Tải bản đầy đủ (.docx) (57 trang)

giao an dao duc lop 3VNEN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (287.27 KB, 57 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>TUẦN 1: Thứ sáu ngày 27 tháng 8 năm 2012 ĐẠO ĐỨC Tiết 1 KÍNH YÊU BÁC HỒ I/ MỤC TIÊU :  HS biết công lao to lớn của Bác Hồ đối với đất nước, dân tộc.  Biết được tình cảm của Bác Hồ đối với thiếu nhi và tình cảm của thiếu nhi đối với Bác Hồ.  Thực hiện theo năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng. * Học sinh khá giỏi: Biết nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện năm điều Bác Hồ dạy. II/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. A/ Hoạt động cơ bản: *Hoạt động cả lớp: Hát bài hát về Bác. Giới thiệu bài: Kính yêu Bác Hồ B/ Hoạt động thực hành: Hoạt động theo nhóm. Hoạt động 1: Xem tranh- Tìm hiểu về Bác. - Chia lớp thành 4 nhóm- Giao nhiệm vụ: HS quan sát tranh tìm hiểu nội dung và đặt tên cho từng tranh ảnh. - Đại diện từng nhóm lên giới thiệu về một ảnh. Cả lớp trao đổi  Em còn biết gì thêm về Bác Hồ.  Bác Hồ sinh ngày, tháng, năm nào?  Quê Bác Hồ ở đâu?  Bác Hồ còn có những tên gọi nào khác?  Tình cảm giữa Bác Hồ đối với thiếu nhi như thế nào?  Bác đã có công lao to lớn như thế nào đối với dân tộc ta, đất nước ta? - GV tổng kết các ý.  Hoạt động 2: Kể chuyện: Các cháu vào đây với Bác. a. GV kể chuyện b. HS thảo luận Qua câu chuyện em thấy tình cảm giữa Bác Hồ và các cháu thiếu nhi như thế nào?.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Thiếu nhi cần làm những gì để tỏ lòng kính yêu Bác Hồ? - GV kết luận: Bác rất yêu các cháu thiếu nhi. Bác luôn dành cho các cháu những tình cảm tốt đẹp. Ngược lại, các cháu thiếu nhi cũng luôn kính yêu Bác, yêu quý Bác. - HS đọc phần ghi nhớ ở vở BT. Hoạt động cá nhân Tìm hiểu về 5 điều Bác Hồ dạy thiếu nhi. - Gọi HS đọc nối tiếp 5 điều Bác Hồ dạy. Thảo luận ghi lại những biểu hiện cụ thể của mỗi điều. - Đại diện nhóm trình bày, cả lớp nhận xét, bổ sung. - Cả lớp đọc lại 5 điều Bác Hồ dạy. C Hoạt động ứng dụng HS về kể cho cha mẹ hoặc người thân nghe về những điều nên làm để học theo tấm gương đạo Đức Bác Hồ..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> TUẦN 2 Thứ sáu ngày 7 tháng 9 năm 2012 ĐẠO ĐỨC Tiết 2 KÍNH YÊU BÁC HỒ (Tiết 2) I/ MỤC TIÊU :  HS biết công lao to lớn của Bác Hồ đối với đất nước, dân tộc.  Biết được tình cảm của Bác Hồ đối với thiếu nhi và tình cảm của thiếu nhi đối với Bác Hồ.  Thực hiện theo năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng. * Học sinh khá giỏi: Biết nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện năm điều Bác Hồ dạy. II/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. A/ Hoạt động cơ bản. *Hoạt động cả lớp. Khởi động. - Cả lớp hát bài hát về Bác Hồ. B/ Hoạt động thực hành. *Hoạt động cá nhân: Liên hệ thực tế. - Em đã thực hiện được những điều nào trong 5 điều Bác Hồ dạy? - Em thực hiện như thế nào? - Còn điều nào em chưa thực hiện tốt? Vì sao? - Em dự định sẽ làm gì trong thời gian tới - Gọi 1 số HS trình bày trước lớp - Cả lớp chú ý theo dõi bổ sung. Hoạt động theo nhóm: Trình bày, giới thiệu những tư liệu, tranh ảnh,...đã chuẩn bị. - GV chia bảng thành 3 cột - Mỗi tổ lên trưng bày vào 1 cột, sau đó tự giới thiệu qua về các bức tranh, ảnh mà tổ mình đã sưu tầm được. - Cả lớp nhận xét, đánh giá. C/ Hoạt động ứng dụng HS về kể cho cha mẹ hoặc người thân nghe về những điều nên làm để học theo tấm gương đạo Đức Bác Hồ..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> TUẦN 3: Thứ sáu, ngày 14 tháng 9 năm 2012 ĐẠO ĐỨC Tiết 7 QUAN TÂM, CHĂM SÓC ÔNG BÀ, CHA MẸ, ANH CHỊ EM (tiết 1) I/ MỤC TIÊU :  Biết được những việc trẻ em cần làm để thể hiện quan tâm, chăm sóc những người thân trong gia đình.  Biết được vì sao mọi người trong gia đình cần quan tâm, chăm sóc lẫn nhau.  Quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em trong cuộc sống hằng ngày ở gia đình.  Đối với HS khá, giỏi: Biết được bổn phận của trẻ em là phải quan tâm, chăm sóc những người thân trong gia đình bằng những việc làm phù hợp với khả năng. * Kĩ năng sống: -Kĩ năng lắng nghe ý kiến của người thân. -Kĩ năng thể hiện sự cảm thông trước suy nghĩ, cảm xúc của người thân. -Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm chăm sóc người thân trong những việc vừa sức. II/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. A/ Hoạt động cơ bản + Em đã tự mình làm những việc gì? Các em đã thực hiện việc đó như thế nào? + Em cảm thấy như thế nào sau khi hoàn thành công việc? - Nhận xét Giới thiệu bài: Quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em B/ Hoạt động thực hành *Hoạt động cả lớp.  