Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Giao lưu và tiếp biến văn hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (75.79 KB, 18 trang )

GIAO LƯU VÀ TIẾP BIẾN VĂN HÓA
Bản chất của giao lưu văn hóa văn hóa
Bản chất của giao lưu văn hóa là phát triển trong mọi nền văn hóa dân tộc
trên thế giới. Nó là hệ quả của sự tiếp xúc và là nguyên nhân, điều kiện cho
sự hội nhập của các nền văn hóa khác nhau khi có dịp gặp gỡ nhau trong
những điều kiện, hồn cảnh nào đó.
Giao lưu văn hóa chính là q trình trao đổi chất giữa các nền văn hóa với
nhau. Mỗi nền văn hóa dân tộc sẽ bị suy thối nếu khơng có q trình trao đổi
chất này. Mà q trình này chính là sự tác động biện chứng giữa yếu tố nội sinh
và yếu tố ngoại sinh của nền văn hóa dân tộc .Yếu tố nội sinh là những yếu tố
vốn có, nội thuộc của một nền văn hóa, cịn những yếu tố ngoại sinh là những
yếu tố có nguồn gốc từ nền văn hóa khác nhau giao lưu đã nhập vào nền văn
hóa chủ thể. Trong hai loại yếu tố này, thì yếu tố nội sinh thường có vai trị quan
trọng hơn. Bởi yếu tố nội sinh là chủ thể, yếu tố nội sinh làm nên thực chất của
một nền văn hóa, còn yếu tố ngoại sinh chỉ là một khách thể, bổ sung và làm
cho nền văn hóa đó phong phú hơn, đa dạng hơn. Yếu tố nội sinh còn quy định
sự tiếp nhận yếu tố ngoại sinh nào và cách tiếp nhận nó. Tuy vậy, khơng phải
lúc nào và ở đâu yếu tố nội sinh cũng đóng vai trị chủ đạo. Trong xã hội hiện
đại, xu thế quốc tế hóa và tồn cầu hóa ngày càng diễn ra mạnh mẽ thì yếu
tố ngoại sinh cũng đóng vai trị khơng kém phần quan trọng. Vì vậy, khi
nghiên cứu sự vận động và phát triển nền văn hóa dân tộc khơng thể coi nhẹ cả
hai yếu tố kể trên.
Định nghĩa thế nào là giao lưu văn hóa
Giao lưu văn hóa bao hàm trong đó sự chung sống của ít nhất hai nền văn
hóa ( của hai cộng đồng,hai dân tộc, hai đất nước) và giao lưu là hình thức quan
hệ trao đổi cung có lợi, giúp đáp ứng một số nhu cầu không thể tự thỏa mãn của
mỗi bên, giúp tăng sự hiểu biết lẫn nhau giữa các nền văn hóa đẻ từ đó nhằm
nảy sinh nhiều nhu cầu mới thúc đẩy mỗi bên văn hóa phát triển. Do đó giao lưu
văn hóa là dạng cộng sinh giữa các nền văn hóa.



Giao lưu văn hóa là sự trao đổi qua lại hai chiều những sản phẩm văn hóa
giữa các cộng đồng dân tộc quốc gia với nhau, là sự giao thoa, học tập lẫn nhau,
ảnh hưởng lẫn nhau, bổ sung cho nhau để làm phong phú cho văn hóa của mình.
Trong cuộc sống hàng ngày cũng vậy, con người có thể ảnh hưởng lẫn nhau, có
ảnh hưởng chủ động (học người) và ảnh hưởng thụ động.
Giao lưu VH là sự vận động thường xuyên gắn với sự phát triển của văn
hóa xã hội. Trong đời sống xã hội, giao lưu càng mạnh mẽ thì mọi sáng tạo văn
hóa được phổ biến và chuyển tải càng rộng rãi, sẽ góp phần nâng cao đời sống
văn hóa của cộng đồng. Ngược lại, đời sống cộng đồng càng được nâng cao
càng có điều kiện mở rộng giao lưu văn hóa. Đó là phép biện chứng của sự phát
triển văn hóa trong cộng đồng xã hội.
Các loại hình giao lưu văn hóa
1. Tương tác trực tiếp – gián tiếp
Ít nhất phải có 2 đối tượng cùng tham gia (nhóm người; đối tượng…). họ
phải gặp nhau; phải tiếp xúc; trao đổi qua cấc hình thức trực tiếp như: xem các
chương trình diến thuyết, trao đổi, xem các chương trình văn hóa nghệ thuật,
truyền giáo,…hay gián tiếp như qua các kênh phương tiện thông tin đại chúng,
kênh báo chí…họ có thể trên tinh thần tự nguyện hoặc cưỡng bức.
2. Hợp tác – cạnh tranh
Thông qua bối cảnh hiện nay thể hiện trên các lĩnh vực cụ thể như kinh
thế , chính trị, bản sắc văn hóa của từng dân tộc, quốc gia. Quốc gia, dân tộc nào
phát triển mạnh hơn thì sức chi phối về văn hóa trên các lĩnh vực đó sẽ có sức
ảnh hưởng mạnh hơn. Và quá trình hợp tác – cạnh tranh là để cùng sinh lợi,
cùng học hỏi làm mới mẻ thêm bản sắc văn hóa dân tộc, khu vực. Sự phát triển
lớn mạnh địi hỏi sự khơn ngoan trong q trình hợp tác – cạnh tranh trong giao
lưu văn hóa.
Nguyên tắc trong giao lưu văn hóa
1. Chấp nhận sự khác biệt



