Tải bản đầy đủ (.docx) (229 trang)

Giao an Ngu van 10 giua HKII Hai soan 0

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 229 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Tiết thứ 1-2 TỔNG Ngày soạn : 19/8/2012 Ngày giảng : 20 /8/2011 Tuần học : 1. QUAN VĂN HỌC VIỆT NAM. A.Mục tiêu cần đạt : 1. Kiến thức : - Những bộ phận hợp thành. - Tiến trình phát triển của văn học Việt Nam và tư tưởng - Tình cảm của con người Việt Nam trong văn học . 2. Kĩ năng : - Nhận diện được nền văn học dân tộc. - Nêu được các thời kì lớn và giai đoạn cụ thể trong các thời kì phát triển của văn học dân tộc . 3. Thái độ: : GDHS Bồi dưỡng niềm tự hào về truyền thống văn hóa của dân tộc qua di sản văn hóa được học. Từ đó, có lòng say mê với văn học Việt Nam. B.Phương tiện thực hiện : - Chuẩn kiến thức kĩ năng ngữ văn 10 - SGk, SGV Ngữ văn 10, tập 1 - Đọc hiểu văn bản ngữ văn 10 - Giáo án Ngữ văn 10 ( 2011-2012) - Ôn tập, kiểm tra đánh giá kết quả học tập Ngữ văn 10 ( Lã Minh Luận ) C. Phương pháp thực hiện : -GV tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo, phát vấn trả lời câu hỏi, thảo luận, sơ đồ hóa bài tập , kết hợp lời bình với các luận điểm sách giáo khoa. - Thiết kế giáo án điện tử , minh họa hình ảnh, sơ đồ hóa văn học Việt Nam. D. Tiến trình bài giảng : 1.Ổn định lớp : Lớp 10A4 10A5 10A12 CP KP 2.Kiểm tra bài cũ : 3p Câu hỏi : ở cấp THCS em đã học những tác phẩm nào thuộc giai đoạn văn học trung đại, văn học hiện đại ? - HS nêu tác phẩm bất kỳ, GV nhận xét, bổ sung. 3. Bài mới : Chúng ta đã học nhiều tác phẩm thuộc văn học dân gian, văn học trung đại, văn học hiện đại ở THCS. Tuy nhiên để có cái nhìn tổng quát về diện mạo phát triển của nền văn học dân tộc , hôm nay thầy và các em dẽ tìm tìm bài Tổng quan văn học Việt Nam..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Hoạt động của GV và HS -HS đọc Kết quả cần đạt sgk/5. -Anh( Chị) hiểu thế nào là tổng quan VHVN? - HS đọc mấy dòng đầu SGK +Nội dung của phần này là gì? +Theo em đó là phần nào của bài tổng quan ? -HS đọc mục I. -VHVN bao gồm mấy bộ phận lớn. -Thế nào VHDG? Các thể loại? Đặc trưng? (HS tóm tắt những nét lớn SGK) -HS đọc mục I. 2: +VH viết là gì? +Hình thức văn tự? +Hệ thống thể loại? -GV dẫn chứng tác phẩm cụ thể: +Nhìn tổng quát VHVN đã trải qua mấy thời kì phát triển? + Ở từng thời kì VHVN có quan hệ giao lưu với VH nước ngoài không? -Em hãy nêu những tg, tp tiêu biểu của VHTĐ viết bằng chữ Hán? Chữ Nôm? -GV dẫn chứng thêm. -Em có suy nghĩ gì về sự phát triển của thơ Nôm? -HS đọc sáng tạo phần này +Tên gọi VH giai đoạn này là gì? +Tại sao có tên gọi đó? -GV giảng cho rõ từ VHTĐ sang VHHĐ-văn học hiện đại hoá -GV lấy ví dụ phân tích 4 điểm khác biệt giữa VHTĐ và VHHĐ. Thời gian 9p. Nội dung cần đạt I.Các bộ phận hợp thành của VHVN: 1.Văn học dân gian -Khái niệm: SGK. -Các thể loại chủ yếu: SGK -Đặt trưng: tính truyền miệng, tính tập thể. 2.Văn học viết. 6p. 9p. -Khái niệm: SGK. - Chữ viết: Chữ Hán, Nôm, quốc ngữ, một số ít bằng chữ Pháp. -Hệ thống thể loại: + Từ thế kỉ X –XI * Chữ Hán:Văn xuôi,thơ, văn biền ngẫu. * Chữ Nôm: Thơ Đường luật, truyện thơ, ngâm khúc hát nói. + Từ đầu XX đến hết XX: Truyện ngắn, tiểu thuyết, kí, thơ, kịch. II. Quá trình phát triển của VHVN 1.Văn học trung đại(từ thế kỉ X đến hết XIX). 8p. - Văn học trung đại : là thời đại văn học viết bằng chữ Hán và chữ Nôm : + Hình thành và phát triển trong bối cảnh văn hóa, văn học vùng Đông Nam Á. + Có quan hệ giao lưu với nhiều nền văn học khu vực, nhất là Trung Quốc. Sự phát triển của thơ Nôm gắn liền với sự trưởng thành và những nét truyền thống của VHTĐ. Đó là lòng yêu nước, tinh thần nhân đạo, tính hiện thực. Nó thể hiện tinh thần ý thức dân tộc cao. 2. Văn học hiện đại( Từ đầu thế kỉ X đến hết thế kỉ XX ) - Văn học hiện đại: tồn tại trong bối cảnh giao lưu văn hóa, văn học ngày càng mở rộng, tiếp xúc và tiếp nhận tinh hoa của nhiều nền VH thế giới để đổi mới. a. Từ đầu thế kỉ XX : VHVN một mặt kế thừa tinh hoa của VH truyền thống, một mặt bước vào quỹ đạo của VHTG.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> -VH thời này chia làm mấy giai đoạn và có đặc điểm gì?. 7p. 7p -GV: Nhìn một cách khái quát ta rút ra kết luận gì về VHVN ?. Tiết 2 ( Trọng tâm )  -HS đọc sáng tạo phần này. -GV: Mối quan hệ giữa con người với thế giới tự nhiên được thể hiện như thế nào? -GV nêu VD + Bình 7p - GV:Mối quan hệ giữa con người với quốc gia dân tộc được thể hiện như thế nào? -GV nêu VD+ Bình -GV: VHVN phản ánh mối quan hệ xã hội như thế nào? -GV nêu VD + Bình:. 7p. hiện đại( VH châu Au). Đó là nền văn học viết bằng chữ quốc ngữ. Sự đổi mới khiến cho VHHĐ có một số điểm khác biệt so với VHTĐ về: +Tác giả. +Đời sống văn học. ( ô chữ ) +Thể loại. +Thi pháp. b. Từ 1945-1975: VHHĐ đã phản ánh hiện thực xã hội và chân dung con người VN với tất cả các phương diện phong phú và đa dạng: +Trước CM. 8. 1945: VHHT, VHLM.( sơ đồ hóa) + Sau CM.8.1945: VHHT XHCN phản ánh sự nghiệp đấu tranh CM và XD cuộc sống mới. c. Sau 1975: phản ánh công cuộc XD CNXH, sự nghiệp HĐ hoá, CN hoá đất nước. -Về thể loại: Thơ tiếp tục phát triển, văn xuôi quốc ngữ, kịch, truyện ngắn đạt nhiều thành tựu to lớn. Nhìn chung: Văn học hiện đại: tồn tại trong bối cảnh giao lưu văn hóa, văn học ngày càng mở rộng, tiếp xúc và tiếp nhận tinh hoa của nhiều nền VH thế giới để đổi mới. III.Con người Việt Nam qua văn học 1.Con người VN trong quan hệ với thế giới tự nhiên: Hình thành tình yêu thiên nhiên. - Trong VHDG: hình ảnh tươi đẹp. - VHTĐ: hình tượng thiên nhiên gắn liền với lí tưởng đạo đức thẩm mĩ. - VHHĐ:…thể hiện tình yêu quê hương… 2.Con người VN trong quan hệ quốc gia, dân tộc Con người VN sớm có y thức xây dựng quốc gia dân tộc của mình. CN yêu nước là nội dung tiêu biểu, một giá trị quan trọng của VHVN. 3 .Con người VN trong quan hệ xã hội a. Ước mơ xây dựng một xã hội tốt đẹp - VHDG: ông tiên, ông bụt..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> -GV: Ý thức về bản thân được phản ánh trong văn học như thế nào? -GV nêu VD + Bình:. 7p. -GV: VËy, nh×n chung khi x©y dùng mÉu. ngời lý tởng con ngới VN đợc văn học x©y dùng ra sao.? 7p. -GV 1 HS đọc to và rõ phần ghi nhớ. - GV hướng dẫn HS luyện tại lớp :. -GV: Sơ đồ hóa các bộ phận của VHVN.. + GV thuyết minh. 10p -GV : Con người VN qua VH thể hiện ở mấy khía cạnh ?. - VHTĐ: ước mơ về xã hội Nghiêu -Thuấn. - VHHĐ: Lí tưởng XHCN. b. Trong xã hội phong kiến, thực dân nửa phong kiến: lên tiếng tố cáo, phê phán các thế lực chuyên quyền… c. Cảm hứng xã hội sâu đậm là tiền đề quan trọng cho sự hình thành CNHT và CNNĐ. 4.Con người VN và ý thức về bản thân -VHVN xây dựng đạo lí làm người với nhiều phẩm chất tốt đẹp: nhân ái, thuỷ chung, vị tha, đức hi sinh vì chính nghĩa, đề cao quyền sống của con người.  VHVN thể hiện tư tưởng, tình cảm, quan niệm chính trị, văn hóa, đạo đức, thẩm mĩ của người Việt Nam trong nhiều mối quan hệ ( sgk ) III . Ghi nhớ : sgk/13 IV. Luyện tập - Văn học Việt Nam gồm 2 bộ phận : +Văn học dân gian + Văn học viết gồm: * Văn học trung đại ( X đến hết XIX) @. X-XIV @ .XV- XVII @.XVIII-nửa đầu XIX @. Nửa cuối XIX. * Văn học hiện đại ( đầu XX-hết XX) @. 1900-1945 @.1945-1975 @.1975- hết XX - Con người Việt Nam qua VH: + Quan hệ với thiên nhiên : * Yêu thiên nhiên * Đạo lí làm người VN + Quan hệ quốc gia : * Chủ nghĩa yêu nước. + Quan hệ xã hội : * Chủ nghĩa nhân đạo + Quan hệ và thức bản thân : * Chủ nghĩa hiện thực..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> E. CỦNG CỐ, DẶN DÒ 3p 1. Củng cố - Các bộ phận hợp thành của nền văn học Việt Nam - Một số nội dung chủ yếu của văn học Việt Nam - Tiến trình lịch sử của Văn học Việt Nam 2.Dặn dò - Nắm vững những nội dung cơ bản đã học. - Soạn bài mới :Tiết 3 Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ 3. Rút kinh nghiệm bài giảng. Tiết 3: HOẠT Ngày soạn : 21/8/2012 Ngày giảng : 22/8/2012 Tuần học : 1. ĐỘNG GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮ.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> A. Mục tiêu bài học 1.Kiến thức: - Khái niệm cơ bản về HGTBNN. - Hai quá trình trong HĐGTBNN - Các nhân tố giao tiếp ( nhân vật, hoàn cảnh, nội dung, mục đích, phương tiện và cách thức giao tiếp. 2Kỹ năng : -Biết xác đúng định các nhân tố giao tiếp trong HĐGT, -Những kĩ năng trong các hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ : nghe, nói, đọc, viết, hiểu. 3.Thái độ : -Có thái độ và hành vi phù hợp trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ. B.Phương tiện thực hiện: - Chuẩn kiến thức, kĩ năng Ngữ văn 10 - SGK, SGV, thiết kế bài giảng Ngữ văn 10 C.Cách thức tiến hành: GV tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo, trả lời câu hỏi, thảo luận, giáo án điện tử . D.Tiến trình dạy học 1. Ổn định lớp.. Lớp. 10A4. 10A5. 10A12. CP. KP. 2. Kiểm tra bài cũ: 3p * Câu hỏi : Văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX chưa làm mấy giai đoạn ? GV nhận xét, bổ sung, cho điểm: - Từ thế kỉ X đến XIV - Từ thế kỉ XV đến thế kỉ XVII - Từ thế kỉ XVIII đến thế kỉ 1/2 XIX - Nửa cuối thế kỉ XIX 3. Bài mới. Thời gian -- Gọi HS đọc chính xác VB1 và nhắc cả 15 lớp theo dõi chú ý về ngữ điệu, giọng p. Hoạt động của GV và HS. Nội dung cần đạt I. Tìm hiểu ngữ liệu 1.Văn bản 1.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> nói của nhân vật, kiểu câu sử dụng, khí thế… a.HĐGT diễn ra giữa NVGT nào? 2 bên có cương vị và quan hệ với nhau như thế nào? b.Trong HĐGT các NVGT đổi vai cho nhau như thế nào? Người nói tiến hành hành động cụ thể nào? Người nghe thực hiện hành tương ứng nào? c.HĐGT trên diễn ra trong hoàn cảnh nào? Ở đâu? Lúc nào?khi đó nước ta có sự kiện gì? d.HĐGT trên hướng vào nội dung gì? e.Mục đích là gì?cuộc giao tiếp có đạt mục đích không? - Qua VB1 ta rút ra kết luận gì trong HĐGT? - Qua bài “tổng quan VHVN” hãy cho biết: a.Các nhân vật giao tiếp? b.HĐGT diễn ra trong hoàn cảnh nào? c.Nội dung GT thuộc lĩnh vực nào?đề tài gì? Bao gồm những vấn đề cơ bản nào? d. Mục đích của GT? e.Phương tiện GT được thể hiện như thế nào? - GV cho HS đọc to và rõ phần Ghi nhớ/15 - GV hướng dẫn HS làm bài tập +HS trao đổi theo nhóm. +GV trình chiếu. 10p. a.Nhân vật giao tiếp: vua-các bô lão. Vua là người lãnh đạo tối cao của đất nước. Các bô lão đại diện cho các tầng lớp nhân dân. Các nhân vật giao tiếp có vị thế giao tiếp khác nhau nên ngôn ngữ giao tiếp khác nhau. b.Người nói( viết):tạo văn bản nhằm biểu đạt nội dung tư tưởng, tình cảm của mình thì người nghe (đọc) tiến hành hành động nghe (đọc) để giải mã, lĩnh hội nội dung. Người nóinghe có thể đổi vai cho nhau tạo hai quá trình: tạo lập văn bản và lĩnh hội văn bản. c. HĐGT diễn ra ở điện Diên Hồng. Lúc này đất nước đang bị ngoại xâm đe doạ. d.Nội dung: Thảo luận về tình hình đất nước, bàn bạc sách lược đối phó “Đánh” là sách lược duy nhất. e.Cuộc giao tiếp đã đi đến thống nhất về hành động nghĩa là đạt được mục đích. 2.Văn bản 2 a.Nhân vật giao tiếp -Tác giả(SGK) người viết: lứa tuổi, vốn sống, trính độ hiểu biết cao, có nghề nghiệp. - HS lớp 10(người đọc): trẻ tuổi, vốn sống, trình độ hiểu biết thấp. b. Hoàn cảnh: nền giáo dục quốc dân, trong nhà trường. c. Nội dung: thuộc lĩnh vực văn học, đề tài “tổng quan VHVN”, có 3 vấn đề cơ bản. d. Mục đích -Người soạn: muốn cung cấp tri thức cho người đọc. -Người học: nhờ đó hiểu được kiến thức cơ bản của VHVN. e.Phương tiện: sử dụng ngôn ngữ văn bản khoa học, có bố cục rõ ràng, đề mục có hệ thống, lí lẽ dẫn chứng tiêu biểu.  Ghi nhớ : SGK/16 II.Luyện tập:. 15p  Phân tích các nhân tố giao tiếp trong hoạt động giao tiếp mua bán giữa người mua và người bán ở chợ. -NVGT: người mua-người bán . -Hoàn cảnh: ở chợ , lúc chợ đang họp. -Nội dung: trao đổi thoả thuận về mặt hàng, chủng loaị, số lượng, giá cả. -Mục đích:người mua mua được hàng. Người bán bán được hàng. E.CỦNG CỐ, DẶN DÒ 2p 1.Củng cố: -GV cho HS làm bài tập để củng cố kiến thức..

<span class='text_page_counter'>(8)</span> 2.Dặn dò: -Làm các bài tập còn lại. -Soạn: Tiết 4 Khái quát VHDG VN sgk/16 3.Rút kinh nghiệm bài giảng. Tiết 4 : KHÁI QUÁT VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM Ngày soạn : 26/8/2012 Ngày giảng : 27/8/2012 Tuần học 2 A. Mục tiêu cần đạt :.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> 1.Kiến thức : - Khái niệm văn học dân gian - Các đặc trưng cơ bản của văn học dân gian - Những thể loại chính của VHDG - Những giá trị chủ yếu của VHDG 2. Kĩ năng : - Nhận thức khái quát về VHDG - Có cái nhìn tổng quát về VHDG 3. Thái độ : -Trân trọng đối với di sản văn hoá tinh thần của dân tộc từ đó học VHDG tốt hơn. B. Phương tiện thực hiện: - Chuẩn kiến thức , kĩ năng Ngữ văn 10 -SGK, SGV, Thiết kế bài học. - Đọc-hiểu văn bản Ngữ văn 10 - Các tài liệu tham khảo khác C. Cách thức tiến hành: tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các hình thức trao đổi, thảo luận, trả lời câu hỏi. Khi diễn giảng GV dùng dẫn chứng để phân tích, chứng minh. D. Tiến trình dạy học 1. Ổn định lớp. Lớp 10A4 10A5 10A6 10A12 CP KP. 2. Kiểm tra bài cũ: 5p - VHDG bao gồm mấy bộ phận lớn? - VHDG là gì? Các thể lọai chủ yếu ? đặc trưng của VHDG? 3.Bài mới Hoạt động của GV và HS Thời Nội dung cần đạt gian Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu I. KHÁI NIỆM VHDG: định nghĩa VHDG. -GV: Em hãy kể vài tác phẩm VHDG mà em đã học ở THCS ? -VHDG là những tác phẩm nghệ thuật - GV: Từ những hiểu biết, em hiểu 5p ngôn từ truyền miệng được tập thể sáng thế nào về vhdg ? tạo, nhằm mục đích phục vụ trực tiếp cho những sinh hoạt khác nhau trong cộng Hoạt động 2: Hướng dẫn hs tìm hiểu đồng. đặc trưng cơ bản của vhdg. - VHDG là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng ( ghi nhớ theo kiểu -GV: Truyền miệng bằng cách nào ? nhập tâm và phổ biến bằng miệng) + Theo không gian ( từ vùng này vùng.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> - GV: Văn học dân gian có những đặc trưng nào ? 5p -GV:lấy VD+ giải thích các khái niệm -GV: diễn xướng một số lời ru, hò kéo lưới để tạo không khí dân gian / trình chiếu clip về 1 số bài hát quan họ.. 7p. khác) + Theo thời gian ( từ đời trước  đời sau ) - VHDG gắn bó và phục vụ trực tiếp cho các sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng. II.ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA VHDG: 1.VHDG là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng : - Tính truyền miệng ( sgk) 2.VHDG là sản phẩm của quá trình sáng tác tập thể : - Tính tập thể ( sgk ) 3. Tính biểu diễn ( sgk ) 4 .Tính dị bản ( sgk ) 5. Tính địa phương (sgk ) III.HỆ THỐNG THỂ VHDG: -12 thể loại sgk/17,18. -GV: VHDG có những thể loại nào ? Ví dụ ?. LOẠI. CỦA. 7p IV. NHỮNG GIÁ TRỊ CƠ BẢN CỦA VHDG:. Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tìm hiểu Những giá trị cơ bản của VHDGVN. -GV: tại sao vhdg được xem là kho tri thức ? 7p - GV: Tri thức trong vhdg là những gì ? +GV: tục ngữ về thời tiết.... + Thể hiện trình độ và nhận thức của nhân dân vì vậy khác nhận thức của giai cấp thống trị cùng thời ( vấn đề lịch sử, xã hội)  Kho tàng VHDG của 54 dân tộc góp phần làm phong phú tri thức của VHDG.. + GV: nêu VD và so sánh: * Con vua thì .. * Tiền vào nhà khó... -GV: truyện tấm cám. Thạch Sanh để lại cho em những bài học gì sâu sắc ? -GV nêu vd + nêu ý nghĩa của tác phẩm: (Tấm Cám, Chử Đồng Tử, Trầu Cau,Truyện An Dương Vương và Mỵ Châu, Trọng Thủy ). 1. VHDG là kho tri thức vô cùng về đời sống các dân tộc : -VHDG cung cấp cho ta tri thức về mọi mặt lĩnh vực của đời sống xã hội, tự nhiên, con người: + Là những kinh nghiệm lâu đời được đúc kết bằng ngôn từ nghệ thuật.. 7p. 2. Văn học dân gian có giá trị giáo dục sâu sắc về đạo lí làm người : - Nó có giá trị sâu sắc về truyền thống dân tộc : + Truyền thống yêu nước + Đức trung kiên, lòng vị tha + Tinh thần đấu tranh chống cái ác, cái xấu,....

<span class='text_page_counter'>(11)</span>  Vhdg góp phần hình thành những giá trị tốt đẹp cho các thế hệ. 3. VHDG có giá trị thẩm mĩ to lớn, góp phần quan trọng tạo nên bản sắc riêng cho nền văn học dân tộc : -GV: Văn học dân gian có những giá 2p trị về nghệ thuật ? -GV: nêu những nét đặc sắc về nghệ thuật của ( thần thoại, cổ tích, truyện cười, ca dao,...) -Hoạt động 4 : Hướng dẫn tổng kết: -GV yêu cầu hs đọc Ghi nhớ +Nhóm 1 : lập bảng sơ đồ tổng kết nội dung +Nhóm 2 : Lập sơ đồ Những đặc trưng cơ bản. 3p + Nhóm 3: Lập sơ đồ Những thể loại chính của vhdg + Nhóm 4: Nêu các giá trị cơ bản của vhdg. -GV: trình chiếu, nhận xét kết quả. - Vhdg có giá trị to lớn về nghệ thuật. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển văn học nước nhà , là nguồn nuôi dưỡng , là cơ sở của văn học viết. V.GHI NHỚ: sgk/19 VI.LUYỆN TẬP:. E. CỦNG CỐ, DẶN DÒ 2p 1.Củng cố - Đặc trưng cơ bản của VHDG. - Thể loại. 2.Dặn dò - Làm bài tập trong SBT trang 10. - Soạn tiết : Tiết 5 HĐ giao tiếp bằng ngôn ngữ . 3.Rút kinh nghiệm bài giảng. Tiết 5 : HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮ ( TIẾP) Ngày soạn : 26/8/2012 Ngày giảng : 27/8/2012 Tuần học : 2 B. Mục tiêu bài học 1.Kiến thức: - Khái niệm cơ bản về HGTBNN. - Hai quá trình trong HĐGTBNN.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> - Các nhân tố giao tiếp ( nhân vật, hoàn cảnh, nội dung, mục đích, phương tiện và cách thức giao tiếp.) 2Kỹ năng : -Biết xác đúng định các nhân tố giao tiếp trong HĐGT, -Thực hành bài tập theo nhóm/ cá nhân/ bàn. 3.Thái độ : -Có thái độ và hành vi phù hợp trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ. B.Phương tiện thực hiện: - Chuẩn kiến thức, kĩ năng Ngữ văn 10 - SGK, SGV, thiết kế bài giảng Ngữ văn 10 C.Cách thức tiến hành: GV tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo, trả lời câu hỏi, thảo luận, giáo án điện tử . D.Tiến trình dạy học 1. Ổn định lớp.. Lớp. 10A4 10A5 10A6. 10A12. CP. KP. 2. Kiểm tra bài cũ: 5p -Việc chuẩn bị bài của HS. -Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ gồm mấy quá trình : + Gợi ý, nhận xét, cho điểm : *Nhân vật giao tiếp * Hoàn cảnh giao tiếp * Nội dung giao tiếp * Phương tiện giao tiếp * Cách thức giao tiếp 2. Bài mới.. Thời Nội dung cần đạt gian HĐ1: Phân tích các nhân tố giao tiếp 8p Bµi 1: - Nh©n vËt giao tiÕp: chµng trai- c« g¸i, thể hiện trong bài ca dao : løa tuæi 18-20, hä khao kh¸t t×nh yªu. Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng - Hoàn cảnh giao tiếp: đêm trăng sáng Tre non đủ lá đan sàng nên chăng vµ thanh v¾ng-> phï hîp víi c© chuyÖn tình của những đôi lứa yêu nhau. - Nội dung và mục đích giao tiếp: “ tre non đủ lá” “đan sàng”-> chàng trai tỏ tình với cô gái-> tính đến chuyện kết duyªn. -> c¸ch nãi phï hîp víi hoµn c¶nh, mục đích giao tiếp. Bµi 2: - Các hành động giao tiếp cụ thể: + Chµo ( ch¸u chµo «ng ¹!) H§2. Hoạt động của GV và HS.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> -HS đọc đoạn đối thoại (A cổ1em nhỏ với một ông già)và trả lời c©u hái ?Trong cuéc giao tiÕp trªn, c¸c nhân vật đã thực hiện bằng ngôn ngữ những hành động nói như thể nào. Nhằm mục đích gì? ( chọn trong các từ: chào, hỏi, đáp lời, khen để gọi tên mỗi hành động cho phï hîp) - GV trình chiếu, nhận xét :. 8p. 7p. ? Khi làm bài thơ này Hồ Xuân Hơng đã giao tiếp với ngời đọc về vấn đề gì. ? Ngời đọc căn cứ vào đâu để lĩnh héi bµi th¬. -GV: Thư viết cho ai ? người viết có quan hệ như thế nào với người nhận ? - GV : Hoàn cảnh cụ thể của người viết và người nhận thư khi đó như thế nào ?. 8p. + Chào đáp lại ( A cổ hả?) + Khen ( lín tíng råi nhØ!) + Hái (bè ch¸u...) + Tr¶ lêi(tha...) - C¶ 3 c©u cña «ng giµ chØ cã mét c©u hỏi “bố cháu có ...” các câu còn lại để chµo vµ khen. - Lêi nãi c¸c nh©n vËt béc lé t×nh c¶m với nhau. Cháu tỏ thái độ kính mến qua c¸c tõ: tha, ¹. Cßn «ng lµ t×nh c¶m yªu quí trìu mến đối với cháu. Bµi 3: T×m hiÓu bµi th¬: “ B¸nh tr«i níc” -Qua viÖc miªu t¶, giíi thiÖu b¸nh tr«i nớc. Hồ Xuân Hơng muốn nói đến thân phËn ch×m næi cña m×nh. Mét ngêi con gái xinh đẹp tài hoa lại gặp nhiều bất h¹nh, Ðo le. Song trong bÊt cø hoµn cảnh nào vẫn giữ đợc phẩm chất của m×nh. - Căn cứ vào cuộc đời của nữ sĩ Hồ Xu©n H¬ng: lµ ngêi cã tµi, cã t×nh nhng số phận trớ trêu đã dành cho bà sự bất h¹nh. Hai lÇn lÊy chång th× c¶ hai lÇn “cố đấm ăn xôi...” Điều đáng khâm phôc ë bµ lµ dï trong hoµn c¶nh nµo vÉn gi÷ g×n phÈm chÊt cña m×nh. Bài tập 4/21 - Dạng văn bản : thông báo ngắn, có mở đầu, có kết thúc - Đối tượng giao tiếp : Học sinh toàn trường - Nội dung giao tiếp : Hoạt động làm sạch môi trường. - Hoàn cảnh giao tiếp : + Trong nhà trường + Nhân ngày Môi trường thế giới - Mục đích giao tiếp : kêu gọi, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.. Thông báo :. - GV : Thư viết về vấn đề gì ? Nên viết thư như thế nào ?. -Nhân ngày Môi trường thế giới, Đoàn thanh niên cộng sản trường THPT Chi Lăng tổ chức buổi tổng vệ sinh toàn trường để làm cho môi trường xanh, sạch, đẹp hơn. Thời gian làm việc : Từ 7giờ 30 ngày 5/8/2011. - Nội dung công việc :Dọn vệ sinh khu vực xung quanh trường , trồng thêm một số cây mới. -Lực lượng tham gia :Tất cả các đoàn viên lớp 10, 11, 12..

<span class='text_page_counter'>(14)</span> -Dụng cụ : Mỗi bạn cần mang theo : cuốc , xẻng, dao, chổi ( nhớ đeo khẩu trang và đội mũ ) - Phân công : các lớp phụ trách toàn thể khu vực sân và phòng học của lớp mình . - Đoàn trường kêu gọi Đoàn viên thanh niên tham gia đầy đủ, đúng giờ, mang theo dụng cụ, sẵn sàng tinh thần lao động tích cực xây dựng Chi Lăng, ngày 5/8/2011 BCH đoàn trường THPT Chi Lăng Nguyễn Mai Huyền. Bài tập 5/ 22: -GV : Yêu cầu HS làm theo bài tập 5 sgk/ 22: 7p. a.Nhân vật giao tiếp : - Người viết : Bác Hồ ( Chủ tịch nước ) -Người đọc : học sinh ( thế hệ chủ nhân tương lai của nước Việt Nam ) b. Hoàn cảnh giao tiếp : - Đất nước vừa giành độc lập -HS bắt đầu nhận được một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam c.Nội dung giao tiếp : - Niềm vui của Bác khi được hưởng nền độc lập - Nhiệm vụ và trách nhiệm của học sinh đối với đất nước . - Cuối thư là lời chúc mừng của Bác Hồ đối với đất nước . d. Mục đích : - Chúc mừng HS nhân ngày khai trường -Xác định , trách nhiệm của Hs trong thời kỳ lịch sử mới e. Phương tiện ngôn ngữ : - Thư viết viết lời lẽ vừa chân tình, gần gũi nghiêm túc, xác định nhiệm vụ của học sinh .. E. CỦNG CỐ, DẶN DÒ: 2p 1.Củng cố: Qua 5 bài tập em rút ra những gì khi thực hiện giao tiếp?.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> 2 .Dặn dò:-Xem lại bài tập; -Soạn tiết : Văn bản. 3.Rút kinh nghiệm bài giảng .. Tiết 6: VĂN BẢN Ngày soạn : 28/8/2012 Ngày giảng : 29/8/2012 Tuần học : 2 A. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức : - Hiểu khái niệm và đặc điểm của văn bản. - Biết phân lọai theo phương thức biểu đạt, lĩnh vực và mục đích giao tiếp. 2.Kỹ năng : -Đọc hiểu văn bản và thực hành phân tích và tạo lập văn bản trong giao tiếp. B. Phương tiện thực hiện: - Chuẩn kiến thức, kĩ năng Ngữ văn 10.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> - SGK, SGV, thiết kế bài giảng. C. Cách thức tiến hành: GV kết hợp các hình thức đọc chính xác văn bản, nhắc lại kiến thức cũ đã học ở THCS( lớp 6), trả lời câu hỏi. D. Tiến trình dạy học 1. Ổn định lớp. Lớp 10A4 10A5 10A6 10A12 CP KP 2. Kiểm tra bài cũ: 2p - Mỗi hoạt động giao tiếp gồm mấy quá trình? Kể tên? - Những NTGT thường có trong HĐGT? 3.Bài mới Hoạt động của GV và HS Thời Nội dung cần đạt gian - GV lưu ý cho HS các tên gọi khác I. Khái niệm, đặc điểm nhau của văn bản(ngôn bản, diễn  Đọc văn bản và trả lời câu hỏi: ngôn) 1.Các hoạt động giao tiếp: - Gọi HS đọc chính xác 3 văn bản: 5p - VB 1:Nêu lên 1 kinh nghiệm sống- gồm 1 1. Mỗi VB trên được tạo ra trong loại câu. hoạt động nào? Để đáp ứng nhu cầu - VB 2: Lời than thân của cô gái- gồm 4 gì? Số câu ở mỗi VB như thế nào? câu. 2.Mỗi VB đề cập đến vấn đề gì? Vấn - VB 3: Lời kêu gọi của chủ tịch nước và đề đó có được triển khai nhất quán toàn thể đồng bào- gồm 15 câu. trong từng VB không? 2.Vấn đề được đề cập trong các văn bản: 3. Kết cấu VB 3: có dấu hiệu mở đầu 5p - VB 1: Đặt vấn đề và giải quyết vấn đề rõ và kết thúc như thế nào? ràng. 4. Mỗi VB trên được tạo ra nhằm - Văn bản 2, 3:Các câu có quan hệ nhất mục đích gì? quán và cùng thể hiện một chủ đề, liên kết - Gọi HS đọc to rõ phần Ghi nhớ với nhau một cách chặt chẽ. 3.Về bố cục: 5p - VB 3: Có 3 phần: Mở đầu, TB, KB - Phần mở đầu và kết thúc có hình thức - Vấn đề được đề cập trong mỗi VB? riêng. 4.Mục đích 3p  Ghi nhớ: SGK - Từ ngữ được sử dụng? IV. Các loại văn bản  Trả lời câu hỏi 5p 1. So sánh văn bản (1),(2),(3) - Cách thức thể hiện nội dung? - Vấn đề dược đề cập: +VB1: Kinh nghiệm sống. - Kết luận? +VB2: Thân phận người phụ nữ trong XH cũ. +VB3: Một vấn đề chính trị. - HS đọc câu hỏi: - Từ ngữ:.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> a. Phạm vi sử dụng của mỗi loại VB?. b. Mục đích giao tiếp cơ bản của mỗi loại VB?. c.Lớp từ ngữ riêng sử dụng trong mỗi loại VB? Cách kết cấu và trình bày ở mỗi loại VB? 5p -Gọi HS đọc to rõ phần Ghi nhớ. 13p. +VB1: Từ ngữ thông thường. +VB3: Chính trị xã hội. - Cách thức thể hiện nội dung: +VB1,2: Hình ảnh cụ thể, có tính hình tượng. +VB3: Lí lẽ, lập luận. - Nhận định: +VB1,2: Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật. +VB3: Phong cách ngôn ngữ chính luận. 2.So sánh văn bản(2),(3) cới các VB khác a. Phạm vi sử dụng: - VB2: Giao tiếp có tính nghệ thuật. - VB2: Chính trị. - SGK: Giao tiếp khoa học. - Đơn từ: Hành chính. b.Mục đích giao tiếp: - VB2: Bộc lộ cảm xúc. - VB3: Kêu gọi toàn dân kháng chiến. - SGK: Truyền thụ kiến thức khoa học. - Đơn từ: Trình bày ý kiến nguyện vọng. c.Từ ngữ , kết cấu - VB2: Từ ngữ thông thường, giàu hình ảnh kết cấu của ca dao. - VB3: Từ ngữ chính trị- có 3 phần. - SGK: Từ ngữ khoa học, kết cấu mạch lạc chặt chẽ. - Đơn: Từ ngữ hành chính, có mẫu hoặc in sẳn.  Ghi nhớ: SGK II.Luyện tập :. E. CỦNG CỐ, DẶN DÒ 2p 1. Củng cố: - Qua các loại VB ta rút ra kết luận như thế nào về đặc điểm của VB 2. Dặn dò:Làm bài tập và chuẩn bị bài viết số 1 (Phát biểu cảm nghĩ). 3. Rút kinh nghiệm bài giảng. Đọc văn : Tiết 7-8 :. CHIẾN THẮNG MTAO MXÂY ( Trích sử thi Đăm San ). Ngày soạn : Ngày giảng Tuần học :. 28/8 /2012 1/9/2012 3. A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1.Kiến thức : - Vẻ đẹp của người anh hùng sử thi Đăm San ( trọng danh dự, gắn bó với hạnh phúc,…) - Đặc điểm nghệ thuật tiêu biểu của sử thi anh hùng ( ngôn ngữ trang trọng, giầu hình ảnh,…) 2.Kĩ năng : - Đọc( kể) diễn cảm tác phẩm tác phẩm sử thi.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> - Phân tích văn bản sử thi theo đặc trưng thể loại. 3.Giáo dục : Nghiêm túc tiếp thu bài giảng. B.PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN : - SGK, SGV Ngữ văn 10, tập I - Chuẩn kiến thức, kĩ năng Ngữ văn 10 - Giáo án Ngữ văn 10( 2010-2011) - Thiết kế bài giảng Ngữ văn 10 ( Nguyễn Văn Đường ) - Ôn tập, kiểm tra đánh giá kết quả học tập Ngữ văn 10-2011,.. - Thiết bị: Máy chiếu, máy vi tính C.PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN : - Đọc-hiểu kết hợp, tóm tắt, bình giảng, cắt nghĩa, thuyết minh, sơ đồ hoá ( chính nghĩa/ phi nghĩa ), thảo luận nhóm, phát biểu cá nhân,… - Kết hợp giáo án Word + Giáo án điện tử hỗ trợ , tương tác đạt hiệu quả giàng dạy.( trình chiếu tranh, ảnh con người văn hoá Tây Nguyên ) - Trắc nghiệm khách quan , kiểm tra độ hiểu của HS. D. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG: 1.Ổn định lớp : Lớp 10A4 10A5 10A6 10A12 CP KP 2.Kiểm tra bài cũ + Vở soạn HS: 5P Câu hỏi : Những đặc trưng cơ bản của của văn học dân gian Việt Nam ? GV gợi ý., nhận xét, cho điểm : -VHDG là khi tri thức vô cùng phong phú về đời sống các dân tộc. - VHDG có giá trị giáo dục sâu sắc về đạo lí làm ng ười. -VHDG có trị thẩm mĩ to lớn, góp phần quan trọng tạo nên bản sắc riêng cho nền văn học dân tộc . 3. Bài mới : ( GV tạo tình huống) HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT -GV gọi HS đọc Kết quả cần đạt I. Tìm hiểu chung: sgk/30 1. Sử thi : - GV : Sử thi là thể loại của dân tộc - Định nghĩa SGK/30 nào ? Có mấy loại sử thi ? - Gồm 2 loại sgk/30 - GV: HS đọc tóm tắt : - GV nhấn mạnh :. 2. Tóm tắt : - Đăm Săn là thiên sử thi anh hùng tiêu biểu của dân tộc Ê- đê nói chung và kho tàng sử thi dân gian nước ta nói chung . 3.Đoạn trích : a. Vị trí : - Thuộc trích nằm ở phần giữa tác phẩm..

<span class='text_page_counter'>(19)</span> -GV : Vị trí, bố cục, đại ý đoạn trích ?. b. Bố cục : - Cuộc chiến đấu giữa hai từ trưởng - Đăm Săn cùng các nô lệ trở về - Cảnh ăn mừng chiến thắng. c.Đại ý : Kể về cuộc giao chiến giữa ĐS và MTMX. ĐS chiến thắng, cứu được vợ và thu phục được dân làng của tù trưởng MTMX.. - GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm : + GV người dẫn truyện II.Đọc-hiểu văn bản : + HS ( ĐS): giọng quyết liệt, hùng 1.Đọc phân vai : tráng. + HS ( MTMX): hống hách, uý quyền, khôn khéo mềm mỏng. + HS ( dân làng): tha thiết, ủng hộ GV hướng dẫn HS phân tích chi tiết : 2.Đọc hiểu chi tiết : -GV phân tuyến, đối chiếu 2 nhân vật a. Cuộc đọ sức và chiến thắng của ĐS ĐĂM SĂN MAOMXAY *ĐS khiên chiến : * Thái độ của MTMX: - Chủ động đến tận chân cầu thang nhà : -Bị động, sợ hãi - Dùng lời lẽ thách thức : - Do dự, rụt rẽ không dám xuống, nhưng vẫn “ Ở diêng, ở diêng ! Ta thách… đấy !” trêu tức ĐS “ Tay ta… này cơ mà” -Lời lẽ , thái độ quyết liệt hơn: -Sợ bị đánh bất ngờ, buộc phải ra đi “ Người không …. Mà xem” -Coi khinh sự hèn yếu của kẻ thù : -Dáng vẻ tức giận, hung hãn nhưng do dự, “ Sao ta…… nữa là” đắn đo . Phong thái tự tin, đường hoàng.  Tỏ ra hèn nhát, run sợ * Diễn biến trận đánh : * Thái độ của MTMX: Hiệp 1: + Khích động, thách thức kẻ thù múa + Bị kích động, tỏ ra ngạo mạn về bản thân. khiên trước. múa khiên như trò chơi + Bình thản, thản nhiên. “ Khiên hắn…. mướp khô”  Nhìn rõ sự kém cỏi của kẻ thù.  Tỏ ra kém cỏi Hiệp 2: + Múa khiên vừa khoẻ vừa đẹp : + Trốn chạy và chém trượt ĐS “ Một lần… múa vun vút”  Tỏ ra mạnh mẽ, tài giỏi hơn.  Tỏ ra hốt hoảng, phải cầu cứu Hơnhị Hiệp 3: + Nhai được miếng trầu của Hơnhị : sức khoẻ tăng lên bội phần. + Tiếp tục múa khiên, đuổi theo kẻ thù. + Bỏ chạy, vừa chạy vừa chống đỡ. “ Chàng múa.. bật rễ bay tung” + Hai lần đâm vào đùi MTMX nhưng.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> không thủng giáp hắn. Hiệp 4: + ĐS mệt, được ông Trời giúp sức. + Tiếp tục đuổi đánh đòn kẻ thù, dồn hắn ngã lăn ra đất. + Hỏi tội cướp vợ + Giết chết MTMX: “ Chặt đầu…. bêu ngoài đường” ĐS luôn chủ động, thẳng thắn, dũng cảm mạnh mẽ. Tỏ ra vượt trội so với kẻ thù về sức mạnh, phẩm chất lẫn tài năng.. + Giáp sắt trở thành vô dụng vì bị chày mòn ném vào chỗ hiểm ( vành tai) + Vùng chạy cùng đường, ngã lăn ra đất + Giả dối, cầu xin tha mạng MTMX thụ động, hèn nhát, khiếp sợ ( vẻ ngoài hung tợn ) - Nhân vật ông Trời: chỉ là phù trợ, quyết định cho chiến thắng của ĐS.. b.Thái độ và hành động của dân làng đối với chiến thắng của ĐS -GV: Khi ĐS kêu gọi dân làng - Sự hưởng ứng, tự nguyện mang của cải theo DS MTMX có thái độ như thế nào ? của dân làng và lòng trung thành truyệt đối với -GV bình: ĐS. - GV :Tại sao họ đi theo tiếng gọi - Thể hiện sự thống nhất cao độ giữa quyền lợi, của ĐS? khát vọng và sự yêu mến, tuân phục cá nhân đối -GV bình+ trình chiếu minh họa với cộng đồng.  Đó là sự suy tôn tuyệt đối của cộng đồng với người anh hùng anh hùng sử thi. c.Cảnh ăn mừng chiến thắng : - Con người Ê-đê và thiên nhiên Tây Nguyên đều -GV : Cảnh ăn mừng chiến thắng nói tưng bừng trong men say chiến thắng. lên điều gì ? -GV bình ý nghĩa chiến thắng. - Nhân vật lịch sử thi ĐS thực sự có tầm vóc khi được đặt giữa một bối cảnh rộng lớn. -GV: Hình ảnh của ĐS được miêu tả  Người anh hùng được tôn vinh tuyệt đối, là sức như thế nào ? thể hiện lý tưởng gì ? mạnh vẻ đẹp của cả cộng đồng. GV bình : vẻ đẹp hình thể, phẩm chất, tài năng... III.Tổng kết : -HS đọc Ghi nhớ sgk/36 1.Nghệ thuật : - Ngôn ngữ phù hợp với thể loại sử thi của -GV : Những thủ pháp nghệ thuật người kể biến hoá linh hoạt. tiêu biêu trong đoạn trích ? -Hướng tới nhiều đối tượng: ngôn ngữ đối thoại được khai thác ở nhiều góc độ. -Sử dụng có hiệu quả lối miêu tả song hành, đòn bẩy, thủ pháp so sánh, phóng đại, đối lập, tăng tiến… 2.Nội dung : -GV: Đoạn trích thể hiện điều gì của - Khẳng định sức mạnh và ngợi ca vẻ đẹp của nhân nhân Tây Nguyên ? người anh hùng ĐS-một người trọng danh dự, gắn.

<span class='text_page_counter'>(21)</span> -HS thảo luận sôi nổi - GV nhận xét buổi học:. bó với hạnh phúc gia đình và tha thiết với cuộc sống bình yên, phồn vinh của thị tộc , xứng đáng là người anh hùng mang tầm vóc sử thi của dân tộc Ê-đê thời cổ đại. IV.Trắc nghiệm khách quan. E.CỦNG CỐ, DẶN DÒ 3p 1.Củng cè: - Sử thi ĐS đã làm sống lại quá khứ hào hùng của ngời Ê-Đê thời cổ đại. Đó cũng là khát vọng của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên ngày nay- một Tây Nguyên giữa lòng đất nớc giàu mạnh, đoàn kết, thống nhát-> mục tiêumà cả nớc ta cùng đồng bµo T©y Nguyªn v¬n tíi. 2. Dặn dò: - Về nhà tìm đọc sử thi Đam San - ChuÈn bÞ bµi míi: Tiết 9 V¨n b¶n. 3. Rót kinh nghiÖm bài giảng ĐỀ KIỂM TRA SỐ 1, NGỮ VĂN 10 NĂM HỌC 2012 - 2013 Đề bài: Phát biểu cảm nghĩ của anh (chị) về những ngày đầu tiên bước vào trường trung học phổ thông. Đáp án A. Yêu cầu về kĩ năng - Vận dụng tốt các thao tác lập luận trong văn nghị luận - Bài văn có bố cục hợp lí, lí lẽ xác đáng, không mắc lỗi về câu, từ.. B. Yêu cầu về kiến thức MB: Hs có thể viết theo nhiều cách nhưng cần giới thiệu được đề tài và gây được hứng thú cho người đọc. TB: - Giới thiệu sơ lược xúc cảm về mái trường, thầy cô và bạn bè mới. - Niềm vui trong ngày tựu trường, khai giảng. - Những giờ học đầu tiên và một kỉ niệm đáng nhớ đem lại bài học sâu sắc. KB: Thâu tóm được tinh thần và nội dung cơ bản của bài làm đồng thời lưu lại những cảm xúc và suy nghĩ nơi người đọc. c. Chấm điểm - Điểm 9 - 10: Đảm bảo yêu cầu A và B - Điểm 7 - 8: Thiếu ý nhỏ, mắc một vài lỗi nhỏ về diễn đạt hoặc dùng từ, chính tả - Điểm 5 - 6: Chưa đảm bảo 2/3 yêu cầu, mắc các lỗi về dùng từ, chính tả... - Điểm 3 - 4: Chưa đảm bảo ½ yêu cầu, mắc nhiều lỗi về diễn đạt, dùng từ, chính tả - Điểm 1 - 2: Thiếu quá nhiều ý (chưa đảm bảo 1/3 số ý), mắc nhiều lỗi diễn đạt, dùng từ, chính tả - Điểm 0: Sai lạc hoàn toàn.

<span class='text_page_counter'>(22)</span> Tiết 9 : VĂN BẢN ( TIẾP ) Ngày soạn : 7/9/2012 Ngày giảng : 8/9/2012 Tuần học : 3 A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức : - Hiểu khái niệm và đặc điểm của văn bản. - Biết phân lọai theo phương thức biểu đạt, lĩnh vực và mục đích giao tiếp. 2.Kỹ năng : -Đọc hiểu văn bản và thực hành phân tích và tạo lập văn bản trong giao tiếp. B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN: - Chuẩn kiến thức, kĩ năng Ngữ văn 10 - SGK, SGV, thiết kế bài giảng. - Ôn tập, kiểm tra đánh kết quả học tập Ngữ văn 10 ( Lã Minh Luận ) C.PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN : - Thực hiện bài tập, thảo luận nhóm, cá nhân hoặc theo bàn D.TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG: 1.Ổn định lớp : Lớp 10A4 10A5 10A6 10A12 CP KP 2.Kiểm tra bài cũ : 5p -Câu hỏi : văn bản có mấy loại ? - GV nhận xét, bổ sung, cho điểm + VB thuộc phpng cách ngôn ngữ sinh hoạt + VB thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật + VB thuộc phong cách ngôn ngữ khoa học + VB thuộc phong cách ngôn ngữ hành chính +VB thuộc phong cách ngôn ngữ chính luận.

<span class='text_page_counter'>(23)</span> +VB thuộc phong cách ngôn ngữ báo chí 3.Bài mới : Ở tiết trước các em đã được học kiến thức về văn bản, để nắm rõ hơn, tiết này, chúng ta thực hành về một số bài tập văn bản . Hoạt động của GV và HS Thời Nội dung cần đạt gian Hs đọc yêu cầu của bài tập sgk/37: 9p III.LUYỆN TẬP: - GV : Phân tích tính thống nhất về Bài 1/37: chủ đề của đoạn văn ( chú ý tới khái 1. Phân tích tính thống nhất về chủ đề của quát nêu ở câu 1) đoạn văn : - GV phân tích, trình chiếu : - Đoạn văn có 1 câu chủ đề thống nhất.Câu chốt đứng ở đầu câu. a. Câu mở đoạn ( câu chủ đề, cấu chốt): Giữ cơ thể và môi trường qua lại với nhau.. -GV: Phân tích sự phát triển của chủ đề trong đoạn văn ( từ khái quát đến ý cụ thể qua các cấp độ )? - GV phân tích, trình chiếu :. - GV : Đặt nhan đề cho đoạn văn ? - GV phân tích, trình chiếu :. 8p -GV: Sắp xếp các câu sau thành văn bản hoàn chỉnh, mạch lạc ? - GV phân tích, trình chiếu : 7p. -GV: Viết tiếp câu chủ đề. b. Các câu khai triển: - Câu 1: vai trò của môi trường đối với cơ thể. - Câu 2: Lập luận so sánh. - Câu 3: Dẫn chứng thực tế. - Câu 4: Dẫn chứng thực tế. 2. Sự phát triển của chủ đề trong đoạn văn : a. Câu chủ đề trong đoạn văn : - Câu chủ đề mang ý nghĩa khái quát của cả đoạn ( ý chung của cả đoạn ) b. Các câu khai triển : Tập trung hướng về câu chủ đề , cụ thể hoá ý nghĩa cho câu chủ đề. c. Đặt tên đoạn văn : - Có thể đặt tên tiêu đề là : + Mối quan hệ giữa cơ thể và môi trường. + Cơ thể và môi trường. + Môi trường và sự sống. Bài 2/37: - Cách 1: 1,3,5,2,4. - Cách 2: 1,3,4,5,2 - Tiêu đề văn bản : +Việt Bắc. + Giới thiệu bài thơ “Việt Bắc” của Tố Hữu. Bài 3/37: Viết tiếp câu chủ đề: “Môi trường sống của loài người hiện nay đang bị huỷ hoại ngày càng nghiêm trọng’’ - Không khí bị ô nhiễm. - Nguồn nước ( nước ngầm, sông, suối,...) ô nhiễm, cạn kiệt..

<span class='text_page_counter'>(24)</span> - GV phân tích, trình chiếu :. - GV phân tích, trình chiếu :. -GV : Bài tập 4 học sinh tự thực hiện : -GV cho HS viết một lá đơn xin nghỉ học. +GV gọi kiểm tra +Nhận xét. - GV phân tích, trình chiếu :. E.CỦNG CỐ, DẶN DÒ 2p. - Rừng thượng nguồn bị chặt phá gây lũ, xói mòn. -Đất ô nhiễm ( chất độc chiến tranh, thuốc bảo vệ thực vật) - Các chất thải ( rác sinh hoạt , rác y tế, bao ni lông ) thải bừa bãi.  Tất cả đến mức báo động về môi trường sống của tự nhiên và loài người. - Có thể đặt tên nhan đề cho văn bản : Môi trường đang kêu cứu hoặc Tồn tại hay huỷ hoại ? Nhan đề: Tiếng kêu cứu của môi trường Khai thác bừa bãi là nguyên nhân gây ra lụt lở, hạn hán kéo dài. Các sông suối, nguồn nước ngày càng bị cạn kiệt vì bị ô nhiễm do các chất thải của các khu công nghiệp, các nhà máy. Các chất thải nhất là bao ni lông vứt bừa trong khi ta chưa có qui hoạch xử lí hàng ngày. Phân bón, thuốc trừ sâu, trừ cỏ sử dụng không theo qui hoạch. Tất cả đã đến mức báo động về môi trường sống của loài người.. Bài 4/37: Các mục cần có : - Quốc hiệu tiêu ngữ : - Tên đơn 14p - Địa điểm viết đơn , ngày viết đơn. - Họ tên, địa chỉ, tuổi, nơi công tác hoặc học tập của người viết đơn. - Lý do viết đơn Nội dung đơn : Yêu cầu, đề nghị, nguyện vọng. - Cam đoan và lời cảm ơn. - Ký tên. - Xác nhận và đóng dấu của địa phương hoặc cơ quan ( nếu cần thiết ) Các trình bày đơn : - Tên đơn phải viết chữ in hoặc viết hoa, cỡ chữ lớn. - Phân quốc hiệu, tiêu ngữ và tên đơn phải viết ở trang giấy. - Lời văn trong đơn phải ngắn gọn, dễ hiểu, không (rườm rà, cầu kỳ).

<span class='text_page_counter'>(25)</span> 1.Củng cố: - Cách phân tích và tạo lập văn bản ? 2. Dặn dò: - Xem lại các bài tập đã sửa;- Làm BT 4, 5, 6 SBT trang 13, 14. - Soạn: Truyện An DươngVương và Mị Châu – Trọng Thuỷ . 3. Rút kinh nghiệm bài giảng. Tiết 10-11:. TRUYỆN AN DƯƠNG VƯƠNG VÀ MỊ CHÂU TRỌNG THUỶ. Ngày soạn: 7/9/2012 Ngày giảng: 10 / 9/2012 Tuần học : 4 A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1.Kiến thức : - Bi kịch mất nước nhà ta và bi kịch tình yêu được phản ánh trong truyền thuyết. - Bài học lịch sử về tinh thần cảnh giác với kẻ thù và cách xử lí đúng đắn mối quan hệ giữa riêng và chung, nhà với nước, cá nhân với cộng đồng. - Sự kết hợp hài hoà giữa “ cốt lõi lịch sử’’ với tưởng tượng, hư cấu nghệ thuật của dân gian. 2.Kĩ năng : - Đọc ( kể) diễn cảm truyền thuyết dân gian. - Phân tích văn bản truyền thuyết theo đặc trưng thể loại. 3.Thái độ :. - Thái độ và tình cảm của nội dung về các sự kiện lịch sử và các nv lịch sử. Cĩ ý thức đề cao cảnh giác, bảo vệ Tổ quốc. B.PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN: - Chuẩn kiến thức, kĩ năng Ngữ văn 10 - SGK, SGV, thiết kế bài giảng. - Ôn tập, kiểm tra đánh kết quả học tập Ngữ văn 10 ( Lã Minh Luận ).

<span class='text_page_counter'>(26)</span> - Tranh, ảnh minh hoạ về Cổ Loa, đền thờ ADV, Mị Châu... - Thiết bị : Máy chiếu, máy vi tính. C.PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH: -GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo, gợi tìm kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời câu hỏi.. - Kết hợp giáo án Word + trình chiếu trợ giúp giáo án điện tử. D. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG: 1. Ổn định lớp:. Lớp CP. 10A4 10A5 10A6. 10A12. KP 2.Kiểm tra bài cũ: 5p -Tóm tắt đoạn trích: chiến thắng Mtao Mxây. -Phân tích cảnh ăn mừng chiến thắng và niềm tự hào của dân làng về người anh hùng Đăm Săn? 3.Bài mới: GV (Tôi kể bạn nghe chuyện Mị Châu ................ .. . . .đắm biển sâu). Thời Nội dung cần đạt gian -HS đọc Kết quả cần đạt sgk/30 5p I.TIÊU DẪN: 1.Thể loại: -GV: Nêu định nghĩa về thể loại truyền thuyết ? - Là truyện kể dân gian về sự kiện có ảnh -HS trả lời : hưởng lớn đến lịch sử dân tộc. - Đặc trưng có sự kết hợp : + Yếu tố lịch sử + Yếu tố hư cấu -Giá trị , ý nghĩa : - GV : Nội dung phản ánh của thể loại + Phản ánh những vấn đề nổi bật của lịch 3p này ? sử dân tộc. -HS trả lời : + Phản ánh theo quan niệm , tư tưởng, tình cảm của nhân dân. 2. Văn bản : - GV : Vị trí, bố cục, đại ý của văn a.Xuất xứ : bản ? - Trong bộ sưu tập truyện dân gian ra đời -HS trả lời : vào cuối thể kỉ XV. b.Bố cục : - Đoạn 1: Từ đầu đến “ bèn xin hoà ’’ Quá trình xây thành chế nỏ của ADV. - Đoạn 2:“ không bao lâu cứu được nhau ’’  Trọng Thuỷ đánh cắp nỏ thần.. Hoạt động của GV và HS.

<span class='text_page_counter'>(27)</span> 5p. - GV: Quá trình xây thành chế nỏ của. ADV được tác giả dân gian miêu tả ntn? HS trả lời :. -GV: Do đâu mà ADV được thần linh giúp đỡ ? -HS trả lời :. -GV : Sau khi xây thành xong, nhà vua còn băn khoăn điều gì ? -HS trả lời :. - GV : Vì sao ADV chiến thắng Triệu. Đà ? -HS trả lời :. -GV: Vì sao ADV sai lầm và thất bại ? - HS trả lời : -GV : Khi giặc đến chân thành, nhà vua có thái độ ntn ? -HS trả lời : - GV : Do đâu ADV tỉnh ngộ ? tại sao ADV chém con gái ?. - Đoạn 3:“ đi xuống biển’’ Bi kịch của hai cha con. - Đoạn 4: ( còn lại)  Hình ảnh Ngọc TraiGiếng nước. c.Đại ý : - Miêu tả quá trình xây thành chế nỏ của ADV và bi kịch mất nước. - Thái độ , tình cảm của nhân dân với từng nhân vật. II.ĐỌC-HIỂU VĂN BẢN: 1.ADV xây thành, chế nỏ, đánh thắng Triệu Đà: 14p a. Xây thành : - Thành xây tới đâu, lở tới đó. - Lập bàn thờ, giữ mình trong sạch, cầu đảo bách thần. - Nhờ cụ già mách bảo, tức Rùa Vàng giúp nhà vua xây thành công Lao Thành.  Có lòng kiên trì quyết tâm, có ý thức đề cao cảnh giác. b. Chế nỏ : - Nỗi băn khoăn“ nhờ ơn... chồng’’  Được RV tặng móng vuốt làm lẫy nỏ thần. Được giúp đỡ vì có ý thức trách nhiệm trong việc bảo vệ đất nước. c. Đánh thắng Triệu Đà: - Nhờ thành ốc kiên cố - Nhờ có nỏ thần lợi hại - Ý thức đề cao cảnh giác.  Vị vua anh minh sáng suối, có lòng yêu 10p nước sâu sắc.. 8p.  Sự trợ giúp của thần linh; nhân dân ca ngợi nhà vua, tự hào về những quả và các chiến công. d. Sai lầm , thất bại : - Nguyên nhân : + Nhận lời cầu hoà, gả con gái cho con trai kẻ thù. + Cho Trọng Thuỷ ( TT) ở rể ngay trong Loa Thành.  Tỏ ra mơ hồ về bản chất ngoan cố và âm mưu thâm độc của kẻ thù. -Ở tiếng thét lớn của RV, nhà vua tỉnh ngộ và rút gươm chém đầu con gái.  ADV có lòng quan minh chính trực, lo nghĩa cả chứ không vì tình thương..

<span class='text_page_counter'>(28)</span> -HS trả lời :. - Kết cục : cầm sừng tế giác rẽ xuống nước. 10. - GV: Tác giả dg đã chọn cách kết p thúc như thế nào cho ADV ? -HS trả lời : - GV : + Thánh Gióng bay lên trời + ADV đi xuống nước -GV : Tình cảm nhân dân ta dành cho ADV là gì ? - GV : Sai lầm lớn nhất của MC là gì ?. -HS trả lời :. -GV : Những sai lầm đã dẫn kết cục gì ?. -HS trả lời :. -GV: Nhân dân ta đã dùng những chi tiết nào để minh oan cho MC ? -HS trả lời : - GV : Qua nhân vật MC nhân dân ta muốn rút ra bài học gì ? -HS trả lời : - GV : TT là người như thế nào ? ( lướt) -HS trả lời :.  Nhân dân không đồng tình với sự chủ quan mất cảnh giác của ADV và nêu bài học lịch sử về thái độ cảnh giác với kẻ thù. 2.Mị Châu : - Sai lần lớn nhất : 12p + Vô tình tiết lộ bí mật về nỏ thần, tạo điều kiện cho TT đánh tráo nỏ thần. + Ngây thơ, cả tin bị lợi dụng  Bị kết tội là giặc và bị trừng trị, trả giá cho sự cả tin , mù quáng của mình. - Được minh oan: + Lời nguyền trước khi chết + Minh chứng cho tấm lòng trung hiếu, giãi bày cho nỗi oan bị lừa dối + Hoá thân kiểu phân thân  Vừa phê phán hành động vô tình phản quốc, vừa rất độ lượng của MC.  Chung- riêng; nhà-nước. 4p. 7p. 4.Hình ảnh Ngọc Trai-Giếng nước : - Thế hiện thái độ vừa nghiêm khắc vừa nhân ái của nhân dân ta với các nhân vật trong truyện.. -GV: Hình ảnh Ngọc Trai-Giếng. nước có ý kiến cho rằng dùng để ca ngợi mối tình chung thuỷ của hai người ? - HS thảo luận nhóm : -HS đọc Ghi nhớ sgk/43 7p - GV : Giá trị nghệ thuật và nội dung của tác phẩm ?. 3.Trọng Thuỷ : - Người chồng yêu thương vợ - Là nạn nhân của vua cha, của chiến tranh xâm lược.. III. TỔNG KẾT : 1. Nghệ thuật : - Kết hợp nhuần nhuyễn giữa cái “ cốt lõi lịch sử” và hư cấu nghệ thuật. - Kết cấu chặt chẽ, xây dựng những chi tiết kỳ ảo, có giá trị nghệ thuật cao ( giếng nước-ngọc trai) - Xây dựng được những nhân vật truyền thống tiêu biểu. 2.Nội dung :.

<span class='text_page_counter'>(29)</span> -HS trả lời :. - Truyện giải thích nguyên nhân mất nước Âu Lạc và nêu lên bài học lịch sử về việc giữ nước, tinh thần cảnh giác với kẻ thù. - Cách xử lí đúng đắn mối quan hệ chung-riêng, nhà- nước, cá nhân-cộng đồng.. E.CỦNG CỐ, DẶN DÒ: 2p 1.Củng cố: Đọc thơ Tố Hữu – Bài học mất nước của An Dương Vương. 2Dặn dò - Học bài cũ - Soạn:Tiết 12,13 Uy-lít-xở về 3. Rút kinh nghiệm bài giảng. Tiết 12-13:. UY-LÍT-XƠ TRỞ VỀ ( Trích Ô-đi-xê ). Ngày soạn : 9/9/2012 Ngày giảng: 10/9/2012 Tuần học : 4 A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1.Kiến thức: - Hiểu được trí tuệ và tình yêu của Uy-lít-xơ và Pê-nê-lốp. -Đặc sắc của nghệ thuật sử thi Hô-me-rơ 2.Kĩ năng : - Đọc-hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại - Phân tích nhân vật qua đối thoại. 3.Thái độ : -Tự nhận thức, xác định giá trị chân chính và sâu sắc nhất trong cuộc sống chính là quê hương, gia đình, tình yêu và lòng chung thuỷ. - Giao tiếp, trình bày suy nghĩ , ý tưởng cảm nhận của bản thân về ý nghĩa và mục tiêu cuộc sống thể hiện qua hành động và ngôn ngữ của các nhân vật trong tác phẩm. B.PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN: - Chuẩn kiến thức, kĩ năng Ngữ văn 10 - SGK,SGV Ngữ văn 10 - Giáo dục kĩ năng sống trong môn Ngữ văn 10( Bộ GD-ĐT) - Ôn tập và kiểm tra kết quả học tập Ngữ văn 10-2011 (Lã Minh Luận) - Ôn luyện kiến thức và bài tập rèn kĩ năng Ngữ văn 10 ( Lê Thị Diệu Hoa) C.PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN:.