HS kể về sự quan tâm, chăm sóc của ông bà cha mẹ dành cho mình. - Gv nêu yêu cầu: + Hãy nhớ lại và kể cho các bạn trong nhóm nghe về việc mình đã được ông bà, bố mẹ yêu thương, quan tâm, chăm sóc như thế nào? - HS trao đổi với nhau trong nhóm nhỏ. - Một số HS kể trước lớp. Thảo luận cả lớp..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> + Em nghĩ gì về tình cảm và sự chăm sóc mà mọi người trong gia đình đã dành cho em? + Em nghĩ gì về những bạn nhỏ thiệt thòi hơn chúng ta: Phải sống thiếu tình cảm và sự chăm sóc của cha mẹ? GV kết luận: + Em rất vui mừng và hạnh phúc vì được mọi người trong gia đình chăm sóc và dành nhiều tình cảm. + Chúng ta cần thông cảm, chia sẻ với các bạn.  Hoạt động theo nhóm: HS biết được bổn phận phải quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em. Hoạt động 1 :Kể chuyện B " ó hoa đẹp nhất". - HS thảo luận nhóm: + Chị em Ly đã làm gì nhân ngày sinh nhật mẹ? + Vì sao mẹ Ly lại nói rằng bó hoa mà chị em Ly tặng mẹ là bó hoa đẹp nhất? - Đại diện từng nhóm trình bày.- Cả lớp trao đổi, bổ sung. - GV kết luận: + Con cháu có bổn phận quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ và những người thân trong gia đình. + Sự quan tâm, chăm sóc của các em sẽ mang lại niềm vui hạnh phúc cho ông bà, cha mẹ và mọi người trong gia đình.  Hoạt động 2: HS biết đồng tình với những hành vi, việc làm thể hiện sự quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em + HS thảo luận nhóm bài tập 3 sgk. - HS trao đổi với nhau trong nhóm. - Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận. Các nhóm nhận xét. - GV kết luận + Hành vi a, c, đ: đúng. – thể hiện tình thương yêu và sự quan tâm, chăm sóc ông bà cha mẹ + Hành vi b, d: Sai. – chưa quan tâm đến bà, đến em nhỏ. C/ Hoạt động ứng dụng. - GV khen ngợi những em đã biết quan tâm đến mọi người. - HS kể với Quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em (t.t): xem bài tập 3,4..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> TUẦN 4: Thứ năm, ngày 21 tháng 9 năm 2011 ĐẠO ĐỨC Tiết 8 QUAN TÂM, CHĂM SÓC ÔNG BÀ, CHA MẸ, ANH CHỊ EM(t.t) I/ MỤC TIÊU :  Biết được những việc trẻ em cần làm để thể hiện quan tâm, chăm sóc những người thân trong gia đình.  Biết được vì sao mọi người trong gia đình cần quan tâm, chăm sóc lẫn nhau.  Quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em trong cuộc sống hằng ngày ở gia đình.  Đối với HS khá, giỏi: Biết được bổn phận của trẻ em là phải quan tâm, chăm sóc những người thân trong gia đình bằng những việc làm phù hợp với khả năng. * Kĩ năng sống: -Kĩ năng lắng nghe ý kiến của người thân. -Kĩ năng thể hiện sự cảm thông trước suy nghĩ, cảm xúc của người thân. -Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm chăm sóc người thân trong những việc vừa sức. II CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. A./ Hoạt động cơ bản. *Hoạt động cả lớp. Quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em + Em nghĩ gì về tình cảm và sự chăm sóc của mọi người trong gia đình dành cho em? + Em nghĩ gì về những bạn nhỏ thiệt thòi hơn chúng ta? Giới thiệu bài: Quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em B/ Hoạt động thực hành. Hoạt động theo nhóm.  Hoạt động 1: HS biết thể hiện sự quan tâm, chăm sóc những người thân trong những tình huống cụ thể. - HS thảo luận nhóm 2 tình huống của bài tập 4. Đại diện từng nhóm trình bày. - GV nhận xét, kết luận:.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> + Tình huống 1: Lan cần chạy ra khuyên ngăn em không được nghịch dại. + Tình huống 2: Huy nên dành thời gian đọc báo cho ông nghe.  Hoạt động 2: Hiểu rõ về quyền của trẻ em. + HS thảo luận nhóm bài tập 5 sgk. - HS trao đổi với nhau trong nhóm. - Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận. Các nhóm nhận xét. - GV kết luận: Các ý kiến a, c là đúng. Ý kiến b là sai..  Hoạt động cá nhân: Bày tỏ tình cảm của mình đối với những người thân trong gia đình. - HS thảo luận nhóm bài tập 6. Đại diện từng nhóm trình bày. - Cả lớp trao đổi. - GV nhận xét, kết luận: + Quà dành cho ông bà, cha mẹ, anh chị em trong ngày sinh nhật là một bài hát, một bức tranh vẽ, một đóa hoa hay các quà tặng khác. + Việc dành tặng bông hoa điểm 10, kết quả học tập xuất sắc càng làm cho ông bà, cha mẹ, anh chị vui lòng. + Thế nhưng quan trong nhất vẫn là sự kính trọng, yêu thương, quan tâm, chăm sóc hằng ngày chứ không chỉ dành riêng những dịp sinh nhật, lễ, tết. C./ Hoạt động ứng dụng. HS về nhà biết quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em (t.t): sưu tầm thêm BT7..

