Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

Ứng dụng phần mềm maxent đánh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến phân bố của loài voọc đen má trắng trachypithecus francoisi pousargues 1898

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.42 MB, 66 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
KHOA QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG VÀ MƠI TRƢỜNG

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
ỨNG DỤNG PHẦN MỀM MAXENT ĐÁNH GIÁ ẢNH HƢỞNG CỦA
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN PHÂN BỐ CỦA LOÀI VOỌC ĐEN MÁ
TRẮNG (Trachypithecus francoisi Pousargues, 1898)

NGÀNH: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG
MÃ SỐ: 302

Giáo viên hƣớng dẫn:

TS. Nguyễn Đắc Mạnh
ThS. Tạ Tuyết Nga

Sinh viên thực hiện:

Lý Văn Quân

Mã sinh viên:

1453020735

Lớp:

59A - QLTNR

Khóa học:

2014 - 2018



HÀ NỘI, 2018


LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp không những giúp sinh viên củng cố kiến thức đã học
mà còn giúp sinh viên tiếp cận với cơng tác bảo tồn các lồi động vật quý hiếm
phục vụ cho công tác bảo tồn cũng nhƣ quản lý sau này. Đƣợc sự đồng ý của
Nhà trƣờng, Khoa Quản lý tài Nguyên và Môi trƣờng, Bộ môn Động vật rừng,
tôi đã thực hiện đề tài tốt nghiệp : “Ứng dụng phần mềm MaxEnt đánh giá
ảnh hƣởng của biến đổi khí hậu đến phân bố của loài Voọc đen má trắng
(Trachypithecus francoisi Pousargues, 1898)”. Đề tài thực hiện từ tháng 01
đến tháng 05 năm 2018 nay đã hồn thành. Nhân dịp này tơi xin chân thành gửi
lời cảm ơn đến các tố chức cá nhân dƣới đây :
Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Đắc Mạnh và ThS.Tạ Tuyết Nga
đã trực tiếp hƣớng dẫn tôi xây dựng đề cƣơng, Định hƣớng nghiên cứu và giúp
tôi thực hiện khóa luận này.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành, đến tất cả bạn bè và ngƣời thân đã
giúp đỡ tôi về vật chất lẫn tinh thần để tơi hồn thành tốt bài khóa luận này.
Mặc dù tác giả đã nỗ lực làm việc, nhƣng do thời gian thực hiện đề tài còn
nhiều hạn chế, khối lƣợng nghiên cứu lớn, nên đề tài không tránh khỏi những
thiếu sót nhất định. Tác giả rất mong nhận đƣợc sự đóng góp ý kiến xây dựng
của các thầy cơ giáo và bạn đọc để bản khóa luận đƣợc hồn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày … tháng … Năm 2018
Sinh viên thực hiện
(Ký tên)

ii



MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... ii
MỤC LỤC ............................................................................................................ iii
DANH MỤC VIẾT TẮT ...................................................................................... v
DANH MỤC BẢNG BIỂU ................................................................................. vi
DANH MỤC HÌNH ẢNH, BẢN ĐỒ ................................................................. vii
ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................................... 1
Chƣơng 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........................................... 3
1.1. Loài Voọc đen má trắng(Trachypithecus francoisi Pousargues, 1898).... 3
1.1.1. Đặc điểm nhận dạng ............................................................................. 3
1.1.2. Sinh học, sinh thái ................................................................................. 3
1.1.3. Tình trạng bảo tồn ................................................................................ 4
1.2. Vùng phân bố của loài Voọc đen má trắng ................................................. 5
1.2.1. Một số nghiên cứu về ảnh hưởng của BĐKH đến các vùng phân bố
của loài Voọc đen má trắng (Trachypithecus francoisi Pousargues, 1898) . 5
1.2.2. Mơ hình ổ sinh thái ............................................................................... 6
1.2.3. Mơ hình Entropy cực đại (MaxEnt) trong xây dựng bản đồ phân bố
của các loài .................................................................................................... 9
Chƣơng 2 MỤC TIÊU - NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 14
2.1. Mục tiêu .................................................................................................... 14
2.1.1. Mục tiêu chung .................................................................................... 14
2.2.2. Mục tiêu cụ thể .................................................................................... 14
2.2. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu ................................................................ 14
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................... 14
iii


2.2.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 14

2.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................. 14
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu........................................................................... 15
2.4.1. Cách tiếp cận ...................................................................................... 15
2.4.2. Thu thập, kế thừa tài liệu .................................................................... 15
2.4.3. Thu thập dữ liệu phân bố .................................................................... 16
2.4.4. Dữ liệu về mơi trường(biến khí hậu) .................................................. 16
2.5. Đánh giá mức độ ƣu tiên trong bảo tồn Voọc đen má trắng của các khu
rừng đặc dụngở Việt Nam ................................................................................ 21
Chƣơng 3 ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CỨU .......................................... 23
3.1. Điều kiện tự nhiên của Việt Nam.............................................................. 23
3.2. Khu vực Đông Bắc Bộ .............................................................................. 25
Chƣơng 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .......................................................... 28
4.1. Ảnh hƣởng của BĐKH đến vùng phân bố của lồi Vƣợn đen má trắng .. 28
4.1.1. Mơ phỏng vùng phân bố thích hợp của lồi Voọc đen má trắng ở thời
điểm hiện tại .................................................................................................. 28
4.1.2. Mức độ thay đổi vùng phân bố thích hợp của lồi Voọc đen má trắng
theo các kịch bản biến đổi khí hậu ............................................................... 30
4.2. Mức độ thay đổi vùng phân bố phù hợp của loài Voọc đen má trắng ở
Việt Nam .......................................................................................................... 40
Chƣơng 5 KẾT LUẬN – TỒN TẠI – KIẾN NGHỊ .......................................... 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 51

iv


DANH MỤC VIẾT TẮT
BĐKH

Biến dổi khí hậu


Cs

Cộng sự

EN

Nguy cấp (Endangered)