<span class='text_page_counter'>(30)</span> - Tổ chức theo cách kết hợp các phương pháp gợi tìm, bình giảng, trình chiếu, phân tích, cắt nghĩa, so sánh, đối chiếu, động não . Kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi. - Đọc diễn cảm theo vai nhân vật D.TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG: 1.Ổn định lớp : Lớp 10A4 10A5 10A6 10A12 CP KP 2.Kiểm tra bài cũ: 5p Câu hỏi :Nội dung, tư tưởng của Truyện An Dương Vương mà Mị Châu- Trọng Thủy ? - GV nhận xét, bổ sung, cho điểm. + Truyện giải thích nguyên nhân mất nước Âu Lạc và nêu lên bài học lịch sử về việc giữ nước, tinh thần cảnh giác với kẻ thù. + Cách xử lí đúng đắn mối quan hệ chung-riêng, nhà- nước, cá nhân-cộng đồng. 3.Bài mới :. Hoạt động của GV và HS. Thời gian. HS đọc Kết quả cần đạt 3p sgk/47. -GV : Hãy trình bày những nét nổi bật về Hi Lạp cổ đại và tác giả Hô-me-rơ ? - HS phát biểu : -GV trình chiếu một số hình ảnh về Hi Lạp:Tượng chân dung Hômerơ,Con ngựa thành Tơroa... 2p. -HS đọc Tóm tắt sgk/47. -GV thuyết giảng. -HS không ghi tóm tắt GVHướng dẫn HS đọc nhập vai :. 5p. Nội dung cần đạt I.TIỂU DẪN : 1.Hy Lạp cổ đại: - Là quê hương cả nền văn minh sớm nhất, rực rỡ nhất Châu Âu thời Chiếm hữu nô lệ. - Có kho tàng văn hoá đồ sộ với những thành tựu lớn về triết học, khoa học, văn học nghệ thuật. 2. Hômêrơ: - Sống vào khoảng thế kỉ IX-XVII TCN. -Xuất thân trong một gia đình nghèo ở ven bờ Tiểu Á. -Người được coi là tác giả của hai sử thi nổi tiếng I-li-át và Ô-đi-xê, là nhà thơ mù. 3.Tác phẩm “ Ô-đi-xê”: a. Kết cấu : Gồm 12.110 cấu thơ, chia làm thành 24 khúc ca. - Tóm tắt : SGK/47. b.Chủ đề : - Miêu tả quá trình chinh phục thiên nhiên biển cả. - Miêu tả cuộc đấu tranh giành hạnh phúc gia đình của người Hi Lạp. 4. Đoạn trích :.

<span class='text_page_counter'>(31)</span> - Người kể chuyện: khách quan. -Nhũ mẫu: Tận tuỵ, trưởng thành - Pênêlốp: Thận trọng, cảnh giác, điềm tĩnh, tự tin. 10p - Tê lê mác : Sôi nổi đầy nhiệt huyết, bồng bột, nóng nẩy. - Têlêmác: Từng trải, bình tĩnh minh mẫn, độ lượng.. 15p -GV: Hoàn cảnh sống lúc này của Pê-nê-lốp (PNL)như thế nào ?. - GV: Khi nghe tin nhũ mẫu báo tin chồng trở về trừng trị bọ cầu hôn, thái độ của PNP ra sao ?. -GV : Khi nhũ mẫu đưa ra bằng chứng thuyết phục tâm trạng PNL như thế nào ?. a.Vị trí : Khúc ca XXIII, gần cuối tác phẩm. b.Bố cục : 2 đoạn: - Đoạn 1 : Từ đầu: “kém gan dạ” Tâm trạng của Pênêlốp khi nghe tin chồng trở về và khi gặp chồng. - Đoạn 2( còn lại): Thử thách và xum họp của hai người. c. Đại ý: Đoạn trích thuật lại chuyện sau 20 năm đánh tành Tơroa và lên đênh trên biển, Uylitxơ trở về quê hương, chiến thắng bọn cầu hôn Pênêlốp, đoàn tụ gia đình. II. ĐỌC-HIỂU VĂN BẢN : 1. Tâm trạng của PNL khi nghe tin chồng trở về : a.Hoàn cảnh của PNP : - Chờ đợi chồng 20 năm đằng đẵng - Nàng bị cha mẹ thúc giục tái giá, 108 bọ cầu hôn thúc bách, buộc phải ra điều kiện thi bắn cung để đối phó với chúng b. Tâm trạng PNL khi nghe tin chàng trở về : Pênêlốp Nhũ mẫu -“Già ơi...thực sự”  Suy tư, thận trọng, tỉnh táo, không vội vàng hấp tấp. “ Đây là một vị thần... của chúng”.  Không cương quyết bác mà chuyển sang thần bí hoá câu chuyện ( sự lí giải và tự trấn an nhũ mẫu, cũng là tự trấn - Khi nhũ mẫu đưa ra bằng chứng an mình) thuyết phục: + Vết sẹo ở chân + Lời thể của nhũ  Lời thề của nhũ mẫu ( đem tính mẫu vẫn không lay mạng đánh đổi) chuyển được sự nghi ngờ.  Tâm trạng mâu thuẫn: vừa hi vọng, vừa sợ thất vọng. c.Khi g ặ p ch ồ ng:.

<span class='text_page_counter'>(32)</span> -GV:Khi gặp chồng trong bộ 15p dạng của người hành khất ,PNL có thái độ , hành động gì ?. -GV: Giữa lúc ấy thái độ con trai nàng như thế nào ? Trước lời lẽ của con , nàng có tâm trạng ra sao?. GV: Pênêlốp đã làm gì để xác định xem có phải là chồng mình ?. 15p -GV: Khi nghe lời thử thách của vợ , Uylitxơ có thái độ ntn?. -GV : Uylitxơ đã khẳng định với con trai điều gì ?. Pênêlốp Tê-lê-mác -“ Lòng nàng rất đỗi phân vân” -“ Không biết nên đứng xa hay lại gần”  Phân vân lúng túng trong ứng xử. -“Ngồi lặng thinh, khi đăm đắm... rách mướp”  Tình cảm > < lí trí. -Trách cứ lời trách -“ Mẹ ơi, mẹ thật tàn của con: + Phân vân cao độ nhẫn...rắn hơn cả đá” và xúc động . + Sáng suốt đưa ra ý định thử thách với chồng qua đối thoại với con trai + “ Nếu quả... ra nhau”  Con người thận trọng, biết kiềm chế tình cảm. 2.Thử thách và sum họp: a.Thử thách : Uylitxơ Pênêlốp -Người đưa ra lời thử thách PNL: + Sai nhũ mẫu khiêng chiếc -Người chấp nhận thử giường kiên cố thách: Uylitxơ: ra khỏi phòng + Khi nghe lời thử thách “ Uylitxơ co quý và nhẫn nại mỉm cười”  Đồng tình, chấp nhận và -Lời thử thách, tự tin vào trí tuệ của mình. buộc chàng phải - Nói với con trai : lên tiếng. + “Têlêmác con... như vậy”  B ình tĩnh, nhẫn nại và khôn khéo(thực chất là nói với vợ) -“ Nhưng về phần cha con ta... nên suy nghĩ lại”.

<span class='text_page_counter'>(33)</span>  Khôn ngoan, sáng suốt khi tìm cách đối phó trước cái chết của bọn cầu hôn.. -GV: Chàng còn bàn bạc với con trai điều gì ? Qua đó em hiểu thêm điều gì về nhân vật này ?. -Nói với vợ: + “Hẳn là các vị thần linh.... như vậy”  Trách cứ vợ và thanh minh về sự chung thuỷ của mình suốt 20 năm - Sự thử thách : + “Chàng nhờ nhũ mẫu... khỏi phòng” + “ Giã hãy... xây nên”  Trực tiếp đưa ra lời thử thách +Uylitxơ giật mình và miêu tả chi tiết, tỉ mỉ chiếc giường. -Mục đích : + Nói lên bí mật , một trong 4 chân giường là một gốc cây nên không thể xê dịch được. + Gợi nhắc lại tình yêu, tình vợ chồng chung thuỷ 20 năm qua.  Uylitxơ thông minh, trí tuệ nên nhanh chóng giãi mã được lời thử thách .. -GV : Chàng còn nói với vợ điều gì : Nhằm mục đích gì ?. - GV: Chàng miêu tả tỉ mỉ chi tiết như vậy theo em nhằm mục đích gì ?. - GV : Khi nhận ra chính là chồng mình, PNL có những hành động gì ? -GV: Sau đó, nàng bày tỏ với chồng điều gì ?. b. Sum h ọ p:. 12p -GV: Khi nhận ra vợ mình Uylitxơ có những hành động ntn? -GV: Ở cuối đoạn trích, tác giả có dùng nghệ thuật gì để miêu tả cảnh gặp gỡ ? -HS đọc ghi nhớ SGK/52. Pênêlốp -“ PNL bủn rủn cả chân tay”  Cảm động, hạnh phúc tột cùng. -Bày tỏ lí do nàng tỏ thận trọng: “ Thiếp luôn luôn...tai ác”. Uylitxơ.  C hứng minh cho tấm lòng trong sạch, thuỷ chung của mình. -“ Ôm lấy người vợ xiết bao .. dầm dề”.

<span class='text_page_counter'>(34)</span>  Tình cảm chan chứa yêu thương dành cho vợ.. -GV: Giá trị nghệ thuật và nội dung của đoạn trích ? 5p. -GV : Qua đoạn trích, tác giả giáo dục chúng ta bài học gì về cuộc sống ? -HS liên hệ cuộc sống. - Lối so sánh có đuôi dài : “ Dịu hiền thay.... mong đợi”  Hiệu quả , người đọc hình dung được nỗi vui sướng tột đỉnh của hai người.  C hính trí tuệ và tình yêu son sắc đã mang lại niềm vui hạnh phúc tột đỉnh cho hai người. III.TỔNG KẾT: 1.Nghệ thuật : - Miêu tả tâm lí nhân vật một cách chi tiết , cụ thể, lối so sánh có đuôi dài rất sinh động, giầu hình ảnh mang đặc trưng của sử thi. -Ngôn ngữ trang trọng, hào hùng, giọng kể chuyện chậm rãi tha thiết. 2.Nội dung : - Ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn. tình yêu xứ sở, tình vợ chồng, tình cha con, mẹ con, tình chủ -khách, tình chủ-tớ. - Đề cao vẻ đẹp trí tuệ: khôn ngoan, mưu trí dũng cảm, tỉnh táo sáng suốt của nhân vật lí tưởng.. E.CỦNG CỐ, DẶN DÒ: 3p. 1.Củng cố : Ô-đi-xê là một bộ sử thi có giá trị nhân văn lớn lao 2. Dặn dò : -Học nội dung đoạn trích- Lập dàn ý phân tích vẻ đẹp nhân vật chính Uylitxơ và Pê-nêlốp - Chuẩn bị bài mới : Trả bài viết số 1 ( Tuần 5) 3.Rút kinh nghiệm bài giảng.

<span class='text_page_counter'>(35)</span> Tiết 14. RA – MA BUỘC TỘI. Đọc thêm. ( Trích Ra – ma - ya – na - Sử thi Ấn Độ) Ngày soạn: 18/9/2012 Ngày giảng : 19/9/2012 Tuần học : 5 A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức - Quan niệm của người Ấn Độ cổ đại về nhân vật và hành động của nhân vật lí tưởng. - Đặc sắc cơ bản của nghệ thuật sử thi Ấn Độ 2. Kĩ năng - Đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại. - Phân tích tâm lí tính cách nhân vật, sự phát triển của xung đột nhân vật. 3. Thái độ - Bồi dưỡng ý thức danh dự và tình yêu thương. B.PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN: - Chuẩn kiến thức, kĩ năng Ngữ văn 10 - SGK,SGV Ngữ văn 10 - Giáo án Ngữ văn 10 năm học 2011-2012 C.PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN: GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo, gợi tìm; kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi . TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG: 1. Ổn định lớp:. Lớp CP. KP. 10A4 10A5 10A6. 10A12.

<span class='text_page_counter'>(36)</span> 2. Kiểm tra bài cũ: 5p Câu hỏi : Hãy phân tích diễn biến tâm trạng của Pê nê lốp khi nghe tin chồng trở về? - GV nhận xét, bổ sung, cho điểm :. + Suy tư, thận trọng, tỉnh táo, không vội vàng hấp tấp. “ Đây là một vị thần... của chúng”. + Không cương quyết bác mà chuyển sang thần bí hoá câu chuyện ( sự lí giải và tự trấn an nhũ mẫu, cũng là tự trấn an mình) + Lời thề của nhũ mẫu vẫn không lay chuyển được sự nghi ngờ.  Tâm trạng mâu thuẫn: vừa hi vọng, vừa sợ thất vọng 2. Giới thiệu bài mới:. Hoạt động của GV và HS  Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu chung: Thao tác 1: - GV gọi HS đọc phần tiểu dẫn SGK/ 55. - Sử thi Ra - ma - ya - na có nguồn gốc ảnh hưởng như thế nào? → HS dựa vào đoạn 1 trả lời, GV nhấn mạnh những điểm chính. -GV: Gọi 2 HS tóm tắt sử thi Ra - ma - ya – na? -GV: Tác phẩm này có giá trị như thế nào đối với nhân dân Ấn Độ và cả thế giới? → HS trả lời, GV nhận xét và bổ sung. Thao tác 2: -GV: Nêu vị trí của đoạn trích? → HS trả lời, GV tóm tắt sơ lược chương 78, 79, 80. -GV: Nội dung chính của đoạn trích? -GV: Chia bố cục của văn bản? → HS trả lời, GV chốt ý. Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc - hiểu văn bản. - GV phân vai cho HS đọc văn. Thời gian. Nội dung cần đạt. 5p I. Tìm hiểu chung: 1.Sử thi Ra - ma - ya – na: - Nguồn gốc; ảnh hưởng: - Tóm tắt: SGK/ tr55. - Giá trị: Là thiên sử thi cổ đại đầy chất bi hùng, chói lọi ánh hào quang, mở ra thời đại rực rỡ trong văn học thế giới.. 2. Văn bản “Ra - ma buộc tội ”: - Vị trí: Khúc ca VI, chương 79. - Nội dung: Miêu tả cuộc gặp gỡ đầy kịch tính giữa Xi – ta và Ra – ma sau khi Ra - ma tiêu diệt quỷ vương Ra - va – na cứu được Xi – ta. - Bố cục: 2 phần. + Từ đầu → chịu được lâu: Lời buộc tội của Ra – ma. + Còn lại: Lời thanh minh và diễn biến tâm trạng của Xi – ta. II. Đọc - hiểu văn bản:.

<span class='text_page_counter'>(37)</span> bản.. 1. Hoàn cảnh tái hợp của Ra – ma và Xi – ta:. 5p. - Tư cách của Ra – ma: vừa là một người chồng, vừa là một đấng quân vương → có trách nhiệm bảo vệ danh dự cho bản thân và cộng đồng. - Tư cách của Xi – ta: vừa là người vợ bị chồng ruồng bỏ trước mặt mọi người, vừa là một con người bị xúc phạm danh dự.. Thao tác 1: - GV: Hãy phân tích diễn biến tâm trạng của Ra-ma và Xi-ta? - HS thảo luận nhóm, điền phiếu. 2. Diễn biến tâm trạng của Ra - ma và Xi – ta: Ra - ma Xi - ta. 5p .. -GV:Qua phân tích, em hãy nêu ý nghĩa của văn bản ?.  Hoạt động 3: Hình thành phần ghi nhớ: - Gọi học sinh đọc phần ghi nhớ SGK/ - GV gọi HS đọc phần trích và lần lượt nêu 2 câu hỏi SGK cho HS trả lời. 10p. 3. Nghệ thuật: - Xây dựng nhân vật lí tưởng với tâm lí, tính cách, triết lí, hành động. - Sử dụng hình ảnh điển tích, ngôn ngữ miêu tả và đối thoại, giọng điệu xung đột kịch tính… giàu yếu tố sử thi. 4. Ý nghĩa văn bản: Quan niệm về đấng minh quân và người phụ nữ lí tưởng của người Ấn Độ cổ đại, bài học vô giá và sức sống tinh thần bền vững cho đến ngày nay. III. Tổng kết: Ghi nhớ: SGK/60 LẬP DÀN Ý BÀI VĂN TỰ SỰ I.Hình thành ý tưởng, dự kiến cốt truyện  Đọc phần trích và trả lời câu hỏi: 1. Nhà văn Nguyên Ngọc kể về quá trình suy nghĩ, chuẩn bị để sáng tác truyện ngắn Rừng xà nu. 2. Qua lời kể của nhà văn có thể rút ra kinh nghiệm: * Chuẩn bị viết một bài văn tự sự: + Hình thành ý tưởng, dự kiến cốt truyện ( mở đầu, kết thúc). +Sau đó suy nghĩ, tưởng tượng về các nhân vật theo.

<span class='text_page_counter'>(38)</span> - Gọi HS đọc đoạn trích của Nguyễn Tuân và 2 gợi ý kể về “ hậu thân “ của chị Dậu. -GV chia HS ra làm 2 nhóm, mỗi nhóm lập dàn ý cho một bài văn kể theo gợi ý SGK. - GV gọi 1 HS của mỗi nhóm lên bảng trình bày và lưu ý HS chọn nhan đề đặt cho bài viết. - HS trình bày xong, GV cho HS trong nhóm bổ sung và nhận xét , chốt lại vấn đề.. - Từ 2 dạng bài tập trên gợi ý HS phát biểu cách lập dàn ý 1 bàivăn tự sự: + Trước khi lập dàn ý cần phải làm gì? + Có đề tài, chủ đề đã đủ chưa? Cần phải thêm gì nữa? + Để bài viết rõ ràng mạch lạc có cần phải cân đối bố cục trước không? Bố cục đó như thế nào? + Có bố cục ý rồi, em hoàn thiện bài viết như thế nào? - GV nhận xét bổ sung rút ra kết luận và hướng dẫn HS nắm vững ghi nhớ. - Gọi HS đọc đề bài : yêu cầu các em xác định yêu cầu đề bài. - GV cho HS kể những sai lầm có thể phạm. Yêu cầu các em chọn 1 trong số những sai lầm đó để lập dàn ý.. 5p. 10p. những mối quan hệ nào đó và nêu những sự việc, chi tiết tiêu biểu, đặc sắc tạo nên cốt truyện. * Lập dàn ý: 3 phần MB, TB, KB. II. Lập dàn ý  Đọc phần trích và trả lời câu hỏi: 1.a. Chọn nhan đề: - Đề bài 1: Sau cái đêm đen ấy… -Đề bài 2: Người đậy nắp hầm bem. b.Lập dàn ý  Đề bài 1 - Mở bài: Sau khi chạy khỏi nhà quan cụ, chị Dậu gặp một cán bộ cách mạng. - Thân bài: + Cuộc cách mạng tháng 8 nổ ra, chị Dậu trở về làng. + Khí thế cách mạng sục sôi, chị Dậu dẫn đầu biểu tình lên huyện cướp chính quyền, phá kho thóc của Nhật. - Kết bài: Chị Dậu và bà con xóm làng mừng ngày tổng khởi nghĩa thành công, cái Tý trở về.  Đề bài 2 - Mở bài: Cuộc kháng chiến chống Pháp nổ ra, làng chị Dậu bị địch chiếm nhưng ban đêm vẫn có cán bộ cách mạng hoạt động bí mật. - Thân bài: + Quân Pháp càn quyét truy lùng cán bộ. + Trong làng căng thẳng, mọi người hoảng sợ, chị Dậu vẫn bình tỉnh che dấu cán bộ dưới hầm. - Kết bài: Tổng khởi nghĩa thành công, chị Dậu nghẹn ngào đón cái Tý. 2.Cách lập dàn ý - Tiếp đó phát ra 3 phần của một dàn ý: + Mở bài: Trình bày. + Thân bài: Khai đoạn, phát triển, đỉnh điểm. + Kết bài: Kết thúc. - Dựa vào dàn ý, suy nghĩ tìm các yếu tố cấu thành một bài bài văn như sự việc xãy ra, tâm trạng nhân vật, quan hệ giữa các nhân vật, cảnh tự nhiên.  Ghi nhớ: SGK/46 IV.Luyện tập.

<span class='text_page_counter'>(39)</span> - Gọi HS trình bày dàn ý của mình . Cho HS khác nhận xét bổ sung rồi đưa ra kết luận.. E.CỦNG CỐ, DẶN DÒ: 2p. 1. Củng cố: - Vẻ đẹp về phẩm chất của Ra - ma và Xi - ta trong đoạn trích. 2. Dặn dò: - Đọc lại đoạn trích và học bài trong vở ghi. - Chuẩn bị bài “ Chọn chi tiết và sự việc trong bài văn tự sự” 3.Rút kinh nghiệm bài giảng Tiết 15 TRẢ BÀI LÀM VĂN SỐ 1 Ngày soạn: 20/9/2012 Ngày trả bài : 21/9/2012 Tuần học : 5 A. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: - Hệ thống hoá những kiến thức và kĩ năng biểu lộ ý nghĩ và cảm xúc về lập dàn ý diễn đạt... 2. Kĩ năng: -Kĩ năng biểu lộ ý nghĩ và cảm xúc làm bài văn hoàn chỉnh. 3. Thái độ: - Tự đánh giá những ưu khuyết điểm trong bài làm của mình đồng thời có được những định hướng cần thiết để làm tốt hơn nữa những bài viết sau. B. Chuẩn bị bài học: 1. Giáo viên: 1.1. Dự kiến bp tổ chức hs hoạt động để hiểu bài học: - GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi. 1.2. Phương tiện: -Sgk. Giáo án, đọc tài liệu tham khảo. -Bài viết số 1 HS 10A4, 5.6,12 2. Học sinh: - Chủ động tìm hiểu soạn bài học qua các câu hỏi sgk và những định hướng của giáo viên ở tiết trước. C. Hoạt động dạy và học: 1. Ổn định tổ chức. Lớp 10A4 10A5 10A6 10A12 CP KP. 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Giới thiệu bài mới: Trong bài viết số 1, bên cạnh những ưu điểm mà bài làm các em đã thể hiện được thì vẫn còn tồn tại một số hạn chế cần khắc phục về cách dùng.

<span class='text_page_counter'>(40)</span> từ, đặt câu, cách diễn đạt….hôm nay chúng ta cùng trả bài viết số 1 để nói về những vấn đề trên. Hoạt động của GV & HS Nội dung cần đạt Hoạt động 1: GV yêu cầu HS I. Chép đề lên bảng: “Phát hiểu cảm nghĩ của em về trong những ngày đầu tiên bước vào trường nhắc lại đề bài. - HS làm theo yêu cầu của GV THPT ” II. Đáp án : Hoạt động 2: Hướng dẫn nắm 1.Yêu cầu kĩ năng: - Biết làm 1 bài văn phát biểu cảm nghĩ; kết hợp yêu cầu của đề bài. - GV lần lượt đưa ra những yêu với văn miêu tả, viết có cảm xúc. - Bố cục rõ ràng, mạch lạc, kết cấu chặt chẽ, diễn cầu của đề bài về kĩ năng cũng đạt tốt, ít mắc lỗi chính tả. như về kiến thức. 2. Yêu cầu kiến thức: Học sinh phát biểu cảm - HS lắng nghe và ghi chép. nghĩ một cách chân thật theo một số vấn đề sau: - Cảm nghĩ về tích cách, việc làm, phẩm chất đạo đức, các mối quan hệ... - Tình cảm, thái độ của bản thân đối với đối tương được nói đến.( mái trường, thầy cô, bạn bè, thiên nhiên, lớp học, GVCN, không khi giờ học ) …. III. Nhận xét chung: 1.Ưu điểm: Có cố gắng làm bài, hiểu đề, cảm Hoạt động 3: GV nhận xét xúc chân thật An. Anh, Dây, Nam,Việt ( 10 A 12) bài làm của HS 2. Nhược điểm: - 1 số học sinh trình bày cẩu thả, nhiều em viết tắt tuỳ tiện, sai chính tả quá nhiều , chữ cẩu thả không đọc được: Công, Hoàng Hường , Tiến,Toán, Vương ( 10a 12) . . .. - Cách hành còn hạn chế, sai lỗi chính tả, viết Hoạt động 4: GV đọc 1 số đoạn câu, viết tắt tuỳ tiện, tẩy xoá nhiều, lẫn lộn văn nói hoặc bài làm của HS. và văn viết, chưa biết các nêu cảm nhận về một hiện tượng đời sống học ở THCS IV. Đọc bài tham khảo: E.CỦNG CỐ, DẶN DÒ:. 1. Củng cố: 2. Dặn dò: - Soạn tiết 16: Chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự sự 3.Rút kinh nghiệm bài giảng:.

<span class='text_page_counter'>(41)</span> Tiết 16 CHỌN SỰ VIỆC, CHI TIẾT TIÊU BIỂU TRONG BÀI VĂN TỰ SỰ Ngày soạn: 20/9/2012 Ngày giảng : 21/ 9/2012 Tuần học : 5 A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Nhận biết thế nào là sự việc, chi tiết tiêu biểu trong văn bản tự sự. - Bước đầu chọn được sự việc, chi tiết tiêu biểu khi viết một bài văn tự sự đơn giản. - Vai trò tác dụng của sự việc, chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự sự. 2. Kĩ năng: - Nhận diện sự việc, chi tiết trong một số văn bản tự sự. - Lựa chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu để tạo lập văn bản theo yêu cầu cụ thể 3. Thái độ: - Có ý thức thái độ phát hiện, ghi nhận những sự việc, chi tiết xảy ra trong cuộc sống và trong tác phẩm để viết một bài văn tự sự. B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN: - Chuẩn kiến thức, kĩ năng Ngữ văn 10 - SGK, SGV Ngữ văn 10, tập 1 - Ôn tập, kiểm tra đánh giá kết quả học tập Ngữ văn 10 - Thiết kế bài giảng Ngữ văn 10, tập 1 C. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN: -Kết hợp phương pháp thuyết minh với gợi tìm, hỏi-đáp, thảo luận nhóm/ cá nhân, thực hành luyện tập D HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1. Ổn định lớp Lớp 10A4 10A5 10A6 10A12 CP KP 2. Kiểm tra bài cũ: 5p Em hãy trình bày phần ghi nhớ của bài Lập dàn ý cho bài văn tự sự? - GV nhận xét, bổ sung, cho điểm : * 3 phần của một dàn ý:.

<span class='text_page_counter'>(42)</span> + Mở bài: Trình bày. + Thân bài: Khai đoạn, phát triển, đỉnh điểm. + Kết bài: Kết thúc. - Dựa vào dàn ý, suy nghĩ tìm các yếu tố cấu thành một bài bài văn như sự việc xãy ra, tâm trạng nhân vật, quan hệ giữa các nhân vật, cảnh tự nhiên. 3 . Nội dung bài mới: Có người băn khoăn vì sao kết thúc truyện “Tấm Cám” tác giả dân gian lại cho Tấm giết Cám. Điều đó băn khoăn cũng đúng, nhưng đó là quan niệm ác giả ác báo của cha ông ta. Chọn chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự sự là vô cùng quan trọng để tìm hiểu lập dàn ý cho bài văn tự sự. Để đạt được mục đích ấy, chúng ta học bài hôm nay.. Hoạt động của GV- HS  Hoạt động 1: Ôn lại các kiến thức về văn bản tự sự đã học ở THCS.  Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu mục I SGK/ tr61. - Gọi HS đọc to phần I SGK/ 61. - Tự sự là gì? - Sự việc và chi tiết là gì? Sự việc và chi tiết tiêu biểu là gì? → HS quan sát trả lời, GV nhận xét, chốt ýchính và cho HS gạch SGK/ 61 những ý bên. - GV lấy ví dụ minh hoạ: “Thánh Gióng”..  Hoạt động 3: Hướng dẫn tìm hiểu mục II. Thao tác 1: GV yêu cầu HS đọc mục II và trả lời các câu hỏi SGK/ 62 (3 phút). -GV: Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thuỷ, tác giả dân gian kể về chuyện gì? ( Tình cha con, tình vợ chồng thuỷ chung, công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc). -GV: Trong truyện có sự việc Trọng Thuỷ - Mị Châu chia tay nhau: Trọng Thuỷ hỏi Mị Châu […] Ta lại tìm nàng lấy gì làm dấu? (Chi tiết 1) Mị Châu đáp: “ thiếp có áo gấm lông ngỗng […] đi đến đâu thiếp lại rút lông ngỗng ở ngã ba đường để làm dấu ( chi tiết 2).. Thời gian. Nội dung cần đạt. 8p. I. Khái niệm: 1. Tự sự (kể chuyện): là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, từ sự việc này đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc thể hiện một ý nghĩa. 2. Sự việc: là cái xảy ra được nhận thức có ranh giới rõ ràng, phân biệt với những cái xảy ra khác. → Sự việc tiêu biểu: Là những sự việc quan trọng góp phần hình thành cốt truyện. 3.Chi tiết: là tiểu tiết của tác phẩm mang sức chứa lớn về tư tưởng và cảm xúc. → Chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu là khâu quan trọng trong quá trình viết và kể lại câu chuyện.. 10p. II. Cách chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu: 1. Tìm hiểu ngữ liệu:  Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thuỷ. a. Truyện kể về công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước của cha ông ta ngà xưa. b. Sự việc Trọng Thuỷ và Mị Châu chia tay nhau vừa có vai trò dẫn dắt câu chuyện, vừa diễn tả được mối tình gắn bó giữa 2 nhân vật. - Nếu bỏ qua sự việc này thì truyện sẽ không còn liền mạch nữa, cốt truyện sẽ bị phá vỡ, nhân vật không nổi bật. Sau sự việc tiêu biểu này là: + Theo dấu lông ngỗng Mị Châu.

<span class='text_page_counter'>(43)</span> -GV: Có thể coi những sự việc, chi tiết trên là những sự việc, chi tiết tiêu biểu hay không? Vì sao? - GV:Nếu bỏ sự việc, chi tiết này thì có ảnh hưởng gì đến cốt truyện hay không? → HS làm theo yêu cầu, GV chốt ý. 10p. - Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập 2 SGK/ 62. - GV:Trong cốt truyện có những sự việc, chi tiết nào?.  Có thể chọn một trong các sự việc sau: - Nhớ lại những kỉ niệm xưa. - Câu chuyện với ông giáo. - Câu chuyện ngoài nghĩa trang. - Những ngày ở làng. - Tạm biệt làng ra đi. 2. Yêu cầu: - Sự việc, chi tiết phải có vai trò dẫn dắt câu chuyện. - Khắc hoạ sâu tính cách nhân vật. - Tập trung thể hiện chủ đề. - Phải bất ngờ và hấp dẫn.. -GV: Qua cốt truyện trên, em thấy có những sự việc, chi tiết tiêu biểu nằm ở phần nào của cốt truyện?. Thao tác 2: Nêu cách chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự sự? → HS trả lời, GV nhận xét, chốt ý. Hoạt động 4: Hình thành phần ghi nhớ SGK/ 62 - HS đọc to phần tiểu dẫn, GV nhấn mạnh ý chính  Hoạt động 5: Hướng dẫn luyện tập: Thao tác 1: -GV Gọi HS đọc to văn bản bài tập 1 SGK/ 62. -GV: Có thể bỏ sự việc bỏ hòn đã xù xì được xác định là vũ trụ rơi xuống được không ? Vì sao? -GV: Yêu cầu khi chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự sự?. rắc, quân lính đuổi theo cha con An Dương Vương. + Cha con An Dương Vương cùng đường. - Hai chi tiết: Trọng Thuỷ hỏi Mị Châu và đặt biệt là chi tiết Mị Châu rắc lông ngỗng có vai trò quan trọng trong việc phát triển cốt truyện, làm rõ tính cách nhân vật Mị Châu ngây thơ, cả tin vừa là cái để truyện phát triển theo một tấn bi kịch. → Sự việc, chi tiết tiêu biểu..  Ghi nhớ: SGK/ 62.. 7p. III. Luyện tập: 1. Bài tập 1: a. Không thể bỏ vì: - Chuẩn bị sự việc cho phần kết thúc. - Miêu tả diễn biến tâm trạng của nhân vật tôi và bà nội. - Làm sáng rõ chủ đề. b. Kinh nghiệm: - Cần thận trọng. - Chi tiết chọn phải dẫn dắt truyện. - Tô đậm và khắc hoạ tính cách nhân vật..

<span class='text_page_counter'>(44)</span> Thao tác 2: -GV: Tác giả Hô – me – rơ kể vè chuyện gì? - GV:Sự việc quan trọng ở cuối truyện là sự việc gì? Được kể bằng những chi tiết tiêu biểu nào? -GV: Có thể coi đây là thành công của tác giả hay không? Vì sao? → HS thảo luận nhóm, phát biểu, GV nhận xét và chốt ý.. 5p. - Tập trung thể hiện chủ đề. - Ý nghĩa văn bản. 2. Đoạn trích : “ Uy - lít - xơ trở về”: - Kể về cuộc gặp mặt kì lạ của 2 vợ chồng dũng tướng sau 20 năm xa cách. - Sự việc: Pê – nê - lốp thử thách chồng. - Chi tiết: + Cho nhũ mẫu khiêng chiếc giường chắc chắn ra khỏi bức tường kiên cố. + Uy - lít - xơ tả vanh vách đặc điểm chiếc giường. + Hai vợ chồng nhận ra nhau. - Thành công trong nghệ thuậtkể chuyện hấp dẫn, khắc hoạ tính cách nhân vật Uy - lít - xơ và Pê – nê - lốp.. E.CỦNG CỐ, DẶN DÒ: 2p. 1.Củng cố: Các bước để lựa chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự sự: - Xác định đề tài, chủ đề của bài văn ( kể hoặc nêu lên vấn đề gì?). - Dự kiến cốt truyện ( dùng kiểu cốt truyện nào?) + Truyền thống: mở - cao trào - kết. + Biên thể truyền thống: Mở - cao trào. + Không có cốt truyện:( được dệt bởi một mạng lưới nhân vật). + Gần với thơ trữ tình. - Phân đoạn cốt truyện. 2 Dặn dò: Soạn tiết 17-18: Truyện Tấm Cám. 3.Rút kinh nghiệm bài giảng.

<span class='text_page_counter'>(45)</span> TẤM CÁM. Tiết 17-18. ( Truyện cổ tích) Ngày soạn : 23/9 /2012 Ngày giảng : 24/9/2012 Tuần học : 6 A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp HS 1. Kiến thức: - Những mâu thuẫn, xung động giữa dì ghẻ và con chồng trong gia đình phụ quyền thời cổ. -Kết cấu truyện cổ tích( nghèo khổ- hoạn nạn- hạnh phúc ) 2. Kỹ năng: - Tóm tắt văn bản tự sự - Phân tích một truyện cố tích thần kì theo đặc trưng thể thể loại. 3. Thái độ: - Tự nhận thức, xác định giá trị của cái tốt, cái thiện và có ý thức đấu tranh bảo vệ cái tốt, cái thiện, chống lại cái ác, cái xấu trong cuộc sống.. B.PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN: - Chuẩn kiến thức, kĩ năng Ngữ văn 10 -Giáo dục kĩ năng sống trong môn Ngữ văn -SGV,SGK Ngữ văn 10, tập 1 - Thiết kế bài giảng Ngữ văn 10 - Các tài liệu tham khảo khác. CPHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN: - Đọc phân vài kết hợp thao tác bình giảng, so sánh, cắt nghĩa, thảo luận nhóm, nêu vấn đề, dạy học tích cực. - Kết hợp tranh, ảnh về Tấm Cám , bài giảng điện tử + giáo án Word + viết bảng. D. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG: 1. Ổn định lớp Lớp 10A4 10A5 10A6 10A12 CP. KP. 2. Kiểm tra bài cũ: không kiểm tra.

<span class='text_page_counter'>(46)</span> 3. Bài mới: Ca dao cổ có câu: “ Mấy đời bánh đúc có xương Mấy đời dì ghẻ lại thương con chồng”. Mâu thuẫn, xung đột giữa dì ghẻ - con chồng là một trong những chủ đề của truyện “Tấm Cám”, nhưng đây có phải là chủ đề chính hay không chúng ta đi vào đọc hiểu chi tiết văn bản “ Tấm Cám”.. Hoạt động của GV & HS  Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu chung Thao tác 1: - GV gọi HS đọc to phần Tiểu dẫn SGK/ 65. - “ Tấm Cám” là truyện cổ tích, vậy thế nào là truyện cổ tích? Kể tên một số truyện cổ tích mà em đã từng học và đọc? → HS nhắc lại trả lời, GV chốt ý. Thao tác 2: - Truyện cổ tích chia làm mấy loại? → GV có thể lấy ví dụ minh hoạ cho từng loại. - Truyện cổ tích thần kì có đặc điểm như thế nào? Thao tác 3: →HS trả lời câu hỏi, GV nhận xét và chốt ý, cho HS gạch SGK/ 65 những ý bên.. Thao tác 4: - “ Tấm Cám” thuộc thể loại nào của truyện cổ tích? - Em nào có thể tóm tắt truyện? - Truyện có bố cục mấy phần? → HS trả lời, GV nhận xét, chốt ý. - GV gọi HS đọc 1 số đoạn tiêu biểu của văn bản. + Tấm: dịu dàng, tủi nhục. Thời gian. Nội dung cần đạt I. Tìm hiểu chung. 3p. 1. Định nghĩa: sgk/65. 2p. 2. Phân loại truyện cổ tích. - Cổ tích loài vật. - Cổ tích thần kì. - Cổ tích sinh hoạt.. 2p. 5p. 3. Đặc điểm truyện cổ tích thần kì: - Có sự tham gia của yếu tố thần kì (tiên, bụt, những vật có phép màu…) - Thể hiện ước mơ cháy bỏng của nhân dân về: + Hạnh phúc gia đình. + Lẽ công bằng xã hội. + Phẩm chất và năng lực tuyệt vời của con người. 4. Truyện “ Tấm Cám” : - Thể loại: + Truyện cổ tích thần kì. + Kiểu nhân vật mồ côi, bất hạnh. - Tóm tắt. - Bố cục: 3 phần + Mở truyện: “ Từ đầu ….việc nặng” : ( giới thiệu nhân vật chính, hoàn cảnh truyện) + Thân truyện: “ Một hôm… về cung” ( diến biễn câu truyện). + Kết truyện: Còn lại ( Tấm trở lại làm.

<span class='text_page_counter'>(47)</span> buồn khóc + Cám: đay nghiến, chua ngoa, bực tức. + Bụt: Từ tốn, ấm áp. + Bà cụ: Thong thả. + Các nhân vật hoá thân: trách móc, hờn giận - GV giải thích từ khó.. người)..  Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc - hiểu văn bản :. II. Đọc - hiểu văn bản: 1. Mâu thuẫn xung đột giữa Tấm và mẹ con Cám: a. Diễn biến mâu thuẫn:  Chặng 1: Lúc Tấm chưa trở thành hoàng hậu:. 25p Thao tác 1: - GV nêu vấn đề: Theo dõi cốt truyện, chúng ta thấy nổi bật lên là mâu thuẫn giữa nhân vật nào với nhân vật nào? Mâu thuẫn đó phát triển ra sao theo mạch cốt truyện? → HS khái quát, phát biểu, có thể thảo luận để thống nhất: + Mâu thuẫn giữa Tấm & mẹ con Cám. + Mâu thuẫn phát triển từ thấp đến cao → xung đột gay gắt. - Mâu thuẫn, xung đột giữa Tấm và mẹ con Cám chia làm mấy chặng?( 2 chặng) Phần này GV lập bảng để so sánh.  Chặng 1: - Mâu thuẫn đầu tiên xuất phát từ sự việc gì? với chi tiết nào? Tại sao Cám lại lừa dối chị mình? - Con bống còn sót lại có ý nghĩa gì? → Niềm an ủi tinh thần. - Vì lí do gì mà mẹ con Cám giết bống? Có phải vì tham ăn không? ( quyền lợi vật chất) - Hình ảnh cục máu đỏ nổi lên nói lên điều gì? ( tích tụ oan ức, oán hờn, tố cáo tội ác) - Mẹ con Cám dã bày kế không cho Tấm đi xem hội như thế. Tấm - Đi bắt tép: chăm chỉ, siêng năng bắt đầy giỏ cá và tép để có được yếm đỏ. Mẹ con Cám - Cám luời biếng chẳng làm được gì → lừa chị đổ tép vào giỏ của mình về nhà lãnh thưởng trước. → tìm đến ước mơ → Cướp mất ước bằng chính sức lao động mơ nhỏ bé của Tấm. của mình. + Khóc. - Nuôi bống: + Chia phần cơm cho + Rình trộm Tấm bống. cho bống ăn. + Khóc khi bống chết. + Lừa Tấm đi chăn trâu đồng xa để giết bống ăn thịt. → Cướp đi người → Ước mơ được chia bạn, nguồn an ủi sẻ vui buồn trong cuộc của Tấm. sống. - Đi xem hội + Phải nhặt thóc, gạo + Bày kế hành hạ + Ướm thử giày → trở Tấm. thành hoàng hậu. + Thử giày, bẽ → Siêng năng, chăm bàng, xấu hổ. chỉ, hiền lành, khao → Lười biếng, độc khát hạnh phúc, luôn ác, mưu mô, nhẫn nhường nhịn và nhận sự tâm hành hạ, cướp thua thiệt. công lao quyền lợi → phản kháng yếu vật chất và tinh thần.

<span class='text_page_counter'>(48)</span> nào? - Bụt đã làm gì để giúp Tấm? - Tóm lại trong chặng đầu ta thấy Tấm là người như thế nào? Mẹ con Cám ra sao? → HS trả lời, GV nhận xét, chốt ý và kết luận chặng 1. - GV thuyết giảng thêm về chi tiết Bụt và chiếc giày.  Chặng 2: - Mâu thuẫn giữa Tấm và mẹ con Cám khi Tấm trở thành hoàng hậu có giảm đi không? Vì sao? → Xung đột một mất một còn. - Xung đột này diễn ra như thế nào? → HS khái quát xung đột giữa Tấm và mẹ con Cám qua 4 lần biến hoá của Tấm? GV chốt ý. - GV: Qua 4 lần biến hoá, chứng tỏ điều gì ở Tấm?. đuối, bị động và dễ của Tấm. khóc. → Phản ánh mâu thuẫn xoay quanh quyền lợi vật chất và tinh thần trong cuộc sống gia đình.. 15p. - Hoá thành cây thị có một quả → nguyên hình là cô Tấm xinh đẹp. - Được vua đón về cung.  Tấm trưởng thành hơn, phản ứng mạnh mẽ và cuối cùnglà hành động quyết liệt để đòi lại hạnh phúc, đòi lại những gì thuộc về mình.. -GV: Qua 2 chặng em có nhận xét gì về 2 tuyến nhân vật?. -GV: Mâu thuẫn giữa Tấm và mẹ con Cám phản ánh những mối xung đột nào trong gia đình và xã hội? -GV: Mâu thuẫn nào là chủ yếu?.  Chặng 2: Khi Tấm trở thành hoàng hậu. Tấm Mẹ con Cám - Trèo lên hái cau - Bày mưu độc, đẵn cúng cha → ngã chết gốc cau giết Tấm, đưa đuối. Cám vào thế chị làm hoàng hậu. - Giết chim nấu ăn và - Hoá thành chim vứt lông ra vườn. vàng anh hót mắng Cám và quấn quýt - Sai lính chặt cây theo vua. xoan đào làm khung - Hoá thành cây xoan cửi. đào. → Đốt khung cửi đổ → Hiện thân qua tiếng tro ra ngoài đường xa kêu của khung cửi hoàng cung. nguyền rủa tội cướp - Tiếp tục tận hưởng chồng. cuộc sống hạnh phúc. - Bị trừng trị đích đáng..  Độc ác, nham hiểm hòng tiêu diệt Tấm.. → Phản ánh mâu thuẫn và quyền lợi xã hội. 15p. b. Bản chất và ý nghĩa xã hội của mâu thuẫn: - Mâu thuẫn, xung đột trong gia đình thời cổ đại: Dì ghẻ >< con chồng Chị em cùng cha khác mẹ..

<span class='text_page_counter'>(49)</span> -GV: Qua câu chuyện tác giả dân gian muốn giải quyết câu chuyện theo hướng nào? Và ước mơ của tác giả gởi gấm qua câu chuyện đó? → HS trả lời, GV chốt ý và diễn giảng thêm. Thao tác 2: - GV :yêu cầu HS nhắc lại những hình thức biến hoá của Tấm? Qua mỗi lần biến hoá, Tấm đã nói và làm gì? Ý nghĩa của những lời nói và hành động ấy? - GV:Đằng sau quá trình biến hoá, ta hiểu được điều gì về cô Tấm hiền lành? Và dụng ý sâu xa của tác giả dân gian? → HS suy nghĩ trả lời, GV giảng để học sinh nắm bắt vấn đề. - GV nêu vấn đề: Có ý kiến cho rằng chính sức sống mãnh liệt của Tấm là nguyên nhân quan trọng tạo nên chiến thắng cuối cùng, ngược lại có ý kiến cho rằng chính sự phù trợ của lực lượng siêu nhân mới là yếu tố quan trọng tạo nên chiến thắng cuối cùng.Ý kiến của em ra sao? → HS thảo luận trả lời. Thao tác 3: - GV nêu vấn đề cho HS thảo luận: + Có ý kiến đồng tình với cách trả thù của Tấm, cho rằng như thế là hợp lí, là đích đáng? + Có ý kiến lại không đồng tình, cho rằng như thế là trái với bản chất hiền hậu của Tấm? Ý kiến của em ra sao? → HS tự do đưa ra ý kiến, GV nhận xét, đưa ra ý kiến đúng đắn.  Hoạt động 3: Hình thành. - Mâu thuẫn giữa cái thiện và cái ác trong xã hội. - Mâu thuẫn giữa các lực lượng đối lập trong xã hội nhằm khẳng định và địa vị mới( rất mờ nhạt).  Ý nghĩa: Khẳng định sự chiến thắng của cái thiện trước cái ác.. 10p. 7p. 2. Ý nghĩa của quá trình biến hoá của Tấm: - Khẳng định sức sống mãnh liệt, sức trỗi dậy phi thường của con người, của cái thiện trước sự vùi dập của cái ác. - Thể hiện quan niệm luân hồi của đạo Phật trong đời sống tinh thần của nhân dân. - Thể hiện ước mơ về một xã hội công bằng, tốt đẹp của người Việt cổ. → Lòng nhân đạo và tinh thần lạc quan.. 3.Hành động trả thù của Tấm và quan niệm, thái độ của nhân dân: - Hành động trả thù của Tấm thể hiện quan điểm của người dân xưa: + Thiện luôn luôn thắng ác, ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác → Tấm không độc ác. + Hiền không có nghĩa là nhút nhát, sợ hãi, chịu khuất phục trước cái ác và cái xấu. III. Ghi nhớ: SGK/ 72 1.Nội dung : sgk 2.Nghệ thuật : +Xây dựng những mâu thuẫn, xung đột ngày càng tăng tiến..

<span class='text_page_counter'>(50)</span> phần ghi nhớ. GV gọi 2 HS đọc to phần ghi nhớ Sgk/ 72. 4p. + Xây dựng nhân vật theo tuyến đối lập cùng tồn tại. + Có nhiều yếu tố kì ảo. + Kết cấu quen thuộc của truyện cổ tích. E.CỦNG CỐ, DẶN DÒ: 2p. 1. Củng cố: Mâu thuẫn, xung đột của truyện và ý nghĩa xã hội của mâu thuẫn. 2. Dặn dò: Tóm tắt truyện và học bài. Chuẩn bị bài miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự 3.Rút kinh nghiệm bài giảng:.

<span class='text_page_counter'>(51)</span> Tiết 19-20:. TAM ĐẠI CON GÀ - NHƯNG NÓ PHẢI BẰNG HAI MÀY (Truyện cười). Ngày soạn: 27/9/2012 Ngày giảng : 28 /9 /2012 Tuần học 6 A.Mục tiêu bài học: 1Kiến thức -Hiểu được mâu thuẫn trái tự nhiên trong cách ứng phó của anh học trò dốt nát mà hay khoe khoang, giấu dốt, cũng giấu càng lộ ra làm trị cười thiên hạ. 2Kỹ năng -Nắm được biện pháp gây cười của truyện. 3Thái độ -Hiểu thái độ của nhân dân đối với bản chất tham nhũng của quan lại địa phương. Đồng thời thấy đựơc tình cảnh bi hài của người lao động lâm vào kiện tụng. B.Phương tiện thực hiện: - Chuẩn kiến thức kĩ năng Ngữ văn 10 - Giáo dục kĩ năng sống trong môn Ngữ văn -Giáo án Ngữ văn 10 ( 2011-2012) C.Cách thức tiến hành: -Tổ chức tiến hành giờ dạy theo cách kết hợp các hình thức đọc sáng tạo, trao đổi thảo luận, trả lời câu hỏi, bình giảng,... - Tổ chức diễn hoạt cảnh tại lớp từ truyện cười D.Tiến trình dạy học: 1. Ổn định lớp.. Lớp CP. 10A4 10A5 10A6. 10A12. KP. 2. Kiểm tra bài cũ. 5p - Phân tích những xung đột giữa Tấm và dì ghẻ, từ đó cho thấy tính chất mâu thuẫn, xung đột - Quá trình biến hoá của Tấm nói lên điều gì? - Suy nghĩ như thế nào về hành động trả thù của Tấm? 3. Giới thiệu bài mới.. Hoạt động của GV & HS - Gọi HS đọc phần tiểu dẫn: + Phần tiểu dẫn giới thiệu nội dung gì? + Phân loại truyện cười?. Thời gian. Nội dung cần đạt A. Đọc văn: TAM ĐẠI CON GÀ. 2p. I. Tiểu dẫn 1. Truyện cười có hai loại: + Truyện khôi hài: Mục đích giải trí. + Truyện trào phúng: Mục đích phê phán. 2. Truyện TĐCG: Truyện trào phúng, phê phán thầy đồ dốt..

<span class='text_page_counter'>(52)</span> 8p. II. Tìm hiểu văn bản 1/ Mâu thuẫn trái tự nhiên ở nhân vật thầy đồ a. Dốt >< khoe giỏi. b. Các tình huống khó xử của thầy đồ.. * Gọi HS đọc truyện cười Tam đại con gà: - Hai dòng đầu có ý nghĩa gì trong toàn bộ câu chuyện? - Toàn bộ phần sau của truyện nói về sự việc gì? - Nêu các tình huống khó xử của thầy đồ: + Tình huống 1 là gì?. Rắc rối. Cách xử lí. + Thầy đồ đã xử lí tình huống này như thế nào? + Việc xử lí như vậy có ý nghĩa gì? * Tình huống 2, GV đặt câu hỏi tương tự.. 25p. - Qua các tình huống em rút ra kết luận về mâu thuẫn trái tự nhiên ở nhân vật thấy đồ? - Truyện gây cười bằng thủ pháp nghệ thuật gì?. Mâu thuẫn trái tự nhiên Bản chất thầy đồ. - Cho HS thảo luận ngắn về ý nghĩa phê phán của truyện. GV bình thêm:. 5p. cái dốt bị lộ tẩy - Con công không thể là ông con gà - Láu cá mẹo vặt, lý sự cùn, nguỵ biện. - Ngây ngô với ý nghĩ « Thổ công nhà nó cũng dốt nữa ». 1.Nghệ thuật: - Cách vào truyện tự nhiên, cách kết thúc bất ngờ. -Thủ pháp “ nhân vật tự bộc lộ” cái dốt của nhân vật tự hiện ra, tăng dần theo mạch phát triển của truyện cho đến đỉnh điểm là lúc kết thúc. - Ngôn ngữ truyện giản dị nhưng rất tinh tế, nhất là ở phần kết, sử dụng yếu tố vần điệu để tăng tính bất ngờ và yếu tố gây cười. 2.Nội dung: - Phê phán thói giấu dốt. - Phê phán mọi người–nhất là những người đi học,chớ nên giấu dốt, hãy mạnh dạn học hỏi không ngừng.. B.Đọcvăn: . - Dốt nát kém cỏi, mê tín, dạy vỡ lòng không nổi. - Liều lĩnh , sĩ diện, giấu dốt, dối lừa.. Tình huống 2 - Bố học trò hỏi thầy cách dạy chữ “kê” của thầy - Nhanh trí tìm cách lý giải từ « kê’ một cách sâu sắc uyên bác đó là giải thích đến ba đời nhà gà.. III. Tổng kết :. - Gọi HS đọc to và rõ phần Ghi nhớ. Tiết 20 PPCT. Tình huống 1 -Chữ “ kê” nhiều nét rắc rối không biết - Học trò hỏi gấp - Liều đọc là “dủ dỉ...” - Khấn thổ công để chắc chắn về sư đúng/ sai của mình được ủng hộ ba đài, bắt học trò đọc to. cái dốt được nâng lên -Không có con dủ dỉ dù dì.

<span class='text_page_counter'>(53)</span> - Cách đọc : + Thầy lý : giọng hống hách, doạ nạt, thâm nho. + Cải, Ngô: giọng khổ sở, van xin, cầu cứu. - Người kể chuyện: Khách quan. - Gọi HS đọc truyện và nêu tên nhân vật chính? Hãy cho biết mối quan hệ giữa 2 nhân vật: Cải và thầy lí? - Kịch tính thể hiện qua yếu tố bất ngờ. Vậy yếu tố bất ngờ đó là gì? - Trước hành động xử kiện của thầy lí, Cải có lời nói và cử chỉ ra sao?. 6p. NHƯNG NÓ PHẢI BẰNG HAI MÀY 1.Trước khi xử kiện: - Cải và Ngô đánh nhau, lôi nhau đi kiện quan .. Sự việc. 20p. Thầy lí -Nổi tiếng xử kiện giỏi, người cầm quyền địa phương, đại diện thực thi pháp pháp luật. -Biết rõ hành động của Cải và Ngô vì quan nhận cả hai.. Hành động. -GV: Em có nhận xét gì về cách xử kiện của thầy lí ? - GV: Thái độ cuả Cải , Ngô trước lời kết án ? - GV: Vì sao Cải lại xin thầy lí xử lại ? ( GV: Vì Cải đã lót tiền trước mà bao giờ thua, Cải bất ngờ ). Nhận xét về hành động. -GV: Kết quả cuối cùng nói lên điều gì ?. -HS đọc Ghi nhớ -GV: Đặc sắc nghệ thuật của. Ngô Đánh nhau kiện. - Lót 5 đồng tin tưởng mình thắng kiện - Dân lao động nghèo, từng lo tiền lót quan, mong được xử thắng kiện - Nạn nhân. Biện chè 10đồng tin tưởng mình thắng. - Dân lao động nghèo, từng lo tiền lót quan, mong được xử thắng kiện - Nạn nhân. 2.Khi xử kiện: -Thầy lí không cần điều tra, phân tích, lý giải, hỏi cặn kẽ vội kết án ngay, phạt Cải. + Cải ngạc nhiên xinquan xử lại + Ngô im lặng vì đã thắng kiện.. -GV: Anh ta đã làm gì ? -GV: Hành động cử chỉ của thầy lí nói lên điều gì ?. -Tham nhũng, thủ phạm. Cải - Đánh nhaukiệ n. 8p. * Lời nói : lẽ phải thuộc về con *Hành động : xoè 5 ngón tay… Nỗ lực cuối cùng của Cải đã bị thầy lí gạt đi (lẽ phải của Ngô- 10 đồng, lẽ phải của Cải- 5 đồng)  Ngô thắng kiện nhưng mất không ít tiền.  Cải thì thì tiền mất tật mang.  Cải vừa là nạn nhân, vừa là thủ phạm; vừa đáng cười, lại vừa đáng thương, đánh trách..

<span class='text_page_counter'>(54)</span> truyện ? - GV: Truyện phản ánh điều gì ?. 3.Tổng kết :. 4p. (Thời gian 10 phút ) - GV phân công, tổ chức hs nhập vai + GV : Vai lí trưởng +HS nam1: Vai Cải + HS nam 2 : Vai Ngô + Tiếng đế của tập. 7p. a. Nghệ thuật: -Tạo tình huống gây cười. - Xây dựng được những cử chỉ và hành động gây cười như trong kịch câm, mang nhiều ý nghĩa. - Kết hợp cử chỉ gây cười và lời nói gây cười, giữa ngôn ngữ nói và ngôn ngữ cử chỉ. - Chơi chữ. b. Nội dung : Truyện vạch trần bản chất tham nhũng của hàng ngũ quan lại xưa. C.Diễn hoạt cảnh ( chuyền thể từ truyện cười dân gian) Lí trưởng : ( đi từ ngoài vào xưng danh, cười) khớ… khớ… Bà con ơi! Tiếng đế: Sao Lí trưởng: Như tôi đây chính danh lí trưởng. Tính tôi hay trịch thượng trong làng Trên ơn nấp bóng quan Xoay chúng kiếm ăn cũng khá. Tiếng đế: Thế đích thị là loại quan tham, bất lương rồi. Lí trưởng : Bà con nói thế là… nói quá đấy ! Tôi đứng đầu trông coi mọi việc. Được xem như : “cha mẹ của dân’ “ Đèn trời soi xét” tinh thông Mọi việc đều “ liêm minh, chính đại” Tiếng đế : Úi giời ! Vừa mới nói “ xoay chúng dưới kiếm ăn cùng khá” làm gì có liêm minh, chính đại. Lí trưởng : Cái gọi là liêm minh, chính đại, lẽ công bằng, lí phải trái công đường … nó là… nó là… Tiếng đế : Là sao ! Lí trưởng : Là phụ thuộc vào người thưa kiện chứ còn sao ! Tiếng đế : Thế mới mới có tiếng là thầy lí xử kiện giỏi chứ. Lí trưởng ( cười gọi) He… he…! Thằng Cải, thằng Ngô đâu ? Cải, Ngô : ( Từ trong chạy ra quỳ xuống) Dạ ! Lí trưởng : Việc nông gia nay đà thanh thoả, hai đứa mày lại động mả đánh nhau, nghe ông xử cho đây ! Hôm nọ, hai đứa mang đơn đi kiện. Đơn của chúng mày ông đà xem xét kĩ. Nay ông quyết : thằng Cải đáng thằng Ngô đau hơn phạt một chục roi. Bay đâu !kéo nó ra . Cải : ( run lẩy bẩy, ngẩng mặt nhìn thầy lí và vội xoè năm đầu ngón tay, khẽ bẩm) Xin thầy xét lại, lẽ.

<span class='text_page_counter'>(55)</span> phải về con mà ! Lí trưởng ( cũng xoè năm ngon tay trái úp lên năm ngón tay phải, giọng kéo dài).Tao biết mày phải… nhưng nó lại phải … bằng hai mày ! Cải : ( mặt ớ ra). E.CỦNG CỐ, DẶN DÒ: 2p 1.Củng cố: - Qua 2 truyện rút ra nhận xét gì về truyện cười dân gian ? 2.Dặn dò : - Làm bài tập - Soạn: Tiết 21-22 : Ca dao than thân, tình nghĩa. 3.Rút kinh nghiệm bài giảng :. Tiết 21-22 Đọc thêm Ngày soạn:. CA DAO THAN THÂN - YÊU THƯƠNG- TÌNH NGHĨA MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM TRONG BÀI VĂN TỰ SỰ 4/10/2012.

<span class='text_page_counter'>(56)</span> Ngày giảng : 5 /10/2012 Tuần học 7 A. Mục tiêu cần đạt 1. Kiến thức : - Hiểu niềm xót xa, đắng cay và tính yêu thương, thủy chung, đằm thắm ân tình của nhân dân lao động trong xã hội cũ. - Hiểu nghệ thuật đặc sắc trong ca dao dân gian. 2.Kỹ năng : - Đọc hiểu ca dao theo đặc trưng, thể loại. 3.Thái độ : - Tự nhận thức, xác định giá trị nội dung , ý nghĩa của các câu ca dao than thân, yêu thương, tình nghĩa. - Trình bày suy nghĩ cảm nhận của cá nhân về quan niệm sống và mối quan hệ yêu thương. B. Phương tiện thực hiện: - Chuẩn kiến thức kĩ năng Ngữ văn 10 - Giáo dục kĩ năng sống trong môn Ngữ văn - Ôn tập,kiểm tra kết quả học tập Ngữ văn 10 -SGK, SGV, thiết kế bài giảng. - Giáo án Ngữ văn 10 ( 2011-2012) C. Cách thức tiến hành: - Kết hợp phương pháp đọc diễn , thảo luận nhóm,trả lời câu hỏi, bình giảng, liên hệ, so sánh những bài ca dao cùng chủ để, cùng mô típ . D. Tiến trình dạy học 1. Ổn định lớp.. Lớp CP. 10A4 10A5 10A6. 10A12. KP 2. Kiểm tra bài cũ: 5p - Các tình huống khó xử của Thầy Đồ? Điều gì đã gây nên tiếng cười ở đây? - Phân tích kịch tính cuả truyện “nhưng nó phải bằng hai mày”. Mục đích của truyện? 3. Giới thiệu bài mới.. Hoạt động của GV & HS. Thời gian. - Gọi HS đọc Tiểu dẫn: -GV: HS nêu khái niệm ca dao?. -GV: Nội dung chủ yếu của ca dao là gì?. -GV: Đặc điểm nghệ thuật của ca. 5p. Nội dung cần đạt I. Giới thiệu chung: 1. Nội dung ca dao: - Là lời thơ trữ tình dân gian, thường kết hợp âm nhạc khi diễn xướng, được sáng tác nhằm diễn tả thế giới nội tâm của con người. - Có 2 loại: + Ca dao trữ tình: tiếng hát than thân, lời ca yêu thương tình nghĩa. + Ca dao hài hước: Tinh thần lạc quan của người lao động. 2. Nghệ thuật:.

<span class='text_page_counter'>(57)</span> dao? * Hướng dẫn HS đọc chùm ca dao trong SGK: - Các bài than thân đọc với giọng xót xa thông cảm - Các bài yêu thương, tình nghĩa 15p đọc với giọng thiết tha sâu lắng -GV: Lời than thân ở bài 1 là lời than thân là ai? Than về điều gì ? -GV: Than bằng cách nào ? ? ( Liên hệ thơ Hồ Xuân Hương ) ( GV gợi ý : Bánh trôi nước ) -GV liên hệ thêm một sô bài ca mở đầu bằng “thân em”+ bình giảng mở rộng. - Theo thể lục bát hoặc lục bát biến thể. - Ngôn ngữ gần gũi với lời nói hằng ngày. - Dùng phép so sánh, ẩn dụ, biểu tượng, lặp… II. Tìm hiểu văn bản 1. Bài 1: + Mở đầu bằng: “Thân em như …”: Lời than ngậm ngùi, chua xót của người phụ nữ. + Hình ảnh so sánh, ẩn dụ: thân phận bị phụ thuộc và giá trị không được ai biết đến. + Bài 1: Người phụ nữ ý thức được sắc đẹp, tuổi xuân và giá trị của mình (như tấm lụa đào) nhưng số phận chông chênh – như một món hàng giữa chợkhông biết sẽ vào tay ai.  Nỗi đau của nhân vật ở chỗ khi người con gái bước vào tuổi đẹp nhất, hạnh phúc nhất của đời thì nỗi lo về thân phận ập đến. Ý thức về phẩm chất và số phận của người phụ nữ.. * Gọi HS đọc bài ca dao: -GV:Thương nhớ vốn là tình cảm khó hình dung- nhất là tình yêu. Vậy mà ở bài ca dao này lại được diễn tả một cách cụ thể, tinh tế và gợi cảm. Đó là nhờ thủ pháp nghệ thuật gì? Và thủ pháp đó tạo nên hiệu quả nghệ thuật ra sao? -GV: Cái khăn được hỏi đầu tiên và hỏi nhiều nhất, vì sao như 4p vậy? -GV: Nét nghệ thuật tiêu biểu trong những câu thơ nói về chiếc khăn này là gì? * Gọi HS tìm dẫn chứng thêm: - Sẵn đây khăn gấm quạt quỳ Với cành thoa ấy, tức thì đổi trao ( Câu 287-368)-Truyện KiềuNguyễn Du ) - Gửi khăn, gửi áo, gửi lời Gửi đôi chàng mạng cho người đàng xa - Nhớ khi khăn mở trầu trao Miệng chỉ cười nụ biết bao nhiêu tình - Đất nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm ( Đất Nước –Nguyễn Khoa Điềm ) Chiếc khăn với bức tờ mây GVBình: Ta cũng từng bắt gặp 4p ngọn đèn ở một số bài ca dao :. 3. Bài 4: a/ Cách nói: Nỗi niềm nhớ thương của cô gái đối với người yêu được biểu hiện một cách cụ thể, gợi cảm bằng các biểu tượng: Khăn, đèn, mắt.. b/ Hiệu quả nghệ thuật * Khăn: Hình ảnh nhân hoá- hỏi đầu tiên và nhiều nhất . Vì : + Thường là vật trao duyên  vật kỉ niệm gợi nhớ. + Là vật luôn bên người cin gái  cùng chia sẻ niềm thương nhớ. + Cấu trúc: theo lối vắt dòng, láy lại 6 lần từ “khăn” và 3 lần “thương nhớ ai”  Nỗi nhớ thêm triền miên da diết. + Khăn xuống, lên, rơi, vắt: đảo thanh +hình ảnh vận động trái chiều  Tâm trạng ngỗn ngang nỗi nhớ + Sử dụng 16 thanh bằng  nỗi nhớ thương đậm màu sắc nữ tính, biết ghìm nén cảm xúc không bộc lộ một cách dễ dải.. * Đèn: nhân hoá + Nỗi nhớ được đo theo thời gian: ngày  đêm..

