bề mặt trầm tích sau 1 tháng

- 107 -
Bảng 5.3: Mức độ xói lở bề mặt bằng tracer stick tại các trạm đo
từ 10/2008 đến 05/2009



Hình 5.16: Trầm tích cân bằng tại khu vực khảo sát từ 10/2008 đến 05/2009

đo đạc. Chỉ trừ trạm ST9 thì quá trình bồi tụ khá nhanh và nhanh hơn quá trình xói lở.
Lượng mưa vào thời gian này khá lớn (Hình 5.2) nên có thể xem mưa cũng là
một trong những nguyên nhân gây xói lở bề mặt.
- 108 -
Vào thời gian này cũng là thời điểm gió mùa Đông Bắc bắt đầu hình thành nên
sóng phát triển mạnh đi vào rừng ngập mặn, tác động mạnh vào đường bờ gây xói lở ở
khu vực như ST5, ST6, ST7, ST8. Các mẫu trạm ST4, ST5, ST7 bị mất, được xem là
do tốc độ xói lở bề mặt khá lớn nên làm mất các mẫu. Dọc theo con rạch, độ xói bồi tại
ST2, ST3 và ST6 có thể do sự vận chuyển trầm tích từ các rạch đổ ra.
Do đó, các quá trình bồi xói là do không những dòng trong rạch mà còn do dòng
chảy ven bờ và dòng triều gây nên.
Điểm đáng lưu ý là hiện tượng bồi nhiều (+7) và xói ít (-2) tại trạm ST9. Tốc độ
bồi cao này có thể phân tích là do vị trí này ở phía sau ST8 mà tại đây còn lại dấu vết
của rừng cây ngập mặn cũ, nên cản hướng sóng tác động vào ST9 vì thế không gây xói
lở. Ngoài ra dòng chảy ven bờ đã mang trầm tích từ nơi khác đến góp phần bồ
i tụ nên

tốc độ lắng tụ trầm tích ở đây nhiều hơn.
- Từ tháng 12/2008 đến tháng 01/2009, thời kỳ gió mùa Đông Bắc phát triển
mạnh, tạo ra sóng rất lớn tác động vào khu vực khảo sát nên tốc độ xói lở vẫn diễn ra
nhanh trên toàn vùng. Các mẫu mất được cho là do xói lở nhanh tạo nên. Song song đó
vẫn có sự bồi tụ ở một số trạm như ST2, ST3, ST6, ST9, tuy lượng bồi t
ụ không lớn
lắm. Nguyên nhân có thể là do ảnh hưởng của dòng chảy trong kênh rạch, dòng chảy
ven bờ và dòng triều đã vận chuyển trầm tích từ các sông và lắng tụ lại góp phần vào
việc bồi tụ ở đây.
Trong khoảng thời gian này, mưa đã giảm (Hình 5.2) nên yếu tố mưa không xét
đến.
Nhìn chung trong ba tháng gió mùa Đông Bắc, quá trình biến đổi địa hình ở khu
vực xu hướng xói chiếm ưu thế. Điểm đáng lưu ý là dọc theo con rạch, quá trình xói lở
diễn ra khá mạnh làm con rạch càng rộng hơn (Hình 5.17).
Trong vòng một tuần từ nước lớn (11/01/2009) đến nước ròng (18/01/2009), dọc
theo con rạch đều bị xói lở (-3 cm đến -5 cm) và không có sự bồi tụ (Hình 5.18).
- Tháng 3/2009 tốc độ xói lở vẫn còn xảy ra trên toàn khu vực khảo sát, nhưng
- 109 -
vị trí ST3 có hiện tượng bồi lên. Đây là hiện tượng khá lý thú về động lực. Tuy nhiên,
cần phải có những đo đạc cụ thể mới có những kết luận giải thích hiện tượng trên. Gió
mùa Đông Bắc trong khoảng thời gian này yếu dần, nhưng vẫn còn gây ảnh hưởng đến
khu vực khảo sát nên quá trình xói vẫn xảy ra.
Tháng này không có mưa, nên mưa không gây ảnh hưởng đến sự biến đổi của
quá trình.
Ngoài ra, dòng chảy trong kênh rạch, dòng ven bờ và dòng triều góp phần vào
quá trình vận chuyển vật chất gây nên bồi tụ và đồng thời tạo nên xói lở tại khu vực
khảo sát.