ENMs

Mơ hình ổ sinh thái

IB

Nghiêm cấm khai thác sử dụng

IUCN

Tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới

KBT

Khu bảo tồn

KBTTN

Khu bảo tồn thiên nhiên

MaxEnt


Maximum Entropy

VQG

Vƣờn quốc gia

v


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1. 1 Một số mơ hình ổ sinh thái phổ biến và loại dữ liệu sử dụng .............. 8
Bảng 1. 2 Sự thay đổi của nhiệt độ trung bình của bề mặt trái đất và mực nƣớc
biển theo các RCPs .............................................................................................. 12
Bảng 1.3: Lƣợng khí CO2 tích lũy từ năm 2012-2100 của các RCPs ................ 12
Bảng 2. 1 Bảng thu thập dữ liệu tọa độ các điểm ghi nhận ................................ 16
sự xuất hiện các loài ............................................................................................ 16
Bảng 2. 2 Các biến khí hậu đƣợc sử dụng .......................................................... 17
Bảng 2. 3 Các thang phân chia mức độ thích hợp của vùng phân bố ................. 21
Bảng 3.1: Thơng tin về các VQG và KBT chính ở vùng Đơng Bắc................... 26
Bảng 4. 1 Bảng Mức độ thay đổi diện tích vùng phân bố thích hợp của lồi
VĐMT theo kịch bản RCP 4.5 ............................................................................ 32
Bảng 4. 2 Mức độ thay đổi diện tích vùng phân bố thích hợp của lồi VĐMT
theo kịch bản RCP 8.5 ......................................................................................... 35
Bảng 4. 3 Mức độ thay đổi vùng phân bố thep RCP4.5 trong vùng cƣ trú hiện tại
............................................................................................................................. 38
Bảng 4. 4 Mức độ thay đổi vùng phân bố thep RCP8.5 trong vùng cƣ trú hiện tại
............................................................................................................................. 40
Bảng 4. 5 bảng mức độ thay đổi vùng phân bố theo RCP4.5 ở một số khu rừng
đặc dụng ở Việt Nam........................................................................................... 44
Bảng 4. 6: Bảng mức độ thay đổi vùng phân bố theo RCP8.5 ở một số khu rừng

đặc dụng ở Việt Nam........................................................................................... 47
Bảng 4. 7: Mức độ ƣu tiên trong bảo tồn Voọc đen má trắng của các khu rừng
đặc dụng ở Việt Nam dƣới ảnh hƣởng của BĐKH ............................................. 48

vi


DANH MỤC HÌNH ẢNH, BẢN ĐỒ
Hình 1. 1 Lồi Voọc đen má trắng ........................................................................ 3
Hình 1. 2 Bản đồ phân bố loài Voọc đen má trắng (Trachypithecus
francoisi Pousargues, 1898) ................................................................................. 4
Hình 1. 3. Ví dụ về mơ hình phân bố tiềm năng của lồi dựa trên các điều kiện
về khí hậu và dữ liệu phân bố thực tế của loài ...................................................... 7
Hình 2.1 Tọa độ các điểm có mặt của lồi chuẩn bị cho phần mềm MaxEnt .... 19
Hình 2. 2 Giao diện phần mềm MaxEnt ............................................................. 19
Hình 4. 1: Biểu đồ thể hiện độ chính sác cảu bản đồ ......................................... 28
Hình 4. 2: Bản đồ mơ phỏng vùng phân bố thích hợp của lồi Voọc đen má
trắng ở thời điểm hiện tại .................................................................................... 29
Hình 4. 3 Bản dồ mơ phỏng vũng phân bố thích hợp lồi Voọc đen má trắng ở
thời điểm hiện tại ................................................................................................. 31
Hình 4. 4 Bản đồ mơ phỏng vùng phân bố thích hợp lồi Voọc đen má trắng
theo RCP4.5 (2050) ............................................................................................. 31
Hình 4. 5 Bản đồ mơ phỏng vùng phân bố thích hợp lồi Voọc đen má trắng
theo RCP4.5 (2070) ............................................................................................. 31
Hình 4. 6 Bản dồ mơ phỏng vũng phân bó thích hợp lồi Voọc đen má trắng ở
thời điểm hiện tại ................................................................................................. 34
Hình 4. 7 Bản đồ mơ phỏng vùng phân bố thích hợp lồi Voọc đen má trắng
theo RCP8.5 (2050) ............................................................................................. 34
Hình 4. 8 Bản đồ mơ phỏng vùng phân bố thích hợp lồi Voọc đen má trắng
theo RCP8.5 (2070) ............................................................................................. 34

Hình 4. 9: Bản đồ các khu vực phân bố thích hợp của lồi ở vùng cƣ trú hiện tại
............................................................................................................................. 37
Hình 4. 10: vùng phân bố thích hợp lồi Voọc đen má trắng theo RCP4.5 năm
2050 trong vùng cƣ trú hiện tại ........................................................................... 37
vii


Hình 4. 11: vùng phân bố thích hợp lồi Voọc đen má trắng theo RCP4.5 năm
2070 trong vùng cƣ trú hiện tại ........................................................................... 37
Hình 4. 12 Bản đồ các khu vực phân bố thích hợp của lồi ở vùng cƣ trú hiện tại
............................................................................................................................. 39
Hình 4. 13 vùng phân bố thích hợp loài Voọc đen má trắng theo RCP8.5 năm
2050 trong vùng cƣ trú hiện tại ........................................................................... 39
Hình 4. 14 vùng phân bố thích hợp lồi Voọc đen má trắng theo RCP8.5 năm
2070 trong vùng cƣ trú hiện tại ........................................................................... 39
Hình 4. 15 Bản dồ mơ phỏng vũng phân bố thích hợp lồi Voọc đen má trắng ở
Việt Nam. ............................................................................................................ 41
Hình 4. 16 Bản đồ mơ phỏng vùng phân bố thích hợp loài Voọc đen má trắng
theo RCP4.5 (2070) ở Việt Nam. ........................................................................ 41
Hình 4. 17 Bản đồ mơ phỏng vùng phân bố thích hợp lồi Voọc đen má trắng
theo RCP8.5 (2070) ở Việt Nam. ........................................................................ 41
Hình 4. 18 Bản đồ mơ phỏng vũng phân bố thích hợp lồi Voọc đen má trắng tại
một sô khu rừng đặc dụng ở Việt Nam. .............................................................. 43
Hình 4. 19 Bản đồ mơ phỏng vùng phân bố thích hợp lồi Voọc đen má trắng
theo kịch bản RCP4.5 năm 2050 ở một số khu rừng đặc dụng ở Việt Nam. ...... 43
Hình 4. 20 Bản đồ mơ phỏng vùng phân bố thích hợp lồi Voọc đen má trắng
theo kịch bản RCP4.5 năm 2070 ở một số khu rừng đặc dụng ở Việt Nam. ...... 43
Hình 4. 21 Bản đồ mơ phỏng vũng phân bố thích hợp lồi Voọc đen má trắng tại
một sơ khu rừng đặc dụng ở Việt Nam. .............................................................. 46
Hình 4. 22 Bản đồ mơ phỏng vùng phân bố thích hợp lồi Voọc đen má trắng