Mỗi quốc gia, dân tộc đều có bản sắc, đặc trưng riêng biệt của mình vì
vậy chấp nhận sự khác biệt đó la lẽ đương nhiên trong nguyên tắc giao lưu văn
hóa. Đó là nền văn hố tiên tiến,
đậm đà bản sắc dân tộc, có cái riêng, cái quá khứ độc đáo của truyền
thống, tâm
hồn, cốt cách, lối sống, phong tục và tập quán , kết hợp những tinh hoa
văn hố nhân loại, đồng thời dung hợp, tích hợp những giá trị văn hố của
thời
đại.
2. Tơn trọng lẫn nhau
Chấp nhận sự khác biệt thể hiên sự tôn trọng nền văn hóa truyền thống
của mỗi quốc gia, dân tộc. Có tơn trọng họ thì họ mới tơn trọng lại mình. Đi tới
đâu cần tơn trọng nét văn hóa riêng ở nơi đó, có thể gọi là nhập gia tùy tục.
3. Hướng tới sự gần gũi, tương đồng
Trong quá trình giao lưu văn hóa thường tìm được những nét tương đồng
gọi là điểm trồng lên nhau. Khi có điểm đó các quốc gia dân tộc đó thường trở
nên gần gũi hơn, thân thiết hơn và dễ dàng hợp tác tiến tới phát triển hơn.
Vai trị của văn hóa truyền thống trong giao lưu văn hóa
1. Khái niệm về văn hóa truyền thống – các yếu tố tạo nên văn hóa truyền thống
Bên cạnh các tính từ cổ truyền và hiện đại trong các khái niệm văn hoá cổ
truyền, văn hoá hiện đại nói trên, cịn có các tính từ truyền thống và hiện
đại trong các khái niệm: xã hội truyền thống, văn hoá truyền thống, xã hội hiện
đại, văn hoá hiện đại.
Khi nói văn hố truyền thống và văn hố hiện đại, các nhà chuyên môn
không quan tâm đến việc phân biệt về thời gian mà chú ý phân biệt về hai
phương thứcsinh tồn xã hội dựa trên hai mơ hình tổ chức. Họ đã phân biệt hai
loại hình xã hội khác nhau về phương thức sinh tồn xã hội như là sự phân biệt
của hai loại tập hợp con người và xã hội: một loại tập hợp mang tính chất cộng



đồng và một tập hợp khơng mang tính chất cộng đồng. Loại thứ nhất được tổ
chức nên bởi các đơn vị cộng đồng và loại thứ hai được tổ chức nên bởi các đơn
vị tập đoàn. Sự phân biệt cơ bản giữa hai loại tập hợp xã hội đó là: các tập hợp
có tính chất cộng đồng dựa trên tính trội của truyền thống, cịn các tập hợp
khơng có tính chất cộng đồng thì dựa trên tính trội của sự suy lí. Cộng đồng là
đơn vị xã hội truyền thống, cịn tập đồn là đơn vị xã hội duy lí, hiện đại.
Theo nhận thức của PGS. Chu Xuân Diên, khái niệm con người chức
năng do PGS. Trần Đình Hượu đề xuất và gần đây PGS. Phan Ngọc thường sử
dụng, có lẽ có nội dung trùng hợp với khái niệm nhân vật của Giăng Poariê. Sự
khác nhau giữa hai loại đơn vị trên đây là cơ sở cho sự phân loại xã hội thành
hai loại lớn. Đó là:
* Các loại xã hội truyền thống (gồm các xã hội cổ xưa, là những xã hội tiền
công nghiệp ở các xứ nhiệt đới hoặc các xã hội nông nghiệp của châu Âu cũ mà
một số vẫn còn tồn tại dai dẳng cho đến ngày này).
* Các xã hội duy lí, các xã hội hiện đại, tức xã hội công nghiệp.
Năm 1991, Giăng Poariê lại phân biệt chi tiết hơn bốn loại xã hội sau:
+ Các xã hội truyền thống sản xuất (có nơng nghiệp và chăn nuôi)
+ Các xã hội truyền thống chủ nghĩa (có chữ viết)
+ Các xã hội duy lí chủ nghĩa (có máy móc mở ra thời đại cơng nghiệp)
+ Các xã hội kiểu duy lí (xã hội hậu cơng nghiệp).
Theo cách phân loại trên đây, xã hội Việt Nam thời Đại Việt (xã hội của
người Việt) thuộc loại thứ hai (các xã hội truyền thống có chữ viết)(3). PGS.
Chu Xuân Diên cho rằng, hiện nay, xã hội Việt Nam (xã hội của người Việt)
đang trong quá trình chuyển biến sang loại hình xã hội cơng nghiệp, đồng thời
có cả sự bắt đầu những mầm mống của xã hội hậu công nghiệp. Cùng với sự
chuyển biến của xã hội từ truyền thống sang hiện đại như vậy, cũng đang diễn ra
sự chuyển biến từ văn hoá truyền thống Việt Nam sang loại hình văn hố hiện
đại.