<span class='text_page_counter'>(8)</span> TUẦN 5. Thứ sáu, ngày 21 tháng 9 năm 2012 Đạo đức. Tiết 5 TÍCH CỰC THAM GIA VIỆC LỚP, VIỆC TRƯỜNG (tiết 1) I/ MỤC TIÊU :  Biết: HS phải có bổn phận tham gia việc lớp, việc trường .  Tự giác tham gia việc lớp, việc trường phù hợp với khả năng và hoàn thành được những nhiệm vụ được phân công.  Đối với HS khá, giỏi: Biết tham gia việc lớp, việc trường vừa là quyền, vừa là bổn phận HS. + Biết nhắc nhở bạn bè cùng tham gia việc lớp, việc trường. *Kĩ năng sống: -Kĩ năng lắng nghe tích cực ý kiến của lớp và tập thể. II./ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. A./ Hoạt động cơ bản *.Hoạt động cả lớp + Một người biết chia sẻ vui buồn với bạn là người như thế nào? Giới thiệu bài: Tích cực tham gia việc lớp, việc trường (tiết 1) B/ Hoạt động thực hành. *.Hoạt động cả lớp.  Biết được một biểu hiện của sự tích cực tham gia việc lớp, việc trường. Phân tích tình huống. - GV treo tranh. - HS quan sát tranh tình huống và cho biết nội dung tranh. - HS nêu các cách giải quyết. GV tóm tắt thành các cách giải quyết chính: a) Huyền đồng ý đi chơi với bạn. b) Huyền từ chối không đi và để mặc bạn đi chơi một mình. c) Huyền dọa sẽ mách cô giáo; d) Huyền khuyên ngăn Thu tổng vệ sinh xong rồi mới đi chơi. - Các nhóm thảo luận, mỗi nhóm đóng vai một cách ứng xử. - Đại diện nhóm trình bày - HS chọn cách giải quyết tốt nhất - GV kết luận: Cách giải quyết d là phù hợp nhất vì thể hiện ý thức tích cực tham gia việc lớp, việc trường và biết khuyên nhủ các bạn khác cùng làm..

<span class='text_page_counter'>(9)</span> *Hoạt động theo nhóm. : Biết phân biệt hành vi đúng, hành vi sai trong những tình huống có liên quan đến làm việc lớp, việc trường - GV phát phiếu học tập. (nội dung tranh BT2 sgk) - Các nhóm thảo luận, nêu ý kiến. - Các nhóm nhận xét. - GV kết luận: + Việc làm của các bạn trong tình huống c, d là đúng. + Việc làm của các bạn trong tình huống a, b là sai. - GV liên hệ giáo dục HS: cùng tích cực tham gia việc lớp, việc trường. A./ Hoạt động ứng dụng. Kể cho bố mẹ và người thân về việc tham gia việc lớp việc trường.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> TUẦN 6. Thứ sáu, ngày 28 tháng 9 năm 2012 Đạo đức. Tiết 6 TÍCH CỰC THAM GIA VIỆC LỚP, VIỆC TRƯỜNG (tiết 2) I/ MỤC TIÊU :  Biết: HS phải có bổn phận tham gia việc lớp, việc trường .  Tự giác tham gia việc lớp, việc trường phù hợp với khả năng và hoàn thành được những nhiệm vụ được phân công.  Đối với HS khá, giỏi: Biết tham gia việc lớp, việc trường vừa là quyền, vừa là bổn phận HS. + Biết nhắc nhở bạn bè cùng tham gia việc lớp, việc trường. *Kĩ năng sống: -Kĩ năng lắng nghe tích cực ý kiến của lớp và tập thể. -Kĩ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng của mình về các việc trong lớp. -Kĩ năng tự trọng và đảm nhận trách nhiệm khi nhận việc của lớp giao. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. A./ Hoạt động cơ bản. Tích cực tham gia việc lớp, việc trường (tiết 1) + Nêu những việc làm đúng ở bài tập 2? Giới thiệu bài mới: Tích cực tham gia việc lớp, việc trường (tiết 2) B./ Hoạt động thực hành. *Hoạt động theo nhóm.  Hoạt động 1: HS biết thể hiện tính tích cực tham gia việc lớp, việc trường trong các tình huống cụ thể. - GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm thảo luận, xử lí một tình huống. * Tình huống 1: Lớp Tuấn chuẩn bị đi cắm trại.Tuấn được phân công mang cờ và hoa để trang trí lều trại, nhưng Tuấn nhất định từ chối vì ngại mang. Em sẽ làm gì nếu em là bạn của Tuấn? * Tình huống 2: Nếu là một học sinh khá của lớp, em sẽ làm gì khi trong lớp có một số bạn học yếu? * Tình huống 3: Sau giờ ra chơi, cô giáo đi họp và dặn cả lớp ngồi làm bài tập. Cô vừa đi một lúc, một số bạn đùa nghịch, làm ồn… Nếu em là một cán bộ lớp, em sẽ làm gì trong tình huống đó?.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> *Tình huống 4: Khiêm được phân công mang lọ hoa để chuẩn bị cho buổi liên hoan kỉ niệm ngày 8 tháng 3. Nhưng đúng hôm đó Khiêm bị ốm. Nếu em là Khiêm, em sẽ làm gì? - Các nhóm thảo luận. - Đại diện từng nhóm lên trình bày. - Lớp nhận xét, góp ý. - GV kết luận: a) Là bạn của Tuấn, em nên khuyên Tuấn đừng từ chối. b) Em nên xung phong giúp các bạn học. c) Em nên nhắc nhở các bạn không được làm ồn ảnh hưởng đến lớp bên cạnh. d) Em có thể nhờ mọi người trong gia đình hoặc bạn bè mang lọ hoa đến lớp hộ em.  Hoạt động 2: Đăng ký tham gia làm việc lớp, việc trường. - GV nêu yêu cầu: các nhóm cùng đăng kí tham gia việc lớp, việc trường. - Các nhóm thảo luận, đăng kí. - Các nhóm lần lượt trình bày ý kiến nhóm mình trước lớp - GV nhận xét, khen ngợi các nhóm. - GV liên hệ giáo dục HS: cùng tích cực tham gia việc lớp, việc trường. Kết luận chung: Tham gia việc lớp, việc trường vừa là quyền, vừa là bổn phận của mỗi HS. C./ Hoạt động ứng dụng. - Tham gia việc lớp, việc trường giúp ta điều gì? - Tích cực tham gia việc lớp, việc trường: đóng vai tình huống..

