Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.11 KB, 6 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>GIÁO ÁN LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC Môn: Toán Đề tài: Đo độ dài một đối tượng bằng các đơn vị đo khác nhau. Chủ đề lớn: Thế giới thực vật Chủ đề nhánh: Một số lại hoa Đối tượng: 5-6 tuổi Thời gian: 25-30’ Ngày soạn: 17/12/2012 Ngày dạy: 23/12/2012 Người soạn: Phạm Thị Nhanh Người dạy: Phạm Thị Nhanh Trình độ chuyên môn: Trung cấp I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU. 1.Kiến thức. -Trẻ biết đo một đối tượng bằng các đơn vị đo khác nhau. 2. Kĩ năng. -Trẻ sử dụng các thước đo thành thạo để đo đối tượng cần đo. 3.Thái độ. -Thông qua kĩ năng đo trẻ thêm yêu quý các loài hoa, chăm sóc và bảo vệ cây xanh. II.CHUẨN BỊ. 1. Đồ dùng của trẻ. - Mỗi trẻ 1 bông hoa cúc thật. một bông hoa sen màu đỏ. - 3 thước đo có độ dài và màu sắc khác nhau. + Thước màu xanh có độ dài 3cm + Thước màu đỏ có độ dài 5cm + Thước màu vàng có độ dài 7cm 2.Đồ dùng của cô. - Đồ dùng của cô giống trẻ, kích thước hợp lý. - Máy tính, màn chiếu. - 2 Mô hình vườn hoa. - 3 bức tranh vườn hoa..
<span class='text_page_counter'>(2)</span> III. TIẾN HÀNH. HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ *HĐ 1: Ổn định tổ chức, gây hứng thú. Cô chào tất cả các con! Cô xin tự giới thiệu cô tên là cô Nhanh ở trường MN Mai Động. Nghe tin lớp mình chăm ngoan học giỏi, hôm nay cô đến thăm và dạy chúng mình một hoạt động đấy! Về dự buổi học hôm nay còn có các bác, các cô ở PGD và toàn thể các cô giáo trong huyện cũng về dự , chúng mình cùng nổ một tràng pháo tay để chào đón các cô nào! Để chào đón các cô các con hãy cùng hát vang bài hát “ Màu hoa” của tác giả Hồng Đăng nào! Nội dung bài hát nói về điều gì? Ngoài các loài hoa có trong bài hát các con còn biết những loài hoa nào? Vừa rồi các bạn đã kể rất nhiều tên các loài hoa, cô Nhanh cũng có một số hình ảnh về các loài hoa các con hãy hướng lên màn hình xem đó là những loài hoa gì nhé! (Cô đặt câu hỏi tương ứng với nội dung hình ảnh) - Cô chốt lại: Các con ạ! Trong thế giới thực vật có rất nhiều các loài cây, có cây cho hoa, như hoa Đào, Cúc, Mai, Hồng,..Có cây cho quả như cây: Táo, cam, quýt,..có cây lấy gỗ như: Bạch Đàn, xà cừ,…cây lấy rau như: rau cải, su hào,… Muốn chăm sóc cho cây tươi tốt các con phải làm gì? *HĐ 2: Nội dung a) Phần 1: Luyện tập thao tác đo. Đến với lớp mình hôm nay cô Nhanh đã chuẩn bị rất nhiều bông hoa, để biết được cuống của bông hoa đó dài bằng bao nhiêu lần nắm tay. Các con hãy cầm bông hoa, tay trái cầm sát xuống cuống của bông hoa, sau đó tay phải nắm sát đầu trên của nắm tay trái, cứ như thế cho đến hết chiều dài của cuống hoa. Các con vừa làm vừa đếm xem chiều dài cuống của bông hoa bằng bao nhiêu lần nắm tay. Vừa rồi các con đã đo chiều dài đã đo chiều dài của cuống hoa bằng mấy lần của nắm tay? Các con ơi! Cô có hai vườn hoa, một vườn hoa Cúc, một vườn hoa Hồng, nhưng cô chưa biết chiều dài của. HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ. Trẻ chú ý nghe.. Trẻ vỗ tay. Trẻ hát. Trẻ trả lời Trẻ kể Trẻ chú ý quan sát Trẻ trả lời. Trẻ chú ý nghe.. Trẻ trả lời. Trẻ chú ý nghe.. Trẻ trả lời. Trẻ lên đo vườn hoa bằng bàn chân..
