Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Truyền thông nâng cao nhận thức về an toàn lao động và vệ sinh môi trường cho công nhân tại cơ sở sang chai đóng gói hóa chất phục vụ nông nghiệp nam thịnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.48 MB, 91 trang )

LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành chƣơng trình đào tạo bậc đại học của trƣờng Đại học
Lâm Nghiệp, đƣợc sự đồng ý của khoa Quản lý tài nguyên rừng và môi
trƣờng, trƣờng Đại học Lâm Nghiệp, tôi đã thực hiện đề tài tốt nghiệp:
“Truyền thông nâng cao nhận thức về an tồn lao động và vệ sinh mơi
trƣờng cho cơng nhân tại Cơ sở sang chai – đóng gói hóa chất phục vụ
nông nghiệp Nam Thịnh”.
Trong thời gian thực tập và hồn thành khóa luận này, tơi đã nhận đƣợc
sự hƣớng dẫn tỉ mỉ, tận tình của ThS. Nguyễn Thị Bích Hảo và sự quan tâm
giúp đỡ của các thầy cô trong khoa Quản lý tài nguyên rừng và môi trƣờng,
trƣờng Đại học Lâm Nghiệp.
Tơi xin đƣợc bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới ThS. Nguyễn Thị Bích Hảo
đã tận tâm hƣớng dẫn và truyền đạt những kiến thức quý báu cho tôi trong
suốt thời gian thực hiện đề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn cán bộ và nhân cơng nhân tại Cơ sở sang
chai – đóng gói hóa chất phục vụ nông nghiệp Nam Thịnh đã hết sức giúp đỡ
tơi hồn thành đợt thực tập tốt nghiệp này.
Mặc dù bản thân đã hết sức cố gắng nhƣng do trình độ bản thân cũng
nhƣ thời gian cịn có hạn nên khóa luận khơng thể tránh khổi thiếu sót, tơi rất
mong có đƣợc những đóng góp quý báu của quý thầy cơ để khóa luận hồn
thiện và đạt đƣợc kết quả cao hơn.
Tôi xin trân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2016
Sinh viên

Nguyễn Thị Hồng Nhung


TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA QUẢN LÝ TÀI NGUN RỪNG VÀ MƠI TRƢỜNG
Khóa học 2012-2016


TĨM TẮT KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
Tên khóa luận tốt nghiệp: “Truyền thơng nâng cao nhận thức về an tồn
lao động và vệ sinh mơi trƣờng cho công nhân tại Cơ sở sang chai – đóng
gói hóa chất phục vụ nơng nghiệp Nam Thịnh”
1. Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Nhung
2. Giáo viên hƣớng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Bích Hảo
3. Mục tiêu nghiên cứu
3.1. Mục tiêu chung
Khóa luận thực hiện nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động công
tác quản lý về an tồn lao động và vệ sinh mơi trƣờng nơi làm việc cho cơng
nhân tại Cơ sở sang chai – đóng gói hóa chất phục vụ nơng nghiệp Nam
Thịnh.
3.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá đƣợc hiện trạng của hoạt động sang chai, đóng gói hóa chất
phục vụ nơng nghiệp tại Cơ sở Nam Thịnh.
- Xây dựng, thiết kế và thực hiện đƣợc chƣơng trình truyền thơng nâng
cao nhận thức về an tồn lao động và vệ sinh mơi trƣờng cho công nhân.
- Đề xuất đƣợc giải pháp nâng cao hiệu quả của cơng tác quản lý an
tồn lao động và vệ sinh môi trƣờng cho Cơ sở nghiên cứu.
4. Nội dung nghiên cứu
-

Tìm hiểu hiện trạng hoạt động sang chai – đóng gói hóa chất phục

vụ nơng nghiệp của Cơ sở.
-

Xây dựng, thiết kế và thử nghiệm chƣơng trình truyền thơng nâng

cao nhận thức an tồn lao động và vệ sinh môi trƣờng cho công nhân.



-

Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả của công tác quản lý an tồn

lao động và vệ sinh mơi trƣờng cho khu vực nghiên cứu.
5.

Những kết quả đạt đƣợc
Cơ sở sang chai – đóng gói hóa chất phục vụ nông nghiệp Nam Thịnh

chuyên gia công và kinh doanh mặt hàng hóa chất độc hại, chuyên về các loại
sản phẩm thuốc trừ sâu, trừ bệnh hại cây trồng, trừ cỏ phục vụ nông nghiệp,
Cơ sở Nam Thịnh đƣợc đặt tại khu vực xa dân cƣ, các dây truyền sản xuất
đƣợc trang bị khép kín và đảm bảo chất lƣợng an tồn trong sản xuất, và bảo
vệ mơi trƣờng.
Tại Cơ sở, các chƣơng trình truyền thơng cung cấp thơng tin cho công
nhân chỉ dừng lại qua các nội quy, quy định khi tham gia sản xuất, phổ biến
kiến thức trong các buổi họp thƣờng kì, chƣa thực sự thu hút và hiệu quả.
Công nhân tại đây xuất phát chủ yếu thuần nông, dân bản địa và chƣa đƣợc
đào tạo chuyên ngành cơ bản trong hoạt động sản xuất tiếp xúc với hóa chất
độc hại. Vì vậy, nhận thức cơ bản về an toàn lao động, sử dụng đồ bảo hộ lao
động và vệ sinh mơi trƣờng của cơng nhân cịn hạn chế và thiếu hụt.
Chƣơng trình truyền thơng sử dụng phƣơng tiện nhìn: poster và phát
hành tờ rơi tại khu vực Cơ sở đã gây đƣợc sự chú ý từ cán bộ quản lý và
ngƣời lao động. Nhận đƣợc sự phản hồi tốt nhƣ: 100% công nhân đã hiểu
đƣợc các thông điệp, ý nghĩa và nội dung của poster và tờ rơi truyền đạt,
87,5% công nhân đã quan tâm nhiều hơn đến đồ bảo hộ lao động, 20% công
nhân chủ động trồng cây xanh giúp bảo vệ môi trƣờng hiệu quả.