<span class='text_page_counter'>(12)</span> TUẦN 7. Thứ sáu, ngày 2 tháng 10 năm 2012 Đạo đức Tiết 7 TÔN TRỌNG ĐÁM TANG (T1). I. Mục tiêu: - Biết được những việc cần làm khi gặp đám tang. - Bước đầu biết cảm thông với những đau thương ,mất mát người thân của người khác. - HS có thái độ TT đám tang, cảm thông với nổi đau khổ của những GĐ có người vừa mất. *GDKNS: -Kĩ năng thể hiện sự cảm thông trước sự đau buồn của người khác. -Kĩ năng ứng xử phù hợp khi gặp đám tang. II. Các hoạt động dạy – học: A./ Hoạt động cơ bản. -Em phải làm gì khi bạn có chuyện buồn? -GV nêu tình huống YC HS xử lí . Giới thiệu bài: TÔN TRỌNG ĐÁM TANG (T1) B/ Hoạt động thực hành. Hoạt động cả lớp Hoạt đông 1: HS biết vì sao cần phải tôn trọng đám tang và thể hiện một số cách ứng xử cần thiết khi gặp đám tang. Kể chuyện đám tang. 1.GV kể chuyện “Đám tang”. 2.Đàm thoại: + Mẹ Hoàng và một số người đi đường đã làm gì khi gặp đám tang? + Vì sao mẹ Hoàng lại dừng xe, nhường đường cho đám tang + Hoàng đã hiểu ra điều gì sau khi nghe mẹ giải thích + Qua câu chuyện trên, các em thấy cần phải làm gì khi gặp đám tang? + Thế nào là tôn trọng đám tang? * Kết luận: Tôn trọng đám tang là không làm gì xúc phạm đến tang lễ. * Hoạt động theo nhóm. HS biết phân biệt hành vi đúng với hành vi sai khi gặp đám tang. Đánh giá hành vi. -GV phát phiếu học tập cho HS và nêu yêu cầu của bài tập..

<span class='text_page_counter'>(13)</span> -Em hãy ghi vào o chữ Đ trước những việc làm đúng và chữ S trước những việc làm sai khi gặp đám tang. o a/ Chạy theo xem, chỉ trỏ. o b/ Nhường đường o c/ Cười đùa o d/ Ngả mũ, nón o đ/ Bóp còi xe xin đường o e/ Luồn lách, vượt lên trước - HS làm cá nhân -GV kết luận: Các việc b, d là những việc làm đúng thể hiện sự tôn trọng đám tang, còn lại các vịêc a, c, đ, e là những việc không nên làm. Hoạt động cá nhân: HS biết tự đánh giá cách ứng xử của bản thân khi gặp đám tang. GV nêu yêu cầu tự liên hệ. -HS liên hệ trong nhóm nhỏ. -HS trao đổi với các bạn trong lớp. -GV nhận xét và khen những HS đã biết cư xử đúng khi gặp đám tang. -Kết luận chung: Cần phải tôn trọng đám tang, không nên làm gì xúc phạm đến tang lễ. Đó là một biểu hiện của nếp sống văn hoá. C./ Hoạt động ứng dụng. - GD học sinh biết tôn trọng đám tang của người khác như đối với người thân mình..

<span class='text_page_counter'>(14)</span> TUẦN 8. Thứ sáu, ngày 12 tháng 10 năm 2012 Đạo đức Tiết 8: TÔN TRỌNG ĐÁM TANG (T.2).. I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT : - Biết được những việc cần làm khi gặp đám tang . - Bước đầu biết cảm thông với những đau thương, mất mát người thân của người khác. * KNS:Kĩ năng thể hiện sự cảm thông trước sự đau buồn của người khác.; Kĩ năng ứng xử phù hợp khi gặp đám tang. II.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: A./Hoạt động cơ bản:Tôn trọng đám tang (tiết 1) - GV gọi HS trả lời. + Vì sao phải tôn trọng đám tang? + Nêu những hành vi đúng, sai khi gặp đám tang? Giới thiệu bài mới:Tôn trọng đám tang (tiết 2) B/ Hoạt động thực hành. * Hoạt động cả lớp : HS biết trình bày những quan điểm đúng về cách ứng xử khi gặp đám tang và biết bảo vệ ý kiến của mình. Bày tỏ ý kiến. - GV đọc từng ý kiến ở bài tập 4: a/ Chỉ cần tôn trọng đám tang của những người mình quen biết. b/ Tôn trọng đám tang là tôn trọng người đã khuất, tôn trọng gia đình họ và những người cùng đi đưa tang. c/ Tôn trọng đám tang là biểu hiện của nếp sống văn hóa. - Sau mỗi ý kiến HS dùng thẻ để đưa ra ý kiến, thảo luận về lí do tán thành, không tán thành hoặc lưỡng lự rồi giơ thẻ theo qui định. Kết luận : - Nên tán thành với các ý kiến b, c. - Không tán thành ý kiến a. Hoạt động theo nhóm : HS biết lựa chọn cách xử lí đúng trong các tình huống gặp đám tang. Xử lí tình huống. - Chia lớp thành 4 nhóm, phát phiếu, giao việc. -Tình huống a: em nhìn thấy bạn đeo băng tang đi sau xe tang. -Tình huống b : Bên nhà hàng xóm có tang. -Tình huống c : Gia đình bạn học cùng lớp có tang. -Tình huống d: Em nhìn thấy mấy bạn nhỏ chạy theo xem 1 đám tang, cười nói, chỉ trỏ..