theo kịch bản RCP8.5 năm 2050 ở một số khu rừng đặc dụng ở Việt Nam. ...... 46
Hình 4. 23 Bản đồ mơ phỏng vùng phân bố thích hợp loài Voọc đen má trắng
theo kịch bản RCP8.5 năm 2070 ở một số khu rừng đặc dụng ở Việt Nam. ...... 46

viii


ĐẶT VẤN ĐỀ
Biến đổi khí hậu đã và đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu, bao gồm cả các
thay đổi trong thành phần hố học của khí quyển, biến đổi nhiệt độ bề mặt, nƣớc
biển dâng, các hiện tƣợng khí hậu cực đoan và thiên tai tăng lên đáng kể về số
lƣợng và cƣờng độ. Những thay đổi này dẫn đến những thay đổi trong các hệ
thống vật lý, hệ sinh học và hệ thống kinh tế - xã hội trên toàn hành tinh và đe
doạ sự phát triển, đe doạ cuộc sống của tất cả các loài, các hệ sinh thái. Việt
Nam đƣợc đánh giá là một trong những nƣớc bị ảnh hƣởng nghiêm trọng của
biến đổi khí hậu. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu đã và đang gây ra các hậu quả
nặng nề Việt Nam coi ứng phó với biến đổi khí hậu là vấn đề sống cịn. Biến đổi
khí hậu gây ảnh hƣởng nhiều mặt trong đó có đa dạng sinh học, đó là một trong
những thành phần bị tác động trực tiếp và thấy đƣợc hiệu quả rõ ràng nhất.
BĐKH xẽ làm thay đổi điều kiện môi trƣờng sống, gây ảnh hƣởng đến sự sinh
sản và phát triển của loài. Hiện tƣợng phổ biến thể hiện sự ảnh hƣởng BĐKH là
các loài sinh vật phải thay đổi về khu vực và phạm vi phân bố di chuyển về
những nơi cao hơn đề tìm kiếm khu vực có điều kiện khí hậu phù hợp. Từ thực
tế đó việc đánh giá và dự đốn về ảnh hƣởng của BĐKH đến phân bố của một
loài sinh vật là hết sức quan trọng từ đó thấay đƣợc tình trạng và xu hƣớng biến
đổi của các loài nhằm đƣa ra những quyết định quản lý cũng nhƣ bảo tồn một
cách hợp lý.
Thú linh trƣởng là nhóm động vật bậc cao và hầu hết các loài trong bộ
đều đƣợc liệt kê trong sách đỏ thế giới và việt nam. Tuy nhiên hiện nay tình
trạng của các quần thể thú linh trƣởng đang đứng trƣớc nguy cơ bị đe dọa rất

nghiêm trọng trong đó có lồi Voọc đen má trắng(Trachypithecus
francoisi Pousargues, 1898). Lồi có vùng phân bố rất hẹp chủ yếu tập trung ở
các khu rừng nguyên sinh ít bị tác động con ngƣời tuy nhiên sinh cảnh sống ít ỏi
cũng đang dần ít đi và bị chia cắt mạng hơn.
Mơ hình ổ sinh thái (ENMs) là cơng cụ rất hiệu quả mơ phỏng vùng phân
bố của các lồi với dữ liệu đầu vào gồm các dữ liệu về sự có mặt và vắng mặt
đƣợc ghi nhận từ ngoài thực tế và các dữ liệu về môi trƣờng đây là một công cụ
1


thƣờng xuyên đƣợc dùng để đánh giá cùng phân bố thích hợp của các lồi, từ đó
sử dụng chúng phục vụ cho công tác quản lý bảo tồn hoặc điều tra thực địa
(Pearson, 2008) Trong đó mơ hình MaxEnt là một trong những mơ hình đƣợc sử
dụng rỗng rãi và phổ biến để đánh giá vùng phân bố tiềm năng của loài.
Hiện nay ở Việt nam các nghiên cứu về loài Voọc đen má trắng chủ yếu
tập chung nghiên cứu và ghi nhận sự có mặt và khơng có mặt của lồi, điều tra
kích thƣớc quần thể cũng nhƣ các đặc điểm sinh thái của chúng. Chúng ta vẫn
chƣa có nghiên cứu chuyên sâu nào về ảnh hƣởng của BĐKH đến phân bố của
chúng cũng nhƣ sự thay đổi của vùng phân bố đó trong tƣơng lai. Xuất phát từ
những lý do trên tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài : Ứng dụng phần mềm
MaxEnt đánh giá ảnh hƣởng của biến đổi khí hậu đến phân bố của lồi
Voọc đen má trắng (Trachypithecus francoisi Pousargues, 1898).

2


Chƣơng 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Loài Voọc đen má trắng(Trachypithecus francoisi Pousargues, 1898)


Hình 1. 1 Lồi Voọc đen má trắng
(nguồn:vncreatures.net)
1.1.1. Đặc điểm nhận dạng
Bộ lông dày, màu đen tuyền. Hai má trắng, đám lông trắng rộng vƣợt quá
chỏm vành tai. Đầu thƣờng có mào lơng đen. Đi dài hơn thân, mầu đen.
1.1.2. Sinh học, sinh thái
Voọc đen má trắng chủ yếu sống ở rừng trên núi đá vôi và kiếm ăn trong
các dải rừng kín thƣờng xanh tiếp giáp với rừng núi đá vôi gân vung sống của
chúng. Voọc đen má trắng sống đàn. Trƣớc đây, đàn voọc thƣờng rất đông, 20 30 con (Lê Hiền Hào, 1973), nhƣng hiện nay phổ biến tƣ 5 đến 15 con (Phạm
Nhật, 2000). Hoạt động kiếm ăn của Voọc đen má trắng diễn ra ngay hai buổi
sáng và chiều, trƣa nghỉ. Cƣờng độ kiếm ăn của voọc má trắng diễn ra mạnh vào
hai thời điểm, đầu buổi sáng đến khoảng 10 giờ và từ 14 giờ đến 16 giờ 30 phút.
Thời gian hoạt động trong ngày có khác nhau. Mùa nóng Voọc rời chỗ ngủ sớm,
về hang muộn va thời gian nghỉ trƣa khá dài. Về mùa lạnh, chúng đi kiếm ăn
muộn và về hang ngủ sớm. Voọc đen má trắng ăn lá chồi non và quả cây rừng,
không ăn động vật (sinh vật rừng Việt Nam).Bƣớc đầu đã ghi nhận đƣợc 44 loài
thuộc 22 họ thực vật đƣợc Voọc đen má trắng sử dụng làm thức ăn (Phạm Nhật,
Thú linh trƣởng ở Việt Nam ,2000). Có nhiều lồi thực vật đƣợc Voọc đen má
trắng thích ăn nhất là cây họ Dâu tằm Moraceae, Ba mảnh vỏ Ephorbiaceae, Cau
3


