Tải bản đầy đủ (.docx) (100 trang)

(Luận văn thạc sĩ) thực hiện chính sách tinh giản biên chế ở huyện bắc trà my, tỉnh quảng nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (346.09 KB, 100 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là Luận văn với đề tài nghiên cứu về “Thực hiện
chính sách tinh giản biên chế ở huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam” là cơng
trình nghiên cứu của riêng tơi. Luận văn này là kết quả nghiên cứu của tôi với sự
hướng dẫn nhiệt tình, trách nhiệm của thầy giáo TS Nguyễn Phú Thái trong suốt
quá trình nghiên cứu. Các số liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung thực và
chưa từng được ai cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào khác. Các thông tin, số
liệu sử dụng trong đề tài được dẫn nguồn cụ thể theo quy định.
Tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn về mặt pháp lý và đạo đức đối với lời
cam đoan này.
Quảng Nam, ngày tháng năm 2021
Tác giả luận văn

Phạm Thị Tiến Lan


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ..............................................................................................................
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TINH
GIẢN BIÊN CHẾ................................................................................................
1.1. Một số khái niệm liên quan ............................................................................
1.2. Quan điểm của Đảng, chính sách của Nhà nước về tinh giản biên chế .......
1.3. Tầm quan trọng và ý nghĩa của việc thực hiện chính sách tinh giản biên chế
.............................................................................................................................
1.4. Nội dung tổ chức thực hiện chính sách tinh giản biên chế ..........................
1.5.

Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách tinh giản bi

1.6.


Những yêu cầu cơ bản trong tổ chức thực hiện chính sách t

.............................................................................................................................
1.7.

Các phương pháp trong tổ chức thực hiện chính sách tinh gi

1.8.

Các chủ thể tham gia thực hiện chính sách tinh giản biên ch

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TINH GIẢN
BIÊN CHẾ Ở HUYỆN BẮC TRÀ MY, TỈNH QUẢNG NAM (GIAI ĐOẠN
2015-2020) ..........................................................................................................
2.1.

Tình hình kinh tế xã hội của huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng

2.2. Tổ chức thực hiện chính sách tinh giản biên chế tại huyện Bắc Trà My, tỉnh
Quảng Nam .........................................................................................................
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT VỀ THỰC HIỆN
TỐT CHÍNH SÁCH TINH GIẢN BIÊN CHẾ TRONG THỜI GIAN ĐẾN
.............................................................................................................................
3.1. Giải pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn chung liên quan đến việc thực
hiện chính sách tinh giản biên chế ......................................................................
3.2. Kiến nghị, đề xuất ........................................................................................
KẾT LUẬN ........................................................................................................
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10


DANH MỤC CÁC BẢNG

Số hiệu
Bảng
2.1

C

2.2

C

2.3


C

2.4

C

2.5

T

T
2.6

n

đ

T
2.7

c

2


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tinh giản biên chế là vấn đề rất nhạy cảm, khó khăn và phức tạp. Năm
2007, khi Nghị định số 132/2007/NĐ-CP ngày 08/8//2007 của Chính phủ được
ban hành và có hiệu lực kể từ ngày 15/01/2015, kết thúc vào ngày 31/12/20211,

huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam đã tổ chức triển khai và thực hiện, kết quả
đã thực hiện tỉnh giản biên chế đối với 08 trường hợp cán bộ, công chức, viên
chức (trong đó cơ quan hành chính 01 trường hợp, 07 trường hợp còn lại thuộc
sự nhghiệp giáo dục và đào tạo).
Đến năm 2014, Chính phủ ban hành Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày
20/11/2014 tiếp tục thực hiện chính sách này. Để sàng lọc và đào thải một bộ
phận CB,CC,VC khơng cịn đáp ứng yêu cầu của nền công vụ, đồng thời tuyển
dụng và thu hút những người ưu tú về năng lực và phẩm chất vào nền cơng vụ
nhằm kiện tồn đội ngũ CB,CC,VC có cơ cấu hợp lý, có đủ tài, đủ đức và đề cao
trách nhiệm công vụ. Theo đó, Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết 39-NQ/TW nhằm
tinh gọn bộ máy và tái cơ cấu đội ngũ CB,CC,VC; phấn đấu mục tiêu tới năm
2020: tinh giản ít nhất 10% biên chế của mọi đơn vị, cơ quan của bộ ngành và
của địa phương các cấp.
Trong thời gian 18 năm cơng tác tại Phịng Nội vụ huyện Bắc Trà My, tỉnh
Quảng Nam và được phân công nhiệm vụ tham mưu thực hiện các chế độ chính
sách cho cán bộ, công chức, viên chức và tổ chức bộ máy các cơ quan chuyên
môn, đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND hyện. Bản thân tôi đã trực tiếp tham
mưu cho lãnh đạo về tổ chức triển khai thực hiện hai chính sách này. Cũng như
những địa phương khác trong địa bàn tỉnh Quảng Nam, việc loại bỏ ra khỏi tổ
chức, bộ máy những cán bộ, công chức, viên chức và người lao động yếu kém về
năng lực chuyên môn, chưa chuẩn về trình độ, cán bộ, cơng chức, viên chức dư
thừa do tổ chức sắp xếp lại tổ chức, bộ máy… thật sự khó khăn và phứt tạp, nó
liên quan trực tiếp đến chế độ chính sách của người lao động; đến điều kiện, kinh
tế sau này của người lao động; vì vậy, có rất nhiều ngun nhân, tồn tại, bất cập
1


trong q trình tổ chức thực hiện chính sách để làm rõ nội dung này đồng thời
nêu ra những phương pháp, đề xuất kiến nghị giải quyết trong thời gian đến. Tơi
chọn đề tài “Thực hiện chính sách tinh giản biên ở huyện Bắc Trà My, tỉnh

Quảng Nam” để làm Luận văn Thạc sỹ Chính sách cơng.
2.

Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Bàn về thực hiện chính sách tinh giản biên chế trong các cơ quan hành
chính, TS Lê Như Thanh - Phó Giám đốc thường trực Học viện Hành chính quốc
gia, nhận định trên Tạp chí Tổ chức Nhà nước, đăng ngày 12/5/2017: “Thực tiễn
những năm qua cho thấy, bộ máy hành chính nhà nước ở nước ta cịn cồng kềnh,
hoạt động kém hiệu quả. Do đó, chính sách tinh giản biên chế trong khu vực
những cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập đã được ban
hành và thực hiện như một giải pháp để khắc phục tình trạng hiện nay”.
PGS.TS Văn Tất Thu, Nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ đề cập về vấn đề
“Năng lực thực hiện chính sách cơng - những vấn đề lý luận và thực tiễn” đăng
trên Tạp chí Tổ chức Nhà nước, ngày 31/01/2016 nêu: “Chất lượng, hiệu quả
thực thi chính sách cơng phụ thuộc vào năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức
tham gia thực hiện chính sách cơng. Cụ thể hơn, năng lực thực thi chính sách
cơng của đội ngũ CBCC là yếu tố quyết định đến chất lượng và hiệu quả thực
hiện chính sách cơng ấy. Vì vậy, để gia tăng chất lượng và hiệu quả thực hiện
chính sách cơng cần phải trên cơ sở của những giải pháp đồng bộ nhằm tập
trung nâng cao trình độ, năng lực tổ chức thực thi chính sách của đội ngũ
CB,CC,VC”.
Nhìn chung, các bài viết nêu trên được nghiên cứu ở các khía cạnh khơng
hồn tồn giống nhau đối với việc thực hiện chính sách tinh giản biên chế; cũng
như nêu lên thực trạng vấn đề của quốc gia và của địa phương về thực hiện chính
sách này, qua đó đề xuất giải pháp nhằm góp phần gia tăng hiệu quả trong thực
thi chính sách về tinh giản biên chế.
Còn đối với Luận văn này, nội dung nghiên cứu tại một địa phương cụ thể,
trên từng nhiệm vụ, kế hoạch triển khai thực hiện chính sách một cách xác thực,
2



thực tiễn. Từ những kết quả đã đạt được trong thực hiện chính sách hay những
hạn chế, bất cập tại địa phương khi triển khai và thực hiện, Luận văn sẽ đề xuất
những giải pháp thiết thực, cụ thể khi thực hiện chính sách tinh giản biên chế tại
địa phương nghiên cứu trong thời gian tới sẽ đem lại hiệu quả cao hơn, góp phần
thực hiện đúng, đảm bảo nội dung, tinh thần chính sách tinh giản biên chế của
Nước ta hiện nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Làm rõ một số cơ sở lý luận về thực hiện chính sách tinh giản biên chế
nhằm làm chỗ dựa nghiên cứu, phân tích và đánh giá thực trạng thực hiện chính
sách tinh giản biên chế ở huyện Bắc Trà My (Quảng Nam). Thơng qua đó,
nghiên cứu này đề xuất giải pháp để tổ chức thực thi tốt chính sách tinh giản biên
chế.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa một số cơ sở lý luận về thực hiện chính sách tinh giản biên
chế;
-

Phân tích và đánh giá thực trạng thực hiện chính sách tinh giản biên chế ở

huyện Bắc Trà My (Quảng Nam) chỉ rõ mặt kết quả đã đạt đượcvà mặt hạn chế/
bất cập và nguyên nhân dẫn tới;
-

Đề xuất giải pháp thực hiện tốt chính sách tinh giản biên chế trong thời

gian đến.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu về vấn đề tổ chức thực hiện chính sách tinh giản biên
chế từ thực tiễn huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam dưới góc độ khoa học chính
sách cơng.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
3


Luận văn tập trung nghiên cứu đánh giá tổ chức thực hiện chính sách tinh
giản biên chế từ thực tiễn của huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam, giai đoạn
2015-2020.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Luận văn được thực hiện theo quan điểm của Đảng và chính sách của Nhà
nước ta đối với thực hiện chính sách tinh giản biên chế. Đồng thời, luận văn sử
dụng phương pháp luận về nghiên cứu chính sách công kết hợp với hướng tiếp
cận liên ngành của khoa học xã hội và nhân văn.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Một số phương pháp cụ thể trong nghiên cứu được luận văn sử dụng, đó là:
phương pháp phân tích và tổng hợp để đánh giá sự tác động của chính sách tinh
giản biên chế trong thực tiễn: phân tích văn bản chính sách tinh giản biên chế,
phân tích q trình tổ chức thực thi chính sách này, đánh giá tổng hợp việc thực
hiện chính sách tinh giản biên chế và năng lực thực thi chính sách này từ thực
tiễn huyện Bắc Trà My; các nguồn tài liệu Nghị định, Nghị quyết, Chỉ thị, Thông
tư, Báo cáo và những VBQPPL liên quan chính sách tinh giản biên chế.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Kết quả luận văn đóng góp vào việc bổ sung, hồn thiện một số cơ sở vấn
đề lý luận về thực hiện chính sách tinh giản biên chế ở nước ta hiện nay.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn

Từ đánh giá thực trạng để cung cấp luận cứ thực tiễn nhằm đề xuất giải
pháp nhằm gia tăng hiệu quả thực thi chính sách tinh giản biên chế ở huyện Bắc
Trà My nói riêng và đối với cấp huyện nói chung. Thực hiện các giải pháp do
luận văn đề xuất chắc chắn sẽ góp phần nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện
chính sách tinh giản biên chế, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, cơng chức,
viên chức và người lao động, góp phần tinh gọn bộ máy tại Huyện Bắc Trà My,
4


tỉnh Quảng Nam. Luận văn cịn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ
nghiên cứu, áp dụng cho các địa phương khác triển khai thực hiện.
7. Kết cấu của Luận văn
Trừ sự mở đầu, kết luận và các tài liệu tham khảo, nội dung luận văn được
bố cục bởi ba chương cụ thể:
Chương 1: Cơ sở lý luận về thực hiện chính sách tinh giản biên chế
Chương 2: Thực trạng thực hiện chính sách tinh giản biên chế của Huyện
Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam, tỉnh Quảng Nam (giai đoạn 2015-2020)
Chương 3: Giải pháp và kiến nghị để thực hiện tốt chính sách tinh giản biên
chế trong thời gian đến.

