Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

SKKN phat huy tinh tich cuc sang tao cua hoc sinh vavan dung cong nghe tin hoc trong day va hoc moncong nghe 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (246.69 KB, 15 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>PHÒNG GD-ĐT THĂNG BÌNH TRƯỜNG THCS LÝ THƯỜNG KIỆT. *************. Đề tài: VẬN DỤNG ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG “PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH VÀ VẬN DỤNG CÔNG NGHỆ TIN HỌC” TRONG DẠY VÀ HỌC MÔN CÔNG NGHỆ 8. Người thực hiện : PHAN TẤN ANH Chức vụ : Giáo viên kiêm Phó CTCĐ, Trưởng ban TTND trường Tổ : Lý - Tin - Mỹ Thuật Năm học : 2009-2010. Tháng 02 năm 2010 I. TÊN ĐỀ TÀI:.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> VẬN DỤNG ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG “PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH VÀ VẬN DỤNG CÔNG NGHỆ TIN HỌC” TRONG DẠY VÀ HỌC MÔN CÔNG NGHỆ 8 II. ĐẶT VẤN ĐỀ: 1. Tầm quan trọng của vấn đề được nghiên cứu: Môn Công nghệ của bậc THCS là tiếp nối chương trình bậc tiểu học và được bắt đầu từ phân môn kinh tế gia đình (ở lớp 6), nông - lâm - ngư nghiệp (ở lớp 7), công nghệ (ở lớp 8, 9). Trong chương trình THCS, môn Công nghệ là môn học thể hiện cao nhất tính liên thông giữa giáo dục phổ thông và giáo dục nghề nghiệp, là cầu nối giữa các bộ môn khoa học như Vật lý, Hoá học, Sinh học và các môn học khác với cuộc sống hằng ngày của mỗi người cũng như với công việc lao động sản xuất của mỗi gia đình và xã hội. Do vậy môn Công nghệ có nhiệm vụ góp phần hình thành nhân cách toàn diện cho học sinh (HS), chuẩn bị hành trang cho các em bước vào cuộc sống trong một xã hội văn minh, hiện đại, góp phần hướng nghiệp và tạo điều kiện để các em có thể chọn ngành nghề phù hợp để tiếp tục học lên hoặc có thể vào đời lao động. Chính vì vậy mà môn học Công nghệ mang tính giáo dục và tính thực tiễn cao. Đồng thời cũng mang đậm nét của sự khác biệt giữa các vùng kinh tế và vùng lãnh thổ. Để việc giảng dạy và giáo dục của thầy giáo và việc học tập của học sinh đạt được các mục tiêu về kiến thức, kỷ năng và thái độ cho từng bài dạy của môn Công nghệ 8, không thật dễ dàng, không thể một sớm, một chiều mà hình thành được các kỷ năng, kiến thức cần đạt, nó đòi hỏi phải có quy trình giáo dục phù hợp, đòi hỏi trong từng tiết dạy người thầy giáo phải thiết kế được các hoạt động của học sinh, các hoạt động tổ chức, điều khiển tương ứng của giáo viên, cùng việc sử dụng các thiết bị giáo dục, các công nghệ phục vụ việc dạy học phù hợp và linh hoạt, nhằm tạo được sự tích cực hoạt động của học sinh, rèn luyện được cho các em khả năng tự học, tự phát hiện vấn đề mới và biết tìm cách giải quyết vấn đề, hình thành và phát triển được ở các em tư duy tích cực, độc lập và sáng tạo. Hơn nữa, trong thời điểm hiện nay, việc ứng dụng công nghệ tin học vào tiết dạy trên lớp cũng tạo được niềm say mê, hứng thú, kích thích được óc tò mò, ham muốn khám phá, nghiên cứu, sẽ góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả qua mỗi tiết dạy, nâng cao được chất lượng học tập của học sinh. 2. Tóm tắt thực trạng liên quan đến vấn đề đang nghiên cứu:.