<span class='text_page_counter'>(58)</span> Đêm đêm khêu ngọn đèn loan Nhớ chàng quân tử thở than mấy lời. ( Ca dao ) -GV: Qua hình ảnh ngọn đèn cho biết nỗi nhớ ở đây được diễn tả như thế nào? -GV: Hình ảnh “ đèn không tắt” diễn tả điều gì?. 2p. -GV: Hình ảnh “ mắt ngủ không yên” cho thấy tâm trạng nhân vật trữ tình lúc này ra sao? + Câu hỏi cuối bài ca dao chothấy nhân vật trữ tình đang lo lắng điều gì? ( Thương anh cũng muốn nói ra Sợ me bằng đất, sợ cha bằng trời.) -GV bình: -GV chốt ý : *Gọi HS đọc bài ca dao: + Hình ảnh “ gừng cay, muối mặn” có ý nghĩa như thế nào? + Mục đích của tác giả dân gian đưa ra 2 hình ảnh này để làm gì? 5p -GV bình: -GV bình : Thơ Nguyễn Khoa Điềm phát triển ý ca dao: Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn. -GV : Hai câu cuối có gì đặc biệt về độ dài của câu ? Tác dụng ?. 5p -GV: Bài ca dao nhắc nhở chúng ta điều gì? - GV hướng HS vào phần ghi nhớ. Gọi HS đọc to và rõ phần ghi nhớ Tiếp theo tiết 22 : Đọc thêm:. + Đèn không tắt: trằn trọc thâu đêm, nỗi nhớ đằng đẳng  ngọn lửa tình vẫn cháy sáng mãi trong tim cô gái. *Đôi mắt: Hoán dụ + Cô gái hỏi chính mình, nỗi ưu tư nặng trĩu:  Hiện tượng hợp lí, nhất quán, tự nhiên. - Câu thơ 4 chữ (thể vãn bốn): Chỉ hỏi không lời đáp + Thương nhớ ai (lặp 5 lần) như nén chặt nỗi thương nhớ  Nỗi lo âu hạnh phúc lứa đôi. Diễn tả cụ thể, sinh động nỗi niềm thương nhớ của trai gái yêu nhau. 3. Bài 6: - Ý nghĩa biểu tượng của “muối gừng”. + Gia vị bữa ăn, vị thuốc để chữa bệnh, hương vị của tình người. + Biểu trưng cho sự gắn bó thuỷ chung của con người. - Giá trị biểu cảm của hình ảnh “muối gừng”. + Tình yêu thuỷ chung bền vững của vợ chồng. + Lối nói trùng điệp, nhấn mạnh, tiếp nối: ý nghĩa khẳng định - Câu cuối: Câu bát kéo dài 13 tiếng chỉ một đời người  Có nghĩa là không bao giờ xa cách.  Ca ngợi lối sống tình nghĩa, thuỷ chung của người bình dân xưa. 4. Nghệ thuật - Lặp mô thức mở đầu. - Hình ảnh thành biểu tượng: cầu, khăn, đèn, gừng cay, muối mặn… - So sánh, ẩn dụ. - Lục bát, song thất lục bát (biến thể), thể hỗn hợp.  Ghi nhớ: SGK.

<span class='text_page_counter'>(59)</span> MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM TRONG BÀI VĂN TỰ SỰ Ngày soạn: 4/10/2012 Ngày giảng : /10/2012 Tuần học : 8. A.Mục tiêu bài học 1 Kiến thức :: - Yếu tố miêu tả, biểu cảm, vai trị tác dụng của nó trong bài văn tự sự. - Thấy được sự quan trọng của việc quan sát, liên tưởng và tưởng tượng khi viết bài văn tự sự. 2Kỹ năng : - Biết vận dụng kiến thức vào bài văn tự sự. B.Phương tiện thực hiện: - Chuẩn kiến thức, kĩ năng Ngữ văn 10 - SGK, SGV, thiết kế bài giảng. C.Phương pháp thực hiện: - Kết hợp các phương pháp đọc hiểu, phát vấn, thảo luận, qui nạp, thực hành bài tập D.Tiến trình dạy học 1.Ổn định lớp 2.Kiểm tra bài cũ Trình bày cách thức chọn sự việc và chi tiết trong bài văn tự sự ? 3.Bài mới Hoạt động của GV, HS - GV chia nhóm cho HS thảo luận trả lời câu hỏi SGK. GV nhận xét, bổ sung chốt lại nội dung chính.. Thời gian 5p. 5p. - Gọi HS đọc đoạn trích, Thảo luận trả lời câu hỏi: + Văn bản trên có phải là đoạn tự sự không? + Xác định yếu tố miêu tả? Biểu cảm?. 12p. Yêu cầu cần đạt I. Miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự 1. Thế nào là miêu tả, biểu cảm - Miêu tả: Giúp cho các sự việc được tái hiện lại một cách sinh động. - Biểu cảm: giúp cho câu chuyện có sức truyền cảm mạnh mẽ. 2.Miêu tả trong văn tự sự không hoàn toàn giống với miêu tả trong văn miêu tả - Giống: thể hiện tình cảm chủ quan. - Khác: mục đích 3.Căn cứ đánh giá thành công của việc miêu tả và biểu cảm trong văn tư sự: sự thuyết phục của văn bản đối với người đọc. 4.Phân tích ví dụ SGK a. Là đoạn tự sự vì có các yếu tố: nhân vật ( chàng chăn cừu, cô gái), sự việc (một cốt truyện nhỏ), có người dẫn chuyện( nhân vật Tôi- chàng, chăn cừu). b. Miêu tả: mang lại một không gian yên tĩnh của một đêm đầy sao trên trời, chỉ còn nghe tếng suôí reo, cỏ mọc, tiếng kêu của loài côn.

<span class='text_page_counter'>(60)</span> - Cho HS chọn và điền từ vào ô trống và đọc lên nguyên văn khi đã hoàn thành. - Để làm tốt việc miêu tả trong văn tự sự người làm chỉ cần quan sát đối tượng một cách kĩ càng mà không cần liên tưởng, tưởng tượng được không? Tìmdẫn chứng trong văn bản? - HS thảo luận BT 3. 3p. 3p. - GV hướng HS đến phần ghi nhớ. Yêu cầu HS đọc to, rõ và học thuộc. - Gợi ý cho HS làm phần luyện tập.. 15p. trùng. Có 2 người ( cô chủ và chàng trai) đang thức trắng dõi theo nhìn sao. c.Biểu cảm: nỗi rõ vẻ bâng khuâng xao xuyến của chàng trai trước cô chủ nhưng anh ta vẫn giữ được mình. Anh tưởng cô gái ngồi cạnh anh cũng là vẻ đẹpcủa ngôi sao đậu xuống vai anh và thiêm thiếp ngủ  Yếu tố miêu tả và biểu cảm tăng thêm vẻ đẹp hồn nhiên của cảnh vật lòng người. II. Quan sát, liên tưởng, tưởng tượng đối với việc miêu tả và biể cảm trong bài văn tự sự 1.BT 1: Chọn và điền từ a. Liên tưởng. b. Quan sát. c.Tưởng tượng. 2.Bài tập 2: Không chỉ quan sát trong miêu tả mà phải liên tưởng, tưởng tượng mới gây được cảm xúc. + Quan sát: Trong đêm… + Tưởng tượng: Cô gái… + Liên tưởng: Cuộc hành trình thầm lặng… 3.BT3: - Câu a,b, c đúng. - Câu d: không chính xác ( chỉ là tiếng nói chủ quan không thể hiện tính chân thật).  Ghi nhớ: SGK III. Luyện tập  Bài tập 1 a. HS viết theo sở thích của mình. b. Vai trò của MT và TS: Người đọc cảm thấy như đang tận mắt chứng kiến một bức tranh tuyệt đẹp về mùa thu vàng và càng thêm yêu thiết tha cuộc đời thơ mộng đến kì diệu này. Hiệu quả: được tạo nên trước mắt nhờ tình yêu cuộc sống của nhà văn nhưng hiệu quả ấy sẽ không thể nếu NV không thể hiện được khả năng quan sát, liên tưởng, tưỡng tượng tinh tế và mới mẻ khác thường. Bài tập 2: HS viết theo sở thích của mình.. E.CỦNG CỐ, DẶN DÒ: 2p 1.Củng cố Để làm văn hay và sống đẹp cần thiết phải quan tâm đến con người và đời sống, phải lưu giữ những ấn tượng và cảm xúc trước con người và đời sống. 2.Dặn dò - Làm bài tập 2 .- Học bài. - Soạn : Tiết 23: Đặc điểm ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết 3.Rút kinh nghiệm bài giảng:. Tiết 23: ĐẶC ĐIỂM CỦA NGÔN NGỮ NÓI VÀ NGÔN NGỮ VIẾT Ngày soạn: 7/10/2012 Ngày giảng : 8 /10/2012 Tuần học : 8 A.MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1.Kiến thức :.

<span class='text_page_counter'>(61)</span> Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết xét theo các phương diện : - Phương diện ngôn ngữ - Tình huống giao tiếp. Đặc -điểm của tiện NNNphụ trợ Đặc điểm của NNV Phương + Âm thanh - Từ, câu, văn bản + Chữ viết Tiếp :xúc trực tiếp + Tiếp xúc không trực 2.Kĩ+ năng ( -cóNhững mặt người ( không có vàmặt kĩ năngnghe thuộctiếp về hoạt động nói hoạt động nghe trong giao tiếp ở khingôn nói) ngữ nói (NNN) người đọc khiviết viết) dạng và ngôn ngữ (NNV) - Kĩ năng phân biệt để không sử dụng nhầm lẫn giữa NNN và NNV : tránh nói + viết, Ngữ hoặc điệu như nói. + Dấu câu như + Cửđộ: chỉ, điệu bộ, nét + Kí hiệu văn tự, hình 3.Thái mặt, ánh mắt… đồ. về các đặc điểm chung và riêng của ngôn - Giao tiếp, trình bày suyảnh, nghĩbiểu /ý tưởng ngữ +nóiĐavàdạng, viết. mang tính + Chính xác, lựa chọn, ngữ,định từ ngữ vàolậptừng - khẩu Ra quyết trongđịa việcphụ ngôn thuộc ngữ để tạo các văn bản nói và viết phù hợp với ngữ hoàn XH, cảnh phong mụcphương, đích, đốibiệt tượng, giaocách tiếp. ngôn ngữ, trợ từ, thánTIỆN từ, từ THỰC ngữ không dùng từ ngữ mang B.PHƯƠNG HIỆN: đưa đẩy chêm xen văn 10, tínhtậpkhẩu ngữ, từ ngữ - SGK, SGV Ngữ 1 địa Ngữ phương - Chuẩn kiến thức kĩ năng văn 10 đầy đủ thành - Giáo dục kĩ năng sống+trong môn Ngữphần, văn 10 mạch chẽ. Văn Đường) - Thiết kế bài giảng Ngữ văn lạc, 10 ( chặt Nguyễn + - Tỉnh lược hoặc Giáo án Ngữ văncó 2011-2012 thể rườm rà, dư thừa, C. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN: -trùng Phânlặp tích một số tình huống sử dụng ngôn ngữ , qua đó so sánh ngôn ngữ để nhận ra các đặc điểm của ngôn ngữ nói và viết. - Thực hành luyện tập sử dụng ngôn ngữ phù hợp với văn phong nói và viết. D.TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG: 1.Ổn định lớp : Lớp 10A4 10A5 10A6 10A12 CP KP 2.Kiểm tra bài cũ : 5p Câu hỏi : Hãy nêu một số nét đặc sắc về nghệ thuật của các bài ca dao đã học ? * GV nhận xét, bổ sung, cho điểm : - Lặp mô thức mở đầu. - Hình ảnh thành biểu tượng: cầu, khăn, đèn, gừng cay, muối mặn… - So sánh, ẩn dụ. - Lục bát, song thất lục bát (biến thể), thể hỗn hợp.. 3. Bài mới Hoạt động của GV –HS Thời gian. GV tổ chức hướng dẫn học sinh thảo luận nhóm: GV: Đặc điểm giống nhau và khác nhau giữa. 8p. Nội dung cần đạt. I-ĐẶC ĐIỂM CỦA NGÔN NGỮ NÓI VÀ NGÔN NGỮ VIẾT.

<span class='text_page_counter'>(62)</span> NNN và NNV ? -GV:Nhận xét, đánh giá, bổ sung:. HS so sánh các khái niệm -GV: Giống cùng dùng âm thanh -Khác: + Nói : phải có ngữ điệu, cử chỉ + Đọc: * Phải lệ thuộc tuyệt đối vào văn bản. * Phải tận dụng ưu thế của ngữ điệu để làm toát lên nội dung.. 3p. II.LUYỆN TẬP:. 8p. -GV nêu ND , phân tích minh họa : -GV hướng dẫn Hs luyện tập: Nhóm 1 : Bài 1 GV nhận xét, trình chiếu. - Lưu ý: ngôn ngữ nói - viết có những đặc điểm riêng → cần nói, viết cho phù hợp. - Phân biệt + nói - đọc + ghi - viết Ví dụ so sánh: Từ ngữ chuẩn mực Từ ngữ trong NNN -Xưng hô: anh, tôi, -mày, tao, đại ca-tiểu anh-em.. bạn –mình. đệ, ôn con-tao -Khẳng định, phủ - Xong, đếch, thiệt-đi. định, đi, chạy, trốn, ăn -Hành động: đi, chạy - Té, vắt dò lên cổ, trốn, ăn lủi. - Trạng thái: thích - Máu lắm, tức sặc thú, căm uất, nổi tiết, điên máu, đông ơi khùng, rất đông, hiệu là đông, chảnh choẹ, quả,… … Câu chuẩn mực Câu trong NNN -Anh có đi tiếp được - Nổi không ? không ? - Bạn ăn có ngon - Ngon không ? không ? - Tôi làm việc đó rất -Làm tuốt luốt dễ dàng ?. 6p. 1.Bài tập 1/89: Phân tích đặc điểm ngôn ngữ viết trong đoạn trích của Phạm Văn Đồng: - Tác giả sử dụng ngôn ngữ chuẩn mực. -Sử dụng thuật ngữ chuyên ngành: vốn chữ ( từ vựng), phép tắc ( ngữ pháp), tinh hoa, phong cách của tiếng,… -Sử dụng đúng lúc các dấu câu. - Tách dòng và dùng số từ chỉ thứ tự : Một là, Hai là, Ba là, rất rõ ràng, mạch lạc. 2.Bài tập 2/89: Phân tích đặc điểm của ngôn ngữ nói được ghi lại trong đoạn trích truyện Vợ nhặt của Kim Lân. Tác giả mô phỏng đúng lời nói, điệu bộ, cử chỉ, hành động của nhân vật ( khác với lời kể của tác giả). - Lời nói : Kìa anh ấy gọi !.... Có khối mà cơm trắng mấy giò đấy!... Thật đấy, có đẩy thì ra mau lên ! - Cử chỉ, điệu bộ, hành động : Thị cong cớn, ngoái cổ, vuốt mồ hôi, cười, ton ton chạy lại đẩy xe. -Nói kết hợp với điệu bộ cử chỉ: Đã thật thì đẩy chứ sợ gì, đằng ấy nhỉ-Thị liếc mắt cười tít. 3.Bài tập 3/89: Phân tích lỗi và chữa lại các câu a.Ngôn ngữ có các yếu tố dư : câu sai vì thiếu chủ ngữ.  Sửa : Trong thơ ca Việt Nam , ta thấy có nhiều bức tranh mùa thu được miêu tả rất đẹp..

<span class='text_page_counter'>(63)</span> 6p Nhóm 2 : Bài 2 GV nhận xét, trình chiếu. NHóm 3 : Bài 3 GV nhận xét, trình chiếu. 88. b-Thừa từ : còn như , thì. - Dùng từ địa phương : vống.  Sửa : Máy móc, thiết bị nước ngoài đưa vào góp vốn không được kiểm soát, họ sẵn sàng khai tăng lên đến mức vô tội vạ. c- Sử dụng ngôn ngữ nói : thì như, thì cả. - Sắp xếp từ không có hệ thống để chỉ chủng loài vật.  Sửa : Cá, rùa, ba ba, tôm, cua, ốc sống ở dưới nước đến các loài chim, vạc, cò, gia cầm như vịt, ngỗng chúng chẳng chừa một loài vật nào.. 7p. HS đọc Ghi nhớ /. E.CỦNG CỐ- DẶN DÒ : 2p 1. Củng cố - Khái niệm: + ngôn ngữ núi + ngôn ngữ viết - Củng cố qua hệ thống bài tập 2. Dặn dò: - Học, hoàn thành bài tập - Soạn bài : Ca dao hài hước sgk/ 90-91 3.Rút kinh nghiệm bài giảng:. Tiết 24 : Ngày soạn : 19/10/2012 Ngày giảng : 20/10/2012 Tuần học : 9 A. MỤC TIÊU: Giúp HS. CA DAO HÀI HƯỚC( Bài 1,2 ).

<span class='text_page_counter'>(64)</span> 1. Kiến thức: Cảm nhận được tiếng cười lạc quan trong ca dao qua NT trào lộng thông minh, hóm hỉnh của người bình dân cho dù cuộc sống của họ có nhiều vất vả, lo toan. 2. Kỹ năng sống: bày tỏ quan niệm cá nhân về các hiện tượng đời sống của người xưa trong ca dao , liên hệ đối chiếu để rút ra bài học trong cuộc sống hôm nay. 3. Giaó dục : Trân trọng tâm hồn lạc quan, yêu đời của nhân dân lao động và yêu quý tiếng cười của họ trong ca dao.. B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN : - SGK, SGV Ngữ văn 10, tập 1 - Chuẩn kiến thức kĩ năng Ngữ văn 10 - Giáo dục kĩ năng sống trong môn Ngữ văn 10 - Thiết kế bài giảng Ngữ văn 10 ( Nguyễn Văn Đường) - Ôn tập,kiểm tra kết quả học tập Ngữ văn 10 C. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN : -Kết hợp đọc diễn cảm với bình giảng, phân tích, so sánh liên hệ, thuyết minh, thảo luận nhóm,... D. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Ổn định lớp. Lớp 10A4 10A5 10A6 10A12 CP KP 2. Kiểm tra bài cũ: 5p Câu hỏi : Trình bày đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết? - GV nhận xét, bổ sung, cho điểm : Ngôn ngữ nói. Ngôn ngữ viết. + Âm thanh + Tiếp xúc trực tiếp ( có mặt người nghe khi nói) + Ngữ điệu + Cử chỉ, điệu bộ, nét mặt, ánh mắt… + Đa dạng, mang tính khẩu ngữ,. 3.Giới thiệu bài mới Hoạt động của GV –HS -GV gợi dẫn : ca dao hài hước là tiếng cười sảng khoái hoặc phê phán thói hư tật xấu trong xã hội. - GV: Theo em có mấy kiểu. Thời gian. 5p. + Chữ viết + Tiếp xúc không trực tiếp ( không có mặt người đọc khi viết) + Dấu câu + Kí hiệu văn tự, hình ảnh, biểu đồ. + Chính xác, lựa chọn, phụ thuộc vào từng phong cách ngôn ngữ, không dùng từ ngữ mang tính khẩu ngữ, từ ngữ địa phương + đầy đủ thành phần, mạch lạc, chặt chẽ. Nội dung cần đạt I.Tìm hiểu chung về ca dao hài hước: 1.Khái niệm: 2. Tiếng cười trong ca dao hài hước: Có 2 loại : - Tiếng cườ igiải trí, tự trào : Tự cười mình..

<span class='text_page_counter'>(65)</span> tiếng cười trong ca dao hài hước ?. * GV hướng dẫn cách đọc : - Bài 1: Đọc theo hình thức đối đáp nam- nữ, giọng vui tươi, dí dỏm mang âm hưởng đùa cợt như cách đối đáp vui của namnữ ở chặng hát cưới trong dân gian - Bài 2: Đọc với giọng vui tươi có pha ý giễu cợt ( nhấn mạnh các động từ) * Nhận xét cách đọc : Cả 2 bài đều là ca dao hài hước. Tuy nhiên có thể phân chia cụ thể như thế nào ? GV dẫn dắt : Trong ca dao yêu thương tình nghĩa xuất hiện mô típ đối đáp. Ở bài này có cách đối đáp khác. Đó là hình thức đối đáp nào ? Đối đáp về việc gì ? * Hoạt động nhóm: GV chia lớp thành 2 nhóm. Tìm hiểu đồng thời cả việc dẫn cưới và thách cưới : - Nhóm 1: Dẫn cưới - Nhóm 2: Thách cưới Lần lượt trả lời các câu hỏi : - Lễ vật có gì đặc biệt khác thường ? - Cách nói có gì đặc biệt ? -Qua cách nói đó cho ta thấy cảnh ngộ của họ như thế nào ? - Thấy được vẻ đẹp gì trong tâm hồn của họ ? - GV: Lễ vật dẫn cưới cụ thể của chàng trai là gì ? - GV: Mục đích của việc dẫn cưới là gì ? Em có nhận xét gì. - Tiếng cười châm biếm: Phê phán trg nội bộ nhân dân, nhằm nhắc nhở nhau, tránh những thói hư, tật xấu. II. Đọc - hiểu văn bản: 1.Đọc và tìm hiểu tiểu loại: a. Đọc : 3p. 5p. 5p. b. Tìm hiểu tiểu loại : -Bài 1: Ca dao giải trí, tự trào - Bài 2,3,4: Ca dao hài hước, châm biếm. 2.Đọc- hiểu chi tiết : 2.1. Bài 1: a. Hình thức đối đáp: Giữa nam và nữ về việc dẫn cưới và thách cưới. * Dẫn cưới : - Lễ vật : thú bốn chân + Ý định: toan dẫn voi, dẫn trâu, dẫn bò + Quyết định : dẫn con chuột béo + Mục đích : “ mời dân mời làng”.

<span class='text_page_counter'>(66)</span> về lễ vật dẫn cưới của chàng trai ? - GV: Cách nói của chàng trai có gì đáng lưu ý? - GV: Qua cách nói và lễ vật mà chàng trai cưới, ta thấy chàng có cảnh ngộ như thế nào ? - GV : Nhưng chàng trai có than phiền về cảnh nghèo của mình hay không ? Ta thấy hiện lên vẻ đẹp tâm hồn của chàng trai ? GV liên hệ : Tình nghĩa con người lao động - Lời dẫn cưới độc đáo của chàng trai gợi nhớ những vần thơ tự trào của Tú Xương: Anh em đừng nghĩ tết tôi nghèo Tiền bạc trong kho, chửa lĩnh tiêu Rượu cúc nhắn đem, hàng biếng quẩy, Trà sen mượn hỏi, giá còn kiêu Bánh trưng sắp gói, nem nồm chảy Giò lụa toan làm, sợ nắng thiu Thôi thế thì thôi đành tết khác Anh em đừng nghĩ tết tôi nghèo ( Cảm Tết ) Chúng ta tìm hiểu lần lượt các ý đã nêu trên Nhóm 2 trả lời : -GV: Trước tiên lời dẫn cưới của chàng trai, phản ứng của cô gái như thế nào ? - GV bình câu: “ Chàng dẫn thế, em thấy làm sang...” - GV : Em có nhận xét gì về.  Đơn giản, không có thật trong lễ cưới tiếng cười đùa vui, hóm hỉnh. - Cách nói : khoa trương, phóng đại, dí dỏm. - Cảnh ngộ : nhà nghèo. - Vẻ đẹp tâm hồn : lạc quan , vượt lên trên cảnh nghèo, “ thi vị hoá” cái nghèo Bản lĩnh của người dân lao động. 6p. * Thách cưới : - Lễ vật : một nhà khoai lang - Mục đích : + Củ to " mời làng + Củ nhỏ " mời họ hàng + Củ mẻ " cho con trẻ + Củ rím, củ hà " cho vật nuôi - Cách nói : hồn nhiên, vô tư, thanh thản đến lạ.

<span class='text_page_counter'>(67)</span> cách nói của cô gái ?. thường - Cảnh ngộ : cũng nghèo. - GV: Qua cách nói cũng như lễ vật thách cưới , ta thấy cô gái có cảnh ngộ như thế nào ? -Cô gái chân thành, nhẹ nhàng, kiểu “ Lạt mềm buộc chặt, nói ngọt lọt đến xương” - GV: Em hiểu gì về tâm hồn cô gái qua cách thách cưới ?. - Vẻ đẹp tâm hồn: Thấu hiểu, cảm thông với chàng trai. Cô gái là người trọng nghĩa hơn của cải. "Đây cũng chính là vẻ đẹp tâm hồn và triết lí nhân sinh của người xưa. *Tiếng cười : Người dân lao động tự cười mình trong cảnh nghèo. Đó là tiếng cười hạnh phúc, thể hiện lòng yêu đời, tinh thần lạc quan, bản lĩnh của người lao động xưa.. - GV: Thông qua lời đối đáp của nam- nữ, thông qua lời dẫn cưới, thách cưới em có cảm nhận gì về tiếng cười của người lao động ? - GV: Tiếng cười hai hước dí dỏm được bộc lộ thông qua các yếu tố nghệ thuật nào ?. 1p. - GV: Em rút ra kết luận gì về bài ca dao ?. - GV: Bài 2 đã dựng lên bức tranh hài hước như thế nào về người đàn ông ? - GV: Em có nhận xét gì về hình ảnh này ? * Liên hệ với các câu nói về “ sức trai” - Làm trai cho đáng nên trai Xuống Đông Đông tĩnh, lên. 8p. b. Nghệ thuật : - Lối nói khoa trương, phóng đại: dẫn voi, dẫn trâu, dẫn bò - Lối nói giảm dần: + Voi trâu  bò  chuột + Củ to củ nhỏcủ mẻ củ rím, củ hà - Cách nói đối lập : + Dẫn voi > < sợ họ quốc cấm + Dẫn bò > > sợ họ co gân + Lợn gà > < khoai lang - Chi tiết hài hước : + Dẫn con chuột béo mời dân, mời làng + Thách cưới một nhà khoai lang Tóm lại : Bài ca là tiếng cười tự trào hạnh phúc trong cảnh nghèo . 2.2 Bài 2: - Hình ảnh chàng trai Khom lưng chống gối - gánh hai hạt vừng ( cố gắng hết sức ) > < việc quá nhẹ nhàng, vô lí, nhỏ bé ) -Nghệ thuật : + Sự đối lập + Phóng đại Hình ảnh chàng trai yếu đuối, lười nhác.  Tạo tiếng cười hài hước, chế giễu. - Mục đích : phê phán loại đàn ông yếu đuối.

<span class='text_page_counter'>(68)</span> Đoài Đoài yên - Làm trai cho đáng nên trai Phú Xuân đã trải, Đồng Nai đã từng - Làm trai quyết chí tang bồng Sao cho tỏ mặt anh hùng mới cam - HS đọc Ghi nhớ sgk /92 -GV : Qua hai bài ca dao trên, em nhận xét gì về nghệ thuật và giá trị nội dung của cadao hài hước ? - GV : Tiếng cười qua các bài ca dao giúp ta điều gì trong cuộc sống hôm nay ? -HS thực hành trắc nghiệm ( 5 câu hỏi ). không có sức trai, không đáng làm trai. 3p. 2p. II. TỔNG KẾT : 1. Nghệ thuật : - Phóng đại, tương phản đối lập - Hư cấu dựng cảnh tài tình, khắc hoạ nhân vật nhân vật bằng những nét điển hình với những chi tiết hào hước, gây cười. - Dùng ngôn ngữ đời thường mà hàm chứa ý nghĩa sâu sắc. 2. Nội dung : - Triết lí nhân sinh cao đẹp: yêu đời, lạc quan; trọng tình nghĩa hơn của cải. - Bài học : Tránh những thói hư tật xấu mà con người thường mắc phải. III. TRẮC NGHIỆM NHANH CỦNG CỐ. E.CỦNG CỐ, DẶN DÒ: 2p 1. Củng cố: Những biện pháp nghệ thuật thường sử dụng trong ca dao hài hước: + Hư cấu dựng cảnh tài tình, khắc hoạ nhân vật bằng những nét điển hình với những chi tiết có giá trị khái quát cao. + Cường điệu, phóng đại, nói giảm, tương phản đối lập. + Dùng ngôn ngữ đời thường, hàm chứa ý nghĩa sâu sắc. 2. Dặn dò: - Học thuộc các bài ca dao, phân tích. - Chuẩn bị bài đọc thêm Tiết 25 : “ Tiễn dặn người yêu” 3.Rút kinh nghiệm bài giảng. Tiết 25 - Đọc thêm:. LỜI TIỄN DẶN. ( Trích “Tiễn dặn người yêu” - Truyện thơ dân tộc Thái) Ngày soạn : 20/10/2012 Ngày giảng : 23 /10/2012 Tuần học : 10 A. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức: - Thấy được nỗi xót thương của chàng trai và niềm đau khổ tuyệt vọng của cô gái..

<span class='text_page_counter'>(69)</span> - Khát vọng hạnh phúc và tình yêu chung thủy của chàng trai, cô gái. - Sự kết hợp giữa tự sự và trữ tình, cách thể hiện tâm trạng nhân vật. 2. Kĩ năng: Đọc – hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại. 3. Thái độ: Bồi dưỡng tình yêu thủy chung và khát vọng hạnh phúc.. B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC: - SGK, SGV Ngữ văn 10, tập 1 - Chuẩn kiến thức kĩ năng Ngữ văn 10 - Giáo dục kĩ năng sống trong môn Ngữ văn 10 - Thiết kế bài giảng Ngữ văn 10 ( Nguyễn Văn Đường) - Ôn tập,kiểm tra kết quả học tập Ngữ văn 10 C. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1. Ổn định lớp. Lớp 10A4 10A5 10A6 10A12 CP KP 2. Kiểm tra bài cũ: 5p - Đọc thuộc lòng bài ca dao 1 - Chỉ ra những thủ pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài ca dao. 3. Giới thiệu bài mới Hoạt động của GV và HS Thời gian  Hoạt động 1: Hướng 5p dẫn đọc - hiểu Tiểu dẫn. - Yêu cầu HS nhắc lại khái niệm truyện thơ. - Gọi HS tóm tắt truyện thơ “ Tiễn dặn người yêu” , GV nhận xét. - Gọi 2 HS đọc đoạn trích với giọng buồn rầu, tiếc thương, tha thiết. - Nêu nội dung và bố cục của đoạn trích? → HS làm theo yêu cầu, 15p GV nhận xét và chốt ý.  Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc - hiểu văn bản: Thao tác 1: - Các nhóm lần lượt cử đại diện của nhóm trình bày phần chuẩn bị theo yêu cầu 13p câu hỏi SGK/ 96.. Nội dung cần đạt I.Tiểu dẫn: 1. Khái niệm truyện thơ: ( SGK/ 18) 2. Truyện thơ “ Tiễn dặn người yêu”: - 1846 câu thơ. - Tóm tắt: SGK/ 93 3. Đoạn trích “ Lời tiễn dặn” - Phần 1 ( Quảng gánh….goá bụa về già): Tâm trạng của chàng trai và cô gái trên đường tiễn dặn. - Phần 2 (còn lại): Cử chỉ, hành động và tâm trạng của của chàng trai lúc ở nhà chồng của người yêu. II. Đọc - hiểu văn bản: 1. Tâm trạng của chàng trai trên đường tiễn dặn: - Tâm trạng mâu thuẫn: + Buộc chấp nhận sự thật đau lòng là cô gái đã lấy chồng. + Muốn níu kéo tình yêu, kéo dài giây phút âu yếm bên nhau. - Quyết tâm giữ trọn tình yêu với cô gái..

<span class='text_page_counter'>(70)</span> Thao tác 2: GV nhận xét, tổng kết từng câu hỏi và chỉ nhấn mạnh 2 nội dung bên. 5p. - Cảm nhận được nỗi đau của cô gái. 2. Cử chỉ, hành động, tâm trạng của chàng trai khi ở nhà chồng của cô gái: - Cử chỉ, hành động: + Vỗ về, an ủi cô gái lúc bị chồng đánh. + Làm thuốc cho cô gái uống. - Tâm trạng: + Xót xa thương cảm cô gái. + Ý chí mãnh liệt nhất quyết sẽ giành lại tình yêu để đoàn tụ với cô gái. 3.Ý nghĩa đoạn trích: - Đoạn trích thể hiện tâm trạng của chàng trai, cô gái; tố cáo tập tục hôn nhân ngày xưa, đồng thời là tiếng nói chứa chan tình cảm nhân đạo, đòi quyền yêu đương cho con người. 4. Nghệ thuật : - Lựa chọn từ ngữ, hình ảnh thể hiện đặc trưng , gần gũi với đồng bào Thái. - Cách miêu tả tâm trạng nhân vật chi tiết, cụ thể qua lời nói cảm động , qua hành động săn sóc ân cần, qua suy nghĩ, cảm xúc mãnh liệt.... E, CỦNG CỐ, DẶN DÒ : 2p 1.Củng cố: 2. Dặn dò: - Học thuộc đoạn trích + tóm tắt - Chuẩn bị Tiết 26-27 bài viết Bài văn số 2 tại lớp 3.Rút kinh nghiệm bài giảng. Tiết 26-27 SỞ GD-ĐT LẠNG SƠN TRƯỜNG THPT CHI LĂNG Ngày soạn : 14 /10/2012 Ngày làm bài : 15, 16,17,19 /10/2012 Tuần học : 9 Lớp 10A4 CP. ĐỀ KIỂM TRA BÀI VIẾT SỐ 2 MÔN NGỮ VĂN 10 Thời gian: 90 phút ( Tại lớp ). 10A5. 10A6. 10A12.

<span class='text_page_counter'>(71)</span> KP. I.MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA: 1.Kiến thức : Ôn tập, củng cố kiến thức về văn nghị luận kiểu bài tự sự Tích hợp kiến thức của tuần : 4,5,6 2.. Kĩ năng Kĩ năng viết văn tự sự có kết hợp biểu cảm Rèn luyện kĩ năng tạo lập văn bản có đủ bố cục ba phần, có liên kết về hình thức và nội dung 3Tư tưởng : - Nghị luận trong sáng và giữ gìn sự trong sáng của tiếng việt trong hành văn II. HÌNH THỨC KIỂM TRA: Tự luận III. THIẾT LẬP MA TRẬN: MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA BÀI VIẾT SỐ 2 MÔN NGỮ VĂN 10 Mức độ. Nhận biết. Thông hiểu. Chủ đề Làm văn Kiểu bài tự sự ( Đề mở). Vận dụng Vận dụng thấp. Kiểu bài văn tự sự . Phân biệt được kiểu văn bản miêu tả và tự sự... Lựa chọn phương pháp lập luận phù hợp với kiểu bài văn tự sự…. Biết sử dụng chất liệu trong những văn bản văn học để làm bài văn tự sự. Số câu: 1 Tỉ lệ: 100% Tổng cộng. Cộng. Vận dụng cao Kĩ năng: Nắm vững phương pháp làm bài nghị luận văn học kết hợp với phương pháp văn tự sự và biểu cảm trong bài viết. Tích hợp kiến thức đã học để viết bài văn tự sự theo cốt truyện đã có hoặc tự xây dựng kết hợp với miêu tả, biểu cảm.Biết điều chỉnh dung lượng của bài viết. 1 câu(100% 1 câu điểm = 100 điểm 10 đ 1 câu : 100 10 đ. IV. BIÊN SOẠN CÂU HỎI THEO MA TRẬN. ĐỀ KIỂM TRA BÀI VIẾT SỐ 2.

<span class='text_page_counter'>(72)</span> MÔN NGỮ VĂN 10 Thời gian: 90 phút Đề : Kể lại một kỉ niệm sâu sắc của anh ( chị) về tình cảm gia đình hoặc tình bạn, tình thầy trò theo ngôi kể thứ nhất . --------------------------------------Hết----------------------------------V. XÂY DỰNG HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ THANG ĐIỂM I. Hướng dẫn chung: - Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm. - Do đặc trưng của môn Ngữ văn nên giám khảo cần linh động trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo. - Việc chi tiết hóa điểm số của các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi ý và được thống nhất trong tổ chấm - Sau khi cộng điểm toàn bài, làm tròn đến 0,5 (lẻ 0,25 làm tròn thành 0,5; lẻ 0,75 làm tròn thành 1,0 điểm). II. Đáp án và thang điểm Đáp án Điểm Đề : Kể lại một kỉ niệm sâu sắc của anh ( chị) về tình cảm gia đình hoặc tình bạn, tình thầy trò theo ngôi kể thứ nhất. a. Yêu cầu về kỹ năng: - Biết cách làm bài văn tự sự . Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt rõ ràng; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. - Bài văn có đủ ba phần có hình thức và nội dung - Xây dựng luận điểm – luận cứ - luận chứng rõ ràng b. Yêu cầu về kiến thức: Thí sinh có thể đưa ra những ý kiến riêng và trình bày theo nhiều cách lí lẽ và dẫn chứng phải hợp lí, cần làm rõ được các ý chính sau: A.. Mở bài - Nêu được vấn đề cần nghị luận + Giới thiệu mối quan hệ của bản thân với người mà mình có kỉ niệm ấn tượng sâu sắc nhất .. ông bà, cha mẹ, thầy cô, bạn bè.. + Kể lại hoàn cảnh nảy sinh kỉ niệm ấy.. B. Thân bài: - Giơí thiệu chung về tình cảm của bản thân với người mà ta có ấn tượng sâu sắc khó quên - Kể về kỉ niệm : diễn biến câu chuyện, không gian, thời gian, sự việc dẫn dắt vào câu chuyện, các sự việc tiêu biểu, kết cục của câu chuyện - Giải thích lí do người kể cho đó là kỉ niệm sâu sắc , ấn tượng khó quên trong cuộc đời. Kỉ niệm ấy đã để lại trong bản thân điều gì? ( một bài học, thêm yêu quý từ kỉ niệm đó). 1,0 đ. 2,0 đ 2,0 đ 2,0 đ.

<span class='text_page_counter'>(73)</span> - Nêu ý nghĩa của câu chuyện đối với cuộc đời người kể. 2,0 đ. C. Kết bài : 1,0 đ - Nhấn mạnh lại ý nghĩa của kỉ niệm ấy. Bày tỏ niềm tự hào, hạnh phúc vì có kỉ niệm sâu sắc như thế. Lưu ý: Chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đạt được cả yêu cầu về kỹ năng và kiến thức. * Lưu ý: - HS có thể trình bày theo những kết cấu khác nhau và có những cảm nhận riêng của mình miễn là đáp ứng được yêu cầu đề. - Khuyến khích thêm điểm cho những bài là có năng lực cảm thụ văn chương, có sáng tạo. BIỂU ĐIỂM: - Điểm 9 - 10 : Đáp ứng tốt các yêu cầu của đề, bố cục sáng rõ, văn viết mạch lạc, có cảm xúc, cảm nhận độc đáo, sâu sắc, sáng tạo. - Điểm 7- 8 : Đáp ứng khá tốt các yêu cầu của đề, bố cục hợp lí, cảm nhận khá nhưng lập luận chưa sắc sảo, có một số lỗi về diễn đạt - Điểm 5- 6: Đáp ứng ở mức trung bình các yêu cầu của đề. - Điểm 3 - 4 : Hiểu đề chưa thấu đáo, bài làm còn chung chung, diễn đạt thiếu trôi chảy - Điểm 1- 2: Chưa hiểu đề, bài làm hoặc quá sơ sài, hoặc lan man, kiến thức thiếu chắc chắn, diễn đạt hạn chế - Điểm 0: Không làm bài, bỏ giấy trắng Lưu ý: - Chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đạt được cả yêu cầu về kĩ năng và kiến thức Giáo viên cần linh hoạt trong khi chấm, tránh hiện tượng đếm ý cho điểm. -----------------Hết------------------. Tiết 28-29: Ngày soạn: 24/10/2012 Ngày giảng : 25 /10/2012 Tuần học : 10. ÔN TẬP VĂN HỌC DÂN GIAN. A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Đặc trưng , thể loại, các giá trị cơ bản của văn học dân gian qua hệ thống các tác phẩm vừa học..

<span class='text_page_counter'>(74)</span> 2. Kỹ năng: - Nhận biết một cách có ý thức về các tác phẩm văn học dân gian 3. Thái độ: - Biết yêu mến, quý trọng kho tàng văn học dân gian Việt Nam. B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN: - Chuẩn kiến thức kĩ năng Ngữ văn 10 - Giáo dục kĩ năng sống trong môn Ngữ văn - Ôn tập,kiểm tra kết quả học tập Ngữ văn 10 -SGK, SGV, thiết kế bài giảng.. C. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN: - Kết hợp hệ thống hoá kiến thức bằng bảng biểu, bình giảng, so sánh, đối chiếu, điền khuyết, thảo luận nhóm … - Kết hợp bài giảng điện tử + giáo án Word D. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG: 1. Ổn định lớp. Lớp 10A4 10A5 10A6 10A12 CP. KP. 2. Kiểm tra bài cũ: 5p Câu hỏi :Nghệ thuật đặc sắc của đoạn trích “ Lời tiễn dặn người yêu” ? - GV nhận xét, bổ sung, cho điểm : + Lựa chọn từ ngữ, hình ảnh thể hiện đặc trưng , gần gũi với đồng bào Thái. + Cách miêu tả tâm trạng nhân vật chi tiết, cụ thể qua lời nói cảm động , qua hành động săn sóc ân cần, qua suy nghĩ, cảm xúc mãnh liệt... 3. Giới thiệu bài mới:  Hôm nay chúng ta sẽ tổng kết phần dân gian Việt Nam. Hoạt động Thời Nội dung cần đạt của GV và gian HS  Hoạt động 10p I. Nội dung ôn tập 1. Khái niệm và đặc trưng cơ bản của VHDG: 1: Hướng dẫn - Khái niệm: VHDG là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ ôn tập nội truyền miệng, được tập thể nhân dân lao động sáng tác nhằm phụ dung: vụ cho những sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng. Thao tác 1: - GV yêu cầu HS nhắc lại.

<span class='text_page_counter'>(75)</span> định nghĩa VHDG? → HS làm theo yêu cầu. - GV đưa một sơ đồ khuyết nội dung các đặc trưng, gọi 3 HS lên bảng điền vào ô trống. → HS làm theo yêu cầu, GV chốt ý. Thao tác 2: - VHDG gồm bao nhiêu thể loại? Nêu những đặc trưng của các thể loại sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích, ca dao, truyện cười? → HS nhớ lại trình bày, GV chốt ý bằng bảng bên. Thao tác 3: GV Hướng dẫn HS điền vào bảng so sánh ở câu hỏi 3 SGK/ 100. → HS thảo luận, mối tổ điền 1 thể loại.. Đặc trưng của VHDG. Tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng.. Được tập thể sáng tác.. Gắn bó và phục vụ trực tiếp cho các sinh hoạt khác nhau …. 2. Hệ thống thể loại: Truyện dân gian Thần thoại Sử thi Truyền thuyết Truyện cổ tích Truyện ngụ ngôn Truyện cười, Truyện thơ.. 10p. Câu nói dân gian Tục ngữ Câu đố. Thơ ca dân gian Ca dao Vè. Sân khấu dân gian Chèo Tuồng Múa rối. 3. So sánh các thể loại đã học: Thể loại. Sử thi (anh hùng). 10p. Truyền thuyết. Truyện cổ tích. Truyện cười. Mục đích sáng tác Ghi lại cuộc sống và ước mơ cộng đồng của người dân TN xưa. Thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử. Thể hiện nguyện vọng, ước mơ của nhân dân trong xã hội phong kiến xưa. Mua vui, giải trí, châm biếm, phê phán. Hình thức lưu truyền Hát, kể. Nội dung phản ánh. Kiểu nhân vật chính. Đặc điểm nghệ thuật. Xã hội Tây Nguyên cổ đại.. Người anh hùng cao đẹp, kì vĩ của cộng đồng. Nhân vật lịch sử được truyền thuyết hoá.. Sosánh, phóng đại, trùng điệp.. Thông minh, tài giỏi, mồ côi, bất hạnh…. Cốt truyện, hình tượng nhân vật được hư cấu.. Kiểu nhân vật có thói hư tật xấu.. Ngắn gọn, tạo tình huống bất ngờ, mâu thuẫn.. Kể, diễn xướng. Kể về các sự kiện và nhân vật lịch sử có thật qua cốt truyện hư cấu.. Kể. Xung đột xã hội, cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, giữa chính nghĩa và gian tà. Những điều trái tự nhiên, thói hư tật xấu.. Kể. Yếu tố lịch sử và hoang đường đan xen vào nhau..

<span class='text_page_counter'>(76)</span> Thao tác 4:. 7p. - Ca dao than thân thường là lời của ai? Vì sao? Thân phận ấy hiện lên như thế nào bằng những so sánh, ẩn dụ gì? - Ca dao yêu thương tình nghĩa đề cập đến phẩm chất, tình cảm nào của người lao động? Vì sao họ hay lấy khăn, cầu để bộc lộ tình yêu, các biểu tượng cây đa bến nước để biểu hiện tình cảm? → HS nhớ lại trả lời, GV nhận xét..  Hoạt động 2: Hướng dẫn làm các bài tập vận dụng trong SGK/ 101 + 102.. 8p. 4. Nội dung và nghệ thuật của ca dao: - Ca dao than thân: lời của người phụ nữ vì thân phận của họ phụ thuộc vào người khác, giá trị của họ không được ai biết đến. Hình ảnh so sánh, ẩn dụ: Tấm lụa đào, củ ấu, hạt mưa…và mô hình “thân em như…” - Ca dao yêu thương, tình nghĩa: là những tình cảm trong sáng, cao đẹp của người lao động nghèo. Hình ảnh biểu tượng: Bến - nước, cây đa, gừng cay - muối mặn… - Ca dao hài hước: tâm hồn lạc quan, yêu đời trong cuộc sống nhiều lo toan, vất vả của người lao động trong xã hội xưa. Nghệ thuật: Cường điệu, phóng đại, so sánh đối lập, chi tiết hài hước, tự hào phê phán, châm biếm… II. Bài tập vận dụng: Bµi 1: NghÖ thuËt miªu t¶ nh©n vËt anh hïng trong ba ®o¹n v¨n - §o¹n 1: “ §¨m S¨n rung khiªn móa….tróng mét c¸i ch·o tr©u” - §o¹n 2: “ ThÕ lµ §¨m S¨n l¹i móa …. Còng kh«ng thñng” - Đoạn 3: “ Vì vậy, danh vang đến thần linh … từ trong bụng mÑ”. "Thñ ph¸p miªu t¶ nh©n vËt anh hïng lµ : + Các thủ pháp so sánh, phóng đại, trùng điệp đợc dùng nhiều lÇn vµ rÊt s¸ng t¹o víi trÝ tëng tîng phong phó cña t¸c gi¶ d©n gian. + Hiệu quả nghệ thuật: tôn cao vẻ đẹp của ngời anh hùng sử thi, một vẻ đẹp kì vĩ trong một khung cảnh hoành tráng . 2. SGK/101 Cái lõi sự thật lịch sử. → HS thảo luận, lần lượt lên bảng trình bày phần trả lời. GV nhận xét và đưa đáp án.. -HS trả lời câu 3 sgk/102.. Xung đột giữa An Dương Vương - Triệu Đà thời Âu Lạc nước ta.. 8p. 7p. Bi kịch được hư cấu Bi kịch tình yêu giữa Mị Châu và Trọng Thuỷ. Những chi tiết hoang đường, kì ảo Thần Kim Quy, lẫy nỏ thần, rùa vàng đưa An Dương Vương xuống biển, ngọc trai - nước giếng.. Kết cục của bi kich Mất tất cả (tình yêu, gia đình,đất nước).. Bài học rút ra - Cảnh giác trong giữ nước. - Cần đặt tình cảm cá nhân trên cộng đồng.. Bài 3: Phân tích và chứng minh đặc sắc nghệ thuật của truyện TÊm C¸m thÓ hiÖn sù chuyÓn biÕn cña h×nh tượng nh©n vËt TÊm : - Giai đoạn đầu: yếu đuối, thụ động; gặp khó khăn, Tấm chỉ khóc, không biết làm gì, chỉ nhờ vào sự giúp đỡ của Bụt . -Giai đoạn sau: kiên quyết đấu tranh giành lại cuộc sống và hạnh phúc ; không còn có sự giúp đỡ của Bụt, Tấm đã hoá kiếp nhiều lần để sống và cuối cùng trở về với kiếp người giành lại h¹nh phóc cho m×nh .  Có thể lí giải sự tiến triển hành động của Tấm như sau: ban đầu cha cã ý thøc râ vÒ th©n phËn cña m×nh , m©u thuÉn cha c¨ng thẳng , lại được Bụt giúp đỡ nên Tấm ít nhiều thụ động ; nhưng cµng vÒ sau m©u thuÉn cµng quyÕt liÖt.  §ã lµ chÝnh lµ søc sèng , søc trçi dËy m·nh liÖt cña con ngêi khi bị vùi dập, là sức mạnh của thiện thắng ác, là cuộc đấu tranh đến cùng cho cái thiện .Hành động của Tấm có sự tiến triển hợp lí đã lµm cho c©u chuyÖn thªm hÊp dÉn vµ tiÕp nhËn ®ược sù th«ng.

<span class='text_page_counter'>(77)</span> cảm, yêu mến trong nhân dân từ xa đến nay . Bµi 4: ¤n tËp vÒ truyÖn cười Tên truyện Đối tượng Nội dung Tình cười (Cười (cười cái huống gây ai ?) gì?) cười. 7p -HS trả lời câu 4 sgk/102.. 5p -HS trả lời câu 5 ýa.b,csgk/102.. 5p. Tam đại con gµ.. Thầy đồ “dèt hay nãi ch÷”. Sù giÊu dèt Luèng cña con cuèng khi kh«ng biÕt người ch÷ kª. Nhng nã ph¶i b»ng hai mµy. ThÇy lÝ , TÊn bi hµi Ngô và C¶i kÞch cña viÖc hèi lé vµ ¨n hèi lé. Đã đút lót tiÒn hèi lé mµ vÉn bÞ đánh (Cải). Cao trào để tiếng cười “ oà” ra Khi thÇy đồ nói câu: “Dñ dØ lµ chÞ con c«ng...” Khi thÇy lÝ nãi: “(...) nhng nã l¹i ph¶i b»ng hai mµy!”. Bài 5: a,Điền vào chỗ trống để có các bài ca dao hoàn thiện : - Th©n em nh h¹t mưa rµo H¹t r¬i xuèng giÕng, h¹t vµo vườn hoa. - Th©n em nh tr¸i bÇn tr«i Giã dËp sãng dåi biÕt tÊp vµo ®©u. - Th©n em nh c¸i qu¶ xoµi trªn c©y Gió đông, gió tây, gió nam, gió bắc Nó đánh lúc la lúc lắc trên cành. - Chiều chiều ra đứng ngõ sau Tr«ng vÒ quª mÑ ruét ®au chÝn chiÒu. - ChiÒu chiÒu m©y phñ S¬n Trµ Lßng ta thư¬ng b¹n nước m¾t vµ trén c¬m. - ChiÒu chiÒu l¹i nhí chiÒu chiÒu Nhí người yếm tr¾ng d¶i ®iÒu th¾t lưng. M« thøc më ®Çu c¸c bµi ca dao ®ược lÆp l¹i cã t¸c dông nhấn mạnh để tăng thêm màu sắc gợi cảm cho người nghe ( đọc ). b.Thống kê các hình ảnh so sánh, ẩn dụ trong các bài ca dao đã học: tấm lụa đào, củ ấu gai, tấm khăn, ngọn đèn, trăng, sao, mặt trêi,… - Người bình dân thường lấy các hình ảnh đó trong cuộc sống đời thường, trong thiên nhiên, vũ trụ nâng lên thành hình ảnh ẩn dụ nên dễ cảm nhận, đem đến hiệu quả nghệ thuật cao đối với người nghe ( đọc). c.Mét sè bµi ca dao : + ThuyÒn vÒ cã nhí bÕn ch¨ng ? Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền . + Cây đa cũ, bến đò xa Bé hµnh cã nghÜa, n¾ng mai còng chê. + Trăm năm đành lỗi hẹn hò Cây đa bến cũ, con đò khác xưa . + Tay nâng chén muối, đĩa gừng Gừng cây muối mặn, xin đừng quên nhau. ..................

<span class='text_page_counter'>(78)</span> 5p E.CỦNG CỐ - DẶN DÒ: 3p 1. Củng cố: Các thể loại đã học. 2. Dặn dò: - Học bài + làm các bài tập còn lại. - Tiết sau trả bài viết số 2. - Soạn tiết 31, 32, 33: Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỷ thứ X đến. hết thế kỉ XIX 3.Rút kinh nghiệm bài giảng. Tiết 30 :TRẢ BÀI VIẾT SỐ 2 ( BÀI SỐ 3 LÀM Ở NHÀ-VĂN NLXH ) Ngày soạn : 30/10/2012 Ngày trả bài : 31/10/2012 Tuần học : 11 AMỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA: 1.Kiến thức : -Ôn tập, củng cố , sửa chữa các lỗi cho bài viết số 3 2.. Kĩ năng -Kĩ năng viết văn tự sự có kết hợp biểu cảm -Rèn luyện kĩ năng tạo lập văn bản có đủ bố cục ba phần, có liên kết về hình thức và nội dung cho bài viết số 3 3Tư tưởng : - Nghị luận trong sáng và giữ gìn sự trong sáng của tiếng việt trong hành văn B.PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN : - Giáo án , đề bài, thang điểm bài viết số 2 - Bài viết học sinh lớp 10A4, 10A5,10A6, 10A12 C.PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN : - Lập dàn ý sơ lược -Đọc bài tốt- khá- trung bình- yếu, nhận xét, sửa chữa, rút kinh nghiệm cho bài sau D. TIẾN TRÌNH GIỜ TRẢ BÀI : 1.Ổn định lớp : Lớp 10A4 10A5 10A6 10A12.

<span class='text_page_counter'>(79)</span> CP KP. 2.Kiểm tra bài cũ : không kiểm tra cũ 3.Bài mới : Hoạt động của Thời Nội dung bài giảng GV-HS gian GV yêu cầu HS 3p I. Đề : Kể lại một kỉ niệm sâu sắc của anh ( chị) về tình đọc lại đề bài cảm gia đình hoặc tình bạn, tình thầy trò theo ngôi kể thứ nhất . II. Yêu cầu của đề : 1. Yêu cầu về kỹ năng: - Biết cách làm bài văn tự sự . Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt rõ ràng; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. - Bài văn có đủ ba phần có hình thức và nội dung - Xây dựng luận điểm – luận cứ - luận chứng rõ ràng 2. Yêu cầu về kiến thức: Thí sinh có thể đưa ra những ý kiến riêng và trình bày theo -GV yêu cầu tìm 5p nhiều cách lí lẽ và dẫn chứng phải hợp lí, cần làm rõ được hiểu yêu cầu của các ý chính sau: đề :. -GV yêu cầu hs lập dàn ý sơ lược . - GV nhận xét, bổ sung ý. 12p. III.Gợi ý : A.. Mở bài - Nêu được vấn đề cần nghị luận: + Giới thiệu mối quan hệ của bản thân với người mà mình có kỉ niệm ấn tượng sâu sắc nhất .. ông bà, cha mẹ, thầy cô, bạn bè.. + Kể lại hoàn cảnh nảy sinh kỉ niệm ấy… B. Thân bài: - Giới thiệu chung về tình cảm của bản thân với người mà ta có ấn tượng sâu sắc khó quên - Kể về kỉ niệm : diễn biến câu chuyện, không gian, thời gian, sự việc dẫn dắt vào câu chuyện, các sự việc tiêu biểu, kết cục của câu chuyện - Giải thích lí do người kể cho đó là kỉ niệm sâu sắc , ấn tượng khó quên trong cuộc đời. Kỉ niệm ấy đã để lại trong bản thân điều gì? ( một bài học, thêm yêu quý từ kỉ niệm đó) - Nêu ý nghĩa của câu chuyện đối với cuộc đời người kể. C. Kết bài : - Nhấn mạnh lại ý nghĩa của kỉ niệm ấy. Bày tỏ niềm tự hào, hạnh phúc vì có kỉ niệm sâu sắc như thế..

<span class='text_page_counter'>(80)</span> IV. Nhận xét chung : Lớp Giỏi -GV đọc một số bài Giỏi, Khá, TB , Yếu. - GV+ HS nhận xét bố cục, câu, chính tả, yếu tố miêu tả, biểu cảm , quan sát.. trong bài văn, các lỗi thường gặp cụ thể. -HS góp ý, nhận xét lẫn nhau, cách chấm của GV , lời phê, nhận xét của GV .. 15p. 10A4 0 An, Chiều, Gấm, Thuỳ Khá Linh, Ngọc, Thời, Mã Thuỷ ( 7 HS) Mỹ Anh, Chi, Chình, Du, Duy, Đạt, Điệp, Huy Hoàng, Khoa, Kiên,Luân,Hồng Sơn, Mạnh Sơn, Thắm,Thân TB ,Linh Thuỳ, Tình, Vũ. 10A5 10A6 Chinh Nông Hà Chung,Mỹ Hà, Đặng Đạt, Thu Hồng, Nông Mai, Thế, Ngọc,Thảo , Việt Hường Chiến,Chuyên, Dương,Điều,Đức, Hạnh, Hằng, Hùng, Thuý Hường, Loan, Long, Lý, Nga, Nghiêm, Tô Ngọc, Nguyên, Sơn, Tài, Thành, Thọ, Thơm, Thuỵ, Vân, Bình, Triều.. Văn An,Văn Quang,Thiềm, Hoàng, Hương, Trọng,Xanh Quỳnh (3 HS) Yếu. 7p. - GV: Những lỗi mắc phải trong Bài viết số 2 ?. Bích, Cương, Deo, Diện, Kiều Giang, Hải, Hằng , Hiếu, Huế, Huệ, Khánh, Lâm, Lệ, Linh, Mai, Nhung, Nghĩa,Ninh, Chu Phượng, Hoài Thu, Triệu Thực, Trung, Truyền, Tuỵ Tùng, Nguyễn Phương, Hoàng Ngọc, Lăng Chiến.. V. Rút kinh nghiệm cho bài số 3 : 1. Bố cục bài văn… 2. Câu , chữ,… 3. Chính tả… 4. Yếu tố tả, kể, quan sát, 5. Sự việc, chi tiết trong các bài văn… 6. Diễn đạt … 7. Ngôi kể.. 8. Hình thức trình bày bài văn… VI. Ra đề Bài viết số 3 ( Nghị luận xã hội ).

<span class='text_page_counter'>(81)</span> -HS phát biểu : E.Củng cố dặn dò: 3p 1. Củng cố - Rút kinh nghiệm cho bài viết số 3 ( về nhà ) - Xem lại cách viết bài văn tự sự ( đã phụ đạo ) 2. Dặn dò - Đọc kĩ hưỡng dẫn làm bài viết số 3 sgk/ 123. - Soạn tiết 31,32,33: Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX 3. Rút kinh nghiệm bài giảng.

<span class='text_page_counter'>(82)</span> Tiết 31,32,33 :. KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ THẾ KỈ THỨ X ĐẾN HẾT THẾ KỈ XIX. Ngày soạn : 28/10/2012 Ngày giảng : 31/10/2012 Tuần học : 11 A.MỤC TIÊU BÀI HỌC 1.Kiến thức : - Nắm được các thành phần văn học chủ yếu, các giai đoạn văn học, những đặc điểm lớn về nội dung và nghệ thuật của văn học từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX. 2. Kỹ năng : - Rèn kĩ năng phân tích, tổng hợp, kĩ năng xác lập luận điểm một cách có hệ thống ; biết vận dụng dẫn chứng để làm sáng tỏ một luận điểm khoa học. 3. Giáo dục : Bồi dưỡng lòng yêu nước , giữ gìn và phát huy di sản văn học của dân tộc. B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN : - Chuẩn kiến thức kĩ năng Ngữ văn 10 - Giáo dục kĩ năng sống trong môn Ngữ văn - Ôn tập,kiểm tra kết quả học tập Ngữ văn 10 - SGK, SGV, thiết kế bài giảng. C. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN: - Kết hợp hệ thống hoá kiến thức bằng bảng biểu, bình giảng, so sánh, đối chiếu, điền khuyết, thảo luận nhóm … - Kết hợp bài giảng điện tử + giáo án Word D. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG: 1. Ổn định lớp. Lớp 10A4 10A5 10A6 10A12 CP KP 2. Kiểm tra bài cũ: kiểm tra vở soạn ( không kiểm tra bài cũ) 3p 3. Giới thiệu bài mới: Năm 938 Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng mở ra một kỉ nguyên mói cho dân tộc. Từ đây nước Đại Việt bắt đầu xây dựng một nền phong kiến độc lập từ chủ. Bên cạnh dòng VHDG, van học viết bắt đầu hình thành và phát triển. Nền VHVN từ thế kỉ X- XIX gọi là văn học trung đại hay văn học phong kiến Việt Nam hoặc VHPKVN..

<span class='text_page_counter'>(83)</span> Ỏ lớp 9 các em đã tìm hiểu một cách khái quát hóa, hệ thống một số vấn đề cơ bản về thời kì văn học này. Chương trình Ngữ văn lớp 10 tiếp tục học sâu hơn, hệ thống hơn, liên tục và liền mạch những tác giả, tác phẩm tiêu biểu của 10 thế kỷ văn học trung đại Việt Nam mà mở đầu là bài khái quát văn học sử - bài khái quát thứ ba ( sau các bài khái quát chung về văn học Việt Nam và khái quát văn học dân gian Việt Nam).. Hoạt động của GV- HS. Thờ i gia n. Nội dung cần đạt. HS đọc Yêu cầu cần I.CÁC THÀNH PHẤN CỦA VĂN HỌC TỪ đạtsgk/105 THẾ KỈ X ĐẾN HẾT THẾ KỈ XIX. - GV : Em hãy kể tên các văn bản trung đại đã được học sgk Ngữ văn THCS. Các văn bản này được sáng tác bằng loại văn bản tự nào ? -HS điền khuyết vào bảng sau : 10p CÁC THÀNH PHẦN CỦA VHVN TỪ TK X -XIX CÁC THÀNH PHẦN CỦA VHVN TỪ TK Văn học chữ Hán Văn học chữ Nôm X -XIX - Xuất hiện sớm, tồn - Ra đời muôn hơn, tồn tại tại suốt quá trình hình phát triển hết thời kỳ văn thành và phát triển học trung đại. Nhận xét : văn học trung đại. - Thành tựu chủ yếu là thơ: - Gồm cả thơ, văn một số thể loại tiếp thu từ ( - GV chọn và trình chiếu bảng xuôi; các thể loại văn phú, văn tế ), phần lớn là 1, yêu cầu HS nhận xét, bổ học được tiếp thu từ các thể loại dân tộc: ngâm sung : TQ : chiếu, biểu, hịch, khúc, truyện thơ, hát nói; cáo, truyện truyền kì, một số thể loại được dân kí sự, tiểu thuyết tộc hoá như: thơ Nôm chương hồi, phú, thơ Đường luật, thơ Đường cổ phong, thơ Đường luật thất ngôn xen lục luật,... ngôn. - Đạt thành tựu to lớn - Đạt thành tựu lớn ở cả thể loại tự sự và trữ tình. Nhận xét : Hiện tượng song ngữ ; Hai thành phần văn học bổ sung cho nhau ở cả thể loại tự sự và trữ tình -GV chia nhóm phát Phiếu thảo luận : - GV: Dựa vào kiến thức được trình bày trong mục II , lập bảng tổng kết về tình hình phát triển của VHVN thời. II. CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA VHVN TỪ THẾ KỈ X ĐẾN HẾT XIX Giai đoạn. Nội dung. Nghệ thuật. Sự kiện văn học, tác giả, tác.