5


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH
TINH GIẢN BIÊN CHẾ

1.1. Một số khái niệm liên quan
1.1.1. Khái niệm về biên chế
Thuật ngữ biên chế trong các VBQPPL cho đến nay vẫn chưa được giải

thích cụ thể, rõ ràng. Tuy vậy, biên chế với cách hiểu phổ biến dùng để chỉ về
đội ngũ những người làm việc trong khu vực Nhà nước, bao gồm đội ngũ
những người làm việc trong hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước và
đơn vị sự nghiệp cơng lập, họ có vị trí cơng việc phục vụ dài hạn và vơ thời
hạn trong hệ thống cơ quan Nhà nước, chế độ lương và các khoản phụ cấp
được thụ hưởng do Nhà nước quy định.
Cụ thể hơn, biên chế là một vị trí công việc trong cơ quan nhà nước được
phục vụ lâu dài, vị trí này được Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp hoặc
Chính phủ quyết định hoặc được phê duyệt trong những nghị quyết về việc
quy hoạch số lượng các chức danh trong hệ thống bộ máy viên chức, công
chức được hưởng chế độ lương từ ngân sách nhà nước. Cán bộ trong các cơ
quan nhà nước cũng là một dạng được bổ nhiệm, bầu cử theo nhiệm kỳ trong
một khoảng thời gian nhất định. Tuy nhiên, hết thời hạn bổ nhiệm hoặc bị bãi
nhiệm, miễn nhiệm thì chức vụ cán bộ sẽ trở lại thành công chức, viên chức.
Công chức, viên chức được điều chỉnh bởi Luật cán bộ, công chức và Luật
viên chức, sẽ được làm việc dưới sự lãnh đạo của Đảng. Biên chế là người đã
tham dự các kỳ thi tuyển, xét tuyển dụng vào công chức, viên chức và trúng
tuyển vào công chức, viên chức nhưng phải trải qua thời gian tập sự hoặc
không trải qua thời gian tập sự do đã thực hiện nhiệm vụ này trong thời gian
chưa được tuyển dụng; được nâng lương, ngạch và hưởng các chế độ khác
như đào tạo, bồi dưỡng…
1.1.2. Khái niệm về tinh giản biên chế
6


Tại Khoản 2 thuộc Điều 3 của Nghị định 108/2014/NĐ-CP ngày 20
tháng 11 năm 2014 về chính sách tinh giản biên chế xác định rằng: “Tinh giản
biên chế” là việc đánh giá và phân loại nhằm mục đích đưa ra khỏi biên chế
đối với một bộ phận không đáp ứng được công việc yêu cầu hoặc một bộ phận
người dư thừa, mà khơng thể tiếp tục sắp xếp bố trí cơng tác khác và thực hiện

giải quyết chính sách, chế độ tinh giản biên chế. Hay hiểu theo cách khác, tinh
giản biên chế (TGBC) được hiểu là công việc áp dụng những giải pháp phân
loại để chắt lọc/ sàng lọc loại ra khỏi bộ máy đối với các biên chế không cần
thiết, nhằm giúp cho đội ngũ cán bộ, công chức tinh thông và chất lượng hơn.
TGBC lấy mục tiêu không đơn thuần chỉ là giảm về số lượng cán bộ cơng
chức, giảm NSNN và chi phí hành chính, mà vấn đề quan trọng hơn là giúp
cho việc tái cơ cấu đội ngũ cán bộ công chức tinh gọn và đảm bảo chất lượng,
nhất là về trình độ chun mơn, các kỹ năng công vụ, nâng cao phẩm chất đạo
đức nghề nghiệp và trách nhiệm cơng vụ. TGBC khơng có nghĩa là không
được thực hiện tuyển dụng công chức, viên chức. Theo Chỉ thị số 10/CTUBND ngày 27/6/2017 của UBND tỉnh Quảng Nam thì việc tuyển dụng biên
chế cơng chức, viên chức được xác định chỉ tiêu tuyển dụng là 50% số biên
chế thực hiện tinh giản biên chế, nghỉ hưu đúng tuổi và nghỉ việc.
1.1.3. Khái niệm về chính sách tinh giản biên chế
1.1.3.1 Khái niệm chính sách cơng
Nhiều học giả trên thế giới đã đưa ra các quan niệm khơng giống nhau về
chính sách cơng. Tiêu biểu có một số quan niệm sau:
Học giả B.Guy Peter cho rằng” “Chính sách cơng là những hoạt động
của Nhà nước có tác động ảnh hưởng gián tiếp/ trực tiếp tới cuộc sống của
tất cả mọi công dân” (21; tr.50). Với cách hiểu này xác định là chính sách
cơng do Nhà nước ban hành, nghĩa là chủ thể ban hành và tổ chức thực hiện
chính sách cơng là chính quyền nhà nước; quan niệm này cũng nhấn mạnh
chính sách cơng tác động tới đời sống của cộng đồng người dân.
7


Cịn tác giả William Jenkin lại cho rằng: “Chính sách cơng là sự tập hợp
những quyết định có liên quan với nhau của một nhóm các nhà chính trị hoặc
một nhà chính trị gắn liền với sự chọn lựa mục tiêu và những giải pháp nhằm
đạt mục tiêu ấy”[21;tr.50].
Với tác giả tiến sỹ Đỗ Phú Hải đã đưa ra định nghĩa: “Chính sách cơng

là một tập hợp những quyết định chính trị có liên quan nhau do nhà nước ban
hành để chọn lựa những mục tiêu cụ thể gắn với các giải pháp, công cụ nhằm
giải quyết những vấn đề của xã hội theo các mục tiêu cụ thể đã được đảng
cầm quyền xác định”.
Với các quan niệm được đề cập trên, thuật ngữ chính sách cơng tùy theo
và hẹp hay nghĩa rộng mà đưa ra định nghĩa.


nghĩa hẹp: Chính sách cơng là một tập hợp những quyết định chính trị

có liên quan với nhau do Nhà nước ban hành, gắn với mục tiêu và các giải
pháp, công cụ để giải quyết những vấn đề thực tiễn xã hội đặt ra theo chủ
trương đường lối của Đảng cầm quyền.