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Trong những năm học 2006-2007, 2007-2008, do điều kiện CSVC, kinh phí còn thiếu, hạn hẹp, các phòng ốc chưa đảm bảo đủ để bố trí các phòng thực hành bộ môn, các trang thiết bị tuy có mua sắm song chưa đảm bảo về số lượng và chất lượng, các máy vi tính, máy chiếu chưa trang bị được. Do vậy việc vận dụng đổi mới phương pháp giảng dạy theo phương tích cực hoá các hoạt động, lấy học sinh làm trung tâm của các hoạt động dạy và học trên lớp còn nhiều hạn chế. Việc tổ chức các hoạt động nhóm, tổ học tập còn ít, chưa thường xuyên, việc vận dụng công nghệ tin học chưa thực hiện được. Do vậy chất lượng học tập các môn có phần hạn chế. Việc học tập của học sinh có lúc còn mang tính thụ động, chưa phát huy được sự nổ lực học tập ở học sinh, chưa phát huy được tính tích cực, sáng tạo trong học sinh. Chất lượng học tập học sinh môn Công nghệ đạt 8090%. Trong hai năm 2008-2009 và 2009-2010, nhà trường đã xây dựng hoàn chỉnh các cơ sở vật chất, phòng ốc, tạo được cảnh quang sư phạm, bố trí được đầy đủ các phòng thực hành 4 bộ môn: Vật lý, Hoá học, Sinh học và Công nghệ, Tin học… Ban giám hiệu cũng đã đầu tư mua sắm, thêm nhiều trang thiết bị mới, đảm bảo đủ về mặt số lượng, chất lượng, có trang bị thêm một máy chiếu, và một số máy vi tính và nhiều máy casset… phục vụ tốt cho việc dạy học trên lớp và dạy thực hành ở các bộ môn, vận dụng công nghệ tin học vào bài dạy. 3. Lí do chọn đề tài: Từ những thực trạng như trên, bản thân tôi đã chọn đề tài SKKN: Vận dụng đổi mới phương pháp dạy học theo hướng “Phát huy tính tích cực sáng tạo của học sinh và ứng dụng công nghệ tin học” trong dạy học môn Công nghệ 8 nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn công nghệ ở trường. III. CƠ SỞ LÝ LUẬN: Môn Công nghệ là một trong những môn học chính khoá của cấp THCS, có vai trò quan trọng trong việc góp phần thực hiện mục tiêu chung của giáo dục THCS, giúp HS tiếp cận được với lao động nghề nghiệp, với cuộc sống gia đình và xã hội, để nâng cao năng lực bản thân, chuẩn bị cho các em trở thành ông chủ, bà chủ của gia đình trong tương lai, trở thành những người hữu ích cho xã hội. Mục dích của môn học là “Hình thành cho học sinh tác phong công nghiệp, thói quen sống, lao động phù hợp với một xã hội văn minh, hiện đại”, một xã hội mà mọi công việc từ nhỏ đến lớn (như nấu một món ăn hằng ngày cho đến sửa chữa một thiết bị hay sản xuất một sản phẩm) đều được tiến hành theo một quy trình công nghệ để đạt được năng suất lao dộng cao, chất lượng sản phẩm tốt và không lao động một cách tự do, tuỳ tiện..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Trong một xã hội công nghiệp, nhiều lĩnh vực trước đây được coi là phi công nghệ, ngày nay đã được “công nghệ hoá” như “công nghệ dệt may”, “công nghệ chiến biến lương thực, thực phẩm”, “côngnghệ dạy học”. Đã nói đến “công nghệ dạy học” thì người thầy giáo phải luôn nghĩ đến “qui trình công nghệ” trong bước lập kế hoạch ở từng bài dạy. Quy trình công nghệ trên được tóm tắt qua sơ đồ sau: Mục tiêu cụ thể Nội dung. Phương pháp Hình thức tổ chức Phương tiện dạy học Các hoạt động dạy học Đánh giá Điều chỉnh kế hoạch tiếp. - Trên cơ sở qui trình trong bước lập kế hoạch bài học, chúng ta dễ dàng nhìn thấy rõ mối quan hệ giữa mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức, phương tiện dạy học, các hoạt động dạy học, việc đánh giá, điều chỉnh kế hoạch bài dạy qua kinh nghiệm thực tiễn. - Để có một mục tiêu tốt, chúng ta cũng cần xác định các tiêu chí để đạt được mục tiêu tốt, đó là: - Mục tiêu phải đơn giản, cụ thể. - Có thể lượng hoá, đo đếm được. - Thực tế. - Có giới hạn thời gian. + Về nội dung, trên cơ sở SGK và sách giáo viên chúng ta cũng cần lưu ý các yếu tố để xác định nội dung dạy - học tốt; đó là:.