Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

SKKN lam the nao de giao duc ve sinh moi truong chotre mau giao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (67.22 KB, 9 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>I. Tên đề tài: LÀM THẾ NÀO ĐỂ GIÁO DỤC VỆ SINH MÔI TRƯỜNG CHO TRẺ MẪU GIÁO II. Đặt vấn đề: - Chăm sóc nuôi dưỡng giáo la nhiệm vụ chủ yếu và quan trọng nhất ở trường mầm non. Ở trẻ còn rất non nớt về trí tệ, thể chất, không tự phát triển lên được mà mà còn có sự uốn nắn của người lớn. Vì vậy vai trò của người rất quan trọng đối với trẻ phát triển về trí tuệ và hoàn thiện về nhân cách. - Ở trường mầm non không chỉ dạy trẻ học làm quen với các môn học mà còn dạy trẻ đặc biệt là “giáo dục vệ sinh môi trường” là quan trọng nhất. Đặc biệt là môi trường xung quanh như : Trường học, gia đình, cơ quan, địa phương mình đang sống và đang sinh hoạt, hơn nữa dạy trẻ phải yêu quí thiên nhiên, nguồn nước sạch, tài nguyên rừng, tài nguyên biển, tài nguyên nước chính là bảo vệ môi trường. Ngay từ bây giờ chúng ta phải biết hình thành cho trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo, ngay tại mái trường, vì các cháu chính là chủ nhân tương lai của thế giứoi ngày mai, nên ngay lúc này chúng ta phải biết cách bảo vệ, chăm sóc nuôi dưỡng cho các cháu về thế giới xanh sạch đẹp của tuổi thơ. Do vậy bậc học mẫu giáo chính là bậc học xác định và hình thành nhân cách của các cháu lòng yêu thiên nhiên, bảo vệ chăm sóc thiên nhiên, môi trường là nét đẹp và nhân cách của con người Việt Nam. Ngay từ hôm nay và ngày mai nó phải được xây đắp từ thuở ban đầu. Chính vì điều đó mà tôi chọn đề tài này và cộng thêm sự hướng dẫn chỉ đạo của trường và Phòng Giáo dục-đào tạo phụ trách bậc học mầm non, tôi tiến hành nghiên cứu và áp dụng vào lớp học.. III) Cơ sở lý luận : Mỗi lứa tuổi của trẻ có một đặc điểm khác nhau, nhận thức khác nhau, không có những đứa trẻ giống nhau hoàn toàn, mỗi đứa trẻ có những năng lực nhận thức, nhưng khác.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> biệt về khả năng nhận thức, chính vì thế giáo dục vệ sinh môi trường cho trẻ ở lứa tuổi này rất quan trọng. Thông qua các bài thơ, câu chuyện, bài đồng ca, câu ca dao, qua đó trẻ sẽ hiểu được vệ sinh môi trường là thế nào.. VI) Cơ sở thực tiễn : - Để giáo dục vệ sinh môi trường cho trẻ mầm non tốt là người giáo viên phải cần giúp trẻ - Học mọi lúc mọi nơi, thông qua các hoạt động khác như : Hoạt động ngoài trời, hoạt động vui chơi, tham quan và các hoạt động khác lồng vào tiết dạy. - Thuận lợi: Trường học tương đối khoang trang, lớp học rộng rãi, thoáng mát, đồ dùng đồ chơi cho trẻ tạm đủ để cho trẻ hoạt động. - Xây dựng được góc thiên nhiên. - Phụ huynh rất quan tâm đến việc học tập của con em mình, nhất là vệ sinh trường lớp. - Khó khăn: Trường có tường rào nhưng chưa kín hết xung quanh. - Chưa có cổng, chưa có vườn cây, vườn hoa. - Thời gian đầu trẻ chưa có thói quen ăn bánh kẹo vứt rác bừa bãi. - Từ những khó khăn đó, tôi nghĩ ra một số biện pháp như sau, nhằm giúp các cháu thực hiện tốt vệ sinh trường lớp và vệ sinh môi trường cây xanh sạch đẹp.. V. Nội dung nghiên cứu: 1. Áp dụng vào các hoạt động chung của tiết dạy: Ở lửa trẻ mẫu giáo, trẻ rất ưa thích tiếp xúc với thiên nhiên, muốn tò mò và biết được sự việc, hiện tượng xung quanh thích tham gia vào các hoạt động múa, hát, đọc thơ, kể chuyện, vẽ, nặn… Trẻ rất vâng lời người lớn, biết được việc làm như thế nào là ngoan và không ngoan. Nhưng khả năng nghe hiểu và diễn đạt bằng ngôn ngữ của trẻ còn hạn chế vì vậy việc đưa giáo dục môi trường vào.