<span class='text_page_counter'>(84)</span> trung đại ( Nội dung, nghệ thuật, Sự kiện văn học, tác giả, tác phẩm ) - Nhóm 1 : X-XIV. 7p. - Nhóm 2: XV- XVII 7p. 7p - Nhóm 3 : XVIII-1/2 XIX. Thế kỉ Xhết thế kỉ XIV - Cuộc kháng chiến chống quân Tống, chống quân MôngNguyên. -Xã hội phong kiến đang phát triển Thế kỉ XVhết TK XVII - Cuộc kháng chiến chống quân Minh - Xã hội phong kiến cực thịnh nửa cuối thế kỉ XV.. Nội dung yêu nước với âm hưởng hào hùng. - Văn học chữ Hán với các thể loại tiếp thu từ TQ. - Văn học chữ Nôm với một số bài thơ, phú.. Từ nội dung yêu nước với âm hưởng ngợi ca đến nội dung phản ánh, phê phán hiện thực xã hội phong kiến. - Văn học chữ Hán : phong phú, đặc biệt là văn chính luận, văn xuôi tự sự - Văn học chữ Nôm với thể loại : thơ Nôm Đường luật, ngâm khúc, diễn ca lịch sử. Thế kỉ XVIIInửa đầu thế kỉ XIX - Nội chiến phong kiến và bão táp của phong trào Tây Sơn -Chế độ phong kiến khủng hoảng vag suy thoái. - Trào lưu nhân đạo chủ nghĩa với tiếng nói đòi quyền hạnh phúc và đấu tranh giải phóng con người, trong đó có phần con người cá nhân. Phát triển mạnh mẽ cả về văn xuôi và văn vần, cả về văn chữ Hán và chữ Nôm. Các thể loại như : thơ Nôm ĐL, ngâm khúc đạt đỉnh cao. Văn xuôi tự sự chữ Hán đạt thành tựu. phẩm - Sự xuất hiện của văn học chữ Nôm ( cuối thế kỉ XIII) Hịch tướng sĩ, Tỏ lòng, Phú sông Bạch Đằng. - Sự xuất hiện những thể loại văn học của dân tộc. Tác giả Nguyễn Trãi với các sáng tác chữ Hán, chữ Nôm. - Đại cáo bình Ngô, Quốc âm thi tập, Truyền kì mạn lục, Bạch Vân quốc ngữ thi, Thiên Nam ngữ lục,... - Nguyễn du với kiệt tác Truyện Kiều Chinh phụ ngâm , cung oán ngâm khúc. - Thơ chữ Hán của Nguyễn Du, thơ Hồ Xuân Hương. - Hoàng Lê nhất thống.

<span class='text_page_counter'>(85)</span> 7p - Nhóm 4 : Nửa cuối XIX. - GV:VHTĐ phát triển dưới sự tác động của những yếu tố nào? Những nội dung cảm hứng lớn của nó? 5p - HS trả lời, GV nhận xét, trình chiếu : - GV chọn Nam quốc sơn hà Đại cáo bình Ngô, Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ để chứng minh. Nửa cuối thể kỉ XIX - Thựa dân Pháp xâm lược - Xã hội chuyển dần thành nửa thực dân nửa phong kiến - Văn hoá phương Tây bắt đầu ảnh hưởng tới đời sống xã hội. lớn về tiểu thuyết chương hồi, kí Nội dung Xuất hiện yêu nước văn học chữ mang âm Quốc ngữ, điệu bi nhưng văn tráng; tư học chữ tưởng canh Hán, chữ tân đất Nôm vẫn là nước. chính, chủ yếu vẫn theo thể loại và thi pháp truyền thống.. chí,.... - Nguyễn Đình Chiểu với các sáng tác chữ Nôm - Lục Vân Tiên, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc. Thơ Nguyễn Khuyến, thơ Trần Tế Xương.  Hai giai đoạn sau, từ thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX, giai đoạn nửa sau thế kỉ XIX, tư duy nghệ thuật đã có sự phân biệt với sử, triết.Văn học gắn với hiện thực cuộc sống nhiều hơn. Các thể loại văn học dân tộc và văn học chữ Nôm đều phát triển vượt bậc và có những thành tựu lớn. III. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM LỚN VỀ NỘI DUNG CỦA VĂN HỌC TỪ THẾ KỈ X ĐẾN HẾT KỈ XIX.. 1. Về chủ nghĩa yêu nước : + Tư tưởng “ trung quân ái quốc” và truyền thống yêu nước của dân tộc. + Biểu hiện phong phú, đa dạng, nổi bật là ý 5p thức độc lập dân tộc. + Lòng căm thù giặc, tinh thần quyết chiến - GV chọn Chuyện người con quyết thắng kẻ thù xâm lược. gái Nam Xương, Truyện Kiều, + Tình yêu thiên nhiên đất nước Bánh trôi nước để chứng 2.Về chủ nghĩa nhân đạo : Truyền thống nhân minh đạo của người Việt Nam và tư tưởng nhân văn tích cực vốn có của Phật giáo, Nho giáo, Đạo phật; biểu hiện phong phú đa dạng, tập trung ở một số phương diện : + Tình thương yêu đối với con người + Khẳng định , đề cao con người , đề cao 10p những khát vọng chân chính của con người. - GV chọn Chuyện cũ trong.

<span class='text_page_counter'>(86)</span> phủ chúa Trịnh ,Thơ của Nguyễn Khuyến, Tú Xương, Truyện Lục Vân Tiên…. để chứng minh. 3. Vể cảm hứng thế sự : Hướng tới việc phản ánh những vấn đề thế sự trong đời sống xã hội: - Các tác giả hướng tới hiện thực cuộc sống ghi lại “những điều trông thấy” -Thơ trào phúng phát triển Thế gian biến cải vũng nên đồi Mặn nhạt chua cay lẫn ngọt bùi Còn bạc, còn tiền, còn đệ tử Hết cơm, hết rượu, hết ông tôi ( Thói đời - Nguyễn Bỉnh Khiêm ). GV: . Đoạn trích Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh ghi lại hết sức chân thực cảnh sống xa hoa vô độ của chúa Trịnh và bọn quan lại hầu cận trong phủ chúa: - Chúa cho xây dựng liên tục và rất nhiều cung điện đền đài lãng phí, hao tiền, tốn của. - Thích đi chơi, ngắm cảnh đẹp sức lố lăng, tốn kém. - Việc tìm thú vui của chúa Trịnh thực chất là để cướp đoạt những của quí trong thiên hạ nhằm tô điểm cho cuộc sống xa hoa. - Bằng cách đưa ra những sự việc cụ thể, miêu tả tỉ mỉ, sinh động Sự suy vong tất yếu của một triều đại phong kiến.. 10p.  Góp phần tạo tiền đề cho sự ra đời của văn học hiện thực trong văn học hiện thực sau IV.NHỮNG ĐẶC ĐIỂM LỚN VỀ NGHỆ THUẬT CỦA VĂN HỌC TỪ THẾ KỈ X ĐẾN GV tổ chức thảo luận nhóm : HẾT THẾ KỈ XIX -Nhóm 1 : Đặc điểm tính quy 1 Đặc điểm tính quy phạm và việc phá vỡ phạm và việc phá vỡ tính quy tính quy phạm phạm + Quan điểm văn học coi trọng mục đích giáo 20p huấn: văn dĩ tải đạo, thi dĩ ngôn chí + Tư duy nghệ thuật : nghĩ theo khuôn mẫu có sẵn ( các đề tài văn học, hiện tượng mượn cốt truyện của văn học Trung Quốc,...) + Thể loại văn học : quy định chặt chẽ -Nhóm 2 : Khuynh hướng + Sử dụng thi liệu : điển tích , điển cố, mô trang nhã và xu hướng bình típ quen thuộc dị + Tính ước lệ, tượng trưng của văn học trung - HS trình bày, GV nhận xét, đại trình chiếu 2.Khuynh hướng trang nhã và xu hướng -GV giảng: bình dị: + Vd1: Chí lớn của người - Trang nhã: trang trọng, tao nhã -> vẻ đẹp quân tử, đạo thánh hiền lịch lãm, thanh cao. + Vd2: Hình ảnh mang tính.

<span class='text_page_counter'>(87)</span> ước lệ, tượng trưng đài các: - Bình dị: giản dị tùng, cúc, trúc mai… - Khuynh hướng trang nhã: Chỉ cái chết, tác giả dùng 20p + Đề tài chủ đề hướng tới cái cao cả, trang “lời châu ngọc diễn tả” như trọng. ‘gãy cành thiên hương”,”nát + Gắn với những hình tượng nghệ thuật: thân bồ liều”, “ngậm cười hình ảnh tao nhã, mĩ lệ, ngôn ngữ trau trốt, hoa chín suối”… mĩ… -Nhóm 3: Về vấn đề tiếp thu - Xu hướng bình dị: Vh ngày càng gắn bó với tinh hoa văn học nước ngoài. đời sống hiện thực - Đề tài lấy từ hiện thực cuộc sống - Ngôn ngữ: những lời ăn tiếng nói hàng - HS trình bày, GV nhận xét, ngày, vận dụng ca dao tục ngữ… trình chiếu 3.Tiếp thu và dân tộc hoá tinh hoa văn học -GV giảng: nước ngoài : - Tiếp thu tinh hoa VH Trung Quốc: + Ngôn ngữ: chữ Hán + Thể loại: Thơ cố phong, Đường luật, hịch, cáo, chiếu, biểu, truyện truyền kì, kí, tiểu thuyết chương hồi…. 15p + Thi liệu: điển cố, điển tích - Qúa trình dân tộc hóa: + Ngôn ngữ: sáng tạo chữ Nôm, sử dụng lời - GV: Văn học trung đại Việt ăn tiếng nói, diễn đạt của nhân dân. Nam có vai trò quan trọng +Thể loại: Việt hóa thơ Đường luật và sáng như thế nào trong lịch sử văn tạo các thể thơ dân tộc, học dân tộc ? 4p V.KẾT LUẬN CHUNG sgk/111 1. Văn học trung đại gắn bó với lịch sử, với - HS sôi nổi phát biểu vận mệnh đất nước và nhân dân Việt Nam. 2.Góp phần làm nên diện mạo hoàn chỉnh, đa dạng của văn học Việt Nam. 3.Tạo tiền đề và cơ sở vững chắc cho sự phát triển của văn học Việt Nam. IV. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM E. CỦNG CỐ- DẶN DÒ : 5p 1. Củng cố : - Nắm vững các thành phần chủ yếu và các giai đoạn phát triển của VHVN XXIX - Nắm vững một số đặc điểm lớn về ND và NT của VH trung đại trong quá trình phát triển 2.Dặn dò: - Học kĩ thành phần VHTĐ, Các giai đoạn phát triển - Học thuộc đặc điểm ND, NT của VHTĐ - Soạn tiết 34 : Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt 3.Rút kinh nghiệm bài giảng.

<span class='text_page_counter'>(88)</span> Tiết 34 : Ngày soạn : 1/11/2012 Ngày giảng : 5 / 11/2011 Tuần học : 12. PHONG CÁCH NGÔN NGỮ SINH HOẠT. A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1.Kiến thức : - Khái niệm ngôn ngữ sinh hoạt - Hai dạng ngôn ngữ sinh hoạt - Ba đặc trưng của cơ bản của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt 2.Kĩ năng - Lĩnh hội và phân tích ngôn ngữ thuộc phong cách ngôn ngữ sinh hoạt - Sử dụng ngôn ngữ thích hợp để giao tiếp trong sinh hoạt hằng ngày 3.Thái độ : Tự nhận thức giao tiếp của cá nhân trong các tình huống sinh hoạt đời thường. B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN - SGK, SGV Ngữ văn 10 - Thiết kế bài giảng Ngữ văn 10 ( Nguyễn Văn Đường ) - Chuẩn kiến thức kĩ năng Ngữ văn 10 - Giáo dục kĩ năng sống trong môn Ngữ văn . C.PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN - Kết hợp đọc-hiểu, thuyết minh, thảo luận nhóm , thực hành bài tập. - Kết hợp bài giảng điện tử + giáo án Word - Thiết bị dạy học : USB, máy tính, máy chiếu D. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG 1.Ổn định lớp : Lớp 10A4 CP. 10A5. 10A6. 10A12. KP. 2.Kiểm tra bài cũ : 5p Câu hỏi : Em hiểu như thế nào về tính quy phạm của văn học trung đại ? - GV nhận xét, bổ sung, cho điểm : + Quan điểm văn học coi trọng mục đích giáo huấn: văn dĩ tải đạo, thi dĩ ngôn chí + Tư duy nghệ thuật : nghĩ theo khuôn mẫu có sẵn ( các đề tài văn học, hiện tượng mượn cốt truyện của văn học Trung Quốc,...) + Thể loại văn học : quy định chặt chẽ + Sử dụng thi liệu : điển tích , điển cố, mô típ quen thuộc + Tính ước lệ, tượng trưng của văn học trung đại.

<span class='text_page_counter'>(89)</span> 3.Bài mới : Hoạt động của GV-HS GV:Em h·y nªu c¸c yÕu tè ( Nh©n vËt giao tiÕp, Néi dung giao tiếp, Thái độ của nhân vật ) trong cuộc đối tho¹i ë SGK ?. Thời gian 10p. Nội dung bài giảng I.Ng«n ng÷ sinh ho¹t: 1.Kh¸i niÖm ng«n ng÷ sinh ho¹t: - §o¹n héi tho¹i ë sgk/113 + Nh©n vËt giao tiÕp : Lan, Hïng, mÑ Hư¬ng, b¸c hµng xãm. + Néi dung héi tho¹i: Lan, Hïng rñ Hư¬ng ®i häc vµo buæi tra, g©y ån µo cho mäi ngêi v× ®ang lµ giê nghØ tra.. + Thái độ của nhân vật : * Lan vµ Hïng : gµo lªn gi÷a tra. * MÑ H¬ng: «n tån, nh· nhÆn . * B¸c hµng xãm : Khã chÞu, kh«ng hµi lßng khi Lan vµ Hïng nãi to vµo gi÷a trưa. GV:Từ những điều đã phân tÝch ë trªn, em hiÓu thÕ nµolµ ng«n ng÷ sinh ho¹t ?. Kh¸i nÞªm: Ng«n ng÷ sinh ho¹t lµ lêi ¨n tiÕng nãi hµng ngày dùng để thông tin trao đổi ý nghĩa, tình c¶m nhu cÇu trong cuéc sèng . 2.C¸c d¹ng biÓu hiÖn cña ng«n ng÷ sinh ho¹t: - Dạng nói : đối thoại, độc thoại .. -GV:Ng«n ng÷ sinh ho¹t ®uîc biÓu hiÖn ë nh÷ng d¹ng nµo ? VÝ dô ? 10p. H·y xem vÝ du sau ®©y:. VD: §©y lµ lêi qua tiÕng l¹i gi÷a ChÝ PhÌo vµ B¸ KiÕn : - BÈm cô, tõ ngµy cô b¾t con ®i ë tï, con l¹i sinh ra thÝch ®i ë tï; bÈm cã thÕ, con cã d¸m nãi gian th× trêi tru đất diệt, bẩm quả ở tù sớng quá.Đi ở tù còn có cơm để mà ăn, bây giờ về làng vÒ níc mét thước c¾m dïi kh«ng cã , ch¶ lµm g× nªn ăn.Bẩm cụ, con lại đến kêu cô, cô l¹i cho con ®i ë tï… Cô B¸ qu¸t, b¾t ®Çu bao giê cụ cũng quát để thử dây. + §èi tho¹i néi t©m : Tuëng tuîng ra mét nh©n vËt, trß chuyÖn víi nh©n vËt. + §éc tho¹i néi t©m :Tù nãi víi m×nh nhng kh«ng ph¸t ra tiÕng . - D¹ng viÕt : nhËt kÝ, håi kÝ, thu tõ. 4.5.68 m×nh c¾t c©u chuyÖn b»ng sù im lÆng.Trong bãng tèi m×nh vÉn nhËn thÊy sù b¨n kho¨n cña hai bÖnh nh©n ®ang nãi chuyÖn víi m×nh .H×nh nh hä thÊy ®ược c¸i im lÆng nÆng nÒ ®Ém nước m¾t Êy cña m×nh . 1.6.68. Mét buæi s¸ng nhu s¸ng nay, rõng c©y xanh t¬i sau trËn mưa rµo.Kh«ng gian trong lµnh mµ sao Lßng m×nh l¹i ngËp trµn thu¬ng nhí, nhí miÒn B¾c v« vµn… (NhËt kÝ §Æng Thuú Tr©m ) D¹ng lêi nãi t¸i hiÖn : m« pháng lêi nãi những đã được nhà văn lựa chọn, sáng tạo C¸ch tha bÈm ( bÈm cô, bÈm ¹,…, bÈm thËt, tha cô..) - C¸ch dïng tõ ng÷ ®a ®Èy ( con cã d¸m nãi gian th×…) Cách dùng thành ngữ, tục ngữ ( trời tru đất diÖt, mét tấc c¾m dïi kh«ng cã). - C¸ch t¸ch tõ ( vÒ lµng vÒ nưíc). -C¸ch nãi Êp óng ( nÕu kh«ng ®ược th×.. Th× ..tha cô…).

<span class='text_page_counter'>(90)</span> -C¸ch gäi x¸ch mÐ ( anh nµy),..nhưng trong lêi nãi cña ChÝ PhÌo vµ B¸ KiÕn trªn ®©y lµ nh÷ng nÐt riªng, thường ë phong c¸ch ng«n ng÷ sinh ho¹t ( d¹ng t¸i hiÖn ). thÇn kinh cña người - Anh nµy l¹i say khướt råi ! Hắn xông lại gần, đảo nguợc mắt, giơ cái tay lên nửa chõng : - BÈm kh«ng ¹, bÈm thËt lµ không say.Con đến xin cụ cho đi ở tù mà nếu không đợc thì… thì… tha cụ” ( Nam CaoChÝ PhÌo). 6p. - GV : Em cã nhËn xÐt g× vÒ ng«n ng÷ trong mét phÇn bøc th cña ngêi con göi cho bố là bộ đội đánh Mỹ ngoài mÆt trËn : Bè ¬i, bè cã khoÎ kh«ng ? Con lợn sề nhà ta nó đẻ 7p h«m th¸ng trước chôc con bè ¹.Bè ¬i, bè cho con c¸i thớc mấy lị quản bút đỏ í.Con lợn sề nó xuống đợc c¸i hÇm x©y b»ng têng råi bè ¹.Nã nghe kÎng lµ xuống, con không phải đùn đít nó nh dạo hôm qua n÷a .MÊy lÞ em Dung không đái dầm nữa .Em kh«ng ch¬i víi con th× con đợc phần kẹo của cô giáo cho, con để dành cho em nó. ii.LuyÖn tËp : Bài tập 1/114 - C©u thø nhÊt ''Lêi nãi...lßng nhau''. §©y lµ lêi khuyªn ch©n thµnh trong khi héi tho¹i. Mäi người h·y ch©n träng vµ gi÷ phÐp lÞch sù. H·y biết lựa chọn từ ngữ nào cho đúng với hoàn c¶nh giao tiÕp. - C©u thø hai ''Vµng th×...thö lêi''. Muèn biÕt vµng tèt hay xÊu ph¶i thö qua löa. Chu«ng th× thử tiếng để lấy độ vang.  Con người qua lêi nãi biÕt ngay ®ược người Êy cã tÝnh nÕt như thÕ nµo người nãi dÔ nghe ( lÞch sù, tÕ nhÞ ) hay sç sµng, côc c»n. [ Lùa chän tõ ng÷ phï hîp víi ng÷ c¶nh . 2.Bµi tËp 2 trang 114: §©y lµ ®o¹n trÝch trong t¸c phÈm ''B¾t sÊu rõng U Minh H¹'' cña S¬n Nam. Ng«n ng÷ sinh hoạt đợc biểu hiện ở dạng tái hiện có s¸ng t¹o. Nhng ngêi ta vÉn nhËn ra ng«n ng÷ sinh ho¹t ë c¸ch dïng tõ ng÷ hµng ngày.Cách mô phỏng này đã góp phần sinh động hoá văn bản , làm cho văn bản mang đậm dấu ấn văn hoá địa phương và khắc hoạ những đặc đi-ểm riêng của nhân vËt N¨m Hªn . + §i ghe xuång. + Ngặt tôi không mang thứ phú quí đó. + Cùc lßng bao nhiªu khi nghe ë miÖt R¹ch Gi¸. 3.Bµi tËp më réng: §¸p ¸n TÝnh chÊt th©n mËt , tù nhiªn thÓ hiÖn rÊt râ trong lêi lÏ bøc thư. - §ã lµ c¸ch xng h« th©n mËt( bè ¬i, bè ¹, bè nh¸), - C¸ch dïng nh÷ng tõ ng÷ chØ thÊy trong sinh hoạt đời thờng ( mấy lị, í,…) - C¸ch dïng nh÷ng tõ ng÷ hoÆc kÕt cÊu liÖt kª đặc trưng cho ngôn ngữ sinh hoạt nói ( đùn vào đít, đi… mới cả đi),… 4.Bµi tËp tham kh¶o vÒ ng«n ng÷ sinh ho¹t trong đời sống..

<span class='text_page_counter'>(91)</span> mới chơi với con để mẹ đi t¸t níc míi c¶ ®i b¾c cÇu n÷a.Th«i bè nhÐ ? 5p. §äc bµi th¬ sau ®©y vµ nªu nhËn xÐt cña em? TiÕng NghÖ (NguyÔn Bïi Vîi )( Theo B¸o V¨n NghÖ ) Cái gầu thì bảo cái đài Ra s©n th× b¶o ra ngoµi c¸i c¬i Ché tøc lµ thÊy m×nh ¬i Trụng là nhúng đấy đừng cuời nghe em ThÝch chi th× b¶o lµ sÌm Nghe ai bảo đọi thì mang bát vào C¸ qu¶ l¹i b¶o c¸ trµu Vo troốc là bảo gội đầu đấy em… Nghe em giäng B¾c ªm ªm Bà con hàng xóm đến xem chật nhà R¨ng cha sang nhëi nhµ choa Bà o đã nhốt con ga trong truồng Em cêi bèi rèi mµ th¬ng Thơng em một lại trăm đờng thơng quê Giã Lµo thæi r¹c bê tre Chỉ nghe giọng nói đã nghe nhọc nhằn Chắt từ đã sỏi đất cằn Nên yêu thương mới sâu đằm nơi em. E. CỦNG CỐ- DẶN DÒ : 2p 1. Củng cố - Nêu những đặc trưng coa bản của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt ? 2. Dặn dò - Soạn tiết 35 Tỏ lòng ( Phạm Ngũ Lão ) 3. Rút kinh nghiệm bài giảng Tiết 35 :. TỎ LÒNG (Thuật hoài) – Phạm Ngũ Lão –. Ngày soạn :. 7/11/2012. Ngày giảng : 9/11/2012 Tuần học :. 12. A-MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức: - Vẻ đẹp của con người thời Trần với tầm vóc, tư thế , lí tưởng cao cả,... - Hình ảnh kì vĩ; ngôn ngữ hàm súc, giàu tính biểu cảm. 2. Kĩ năng: Đọc –hiểu một bài thơ Đường luật ( khai, thõa, chuyÓn , hîp ) 3. Thái độ -Tự hào về vẻ đẹp của con người trong thời đại anh hùng, thời đại mang tính thần quyết chiến quyết thắng B-PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN: - SGK, SGV Ngữ văn 10, tập 1 - Thiết kế bài giảng Ngữ văn 10 ( Nguyễn Văn Đường ) - Chuẩn kiến thức kĩ năng Ngữ văn 10 - Giáo dục kĩ năng sống trong môn Ngữ văn.

<span class='text_page_counter'>(92)</span> - Dạy học theo chuẩn kiến thức , kĩ năng môn Ngữ văn 10 ( Chủ biên: Phan trọng Luận) C- PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN Gv kết hợp phương pháp đọc sáng tạo, đối thoại, bình giảng, trao đổi, nêu vấn đề, thảo luận, tích hợp với môn Lịch sử. D- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định tổ chức lớp: Lớp 10A4 10A5 10A6 10A12 CP. KP. 2. Kiểm tra bài cũ 3p Câu hỏi : Những biểu hiện của Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt ? - GV kiểm tra vở soạn, bổ sung , nhận xét, cho điểm - Ngôn ngữ sinh hoạt chủ yếu thể hiện ở dạng nói, dạng viết, lời thoại của nhân vật là dạng tái hiện, mô phỏng ngôn ngữ sinh hoạt hằng ngày. 3. Bài mới: VHTĐ Việt Nam luôn bám sát vận mệnh DT, thể hiện lòng yêu nước, tự hào dân tộc. Một trong những tác phẩm tiêu biểu cho nội dung ấy là " Thuật hoài "của Phạm Ngũ Lão Hoạt động của GV và HS Thời Nội dung bài giảng gian - GV:Nêu những nét chính về tác giả và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm ? -GV : Một bài thơ thất ngôn tứ tuyệt ĐL gồm : + Tiền giải ( 2 câu đầu) + Hậu giải ( 2 câu sau ) * Câu 1 : Khai * Câu 2 : Thừa * Câu 3 : Chuyển * Câu 4 : Hợp * Hớng dẫn đọc diễn c¶m:giäng trÇm tÜnh, hµo s¶ng, tù hµo,. 3p. I.Tiểu dẫn : 1. Tác giả ( 1255-1320) - Phạm Ngũ Lão là anh hùng dân tộc, có công lớn trong công cuộc chống xâm lược MôngNguyên.. 5p. 2.Tác phẩm : a.Hoàn cảnh ra đời Kho¶ng cuéc kh¸ng chiÕn qu©n M«ngNguyªn lÇn thø 2 b.Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt ĐL.

<span class='text_page_counter'>(93)</span> -GV: Xác định bố cục bài thơ? - Hai câu đầu : Vẻ đẹp quân và dân nhà Trần. - Hai câu sau : Tấm lòng của tác giả. -GV: Đọc văn bản và nhận xét chung? -GV : NhËn xÐt cña em vÒ c©u th¬ dÞch víi nguyªn v¨n ch÷ H¸n ? GV: Hoµng sãc : CÇm ngang ngän gi¸o, hiªn ngang DÞch “ móa gi¸o (mnag tÝnh biÓu diÔn )a h×nh ¶nh trang sÜ -GV:Tìm những hình ảnh người tráng sĩ đời Trần được thể hiện như thế nào ? -Liªn hÖ h×nh ảnh ngêi lÝnh: + “Nµo sî th»ng T©y b¾n đạn nhỏ, đạn to…” ( NguyÔn §×nh ChiÓu ) + §Çu sóng tr¨ng treo ( ChÝnh H÷u ). - Hai c©u ®Çu ( tiÒn gi¶i ) - Hai c©u sau ( hËu gi¶i). 10p. - GV: Hình ảnh “ tam quân” gợi cho em điều gì về quân dân nhà Trần ? Bình : Hình ảnh người anh hùng vệ quốc- hào khí “ ba quân” - Hiên ngang , lẫm liệt, tầm vóc sánh ngang với vũ trụ, đứng giữa giang sơn dài rộng mêng mông. - Trong tay là một ngọn giáo mang kích cỡ non sông gắn với ý thức về trách nhiệm vệ quốc lớn lao thường trực, trường kì của người tráng sĩ . -Một đội quân có sức mạnh oai hùng , dũng mãnh , khí thế xung thiên , ôm trùm cả trời đất.. 10p. II.Đọc –hiểu văn bản : 1.Hai câu đầu : - Vóc dáng hùng dũng: + Hình ảnh tráng sĩ : hiện lên qua tư thế “ cầm ngang ngọn giáo” giữ non sông.  Đó là tư thế hiên ngang với vẻ đẹp kì vĩ mang tầm vóc vũ trụ. + Hình cảnh “ ba quân” hiện lên với sức mạnh của đội quân đang sôi sục khí thế quyết chiến thắng. Hình ảnh tráng sĩ lồng trong hình ảnh “ ba quân” mang ý nghĩa khái quát , gợi ra hào khí dân tộc thời Trần- “hào khí Đông 2.Hai câu cuối - Khát vọng hào hùng + Khát vọng lËp công danh để thoả “chí nam nhi”. cũng là lẽ sçng lớn của con người thời đại Đông A..

<span class='text_page_counter'>(94)</span> -GV: Tại sao tác giả nói “ nợ”, nợ điều gì ? Nợ ai ? -GV: Vũ Hầu là ai ? Tại sao "thẹn"? ý nghĩa ? Vậy tác giả thể hiện lí tưởng, khát vọng gì?. 7p. Liên hệ + b×nh Đã mang tiếng ë trong trêi đất Ph¶i cã danh g× víi nói s«ng ( NguyÕn C«ng Trø ) - Nhân hứng còng võa toan cÊt bót NghÜ ra l¹i thÑn víi «ng §µo ( NguyÔn KhuyÕn ) - Xu©n ¬i xu©n, xu©n cã biÕt cho ch¨ng ThÑn cïng s«ng buån cïng nói, tñi cïng tr¨ng ( XuÊt d¬ng lu biÖt-Phan Béi Ch©u ).  Khát vọng hào hùng vµ nh©n c¸ch lín lao của tác giả.. -GV:Hãy xác định chủ đề của bài thơ ? -GV:Hãy đánh giá chung bài thơ ? - GV: Bài thơ giáo dục trách nhiệm gì của thế hệ trẻ Việt Nam với đất nước ? - HS cảm nhận chung. -GV:Tìm hiểu lí tưởng của người xưa qua bài " Tỏ lòng "và bài " Nợ nam nhi "của Nguyễn Công Trứ.. + Thẹn  Khiêm tốn, làm nên nhân cách cao cả của nhà thơ. + Lập công ( để lại sự nghiệp ) + Lập danh ( để lại tiếng thơm ). 5p. 2p. III. Tổng kết 1. Nghệ thuật - Hình ảnh thơ hoành tráng, thích hợp với việc tái hiện khí thế hào hùng của thời đại và tầm vóc, chí hướng của người anh hùng. - Ngôn ngữ cô đọng, hàm súc , có dự dồn nén cao độ về cảm xúc. 2.Nội dung - Bài thơ thể hiện lí tưởng cao cả của danh tướng Phạm Ngũ Lão. - Khắc ghi dấu ấn đáng tự hào về một thời oanh liệt, hào hùng của lịch sử dân tộc . IV.Luyện tập - Giống: Chí làm trai phải trả nợ công danh, trung quân ái quốc là lẽ sống và ước mơ lập công. - Khác: + PNLão: Nói ngắn gọn, lấy gương VH + NCTrứ : Nói cụ thể, không dựa tấm gương cổ nhân ,tự tin ở tài trí của mình.

<span class='text_page_counter'>(95)</span> E, CỦNG CỐ, DẶN DÒ: 2p 1. Củng cố: Nét đẹp về nghệ thuật và nội dung của bài 2. Dặn dò - Học thuộc bài và tự giác luyện tập -Giờ sau tiÕt 36: Soạn bài Cảnh ngày hè - Nguyễn Trãi 3.Rút kinh nghiệm bài giảng. Tiết 36:. CẢNH NGÀY HÈ ( Bảo kính cảnh giới, số 43 ) – Nguyễn Trãi-. Ngày soạn: 7/11/2012 Ngày giảng : 9/11/2012 Tuần học : 12 A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức : - Vẻ đẹp của bức tranh ngày hè được gợi tả một cách sinh động - Vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi,... - Nghệ thuật thơ Nôm độc đáo, những từ láy sinh động và câu thơ lục ngôn tự nhiên. 2.Kĩ năng : Đọc –hiểu một bài thơ Nôm Đường luật theo đặc trưng thể loại. 3.Thái độ : - Bồi dưỡng tình yêu quê hương , đất nước gắn bó với cuộc sống của nhân dân B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN: - SGK, SGV Ngữ văn 10, tập 1 - Thiết kế bài giảng Ngữ văn 10 ( Nguyễn Văn Đường ) - Chuẩn kiến thức kĩ năng Ngữ văn 10 - Giáo dục kĩ năng sống trong môn Ngữ văn - Dạy học theo chuẩn kiến thức , kĩ năng môn Ngữ văn 10 ( Chủ biên: Phan trọng Luận). C CÁCH THỨC TIẾN HÀNH: GV tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp gợi tìm, kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, bình giảng, so sánh , trả lời các câu hỏi. D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1.Ổn định lớp : Lớp 10A4 10A5 10A6 10A12.

<span class='text_page_counter'>(96)</span> CP KP 2. Kiểm tra bài cũ: 5p Yêu cầu: Đọc thuộc lòng bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão, phân tích hai câu cuối bài thơ ? - Khát vọng hào hùng + Khát vọng lËp công danh để thoả “chí nam nhi”. cũng là lẽ sçng lớn của con người thời đại Đông A. + Thẹn  Khiêm tốn, làm nên nhân cách cao cả của nhà thơ. + Lập công ( để lại sự nghiệp ) + Lập danh ( để lại tiếng thơm )  Khát vọng hào hùng vµ nh©n c¸ch lín lao của tác gi 2. Bài mới: Lời vào bài: Nguyễn Trãi không chỉ là tác giả của thiên cổ hùng văn « Đại cáo bình Ngô » mà các em đã được học ở THCS, ông còn là một trong những người đầu tiên làm thơ bằng chữ Nôm. Chứng tích còn lại cho đến ngày nay là tập thơ « Quốc âm thi tập », trong đó có bài thơ « Cảnh ngày hè » mà ta được tìm hiểu hôm nay. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS - Thao tác 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu về TËp th¬ Quèc ©m thi tËp: + GV: Em hãy nêu những nét chính về tập thơ? + GV: Trả lời theo SGK.. Thời gian. I. Tìm hiểu chung: 2p. 1. TËp th¬ Quèc ©m thi tËp: - Tập thơ Nôm: 254 bài, đánh dấu sự phát triÓn cña th¬ tiÕng ViÖt. - Về nội dung: Vẻ đẹp con ngời Nguyễn Trãi. - VÒ nghÖ thuËt: Th¬ N«m §êng luËt víi c¸c c©u th¬ lôc ng«n. 2. Bµi th¬ C¶nh ngµy hÌ:. - Thao tác 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu về Bµi th¬ C¶nh ngµy hÌ: + GV: Hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm bài thơ. Yêu cầu: * Ngắt nhịp đúng những câu thơ lục ngôn * Giọng: Thanh thản, vui tươi + HS: đọc diễn cảm bài. NỘI DUNG BÀI GIẢNG. a. XuÊt xø: Bµi th¬ sè 43 trong môc B¶o kÝnh c¶nh giíi – phần Vô đề b.Chủ đề: bộc lộ nỗi lòng, chí hướng của tác giả. c. Bè côc: 2p. - 6 c©u th¬ ®Çu: Bøc tranh thiªn nhiªn, cuéc.

<span class='text_page_counter'>(97)</span> thơ. + GV: Thử nêu bố cục bài thơ? + HS: Thảo luận và trả lời. * Hoạt động 2: GV hướng daãn HS tìm hieåu vaên baûn. - Thao taùc 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu về Bøc tranh thiªn nhiªn, cuéc sèng + GV: Caûnh saéc ngaøy heø được tác giả miêu tả như theá naøo? + HS: Thảo luận và trả lời.. + GV: Liên hệ: “Dưới trăng quyên đã gọi hè Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông” Nguyễn Du thiên về tả tạo hình mùa hè. Nguyễn Trãi thiên về miêu tả sức sống mãnh liệt của thiên nhiên + GV: Em có nhận xét gì về cách ngắt nhịp của bài thơ? + HS: nhận xét + GV: Các động từ mạnh gợi cho em cảm nhận gì về cảnh vật? + HS: Nêu cảm nhận + GV: Chốt lại + GV: Nguyễn Trãi miêu tả cảnh buổi chiều như thế. sèng. - 2 c©u th¬ cuèi: Kh¸t väng cña nhµ th¬.. II. §äc - hiÓu v¨n b¶n: 1. Bøc tranh thiªn nhiªn, cuéc sèng: 18p. a. Bøc tranh ngµy hÌ : - §êng nÐt, Mµu s¾c: + “Hoè lục ...  Hình ảnh cây hoè: cành lá xanh thẫm, toả bóng mát cả một không gian, tạo cảm giác dễ chịu + “Thạch lựu hiên...  Cây lựu bên hiên nhà trổ ra những bông hoa màu đỏ thắm. + “Hồng liên trì đã tiễn mùi hương”  Hoa sen hồng dưới ao đang toả ngát mùi hương, sức sống không dừng lại. - Bức tranh thiên nhiên sinh động: + cách ngắt nhịp ¾: “Thạch lựu hiên/ còn phun thức đỏ Hồng liên trì/ đã tiễn mùi hương”  Không theo nhịp thơ Đường luật( 4/3) , gợi sự chú ý, làm nổi bật bức tranh cảnh ngày hè + Các động từ mạnh: “đùn đùn,giương,, phun”  thể hiện sức sống tràn đầy của cảnh vật => Thiªn nhiªn, c¶nh vËt ë vµo thêi ®iÓm cuèi ngµy; nhng sù sèng th× kh«ng dõng l¹i. b. Cuộc sống sinh hoạt: “Lao xao chợ cá làng ngư phủ, Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương” - Lao xao chợ cá: âm thanh vọng lại từ phía.

<span class='text_page_counter'>(98)</span> nào ? + HS: Thảo luận và trả lời. Bình : Chỉ một âm thanh lao xao chợ cá thôi, mà gợi bao niềm vui: chơ họp đông vui, người ta chen chúc, lao xao nói cười, mặc cả, mua và bán… Tấm lòng, niềm vui nhân hậu của nhà thơ với lí tưởng “ việc nhân nghĩa cốt ở yên dân” Bình : Dắng dỏi là một từ cổ, gợi lên tiếng ve râm ra, muôn tiếng nối tiếp nhau, hoà làm một ngân lên không ngớt, tiếng ve làm nên khúc nhạc chiều hè,. Từ ngữ làm nên vẻ đẹp sáng trọng của tâm hồn + GV: Chốt lại - Thao tác 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu về VÎ đẹp tâm hồn Nguyễn Tr·i: + GV: Theo em, câu thơ đầu hé mở cho ta biết gì về hoàn cảnh của nhà thơ? + HS: Thảo luận và trả lời. + GV: Bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh nào ? + HS: Thảo luận và trả lời.. chợ cá của làng chài  Âm thanh đặc trưng của cuộc sống vui tươi, thanh bình - Dắng dỏi cầm ve: tiếng ve râm ran trong chiều tà như tiếng đàn lãnh lót vang dội lên  Âm thanh đặc trưng của ngày hè, cảnh vật như rộn lên sự sống, niềm vui  Cả thiên nhiên và cuộc sống con người tràn đầy sức sống . Điều đó cho thấy một tâm hồn khát sống, yêu đời mãnh liệt và tinh tế.. 8p. 2. Vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi: - Hoàn cảnh của nhà thơ: “Rồi, hóng mát thuở ngày trừơng” + “Rồi”: rảnh rỗi; hóng mát: dạo chơi để tâm hồn thanh thản + “Thuở ngày trường”: ngày rộng tháng dài. + GV: Đây là một hoàn cảnh như thế nào đối với nhà thơ? + HS: Thảo luận và trả lời. + GV: Qua việc miêu tả bức tranh thiên nhiên, em có cảm nhận gì về tâm hồn của nhà thơ trong hoàn cảnh bất đắt dĩ này? + HS: Thảo luận và trả lời..  Hoàn cảnh hiếm hoi, bất đắt dĩ của nhà thơ. + GV: Nhà thơ thể hiện mong ước gì ở hai câu cuối ?. - “Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng”  Nguyễn Trãi mơ đến cây đàn kì diệu của vua Thuấn ngày xưa để ca ngợi và làm cho dân. - T×nh yªu thiªn nhiªn tha thiÕt cña NguyÔn Tr·i: + Bức tranh ngày hè được đón nhận bằng nhiều giác quan  T©m hån tinh tÕ, giao c¶m m¹nh mÏ víi c¶nh vËt. Tấm lòng thiết tha yêu đời, yêu cuộc sống của người dân.

<span class='text_page_counter'>(99)</span> + HS: Thảo luận và trả lời. Liên hệ Di chúc Hồ Chủ tịch -“ Tôi chỉ có mong muốn tột bậc…” - “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”. 5p. giàu đủ, ấm no hơn - “Dân giàu đủ khắp đòi phương” + Dân giầu ( vật chất và tinh thần ) + Đủ khắp đòi phương ( no đủ khắp tất cả mọi người, mọi nơi của đất nước đều hạnh phúc )  C©u kÕt ( c©u lôc ng«n ) ngắn gọn: thÓ hiÖn sù dån nÐn c¶m xóc cña c¶ bµi => §iÓm kÕt tô cña hån th¬ øc Trai kh«ng ph¶i ë thiªn nhiªn, t¹o vËt mµ chÝnh lµ ë con ngêi, ë ngêi d©n.. GV liên hệ “Bui một tấc lòng ưu ái cũ Đêm ngày cuồn cuộn nước triều đông” -“ Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân Quân điếu phạt trước lo trừ bạo” HS đọc Ghi nhớ sgk/119. - GV: Giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của bài thơ ?. III.Tổng kết :. 3p. 1.Nghệ thuật - Hệ thống ngôn từ giản dị, tinh tế xen lẫn từ Hán và điển tích. - Hệ thống từ lá độc đáo: đùn đùn, lao xao,... 2.Nội dung Tư tưởng lớn xuyên suốt sự nghiệp trước tác của Nguyễn Trãi- tư tưởng nhân nghĩa yêu nước thương dân- được thể hiện qua những rung động trữ tình dạt dào trước ảnh thiên nhiên ngày hè.. E.CỦNG CỐ, DẶN DÒ 2p 1.Củng cố : - Đọc thuộc lòng bài thơ , nắm nội dung và nghệ thuật 2.Dặn dò : -Soạn tiết 37: Tóm tắt văn bản tự sự + Đọc thêm Luyện tập viết đoạn văn tự sự 3.Rút kinh nghiệm bài giảng.

<span class='text_page_counter'>(100)</span> Tiết 37. :. TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ. Đọc thêm : LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN TỰ SỰ Ngày soạn : 12/11/2011, Ngày giảng : 13/11/2011, Tuần học : 13 A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1.Kiến thức : - Mục đích, yêu cầu của việc tóm tắt văn bản tự sự dựa theo nhân vật chính. - Cách thức tóm tắt văn bản tự sự dựa theo nhân vật chính. 2.Kĩ năng : - Tóm tắt các văn bản tự sự ở lớp 10 ( truyện dân gian, truyện trung đại) theo nhân vật chính. -Trình bày văn bản tóm tắt trước tập thể. 3.Thái độ : B.PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN: - SGK, SGV Ngữ văn 10, tập 1 - Thiết kế bài giảng Ngữ văn 10 ( Nguyễn Văn Đường ) - Chuẩn kiến thức kĩ năng Ngữ văn 10 - Giáo dục kĩ năng sống trong môn Ngữ văn - Dạy học theo chuẩn kiến thức , kĩ năng môn Ngữ văn 10 ( Chủ biên: Phan trọng Luận). C. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN: GV tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp gợi tìm, kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận nhóm, trả lời các câu hỏi,thực hành bài tập . D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1.Ổn định lớp: Lớp 10A4 10A5 10A6 10A12 CP KP. 2 Kiểm tra bài cũ: 5p.

<span class='text_page_counter'>(101)</span> Yêu cầu: Đọc thuộc lòng bài thơ Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi ? Phân tích hai câu cuối ? -Nguyễn Trãi mơ đến cây đàn kì diệu của vua Thuấn ngày xưa để ca ngợi và làm cho dân giàu đủ, ấm no hơn - “Dân giàu đủ khắp đòi phương” + Dân giầu ( vật chất và tinh thần ) + Đủ khắp đòi phương ( no đủ khắp tất cả mọi người, mọi nơi của đất nước đều hạnh phúc ) 3. Bài mới:. Hoạt động của GVHS - GV: Nhân vật văn học là gì ? - HS: Trả lời. - GV: Nhân vật văn học được biểu hiện bằng các đặc điểm nào ? - HS: Trả lời.. Thời gian. 5p. -Nhân vật chính. - GV: Chốt lại. ( sgk/120 ). - Tóm tắt VBTS theo nhân vật chính : là viết hoặc kể lại một cách ngắn gọn những sự việc cơ bản xảy ra với nhân vật chính trong văn bản. - Mục đích : nắm vững tính cách và số phận của nhân vật để đi sâu tìm hiểu và đánh giá tác phẩm - Yêu cầu : bản tóm tắt phải trung thành với văn bản gốc.. - HS: Trả lời.. - HS: đọc lại tác phẩm An Dương Vương - GV: cách tóm tắt văn bản tự sự theo nhân vật chính dựa trên những tiêu chí nào ?. I.MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ DỰA THEO NHÂN VẬT CHÍNH: sgk/120 -Nhân vật văn học ( sgk/120). - GV: Tại sao cần tóm tắt văn bản tự sự theo nhân vật chính ? - HS: Trả lời. - GV: Vậy yêu cầu Tóm tắt VBTS là gì ?. - GV: cách tóm tắt văn bản tự sự theo nhân vật chính dựa trên những tiêu chí nào ? - HS: Trả lời. - GV: Nhân vật chính và nhân vật phụ là ai ? - HS: Trả lời.. Nội dung bài giảng. II. CÁCH TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ DỰA THEO NHÂN VẬT CHÍNH: 5p. Bài tập 1 sgk/ 120 a.Xác định các nhân vật chính : - Nhân vật chính : Thuỷ. ADV, Mị Châu, Trọng. - Nhân vật phụ: sứ Thanh Giang , Thần Kim Quy- Rùa Vàng b. Tóm tắt truyền thuyết An Dương Vương (ADV) và Mị Châu(MC)-Trọng Thủy (TT) theo nhân vật ADV. c.Theo nhân vật Mị Châu : Muốn tóm tắt truyền thuyết ADV và MC-TT chúng ta cần :.

<span class='text_page_counter'>(102)</span> - Đọc kĩ nhiều lần văn bản trong sgk để nắm vững cốt truyện, diễn biến các sự việc. - Chọn nhân vật chính để tóm tắt ( theo đề tài lần lượt chọn ADV, Mị Châu ). - Chọn ngôi kể : ngôi thứ 3. - Chọn các sự việc cơ bản, lời nói đặc sắc của nhân vật chính. - Viết văn bản tóm tắt. - Đối chiếu với văn bản gốc để sửa chữa, bổ sung VBTT. Sự việc, cử chỉ, hành động. Lời nói, tâm trạng. - Xây thành , chế nỏ, chiến - Chủ quan, mất cảnh giác thắng Triệu Đà. - Chấp nhận cầu hoà, gả - Đà không sợ nỏ thần con gái cho Trọng Thuỷ và sao ? cho ở rể.. GV: Với nhân vật ADV . - Cùng Mị Châu chạy về phương Nam. - Chém con, tự vẫn. -Sứ Thanh Giang ở đâu ? Mau cứu ta ! -Đau đớn, uất giận, ân hận tột cùng.. -Với nhân vật Mị Châu: Sự việc, cử chỉ, hành động -Xinh đẹp.. -Các nhóm nhận xét, bổ sung, sửa chữa.. - Nói với Trọng Thuỷ buổi - Cho chồng xem lẫy nỏ chia tay “ Thiếp phận nữ nhi... có áo lông ngỗng... đi thần. đến đâu sẽ rứt lông ngỗng - Ngồi trên ngựa sau lưng mà rắc ở ngã ba đường để cha, rắc lông ngỗng làm làm dấu dấu cho Trọng Thuỷ. -“ Thiếp là phận gái, nếu - Khóc than, kêu trời có lòng phản nghịch mưu chứng giám. hại cha, chết đi sẽ biến thành cát bụi, nếu một lòng - Bị chém đầu trung hiếu mà bị người lừa dối , chết đi sẽ biến thành châu ngọc để rửa sạch mối nhục thù”. - 1 HS đọc Ghi nhớ sgk/121. Hoạt động 3 : Hướng dẫn HS làm bài tập: -HS làm theo nhóm: + Nhóm 2 : câu b - GV định hướng:. - Ngây thơ, trong trắng.. - Làm vợ Trọng Thuỷ. -GV nhận xét VB có chất lượng.. + Nhóm 1 : câu a. Lời nói, tâm trạng. 3p. III.GHI NHỚ: IV.LUYỆN TẬP Bài tập 1 sgk/ 121: So sánh. Tóm tắt 1 ( Tiễn dặn người yêu ). Tóm tắt 2 ( Chuyện người con gái Nam.

<span class='text_page_counter'>(103)</span> Xương) Mục đích. -Cả lớp cùng làm bài 2. Tóm tắt toàn bộ truyện, Tóm tắt một phần giúp người đọc hiểu và truyện làm dẫn nhớ cốt truyện. chứng một nhận xét.. Kết luận : Có nhiều cách tóm tắt khác nhau ( toàn bộ, một phần , chi tiết , sơ lược... ) nhằm những mục đích khác nhau.. -GV định hướng:. Bài tập 2 sgk/121 5p. Văn bản tóm tắt tham khảo: “ Tại kinh đô nước Nam Việt , cùng với vua cha, Trọng Thuỷ được biết vua Âu Lạc Thục Phán ADV nhờ thần kim Quy, giết tinh Gà Trắng , xây Loa Thành, chế nỏ thần , hùng cứ một phương .Triệu Đà cất quân sang đánh nhưng bị đại bại, đành giả xin hoà, lại cầu hôn Mị Châu- con gái ADV cho Trọng Thuỷ. Mấy năm ở rể trong Loa Thành . lợi dụng sự tin yêu của vợ, TT đã đánh tráo được lẫy nỏ thần . Xong việc gian, nói dối cần về thăm cha, TT còn hỏi MC: “ Tình vợ chồng không thể lãng quên, nghĩa mẹ cha không thể vứt bỏ . Ta nay trở về thăm cha, nếu như đến lúc hai nước thất hoà,... ta lại tìm nàng, lấy gì làm dấu ?” Được lẫy thần, Triệu Đà cử binh sang đánh Âu Lạc, ADV thua trận chạy đến bờ biển, nghe thần Kim Quy mách bảo , chém con gái rồi đi xuống biển sâu. TT đuổi theo dấu lông ngỗng mà MC đã rắc dọc đường , ôm xác MC về táng ở Loa Thành rồi nhẩy xuống tự tử”. 1.Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu phần I SGK. tìm hiểu phần I SGK. Đoạn văn trong văn bản tự sự có đặc điểm gì?. ĐỌC THÊM: LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN TỰ SỰ. 2p 2. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu phần II SGK. -GV:Đoạn văn trên có thể hiện đúng dự kiến của tác giả không? Nội dung,. I. Đoạn văn trong văn bản tự sự. 1. Đoạn văn. Sgk/97 2. Đoạn văn trong văn bản tự sự.sgk/97 3. Mỗi văn bản tự sự thường gồm nhiều đoạn văn với những nhiệm vụ khác nhau. Sgk/97 II. Cách viết đoạn văn trong bài văn tự sự. 1. Ví dụ : 1a. Mở đầu và kết thúc truyện ngắn Rừng xà nu đúng như dự kiến của nhà văn Nguyên Ngọc..

<span class='text_page_counter'>(104)</span> giọng điệu của đoạn mở đầu kết thúc có gì giống nhau khác nhau ? 7p. -GV:Em rút được kinh nghiệm gì ở cách viết đoạn văn của Nguyên Ngọc. -GV:Có thể coi đây là đoạn văn trong văn bản tự sự được không? Vì sao? Theo em đoạn văn đó thuộc phần nào của truyện ngắn mà học sinh định viết? -GV:Đoạn văn kể sự việc gì? ở phần nào? Của văn bản tự sự nào? Học sinh đã thành công khi viết đoạn văn này ở nội dung nào? -Nội dung nào còn bỏ trống? -GV: Em hãy viết tiếp vào phần để trống để hoàn chỉnh đoạn văn.. Mở đầu tả rừng xà nu với những chi tiết giàu giá trị tạo hình. + Làng ở trong tầm đại bác của đồn giặc + Trong rừng xà nu …cây nào là không bị thương. + Trong rừng … sinh sôi nảy nở khỏe như vậy. Cạnh cây ngã gục đã có bốn, năm cây con mọc lên. Kết thúc miêu tả rừng xà nu mờ dần, xa dần. + T'nú lại ra đi, cụ Mết và Dít đưa anh đến tận cửa rừng xà nu. + Ba người đứng ở đấy nhìn ra xa. - Mở đầu và đoạn cuối có giọng điệu giống nhau. Đều miêu tả cây xà nu. Khác nhau: Đầu truyện mở ra cuộc sống hiện tại. Kết thúc gợi ra sự lớn lao mạnh mẽ hơn ở những ngày tháng phía trước.  Xác định được nội dung cần viết, định ra hướng viết. Ở mỗi sự việc cần phác thảo những chi tiết. Mỗi chi tiết cần miêu tả nét chính, đặc sắc, gây ấn tượng. Đặc biệt có sự việc, chi tiết phải được thể hiện rõ chủ đề (nội dung cần thể hiện). Cố gắng thể hiện mở đầu, kết thúc có chung một giọng điệu, cách kể sự việc. 1b. Đây là đoạn văn trong văn bản tự sự vì đoạn văn này kể lại một sự việc.. - HS viết đoạn văn này đã thành công ở việc kể chuyện, còn lúng túng ở những đoạn tả cảnh và biểu cảm.. 5p - Bổ sung (gợi ý)  chị Dậu nhìn thấy trên trời phía đông một màu hồng ửng lên. Ánh sáng rực rỡ, chói chang rọi vào bóng tối phá đi cái thăm thẳm của màn đêm bao phủ. - Chị Dậu ứa nước mắt. Tự nhiên chị như thấy cái ngày nắng chang chang chị đội đàn chó con, tay dắt con chó cái cùng đứa con gái bảy tuổi sang.

<span class='text_page_counter'>(105)</span> 2p. -GV: Em hãy nêu cách viết đoạn văn trong bài văn tự sự ?. 5p. 3. Hoạt động 3: Hướng dẫn HS luyện tập. Đoạn trích cố tình sai sót về ngôi kể, chỉ rõ chỗ sai đó? Sửa lại cho hoàn chỉnh? Từ những phát hiện và chỉnh sửa, em có thêm kinh nghiệm gì khi viết đoạn văn trong bài tự sự?. nhà Nghị Quế thôn Đoài. Cái lần mang anh Dậu ốm ngất ở đình về, cái lần vật lộn với tên tri phủ Tư Ân, xô quan cụ ngã.  Để viết đoạn văn tự sự cần có ý tưởng, hình dung sự việc định viết. Nó sẽ xảy ra như thế nào? Dự kiến kể lại sự việc đó. Mỗi sự việc cần phải miêu tả như thế nào để gây được ấn tượng đặc biệt phải giữ được sự liên kết câu trong đoạn cho mạch lạc chặt chẽ. 2. Cách viết đoạn văn tự sự. sgk/97 3. Ghi nhớ: sgk/ 99 III. Luyện tập 1. Đoạn văn kể về sự việc phá bom nổ chậm của các cô gái thanh niên xung phong. Ở phần thân bài của văn bản "Những ngôi sao xa xôi". - Đáng lẽ phải dùng ngôi thứ nhất (Tự kể). Người chép cố tình chép sai những chỗ. + Da thịt cô gái + Cô rùng mình + Phương Định cẩn thận + Cô khoả đất  Tất cả đều sửa bằng từ "Tôi".  Kinh nghiệm khi viết đoạn văn trong bài tự sự: Khi viết cần chú ý tới ngôi kể và đảm bảo thống nhất ngôi kể. E.CỦNG CỐ, DẶN DÒ: 1p 1. Củng cố : - Nắm chắc phần Ghi nhớ sgk/121 2.Dặn dò : - Làm bài tập 3 sgk/121 ở nhà - Soạn tiết 38 Nhàn ( Nguyễn Bỉnh Khiêm ) 3.Rút kinh nghiệm bài giảng:.

<span class='text_page_counter'>(106)</span> NHÀN ( NGUYỄN BỈNH KHIÊM ). Tiết 38 : Ngày soạn : 14/11/2012 Ngày giảng : 15/11/2012 Tuần học :. 13. AMỤC TIÊU CẦN ĐẠT : 1.Kiến thức : -Một tuyên ngôn về lối sống hoà hợp với thiên nhiên, đứng ngoài vòng danh lợi, giữ cốt cách thanh cao được thể hiện qua những rung động trữ tình , chất trí tuệ. - Ngôn ngữ mộc mạc, tự nhiên nhưng ẩn ý thâm trầm , giầu tính trí tuệ. 2. Kĩ năng : biết đọc hiểu một bài thơ Đường luật 3. Thái độ : trân trọng cuộc sống và nhân cách cao đẹp của Nguyễn Bỉnh Khiêm B.PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN: - SGK, SGV Ngữ văn 10, tập 1 - Thiết kế bài giảng Ngữ văn 10 ( Nguyễn Văn Đường ) - Chuẩn kiến thức kĩ năng Ngữ văn 10 - Giáo dục kĩ năng sống trong môn Ngữ văn - Dạy học theo chuẩn kiến thức , kĩ năng môn Ngữ văn 10 ( Chủ biên: Phan trọng Luận) C. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN : - Đọc –hiểu , kết hợp với thao tác bình giảng, thuyết minh, so sánh , động não, thảo luận nhóm. - Kết hợp bài giảng điện tử + giáo án Word, tranh ảnh về Nguyễn Bỉnh Khiêm D.TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG : 1.Ổn định lớp : Lớp. 10A4. 10A5. 10A6. 10A12. CP KP. 2.Kiểm tra bài cũ : 5p Câu hỏi : Đọc thuộc lòng bài thơ Cảnh ngày hè, nội dung, nghệ thuật của bài thơ ? GV : nhận xét vở soạn, phần kiểm tra, bổ sung, cho điểm.

<span class='text_page_counter'>(107)</span> 3.Bài mới : Gv nêu vấn đề: - Thuật hoài là bài thơ bày tỏ chí nam nhí của bậc quân tử trước núi sông. - Cảnh ngày hè là bài thơ thể hiện tình yêu nhiên và khát vọng vì dân . - Bánh trôi nước thể hiện tiếng nói tự khẳng định của người phụ nữ Chúng ta sẽ tiếp tục đến với một nhà thơ lớn của văn học trung đại , nổi tiếng với mình cách cao đẹp . Nhàn là bài thơ thể hiện rõ nét vẻ đẹp cuộc đời và nhân cách của ông- Nguyễn Bỉnh Khiêm .. Hoạt động Thời của GV-HS gian HS đọc Kết quả cần đạt sgk/128 - GV :Tiểu dẫn cho ta biết Nguyễn Bỉnh Khiêm là người như thế nào ?Nét đặc sắc trong thơ ông ?. Nội dung bài giảng I.Tiểu dẫn : 1.Tác giả :( 1491-1585) - Là người thông minh, uyên bác, chính trực, coi thường danh lợi, “ chí để ở nhàn dật”. 5p. - Thơ ông : đậm chất triết lí, giáo huấn, ngợi ca chí của kẻ sĩ, thú thanh nhàn, phê phán những thanh nhà, phê phán những điều xấu xa trong xã hội 2. Tác phẩm : a. Xuất xứ : - Nhàn là bài thơ nằm trong Bạch vân quốc âm thi tập.Nhan đề do người đời sau đặt. Chữ nhàn trong bài thể hiện một quan niệm , một cách xử thế. b.Hoàn cảnh ra đời : khi về ở ẩn. - GV : Xuất xứ, hoàn cảnh ra đời, thể loại, bố cục của bài thơ ? -GV hướng dẫn đọc diễn cảm : Bài thơ cần đọc với giọng thong thả , chú ý đến sự biến đổi trong cách ngắt nhịp để ngắt giọng cho đúng + Nhịp 2/2/3 trong câu 1.. c.Thể loại : Thất ngôn bát cú Đường luật. d. Bố cục : gồm 4 phần đề- thực-luận-kết.

<span class='text_page_counter'>(108)</span> + Nhịp 2/5 trong câu 3-4 + Nhịp 1/3/1/2 trong câu 5-6 + Nhịp 1/3/3 trong câu 7 +Nhịp 2/5 trong câu 8 Thể hiện giọng tự tin, hóm hỉnh khi đọc câu 3-4. II.ĐỌC –HIỂU VĂN BẢN: 1. Tìm hiểu các khía cạnh của chữ “ nhàn”: - Niềm vui với công việc lao động nhẹ nhàng , dân dã, bình dị nơi thôn quê ( câu 1-2). Gv HS tìm tòi các khía cạnh của chữ nhàn: + GV : Hai câu đầu cho ta biết thú nhàn của nhà thơ là gì ? + GV: Trong hai câu 5-6 , cái nhàn được phát hiện ở phương diện nào ? + GV: Các câu 3-4 và 7-8 biểu hiện khía cạnh nào của chữ “ nhàn” ? - HS phát hiện : Những biểu hiện của chữ nhàn. -GV yêu cầu : Em hãy hoàn thành phiếu học tập sau đây .Trên cơ sở đó, em phát biểu cảm nhận của mình về chân. - Niềm vui với cách ăn uống, sinh hoạt dân dã, thanh đạm mùa nào thức ấy ( câu 5-6) - Thái độ dứt khoát tránh xa nơi quyền quý, xem thường danh lợi ( câu 3-4 ; 7-8) 7p 2.Tìm hiểu chi tiết : “ Nhàn” – Bức chân dung cuộc sống của nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm. Trích dẫn. Biện pháp nghệ thuật. Cảm nhận về chân dung tác giả.. Một mai, một cuốc, một cần câu/Thơ thẩn dầu ai vui thú nào - Thu ăn măng trúc, đông ăn giá/ Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao. Vậy “ Nhàn” theo Nguyễn Bỉnh Khiêm là như thế nào ? “ Nhàn” – bức chân dung nhân cách và trí tuệ Nguyễn Bỉnh Khiêm. Trích dẫn. - Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ/Người khôn, người đến chốn. Biện pháp nghệ thuật. Cảm nhận về chân dung tác giả..

<span class='text_page_counter'>(109)</span> dung Nguyễn Bỉnh Khiêm qua lối sống nhàn mà ông đã lựa chọn.. lao xao. - Rượu , đến cội cây ta sẽ uống / Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao.. Mẫu phiếu số 1:. “ Nhàn” – Bức chân dung cuộc sống của nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm.. GV bình, so sánh với Nguyễn Trãi. Trích dẫn. Biện pháp nghệ thuật. Cảm nhận về chân dung tác giả.. Một mai, một cuốc, -Liệt kê, cách dùng -Mỗi “lão nông tri điền’ một cần câu/Thơ thẩn số từ đi liền với các vui vầy thuần hậu chất dầu ai vui thú nào danh từ được kể ra. phác cũng thanh đạm,mùa - Thu ăn măng trúc, - Ngầm ý đối lập nào thức ấy, không bó đông ăn giá/ Xuân giữa nhàn bản thân buộc bản thân vào những tắm hồ sen, hạ tắm ao đã chọn và những sinh hoạt cầu kỳ , kiểu cách sống khac của cách , đạm bạc mà vẫn thanh cao ngừơi đời .. GV trình chiếu. - Bộ tranh tứ bình xuân, hạ, thu đông.. 10p. - Liệt kê các thói quen sinh hoạt bình thường , dân dã..  “ Nhàn” là sống hào hợp với tự nhiên , vui với sống dân dã , giản dị, thanh đạm. Mẫu phiếu số 2: -GV bình -GV chiếu. “ Nhàn” – bức chân dung nhân cách và trí tuệ Nguyễn Bỉnh Khiêm . Trích dẫn. Biện pháp nghệ thuật. - Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ/Người khôn, người đến chốn lao xao.. - Cách nói ngược nghĩa, sự đối lập giữa dại và khôn, ta và người , nơi vắng vẻ và chốn lao xao.. trình. -HS hoàn thành phiếu học tập sau đó 10p phát biểu trước lớp. -GV chọn tình chiếu một số kết quả của HS, nhận xét. Cảm nhận về chân dung tác giả.. - Một nhân cách thanh cao, đối lập với danh lợi như nước với lửa , dứt khoát tránh xa nơi - Rượu , đến cội cây - Hoán dụ : nơi vắng vẻ quyền quý. ta sẽ uống / Nhìn xem nơi tĩnh tại của thiên - Một bức chân dung phú quý tựa chiêm nhiên , thành thơi của trí tuệ sáng suốt uyên bao. tâm hồn. chốn lao xao thâm vô cùng tỉnh chốn cửa quyền, đường táo , vượt lên trên cách ừng xử thông thường làm quan, danh lợi. của người đời. - Tác giả nhắc đến điền: giấc hoè”. - Nhịp ngắt 2/5 ( câu cuối ). ” Nhàn” còn là lối sống, triết lí sống phủ nhận danh lợi, giữ cốt.