nghĩa rộng: Chính sách cơng là chính sách do Nhà nước ban hành, là

kết quả của sự cụ thể hóa, thể chế hóa các chủ trương và đường lối của Đảng
cầm quyền thành những quyết định, gắn với việc xác định mục tiêu và lựa
chọn các giải pháp, công cụ để giải quyết những vấn đề thực tiễn xã hội thuộc
nhiệm vụ, chức năng của Nhà nước nhằm duy trì hoạt động quản lý Nhà nước,
phục vụ người dân và thúc đẩy sự phát triển KT-XH theo định hướng của
Đảng cầm quyền.
1.1.3.2. Khái niệm chính sách tinh giản biên chế
Tiếp cận từ khái niệm chính sách cơng, ta có thể hiểu: Chính sách TGBC
là một chính sách do Nhà nước ban hành, nó là sự tập hợp những quyết định
có liên quan về TGBC của Nhà nước, gắn với mục tiêu và giải pháp, công cụ
nhằm phân loại và đánh giá để sàng lọc/ đào thải đưa ra khỏi biên chế đối
với một bộ phận người dôi dư, không đáp ứng được yêu cầu của nền công vụ;
8



hoặc khơng thể tái sắp xếp bố trí cơng tác khác và giải quyết chế độ TGBC
cho họ để tinh gọn biên chế và tổ chức bộ máy nhằm kiện tồn đội ngũ
CB,CC,VC trong hệ thống chính trị có đủ năng lực, trình độ chun mơn và
các kỹ năng, đề cao phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp và đạo đức trách nhiệm
công vụ để đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ được giao của nền công vụ
đạt hiệu quả cao.
1.1.4. Khái niệm về thực hiện chính sách
1.1.4.1. Khái niệm về thực hiện chính sách cơng
Thực hiện chính sách cơng – theo PGS. Văn Tất Thu, đó là q trình mà
chủ thể chính sách chuyển hóa tồn bộ ý chí của mình thành hiện thực theo
mục tiêu đã được xác định (đưa chính sách cơng vào thực tiễn cuộc sống, hiện
thực hóa chính sách cơng).
Thực hiện chính sách vốn là một mắc khâu rất quan trọng cấu thành
trong chu trình chính sách cơng. Nói cách khác, việc thực hiện chính sách
công là trung tâm để kết nối các bước/ các khâu trong chu trình chính sách.
Nếu việc hoạch định (xây dựng và ban hành) chính sách cơng được đầu tư có
chất lượng và đúng đắn là khâu mở đầu quan trọng, thì việc tổ chức thực thi
tốt chính sách lại đóng vai trị quyết định đối với cả chu trình chính sách cơng.
Vì tuy có chính sách đúng đắn rồi, nhưng nếu khâu thực hiện bị xem thường
hoặc thực hiện khơng đến nơi đến chốn thì sẽ làm cho chính sách trở nên mất
ý nghĩa (không chỉ là khẩu hiệu sng, mà cịn làm mất uy tín của chủ thể
hoạch định chính sách cơng), làm cho nhân dân suy giảm niềm tin vào chính
quyền nhà nước. Và hệ quả của nó khiến bất lợi cả về mặt chính trị và mặt xã
hội, về lâu dài là gây nên những bất ổn cho Nhà nước và Đảng cầm quyền.
Qua việc tổ chức thực hiện chính sách mới đo lường đánh giá khách quan,
chính xác đối với tính đúng đắn, tính khả thi phù hợp của chính sách ấy hay
khơng, vì thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý.
1.1.4.2. Khái niệm về thực hiện chính sách tinh giản biên chế

9


Từ khái niệm về thực hiện chính sách cơng, ta có thể hiểu về thực hiện
chính sách tinh giản biên chế như sau: Thực hiện chính sách tinh giản biên
chế là tồn bộ q trình chuyển ý chí của chủ thể trong chính sách tinh giản
biên chế thành hiện thực với đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu định hướng
của Nhà nước về tinh gọn bộ máy Nhà nước, nâng cao chất lượng đội ngũ
cán bộ, công chức, viên chức.
1.1.5. Một số khái niệm khác có liên quan
1.1.5.1. Khái niệm Cán bộ
Cán bộ là người công dân Việt Nam, họ đã được bầu cử và phê chuẩn,
bổ nhiệm để nắm giữ chức danh, chức vụ theo nhiệm kỳ nhất định trong hệ
thống các cơ quan của Đảng ta, Nhà nước và các đoàn thể CT-XH ở TW, ở
các tỉnh và thành phố trực thuộc TW (cấp tỉnh), ở các huyện và thị xã, quận,
thành phố trực thuộc tỉnh (cấp huyện), nằm trong hệ thống biên chế và được
hưởng lương từ NSNN.
1.1.5.2. Khái niệm công chức
Theo Luật Công chức xác định: Công chức là người công dân Việt Nam,
họ được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức danh, chức vụ trong hệ thống
các cơ quan của Đảng ta, Nhà nước và các đoàn thể CT-XH ở cấp TW, cấp
tỉnh và cấp huyện; trong các đơn vị, cơ quan thuộc CAND (mà không phải sĩ
quan và hạ sĩ quan chuyên nghiệp); trong các đơn vị, cơ quan thuộc QĐND
(mà không phải sĩ quan, cơng nhân quốc phịng và qn nhân chun
nghiệp); và trong bộ máy quản lý, lãnh đạo của các đơn vị sự nghiệp công lập
của Đảng ta, Nhà và các đồn thể CT-XH (đơn vị sự nghiệp cơng lập), trong
hệ thống biên chế và được hưởng lương từ NSNN; đối với công chức trong bộ
máy quản lý, lãnh đạo của các đơn vị sự nghiệp cơng lập thì việc hưởng
lương được bảo đảm từ quỹ lương của các đơn vị sự nghiệp công lập theo
luật định.

1.1.5.3. Khái niệm cán bộ xã, phường, thị trấn (cấp xã)
10


Cán bộ cấp xã là người công dân Việt Nam, đã được bầu cử vào nắm
giữ chức vụ theo nhiệm kỳ nhất định trong Thường trực HĐND cấp xã,
UBND cấp xã, Bí thư Đảng ủy và Phó Bí thư Đảng ủy cấp xã, người đứng
đầu các đoàn thể CT-XH cấp xã.
Công chức cấp xã là người công dân Việt Nam đã được tuyển dụng vào
nắm giữ một chức danh về lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ trực thuộc UBND
cấp xã, trong hệ thống biên chế và được hưởng lương từ NSNN.
1.1.5.4 Khái niệm viên chức
Theo Luật Viên chức xác định: Viên chức là người công dân Việt Nam
đã được tuyển dụng theo vị trí việc làm và đang làm việc ở đơn vị sự nghiệp
công lập theo chế độ làm việc hợp đồng, được hưởng lương từ quỹ lương của
các đơn vị cơ quan sự nghiệp công lập theo luật định.
1.1.5.5 Khái niệm người hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP Là
những người làm việc theo chế độ hợp đồng theo quy định tại Nghị
định 68/2000/NĐ-CP trong các cơ quan của nhà nước thông thường sẽ bao
gồm một số công việc như là các công việc thừa hành, lái xe cho các lãnh đạo
thực hiện công vụ, bảo vệ trong các cơ quan hành chính và các đơn vị sự
nghiệp công lập từ địa phương đến trung ương, công việc vệ sinh, các công
việc trông giữ xe của khách đến làm việc với cơ quan, tổ chức và phương tiện
của cán bộ, công nhân viên chức đang làm việc, công việc bảo trì, duy tu các
thiết bị điện, máy móc, phương tiện đi lại phục vụ cho việc thực hiện vụ, các
hệ thống cấp thoát nước ở đơn vị sự nghiệp, phịng cháy chữa cháy và phục vụ
khác có u cầu trình độ đào tạo từ trung cấp trở xuống và một số công việc
khác tùy thuộc vào nhu cầu thực tế của tứng công việc đặc thù của các cơ
quan, tổ chức, đơn vị.
1.2. Quan điểm của Đảng, chính sách của Nhà nước về tinh giản biên