<span class='text_page_counter'>(15)</span> - Cho đại diện các nhóm trình bày. Kết luận: Nên thông cảm chia buồn cùng với những người có người thân mất, khuyên các bạn không nên có những hành vi không đúng khi gặp đám tang. * Hoạt động cá nhân Mục tiêu: Biết tự đánh giá cách cư xử của bản thân khi gặp đám tang GV yêu cầu hs tự liên hệ sau đó trình bày trước lớp. -Nên: nhường đường, ngả mũ nón, chia buồn với người thân của người đã khuất ... -Không nên: chỉ trỏ, cười đùa, chạy theo xem, bóp còi xe xin đường, luồn lách vượt lên phía trước ... Kết luận: Nhận xét,tuyên dương những hs có hành vi đúng. C./ Hoạt động ứng dụng. - HS kể cho gia đình nghe về cách ứng xử của mình khi gặp đám tang.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> Tuần 9. Thứ sáu, ngày 19 tháng 10 năm 2012 Đạo đức. Tiết 11 THỰC HÀNH KĨ NĂNG GIỮA HK I I/ MỤC TIÊU :  HS thể hiện được kĩ năng của mình qua các nội dung đã học .  Nêu được vài việc làm cụ thể qua các nội dung đã học .  Biết thể hiện kĩ năng trong cuộc sống hằng ngày. II/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A/ Hoạt động cơ bản. Chia sẽ vui buồn cùng bạn (tiết 2) + Em làm gì khi bạn em gặp chuyện không vui? - GV nhận xét, khen ngợi những em đã biết quan tâm đến bạn. 3. Giới thiệu bài mới: Thực hành kĩ năng giữa học kì I B/ Hoạt động thực hành.  Hoạt động theo nhóm: Thảo luận các tình huống. - GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho HS. + Nhóm 1: Hãy kể những việc bạn đã làm trong tuần qua để thể hiện lòng kính yêu Bác Hồ. + Nhóm 2: Hãy kể một tấm gương cháu ngoan Bác Hồ mà bạn biết. + Nhóm 3: Em đã hứa với ai điều gì không? Em đã thực hiện lời hứa đó chưa? + Nhóm 4: Em hứa với bạn một việc gì đó nhưng sau đó em lại hiểu việc làm đó là sai. Khi đó, em sẽ làm gì? + Nhóm 5: Em đã tự làm những việc gì ? Sau khi làm xong em thấy như thế nào? + Nhóm 6: Kể một tấm gương biết vượt qua mọi khó khăn trong học tập? - Thảo luận, đóng vai các tình huống . - GV quan sát, hướng dẫn thêm cho HS.  Hoạt động theo nhóm: Đóng vai trước lớp. - Các nhóm lần lượt trình đóng vai các tình huống của nhóm mình. - Cả lớp quan sát, nhận xét. - GV nhận xét, tuyên dương. C./ Hoạt động ứng dụng. HS kể cho bố mẹ và người thân nghe về các kĩ năng mình đã làm được thông qua các bài học.

<span class='text_page_counter'>(17)</span>

<span class='text_page_counter'>(18)</span> TUẦN 10. Thứ sáu, ngày 26 tháng 12 năm 2012 Đạo đức. Tiết 10: QUAN TÂM, GIÚP ĐỠ HÀNG XÓM LÁNG GIỀNG (tiết 1) I. Mục tiêu: - Nêu được một số việc làm thể hiện quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng. - Biết quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng bằng những việc làm phù hợp với khả năng. - HS khá, giỏi: Biết ý nghĩa của việc quan tâm, giúp đỡ hang xóm láng giềng. * Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm quan tâm, giúp đỡ hàng xóm trong những việc vừa sức . II. Các hoạt động dạy học: A./ Hoạt động cơ bản * Hoạt động cả lớp. Tích cực tham gia việc lớp, việc trường (tiết 2) - Gọi vài HS trả lời câu hỏi: Tham gia việc lớp, việc trường là bổn phận của ai ? Ở lớp em thường làm những công việc gì ? Giới thiệu bài mới: Quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng (tiết 1) B./ Hoạt động thực hành. * Hoạt động cả lớp: HS biết được một biểu hiện quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng. Phân tích truyện “ Chị em Thủy” - GV kể chuyện ( HS quan sát tranh vở bài tập). - HS đàm thoại theo các câu hỏi trong vở BT Đạo đức trang 23 + Vì sao bé viên lại cần sự quan tâm của Thủy? + Bạn Thủy đã làm gì để bé Viên chơi vui ở nhà? + Vì sao mẹ của bé Viên lại thầm cảm ơn bạn Thủy? + Qua câu chuyện trên, em học được ở bạn Thủy điều gì? - GV kết luận: Ai cũng có lúc gặp khó khăn, hoạn nạn. Những lúc đó rất cần sự cảm thông, giúp đỡ của những người xung quanh. Vì vậy, không chỉ người lớn mà trẻ em cũng cần quan tâm, giúp đỡ hang xóm láng giềng, bằng những làm vừa sức mình. * Hoạt động theo nhóm: Hiểu được ý nghĩa của các hành vi, việc làm đối với hành xóm láng giềng..