<span class='text_page_counter'>(110)</span> và tổng hợp.. cách thanh cao. III. TỔNG KẾT : 1. Nghệ thuật : - Sử dụng phép đối, điển cố - Ngôn từ mộc mạc, tự nhiên mà ý vị, giàu chất triết lí.. - Hs đọc Ghi nhớ sgk/130 GV trình chiếu. 3p. 2.Nội dung : Vẻ đẹp nhân cách của tác giả: thái độ coi thường danh lợi , luôn giữ cốt cách thanh cao trong mọi cảnh ngộ đời sống.. E. CỦNG CỐ, DẶN DÒ 5p 1 .Củng cố : - Em có so sánh thế nào về nhữ “ nhàn” trong Cảnh ngày hè – Nguyễn Trãi và “ Nhàn” trong bài thơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm ? - Mỗi cá nhân có thể rút ra bài học gì cho bản thân về việc lựa chọn cho mình trong cuộc sống hôm nay qua bài thơ Nhàn ? 2. Dặn dò : - Học thuộc lòng bài thơ - Nắm rõ nghệ thuật, nội dung của bài thơ - Soạn bài tiết 39: Độc Tiểu Thanh ký ( Nguyễn Du ) sgk/ 131 3. Rút kinh nghiệm bài giảng.

<span class='text_page_counter'>(111)</span> Tiết 39 : Ngày soạn : 21/11/2012 Ngày giảng : 22/11/2012 Tuần học : 14. ĐỘC TIỂU THANH KÝ - Nguyễn Du-. A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1.Kiến thức - Tiếng khóc cho số phận người phụ nữ tài sắc bạc mệnh đồng thời tiếng nói khao khát tri âm của nhà thơ - Hình ảnh thơ ý nghĩa biểu trưng sâu sắc. 2. Kĩ năng Kĩ năng tìm hiểu một bài thơ Đường luật trữ tình trung đại. 4. Thái độ -Trân trọng tình cảm của Nguyễn Du -Cảm thương , xót xa cho số phận của nàng Tiểu Thanh B.PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN -SGK, SGV Ngữ văn 10, tập 1 - Chuẩn kiến thức , kĩ năng Ngữ văn 10 -Giáo dục kĩ năng sống trong môn Ngữ văn 10 C. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN: - GV kết hợp phương pháp đọc sáng tạo, đối thoại, trao đổi, nêu vấn đề, bình giảng, so sánh D. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG 1. Ổn định lớp : Lớp. 10A4. 10A5. 10A6. 10A12. CP KP 2. Kiểm tra bài cũ: 5p. Câu hỏi: Giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ “ Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm ? * Nghệ thuật : - Sử dụng phép đối, điển cố - Ngôn từ mộc mạc, tự nhiên mà ý vị, giàu chất triết lí. *Nội dung : Vẻ đẹp nhân cách của tác giả: thái độ coi thường danh lợi , luôn giữ cốt cách thanh cao trong mọi cảnh ngộ đời sống. 3. Bài mới. : Ở THCS em đã viết đến nhà thơ Nguyễn Du qua những đoạn trích nào trong Truyện Kiều - Cảnh ngày xuân -Kiều ở lầu Ngưng Bích.

<span class='text_page_counter'>(112)</span> -Chị em Thuý Kiều -Mã Giám Sinh mua Kiều Để tìm hiểu sâu hơn về tư tưởng của Nguyễn Du, hôm nay thầy và các cùng tìm hiểu bài thơ Độc Tiểu Thanh kí Hoạt động của GV và HS Thời Nội dung bài giảng gian - GV : Trình bày những nét cơ bản về con người, cuộc đời Nguyễn Du ?. -GV: Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác bài thơ ? - GV : Nguyễn Du đã bắt gặp điều gì từ cuộc đời Tiểu Thanh? - GV giảng: - GV: Hướng dẫn đọc diễn cảm, giọng buồn tha thiết, ngậm ngùi. - GV: Có thể phân chia bố cục bài thơ như thế nào ? Đề xuất hướng phân tích ? GV: Hai câu mở đầu thông báo người đọc biết điều gì ? Cảm xúc ấy được gợi bằng cách nào ? - GV: So sánh phiên âm với phần dịch thơ và rút ra nhận xét ? - Hoa uyển: vườn hoa (Vườn hoa Tây Hồ: một cảnh đẹp cụ thể) – Dịch thơ: cảnh đẹp: một vẻ đẹp chung chung - Tẫn: đến cùng, triệt để, hết – Dịch thơ: Hóa => nhẹ hóa đi chưa lột tả hết được sự biến đổi khắc nghiệt của thời gian.. 5p. I.TIỂU DẪN 1.Xuất xứ: Thanh Hiên thi tập 2. Cảm hứng sáng tác :Số phận và tài năng của Tiểu Thanh II. ĐỌC-HIỂU VĂN BẢN 1. Đọc- chú thích - Hướng dẫn đọc - Chú thích - Bố cục : 4 phần ( Đề, Thực, Luận, Kết ) 2. Đọc- hiểu chi tiết:. 6p. a. Hai câu đề : Cảm xúc của nhà thơ về Tiểu Thanh * Câu 1 :Cảnh Tây Hồ đổi thay, biến thiên - Đối lập : xưa ( cảnh đẹp) >< nay ( gò hoang) " Sự đổi thay của cuộc đời, của thế sự  cái cớ để tác giả bộc lộ cảm xúc.

<span class='text_page_counter'>(113)</span> - GV: Cảm xúc Nguyễn Du như thế nào ? Vì sao ? -GV: So sánh phần phiên âm và phần dịch thơ ở câu thứ 2, phần dịch đã làm mất từ nào? Ý nghĩa của từ đó? - GV: Tâm sự của nhà thơ gửi gắm trong câu 2 ? Nhận xét gì về con người Nguyễn Du ( chú ý : độcmột, nhất- một) - GV: Hai câu thơ mở đầu giúp ta hiểu điều gì ? " Tiếng thở dài của tác giả trước lẽ “ biên thiên dâu bể” của cuộc đời và niềm thônr thức của một tấm lòng nhân đạo lớn : vạn vật đổi thay, Tiểu Thanh bị vùi lấp trong quên lãng nhưng nhà thơ đã nhớ nàng và viếng qua “nhất chỉ thư GV bình: Gò hoang: Khung cảnh tươi đẹp nơi đây đã bị huỷ hoại lâu rồi, chẳng còn lại gì, chỉ còn một nơi trơ trọi, hoang vắng, đìu hiu. Trong câu thơ có giọng xót xa , tiếc nuối của nhà thơ trước cái đẹp bị huỷ hoại, tàn lụi Tây Hồ : cảnh đẹp Tây hồ gợi nhớ đến người con gái đã từng sống ở Cô Sơn cạnh Tây Hồ, từng gắn bó với nơi này- tức nàng Tiểu Thanh. Giống như cảnh đẹp Tây Hồ, cuộc đời của người con gái trẻ đẹp này cũng bị huỷ hoại, chằng còn gì ngoài một vài bài thơ may mắn còn sót lại, tiếc nuối cho Tiểu Thanh-người con gái tài sắc mà mệnh bạc. * Câu 2: Thổn thức khi viếng Tiểu Thanh ( một mình viếng...... tập sách ) -Độc điếu : một mình chủ thể -Thổn thức : thương cảm, xót xa số phận Tiểu Thanh - Mảnh giấy tàn ( ẩn dụ ) Sáng tạo nghệ thuật. tâm hồn của Tiểu Thanh " Sự gặp gỡ, đồng cảm của 2 tầm hồn cô đơn, trái tim nhạy cảm dễ bắt nhịp với nỗi đau đồng loại.  Tấm lòng của tác giả trước nỗi đau nhân tình thế thái.

<span class='text_page_counter'>(114)</span> - GV: Hai câu thơ thực hướng về đối tượng nào ?Vì sao ? - GV: Số phận ấy được thể hiện bằng cách nào ? - GV: Phân tích ý nghĩa của từ “ son phấn, văn chương” ? Thủ pháp nghệ thuật được sử dụng ở đây ? tác dụng? Thái độ của tác giả ? " Chính cảm hứng ngưỡng mộ, trân trọng cái đẹp và tài năng là đầu nối giữa số phận Tiểu Thanh với bao người tài hoa trong đó có Nguyễn Du GV bình : Một người con gái có số phận bất hạnh. Thậm chí những gì nàng để lại còn bị truy diệt đến cùng . Nếu có một thế giới khác sau khi chết dành cho con người thì cái chết của nàng Tiểu Thanh chưa thể coi là một sự giải thoát trọn vẹn vì ở thế giới bên kia nàng vẫn phải xót xa cho chính mình bởi những gì mà người ta làm đối với di cảo của nàng Liên hệ Truyện Kiều -Đau đớn thay phận đàn bà Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung - Đau đớn thay phận đàn bà Kiếp sinh ra thế biết là tại đâu ( Văn chiêu hồn) ( Rằng hồng nhan tự thủa xưa Cái điều bạc mệnh có chừa ai đâu ( Truyện Kiều). 7p. b.Hai câu thực: Số phận Tiểu Thanh - Son phấn: sắc đẹp - Văn chương: tài năng, trí tuệ " Hoán dụ : con người tài sắc vẹn toàn " vẻ đẹp lí tưởng. - Số phận Tiểu Thanh được thể hiện bằng : + Sắc đẹp + Tài năng. " Cảm hứng ca ngợi, ngưỡng mộ.

<span class='text_page_counter'>(115)</span> Giảng: Là một cô gái đẹp và tài hoa ( rất giỏi thi ca, âm nhạc), Tiểu Thanh xứng đáng được xem là biểu tượng cho cái đẹp và những giá trị văn hoá tinh thần của đời sống con người . Mà cái đẹp, nhất là nhan sắc và tài năng nghệ thuật , lại không phải thứ mà tạo hoá hay xã hội muốn hoặc có thể ban phát cho mọi người, nghĩa là nó là của hiếm. của quý trong cuộc sống. Từ đây , có thể hiểu rộng hơn về tâm trạng và thái độ của Nguyễn Du. Đó là sự xót xa , nuối tiếc cái đẹp và những giá trị tinh thần đẹp đẽ của con người; là sự bất bình với cái xã hội mà ở đó tài năng con người không được nảy nở, nhan sắc con người không được trân trọng, bảo vệ - - GV: Qua số phận nàng Tiểu Thanh, ta hiểu điều gì ? Giảng: Gợi nhớ lại cuộc đời , số phận bi thương của Tiểu Thanh : tài hoa nhan sắc hơn người nên bị đố kị, phải làm lẽ và bị đầy ải đến chết vẫn không được buông tha - GV: Hai câu luận bàn về vấn đề gì ? - GV: Thái độ của tác giả ở hai câu thực ?. -GV: Em hiểu “ nỗi hờn kim cổ” tác giả nhắc tới ở đây là gì ? Như vậy ý thơ có. - Số phận Tiểu Thanh bị chà đạp, phũ phàng, bị huỷ diệt -Động từ : chôn, đốt " Gợi số phận oan nghiệt, bị vùi dập. " Nỗi xót xa cho một kiếp tài hoa bạc mệnh. 7p. b.Hai câu luận: Thái độ của tác giả -Nỗi hận xưa nay : người tài sắc thì bạc mệnh, bị vùi dập " Quy luật nghiệt ngã, phi lí  Khái quát thành nỗi đau của những kiếp người. - Cái án của những kẻ tài hoa bạc mệnh. - Hỏi trời : trời cũng không thể trả lời " đau đớn mà bất lực, bế tắc ( trời thăm thẳm) " Bi kịch thời đại.

<span class='text_page_counter'>(116)</span> dừng lại ở 1 cuộc đời Tiểu Thanh không ?. -Ta tự coi là kẻ cùng một hội ... " Đồng cảm sâu sắc với Tiểu Thanh + khẳng định tài năng của bản thân.. - GV: Câu hỏi trời bộc lộ cảm xúc gì ( Vì sao lại hỏi trời ? nỗi đau có giải toả được không ?) -GV: Vì sao Nguyễn Du tự coi mình cùng 1 hội với Tiểu Thanh ? -GV: ( tài hoa mà bạc mệnh " Tự nhận mình như vậy là vì Nguyễn Du cũng thấy mình có chỗ tương đồng với những người tài sắc như Tiểu Thanh, bản thân nhà thơ cũng là người có tài văn chương nhưng cuộc đời long dong , lận đận. Nhà thơ đồng cảm sâu sắc với Tiểu Thanh. Thái độ ấy cũng chính là cách nhà thơ bày tỏ sự chia sẻ, cảm thông và trân trọng của mình đối với những tài tử, văn nhân, những quốc sắc thiên hương, những người tài hoa trong xã hội. Từ số phận của Tiểu Thanh, Nguyễn Du khái quát về quy luật nghiệt “tài mệnh tương đố”, “ hồng nhan bạc mệnh”. - GV: Từ việc bàn luận về cuộc đời Tiểu Thanh, Nguyễn Du muốn thể hiện điều gì ? - GV: Cảm xúc trong 2 câu thơ hướng về đâu ? Vì sao lại thương mình ? ( cô đơn giữa cuộc đời ) - GV: Con số 300 năm nói lên điều gì ?( ước lệ ) - GV: Lời thơ ẩn chứa tâm sự gì của Nguyễn Du ?. Tư tưởng tiến bộ: đề cao ý thức cá nhân, khẳng định “ cái tôi” của mình. 6p. d. Hai câu kết : Liên hệ đến bản thân nhà thơ - Chuyển : thương người > thương mình - Lời hỏi ( câu hỏi tu từ) hướng về tương lai> khao khát được chia sẻ. Tri âm, tri kỉ ở đời " Kết đọng tâm sự u hoài: niềm tự thương, tự đau vì cảm thấy bơ vơ, lạc lõng, cô đơn trước cuộc đời. So sánh : “Đau đời nhưng có cứu được đời đâu” ( Huy Cận ).

<span class='text_page_counter'>(117)</span> GV bình: Khóc ở đây là đồng cảm, chia sẻ với những tâm sự của mình như mình đã đồng cảm , chia sẻ với Tiểu Thanh -GV: Nếu được trả lời, em sẽ nói gì ? Giảng: Hai câu kết là tiếng lòng khao khát tri âm, Khóc Tiểu Thanh , Nguyễn Du “ trông người lại nghĩ đến ta” và hướng về hậu thể tỏ bày nỗi khao khát tri âm của mọi kiếp người tài hoa mà phải chịu đau khổ trên đời. Giảng : Chưa đến giờ học này, ngay trong những năm đánh Mỹ ác liệt, nhân kỉ niệm 200 năm sinh thi hào Nguyễn Du ( 17651965), Tố Hữu đã thay mặt các thế hệ mai sau gửi đến Nguyễn Du tấm lòng tri âm, tri ân sâu sắc , vừa chia sẻ với những tâm tư trăn trở của nhà thơ trong suốt cuộc đời, vừa đánh giá rất cao vị trí của Nguyễn Du trong lòng hậu thế và dân tộc.  Tư tưởng nhân đạo mới mẻ của Nguyễn Du : ý thức về bản thân và cuộc đời. Tố Hữu : Tiếng thơ ai động đất trời Nghe như non nước vọng lời ngàn thu Ngàn năm sau nhớ Nguyễn Du Tiếng thương như tiếng mẹ ru những ngày....... Hỡi người xưa của ta nay Khúc vui xin lại so dây cùng người ) -GV: Đánh giá chung về nội dung , nghệ thuật ?. III. TỔNG KẾT 1. Nghệ thuật.

<span class='text_page_counter'>(118)</span> - HS đọc Ghi nhớ sgk/134 3p. - Sử dụng tài tình phép đối và khả năng thống nhất những mặt đối lập hình ảnh, ngôn từ - Câu hỏi tu từ - Ngôn ngữ trữ tình đậm chất triết lí 2. Nội dung Niềm cảm thương và Nguyễn Du dành cho Tiểu Thanh và tâm sự khao khát tri âm hướng về hậu thế; vẻ đẹp của chủ nghĩa nhân đạo của Nguyễn Du Ghi nhớ sgk/ 134 IV. TRẮC NGHIỆM - CỦNG CỐ. 3p E. CỦNG CỐ, DẶN DÒ: 3p 1. Củng cố 2p - Hãy giải thích vì sao Nguyễn Du đặc biệt quan tâm tới những người phụ nữ tài hoa bạc mệnh ? - Vì : Số phận của nhà thơ và số phận những người tài hoa có điểm tương đồng .Đồng thời sâu xa hơn qua số phận những người tài hoa. Nguyễn Du nhìn thấy sự bất công của tạo hoá, sự vùi dập những giá trị tốt đẹp của con người; hơn nữa Nguyễn Du còn là nhà thơ có trái tim rất đỗi nhân hậu/ 2. Dặn dò - Học thuộc lòng + Nắm phương pháp phân tích - Soạn tiết 40 : Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt ( tiếp ) 3.Rút kinh nghiệm bài giảng. Tiết 40 : PHONG CÁCH NGÔN NGỮ SINH HOẠT ( tiếp ) Ngày soạn : 21/11/2012 Ngày giảng : 22/11/2012 Tuần học : 14 A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức.

<span class='text_page_counter'>(119)</span> - Khái niệm ngôn ngữ sinh hoạt - Hai dạng ngôn ngữ sinh họat - Ba đặc điểm của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt 2. Kĩ năng - Lĩnh hội và phân tích ngôn ngữ thuộc phong cách ngôn ngữ sinh hoạt - Sử dụng ngôn ngữ thích hợp để giao tiếp trong sinh hoạt hàng ngày 3. Thái độ: Tự nhận thức giao tiếp của cá nhân trong các tình huống sinh hoạt đời thường. B.PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN - SGK, SGV Ngữ văn 10, tập 1 - Chuẩn kiến thức kĩ năng Ngữ văn 10 - Giáo án Ngữ văn 10 năm học 2011-2012 C.PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN - Kết hợp đọc-hiểu, thuyết minh, thảo luận nhóm, thực hành bài tập D.TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG 1. Ổn định lớp Lớp 10A4 10A5 10A6 10A12 CP KP 2. Kiểm tra bài cũ 4p *Câu hỏi : Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ gồm mấy quá trình ? mấy nhân tố ? * GV: -Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ gồm 02 quá trình : + Tạo lập văn bản + Lĩnh hội văn bản - Các yếu tố tạo thành : + Nhân vật giao tiếp + Hoàn cảnh giao tiếp + Nội dung giao tiếp + Mục đích giao tiếp + Phương tiện và cách thức giao tiếp 3. Bài mới Hoạt động của GV và HS HS đọc đoạn hội thoại sgk/113. Qua đoạn hội thoại đó em hãy khái quát Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt là gì?. Thời gian. 5p. Nội dung bài giảng II.PHONG CÁCH NGÔN NGỮ SINH HOẠT 1. Tính cụ thể : hoàn cảnh, con người, cách nói năng, từ ngữ biểu đạt a. Nhận xét biểu hiện cụ thể của NNSH ở cuộc đối thoại ở mục 1.1 trang 113.

<span class='text_page_counter'>(120)</span> - Yêu cầu HS nhận xét những biểu hiện cụ thể của PCNNSH là gì ? - Phát vấn HS để dẫn đến nội dung chính về tính cụ thể,tính cảm xúc, tính cá thể trong PCNNSH.. - GV yêu cầu HS nhận xét về ngôn ngữ của các bạn trong lớp học về : + Phát âm, giọng nói. + Dùng từ, chọn câu. - GV: Tại sao khi nói chuyện điện thoại ta đoán được ở đâu dây bên kia: + Già, trẻ + Nam , nữ. b. Vì càng cụ thể thì người nói và người nghe càng hiểu nhau hơn 2. Tính cảm xúc a.Tính cảm xúc ở đoạn hội thoại b. Tính cảm xúc + Thể hiện qua giọng điệu , từ ngữ, kiểu câu... 3p + Còn được thể hiện ở hành vi kèm theo như: vẻ mặt, cử chỉ điệu bộ. -Người tiếp nhận nhờ những yếu tố cảm xúc mà hiểu nhanh hơn, cụ thể hơn những gì mà người đọc nói ra 3. Tính cá thể * Biểu hiện: + Giọng nói + Cách dùng từ ngữ + Cách lựa chọn kiểu câu * Lời nói là vẻ mặt thứ hai của con người để phân biệt người này với người khác, người quen hay kẻ lạ thậm chí người tốt với người xấu. Ghi nhớ : sgk/126 III. LUYỆN TẬP Bài tập 1 sgk/126: Ngôn ngữ mang đặc trưng 15p phong cách NNSH -Tính cụ thể: Thời gian ( đêm khuya) , không gian ( rừng núi), đối tượng giao tiếp : phân vân đối thoại ( Nghĩ gì đấy Th .... ơi, Nghĩ gì mà....) -Tính cảm xúc: Giọng điệu thân mật, câu nghi vấn, cảm thán, những từ ngữ viễn cảnh, cận cảnh, cảnh chia li đau buồn viết theo dòng tâm tư -Tính cá thể : Ngôn ngữ giàu cảm xúc, nội tâm phong phú.  Ghi nhật ký có lợi cho sự phát triển ngôn ngữ cá nhân Bài tập 2 sgk/126 8p - Từ xưng hô: mình- ta, cô- anh - Ngữ đối thoại : “.... có nhớ ta chăng”. “hỡi cô...” - Lời nói hằng ngày : “ mình về....” Bài tập 3 sgk/126 : Phỏng theo hình thức đối thoại hô-đáp, luân phiên lượt lời, xếp theo kiểu: 7p -Có đối thoại: “ Tù trưởng ... mục” -Điệp từ, điệp ngữ : Ai ... -Có nhịp điệu theo câu, ngữ đoạn..

<span class='text_page_counter'>(121)</span> E. CỦNG CỐ. DẶN DÒ 3p 1. Củng cố - Nêu các đặc trưng cơ bản của Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt 2. Dặn dò -Làm bài tập - Soạn tiết 41,42 : Vận nước, Cáo bệnh mọi người, Hứng trở về 3. Rút kinh nghiệm bài giảng. Tiết 41, 42: Đọc thêm :. VẬN NƯỚC ( ĐỖ PHÁP THUẬN); CÁO BỆNH BẢO MỌI NGƯỜI ( MÃN GIÁC ) HỨNG TRỞ VỀ ( NGUYỄN TRUNG NGẠN ). Ngày soạn : 22/11/2012 Ngày giảng : 23/11/2012 Tuần học : 14,15 A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1.Kiến thức a. Vận nước ( Đỗ Pháp Thuận ) - Quan niệm về vận nước, ý thức trách nhiệm của nhà sư với Tổ quốc.

<span class='text_page_counter'>(122)</span> - Sự lựa chọn từ ngữ và cách so sánh trong thơ . b. Cáo bệnh bảo mọi người ( Mãn Giác ) - Sức sống mãnh liệt và cái đẹp của tinh thần . - Xây dựng hình ảnh , lựa chọn từ ngữ c. Hứng trở về ( Nguyễn Trung Ngạn ) - Nỗi lòng hướng về xứ sở và mong muốn thiết tha về quê hương khắc khoải trong tâm trạng nhà thơ. - Từ ngữ và hình ảnh quen thuộc, dẫn dã làm xúc động lòng người. 2. Kĩ năng : Đọc -hiểu một tác phẩm thơ trung đại 3. Thái độ : Giáo dục lòng yêu nước, yêu quê hương B.PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN B.PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN - SGK, SGV Ngữ văn 10, tập 1 - Chuẩn kiến thức kĩ năng Ngữ văn 10 - Giáo án Ngữ văn 10 năm học 2011-2012 C.PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN - Kết hợp đọc-hiểu, thuyết minh, bình giảng , phân tích, nêu vấn đề…. D.TIẾN TRÌNG BÀI GIẢNG 1. Ổn định lớp Lớp 10A4 10A5 10A6 10A12 CP KP 2. Kiểm tra bài cũ 3p Câu hỏi : Những đặc điểm lớn về nội dung của văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX ? - GV nhận xét, bổ sung và cho điểm : + Chủ nghĩa yêu nước + Chủ nghĩa nhân đạo + Cảm hứng thế sự 3. Bài mới : Điểu hiểu sâu sắc hơn về những nội dung đã học, hôm nay chúng ta tìm hiểu thêm 3 bài đọc thêm Hoạt động của GV và HS Thời Nội dung bài giảng gian -GV: Đọc Tiểu dẫn, em hiểu điều gì về Đỗ Pháp Thuận ? - GV: Tác giả so sánh “ vận nước như mây dây leo quấn. 10p. A.VẬN NƯỚC ( ĐỖ PHÁP THUẬN) 1. Tiểu dẫn - Vài nét về tác, bài thơ, ý nghĩa của từ “ vô vi” 2.Đọc-hiểu chi tiết a.Nội dung - Hai câu đầu : Đất nước trong cảnh thanh bình, thịnh trị:.

<span class='text_page_counter'>(123)</span> quýt” nhằm diễn tả điều gì ? ( Sự bền vững ? Sự dài lâu? Sự phát triển thịnh vượng? ) - GV bình: - GV: Theo em, hai câu thơ cuối phản ánh truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam ? - GV bình:. + Hình ảnh “ mây quấn” đất nước trong cảnh hoà bình, bền vững, phát triển thịnh trị  Tấm lòng tác giả với đất nước. 10p. 5p - GV: Nét đặc sắc về nghệ thuật và nội dung của bài thơ ? -GV: Tiểu dẫn cung cấp cho ta hiểu gì về Mãn Giác ? - GV: Hai câu thơ đầu nói lên quy luật nào của tự nhiên ? - GV: Hai câu 3 và 4 nói lên quy luật gì trong cuộc sống của con người ? - GV: Hai câu cuối có phải là thơ tả cảnh thiên nhiên không ? Câu thơ đầu khẳng định “ Xuân qua, trăm hoa rụng” Vậy mà hai câu cuối lại nói xuân tàn vẫn nở cành mai. Như thế có mâu thuẫn không ? Vì sao ? - GV bình: -GV: Nét tiêu biểu về nghề thuật và nội dung bài thơ ?. 3p. 10p. 10p. 5p. 3p - GV:Nguyễn Trung Ngạn là nhà thơ như thế nào ? - GV: Nỗi nhớ quê hương ở hai câu thơ đầu có gì đặc 10p sắc ( Bài thơ sử dụng. - Hai câu cuối : Vai trò người đứng đầu đất nước và truyền thống dân tộc  Muốn đất nước phát triển thịnh vượng, nhà vua phải làm việc thuận với tự nhiên, với lòng người, không thể xẩy ra chiến tranh, dân cư được an cư, lạc nghiệp, vận nước ngôi vua mới vững bền vững. Đây cũng chính là nguồn gốc dân tộc. b. Nghệ thuật - Sử dụng từ ngữ , hình ảnh so sánh, hình ảnh biểu tượng cho sự bền vững c.Ý nghĩa văn bản Biểu hiện lòng yêu nước, khát vọng sống hoà bình và sự quan tâm tới vận nước của tác giả B.CÁO BỆNH BẢO MỌI NGƯỜI ( MÃN GIÁC) 1.Tiểu dẫn Vài nét về tác giả và bài kệ ( sgk/133) 2.Đọc -hiểu văn bản a. Nội dung: - Bốn câu đầu : Mùa xuân và hoa mang đến sự ấm áp, tươi tắn , tràn đầy sức sống . Sự biến đổi của con người trước thời gian ẩn chứa bao niềm nuối tiếc của kiếp người ngắn ngủi trước cõi đời - Hai câu cuối : Hình ảnh cành mai đã vượt lên quy luật vận động và biến đổi của thiên nhiên . Cành mai ở đây thể hiện sức sống mãnh liệt của con người.  Nó vượt lên tất cả sự sống , chết, thịnh suy,... b.Nghệ thuật - Từ ngữ, hình ảnh tương phản, giầu biểu tượng. - Kết cấu chặt chẽ. c.Ý nghĩa văn bản Bài thơ thể hiện tinh thần , ý chí bất diệt của con người C.HỨNG TRỞ VỀ ( NGUYỄN TRUNG NGẠN) 1. Tiểu dẫn sgk/138 2. Đọc-hiểu văn bản a. Nội dung - Hai câu thơ đầu : Cảnh đồng quê và sinh hoạt thường chân thật, mộc mạc làm rung động người.

<span class='text_page_counter'>(124)</span> những hình ảnh dân dã, quen thuộc nhưng vẫn làm xúc động lòng người; lí giải vì sao ?) -GV liên hệ : Anh đi anh nhớ quê nhà ( bài thơ mang đậm chấn ca dao mộc mạc của dân gian ) - GV bình : - GV: Tại sao nhà nói ở nhà nghèo vẫn tốt ? Khi ta ở chỉ là nơi đất ở Khi ta đi đất bỗng hoá tâm hồn ( Tiếng hát con tàu - Chế Lan Viên ) Liên hệ Quê hương ( Đỗ Trung Quân ) - GV: Nghệ thuật và nội dung của bài thơ ? - GV: Bài thơ giáo dục chúng ta điều gì với quê hương mình ? -HS thảo luận chung, nêu cảm nhận. 10p 5p. - Hai câu cuối :Tiếng gọi trở về nghe thiết tha khắc khoải trong lòng kẻ xa quê  Tình yêu quê hương đất nước, niềm tự hào về dân tộc là cảm xúc chủ đạo của bài thơ b. Nghệ thuật - Cách nói chân thực, giản dị - Những hình ảnh gợi cảm c. Ý nghĩa văn bản Bài thơ thức tỉnh tâm trạng của những người xa quê. 3p. E.CỦNG CỐ- DẶN DÒ 3p 1. Củng cố - Nét chung và nét riêng của 3 bài thơ ? Bài nào thể hiện khuynh hướng trang nhã, xu hướng bình dị ? 2.Dặn dò - Học thuộc lòng 3 bài thơ - Nắm nội dung và nghệ thuật - Soạn tiết 43 Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng 3.Rút kinh nghiệm bài giảng. Tiết 43:. TẠI HOÀNG HẠC TIẾN MẠNH HẠO NHIÊN ĐI QUẢNG LĂNG ( LÝ BẠCH ). Ngày soạn : 28/11/2012 Ngày giảng : 29/11/2012 Tuần học : 15 A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức - Tình cảm chân thành, trong sáng, cảm động của nhà thơ đối với bạn. - Hình ảnh, ngôn ngữ thơ tươi sáng, gợi cảm 2. Kĩ năng - Đọc-hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại - Phân tích theo những đặc trưng cơ bản của thơ. 3. Thái độ : Giáo dục chân thành, tình nghĩa với bạn bè trong cuộc sống. B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN.

<span class='text_page_counter'>(125)</span> - SGK, SGV Ngữ văn 10, tập 1 -Chuẩn kiến thức Ngữ văn 10 - Giáo án Ngữ văn 10 năm học 2011-2012 - Tranh, ảnh về lầu Hoàng Hạc. C. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN - Đọc diễn cảm kết hợp thuyết minh, bình giảng, thảo luận nhóm - Kết hợp giáo án, bảng, máy chiếu D. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG 1.Ổn định lớp Lớp. 10A4. 10A5. 10A6. 10A12. CP KP. 2. Kiểm tra bài cũ ( 5p) Câu hỏi : Đọc thuộc lòng bài thơ Đọc Tiểu Thanh ký của Nguyễn Du ? Nội dung và nghệ thuật của bài thơ ? - GV nhận xét, bổ sung kiến thức , cho HS điểm: + Nội dung: Niềm cảm thương và Nguyễn Du dành cho Tiểu Thanh và tâm sự khao khát tri âm hướng về hậu thế; vẻ đẹp của chủ nghĩa nhân đạo của Nguyễn Du + Nghệ thuật: Sử dụng tài tình phép đối và khả năng thống nhất những mặt đối lập hình ảnh, ngôn từ - Câu hỏi tu từ - Ngôn ngữ trữ tình đậm chất triết lí 3. Bài mới : Đề tài tình bạn là một... Hoạt động của GV và HS Thời Nội dung bài giảng gian - HS đọc Yêu cầu cần đạt sgk.143 - GV: Phần Tiểu dẫn giúp em hiểu gì về Lý Bạch ? Mạnh Hạo Nhiên là ai ? - GV Mặc dù hơn Lý Bạch 12 tuổi, nhưng giữa Lí Bạch và Mạnh Hạo Nhiên lại có những hoàn cảnh giống nhau và những tình cảm đồng điệu: cả hai đều gặp nhiều trắc trở trong cuộc đời, tính tình hào hiệp, coi. 2p. I.TIỂU DẪN 1.Tác giả ( 701-762) - Nhà thơ lãng mạn lớn Trung Quốc, được gọi là “ thi tiên”. - Phong cách thơ bay bổng, tinh tế, lãng mạn - Nội dung thơ phong phú sgk/143.

<span class='text_page_counter'>(126)</span> thường danh lợi, thích ngao du sơn thuỷ,… Hướng dẫn đọc diễn cảm: Giọng trang trọng, nhẹ nhàng, thể hiện được tình cảm lưu luyến của Lí Bạch khi tiễn bạn - GV : Bố cục bài thơ ? - Bố cục : + Khai- Thừa- Chuyển-Hợp + Hai câu đầu, hai câu sau  chọn cách thứ 2. 2p. 3p. - GV: Em hãy so sánh từ “ cố nhân” với từ “ bạn” trong bản dịch ? - HS: từ “ cổ nhân” là bạn 14p cũ còn “ bạn” chỉ quan hệ thông thường. - GV: + “ Bạn” chỉ quan hệ thông thường.. 2. Tác phẩm - Chữ viết : chữ Hán - Thể loại : thất ngôn tứ tuyệt ĐL - Đề tài: Tống biệt - Hoàn cảnh sáng tác: Khi tiễn MHN đi Quảng Lăng II. ĐỌC-HIỂU VĂN BẢN 1.Đọc- hiểu khái quát - Đọc - Chú thích - Bố cục: + Hai câu đầu: cảnh đưa tiễn + Hai câu sau : Tình người đưa tiễn 2.Đọc-hiểu chi tiết a. Hai câu đầu * “ Cố nhân” gợi mối quan hệ gắn bó thân thiết giữa LB và MHN. + “ Cổ nhân” là tri kỉ, gắn bó bền lâu - GV: Bài thơ viết về cuộc chia tay của LB và MHN. Cuộc chia tay diễn ra ở đâu ? Nơi mà người bạn sẽ đến ? Nơi chia tay và nơi đến được kết nối bởi cái gì ? Liên hệ Tống biệt hành, …. - Không gian : + Nơi đi : lầu Hoàng Hạc> phía Tây> chốn thanh cao, thoát tục + Nơi đến : Dương Châu > phía Đông  nơi phồn hoa đô hội, ồn ào náo nhiệt - Điểm nối : sông Trường Giang - Thời gian: tháng ba mùa khoa khói. -GV: Em có nhận xét gì về nghệ thuật tả cảnh, tả tình và ngôn ngữ thơ trong hai câu đầu ?. - Nghệ thuật đối + cảnh > Người đi > Đi về chốn tiên cảnh + Vui > + Cái có >. < tình < kẻ ở Lẻ loi, ngậm ngùi tiếc nuối. < buồn > Cái không.

<span class='text_page_counter'>(127)</span> - GV: Hai câu thơ đầu thể hiện tâm sự gì của nhà thơ với bạn ? - GV: Theo em từ “ cô 14p phàm” dịch là “ bạn” đã sát nghĩa chưa ? Vì sao ?. - Miêu tả chính xác, cụ thể, chân thực - Ngôn ngữ giản dị, mộc mạc, hàm súc  Cảnh tiễn đưa đẹp, nhưng ẩn chứa nỗi buồn li biệt. b. Hai câu thơ cuối -“ cô phàm” : cánh buồn lẻ loi, cô đơn. - GV bản dịch đã làm mất đi ý nghĩa của từ “ cô” và chưa nổi lên màu xanh của bầu trời ( bích không tận). -GV: Hình ảnh cánh buồm gợi tâm trạng gì của LB với người ra đi ?. -GV: Theo em đến hai câu cuối, nhà thơ còn sử dụng nghệ thuật đối nữa không ? Ngoài ra ta thấy xuất hiện nghệ thuật gì nữa ?. - GV: Hai câu cuối nói lên tâm trạng gì của nhà thơ ? Liên hệ -Vầng trăng ai xẻ… -Người lên ngựa, kẻ chia…. - HS đọc Ghi nhớ sgk/144 - GV: Cái hay của thơ Đường là ở chỗ thể hiện được ý ở ngoài lời ( ý tại ngôn ngoại ). Bài thơ này đã.  Cánh buồm: ẩn dụ cho người ra đi âm thầm, lặng lẽ. - Hành trình : cánh buồm- xa dần- mất hút  Sự quan sát tinh tế  Nỗi nhớ mong dài theo hành trình - Cảnh cũng trống vắng, cô đơn như con người: chỉ có một cánh buồm cũng mất hút vào không gian, xa mãi.  Cuối cùng chỉ còn lại một dòng Trường Giang mênh mông chảy vào cõi trời. - Nghệ thuật: + Mô típ đăng cao vọng viễn + Bút pháp chấm phá “ cố nhân”, “ cô phàm” *Đồng nhất Cánh buồm tự do = con người phóng khoáng Cánh buồm xa dần = nỗi nhớ tăng dần * Đối lập . Con người nhỏ bé > < vũ trụ bao la . Dòng sông > < bầu trời vô hạn . Cảnh còn > < người mất  Tấm lòng tha thiết của LB dành cho bạn.. III. TỔNG KẾT.

<span class='text_page_counter'>(128)</span> thể hiện những nét đặc sắc nào của LB ? 2p - GV: Em có cảm nhận gì về tình bạn giữa hai nhà thơ nổi tiếng ? - GV: Bài thơ giáo dục chúng ta điều gì về tình bạn ? - HS nêu cảm xúc, suy nghĩ. 1. Nghệ thuật - Hình ảnh thơ chọn lọc, ngôn ngữ thơ gợi cảm, giọng điệu trầm lắng. - Tình hoà trong cảnh; kết hợp giữa yếu tố trữ tình, tự sự và miêu tả. - Quan hệ đối lập; vô hạn-hữu hạn, tả cảnh ngụ tình. 2. Nội dung Tình bạn sâu sắc, chân thành-điều không thể thiếu được trong đời sống tinh thần của con người ở mọi thời đại. IV. TRẮC NGHIỆM. 2p E. CỦNG CỐ- DẶN DÒ ( 1p) 1.Củng cố - Cặp quan hệ nào sau đây được dựng lên khá rõ ràng trong bài thơ thể hiện tâm tình của thi nhân ? A. Xưa-nay B. Mộng- thực C. Tiên -tục D. Hữu-vô Đáp án D 2. Dặn dò - Đọc thuộc lòng bài thơ + Nội dung và nghệ thuật - Viết một đoạn văn nêu cảm nhận về tình bạn giữa hai nhà thơ - Soạn tiết 44 Thực hành phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ 3. Rút kinh nghiệm bài giảng. Tiết 44 :. THỰC HÀNH PHÉP TU TỪ ẨN DỤ VÀ HOÁN DỤ. Ngày soạn : 29/11/2012 Ngày giảng : 30/11/2012 Tuần học : 15 I. Mục đích, yêu cầu: 1.Kiến thức: + Ôn tập, củng cố và nâng cao sự hiểu biết về hai phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ. 2.Kĩ năng: + Tích hợp vốn sống, vốn văn chương đã học vào với các bài làm văn với các bài tự sự có yếu tố miêu tả. + Rèn luyện kỹ năng nhận biết và vận dụng hai phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ. II. Phương tiện, phương pháp giảng dạy - Phương tiện giảng dạy: + Gv: Sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo án, thiết kế bài giảng… +Hs: Sách giáo khoa, vở soạn văn, sách bài tập….

<span class='text_page_counter'>(129)</span> - Phương pháp giảng dạy: + Kết hợp nhiều phương pháp: Thảo luận, nêu vấn đề, gợi mở… III. Tiến trình dạy học 1. Ổn định lớp Lớp. 10A4. 10A5. 10A6. 10A12. CP KP. 2. Kiểm tra bài cũ 3p Câu hỏi : Em hãy nêu những đặc trưng cơ bản của Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt ? - Tính cụ thể - Tính cảm xúc - Tính cá thể 3. Tiến trình bài mới Trong chương trình Ngữ văn ở THCS, các em đã được tìm hiểu qua về hai biện pháp tu từ là ẩn dụ và hoán dụ. Trong tiết học hôm nay chúng ta sẽ vận dụng những kiến thức đó để làm tốt các dạng bài tập liên quan đến hai biện pháp tu từ này. Hoạt động của GV và Thời Nội dung bài giảng HS gian - Gv: Để hình dung lại kiến thức đã học trong chương trình lớp dưới, cô đưa ra hai ví dụ sau: + VD1: “ Về thăm nhà Bác làng Sen Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng” ( Nguyễn Đức Mậu) + VD2: “Anh đội viên nhìn Bác Càng nhìn lại càng thương Người Cha mái tóc bạc Đốt lửa cho anh nằm.” (Minh Huệ). 3p. I. Lý thuyết chung 1.Ẩn dụ a. Khái niệm -Ẩn dụ là gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng nhằm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt..

<span class='text_page_counter'>(130)</span> - Gv: Ở ví dụ 1, các từ “thắp”, “lửa hồng” dùng để chỉ sự vật hoặc hiện tượng nào? - Hs: suy nghĩ trả lời + Thắp: chỉ sự nở hoa + Lửa hồng: chỉ màu đỏ của hoa râm bụt. > Màu đỏ của hoa râm bụt được so sánh như đốm lửa hồng vì chúng có sự tương đồng với nhau về hình thức bên ngoài: màu sắc. Sự “nở hoa” được so sánh với hành động “thắp” vì giữa chúng có sự tương đồng về cách thưc thực hiện. -Gv: trong ví dụ 2, “người cha” được dùng để chỉ ai? Vì sao có thể ví như vậy? - Hs: Suy nghĩ trả lời: -Người Cha trong câu thơ được dùng để chỉ Bác Hồ, bởi Bác Hồ và người cha có những phẩm chất giống nhau. Đó là Bác yêu thương nhân dân, hết lòng vì nhân dân cũng như một người cha hết lòng vì con cái. Gv: trong hai ví dụ trên mà chúng ta vừa đi phân tích, người ta gọi đó là phép tu từ ẩn dụ. Vậy ẩn dụ là gì? -Hs: trả lời -Gv: nhận xét, rút ra khái niệm chung. Có thể hiểu đơn giản là ẩn dụ chính là sự so sánh ngầm trong đó vế A được ẩn đi. -Gv: Trong ví dụ 1, sự vật và hiện tượng được so sánh với nhau dựa trên sự tương đồng về hình thức và cách thức thực hiện. Ở.

<span class='text_page_counter'>(131)</span> Ví dụ 2 đó là sự tương đồng về phẩm chất. -Vì vậy mà người ta có thể phân loại phép tu từ ẩn dụ thành nhiều kiểu khác nhau nhưng trong đó có 4 kiểu thường gặp.. 3p. -Gv: thầy có ví dụ sau: VD1: “Bàn tay ta làm nên tất cả Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”. -Từ “bàn tay” gợi cho em sự liên tưởng gì? -Hs: Từ “bàn tay” là một bộ phận của cơ thể con người, được dùng để lao động và nó chỉ người lao động nói chung. VD2: “Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”. -Gv: từ “Một cây”, “ba cây” là những từ chỉ số lượng. Nó rất cụ thể. Chúng gợi cho em sự liên tưởng gì? -Hs: Một cây: số lượng ít Ba cây: số lượng nhiều hơn Ý nghĩa: Một người đơn lẻ không làm được việc lớn lao. Phải đoàn kết nhiều người với nhau để tạo ra sức mạnh. -Gv: Qua ví dụ trên thì em hiểu hoán dụ là gì? -Hs suy nghĩ trả lời. 3p. b. Phân loại: Có 4 kiểu thường gặp là: - Ẩn dụ hình thức: Là ẩn dụ dựa trên sự tương đồng về hình thức giữa các sự vật hiện tượng. - Ẩn dụ cách thức: là ẩn dụ dựa trên sự tương đồng vè cách thức thực hiện hành động. - Ẩn dụ phẩm chất: là dựa trên sự tương đồng về phẩm chất giữa các sự vật hiện tượng. - Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác (hay còn gọi là ẩn dụ bổ sung): là ẩn dụ dựa vào sự tương đồng về cảm giác.. 1. Hoán dụ a.Khái niệm -Là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm này bằng tên của một sự vật, hiện tượng khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. b.Phân loại: Có 4 kiểu hoán dụ thường gặp là: - Lấy một bộ phận để gọi toàn thể..

<span class='text_page_counter'>(132)</span> 3p -GV: để củng cố lượng kiến thức vừa học, chúng ta sẽ chuyển sang làm bài tập. Lớp sẽ tổ chức thảo luận theo nhóm. Mỗi nhóm là một bàn. Ngăn bên tay trái sẽ làm ý (1), (2), (5) của bài tập số 2 thuộc phần ẩn dụ. Ngăn bên tay phải sẽ làm bài tập 1 của phần hoán dụ. Nếu còn thời gian, chúng ta sẽ cùng nhau làm bài tập số 2 của phần hoán dụ sau. -Hs: Thảo luận làm bài tập.. 5p. 4p. 5p. -Gv: Qua phần tìm hiểu lý thuyết chung cũng như phần luyện tập, một em hãy so sánh cho cô sự khác nhau giữa ẩn dụ và hoán dụ? -Hs: Trả lời câu hỏi. -Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng. -Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật. -Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng. II.Luyện tập 1.Bài tập thực hành về phép tu từ ẩn dụ:  Bài 2(sgk/135 + 135): (1) Dưới trăng quyên đã gọi hè Đầu tường lửa lựu lập lòe đâm bông - Ẩn dụ: lửa lựu  Chỉ hoa lựu đỏ chói như lửa.  Diễn tả mùa hè rực rỡ và tràn đầy sức sống. (2) - Ấn dụ: Thứ văn nghệ ngòn ngọt; tình cảm gầy gò  Ân dụ chuyển đổi cảm giác  Ám chỉ, phê phán thứ văn chương thoát ly đời sống, vô bổ và thứ tình cảm cá nhân nhỏ nhen, ích kỉ. (5) -“ Phù du” là ẩn dụ chỉ kiếp sống nhỏ bé, quẩn quanh, vô nghĩa. - “Phù sa” là ẩn dụ chỉ cuộc sống mới màu mỡ, tươi đẹp. 2. Bài tập thực hành về phép tu từ hoán dụ. *Bài 1 (sgk/136) (1). 5p. 5p. 4p. - “Đầu xanh”: tuổi trẻ - “Má hồng”: người con gái trẻ đẹp => Thúy Kiều là một cô gái trẻ xinh đẹp (2) - Áo nâu: những người nông dân -Áo xanh: những người công nhân => lấy dấu hiệu hoặc đặc điểm của sự vật để chỉ sự vật. - Nông thôn – thị thành: tình đoàn kết công - nông và thế trận chiến tranh nhân dân. *So sánh sự khác nhau giữa ẩn dụ và hoán dụ: Ẩn dụ Hoán dụ - Dựa trên sự liên tưởng - Dựa trên sự liên tưởng tươ giống nhau(Tương đồng) cận (gần gũi) đi đôi giữa của hai đối tượng bằng so đối tượng không mang sánh ngầm. nghĩa so sánh. - Sự giống nhau này mang - Sự liên tưởng đi đôi n tính chủ quan, không tất mang tính khách quan tất y yếu. - Không có sự thay đổi - Khi thực hiện phép tu từ trường nghĩa..

<span class='text_page_counter'>(133)</span> ẩn dụ thường kèm theo sự chuyển nghĩa E. CỦNG CỐ, DẶN DÒ 2p 1. Củng cố - Phân biệt sự giống nhau và khác nhau giữa phép ẩn dụ và hoán dụ 2.Dặn dò - Hoàn thành các bài tập còn lại - Giờ sau Tiết 45 : Trả bài viết số 3 3. Rút kinh nghiệm bài giảng. Tiết 45 TRẢ BÀI VIẾT SỐ 3 LÀM Ở NHÀ-VĂN NLXH ) Ngày chấm 29/11/2012 Ngày trả bài : 30/11/2012 Tuần học : 15 AMỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA: 1. Kiến thức : -Ôn tập, củng cố , sửa chữa các lỗi cho bài viết số 3 2. Kĩ năng -Kĩ năng viết văn tự sự có kết hợp biểu cảm -Rèn luyện kĩ năng tạo lập văn bản có đủ bố cục ba phần, có liên kết về hình thức và nội dung cho bài viết số 3 3. Tư tưởng : - Nghị luận trong sáng và giữ gìn sự trong sáng của tiếng việt trong hành văn B.PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN : - Giáo án , đề bài, thang điểm bài viết số 3 - Bài viết học sinh lớp 10A4, 10A5,10A6, 10A12 C.PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN : - Lập dàn ý sơ lược -Đọc bài tốt- khá- trung bình- yếu, nhận xét, sửa chữa, rút kinh nghiệm cho bài sau D. TIẾN TRÌNH GIỜ TRẢ BÀI : 1.Ổn định lớp : Lớp 10A4 10A5 10A6 10A12 CP.

<span class='text_page_counter'>(134)</span> KP. 2.Kiểm tra bài cũ : không kiểm tra 3.Bài mới : Hoạt động của Thời Nội dung bài giảng GV-HS gian GV yêu cầu HS 3p I, Tìm hiểu đề đọc lại đề bài Ý kiến của anh (chị) về hiện tượng học sinh lười phát biểu xây dựng bài đang diễn ra trong các giờ học ở học đường hiện nay. 1.Kĩ năng: + Làm bài văn nghị luận xã hội + Phát biểu cảm nghĩ của bản thân 2.Làm văn: + Nắm vững bố cục 3 phần + Giải thích, phân tích, chứng minh vấn đề + Suy nghĩ của bản thân -GV yêu cầu tìm 5p II. Gơi ý làm bài : hiểu yêu cầu của 1. Mở bài : đề : -Nêu được hiện tượng cần nghị luận : việc lười phát biểu trong giờ học - Phát biểu xây dựng bài là một hoạt động thuộc về ý thức và phương pháp học tập đối với người học sinh khi đến lớp. - Lười phát biểu xây dựng bài là hiện tượng thụ động, không chịu giơ tay . -GV yêu cầu hs 2. Thân bài lập dàn ý sơ lược 15p Nguyên nhân : . - Nguyên nhân khách quan : - GV nhận xét, +Khối lượng kiến thức các môn học quá nhiều bổ sung ý + Một số thầy cô quá nghiêm khắc, Do cách đặt câu hỏi nhàm chán - Nguyên nhân chủ quan : + Do nhận thức chưa đúng : + Do thái độ, ý thức của một số học sinh lười biếng,… +Hậu quả của hiện tượng học sinh lười phát biểu * Tâm lý thụ động, ỷ lại * Học thiếu sinh khí, giờ học buồn tẻ - Biện khắc phục : + Về phía thầy cô giảng dạy bộ môn : có phương pháp và phong cách và thái độ lên lớp tạo hứng thú cho học sinh + Về phía học sinh : cần có sự thay đổi về nhận thức, ý thức và thái độ hành động đúng đắn về việc phát biểu.

<span class='text_page_counter'>(135)</span> 3. Kết bài : -Rút ra bài học về thái độ ý thức học tập chủ động từ hiện tượng nêu trên -Khái quát vấn đề IV. Nhận xét chung : -GV đọc một số bài Giỏi, Khá, TB , Yếu. - GV+ HS nhận xét bố cục, câu, chính tả, yếu tố miêu tả, biểu cảm , quan sát.. trong bài văn, các lỗi thường gặp cụ thể. -HS góp ý, nhận xét lẫn nhau, cách chấm của GV , lời phê, nhận xét của GV .. Lớp Giỏi. 13p. 10A4 0 An, Chiều, Gấm, Thuỳ Khá Linh, Ngọc, Thời, Mã Thuỷ ( 7 HS) Mỹ Anh, Chi, Chình, Du, Duy, Đạt, Điệp, Huy Hoàng, Khoa, Kiên,Luân,Hồng Sơn, Mạnh Sơn, Thắm,Thân TB ,Linh Thuỳ, Tình, Vũ. 10A5 10A6 Chinh Nông Hà Chung,Mỹ Hà, Đặng Đạt, Thu Hồng, Nông Mai, Thế, Ngọc,Thảo , Việt Hường Chiến,Chuyên, Dương,Điều,Đức, Hạnh, Hằng, Hùng, Thuý Hường, Loan, Long, Lý, Nga, Nghiêm, Tô Ngọc, Nguyên, Sơn, Tài, Thành, Thọ, Thơm, Thuỵ, Vân, Bình, Triều.. Văn An,Văn Quang,Thiềm, Hoàng, Hương, Trọng,Xanh Quỳnh (3 HS) Yếu. 7p. - GV: Những lỗi. V. Rút kinh nghiệm cho bài số 3 : 9. Bố cục bài văn… 10.Câu , chữ,… 11.Chính tả… 12.Yếu tố tả, kể, quan sát, 13.Sự việc, chi tiết trong các bài văn… 14.Diễn đạt … 15.Ngôi kể.. 16.Hình thức trình bày bài văn…. Bích, Cương, Deo, Diện, Kiều Giang, Hải, Hằng , Hiếu, Huế, Huệ, Khánh, Lâm, Lệ, Linh, Mai, Nhung, Nghĩa,Ninh, Chu Phượng, Hoài Thu, Triệu Thực, Trung, Truyền, Tuỵ Tùng, Nguyễn Phương, Hoàng Ngọc, Lăng Chiến..

<span class='text_page_counter'>(136)</span> mắc phải trong Bài viết số 3 ? -HS phát biểu : E.CỦNG CỐ, DẶN DÒ : 2p 1. Củng cố : - Rút kinh nghiệm cho bài viết số 3 ( về nhà ) - Xem lại cách viết bài văn tự sự ( đã phụ đạo ) 2. Dặn dò : - Đọc kĩ hưỡng dẫn làm bài viết số 4 HKII sgk - Soạn tiết 46: Cảm xúc mùa thu ( Đỗ Phủ ) 3. Rút kinh nghiệm bài giảng. CẢM XÚC MÙA THU ( Đỗ Phủ ). Tiết 46: Ngày soạn: 4/12/2012 Ngày giảng : 5/12/2012 Tuần học : 16. A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức - Cảnh buồn mùa thu và tâm trạng con người cũng buồn như cảnh . - Đặc điểm của thơ Đường 2. Kĩ năng - Đọc -hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại - Phân tích cảm hứng nghệ thuật, hình ảnh, ngôn từ và giọng điệu thơ 3. Thái độ : Giáo dục học sinh tình yêu quê hương đất nước B.PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN - SGK, SGV Ngữ văn 10, tập 1 - Chuẩn kiến thức kĩ năng Ngữ văn 10 - Dạy học theo chuẩn kiến thức , kĩ năng môn Ngữ văn 10 C. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN - GV tổ chức giờ theo cách kết hợp cách phương pháp đọc sáng tạo, gợi tìm , thảo luận , trả lời câu hỏi, kết hợp bình giảng, so sánh… D. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG 1.Ổn định lớp Lớp 10A4 10A5 10A6 10A12 CP.

<span class='text_page_counter'>(137)</span> KP. 2.Kiểm tra bài cũ : 5p Câu hỏi : Đọc thuộc lòng bài thơ Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng ? Nêu nội dung + nghệ thuật của bài thơ ? - GV nhận xét, bổ sung , cho điểm: * Nghệ thuật - Hình ảnh thơ chọn lọc, ngôn ngữ thơ gợi cảm, giọng điệu trầm lắng. - Tình hoà trong cảnh; kết hợp giữa yếu tố trữ tình, tự sự và miêu tả. - Quan hệ đối lập; vô hạn-hữu hạn, tả cảnh ngụ tình. * Nội dung Tình bạn sâu sắc, chân thành-điều không thể thiếu được trong đời sống tinh thần của con người ở mọi thời đại. 3.Bài mới : Mùa thu là một đề tài muôn thuở… Sang thu ( Nguyễn Duy),… Hoạt động của GV và HS -HS đọc đạt/145. yêu. cầu. cần. -GV: Tiểu dẫn giúp em, hiểu biết gì về nhà thơ, nội dung thơ của Đỗ Phủ ? - GV yêu cầu HS đọc diễn cảm ( phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ ) -Cách đọc mạnh mẽ, chậm rãi, trầm lắng và da diết -GV nhận xét : + Ngọc lộ> dịch là lác dác> giảm đi cái lạnh lẽo tiêu điều xơ xác, tiêu điều +Cô chu ( con thuyền lẻ loi, cô đơn ) dịch là : con thuyền, giảm đi sự cô đơn, lẻ loi . - GV: Qua phần đọc diễn cảm bài thơ, em cho biết thể loại, bố cục bài thơ, nội dung mỗi phần ? GVchuyển ý ( tình và cảnh ). Thời gian. Nội dung bài giảng. 2p. I. TIỂU DẪN 1.Tác giả ( 712-770) - Đỗ Phủ là nhà thơ hiện thực vĩ đại , được người Trung Quốc tôn vinh là “ thi thánh”; - Nội dung thơ : Bức tranh hiện thực, đồng cảm nhân dân, yêu nước, nhân đạo. - Giọng thơ : Trầm uất, nghẹn ngào 2. Bài thơ “”Cảm cúc mùa thu” - Xuất xứ : Bài thơ mở đầu cho chùm thơ “Thu hứng” - Viết năm 766 khi Đỗ Phủ đang chạy loạn ở Quỳ Châu.. 2p. 2p. - Thể loại , bố cục - Thể loại : Thất ngôn bát cú Đường luật - Bố cục : 2 phần + Bốn câu đầu : cảnh thu + Bốn câu cuối : tình thu.

<span class='text_page_counter'>(138)</span> + Quan hệ của tứ thơ trong quan hệ xa-gần, thời giankhông gian, tình -cảnh, xưanay, thị giác-thính giác -GV: Bốn câu đầu tả cảnh mùa thu ở đâu ? Cảnh hiện ra trước mắt người đọc như thế nào ? - Cảnh thiên nhiên dữ đội, bí hiểm, hiểm trở và âm u. -GV: Cảnh ấy được gợi bằng cách nào ? Hình ảnh ấy có ý nghĩa nào ? - GV liên hệ: “Người lên ngựa, kẻ chia bào Rừng thu đã nhuốm màu quan san” -GV: Trong cảnh ấy vẫn ngầm ngụ tình của người viết . Đó là cảm xúc gì, tâm trạng gì ?. 5p. 5p. 5p. -GV Loạn An Lộc Sơn, Sử Tư Minh - GV: Tâm trạng, nỗi lòng của nhà thơ được thể hiện bằng cách nào ?. + Hình ảnh xuất hiện : + Sương trắng + Những dãy núi…. + Mây âm u sà … +Không gian , cảnh vật mùa thu đặc trưng lạnh lẽo, đượm nỗi buồn người xa xứ - Nghệ thuật : điểm nhìn bên ngoài  Cảnh thu ở đây được nhìn từ xa, cảnh rộng bao quát, nhưng qua cách tả tâm trạng buồn , lo. + Đối Sóng vọt > < mây sầm ( lên ) > < ( xuống ) Cảnh thu chất chứa tâm trạng. 5p - GV: Tại sao tác giả chọn hai hình ảnh hoa cúc và con thuyền ? - Liên hệ : Mùa thu Nguyễn Khuyến: “ Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái Một tiếng trên không ngỗng nước nào”. II.ĐỌC-HIỂU VĂN BẢN 1. Bốn câu đầu - Cảnh mùa thu ở Quỳ Châu ( Tứ Xuyên- Ba Thục, miền núi phía Tây TQ, thượng nguồn sông Trường Giang ). 5p. 2.Bốn câu cuối: Tâm trạng nỗi lòng nhà thơ - Cô chu > con thuyển lẻ loi, cô đơn - Hình ảnh: + Cúc > tượng trưng mùa thu (hai lần nở hoa hay hai năm xa quê ) + Con thuyền > Gợi cuộc đời trôi nổi, lưu lạc của nhà thơ.  Con thuyền mang chở tâm tình của con người - Tả âm thanh : + Tiếng dao thước cắt may + Tiếng chày đập vải, đập áo rét  Khiến lòng người xa xứ càng thêm sầu não. - Hai câu 5-6 sử dụng : Phép đối + Đối ý ra đi > < ở lại + Đối từ tuôn > < buộc.

<span class='text_page_counter'>(139)</span> - GV: Như vậy trong hai câu 5-6 , tình đã lấn cảnh. Cảnh mở, là cái phương tiện để bên ngoài nói tâm trạng , cảm xúc, nỗi lòng.  Nỗi nhớ quê, nhớ nước bị buộc lại, không thể nào giải toả, tình cảm mà thêm da diết, dồn nén.. + Đối thanh B > < T 5p. - Nghệ thuật: + Điểm nhìn bên trong ( câu 5-6) + Điểm nhìn bên ngoài ( câu7-8). - GV: Hai câu cuối so với 2 câu trên có gì khác biệt ? Nhà thơ quay ra tả cảnh buổi chiều bên sông nơi thành Bạch Đế với cảnh rộn rành dao thước và tiếng chày dập áo vang để làm gì ? -GV: Nghệ thuật ở tả cảnh, tả tình ở hai câu cuối gì khác ? - Liên hệ Thôi Hiệu: “ Quê hương ….. ………… lòng ai?” - GV: Bốn câu cuối nhà thơ thể hiện rõ tâm trạng gì ?  Bài thơ không miêu tả trực tiếp xã hội những vẫn mang ý nghĩa hiện thực sâu sắc và chan chứa tình đời..  Nỗi lòng tha thiết với quê hương, đất nước của tác giả. - HS đọc Ghi nhớ sgk/146 -GV: Nghệ thuật đặc sắc và nội dung của bài thơ ? 3p. III. TỔNG KẾT 1. Nghệ thuật - Kết cấu chặt chẽ, hình ảnh đặc trưng, ngôn từ nhiều tầng ý nghĩa, giọng điệu và âm hưởng thơ thể hiện đúng tâm trạng u buồn. - Điểm nhìn bên ngoài > điểm nhìn bên trong - Đối lập, ẩn dụ 2. Nội dung - Đậm chất hiện thực - Trái tim nhân đạo của tác giả. E. CỦNG CỐ- DẶN DÒ ( 1p) 1.Củng cố - Thực chất Thu hứng là nỗi lòng nhớ quê hương , nhớ người thân khi mùa thu về nơi đất khách . 2. Dặn dò - Kể tên một vài bài thơ cùng đề tài mùa thu nhà thơ Việt Nam - Soạn tiết 47 Đọc thêm Lầu Hoàng Hạc; Nỗi oán của người phòng khuê; Khe chim kêu.

<span class='text_page_counter'>(140)</span> 3. Rút kinh nghiệm bài giảng. Tiết 47,48 : Đọc thêm. LẦU HOÀNG HẠC ( THÔI HIỆU) KHUÊ OÁN (VƯƠNG XƯƠNG LINH) ĐIỂU MINH GIẢN ( VƯƠNG DUY ). Ngày soạn : 5/12/2012 Ngày giảng : 6/12/2012 Tuần học : 16 A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1.Kiến thức - Hiểu được chủ đề, cảm hứng chủ đạo, đặc sắc nghệ thuật của từng bài thơ 2.Kĩ năng Rèn luyện kĩ năng phân tích thơ Đường 3.Thái độ : Lòng yêu mến thơ Đường B.PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN - Chuẩn kiến thức, kĩ năng Ngữ văn 10 - SGK, SGV Ngữ văn 10, tập 1 C.PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN - Kết hợp đọc diễn cảm, thuyết minh bình giảng, so sánh, đối chiếu D.TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG 1.Ổn định lớp Lớp Thời gian HS vắng Điểm miệng 10A4 10A5 10A6 10A12 2.Kiểm tra bài cũ : 5p Câu hỏi : Đọc thuộc lòng bài thơ Cảm xúc mùa thu ? Nêu nghệ thuật và nội dung bài thơ ? - GV nhận xét, bổ sung ,cho điểm : + Nghệ thuật - Kết cấu chặt chẽ, hình ảnh đặc trưng, ngôn từ nhiều tầng ý nghĩa, giọng điệu và âm hưởng thơ thể hiện đúng tâm trạng u buồn. - Điểm nhìn bên ngoài > điểm nhìn bên trong.