(a) (b)
Hình 5.17: Sự xói lở xảy ra ở phía ngoài rạch Cồn Bửng
(a) Con rạch nhỏ phía ngoài rạch Cồn Bửng ngày 11/01/2009
(b) Con rạch bị xói rộng hơn ngày 18/01/2009

11/01/2009
18/01/2009
- 110 -

(a) (b)

(c ) (d)
Hình 5.18: Sự xói lở xảy ra ở khu vực khảo sát
(a) 22/12/2008 doi đất phía rạch Cồn Bửng có hai cụm cây đước
(b) 11/01/2009 doi đất phía rạch Cồn Bửng bị xói mất một cụm cây
(c) (d) bề mặt vị trí ST3 bị xói lở

- Tháng 04/2009, đây là thời kỳ gió bắt đầu chuyển hướng Đông Đông Nam,
hướng gió không tạo nên sóng lớn nên sóng ảnh hưởng không lớn tới sự xói mòn trong
vùng khảo sát.
-
Mưa có xuất hiện trong khu vực nhưng lượng mưa không lớn nên cũng
- 111 -
không xét đến yếu tố mưa.
Do đó, sự biến đổi địa hình có thể chủ yếu do dòng triều, dòng trong kênh rạch,
dòng ven bờ và sông gây ra xói lở và bồi tụ.
- Tháng 05/2009, nhìn chung địa hình có sự thay đổi rõ rệt. Quá trình biến đổi
vừa bồi vừa xói nhưng tốc độ xói xảy ra giảm dần, còn quá trình bồi diễn biến nhanh
hơn.
Lượng mưa trong khu vực đã bắt đầu tăng lên (hình 5.2) nhưng cũng không

đáng kể nên không xét đến yếu tố mưa.
Gió Tây Nam đã bắt đầu phát triển, sóng yếu nên sóng không gây ảnh hưởng
lớn tới xói lở khu vực.
Từ vị trí ST1 đến ST3 tốc độ bồi xói đã chậm dần, đây là vị trí sát rạch nên có
thể do chịu ảnh hưởng của dòng trong kênh rạch. Quá trình bồi tụ hầu như không thể
hiện rõ dọc theo con rạch.
Các vị trí ở ngoài bãi bồi ST7 đến ST9 quá trình có xói có bồ
i nhưng xảy ra theo
chiều hướng cân bằng. Vì thế nên quá trình xảy ra có thể do ảnh hưởng của dòng triều
và dòng ven bờ mạnh.
Như vậy, nhìn chung từ kết quả đo động lực trầm tích bề mặt bằng tracer stick,
ta thấy được rằng, trong suốt khoảng thời gian đo đạc quá trình xói lở bề mặt xảy ra
khá mạnh. Tuy nhiên, từ mẫu đo cũng cho ta thấy rõ tuy xói mạnh nhưng trong quá
trình khảo sát v
ẫn có hiện tượng bồi nhưng yếu hoặc rất thấp.Do đó, sóng là nguyên
nhân gây ra xói lở, nhưng các tác động khác như dòng triều, dòng chảy trong kênh
rạch, ven bờ và sông cũng là những nguyên nhân gây ra xói lở và bồi tụ tại khu vực
này, nhất là tại khu vực con rạch.
5.5 KHẢO SÁT SỰ XÓI LỞ BẰNG MỐC CỌC
5.5.1 Mục đích đo đạc
Khảo sát sự xói lở đường bờ bằng các mố
c cọc tại các vùng có địa hình cao hơn
các khu vực khác và cao hơn mặt nước từ 50 cm trở lên. Đặc biệt khu vực này từng là
- 112 -
nơi trước kia có rừng ngập mặn, do khi đi khảo sát tôi thấy còn sót lại các cây và rễ cây
ngập mặn và người ở lâm trường khi hướng dẫn đi khảo sát đã giải thích điều này
(Hình 5.17, Hình 5.18)
5.5.2 Phương pháp đo đạc
Có hai phương pháp đặt mốc (Hình 5.19):
- Phương pháp 1: Dùng hai cây cắm theo phương thẳng đứng (MN), đo

