Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Tư duy hình thức về tiểu luận chứng minh Nghề dạy học có phải là nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý hay không

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.25 KB, 20 trang )

1

Mở đầu
“Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”, một chữ cũng thầy, nửa chữ cũng thầy. Điều này cho
thấy, nghề giáo là một nghề rất cao cả và luôn được xã hội kính trọng và yêu quý từ xưa
đến nay. Xã hội dù có phát triển đến đâu thì vị trí, vai trị của người thầy giáo, cơ giáo
trong lòng mỗi con người vẫn được khẳng định với sự kính u và tơn trọng. Trong ký ức
đó, bạn bè, trường lớp và thầy cơ là hình ảnh khơng bao giờ phai. Thầy, cô giáo là những
người đã truyền đạt các kiến thức, những kinh nghiệm sống cho con người từ khi chập
chững bước vào đời cho đến khi họ trưởng thành, những kiến thức và kinh nghiệm đó có
thể ở nhiều lĩnh vực khác nhau của khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và cả những kiến
thức để hình thành nhân cách con người, góp phần tạo dựng một xã hội tốt đẹp.
Mặt khác, Người Việt có truyền thống “tôn sư trọng đạo” rất đáng tự hào. Tuy vậy,
trong thời đại hôm nay, truyền thống này được thể hiện như thế nào? Nghề giáo và hình
ảnh các thầy cơ giáo được nhìn nhận ra sao? Trong câu chuyện các cô giáo đi “hầu
rượu” ở Hồng Lĩnh vừa qua, dù biện minh thế nào cũng không thể phủ nhận một sự thật
buồn - đội ngũ các thầy cô giáo hôm nay đang chịu nhiều áp lực rất ghê gớm nhưng cơ
hội để họ cất lên tiếng nói trao đổi hay phản biện là rất khó. Trong tư cách viên chức
thuộc cấp, các cơ giáo ở Hà Tĩnh hồn tồn khơng thể thối thác “nhiệm vụ” mà cấp trên
họ đã giao phó. Đây là vấn đề lớn nhưng có vẻ cho đến nay chẳng mấy người quan tâm. Ở
một phương diện khác, nghề giáo cũng như bao nhiêu nghề khác trong xã hội. Tuy vậy,
lâu nay xã hội ta luôn mặc định rằng “nghề giáo là nghề cao quý nhất trong những nghề
cao quý”. Tôi rất hiểu sự chân thành của tác giả câu nói trên khi muốn nhấn mạnh và đề
cao sự đóng góp to lớn của đội ngũ những người được xem là “kỹ sư tâm hồn”. Thế
nhưng, theo logic thơng thường một khi đã nói như thế buộc người ta phải suy luận và đặt
vấn đề: Nếu nói nghề giáo là “cao quý nhất trong những nghề cao quý” vậy nghề nào là
“cao quý nhì”…?


2


Từ những vấn đề trên, tác giả nhận thấy việc nghiên cứu chủ đề “Nghề dạy học là
nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý” làm đề tài tiểu luận môn học là rất cần thiết.
CHƯƠNG 1
LỊCH SỬ NGHỀ GIÁO VÀ Q TRÌNH TRƯỞNG THÀNH

1.1. Lịch sử hình thành nghề giáo
Trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, giáo
dục đã tồn tại, phát triển cùng với sự tồn tại và phát triển của dân tộc và ln đóng vai trị
quan trọng như một trụ cột cơ bản của việc xây dựng và vun đắp cho nền văn hiến lâu đời
của đất nước.
Trải qua các thời kỳ: thời tiền sử, thời trước Bắc thuộc, thời Bắc thuộc, thời độc lập
trung đại và cận đại, thời thuộc Pháp và thời độc lập hiện đại, nền giáo dục đã từng phải
đương đầu với âm mưu xâm lược và đồng hóa của các thế lực phong kiến, thực dân, song
vẫn giữ được những truyền thống dân tộc tốt đẹp, tiếp thu có chọn lọc những gì tinh túy
nhất của các trào lưu văn minh nhân loại để hình thành một nền giáo dục đào tạo nguồn
nhân lực bảo vệ và xây dựng đất nước, vừa có khả năng hội nhập vừa bảo tồn bản sắc
dân tộc của riêng mình.
1.1.1. Giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám 1945
Nền giáo dục Nho học của nhà nước phong kiến Việt Nam từ thế kỷ XI trải qua các
thời Lý, Trần, Hồ, Hậu Lê, Tây Sơn, Nguyễn. Sự ra đời và sử dụng rộng rãi chữ quốc ngữ
theo bảng chữ La tinh trong nhà trường từ cuối năm 1919 đã báo hiệu sự chấm dứt nền
cựu học truyền thống Nho giáo để thay thế bằng hệ thống tân học của chủ nghĩa thực dân
Pháp.
Cũng trong thời kỳ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, trào lưu giáo dục Duy Tân yêu
nước của Phan Bội Châu và Lương Văn Can, Nguyễn Quyền đã khởi xướng cho khuynh


3

hướng thực học, sử dụng chữ quốc ngữ trong dạy và học, tiếp cận với các khoa học tự