<span class='text_page_counter'>(141)</span> - Đối lập, ẩn dụ + Nội dung - Đậm chất hiện thực - Trái tim nhân đạo của tác giả 3.Bài mới : Ngoài các bài thơ Đường tiêu biểu như thầy và các em đã học. Thơ Đường còn nhiều bài thơ đặc sắc về nội dung và nghệ thuật…... Hoạt động của GV và HS. Thời gian. -HS đọc Tiểu dẫn 6p -GV : Bốn câu đầu nêu lên cảnh gì ? Cảnh được gợi bằng cách nào ? GV Bình - GV: Cảnh gợi điều gì ? GV Bình 8p - GV: Bốn câu cuối tả cõi thực hay cõi mộng ? Gợi cảm xúc gì ? GV Bình. 8p - GV: Nhận xét của em về nghệ thuật và nội dung bài thơ ?. 6p. 5p. Nội dung bài giảng A. HOÀNG HẠC LÂU ( THÔI HIỆU ) 1.Tác giả sgk 2. Đọc- hiểu chi tiết a. Nội dung - Bốn câu đầu : Khung cảnh đất trời và cảm xúc về sự vĩnh cửu. - Tứ thơ được tạo ra : + Liên tưởng lầu và chim quý + Mây trắng ngàn năm và hạc vàng + Cái mất > < cái còn  Vẻ đẹp lầu Hoàng Hạc và những suy tư của nhân vật trữ tình b. Bốn câu cuối : Nỗi lòng thương nhớ quê hương - Hình ảnh + Dòng sông… + Khói sóng….  Tất cả gợi nhớ về một quê hương thân thương trong xa cách . c. Nghệ thuật - Cách phá luật độc đáo của bài thơ : không kết vần ( câu 1,2), các thanh T- thanh B đi liền với nhau - Thủ pháp đối lập được sử dụng hiệu quả d. Ý nghĩa văn bản Bài thơ miêu tả khung cảnh ở lầu Hoàng Hạc nhưng chủ yếu bộc lộ nỗi hoài vọng xa xưa và nỗi nhớ quê hương da diết của nhà thơ B. CHE CHIM KÊU ( VƯƠNG DUY ) 1. Tác giả sgk/ 161 2. Đọc -hiểu văn bản a. Nội dung - Hai câu thơ đầu : Sự tĩnh lặng của đêm và sự bình yên của tâm hồn. Trong đêm xuân thanh tĩnh, nhà thơ đã hoà cảm với thiên nhiên, nghe được tiếng rơi của hoa quế..

<span class='text_page_counter'>(142)</span> -HS đọc Tiểu dẫn -Đọc diễn cảm : nhẹ nhàng, thanh thản, đượm buồn - GV: Em có nhận xét gì về nghệ cấu tứ của bài thơ thể hiện qua quá trình chuyển biến tâm trạng của người khuê phụ ? Cấu tứ bài thơ : Vô tư > hối tiếc > nỗi oán GV Bình - GV: Vì sao khi thấy “ màu dương liễu” nàng lại hối hận vì để chồng đi kiếm tước hầu ? GV Bình Cổ lai chinh chiến kỉ nhân hồi ( Xưa nay đi chinh chiến mấy ai trở về) khái quát thực tế tàn nhẫn , phũ phàng của chiến tranh. Chiến tranh gây đau khổ cho mọi người, mọi tầng lớp , không chừa một ai, làm đổ vỡ giấc mộng phong hầu, ước mơ hạnh phúc lứa đôi. 6p. - Hai câu còn lại : Tiếng đêm xao động tâm hồn bình yên + Trăng lên làm “ kinh sơn điểu” + Cái tĩnh > < tiếng động của hoa quế rụng  Tình yêu quê hương, đất nước thể hiện qua cảm nhận của tâm hồn tinh tế và đôn hậu. 5p. b. Nghệ thuật - Quan sát, lựa chọn hình ảnh, từ ngữ - Tạo ra sự đối lập giiữa tĩnh và động, giữa hình ảnh và âm thanh c.Ý nghĩa văn bản Vẻ đẹp tâm hồn của thi nhân trước cảnh vật C.KHUÊ OÁN ((VƯƠNG XƯƠNG LINH) 1. Tác giả : sgk/162 2. Đọc -hiểu chi tiết a. Nội dung - Hai câu đầu : người thiếu phụ “ không biết sầu” - Nàng trang điểm lộng lẫy, bước lên lầu cao thưởng ngoạn cảnh xuân.  Tâm lí nhân vật , không gian và thời gian có sự hài hoà tuyệt đối. 5p. 6p. 6p. 5p. - Hai câu cuối : + Hình ảnh cây liễu gợi sự li biệt. Bao cảm xúc liên tưởng, hồi ức dấy lên.. 3p. + Nàng nhớ lại nhớ giây phút chia tay và ngắm bao ngày tháng trong cô đơn , nghĩ tới tuổi xuân dần qua, những gù rủi ro mà chồng mình có thể gặp từ đó tự oán trách , lên án chiến tranh phong kiến.. 3p - GV: Giá trị nghệ thuật và nội dung của bài thơ. E. CỦNG CỐ, DẶN DÒ. 4p. b. Nghệ thuật Lối vào đề đặc biệt , cách chuyển về tâm lí nhân vật c. Ý nghĩa văn bản Qua diễn biễn tâm trạng của người thiếu phụ, nhà thơ đã góp thêm một tiếng nói chống chiến tranh phi nghĩa..

<span class='text_page_counter'>(143)</span> 1. Củng cố - Điểm chung và khác nhau giữa 3 bài thơ Đường ? 2.Dặn dò - Học thuộc lòng 3 bài thơ - Soạn tiết 49 Trình bày một vấn đề 3.Rút kinh nghiệm bài giảng Tiết 49 : TRÌNH BÀY MỘT VẤN ĐỀ Ngày soạn : 9/12/2012 Ngày giảng : 10/12/2012 Tuần học : 17 A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1.Kiến thức - Tầm quan trọng và yêu cầu của việc trình bày một vấn đề trước tập thể - Các bước chuẩn bị một vấn đề 2.Kĩ năng - Nhận ra các tình huống cần trình bày một vấn đề trước tập thể lớp - Lập đề cương và trình bày một vấn đề trước tập thể 3.Thái độ : Giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo, bày tỏ ý kiến , quan điểm của cá nhân về một vấn đề trong cuộc sống B.PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN - Chuẩn kiến thức, kĩ năng Ngữ văn 10 - SGK, SGV Ngữ văn 10, tập 1 - Giáo dục kĩ năng sống trong Ngữ văn 10 C.PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN - Thảo luận, trao đổi về những tình huống khi trình bày một vấn đề thường gặp trong các cuộc sống - Hoàn thành một nhiệm vụ , thực hành trình bày một vấn đề trong cuộc sống theo các vai khác nhau - Đóng vai D.TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG 1.Ổn định lớp Lớp Thời gian HS vắng Điểm miệng 10A4 10A5 10A12. 2.Kiểm tra bài cũ : 5p Câu hỏi : Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt gồm mấy đặc trưng ?.

<span class='text_page_counter'>(144)</span> 3.Bài mới : Để học cách phát biểu, trình bày một vấn đề trước đám đông, trước tập thể lớp.... một cách rõ ràng ,hấp dẫn . Ta cần tìm hiểu phương pháp trình bày một vấn đề Hoạt động của GV và HS. Thời gian. Nội dung bài giảng. Hoạt động 1 : GV dùng diễn giảng chứng minh tầm quan trọng của việc trình bày một vấn đề ( thông qua kể chuyện về các nhà hùng biện) Hoạt động 2 : HS đọc sgk phần II và xác định yêu cầu của việc lựa chọn vấn đề trình bày - GV: Tại sao phải lập dàn ý cho bài trình bày ?. 5p. I. TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC TRÌNH BÀY MỘT VẤN ĐỀ - Trình bày một vấn đề là nhu cầu của cuộc sống. - Để thuyết phục người khác cảm thông và đồng tình với mình. II. CÔNG VIỆC CHUẨN BỊ 1. Chọn vấn đề trình bày - Phải tuỳ thuộc vào đề tài . Tức là trình bày vấn đề gì? - Bản thân phải hiểu biết về vấn đề đó. - Xác định người nghe là ai . 2. Lập dàn ý cho bài trình bày - Để việc trình bày rõ ràng, rành mạch, đầy đủ. - Để bản thân chủ động hơn Ví dụ : Dàn ý về vấn đề “ An toàn giao thông là hạnh phúc của mỗi người” a.Quan niệm thế nào là an toàn giao thông ? - Không làm ảnh hưởng tới người khác hoặc gián tiếp gây ra tai nạn trong quá trình tham gia giao thông. - Đi đến nơi, về đến chốn. b. Một số bức xúc trong quá trình tham gia giao thông với mật độ dày đặc. Không phải ai cũng hiểu biết về tham gia giao thông như nhau ( còn phóng nhanh , vượt ẩu,không chấp hành quy định của an toàn giao thông…) - Phương tiện giao thông không đảm bảo thông số kĩ thuật - Đường giao thông không phải lúc nào, ở đâu cũng đạt về yêu cầu c.Trước tình hình ấy cần có biện pháp khắc phục như thế nào ? - Có ý thức chấp hành luật lệ giao thông - Phương tiện tham gia phải thật sự đảm bảo , đúng quy định. - Mọi người phải tự giác làm tốt và nhắc nhở chung để thực hiện III. TRÌNH BÀY Có 3 bước 1.Đặt vấn đề. - GV cho đề bài “ An toàn giao thông là hạnh phúc của mỗi người”, phân HS thành các nhóm tìm ý và lập thành dàn ý ( chuẩn bị cho việc trình bày phần sau) GV có thể đưa ra một dàn ý tiêu biểu. Hoạt động 3. 10p.

<span class='text_page_counter'>(145)</span> HS đọc sgk và xác định có mấy bước khi trình bày ? Hoạt động 4 HS đọc Ghi nhớ sgk Hoạt động 5 : 2 nhóm cử đại diện trình bày về vấn đề. 8p. - Chào hỏi, tự giới thiệu - Nêu lí do trình bày 2. Trình bày nội dung chính - Lần lượt trình bày các nội dung đã định . - Cần có chuyển ý, chuyển đoạn. Liên hệ dẫn chứng - Chú ý phản ứng của người nghe để điều chỉnh nội dung và cách thức trình bày ( tư thế, cử chỉ, lời nói ….) 3. Kết thú vấn đề - Tóm tắt, nhấn mạnh một số ý chính - Cảm ơn người nghe 15p IV. GHI NHỚ sgk/150 V .LUYỆN TẬP 1.Đề tài “ Nét thanh lịch trong ứng xử hàng ngày” - Nhận thức đúng về khái niệm trong ứng xử hằng ngày của con người trong xã hội - Thanh lịch trong nói năng, chào hỏi, thưa gửi cảm ơn, ở nhà, ở trường , ở nơi công cộng. - Phương pháp rèn luyện ứng xử của bản thân , của mỗi người. 2. Đề tài “ Giữ gìn môi trường xanh sạch đẹp” - Vấn đề môi trường - vấn đề toàn cầu, mỗi nhà mỗi người, vấn đề văn hoá, khoa học, xã hội thời sự bức thiết , vấn đề lâu dài. - Thực tiễn môi trường ở địa phương em - Những việc cần làm và phương hướng bảo vệ môi trường ở địa phương em : + Môi trường nước; + Môi trường không khí + Môi trường đất;. E. CỦNG CỐ, DẶN DÒ 2p 1. Củng cố - Trước khi trình bày một vấn đề, ta cần tìm hiểu điều gì ? 2.Dặn dò - Soạn tiết 50, 51 Ôn tập học kì I 3.Rút kinh nghiệm bài giảng.

<span class='text_page_counter'>(146)</span> Tiết 50,51 : ÔN TẬP HỌC KÌ I Ngày soạn : 11/12/2012 Ngày giảng 12 /12/2012 Tuần học : 17 A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1.Kiến thức Tiếng Việt -Ôn tập đặc điểm ngôn ngữ nói và ngôn ngữ ngữ viết -Phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ Văn học : - Tỏ lòng (Phạm Ngũ Lão ) - Cảnh ngày hè ( Nguyễn Trãi ) -Nhàn ( Nguyễn Bỉnh Khiêm ) - Độc Tiểu Thanh kí ( Nguyễn Du ) 2.Kĩ năng - Tiếng việt HS + Phân biệt được đặc điểm giống nhau và khác nhau của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết + Phân tích ý nghĩa và tác dụng của phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ - Văn học : HS biết cách phân tích một bài thơ thất ngôn tứ tuyệt, thất ngôn bát cú ĐL - Làm văn : HS biết cách làm một bài nghị luận văn học B.PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN - Chuẩn kiến thức, kĩ năng Ngữ văn 10 - SGK, SGV Ngữ văn 10, tập 1 - Giáo dục kĩ năng sống trong Ngữ văn 10 C.PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN - Thực hành và luyện tập phân tích , tìm hiểu đề, , xâydựng đề cương cho đề bài D.TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG 1.Ổn định lớp Lớp Thời gian HS vắng Điểm miệng 10A4 10A5 10A12. 2.Kiểm tra bài cũ : Không kiểm tra 3.Bài mới.

<span class='text_page_counter'>(147)</span> Hoạt động của GV và HS. Thời gian. Nội dung bài giảng. - GV: Em hãy so sánh đặc điểm giống và khác nhau của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết ?. 5p. I.TIẾNG VIỆT 1 .Đặc điểm ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết : Ngôn ngữ nói Ngôn ngữ viết - Phương tiện ngôn - Phương tiện ngôn ngữ: ngữ : âm thanh chữ viết - Tình huống giao - Tình huống giao tiếp: tiếp :các nhân vật giao không trực tiếp , không tiếp trực tiếp , có sự đổi đổi vai, có điều kiện vai, phản hồi tức khắc. chọn, suy ngẫm, phân nhưng người nói ít có tích điều kiện suy ngẫm, phân tích. - Phương tiện phụ trợ : - Phương tiện phụ trợ: ngữ điệu , nét mặt , cử dấu câu, kí hiệu văn tự, chỉ, điệu bộ sơ đồ, bảng biểu,… - Từ, câu, văn bản : từ - Từ, câu, văn bản : tự ngữ khẩu ngữ, câu văn được lựa chọn , câu và linh hoạt về kết cấu, về văn bản có kết kết chặt kiểu câu, văn bản không chẽ, mạch lạc ở mức độ thật chặt chẽ, mạch lạc. cao. 2. Phép tư từ ẩn dụ và hoán dụ a. Ẩn dụ -Ẩn dụ là gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng nhằm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt. b.Phân loại: Có 4 kiểu thường gặp là: - Ẩn dụ hình thức: Là ẩn dụ dựa trên sự tương đồng về hình thức giữa các sự vật hiện tượng. - Ẩn dụ cách thức: là ẩn dụ dựa trên sự tương đồng vè cách thức thực hiện hành động. - Ẩn dụ phẩm chất: là dựa trên sự tương đồng về phẩm chất giữa các sự vật hiện tượng. - Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác (hay còn gọi là ẩn dụ bổ sung): là ẩn dụ dựa vào sự tương đồng về cảm giác. c.Hoán dụ: Là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm này bằng tên của một sự vật, hiện tượng khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.. -GV : Em hiểu thế nào là phép ẩn dụ, hoán dụ, cách phân loại ? Tìm và phân tích phép tu từ ẩn dụ trong câu ca dao sau: Con cò lặn lội bờ sông Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non Đáp án: -con cò: người phụ nữ -bờ sông: địa điểm kiếm sống (cuộc đời) "Ý nghĩa: Số phận long đong, vất vả của người phụ nữ trong xã hội cũ với muôn vàn lo toan, cực nhọc đối với chồng con, gia đình. ’Thái độ cảm thông, sẻ chia sâu sắc của tác giả dân gian.. 5p. 5p. d.Phân loại: Có 4 kiểu hoán dụ thường gặp là:.

<span class='text_page_counter'>(148)</span> Đề 1 : Phân tích bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão. - Lấy một bộ phận để gọi toàn thể. -Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng. -Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật. -Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng. II.VĂN HỌC (ĐỀ 1 )TỎ LÒNG ( PHẠM NGŨ LÃO ) 1.Mở bài. 16p. - Phạm Ngũ Lão là anh hùng dân tộc, có công lớn trong công cuộc chống xâm lược MôngNguyên.ông là người văn văn võ song toàn - Bài thơ Tỏ lòng được sáng khoảng cuộc kháng chiến chống quân Mông- Nguyên lần thứ 2 Bài thơ thể hiện “ hào khí Đông A” 2. Thân bài .Hai câu đầu : Vẻ đẹp của đất nước và con người Việt Nam “ Múa giáo non sông…” + Đó là vóc dáng hùng dũng của tráng sĩ đời Trần, tư thế ” cầm ngang ngọn giáo” giữ non sông đã bao thu vẫn đẹp kì vĩ mang tầm vũ trụ + Hình ảnh tráng sĩ : hiện lên qua tư thế “ cầm ngang ngọn giáo” giữ non sông.  Đó là tư thế hiên ngang với vẻ đẹp kì vĩ mang tầm vóc vũ trụ. + Hình cảnh “ ba quân” hiện lên với sức mạnh của đội quân đang sôi sục khí thế quyết chiến thắng. Hình ảnh tráng sĩ lồng trong hình ảnh “ ba quân” mang ý nghĩa khái quát , gợi ra hào khí dân tộc thời Trần- “hào khí Đông A” .Hai câu cuối : vẻ đẹp lí tưởng của con người Việt Nam - Khát vọng hào hùng + Khát vọng lËp công danh > lẽ sống lớn của con người thời đại Đông A. + Thẹn  Khiêm tốn, làm nên nhân cách cao cả của nhà thơ. + Lập công ( để lại sự nghiệp ) + Lập danh ( để lại tiếng thơm )  Khát vọng hào hùng vµ nh©n c¸ch lín lao của tác giả. So sánh Nguyễn Công Trứ: Đã mang tiếng sinh ra trong trời đất Phải có danh gì với núi sông Nghệ thuật :Hình ảnh thơ hoành tráng, ngôn ngữ cô đọng, hàm súc , có dự dồn nén cao độ về cảm 3.Kết bài - Bài thơ thể hiện lí tưởng cao cả của danh tướng.

<span class='text_page_counter'>(149)</span> Đề 2 : Phân tích bài thơ Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi 16p GV giảng - Nguyễn Trãi là đại anh hùng dân tộc, nhà thơ, nhà văn lớn của dân tộc , danh nhân văn hoá thế giới ( 1980). Nguyễn Trãi để lại cho dân tộc một sự nghiệp văn học đồ sộ và phong phú.Thơ văn của Ức Trai yêu thiên nhiên tha thiết,ẩn sau những bài thơ là tâm hồn yêu nước thương dân tha thiết. -Tập thơ Nôm Quốc âm thi tập của ông đánh dấu sự phát triển của thơ ca tiếng Việt. Tập thơ là vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi, trong đó bài thơ Cảnh ngày hè, số 43 trong mục Bảo kính cảnh giới, phần Vô đề, đằng sau bức tranh thiên nhiên màu hè là vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi - 6 câu đầu : cảnh thiên nhiên, cuộc sống - 2 câu cuối : nỗi lòng của nhà thơ Bøc tranh thiªn nhiªn, cuéc sèng: Bøc tranh ngµy hÌ : - §êng nÐt, Mµu s¾c: + “Hoè lục ...  Hình ảnh cây hoè: cành lá xanh thẫm, toả bóng mát cả một không gian, tạo cảm. Phạm Ngũ Lão. - Khắc ghi dấu ấn đáng tự hào về một thời oanh liệt, hào hùng của lịch sử dân tộc .Thời đại hào khí Đông A - Bài thơ giáo dục lòng yêu nước sâu sắc cho thế hệ trẻ (ĐỀ2) CẢNH NGÀY HÈ ( NGUYỄN TRÃI ) 1.Mở bài : - Nguyễn Trãi là nhà văn lớn của dân tộc , danh nhân văn hoá thế giới ( 1980). Có nhiều sáng tác có giá trị - Bài Cảnh ngày hè ( trích bài thơ) nằm trong mục Bảo kính cảnh giới, phần Vô đề. 2.Thân bài : LĐ 1: Bức tranh thiên nhiên - Cảnh ngày hè : + Màu sắc tươi tắn, hài hoà ( xanh của cây hoè, đỏ của lựu, hương thơm của hoa sen) + Âm thanh rộng lên tiếng ve gọi buổi chiều rộn rã, náo nhiệt - Từ ngữ gợi hình: đùn đùn, rợp giương, phun, tiễn...) LĐ2 Bức tranh cuộc sống - Cảnh chợ cá làng ngư phủ + Âm thanh : lao xao.

<span class='text_page_counter'>(150)</span> giác dễ chịu + “Thạch lựu hiên...  Cây lựu bên hiên nhà trổ ra những bông hoa màu đỏ thắm + “Hồng liên trì...  Hoa sen hồng dưới ao đang toả ngát mùi hương, sức sống không dừng lại - Bøc tranh thiªn nhiªn sinh động: + cách ngắt nhịp ¾: “Thạch lựu hiên/ còn phun thức đỏ Hồng liên trì/ đã tiễn mùi hương”  Không theo nhịp thơ Đường luật( 4/3) , gợi sự chú ý, làm nổi bật bức tranh cảnh ngày hè + Các động từ mạnh: “đùn đùn,giương,, phun”  thể hiện sức sống tràn đầy của cảnh vật => Thiªn nhiªn, c¶nh vËt ë vµo thêi ®iÓm cuèi ngµy; nhng sù sèng th× kh«ng dõng l¹i. Cuộc sống sinh hoạt: “Lao xao chợ cá làng ngư phủ, Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương” - Lao xao chợ cá: âm thanh vọng lại từ phía chợ cá của làng chài  Âm thanh đặc trưng của cuộc sống vui tươi, thanh bình -Dắng dỏi cầm ve: tiếng ve râm ran  Âm thanh đặc trưng > Gợi sự sống, niềm vui  Cả thiên nhiên và cuộc sống con người tràn đầy sức sống . Điều đó cho thấy một tâm hồn khát sống, yêu đời mãnh liệt và tinh tế.. + Hình ảnh : cuộc sống thái bình yên ả. - Từ ngữ gợi hình * Nỗi lòng, tâm sự của nhà thơ LĐ3Tình cảm gắn bó tha thiết với thiên nhiên, cảnh vật + Tư thế, tâm thế ngắm cảnh thiên nhiên cuộc sống. + Uớc vọng một cuộc sống hạnh phúc, ấm no cho dân LĐ4 Nghệ thuật hệ thống ngôn từ giản dị, tinh tế, kết hợp từ cổ lẫn từ Hán và điển tích. Hệ thống từ láy độc đáo: đùn đùn, lao xao, rắng rỏi.

<span class='text_page_counter'>(151)</span> Vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Tr·i: - Hoàn cảnh của nhà thơ: “Rồi, hóng mát thuở ngày trừơng” + “Rồi”: rảnh rỗi; tâm hồn thanh thản + “Thuở ngày trường”: ngày rộng tháng dài Hoàn cảnh hiếm hoi, bất đắt dĩ của nhà thơ - T×nh yªu thiªn nhiªn tha thiÕt cña NguyÔn Tr·i: + Bức tranh ngày hè được đón nhận bằng nhiều giác quan_ thị giác, khứu giác, nhạc, họa)  T©m hån tinh tÕ, giao c¶m m¹nh mÏ víi c¶nh vËt. Tấm lòng thiết tha yêu đời, - “Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng”  Nguyễn Trãi mơ đến cây đàn kì diệu của vua Thuấn ngày xưa để ca ngợi và làm cho dân giàu đủ, ấm no hơn - “Dân giàu đủ khắp đòi phương” + Dân giầu ( vật chất và tinh thần ) + Đủ khắp đòi phương ( no đủ khắp tất cả mọi người, mọi nơi của đất nước đều hạnh phúc )  C©u kÕt ( c©u lôc ng«n ) ngắn gọn: thÓ hiÖn sù dån nÐn c¶m xóc cña c¶ bµi -§iÓm kÕt tô cña hån th¬ øc Trai kh«ng ph¶i ë thiªn nhiªn, t¹o vËt mµ chÝnh lµ ë con ngêi, ë ngêi d©n.yêu cuộc sống của người dân Liên hệ cho hai câu cuối: -“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân Quân điếu phạt trước lo trừ bạo” -“Còn một tấc lòng âu việc nước.

<span class='text_page_counter'>(152)</span> Đêm đêm thức nhẵn nẻo sơ chung” -“Bui một tấc lòng ưu ái cũ Đêm ngày cuồn cuộn nước triều đông” Ức Trai vẫn nghĩ: “ Nương thân dưới mái nhà tranh tưởng yên tuổi già.Nhưng cứ nghĩ tới đám dân xanh đầu lòng lại phải lo trước” 3.Kết luận - Hệ thống ngôn từ giản dị, tinh tế xen lẫn từ Hán và điển tích. - Hệ thống từ láy độc đáo: đùn đùn, lao xao,dắng dỏi ... - Câu lục dồn nén cảm xúc cả bài thơ - Tư tưởng lớn xuyên suốt sự nghiệp trước tác của Nguyễn Trãi- tư tưởng nhân nghĩa yêu nước thương dânđược thể hiện qua những rung động trữ tình dạt dào trước ảnh thiên nhiên ngày hè. Đề 3: Vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi qua bài thơ Cảnh ngày hè. 3.Kết luận -Sự sáng tạo của nhà thơ, Việt hoá thơ Đường luật -Bài thơ Nôm Đường luật Toả sáng nhân cách cao đẹp tâm hồn trong sáng của Nguyễn Trãi. 10p. Đề 3: 1. Mở bài - Nguyễn Trãi, bài thơ Cảnh ngày hè - Vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi ( trích dẫn ) bài Cảnh ngày hè 2. Thân bài - Bức tranh cảnh ngày hè ( hình ảnh màu sắc, âm thanh, từ ngữ ) - Tâm hồn ẩn sĩ- thi sĩ + yêu cuộc sống, yêu đời - Tư thế đón nhận thiên nhiên đẹp và cuộc sống xao động + Từ ”rồi”, hóng mát, ngày dài + Cảm nhận tinh tế cuộc sống thôn dã * âm thanh * hình ảnh.

<span class='text_page_counter'>(153)</span> Đề 4:Phân tích bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm 1. Mở bài : Nói tới nhà thơ Nguyễn 16p Bỉnh Khiêm là bạn đọc nhớ tới một nhà thơ có trí tuệ thông minh, uyên bác, chính trực , coi thường danh lợi, “ chí để ở nhàn dật”. Trong các sáng tác của ông, mang đậm chất triết lí, giáo huấn, ngợi ca chí của kẻ sĩ, thú thanh nhàn, phế phán những thói hư tật xấu trong xã hội nhiễu nhương. Bài thơ Nhàn của ông được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú ĐL, khi ông về ở ẩn. Tác phẩm thể hiện một quan niệm, một tư tưởng nhân sinh , một cách xử thế vô cùng sâu sắc. - Tấm lòng vì dân, vì nước Ước nguyện cuộc sống no đủ hạnh phúc cho nhân dân  Điển tích giầu ý nghĩa 3.Kết bài - Khái quát vẻ đẹp nhân cách tài năng nghệ thuật - Liên hệ bản thân ( ĐỀ 4 ) NHÀN ( NGUYỄN BỈNH KHIÊM ) 1. Mở bài -Nêu tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm - Bài thơ Nhàn nằm trong tập bạch Vân quốc ngữ thi ( trích thơ ). 2. Thân bài a“ Nhàn” – Bức chân dung cuộc sống của nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm. ( câu 1-2 và câu 5-6) Liệt kê, cách dùng số từ đi liền với các danh từ được kể ra.. 2. Thân bài LĐ1 Quan niệm về lối sống nhàn + Nhàn là lẽ sống hợp tự nhiên, gắn bó hoà hợp với thiên nhiên, tạo vật, cuộc sống tự cung tự cấp gắn bới lao động . + Biết thưởng thức những cái tự nhiên ban cho. - Ngầm ý đối lập giữa nhàn bản thân đã chọn và những cách sống khác của ngừơi đời .. * Phong thái ung dung tự tại thảnh thơi, vui thú điền viên bằng lòng với cuộc sống thanh đạm.. - Bộ tranh tứ bình xuân, hạ, thu đông.. LĐ2 Triết lí sống và nhân cách cao thượng của nhà thơ.. - Liệt kê các thói quen sinh hoạt bình thường , dân. LĐ3 Nghệ thuật : Ngôn từ mộc mạc, tự nhiên mà ý vị giầu chất triết lí. * Tránh xa chốn bon chen.

<span class='text_page_counter'>(154)</span> dã.  Mỗi “lão nông tri điền’ vui vầy thuần hậu chất phác cũng thanh đạm,mùa nào thức ấy, không bó buộc bản thân vào những sinh hoạt cầu kỳ , kiểu cách , đạm bạc mà vẫn thanh cao Nhàn thể hiện ở sự ung dung trong phong thái , thảnh thơi, vô sự trong lòng, vui với thú điền viên Nhàn là sống theo lẽ tự nhiên, hưởng những thức có sẵn ở nơi thôn dã mà không phải mưu cầu, tranh đoạt. b“ Nhàn” – bức chân dung nhân cách và trí tuệ Nguyễn Bỉnh Khiêm.( câu 3-4 và câu 7-8) - Cách nói ngược nghĩa, sự đối lập giữa dại và khôn, ta và người , nơi vắng vẻ và chốn lao xao. - Hoán dụ : nơi vắng vẻ nơi tĩnh tại của thiên nhiên , thành thơi của tâm hồn. chốn lao xao  chốn cửa quyền, đường làm quan, danh lợi. - Tác giả nhắc đến điền: giấc hoè”. - Nhịp ngắt 2/5 ( câu cuối ) - Một nhân cách thanh cao, đối lập với danh lợi như nước với lửa , dứt khoát tránh xa nơi quyền quý. - Một bức chân dung trí tuệ sáng suốt uyên thâm vô cùng tỉnh táo , vượt lên trên cách ừng xử thông thường của người đời ” Nhàn” là nhận dại về.

<span class='text_page_counter'>(155)</span> mình , nhường khôn cho người, xa lánh chốn danh lợi bon chen, tìm về “ nơi vắng vẻ”, sống hoàn nhập với thiên nhiên để “ di dưỡng tinh thần” Nhàn có cơ sở từ quan niệm cuộc đời là giấc mộng , phú quý tựa chiêm bao. 3.Kết bài -Bài thơ Nôm ĐL hàm súc, giầu ý nghĩa thể hiện quan niệm sống đẹp của kẻ sĩ thời đại Nguyễn Bỉnh Khiêm - Bài thơ gợi thế hệ thanh niên Việt Nam suy nghĩ về đạo đức và kĩ năng sống. Trí tuệ uyên thâm, tâm hồn thanh cao của nhà thơ thể hiện qua lối sống đạm bạc, nhàn tản, vui thú với điền viên thôn dã. 3.Kết bài - Sử dụng phép đối, điển cố - Ngôn từ mộc mạc, tự nhiên mà ý vị, giàu chất triết lí. -Vẻ đẹp nhân cách của tác giả: thái độ coi thường danh lợi , luôn giữ cốt cách thanh cao trong mọi cảnh ngộ đời sống Đề 5: Phân tích bài thơ Độc Tiểu Thanh kí của Nguyễn Du 1. Mở bài : -Nguyễn Du là đại thi hào dân tộc Việt Nam, danh nhân văn hoá thế giới ( 1965). Ông để lại một sự nghiệp thơ văn gồm chữ Hán và chữ Nôm vô cùng sâu sắc và phong phú .Thơ văn ông viết hay về đề tài người phụ nữ. Các sáng tác của Nguyễn Du mang đậm cảm hứng nhân đạo sâu sắc. -Bài thơ Độc Tiểu Thanh kí là bài thơ chữ Hán nằm trong Thanh Hiên thi tập - Bài thơ được gợi cảm. (ĐỀ 5 ) ĐỘC TIỂU THANH KÍ ( NGUYỄN DU ) 16p 1. Mở bài : -Nguyễn Du là đại thi hào dân tộc , danh nhân văn hoá thế giới ( 1965). - Bài thơ Độc Tiểu Thanh kí nằm trong tập Thanh Hiên thi tập ( trích thơ ).

<span class='text_page_counter'>(156)</span> hứng sáng tác từ số phận và tài năng của Tiểu Thanh người con gái Trung Quốc sống khoảng đầu đời Minh cách thời Nguyễn Du khoàng 300 năm 2. Thân bài a.Hai câu đề : Cảm xúc của nhà thơ về Tiểu Thanh - Cảnh Tây Hồ đổi thay nhanh chóng Đối lập : xưa ( cảnh đẹp) > < nay ( gò hoang) ( quá khứ ) > < hiện tại " Sự đổi thay của cuộc đời, của thế sự là cái cớ để tác giả bộc lộ cảm xúc. - Thổn thức khi viếng Tiểu Thanh + Độc điếu : một mình chủ thể +Thổn thức : thương cảm, xót xa số phận Tiểu Thanh + Mảnh giấy tàn ( ẩn dụ ) "Sáng tạo nghệ thuật, tâm hồn của Tiểu Thanh " Sự gặp gỡ, đồng cảm của hai tâm hồn cô đơn, trái tim nhạy cảm dễ bắt nhịp với nỗi đau đồng loại. [ Tấm lòng của tác giả trước nỗi đau nhân tình thế thái b.Hai câu thực: Số phận Tiểu Thanh - Từ ngữ mang ý nghĩa ẩn dụ : * Son phấn: sắc đẹp * Văn chương: tài năng, trí tuệ - Các động từ : “chôn”, “ đốt” “ hận”,” “ vương” gợi số phận oan nghiệt, bị vùi dập phũ phàng xót xa.. 2.Thân bài LĐ1 Cảm xúc , tâm trạng của tác giả trước sự đổi thay của cuộc đời. - Sự thay đổi của cảnh vật Tây Hồ ( Tây Hồ cảnh đẹp hoá..) - Nỗi lòng thổn thức , thương cảm, xót xa cho số phận ( Thổn thức bên song mảnh giấy tàn ) LĐ2 Tiếng nói xót thương cho Tiểu Thanh-Kiếp người tài hoa bạc mệnh - Tiểu Thanh xinh đẹp, tài năng , số mệnh đau thương , phũ phàng ( Son phẫn có thần chôn vẫn hận Văn chương không mệnh đốt còn vương ) - Nguyễn Du cảm thương nỗi oan của Tiểu Thanh LĐ3 Lời bàn luận về nghịch lý cuộc đời - Hiểu nỗi hận kim cổ - Hiểu nỗi đau của Tiểu Thanh ( Nỗi hờn kim cổ trời không hỏi ) - Hiểu nỗi đau của chính mình ( Cái án phong lưu khách tự mang ) LĐ4 Suy tư trăn trở của Nguyễn Du về nhân tình thế thái - Câu hỏi - Con số - Tiếng khóc LĐ5 Nghệ thuật : sử dụng tài tình phép đối và khả năng thống nhất những mặt đối lập hình ảnh, ngôn từ; câu hỏi tu từ; Ngôn ngữ trữ tình đậm chất triết lí.

<span class='text_page_counter'>(157)</span> -Đau đớn thay phận đàn bà Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung - Đau đớn thay phận đàn bà Kiếp sinh ra thế biết là tại đâu ( Văn chiêu hồn) ( Rằng hồng nhan tự thủa xưa Cái điều bạc mệnh có chừa ai đâu ( Truyện Kiều) [Nguyễn Du xót xa cho kiếp tài hoa bạc mệnh, trân trọng ngợi ca tài tử văn nhân.. c.Hai câu luận: Nỗi hận kim cổ -Nỗi hận của những người phong nhã , văn nhân, tài tử.. - Bàn về nghịch lí cuộc đời Khách phong lưu phải chịu nỗi oan nghiệt lạ lùng -Nỗi oan ấy cũng vận vào Nguyễn Du Nguyễn Du tài năng đức độ mà phải chịu gió bụi cuộc đời. -Chuyển từ thường người sang thương mình. [Sự tự ý thức về nỗi đau nhân tình thế thái. c. Hai câu kết : trăn trở, suy tư của Nguyễn Du - Câu hỏi tu từ: Hướng về tương lai " khao khát được chia sẻ. Tri âm, tri kỉ ở đời  Kết đọng tâm sự u hoài: niềm tự thương, tự đau vì cảm thấy bơ vơ, lạc lõng, cô đơn trước cuộc đời. - Con số mang tính ước lệ.

<span class='text_page_counter'>(158)</span> ba trăm năm lẻ ....... ? - Tiếng khóc của thiên hạ khóc cho Tố Như, khóc cho cuộc đời, khóc cho nhân tình thế thái.. [Tư tưởng nhân đạo mới mẻ của Nguyễn Du : Ý thức về bản thân và cuộc đời 3.Kết luận - Sử dụng tài tình phép đối và khả năng thống nhất những mặt đối lập hình ảnh, ngôn từ - Câu hỏi tu từ - Ngôn ngữ trữ tình đậm chất triết lí - Niềm cảm thương mà Nguyễn Du dành cho Tiểu Thanh và tâm sự khao khát tri âm hướng về hậu thế; vẻ đẹp của chủ nghĩa nhân đạo của Nguyễn Du - Nguyễn Du xứng đáng được tôn vinh là danh nhân văn hoá thế giới….. 3. Kết bài - Bài thơ chữ Hán hàm súc chứa đựng tâm tình của Nguyễn Du - Tư tưởng nhân đạo sâu sắc, tự ý thức. E.CỦNG CỐ, DẶN DÒ 1p 1. Củng cố - Nêu đề tài của 4 bài thơ đã phân tích ? 2. Dặn dò - Đọc thuộc lòng 4 bài thơ - Nắm nội dung và nghệ thuật - Soạn tiết 52 Lập kết hoạch cá nhân 3. Rút kinh nghiệm bài giảng. Tiết 52 Ngày soạn 16/12/2012 Ngày giảng : 22/12/2012 Tuần học : 18. LẬP KẾ HOẠCH CÁ NHÂN. A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức - Khái niệm về bản kế hoạch cá nhân - Sự cần thiết của việc lập kế hoạch cá nhân - Tầm quan trọng của ý thức và thói quen lập kế hoạch làm việc 2. Kĩ năng.

<span class='text_page_counter'>(159)</span> - Biết cách lập kế hoạch cá nhân - Hình thành được thói quen xây dựng kế hoạch học tập, sinh hoạt cho bản thân 3. Thái độ : rèn luyện tư duy khoa học trong phương pháp làm việc B.PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN - Chuẩn kiến thức, kĩ năng Ngữ văn 10 - SGK, SGV Ngữ văn 10, tập 1 - Giáo dục kĩ năng sống trong Ngữ văn 10 C.PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN - Kết hợp dạy học theo các hình thức trao đổi, thảo luận, thực hành bài tập. D.TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG 1.Ổn định lớp Lớp Thời gian HS vắng Điểm miệng 10A4. 10A5. 10A12. 2.Kiểm tra bài cũ : 5p Câu hỏi : Hãy đọc thuộc lòng bài thơ Độc Tiểu Thanh ký, nội dung hai câu kết là gì ? - Hai câu kết : trăn trở, suy tư của Nguyễn Du - Câu hỏi tu từ: Hướng về tương lai " khao khát được chia sẻ. Tri âm, tri kỉ ở đời  Kết đọng tâm sự u hoài: niềm tự thương, tự đau vì cảm thấy bơ vơ, lạc lõng, cô đơn trước cuộc đời. 3.Bài mới : Hằng ngày các em lên lớp từ 1 đến 5 tiết/ một buổi học, tuy nhiên để kế hoạch học tập trở nên khoa học , hiệu quả hơn khi học ở nhà thì việc lập kế hoạch rất quan trọng. Bài học hôm nay sẽ giúp các em có một phương pháp học tập hiệu quả cao hơn. Hoạt động của GV và HS Thời Nội dung bài giảng gian Hoạt động 1 : Cho HS đọc sgk. - GV: Kế hoạch cá nhân là gì ? Hoạt động 2 : Cho HS đọc sgk/153 ( ví dụ ). 5p. I. Sự hình thành lập kế hoạch cá nhân - Là bản dự kiến nội dung , cách thức hành động và phân phối thời gian để hoàn thành một công việc nhất định của một người nào đó. - Hình dung phía trước công việc cần làm , phân phối thời gian hợp lý, tránh bị động , bỏ sót, bỏ quên công việc.  Lập kế hoạch cá nhân là thể hiện phong cách làm việc khoa học, chủ động , công việc sẽ tiến hành.

<span class='text_page_counter'>(160)</span> thuận lợi và đạt kết quả. II. Cách lập kế hoạch cá nhân - Bản kế hoạch cá nhân gồm 2 phần: + Phần 1 : Họ tên , nơi làm việc, học tập ( của người lập kế hoạch ) + Phần 2 : Nội dung công việc, thời gian, địa điểm tiến hành, dự kiến, kết quả đạt được ( Lời văn ngắn gọn, kết quả đạt được ( Lời văn ngắn gọn, có thể kẻ bảng ). - GV: Bản kế hoạch cá nhân gồm mấy phần ?. 15p - GV: Kế hoạch tham khảo Kế hoạch ôn tập môn Ngữ văn 10, tập I, năm học 2006-2007 của học sinh Nguyễn Minh Ngọc, lớp 10 A, trường THPT Xuân Đỉnh, Từ Liêm - Hà Nội. Hoạt động 3 Luyện tập 9p. 9p. Phân phối thời gian -2 ngày ( thứ 2-3) -1 ngày ( thứ 4) -1 ngày ( thứ 5) -2 ngày ( thứ 6-7) -1 ngày( chủ nhật ) * mỗi ngày ôn tập 2 ngày. Nội dung ôn tập. Hình thức , cách thức ôn tập - văn học Kết hợp linh hoạt -Tiếng Việt cách hình thức và - Làm văn biện pháp sau: - Giải các bài -Học thuộc lòng tập. và suy nghĩ, giải các bài tập, trả lời * Tổng ôn lần thứ các câu hỏi, phát 2 hiện những chỗ khó, mắc tìm cách tháo gỡ, trao đổi trong nhóm,tổ nêu thắc mắc nhờ thầy cô giải đáp, đọc nhanh, ghi nhớ lần cuối.. III. Luyện tập Bài tập 1: - Đây là thời gian biểu trogn 1 ngày- không phải bản kế hoạch cá nhân- công việc chỉ nêu chung, không cụ thể, không có dự kiến hoàn thành, kết quả cần đạt - Nội dung cần phải bổ sung Bài tập 2 - Viết dự thảo báo cáo, dự kiến nội dung. - Kiểm điểm việc làm được, kết quả cụ thể - Nguyên nhân, yếu kém. - Phương hướng công tác nhiệm kỳ tới - Cách thức tiến hành đại hội: + Thời gian, địa điểm. + Ai đảm nhiệm công tác, trang hoàng + Bí thư báo cáo + Đề cử, ứng cử vào Ban chấp hành + Bầu cử kiểm phiếu Nội dung việc. Yêu cầu đơn vị cần đạt. Người, đơn vị đảm. Thời gian Cách thức hoàn thực hiện thành.

<span class='text_page_counter'>(161)</span> 1. Báo cáo chính trị. nhiệm Tổng kết Bí thư chi Trước đại công tác, đoàn hội 3 dự thảo ngày phương hướng nghiệm kì mới.. Viết dự thảo, thông qua góp ý, bổ sung trong BGH, viết lại, thông Báo cáo Tổng kết Bí thư chi Trước đại Viết dự bổ sung và đề ra đoàn phụ hội 3 thảo, các mặt phương trách học ngày thông qua a. Học hướng tập qua góp tập học tập. ý, bổ b.Tư sung tưởng , tổ trong chức BGH, c. Văn viết lại, thể thông qua lần 2 2. Chuẩn bị cơ sở chất.  Tất cả phải có ý kiến của ban giáo viên chủ nhiệm lớp và duyệt của Ban giám hiệu Trường Hoạt động 4 : Ghi nhớ /154 E.CỦNG CỐ, DẶN DÒ 2p 1. Củng cố - Bản kế hoạch cá nhân gồm mấy phần? Nhiệm vụ của mỗi phần ? 2.Dặn dò - Soạn tiết 53 thơ Hai- kư của Ba- Sô ( bài 1,2,3,6) - Chuẩn bị bài thi học kì I 3. Rút kinh nghiệm bài giảng Tiết 53 : THƠ Ngày soạn : 23/12/2012 Ngày giảng : 24/12/2012 Tuần học : 19. HAI KƯ CỦA BA SÔ ( Bài 1, 2,3,6 ). A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1.Kiến thức - Thơ Hai-kư và đặc trưng của nó - Thơ Hai-kư của Ba Sô - Hình ảnh thơ mang tính chất triết li, giầu sức liên tưởng 2.Kĩ năng - Biết đọc -hiểu một bài thơ hai-kư 3. Thái độ : Yêu mến văn học và văn hóa Nhật Bản qua thơ Hai- kư B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN.

<span class='text_page_counter'>(162)</span> - SGV, SHS Ngữ văn 10, tập 1 - Chuẩn kiến thức kĩ năng ngữ văn 10 - Dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Ngữ văn 10 C.PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN - Kết hợp phương pháp đọc-hiểu, đối thoại, bình giảng, so sánh, nêu vấn đề, thảo luận… D. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG 1.Ổn định lớp Lớp Thời gian HS vắng Điểm miệng 4/1/2013 10A12 2.Kiểm tra bài cũ 5p -Câu hỏi : Em hãy nêu một số thủ pháp nghệ thuật đã học trong thơ Đường Trung Quốc ? - GV nhận xét, bổ sung + Đối, tả cảnh ngụ tình, xưa >< nay, tiên > < trần, quá khứ- hiện tại, cận- viễn, cao- thấp, hữu hạn- vô hạn… 3. Bài mới: Chúng ta vừa học xong những bài thơ Đường nổi tiếng của Trung Quốc. Bên cạnh một TQ ,người Việt Nam còn biết đến đất nước của mặt trời mọc- Nhật bản với văn hóa trà đạo cầu kỳ , hoa anh đào rực rỡ , áo Ki-mô-nô độc đáo và đặc biệt bạn đọc Việt Nam còn rất xa lạ với một loại thơ đặc biệt Hai kư của Ba sô.. Hoạt động của GV và HS. Thời gian. Nội dung bài giảng. -GV yêu cầu HS đọc Tiểu dẫn sgk/155 - GV: Thơ Hai- kư có đặc điểm gì ? GV gợi ý - Dòng 1 : giới thiệu - Dòng 2 : tiếp tục nêu ý trên và chuẩn bị cho dòng 3 - Dòng 3 : kết lại ý thơ nhưng không rõ ràng, mở ra những suy ngẫm cảm xúc cho người đọc, ngân nga, lan tỏa. Thời gian Thời gian. 2p. I. TIỂU DẪN 1. Tác giả - Ba sô là nhà thơ hàng đầu của Nhật Bản - Con người tài hoa, thích lãng du - Ba-sô là bậc thầy thơ Hai- kư. 2. Đặc điểm thơ Hai- kư - Chỉ có 17 âm tiết ( hoặc ít hơn ) - Chia ra 3 đoạn theo thứ tự thường gặp 5-7-5 âm tiết… - Về ngôn ngữ + Đề cao cái Vắng lặng, Đơn sơ, U huyền,… + Chỉ gợi chứ không tả, chừa nhiều chỗ khoảng trống cho trí tưởng tượng của người đọc. + Mơ hồ là đặc điểm ngôn ngữ quan trọng. 3p.

<span class='text_page_counter'>(163)</span> + Từ chỉ quý ngữ ( chỉ mùa ). thơ ĐL, VN thơ Hai-kư - Tứ quý - Quý ngữ ( tùng, cúc, ( từ chỉ mùa trúc mai, ) sen, chim Làn sương quyên thu, mái tóc kêu… mẹ, … - GV: Hướng dẫn HS đọc diễn cảm: giọng tha thiết, đượm buồn. - GV nhận xét cách đọc - GV: Tình cảm cảm thân thiết của nhà thơ với thành phố Ê-đô và nỗi niềm hoài cảm được thể hiện qua bài 1 và 2 như thế nào ? Liên hệ Chế Lan Viên, Bà huyện Thanh Quan: Khi ta ở….. Nhớ nước đau lòng..... - GV: Bài thơ này cho chúng ta thấy điều gì ? - HS phát biểu - GV bình: + Từ cái Vắng lặng, u tịch cái ồn ào, náo nhiệt. + Từ quan hệ đơn giản gần gũi mối quan hệ phức tạp + Quê ngườicảm giác cô đơn lạc lõng.  Thời gian 10 năm không còn là thời gian vô cảm, mà trở thành thời gian tâm lí, đầy ắp tình thương, nỗi quê hương da diết. - GV: Nghe tiếng chim đỗ quyên gợi tâm trạng gì của nhà thơ ? - Giảng : tiếng đỗ quyên không hót khi trời đẹp mà hót vào lúc chập tối, trong đêm trăng và khi trời mưa, tiếng kêu khắc khoải, buồn thê thiết.. 6p. II. ĐỌC-HIỂU VĂN BẢN 1. Đọc diễn cảm - Đọc - Chú thích 2. Tìm hiểu chi tiết 2.1 .Bài 1 Những từ ngữ chỉ thời gian ( quý ngữ- chì mùa ) mười mùa sương  Mười năm sống nơi đất khách. - Ê đô nơi dừng chân giữa cuộc lãng du - Cố hương, quê cũ  Nơi gắn bó máu thịt.  Ghi lại sự thực về cuộc đời nhiều biến đổi, lãng du của Ba-sô.  Bài thơ gợi tình cảm lưu luyến tha thiết chân thành với miền đất gắn bó Ê-đô.Tình yêu quê hương và đất nước là một.. 7p. 2.2. Bài 2 Qua tiếng chim đỗ quyên  mùa hè  cảm nhận được tiếng lòng da diết, xen lẫn buồn, vui mơ hồ về một thời xa xăm..

<span class='text_page_counter'>(164)</span> -GV: Tình cảm của nhà thơ đối với mẹ được gợi bằng cách nào ? Gợi điều gì ? Bình : -Hình ảnh mớ tóc bạc là hình ảnh cuộc đời vất vả một nắng hai sương của mẹ đang hòa quyện trong những giọt nước mắt của người con. - ” Làn sương thu” là quý ngữ giọt lệ như sương, hay tóc mẹ như sương, hay đời người như giọt sương- ngắn ngủi, vô thường ? - Giảng : Sương thu mỏng , nhẹ, tan biến gợi cuộc đời con người. -Mẹ già như trái chín cây.. ( Ca dao ) - GV: Vì sao ” lệ trào ” thể hiện tâm trạng gì Ba-sô ?. 2.3. Bài 3 - Hình ảnh: + “ mớ tóc”  di vật còn lại cùa mẹ, Ba sô cầm trong tay. Gợi cuộc đời vất vả của mẹ. 7p. + “ làn sương thu”  mơ hồ gợi nỗi buồn gợi ra nỗi trống trải bởi công sinh thành dưỡng dục báo đền.  Buồn đau đớn xót xa vì mất mẹ. Tình mẫu tử của con người, mối liên kết mất- còn, hữu hạn- vô hạn. Tinh thần Thiền Tông.. - GV: Nội dung bài thơ ? - GV: Em phát hiện tín hiệu nào ở bài 6 ? GV: hoa anh đào rơi- mặt hồ Bi oa - gợn sóng. 7p. -GV: Em có thể vẽ lại bức trang bằng những hình ảnh nào ? quan hệ giữa các hình ảnh ?. - GV: Nét đặc sắc độc đáo về nghệ thuật của các bài thơ Hai-kư vừa tìm hiểu ? - GV: Nhà thơ gửi gắm tình cảm gì vào những bài thơ ?. 2.4. Bài 6 - Miêu tả tả cảnh mùa xuân + Quý ngữ : hoa anh đào + Cảnh tượng : hoa đào rơi gợn sóng hồ  Hoa đào, sóng hồ, tiếng ve ngân là sự giao cảm của con người với thiên nhiên và tạo vật.  Cảnh tình đơn sơ, giản dị và đẹp nhẹ nhàng.  Triết lí Thiền Tông sự tương giao của các sự vật, hiện tượng vũ trụ.. 5p. III. TỔNG KẾT 1. Nghệ thuật - Câu thơ ngắn gọn - Hình ảnh thiên nhiên, tạo vật đầy gợi cảm trong liên tưởng 2. Nội dung Thơ Ba-sô đã thức dậy nỗi nhớ da diết trong lòng.

<span class='text_page_counter'>(165)</span> những người về xứ sở E. CỦNG CỐ, DẶN DÒ 3p 1. Củng cố - Sự khác nhau giữa nghệ thuật thơ Đường thơ Hai- kư ? 2. Dặn dò - Soạn tiết 55 Các hình thức kết cấu của văn thuyết minh 3. Rút kinh nghiệm bài giảng. Tiết 54 : TRẢ BÀI HỌC KÌ I ( BÀI VIẾT SÔ 4 - NGHỊ LUẬN VĂN HỌC ) Ngày thi : 18/12/2012 Ngày trả bài : 3/1/2013 Tuần học : 20 A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1.Kiến thức - HS rút được kinh nghiệm từ bài thi học kì I ( phần tiếng Việt, Làm văn ) - Nắm được kiến thức cơ bản đã Ôn tập tiết 50,51 2. Kĩ năng - Rút kinh nghiệm kĩ năng làm bài học kì I cho bài học kì II - Các lỗi mắc phải trong bài thi học kì I - Rút kinh nghiệm cách làm bài nghị luận văn học 3. Thái độ: Giáo dục ôn tập tốt khi chuẩn bị thi học kì B.PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN - Đề thi HKI Ngữ văn 10 và Đáp án chấm chung Tổ ngữ văn - Bài viết của HS, những lỗi giáo viên sưu tầm trong bài thi HKI C.PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN - Chữa đề, nhận xét, rút kinh nghiệm, tính điểm TBMôn, rút ra nguyên nhân từ phía GV và HS trong HKI - Hướng phấn đấu cho học kì II, tỉ lệ bộ môn.....

<span class='text_page_counter'>(166)</span> D.TIẾN TRÌNH TRẢ BÀI 1. Ổn định lớp Lớp Thời gian 3/1/2013 10A12. HS vắng. Điểm miệng. 2. Kiểm tra bài cũ : không kiểm tra 3. Bài mới : Hoạt động của GV-HS. Thời gian. Nội dung bài giảng. GV yêu cầu HS nhắc lại đề 10p I.NHẮC LẠI YÊU CẦU CỦA ĐỀ BÀI thi HKI đề số 1 + đề số 2 1. Yêu cầu về kiến thức kèm theo đáp án chấm 2. Yêu cầu về kĩ năng chung II.NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ BÀI LÀM -GV nêu một số lỗi trong bài 10p 1. Nhận xét, đánh giá chung: thi, nhận xét, đánh giá - Mức độ đạt yêu cầu của bài thi - Nguyên nhân, biện pháp - Tỉ lệ bài khá giỏi và tỉ lệ bài yếu kém khắc phục - Nguyên nhân làm bài chưa tốt - Các lỗi thường mắc phải , mang tính phổ biến trong bài thi - Hướng và triển vọng bài sau 10p 2. Nhận xét, đánh giá cụ thể - Chọn một số bài khá giỏi, chỉ ra yêu điểm nổi bật và biểu dương - Chọn một số bài yếu kém, chỉ ra nhược điểm phổ biến và uốn nắn sửa chữa. Một số lỗi trong bài thi học kì I + Về tiếng Việt: HS không nắm được cấu tạo phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ nên làm bừa câu tiếng Việt. + Bài văn : Đã số không thuộc thơ, không nắm được bài giảng, bài Ôn tập học kì, nghỉ nhiều, ít soạn bài , suy diễn lung tung, bố cục bài văn chưa cân đối, mắc nhiều lỗi về chính tả, diễn đạt … +.Một số bài suy diễn : -Bài V294 viết: “ nhưng khi phải ra đi chiến 5p trường, còn vương vẫn nợ nần ở nhà…,nhưng công danh là trên hết. Nam tử Hán đại trượng phu không lo sợ gì hết” -Bài V295 viết: “ Trồng cây 10 năm nó sẽ giúp con người luôn được thở trong lành vì cây xanh, giúp con người sẽ hô hấp…” - Bài V296 viết câu : “ Giếng là nơi cung cấp nước”, Câu 2 viết : “ Là anh chàng sợ chết muốn dốc nỗi lòng dài đề có người cứu giúp”.

<span class='text_page_counter'>(167)</span> -GV nhắc nhở chung. 5p. -Bài V320 ,câu 1 viết: “ Thuở ngày trường là một kỷ niệm đáng nhớ trong tâm của học sinh trong ngôi trường. Và cũng là kỷ niệm của tuổi học trò hồn nhiên và ngây thơ”. III.RÚT KINH NGHIỆM CHUNG 1. Về tiếng Việt 2. Về làm văn. E.CỦNG CỐ, DẶN DÒ 5p 1. Củng cố 2.Dặn dò - Soạn tiết 55 các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh 3. Rút kinh nghiệm bài giảng. Tiết 55 : CÁC HÌNH THỨC KẾT CẤU CỦA VĂN BẢN THUYẾT MINH Ngày soạn : 23/12/2012 Ngày giảng : 24/12/2012 Tuần học : 20 A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức - Hoàn thiện các kiến thức về văn bản thuyết minh đã ở THCS: yêu cầu, phương pháp thuyết minh - Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh 2. Kĩ năng Lựa chọn hình thức kết cấu cho văn bản cho văn bản phù hợp với đối tượng với đối với đối tượng thuyết minh 3. Thái độ : Rèn luyện kĩ năng thuyết minh rõ ràng, tư duy khoa học về ngôn ngữ cho học sinh trình bày một vấn đề, một công trình,… trước đông người B. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN - SGV, SHS Ngữ văn 10, tập 1 - Chuẩn kiến thức kĩ năng ngữ văn 10 - Dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Ngữ văn 10 C.PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN - Kết hợp phương pháp đọc-hiểu, đối thoại, bình giảng, so sánh, nêu vấn đề, thảo luận… D. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG 1.Ổn định lớp.

<span class='text_page_counter'>(168)</span> Lớp. Thời gian 4/1/2013. HS vắng. Điểm miệng. 10A12 2.Kiểm tra bài cũ :3p -Câu hỏi : Em hãy nêu nhiệm vụ bố cục của một bài văn tự sự đã học ở học kì I ? 3. Bài mới: Trong cuộc sống nhiều sự vật hiện tượng con người luôn tiếp nhận thông tin chính xác qua nhiều luồng thông tin: một nhà văn, một danh nhân, một công trình.. Chúng ta cầm tìm hiểu kết cấu một văn bản thuyết minh. Một kiểu văn bản đã tìm hiểu ở THCS.. Hoạt động của GV và HS. Thời gian. Nội dung bài giảng. -GV: Em hiểu thế nào là kết cấu văn bản thuyết minh ?. 6p. I.KẾT CẤU CỦA VĂN BẢN THUYẾT MINH 1. Khái niệm - Trình bày chính xác, khách quan về cấu tạo, tính chất, quan hệ, giá trị,... của một sự vật hiện tượng... - Một số loại văn bản thuyết minh : + Một tác phẩm + Một di tích lịch sử + Một phương pháp 2.Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh :. -GV chia 2 nhóm trả lời câu hỏi sgk/168 dựa trên 03 tiêu chí ( thảo luận ) * Đối tượng và mục đích * Các ý chính * Hình thức kết cấu + Nhóm 1: Văn bản “Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân” + Nhóm 2 : Văn bản “ Bưởi Phúc Trạch” -Nhóm 1 trình bày kết quả,các nhóm nhận xét bổ sung. - GV nhận xét, trình chiếu. 7p. * “Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân” : a) Đối tượng và mục đích : - Đối tượng : Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân.

<span class='text_page_counter'>(169)</span> -Nhóm 2 trình bày kết quả,các nhóm nhận xét bổ sung. - GV nhận xét, trình chiếu. 7p. 5p. -HS đọc Ghi nhớ sgk/168 - GV yêu cầu HS làm bài tập 1,2 sgk/168 + Nhóm 1 : Bài tập 1 + Nhóm 2 : Bài tập 2 - Nhóm trưởng trình bày - GV nhận xét, bổ sung ,. 3p. - Mục đích : Giới thiệu cho người đọc về thời gian , địa điểm và diễn biến của lễ hội, ý nghĩa của lễ hội đối với đời sống tinh thần của người lao động. b) Các ý chính : - Thời gian, địa điểm. ngày 15-1 hằng năm ở Đồng Vân - Diễn biến : + Thi nấu cơm: làm thủ tục, lấy lửa, nấu cơm. + Chấm thi: tiêu chuẩn, cách chấm bảo đảm chính xác, công bằng. - Ý nghĩa của lễ hội đối với đời sống tinh thần của người lao động. c) Hình thức kết cấu : theo trình tự thời gian * “Bưởi Phúc Trạch” : a) Đối tượng và mục đích : - Đối tượng: Một loại trái cây nổi tiếng ở Hà Tĩnh – bưởi Phúc Trạch - Mục đích: Giúp người đọc cảm nhận được hình dáng, màu sắc, hương vị hấp dẫn và bổ dưỡng của bưởi Phúc Trạch b) Các ý chính : - Hình dáng bên ngoài - Hương vị đặc sắc của bưởi - Sự hấp dẫn và bổ dưỡng - Danh tiếng c) Hình thức kết cấu : quan hệ không gian (từ ngoài vào trong), quan hệ logic (các phương diện khác nhau của quả bưởi: hình dáng, vỏ, tép, màu sắc, hương vị, - Theo trình tự thời gian (quá trình hình thành, vận động và phát triển). - Theo trình tựu không gian (theo tổ chức vốn có của sự vật). - Theo trình tự lô gic (các mối quan hệ nguyên nhân-kết quả, chung-riêng). - Theo trình tự hỗn hợp (kết hợp nhiều trình tự khác) II .Ghi nhớ sgk/168 III. Luyện tập 1. Có thể chọn hình thức kết cấu : - Giới thiệu chung về bài thơ : tác giả, thể loại, nội dung chính. - Tìm giá trị nội dung: hào khí, sức mạnh, tư thế của người trai và của quân đội đời Trần, chí làm trai theo tinh thần Nho giáo - Tìm giá trị nghệ thuật: cô đọng, súc tích, tính kì vĩ về thời gian , không, con người.

<span class='text_page_counter'>(170)</span> cho điểm 4p. 3p. Để mở rộng: Thuyết minh về cây lúa 5p. 2. Về hiện tượng : học sinh có những biểu hiện suy thoái về đạo đức. - Đề cập đến tình trạng học sinh suy thoái về đạo đức. - Những biểu hiện: nói tục, chửi thề, xúc phạm bạn bè, vô lễ với thầy cô và những người lớn tuổi, tham gia các trò chơi ăn tiền, hút thuốc, uống rượu, … - Nguyên nhân của hiện tượng trên - Suy nghĩ và hướng khắc phục. 3.Giới thiệu kết cấu văn bản thuyết minh một danh lam thắng cảnh - Mục đích ? -Danh lam thắng cảnh nào ? - Lựa chọn hình thức kết cấu phù hợp ? - Giải thích lí do lựa chọn ? - Trình bày trước lớp.. 4.Giới thiệu cây lúa a.Mở bài : - Giới thiệu cây lúa b. Thân bài : - Nguồn gốc của cây lúa ( từ nền văn minh lúa nước xa xưa của Việt Nam ) -Hình dáng và cấu tạo sinh lí của cây lúa -Quá trình gieo trồng, sinh trưởng, gặt hái -Sản lượng, vị trí của cây lúa trong nền kinh tế và hội nhập của xuất khẩu. c. Kết bài : -Triển vọng của cây lúa trong quá trình phát triển và hội nhập của đất nước và thế giới.. E. CỦNG CỐ, DẶN DÒ 2p 1. Củng cố - Nêu các kết cấu của văn bản thuyết minh ? 2. Dặn dò - Hãy thuyết minh về di tích lịch sử Ải Chi Lăng, Hang Gió hoặc cây Na Chi Lăng - Soạn tiết 56,57 Phú sông Bạch Đằng ( Trương Hán Siêu ) 3. Rút kinh nghiệm bài giảng.