+ Sản phẩm truyền thông poster; truyền tải thông điệp về an tồn lao
động và vệ sinh mơi trƣờng, đƣợc cơng nhân tiếp nhận và đánh giá cao
về thẩm mỹ đẹp, bắt mắt và nội dung ngắn gọn.
+ Sản phẩm truyền thông tờ rơi: truyền tải và cung cấp cho công nhân
những kiến thức cơ bản về nhƣ: các phƣơng tiện bảo hộ lao động cá
nhân, các quy định nơi làm việc và các hoạt động tham gia bảo vệ môi
trƣờng, thu hút đƣợc 100% sự hƣởng ứng từ công nhân,


Từ những kết quả đạt đƣợc, khóa luận đề xuất một số giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả của công tác quản lý về an toàn lao động và vệ sinh môi
trƣờng tại Cơ sở nhƣ: giải pháp nội dung truyền thông chọn lọc, phù hợp, bám
sát nhu cầu của công nhân. Các phƣơng thức truyền thông cần đa dạng, liên
kết hài hòa giữa nhiều phƣơng pháp nhằm tạo ra sự thu hút từ đối tƣợng hơn.
Các giải pháp về tần suất thực hiện, cần xem xét, chủ động nắm bắt cơ hội
thực hiện truyền thông, tổ chức thƣờng xuyên, đan xen các chƣơng trình khác
nhau, hoặc tổ chức truyền thông cùng các đợt phong trào chung trong xã hội,
hƣởng ứng ngày lễ nhằm tạo cho ngƣời lao động sự phấn khích, hịa mình vào
những dịp lễ chung cả nƣớc, tăng tính hiệu quả. Ngƣời thực hiện truyền thơng
cần tự bổ sung kiến thức bản thân, năng động và linh động để thu hút sự chú ý
của ngƣời tiếp nhận, từ đó hiệu quả chƣơng trình đạt đƣợc sẽ cao nhất.


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
DANH MỤC CÁC HÌNH

ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1
CHƢƠNG I TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................... 2
1.1.Hiện trạng về an toàn lao động và vệ sinh môi trƣờng lao động tại Việt
Nam ................................................................................................................... 2
1.1.1. Hiện trạng về an toàn lao động tại Việt Nam ......................................... 2
1.1.2. Hiện trạng về vấn đề vệ sinh môi trƣờng lao động tại Việt Nam ........... 5
1.2.

Các giải pháp về an tồn lao động và vệ sinh mơi trƣờng ...................... 6

1.2.1. Giải pháp về khoa học - công nghệ......................................................... 6
1.2.2. Giải pháp về luật và chính sách .............................................................. 7
1.2.3. Giải pháp về hoạt động thông tin, truyền thông ..................................... 8
1.3.

Hoạt động truyền thơng về an tồn lao động và vệ sinh môi trƣờng tại

Việt Nam ........................................................................................................... 8
1.4.

Một số công tác truyền thơng nâng cao nhận thức về an tồn lao động

và vệ sinh môi trƣờng cho công nhân tại Cơ sở sang chai – đóng gói hóa chất
phục vụ nông nghiệp Nam Thịnh .................................................................... 10
1.4.1. Những hoạt động truyền thông đã đƣợc thực hiện ............................... 10
1.4.2. Những tồn tại trong hoạt động truyền thơng về an tồn lao động và vệ
sinh môi trƣờng tại Cơ sở ................................................................................ 10
CHƢƠNG II MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................... 12
2.1. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................. 12

2.1.1. Mục tiêu chung ...................................................................................... 12


2.1.2. Mục tiêu cụ thể ...................................................................................... 12
2.2. Đối tƣợng nghiên cứu............................................................................... 12
2.3. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................. 12
2.3.1. Phạm vi không gian ............................................................................... 12
2.3.2. Phạm vi thời gian .................................................................................. 12
2.4. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 12
2.5. Phƣơng pháp nghiên cứu.......................................................................... 13
2.5.1. Phƣơng pháp kế thừa số liệu ................................................................. 13
2.5.2. Phƣơng pháp điều tra ngoại nghiệp ...................................................... 13
2.5.3.Phƣơng pháp thực nghiệm ..................................................................... 14
CHƢƠNG III TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ SANG CHAI – ĐĨNG GĨI HĨA
CHẤT PHỤC VỤ NƠNG NGHIỆP NAM THỊNH ....................................... 21
3.1. Giới thiệu chung ....................................................................................... 21
3.2.

Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 22

3.2.1. Vị trí địa lý: ........................................................................................... 22
3.2.2. Đặc điểm khí hậu: ................................................................................. 22
3.2.3. Độ ẩm khơng khí: .................................................................................. 22
3.2.4. Đặc điểm gió, mƣa: ............................................................................... 22
3.3.

Quy mơ Cơ sở ....................................................................................... 23

3.4. Tổ chức quản lý ........................................................................................ 23
3.5.


Kế hoạch kinh doanh Cơ sở Nam Thịnh............................................... 24

CHƢƠNG IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...................................................... 26
4.1. Hiện trạng hoạt động sang chai – đóng gói hóa chất phục vụ nơng nghiệp
tại Cơ sở Nam Thịnh ....................................................................................... 26
4.1.1. Quy trình sang chai – đóng gói hóa chất phục vụ nơng nghiệp tại Cơ sở
Nam Thịnh....................................................................................................... 26
4.1.2. Những ảnh hƣởng tới sức khỏe con ngƣời và mơi trƣờng có thể xảy ra
trong q trình hoạt động sang chai – đóng gói hóa chất phục vụ nơng nghiệp
Nam Thịnh....................................................................................................... 28


4.1.3. Đánh giá hiện trạng công tác quản lý an tồn lao động và vệ sinh mơi
trƣờng tại Cơ sở............................................................................................... 29
4.2. Kết quả thực hiện một số chƣơng trình truyền thơng nâng cao nhận thức
về an tồn lao động vàvệ sinh môi trƣờng cho công nhân .............................. 33
4.2.1. Một số đặc điểm cơ bản và nhận thức về an toàn lao động vàvệ sinh
môi trƣờng của công nhân ............................................................................... 33
4.2.3. Cơ sở lựa chọn các phƣơng tiện truyền thông ...................................... 41
4.2.4. Tạo sản phẩm truyền thông ................................................................... 44
4.2.5. Kết quả thử nghiệm chƣơng trình truyền thơng ................................... 49
4.2.6. Đánh giá chung về kết quả thử nghiệm các chƣơng trình truyền thơng ... 51
4.2.7. Đánh giá hiệu quả của chƣơng trình truyền thông ................................ 52
4.3. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả của cơng tác truyền thơng về an
tồn lao động và vệ sinh môi trƣờng cho khu vực thực hiện .......................... 56
4.3.1. Những thách thức, khó khăn trong việc thực hiện chƣơng trình truyền
thơng ................................................................................................................ 57
4.3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác truyền thông nâng cao nhận thức
về an tồn lao động và vệ sinh mơi trƣờng cho công nhân tại Cơ sở ............. 58