dừa Arecaceae. Các số liệu nghiên cứu cho thấy tuy Voọc má trắng ăn rất nhiều
loại quả nhƣng trong khẩu phần thức ăn thì khối lƣợng lá, đặc biệt là cuộng
chiếm tỷ lệ nhiều hơn các loại thức ăn quả và thân. Voọc đen má trắng chủ yếu
ngủ hang. Mùa nóng, chúng ngủ trên những tảng đá hoặc cây gỗ trƣớc cửa hang,
mùa lạnh ngủ trong hang. Hang ngủ của Voọc thƣờng tìm thấy ở những nơi vách
đá dựng đứng. Dẫn liệu sinh sản của Voọc đen má trắng còn thiếu. Quan sát
thực địa thƣờng gặp con mẹ mang con non ở các tháng khác nhau của năm,
nhƣng tập chung từ tháng 3 đến tháng 7. Mỗi lứa đẻ một con, con non mới đẻ có

bộ lơng màu vàng.
1.1.3. Tình trạng bảo tồn
Sách đỏ việt nam(2007) : Nguy cấp (EN)
Sách đỏ IUCN (2018) : Nguy cấp (EN)
Nghị định 32/(2006) : Mục (IB)
Nghị định 60/2013

Hình 1. 2 Bản đồ phân bố loài Voọc đen má trắng (Trachypithecus
francoisi Pousargues, 1898)
(nguồn: iucn.org)

4


1.2. Vùng phân bố của loài Voọc đen má trắng
Phân bố trên thế giới: miền nam Trung Quốc (Trùng Khánh, Quảng Tây,
Quý Châu và Trùng Khánh ở tỉnh Tứ Xuyên).
Trong nƣớc phân bố: ở Hà Giang, Cao Bằng, Tuyên Quang, Bắc Kạn,
Lạng Sơn.
1.2.1. Một số nghiên cứu về ảnh hưởng của BĐKH đến các vùng phân bố của
loài Voọc đen má trắng (Trachypithecus francoisi Pousargues, 1898)
Phần mềm MaxEnt là mô hình rất phổ biến trong xây dựng mơ hình ổ
sinh thái (phân bố) của các lồi, đã đƣợc hàng nghìn đề tài ứng dụng (Warrenvà
Seifert, 2011) Hiện nay, trên thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu sử dụng mơ
hình ổ sinh thái để nghiên cứu về vùng phân bố tiềm năng của các lồi trong đó
có cả các lồi động vật và thực vật. Dƣới đây là một số nghiên cứu về mơ hình ổ
sinh thái đã đƣợc tiến hành có những nét tƣơng đồng với nghiên cứu này.
Zonneveld và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu ảnh hƣởng của BĐKH đến
phân bố tự nhiên của các lồi Thơng nhựa và Thông ba lá ở khu vực Đông Nam
Á (chủ yếu là ở Việt Nam, Lào, Thái Lan, Campuchia và Mianma). Trong

nghiên cứu này, các tác giả đã sử dụng mơ hình MaxEnt cùng với các dữ liệu
gồm 19 biến sinh khí hậu và dữ liệu về sự có mặt của các đối tƣợng nghiên cứu
để đánh giá sự thay đổi vùng phân bố dƣới tác động của BĐKH (Zonneveld và
cs, 2009) Kết quả của mơ hình đã chỉ ra sự thay đổi về vị trí vùng phân bố thích
hợp và sự thu hẹp lại diện tích thích hợp của các đối tƣợng nghiên cứu.
Nghiên cứu về vùng phân bố tiềm năng dựa trên mơ hình ổ sinh thái của
các loài động vật cũng đã đƣợc tiến hành.Gormley và cộng sự (2011), đã tiến
hành nghiên cứu vùng phân bố hiện tại và vùng phân bố tiềm năng của loài Nai
(Cervus unicolor) dựa trên các dữ liệu về sự có mặt và dữ liệu về sự vắng mặt
tại bang Victoria của Australia. Các tác giả cũng đã sử dụng phần mềm MaxEnt
để mơ hình hóa vùng phân bố của đối tƣợng nghiên cứu. Ngồi các biến về khí
hậu, các tác giả đã sử dụng các biến liên quan đến ổ sinh thái của loài nhƣ lớp
phủ thảm thực vật, độ dốc, khoảng cách đến đƣờng giao thông…điều này sẽ
giúp cho tăng độ chính xác của mơ hình hơn.
5


Tại Việt Nam, các nghiên cứu về vùng phân bố của các lồi chƣa nhiều.
Hiện nay, Việt Nam chƣa có nghiên cứu về sự ảnh hƣởng của BĐKH đến vùng
phân bố của các loài Vƣợn. Về các loài linh trƣởng khác, Vũ Văn Mạnh và cộng
sự (2010) đã tiến hành nghiên cứu vùng phân bố của loài Vọoc mũi hếch tại
miền Bắc của Việt Nam theo một số kịch bản BĐKH. Các tác giả cũng đã sử
dụng 19

biến sinh khí hậu (Bioclim) cùng với phần mềm DIVA-GIS để mơ

hình hóa vùng phân bố của đối tƣợng nghiên cứu theo các kịch bản khí hậu. Kết
quả của mơ hình cho thấy, vùng phần bố tiềm năng của loài Vọoc mũi hếch có xu
hƣớng thu hẹp lại và dịch chuyển về phía Bắc. Vùng phân bố này cần phải đƣợc so
sánh với lớp bản đồ trạng thái rừng để chính xác hơn. Bên cạnh đó, điểm hạn chế