chế

1.2.1. Quan điểm của Đảng về vấn đề tinh giản biên chế
11


Đảng ta đã đề ra các quan điểm về TGBC và tái cơ cấu đội ngũ
CB,CC,VC tại Nghị quyết 39-NQ/TW ngày 17 tháng 4 năm 2015, bao gồm:
Thứ nhất, đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng ta và quản lý điều hành của
Nhà nước, phát huy việc thực hiện vai trò giám sát của hệ thống cơ quan dân
cử, MTTQ, các đoàn thể CT-XH và nhân dân. Đồng thời, Bộ Chính trị quy
định về việc quản lý thống nhất đối với biên chế trong HTCT các cấp.
Thứ hai, cả HTCT thống nhất từ nhận thức đến hành động, quyết tâm
thực hiện TGBC, song không làm ảnh hưởng tới những hoạt động của các tổ
chức, cơ quan, đơn vị, nhằm đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Thứ ba, tiến hành đồng bộ với cải cách chế độ công vụ và công chức,
CCHCNN; nâng cao chất lượng việc cung cấp dịch vụ cơng và đẩy mạnh cơ
chế xã hội hóa các hoạt động khu vực sự nghiệp công lập. Xác định danh mục
vị trí việc làm để làm cơ sở, cơ cấu CC, VC một cách hợp lý nhằm xác định
biên chế cho phù hợp. Một việc chỉ giao về một cơ quan chủ trì đầu mối và
chịu trách nhiệm chính, cịn những cơ quan liên quan phải có trách nhiệm
phối hợp trong thực hiện.
Thứ tư, TGBC đi đôi với đổi mới phương thức lãnh đạo của các cấp ủy
Đảng, đổi mới làm tinh gọn về tổ chức bộ máy của HTCT các cấp và gắn với
cải cách tiền lương. Tỷ lệ TGBC được xác định theo từng tổ chức, cơ quan,
đơn vị nhằm phù hợp với tình hình thực tế chất lượng và số lượng của đội ngũ
CB, CC, VC của đơn vị, cơ quan.
Thứ năm, tái cơ cấu đội ngũ CB, CC, VC một cách hợp lý về trình độ
chun mơn, về ngạch, chức danh nghề nghiệp và về thành phần dân tộc, giới
tính và độ tuổi.

1.2.2. Chính sách của Nhà nước về tinh giản biên chế
Thực hiện quan điểm chủ trương của Đảng, Chính phủ đã cụ thể hóa
bằng việc ban hành Nghị định 108/2014/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2014
về chính sách TGBC; Nghị định 113/2018/NĐ-CP ngày 31 tháng 8 năm 2018
12


về việc bổ sung, sửa đổi một số Điều của Nghị định 108/2014/NĐ-CP về
chính sách TGBC; và Nghị định 143/2020/NĐ-CP ngày 10 tháng 12 năm
2020 về bổ sung, sửa đổi đối với Nghị định 113/2018/NĐ-CP và Nghị định
108/2014/NĐ-CP. Các văn bản quản lý này đã quy định khá rõ về đối tượng
áp dụng, phạm vi điều chỉnh và nguyên tắc TGBC. Nhất là quy định cụ thể về
chính sách TGBC gồm có: chính sách chuyển sang làm việc ở những cơ quan
khơng hưởng lương thường xun từ NSNN, chính sách về nghỉ hưu trước
tuổi; chính sách về thơi việc (chính sách về thôi việc ngay sau khi đã được đi
học nghề, chính sách về thơi việc ngay); chính sách áp dụng đối với người
thôi giữ chức lãnh đạo hoặc được bầu cử, bổ nhiệm vào các chức vụ khác có
mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo mới thấp hơn do tái sắp xếp bố trí.
1.2.2.1. Chính sách về nghỉ hưu trước tuổi
-

Những người thuộc đối tượng TGBC được quy định ở Điều 6 của Nghị

định 108/2014/NĐ-CP, nếu đối với nam (đủ từ 50 tuổi tới đủ 53 tuổi) và đối
với nữ (đủ từ 45 tuổi tới đủ 48 tuổi), có thời gian đủ 20 năm trở lên tham gia
đóng BHXH, mà trong đó có đủ 15 năm làm nghề hay công việc nguy hiểm,
độc hại, nặng nhọc thuộc danh mục do Bộ LĐ-TB&XH và Bộ Y tế quy định
hoặc có đủ 15 năm làm việc tại nơi có phụ cấp khu vực có hệ số từ 0,7 trở lên,
thì cùng với việc được hưởng chế độ hưu trí theo luật BHXH, các đối tượng
này còn được hưởng chế độ sau đây:

+
+

Việc nghỉ hưu trước tuổi sẽ không phải bị trừ tỷ lệ lương hưu;

Mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi sẽ được hưởng trợ cấp ba tháng tiền

lương so với quy định đối với tuổi tối thiểu (ở Điểm b của Khoản 1 thuộc
Điều 50 Luật BHXH);
+

20 năm đầu công tác (có tham gia đóng đủ BHXH) sẽ được trợ cấp 05

tháng tiền lương. Đồng thời, từ năm thứ 21 trở đi sẽ được hưởng trợ cấp nửa
tháng tiền lương/ 1 năm cơng tác có tham gia đóng đủ BHXH.
13