<span class='text_page_counter'>(19)</span> - GV chia nhóm, mỗi nhóm thảo luận về nội dung các tranh và đặt tên cho tranh. - HS thảo luận. - Đại diện từng nhóm trình bày, các nhóm khác góp ý kiến. - GV kết luận về nội dung từng tranh: Các tranh 1,2, 3 là quan tâm, giúp đỡ hang xóm láng giềng. Tranh 2 các bạn đá bóng làm ồn, ảnh hưởng đến hàng xóm, láng giềng. * Hoạt động cá nhân: Biết bày tỏ thái độ của mình trước những ý kiến, quan niệm có liên quan đến việc quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng. - GV chia nhóm và yêu cầu các nhóm thảo luận bày tỏ thái độ của các em đối với các quan niệm có liên quan đến nội dung bài học. - GV giải thích cho các em hiểu về ý nghĩa của các câu tục ngữ. a) Hàng xóm tắt lửa, tối đèn có nhau. b) Đèn nhà ai, nhà ấy rạng. c) Quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng là biểu hiện của tình làng nghĩa xóm. d) Trẻ em cũng cần quan tâm, giúp đỡ làng xóm, láng giềng bằng các việc làm phù hợp với khả năng. - Các nhóm thảo luận. - Đại diện từng nhóm trình bày. Các nhóm khác góp ý kiến bổ sung. - GV kết luận: Các ý a), c), d) là đúng. Ý b) là sai. C./ Hoạt động ứng dụng. - Về thực hiện quan tâm giúp đỡ, hàng xóm láng giềng bằng những việc làm phù hợp với khả năng.. TUẦN 11. Thứ sáu, ngày 2 tháng 11 năm 2012 Đạo đức. Tiết 11: QUAN TÂM, GIÚP ĐỠ HÀNG XÓM LÁNG GIỀNG (tiết 2) I. Mục tiêu: - Nêu được một số việc làm thể hiện quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng. - Biết quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng bằng những việc làm phù hợp với khả năng. - HS khá, giỏi: Biết ý nghĩa của việc quan tâm, giúp đỡ hang xóm láng giềng..

<span class='text_page_counter'>(20)</span> * Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm quan tâm, giúp đỡ hàng xóm trong những việc vừa sức . II. Các hoạt động dạy học: A./ Hoạt động cơ bản. Quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng. + Em hãy nêu một việc mà em đã quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng? Giới thiệu bài: QUAN TÂM, GIÚP ĐỠ HÀNG XÓM LÁNG GIỀNG (tiết 2) B./ Hoạt động thực hành.  Hoạt động cá nhân: Nâng cao nhận thức, thái độ cho HS về tình làng nghĩa xóm - HS kể một số việc đã biết liên quan đến tình làng nghĩa xóm - GV tổng kết, khen ngợi HS.  Hoạt động 2: Biết đánh giá những hành vi, việc làm đối với hàng xóm, láng giềng. - GV nêu yêu cầu: Em hãy nhận xét những hành vi, việc làm sau đây: a) Chào hỏi lễ phép khi gặp hàng xóm. b) Đánh nhau với trẻ con hàng xóm. c) Ném gà của nhà hàng xóm. đ) Hái trôm quả trong vườn nhà hàng xóm. e) Không làm ồn trong giờ nghỉ trưa. g) Không vứt rác sang nhà hàng xóm. - HS dùng thẻ đúng, sai để trả lời. - Nhận xét * Kết luận: Các việc a, d, c, g là những việc làm tốt thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ hàng xóm; Các việc b, c, đ là những việc không nên làm. - HS tự liên hệ theo các việc làm trên.  Hoạt động theo nhóm: HS có kĩ năng ra quyết định và ứng xử đúng đối với hàng xóm láng giềng trong một số tình huống phổ biến. - GV chia nhóm, mỗi nhóm thảo luận xử lí một tình huống rồi đóng vai. + Tình huống 1: Bác Hai ờ cạnh nhà em bị cảm. Bác nhờ em đi gọi hộ con gái bác đang làm ngoài đồng. + Tình huống 2: Bác Nam có việc vội đi đâu đó từ sớm, bác nhờ em trông nhà giúp..