của phần mềm DIVA-GIS là cần phải sử dụng dung lƣợng mẫu lớn.
1.2.2. Mơ hình ổ sinh thái
Mơ hình ổ sinh thái (ENMs) là phƣơng pháp sử dụng các dữ liệu ghi nhận
vị trí xuất hiện của loài tại thời điểm hiện tại kết hợp với dữ liệu mơi trƣờng, từ
đó tạo ra các mơ hình tƣơng ứng với các điều kiện mơi trƣờng đáp ứng đƣợc
u cầu sinh thái của lồi và dự đốn khu vực thích hợp với lồi. ENMs thƣờng
đƣợc sử dụng

bởi cácmục đích sau: (1) đánh giá/ƣớc tính các khu vực có điều

kiện thích hợp với lồi;(2) đánh giá sự thay đổi vùng phân bốcủa loài trong
khoảng thời gian nhất định dựa trên các kịch bản về sự thay đổi điều kiện môi
trƣờng; (3) đánh giá các ổ sinh thái hay các yêu cầu sinh thái của các loài
(Warren và Seifert, 2011). ENMs có thể sử dụng nhiều biến khí hậu khác
nhau.Các dữ liệu thƣờng đƣợc sử dụng trong mơ hình sinh thái đó là các chỉ số
mơi trƣờng (ví dụ nhƣ nhiệt độ, lƣợng mƣa, độ cao...) và cácdữ liệu về vị trí
phân bố của lồi. Mức độ chính xác của kết quả mô phỏng phụ thuộc vào một số
yếu tố, nhƣ độ phức tạp và sự chính xác của các mơ hình, các lớp dữ liệu mơi
trƣờng, các dữ liệu phân bố của loài và ảnh hƣởng của các yếu tố khác nhƣ rào
cản cho quá trình di chuyển, lịch sử địa chất (Christopher và cs, 2007). Vùng
nghiên cứu đƣợc chia thành nhiều ô lƣới (hoặc pixel). ENMs sử dụng các biến là
dữ liệu về phân bố loài hiện tại, các giá trị của biến môi trƣờng tạitừng ô lƣới và

6


thuật tốn xử lý để xác định các ơ lƣới phù hợp hay khơng phù hợp với lồi
(Christopher và cs, 2007; Hirzel và cs., 2002).

Hình 1. 3. Ví dụ về mơ hình phân bố tiềm năng của lồi dựa trên

các điều kiện về khí hậu và dữ liệu phân bố thực tế của lồi
(Vũ Văn Mạnh và cs, 2010)
Các mơ hình ENMs khác nhau sẽ sử dụng các thuật tốn khác nhau xác định
vùng phân bố của loài.Số liệu về phân bố của lồi có thể là số liệu về sự có mặt
hoặc sự vắng mặt của các lồi ở các khu vực nhất định.Hiện nay có nhiều phần
mềm/mơ hình với các thuật toán khác nhau đƣợc sử dụng.

7


Bảng 1. 1 Một số mơ hình ổ sinh thái phổ biến và loại dữ liệu sử dụng
Phƣơng pháp

Mơ hình/Phần mềm Loại dữ liệu

Nguồn
Carpenter et al. 1993

Gower Metric

DOMAIN

Dữ liệu về sự
có mặt

/>cs/_re
f/research_tools/domain/


Dữ liệu về sự


Ecological Niche
Factor Analysis

BIOMAPPER

có mặt và dữ />
(ENFA)

Maximum Entropy

liệu nền

er/

Dữ liệu về sự

Phillips et al.2006

MAXENT

có mặt và dữ />liệu nền

scha pire/maxent/

Dữ liệu có
Genetic algorithm
(GA)

Hirzel et al. 2002


GARP3

mặt và vắng
mặt

Stockwell and Peters 1999
/>sktop
garp/

Dữ liệu có
Artificial Neural
Network (ANN)

SPECIES

mặt

Pearson et al. 2002

và vắng mặt

Regression:
generalized linear
model (GLM),
generalized additive
model (GAM),

Viết chƣơng trình


boosted regression

trong R

trees (BRT),

Dữ liệu có

Lehman et al. 2002 Elith et

mặt và vắng

al. 2006 Leathwick et al.

mặt

2006 Elith et al. 2007

multivariate adaptive
regression splines
(MARS)
(Nguồn:Pearson, R.G.(2008)
8


1.2.3. Mơ hình Entropy cực đại (MaxEnt) trong xây dựng bản đồ phân bố
của các loài
Một số phần mềm hay thuật tốn đƣợc sử dụng trong mơ hình ổ sinh thái
có thể sử dụng cả dữ liệu có mặt hoặc dữ liệu vắng mặt. Tuy nhiên, dữ liệu vắng
mặt thƣờng khơng đáng tin cậy, và khơng có sẵn. Sự vắng mặt có thể chỉ là

do lồi đó khơng đƣợc phát hiện mặc dù mơi trƣờng sống ở đó vẫn thích hợp
cho sự phân bố của chúng. Lý do các loài khơng đƣợc phát hiện có thể do q
trình điều tra, do hạn chế về thời gian, nhân lực hoặc do một yếu tố khách quan
nên ngƣời điều tra không thể ghi nhận đƣợc lồi đó. Ngồi ra, sai sót về dữ liệu
vắng mặt có thể xảy ra khi mơi trƣờng thực tế ở khu vực đó phù hợp với lồi
nhƣng lồi đó khơng phân bố thực tế ở đó, vì do khả năng phát tán, do động thái
của quần thể hoặc do bị ngăn cách bởi các rào cản địa lý nhƣ sơng, hồ. Với các
lồi có khả năng di chuyển nhanh và xa thì dữ liệu vắng mặt khơng chính xác (ví
dụ nhƣ một số lồi chim). Đặc biệt, sự vắng mặt của một lồi nào đó, có thể bị
ảnh hƣởng do các yếu tố của con ngƣời nhƣ săn bắn, khai thác trái phép, phá vỡ
sinh cảnh sống của chúng. Hơn nữa, ở Việt Nam, dữ liệu về sự vắng mặt rất ít,
hoặc có thể khơng có. Việc sử dụng dữ liệu không đúng về sự vắng mặt có thể
ảnh hƣởng nghiêm trọng tới kết quả phân tích, do vậy loại dữ liệu này chỉ nên
đƣợc sử dụng khi chúng đƣợc thu thập một cách chính xác (Hirzel và cs., 2002).
Ngồi ra, phần mềm dùng để phân tích các mơ hình này khá phức tạp và khơng
miễn phí. Do vậy, đề tài cho rằng trong điều kiện dữ liệu hiện có ở Việt Nam,
chỉ nên sử dụng các mơ hình đƣợc xây dựng với dữ liệu "có mặt". Các mơ hình
sử dụng kiểu dữ liệu "có mặt" có độ chính xác khá tƣơng đồng nhau, tuy nhiên
mơ hình Maximum Entropy có mức độ nhạy cảm với dung lƣợng mẫu thấp
nhất.Dữ liệu về các địa điểm có ghi nhận các loài sinh vật ở nƣớc ta khá hiếm,
do vậy mơ hình Maximum Entropy là mơ hình phù hợp nhất. Mơ hình này có
thể cung cấp kết quả khá chính xác với dung lƣợng mẫu lớn hơn 30. Ảnh hƣởng
của biến đổi khí hậu tới phân bố của các lồi sinh vật quan trọng theo mơ hình
Maximum Entropy có thể đƣợc phân tích bằng phần mềm MaxEnt (Pearson,
2008).MaxEnt là phần mềm sử dụng phƣơng pháp dự đốn và mơ phỏng vùng
9