KẾT LUẬN - TỒN TẠI – KHUYỄN NGHỊ.................................................. 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Ý nghĩa

BTNMT

Bộ toàn nguyên môi trƣờng

BVTV

Bảo vệ thực vật

LĐTBXH

Lao động thƣơng binh xã hội

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

QĐ-BKHCN

Quyết định – Bộ khoa học công nghệ

TBVTV


Thuốc bảo vệ thực vật

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

UBND

Ủy ban nhân dân

WHO

World Health Organization – Tổ chức y tế thế giới


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Số liệu thống kê về tai nạn lao động tại Việt Nam những năm 2013
và 2015 .............................................................................................................. 2
Bảng 3.1. Những hoạt chất BVTV chính đƣợc sử dụng tại Cơ sở ................. 25
Bảng 4.1. Kết quả phân tích mẫu khơng khí tại Cơ sở ................................... 31
Bảng 4.2. Kết quả phân tích mẫu nƣớc thải sản xuất tại Cơ sở ...................... 32
Bảng 4.3. Loại hình truyền thơng đƣợc cơng nhân ƣa thích ........................... 41
Bảng 4.4. Kế hoạch truyền thông .................................................................... 43
Bảng 4.5. Nhận thức của ngƣời lao động về trách nhiệm thực hiện nội quy tại
nơi làm việc ..................................................................................................... 54


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1. Nhận thức của cơng nhân về kiến thức an tồn lao động ........... 34

Biểu đồ 4.2. Tần suất sử dụng đồ BHLĐ của công nhân................................ 35
Biểu đồ 4.3: Mức độ quan tâm của công nhân về môi trƣờng qua phƣơng tiện
truyền thông..................................................................................................... 38
Biểu đồ 4.4. Đánh giá hiểu biết của ngƣời tiếp nhận sản phẩm truyền thông
Poster khi che phần chữ .................................................................................. 50
Biểu đồ 4.5: Sự quan tâm của công nhân về đồ bảo hộ lao động khi làm việc
......................................................................................................................... 53


DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 4.1: Poster ............................................................................................... 45
Hình 4.2: Tờ rơi mặt ngồi .............................................................................. 47
Hình 4.3: Tờ rơi mặt trong .............................................................................. 48


ĐẶT VẤN ĐỀ
Tai nạn lao động là một vấn đề thƣờng trực trong xã hội công nghiệp. Phát
triển kinh tế ln kèm theo các thiết bị máy móc lớn, những hóa chất sản xuất
độc hại cùng những nguy hiểm khơn lƣờng. Theo tuyên bố sức khỏe nghề
nghiệp của tổ chức WHO thế giới ƣớc tính hiện có 100 triệu cơng nhân bị
thƣơng và 200 000 ngƣời chết mỗi năm do tai nạn lao động và 68-157,000,000
trƣờng hợp mới của các bệnh nghề nghiệp do chất độc hại hoặc khối lƣợng
công việc quá tải. Các lực lƣợng lao động chính thức chiếm trung bình 50-60%
tổng dân số của một quốc gia.Tại Việt Nam theo thống kê từ tờ trình của Bộ
Lao đông – Thƣơng binh – Xã hội về dự án Luật An toàn vệ sinh lao động trong
năm 2006-2013, chỉ tính riêng khu vực tham gia bảo hiểm xã hội, số ngƣời chết
do tai nạn lao động là 5.300 ngƣời mỗi năm, trên 40.000 ngƣời bị thƣơng tật với
mức suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên.
Hiện nay, nhu cầu về thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) trong ngành nông

nghiệp tƣơng đối cao, Cơ sở sang chai – đóng gói hóa chất phục vụ nơng
nghiệp Nam Thịnh tại xóm Cột Bài, xã Trƣờng Sơn, huyện Lƣơng Sơn (tỉnh
Hịa Bình) đi vào hoạt động đã góp phần khuyến khích đa dạng hóa các thành
phần kinh tế đầu tƣ và giải quyết việc làm ổn định cho ngƣời lao động tại địa
phƣơng. Nhận thấy việc xảy ra các sự cố tai nạn lao động nguyên nhân chủ
yếu từ bản thân ngƣời lao động, cịn chủ quan, chƣa có thói quen sử dụng các
phƣơng tiện bảo hộ, chƣa hiểu rõ đƣợc sự nguy hiểm từ những hoạt động sản
xuất, ngoài ra những rủi ro trong sản xuất cũng là nguyên nhân từ các nhà
quản lý, chủ Cơ sở còn lỏng lẻo thiếu tính trách nhiệm, các chƣơng trình sức
khỏe và an toàn lao động về điều kiện làm việc trong một số ngành, một số
tác nhân độc hại và các yếu tố nhƣ vật lý, hóa học, sinh học cũng nhƣ stress
tâm lý ngoài tai nạn lao động vẫn chƣa phát huy hết tác dụng. Khóa luận:
“Truyền thơng nâng cao nhận thức về an tồn lao động và vệ sinh mơi
trƣờng cho cơng nhân tại Cơ sở sang chai – đóng gói hóa chất phục vụ
nơng nghiệp Nam Thịnh” đƣợc thực hiện nhằm góp phần nâng cao nhận
thức về bảo vệ sức khỏe cho ngƣời lao động, nâng cao hiệu quả nghề nghiệp
và bảo vệ môi trƣờng.
1