<span class='text_page_counter'>(171)</span> Tiết 56,57 : Ngày soạn : Ngày giảng Tuần học :. BẠCH ĐẰNG GIANG PHÚ ( Trương Hán Siêu ) 9 /1/2013 10 /1/2013 21. A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức - Niềm tự hào về truyền thống yêu nước và truyền thống đạo lí và nhân nghĩa của dân tộc. - Sử dụng lối “ chủ-khách đối đáp”, cách dùng hình ảnh điển cố chọn lọc, câu văn tự do phóng khoáng. 2. Kĩ năng: Đọc -hiểu văn bản theo thể loại. 3. Thái độ : Giáo dục lòng yêu nước của thế hệ trẻ qua tác phẩm B. PHƯỢNG THỰC HIỆN - SGV, SHS Ngữ văn 10, tập 2 - Chuẩn kiến thức kĩ năng ngữ văn 10 - Dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Ngữ văn 10 C.PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN - Kết hợp phương pháp đọc-hiểu, đối thoại, bình giảng, so sánh, nêu vấn đề, thảo luận… D. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG 1.Ổn định lớp Lớp Thời gian HS vắng Điểm miệng 10/1/2013 10A12.

<span class='text_page_counter'>(172)</span> 2.Kiểm tra bài cũ : 3p -Câu hỏi : Đọc thuộc lòng bài thơ Tỏ lòng , phân tích hai câu thơ đầu ? 3. Bài mới: Chủ nghĩa yêu nước trong văn học trung đại được biểu hiện vô cùng phong phú về nội dung : Nếu Tỏ lòng là hình ảnh đẹp về thời đại Đông A, Đại cáo bình ngô là áng “ thiên cổ hùng văn” thì Bạch Đằng giang phú lại mang vẻ đẹp của “thiên thời địa lợi nhân hòa”, vẻ đẹp của những chiến công của cha ông một thuở trên dòng sông lịch sử Hoạt động của GV và HS. Thời gian. Nội dung bài giảng. -HS đọc Kết quả cần đạt sgk/3 - GV : Tiểu dẫn giúp em hiểu gì Trương Hán Siêu ( THS) ? - Làm quan trải 4 đời vua Trần: Anh Tông, Minh Tông, Hiến Tông, Dụ Tông → được các vua Trần gọi là Thầy. 2p. I.TIỂU DẪN 1. Tác giả ( ? - 1354) - THS quê Ninh Bình - THS là người có học vấn uyên thâm , từng tham gia các cuộc chiến đấu của quân dân thời Trần chống quân Nguyên- Mông, được các vua Trần tin cậy và nhân dân kính trọng.. 2p. 2.Địa danh lịch sử song Bạch Đằng - Là một nhánh sông đổ ra biển thuộc Quảng Ninh, gần Thuỷ Nguyên (Hải Phòng) - Gắn với các chiến công chống quân Nam Hán (Ngô Quyền- 938), đại thắng quân Nguyên- Mông (Trần Quốc Tuấn- 1288).  Sông Bạch Đằng- danh thắng lịch sử và là nguồn đề tài văn học.. -GV: Vị trí địa lí và những chiến công gắn với địa danh sông Bạch Đằng?. - GV: Thể loại, hoàn cảnh sáng tác bài phú ? Hướng dẫn hs đọc diễn cảm : + Đoạn 1 : giọng cần tha thiết, phơi phới, hướng ngoại + Đoạn 2 : Giọng gấp gáp, căng thẳng, nhanh, mạnh + Đoạn 3+4: Giọng chắc chắn, mạch lạc, sảng khoái - GV nhận xét cách đọc của HS. 2p. 7p. 3. Tác phẩm - Thể loại : phú cổ thể + Gồm 4 phần ( mở, giải thích, bình luận, kết ) + Hình thức đối: chủ- khách đối đáp + Cuối kết lại bằng bài thơ - Hoàn cảnh ra đời : khi vương triều nhà Trần đang có biểu hiện suy thoái, cần phải nhìn lại quá khứ anh hùng để củng cố niềm tin trong hiện tại. II. ĐỌC-HIỂU VĂN BẢN 1. Đọc, chú thích - Đọc - Chú thích - Bố cục : 4 phần + Đoạn 1 : đến ( “ khách có kẻ…còn lưu”)  tâm trạng tác giả khi du ngoạn trên dòng sông Bạch Đằng + Đoạn 2, 3 : -Tình cảm, nỗi lòng của bô lão địa phương.

<span class='text_page_counter'>(173)</span> -GV: Nhân vật “ khách” có tâm trạng như thế nào ? được thể hiện bằng cách nào ? Vì sao ? -GV :Việc nhắc đến những địa danh lịch sử của Trung Quốc và miêu tả những địa danh lịch sử của đất Việt thể hiện điều gì? + Có vốn hiểu biết phong phú. + Yêu thiên nhiên, say đắm thưởng ngoạn, tìm hiểu thiên nhiên (Giương buồm... mải miết). + Có tâm hồn khoáng đạt, có hoài bão lớn lao (Nơi có người đi... tha thiết). -Khách tự họa bức chân dung tinh thần của mình là một hồn thơ, một khách hải hồ, một kẻ sĩ thiết tha với đất nước và lịch sử dân tộc. - Lời ca của khách về sông Bạch Đằng. + Đoạn 4 ( còn lại): tác giả khẳng định , đề cao vai trò, đức độ của con người. 2. Đọc hiểu chi tiết a . Tâm trạng nhân vật “ khách” - Nhân vật khách  là sự phân thân của tác giả, tạo tính khách quan 6p * Vui sướng, tự hào - Tư thế du ngoạn thoải mái , đến nhiều nơi có cảnh đẹp: + Có vốn hiểu biết phong phú. + Có tâm hồn khoáng đạt, có hoài bão lớn lao. 4p  Cảm xúc vừa sung sướng , tự hào buồn đau, nuối tiếc. + Hùng vĩ, hoành tráng: “Bát ngát...một màu”. + Trong sáng, nên thơ: “Nước trời...ba thu”. + ảm đạm, hiu hắt, hoang vu do dòng thời gian đang làm mờ bao dấu vết: “cảnh thảm”. Liên hệ: - Những ngôi nhà lớn nghìn xưa nay thành đường cái quan ( Thăng Long, bài 1N.Du) - Thành quách đổi dời, việc đời đã khác – Long Thành cầm giả ca – N.Du) - Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo/ Nền cũ lâu đài bóng. 4p. - Điểm dừng lại, lắng lại cảm xúc: Bạch Đằng + Liệt kê địa danh cụ thể + Xúc động trước di tích lịch sử. * Buồn nuối tiếc - Cảnh còn đó mà vắng vẻ - Các giá trị đang dần lãng quên.

<span class='text_page_counter'>(174)</span> tịch dương (Thăng Long thành hoài cổ- Bà huyện Thanh Quan - GV : Em có nhận xét gì về tâm hồn tác giả ở đoạn mở đầu ? Chuyển: trong chuyến du ngoạn trên sông BĐ “khách” đã gặp ai bàn vê chuyện gì phần 2 của tác phẩm - GV : Các cụ bô lão tiếp đón khách với thái độ như thế nào ? -GV: Nghe xong câu chuyện về dòng sông BĐ, khách có thái độ gì không ? Vì sao ? Bình - Tính chất gay go, quyết liệt: + Hình ảnh phóng đại: nhật nguyệt- mờ; trời đấtđổi. + Đối lập: sự huênh hoang, hung hăng, kiêu ngạo của kẻ thù  sự thực thất bại thảm hại. + Hình ảnh so sánh: Thế trận của ta và địch – Trận Xích Bích, Hợp Phì (những trận đánh lớn, quyết liệt, nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc)  khẳng định chiến thắng hào hùng, vang dội của ta và bày tỏ niềm tự hào dân tộc. - Thái độ, giọng điệu: nhiệt huyết, tự hào, mang cảm hứng của người trong cuộc. - Ngôn ngữ lời kể: + Súc tích, cô đọng, vừa khái quát, vừa gợi lại được diễn biến, không khí của các trận đánh rất sinh động (“Đây là buổi... Hoằng. Kết quả của cảm hứng hoài cổ- một xúc cảm quen thuộc của các nhà thơ xưa trước những địa danh lịch sử.. 10p. 12p. 6p. b. Tình cảm, nỗi lòng của các bô lão địa phương - Thái độ đối với khách: trân trọng, niềm nở, hiếu khách… - Tự hào kể lại cuộc chiến quyết liệt trên sông BĐ. + Liệt kê chiến công, miêu tả sống động diễn biến cuộc chiến : *Bãi đất xưa Ngô chúa phá Hoằng Thao *Buổi trùng Hưng Nhị Thánh diệt Ô Mã... + Cuộc chiến quyết liệt, thế giằng co, bằng đối lập giữa ta và địch - Diễn biến Ta -Ta thuyền muôn đội, tinh kỳ phấp phới, hùng hổ sáu quân giáo gươm sáng chói,…. Địch Địch: Thế cường, chước đối, dã tâm , hung hăng, huênh hoang, kiêu ngạo …. Kết quả - Chiến lũy bắc nam quyết liệt, ta - địch ở vào thế giằng co. - Ta : đại thắng -Địch: Thất bại thảm hại “ hung đồ hết lối, nhục quân thù khôn rửa”.  Trời cũng chiều người + Nguyên nhân chiến thắng  Thế đất hiểm….  Đức cao…  Đó là cảm hứng nhân văn và có giá trị có tầm triết lí sâu sắc. + Tự hào cất thành lời ca đậm chất triết lí nhân văn.

<span class='text_page_counter'>(175)</span> Thao”). + Các câu dài, dõng dạc tạo không khí trang nghiêm (“Đây là...Hoằng Thao”). + Các câu ngắn gọn, sắc bén gợi khung cảnh chiến trận căng thẳng, gấp gáp ( “Thuyền bè...sáng chói”) - GV : Em có nhận xét gì về cách tả và cách kể ? 6p - GV:Vai trò của hình tượng các bô lão trong bài phú ? + Là người kể lại các chiến tích hào hùng đó cho khách nghe tính chất khách quan về sự kiện lịch sử . - GV : Lời ca của các bô lão khẳng định điều gì ? Bình +Niềm tự hào về những chiến công lịch sử hào hùng gắn với niềm tự hào về truyền thống nhân nghĩa của dân tộc. +Khẳng định quy luật tự nhiên , sự tồn tại vĩnh hằng của dòng sông BĐ với những chiến công hiển hách nơi đây.( bất nghĩa và lưu danh ). -GV: Đoạn thơ cuối là lời ca của ai, ca ngợi ai ? ca ngợi bằng cách nào ? Bình: + Ca ngợi ca sự anh minh của Trần Thánh Tông và Trần Nhân Tông. - Nghệ thuật + Kể theo trình tự diễn biến của sự kiện. + Đối lập ( ta- địch ) + Thái độ giọng điệu đầy nhiệt huyết, tự hào + Lời kể ngắn gọn, cô đọng, súc tích ,…. c.Lời ca bình luận của “khách” 12p - Ca ngợi sự anh minh của “ hai vị thánh quân” , đồng thời ca ngợi chiến tích của quân dân ta trên sông Bạch Đằng. Ca ngợi đất nước, ca ngợi nhân dân anh hùng. 9p. -Hai câu cuối vừa biện luận vừa khẳng định chân lí: trong mối quan hệ giữa địa linh và nhân kiệt là yếu tố quyết định . Ta thắng giặc không chỉ là “ đất hiểm” mà quan trọng hơn là bởi nhân tài có “ đức cao” - Lời ca vang mãi, bất tận.

<span class='text_page_counter'>(176)</span> HS đọc Ghi nhớ sgk/7 - GV : Em có nhận xét gì về nghệ thuật và nội dung của bài phú ? 2p - GV : Bài phú giáo dục thế hệ trẻ hôm nay điều gì ? 2p. II.GHI NHỚ sgk/7 IV. TỔNG KẾT 1. Nghệ thuật - Sử dụng thể phú tự do, không bị gò bó vào niêm luật, kết hợp giữa tự sự và trữ tình, có khả năng bộc lộ cảm xúc phong phú, đa dạng - Kết cấu chặt chẽ, đối, thủ pháp liên ngâm, lối diễn đạt khoa trương,... 2. Nội dung - Bài phú thể hiện lòng yêu nước, tự hào dân tộc về truyền thống bất khuất và đạo lí nhân nghĩa. - Tư tưởng nhân văn cao đẹp + Khẳng định đề cao, vẻ đẹp con người, đạo lí chính nghĩa. + Cảm khái trước sông Bạch Đằng trong hiện tại. E. CỦNG CỐ, DẶN DÒ 1p 1. Củng cố - Mối quan hệ giữa 4 phần của bài phú ? 2. Dặn dò - Đọc thuộc lòng một số câu trong bài phú, nắm rõ nội dung và nghệ thuật - Soạn tiết 58 Lập dàn ý bài văn thuyết minh 3. Rút kinh nghiệm bài giảng.

<span class='text_page_counter'>(177)</span> Tiết 58 :. LẬP DÀN Ý BÀI VĂN THUYẾT MINH. Ngày soạn : Ngày giảng : Tuần học :. 10/1/2013 11/1/2013 21. A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1.Kiến thức - Dàn ý và yêu cầu của mỗi phần trong dàn ý của một bài văn thuyết minh - Cách lập dàn ý khi triển khai bài văn thuyết minh 2.Kĩ năng - Vận dụng những kiến thức đã học về văn thuyết minh và kĩ năng lập dàn ý đề tài gần gũi, quen thuộc. - Thực hành lập dàn ý cho bài văn thuyết minh có đề tài gần gũi , quen thuộc. 3. Thái độ : Thấy được sự cần thiết của việc lập dàn ý và biết vận dụng kĩ năng để thuyết phục một đề tài gần gũi , quen thuộc với cuộc sống và học tập ( kĩ năng sống : thảo luận nhóm, trình bày ) B.PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN - SGK, SGV Ngữ văn 10, tập 2 - Chuẩn kiến thức kĩ năng Ngữ văn 10 - Dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Ngữ văn 10 - Các tài liệu tham khảo khác C.PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN - Kết hợp với các thao tác thuyết minh, thảo luận nhóm, thực hành bài tập . - Kết hợp viết bảng + bài giảng điện tử D. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG 1. Ổn định lớp Lớp Thời gian HS vắng Điểm miệng 10A12 2.Kiểm tra bài cũ 5p -Câu hỏi : Hãy nêu các hình thức kết cấu của một bài văn thuyết minh ?.

<span class='text_page_counter'>(178)</span> - GV nhận xét, bổ sung, cho điểm + Theo trình tự thời gian (quá trình hình thành, vận động và phát triển). + Theo trình tựu không gian (theo tổ chức vốn có của sự vật). + Theo trình tự lô gic (các mối quan hệ nguyên nhân-kết quả, chung-riêng). +Theo trình tự hỗn hợp (kết hợp nhiều trình tự khác) 3.Bài mới : Tương tự như bất cứ một bài văn nào, bài văn thuyết minh cũng có đặc điểm về mở bài, thân bài và kết bài riêng, Hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu vai trò và nhiệm vụ cụ thể của việc Lập dàn ý bài văn thuyết minh. Hoạt động của GV và HS. Thời gian. Nội dung bài giảng. -GV yêu cầu HS đọc Kết quả cần đạt sgk/169. 3p. I.ÔN TẬP VỀ DÀN Ý BÀI VĂN THUYẾT MINH 1. Bố cục và nhiệm vụ của một bài văn thuyết minh + Mở bài : Giới thiệu vấn đề + Thân bài : nội dung chính của bài viết + Kết bài : nêu suy nghĩ, hành động của người viết 2. Bố cục 3 phần phù hợp với văn thuyết minh.Bởi văn thuyết minh cũng sử dụng các thao tác của làm văn. 3.Bảng so sánh So sánh Phần mở bài Phần kết bài - Giới thiệu đối - Nhấn mạnh tượng, nhân ấn tượng chung vật, ( câu về đối tượng Giống nhau chuyện, thuyết ( nhân vật, minh một danh danh nhân ), nhân ) tạo cho người tình cảm, cảm xúc về họ . 1.Văn tự sự: 1.Văn tự sự: giới thiệu nhân kết thúc câu vật, tình huống chuyện . truyện . 2.Văn thuyết 2.Văn thuyết minh: Nhấn Khác nhau minh: Giới mạnh vai trò, thiệu địa điểm, vị trí, ý nghĩa vai trò trong trong đời sống lịch sử, văn văn hóa, xã hóa, khái quát hội, khoa học, về phương lịch sử của pháp, cách cộng đồng.. - GV: Hãy nhắc lại bố cục của một bài văn và nhiệm của mỗi phần ? - HS phát hiểu - GV nhận xét - GV: Bố cục 3 phần của một bài văn có phù hợp với đặc điểm của văn thuyết minh không ? Vì sao ? - HS phát hiểu - GV nhận xét. - GV: So với phần mở bài và kết bài của một bài văn tự sự thì phần mở bài và phần kết của một bài văn thuyết minh có những điểm tương đồng và khác biệt nào ? - HS phát hiểu - GV nhận xét. 5p.

<span class='text_page_counter'>(179)</span> - GV: Các trình tự sắp xếp ý ( cho phần thân bài ) kể dưới đây có phù hợp với yêu cầu của một bài văn thuyết minh không ? Vì sao ? - HS phát hiểu - GV nhận xét. 3p. 4p. 5p. -GV chia lớp thành thảo luận 04 nhóm -Nhóm 1 : ý 1 - Nhóm trưởng trình bày - Gv nhận xét, bổ sung. 5p. làm… 4. Các trình tự sắp xếp - Có trường hợp phù hợp - Có trường hợp không phù hợp  Nhìn chung, có thể kết hợp các trình tự trên trong một bài văn thuyết minh. II.LẬP DÀN Ý BÀI VĂN THUYẾT MINH Yêu cầu đề bài sgk/169 1. Xác định đề tài - Chọn đề tài cụ thể : + Danh nhân văn hóa + Nhà khoa học + Nhà văn, nhà thơ - Thu thập, tìm hiểu kĩ các tư liệu về danh nhân đó. - Chọn cách trình bày, giới thiệu trên cơ sở tìm hiểu đối tượng đọc, nghe là ai. 2.Lập dàn ý Nếu là một danh nhân - Cuộc đời -Sự nghiệp Nếu bài thuyết minh là một danh thắng cảnh, hoặc di tích lịch sử : - Trình tự không gian từ ngoài vào trong hoặc từ trong ra ngoài, từ dưới lên trên hoặc từ trên xuống dưới. - Trình tự thời gian từ khi xây dựng đến nay - Cấu trúc danh lam- di tích - Sự tích thánh thần- danh nhân Nếu là thuyết minh một phương pháp, một cách làm: - Nguyên liệu, vật liệu, điều kiện tiến hành. - Các bước, các khâu trong quá trình thí nghiệm, tiến hành. - Phần kết bài III. GHI NHỚ sgk/170 IV. LUYỆN TẬP Bài tập 1 sgk/171 Lập dàn ý giới thiệu một tác gia văn học Yêu cầu cách làm: - Dựa vào bài giới thiệu trong sgk ngữ văn 10 làm tài liệu tham khảo và nhớ lại các tiết giới thiệu tác giả, tác phẩm đã học ở THCS. - Trình bày phần thân bài theo một trong 2 cách ; + Cuộc đời và sự nghiệp + Cuộc đời + Sự nghiệp - Các dẫn liệu phải chính xác, trung thực.

<span class='text_page_counter'>(180)</span> VD: Thuyết minh về thể thơ Hai-kư của Nhật Bản Thơ Hai –kư là một thể thơ độc đáo của Nhật bản với những đặc điểm nổi bật : 1. So với các thể thơ khác trên thế giới ,thơ Hai-k ư có số từ vào loại ngắn nhất, chỉ gồm 17 âm tiết,… 2. Các bài thơ đều không có nhan đề. 3.Thơ Hai – kư thấm đẫm tinh thần Thiền Tông và tinh thần văn hóa phương Đông 4.Thơ Hai-kư giống như một bức tranh thủy mặc,… 5p. -Nhóm 2 : Bài 2 - Nhóm trưởng trình bày - Gv nhận xét, bổ sung. - Nhóm 3 : Bài 3 - Nhóm trưởng trình bày - Gv nhận xét, bổ sung - Nhóm 4 : Bài 4 - Nhóm trưởng trình bày - Gv nhận xét, bổ sung. 4p. 4p. Bài tập 2 : Lập dàn ý thuyết minh một tấm gương học tốt. Yêu cầu cách làm - Chọn tấm gương có thực , thuyết phục ở trong lớp hoặc trong trường, hoặc trường bạn. - Giới thiệu tên, tuổi, địa chỉ, thành tích học tập của bạn - Giới thiệu quá trình và phương pháp học tập của bạn. - Giới thiệu những bài học kinh nghiệm từ tấm gương của bạn. Bài tập 3 Lập dàn ý giới thiệu một phong trào của lớp ( hoặc của trường ) mình. Bài tập 4 Lập dàn ý giới thiệu một quy trình ( thép, gang, than, gạch, ngói, đồ gốm, nung vôi, làm nước mắm, làm muối, làm mũ nan, quạt nan, làm giò chả, bánh chưng…) hoặc quá trình học tập ( ngoại ngữ, tin học, học một nghề nào đó: rèn, nguội ) Yêu cầu cách làm: Lập dàn ý chi tiết ; viết thành văn bản mở bài, kết bài. E. CỦNG CỐ, DẶN DÒ 2p 1. Củng cố - Thuyết minh có tác dụng gì với em trong cuộc sống ? 2. Dặn dò - Làm bài tập 3,4 ở nhà - Soạn tiết 59 Đại cáo bình Ngô ( phần I-Tác gia Nguyễn Trãi ) 3. Rút kinh nghiệm bài giảng.

<span class='text_page_counter'>(181)</span> Tiết 59: Ngày soạn : Ngày giảng : Tuần học :. ĐẠI CÁO BÌNH NGÔ ( PHẦN I :TÁC GIẢ) 11 /1/2013 12/1/2013 21. A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức - Hiểu được những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp văn học của Nguyễn Trãi 2.Kĩ năng : HS biết phân tích, đánh giá về một tác gia văn học sử, tích hợp với văn thuyết minh. 3. Thái độ : Giáo dục niềm tự hào về cuộc đời và sự nghiệp văn học vẻ vang của Nguyễn Trãi. B.PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN - SGK, SGV Ngữ văn 10, tập 2 - Chuẩn kiến thức kĩ năng Ngữ văn 10 - Dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Ngữ văn 10 - Các tài liệu tham khảo khác C.PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN - Kết hợp với các thao tác thuyết minh, thảo luận nhóm, phân tích, so sánh, tích hợp môn Sử…. - Kết hợp viết bảng + bài giảng điện tử D. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG 1. Ổn định lớp Lớp Thời gian HS vắng Điểm miệng 10A12. 12/1/2013. 2.Kiểm tra bài cũ 5p Câu hỏi : Em hãy phân tích tâm trạng cuả nhân vật “ khách” phần đầu của Bạch Đằng giang phú ? * Vui sướng, tự hào - Tư thế du ngoạn thoải mái , đến nhiều nơi có cảnh đẹp: vốn hiểu biết phong phú. + Có tâm hồn khoáng đạt, có hoài bão lớn lao - Điểm dừng lại, lắng lại cảm xúc: Bạch Đằng + Liệt kê địa danh cụ thể + Xúc động trước di tích lịch sử.

<span class='text_page_counter'>(182)</span> * Buồn nuối tiếc - Cảnh còn đó mà vắng vẻ - Các giá trị đang dần lãng quên 3.Bài mới : Qua bài thơ Côn Sơn ca, Cảnh ngày hè và một phần của Đại cáo bình Ngô chúng ta đã hiểu một phần tư tưởng của Nguyễn Trãi, để hiểu thấu đáo hơn về Ức Trai. Hôm nay chúng ta tìm hiểu thêm về cuộc đời và sự nghịêp thơ văn của người hùng dân tộc Nguyễn Trãi ! Hoạt động của GV và HS. Thời gian. Nội dung bài giảng. - GV: Nêu những nét chính về cuộc đời Nguyễn Trãi ? - HS phát biểu - GV nhận xét, định hướng. 3p. I. CUỘC ĐỜI - Nguyễn Trãi ( 1382-1442), hiệu Ức Trai. - Quê gốc : làng Chi Ngại, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương . - Xuất thân trong gia đình có truyền yêu nước và văn hóa, văn học. - Cuộc đời có nhiều thăng trầm : + Thuở thiếu thời phải chịu nhiều mất mát đau thương. + Lớn lên trong thời loạn lạc. + Có công lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Minh + Chịu nỗi oan khiên thảm khốc  Nguyễn Trãi là bậc anh hùng dân tộc, là một nhà văn hóa lớn.. - GV chiếu tranh minh họa Gia đình: + Cha: Nguyễn Ứng Long- một nho sinh nghèo, học giỏi, đỗ tiến sĩ, đổi tên là Nguyễn Phi Khanh làm quan dưới triều Hồ. + Mẹ: Trần Thị Thái- con quan Tư đồ Trần Nguyên Đán. Truyền thống gia đình: + yêu nước. + văn hóa, văn học.. II. SỰ NGHIỆP THƠ VĂN - GV: Sáng tác của Nguyễn Trãi gồm mấy loại ? ( GV : chữ Hán, chữ Nôm ) HS phát biểu GV nhận xét, định hướng -GV: Nêu những tác phẩm chính bằng chữ Hán và chữ Nôm ? HS phát biểu GV nhận xét, định hướng - GV: Qua sự nghiệp văn học, em có nhận xét gì về Nguyễn Trãi ? HS phát biểu GV nhận xét, định hướng. 1. Những tác phẩm chính 2p a. Những tác phẩm chính viết bằng chữ Hán - Quân trung từ mệnh tập. - Bình Ngô đại cáo. - ức trai thi tập. - Chí Linh sơn phú. - Băng Hồ di sự lục. - Lam Sơn thực lục. - Văn bia Vĩnh Lăng. - Văn loại. - Dư địa chí (tác phẩm viết về địa lí). b. Tác phẩm viết bằng chữ Nôm Quốc âm thi tập- gồm 254 bài thơ. 3p “ Thơ Nôm Nguyễn Trãi bông hoa đầu mùa tuyệt đẹp của thơ Nôm Việt Nam” ( GS.Lê Trí Viễn )  Nhận xét:.

<span class='text_page_counter'>(183)</span> Nguyễn Trãi là tác giả xuất sắc về nhiều thể loại VH, trong sáng tác chữ Hán và chữ Nôm, trong văn chính luận và thơ trữ tình. Ông để lại một khối lượng sáng tác lớn với rất nhiều tác phẩm có giá trị. ? Nói Nguyễn Trãi là nhà văn chính luận kiệt xuất bởi ông là tác giả của những tác phẩm chính luận đặc sắc nào?. ? Nội dung cốt lõi trong sáng tác chính luận của Nguyễn Trãi là gì? Nêu một vài dẫn chứng tiêu biểu? + Nhân nghĩa yêu nước… VD: “Việc nhân nghĩa... trừ bạo”; “Đem đại nghĩa...trừ bạo”(Bình Ngô đại cáo). +Xác định đối tượng, mục đích VD: * Đối với những tướng giặc hung hăng, hiếu chiến (Mã Kì, Phương Chính, Liễu Thăng):  Mục đích: khiêu khích, nhử giặc rơi vào trận địa của ta.  Nguyễn Trãi đánh vào lòng tự ái khiến chúng tự chui đầu vào thòng lọng mà ta định sẵn.  Cách xưng hô coi thường: “Bảo cho mày, nghịch tặc...”; cách viết: khích vào lòng hữu dũng vô mưu. * Đối với những tướng giặc còn chút lương tâm, có tư tưởng hòa hiếu (Lương Minh, Hoàng Phúc):  Mục đích: thuyết phục.  Bút pháp: đánh vào tình cảm, lương tri, đề cao tình nghĩa; cách xưng hô đầy tôn trọng, thân tình: hiền huynh- đệ.. 2. Nguyễn Trãi- nhà văn chính luận kiệt xuất - Tác phẩm tiêu biểu: + Đại cáo bình Ngô - áng thiên cổ hùng văn, bản tuyên ngôn độc lập dân tộc lần thứ hai. + Quân trung từ mệnh tập - những bức thư gửi tướng tá nhà Minh và bọn ngụy quân, ngụy quyền  mỗi bức thư “có sức mạnh bằng 10 vạn quân” (Phan Huy Chú). - Tư tưởng chủ đạo, xuyên suốt: nhân nghĩa, yêu nước, thương dân. - Trình độ nghệ thuật mẫu mực: + Xác định đối tượng, mục đích phù hợp với bút pháp lập luận. 15p.

<span class='text_page_counter'>(184)</span> * Đối với những tướng giặc có học vấn lại ở vị trí quan trọng như Vương Thông:  Mục đích: thuyết phục, giảng hòa.  Bút pháp: tác động mạnh vào nhận thức, trí tuệ; cách xưng hô tôn trọng (gọi rõ chức tước: kính đạt ngài Tổng binh đại nhân,...). *Đối với ngụy quân, ngụy quyền lầm đường theo giặc:  Mục đích: đánh vào lòng tự trọng và lương tâm để họ nhận ra lẽ phải- trái để trở về con đường chính nghĩa.  Cách viết: vừa tình cảm, bày tỏ thiệt hơn đồng thời vẫn tỏ ra nghiêm khắc nếu họ không biết cải tà quy chính. ? Nêu tên các tập thơ của Ức Trai? Nêu tên một số bài thơ trong 2 tập đó mà em biết?. - Nghệ thuật : đạt đến trình độ nghệ thuật mẫu mực về văn chính luận , luận điểm vững , lập luận sắc đẹp, giọng điệu linh hoạt. 3. Nguyễn Trãi- nhà thơ trữ tình sâu sắc - Các tập thơ tiêu biểu: + Ức Trai thi tập- 105 bài thơ chữ Hán. + Quốc âm thi tập- 254 bài thơ chữ Nôm. 5p  Chân dung tâm hồn của Nguyễn Trãi: * Người anh hùng vĩ đại:. ? Qua thơ Nguyễn Trãi, chúng ta thấy những mặt nào của con người ông? Biểu hiện cụ thể? Nêu dẫn chứng phân tích, minh họa? - Lí tưởng cao cả: nhân nghĩa, yêu nước, thương dân. “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.” “Bui có một lòng ưu ái cũ Đêm ngày cuồn cuộn nước triều đông.” “Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng Dân giàu đủ khắp đòi phương”.... - Lí tưởng cao cả: nhân nghĩa, yêu nước, thương dân.. - Ví mình như cây trúc, cây mai, cây tùng cứng cỏi, thanh cao, trong trắng- những phẩm chất cao quý của người quân tử- dành để giúp nước và “trợ dân”. 5p. * Con người trần thế:.

<span class='text_page_counter'>(185)</span> ? Vì sao nói Nguyễn Trãi là “con người trần thế nhất trần gian”? Biểu hiện cụ thể qua những mặt nào? Giảng: - Đau nỗi đau của con người +“Ngoài chưng mọi chốn đều ko hết Bui một lòng người cực hiểm thay.” + “Miệng thế nhọn hơn chông mác nhọn Lòng người quanh tựa nước non quanh.” + “Dễ hay ruột bể sâu cạn, Không biết lòng người vắn dài.” + “Phượng những tiếc cao, diều hãy liệng, Hoa thường hay héo, cỏ thường tươi.” -Phát hiện vẻ đẹp nhiều mặt của thiên nhiên: Thiên nhiên hoành tráng, kì vĩ: “Kình ngạc băm vằm non mấy khúc/ Giáo gươm chìm gãy bãi bao tầng”,... - Thiên nhiên mĩ lệ, thơ mộng, phảng phất phong vị Đường thi: “Nước biếc non xanh thuyền gối bãi/ Đêm thanh, nguyệt bạc, khách lên lầu”, “Kho thu phong nguyệt đầy qua nóc/ Thuyền chở yên hà nặng vạy then”,... -Thiên nhiên bình dị, dân dã “Ao cạn vớt bèo cấy muống/ Đìa thanh phát cỏ ương sen”,... -Coi thiên nhiên là bầu bạn của mình: “Láng giềng một áng mây nổi/ Khách khứa hai ngàn núi xanh”,... *Giao cảm với thiên nhiên. - Đau nỗi đau của con người: nỗi đau trước thói đời đen bạc, con người chưa hoàn thiện khát khao sự hoàn thiện của con người: - Yêu tình yêu của con người:. + Tình yêu thiên nhiên: *Phát hiện vẻ đẹp nhiều mặt của thiên nhiên: *Thiên nhiên hoành tráng, kì vĩ. *Thiên nhiên mĩ lệ, thơ mộng, phảng phất phong vị Đường thi:. * Thiên nhiên bình dị, dân dã: * Coi thiên nhiên là bầu bạn của mình:. *Giao cảm với thiên nhiên vừa mãnh liệt, nồng nàn vừa tinh tế, nhạy cảm, trang trọng trước vẻ đẹp của thiên nhiên:.

<span class='text_page_counter'>(186)</span> vừa mãnh liệt, … “Hé cửa đêm chờ hương quế lọt/ Quét hiên ngày lệ bóng hoa tan” -Tình yêu quê hương. - Tình nghĩa vua- tôi, tình cha- con: “Quân thân chưa báo lòng canh cánh, Tình phụ cơm trời, áo cha” “Nuôi con mới biết lòng cha mẹ, Đời loạn thì hay đời Thuấn Nghiêu”. - Tình bạn chân thành: “Láng giềng một áng mây nổi, Khách khứa hai ngàn núi xanhs Có thuở biếng thăm bạn cũ Lòng thơ ngàn dặm nguyệt ba canh”... + Tình yêu đôi lứa: Hơn một lần hình bóng giai nhân xuất hiện trong thơ ông: “Đêm thanh nguyệt bạc khách lên lầu” “Loàn đơn ướm hỏi khách lầu hồng Đầm ấm thì thương kẻ lạnh lùng. Ngoài ấy dầu còn manh áo lẻ, Cả lòng mượn đắp lấy hơi cùng” (Thơ tiếc cảnh- bài 10) ? Đánh giá khái quát những giá trị cơ bản về nội dung và nghệ thuật của thơ văn Nguyễn Trãi? GV: - Nguyễn Trãi là bậc anh hùng dân tộc, một nhân vật toàn tài hiếm có nhưng lại phải chịu những oan khiên thảm khốc. - Nhà thơ, nhà văn kiệt xuất, danh nhân văn hóa thế giới, có những. + Tình yêu quê hương + Tình nghĩa vua- tôi, tình cha- con:. + Tình bạn chân thành:. + Tình yêu đôi lứa: Hơn một lần hình bóng giai nhân xuất hiện trong thơ ông:.  Khía cạnh con người trong thơ Nguyễn Trãi chính là vẻ đẹp nhân bản góp phần nâng người anh hùng lên tầm nhân loại .. III. Kết luận 1. Nội dung Thơ văn Nguyễn Trãi hội tụ 2 nguồn cảm hứng lớn của VH dân tộc: yêu nước và nhân đạo. 3p. 2. Nghệ thuật - Thể loại: + Là nhà văn chính luận kiệt xuất. + Là người khai sáng VH tiếng Việt, sáng tạo thơ Đường luật bằng chữ Nôm. - Ngôn ngữ: sử dụng thuần thục, làm giàu cho chữ Nôm- ngôn ngữ dân tộc..

<span class='text_page_counter'>(187)</span> đóng góp lớn cho sự phát triển của văn hóa, văn học dân tộc. ? Nêu vị trí, tầm vóc của Nguyễn Trãi trong lịch sử dân tộc? GV hướng dẫn HS luyện tập: “ Vì sao nói Nguyễn Trãi là một nhà thơ, nhà văn kiệt xuất”?.  Vị trí, tầm vóc:Nguyễn Trãi – tác giả VH lớn của VH dân tộc, nhà văn chính luận kiệt xuất, nhà thơ khai sáng VH tiếng Việt. IV.LUYỆN TẬP Gợi ý : 3p - Mở bài: Giới thiệu khái quát về Nguyễn Trãi- một nhân vật toàn tài, một nhà thơ, nhà văn kiệt xuất. - Thân bài: Chứng minh qua sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Trãi. + Khối lượng tác phẩm để lại. + Kiệt xuất qua thể văn chính luận (dẫn chứng ) + Kiệt xuất qua thể thơ trữ tình (dẫn chứng) - Kết bài: Khẳng định Nguyễn Trãi là một thiên tài văn học.. E. CỦNG CỐ, DẶN DÒ 1p 1. Củng cố - Hãy nêu những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp thơ văn Nguyễn Trãi ? - Vì sao nói Nguyễn Trãi là một nhân vật lịch sử vĩ đại ? 2. Dặn dò - Soạn tiết 60 Tính chuẩn xác, hấp dẫn của văn bản thuyết minh 3. Rút kinh nghiệm bài giảng.

<span class='text_page_counter'>(188)</span> Tiết 60 TÍNH CHUẨN XÁC VÀ HẤP DẪN CỦA VĂN BẢN THUYẾT MINH Ngày soạn 17/1/2013 Ngày giảng : 18/1/2013 Tuần học : 22 A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1.Kiến thức - Yêu cầu về tính chuẩn xác và hấp dẫn của văn bản thuyết minh. - Một số biện pháp đảm bảo sự chuẩn xác và hấp dẫn của văn bản thuyết minh 2.Kĩ năng - Nhận diện về các biểu hiện của tính chính xác, hấp dẫn của văn bản thuyết minh qua các ví dụ cụ thể. - Bước đầu biết viết văn bản thuyết minh có tính chuẩn xác, hấp dẫn của văn bản thuyết minh. 3. Thái độ: Rèn luyện cho học sinh tính chính xác và hấp dẫn trong khi nói và viết. B.PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN - SGK, SGV Ngữ văn 10, tập 2 - Chuẩn kiến thức kĩ năng Ngữ văn 10 - Dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Ngữ văn 10 - Các tài liệu tham khảo khác C.PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN - Kết hợp với các thao tác thuyết minh, thảo luận nhóm, thực hành bài tập . D. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG 1. Ổn định lớp Lớp Thời gian HS vắng Điểm miệng 10A12 2.Kiểm tra bài cũ 5p - Câu hỏi : Hãy nêu cách lập dàn ý của bài văn thuyết minh ? + Mở bài : Giới thiệu đối tượng cần thuyết minh + Thân bài : Lựa chọn hình thức kết cấu và phương pháp thuyết minh + Kết bài : đánh giá về đối tượng được thuyết minh 3.Bài mới : Ngoài cách hình thức kết cấu như chúng ta đã học, văn bản thuyết minh cũng có những chuẩn riêng. Đó là tính chuẩn xác và hấp dẫn của văn bản thuyết minh.

<span class='text_page_counter'>(189)</span> Hoạt động của GV và HS. Thời gian. - GV : Vì sao văn bản thuyết minh lại coi trọng tính chuẩn xác ?. Nội dung bài giảng. -GV: Làm thế nào để đảm bảo tính chuẩn xác ? - GV: Văn bản thuyết minh cần : + Khoa học, chính xác và khách quan + Lôi cuốn, hấp dẫn - GV: Đoạn văn của học sinh lớp 10 viết như thế có chuẩn xác không ? Vì sao ?. I.TÍNH CHUẨN XÁC TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH 1. Tính chuẩn xác và một số biện pháp đảm bảo tính chuẩn xác của văn bản thuyết minh - Cung cấp những tri thức về sự vật khách quan giúp cho sự hiểu biết của người đọc thêm chính xác, phong phú. - Một số điểm của tính chuẩn xác : + Tìm hiểu thấu đáo trước khi viết + Thu thập đầy đủ tài liệu tham khảo + Chú ý đến thời điểm xuất bản của các tài liệu,…. 2. Luyện tập - Ngữ liệu ( a) viết như thế chưa chuẩn.Vì : + Trong chương trình Ngữ văn 10, HS không chỉ học VHDG mà còn học văn học viết.. - GV: Câu văn sgk/25 của HS đã viết chuẩn chưa ?. + Trong VHDG không chỉ có thơ ca dân gian mà còn có truyện cổ dân gian và sân khấu dân gian. - Ngữ liệu (b ) thiếu chính xác ở cụm từ “ được viết ra từ nghìn năm trước”. -GV: Có nên sử dụng văn bản dưới đây để thuyết minh về nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm không ? Nếu không thì vì lí do gì ?. - Ngữ liệu ( c) không thể, vì đây là văn bản giới thiệu Nguyễn Bỉnh Khiêm là một trong những ông trạng nổi tiếng nhất của khoa cử Việt Nam, chưa phải là tư cách là một nhà thơ.. - GV: Từ sự phân tích một số VD trên, em hay cho biết: Một VBTM cần đáp ứng những yêu cầu nào ? . - GV: Tính hấp dẫn của VBTM là gì ?. Một số biện pháp đảm bảo sự chuẩn xác của VBTM : - Cần tìm hiểu thấu đáo vấn đề trước khi viết. - Cần thu thập đầy đủ tài liệu tham khảo,… II.TÍNH HẤP DẪN CỦA VBTM 1. Tính hấp dẫn và một số biện pháp tạo tính hấp dẫn của VBTM. - Phải hấp dẫn, thu hút sự chú ý của người nghe, người đọc. - Một số biện pháp đảm bảo tính hấp dẫn :.

<span class='text_page_counter'>(190)</span> - GV: Làm thế nào để tạo ra tính hấp dẫn của VBTM ?. + Chi tiết, cụ thể, sinh động + So sánh để làm nổi bật sự khác biệt… + Câu văn biến hoá, linh hoạt, không đơn điệu,… + Phối hợp nhiều loại kiến thức …. - GV: Phân tích biện pháp làm cho luận điểm Nếu bị tước đi môi trường kích thích bộ não của đứa trẻ trở nên cụ thể, hấp dẫn ?. 2.Luyện tập - Ngữ liệu ( 1) : Biện pháp làm cho luận điểm trở nên cụ thể, dễ hiểu, hấp dẫn là do người viết biết vận dụng phương pháp nêu ví dụ rất xác đáng…. - Ngữ liệu (2): Tạo hứng thú cho người đọc ( người nghe) bằng cách : + Các kiểu câu rất linh hoạt + Kết hợp giọng điệu kể chuyện truyền thuyết.  Tác giả nói đến sự tích những truyền thuyết giúp ta như được trở về với thuở xa xưa thần tiên . Ta như được ngắm cảnh thực, vừa có những cảm xúc về lịch sử, văn hoá, đời sống tâm linh dân tộc . III GHI NHỚ sgk/27 IV.LUYỆN TẬP Tính hấp dẫn của văn bản được thể hiện ở một số điểm : - Sử dụng các kiểu câu linh hoạt : câu đơn, câu ghép, câu trần thuật, câu nghi vấn, câu bộc lộ cảm xúc,… - Dùng nhiều từ ngữ giầu hình tượng qua những biện pháp so sánh( mùi phở.. có một sức huyền bí quyễn rũ mũi ta như mây khói chùa Hương…,…. Một làn sương mòng, mơ hồ như một bức tranh tàu…) - Dùng nhiều phương pháp liệt kê ( chín có, táo có, sụn có, mỡ gầu có, vè cũng có,…; phương pháp miêu tả ( một làn khói toả ra khắp gian hàng, bao phủ những người ngồi ăn…) - Bộc lộ cảm xúc khi nói về đối tượng ( Trông mà thèm quá ! Có ai lại dừng vào ăn được ). -HS đọc Ghi nhớ sgk/27 - GV yêu cầu HS đọc bài tập sgk/27. E. CỦNG CỐ, DẶN DÒ 2p 1. Củng cố - Vì sao VBTM cần có tính chính xác và chuẩn xác ? 2. Dặn dò - Làm bài tập 3,4 ở nhà - Soạn tiết 61,62 Đại cáo bình Ngô ( phần tác phẩm ) 3. Rút kinh nghiệm bài giảng Tiết 61,62 : Ngày soạn :. ĐẠI CÁO BÌNH NGÔ ( Nguyễn Trãi ) 2/1/2013.

<span class='text_page_counter'>(191)</span> Ngày giảng : Tuần học :. 1/2013 21. A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức - Bản anh hùng ca tổng kết cuộc kháng chiến quân Minh xâm lược gian khổ mà hào hùng của quân dân Đại việt. - Bản tuyên ngôn Độc lập sáng chói tư tưởng nhân nghĩa, yêu nước và khát vọng hòa bình. - Nghệ thuật mang đậm tính chất sử thi, lí lẽ chặt chẽ, đanh thép, chứng cứ giầu sức thuyết phục. 2.Kĩ năng : Phân tích tác phẩm theo đặc trưng thể loại cáo. 3. Thái độ : Bồi dưỡng thêm lòng tự hào dân tộc. B.PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN - SGK, SGV Ngữ văn 10, tập 2 - Chuẩn kiến thức kĩ năng Ngữ văn 10 - Dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Ngữ văn 10 - Các tài liệu tham khảo khác C.PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN - Kết hợp với các thao tác thuyết minh, bình giảng, phân tích, cắt nghĩa, tích hợp với môn Lịch sử. D. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG 1. Ổn định lớp Lớp Thời gian HS vắng Điểm miệng 10A12. 2.Kiểm tra bài cũ 5p Câu hỏi : Nêu nội dung thơ văn Nguyễn Trãi ? - Tinh thần yêu nước, thương dân ( Cảnh ngày hè ) - Mong ước, khát vọng về nền thái bình ( Cảnh ngày hè ) 3.Bài mới : Chúng ta biết đến Nguyễn Trãi không chỉ qua bài Cảnh ngày hè, Côn Sơn Ca mà còn được khẳng định tên tuổi với tác phẩm bất hủ . Đó là tác phẩm Đại cáo bình Ngô. Bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của dân tộc !. Hoạt động của GV và HS. Thời gian. Nội dung bài giảng.

<span class='text_page_counter'>(192)</span> - GV: Dựa vào Tiểu dẫn, hãy nêu hoàn cành ra đời bài cáo ? - HS phát biểu - GV nhận xét, bổ sung - GV: Đặc điểm thể loại cáo ? Nội dung ? - HS phát biểu - GV nhận xét, bổ sung - Giặc bên Ngô không bằng bà cô bên chồng. -GV: Bố cục của bài cáo ? - HS phát biểu - GV nhận xét, bổ sung. 2p. 2p. 4p. Đọc diễn cảm 6p 5p. - GV: Tư tưởng nhân nghĩa được Nguyễn Trãi nêu trực tiếp qua những câu văn nào ? Cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là gì ? So sánh tư tưởng nhân nghĩa của Hồ Chí Minh ? (Tuyên ngôn Độc lập ) - HS phát biểu - GV nhận xét, bổ sung - GV: Em hãy đọc kĩ đoạn “ Như nước Đại Việt…. đời nào cũng có” và cho biết tác giả khẳng định quyền độc lập trên những phương diện nào ? Cách thể ra sao để thể hiện niềm tự hào dân. 8p. 9p. I. TIỂU DẪN 1. Hoàn cảnh sáng tác - Đầu năm 1428 , sau khi đánh thắng quân Minh , Lê Lợi lên ngôi vua, giao cho Nguyễn Trãi viết bài cáo để tuyên bố kết thúc chiến tranh, lập lại hòa bình cho dân nước. 2. Thể loại “ cáo” - Cáo là thể văn nghị luận có từ thời cổ. - Đối tượng sử dụng : Vua, chúa hoặc thủ lĩnh. - Nội dung : Trình bày một chủ trương , một sự nghiệp, hay tuyên ngôn một sự kiện. - Thể văn: Văn biền ngẫu. 3. Ý nghĩa nhan đề -Tiểu cáo :Thông báo cuả các quan lại nhỏ trong triều đình - Đại cáo: Thông báo rộng rãi đến toàn dân một sự kiện trọng đại của đất nước. Bình Ngô: Dẹp yên giặc Ngô. - Bài cáo lớn tuyên bố về việc dẹp yên giặc Ngô và mở ra một kỉ nguyên mới của dân tộc. 4. Bố cục : 4 phần - Nêu luận đề chính nghĩa - Vạch rõ tội ác của kẻ thù và chiến thắng -Kể lại quá trình chiến đấu và chiến thắng của quân ta. - Tuyên bố độc lập thái bình II.ĐỌC-HIỂU VĂN BẢN 1. Tư tưởng nhân nghĩa a. Lập trường nhân nghĩa - Nhân nghĩa- yên dân - Điếu phạt - trừ bạo Vì dân, lo cho dân an cư lạc nghiệp Tiêu diệt tàn bạo b. Tự hào về truyền thống văn hiến, lịch sử - Khẳng định nền văn hiến , lịch sử + Cương vực, lãnh thổ + Lịch sử, phong tục, văn hiến, truyền thống, anh hùng hào liệt… - Cách thể hiện : + Nhấn mạnh tính hiển nhiên vốn có + So sánh sóng đôi + Xưng đế, giọng văn đĩnh đạc, trịnh trọng. Tóm lại : Tư tưởng nhân nghĩa mới mẻ sâu sắc, thể hiện lòng yêu và tự hào dân tộc. 2. Tố cáo tội ác giặc Minh.

<span class='text_page_counter'>(193)</span> tộc ? -GV đoạn sgk/17 - GV: Tại sao giặc Ngô lại xâm lược nước ta ?. 9p. * Âm mưu xâm lược : + Mượn danh nghĩa “ Phù Trần diệt Hồ” để thôn tính nước ta * Các tội ác : + Giết hại thần dân một cách tàn nhẫn,… + Vơ vét của cải…. + Thuế khóa nặng nề, phu phen tạp dịch,…. 8p. - Vì : Triệt hại sự sống …. Tội các tày trời, chồng chất - Thái độ của tác giả: căm giận kẻ thù * Nghệ thuật: -Trình tự lập luận lô gíc, chặt chẽ nghệ thuật đối -Kết hợp nhuần nhuyễn chất chính luận và chất văn chương. - Giọng điệu : linh hoạt. - Xây dựng hình ảnh, hình tượng giầu sức biêu cảm “ Lẽ nào trời đất dung tha ?” Ai bảo thần dân chịu được ?” - Lời luận tội được viết bằng sự dồn nén cảm xúc cao độ.. -GV:Tác giả đã vạch trần âm mưu , tố cáo, lên án những chủ trương cai trị thâm độc nào của giặc Minh ?. - GV: Nghệ thuật của đoạn cáo trạng tội ác kẻ thù có gì đặc sắc ?. 3. Quá trình chiến đấu và chiến thắng của nghĩa quân. Chuyển: Vậy chúng ta đã biến đau thương thành hành động như thế nào ? -GV: Hình ảnh Lê Lợi hiện lên như thế nào ?. 5p. -GV: Giai đoạn đầu nghĩa quân gặp những khó khăn nào ?. 7p. -GV: Phân tích diễn biến chiến đấu và chiến thắng của ta, thất bại của địch?. 9p. a. Hình tượng “ ta” * Chủ tướng: - Xuất thân : từ nông thôn, từ chốn rừng núi.đất nước Việt Nam - Vì dân mà dấy nghĩa.  Có lòng căm thù giặc sâu sắc, lí tưởng hoài bão lớn, có tinh thần , quyết chiến đấu. - Tâm trạng : yêu nước, thương dân, căm thù giặc… b.Quá trình chiến đấu và chiến thắng * Buổi đầu chiến đấu : vô cùng gian nan vất vả - Thiếu + nhân tài + lương thực - Sức mạnh + Toàn dân + Tự lực, tự cường * Quá trình chiến đấu: cam go - Thế lực giặc: mạnh - Thế lực ta :yếu mỏng manh * Chiến thắng dồn dập : - Liệt kê những trận tiêu biểu + Trận Bồ Đằng- sấm vang + miền Trà Lân- tro bay.

<span class='text_page_counter'>(194)</span> 2p. -GV: Lời tuyên bố kết thúc chiến tranh khẳng định chân lí nào của dân tộc ?. 10p. 3p - GV: Em hãy nêu giá trị nghệ thuật và nội dung của bài cáo ?. + Ninh Kiều- máu chảy thành sông +Tốt Động- thây chất đầy nội + Xương Giang, Chi Lăng - Giặc thất bại thảm hại, nhục nhã - Ta chiến thắng giòn giã 4.Lời tuyên bố - Lời tuyên bố trang nghiêm, trịnh trọng về nền độc lập dân tộc, chủ quyền đất nước đã được lập lại. - Đề cao truyền thống và công lao cùa tổ tiên .  Khẳng định niềm tin và quyết tâm xây dựng đất nước. III.TỔNG KẾT 1. Nghệ thuật - Bút pháp anh hùng ca đậm chất sử thi với các thủ pháp : + So sánh, tương phản, liệt kê + Giọng văn biến hóa linh hoạt, hình ảnh động, hoành tráng. 2. Nội dung -Bản anh hùng ca tổng kết cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược, gian khổ mà hào hùng của quân dân Đại Việt. -Bản Tuyên ngôn Độc lập sáng chói tư tưởng nhân nghĩa và khát vọng hòa bình. E. CỦNG CỐ, DẶN DÒ 2p 1. Củng cố - Nêu nội dung cơ bản 4 phần của bài cáo ? 2. Dặn dò - Soạn tiết 63 Hiền tài là nguyên khí của quốc gia ( Thân Nhân Trung ) 3. Rút kinh nghiệm bài giảng. Tiết 63. HIỀN TÀI LÀ NGUYÊN KHÍ CỦA QUỐC GIA ( Thân Nhân Trung ) Ngày soạn : 20/01/2013 Ngày giảng : 25/1/2013 Tuần học : 23 A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức.

<span class='text_page_counter'>(195)</span> - “ Hiền tài là nguyên khí quốc gia”, mối quan hệ giữa hiền tài và vận mệnh nước nhà. - Ý nghĩa của việc khắc bia tiến sĩ. 2. Kĩ năng - Đọc-hiểu văn bản chính luận theo đặc trưng thể loại. 3 Thái độ : Trân trọng tự hào về vốn văn hoá tiền nhân, từ đó thêm trân trọng văn hoá dân tộc. B.PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN - SGK, SGV Ngữ văn 10, tập 2 - Chuẩn kiến thức kĩ năng Ngữ văn 10 - Dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Ngữ văn 10 - Các tài liệu tham khảo khác C.PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN - Kết hợp với các thao tác thuyết minh, bình giảng, phân tích, cắt nghĩa, tích hợp với môn Lịch sử. D. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG 1. Ổn định lớp Lớp Thời gian HS vắng Điểm miệng 10A12. 24/1/2013. 2.Kiểm tra bài cũ 5p Câu hỏi : Hãy nêu nội dung và giá trị nghệ thuật của văn bản Đại cáo bình Ngô của Nguyễn Trãi ? * Nghệ thuật - Bút pháp anh hùng ca đậm chất sử thi với các thủ pháp : + So sánh, tương phản, liệt kê + Giọng văn biến hóa linh hoạt, hình ảnh động, hoành tráng. *Nội dung -Bản anh hùng ca tổng kết cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược, gian khổ mà hào hùng của quân dân Đại Việt. -Bản Tuyên ngôn Độc lập sáng chói tư tưởng nhân nghĩa và khát vọng hòa bình 3.Bài mới : Hoạt động của GV và HS. Thời gian. -GV: Tiểu dẫn giúp em hiểu gì về Thân Nhân Trung ? - Giảng: Để phát triển giáo dục, khuyến khích nhân tài, từ 1439 trở đi, nhà nước. 5p. Nội dung bài giảng I. TIỂU DẪN 1.Tác giả -Thân Thân Trung ( 1418-1499) ở Bắc Giang. - Ồng đỗ Tiến sĩ 1469 và nổi tiếng văn chương. 2. Tác phẩm - Văn bản là đoạn trích từ bài văn ở Văn Miếu ghi danh những người đỗ tiến sĩ 1442 - do Thân Nân.

<span class='text_page_counter'>(196)</span> phong kiến triều Lê đặt ra lệ xướng danh, yết bảng, ban mũ áo cấp ngựa, đãi yến và vinh quy bái tổ cho những người đỗ đạt cao.. - GV: Em hiểu thế nào về văn bia ? - GV: văn bia là một loại văn bản chính thời trung đại. Có 3 loại văn bia : - Bia công đức - Bia xây dựng các công trình kiến trúc. - Bia lăng mộ - GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm: giọng trang trọng, đĩnh đạc. -GV: Xác định hệ thống luận điểm văn bản. Luận điểm nào quan trọng nhất ? + Hiền tài là nguyên khí của quốc gia ( tầm quan trọng và ý nghĩa của hiền tài đối với đất nước ) + Những việc cần làm thể hiện sự quan tâm của các thánh đế minh vương đối với hiền tài. + Ý nghĩa của việc ghi bia tiến sĩ - GV: Em hiểu câu “ Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” như thế nào ? - GV: Vai trò của người hiền tài ? - GV: Tác giả đã phát triển luận điểm này như thế nào ?. Trung soạn năm 1482 thời Hồng Đức. -Thể loại : nghị luận. 3p. 10p. II. ĐỌC-HIỂU VĂN BẢN 1. Đọc diễn cảm 2. Đại ý : Đề cao hiền tài.. 3. Đọc - hiểu chi tiết a. Vai trò của hiền tài đối với đất nước. * Hiền tài ( hiền là đức, tài : tài năng ) là người tài cao, học rộng, có đạo đức tốt, được mọi người tín nhiệm. * Nguyên khí : thần thái, thần khí , linh khí của đất nước * Hiền tài có vai trò quyết định sự hưng thịnh đất nước, góp phần làm nên sự sống của quốc gia và xã hội * Cách lập luận : Tác giả đã phát triển ý :.

<span class='text_page_counter'>(197)</span> -GV: Các triều đình Việt Nam xưa đã có chính sách gì để thu hút nhân tài ?. 10p. Lê Thánh Tông là người có tầm nhìn chiến lược về giáo dục, đề cao con người,. - GV: Ý nghĩa của việc khắc bia tiến sĩ là gì ?. 10p. HS đọc Ghi nhớ 3p - GV: Giá trị nghệ thuật và nội dung của bài ký ? - GV : Liên hệ chính sách phát triển nhân tài, để cao trí thức của Đảng và nhà nước. - GV: Bài học rút ra cho chúng ta điều gì trong học tập ?. 5p. + Nguyên khí- mạnh  thế nước mạnh. + Lên cao  ngược lại + Nguyên khí - yếu  thế nước yếu xuống thấp.  Đất nước hưng thịnh đất nước ở thế mạnh. Đây là một chân lý khách quan , hiển nhiên của mọi đất nước trong lẽ hưng, phế của thời đại . b. Chính sách cầu hiền tài của các thánh minh vương - Khuyến khích hiền tài - Ban ân lớn mà vẫn không cho là đủ. + Ban chức tước. + Bảng vàng, ban yến tiệc. + Vinh quy bái tổ  Nhưng vẫn chưa đủ mà chỉ vang danh ngắn ngủi. Bởi vậy mới đề bia đá để danh. c.Ý nghĩa tác dụng của việc khắc bia tiến sĩ: - Thể hiện tinh thần trọng người tài của các đấng minh vương: + Kẻ sĩ trông vào mà phấn chấn hâm mộ. + Rèn luyện danh tiết, gắng sức giúp vua. + Để kẻ ác lấy đó làm răn, người thiện theo đó mà gắng. - Nhắc nhở mọi người, nhất là trí thức nhận thấy rõ trách nhiệm với vận mệnh dân tộc. III. TÔNG KẾT 1. Nghệ thuật - Lập luận sắc bén, có luận điểm rõ ràng, lời lẽ sắc sảo thấu tình đạt lí. 2. Nội dung - Khích lệ kẻ sĩ đương thời luyện tài, rèn đức, nêu những bài học cho muôn đời; thể hiện tấm lòng của Thân Nhân Trung với sự nghiệp xây dựng đất nước.. IV. LUYỆN TẬP Lập một sơ đồ về kết cấu của bài văn bia : Vai trò quan trọng của hiền tài  Quý chuộng, khuyến khích hiền tài  Việc đã làm  Ý nghĩa tác dụng của việc khắc bia.

<span class='text_page_counter'>(198)</span> E. CỦNG CỐ, DẶN DÒ 2p 1. Củng cố - Nẵm vững hệ thống ý của bài kí 2.Dặn dò - Soạn tiết 64 Khái quát lịch sử tiếng Việt 3 Rút kinh nghiệm bài giảng. Tiết 64. KHÁI QÚAT LỊCH SỬ TIẾNG VIỆT. Ngày soạn : 24/1/2013 Ngày giảng : 25/1/2013 Tuần học : 23 A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức - Khái niệm về nguồn gốc ngôn ngữ, về quan hệ họ hàng, dòng nhánh ngôn ngữ nói chung và tiếng Việt nói riêng : họ ngôn ngữ Nam Á, dòng Môn - Khmer, nhánh Việt Mường. Một số biểu hiện về quan hệ gần gũi giữa tiếng Việt với tiếng Mường và ngôn ngữ khác cùng họ, dòng nhánh..

<span class='text_page_counter'>(199)</span> - Những điểm chủ yếu trong tiến trình phát triển lịch sử của tiếng Việt qua các thời kì, Bắc thuộc và chống Bắc thuộc, độc lập tự chủ, Pháp thuộc và từ sau Cách mạng tháng Tám 1945. - Chữ viết của tiềng Việt : chữ Nôm và chữ quốc ngữ ( những nét chính trong lịch sử hình thành, nguyên tắc cấu tạo, ưu điểm cơ bản của chữ quốc ngữ ). 2 Kĩ năng - Phối hợp kiến thức cơ bản về lịch sử tiếng Việt và lịch sử chữ viết của tiếng Việt với kiến thức về tiến trình văn học Việt Nam và những thành tựu văn học chữ Hán, chữ Nôm và chữ quốc ngữ. - Vận dụng đặc điểm của chữ quốc ngữ vào việc luyện kĩ năng viết đúng chính tả trong văn bản. 3.Thái độ : Giáo dục lòng yêu mến và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. B.PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN - sgk, sgv Ngữ văn 10 tập 2 - Chuẩn kiến thức, kĩ năng Ngữ văn 10 C. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN - Kết hợp khái quát hoá, thảo luận nhóm, phân tích, thuyết minh, thực hành bài tập D. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG 1.Ổn định lớp Lớp Thời gian HS vắng Điểm miệng 10A12. 24/1/2013. 2.Kiểm tra bài cũ 3,Bài mới : Cùng với tiến trình phát triển của nền văn học trung đại Việt Nam, dân tộc ta cũng có một nền ngôn ngữ, chữ viết riêng từ lâu đời, Để tìm hiểu rõ điều đó thầy và các em sẽ nghiên cứu khái quát lịch sử tiếng Việt. Hoạt động của GV và HS H: TiÕng ViÖt lµ g× ? vÞ trÝ cña TV ?. H: Nguån gèc cña tiÕng ViÖt ? Gi¶ng:Trªn thÕ giíi cã mét số nhà nớc nhất định trung lập trên cơ sở dân bản địa mµ trªn c¬ së hîp chñng quèc hoÆc x©m lîc thùc d©n nên ngôn ngữ các nớc đó. Thời gian. Nội dung bài giảng I.LÞch sö ph¸t triÓn cña TV: - Kh¸i niÖm: TV lµ tiÕng nãi cña d©n téc ViÖt - Vị trí : TV là ngôn ngữ đợc dùng chính thức trong c¸c lÜnh vùc hµnh chÝnh, ngo¹i giao, gi¸o dôc1.TV trong thêi kú dùng níc : a.Nguån gèc TV: - TV có nguồn gốc bản địa thuộc họ hàng ngôn ngữ Nam ¸.