nhiên và kỹ nghệ, từ bỏ lối học từ chương khoa cử.
1.1.2. Giai đoạn 1945-1954
Cách mạng tháng Tám thành công, Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được
thành lập, lịch sử giáo dục nước nhà sang một trang mới. Bộ Quốc gia giáo dục là một
trong những Bộ - thành viên Chính phủ - được thành lập ngay từ những ngày đầu. Bộ
trưởng đầu tiên là ơng Vũ Đình Hịe. Ngày 02/3/1946 trong kỳ họp thứ nhất, Quốc hội
khóa I, ơng Đặng Thai Mai được cử làm Bộ trưởng Bộ Quốc gia giáo dục (thay ơng Vũ
Đình Hịe sang làm Bộ trưởng Bộ Tư pháp). Chính phủ đã ký sắc lệnh quan trọng thành
lập Nha bình dân học vụ, chống nạn mù chữ. Cùng với việc chống nạn mù chữ, Chính
phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hịa đã có những chủ trương cải tổ và xây dựng bước đầu
đối với toàn bộ hệ thống giáo dục quốc gia.
Tháng 11/1946, trong kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa 1, ơng Nguyễn Văn Huyên
được cử làm Bộ trưởng Bộ Quốc gia giáo dục. Bộ Quốc gia giáo dục gồm Văn phòng Bộ
và các nha: Đại học vụ, Trung học vụ, Tiểu học vụ và Nha Bình dân học vụ. Trong kháng
chiến tồn quốc, Bộ đã sơ tán và di chuyển cơ quan từ Thủ đô về nông thôn, từ Hà Đông,
Phú Thọ đến Tuyên Quang và An toàn khu.
Năm 1950, Trung ương Đảng và Chính phủ đã quyết định tiến hành cuộc cải cách
giáo dục. Cuộc cải cách này quyết định thực hiện hệ thống trường phổ thơng 9 năm và
chương trình giảng dạy mới. Giai đoạn này cũng đánh dấu việc thành lập Cơng đồn Giáo
dục Việt Nam (tháng 7/1951).
Trong chín năm kháng chiến chống thực dân Pháp, sự nghiệp giáo dục từ phổ
thơng đến đại học khơng những được duy trì và khơng ngừng phát triển mà cịn có sự biến
đổi về chất. Các trường từ giáo dục phổ thông đến đại học đều giảng dạy bằng tiếng Việt.
Cuộc cải cách giáo dục năm 1950 đến 1954 dù có mặt cịn hạn chế, nhưng đã thay đổi cơ


4

bản nền giáo dục thực dân cũ, xây dựng nền tảng cho một nền giáo dục mới: dân tộc,
khoa học, đại chúng.

1.1.3. Giai đoạn 1954-1975
Giữa năm 1954, cơ quan Bộ Giáo dục chuyển từ xã Yên Nguyên, huyện Chiêm
Hóa, tỉnh Tuyên Quang về huyện Đại Từ, Thái Nguyên để chuẩn bị về Hà Nội. Bộ đã chỉ
đạo các trường trực thuộc và địa phương có vùng mới giải phóng chuẩn bị các điều kiện
cần thiết ban đầu để nhanh chóng phục hồi trường lớp.
Nhiều công việc đã được Bộ chú trọng triển khai thực hiện trong giai đoạn này:
Mở các trường học sinh miền Nam trên đất Bắc để đón nhận các em học sinh miền Nam
ra Bắc học tập; tiến hành cải cách giáo dục năm 1956 đã đặt cơ sở cho việc hình thành Hệ
thống giáo dục phổ thông 10 năm gồm 3 cấp học.
Tháng 10/1965, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định phê chuẩn việc thành lập
Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp, tách khỏi Bộ Giáo dục và bổ nhiệm đồng chí Tạ
Quang Bửu làm Bộ trưởng. Sau những năm phát triển giáo dục trong điều kiện hịa bình,
lúc này trên tồn miền Bắc nạn mù chữ đã được thanh toán. Cũng trong giai đoạn này,
phong trào thi đua “Hai tốt” phát triển rộng rãi với mơ hình tiêu biểu là trường Phổ thơng
cấp II Bắc Lý (Hà Nam), trường Tiểu học Cẩm Bình (Hà Tĩnh), phong trào giáo dục xã
Ngổ Luống (Hà Đông, Hà Nội). Hệ thống trường bổ túc công nông, trường phổ thông lao
động được phát triển mạnh. Ở miền Bắc, mỗi ngày hàng triệu học sinh, sinh viên, các thầy
cô giáo vẫn đội mũ rơm, khắc phục mn vàn khó khăn đến trường học tập, giảng dạy.
Hàng loạt trường trung học chuyên nghiệp mới được mở ra ở cả trung ương và địa
phương. Mạng lưới các trường đại học và quy mô đào tạo không ngừng được mở rộng.
Tháng 10/1962, Tiểu ban Giáo dục thuộc Trung ương cục miền Nam được thành
lập. Miền Bắc đã chi viện 3000 cán bộ cùng rất nhiều tài liệu sách giáo khoa, tạo điều
kiện để phong trào giáo dục miền Nam lúc này có nhiều bước chuyển biến mới. Hàng vạn


5

thanh niên tiêu biểu của cả nước thời kỳ này đã được cử ra nước ngoài học tập trở thành
những trí thức, nhà khoa học là nguồn lực to lớn, góp phần phụng sự kháng chiến thắng
lợi, xây dựng Tổ quốc.

1.1.4. Giai đoạn 1975-1986
Sau khi Bộ trưởng Nguyễn Văn Huyên qua đời (10/1975), Thứ trưởng Hồ Trúc
kiêm Bí thư Đảng đồn phụ trách cơng việc chung của Bộ.
Tháng 7/1976 bà Nguyễn Thị Bình, nguyên Bộ trưởng Bộ Ngoại giao trong Chính
phủ Cộng hịa miền Nam Việt Nam được cử làm Bộ trưởng Bộ Giáo dục
Năm 1976, GS.TS Nguyễn Đình Tứ, Thứ trưởng, Ủy viên dự khuyết TW Đảng
khóa IV được cử làm Bộ trưởng Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp thay Bộ trưởng
Tạ Quang Bửu nghỉ hưu.
Tháng 1/1979, Bộ Chính trị ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam
đã ban hành Nghị quyết về cải cách giáo dục. Việc cải cách bắt đầu từ giáo dục phổ thông,
song song với việc tiến hành bồi dưỡng giáo viên, theo hướng cải cách giáo dục, từng
bước cải cách sư phạm.
Trong thời kỳ này cũng đánh dấu việc thực hiện nhiệm vụ quốc tế với hai nước bạn
Lào, Campuchia; mở rộng quan hệ hợp tác, đối ngoại đa dạng với Liên Xô, các nước
XHCN ở Đông Âu…
1.2. Giáo dục Việt Nam thời kỳ đổi mới đến nay
1.2.1. Giai đoạn 1986-1995
Đại hội VI của Đảng Cộng sản Việt Nam tháng 12/1986 đã mở đầu cho cơng cuộc
đổi mới tồn diện ở Việt Nam. Chủ trương của ngành trong thời kỳ này là đa dạng hóa các