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> - Nội dung phải rõ ràng, cụ thể. - Chính xác, ngắn gọn. - Dễ hiểu, dễ nhớ, dễ vận dụng. - Phù hợp với mức độ nhận thức của học sinh. - Phù hợp với xu hướng, giá trị xã hội nói chung. - Góp phần đạt tới mục tiêu bài học. - Định hướng rõ hoạt động cho học sinh. - Gắn với thực tế đời sống. + Về mặt phương pháp, chúng ta cũng cần chuẩn bị chu đáo, để có một phương pháp giảng dạy phù hợp cho từng bài công nghệ, chúng ta cũng phải có cơ sở để lựa chọn phương pháp dạy học, đó là: - Dựa vào mục tiêu bài học cụ thể. - Dựa vào nội dung (kiến thức, kỹ năng cần đạt) - Dựa vào phương tiện dạy học. + Trong phương pháp dạy học tích cực, thường có bốn đặc trưng mà người thầy giáo chúng ta phải luôn tìm cách vận dụng linh hoạt trong quá trình dạy học trên lớp, đó là: - Thông qua hoạt động học tập của học sinh. - Phải chú trọng việc rèn luyện phương pháp tự học, tự nghiên cứu cho học sinh. - Phải kết hợp việc học cá thể với học tập hợp tác (tổ, nhóm học tập) - Kết hợp việc đánh giá của thầy và việc tự đánh giá của trò. Với kiểu bài dạy thực hành môn công nghệ thì chúng ta phải đảm bảo qui trình: Thầy và trò chuẩn bị  Thầy làm mẫu và học sinh quan sát  Học sinh thực hành. + Về phương tiện dạy học (thiết bị giáo dục). Việc đổi mới phương pháp dạy học, nhất thiết phải thường xuyên sử dụng thiết bị dạy cho mọi bài học. Để làm được điều đó, người thầy giáo phải hiểu rõ vai trò của thiết bị giáo dục và việc sử dụng nó như thế nào để có hiệu quả. Theo tôi được biết: * Vai trò của thiết bị giáo dục môn công nghệ. - Góp phần hướng dẫn và đẩy mạnh hoạt động nhận thức của HS, giúp học sinh nhận thức bài học nhanh hơn..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> - Kích thích sự hứng thú nhận thức của học sinh. - Phát triển kỷ năng thực hành của học sinh. - Phát triển trí tuệ của học sinh. - Giáo dục nhân cách học sinh. - Hợp lí hoá quá trình hoạt động của giáo viên và học. * Việc sử dụng thiết bị giáo dục (TBGD) như thế nào cho có hiệu quả. Việc sử dụng thiết bị giáo dục không phải trong bất kỳ bài dạy nào, thời điểm nào cũng đem lại hiệu quả và có tác dụng tốt được. Nếu chủ quan không kiểm tra tính chính xác của thiết bị giáo viên cũng dễ thất bại, đánh mất lòng tin trong học sinh. Do vậy, giáo viên cần thường xuyên nắm vững 6 vấn đề sau: - Sử dụng TBGD phải gắn với nội dung SGK, sách giáo viên (SGV). - Phải phù hợp với hình thức tổ chức dạy học. - Phù hợp với phương pháp dạy học. - Phù hợp với hoạt động dạy và học trên lớp. - Sử dụng TBGD đúng mục tiêu bài học, đúng mục tiêu của từng nội dung hoạt động. - Sử dụng TBGD đúng cường độ. Trong các thiết bị giáo dục, ngoài các đồ dùng trực quan, dụng cụ thí nghiệm, việc sử dụng máy chiếu trong dạy học là một công việc khá phức tạp; nó đòi hỏi giáo viên phải đầu tư thích đáng, phân bố thời gian hợp lý, tạo được kênh