Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

giao an tin 8 tiet 49

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.32 KB, 5 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Ngày soạn: 19/02/2012 Ngày day: 21/02/2012 Người thực hiện: Nguyễn Thị Nhung Lớp: 8B Tiết 47. Bài 8: LẶP VỚI SỐ LẦN CHƯA BIẾT TRƯỚC I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức - Biết nhu cầu cần có cấu trúc lặp với số lần chưa biết trước trong ngôn ngữ lập trình; - Biết ngôn ngữ lập trình dùng cấu trúc lặp với số lần chưa biết trước để chỉ dẫn máy tính thực hiện lặp đi lặp lại công việc đến khi một điều kiện nào đó được thoả mãn; - Hiểu hoạt động của câu lệnh lặp với số lần chưa biết trước while...do trong Pascal. 2. Về kỹ năng - Nắm được cú pháp của câu lệnh lặp với số lần chưa biết trước while…do - Viết được những chương trình đơn giản có chứa câu lệnh lặp while…do 3. Về thái độ - Có hứng thú với giờ học và ngày càng yêu thích môn học II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, máy chiếu, bảng phụ,… 2. Học sinh: Sách giáo khoa, vở viết, học bài cũ. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp (1’) 2. Kiểm tra bài cũ: (4’) Câu 1: Hãy nêu cú pháp câu lệnh lặp For…Do. Cho ví dụ Đáp án: Cú pháp: For <biến đếm>:=<giá trị đầu> to <giá trị cuối> do <câu lệnh>; VD: For i:=1 to 4 do writeln(‘so thu’,i); Câu 2: Viết chương trình tính tổng các số tự nhiên từ 1 đến 10. S=1+2+3+…+10. Đáp án: Var s,i: integer; Begin S:=0; For i:=1 to 10 do S:=s+i; Writeln(‘tong cac so tu nhien tu 1 den 10 la’, s); Readln; End. 3. Bài mới: *Giới thiệu bài: (2’): Gv: VD chương trình tính tổng các số tự nhiên từ 1 đến 10. S=1+2+3+…+10. thực hiện việc lặp trong mấy lần và sử dụng vòng lặp gì để viết chương trình? Hs: Trả lời Gv: VD chương trình nhập vào các số cho đến khi gặp 0 thì dừng lại và tính tổng các số vừa nhập thì số lần lặp là bao nhiêu? Hs: trả lời 1.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Gv: Vậy lặp với số lần chưa biết trước hoạt động của chúng như thế nào và sử dụng câu lệnh gì để viết chương trình? Chúng ta cùng đi tìm hiểu bài ngày hôm nay “Lặp với số lần chưa biết trước” Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt * Họat động 1: Tìm hiểu các hoạt động lặp với số lần chưa biết trước (13’) - Gv: Trong thực tế có nhiều hoạt động được 1. Các hoạt động lặp với số lần thực hiện lặp đi lặp lại với số lần chưa biết chưa biết trước: trước. - Hs: Lắng nghe. - Gv: Chiếu lần lượt 3 ví dụ về hoạt động lặp với số lần chưa biết trước và giải thích từng ví dụ - Hs: Quan sát, lắng nghe. - Gv: Các em hãy cho thêm những ví dụ về hoạt động lặp với số lần chưa biết trước? - Hs: Suy nghĩ, liên hệ thực tế, cho ví dụ. - Gv: Gọi HS nhận xét và nhận xét - Gv: Gọi HS đọc Vd1(sgk:phần lặp với số lần chưa biết trước). - Hs: Quan st. - Gv: Long sẽ lặp lại hoạt động gọi điện mấy lần? - Hs: Trả lời: Chưa thể biết trước được. - Gv: Điều kiện để kết thúc hoạt động lặp đó là gì? - HS: trả lời - Gv: Như vậy, các hoạt động lặp với số lần chưa biết trước phụ thuộc vào một điều kiện, phụ thuộc như thế nào thì các em sẽ tìm hiểu kỹ hơn trong VD2 sgk. - Gv: Chiếu VD2 sgk, cho học sinh đọc ví dụ. - Hs: Quan sát, đọc ví dụ. - Gv: Điều kiện ntn thì kết thúc hoạt động lặp? - Hs: Trả lời: Khi tổng Tn nhỏ nhất lớn hơn 1000 thì kết thúc hoạt động lặp. - Gv: Khi nào hoạt động lặp được tiếp tục? - Hs: Trả lời: Khi tổng Tn  1000 - Gv: Chiếu phân tích bài toán cho hs hiểu. - Hs: Quan st, lắng nghe. - Gv: Yêu cầu Hs mô tả thuật toán của VD2 và 2.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> giải thích thật toán - Hs: Mô tả thật toán, quan st, lắng nghe và nhận xét. - Gv: Nhận xét và chốt lại - Gv: Các hoạt động lặp với số lần chưa biết trước phụ thuộc vào cái gì và chỉ dừng lại khi nào? - Hs: Suy nghĩ, trả lời: Các hoạt động lặp với số lần chưa biết trước phụ thuộc vào một điều kiện cụ thể và chỉ dừng lại khi điều kiện đó sai. - Các hoạt động lặp với số lần chưa - Gv: Chốt lại v ghi bảng. biết trước phụ thuộc vào một điều - Hs: Lắng nghe, ghi bài. kiện cụ thể và chỉ dừng lại khi điều kiện đó sai. - Gv: Chiếu sơ đồ diễn tả thuật toán trong VD2 - Sơ đồ các hoạt động lặp với số lần và giải thích. chưa biết trước: - Hs: Quan sát, lắng nghe. - Gv: Phối hợp cùng hs vẽ sơ đồ mô tả các hoạt động lặp với số lần chưa biết trước. - Gv: Dẫn dắt hs sang hoạt động 2. - Hs: Lắng nghe. * Hoạt động 2: Tìm hiều một vài ví dụ và cú pháp về lệnh lặp với số lần chưa biết trước trong Pascal.