Như vậy, văn hoá truyền thống và văn hoá hiện đại khơng phải là hai văn
hố khác nhau hay nối tiếp nhau về thời gian mà là hai văn hoá khác nhau về
loại hình.
Ở xã hội người Việt, sự chuyển biến từ loại hình văn hố truyền thống
sang loại hình văn hố hiện đại được tính mốc từ đâu? Điều này liên quan đến
việc phân kì văn hố.
Chúng tơi quan niệm văn hố Việt Nam có các thời kì sau:
+ Thời kì hình thành những nền tảng (tiền sử và sơ sử)
+ Thời kì chuyển tiếp (thiên niên kỉ đầu Cơng ngun)
+ Thời kì văn hố truyền thống (từ thế kỉ X đến cuối thế kỉ XIX)
+ Thời kì chuyển tiếp (từ cuối thế kỉ XIX đến nay).
Trong mỗi thời kì lại có những giai đoạn.
Về cơ bản, chúng tơi chia sẻ các quan niệm của GS. Ngô Đức Thịnh,
PGS. Chu Xn Diên; mặt khác, chúng tơi có một vài điểm khác. Khác với
PGS. Chu Xuân Diên, chúng tôi quan niệm văn hoá truyền thống bắt đầu từ thế
kỉ X cho đến cuối thế kỉ XIX (PGS. Chu Xuân Diên cho rằng từ thế kỉ X đến
năm 1858). Nếu GS. Ngô Đức Thịnh cho rằng từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1945
là giai đoạn chuyển tiếp văn hoá lần thứ hai, từ năm 1945 đến thế kỉ XXI đang
và sẽ diễn ra một giai đoạn văn hoá mới [6, tr.7-8]; thì chúng tơi quan niệm từ
cuối thế kỉ XIX đến nay (và đến trên một chục năm nữa) là thời kì chuyển tiếp
từ văn hố truyền thống sang văn hố hiện đại.
Sự chuyển đổi về mặt văn hố đó đã và đang diễn ra theo ba hướng (như
Chu Xuân Diên đã tổng kết):
1. Kế thừa và phát huy các giá trị của văn hoá truyền thống. Trong nửa thế kỉ
qua, chúng ta đã có nhiều thành tựu trong hướng này, thông qua các biện pháp
bảo tồn, phát huy các giá trị đó, nghiên cứu và phổ biến các giá trị đó khiến cho
những giá trị đó xưa kia thường chỉ được một bộ phận dân cư biết đến, nay trở
thành tài sản chung của toàn dân.



2. Tiếp nhận những giá trị văn hoá thế giới bằng con đường nghiên cứu, giới
thiệu, phổ biến những giá trị văn hố đó một cách rộng rãi, tạo điều kiện cho các
tầng lớp nhân dân đông đảo làm giàu thêm hành trang văn hố của mình bằng
những tài sản văn hố tồn nhân loại và hội nhập được vào thế giới hiện đại.
3. Phát triển các hoạt động văn hoá mới, kết hợp những giá trị văn hoá truyền
thống với những giá trị văn hoá mới. Hoạt động sáng tạo này triển khai trên cả
lĩnh vực văn hoá vật chất và văn hố tinh thần, sẽ hình thành dần bộ phận cơ
bản và quan trọng hơn cả trong cấu trúc của nền văn hoá Việt Nam hiện tại và
tương lai.
Ba hướng chuyển đổi từ văn hoá truyền thống sang hiện đại trên đây diễn
ra vừa theo cách tự phát vừa theo cách định hướng của nhà nước(5), vì vậy rất
phức tạp và nhiều khi bộc lộ những dấu hiệu của một tình trạng khủng hoảng
văn hố, tình trạng này tất yếu xảy ra khi có biến động lớn về kinh tế và chính
trị xã hội [2, tr.294-295].
Vai trị của văn hóa truyền thống trong vấn đề hội nhập thì chúng ta phải
sử lý mối quan hệ như thế nào?
Trước xu thế tồn cầu hóa, Đảng ta u cầu phải "Làm cho văn hóa thấm
sâu vào từng khu dân cư, từng gia đình, từng người, hồn thiện hệ giá trị mới
của con người Việt Nam, kế thừa các giá trị truyền thống của dân tộc và tiếp thu
tinh hoa văn hóa của lồi người, tăng sức đề kháng chống văn hóa đồi trụy, độc
hại. Nâng cao tính văn hóa trong mọi hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội và sinh
hoạt của nhân dân".
1. Đóng cửa – mở cửa
Nếu tính độc lập văn hóa nhấn mạnh đến khía cạnh chính trị của văn hóa
thì bản sắc văn hóa nhấn mạnh đến khía cạnh truyền thống của nó. Bản sắc văn
hóa là những đặc điểm để phân biệt dân tộc này với dân tộc khác và nó được
hình thành tự nhiên bởi sự tác động của nhiều yếu tố khác nhau như địa lý, lịch
sử và cả những yếu tố ngẫu nhiên. Bản sắc văn hóa dân tộc đóng vai trị quan