-

Đối với người thuộc đối tượng TGBC (theo quy định ở Điều 6 của

Nghị định 108/2014/NĐ-CP), nếu đối với nam (đủ từ 55 tuổi tới đủ 58 tuổi)
và đối với nữ (đủ từ 50 tuổi tới đủ 53 tuổi), có thời gian 20 năm trở lên đóng
đủ BHXH thì sẽ được thụ hưởng chế độ hưu trí theo luật BHXH và chế độ
theo quy định: Việc nghỉ hưu trước tuổi sẽ không phải bị trừ tỷ lệ lương hưu;
và 20 năm đầu cơng tác có đóng đủ BHXH sẽ được nhận trợ cấp năm tháng
tiền lương. Còn từ năm thứ 21 trở đi, bình quân được trợ cấp nửa tháng tiền
lương/ 1 năm cơng tác có đóng đủ BHXH; ngồi ra mỗi năm nghỉ hưu trước
tuổi còn được hưởng trợ cấp ba tháng tiền lương so với quy định (ở Điểm a

của Khoản 1 thuộc Điều 50 Luật BHXH);
-

Đối với người thuộc đối tượng TGBC (được quy định ở Điều 6 của

Nghị định 108/2014/NĐ-CP), nếu đối với nam >53 tuổi tới <55 tuổi và đối
với nữ >48 tuổi tới <50 tuổi, có thời gian đủ 20 năm trở lên đóng BHXH, mà
trong đó có đủ 15 năm làm nghề hay công việc nguy hiểm, độc hại, nặng nhọc
thuộc danh mục do Bộ LĐ-TB&XH và Bộ Y tế quy định hoặc có đủ 15 năm
làm việc tại nơi có phụ cấp khu vực có hệ số từ 0,7 trở lên thì sẽ được thụ
hưởng hưu trí theo luật BHXH và khơng phải bị trừ tỷ lệ lương hưu do nghỉ
hưu trước tuổi.
-

Đối với người thuộc đối tượng TGBC (được quy định ở Điều 6 của

Nghị định 108/2014/NĐ-CP), nếu đối với nam >58 tuổi tới <60 tuổi và đối
với nữ >53 tuổi tới <55 tuổi, có thời gian đủ 20 năm trở lên đóng BHXH thì
sẽ được thụ hưởng hưu trí theo luật BHXH và không phải bị trừ tỷ lệ lương
hưu do nghỉ hưu trước tuổi.
1.2.2.2 Chính sách chuyển sang làm việc tại các tổ chức không hưởng
lương thường xuyên từ ngân sách nhà nước
-

Đối với người thuộc đối tượng TGBC (được quy định ở Điều 6 của

Nghị định 108/2014/NĐ-CP) khi chuyển sang làm việc ở những cơ quan
14



khơng hưởng kinh phí thường xun từ NSNN thì sẽ được hưởng những
khoản trợ cấp dưới đây:
+
+

Nhận được trợ cấp thêm ba tháng tiền lương hiện đang hưởng;

Cứ mỗi năm cơng tác có đóng BHXH sẽ nhận được trợ cấp thêm nửa

tháng tiền lương.
Khơng tiến hành áp dụng chính sách TGBC (được quy định ở Khoản 1
thuộc Điều 6 của Nghị định 108/2014/NĐ-CP) đối với người đã làm việc ở
đơn vị cơ quan sự nghiệp công lập khi tổ chức này chuyển đổi thành doanh
nghiệp hoặc doanh nghiệp cổ phần hóa và họ vẫn được giữ lại để làm việc;
những người thuộc diện TGBC, đối với nam đủ từ 57 tuổi trở lên và đối với
nữ đủ từ 52 tuổi trở lên, có thời gian đủ 20 năm trở lên đóng BHXH; những
người thuộc diện TGBC đối với nam đủ từ 52 tuổi trở lên và đối với nữ đủ từ
47 tuổi trở lên, có thời gian đủ 20 năm trở lên đóng BHXH, mà trong đó có đủ
15 năm làm nghề hay công việc nguy hiểm, độc hại, nặng nhọc thuộc danh
mục do Bộ LĐ-TB&XH và Bộ Y tế quy định hoặc có đủ 15 năm làm việc tại
nơi có phụ cấp khu vực có hệ số từ 0,7 trở lên.
1.2.2.3. Chính sách thơi việc
- Chính sách thơi việc ngay:
Người thuộc đối tượng TGBC (theo quy định ở Điều 6 của Nghị định
108/2014/NĐ-CP), đối với nam <53 tuổi và đối với nữ <48 tuổi nhưng họ
không đủ điều kiện được thụ hưởng chính sách nghỉ hưu trước tuổi (được quy
định ở Khoản 1 thuộc Điều 8 của Nghị định 108/2014/NĐ-CP); hoặc đối với
nam <58 tuổi và đối với nữ <53 tuổi nhưng họ không đủ điều kiện được thụ
hưởng chính sách nghỉ hưu trước tuổi (được quy định ở Khoản 2 thuộc Điều 8
của Nghị định 108/2014/NĐ-CP), nếu phải thơi việc ngay thì họ được hưởng

những khoản trợ cấp dưới đây:
+

Nhận được trợ cấp ba tháng tiền lương hiện đang hưởng nhằm tìm

kiếm việc làm;
15


+

Cứ mỗi năm cơng tác có đóng BHXH thì sẽ được trợ cấp thêm 1,5

tháng tiền lương.
- Chính sách cho thôi việc sau khi đã đi học nghề
Đối với người thuộc diện TGBC (theo quy định ở Điều 6 của Nghị định
108/2014/NĐ-CP) mà <45 tuổi, có sức khỏe, có ý thức tổ chức kỷ luật và tinh
thần trách nhiệm, song do đang đảm nhiệm vị trí cơng việc khơng phù hợp với
trình độ đào tạo và chun mơn, bản thân họ lại có nguyện vọng xin thơi việc
thì sẽ được đơn vị, cơ quan tạo mọi điều kiện cho đi học nghề trước khi giải
quyết thơi việc, để tự tìm việc làm mới, cụ thể là các chế độ được hưởng dưới
đây:
+

Được thụ hưởng nguyên tiền lương tháng hiện đang hưởng và được cơ

quan, đơn vị đóng BHXH và BHYT trong thời gian đi học nghề, song thời
gian được hưởng không quá 06 tháng;
+


Nhận được trợ cấp một khoản chi phí (kinh phí) cho một khóa học

nghề nhưng tối đa không quá 06 tháng tiền lương hiện đang được hưởng,
nhằm nộp cho cơ sở dạy nghề;
+