phân bố tiềm năng của các lồi từ các thơng tin hiện có (Phillips và cs, 2006).
MaxEnt sử dụng vị trí xuất hiện của các lồi làm dữ liệu đầu vào (gọi là dữ liệu

có mặt), cùng với đó là sử dụng các biến số về điều kiện khí hậu (ví dụ nhƣ nhiệt
độ, lƣợng mƣa…) đƣợc nội suy cho từng ơ lƣới.Hiện nay, MaxEnt là mơ hình
rất phổ biến trong xây dựng mơ hình ổ sinh thái (phân bố) của các loài với hơn
1000 các đề tài đã ứng dụng.Theo Cory Merow và cs (2013) mơ hình này
đƣợc sử dụng rộng rãi bởi hai lý do: 1) MaxEnt vƣợt trội hơn các phƣơng pháp
khác dựa trên dự đốn chính xác hơn; 2) Phần mềm dễ dàng sử dụng và phù hợp
với dung lƣợng mẫu nhỏ. Bên cạnh đó, MaxEnt là phần mềm miễn phí và có thể
đƣợc tải từ trang web: />1.5. Dữ liệu về khí hậu và các kịch bản biến đổi khí hậu
Có nhiều dạng biến về điều kiện mơi trƣờng có thể đƣợc sử dụng làm dữ
liệu đầu vào trong mơ hình phân bố. Các biến thƣờng xuyên đƣợc sử dụng nhiều
nhƣ:nhiệt độ, lƣợng mƣa(các biến khí hậu), độ cao, độ dốc(biến địa hình), loại
đất và lớp phủ bề mặt. Các biến đƣợc sử dụng thƣờng là các biếnliên quan đến
các nhân tố vô sinh của mơi trƣờng, mặc dù vùng phân bố của một lồi còn bị
ảnh hƣởng bởi các nhân tố hữu sinh, tƣơng tác giữa sinh vật và sinh vật
(Pearson, 2008). Ví dụ, Heikkinen và cộng sự đã sử dụng bản đồ phân bố của
các lồi chim gõ kiến để dự đốn phân bố của các lồi chim cú ở Phần Lan vì
các loài chim gõ kiến mổ vào thân cây và chúng tạo ra các hốc cho các loài chim
cú làm tổ (Heikkinen và cs, 2007).
Các biến về mơi trƣờng có thể cả các dữ liệu dạng liên tục (dạng dữ liệu
có thể lấy một giá trị bất kỳ trong một khoảng nào đó, ví dụ lƣợng mƣa, nhiệt
độ…). Một dạng dữ liệu khác đó là dữ liệu khơng liên tục (ví dụ: loại đất, hoặc
thảm thực vật…).
Dữ liệu đƣợc sử dụng trong đề tài này là các dữ liệu về khí hậu dạng liên
tục.Dữ liệu khí hậu hiện tại (đƣợc tổng hợp từ những năm 1950-2000), năm
2050 (giai đoạn 2041-2060), và năm 2070 (giai đoạn 2061-2080) sẽ đƣợc tải từ
trang web của Worldclim – Global climate data :

10



( đó các biến sinh - khí hậu
(bioclimatic) đƣợc tổng hợp từ các nhân tố của khí hậu gồm nhiệt độ, lƣợng mƣa
hàng tháng để tạo ra các biến sinh học có ý nghĩa.Các biến này thƣờng đƣợc sử
dụng trong việc xác định mơ hình sinh thái thích hợp cho các lồi. Các biến khí
hậu thƣờng đại diện cho xu hƣớng hàng năm (ví dụ, nhiệt độ trung bình hàng
năm, lƣợng mƣa hàng năm), thời vụ (nhiệt độ, lƣợng mƣa của nhiều năm…),các
giới hạn của môi trƣờng (nhiệt độ tháng lạnh nhất, nóng nhất, lƣợng mƣa của
mùa mƣa và mùa khơ…).
Dữ liệu khí hậu hiện tại đƣợc nội suy từ các dữ liệu thu thập, quan sát
đƣợc trong khoảng những năm 1950 đến năm 2000 (WorldClimate).
Các kịch bản cho biến đổi khí hậu cho tƣơng lai đƣợc lấy theo báo cáo
đánh giá lần thứ 5 (AR5-WG1) của Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu
(IPCC), do nhóm cơng tác số 1, thuộc IPCC soạn thảo. Báo cáo AR5-WG1đƣợc
thực hiện dựa trên nhiều dữ liệu độc lập, từ những số liệu quan trắc hiện tại,dữ
liệu lƣu trữ, các dữ liệu dự báo(IPCC, 2013).Trong báo cáo này, thuật ngữ RCPs
(Representative Concentration Pathways) thể hiện các kịch bản phát triển kinh
tế xã hội toàn cầu. Cụ thể hơn, các RCPs sẽ thể hiện các con đƣờng phát triển
kinh tế xã hội đƣa đến việc trái đất tích tụ các nồng độ của khí nhà kính khác
nhau và nhận đƣợc lƣợng bức xạ nhiệt tƣơng ứng (IPCC, 2013).
Có bốn RCPs đƣợc mơ tả để dự đốn khí hậu trái đất trong tƣơng lai đến
năm 2100: RCP2.6 là nhóm kịch bản phát triển thuộc loại thấp, nhiệt lƣợng bức
xạ mặt đất nhận ít hơn 3 watt cho một 1m2 (3W/m2); RCP8.5 nhóm kịch bản
thuộc loại cao mà bức xạ mặt đất nhận đƣợc sẽ lớn hơn 8,5 W/m2 và tiếp tục
tăng sau kỳ dƣ đốn; RCP6.0 và RCP4.5, hai nhóm kịch bản ổn định trung gian
trong đó lƣợng bức xạ đƣợc ổn định ở mức khoảng 6 W/m2 và 4,5 W/m2. Nồng
độ khí nhà kính quy đổi thành khí CO cho từng RCP là: 475 ppm cho RCP2.6;
630 ppm/RCP4.5; 800 ppm/RCP6.0; và 1313 ppm/RCP8.5 (IPCC, 2013) ).