6

loại hình trường, lớp, các hình thức đào tạo, quy chế các trường, lớp dân lập, tư thục đã
được ban hành. Năm 1987, theo quyết định của Nhà nước, Ủy ban Bảo vệ và Chăm sóc
trẻ em Trung ương được sáp nhập vào Bộ Giáo dục; nhà trẻ, mẫu giáo hợp nhất lại thành
ngành học Mầm non, nay còn gọi là bậc học Mầm non. Bộ trưởng Bộ Giáo dục thời kỳ
này là GS, Viện sĩ Phạm Minh Hạc.
Năm 1988: sáp nhập Tổng cục Dạy nghề vào Bộ Đại học và Trung học chuyên
nghiệp thành Bộ Đại học, Trung học chuyên nghiệp và Dạy nghề. Năm 1990 Chính phủ

quyết định thành lập Bộ Giáo dục và Đào tạo trên cơ sở sáp nhập Bộ Giáo dục, Bộ Đại
học và Trung học chuyên nghiệp và Dạy nghề. Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý thống
nhất hệ thống giáo dục quốc dân từ mầm non đến giáo dục đại học và sau đại học. GS.TS
Trần Hồng Quân, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VII được bầu giữ chức
bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
1.2.2. Giai đoạn 1996 đến nay
Từ năm 1997 đến nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo lần lượt qua các thời kỳ lãnh đạo
của các Bộ trưởng: Bộ trưởng Nguyễn Minh Hiển, Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân, Bộ
trưởng Phạm Vũ Luận từ 4/2016 đến nay là Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ.
Giáo dục trong giai đoạn này đã đáp ứng được cơ bản nhu cầu học tập ngày càng
tăng của nhân dân. Thực hiện được các mục tiêu lớn trong Chiến lược phát triển giáo dục:
nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài phục vụ cho sự nghiệp phát triển
đất nước và hội nhập quốc tế thành công.
Trong giai đoạn đổi mới, đặc biệt sau khi triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội
Đảng lần thứ XI và Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và
đào tạo, giáo dục đã đạt được những thành tựu to lớn, góp phần quan trọng vào sự nghiệp


7

cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của đất nước.Hệ thống trường lớp và
quy mô giáo dục phát triển nhanh, thực hiện nền giáo dục toàn dân, đáp ứng nhu cầu học
tập ngày càng tăng của nhân dân và nâng cao trình độ đào tạo, trình độ và kỹ năng nghề
nghiệp cho người lao động. Công bằng xã hội trong tiếp cận giáo dục có nhiều tiến bộ,
nhất là đối với người dân tộc thiểu số, lao động nơng thơn, các đối tượng chính sách và
người có hồn cảnh khó khăn, bình đẳng giới được bảo đảm. Chất lượng giáo dục và đào
tạo được nâng lên, góp phần đáp ứng yêu cầu nhân lực phục vụ cho phát triển kinh tế - xã
hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Công tác phát triển đội ngũ được đặc biệt chú trọng để
củng cố và đổi mới. Cơ sở vật chất kỹ thuật của hệ thống giáo dục và đào tạo được tăng
thêm và từng bước hiện đại hóa. Xã hội hóa giáo dục và hợp tác quốc tế được đẩy mạnh,

đạt nhiều kết quả quan trọng.
1.3. Q trình trưởng thành
Hằng năm, đã thành thơng lệ, ngày 20/11 là dịp để các thế hệ học sinh, sinh viên,
phụ huynh bày tỏ sự tri ân và kính trọng của mình đối với những người thầy, người cơ đã
dưỡng dục mình. Đó chính là truyền thống “tơn sư trọng đạo” của người Việt Nam được
hun đúc qua hàng ngàn năm lịch sử. Với lễ giáo phong kiến, vị trí của người thầy đã đứng
trên cả cha mẹ (Quân - Sư - Phụ) và đã đi vào lời ăn tiếng nói hằng ngày của nhân dân
(Muốn sang thì bắc cầu Kiều - Muốn con hay chữ phải yêu kính thầy hay Không thầy đố
mày làm nên). Người thầy được coi là tấm gương sáng để học trị soi vào đó mà hồn
thiện mình. Nghĩa thầy trị vì thế đã được hình thành từ ngàn xưa. Học trị muốn thành
người thì phải ra sức học tập thành tài. Người thầy có đạo đức trong sáng, tri thức un
bác thì học trị mới kính trọng. Sử sách nước ta đã ghi lại khá nhiều câu chuyện cảm động
và tình nghĩa thầy trị.
Người thầy nổi tiếng nhất trong thời kỳ phong kiến ở nước ta là thầy giáo Chu Văn
An, người được hậu thế tơn xưng là “vạn thế sư biểu”. Ơng Chu Văn An là một người học


8

rộng tài cao nhưng không theo con đường khoa cử để kiếm danh lợi trên chốn quan
trường mà về mở trường dạy học ở quê nhà. Được vua Minh Tông (1314 - 1329) mời vào
dạy học ở Quốc Tử Giám. Đến đời vua Dụ Tơng (1341 - 1369) nhân chính sự suy đốn,
ông trả mũ áo xin về làng cũ ở ẩn. Các học trị vơ cùng kính trọng ơng. Nhiều người hiển
đạt như Phạm Sư Mạnh, Lê Quát… làm đến tể tướng nhưng mỗi khi có dịp đến thăm
thầy, vẫn giữ phép học trò, đứng hầu dưới thềm, khoanh tay nghe thầy dạy bảo. Còn biết
bao tấm gương thầy giáo mẫu mực, học trò giữ đạo hiếu được truyền tụng mãi.
Bước sang thời kỳ hiện đại, dạy học đã trở thành một nghề, được Nhà nước trả
lương nhưng truyền thống “tôn sư trọng đạo” vẫn được nhân dân và Nhà nước ta đề cao.
Vai trò quan trọng và trách nhiệm vẻ vang của người thầy đã được Đảng và Nhà nước ta
thể hiện sâu sắc trong Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ tư (khoá VII), Nghị quyết

