Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

SKKN nang cao chat luong day va hoc tieng anh truongthcs thong qua to chuc hieu qua hoat dong cap nhom tren lop

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (222.05 KB, 11 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>PHÒNG GIÁO DỤC-ĐÀO TẠO THĂNG BÌNH TRƯỜNG THCS LÊ QUÝ ĐÔN. *************. SAÙNG KIEÁN KINH NGHIEÄM. Đề tài:. NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC TIẾNG ANH TRƯỜNG THCS THÔNG QUA TỔ CHỨC HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CẶP - NHÓM TRÊN LỚP. Người thực hiện Tổ Kí hiệu đề tài Năm học. : Lê Thị Thanh Nga : Anh Văn : AV THCS : 2009-2010. Tháng 03 năm 2010 I. TÊN ĐỀ TÀI:.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC TIẾNG ANH TRƯỜNG THCS THÔNG QUA TỔ CHỨC HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CẶP – NHÓM TRÊN LỚP. II. ĐẶT VẤN ĐÊ: Với phương pháp dạy học đổi mới, việc tổ chức cho học sinh làm việc trên lớp qua hoạt động cặp, nhóm đóng vai trò quan trọng. Bởi vì đặc trưng của phương pháp đổi mới là tích cực hóa hoạt động của học sinh, phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của học sinh và từ đó các em có thể lĩnh hội tri thức bằng chính hoạt động của mình. Người giáo viên biết tổ chức lớp học hoạt động thực hành theo cặp nhóm một cách khoa học, hợp lý thì hiệu quả giảng dạy sẽ càng cao. Vậy, làm thế nào để phát huy cao nhất vai trò chủ thể của học sinh trong phạm vi thời gian cho phép của một tiết học trên lớp, vừa đảm bảo được lượng kiến thức quy định, rèn luyện được các kỹ năng cần thiết, vừa đảm bảo tính khoa học, sư phạm. Khi áp dụng phương pháp dạy học đổi mới, giáo viên thường gặp phải nhiều khó khăn. Chẳng hạn cơ sở vật chất bàn ghế lớp học không phù hợp cho hình thức luyện tập nhóm gây mất thời gian ổn định, học sinh hiếu động gây mất trật tự, giáo viên khó quản lý và khó chủ động được thời gian trên lớp, dẫn đến giáo viên ngại giảng dạy theo phương pháp đổi mới. Hơn thế nữa, giáo viên phải cần có kinh phí để chuẩn bị dụng cụ, thiết bị dạy học, mà nhất là chuẩn bị các tờ rời khi luyện tập cá nhân. Dù khó khăn nhưng không ai có thể phủ nhận tính tối ưu của phương pháp dạy này. Hơn nữa những khó khăn đó trở thành một thực tế mà hằng ngày lên lớp giáo viên phải đối mặt. Và không ai khác, chính giáo viên đứng lớp phải trực tiếp giải quyết, tìm biện pháp khắc phục. Qua kinh nghiệm mà tôi đúc kết được và học hỏi, tham mưu từ các đồng nghiệp ngoài trường, tôi đã tìm ra được một hướng giải quyết phù hợp trong điều kiện thực tế của trường mình. III. CƠ SỞ LÝ LUẬN: Hoạt động cặp nhóm là yêu cầu rất cần thiết trong đổi mới phương pháp trong nhà trường hiện này. Khi tổ chức học sinh hoạt động theo cặp – nhóm thì sẽ có nhiều ưu điểm sau: - Học sinh sẽ có cơ hội học từ bạn mình. - Phát huy tính tự lập của học sinh. Các em sẽ tự suy nghĩ, thảo luận, giúp các em hiểu bài và nhớ lâu hơn..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> - Học sinh sẽ có nhiều cơ hội để thực hành nói tiếng Anh hơn. - Khi chia nhóm thì hầu hết tất cả các học sinh đều hoạt động kể cả các học sinh yếu. Vì các em sẽ bị cuốn hút vào những hoạt động sôi nổi của các bạn. Điều này giúp các học sinh nhút nhát trở nên mạnh dạn hơn. - Hoạt động chia nhóm sẽ giúp giáo viên chú ý đầu tư và nghiên cứu bài dạy kỹ hơn. IV. CƠ SỞ THỰC TIỄN: Trên thực tế giảng dạy ở lớp học trước khi tiến hành hoạt động cặp – nhóm, người dạy đã có được một số thuận lợi sau: - Đa số học sinh có khả