11



Bảng 1. 2 Sự thay đổi của nhiệt độ trung bình của bề mặt trái đất và mực
nƣớc biển theo các RCPs
2046-2065

2081-2100

Kịch bản Trung Khoảng giới

Trung

Khoảng

bình

hạn

bình

giới hạn

1

0,4 - 1,6

1

0,3 - 1,7

RCP4.5


1,4

0,9 - 2,0

1,8

0,1 - 2,6

của bề mặt trái RCP6.0

1,3

0,8 - 1,8

2,2

1,4 - 3,1

RCP8.5

2

1,4 - 2,6

3,7

2,6 - 4,8

RCP2.6


0,24

0,17 - 0,32

0,4

0,26 - 0,55

RCP4.5

0,26

0,19 - 0,33

0,47

0,32 - 0,63

RCP6.0

0,25

0,18 - 0,32

0,48

0,33- 0,63

RCP8.5


0,3

0,22 - 0,38

0,63

0,45 - 0,82

Thay đổi nhiệt RCP2.6
độ trung bình
đất (oC)
Mực nƣớc biển
trung bình trái
đất cao lên (m)

(Nguồn: IPCC, 2013)
Bảng 1.3: Lƣợng khí CO2 tích lũy từ năm 2012-2100 của các RCPs
Kịch bản

Lƣợng khí CO2 tích lũy trong năm 2012-2100
GtC

CtCO2

RCP2.6

270

140-410


990

510-1505

RCP4.5

780

595-1005

2860

2180-3690

RCP6.0

1060

840-1250

3885

3080-4585

RCP8.5

1685

1415-1910


6180

5185-7005
(Nguồn: IPCC, 2013)

Ghi chú: 1 tỷ tấn cac-bon = 1GtC=1015 gram cac-bon. Nó tƣơng đƣơng
với 3667 tỷ tấn CO2
Các biến sinh khí hậu đƣợc bắt nguồn từ số liệu của nhiệt độ và lƣợng
mƣa hàng tháng để tạo ra các biến có ý nghĩa hơn về sinh học. Các biến này
thƣờng đƣợc sử dụng trong các mơ hình ổ sinh thái (ví dụ nhƣ BIOCLIM,
GARP…). Các biến khí hậu đại diện cho xu hƣớng hàng năm của các nhân tố
khí hậu (nhiệt độ trung bình, lƣợng mƣa trung bình), theo mùa (biến động về
12


nhiệt độ hay lƣợng mƣa hàng nằm), và cả giới hạn cực tiểu hoặc cực đại (nhiệt
độ tháng lạnh nhất, tháng nóng nhất; lƣợng mƣa của quý mƣa nhiều nhất, hoặc
khô hạn nhất) (World climate).

13


Chƣơng 2
MỤC TIÊU - NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu
2.1.1. Mục tiêu chung
Góp phần đánh giá ảnh hƣởng của biến đổi khí hậu(BĐKH) đến các lồi
động vật hoang dã nói chung và đến lồi Voọc đen má trắng nói riêng tại Việt
Nam.

2.2.2. Mục tiêu cụ thể
Đánh giá đƣợc ảnh hƣởng của BĐKH đến vùng phân bố của loài Voọc
đen má trắng.
Xác định đƣợc các khu vực phân bố thích hợp trong tƣơng lai của lồi
Voọc đen má trắng
Xác định đƣợc các khu vực ƣu tiên bảo tồn cho loài Voọc đen má trắng
dƣới ảnh hƣởng của BĐKH.
2.2. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu
Loài Voọc đen má trắng (Trachypithecus francoisi Pousargues, 1898).
2.2.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài chủ yếu tập trung đánh giá sự thay đổi vùng phân bố của loài Voọc
đen má trắng ở ViệtNam.
2.3. Nội dung nghiên cứu
Đề tài tập trung vào các nội dung chính nhƣ sau:
1.

Sự thay đổi vị trí vùng phân bố thích hợp của lồi Voọc đen má trắng
dƣới ảnh hƣởng của BĐKH.

2.

Sự thay đổi về diện tích vùng phân bố thích hợp của lồi Voọc đen má
trắng dƣới ảnh hƣởng của BĐKH.

3.

Đánh giá mức độ ƣu tiên bảo tồn của một số khu vực phân bố thích hợp
của loài trong tƣơng lai.


4.

Đánh giá mức độ ƣu tiên bảo tồn cho các khu rừng đặc dụng ở Việt Nam
có lồi Voọc đen má trắng.
14