CHƢƠNG I
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Hiện trạng về an tồn lao động và vệ sinh mơi trƣờng lao động tại
Việt Nam
Lao động là yếu tố quan trọng nhất trong mọi hoạt động sản xuất – kinh
doanh. Trong thời đại cơng nghiệp hóa bùng nổ, các dây truyền sản xuất và
máy móc khơng ngừng đƣợc cải tiến và sáng tạo nhằm nâng cao năng suất lao
động. Tuy nhiên, công nghệ dù phát triển nhƣng cũng khơng thay thế đƣợc
hồn toàn cho con ngƣời trong mọi lĩnh vực sản xuất. Chính vì vậy, việc bảo
vệ ngƣời lao động trƣớc những nguy cơ có thể ảnh hƣởng đến sức khỏe và

tính mạng trong quá trình tham gia sản xuất là vấn đề đƣợc đặt lên hàng đầu.
1.1.1. Hiện trạng về an toàn lao động tại Việt Nam
Theo báo cáo của Bộ Lao động, Thƣơng binh và Xã hội về tình hình tai
nạn lao động trong năm 2013 và năm 2015 từ 63/63 tỉnh, thành phố trên toàn
quốc chỉ ra rằng những vụ tai nạn lao động, những lĩnh vực hay xảy ra tai nạn
và nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong hoạt động sản xuất qua một số dẫn chứng
dƣới đây đƣợc thể hiện nhƣ sau:
a. Số vụ tai nạn lao động
Những năm gần đây, cơng tác an tồn lao động và vệ sinh mơi trƣờng đã
có những chuyển biến tích cực nhƣng số vụ tai nạn lao động, bệnh nghề
nghiệp vẫn không ngừng tăng cao, thể hiện qua bảng 1.1.
Bảng 1.1: Số liệu thống kê về tai nạn lao động tại Việt Nam
những năm 2013 và 2015
TT
Chỉ tiêu
1 Số vụ tai nạn lao động (vụ)
2 Số ngƣời bị nạn (ngƣời)
3 Số vụ tai nạn lao động có hai ngƣời bị nạn trở lên
(vụ)
4 Số ngƣời chết (ngƣời)
5 Số ngƣời bị thƣơng nặng (ngƣời)
6 Nạn nhân là lao động nữ (ngƣời)

2013
6.695
6.887
113

2015
7.620

7.785
79

672
1.506
2.308

666
1.704
2.432

(Nguồn: Báo cáo của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về tình hình tai nạn lao
động trong năm 2013 và năm 2015 từ 63 tỉnh, thành phố trên toàn quốc, 2015)

2


Số liệu trình bày trong bảng 1.1 cho thấy, sự nghiêm trọng trong các vụ
tai nạn lao động xảy ra gây tổn thất rất lớn về ngƣời và tài sản. Trong 03 năm
(2013 – 2015), số vụ tai nạn lao động không ngừng tăng, cụ thể: tăng 925 vụ,
khiến số ngƣời bị nạn tăng 898 ngƣời, số ngƣời bị thƣơng nặng tăng 198
ngƣời, và số nạn nhân là lao động nữ tăng 124 ngƣời.
Mặt khác, những con số tích cực nhƣ: số vụ tai nạn lao động có hai
ngƣời bị nạn trở lên giảm 34 vụ, số ngƣời chết giảm 06 ngƣời, phần nào phản
ánh những hoạt động bảo vệ cá nhân đƣợc chú trọng và quan tâm nhiều hơn,
ý thức của bản thân ngƣời lao động tăng cao, sự quan tâm trong cơng tác an
tồn - vệ sinh lao động đƣợc chú ý nhiều hơn.
Những địa phƣơng xảy ra nhiều vụ tai nạn lao động chết ngƣời trong
năm 2015 bao gồm: thành phố Hồ Chí Minh, có số ngƣời chết vì tai nạn lao
động là 108 ngƣời, tăng 16 ngƣời so với năm 2013 là 92 ngƣời chết. Tiếp theo

là Quảng Ninh, Bình Dƣơng, Thành phố Hà Nội, Đồng Nai, Hải Dƣơng, Hà
Tĩnh, Long An, Thái Nguyên, và Thanh Hóa. Các địa phƣơng trên có tổng số
ngƣời chết vì tai nạn lao động chiếm 51,6% tổng số ngƣời chết vì tai nạn lao
động trên tồn quốc.
Theo báo cáo của Bộ Lao động, Thƣơng binh và Xã hội về tình hình tai
nạn lao động trong năm 2015 từ 63/63 tỉnh, thành phố trên toàn quốc cho thấy
lĩnh vực xảy ra nhiều tai nạn lao động nhất bao gồm:
-

Lĩnh vực xây dựng chiếm 35,2% tổng số vụ tai nạn chết ngƣời và

37,9% tổng số ngƣời chết.
-

Lĩnh vực cơ khí chế tạo chiếm 8,8% tổng số vụ chế ngƣời và 8,1%

tổng số ngƣời chết.
-

Lĩnh vực dịch vụ chiếm 7,1% tổng số vụ chế ngƣời và 6,8% tổng số

ngƣời chết.
-

Lĩnh vực dịch vụ vận tải và bốc xếp hàng hóa chiếm 5,9% tổng số vụ

chết ngƣời và 6,1% tổng số ngƣời chết.

3



-

Lĩnh vực khai thác khoáng sản chiếm 5,5% số vụ chết ngƣời và

6,9% tổng số ngƣời chết.
b. Nguyên nhân xảy ra các vụ tai nạn
Theo báo cáo của Bộ Lao động, Thƣơng binh và Xã hội (2015), các
nguyên nhân chủ yếu gây ra các vụ tai nạn lao động bao gồm:
(1) Nguyên nhân do người sử dụng lao động chiếm 59%. Cụ thể như sau:
-

Thiết bị không đảm bảo an toàn lao động chiếm 22% tổng số vụ;

-

Ngƣời sử dụng lao động khơng xây dựng quy trình, biện pháp làm

việc an toàn chiếm 18% tổng số vụ;
-

Ngƣời sử dụng lao động khơng huấn luyện an tồn lao động cho

ngƣời lao động chiếm 10% tổng số vụ;
-

Do tổ chức lao động chiếm 6% tổng số vụ, ngƣời sử dụng lao động

không trang bị phƣơng tiện bảo vệ cá nhân chiếm 3%.
(2)

-

Nguyên nhân người lao động chiếm 26%. Cụ thể:
Ngƣời lao động bị nạn vi phạm quy trình, quy phạm an tồn lao

động chiếm 21% tổng số vụ;
-

Ngƣời lao động không sử dụng phƣơng tiện bảo vệ cá nhân chiếm

5% tổng số vụ.
(3)

15% số vụ tai nạn lao động còn lại là do những nguyên nhân khác.

c. Những thiệt hại về vật chất
Theo báo cáo của Bộ Lao động, Thƣơng binh và Xã hội (2015), thiệt hại
về vật chất do tai nạn lao động xảy ra năm 2015 nhƣ sau: chi phí tiền thuốc,
mai táng, tiền bồi thƣờng cho gia đình có ngƣời chết và những ngƣời bị
thƣơng... là 153,97 tỷ đồng; thiệt hại về tài sản là 21,96 tỷ đồng; tổng số ngày
nghỉ do tai nạn lao động là 99.679 ngày.
d. Một số vụ tai nạn xảy ra nghiêm trọng trong những năm gần đây
Trong số rất nhiều vụ tai nạn tai nạn lao động xảy ra từ những năm 2010,
có thể kể đến một số vụ đặc biệt nghiêm trọng nhƣ sau:

4


-


Vụ tai nạn do sập dàn giáo xảy ra vào 23g00 ngày 11/01/2013 làm

03 ngƣời chết tại cơng trình cầu sông Tranh, thị trấn Ninh Giang, tỉnh Hải
Dƣơng.
-

Vụ tai nạn do ngạt khí xảy ra ngày 04/9/2013 làm 06 ngƣời chết tại

nhà máy luyện dầu của Công ty cổ phần đầu tƣ và phát triển đa quốc gia
thuộc cụm công nghiệp Vàm Cống, Bình Thạnh, Lị Ấp, Đồng Tháp.
-

Vụ tai nạn trong quá trình xử lý nƣớc sạch Formusa ở Hà Tĩnh xảy

ra ngày 27/7/2014 khiến 03 ngƣời chết và 02 ngƣời bị thƣơng.
-

Vụ tai nạn rơi thanh sắt tại khu vực công trƣờng thi công của dự án

đƣờng sắt trên cao Hà Đông – Cát Linh (Hà Nội) vào lúc 09g55 ngày
06/11/2014, làm 01 ngƣời tử vong và 03 ngƣời khác bị thƣơng.
-

Sập cần cẩu ở Đồng Tháp xảy ra lúc 16h ngày 25/8/2015 tại khu vực

cơng trình bờ kè sông của Công ty Cổ phần thức ăn chăn nuôi Việt Thắng,
khu công nghiệp Sa Đéc, làm 02 công nhân tử vong.
-

Vụ sập hầm than tại Hịa Bình, xảy ra vào 08h ngày 18/11/2015 làm


03 ngƣời chết.
-

Gần đây nhất, khoảng 15g00 ngày 22/03/2016, tại Công ty TNHH

một thành viên sản xuất- cơ khí – xây dựng Việt Cƣờng, xã Bà Điểm, huyện
Hóc Mơn, thành phố Hồ Chí Minh xảy ra vụ tai nạn sập kệ đỡ giàn giáo làm
02 công nhân thiệt mạng.
1.1.2. Hiện trạng về vấn đề vệ sinh môi trường lao động tại Việt Nam
Hiện nay, môi trƣờng lao động tại Việt Nam vẫn còn là vấn đề đáng
quan tâm hàng đầu, sự ô nhiễm đang là mối nguy hiểm trực tiếp tới mọi hoạt
động sản xuất, kinh doanh của ngƣời lao động.
Theo thống kê của cục Quản lý môi trƣờng Y tế, trong giai đoạn 2006 –
2011, vẫn cịn 14,26% số mẫu đo mơi trƣờng vƣợt tiêu chuẩn vệ sinh cho
phép, các yếu tố tỷ lệ mẫu vƣợt quá tiêu chuẩn cho phép cao nhất là tiếng ồn
(22,16%), phóng xạ (20%), ánh sáng (15,28%) và bụi (11,3%).

5


Thơng qua các đợt khám sức khỏe định kì, khám bệnh nghề nghiệp, đã
phát hiện hàng nghìn trƣờng hợp mắc các bệnh nghề nghiệp. Năm 2012, theo
báo cáo của các tỉnh, thành phố và đơn vị có 5.171 trƣờng hợp nghi mắc bệnh
nghề nghiệp đã đƣợc phát hiện, tập trung vào các bệnh nhƣ: bụi phổi silic, bụi
phổi bông, viêm phế quản mãn tính, nhiễm độc benzen... tổng cộng đến tháng
12/2012 số ngƣời mắc bệnh nghề nghiệp là 27.515 trƣờng hợp. Đây là những
con số đáng báo động về môi trƣờng làm việc đảm bảo, thiết yếu cho ngƣời lao
động tham gia sản xuất kinh doanh cần đƣợc quan tâm, chú ý cải thiện tốt hơn.
Theo thống kê của Hiệp hội làng nghề Việt Nam (năm 2014), Hà Nội

hiện là địa phƣơng dẫn đầu cả nƣớc về số lƣợng làng nghề. Các làng nghề đã
và đang thu hút hàng vạn lao động thời vụ cũng nhƣ tạo việc làm thƣờng
xuyên và là nguồn thu nhập chính của hàng nghìn gia đình. Song, đi cùng với
sự phát triển làng nghề là vấn đề bệnh nghề nghiệp và an toàn vệ sinh trong
lao động, sản xuất. Cụ thể, hơn 90% ngƣời lao động làng nghề tiếp xúc các
yếu tố nhƣ: nóng, bụi: 65,89%; tiếng ồn: 48,8%; hóa chất: 59,5%; hơn 50% số
ngƣời lao động tại các làng nghề bị nhiễm bệnh liên quan đến hô hấp; nhiều
nguy cơ dẫn đến bỏng, đứt tay chân, điện giật, bệnh ngồi da, tiêu hóa…
Đây là những con số đáng báo động về môi trƣờng làm việc không đảm
bảo, là vấn đề thiết yếu cho ngƣời lao động tham gia sản xuất kinh doanh cần
đƣợc quan tâm, chú ý cải thiện tốt hơn.
1.2. Các giải pháp về an tồn lao động và vệ sinh mơi trƣờng
1.2.1. Giải pháp về khoa học - công nghệ
Để đảm bảo an tồn trong sản xuất và mơi trƣờng làm việc cho ngƣời lao
động, nhiều doanh nghiệp đã đầu tƣ những máy móc, trang thiết bị hiện đại,
cải tiến có độ an toàn cao hơn, giảm sức lao động con ngƣời, điều này khơng
những giúp tăng tính an tồn trong sản xuất mà cịn góp phần tăng năng suất,
từ đó tăng doanh thu và lợi nhận cho doanh nghiệp.

6


Thay thế những nguyên liệu đầu vào độc hại, tốn kém bằng những
nguyên nhiên liệu tự nhiên, thân thiện với mơi trƣờng nhằm giảm và tiết kiệm
chi phí xử lý chất thải đầu ra trong quy trình sản xuất, đây cũng là hƣớng kinh
doanh, phát triển của nhiều doanh nghiệp, Cơ sở.
Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp đã bắt đầu lấy chuẩn an tồn lao động – vệ
sinh mơi trƣờng là thƣớc đo, là thƣơng hiệu của doanh nghiệp mình, hành
động này là dấu hiệu tốt, vì nhƣ vậy doanh nghiệp sẽ quan tâm cải thiện môi
trƣờng lao động trong tất cả các khâu sản xuất, giảm những áp lực tới môi

trƣờng, đồng thơi tăng sự tin tƣởng cho ngƣời tiêu dùng.
1.2.2.