trọng trong đời sống tinh thần cũng như vật chất của con người. Văn hóa hay là
bản sắc chính là dấu hiệu để phân biệt người này với người kia, cộng đồng này
với cộng đồng kia, quốc gia này với quốc gia kia và là kết quả của cộng đồng đó
hay con người đó tương tác với chính mình và tương tác với các cộng đồng
khác. Văn hóa thể hiện nhân cách xét về mặt cá nhân và bản sắc dân tộc xét về
mặt cộng đồng. Chính bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc làm cho con người khác
nhau chứ không làm cho con người đối lập với nhau vì bản thân văn hóa được
hình thành nên bởi một cộng đồng chứ khơng phải một cá nhân. Văn hóa chính
là thơng điệp chung sống vì vậy nó có giá trị chung sống.
Chúng ta không thể phủ nhận sự bành trướng của văn hóa phương
Tây trên thế giới trong vịng hơn một thế kỷ qua cũng như sự tất yếu của giao
lưu giữa văn hóa phương Đơng và phương Tây. Trong q trình tồn cầu hóa về
văn hóa như hiện nay khơng ít người lo ngại về sự mất mát bản sắc dân tộc. Họ
lo sợ sự bành trướng và ảnh hưởng của văn hóa phương Tây. Thật ra đó là
những mối lo ngại khơng có cơ sở vì nếu chúng ta cường điệu nhiệm vụ bảo vệ
bản sắc dân tộc một cách chủ quan thì sẽ làm cho chúng ta tự trở thành dị biệt
với nhân loại trong khi thế giới đang đi theo xu hướng tất yếu của sự hòa hợp.
Sớm hay muộn, các dân tộc cũng hội tụ đến một tiêu chuẩn chung sống giữa
con người. Vì thế một bản sắc tốt là một bản sắc tự nó phải có khả năng hịa hợp
với các bản sắc khác. Trong sự nghiệp phát triển, một chính phủ khơn ngoan
phải biết phát huy những thế mạnh của văn hóa dân tộc, đồng thời, biết học hỏi
những cái hay, cái tốt của các dân tộc khác để dân tộc mình có thể tương tác với
nhiều cộng đồng văn hóa khác. Hội nhập vào thế giới, đó chính là con đường
tiến bộ.
Tồn cầu hóa về văn hóa và những tác động của nó đến đời sống
kinh tế, chính trị


Về kinh tế: Tác động của tồn cầu hóa về văn hóa đối với các hoạt
động kinh tế là rất rõ ràng. Trước hết, trong thời đại hiện nay, sự phân biệt giữa

những giá trị kinh tế và giá trị văn hóa ngày càng trở nên mập mờ vì những giá
trị này đan xen với nhau làm cho việc phân biệt chúng trở nên khó khăn. Bất kỳ
một sản phẩm nào đều chứa trong nó những giá trị kinh tế và cả những giá trị
văn hố. Do đó chúng ta cần phải ý thức về sự phân biệt mang tính tương đối
này. Thứ hai, giao lưu văn hóa trong bối cảnh tồn cầu hóa như hiện nay do ở
mức độ cao hơn, sâu sắc hơn đã có những tác động mạnh mẽ đến giao lưu về
kinh tế, ảnh hưởng đến tất cả các mặt của kinh tế trong đó 3 khía cạnh sau được
coi là cơ bản:
(1) Tồn cầu hóa về văn hóa ảnh hưởng đến sản xuất bởi lẽ văn hóa tạo
nên một phần giá trị của sản phẩm, trong một số sản phẩm thậm chí là phần lớn
nhất
(2) Tồn cầu hóa về văn hóa ảnh hưởng đến tổ chức lao động và chất
lượng lao động
(3) Tồn cầu hóa về văn hóa quy định những tiêu chuẩn chung trong sản
xuất và lưu thông
Nhận thức được những tác động của tồn cầu hóa về văn hóa đối
với kinh tế địi hỏi những người có trách nhiệm khơng được phép bỏ qua những
giá trị văn hóa trong q trình tổ chức lao động, sản xuất và lưu thơng hàng hố.
Từ lâu, các công ty đa quốc gia được coi là các tác nhân chính của sự trao đổi
và hợp tác kinh tế quốc tế thông qua đầu tư, chuyển giao công nghệ, nghiên cứu
khoa học và cả giao lưu văn hoá. Chúng ta phải khẳng định rằng, chính giao lưu
văn hóa đã thúc đẩy hội nhập kinh tế trên phạm vi toàn thế giới và đến lượt hội
nhập kinh tế kéo con người xích lại gần nhau trên cơ sở tuân theo những tiêu
chuẩn chung được quy định làm nền tảng cấu thành nên những giá trị văn hóa
chung của tồn nhân loại.