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> hoạt động là phù hợp và hiệu quả, nếu giáo viên biết dùng lời trình bày ngắn gọn, đơn giản, dễ hiểu sáng tạo và hiệu quả, biết gắn bài học với thiên nhiên, liên hệ với những sự vật hiện tượng của môi trường gần gũi xung quanh với trẻ, dưới hình thức hấp dẫn như một bài thơ, câu chuyện ngắn, bài hát, các bức tranh vẽ đưa ra tình huống tốt xấu trong việc bảo vệ môi trường để các cháu nhận biết, phân biệt và tự tìm ra cách trả lời đúng nhất. Cô cần theo dõi uốn nắn gọi các cháu bổ sung những ý kiến của trẻ hoặc mở rộng thêm hiểu biết cho trẻ. Ví dụ: Khám phá khoa học. Bài: Các loại con trùng. - Con cho cô biết con muỗi, con ruồi sống ở đâu. - Muốn cho con ruồi, con muỗi không phát triển chúng ta phải làm gì? Cô gợi ý để trẻ trả lời, khuyến khích bằng hình thức tuyên dương. - Gây cho trẻ lèm quen với vật nuôi trong gia đình - Muốn cho gà vịt mau lớn và không bệnh tật chúng ta phải thường xuyên cho nó ăn và dọn chuồng sạch sẽ. 2) Hoạt động tạo hình : Ví dụ sau những giờ nặn cô nhắc nhở trẻ rửa tay sạch và lau cho thật khô, giờ xé dán phát riêng cho mỗi trẻ một rổ đựng giấy vụn và một nắp ken để đựng hồ. Mỗi sản phẩm treo lên cô đều nhắc trẻ tô màu và không lem ra ngoài để cho hình vẽ có sự thẩm mỹ và trẻ thấy được những cái đẹp của bông hoa, vườn cây, chú trọng nhắc nhở trẻ việc bảo vệ môi trường là rất quan trọng để có một vườn hoa đẹp. Ví dụ : Vẽ trường mầm non của bé, giới thiệu cho trẻ yếu tố vẽ đẹp vẽ môi trường xung quanh, trẻ biết yêu quí và chăm sóc cây cối, các cảnh vật và lớp học trong ngoài luôn sạch sẽ.. 3) Hoạt động văn học :.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Cô có thể sưu tầm những bài thơ giúp trẻ yêu thích bạn bè, trường học và các cảnh vật hoa lá, giúp trẻ tạo sự hưng phấn tới trường và yêu trường yêu lớp. Các câu chuyện có nội dung về sự bảo vệ môi trường. Cô đọc cho trẻ nghe câu chuyện “Cây táo” sau đó tóm tắt nội dung, nhờ khí hậu ôn hoà, mưa phùn bay, sực chăm sóc của ông lão, cậu bé, gà và bướm nên cây mau lớn, bé được ăn những quả táo to tròn. Giáo dục trẻ trước khi ăn quả táo còn phải rửa sạch sẽ và phải rửa tay trước khi ăn. Trong các tiết dạy ta nên lồng giáo dục môi trường vào. Ví dụ như : HĐÂN : Cho trẻ hát bài “Em yêu cây xanh” “Lá xanh” “màu hoa”, qua bài hát cho trẻ biết cảm nhận được cái đẹp của thiên nhiên và biết bảo vệ được môi trường.. 4) Hoạt động góc : Cho trẻ chơi trò chơi phân vai : ví dụ đóng vai bác sĩ đi khám bệnh cho bệnh nhân, bác sĩ phải khuyên bệnh nhân nên ăn thức ăn chín, không hôi thối lâu ngày, nếu ăn rau sống phải rửa bằng nước muối, phải ăn ở dọn nhà cửa sạch sẽ, nhà ở phải thoáng mát, khi đi bgủ phải nằm mùng đề phòng sốt xuất huyết. + Trò chơi đóng vai cô giáo : Phải khuyên học sinh lao động, dọn vệ sinh quanh lớp, trong lớp, lau dọn đồ dùng đồ chơi. 5) Các hoạt động khác : Cô giáo cho trẻ tập làm quen, trước hết là cho trẻ dọn vệ sinh cá nhân vào đầu buổi học, bé ra về, giày dép, nón mũ để đúng nơi qui định, đồ dùng đồ chơi, ly, ca, khăn mặt phải rửa hàng tuần, mỗi buổi sáng phải quét dọn lớp sạcg sẽ. Tập cho trẻ có thói quen về vệ sinh cá nhân, cô tuyên dương khen ngợi trẻ để trẻ có sự thích thú, đưa tiêu chí vệ sinh vào tiêu chuẩn bé ngoan. Trong lớp cô trang trí những hình ảnh về bảo vệ vệ sinh môi trường, những việc làm tốt và những việc không nên làm..