Sau khi tốt nghiệp khóa học nghề, họ được hưởng trợ cấp ba tháng

lương hiện đang hưởng tính tại thời điểm đi học nghề nhằm tìm kiếm việc
làm;
+

Mỗi năm cơng tác có đóng BHXH thì sẽ nhận được trợ cấp nửa tháng

tiền lương;
+

Nguyên cả thời gian đi học nghề thì được tính thời gian cơng tác liên

tục, song khơng được tính vào thâm niên cơng tác nhằm xét nâng lương.
Các đối tượng thôi việc được quy định trên, họ được bảo lưu thời gian
đóng BHXH và cấp sổ BHXH hay được nhận trợ cấp BHXH một lần theo
Luật BHXH; nhưng khơng được hưởng chính sách tại quy định của Nghị định
46/2010/NĐ-CP ngày 27-4-2010 về thủ tục nghỉ hưu đối với công chức; và
16


quy định của Nghị định 29/2012/NĐ-CP ngày 12-4-2012 về việc tuyển dụng,
sử dụng, quản lý viên chức.
1.2.2.4. Chính sách đối với những người thôi giữ chức vụ lãnh đạo hoặc

được bổ nhiệm, bầu cử vào chức vụ khác có phụ cấp chức vụ lãnh đạo mới
thấp hơn do sắp xếp tổ chức
Đối với CB, CC, VC do quá trình tổ chức sắp xếp cho thôi nắm giữ chức
vụ lãnh đạo hoặc là được bầu cử, bổ nhiệm ở chức vụ mới nhưng phụ cấp
chức vụ lãnh đạo lại có mức thấp hơn so với phụ cấp chức vụ lãnh đạo đang
hưởng thì họ được bảo lưu duy trì phụ cấp chức vụ lãnh đạo đang hưởng tới
hết nhiệm kỳ bầu cử hoặc tới hết thời hạn nắm giữ chức vụ bổ nhiệm. Đối với
trường hợp đã nắm giữ chức vụ theo nhiệm kỳ bầu cử hoặc thời hạn được bổ
nhiệm mà cịn <6 tháng thì được bảo lưu trịn sáu tháng.
Nhìn chung, chính sách TGBC đã được Nhà nước quy định đầy đủ và
khá rõ ràng theo Nghị định 108/2014/NĐ-CP.
Bên cạnh những chính sách trên, thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW,
ngày 17-4-2015 của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ
cán bộ, công chức, viên chức và các văn bản liên quan, Chính phủ đã thể chế
hóa chủ trương của Đảng bằng nhiều giải pháp quyết liệt và đồng bộ (theo bài
viết của ông Lê Vĩnh Tân, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Ban cán sự
Đảng, Bộ Trưởng Bộ Nội vụ đăng trên cổng thông tin của Bộ Nội vụ vào ngày
18/8/2020), gồm:
Một là, sửa đổi, bổ sung Luật Cán bộ, công chức để thể chế hóa chủ
trương “khơng thực hiện chế độ công chức trong đơn vị sự nghiệp công lập
(trừ các đơn vị phục vụ nhiệm vụ chính trị và phục vụ quản lý nhà nước)” và
“tách người quản lý doanh nghiệp nhà nước khỏi chế độ viên chức, công
chức”.
17


Hai là, sửa đổi quy định về chính sách đối với người có tài năng trong
hoạt động cơng vụ. Trên cơ sở quy định khung của Chính phủ, các bộ, ngành,
địa phương sẽ quy định chi tiết để có đội ngũ và cơ cấu phù hợp.
Ba là, xây dựng các quy định về xếp lương, trả lương đối với CB, CC,

VC theo chủ trương của Ban Chấp hành TW tại Nghị quyết 27-NQ/TW ngày
21-5-2018 về cải cách chính sách tiền lương cho CB, CC, VC, người lao động
trong doanh nghiệp và lực lượng vũ trang.
Bốn là, sửa đổi, bổ sung quy định về xếp loại đánh giá cán bộ, công chức
để thể chế hóa Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 19-5-2018, của Hội nghị
Trung ương 7 khóa XII, về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là
cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ; Quy
định số 89-QĐ/TW, ngày 4-8-2017, của Bộ Chính trị, về khung tiêu chuẩn
chức danh, định hướng khung tiêu chí đánh giá cán bộ lãnh đạo, quản lý các
cấp.
Năm là, sửa đổi, bổ sung quy định về phương thức tuyển dụng công
chức, tiếp nhận công chức để tạo cơ chế liên thông trong công tác cán bộ và
thể chế hóa chủ trương “thống nhất việc kiểm định chất lượng đầu vào công
chức để các địa phương, cơ quan, đơn vị lựa chọn, tuyển dụng theo yêu cầu,
nhiệm vụ” tại Nghị quyết 26-NQ/TW.
Sáu là, sửa đổi, bổ sung quy định về tổ chức thi hoặc xét nâng ngạch
công chức; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho bộ, ngành, địa phương trong
công tác này, xây dựng cơ cấu cán bộ, công chức phù hợp với thực tế.
Bảy là, quy định chi tiết tiêu chí phân loại đơn vị sự nghiệp công lập và
việc chuyển đổi đơn vị sự nghiệp cơng lập sang mơ hình doanh nghiệp và chế
độ quản lý đối với đơn vị sự nghiệp công lập theo nguyên tắc bảo đảm tinh
gọn, cơ cấu hợp lý, năng lực quản trị tiên tiến.
Tám là, ban hành các quy định thể chế hóa chủ trương thực hiện chế độ
hợp đồng viên chức xác định thời hạn đối với những trường hợp tuyển dụng
18


mới (trừ các đơn vị sự nghiệp công lập ở vùng sâu, vùng xa, vùng có điều
kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn); đơn vị sự nghiệp công lập được đơn
phương chấm dứt hợp đồng nếu viên chức không đạt yêu cầu sau thời gian tập