khoảng cách hai vị trí đó, để biết sự thay đổi trong mỗi tháng. Từ đó, xác
định được
mức độ xói lở đường bờ theo phương ngang.
- Phương pháp 2: Đặt các ống mũ, mỗi ống dài 70cm, một đầu ống có dán
băng keo (bề ngang miếng băng keo 2cm), còn đầu ống kia cắm xuyên qua lớp đất đến
đoạn có băng keo thì dừng tại các đường vách đứng của bờ. Sau mỗi tháng, quan sát
xem sự thay đổi của khoảng cách từ miếng băng keo đến mép bờ để xác đị
nh mức độ
lở bờ dọc theo vách.
5.5.3 Cách tính độ dài sạt lở bằng mốc cọc
5.5.3.1 Phương pháp 1
Gọi MN là khoảng cách từ cọc cắm cây thứ nhất ở vị trí sát đường bờ đến cọc
cắm thứ hai phía trong rừng (có thể cắm một cây thứ hai hoặc chọn một cây đước hay
mắm nào đó làm mốc): MN = h
1
.
Sau một tháng đến lấy mẫu và đo lại khoảng cách giữa hai cây đã cắm: h
2
.
Hiệu số (h
1
- h
2
) là khoảng cách đường bờ bị sạt lở.
5.5.3.2 Phương pháp 2
Gọi khoảng cách từ miếng băng keo đến vách bờ là x
1
, nếu coi như khi cắm ống
mũ, vách đường bờ sát miếng băng keo thì x
1

= 2cm. Sau một tháng đến thu ống, đo lại
khoảng cách từ miếng băng keo đến vách bờ, đặt là x
2
.
Hiệu số (x
2
- x
1
) là khoảng cách đường bờ bị xói lở.
Do tốc độ xói lở tại khu vực khảo sát khá nhanh nên phương pháp đo thứ hai
thường không thu được kết quả tốt. Do đó, trong phần trình bày phía dưới, ta chỉ khảo
sát các mốc cọc theo phương pháp thứ nhất.
- 113 -

Hình 5.19: Cách đo mức độ xói lở đường bờ bằng mốc cọc ở rạch Cồn Bửng,
Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre

5.5.3.3 Mô tả vị trí lấy mẫu
Có 13 vị trí đặt mẫu được đặt dọc theo đường bờ như phân bố trên Hình 5.20
(có vài vị trí đặt mốc cọc trùng với khoảng cách đặt tracer stick). Trong đó:
- ST1, ST2 đặt ven rạch Cồn Bửng.
- ST3 đặt
ở đầu doi đất sát rạch Cồn Bửng (khác vị trí đặt tracer stick).
- ST4, ST5, ST6 cách rạch Cồn Bửng 2 doi đất (gần vị trí đặt tracer stick),
đây là vị trí sử dụng phương đo 2.
- ST7 phía ngoài bãi bồi (khác vị trí đặt tracer stick), 12/10/2008 nơi đây có
một vách đất cao khoảng 1m.
- ST8, ST9 phía trong rừng cây. Sau đó do thấy tốc độ xói lở xảy ra rất nhanh
nên đặt thêm các vị trí ST10, ST11, ST12, S13 vào tháng 03/2009 ở ven đường bờ gần
rừng cây ngậ

p mặn.
5.5.4 Phân tích sự ảnh hưởng của các yếu tố động lực từ kết quả thu được
Bảng 5.4 minh họa chiều dài xói lở đường bờ bằng mốc cọc theo thời gian đã đo
đạc được.

×