<span class='text_page_counter'>(3)</span> hai vườn hoa. Cô mời hai bạn lên đo giúp cô chiều dài của hai vườn hoa đó bằng những bàn chân của các con. (Cô mời 2 trẻ lên) - Con cho cô biết con đã đo được chiều dài của vườn hoa Cúc được bao nhiêu lần bước chân? Tương ứng với số mấy? - Còn con, con đã đo được chiều dài vườn hoa Hồng được bao nhiêu lần bàn chân của con? Tương ứng với số mấy? Hai bạn lên đo chiều dài của hai vườn hoa được 6 lần bàn chân, các con có nhận xét gì về chiều dài của hai vườn hoa? Cùng bằng mấy? Như vậy hai vườn hoa mà các bạn vừa đo được 6 lần bàn chân, tương ứng với số 6. b) Phần II: Đo độ dài một đối tượng bằng các đơn vị đo khác nhau. - Trên tay cô có gì đây? - Để biết chiều dài cuống của bông hoa, cô đặt bông hoa nằm ngang trên bảng, cuống hoa bên trái, bông hoa bên phải. - Trên tay cô có các thước đo, các con có nhận xét gì về chiều dài của các thước đo? Thước đo nào dài nhất? thước đo nào ngắn nhất? Để đo chiều dài cuống của bông hoa sen cô chọn thước đo màu xanh và bút màu xanh, tay trái cô cầm thước đo, tay phải cô cầm bút. Cô đặt đầu trái của thước đo trùng khít với đầu trái của cuống hoa, cô dùng bút đặt sát đầu phải của thước đo, sau đó cô kẻ một vạch từ trên xuống dưới, rồi cô nhắc thước đo lên đặt đầu trái thước đo trùng khít với vạch bút cô vừa kẻ được, cứ như thế cô đo hết chiều dài cuống của bông hoa. - Các con cùng đếm với cô chiều dài cuống của bông hoa được mấy lần thước đo màu xanh? Tương ứng với số mấy? (đặt số 3 tương ứng) Cô dùng thước đo màu đỏ và bút màu đỏ, tay trái cô cầm thước đo, tay phải cô cầm bút. Cô đặt đầu trái của thước đo trùng khít với đầu trái của cuống hoa, cô dùng bút đặt sát đầu phải của thước đo, sau đó cô kẻ một vạch từ trên xuống dưới, rồi cô nhắc. Trẻ trả lời Trẻ trả lời Trẻ trả lời Chú ý nghe.. Trẻ trả lời. Trẻ trả lời Chú ý lắng nghe.. Trẻ đếm cùng cô. Chú ý quan sát..
<span class='text_page_counter'>(4)</span> thước đo lên đặt đầu trái thước đo trùng khít với vạch bút cô vừa kẻ được, cứ như thế cô đo hết chiều dài cuống của bông hoa. Cô cùng trẻ kiểm tra kết quả số lần thước đo, đặt số tương ứng(đặt số 5 tương ứng) Tương tự như thước đo màu xanh, thước đo màu đỏ, cô dùng thước đo màu vàng đẻ đo chiều dài cuống của bông hoa các con đếm cùng cô nào! Tương ứng với số mấy? (Cô đặt số 7 tương ứng) Cô chốt lại: Như vậy từ chiều dài cuống của bông hoa Sen, cô dùng 3 thước đo có độ dài khác nhau, kết quả số lần đo như thế nào? + Thước đo màu xanh đo được mấy lần thước đo? + Thước đo màu đỏ đo được mấy lần thước đo? + Thước đo màu vàng đo được mấy lần thước đo? Và bây giờ các con hãy hướng lên màn hình xem cô đo chiều dài cuống của bông hoa bằng từng thước đo. - Cô dùng thước đo màu xanh để đo cuống của bông hoa, các con đếm cùng cô nào! + Tất cả được được mấy lần thước đo? + Tương ứng với số mấy? - Tương tự như vậy cô dùng thước đo màu đỏ để đo cuống của bông hoa, các con đếm cùng cô! + Tất cả được được mấy lần thước đo? + Tương ứng với số mấy? -Tiếp theo cô dùng thước đo màu vàng để đo chiều dài cuống của bông hoa. + Tương ứng với số mấy? Vừa rồi cô đã đo chiều dài cuống của bông hoa trên màn hình với 3 thước đo khác nhau, kết quả số lần đo như thế nào? Cô đã chuẩn bị cho các con bông hoa sen màu đỏ các con hãy đặt bông hoa nằm ngang, ngay ngắn trước mặt bàn sao cho cuống hoa bên trái, bông hoa bên phải. Tay trái các con cầm thước đo màu xanh, tay phải cầm bút màu xanh.Đặt đầu trái của thước đo trùng khít với đầu trái cuống của bông hoa, các con dùng bút đặt sát đầu phải của thước đo rồi kẻ một vạch từ trên xuống dưới cứ như vậy các con đo hết chiều dài cuống của bông. Trẻ kiểm tra kết quả cùng cô. Trẻ đếm theo cô. Số 7 Trẻ trả lời 3 lần thước đo 5 lần thước đo 7 lần thước đo Trẻ đếm 3 lần thước đo màu xanh. Số 3. Trẻ đếm 5 lần thước đo màu xanh. Số 5. Trẻ đếm Số 7 Trẻ trả lời Bông hoa. Trẻ thực hiện..