chữ, kênh hình cho dúng thời điểm thích hợp, rõ ràng sẽ giúp học sinh có đủ thời gian thảo luận nhóm, phát triển khả năng tư duy sáng tạo, tính ham hiểu biết say mê khám phá, nghiên cứu vấn đề mới, sẽ làm tiết dạy thêm sinh động, tạo được sự hưng phấn học tập trong học sinh. Do vậy hiệu quả bài dạy sẽ cao. Nói tóm lại tiết dạy có sử dụng công nghệ tin học sẽ lôi cuốn được sự tò mò, ham hiểu biết, kích thích được sự say mê hứng thú học tập, chất lượng học tập sẽ được nâng cao. IV. CƠ SỞ THỰC TIỄN: Với nội dung vấn đề đang nghiên cứu: Vận dụng đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng “Phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh và ứng dụng công nghệ tin học trong dạy học môn công nghệ 8”, trong phạm vi của trường cũng chưa được ai nghiên cứu. Trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học, các giáo viên dạy môn công nghệ 8 cũng đã thường xuyên sử dụng các đồ dùng trực quan, mô hình, tổ.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> chức các hoạt động theo nhóm, tổ học tập, nêu được vấn đề cho học sinh tập trung tìm hiểu các thông tin từ SGK và giúp các em xử lí các thông tin, tìm được các nội dung kiến thức trọng tâm của bài học tương đối linh hoạt, xây dựng được kỷ năng tự học, tự nghiên cứu ở học sinh. Tuy vậy phần lớn tiết dạy còn khô khan, thiếu sinh động, chưa có tính hấp dẫn, lôi cuốn học sinh. V. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU: - Xuất phát từ tình hình trên, bản thân tôi và vài đồng chí khác cũng được đào tạo theo chuyên ngành vật lý - kỹ thuật, thường được Ban giám hiệu phân công phụ trách môn công nghệ 8, đã tiến hành việc vận dụng đổi mới phương pháp dạy học theo hướng “Phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh và ứng dụng công nghệ tin học trong dạy và học môn công nghệ 8”. Qua thực tiễn từ hai năm học 2007-2008, 2008-2009 đã có hiệu quả thiết thực, xuất phát từ các lẽ sau: Việc vận dụng đổi mới phương pháp dạy học trong dạy và học môn công nghệ THCS có đem lại hiệuq ủa hay không cũng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trình độ, nhận thức của học sinh, phương pháp sư phạm của người thầy, sự nổ lực của trò và các phương tiện dạy học… Bản thân môn học, các bài dạy lý thuyết, thực hành cũng có những đặc thù riêng, quy trình dạy học cho mỗi dạng bài cũng có nhiều bước khác nhau. Các thiết bị giáo dục, công nghệ tin học nếu được sử dụng tốt cũng sẽ góp phần kích thích óc tò mò, sự đam mê, khám phá của học sinh trong học tập bộ môn. Do vậy việc thiết kế kế hoạch dạy học phù hợp cho mỗi bài dạy, có quy trình công nghệ hợp lí cho mỗi dạng bài, vận dụng tốt công nghệ tin học vào bài dạy sao cho có hiệu quả là những vấn đề mà bản thân, tổ chuyên môn và nhà trường đang quan tâm. Vì lẽ đó năm học 2008-2009 và năm học 2009-2010, tổ Lý - Tin - Mĩ thuật chúng tôi đã tiến hành biện pháp nâng cao chất lượng dạy và học môn công nghệ qua các vấn đề sau: 1. Thiết kế kế hoạch dạy học (KHDH) theo hướng “Phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh và ứng dụng công nghệ tin học vào bài dạy” (khi có điều kiện phòng ốc). 2. Tập trung tổ chức các hoạt động dạy và học trên lớp sao cho có hiệu quả. 3. Thực hiện đảm bảo các bước trong qui trình công nghệ của một tiết dạy thực hành môn công nghệ..