Về chính trị: ảnh hưởng của tồn cầu hóa về văn hóa đến chính trị
cũng rất rõ ràng. Tồn cầu hóa về văn hóa đang làm lan truyền trên khắp thế
giới những giá trị phổ biến như nhân quyền, dân quyền, dân chủ, tự do… đồng

thời làm thay đổi tính chất của các quan hệ xã hội. Trong thế giới hiện nay, dân
chủ khơng chỉ mang tính chính trị xã hội mà còn là điều kiện tiên quyết cho phát
triển. Khi con người ràng buộc với nhau trên quy mô tồn cầu, việc giải phóng
năng lực sáng tạo của mỗi con người là điều kiện cốt yếu để một quốc gia có
khả năng cạnh tranh. Khi tất cả các khả năng sáng tạo của mỗi dân tộc được giải
phóng thì mỗi dân tộc càng có tiềm lực lớn hơn. Do đó, phổ biến các giá trị dân
chủ là xu thế tất yếu và tồn cầu hóa buộc các dân tộc, các tơn giáo khác nhau
phải ngồi lại cùng nhau tìm ra các tiêu chuẩn chung sống của toàn nhân loại.
Trong những thập kỷ gần đây, UNESCO và các tổ chức tiến bộ đã
cùng đặt lại vấn đề văn hóa và giao lưu văn hố, khẳng định lại vị trí của văn
hóa so với kinh tế và chính trị trong sự phát triển chung của nhân loại và của
mỗi dân tộc. Những năm quốc tế khoan dung, về người già, về trẻ em đều phản
ánh nguyện vọng chính đáng của nhân loại. Cùng với xu thế tự do thương mại,
xu thế tồn cầu hóa về văn hóa đang góp phần làm cho các nước trên thế giới
xích lại gần nhau. Do đó, các nhà chính trị phải chấp nhận những ngun tắc đối
thoại chung trên phạm vi tồn cầu. Đó là những tiêu chuẩn trong sản xuất về sử
dụng lao động trẻ em, lao động tù nhân hay những tiêu chuẩn về môi trường vấn đề hiện nay đã trở thành vấn đề đạo đức… Như vậy tồn cầu hóa nói chung
và tồn cầu hóa về văn hóa nói riêng buộc các quốc gia phải cùng nhau hợp tác,
cùng nhau xây dựng một thế giới chung hịa bình và ổn định, trong đó giá trị cá
nhân khơng được phép bỏ qua.
Tồn cầu hóa về văn hóa và những phản ứng cực đoan: Giao lưu
văn hóa bên cạnh những mặt tích cực vẫn chứa đựng nhiều mâu thuẫn về tư


tưởng, quan điểm, nội dung... Rõ ràng phản ứng của các quốc gia đối với tồn
cầu hóa về văn hóa là không giống nhau. Phải khẳng định rằng, người được
hưởng lợi nhiều nhất từ q trình tồn cầu hóa về văn hóa chính là nhân loại.
Tuy nhiên vẫn có khơng ít kẻ bị thua thiệt. Đó là những lực lượng kinh tế, tơn
giáo khác nhau, với những lý do ích kỷ hay lạc hậu nào đó, muốn duy trì quyền
lực và lợi ích của mình bằng phương thức cai trị cũ. Thế giới ngày nay vẫn phải

chứng kiến những xung đột sắc tộc, tôn giáo như các cuộc xung đột kéo dài ở
Trung Đông, vùng Vịnh, nhiều nước châu á, châu Phi, vùng Ban Căng hay ở
Đông Timor... Những phản ứng cực đoan như khủng bố, xung đột sắc tộc hay
xung đột về tơn giáo như vậy phản ánh tình trạng lạc hậu, bảo thủ về văn hóa
của một bộ phận nhân loại và nó tác động trở lại kinh tế và chính trị. Điều đó
thực ra cũng là tất yếu. Khi các nền văn hóa xâm nhập lẫn nhau, những giá trị
phổ biến xâm nhập vào những giá trị cá biệt, những vùng cá biệt sẽ gây ra
những phản ứng trong đó có những phản ứng cực đoan. Do các đặc thù chính
trị, đặc thù địa lý mà những phản ứng luôn luôn khác nhau và nếu thái quá thì
trở thành những phản ứng cực đoan. Nhưng cho dù có những phản ứng cực
đoan ấy thì nhân loại vẫn khơng lùi bước trên xu thế tồn cầu hóa về văn hoá.
Những phản ứng cực đoan ấy dần dần sẽ phải mất đi cùng với những lợi ích mà
họ nhận, trong quá trình nghiên cứu, trong quá trình hưởng thụ những thành quả
văn hóa chung của nhân loại. Hiểu rằng những phản ứng cực đoan là tất yếu,
nhân loại tiến bộ phải cảnh giác và hợp tác tìm ra các giải pháp cùng chống lại
những biểu hiện tiêu cực như vậy. Giải pháp đó chính là nâng cao dân trí, xây
dựng xã hội văn minh, nhà nước pháp quyền, xây dựng cơ chế kiểm sốt tồn
cầu mang tính dân chủ, bình đẳng, hỗ trợ cùng nhau phát triển kinh tế, giảm
mâu thuẫn giữa các dân tộc, các khu vực…
Cần phải khẳng định rằng q trình tồn cầu hóa về mặt văn hóa là
một q trình tự nhiên, nó khơng phụ thuộc vào bất cứ ai cũng như không chịu
sự kiểm sốt của bất cứ lực lượng nào. Tồn cầu hóa về văn hóa sẽ làm lan toả