<span class='text_page_counter'>(5)</span> hoa. (Cô quan sát trẻ đo) + Các con vừa đo chiều dài cuống của bông hoa được mấy lần thước đo màu xanh? + Tương ứng với số mấy? - Tương tự như vậy các con hãy chọn thước đo màu đỏ, đo chiều dài cuống của bông hoa, vừa đo các con vừa đếm xem chiều dài cuống của bông hoa được mấy lần thước đo? Tương ứng với số mấy? - Trong rổ của các con còn thước đo màu gì? - Các con dùng thước đo màu vàng đo hết chiều dài cuống của bông hoa được mấy lần thước đo rồi đặt số tương ứng. Qua kết quả đo chiều dài cuống của bông hoa bằng các thước đo có độ dài khác nhau, thì kết quả số lần đo như thế nào? - Cô chốt lại: Cùng một đối tượng được đo bằng các thước đo có độ dài khác nhau nên có kết quả khác nhau. * TC: “Thi nói nhanh và đúng” Bây giờ cô cùng các con chơi một trò chơi nhé! Trò chơi có tên gọi “Thi nói nhanh và đúng”. Cô nói số lần thước đo, các con nói màu sắc của thước đo. + 3 lần thước đo + 5 lần thước đo + 7 lần thước đo Chúng mình cùng chơi lại một lần nữa nhé! Cô nói màu sắc của thước đo, các con nói số lần thước đo, đồng thời cất thước đo và số vào rổ. +Thước đo màu xanh +Thước đo màu đỏ + Thước đo màu vàng * Trẻ thực hiện thao tác đo trên máy. Các con ơi! Cô có một băng giấy trên màn hình các con hãy dùng các thước đo có độ dài khác nhau để đo băng giấy giúp cô nhé! - Mời từng trẻ lên thực hiện trên máy tính (Sau mỗi lần đo cô hỏi trẻ số lần thước đo, đặt số tương ứng) - Cô chốt lại: Vừa rồi 3 bạn lên đo chiều dài băng. 3 lần thước đo Số 3 Trẻ đo và đếm 5 lần thước đo Số 5 Thước đo màu vàng Trẻ thực hiện Trẻ trả lời. Trẻ chú lắng nghe. thước đo màu xanh thước đo màu đỏ thước đo màu vàng. 3 lần thước đo 5 lần thước đo 7 lần thước đo Chú ý nghe 3 Trẻ lên thực hiện..
<span class='text_page_counter'>(6)</span> giấy bằng ba thước đo khác nhau, có kết quả đo như thế nào? vì sao? +Thước đo màu xanh được mấy lần thước đo? +Thước đo màu đỏ được mấy lần thước đo? +Thước đo màu vàng được mấy lần thước đo? * Hướng dẫn sử dụng sách. Các con hãy đếm xem cuống bông hoa dài bao nhiêu đoạn trên băng giấy, viết kết quả đo vào ô trống Vì sao kết quả đo lại khác nhau? Các con hãy tô màu của các bông hoa nào! HĐ 3: Luyện tập Trò chơi: “Thi đo nhanh và đúng” Luật chơi: Mỗi bạn lên đo chỉ được đo một lần, đội nào đo đúng và đặt số chính xác là đội chiến thắng. - Các con đã rõ chưa? (kết thúc trò chơi cô kiểm tra kết quả và tuyên dương trẻ) * Kết thúc: Cả lớp hát bài “Em yêu cây xanh” và ra ngoài. Khác nhau. Trẻ trả lời. 3 lần thước đo 5 lần thước đo 7 lần thước đo Trẻ chú ý nghe và thực hiện.. Trẻ chú ý nghe. Rồi ạ!.
<span class='text_page_counter'>(7)</span>