<span class='text_page_counter'>(8)</span> * Trong việc thiết kế KHDH theo hướng phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh và kết hợp ứng dụng CNTH: (Có 4 vấn đề mà giáo viên cần quan tâm nhiều hơn trong các bài dạy): + Xác định được mục tiêu bài học một cách rõ ràng (Mục tiêu về KT, mục tiêu về kỷ năng, mục tiêu về thái độ) mà sau khi học xong bài học sinh cần đạt được. + Xác định những đơn vị kiến thức chính của bài, hình dung ra được các vấn đề liên quan như: - Phương pháp dạy học thích hợp. - Những hoạt động thích hợp. - Phân bố thời gian hợp lý. - Cần những phương tiện dạy học nào thích hợp?... để dạy với từng đơn vị kiến thức đó. + Tiến hành thiết kế được các hoạt động của học sinh và các hoạt động tổ chức, điều khiển tương ứng của giáo viên, cùng với việc chuẩn bị các thiết bị giáo dục (thiết bị TN, mô hình, mẫu vật, máy chiếu…) cần được tiến hành trong mỗi hoạt động với thời lượng thích hợp, sao cho việc dẫn dắt học sinh rút ra các kết luận đảm bảo tính lo gíc, mạch lạc, không áp đặt, khô cứng mà phải sáng tạo, có nghệ thuật sư phạm. Điều đó có nghĩa là đã chuyển trọng tâm từ thiết kế hoạt động của giáo viên sang thiết kế hoạt động của học sinh. + Thiết kế các câu hỏi, bài tập để điều khiển học sinh hoạt dộng dưới dạng phiếu bài tập, phiếu giao việc và hỏi trực tiếp sao cho phù hợp từng đối tượng học sinh nhằm dẫn dắt học sinh tới một kiến thức, một kỷ năng, một vấn đề… Cũng cần chú ý giảm các câu hỏi tái hiện sự kiện, tăng tỉ lệ các câu hỏi yêu cầu phải tư duy tích cực, sáng tạo. - Sau đây là một ví dụ minh hoạ. Tiết 42. Bài 46 “MÁY BIẾN ÁP MỘT PHA” - Mục tiêu của bài: (Giáo viên nêu ra trước lớp) 2 mục tiêu: + Giúp học sinh hiểu rõ được cấu tạo và nguyên lí làm việc của máy biến áp một pha. + Hiểu được chức năng và cách sử dụng MBA 1 pha. - Những đơn vị kiến thức của bài học: + Tìm hiểu cấu tạo của máy biến áp (1 pha) + Tìm hiểu nguyên lý làm việc của MBA..

<span class='text_page_counter'>(9)</span> - Các phương pháp dạy học thích hợp cho từng đơn vị kiến thức đó sẽ là: Phương pháp trực quan bằng tranh ảnh, mô hình, vật thật (1 MBA 1 pha phòng thí nghiệm); kết hợp phương pháp dạy học nêu vấn đề, đàm thoại, gợi mở, phát vấn… Học sinh sẽ quan sát tranh ảnh, mô hình, máy biến áp thật mô tả cẩu tạo của MBA 1 pha (ứng với mục I - hoạt động 2) cũng sử dụng phương pháp trực quan, kết hợp đàm thoại, phân tích, suy luận dựa trên hình vẽ, học sinh hiểu được nguyên lí làm việc của MBA 1 pha là dựa vào hiện tượng cảm ứng điện từ (ứng với mục II - hoạt động 3). - Việc thiết kế các câu hỏi cho bài MBA 1 pha. * Mục I: Cấu tạo của MBA 1 pha. - Dựa vào tranh vẽ mô hình, MBA thật giáo viên có thể đặt câu hỏi như sau: Giáo viên: - Lõi thép của MBA được làm bằng vật liệu gì? Vì sao? Học sinh: Từng cá nhân học sinh quan sát hình vẽ, đọc SGK, có thể trả