toàn cầu những thước đo mới, những tiêu chuẩn mới trong cuộc sống của nhân
loại và do đó nó khơng tương thích với một vài cách quản lý cũ, một vài cách
cai trị cũ hoặc cách kinh doanh cũ. Chúng ta khơng thể đứng ngồi xu thế chung
này. Nhưng chúng ta có thể lựa chọn một chính sách khơn ngoan, làm sao để
chúng ta ít bị thua thiệt và chúng ta có thể tận dụng tối đa những cơ hội từ quá
trình này. Chúng ta cần phải biết chủ động hướng các chính sách của mình sao

cho phù hợp với xu thế tồn cầu hóa về văn hố, và biện pháp cấp bách nhất,
đồng thời cũng là tốt nhất cho tất cả các dân tộc là dân chủ hóa xã hội và cùng
nhau xây dựng một hệ tiêu chuẩn văn hóa - chính trị chung tồn cầu để vừa
cạnh tranh vừa hợp tác hịa bình vì một thế giới ngày càng ổn định hơn trong
tương lai.
Để chấn hưng dân tộc Việt Nam trong thế kỷ XXI, để mở cửa và hội nhập
quốc tế, nhất định chúng ta phải quảng bá những di sản văn hóa, những tinh
hoa
tư tưởng Việt Nam trong giao lưu, tiếp xúc và đối thoại với các nền văn hóa của
các dân tộc trên thế giới. Việc mở cửa để hoà nhập với khu vực và các nước
trên
thế giới, tiếp thu các thành tựu văn hoá, văn minh của nhân loại địi hỏi chúng
ta
phải có một trình độ văn hoá tương ứng để tiếp biến các thành tựu đó và làm
chủ
được q trình cơng nghệ để cơng nghệ hố, hiện đại hố đất nước. Khơng một
dân tộc nào có thể đứng ngồi hoặc quay lưng với xu thể tồn cầu hố và cuộc
cách mạng khoa học - công nghệ đang phát triển mạnh mẽ và lan rộng khắp thế
giới. Các quốc gia, dân tộc muốn tiến lên phải hoà nhập vào trào lưu chung,
phải
biết lợi dụng thành tựu của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại;
đồng


thời phải chống lại những ảnh hưởng tiêu cực của xu hướng tồn cầu hố và
mặt
trái của q trình hiện đại hố đang diễn ra hiện nay, đó là:
- Xu hướng tuyệt đối hố một mơ hình phát triển - mơ hình CNTB phương
Tây. Xu hướng này cho rằng muốn tiến lên HĐH-CNH thì các nước đang phát
triển phải đi con đường mà Tây Âu đã đi. Hiện đại hoá có nghĩa là Tây Âu hố

( hay Mỹ hố ), lấy Tây Âu làm mẫu mực.
- Xu thế nhất thể hoá đời sống nhân loại, xu hướng áp đặt văn hoá và “đế
quốc chủ nghĩa” trong văn hoá, do hậu quả của q trình tồn cầu hố và hiện
đại hố hiện nay. Xu hướng nhất thể hoá đời sống nhấn loại là đồng dạng hố
lối
sống nhân loại thơng qua các sản phẩm vật chất và tinh thần.
- Xu hướng áp đặt văn hoá và “đế quốc chủ nghĩa” trong văn hoá, đem giá
trị của dân tộc này áp đặt cho dân tộc khác ( như tự do, nhân quyền, dân chủ,
cơng bằng,… ), lấy sản phẩm văn hố của dân tộc này thay thế hoặc lấn át sản
phẩm văn hoá của dân tộc khác bằng sức mạnh kinh tế, công nghệ hiện đại.
Các xu thế trên dẫn đến sự nghèo nàn đời sống văn hoá tinh thần của nhân
loại, làm suy giảm khả năng sáng tạo của các cộng đồng, huỷ diệt nền văn hoá
của nhiều quốc gia dân tộc, làm mất đi sự giao lưu văn hoá giữa các dân tộc và
sự phong phú, đa dạng, sinh động của văn hoá nhân loại.
Đối lập với các xu hướng trên là xu hướng phục hưng các nền văn hoá dân
tộc. Nhiều quốc gia dân tộc (như Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Singapore,
Malaixia,…) trong quá trình phát triển đã ý thức được vai trị của văn hố dân
tộc đối với sự nghiệp hiện đại hoá đất nước, đã tiến hành thành cơng cơng
nghiệp hố, hiện đại hố đất nước nhưng khơng bị Tây Âu hố. Ngay trong các
nước tư bản, xu hướng phục hưng văn hoá của các dân tộc, sắc tộc cũng nổi lên
mạnh mẽ, họ không muốn đánh mất văn hố của mình để trở thành “cái bóng
của kẻ khác” và lệ thuộc vào văn hoá của người khác dẫn đến sự tàn lụi của dân
tộc và sắc tộc.