sự.
1.3. Tầm quan trọng và ý nghĩa của việc thực hiện chính sách tinh
giản biên chế
Thực hiện chính sách TGBC vốn là một mắc khâu rất quan trọng cấu
thành trong chu trình chính sách này. Nói cách khác, việc thực hiện chính
sách TGBC là trung tâm kết nối các bước trong chu trình chính sách TGBC.
Nếu việc hoạch định (xây dựng và ban hành) chính sách TGBC được đầu
tư có chất lượng và đúng đắn là khâu mở đầu quan trọng, thì việc tổ chức thực
thi tốt chính sách này lại đóng vai trị quyết định đối với cả chu trình chính
sách TGBC. Vì tuy có chính sách TGBC đúng đắn rồi, nhưng nếu khâu thực
hiện bị xem thường hoặc thực hiện khơng đến nơi đến chốn thì sẽ làm cho
chính sách TGBC trở nên mất ý nghĩa (bởi khẩu hiệu suông và làm mất dần
uy tín của chủ thể hoạch định chính sách TGBC), tức là làm cho nhân dân suy
giảm niềm tin vào chính quyền nhà nước. Và hệ quả của nó khiến bất lợi cả về
CT-XH, về dài hạn là gây nên những bất ổn trong quản lý Nhà nước. Đúng
vậy, chỉ có thể thơng qua việc tổ chức thực hiện chính sách TGBC thì mới đo
lường đánh giá, kiểm chứng khách quan, chính xác đối với tính đúng đắn, tính
khả thi phù hợp của chính sách ấy hay khơng, vì thực tiễn ln là tiêu chuẩn
của chân lý.
Q trình tổ chức đưa chính sách TGBC vào trong thực tiễn đời sống
thường chịu tác động ảnh hưởng của không ít các yếu tố. Nên việc tính toán
thấu đáo các yếu tố tác động này sẽ giúp nhà hoạch định chính sách TGBC;
cũng như các cấp triển khai thực hiện chính sách TGBC đề xuất được những
giải pháp khả thi trong tổ chức thực hiện được việc cát giảm đầu mối không
cần thiết, làm tinh gọn tổ chức bộ máy và TGBC một cách hiệu quả.
19


1.4. Nội dung tổ chức thực hiện chính sách tinh giản biên chế
Thực hiện chính sách TGBC là q trình tổ chức thực hiện mục tiêu của

nhà nước thành hiện thực, chúng được triển khai theo một quy trình gồm có
các bước liên quan tác động và hỗ trợ lẫn nhau. Thực hiện tốt ở bước này sẽ
tạo điều kiện cho bước sau hồn thiện, khơng thể bỏ qua một bước nào trong
các bước tổ chức thực hiện vì mỗi bước trong quy trình tổ chức thực hiện
chính sách TGBC có nội dung, nhiệm vụ, phương pháp và cách thức thực
hiện khác nhau. Nội dung tổ chức thực hiện chính sách TGBC được tiến hành
theo một quy trình sau:
1.4.1. Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách tinh giản
biên chế
Để tổ chức thực hiện chính sách TGBC đạt kết quả thiết thực, đạt chỉ tiêu
đề ra, trước hết cần phải thực hiện xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện
chính sách TGBC. Kế hoạch triển khai thực hiện chính sách này là cơ sở, là
cơng cụ quan trọng để các cơ quan, tổ chức, đối tượng thụ hưởng chính sách
TGBC có căn cứ thực hiện. Khi lên kế hoạch thực thi chính sách TGBC cần
xác định nhiệm vụ chung, các nhiệm vụ cụ thể và nhiệm vụ trung tâm theo nội
dung, nhiệm vụ cho mỗi đơn vị, cơ quan và đối tượng thụ hưởng; Kế hoạch
thực thi chính sách TGBC phải dự kiến cụ thể về tổ chức chủ trì và đầu mối,
các cơ quan phối hợp thực hiện chính sách thực thi chính sách TGBC; cơ cấu
nguồn nhân lực (cả số lượng và chất lượng) để tham gia thực hiện chính sách
này; xác định nguồn lực, dự kiến về điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ
thuật và phương tiện phục vụ thực hiện chính sách TGBC; thời gian thực hiện
chính sách này; lên kế hoạch giám sát, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện chính
sách TGBC; xác định cụ thể chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm của cơ quan
nhà nước trong quá trình tổ chức điều hành chính sách TGBC; xây dựng nội
dung và hình thức khen thưởng, kỷ luật tập thể, cá nhân trong q trình thực
hiện chính sách TGBC. Khi lên kế hoạch thực thi chính sách
20


TGBC cần đảm bảo thỏa mãn về yêu cầu của , tính khả thi, tính sát thực và

tính hiệu quả nhằm giảm thiểu tình trạng cứ phải quá nhiều lần sửa đổi, bổ
sung, điều chỉnh, thay thế…
Việc hoạch định và trước khi triển khai thực hiện chính sách TGBC phải
bảo đảm nguyên tắc lấy ý kiến tham gia của những cơ quan có liên quan đối
với mỗi nội dung cụ thể của kế hoạch; xác định vững chắc về giá trị pháp lý
của kế hoạch để khi phê duyệt Kế hoạch thực hiện để ràng buộc những chủ
thể tham gia phải thực hiện nghiêm túc các nhiệm vụ có liên quan trong kế
hoạch đã xác định.
1.4.2. Phổ biến, tuyên truyền chính sách tinh giản biên chế
Để Chính sách TGBC được các cơ quan, đơn vị, địa phương và các đối
tượng thụ hưởng chính sách được biết, việc phổ biến, tuyên truyền chính sách
TGBC là có vai trị rất lớn trong chu trình thực hiện chính sách. Phổ biến,
tun truyền chính sách TGBC tốt sẽ giúp cho chính sách ban hành được các
đối tượng thụ hưởng chính sách và những cơ quan, đơn vị, người tham gia
thực thi chính sách hiểu rõ mục đích yêu cầu của chính sách, về tính đúng đắn
và lợi ích của chính sách mang lại, từ đó chính sách sẽ được quan tâm, áp
dụng. Nó là một bước rất quan trọng trong tổ chức thực hiện chính sách, bởi
vì đối tượng thụ hưởng chính sách là những cán bộ, công chức, viên chức,
nhân viên thuộc trường hợp có trình độ chưa đạt trình độ đào tạo chuẩn
chuyên môn, nghiệp vụ; dôi dư do sắp xếp bộ máy, nhân sự; dôi dư do cơ cấu
lại đội ngũ cán bộ, cơng chức, viên chức theo vị trí việc làm; có chun ngành
khơng phù hợp với vị trí việc làm mà khơng có chỗ sắp xếp, bố trí; có kết quả
đánh giá, phân loại 02 năm liền kề chưa đạt yêu cầu... Các đối tượng thụ
hưởng chính sách TGBC có q trình cơng tác lâu năm và có vị trí cơng tác
khác nhau nên việc tun truyền, phổ biến chính sách TGBC đến đối tượng
này hiểu về mục đích chính sách, hiểu được những lợi ích chính sách đem lại
là rất khó khăn và phứt tạp. Bởi nếu tuyên truyền, phố biến chính sách TGBC
21



×