<span class='text_page_counter'>(21)</span> + Tình huống 3: Các bạn đến chơi nhà em và cười đùa ầm ĩ trong khi bà cụ hàng xóm đang bị ốm. + Tình huống 4: Khách của gia đình bác Hải đến chơi mà cả nàh đi vắng hết. Người khách nhờ em chuyển giúp bác Hải lá thư. - Các nhóm thảo luận, lên đóng vai. - GV kết luận: hàng xóm láng giềng cần quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau. C./ Hoạt động ứng dụng. Kể cho gia đình nghe về những việc mình đã làm để giúp đỡ hàng xóm láng giềng? TUẦN 12: Thứ sáu, ngày 9 tháng 11 năm 2012 Đạo đức Tiết 12: CHIA SẺ VUI BUỒN CÙNG BẠN I/ MỤC TIÊU :  HS biết được bạn bè cần phải chia sẻ với nhau khi có chuyện vui buồn.  Nêu được vài việc làm cụ thể chia sẻ vui buồn cùng bạn .  Biết chia sẻ vui buồn cùng bạn trong cuộc sống hằng ngày.  Đối với HS khá, giỏi: Hiểu được ý nghĩa của việc chia sẻ vui buồn cùng bạn. * Kĩ năng sống: -Kĩ năng lắng nghe ý kiến của bạn. -Kĩ năng thể hiện sự cảm thông, chia sẻ khi bạn vui, buồn. II/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A./ Hoạt động cơ bản. Quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em + Trong ngày sinh nhật ông bà, cha mẹ, anh chị em sẽ dành tặng người thân của em những gì? - GV nhận xét, khen ngợi những em đã biết quan tâm đến người thân. 3. Bài mới: Chia sẻ vui buồn cùng bạn  Hoạt động 1: HS biết một biểu hiện của sự quan tâm chia sẻ vui buồn cùng bạn Thảo luận phân tích tình huống. - GV yêu cầu HS quan sát tranh tình huống và cho biết nội dung tranh.

<span class='text_page_counter'>(22)</span> - GV giới thiệu tình huống BT1/sgk - HS thảo luận nhóm nhỏ về các cách ứng xử trong tình huống và phân tích kết quả của mỗi cách ứng xử - GV kế luận: Khi bạn có chuyện buồn, em cần động viên, an ủi bạn hoặc giúp đỡ bạn bằng những việc làm phù hợp với khả năng để bạn có thêm sức mạnh vượt qua khó khăn.  Hoạt động 2: HS biết cách chia sẻ vui buồn với bạn trong các tình huống GV chia nhóm, yêu cầu các nhóm xây dựng kịch bản và đóng vai một trong các tình huống BT2/sgk - Chung vui với bạn (khi bạn được điểm tốt, khi sinh nhật ...) - Chia sẻ khi bạn gặp khó khăn. - Thảo luận nhóm, chuẩn bị đóng vai - Các nhóm lên đóng vai - Lớp nhận xét. GV kết luận: - Khi bạn có chuyện vui cần chúc mừng, chung vui với bạn. - Khi bạn có chuyện buồn cần an ủi, động viên và giúp bạn bằng những việc làm phù hợp với khả năng.  Hoạt động 3: Bày tỏ thái độ trước ý kiến có liên quan đến nội dung bài học. 1) GV đọc từng ý kiến BT 3/ sgk 2) Thảo luận về lí do học sinh tán thành hay không tán thành và đưa ra ý kiến 3) GV kết luận: - Các ý kiến a, c, d, đ. e là đúng. - Ý kiến b là sai. 4. Củng cố- Dặn dò. -. GV nhận xét tiết học.. -. Chuẩn bị: Chia sẽ vui buồn cùng bạn: xem bài tập 4,5..

<span class='text_page_counter'>(23)</span> TUẦN 13. Thứ sáu, ngày 16 tháng 11 năm 2012 Đạo đức. Tiết 13: CHIA SẺ VUI BUỒN CÙNG BẠN (tiết 2) I/ MỤC TIÊU :  HS biết được bạn bè cần phải chia sẻ với nhau khi có chuyện vui buồn.  Nêu được vài việc làm cụ thể chia sẻ vui buồn cùng bạn .  Biết chia sẻ vui buồn cùng bạn trong cuộc sống hằng ngày.  Đối với HS khá, giỏi: Hiểu được ý nghĩa của việc chia sẻ vui buồn cùng bạn. * Kĩ năng sống: -Kĩ năng lắng nghe ý kiến của bạn. -Kĩ năng thể hiện sự cảm thông, chia sẻ khi bạn vui, buồn. * Phương pháp: -Đóng vai II/ CHUẨN BỊ:  Tranh ảnh sgk. III/ LÊN LỚP : 1. Ổn định. 2. KTBC: Chia sẻ vui buồn cùng bạn (tiết 1) - Khi bạn có chuyện vui thì em cần làm gì? - Khi bạn gặp chuyện buồn, khó khăn em cần làm gì? - Nhận xét 3. Bài mới: Chia sẻ vui buồn cùng bạn (tiết 2)  Hoạt động 1: Phân biệt hành vi đúng, hành vi sai đối với bạn bè khi có chuyện vui, buồn. - GV phát phiếu học tập và yêu cầu HS làm bài tập. - Nội dung bài: Em hãy viết vào ô  chữ Đ trước các việc làm đúng và chữ S trước các việc làm sai đối với bạn.  a) Hỏi thăm an ủi khi bạn có chuyện buồn.  b) Độngviên, giúp đỡ khi bạn bị điểm kém.  c) Chúc mừng khi bạn được điểm 10.  d) Vui vẻ nhận khi được phân công giúp đỡ bạn học kém.  đ) Tham gia cùng các bạn quyên góp sách vở, quần áo cũ để giúp các bạn nghèo trong lớp.