Hội nghị Trung ương lần thứ hai (khoá VIII), Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 (khóa
XI) về giáo dục và đào tạo, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ lần thứ XII… Các
văn bản đó cùng với các chủ trương, chính sách của Nhà nước đã khẳng định giáo dục và
đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Đầu tư
cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch
phát triển kinh tế - xã hội. Hệ thống các trường đại học, cao đẳng sư phạm được phát triển
mạnh mẽ; sinh viên các trường sư phạm được hưởng nhiều ưu đãi như miễn học phí, tăng
học bổng; chế độ, chính sách cho nhà giáo ngày càng được quan tâm, cải thiện.
Tuy đời sống cịn gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn song đội ngũ giáo viên trong cả
nước vẫn ngày đêm miệt mài trên bục giảng, bám lớp, bám trường, sẵn sàng hy sinh
quyền lợi bản thân để cống hiến hết mình cho sự nghiệp “trồng người”. Đã có hàng trăm,
hàng ngàn giáo viên chấp nhận xa gia đình, bè bạn… lên miền núi, vùng sâu, vùng xa,
biên giới, hải đảo dạy học. Đã có biết bao người thầy khơng màng danh lợi, sống đạm
bạc, suốt đời vì sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Khơng ít thầy cơ giáo đã chia sẻ phần thu
nhập ít ỏi của mình ni học sinh nghèo học giỏi.


9

Chính từ những hoạt động tưởng như bình thường ấy đã góp phần đem lại cho nền
giáo dục nước nhà những bước tiến vượt bậc. Nếu như trước Cách mạng Tháng Tám năm
1945, 95% dân số Việt Nam bị mù chữ thì đến nay tất cả các tỉnh, thành trong cả nước đã
hoàn thành kế hoạch đạt mục tiêu về xoá mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học. Ngày càng
nhiều học sinh Việt Nam được vinh danh trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc tế. Đó là
những tấm gương sáng cho học sinh cả nước noi theo, có tác dụng tích cực trong phong
trào thi đua dạy tốt, học tốt.
Rất tiếc trong khi đa số giáo viên vẫn tiếp tục giữ vững và phát huy phẩm chất cao
đẹp của người thầy thì cũng có một bộ phận giáo viên suy thoái về phẩm chất đạo đức, lối
sống. Dư luận xã hội đang hết sức bất bình trước những tiêu cực trong mơi trường giáo
dục như: tình trạng quản lý lỏng lẻo; tham nhũng, lãng phí trong giáo dục khá phổ biến

với nhiều hình thức; sự gian lận trong thi cử, nạn mua bằng, bán điểm vẫn còn; bệnh chạy
theo thành tích mà khơng chú ý đến chất lượng thực chất, tổ chức dạy thêm, học thêm tràn
lan, tốn nhiều thời gian và tiền bạc của học sinh và phụ huynh… Chính những hiện tượng
nói trên đã phần nào đánh mất hình ảnh cao đẹp về người thầy, góp phần khiến cho ngành
giáo dục bên cạnh nhiều thành tựu cịn có khơng ít tồn tại, hạn chế.
Sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước hiện nay đang đặt ra cho ngành
giáo dục những đòi hỏi bức thiết, phải kiên quyết và triệt để đổi mới từ công tác lãnh đạo,
quản lý, đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, cải tiến và nâng cao chất lượng, chương trình giảng
dạy… Trong đó, yếu tố quan trọng nhất là giáo dục, rèn luyện đội ngũ giáo viên - nhân tố
quyết định chất lượng giáo dục. Giáo viên phải là những con người có tình u đối với
nghề nghiệp, có phẩm chất đạo đức, lối sống trong sáng, lành mạnh, có tinh thần tự học,
tự vươn lên để biết áp dụng những kiến thức, phương pháp mới trong quá trình giảng dạy.
Người giáo viên hiện nay không chỉ là người truyền đạt kiến thức cho người học mà còn
phải là người tổ chức, hướng dẫn học sinh tự mình chiếm lĩnh tri thức để trở thành những
con người toàn diện về đức, trí, thể, mĩ. Có như vậy, đội ngũ giáo viên mới có thể đảm


10

đương được trách nhiệm vẻ vang của mình như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “ Có gì vẻ
vang hơn là đào tạo những thế hệ sau này tích cực góp phần xây dựng chủ nghĩa xã hội
và chủ nghĩa cộng sản. Người thầy giáo tốt - thầy giáo xứng đáng là thầy giáo - là người
vẻ vang nhất. Dù là tên tuổi không đăng trên báo, không được thưởng huân chương, song
những người thầy giáo tốt là những anh hùng vô danh. Đây là một điều rất vẻ vang”.

CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG GIẢNG DẠY CỦA NGHỀ GIÁO VIỆT NAM,
MỘT SỐ QUAN ĐIỂM KHÁC NHAU VỀ NHÀ GIÁO VÀ GIẢI PHÁP
NÂNG CAO NĂNG LỰC GIẢNG DẠY
2.1. Thực trạng về đạo đức

Người Việt có truyền thống “tơn sư trọng đạo” rất đáng tự hào. Tuy vậy, trong thời
đại hôm nay, truyền thống này được thể hiện như thế nào? Nghề giáo và hình ảnh các thầy
cơ giáo được nhìn nhận ra sao?
Trong câu chuyện các cô giáo đi “hầu rượu” ở Hồng Lĩnh vừa qua, dù biện minh
thế nào cũng không thể phủ nhận một sự thật buồn - đội ngũ các thầy cô giáo hôm nay
đang chịu nhiều áp lực rất ghê gớm nhưng cơ hội để họ cất lên tiếng nói trao đổi hay phản
biện là rất khó. Trong tư cách viên chức thuộc cấp, các cô giáo ở Hà Tĩnh hồn tồn
khơng thể thối thác “nhiệm vụ” mà cấp trên họ đã giao phó. Thậm chí khi các cơ quan
truyền thơng bất bình và lên tiếng giúp chỉ làm cho họ thêm hoang mang và lo lắng hơn.