năng suy luận lô gích và có những ý kiến hay nhưng các em chưa mạnh dạn, tự tin trình bày quan điểm của mình trước đông người. - Khả năng tự học, tự tìm kiếm thông tin của học sinh khá cao, tuy nhiên chưa có điều kiện thể hiện. - Hầu hết các trường đều được đầu tư nhiều đồ dùng dạy học và đặc biệt là thiết bị về công nghệ thông tin nên việc soạn giảng dễ dàng và nhanh chóng. - Với phương pháp dạy đổi mới buộc giáo viên phải tìm tòi, sáng tạo và học tập để tìm ra cách truyền đạt tốt nhất cho bài giảng. Tuy nhiên, bên cạnh đó còn có một số khó khăn sau: - Số lượng học sinh ở các khối lớp cao so với yêu cầu. - Một số học sinh yếu, kém thường thụ động trong hoạt động. - Học sinh chưa quen với cách hoạt động nhóm mà chỉ ỷ lại cho học sinh khác làm. - Thời gian cho hoạt động cặp – nhóm quá ít vì lượng kiến thức cần truyền tải quá nhiều và dài, nhất là lớp 8, 9 nên giáo viên ngại tiến hành vì sợ không đủ thời gian. V. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU: Qua quá trình giảng dạy bộ môn theo phương pháp đổi mới tôi nhận thấy được sự lợi ích và hiệu quả lớn qua việc tổ chức hoạt động cặp – nhóm cho học sinh mang lại và ngày càng nâng cao chất lượng bộ môn. Bản thân tôi nay xin mạnh dạn trình bày một số cách tổ chức của mình để các đồng nghiệp cùng tham khảo..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> 1. Luyện tập nhóm (group work): Đây là hình thức thường gặp khi cho học sinh bài tập cần có sự thảo luận. Ưu điểm của hình thức này là học sinh có thể hỗ trợ lẫn nhau để bổ khuyết cho nhau và ít tốn kém kinh phí hơn vì việc chuản bị tờ rơi (work sheets). Nhưng hình thức luyện tập này chỉ áp dụng tốt nhất trong lớp không có quá nhiều học sinh, việc hình thành nhóm phức tạp hơn, luyện tập đôi hay cá nhân, dễ gây mất trật tự và mất thời gian. Tuy nhiên, nếu tổ chức và chuẩn bị tốt ta có thể khắc phục được những nhược điểm và phát huy ưu điểm. a. Cố định sơ đồ lớp và phân nhóm: Tham mưu với giáo viên chủ nhiệm lớp để có một sơ đồ lớp cố định và đảm bảo các nguyên tắc sau: - Nhóm có đầy đủ các đối tượng: Giỏi, khá, trung bình, yếu hoặc kém. - Nhóm trưởng sẽ ngồi ở vị trí mà khi quây nhóm vẫn hướng mặt về phía bảng đen. Mỗi nhóm sẽ gồm hai học sinh bàn trên và hai học sinh bàn dưới. Khi quây nhóm, hai học sinh bàn trên quay người 180 0 để đối mặt với hai học sinh bàn dưới (Nhóm 4 học sinh). Đối với phòng học có số dãy bàn là số lẽ, thì có hai học sinh phải di chuyển khi lập nhóm (học sinh ngồi bàn cuối cùng). b. Chuẩn bị: Để có thể chủ động được thời gian tiến hành luyện tập, giáo viên cần có sự chuẩn bị chu đáo: + Ấn định thời lượng tối đa. + Chuẩn bị phiếu bài tập hoặc câu hỏi (nhóm trưởng tiếp nhận). + Đáp án. Học sinh luôn có vở ghi chép và tự điển (khi có yêu cầu). c. Tiến hành trên lớp: Khi tổ chức một bài tập luyện tập nhóm, giáo viên tiến hành như sau: - Giáo viên làm mẫu một mẫu câu hoặc một dạng bài tập để học sinh hiểu được yêu cầu và cách thực hiện. - Hai học sinh làm mẫu. - Giáo viên gọi vài học sinh giỏi, khá lên làm mẫu trước lớp 1 lần. - Các nhóm hình thành, đồng thời giáo viên phát phiếu bài tập hoặc ghi bảng và quy định thời gian. - Học sinh luyện tập. Nhóm hoàn thành sẽ đưa tay ra hiệu. - Các nhóm đã hoàn thành hoặc đã đạt đến thời gian quy định. Giáo viên chọn một vài nhóm bất kỳ để trình bày trước lớp. Giáo viên sẽ tiến hành kiểm tra, sửa sai sót và đánh giá cho điểm tốt..