(20’) 2. Ví dụ về lệnh lặp với số lần chưa - Gv: Chiếu VD1, VD2 cho hs xem và yêu cầu biết trước: học sinh quan sát và chỉ ra những sự khác nhau của 2 VD - Hs: Trả lời - Gv: Nhận xét và chốt lại - GV: Hãy nêu cú pháp câu lệnh lặp với số lần chưa biết trước? - Hs: Trả lời. - Gv: Nhận xét và ghi bảng. - Cú pháp câu lệnh lặp với số lần chưa - Hs: Lắng nghe, chép bài. biết trước có dạng: - Gv: Trong đó While, do được gọi là gì?; While <điều kiện> do <câu lệnh>; điều kiện là gì?; câu lệnh là gì? - Hs: Giải thích. - Gv: Nhận xét, chốt và ghi bảng, cho 1 ví dụ. - Hs: Lắng nghe và ghi bài - Trong đó: + While, do là các từ khóa. + Điều kiện thường là phép so sánh. + Câu lệnh là câu lệnh đơn hoặc câu lệnh ghép. - Gv chú ý: Đối với vòng lặp while...do, trong + Vd: While a<=b do a:=a+1; 3.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> các câu lệnh của vòng lặp này cần có câu lệnh làm thay đổi biểu thức điều kiện, có nghĩa là phải có câu lệnh để đến lúc nào đó điều kiện không được thoả mãn, khi đó vòng lặp kết thúc. Do vậy câu lệnh sau từ khóa do của câu lệnh lặp while...do thường phải là câu lệnh ghép. - Gv: Chiếu VD dùng câu lệnh lặp While … do để viết chương trình thể hiện thuật toán trong VD2. Sau đó giáo viên giải thích cụ thể từng dạng trong chương trình. - Hs: Quan sát, lắng nghe. - GV: Chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu học sinh thảo luận làm bài tập sau trong 3 phút Câu 1. (Nhóm 1, 3): Viết chương trình nhập vào các số nguyên cho đến khi gặp 0 thì dừng lại. Tính tổng các số vừa nhập. Câu 2. (Nhóm 2, 4): Viết chương trình nhập vào các số nguyên cho đến khi gặp số chẵn thì dừng lại. Tính tổng các số vừa nhập - Hs: Hoạt động nhóm - Gv: Gọi các nhóm nhận xét - Hs: Nhận xét và chấm chéo. 4. * Chương trình câu 1: Uses crt; Var s, n : integer; Begin S:=0; n:=1; While n<>0 do Begin Clrscr; Write(‘nhap:’); readln(n); S:=S+n; End; Writeln(‘tong cac so vua nhap la:’,s); Readln End. * Chương trình câu 2: Uses crt; Var s, n : integer; Begin Clrscr; S:=0; n:=1; While n mod 2 <> 0 do Begin Clrscr; Write(‘nhap:’); readln(n); S:=S+n; End; Writeln(‘tong cac so vua nhap la:’,s); Readln End..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> 4. Củng cố (4’) GV: Chiếu sơ đồ tư duy và giải thích * Trò chơi củng cố kiến thức Câu 1: Trong các hoạt động dưới đây, hoạt động nào là hoạt động lặp với số lần chưa biết trước? A. Tính tổng các số tự nhiên từ 1 đến 20 B. Nhập các số nguyên từ bàn phím cho đến khi đủ 50 số C. Mỗi ngày học bài 2 lần D. Nhập vào 1 số cho đến khi số nhập vào là số lẻ thì dừng Đáp án D đúng Câu 2: Hãy chỉ ra lỗi trong các câu lệnh sau đây a) X:= 10; while X:= 10 do X:= X + 5; Thừa dấu : b) X:= 10; while X = 10 do X = X + 5; Thiếu dấu : c) S:= 0; n:=0; while S <= 10 do n:= n + 1; S:= S + n ; Thiếu begin và end Câu 3: Đoạn lệnh sau đây cho kết quả là gì? S:=1; While s < 10 do Begin writeln(s); s:=s+1; end; A. In ra các số từ 1 đến 9 B. In ra các số từ 1 đến 10 C. In ra các số 1 D. Không phương án nào đúng. Đáp án A đúng Câu 4: Thuật toán sau thực hiện bao nhiêu vòng lặp? Khi kết thúc, giá trị của S bằng bao nhiêu? - Bước 1: S ¬ 10, x ¬ 0.5. - Bước 2: Nếu S  5.2 chuyển tới bước 4. - Bước 3: S ¬ S –x và quay lại bước 2. - Bước 4: Thông báo S và kết thúc thuật toán. A. 9 vòng lặp, S=5.5 C. 11 vòng lặp, S=4.5 B. 10 vòng lặp, s=5 D. 12 vòng lặp, S=4 Đáp án B đúng 5. Hướng dẫn về nhà (1’) - Về nhà học bài, làm bài tập 2 SGK/Tr 71 - Tìm thêm một vài ví dụ về hoạt động lặp với số lần chưa biết trước. - Xem trước VD3, VD5 SGK Tr/68, 69; Lặp vô hạn lần – Lỗi lập trình cần tránh.. 5.

<span class='text_page_counter'>(6)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×