Giải pháp về luật và chính sách

Nhà nƣớc đã ban hành hệ thống văn bản pháp luật hƣớng dẫn đảm bảo
thực hiện cơng tác an tồn lao động – vệ sinh lao động, xây dựng và đƣa ra
các tiêu chí đầy đủ, cụ thể tƣơng đối phù hợp với đặc điểm từng ngành sản
xuất, kinh doanh ở nƣớc ta. Ví dụ: Luật an toàn, vệ sinh lao động số
84/2015/QH13, quy định việc đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động; chính sách,
chế độ đối vó ngƣời bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; trách nhiệm và
quyền hạn của các tổ chức, cá nhân liên quan đến công tác an toàn, vệ sinh
lao động và quản lý nhà nƣớc về an toàn, vệ sinh lao động.
Các Cơ sở sản xuất, kinh doanh hoạt động bổ sung và thực hiện những
nội quy, quy định về an toàn lao động và vệ sinh môi trƣờng làm việc cho
ngƣời lao động, nhằm thực hiện theo chính sách đảm bảo sức khỏe và tính
mạng cho bản thân ngƣời lao động và hiệu quả chung.
Các chính sách về sức khỏe ngƣời lao động đƣợc quan tâm, việc tổ chức
khám bệnh, kiểm tra sức khỏe định kì cho cơng nhân thực hiện một cách
nghiêm túc và đầy đủ.
Các doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay đã chú trọng hơn đến việc cung
cấp các phƣơng tiện bảo hộ lao động cho cơng nhân của mình. Điều này giúp
họ tránh hoặc hạn chế những yếu tố độc hại, nguy hiểm, góp phần giảm thiểu
tai nạn và bệnh nghề nghiệp.
7


1.2.3. Giải pháp về hoạt động thông tin, truyền thông
Công tác tuyên truyền, giáo dục ngƣời lao động nâng cao nhận thức, ý
thức trong việc thực hiện các quy định về an tồn lao động và vệ sinh mơi

trƣờng làm việc là hoạt động quan trọng. Đẩy mạnh công tác truyền thông về
ý nghĩa, tác dụng, hiệu qủa của việc giáo dục nâng cao nhận thức trách nhiệm
của các cấp lãnh đạo, của cán bộ quản lý, nhân viên, công nhân ngƣời lao
động về thực hiện an toàn lao động và vệ sinh mơi trƣờng.
Đa dạng hóa các loại hình truyền thông với nội dung phong phú, đầy đủ
và ngắn gọn nhằm tiếp cận dễ dàng đối với ngƣời lao động. Nắm bắt những
nguyện vọng của ngƣời lao động, từ đó bổ sung những thiếu sót nhằm hồn
hiện suy nghĩ, tƣ tƣởng của đối tƣợng tiếp nhận.
1.3. Hoạt động truyền thơng về an tồn lao động và vệ sinh mơi trƣờng
tại Việt Nam
Trong nhiều năm qua, hoạt động truyền thông về an toàn lao động và vệ
sinh lao động, bảo vệ môi trƣờng đƣợc thực hiện rất nhiều qua các phƣơng
tiện thơng tin đại chúng.
Truyền thơng góp phần nâng cao nhận thức cho mọi đối tƣợng về sự cần
thiết tuân thủ các quy trình an tồn lao động trong sản xuất, từ đó giúp họ biết
cách phịng ngừa, hạn chế tối đa rủi ro... để giảm thiểu tai nạn lao động, cùng
với những nỗ lực trong công tác quản lý thì hoạt động truyền thơng về lĩnh
vực này hết sức quan trọng.
Các chƣơng trình đã thực hiện nổi bật nhƣ: “ An tồn lao động vì hạnh
phúc của gia đình và sự phát triển doanh nghiệp”, chƣơng trình “ Y tế và sức
khỏe cộng đồng” trên Đài tiếng nói Việt Nam; chuyên mục An toàn lao động
trên báo đối ngoại Vietnam Economic News, tạp chí Lao động – xã hội, tạp
chí Nghề nghiệp và cuộc sống...
Các phƣơng tiện truyền thơng nhƣ: đài phát thanh, báo chí đã góp phần
đáng kể trong việc nâng cao nhận thức của các cấp, ngành, các doanh nghiệp
sử dụng lao động và ngƣời lao động về an tồn lao động và vệ sinh mơi
8


trƣờng làm việc, kịp thời đƣa ra những thông tin các vụ tai nạn lao động, đề

cập đến nguyên nhân, đề nghị những giải pháp khắc phục vi phạm, cảnh báo
các nguy cơ tiềm ẩn... giúp cơ quan quản lý nhanh chóng có biện pháp ứng
phó.
Chƣơng trình quốc gia về bảo hộ lao động, an toàn vệ sinh lao động
trong giai đoạn 2011 – 2015, cũng đã đặt ra mục tiêu: 80% cán bộ quản lý,
ngƣời lao động tại các doanh nghiệp đƣợc phổ biến thông tin phù hợp về an
toàn vệ sinh lao động; trên 90% cán bộ an toàn vệ sinh lao động tại các cơ
quan quản lý nhà nƣớc đƣợc trang bị đủ kiến thức về truyền thơng an tồn vệ
sinh lao động...
Huấn luyện an tồn vệ sinh lao động là một trong những nội dung bắt
buộc của công tác bảo hộ lao động nhằm cung cấp kiến thức, rèn luyện các
kỹ năng, giúp ngƣời sử dụng lao động chủ động xây dựng, triển khai kế
hoạch, biện pháp an toàn vệ sinh lao động và biết cách thực hành, xử lý
những tình huống trong quá trình sản xuất.
Nhiều doanh nghiệp đã chủ động huấn luyện an toàn cho ngƣời lao
động; duy trì việc tuyên truyền kiến thức về an tồn lao động nói riêng, pháp
luật lao động nói chung thơng qua “góc an tồn”, “phịng truyền thơng về an
tồn” nhƣ tại Cơng ty TNHH sản xuất phụ tùng ô tô, xe máy, Công ty TNHH
Lixil Inax, Công ty Kinh Đô… Hay việc tuyên truyền qua hệ thống truyền
thanh nội bộ, bảng tin nhƣ ở các doanh nghiệp thuộc Tổng công ty cổ phần
may Hƣng Yên…
Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận doanh nghiệp, Cơ sở sản xuất chƣa
nghiêm túc thực hiện các quy định pháp luật về an toàn vệ sinh lao động, chủ
quan, chƣa nhận thức hết tầm quan trọng của cơng tác an tồn vệ sinh lao
động đối với sự an tồn tính mạng, sức khỏe ngƣời lao động; cũng nhƣ bảo
đảm an toàn về tài sản của doanh nghiệp nên một số doanh nghiệp thực hiện
cơng tác huấn luyện an tồn vệ sinh lao động cho ngƣời lao động theo cách
đối phó rút ngắn thời gian huấn luyện. Nội dung huấn luyện mới chỉ tập
9