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Ví dụ hình ảnh đẹp như : Quét dọn vệ sinh, bỏ rác vào thùng, chị lao công quét dọn đường phố cho sạch đẹp Ngoài ra hoạt động ngoài trời cho trẻ tiếp xúc với thiên nhiên cây cối và môi trường, cho trẻ tiếp xúc với nước, với đất cát, trẻ biết được thế nào là banả thế nào là sạch, cho trẻ chơi gieo hạt trồng cây, biết cây sống được là nhờ đâu ? nhờ sự chăm sóc của con người. - Muốn có nhiều hoa đẹp trái để ăn cần làm gì ? - Cây xanh không những cho ta ích lợi nhiều hoa quả mà cho ta nhiều bóng mát. - Ngoài ra cô cùng cháu xây dựng trồng cây ở góc thiên nhiên như cây thần tài tạo màu xanh cho lớp học. Bên cạnh đó cho trẻ xem những hình ảnh không nên làm như : leo trèo trên cây, tắm lội những nơi bị ô nhiễm. VI) Kết quả nghiên cứu : Thông qua các hoạt động vui chơi, học tập, lao động giúp trẻ làm quen với môi trường xung quanh, làm quen với các thế giới động vật thực vật, các hiện tượng tự nhiên. Làm quen một số nghề nghiệp trong xã hội, trong đó làm sạch đẹp môi trường. Trên cơ sở đó trẻ biết được ích lợi của các yếu tố môi trường với nhau, đất, nước, không khí, động thực vật, bằng bàn tay nhỏ bé của mình, bé cùng người lớn góp phần làm đẹp cho trường lớp, gia đình, làm đẹp cho nguồn nước sạch như trồng cây trồng hoa, nhặt lá rụng, tưới nước cho cây, sắp xếp trường lớp ngăn nắp, quét dọn sân trường Từ nề nếp ăn ngủ vệ sinh đúng cách tạo cho trẻ thới quen văn minh, lịch sự, có ý thức thái độ đúng đắn trong công tác bảo vệ môi trường. 100% HS biết bảo vệ cá nhân khi vui chơi lao động. VII) Kết luận : Cô phải theo sát lớp học kiểm tra theo đúng hệ thống và kế hoạch đã nêu, lồng tích hợp giáo dục và các tiết dạy một cách nhẹ nhàng hợp lý, những câu trả lời dễ hiểu, dễ trả lời, qua những trò chơi sinh động..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> - Trang trí lớp bằng những hình ảnh cụ thể - Cùng trẻ hoạt động bằng những buổi lao động làm đẹp môi trường và nhất là dạy trẻ công tác vệ sinh cá nhân thường xuyên - Cô giáo phải mẫu mực văn minh trong mọi hành động - Giáo dục môi trường ở mọi lúc mọi nơi, thông qua hoạt động vui chơi, thông qua hoạt động ngoài trời.. VIII) Đề nghị : Để thực hiện tốt vệ sinh môi trường cho trẻ mẫu giáo, giáo viên cần học hỏi thêm một số bài thơ câu chuyện có nội dung nói về vệ sinh môi trường - Chương trình chăm sóc giáo dục trẻ sách báo có liên quan đến giáo dục vệ sinh môi trường Cần phải có sự đầu tư của Ban giám hiệu từng bộ phận chuyên môn Phòng GD-ĐT xây dựng góp ý chỉnh sửa đề tài được áp dụng đem lại kết quả cao.. IX) Tài liệu tham khảo :.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> - Thông qua các bài thơ, câu chuyện về giáo dục vệ sinh môi trường ở lớp mầm non. - Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên 2004-2007 - Tài liệu đổi mới hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo theo hướng tích hợp chủ đề - Chương trình chăm sóc giáo dục trẻ sáchbáo có liên quan đến giáo dục vệ sinh môi trường - Xem những câu chuyện cổ tịch trên kênh truyền hình - Thông qua các hoạt động ngoài trời và hoạt động góc.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> X) Mục lục : I) Tên đề tài Trang 1 II) Đặt vấn đề Trang 1 III) Cơ sở lý luận. Trang 1. IV) Cơ sở thực tiễn Trang 1 V) Nội dung nghiên cứu Trang 2 1) Áp dụng vào các hoạt động chung của tiết dạy Trang 2 2) Hoạt động tạo hình Trang 3 3) Hoạt động văn học. Trang 3. 4) Hoạt động góc Trang 3 5) Các hoạt động khác Trang 4 VI) Kết quả nghiên cứu Trang 4 VII) Kết luận Trang 5 VIII) Đề nghị Trang 5 IX. Tài liệu tham khảo. Trang 6. X) Mục lục. Trang 7. XI) Phiếu đánh giá sắp xếp.

<span class='text_page_counter'>(9)</span>

<span class='text_page_counter'>(10)</span>

×