lời: (HS: Lõi thép được làm bằng các lá thép kĩ thuật điện ghép lại với nhau). - Giáo viên: - Dây quấn làm bằng vật liệu gì? Vì sao? (HS: Dây quấn được làm bằng dây điện từ…) Giáo viên: - Chức năng của lõi thép và dây quấn là gì? (HS: Lõi thép dùng để dẫn từ, dây quấn dùng để dẫn diện). Giáo viên: - Để phân biệt giữa dây quấn sơ cấp và dây quấn thứ cấp người ta kí hiệu như thế nào? (HS: ………….N1, ………………N2………………) Ứng với mỗi câu hỏi trên GV tổ chức điều khiển học sinh trả lời theo hiểu biết cá nhân và thảo luận nhóm vẽ các câu trả lời để đi đến thống nhất kết luận về cấu tạo của máy biến áp một pha như SGK. Với mục I này, khi điều kiện phương tiện dạy học cho phép cần ứng dụng công nghệ tin học phù hợp cho từng bước dạy nhất là việc thể hiện các tranh vẽ, hình ảnh phóng to về cấu tạo của MBA, về hệ thống câu hỏi nêu vấn đề và các kết luận mà họpc sinh đã thảo luận rút ra được, có thể tiết học sẽ lôi cuốn, sinh động hơn. * Với mục II: Nguyên lí làm việc của MBA 1 pha. - Mục tiêu của đơn vị kiến thức này là: Giúp học sinh nắm vững được nguyên lí làm việc của MBA 1 pha..

<span class='text_page_counter'>(10)</span> - Hoạt động của HS sẽ là: Dựa vào tranh vẽ SGK, phân tích, suy luận theo điều khiển hướng dẫn của giáo viên. - Các câu hỏi cần thiết sẽ là: Giáo viên: - MBA làm việc dựa trên nguyên lí nào? (Câu hỏi nêu vấn đề để đi đến giải quyết vấn đề). Giáo viên: - Dây quấn sơ cấp và thứ cấp có nối trực tiếp với nhau không? (HS: … không nối trực tiếp với nhau). Giáo viên: - Sự xuất hiện điện áp ở dây quấn thứ cấp là hiện tượng gì? (HS suy luận dựa trên cơ sở SGK để tìm câu trả lời). (HS: … là do hiện tượng cảm ứng điện từ) Từ đó giáo viên tiến hành phân tích trên hình vẽ, giải thích nguyên lí làm việc của MBA 1 pha, đồng thời khắc sâu cho học sinh công thức của MBA: U1 U2. =. N1 N2. = K -> U2 = U1 .. N2 N1. …. * Phải tổ chức tốt các hoạt động trên lớp: Song song với việc thiết kế kế hoạch bài dạy, việc tổ chức tốt các hoạt động trên lớp là việc làm cần thiết quyết định sự thành công và hiệu quả của mục tiêu bài học. Để làm tốt công việc này, đòi hỏi người thầy giáo phải: + Biết sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học bộ môn. + Tổ chức tốt các hoạt động dạy và học trên lớp. Muốn vậy, giáo viên cần: . Xác định nội dung hoạt động ứng với từng đơn vị kiến thức. . Dự kiến thời gian cho từng hoạt động sao cho hợp lí. . Hệ thống câu hỏi phải rõ ràng lo gíc nhằm vào việc dẫn dắt học sinh tới một kiến thức, kỷ năng cần đạt. Sau đây là một ví dụ (cùng với bài MBA 1 pha tiết 42 môn Công nghệ 8). * Mục I: Tìm hiểu cấu tạo máy biến áp (hoạt động 2). - Phương pháp dạy học sẽ là: Phương pháp trực quan bằng tranh vẽ, mô hình, vật chất (MBA phòng TN) kết hợp sử dụng SGK, vấn đáp, kết hợp máy chiếu Computer. - Hoạt động của HS: Hoạt động cá nhân kết hợp hoạt động nhóm..