trung vào lý thuyết, phổ biến các nội quy, quy chế của đơn vị, phần thực
hành kỹ năng sử dụng các phƣơng tiện, thiết bị cịn hạn chế...
1.4.

Một số cơng tác truyền thơng nâng cao nhận thức về an tồn lao

động và vệ sinh môi trƣờng cho công nhân tại Cơ sở sang chai – đóng gói
hóa chất phục vụ nông nghiệp Nam Thịnh
1.4.1. Những hoạt động truyền thông đã được thực hiện
Cơ sở sang chai đóng gói hóa chất phục vụ nơng nghiệp Nam Thịnh mới
đƣợc hình thành và đi vào hoạt động, vì vậy những cơng tác về truyền thơng
an tồn lao động và vệ sinh mơi trƣờng tại Cơ sở còn hạn chế.
Tại Cơ sở, việc thực hiện các giải pháp nhằm đảm bảo an toàn lao động
và vệ sinh môi trƣờng nhƣ: các bảng nội quy, quy định nghiêm ngặt khi tham
gia lao động sản xuất, trong đó đề cập tới các hoạt động nhƣ: trang bị và sử
dụng đầy đủ đồ bảo hộ lao động bắt buộc khi làm việc, nội quy phòng cháy
chữa cháy, các tiêu lệnh chữa cháy, báo động, trách nhiệm giữ gìn vệ sinh
mơi trƣờng chung... Các khẩu hiệu nhƣ: “Thi đua lao động đạt chất lƣợng
năng suất cao”, “Sản xuất phải an toàn – An toàn mới sản xuất” đƣợc treo tại
khu vực xƣởng.
Ngoài ra, Cơ sở đã tổ chức các buổi tập huấn hƣớng dẫn ngƣời lao động sử
dụng đúng cách trang thiết bị bảo hộ, đan xen lồng ghép trong các buổi họp
thƣờng kỳ, hay tổ chức phát đồ bảo hộ cho mỗi công nhân. Quán triệt những
hạn chế, lỗi của công nhân khi tham gia sản xuất, nhằm giúp công nhân hiểu rõ
đƣợc tầm quan trọng việc tham gia và tuân thủ đầy đủ những quy định về an
toàn lao động.
1.4.2. Những tồn tại trong hoạt động truyền thơng về an tồn lao động và
vệ sinh mơi trường tại Cơ sở
Hoạt động truyền thông tại Cơ sở sang chai – đóng gói hóa chất phục vụ

nơng nghiệp Nam Thịnh còn hạn chế về nhiều mặt.
Do điều kiện Cơ sở mới đi vào sản xuất nên các hoạt động truyền thơng
cho ngƣời lao động cịn thiếu sót, chƣa thực hiện với số lƣợng nhiều và
10


thƣờng xuyên. Các hoạt động truyền thông chỉ dừng lại ở những bảng tin,
bảng nội quy và đan xen trong một số cuộc họp cơng nhân, chƣa mở rộng về
hình thức sử dụng các phƣơng tiện truyền thông phổ biến nhƣ: tờ rơi, poster,
phát thanh... vì vậy, việc thu hút sự quan tâm của ngƣời lao động chƣa đƣợc
cao. Tần suất thực hiện các chƣơng trình truyền thơng hiện tại của Cơ sở nhƣ
phổ biến qua bảng tin, phổ biến khi họp cịn ít và thƣa, cơng nhân chƣa chú ý
và chƣa hiểu rõ đƣợc những vấn đề Cơ sở truyền tải.
Hầu hết các hoạt động truyền thông diễn ra chỉ mang tính lý thuyết, chƣa
thực sự hiệu quả; ví dụ: vị trí treo các bảng nội quy, quy định chƣa hợp lý,
khung chữ bé, khơng rõ ràng, vị trí những nơi đặt khẩu hiệu bị che khuất bởi
cây cối... không thuận tiện cho ngƣời lao động khi bắt gặp chú ý tới.
Mặt khác, đối tƣợng tiếp nhận truyền thông là ngƣời lao động tại Cơ sở
cịn thấp về trình độ văn hóa, chƣa qua những trƣờng lớp nghề chuyên nghiệp,
và xuất phát thuần nông, mới chuyển đổi nghề nghiệp. Điều này cũng là yếu
tố thách thức cho hoạt động truyền thông của Cơ sở nhằm hƣớng cho ngƣời
lao động thay đổi suy nghĩ tích cực hơn trong vấn đề an tồn lao động và vệ
sinh mơi trƣờng chung tại nơi làm việc.
Trách nhiệm từ ngƣời quản lý chƣa cao, chƣa chủ động thực hiện các
hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức cho ngƣời lao động về an toàn lao
động và vệ sinh mơi trƣờng. Sự đa dạng hóa loại hình truyền thơng cịn kém,
nên hiệu quả sau mỗi hoạt động diễn ra chƣa cao.
Từ những tồn tại thực tế của Cơ sở nêu trên, khóa luận thực hiện chƣơng
trình truyền thơng nâng cao nhận thức cho cơng nhân về an tồn lao động và
vệ sinh mơi trƣờng làm việc nhằm: bổ sung những thiếu hụt của các chƣơng

trình truyền thơng tại Cơ sở trƣớc đó, cung cấp cho ngƣời lao động những
kiến thức cần thiết bảo vệ sức khỏe bản thân và bảo vệ môi trƣờng làm việc
chung.