11

Như vụ, Bà Phạm Thị Hương, giáo viên tiếng Anh trường Tiểu học Trung Hiền,
quận Hai Bà Trưng, nhiều lần đánh học sinh và cả giáo viên. Ngày 19/4, đại diện phụ
huynh lớp 3D trường Tiểu học Trung Hiền cho biết đã nhận được văn bản thông báo kết
luận nội dung tố cáo bà Phạm Thị Hương, giáo viên tiếng Anh của trường, về việc dùng
thước đánh học sinh.
Theo tố cáo, ngày 28/1/2021, bà Hương dùng thước sắt đánh vào đầu một nam sinh
do viết chữ xấu và đứng lên nhìn chữ trên bảng. Sau đó, bà cịn vít đầu, véo tai, đánh bằng
10 đầu ngón tay với nhiều học sinh khác. Bà Hương dọa nếu kể với bố mẹ sẽ bị đánh
nặng hơn nên học sinh sợ, không dám kể.
Hay một vụ khác về người đứng đầu một trường như, Ngày 25/5/2021, cơ quan
Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Kiên Giang đã khởi tố, bắt tạm giam 4 tháng đối với bà
Trần Thị Liên (50 tuổi) – Hiệu trưởng trường tiểu học Nguyễn Bá Ngọc (TP Rạch Giá) để
điều tra về hành vi “Tham ơ tài sản”. Ngồi ra, trong năm học 2020-2021, bà Liên còn
chiếm đoạt số tiền gần 435 triệu đồng, tiền bán đồng phục học sinh mà không trả cho
công ty cung cấp đồng phục theo hợp đồng đã ký. Tổng số tiền bà Liên tham ơ hơn 1,78
tỷ đồng.
Một ví dụ phổ biến và điển hình khác. Đó là chuyện tặng q và gửi phong bì cho

các thầy cơ giáo vào dịp kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. Trên thực tế, có khơng
ít bậc phụ huynh thường ngày vốn chẳng quan tâm gì chuyện học hành của con em họ,
nhưng lại rất nhiệt thành trong vấn đề quà cáp và tiền bạc cho các thầy cơ giáo. Thậm chí,
có người muốn thể hiện đẳng cấp của mình nên đã “phá giá” làm ảnh hưởng đến các phụ
huynh khơng có điều kiện khác. Đây là gì nếu khơng phải là hành vi hối lộ được ngụy
trang dưới danh nghĩa tri ân các thầy cô giáo? Ai dám cho rằng truyền thống “tôn sự trong
đạo” của dân tộc đang được duy trì và phát huy?


12

Cách đây mấy năm Viện Khoa học giáo dục Việt Nam đã làm một cuộc nghiên cứu
và khảo sát về giáo dục. Có hơn một nửa số giáo viên từ tiểu học đến THPT đã chọn câu
trả lời “không” cho câu hỏi “nếu được chọn lại nghề ơng/bà có chọn nghề giáo khơng?”.
Đây là vấn đề lớn nhưng có vẻ cho đến nay chẳng mấy người quan tâm. Sự thiếu quan
tâm là một trong những nguyên nhân làm cho nghề giáo cùng hình ảnh thầy cơ giáo hơm
nay bị ảnh hưởng.
2.2. Một số quan điểm khác về nhà giáo của xã hội
2.2.1. Quan điểm một số người Việt Nam
Ở một phương diện khác, nghề giáo cũng như bao nhiêu nghề khác trong xã hội.
Tuy vậy, lâu nay xã hội ta luôn mặc định rằng “nghề giáo là nghề cao quý nhất trong
những nghề cao quý”.
Tôi rất hiểu sự chân thành của tác giả câu nói trên khi muốn nhấn mạnh và đề cao
sự đóng góp to lớn của đội ngũ những người được xem là “kỹ sư tâm hồn”. Thế nhưng,
theo logic thơng thường một khi đã nói như thế buộc người ta phải suy luận và đặt vấn đề:
Nếu nói nghề giáo là “cao quý nhất trong những nghề cao quý” vậy nghề nào là “cao quý
nhì”…?[1] “Lao động là vinh quang”. Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói như vậy. Vì
thế, có lẽ phải nói rằng cao quý hay thấp hèn ở đây là do bản thân mỗi cá nhân chứ không
phải do nghề nghiệp.
Cho nên, phải chăng chính cách nghĩ đề cao quá mức nghề giáo đã vơ tình tạo ra

những áp lực xã hội khơng đáng có đối với các thầy cơ giáo? Điều đáng nghĩ trong thực
tế, cách ứng xử của cộng đồng và xã hội lại có phần trái ngược. Bởi nếu một năm có 365
ngày nhưng lại chỉ quan tâm các thầy cô giáo trong duy nhất một ngày 20/11, 364 ngày
còn lại họ phải sống với bao nỗi vất vả, căng thẳng và âu lo… Liệu đó có phải là thái độ
và cách ứng xử phiến diện với đội ngũ các thầy cô giáo hôm nay?
Phẩm giá của một cá nhân nói cho cùng khơng nằm ngồi phẩm giá chung của
cộng đồng. Nghề giáo và hình ảnh các thầy cơ giáo trong xã hội hơm nay đang có những