<span class='text_page_counter'>(11)</span> - Hoạt động của GV: Sẽ là tổ chức điều khiển HS quan sát ở SGK, trên màn hình các tranh vẽ, hình ảnh về MBA, các mô hình về MBA hay MBA 1 pha thật của phòng TN. Từ đó dựa trên hệ thống câu hỏi HS sẽ kết hợp nổ lực cá nhân và cả hoạt động nhóm học tập tìm hiểu, khám phá phát hiện vấn đề, trả lời. GV dẫn dắt HS đi đến kết luận về cấu tạo của MBA gồm hai phần chính: Lõi thép (để dẫn từ) và dây quấn (để dẫn điện)… - Thời gian dành cho hoạt động này là 10 phút. (Hệ thống câu hỏi như phần trên đã trình bày). - Trong tiết dạy có sử dụng công nghệ tin học (máy chiếu). Từ việc đặt vấn đề tạo tình huống học tập, giới thiệu tên bài cho đến việc tổ chức các hoạt động học tập, bằng cách đưa lên màn hình các câu hỏi kèm tranh vẽ, mô hình qua ảnh chụp, cùng lời giải các câu hỏi, bài tập, các kết luận được rút ra từ các đơn vị kiến thức cần thể hiện đúng lúc, đúng cường độ, kịp thời, đảm bảo thời gian để HS quan sát, suy luận tìm câu trả lời và ghi chép các kết luận về nội dung kiến thức cần nắm vững. Có như vậy mới đảm bảo HS ghi bài đuợc, tiết dạy sẽ thêm lôi cuốn, sinh động, hiệu quả trong việc thực hiện mục tiêu bài học. * Qui trình công nghệ cơ bản cho mỗi bài dạy thực hành môn công nghệ: Do đặc thù bộ môn và tính chất của một số dạng bài, nên phần lớn các bài dạy thực hành công nghệ ở trường, bản thân và tổ đã thực hiện đảm bảo các bước trong quy trình dạy thực hành, đó là: Bước 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét mẫu. Bước 2: Giáo viên hướng dẫn thao tác mẫu. Bước 3: Học sinh thực hành. * Trong bước 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét mẫu. - Mục tiêu sẽ là: . HS biết được hình dạng, kích thước, màu sắc, các chi tiết của một vật mẫu và động tác mẫu. . HS sẽ hình dung được công việc sẽ làm, động tác sẽ thực hiện. - Yêu cầu trong bước này, sẽ là: . GV phải tạo điều kiện tốt để HS quan sát tìm tòi phát hiện các đặc điểm hình dạng, cấu tạo, kích thước, màu sắc, động tác… - Phương pháp dạy và học sẽ là: Phương pháp trực quan bằng vật mẫu, động tác mẫu kết hợp đàm thoại, gợi mở, nêu vấn đề….

<span class='text_page_counter'>(12)</span> - Điểm cần chú ý: . Chuẩn bị tốt vật mẫu, HS quan sát được, nhận thức đúng về sản phẩm, mẫu vật. . Giáo viên cần chuẩn bị tốt hệ thống câu hỏi định hướng (ngắn gọn, dễ hiểu, trọng tâm). * Trong bước 2: GV hướng dẫn thao tác mẫu. - Mục tiêu sẽ là: . Rèn luyện kĩ năng thực hành cho HS. . Làm ra sản phẩm theo mục tiêu bài học. - Yêu cầu sẽ là: . HS vận dụng được kiến thức đã học để làm ra sản phẩm ngay trong giờ thực hành. . Củng cố kiến thức, rèn luyện kỷ năng, thái độ lao động. - Phương pháp dạy học sẽ là: Phương pháp huấn luyện, rèn luyện (kỷ năng) cho học sinh. - Điểm cần chú ý: . Chuẩn bị đầy đủ vật liệu dụng cụ cần thiết để thực hành theo số nhóm. . GV yêu cầu HS nhắc lại quy trình làm ra sản phẩm, kết hợp mẫu vật tranh ảnh, sơ đồ hoá qui trình các bước thực hành của GV. . Tuỳ theo nội dung và điều kiện tổ chức dạy học, giáo viên có thể tổ chức cho học sinh hoạt động theo cặp hay nhóm nhỏ. . GV cần bao quát lớp, uốn nắn giúp đỡ HS còn lúng túng, đảm bảo mọi học sinh đều hoàn thành sản phẩm theo mục tiêu của bài thực hành. . Giáo viên kiểm tra đánh giá kết quả thực hành của HS để động viên, khích lệ sự sáng tạo và lưu ý những mặt hạn chế để cả lớp cùng rút kinh nghiệm cho bài thực hành sau. Trong suốt quá trình dạy học, bản thân và tổ chuyên môn chúng tôi thường xuyên chú ý trong mỗi bài dạy các vấn đề sau: - Phải xác định được và nêu được mục tiêu HS cần đạt được (sau khi học xong mỗi bài học). - Khi dạy, phần mở bài phải tạo được tình huống lôi cuốn, hấp dẫn, kích thích sự hưng phấn học tập của học sinh. Phải biết cách nêu vấn đề -> Để giải quyết vấn đề ở các hoạt động tiếp theo..