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> d. Biện pháp đánh giá cho điểm tốt: Đây là biện pháp nhằm khuyến khích học sinh làm việc tốt. Nhóm làm bài tốt và đảm bảo trật tự sẽ được ghi 1 điểm tốt. Cứ 10 điểm tốt học sinh được cộng 1 điểm vào cột kiểm tra miệng. e. Kết thúc: Để kết thúc, giáo viên lại gõ một tiếng thước, học sinh quay về vị trí cũ. - Hình thức luyện tập nhóm phù hợp cho các dạng bài tập: Trò chơi “Slap the board, Nought and crosses, guessing game, wordsquare, hangman, shark attack, đặt câu hỏi, trả lời câu hỏi thảo luận... 2. Luyện tập đôi (Pairwork): Hình thức này phù hợp cho lớp có đông học sinh và cho các dạng bài tập. Đoạn hội thoại, bài tập thay thế… Hình thức này giúp học sinh hỏi và trả lời, mô tả tranh. Học sinh có thể tự lực luyện tập. Tuy nhiên lại tốn kinh phí khi chuẩn bị tờ rơi (work sheets). Tôi có hướng khắc phục như sau: - Chuẩn bị các bài tập, tôi chia làm hai loại: + Loại thực hiện tờ rơi (đề bài dài và phức tạp). + Loại có thể thay tờ rơi bằng bảng phụ. Việc làm này sẽ khắc phục phần nào kinh phí phải tiêu tốn bởi tờ rơi. - Trang bị cho mình bằng một bảng phụ nhỏ (60cm x 80cm), có dây treo. Giáo viên ghi bài tập vào bảng, khi sử dụng, giáo viên sẽ treo lên bảng đen. Học sinh làm bài vào giấy của mình và luyện tập. Với bảng phụ này, giáo viên sẽ ít tiêu tốn kinh phí cho việc chuẩn bị tờ rơi, bài tập phải được ghi trước khi tiến hành lên lớp. - Khi đánh giá giáo viên cũng khuyến khích bằng cách cho điểm tốt như luyện tập nhóm đối với các đội được chọn trình bày. 3. Vai trò của giáo viên khi học sinh luyện tập theo cặp, nhóm: Giáo viên là người quản lý tất cả mọi hoạt động của lớp học. Do vậy giáo viên phải đặt kế hoạch, tổ chức, theo dõi, canh chừng thời gian và kết thúc hoạt động. Điều cần tránh nhất là sau khi yêu cầu học sinh làm việc theo cặp hoặc nhóm. Giáo viên về bàn ngồi làm việc riêng coi như đã xong chuyện. Nhất thiết giáo viên phải: - Phân phối thời gian hợp lý và hướng dẫn học sinh làm việc tuyệt đối tuân thủ thời gian quy định. - Theo dõi, đi từ cặp này sang cặp kia, từ nhóm này sang nhóm nọ để kiểm tra xem học sinh có thực hiện đúng theo yêu cầu của bài tập hay không, có nói chuyện riêng không..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> - Đôn đốc, động viên khuyến khích các nhóm. - Giúp giải quyết những vướng mắc về từ vựng, cấu trúc hoặc cách diễn đạt khi học sinh yêu cầu. - Nhắc nhở các nhóm sử dụng ngoại ngữ khi luyện tập. - Khéo léo điều tiết thời lượng nói của các thành viên trong nhóm tránh việc một số HS khá - giỏi nói nhiều còn học sinh trung bình - yếu thì ngồi nghe. - Cần phải tích cực và nhạy cảm với bầu không khí lớp học cũng như nhịp điệu làm việc của các nhóm, ghi nhớ các lỗi lặp đi lặp lại trong học sinh để điều chỉnh lại bài dạy của mình sau này. - Nếu thấy đa số học sinh gặp khó khăn trong việc thực hiện nhiệm vụ của bài tập, giáo viên nên dừng lại và giải thích thêm về yêu cầu của bài tập một lần nữa hoặc cho cả lớp luyện tập lại vấn đề đó rồi mới tiếp tục cho làm việc. - Tránh ngắt lời của học sinh trừ khi thật cần thiết. - Chú ý biện pháp cho điểm tốt vì biện pháp này phù hợp với tâm lý học sinh nên dễ hướng các em làm việc tích cực, trật tự. VI. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU: Qua nhiều năm tích cực tổ chức cho các em thực hành Tiếng Anh theo hoạt động cặp – nhóm, tôi nhận thấy chất lượng bộ môn ngày càng cao hơn. Đây là kết quả của hai niên khoá gần nhất mà học sinh tôi đã đạt được: Lớp SL Năm học 20082009. Năm học 20092010. Giỏi SL. TL. Khá SL. TL. TB SL. TL. Yếu. Kém. SL. TL. SL. TL. Trên TB SL. TL. 61. 