13

tổn thất, mất mát. Đây là một thực tế cần được nghiêm túc nhìn nhận. Để tháo gỡ, theo tơi
khơng còn cách nào khác là phải thay đổi tư duy và nhận thức của tồn xã hội về giáo dục
nói chung. Sự thay đổi này trước hết phải bắt đầu từ phía những người trực tiếp điều
hành, quản lý giáo dục hiện nay.
Điều quan trọng nhất lãnh đạo ngành giáo dục phải trung thực trong mỗi suy nghĩ,
lời nói và hành động, cầu thị và lắng nghe tiếng nói từ phía các thầy cơ giáo. Hãy trả họ
về đúng với vị trí và chức phận của nghề giáo. Đặc biệt chế độ đãi ngộ phải tương xứng
với những gì mà họ đã đóng góp cho xã hội. Làm được như thế cũng là giúp họ giữ gìn
phẩm giá và đạo đức nghề nghiệp bản thân, là cách tri ân, tôn vinh chân thành và cao đẹp
nhất.
Một bạn trẻ trên báo Mai.Khơi InFo chia sẻ, Nếu hỏi tơi có suy nghĩ gì về ngày nhà
giáo Việt Nam, tơi muốn chia sẻ một vài điều sau:
Một là, Khơng có nghề nào là nghề cao q và cũng khơng có nghề nào là nghề
thấp hèn.
Nghề giáo cũng chỉ là một nghề như bao nhiêu nghề khác, khơng có gì đặc biệt
hơn để đáng được tôn vinh một cách thái quá. Là giáo viên, chúng ta cũng chỉ làm việc và
được trả lương mà thôi chứ không hề làm không cho ai. Bạn chọn nghề giáo vì cũng như
bạn chọn bất cứ một nghề nào khác, có thể vì bạn thích nó, có thể nó hợp với bạn hoặc
cũng có thể bạn kiếm được lợi lộc từ nó. Khơng ai ép bạn và bạn cũng khơng hi sinh gì

cả. Nếu nói về việc xứng đáng được tơn vinh, cịn có nhiều nghề khác xứng đáng hơn
nghề giáo ví dụ như nghề cơng nhân vệ sinh đường phố hoặc những người công nhân cầu
cống. Họ làm công việc đầy dơ bẩn và nguy hiểm một cách âm thầm lặng lẽ, không ai
quan tâm tới, không ai cảm ơn, thậm chí cịn bị coi thường nhưng họ đóng góp cho xã hội
này nhiều hơn những giáo viên vô lương tâm và vô trách nhiệm.
Hai là, Kiến thức không phải là của chúng ta, chúng ta chỉ là những người truyền
đạt lại kiến thức của người khác.


14

Thời đại thông tin ngày nay khiến cho tiếp cận kiến thức dễ dàng hơn bao giờ hết.
Khơng có thầy cơ giáo nào có thể giỏi hơn Google hay Wikipedia. Đừng quá tự tin vào
những kiến thức của mình đang có mà quên việc học hỏi để nâng cao hiểu biết của bản
thân nếu không muốn làm ếch ngồi đáy giếng. Điều quan trọng nhất của người giáo viên
ngày nay là cách truyền đạt kiến thức và cách tạo cảm hứng cho học sinh.
Cùng là công việc giảng dạy nhưng thời buổi ngày nay, kẻ bán chữ thì nhiều, cịn
người thầy chân chính thì ít. Người thầy thực sự và kẻ bán chữ thật ra chỉ khác nhau ba
điều cơ bản:
Người thầy ln tìm cách truyền đạt kiến thức hiệu q nhất cho học sinh của mình
cịn kẻ bán chữ nhồi kiến thức vào đầu học sinh bất chấp hiệu quả.
Người thầy sống có đạo đức và làm gương tốt cho học trị mình. Chính điều này
khiến cho người thầy được kính phục. Cịn kẻ bán chữ lợi dụng sự kính trọng của học trị
để làm điều trái đạo đức.
Người thầy tạo cảm hứng và hướng con người tới sự tự do về tư tưởng, còn kẻ bán
chữ biến người học thành nô lệ của những thứ tầm thường như điểm số, thành tích hay
tiền bạc địa vị.
Chúng ta nên biết ơn những học trị của chúng ta vì họ dạy cho chúng ta cách để
trở thành một người thầy tốt hơn. Thay vì cứ ơm trong đầu cái suy nghĩ “không thầy đố
mày làm nên” hãy nghĩ ngược lại rằng “khơng trị, đố thầy dạy ai?” Muốn học trị tơn

trọng mình thì mình phải xứng đáng với sự tơn trọng đó và phải tơn trọng lại học trị của
mình. Sự tơn trọng phải đến từ hai phía thì tình thầy trị mới bền. Đừng sợ học trị khơng
nhớ đến cơng ơn của mình, hãy làm tốt trách nhiệm của mình thì tự nhiên học trị sẽ nghĩ
tới mình với những tình cảm tốt đẹp nhất.
Truyền thống tơn sư trọng đạo chỉ thực sự đẹp và có ý nghĩa khi nó xuất phát từ
tình cảm thật sự. Cịn nếu bị lạm dụng và biến tướng mà không dựa trên nền tảng đạo đức
thật sự thì đó chỉ là vỏ bọc hình thức mà thơi.


15

Ba là, Truyền thống tôn sư trọng đạo tư tưởng Nho Khổng thoạt nghe qua thì nhân
văn cao quý nhưng tiềm ẩn những vấn đề bất cập. Nó khiến vai trò của người thầy được
đề cao quá mức và khiến người học phải lệ thuộc vào thầy. Ngày xưa, được đi học là một
đặc quyền và những người được gọi là “biết chữ thánh hiền” chỉ đếm được trên đầu ngón
tay. Chính vì những lời của Khổng Mạnh dạy được coi là tuyệt đối đúng, là chân lý mà
những người học Nho đối với những người dân quê răng đen mắt tt mà nói nếu khơng
là thần thánh thì cũng là đấng tài năng vượt bậc. Làng nào có được một ơng thầy đồ biết
võ vẽ vài chữ Nho thì cung kính bưng rước như đối với bậc vĩ nhân. Sự tôn sùng tuyệt đối
tạo ra những hệ lụy sau:
- Đã là thầy thì cấm cãi cho dù thầy có sai đi nữa. Điều này dẫn tới sự lạm quyền
của những người làm thầy.
- Do quá lệ thuộc vào thầy, học sinh không dám tự suy nghĩ và phản biện mà luôn
chờ nghe ý kiến của thầy. Điều này giết chết khả năng tư duy độc lập của người đi học,
biến người đi học thành nô lệ về tâm thức.
- Do quá đề cao cái gọi là “đạo thánh hiền” và “chữ thánh hiền”, người học ngày
xưa bài xích triệt để những gì khơng thuộc về ý thức hệ của mình thay vì tiếp thu cái hay
cái mới từ nhiều nguồn khác nhau. Việc học thay vì khai phóng người học thì lại trở thành
ngục tù về tư tưởng giam hãm người học. Những người nhai lại những kiến thức cũ rích
và lỗi thời vẫn ln tự tin là mình học sâu hiểu rộng mà khơng biết mình đã lạc hậu và cổ