<span class='text_page_counter'>(13)</span> - Phải luôn thay đổi phương pháp dạy học một cách phù hợp, linh hoạt nhằm kích thích hứng thú học tập cho HS, cần vận dụng tốt công nghệ tin học (như máy chiếu) khi đủ điều kiện thực hiện. - Phải tăng cường hoạt dộng học tập theo nhóm, một cách có nền nếp. XI. KẾT QUẢ THỰC HIỆN: Sau khi thực hiện các giải pháp vận dụng đổi mới dạy và học theo hướng phát huy tính tích cực, sáng tạo của HS và vận dụng công nghệ tin học trong năm học 2008-2009, chất lượng học tập của HS về bộ môn công nghệ 8 đã được nâng cao rõ rệt, đạt bình quân 90-98%. VII. KẾT LUẬN: Nội dung vấn đề nghiên cứu như trên, đã được bản thân, tổ áp dụng trong quá trình giảng dạy ở trường đem lại hiệu quả thiết thực, đã góp phần nâng cao chất lượng học tập bộ môn công nghệ 8, đáp ứng được mục tiêu giáo dục toàn diện. VIII. ĐỀ NGHỊ: Theo tôi việc đổi mới phương pháp dạy và học theo định hướng “Phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh và vận dụng công nghệ tin học” vào giảng dạy nếu thực hiện được ở các bộ môn khác tại trường, có sự chỉ đạo chặt chẽ, có sự quan tâm tạo điều kiện giúp đỡ các tổ, giáo viên giảng dạy trong việc thiết kế kế hoạch bài dạy trên giáo án điện tử, sử dụng máy chiếu thì hiệu quả việc dạy và học sẽ cao hơn. Bởi các bộ môn khác, dụng cụ TN, mô hình trực quan, tranh giáo khoa, mẫu vật có tương đối đầy đủ hơn môn công nghệ. IX. PHỤ LỤC.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> X. TÀI LIỆU THAM KHẢO - Hướng dẫn đổi mới phương pháp giảng dạy công nghệ THCS. - Sách giáo viên Công nghệ 8..

<span class='text_page_counter'>(15)</span> XI. MỤC LỤC:. TT. Nội dung. Trang. 1. Trang bìa. 2. I. TÊN ĐỀ TÀI:. 1. 3. II. ĐẶT VẤN ĐỀ:. 1. 4. 1. Tầm quan trọng của vấn đề được nghiên cứu:. 1. 5. 2. Tóm tắt thực trạng liên quan đến vấn đề đang nghiên cứu:. 2. 6. 3. Lí do chọn đề tài:. 2. 7. III. CƠ SỞ LÝ LUẬN:. 2. 8. IV. CƠ SỞ THỰC TIỄN:. 5. 9. V. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:. 6. 10. XI. KẾT QUẢ THỰC HIỆN:. 12. 11. VII. KẾT LUẬN:. 12. 12. VIII. ĐỀ NGHỊ:. 12. 13. IX. PHỤ LỤC. 12. 14. XI. MỤC LỤC. 13.

<span class='text_page_counter'>(16)</span>

×