<span class='text_page_counter'>(200)</span> kh«ng ph¶i ngôn ng÷ b¶n địa: Mĩ- dân bản địa ngời Anh §iªng - Ng«n ng÷ lµ tiÕng Anh An-Giª Ri: tiÕng Ph¸p H: TV cã hä hµng ra sao ? -T ViÖt- Mêng -Tay-Tlay - N¾ng-R¾ng -Tr¾ng-Tl¾ng -Ngµy- ngµi. H: Thời độc lập tự chủ, TV ph¸t triÓn nh thÕ nµo ?. VD: Chinh phô ng©m, Cung o¸n ng©m khóc, TruyÖn KiÒu, Th¬ Hå Xu©n H¬ng,... Gi¶ng: Ch÷ N«m lµ b»ng chøng hïng hån cho søc sèng , sù ph¸t triÓn cña tiÕng ViÖt ? Gi¶ng: Tuy nhiªn trong c¸c lÜnh vùc kh¸c, hµnh chÝnh, ngo¹i giao, khoa cö... th× ch÷ H¸n vÉn lµ chÝnh. H: TV thêi k× Ph¸p thuéc cã phát triển đợc không ?. b.Quan hÖ hä hµng cña TV: -TV cã quan hÖ hä hµng  gÇn víi tiÕng Mêng  tơng đối xa với dòng MônKhơ -Me.. 2.TV trong thêi k× B¾c thuéc vµ chèng B¾c thuéc : - TV cã quan hÖ tiÕp xóc l©u dµi s©u réng nhÊt víi tiếng Hán do hoàn cảnh lịch sử để lại. - §Ó tån t¹i vµ ph¸t triÓn TV tù lµm giÇu, lµm phong phó thªm b»ng c¸ch vay mîn rÊt nhiÒu tõ ng÷ H¸n. - Cách vay mợn : Việt hoá tiếng Hán về mặt âm đọc, ý nghÜa vµ ph¹m vi sö dông + Chỉ Việt hoá âm đọc , ý nghĩa, kết cấu thì giữ nguyªn. + Mợn nguyên nghĩa nhng thay đổi cấu tạo bằng cách rút gọn, đảo vị trí các yếu tố, đổi yếu tố. + Mợn âm nhng đổi nghĩa... + ViÖt ho¸ díi d¹ng h×nh thøc sao pháng dÞch nghÜa ra TV. + Mîn c¸c yÕu tè, kÕt hîp chóng l¹i t¹o ra tõ míi  TV ph¸t triÓn m¹nh mÏ nhê sù vay mîn tiÕng H¸n theo híng ViÖt ho¸.. 3.TV dới thời độc lập tự chủ : - Từ thế kỉ XV, Nho học đợc đề cao và dẫn đầu giữ vị trí độc tôn.Việc học ngôn ngữ văn tự Hán đợc các triều đại Việt Nam chủ động đẩy mạnh tạo điều kiện cho TV ph¸t triÓn ngµy cµng phong phó, tinh tÕ, uyÓn chuyÓn. - Dựa vào chữ Hán ngời Việt đã sáng tạo ra chữ Nôm lµ c¬ së quan träng t¹o ®iÒu kiÖn cho TV ph¸t triÓn. - Chữ Nôm đã đợc khẳng định những u thế của mình trong s¸ng t¸c th¬ v¨n, ngµy cµng trë nªn tinh tÕ, trong s¸ng uyÓn chuyÓn, phong phó.  TV thời kì này đã rất gần với TV hiện đại. 4.TiÕng ViÖt trong thêi kú Ph¸p thuéc: - TiÕng H¸n mÊt vÞ trÝ chÝnh thèng, thay b»ng tiÕng Ph¸p.TV tiÕp tôc bÞ chÌn Ðp. - Sự ra đời và phát triển của chữ quốc ngữ đãc góp phÇn thóc ®Èy sù ph¸t triÓn m¹nh mÏ cña TV. - Trong TV b¾t ®Çu xuÊt hiÖn mét sè thuËt ng÷ khoa học vay mợn của tiếng Hán, Pháp, chính đảng, giai cÊp, kinh tÕ, a xÝt, ba z¬,... -TV gãp phÇn tÝch cùc vµo c«ng cuéc tuyªn truyÒn c¸ch m¹ng, kªu gäi d©n ®oµn kÕt chèng thùc d©n giµnh độc lập, tự do cho dân tộc..

<span class='text_page_counter'>(201)</span> H: §Æc ®iÓm TV tõ sau CMT8 đến nay ?. -HS Ghi nhớ sgk/40. GV hướng dẫn HS làm bài tập sgk/40. 5.TV từ sau CMT8 đến nay: - C«ng cuéc x©y dùng hÖ thèng thuËt ng÷ khoa häc nói riêng và chuẩn hoá TV nói chung đã tiến hành m¹nh mÏ. - Sau CMT8 , TV trë thµnh thø ng«n ng÷ quèc gia chính thống, bình đẳng với các ngôn ngữ khác trên thế giíi. II.Ch÷ viÕt cña TV : - Chữ viết : công cụ đắc lực cho hoạt động ngôn nữvăn hoá. - Theo truyền thuyết dã sử, thời xa xa ngời Việt cổ đã cã ch÷ viÕt. - Ch÷ N«m lµ mét hÖ thèng ch÷ viÕt ghi ©m dïng ch÷ Hán hoặc bộ phận chữ Hán đợc cấutạo lại để ghi âm TV theo nguyên tắc ghi âm tiết trên cơ sở cách đọc chữ H¸n: + u ®iÓm: nhê cã ch÷ N«m nh÷ng chøng tÝch cña TV cổ xa đợc bảo tồn, những tác phẩm văn học có giá trị đợc lu truyền . + Nhợc điểm: không thể đánh vần đợc, học chữ nào biết chữ ấy phải biết chữ Hán mới học đợc chữ Nôm. - Đầu thế kỉ XVII chữ quốc ngữ ra đời. + Nhîc ®iÓm: thêi k× ®Çu cha ph¶n ¸nh mét c¸ch khoa häc c¬ cÊu ng÷ ©m TV cßn chÞu nhiÒu ¶nh hëng cña c¸ch ghi ©m theo tiÕng níc ngoµi Trong gần 2 thế kỉ tiếp theo chữ quốc ngữ đã đợc cải tiÕn vµ hoµn thiÖn nh ngµy nay. + u điểm: chữ quốc ngữ đơn giản về hình thể, kết cÊu, sö dông c¸c ch÷ c¸i La tinh vèn rÊt th«ng dông trªn thÕ giíi.ë ch÷ quèc ng÷ gi÷a ch÷ vµ ©m gi÷a c¸ch viết và cách đọc có sự phù hợp ở mức độ khá cao. - Ch÷ quèc ng÷ chØ lµ mét c«ng cô truyÒn gi¸o, dïng để ghi chép công việc nhà thờ, in kinh bổn giáo lí. §Çu thêi k× thuéc Ph¸p mét sè nhµ nho cßn bµy tá sù ¸c c¶m víi nã.Tuy nhiªn do nhiÒu nguyªn nh©n kh¸c nhau ch÷ quèc ng÷ vÉn tiÕp tôc ph¸t triÓn. §Õn cuèi thÕ kỉ XIX đã thấy xuất hiện các văn bản chữ quốc ngữ nh : v¨n, s¸ch Kinh ®iÓn Nho häc. §Çu thÕ kØ XX viÖc sử dụng chữ quốc ngữ đợc đẩy mạnh giữ vị trí chính thèng.. E. CỦNG CỐ, DẶN DÒ 1. Củng cố Tiếng Việt trải qua mấy thời kì phát triển ? Chữ viết của tiếng Việt gồm những ngôn ngữ nào? 2. Dặn dò; Soạn tiết 65,66 Đọc thêm Trích diễm thi tập, Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, Thái sư Trần Thủ Độ 3. Rút kinh nghiệm bài giảng.

<span class='text_page_counter'>(202)</span> Tiết 65,66 : Đọc thêm : TỰA “TRÍCH DIỄM THI TẬP”( HOÀNG ĐỨC LƯƠNG); HƯNG ĐẠO ĐẠIVƯƠNG TRẦN QUỐC TUẤN ( NGÔ SĨ LIÊN); THÁI SƯ TRẦN THỦ ĐỘ ( NGÔ SĨ LIÊN ) Ngày soạn : 27/01/2013 Ngày giảng : 31/01/2013 Tuần học : 24 A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1.Kiến thức - Ý thức trách nhiệm trong việc bảo tồn di sản văn học của tiền nhân. - Cách lập luận chặt chẽ kết hợp với tính biểu cảm. 2. Kĩ năng : Rèn kĩ năng lập luận chặt chẽ để thể hiện quan điểm của người viết một cách thuyết phục. 3. Thái độ : Trân trọng và yêu quý di sản văn hoá của dân tộc mình. B.PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN -SGV, SGK Ngữ văn 10, tập 2 - Dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Ngữ văn 10 - Chuẩn kiến thức kĩ năng Ngữ văn 10 - Ôn tập, kiểm tra đánh giá kết quả học tập Ngữ văn 10 C. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN - Kết hợp đọc diễn cảm và thuyết minh, phân tích lập luận, luận điểm, phát hiện, cắt nghĩa, bình giảng, thảo luận nhóm ,… D.TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG 1.Ổn định lớp Lớp Thời gian HS vắng Điểm miệng 10A12. 31/1/2013. 2. Kiểm tra bài cũ ( 5 phút ) - Câu hỏi : Em hãy nêu các thời kì phát triển của tiếng Việt ?.

<span class='text_page_counter'>(203)</span> - HS trả lời, GV nhận xét : + Tiếng Việt trong thời kỳ dựng nước + Tiếng Việt trong thời kỳ Bắc thuộc và chống Bắc thuộc. + Tiếng Việt dưới thời kì độc lập tự chủ. + Tiếng Việt trong thời kỳ Pháp thuộc. + Tiếng Việt từ sau Cách mạng tháng Tám đến nay. 3. Bài mới : Bên cạnh tác phẩm đề cao vai trò của hiền tài như ta đã học, còn có những tác phẩm thể hiện những tâm huyết về trách nhiệm giữ gìn di sản văn học của ông cha ta cho muôn đời sau. Một trong những tác phẩm thể hiện điều đó là Tựa “ Trích diễm thi tập” của Hoàng Đức Lương ! Hoạt động của GV và HS. Thời gian. - GV: Tác giả là người như thế nào ? 2p - GV cắt nghĩa nhan đề t/phẩm + Trích : rút ra. + Diễm : tươi đẹp + Thi : thơ + Tập : quyển. 2p. - GV hướng dẫn cách đọc : giọng cần rõ ràng, mạch lạc,… - GV: Văn bản có thể chia làm mấy đoạn ? Nội dung của từng phấn ?. - GV: Lí do gì khiến thơ văn không được lưu truyền ?. - GV: Theo em tại sao tác giả lại biên soạn sách ? Lí do ?. 5p. 3p. 7p. Nội dung bài giảng I. TIÊU DẪN 1. Tác giả : - Hoàng Đức Lương là một trí thức yêu nước. 2. Tác phẩm a. Xuất xứ - Trích diễm thi tập Tuyển tập những bài thơ hay. - Bài tựa viết 1497 thời kì phục hưng, sau khi cuộc kháng chiến chống giặc Minh thắng lợi. b. Đọc c. Bố cục : 3 phần + Phần 1 : ( Thơ văn … lắm sao!): Lí do tác giả biên soạn sách + Phần 2 ( Tôi không…. xưa vậy) : Quá trình biên soạn sách . + Phần 3 ( còn lại ) : Lạc khoản của sách. II. ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN 1. Lí do biên soạn sách - Do yêu cầu của thời đại - Những nguyên nhân để thơ văn thất không được lưu truyền * Bốn nguyên nhân chủ quan + Thơ văn chỉ thi nhân mới thưởng thức. + Những người có học không để ý. + Người yêu thích ngại khó, ngại khổ. + Chính sách in ấn bị hạn chế. * Hai nguyên nhân khách quan + Do thời gian.

<span class='text_page_counter'>(204)</span> - GV: Em có nhận xét về cách lập luận của tác giả ? Qua đó ta thấy được tình cảm gì của tác giả ? GV chuyển : Vậy tác giả đã làm gì để bảo vệ di sản văn hoá dân tộc . - GV: Động cơ nào khiến giả biên soạn sách ?. + Do chiến tranh - Nghệ thuật + Cách lập luận chặt chẽ + Có cơ sở thực tiễn  Tác giả đau xót cho di sản dân tộc, ý thức bảo tồn văn học dân tộc. 6p. -GV: Khi biên soạn ông đã gặp những khó khăn gì ? - GV: Hoàng Đức Lương đã làm cách nào khi biên soạn sách ? - GV: Khi hoàn thành việc biên soạn sách, tác giả đã để lại điều gì cho đời sau ?. 3p. -HS đọc Ghi nhớ sgk/30 - HS rút ra nghệ thuật và nội dung của tác phẩm ? 4p. -GV: Qua phần Tiểu dẫn em hiểu biết gì về tác giả và Trần Quốc Tuấn ? - GV hướng dẫn đọc diễn cảm: giọng rõ ràng, nhấn vào các mốc sự kiện,…. 2p 2p. - GV: Xuất xứ, bố cục đoạn. 2. Cách biên soạn - Động cơ biên soạn sách + Đau xót cho di sản dân tộc. + Lòng tự tôn dân tộc bị tổn thương. - Khó khăn + Sách vở cũ không còn + Tác giả phải nhặt nhạnh... - Cách biên soạn + Kết cấu gồm 6 quyển, chia làm 2 phần * Phần chính : là thơ ca của tác giả thời Trần, Lê. * Phần phụ lục : là thơ ca của tác giả. 3. Lạc khoản - Tác giả để lại tên, tuổi, chức danh, quê quán... III.TỔNG KẾT 1. Nghệ thuật - Cách lập luận chặt chẽ. - Sự hoà quyện giữa chất trữ tình và nghệ thuật. 2. Nội dung - Bài tựa thể hiện niềm tự hào sâu sắc, lòng yêu nước và trách nhiệm cao trong việc bảo tồn di sản của dân tộc. HƯNG ĐẠO ĐẠI VƯƠNG TRẦN QUỐC TUẤN ( NGÔ SĨ LIÊN) I. TIỂU DẪN 1. Tác giả - Ngô Sĩ Liên ( ?-?), quê Hà Tây. - Ông đỗ tiến sĩ 1442 dưới triều Lê. Ông đã vâng lệnh Lê Thánh Tông biên soạn Đại Việt sử ký toàn thư. 2. Trần Quốc Tuấn * Trần Quốc Tuấn là một vị tướng có đủ đức, nhân, trí , nghĩa , dũng , được nhân dân phong thánh thờ phụng ở các đền trong nước. 3. Tác phẩm.

<span class='text_page_counter'>(205)</span> trích ? 1p 5p 2p Chuyển :Vậy Trần Hưng Đạo đã làm gì để giúp dân, giúp nước trong tác phẩm .. -GV: Trần Hưng Đạo đã có kế sách gì với vua Trần Anh Tông ?. 2p. - GV: Thái độ đối với nhân dân ?. 1p. - GV: Đối với bề tôi, ông đối xử như thế nào ?. 3p. - GV: Phương pháp giáo dục con cái của ông ?. 2p 2p. -GV:Hình ảnh “ tráp đựng kiếm có tiếng kêu” có ý nghĩa gì ?. 2p. HS đọc ghi nhớ sgk/45. -GV: Em rút ra điều gì về nghệ thuật và tư tưởng của tác phẩm ?. 3p. a.Xuất xứ - Văn bản thuộc Đại Việt sử kí toàn thư, quyển VI, phần Bản kỉ b. Đọc c.Bố cục :4 phần - Đề xuất kế sách giữ nước với vua - Đối với nhân dân - Đối với bề tôi - Đối với con cái - Đối với bản thân - Danh tiếng khi qua đời II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN 1.Đề xuất kế sách giữ nước với vua - Thiên hạ đoàn kết, dân không lìa vua, vua không lìa dân.  Sẵn sàng quên thân, hi sinh tính mạng, một lòng một dạ vì vua. 2 .Đối với nhân dân - Quan tâm lo lắng 3. Đối với bề tôi - Ghi để lời cha trong lòng nhưng không cho là phải. - Biết lòng quân - Soạn sách để khích kệ tướng sĩ. Tận tâm dạy bảo, tiến cử người tài cho đất nước. 4. Đối với con cái - Dặn dò con cái chôn cất mai táng khi mình qua đời.  Nghiêm khắc giáo dục con. 5.Đối với bản thân - Khiêm tốn, giữ đạo trung nghĩa. 6. Danh tiếng khi qua đời - Sự hiển linh của của bậc đại thánh. III .TỐNG KẾT 1. Nghệ thuật - Lựa chọn chi tiết, có sức khái quát cao. - cách dựng nhân vật và tự sự; lối kể chuyện kiệm lời, giầu kịch tính. 2. Nội dung Ca ngợi nhân cách cao đẹp và đóng góp của Hưng Đạo Đại Vương TQT cho đất nước..

<span class='text_page_counter'>(206)</span> THÁI SƯ TRẦN THỦ ĐỘ ( NGÔ SĨ LIÊN ) I.TIỂU DẪN sgk/41 II.ĐỌC -HIỂU VĂN BẢN 1. Đối với ngưới tố cáo mình - Thẳng thắn và nghiêm khắc với bản thân. -Khích lệ cấp dưới trung thực, dũng cảm. - GV: Nêu những chi tiết liên quan đến Trần Thủ Độ ? Mỗi chi tiết đã bộc lộ một khía cạnh nào về tính cách của ông ? Từ đó , em có nhận xét gì về nhân cách của Trần Thủ Độ ?. 5p. 2. Đối với cấp dưới - Khích lệ người giữ nghiêm phép nước.. 5p. 3. Đối với kẻ nhờ cậy - Răn đe, nghiêm khắc. 5p 5p - GV: Nêu những nét đặc sắc trong nghệ thuật kể chuyện và khắc hoạ nhân vật nhân vật của nhà viết sử ? 3p. 4. Đối với người thân - Gạt bỏ , không vì quyền lợi cá nhân mà phá vỡ kỉ cương phép nước. III. TỔNG KẾT 1.Nghệ thuật - Lối viết sử hấp dẫn, tạo được yếu tố bất ngờ, có kịch tính. - Kiệm lời mà nhân cách nhân vật vẫn hiện lên rất rõ. 2.Nội dung - Nêu bật nhân cách cao thượng , trọng nghĩa nước hơn tình nhà của Trần Thủ Độ . Văn bản có ý nghĩa giá dục sâu sắc.. E. CỦNG CỐ, DẶN DÒ 3p 1. Củng cố - Em có nhận xét, so sánh gì về nhân cách của Trần Quốc Tuấn , Thái Sư Trần Thủ Độ và Hồ Chí Minh. 2. Dặn dò - Soạn tiết 67 Phương pháp thuyết minh 3. Rút kinh nghiệm bài giảng.

<span class='text_page_counter'>(207)</span> PHƯƠNG PHÁP THUYẾT MINH. Tiết 67: Ngày soạn : Ngày giảng Tuần học :. 31/01/2013 21/2/2013 27. A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1.Kiến thức - Tầm quan trọng của các phương pháp thuyết minh trong văn bản thuyết minh. - Các phương pháp được sử dụng trong văn bản thuyết minh. - Các yêu cầu và nguyên tắc lựa chọn, vận dụng và phối hợp các phương pháp thuyết minh ( PPTM) 2. Kĩ năng - Nhận diện và phân tích hiệu quả của mỗi phương pháp thuyết minh qua các ví dụ cụ thể. - Lựa chọn , vận dụng và phối hợp các PPTM phù hợp. 3.Thái độ : Vận dụng linh hoạt văn bản thuyết minh vào cuộc sống. B.PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN - SGK, SGV Ngữ văn 10, tập 2 - Chuẩn kiến thức , kĩ năng Ngữ văn 10 - Dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Ngữ văn 10 C. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN - Kết hợp thuyết minh, so sánh, đối chiếu, phân tích , thảo luận nhóm ,thực hành luyện tập. - Phiếu học tập D. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG 1. Ổn định lớp Lớp Thời gian HS vắng Điểm miệng 10A12. 21/2/2013. 2. Kiểm tra bài cũ ( 3 p ) - Câu hỏi : Hãy nêu các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh ? - HS trình bày, GV nhận xét, cho điểm : - Kết cấu theo thời gian - Kết cấu theo không gian - Kết cấu hỗn hợp.

<span class='text_page_counter'>(208)</span> - Kết cấu lô gíc 3.Bài mới : Văn bản thuyết minh ngoài tính chuẩn xác và tính hấp dẫn thì các phương pháp thuyết minh cũng góp phần quan trọng đề hoàn thiện một văn bản thuyết minh. Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu Phương pháp thuyết minh ! Hoạt động của GV Thời Nội dung bài giảng gian và HS -GV: Tại sao chúng ta cần đến phương pháp thuyết minh ? ( PPTM). 1p. - HS đọc các VD sgk/48,49.. I. TẦM QUAN TRỌNG CỦA PPTM - Phải hiểu rõ ràng,chính xác, đầy đủ về sự vật, hiện tượng cần được thuyết minh. II.MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THUYẾT MINH 1.Ôn tập các PPTM đã học - Định nghĩa, liệt kê, so sánh, ví dụ, phân loại, phân tích. Đoạn văn TM. 1 -Thảo luận nhóm * Câu hỏi : Hãy nêu mục đích thuyết minh, PPTM tác dụng thuyết minh của các VD? + Nhóm 1 : VD1 + Nhóm 2 : VD2 + Nhóm 3 : VD3 + Nhóm 4 : VD4 - Nhóm trưởng trình bày kết quả. - GV nhận xét, bổ sung.. - GV: Vì sao không thể cho rằng tác giả câu đó đã thuyết minh bằng cách định nghĩa ? ( Gợi ý : Hãy xét xem thông tin “ là bút danh” có nêu lên được những đặc điểm bản chất giúp. Mục đích TM Công lao tiến cử người tài của TQT. 10p 2. 3. 4. 5p. Lý do thay đổi danh Ba-sô. Cấu tạo của tế bào.. Một loại hình nghệ thuật dân gian. PPTM. Tác dụng. - Liệt kê những trọng thần do TQT tíên cử. - Giải thích : Vai trò của TQT đối với triều chính. - Kết hợp phân tích và giài thích: lí do trong sáng tác và trong chặng đường cấm bút của Ba-sô. - Nêu số liệu. - So sánh sự thay đổi của phân tử với sự phát triển của con người, lượng tử với các vì tinh tú. - Phân tích: chia đối tượng ra các phương diện để thuyết minh. - Giải thích : sự sâu sắc và giản dị của nhạc cụ.. - Tăng tính thuyết phục, đảm bảo sự chân thực lich sử. -Giúp hiểu rõ vấn đề. - Lí giải vấn đề. - Cung cấp những hiểu biết bất ngờ và thú vị. - Sức thuyết phục cao, độ tin cậy lớnm mang tính khoa học lớn. - Hấp dẫn gây ấn tượng. - Cung cấp thêm hiểu biết cho người đọc. - Cảm nhận sâu sắc hiểu rõ đối tượng.. 2.Tìm hiểu thêm một số phương pháp thuyết minh a.Thuyết minh bằng cách chú thích.

<span class='text_page_counter'>(209)</span> người đọc phân biệt được Ba-sô với các nhà thơ nhà văn khác hay không ?) - Nếu định nghĩa phải chỉ ra những cái gì bản chất nhất để phân biệt đối tượng. - Ví dụ trên không thuyết minh bằng phương pháp định nghĩa được vì câu văn không nêu ra được đặc điểm bản chất phân biệt Ba-sô với các nhà thơ khác. VD: Ba sô là tên hiệu; Nam là tên thường gọi; Thanh Hiên là tên hiệu của Nguyễn Du; Tên hiệu của Nguyễn Bỉnh Khiêm là Bạch Vân cư sĩ,… VD: Ba sô là một thi sĩ nổi tiếng của Nhật Bản.. - GV: Hãy so sánh PP định nghĩa và PP chú thích có gì giống và khác nhau ?. -GV: Đoạn văn được viết để nói về: (1) niềm say mê cây.  Nhận xét : cách làm trên chỉ cung cấp thêm một hiểu biết, là tên gọi, một cách nhận biết mà không có tác dụng phân biệt đối tượng.  Phương pháp chú thích.. 3p. 7p. PP định nghĩa * Giống : cùng mô hình A là B. * Khác : -Nêu ra các đặc tính cơ bản phân biệt với các đối tượng khác, trong đó các đối tượng thường cùng loại với nhau. VD: Nhà thơ X với nhà thơ Y, danh thắng X với danh thắng Y…. PP chú thích. -Nêu ra một tên một đối tượng khác hoặc một cách nhận biết khác, có thể chưa phản ánh đầy đủ đối tượng. VD: Tên hiệu của Nguyễn Khuyến là Quế Sơn, của Nguyễn Du là Thanh Hiên, của Nguyễn Công Trứ là Ngộ Trai… - Tác dụng : đảm bảo độ - Tác dụng : mềm dẻo, đa chính xác và tin cậycao. dạng, phong phú hoá diễn đạt b.Cách thuyết minh bằng cách giảng giải nguyên nhân - kết quả.

<span class='text_page_counter'>(210)</span> chuối của Ba sô. (2) lai lịch của bút danh Ba sô. Theo anh ( chị ) , trong hai mục đích ấy, mục đích nào là chủ yếu ? Vì sao ? - GV: Các ý của đoạn văn có quan hệ nhân- quả với nhau không ? Nếu có thì đâu là nguyên nhân và đâu là kết quả ? Vì sao có thể nói mối quan hệ ấy đã được trình bày một cách hợp lí và sinh động, để nhờ đó, hình ảnh của thi sĩ Ba sô có thể hiện lên cụ thể, hấp dẫn hơn ? -Giảng : + Mục đích chủ yếu của đoạn văn thuyết minh về chân dung và tâm hồn của Basô. + Đoạn văn trình bày theo quan niệm nhân quả: từ niềm say mê cây chuối mà ra đời bút danh Basô. + Trình tự các ý hợp lý, sinh động,và rất bất ngờ thú vị, hấp dẫn. Giảng thêm: Kèm theo họ tên một người còn có thể có có tên tục, tên tự, tên hiệu, tên thụy, biệt hiệu, tước hiệu, nhũ.  Phương pháp mang tính quy nạp, từ hiện tượng nguyên nhân mà đi đến kết luận..

<span class='text_page_counter'>(211)</span> danh, bút danh, pháp danh,tên thánh, bí danh,… -HS trả lời câu hỏi 1 và 2 sgk/51 ?. 3p. -HS đọc Ghi nhớ sgk/51 - GV hướng dẫn HS Luyện tập. IV. LUYỆN TẬP Bài tập 1 sgk/51 - Mục đích : cung cấp những tri thức về một loài hoa được cả phương Đông, phương Tây tôn quý. Điều đáng nói là bên cạnh việc cung cấp những hiểu biết khoa học, chính xác khách quan về hoa lan ở Việt Nam, người viết đã rất khéo léo trong việc lựa chọn và phối hợp một cách thành thục các PPTM. - Vận dụng các phương pháp để tạo sự hấn dẫn : + Chú thích + Phân loại + Liệt kê + Nêu dẫn chứng. Nhóm 1 : Bài tập 1. 7p. Nhóm2 : Bài tập 2. III. YÊU CẦU ĐỐI VỚI VIỆC VẬN DỤNG PPTM -Về mục đích thuyết minh, đối tượng thuyết minh việc lựa chọn các phương pháp thuyết minh. - Các phương pháp thuyết minh sử dụng phải đảm bảo tính chuẩn xác và hấp dẫn của văn bản thuyết minh.. Bài tập 2 sgk/52 Viết một bài giơi thiệu về một nghề thủ công mĩ nghệ hay một nghề truyền thống của địa phương mình ( nghề thêu, đan, dệt , may , làm đậu, làm bún ,làm cốm , đóng đồ nội thất,...) -Mở bài : Giới thiệu đề tài ( đối tượng ), địa phươngcó nghề. -Thân bài : các đoạn văn thân bài giới thiệu, thuyết minh, trình bày về nghề đó, quá trình ( cách thức : từ lúc bắt đầu đến lúc kết thúc một sản phẩm ) -Kết bài : ý nghĩa của sản phẩm đối với đời sống con người và xã hội.. 5p E. CỦNG CỐ, DẶN DÒ 1p 1. Củng cố - Tìm hiểu phương pháp thuyết minh được sử dụng trong một số văn bản đã học ? 2. Dặn dò - Viết văn bản thuyết minh giới thiệu một nghề truyền thống của dân tộc Việt Nam với bạn bè quốc tế ( khoảng 500 chữ ) - Soạn tiết 68,69 : Chuyện chức phán sự đền Tản Viên 3. Rút kinh nghiệm bài giảng.

<span class='text_page_counter'>(212)</span> CHUYỆN CHỨC PHÁN SỰ ĐỀN TẢN VIÊN. Tiết 68,69 :. ( Tản Viên từ phán sự lục- trích Truyền kỳ mạn mục ) - Nguyễn Dữ Ngày soạn : Ngày giảng : Tuần học :. 19/02/2013 22/ 2/2013 27. A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1.Kiến thức - Một số đặc trưng cơ bản của thể loại truyền kỳ. - Vẻ đẹp của nhân vật Ngô Tử Văn - đại diện cho người trí thức nước Việt dũng cảm, kiên cường , yêu chính nghĩa, trọng công lí và có tinh thần dân tộc mạnh mẽ. - Niềm tin chính nghĩa luôn thắng gian tà và lời nhắn nhủ : phải đấu tranh đến cùng để tiêu diệt cái ác, cái xấu . - Cốt truyện giàu kịch tính ; kết cấu truyện chặt chẽ, lô gíc ; cách dẫn chuyện khéo léo, kể chuyện linh hoạt ; miêu tả sinh động, hấp dẫn. 2. Kĩ năng - Đọc, tóm tắt một tác phẩm tự sự trung đại. - Phân tích nhân vật trong truyện truyền kì. 3. Thái độ : Tự nhận thức, xác định giá trị chân chính của con người trong cuộc sống và sống có bản lĩnh cứng cỏi , dám đương đầu trước thử thách mà không sợ “ cứng quá thì gãy”. B.PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN -SGV, SGK Ngữ văn 10, tập 2 - Dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Ngữ văn 10 - Chuẩn kiến thức kĩ năng Ngữ văn 10 - Ôn tập, kiểm tra đánh giá kết quả học tập Ngữ văn 10 C. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN - Kết hợp đọc diễn cảm và thuyết minh, phân tích , bình giảng, liên hệ, so sánh… D.TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG 1.Ổn định lớp Lớp Thời gian HS vắng Điểm miệng. 10A12. 22 /2/2013. 2.Kiểm tra bài cũ ( 5 phút ) - Câu hỏi : Em hãy tóm tắt một cách ngắn ngọn Chuyện người con gái Nam Xương ? - GV nhận xét, cho điểm HS 3.Bài mới : Ở Ngữ văn lớp 9, chúng ta đã biết đến một bi kịch đôi lứa chia lìa do cuộc chiến tranh phi nghĩa qua số phận Vũ Nương. Hôm nay, thầy và các em tìm hiểu thêm một tài năng văn xuôi trung đại Nguyễn Dữ với Chuyện chức phán sự đền Tản Viên trích từ Truyền kì mạn mục !.

<span class='text_page_counter'>(213)</span> Hoạt động của GV và HS. Thời gian. Nội dung bài giảng. - GV : Phần Tiểu dẫn giúp ta hiểu điều gì về tác giả Nguyễn Dữ ?. 5p. -GV: Đặc điểm thể loại truyền kì ? Giảng: - Truyền kì là một thể văn xuôi tự sự thời trung đại phản ánh hiện thực qua các yếu tố kì lạ, hoang đường. - Đằng sau các chi tiết lì lạ, phi hiện thực, người đọc vẫn có thể tìm thấy những vẫn đề cốt lõi của hiện thực cũng như quan niệm của tác giả.. 5p. I. TIÊU DẪN 1. Tác giả - Nguyễn Dữ sống khoảng thế kỉ XVI. + Gia đình khoa bảng . +Từng làm quan- từ quan về sống ẩn dật. - Sáng tác văn chương để gửi gắm quan điểm sống. 2. Tác phẩm “ Truyền kì mạn lục” a. Thể loại truyền kì - Thể văn xuôi tự sự thời trung đại - Phản ánh hiện thực bằng các yếu tố kì ảo, hoang tưởng. b.Tác phẩm “ Truyền kì mạn lục” - Viết bằng chữ Hán, gồm 20 truyện- viết vào nửa đầu thế kỉ XVI. - Nội dung : + Phản ánh số phận bi thảm của con người. + Ca ngợi tinh thần dân tộc của lớp thức ẩn dật của con người Việt Nam.. - GV: Đọc, tóm tắt, bố cục tác phẩm ? - GV hướng dẫn đọc diễn cảm chú ý lời kể và lời các nhân vật đối thoại, lời bình cuối truyện . - GV: Bố cục của Chuyện chức phán sự đền Tản Viên gồm mấy phần ? Mỗi phần nói vấn đề gì ?. -GV: Ngay đầu truyện, tác giả giới thiệu nhân vật Ngô soạn như thế nào? Cách giới thiệu đó có tác dụng gì ? Giảng: Nhân vật được xây dựng theo phương pháp truyền thống của văn học trung đại, có tên tuổi, , quên quán, tính tình. Cách giới thiệu , gây sự chú ý cho người. 12p. 3p. 9p. II. ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN 1.Đọc- chú thích. 2. Bố cục : 3 phần - Hành động của Ngô Tử Văn. - Bị bắt xuống Minh ti xét xử. - Ngô Tử Văn nhận chức phán sự ở đền Tản Viên. 3. Đọc-hiểu chi tiết a. Hành động của Ngô Tử Văn - Ngô Tử Văn : khẳng khái, nóng tính, cương trực.  Ngay thẳng , hào hiệp, làm việc nghĩa..

<span class='text_page_counter'>(214)</span> đọc ngay từ đầu câu chuyện. - GV: Vì sao Ngô Tử Văn lại đốt đền ? Hành động đó nói lên điều gì ở Ngô Tử Văn ? Giảng: tác giả chọn chi tiết ấn tượng nhất , đó là hành động đốt đền tên tướng giặc của NTV. Đền chùa, miếu mạo là nơi thờ cúng kinh thiêng, vì sao NTV lại đốt ? Hành động quyết liệt của chàng là sự tuyên chiến với hồn ma tên tướng giặc bại trận . Hành động vừa hợp lý trời lòng dân, vừa thể hiện tính cách cương trực, dũng cảm tà hại dân, hại dân . -GV: Vì sao thổ thần lại gặp NTV ? cuộc đối thoại giữa hai nhân vật này giúp ta hiểu thêm điều gì về NTV ? Giảng : -Thổ công xuất hiện hỗ trợ cho cuộc chiến đấu của Tử Văn. Thổ công là người bị tên tướng giặc cướp mất đền, ông phải đến nương nhờ đền Tản Viên. Ông kể tội tên tướng giặc cho NTV viết và báo trước, hắn sẽ tìm cách hãm hại . -GV : Cuộc gặp gỡ với thổ thần có tác dụng gì với sự phát triển của cốt truyện và nhân vật chính ? - Thổ thần được giúp đỡ , cảm kích đền mừng, nói rõ sự thật, cung cấp chứng cớ mong Tử Văn quyết tâm làm việc nghĩa đến cùng. Đó là lô gích tạo ra sự phát triển câu chuyện. -Mặt khác đoạn truyện phản ánh một thực tế - đã được kì ảo hóahiện tượng thần thánh các đền miếu gần quanh cũng tham của đút lót nên đều bênh vực cho tên tướng giặc, khiến Thổ công đàng. 9p. - Ngô Tử Văn đốt đền Vì  tức giận trước “hưng yêu tác quái” của tên hung thần.  trừ họa giúp dân, diệt trừ tận gốc thế lực xâm lăng.. - Ngô Tử Văn gặp thổ thần : + Thổ thần : * Giữ gìn lãnh thổ * Bảo vệ cuộc sống. + Bị cướp đền - nạn nhân của kẻ xâm lăng. + Cương trực, thẳng thắn và tìm người trợ giúp bằng nói rõ sự thật tình cảnh của mình, vạch trần bản chất xấu xa của hồn ma tướng giặc. + Khát vọng chính nghĩa..

<span class='text_page_counter'>(215)</span> cam chịu thất bại.  Người làm việc tốt, việc nghĩa sẽ được đồng tình ủng hộ..  Ngô Tử Văn biết lắng nghe, phân biệt chính -tà , làm theo lời thổ thần.. Chuyển : Vậy tên tướng giặc có chịu để NTV được yên thân không ? -GV: Tinh thần của Ngô Tử Văn trên đường bị bắt như thế nào?Thái độ và lời nói của nhân vật trước Diêm Vương như thế nào Giảng : NTV bị bắt đi, bị quát mắng, uy hiếp, buộc tội, dọa nạt…. 15p. - GV: Kết quả xử kiện nói lên điều gì ? Vì sao Tử Văn lại chiến thắng ? -Bình : Cuộc chiến đấu đến cùng vì lẽ phải, Ngô Tử Văn là hình tượng tiêu biểu cho kẻ sĩ cương trực, khẳng khái, kiên quyết chống gian tà, vượt qua cái chết để bảo vệ chính nghĩa.. 3p. - GV:Việc Tử Văn được tiến cử chức phán sự có ý nghĩa như thế nào?. -GV: Chi tiết Ngô Tử Văn quen cũ gặp quan tân phán sự : Tử Văn không nói, thoắt cái đã cưỡi gió biến mất… gợi cho em suy nghĩ đến chi tiết nào trong Chuyện người con gái Nam Xương ? Giảng: Chi tiết kết truyện gợi nhớ đến cảnh kết Chuyện người con gái Nam Xương, nàng Vũ Nương. 14p. b. Bị bắt xuống Minh ti xét xử + Không sợ hãi, chỉ kêu oan . + Vạch tội hồn tướng giặc ở âm phủ * Giả mạo thổ thần. * Làm hại dân. * Qua mặt Diêm Vương.. Tóm lại : Tử Văn chiến thắng vì sự đấu tranh mạnh mẽ, quyết liệt. Đó là chính nghĩa thắng gian tà.. c. Ngô Tử Văn nhận chức phán sự ở đền Tản Viên - Sử thưởng công xứng đáng. - Khích lệ tinh thần dân tộc. - Bảo vệ công lí. - Ca ngợi, khuyên răn học tập và bảo vệ cái thiện , đấu tranh chống lại cái ác..

<span class='text_page_counter'>(216)</span> cũng biến mất trên sóng trong cái tiếc nuối, khắc khoải và ân hận của Trương Sinh ; còn ở đây khao khát công lí, công bằng xã hội; người có công được thưởng , có tội phải bị trừng phạt, nhưng cũng chỉ là trong mơ ước của con người trung đại mà thôi ! -GV bình về lời bàn của tác giả cuối truyện -HS đọc Ghi nhớ sgk/61 5p -GV: Nêu giá trị nghệ thuật và nội dung của tác phẩm ?. III.TỔNG KẾT 1. Nghệ thuật - Dẫn dắt truyện khéo léo , kết hợp kể, tả sinh động, chi tiết hoang đường giầu kịch tính. - Kết cấu truyện giầu kịch tính. 2. Nội dung - Đề cao , tự hào về vẻ đẹp trí thức Việt -Niềm tin vào công lí, chính nghĩa của nhân dân ta.. 7p - HS tích cực tóm tắt tác phẩm. IV. LUYỆN TẬP Tóm tắt tác phẩm. E. CỦNG CỐ, DẶN DÒ 3p 1. Củng cố - Em có nhận xét gì về nội dung Chuyện người con gái Nam Xương và Chuyện chức phán sự đền Tản Viên ? Những chi tiết nào ở hai truyện là yếu kì ảo và hoang đường ? 2. Dặn dò - Soạn tiết 70- Luyện tập viết đoạn văn thuyết minh. 3. Rút kinh nghiệm bài giảng. Tiết 70. LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN THUYẾT MINH. Ngày soạn : 24/2/2013 Ngày giảng : /2/2013.

<span class='text_page_counter'>(217)</span> Tuần học :. 28. A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1.Kiến thức - Đoạn văn , các yêu cầu viết đoạn văn nói chung. - Các yêu cầu viết đoạn văn thuyết minh. 2. Kĩ năng - So sánh để nhận ra những điểm khác nhau giữa đoạn văn tự sự và đoạn văn thuyết minh. - Vận dụng những kiến thức , kĩ năng về đoạn văn , về văn thuyết minh để viết các đoạn văn . 3. Thái độ : Biết cách thuyết minh hấp dẫn, chính xác trong cuộc sống. B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN - SGK, SGV Ngữ văn 10, tập 2 - Chuẩn kiến thức, kĩ năng Ngữ văn 10 - Dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Ngữ văn 10 C.PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN - Kết hợp ôn tập lý thuyết và thực hành bài tập trong sách giáo khoa, thảo luận theo nhóm, tổ. D. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG 1.Ổn định lớp Lớp Thời gian HS vắng Điểm miệng 10A4 10A6 10A12. /2/2013. 2.Kiểm tra bài cũ ( 5 phút ) - Câu hỏi: Hãy nêu một số phương pháp thuyết minh đã được học ? - HS trả lời, GV nhận xét, bổ sung, chi điểm: + Phương pháp thuyết minh thường gặp : định nghĩa, chú thích , phân tích, phân loại, liệt kê, giảng giải nguyên nhân- kết quả , nêu ví dụ, so sánh, dùng số liệu,… 3. Bài mới : Văn bản thuyết minh là sự hoàn chỉnh giữa nội dung và hình thức, để tạo ra một văn bản thuyết minh thì vai trò nhiệm vụ của đoạn văn thuyết minh cũng không thể thể xem nhẹ, Hôm nay, thầy và các em sẽ Luyện tập viết đoạn văn thuyết minh ! 3.Bài mới : Hoạt động của GV và HS - HS đọc Kết quả cần đạt sgk/62. Thời gian 7p. Nội dung bài giảng I ĐOẠN VĂN THUYẾT MINH.

<span class='text_page_counter'>(218)</span> - GV:Thế nào là đoạn văn ? -HS trả lời, GV định hướng. - GV: Theo em, giữa một đoạn văn sự sự và một đoạn văn thuyết minh ( ĐVTM) có những điểm nào giống nhau và khác nhau ? Vì sao có sự khác nhau và giống nhau như vậy ? -HS trả lời, GV định hướng. - GV: Một ĐVTM đầy đủ mấy thành phần chính ? Các ý trong đoạn có thể được sắp xếp theo các trình tự thời gian, không gian, nhận thức, phản bác chứng minh được không ? Vì sao ? -HS trả lời, GV định hướng. 1. Đoạn văn ( ĐV) - ĐV là một bộ phận của văn bản. ĐV được xác định từ viết hoa lùi đầu dòng đến chỗ chấm xuống dòng ( chấm qua dòng). ĐV có tính trọn vẹn về nội dung và hoàn chỉnh về hình thức. 2. So sánh đoạn văn tự sự và ĐV thuyết minh Tiêu chí Giống nhau BKhác nhau - Đều đảm - ĐV TS viết bảo cấu trúc về một sự của một đoạn việc, chi tiết Đoạn văn tự văn . nhằm trong sự hệ thống cốt truyện. 7p. 5p. ĐVTM - Đều có có cung cấp cho tượng người đọc tri Đoạn văn đối thuyết minh thực hiện cụ thức khoa thể. học về sự vật, hiện tượng .  Sự giống nhau và khác nhau đó là do đặc điểm và phương thức biểu đạt của từng thể loại. 3. Đoạn văn thuyết minh - Có 3 phần : + Nêu vấn đề chứng minh. + Giảng giải, trình bày, giới thiệu. + Tiểu kết vấn đề thuyết minh, - Các ý chính có thể được sắp xếp theo trình tự : + Thời gian ( di tích lich sử ) + Không gian ( danh lam thắng cảnh ) + Nhận thức- phản bác- chứng minh ( các vấn đề xã hội ) II. VIẾT ĐOẠN VĂN THUYẾT MINH. -HS đọc yêu cầu SGK /62. - GV: Em định tập viết đoạn văn nào ? ĐV ấy nằm ở vị trí nào trong bài văn ? -HS trả lời, GV định hướng. 5p. 1. Bước 1. Xác định đối tượng cần thuyết minh - Thuyết minh về một nhà khoa học. - Thuyết minh về một tác phẩm văn học. - Thuyết minh về một công trình nghiên cứu. - Thuyết minh về một gương người tốt, việc.

<span class='text_page_counter'>(219)</span> tốt. - GV : Hãy phác qua đại cương dàn ý cho một bài văn thuyết minh ?. - GV:Câu chuyển đoạn cần được viết thế nào để ĐV sẽ viết tiếp có thể tiếp nối với ĐV trước đó không ? -HS trả lời, GV định hướng - GV: Chỉ có thể viết tốt thành phần chuyện đoạn của một đoạn văn khi nắm vững được mối quan hệ giữa nó- đoạn văn cần viếtvới đoạn văn giả định là đã viết ở trên. Có thể có nhiều cách chuyển đoạn khác nhau, nhưng dù sao theo cách nào thì cũng không thể vượt ra ngoài nguyên tắc ấy. - ĐV nên có câu chủ đề và câu chủ đề nên được đặt ở đầu câu. - Thành phần kết đoạn ( nếu có ) cần có quan hệ hô ứng với thành phần mở đoạn, nhưng không được lặp lại thành phần mở đoạn. - GV: Phải sắp đặt các ý thế nào để đảm bảo tính chặt chẽ và mạch lạc của ĐV ?. - GV: Tìm chủ đề của đoạn văn sgk/63. Câu chủ đề thể hiện nằm ở câu nào trong đoạn văn ? cách sắp xếp của đoạn ? ĐV có đạt hai phẩm chất ( chuẩn xác, hấp dẫn ) của ĐVTM không ?. 2p. 3p. 2p. 2. Bước 2: Xây dựng dàn ý a. Mở bài : ( mấy đoạn, mỗi đoạn nói gì ) b. Thân đoạn ( mấy đoạn, mỗi đoạn diễn đạt một ý hay hơn 1 ý ) c. Kết đoạn : ( mấy đoạn , mỗi đoạn nói gì ) 3. Bước 3: Viết từng đoạn theo dàn ý. - Xác định viết đoạn văn nào ( vị trí nào trong ĐV) - Câu nối tiếp với đoạn văn trước đó ( từ ngữ liên kết ) - Sắp xếp hợp lý các trí thức đó theo thứ tự rõ ràng, rành mạch. - Vận dụng đúng đắn , sáng tạo những PPTM và diễn đạt để ĐV trở nên cụ thể, trong sáng. 4. Bước 4 : Viết và sửa chữa. - Kiểm tra câu chủ đề và các câu tiếp có thống nhất với câu chủ đề không . - Sử dụng PPTM hợp lí không . - Diễn đạt trong sáng và liên kết chặt chẽ không. Phân tích đoạn văn sgk/63: Chủ đề: Quan niệm của Anh-xtanh về thời gian tương đối. - Câu chủ đề : “ Với Anh xtanh .. quan sát”( câu đầu) - Phương pháp thuyết minh : + Nêu ví dụ và số liệu cụ thể. + Chứng minh- nêu giả thuyết. - Trình tự sắp xếp : + Diễn dịch : từ khái quát đến cụ thể. + So sánh , đối chiếu hai con người ở hai.

<span class='text_page_counter'>(220)</span> Vì sao ? không gian : Trên Trái Đất và trong vũ trụ. - Giảng: 7p - Đề văn thuyết minh và dàn ý khái quát : + Đây là đoạn văn thuyết minh Thuyết minh vài nét về con người và sự về nghịch lí giữa thời gian và tốc nghiệp của nhà bác học Anh-xtanh độ. Dàn ý : + Phương pháp thuyết minh - Mở bài dùng trong đoạn văn này là: giải - Thân bài thích, so sánh và nêu số liệu. + Cuộc đời + Nghĩa bóng : khuyên ta hãy + Sự nghiệp : thuyết tương đối; Quan niệm tận dụng thời gian làm việc có về thời gian tương đối năng suất và hiệu quả, nếu cứ - Kết bài lười biếng rong chơi thì sẽ bị “ IV. LUYỆN TẬP : ( HS về nhà làm ) lão hóa” với tốc độ khủng khiếp của ánh sáng ! E. CỦNG CỐ, DẶN DÒ 2p 1. Củng cố - Đoạn văn tự sự và đoạn văn thuyết minh giống nhau và khác nhau như thế nào ? 2. Dặn dò - Soạn tiết 71,72 Hồi trống Cổ Thành ( Trích “ Tam Quốc diễn nghĩa” của La Quán Trung. 3. Rút kinh nghiệm bài giảng. Tiết 71, 72 :. HỒI TRỐNG CỔ THÀNH ( Trích hồi 28 Tam quốc diễn nghĩa ) - La Quán Trung Ngày soạn : 25/2/2013 Ngày giảng : 27/2/2013 Tuần học : 28 A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.

<span class='text_page_counter'>(221)</span> 1. Kiến thức - Hồi trống Cổ Thành- hồi trống thách thức, minh oan và đoàn tụ. - Tính chất kể chuyện ( viết để kể ) biểu hiện ở cốt truyện, ngô từ, hành động, nhân vật mang tính cá thể cao. 2. Kĩ năng - Đọc-hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại. - Phân tích , rút ra đặc điểm tính cách nhân vật 3. Về thái độ : Có thái độ tôn trọng lẽ phải và trân trọng những tính cách cao đẹp của con người B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN - Chuẩn kiến thức, kĩ năng Ngữ văn 10 - SGK, SGV Ngữ văn 10, tập 2 - Giáo dục kĩ năng sống trong môn Ngữ văn ở trường THPT. - Giáo án năm học 2011-2012 - Dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng Ngữ văn 10 C. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN - Kết hợp đọc diễn cảm và thuyết minh, phân tích, bình giảng, so sánh, đối chiếu , thảo luận nhóm,… - Kết hợp bài giảng điện tử + giáo Word. D. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG 1.Ổn định lớp Lớp Thời gian HS vắng Điểm miệng 10A4. 26/2/2013. 10A6. 26/2/2013. 10A12. 29 /2/2013. 2.Kiểm tra bài cũ ( 5 phút ) - Câu hỏi : Việc Tử Văn được tiến cử chức phán sự có ý nghĩa như thế nào? - GV nhận xét, bổ sung, cho điểm :. + Sử thưởng công xứng đáng. + Khích lệ tinh thần dân tộc. + Bảo vệ công lí. + Ca ngợi, khuyên răn học tập và bảo vệ cái thiện , đấu tranh chống lại cái ác 3. Bài mới : Tiểu thuyết Trung Quốc có nhiều loại, trong đó loại giảng sử có sức lôi cuốn người đọc rất lớn. Tiêu biểu là bộ tiểu thuyết lịch sử dài 120 hồi ra đời giữa thế kỉ XV. Đặc điểm nổi bật của tiểu thuyết chương hồi kể lại sự việc theo trình tự thời gian. Tính cách nhân vật thường được thể hiện qua thời gian và đối thoại là chính. Đoạn trích Hồi trông Cổ Thành thể hiện rõ những đặc điểm đó ! Hoạt động của GV và HS Thời Nội dung bài giảng gian - GV yêu cầu HS đọc Kết quả cần đạt sgk/ 74. I. Tiểu dẫn 1. Tác giả.

<span class='text_page_counter'>(222)</span> - GV: Phần Tiểu dẫn giúp em hiểu biết gì về La Quán Trung ?. -GV: Hoàn cảnh sáng tác, kết cấu, nội dung , nghệ thuật của Tam quốc diễn nghĩa ? - Giảng : Tam quốc diễn nghĩa có ảnh hưởng nhiều nhất đến các nước, trong đó có Việt Nam. - Ông vua Lưu Bị nước Thục + Lưu Bị ông tượng trưng cho chữ Nhân, ông từng nói “ta thà thết chứ không làm điều phụ nghĩa” + Tào Tháo tượng trưng cho chữ Gian “ ta thà phụ người chứ không để người phụ ta” + Ngũ hổ tướng tượng trưng cho chữ Dũng .Quan công, Trương Phi , HoàngTrung, Mã Siêu, Triệu Vân, họ đều trên dưới một lòng , Mà biểu tượng chính là 3 anh em : Lưu Bị- Quan Công , Trương Phi. - Đạt đến nội dung, độc đáo về mặt nội dung, nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn kịch tính, xây dựng nhân vật điển hình , sinh động , trong 400 nhân vật ta nhận ra những nhân vật sắc nét: - Tứ tuyệt trong Tam quốc : + Lưu Bị tuyệt nhân + Quan Công tuyệt nghĩa + Không minh tuyệt trí + Tào Tháo tuyệt gian - Toàn là miêu tả chiến tranh,một số trận trong Tam quốc được xếp hàng kinh điển như trận Xích Bích. - La Quán Trung ( 1330-1400) tên La Bản, hiệu Hồ Hải tản nhân. - Lớn lên vào cuối thời Nguyễn đầu thời Minh, thích ngao du một mình. - Ông được giao nhiệm vụ sưu tầm và biên soạn dã sử.  Người đầu tiên có đóng góp xuất sắc cho trường phái tiểu thuyết thời Minh Thanh ở TQ. 2. Tam quốc diễn nghĩa. - Hoàn cảnh ra đời : Cuối Nguyên đầu đời Minh - Kết cấu : 120 hồi: kể lại một nước chia 3 gọi là “ cát cứ phân tranh”, chiên tranh nhân dân đói khổ . - Tóm tắt tác phẩm sgk/ 74 - Thể loại : Tiểu thuyết lịch sử chương hồi - Giá trị nội dung : + Phơi bày cục diện chính trị Trung Hoa thời Tam Quốc trong vòng 100 năm. + Lên án chiến tranh phi nghĩa. + Khát vọng một đất nước thái bình, vua sáng tôi hiền( Triều đình Lưu Bị ) - Giá trị nghệ thuật + Tạo dựng không khí chiến trận. + Xây dựng hình tượng con người anh hùng kiệt xuất..

<span class='text_page_counter'>(223)</span> - Đoạn trích Hồi trông Cổ Thành thuộc hồi 28, gồm các sự việc sau: Chém sái dương anh em hòa giải Hồi Cổ thành tôi chúa đoàn viên + Quan công đến Cổ Thành + Trương Phi kết tội Quan Công + Sái Dương xuất hiện + Trương Phi đánh trống. + Quan Công chém đầu tương giặc . + Anh em đoàn tụ - Tóm tắt + Cửa quan 1: Cửa Đông Lĩnh, chém Khổng Tú. + Cửa quan 2 : Thành Lạc Dương chém tướng giặc ( Mạnh Thản, Hàn Phúc ) + Cửa quan 3 : Nghi Thủy, chém Hiện Hỉ. + Cửa quan 4 : thành Huỳnh Dương , chém Vương Thực. + Cửa quan 5 : cửa sông Hoàng Hà, chém Tần Kỳ. + Của quan 6: khác cửa 5 quan trên là “ cửa quan tình cảm” là cửa quan được dựng nên bởi sự nghi ngờ giữa anh em với nhau, không phải do địch dựng nên. Đó là sự hiểu lầm trong gia đình , nhưng lại giải quyết bằng gươm đao và cái đầu của tướng giặc.. - GV: Vị trí, nội dung, bố cục của đoạn trích ? - Hương dẫn đọc diễn cảm: + Quan Công : giọng từ tốn, nhẹ nhàng. + Trương Phi : Giọng quát thát, giận dữ. + Cam Phu nhân, Mi phu nhân : nhẹ nhàng, ân cần + Người kể chuyện : khách quan, tỉnh táo…. 7p 3. Đoạn trích “ Hồi trống Cổ Thành - Vị trí : Hồi 28/120 hồi - Nội dung : Kể về cuộc gặp gỡ giữa Quan Công và Trương Phi. - Bố cục : 3 phần + Cuộc gặp gỡ giữa Quan Công và Trương Phi + Đoàn tụ. + Ý nghĩa Hồi trống Cổ Thành.

<span class='text_page_counter'>(224)</span> - GV: Cuộc gặp gỡ như thế nào ? Vì sao lại căng thẳng ?. II. Đọc -hiểu văn bản 1. Cuộc gặp gỡ giữa Quan Công và Trương Phi. * Không khí cuộc gặp căng thẳng, kịch tính  do hiểu lầm. + Phản bội lời thề kết nghĩa vườn đào. + Bất trung bất nghĩa * Diễn biến. - GV: Thái độ của hai anh em khi mới nghe tin của nhau ?. - GV :Thái độ của hai anh em khi gặp nhau như thế nào ? Bình : Quan Công đang đứng trước hai hiểu lầm theo Tào và phản anh em . Qua hai hệ thống song song, ta có cảm tưởng đang có cuộc trò chuyện một bên là người trung thành và một bên là kẻ phản bội, người trung thực với kẻ gian dối, bậc quân tử với tu nhân. Quan Công là người hiểu biết, bình tĩnh , nhũng nhường thì Trương Phi lại là người ngay thẳng, nóng nảy mà lỗ mãng. Anh em trở thành thù địch ! - Khổng Tử rất thích kiểu nhân vật như Quan Công. Khổng Tử từng nói “ Chân không lội qua sông lớn mà không biết tiếc thân thì ta không dùng. Ta dùng người vào việc mà biết thận trọng , biết mưu tính để thành công”. Sự kiện/ Quan Công Trương Phi Nhân vật - Mừng rỡ, - Hậm hực, hồ hởi, ngạc tức giận. nhiên - Thái độ : *Khi mới Vui mừng, nghe tin phấn khởi. - Cử chỉ : sai người báo tin, bỏ qua lễ nghi - Ngôn ngữ +Xưng hô : thân tình, bình tĩnh hiểu biết ( hiền - đệ ) * Khi gặp gỡ +Thanh minh Nhờ hai chị dâu - Không có quân mã mang theo.. -Thái độ : Chuẩn bị binh khí đánh anh. - Cử chỉ : thô bạo,... - Ngôn ngữ + Xưng hô: thô lỗ ( màytao) +Kết tội anh : * Thứ nhất : bỏ anh  bất trung bất nghĩa, * Thứ 2 : hàng Tào Tháo  hèn *Thứ 3:Nhận phong hầu tứ tước  Tham. * Thứ 4 : đánh lừa em  Gian Tai nghe , mắt thấy ,.

<span class='text_page_counter'>(225)</span> - Quan Công là mô hình ứng xử kiểu mẫu theo quan niệm của Đạo Khổng “ Tôi trung không thờ hai chủ . Nhưng tôi trung cũng biết giữ mình”. Ta hiểu cái sâu xa ứng xử của Quan Công ở bên Tào mà Trương Phi không thể chấp nhận được. La Quán Trung đã tìm một giải pháp khác . Đó là sự xuất hiện của Sái Dương.. theo Tào phản em. Trương Phi  Quan Công là người là người nhã nóng nảy, nhặn,hiểu ngay thẳng, biết , trung trọng nghĩa tìnhmà lỗ mãng, quyết liệt.. - GV: Trước thái độ của TP , phản ứng của QC ra sao ? Gợi ý( cử chỉ, lời nói, hành động ). - GV: Nhà văn hóa giải hiểu lầm như thế nào ? Tại sao ? (Thảo luận chung) Câu trả lời nào đúng nhất về tính chất sự xuất hiện của Sái Dương ở Cổ Thành ? A. Vô lí B. Ngẫu nhiên, hợp lí. C.Hợp lý D. Ngẫu nhiên. Bình : Sự xuất hiện của Sái Dương vừa ngẫu nhiên vừa hợp lí. - Bởi về mặt khách quan Sái Dương được Tào Tháo sai đi đáng Lưu Tích,và bất ngờ gặp Quan Công ở Cổ Thành . - Còn về mặt chủ quan Sái Dương là tướng Tào duy nhất của Tào duy nhất không phục Quan Công . Lại thêm cháu ngoại của là Tần Kỳ vừa bị Quan Công giết ở cửa quan thứ 5. Nghệ thuật kể chuyện của Tam quốc luôn hấp dẫn bất ngờ mỗi tình huống được tạo ra đều phù hợp tính cách các nhân vật, phù hợp với sự phát triển của cốt truyện. Và. - Chém đầu Ba hồi Sái Dương. trống.. * Thử thách.  Chứng tỏ  Thách thức lòng trung lòng trung nghĩa. nghĩa..

<span class='text_page_counter'>(226)</span> chính là cở sở để bộc lộ tư tưởng của tác giả. - Quan Tào đến Phi càng thêm nghi ngờ .Phi đặt điều kiện trong 3 hồi trống QC phải lấy được đầu Sái Dương . Giảng : Trước tiên về con số 3 Con số 3 quen thuộc trong Tam quốc, nó gợi ra sự hài hòa , -Tam quốc ( 3 nước ) -Tam kết nghĩa ( 3 người kết nghĩa vườn đào ), có những việc đến lần thứ 3 mới làm được. -Tam cố thảo lư ( 3 lần đến lều cỏ ) mới mời được Khổng Minh, Đông Ngô đến đời thứ 3 là Tôn Quyền mới lập được quốc. Và vì thế nếu vượt quá ngưỡng 3 việc tự nhiên hỏng đây là một con số tồn tại trong quan niệm, gợi ra nhiều ý nghĩa : + Hợp - Tan +Vững vàng- Suy yếu +Trọn vẹn - Phá hủy Như vậy lúc này , Quan Công đứng trước hai lựa chọn hoặc trung nghĩa hoặc bất nghĩa, thêm nữa khi Phi nói “Nếu mày quả có lòng thực ta đáng ba hồi trống, mày phải chém được tên tướng ấy”. Câu này phải được hiểu sâu hơn sâu hơn . Phi muốn anh lấy đầu Sái Dương không đắn đo, theo như miêu tả của tác giả hồi trống mà Trương Phi đánh chắc hẳn không thể dài. Cuối cùng Sái Dương lại là một kẻ không phục lại đang khao khát lấy đầu Quan Công . Nên việc lấy đầu Sái Dương là việc không hề nh. Vì vậy điều kiện mà Trương Phi đưa ra là một thách thức lớn đối với Quan Công : - Điều kiện là 3 hồi nhưng Quan Công lấy đầu Sái Dương chỉ lấy đầu Sái Dương trong chưa đầy.

<span class='text_page_counter'>(227)</span> một hồi. -Về tài năng của Quan Công thì chúng ta đã rõ : Về thái độ có thể nói rằng chưa bao giờ động lực giải oan với Quan Công chưa bao giờ mạnh mẽ như lúc này . Bởi không chỉ Phi nghi ngờ mà trước đó mà bản thân Lưu Bị đã viết thư khiển trách em sao nửa đường nỡ bỏ nhau. Lúc đó, Quan Công đã khóc và viết thư phúc đáp .Do đó Quan Công chém đầu Sái Dương bằng tất cả sự nóng lòng của mình bằng khao khát đoàn tụ cùng anh em.Vì thế hành động chém đầu Sái Dương nói cũng lên tấm lòng trung nghĩa của Quan Công .Việc chém đầu Sái Dương trong một hồi trống có ý nghĩa minh oan đối với Quan Công . Bởi chém đầu Sái Dương là việc mắt đã thấy cho nên sẽ đã hóa giải hiểu lầm được anh đến lừa bắt. Còn việc theo Tào là tai nghe cũng vì đó việc theo mà dễ dàng được hóa giải Tào , trăm nghe không bằng một thấy và với hai anh em. Đó là hồi trống của sự đoàn tụ.. - GV: Kết thúc buổi gặp, tại sao Trương Phi lại khóc và lạy Quan Công ?. - GV: Nhận xét của em về hai. -Nhân hậu, vị * Kết thúc tha Quan buổi gặp Công được minh oan. -Trương Phi thụp lạy Quan  ân hận, tạ lỗi,tình cảm , phục thiện.  Quan Công và Trương Phi đều là những người anh hùng . Họ cũng là con người trung.

<span class='text_page_counter'>(228)</span> nhân vật ?. - GV: Ý nghĩa của Hồi trống Cổ Thành ? - HS đọc Ghi nhớ sgk/79. -GV: Giá trị nghệ thuật và giá trị nội dung của đoạn trích ?. E. CỦNG CỐ, DẶN DÒ 2p 1. Củng cố 2. Dặn dò 3. Rút kinh nghiệm bài giảng. hiếu giữa đời thường. Những mâu thuẫn xẩy ra với họ được giải quyết vấn đề bằng gươm đao. Đó là cách giải quyết thường thấy của nhân vật của tiểu thuyết chương hồi. 2. Đoàn tụ Ca ngợi vẻ đẹp của con người trong chiến trận. 3.Ý nghĩa Hồi trống Cổ Thành -Hồi trống minh oan -Hồi trống thách thức -Hồi trống đoàn tụ III. Tổng kết 1. Nghệ thuật - Tính cách nhân vật nhất quán, xung đột giàu kịch tính. - Lối kể chuyện lôi cuốn, hấp dẫn. 2. Nội dung - Đề cao , ca ngợi vẻ đẹp của những người anh hùng nghĩa liệt. IV. TRẮC NGHIỆM.

<span class='text_page_counter'>(229)</span>

<span class='text_page_counter'>(230)</span>

×