42. 10 23,8%. 8. 19,0% 19 42,2%. 2. 4,8%. 3. 7,1% 37 88,4%. 62. 43. 15 34,9%. 9. 20,9% 14 32,6%. 2. 4,7%. 3. 6,9% 38 88,1%. 95. 40. 4. 10,0% 13 32,5% 20 50,0%. 2. 5,0%. 1. 2,5% 37 92,5%. 96. 42. 18 42,9% 11 26,2% 11 26,2%. 2. 4,7%. 0. 61. 41. 9. 19,8% 22 54,1%. 1. 2,4%. 1. 91. 43. 16 37,2% 16 39,0% 13 31,7%. 2. 4,6%. 0. 0%. 41 95,3%. 92. 42. 7. 1. 2,4%. 0. 0%. 40 97,5%. 93. 43. 14 32,5% 21 48,8%. 7. 16,2%. 1. 2,3%. 0. 0%. 42 97,6%. 94. 42. 14 33,3% 21 50,0%. 7. 16,6%. 0. 0%. 0. 0%. 42 100%. 95. 41. 11 26,8% 20 48,7% 10 24,3%. 0. 0%. 0. 0%. 41 100%. 21,9%. 8. 17,0% 23 56,0% 10 24,3%. 0%. 40 95,1%. 2,4% 39 95,1%.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> VII. KẾT LUẬN: Qua cách làm trên, tôi đã có thể: - Vận dụng được phương pháp giảng dạy đổi mới phù hợp thực tế nhà trường, chủ động được thời gian trên lớp. - Đảm bảo vai trò chủ thể và hoạt động sáng tạo của học sinh dưới sự hướng dẫn của giáo viên. - Học sinh được rèn luyện những kỷ năng cần thiết theo yêu cầu và mục tiêu giảng dạy. - Không khí học tập sôi nổi hơn. - Học sinh hứng thú hơn khi luyện tập. - Khuyến khích học sinh mạnh dạn hơn khi nói tiếng Anh. Trên đây là các cách vận dụng của tôi về các loại hình luyện tập theo cặp, nhóm qua nhiều năm giảng dạy chắc chắn sẽ có nhiều loại hình hay hơn mà tôi chưa áp dụng. Rất mong nhận được sự đóng góp bổ sung của đồng nghiệp để các loại hình hoạt động theo cặp, nhóm đa dạng và hiệu quả hơn. VIII. ĐỀ NGHỊ: - Giáo viên phải chuẩn bị thật chu đáo về nội dung bài học, các bài luyện tập, các hình thức luyện tập và thời gian. - Phối hợp thời gian hợp lý và hướng dẫn học sinh làm việc tuyệt đối tuân thử thời gian quy định. - Quản lý và quán xuyến toàn lớp học thật tốt. Có sổ theo dõi, ghi điểm tốt. - Chú ý biện pháp cho điểm tốt vì biện pháp này phù hợp tâm lý học sinh nên dễ hướng các em làm việc tích cực, trật tự. Đối với luyện tập cá nhân hoặc đội giáo viên cần theo dõi, chú ý chọn cá nhân hoặc đội trình bày trước lớp lần lượt đều khắp cả lớp qua các tiết học, không nên cứ mãi tập trung chỉ một số đối tượng. IX. PHỤ LỤC: Giáo án Tiếng Anh lớp 6.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> WEEK 25 UNIT 12: PERIOD 73. SPORTS AND PASTIMES Lesson 1: A1, A2 (P124-125). Prepare: February 18th, 2010 Teach: February 26th, 2010.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> X. TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1. Giáo trình giáo học Pháp của Nguyễn Hạnh Dung 2. Giáo trình phương pháp giảng dạy Tiếng Anh Tác giả: Lê Văn Cảnh - Phạm Khải Toàn – Lưu Quý Khương (Hà Nội, tháng 3 năm 1998) 3. The ELTTP Methodology Course Grammar and Vocabulary (Teachers handbook). 4. Lesson plans - Tiếng ANh 6, 7, 8, 9 5. SGK Tiếng Anh 6, 7, 8, 9 6. Cách dạy Tiếng Anh theo phương pháp mới của trường Đại học Sư phạm – Hà Nội..

<span class='text_page_counter'>(10)</span> XI. MỤC LỤC: TT. Nội dung. Trang. I.. TÊN ĐỀ TÀI:. 1. II.. ĐẶT VẤN ĐÊ:. 1. III.. CƠ SỞ LÝ LUẬN:. 1. IV.. CƠ SỞ THỰC TIỄN:. 2. V.. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:. 2. VI.. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU:. 5. VII.. KẾT LUẬN:. 6. VIII. ĐỀ NGHỊ:. 6. IX.. PHỤ LỤC. 7. X.. TÀI LIỆU THAM KHẢO. 8. XI.. MỤC LỤC. 9.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> WEEK 25 UNIT 12: PERIOD 73. SPORTS AND PASTIMES Lesson 1: A1, A2 (P124-125). Prepare: February 18th, 2010 Teach: February 26th, 2010.

<span class='text_page_counter'>(12)</span>

×