hủ tới mức nào[2].
2.2.2. Một số quan điểm người phương tây
Ông tổ của triết học phương Tây Socrates khơng hề để lại sách vở gì ghi chép lại
những điều mình giảng dạy hay đúng hơn là những vấn đề triết học mà ông đưa ra để
tranh luận với học trị của mình. Vì sao ư? Ơng hiểu rằng những gì ơng nói có thể đúng
hơm nay nhưng chưa chắc mười năm hay hai mươi năm sau còn đúng. Những lời dạy của
ông không phải là chân lý để tôn sùng hoặc để noi theo. Plato, người ghi chép lại những


16

gì Socrates dạy thành sách vở, tuy rất ngưỡng mộ thầy mình nhưng cũng có những tranh
cãi nảy lửa với Socrates về những điều mà ông cảm thấy không thỏa đáng. Người thầy
duy nhất mà ai cũng phải nghe theo chính là “chân lý dựa trên logic”. Đó là lý do tại sao
người phương Tây họ không tôn sùng và dựa dẫm vào người thầy và những giáo điều một
cách thái q. Tơi thích cách nhìn về giáo dục này hơn vì nó thực sự giải phóng con người
ra khỏi sự u tối và lệ thuộc về mặt tư tưởng.
2.3. Một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo viên
Một là, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về đội ngũ
giáo viên. Thực tế hiện nay cho thấy, các quy định về đội ngũ giáo viên các trường đại
học nằm rải rác trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau, chịu sự điều chỉnh
của nhiều luật khác nhau như Luật Giáo dục, Luật Giáo dục đại học, Luật Viên chức, Luật
Lao động… Trước mắt cần phải sửa đổi, bổ sung Luật Giáo dục đại học, trong đó có
những quy định về phát triển đội ngũ giáo viên các trường đại học công lập hoặc ban hành
một nghị định riêng quy định về phát triển đội ngũ giáo viên các trường đại học công lập
nhằm nâng cao về chất lượng và cơ cấu của đội ngũ giáo viên.
Hai là, xây dựng quy hoạch, kế hoạch để tiếp tục phát triển đội ngũ giảng viên cả
về chất lượng, cơ cấu hợp lý. Thực hiện hoàn thiện quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo
dục đại học và đào tạo giảng viên trên cơ sở sử dụng các công cụ quản lý nhà nước như:
chuẩn, quy chuẩn đối với cơ sở giáo dục đại học; công khai, minh bạch thông tin về điều

kiện đảm bảo chất lượng và kết quả đầu ra, kiểm định chất lượng giáo dục và quy chuẩn
đảm bảo chất lượng để định hướng đầu tư cũng như tổ chức, sắp xếp lại các cơ sở trong
hệ thống cho phù hợp với nhu cầu phát triển nguồn nhân lực của đất nước.
Ba là, tập trung đổi mới cơ chế tài trợ nghiên cứu cho giáo dục đại học để thúc đẩy
giảng viên nâng cao năng lực, chất lượng và hiệu quả nghiên cứu khoa học, cơng khai,
minh bạch các cơng trình đã công bố, các hướng nghiên cứu đang thực hiện của giảng
viên trên trang thông tin điện tử của cơ sở giáo dục đại học. Theo thống kê của Viện thông


17

tin khoa học (ISI), trong 15 năm từ 1996 - 2011, Việt Nam mới có 13.172 ấn phẩm khoa
học cơng bố trên các tập san quốc tế có bình duyệt, bằng khoảng một phần năm của Thái
Lan (69.637), một phần sáu của Malaysia (75.530) và một phần mười của Singapore
(126.881). Việt Nam hiện nay có khoảng 9.000 giáo sư và phó giáo sư, 24.000 tiến sĩ và
hơn 100.000 thạc sĩ, nhưng số ấn phẩm khoa học của cả nước trong vịng 15 năm qua
chưa bằng 1/5 số cơng bố của trường Đại học Tokyo (69.806 ấn phẩm) và một nửa của
trường Đại học quốc gia Singapore (28.070 ấn phẩm).
Bốn là, tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên đại học cơng lập.
Đào tạo, bồi dưỡng có vai trị đặc biệt quan trọng đối với quá trình phát triển hồn thiện
năng lực, trình độ cho đội ngũ giáo viên. Với yêu cầu ngày càng cao về kiến thức, kỹ
năng, thái độ, chất lượng đội ngũ giáo viên cần được nâng lên tương xứng. Chất lượng đội
ngũ giáo viên phụ thuộc rất lớn vào hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng. Vì vậy, cần có
kế hoạch bồi dưỡng tạo nguồn giảng viên để gửi đi đào tạo trình độ tiến sĩ ở nước ngồi,
nâng dần chuẩn giảng viên có trình độ tiến sĩ trong tồn hệ thống theo các đề án có sử
dụng ngân sách nhà nước, các chương trình học bổng hiệp định và một số học bổng song
phương. Trong quá trình triển khai Đề án đào tạo giảng viên bằng ngân sách nhà nước
(Đề án 911), nhiều ứng viên từ các cơ sở đào tạo không đáp ứng được những quy định về
ngoại ngữ và các điều kiện cần thiết khác trong khi nhu cầu giảng viên có trình độ cao là
rất lớn.