2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.4.1. Cách tiếp cận
Trên cơ sở lý luận: Dƣới ảnh hƣởng của BĐKH, trong tƣơng lai các loài
sinh vật sẽ lựa chọn các khu vực vùng phân bố có các điều kiện mơi trƣờng
tƣơng đồng với các điều kiện môi trƣờng ở vùng phân bố hiện nay. Dựa trên các
điểm ghi nhận đƣợc thực tế vùng phân bố thích hợp của các lồi có thể đƣợc dự
đốn thơng qua các điều kiện về sinh - khí hậu.
Mơ hình ổ sinh thái (ENMs) là cơng cụ rất hiệu quả cho mơ phỏng vùng
phân bố của các lồi với dữ liệu đầu vào là các dữ liệu về sự có mặt hoặc vắng
mặt từ thực tế và các dữ liệu về môi trƣờng. Đây là một công cụ thƣờng xuyên
đƣợc dùng để đánh giá vùng phân bố tiềm tàng của các lồi. Từ đó, chúng ta có
thể sử dụng phục vụ cho công tác quản lý, bảo tồn hoặc tiến hành điều tra thực
địa. Trong đề tài này, tác giả đã sử dụng ENMs để mô phỏng vùng phân bố loài
Voọc đen má trắng tại Việt Nam. Đề tài sử dụng mơ hình MaxEnt – một loại
mơ hình ENMs sử dụng dữ liệu về sự có mặt để mô phỏng vùng phân bố của
chúng. Dữ liệu về vị trí xuất hiện của một số lồi Voọc đen má trắng sẽ đƣợc thu
thập từ các cuộc điều tra trƣớc đây của chúng tôi và từ các cuộc điều tra của
chuyên gia khác từ trƣớc trở lại đây. Dữ liệu môi trƣờng sẽ đƣợc sử dụng tại thời
điểm hiện tại và hai thời điểm tƣơng lai là năm 2050 và 2070.
2.4.2. Thu thập, kế thừa tài liệu
Đối tƣợng nghiên cứu chủ yếu của đề tài chủ yếu là vùng phân bố của loài
Voọc đen má trắng. Đồng thời, phạm vi thời gian nghiên cứu rất dài. Chính vì
vậy, tƣ liệu nghiên cứu chủ yếu đƣợc tổng hợp, thu thập thông qua việc kế thừa

tài liệu. Các tài liệu cần thu thập chính là:
+ Các nghiên cứu trƣớc đây về các đối tƣợng nghiên cứu nhƣ các báo cáo
khoa học, báo cáo tổng kết đề tài, bài báo khoa học, đặc biệt đề tài tập trung
thu thập các tài liệu là các báo cáo điều tra đa dạng sinh học, điều tra quần thể
các loài Voọc đe má trắng.

15


+ Các dữ liệu bản đồ của khu vực nghiên cứu nhƣ ranh giới quốc gia, ranh
giới tỉnh,các KBT&VQG…..
2.4.3. Thu thập dữ liệu phân bố
Các thông tin về địa điểm ghi nhận đƣợc sự có mặt của lồi Voọc đen má
trắng sẽ đƣợc tổng hợp thông qua các cuộc điều tra thực địa và phỏng vấn của
chính tác giả đề tài. Một số khu vực có sự phân bố của loài Voọc đen má trắng
đã đƣợc tiến hành thu thập điều tra và phỏng vấn nhƣ: KBTTN Thần Sa (Thái
Nguyên), KBTTN Kim Hỷ (Bắc Kạn), KBTTN Du Già (Hà Giang) .... Phƣơng
pháp kế thừa số liệu từ các tài liệu có sẵn, hoặc số liệu thống kê ở địa phƣơng về
các vấn đề liên quan đến nội dung nghiên cứu, các nghiên cứu khoa học, khóa
luận tốt nghiệp về lồi Voọc đen má trắng trƣớc đây.
Đối với các tài liệu tham khảo của các tác giả khác, tọa độ các vị trí ghi
nhận đƣợc các đàn Voọc đen má trắng đƣợc tập hợp theo bảng 2.1:
Bảng 2. 1 Bảng thu thập dữ liệu tọa độ các điểm ghi nhận
sự xuất hiện các lồi
Stt

Lồi

Tọa độ
(X/Y)


Hệ tọa Nguồn tài
độ

liệu

Tác giả

Năm
cơng bố

Ghi chú

Đối với các tài liệu có bản đồ phân bố các đàn Voọc đen má trắng thì sẽ
đƣợc xử lý bằng các phần mềm xử lý bản đồ nhƣ ArcGis, Mapinfo. Sau khi
đăng ký hệ tọa độ cho bản đồ sẽ cập nhật tọa độ cho vị trí ghi nhận đƣợc các
đàn Voọc đen má trắng đã từng cƣ trú. Các điểm ghi nhận đƣợc sự có mặt của
đối tƣợng nghiên cứu, sẽ đƣợc chuyển sang hệ tọa độ địa lý (lat/long) để thích
hợp với định dạng dữ liệu của phần mềm MaxEnt.
2.4.4. Dữ liệu về mơi trường(biến khí hậu)
Các dữ liệu về điều kiện khí hậu tại thời điểm hiện tại và trong tƣơng lai
(các năm 2050 và 2070) sẽ đƣợc thu thập. Các biến khí hậu đại diện cho tƣơng
16


lai của hai kịch bản: kịch bản phát triển ở mức độ trung bình (RCP4.5) và
kịch bản phát riển ở mức độ cao (RCP8.5) sẽ đƣợc sử dụng. Mỗi kịch bản khí
hậu sẽ gồm có 19 biến khác nhau (bảng 1.4). Các dữ liệu này sẽ đƣợc tải từ
trang web Worldclim – Global climate data ( />Bảng 2. 2 Các biến khí hậu đƣợc sử dụng
BIO1 = Annual Mean Temperature


Nhiệt độ trung bình hàng năm

BIO2 = Mean Diurnal Range (Mean of

Biên độ nhiệt trung bình (Trung bình

monthly

của tháng =nhiệt độ cao nhất- nhiệt độ

=max temp - min temp)

thấp nhất)

BIO3 = Isothermality (BIO2/BIO7) (* 100)

Sự đẳng nhiệt (mức độ ổn định của
nhiệt độ) (BIO2/BIO7) (* 100)

BIO4 = Temperature Seasonality (standard Biến động nhiệt độ theo mùa (sai tiêu
deviation *100)

chuẩn x100)

BIO5 = Max Temperature of Warmest
Month

Nhiệt độ cao nhất của tháng ấm nhất


BIO6 = Min Temperature of Coldest Month Nhiệt độ thấp nhất của tháng lạnh nhất
BIO7 = Temperature Annual Range (BIO5BIO6)
BIO8 = Mean Temperature of Wettest
Quarter
BIO9 = Mean Temperature of Driest

Sự chênh lệch nhiệt độ hàng năm
Nhiệt độ trung bình quý ẩm ƣớt nhất
Nhiệt độ trung bình q khơ hạn nhất

Quarter
BIO10 = Mean Temperature of Warmest
Quarter
BIO11 = Mean Temperature of Coldest
Quarter

Nhiệt độ trung bình q nóng nhất
Nhiệt độ trung bình q lạnh nhất

BIO12 = Annual Precipitation

Lƣợng mƣa hàng năm

BIO13 = Precipitation of Wettest Month

Lƣợng mƣa của tháng ẩm ƣớt nhất

BIO14 = Precipitation of Driest Month

Lƣợng mƣa tháng khô nhất


17


×