Vì thế, chúng ta giao lưu văn hóa với nước ngồi trong thời kỳ bùng nổ
thơng tin, trong thời đại quốc tế hóa kinh tế do các tập đồn tư sản mại bản chi
phối cũng như trước âm mưu “diễn biến hịa bình” của mọi thế lực thù địch,
chúng ta cần phải nắm vững các yêu cầu với những nguyên tắc chủ yếu sau đây:
Yêu cầu mang tính định hướng trong giao lưu văn hóa hiện nay là:

Thơng qua các hình thức giao lưu văn hóa, các phương tiện thơng tin đại
chúng để cả mạng Internet, phải giới thiệu với nhân dân thế giới cái hay, cái
đẹp,
cái độc đáo của nền văn hóa Việt Nam cả truyền thống và hiện đại.
Phải gạn đục khơi trong, tiếp thu tinh hoa nhân loại để xây dựng một nền
văn hóa tiên tiến. Hiện nay vấn đề tiếp thu tinh hoa nhân loại có quan điểm
nghiêng về phương Tây và cũng có quan điểm cho rằng phải quay về phương
Đông. Nhưng theo quan điểm của Đảng ta, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại

tiếp thu cái tiến bộ, tích cực, tiên tiến của cả nền văn hóa phương Đơng và nền
văn hóa phương Tây.
Thực tiễn đương đại đã cho thấy rằng trong quá trình hội nhập, giao lưu
văn hóa nhiều nền văn hóa dân tộc đã đánh mất đi bản sắc văn hóa của dân tộc
mình, nhiều dân tộc đã trở thành bóng mờ của dân tộc khác, thậm chí khơng
cịn
tồn tại với tư cách là văn hóa dân tộc. Để giữ gìn và phát huy được bản sắc dân
tộc trong điều kiện nền kinh tế thị trường, đứng vững trước xu thế tồn cầu hóa
kinh tế, đánh bại âm mưu “diễn biến hịa bình” của các thế lực thù địch thiết
nghĩ cần nắm vững 3 nguyên tắc sau đây:
Giữ vững tính độc lập tự chủ trong giao lưu văn hóa và hợp tác quốc tế về
văn hóa, hịa nhập nhưng nhất định khơng thể hịa tan;
Khơng đóng cửa khép kín nhưng cũng không được buông lỏng và tùy tiện
trong lãnh đạo, quản lý;
Kế thừa và tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại phải đi đôi với việc ngăn


ngừa có hiệu quả những sản phẩm văn hóa độc hại, đồi trụy, lai căng.
Tất nhiên, mở cửa và hội nhập thì cả “gió độc” và “chân lý” sẽ cùng vào.
Để đứng vững trong cạnh tranh và hội nhập, để “hịa nhập mà khơng hịa tan”,
“đổi mới mà khơng đổi màu” thì ngồi việc giữ vững định hướng xã hội chủ

nghĩa trong quá trình phát triển, chúng ta phải “làm cho văn hóa thấm sâu vào
từng khu dân cư, từng gia đình, từng người, hồn thiện giá trị mới của con
người
Việt Nam, kế thừa các giá trị truyền thống của dân tộc và tiếp thu văn hóa của
lồi người, tăng sức đề kháng chống văn hóa đồi trụy, độc hại. Nâng cao tính
văn hóa trong mọi hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội và sinh hoạt của nhân
dân”.

2. Giữ gìn – tiếp thu gì?
Trong giao lưu văn hóa với thế giới có nghĩa là góp vào kho tàng văn hóa
nhân loại những giá trị đỉnh cao của dân tộc mình, dân tộc được vẻ vang vì đã
làm giàu thêm đời sống tinh thần của nhân loại. Nhận trong giao lưu văn hóa
với thế giới có thể dẫn tới một trong hai hệ quả: được hoặc mất. Sẽ là được nếu
ta có ý thức chọn lọc những tinh hoa để tiếp nhận và góp phần làm giàu vốn văn
hóa của dân tộc. Sẽ là mất nếu du nhập bừa bãi văn hóa bên ngồi, khơng qua
sàng lọc thì hậu quả khó lường.
Do đó, trong giao lưu văn hóa, các dân tộc phải lựa chọn những cái hay, cái đẹp
của văn hóa bên ngồi để đưa vào, cải biến thành văn hóa của mình. Và rõ ràng,
sự tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại khơng phải là một sự sao chép, học
địi, lai căng... mà là một q trình bổ sung và sáng tạo. Sự giao lưu văn hóa
càng mạnh mẽ thì bản sắc văn hóa càng tự cường. Trong thời đại ngày nay, thời
đại của sự bùng nổ các công nghệ mới, nhất là công nghệ thông tin, mức độ
giao lưu văn hóa diễn ra ngày càng nhanh, mạnh mẽ và mang tính tồn cầu, cập
nhật thơng tin nhiều hơn dẫn đến các nền văn hóa thường xuyên tiếp xúc và chia


sẻ kho tàng tri thức của nhân loại. Nhưng mặt khác, nó cũng có thể dẫn đến tình
trạng xâm lăng, hay là sự đồng hóa về văn hóa. Chính đây và nguy cơ xảy ra các
cuộc chiến tranh sắc tộc và cũng là nguy cơ mất dân tộc. Do đó, để bảo vệ
những giá trị tinh hoa văn hóa của dân tộc trong q trình giao lưu văn hóa thì

việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc là một điều vơ cùng quan
trọng, trong đó có vai trị của giáo dục.
Văn hóa được tồn tại và phát triển nhờ giáo dục, nhờ cá nhân mỗi con
người. Vì vậy, mỗi cá nhân phải khơng ngừng học tập để tồn tại và phát triển.
Mỗi con người phải học tư duy theo lơgíc hệ thống và phải tự đặt mình trong sự
vận động của sự vật, hiện tượng để từ đó có cách giải quyết vấn đề một cách
khoa học.
Trong bối cảnh giao lưu văn hóa diễn ra nhanh chóng, đa dạng và nhiều
chiều như hiện nay, địi hỏi giáo dục phải có sự đổi mới hết sức cơ bản và toàn
diện. Một điều mà giáo dục cần đặc biệt quan tâm đó là giáo dục kiến thức xã
hội và nhân văn, kiến thức khoa học cơ bản, để từ đó xây dựng một nền tảng tri
thức vững chắc cho từng con người trong quá trình lựa chọn, tiếp thu những tinh
hoa văn hóa của nhân loại, làm phong phú thêm các giá trị văn hóa của dân tộc.
3.Xử lý mối quan hệ truyền thống - hiện đại như thế nào?
Thực tế của những chuyển dịch phức tạp trong văn hóa dân tộc, và sự
xuất hiện của một số hiện tượng như là kết quả của quan hệ giao lưu văn hóa
với thế giới đang đặt ra trước văn hóa Việt Nam nhiều vấn đề cần giải quyết.
Một trong các vấn đề ấy là việc nhận thức và xử lý một cách khoa học quan hệ
giữa truyền thống văn hóa và tính hiện đại của văn hóa, bởi giải quyết đúng đắn
mối quan hệ này là một tiền đề quan trọng làm nên tính liên tục của văn hóa.
Về lý luận và thực tiễn, truyền thống văn hóa là hệ thống giá trị văn hóa đã hình
thành và ln được bổ sung để trở thành phẩm chất văn hóa một dân tộc, và tự
thân đã là một khái niệm có tính biện chứng, chuyển tải trong đó nội hàm là
hành vi sáng tạo văn hóa của cộng đồng. Truyền thống văn hóa là bộ mặt vật


chất, tinh thần của một xã hội trong những thời kỳ lịch sử nhất định. Căn cứ vào
truyền thống văn hóa, có thể nhận biết các giá trị, phẩm chất các giá trị của một
dân tộc. Nhưng, phải thừa nhận rằng, truyền thống văn hóa thường có xu hướng
bảo thủ, níu kéo văn hóa trở về với q khứ, làm cho văn hóa khó thích nghi khi

thời đại lịch sử đã có sự thay đổi. Phần nào đó có thể nói, xu hướng bảo thủ của
truyền thống văn hóa có mặt tích cực nhất định khi tạo ra khả năng tự vệ có hiệu
quả trước mọi cuộc xâm lăng văn hóa; và phần tiêu cực biểu hiện ở chỗ dễ làm
cộng đồng dị ứng với các tác động văn hóa từ bên ngồi, dù là tác động tích
cực. Chúng ta coi văn hóa là một dịng chảy liên tục, vì nguồn gốc sâu xa của
động thái này là việc cộng đồng phải đáp ứng tình trạng khơng ngừng gia tăng
về chất lượng và số lượng của nhu cầu văn hóa. Ðặc tính phát triển khơng
ngừng của nhu cầu văn hóa quy định bản chất của tính hiện đại, nghĩa là trên cơ
sở truyền thống văn hóa, phải thường xuyên bổ sung các yếu tố mới, để truyền
thống văn hóa phù hợp với sự phát triển của thời đại. Do đó, tính hiện đại của
văn hóa có hai nguồn gốc: từ hoạt động sáng tạo của chủ thể văn hóa dân tộc và
từ việc tiếp thu qua các giao lưu văn hóa ngồi dân tộc. Tính hiện đại khơng chỉ
giúp truyền thống văn hóa thích nghi với phát triển mà cịn giúp văn hóa dân tộc
có khả năng thỏa mãn tốt nhất những nhu cầu văn hóa mới nảy sinh trong sinh
hoạt xã hội.
Tuy nhiên, giá trị văn hóa hiện đại chỉ thích hợp với truyền thống văn hóa
khi đáp ứng được nhu cầu văn hóa chân chính, được thừa nhận của số đơng, trở
thành thói quen trong tư duy và trong hành vi sáng tạo của mọi chủ thể văn hóa.
Mặt khác, khơng phải bất cứ giá trị văn hóa nào nảy sinh trong thời đại cũng có
thể tiếp thu, đây là tiếp thu có chọn lọc để giá trị tích cực có thể cộng sinh cùng
truyền thống văn hóa. Cho nên, truyền thống văn hóa chỉ có thể phát triển khi
nó khơng ngừng được bổ sung các giá trị tiên tiến của thời đại, cũng tức là
truyền thống văn hóa và tính hiện đại khơng tách rời nhau. Chúng thống nhất
hữu cơ trong một chỉnh thể, ở đó, truyền thống văn hóa là nền tảng, tính hiện
đại là sự bổ sung cho nền tảng ấy ngày càng bền vững, và sự thống nhất phải đạt


đến mức tính hiện đại gia nhập, trở thành yếu tố của truyền thống văn hóa.
Chính vì thế, phát triển văn hóa trong thời đại mới, chúng ta cần phải dựa trên
nền tảng của truyền thống văn hóa, và truyền thống ấy luôn phải được củng cố,

bổ sung phù hợp với yêu cầu của sự phát triển.




×