Năm là, xây dựng chuẩn khung năng lực đội ngũ giáo viên áp dụng chung cho các
trường đại học công lập và cán bộ quản lý. Đây chính là căn cứ xây dựng các chương
trình đào tạo, bồi dưỡng có hiệu quả đáp ứng yêu cầu đào tạo chất lượng cao và quản lý
cơ sở đào tạo hiệu quả trong điều kiện tự chủ đại học và hội nhập quốc tế.
Sáu là, đổi mới cơ chế tuyển dụng và đánh giá đội ngũ giảng viên đại học công lập.
Tuyển dụng là khâu đầu tiên trong chu trình quản lý đội ngũ giáo viên có tính quyết định
cho sự phát triển bộ môn, khoa và nhà trường. Trong quá trình hoạt động đào tạo, việc


18

tuyển dụng được những giảng viên giỏi thì trường đại học sẽ hoạt động đạt kết quả cao
hơn. Đội ngũ giáo viên là nhân tố quyết định đến thành công của trường đại học. Tuyển
dụng đội ngũ giáo viên phải thực sự xuất phát từ nhu cầu công việc: quy mô, ngành nghề
đào tạo, số lượng các đề tài nghiên cứu… vì việc tìm người, thay vì có người để sắp xếp,
bố trí việc làm. Nhà nước phải hồn thiện quy hoạch đội ngũ giáo viên trong từng giai
đoạn và xây dựng được bộ “chuẩn năng lực giảng viên”, hệ thống danh mục vị trí việc
làm và cơ cấu giảng viên, từ đó có cơ sở để tuyển dụng đúng người, đúng việc, đúng số
lượng, đảm bảo cơ cấu, tỷ lệ hợp lý.
Bảy là, tiếp tục hồn thiện chính sách đãi ngộ, tôn vinh đội ngũ giảng viên.
Trao quyền tự chủ thực sự, đầy đủ cho các cơ sở giáo dục đại học, trong đó hiệu trưởng có
quyền thỏa thuận lương, phụ cấp với đội ngũ giáo viên đại học cơng lập. Tiếp tục hồn
thiện cơ chế, điều kiện để giao quyền tự chủ (trước mắt về công tác tổ chức, nhân sự và
tài chính theo Nghị định số 16/2015/NĐ-CP, Nghị quyết số 77/NQ-CP của Chính phủ) và
trách nhiệm xã hội theo hướng phát huy tiềm năng, sức sáng tạo, năng động của các
trường đại học công lập. Thực hiện đổi mới chính sách tiền lương, tạo động lực cho cán
bộ, giảng viên tâm huyết với nghề. Trong cơ chế thị trường hiện nay, chính sách sử dụng
đội ngũ giáo viên có hiệu quả bao hàm nhiều yếu tố, nhưng tiền lương, tiền cơng là yếu tố
hàng đầu, có tính quyết định. Chính sách đãi ngộ đội ngũ giáo viên phải bảo đảm thu nhập
đủ mức thực hiện tái sản xuất sức lao động thường xuyên tái sản xuất mở rộng.

KẾT LUẬN
Trong xã hội ngày nay, nghề giáo vẫn là một nghề được xã hội tơn kính, trân trọng,
câu “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” vẫn được mọi người ghi nhớ và nhắc nhở nhau, thế
nhưng đâu đó trong cuộc sống này, ta đau lòng khi nghe những câu chuyện về học trị
đánh thầy, bng những lời xúc phạm đến thầy cô giáo, tuy không nhiều nhưng đã để lại
một hình ảnh khơng đẹp trong xã hội. Nó như một cái ung nhọt cần phải loại bỏ để giữ


19

gìn truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc, để nghề giáo ln giữ được vị trí và vai trị
của mình trong đời sống xã hội .
Muốn làm được điều đó bản thân mỗi thầy cơ phải tự rèn luyện mình cho xứng
đáng với vị trí, vai trị của người thầy. Muốn người khác tơn trọng mình thì trước hết bản
thân mình phải đáng được tơn trọng. Người thầy phải ln là tấm gương cho học trị noi
theo, phải có lối sống giản dị, lành mạnh, trong sáng, ln giữ mối quan hệ tốt với cộng
đồng, xã hội, được mọi người tơn trọng và kính nể; để đứng được trên bục giảng người
thầy phải có một trình độ chun mơn nghiệp vụ nhất định, trình độ ấy khơng dừng lại ở
một điểm nào mà phải luôn được trau dồi, bổ sung, khơng ngừng phát triển nó, người học
ln muốn tiếp thu được những điều hay, mới và bổ ích cho cuộc sống của mình, nếu
người thầy khơng đáp ứng được điều này sẽ làm cho người học dễ nhàm chán, uy tín của
thầy sẽ giảm sút. Người thầy phải ln tìm tịi, sáng tạo, đổi mới phương pháp giảng dạy,
người có trình độ chun mơn giỏi nhưng nếu khơng biết kết hợp với phương pháp tốt thì
hiệu quả cơng việc sẽ khơng cao hoặc khơng có hiệu quả. Và một điều khơng thể khơng
nhắc đến đó là cái tâm huyết với nghề, người thầy phải luôn yêu nghề, phải xem đây là sự
nghiệp của mình và nó gắn bó với mình suốt cuộc đời. Có như vậy ta mới giữ gìn và
phát huy, làm cho nghề giáo ngày càng tốt đẹp hơn, xứng đáng với những gì mà xã hội đã
dành tặng cho nghề giáo, như câu “ Không thầy đố mày làm nên”, câu tục ngữ thường
được mọi người nhắc đến.
Như vậy, chúng ta có thể khẳng định câu nói của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng là

đúng “Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý, nghề sáng tạo nhất
trong các nghề sáng tạo. Các thầy cô giáo không những dạy chữ mà cịn dạy người, họ cứ
như cây thơng trên sườn núi, cây quế giữa rừng sâu thầm lặng toả hương dâng hiến trí
tuệ, sức lực cho đời”.


20

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Xem tại />
chon-lai/609099.html
2. />3. Chiến lược phát triển giáo dục trong thế kỷ XXI (2003), Kinh nghiệm của các
quốc gia, NXB chính trị Quốc gia, Hà Nội
4. Học viện Chính trị Quốc gia (1997), Quản lý nguồn nhân lực, NXB Giáo dục,
Hà Nội
5. Trần Bá Hoành, (1994), Tổng quan về đội ngũ giáo viên, Viện Khoa học Giáo
dục.
6. Phạm Minh Hạc, chủ biên (2001), Về phát triển con người toàn diện thời kỳ
CNH – HĐH, Nhà XB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.



×