11


CHƢƠNG II
MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
2.1.1. Mục tiêu chung
Khóa luận thực hiện nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động cơng
tác quản lý an tồn lao động và vệ sinh môi trƣờng tại nơi làm việc cho công
nhân.
2.1.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá đƣợc hiện trạng của hoạt động sang chai, đóng gói hóa chất
phục vụ nơng nghiệp tại Cơ sở Nam Thịnh.
- Xây dựng, thiết kế và thực hiện đƣợc chƣơng trình truyền thơng nâng
cao nhận thức về an tồn lao động và vệ sinh mơi trƣờng nơi làm việc.
- Đề xuất đƣợc giải pháp nâng cao hiệu quả của cơng tác quản lý an
tồn lao động và vệ sinh môi trƣờng cho Cơ sở nghiên cứu.
2.2. Đối tƣợng nghiên cứu
Công nhân và các hoạt động tại Cơ sở sang chai – đóng gói hóa chất
phục vụ nông nghiệp Nam Thịnh.
2.3. Phạm vi nghiên cứu
2.3.1. Phạm vi không gian
Môi trƣờng lao động của công nhân tại Cơ sở sang chai – đóng gói hóa
chất phục vụ nông nghiệp Nam Thịnh.
2.3.2. Phạm vi thời gian

03 tháng kể từ ngày đăng kí khóa luận.
2.4. Nội dung nghiên cứu
-

Tìm hiểu hiện trạng hoạt động sang chai – đóng gói hóa chất phục

vụ nơng nghiệp của Cơ sở.
-

Xây dựng, thiết kế và thực hiện chƣơng trình truyền thơng nâng cao

nhận thức an tồn lao động và vệ sinh mơi trƣờng cho công nhân.
12


-

Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả của công tác quản lý an tồn

lao động và vệ sinh mơi trƣờng cho khu vực nghiên cứu.
2.5. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.5.1. Phương pháp kế thừa số liệu
Phƣơng pháp kế thừa số liệu giúp khóa luận có đầy đủ những tài liệu
cần thiết, hoàn thành trọn vẹn nội dung thực hiện. Các tài liệu tham khảo
nhằm xác định, phân tích, đánh giá điều kiện kinh tế - xã hội – môi trƣờng tại
nơi thực hiện.
Một số tài liệu tham khảo nhƣ:
-

Điều kiện kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu.


-

Báo cáo đánh giá tác động môi trƣờng hằng năm.

-

Báo cáo công tác quản lý, an toàn lao động.

-

Bản dự án đầu tƣ ban đầu của Cơ sở.

2.5.2. Phương pháp điều tra ngoại nghiệp
a. Phƣơng pháp điều tra, khảo sát thực địa
- Quan sát, đánh giá trực quan về môi trƣờng lao động, làm việc của
công nhân, các hành vi, hành động thực hiện trong công việc ngƣời công
nhân.
- Quan sát thái độ, hành động của ngƣời lao động đƣa ra các câu hỏi
liên quan đến vấn đề an toàn lao động và vệ sinh môi trƣờng.
- Khảo sát sơ bộ về trang thiết bị, đồ bảo hộ lao động, an toàn lao động
thực tại của công nhân.
b. Phƣơng pháp điều tra xã hội học
Đề tài sử dụng phƣơng pháp phỏng vấn với các hình thức nhƣ:
Phỏng vấn bán định lƣợng: các cuộc phỏng vấn đƣợc tiến hành theo
từng trƣờng hợp nghiên cứu điển hình, ngƣời đƣợc phỏng vấn sẽ lựa chọn
một cách ngẫu nhiên tùy theo mục đích của loại thơng tin cần thu thập.
Phỏng vấn ngƣời cung cấp thông tin chính: Phỏng vấn bằng miệng
những ngƣời có hiểu biết về một chủ đề riêng biệt nào đó. Những ngƣời có


13


thể lãnh đạo hay có kinh nghiệm trong việc tuyên truyền an tồn lao động và
vệ sinh mơi trƣờng.
Sử dụng bảng hỏi anket: nhằm đánh giá hiện trạng về nhận thức con
ngƣời và đánh giá kết quả thử nghiệm chƣơng trình tryền thơng. Phƣơng pháp
này sử dụng bảng hỏi soạn thảo sẵn câu hỏi đơn giản, dễ hiểu nhƣng tổng quan
chung vấn đề, nhằm đánh giá nhận thức của ngƣời lao động về an tồn lao
động, bảo vệ mơi trƣờng và thực trạng công tác truyền thông tại Cơ sở.
Phiếu đƣợc phát cho hai đối tƣợng là: cán bộ Cơ sở và ngƣời lao động.
Nhằm đánh giá thực trạng và nhận thức của ngƣời lao động về kiến thức an
toàn lao động và vệ sinh môi trƣờng.
+ Trƣớc khi thực hiện chƣơng trình phát 04 phiếu điều tra cho 04 cán bộ
văn phịng: Phịng hành chính - nhân sự, Phịng Kinh doanh tiếp thị, Phòng
quản lý điều hành sản xuất, Phịng kỹ thuật, thí nghiệm. Do số lƣợng cơng
nhân đơng (80 ngƣời) nên sử dụng lấy ngẫu nhiên 40 ngƣời để phát phiếu
phỏng vấn: 17 ngƣời trong nhà xƣởng để máy sang chai, đóng gói, 17 cơng
nhân trong nhà xƣởng hồn thiện sản phẩm, 04 cơng nhân trong nhà kho
chứa, 01 ngƣời lao công và 01 ngƣời bảo vệ.
+ Sau khi thực hiện phỏng vấn phát sản phẩm tờ rơi cho những đối
tƣợng đã phỏng vấn để đánh giá sự nhận thức của cơng nhân trong việc vệ
sinh an tồn lao động.
2.5.3.Phƣơng pháp thực nghiệm
2.5.3.1. Cơ sở lý luận trong xây dựng chương trình truyền thơng
Chƣơng trình truyền thơng nâng cao nhận thức về an toàn lao động và vệ
sinh mơi trƣờng đƣợc thực hiện trên cơ sở phân tích những đặc điểm của hoạt
động sản xuất, kinh doanh hóa chất phục vụ nơng nghiệp, tìm hiểu và đánh
giá mức độ nhận thức của ngƣời lao động tại Cơ sở trong việc sử dụng các
trang thiết bị bảo hộ lao động cá nhân cơ bản và bảo vệ môi trƣờng làm việc

chung, từ đó nghiên cứu và thiết kế sản phẩm truyền thông phù hợp với đối
tƣợng nghiên cứu, chƣơng trình truyền thơng đƣợc thực hiện qua 4 giai đoạn:

14


×