<span class='text_page_counter'>(24)</span>  g) Kết bạn với các bạn bị khuyết tật, các bạn nhà nghèo.  h) Ghen tức khi thấy bạn học giỏi hơn mình. - Thảo luận cả lớp. HS trình bày, nhận xét. - GV kết luận: + Các việc a, b, c, d, đ, g là việc làm đúng vì thể hiện sự quan tâm đến bạn bè khi vui, buồn; thể hiện quyền không bị phân biệt đối xử, quyền được hỗ trợ, giúp đỡ của trẻ em nghèo, trẻ em khuyết tật. + Các việc e, h là việc làm sai vì đã không quan tâm đến niềm vui, nỗi buồn của bạn bè.  Hoạt động 2: HS biết tự đánh giá việc thực hiện chuẩn mực đạo đức của bản thân và của các bạn khác trong lớp, trong trường. Đồng thời giúp các em khắc sâu hơn ý nghĩa của việc cảm thông, chia sẻ vui buồn cùng bạn - GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho HS liên hệ, tự liên hệ trong nhóm theo các nội dung: + Em đã biết chia sẻ vui buồn với bạn bè trong lớp, trong trường chưa? Chia sẻ như thế nào? + Em đã bao giờ được bạn bè chia sẻ vui, buồn chưa? Hãy kể một trường hợp cụ thể. Khi được bạn bè chia sẻ vui buồn, em cảm thấy như thế nào? - Một số HS liên hệ trước lớp. HS nhận xét. - GV kết luận: Bạn bè tốt cần phải biết cảm thông, chia sẻ vui buồn cùng nhau.  Hoạt động ứng dụng:Củng cố bài - Cho HS chơi trò chơi phóng viên: Đóng vai phóng viên phỏng vấn bạn các câu hỏi liên quan đến nội dung bài học - Kết luận chung: Khi bạn bè có chuyện vui buồn, em cần chia sẻ cùng bạn để niềm vui được nhân lên, nỗi buồn được vơi đi. Mọi trẻ em đều có quyền được đối xử bình đẳng. GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị: Chia sẽ vui buồn cùng bạn: chuẩn bị trò chơi phóng viên.

<span class='text_page_counter'>(25)</span> TUẦN 14. Thứ sáu, ngày 30 tháng 11 năm 2012 Đạo đức. Tiết 14: TÔN TRỌNG THƯ TỪ VÀ TÀI SẢN CỦA NGƯỜI KHÁC (t1) I / Mục tiêu: - Nêu được một vài biểu hiện về tôn trọng thư từ tài sản của người khác. - Biết không được xâm phạm thư từ tài sản của người khác. - Thực hiện tôn trọng thư từ, nhật ký ,sách vở, đồ dùng của bạn bè và mọi người. GDKNS: Kỹ năng tự trọng, làm chủ bản thân, kiên định , ra quyết định. II/ Các hoạt động dạy học: A. Hoạt đông cơ bản. Tôn trọng thư từ tài sản của người khác (t1) * Cho cả lớp hát bài Bác đưa thư vui tính. B. Hoạt động thực hành: Hoạt động1. Biết được một vài biểu hiện về tôn trọng thư từ tài sản của người khác. * Hoạt động theo nhóm. Xử lý tình huống qua đóng vai : - Chia nhóm, phát phiếu học tập. - Gọi HS đọc yêu cầu của BT trong phiếu. - Yêu cầu các nhóm thảo luận tìm cách giải quyết, rồi phân vai đóng vai. + Trong các cách giải quyết đó, cách nào là phù hợp nhất ? + Em thử đoán xem, ông Tư sẽ nghĩ gì về Nam và Minh nếu thư bị bóc ? - Kết luận: Minh cần khuyên Nam không được bóc thư của người khác. Đó là tôn trọng thư từ tài sản của người khác. Hoạt động 2: Hiều được như thế nào là tôn trọng thư từ tài sản của người khác và vì sao phải cần tôn trọng. Thảo luận nhóm : - GV nêu yêu cầu (BT2 - VBT) - Yêu cầu từng cặp HS thảo luận và làm bài. - Mời đại diện 1 số cặp trình bày kết quả. - Giáo viên kết luận:.

<span class='text_page_counter'>(26)</span> + Thư từ, tài sản của người khác là của riêng mỗi người nên cần được tôn trọng. Xâm phạm chúng là việc làm sai trái, vi phạm pháp luật. + Mọi người cần tôn trọng bí mật riêng của trẻ em vì đó là quyền trẻ em được hưởng. + Tôn trọng tài sản của người khác là hỏi mượn khi cần; chỉ sử dụng khi được phép; giữ gìn, bảo quản khi sử dụng. * Hoạt động 3 : HS tự đánh giá việc mình tôn trọng thư từ tài sản của người khác. Hoạt động cá nhân. - Nêu câu hỏi: + Em đã biết tôn trọng thư từ, tài sản của người khác chưa ? + Việc đó xảy ra như tế nào ? - Gọi HS kể. - Nhận xét, biểu dương. C. Hoạt động ứng dụng. - Thực hiện tôn trọng thư từ, tài sản của người khác và nhắc bạn bè cùng thực hiện. - Sưu tầm những tấm gương, mẫu chuyện về chủ đề bài học.. TUẦN 15. Thứ sáu, ngày 7 tháng 12 năm 2012 Đạo đức. Tiết 15: TÔN TRỌNG THƯ TỪ, TÀI SẢN CỦA NGƯỜI KHÁC (t2) I. Mục tiêu - Nêu được vài biểu hiện về tôn trọng thư từ, tài sản của người khác. - Biết: không được sâm phạm thư từ, tài sản của người khác - Thực hiện tôn trọng thư từ, nhật kí, sách vở, đồ dùng của bạn bè và mọi người. * HS khá giỏi: Biết trẻ em có quyền quyền được tôn trọng bí mật riêng tư. Nhắc mọi người cùng thực hiện. *- Kĩ năng tự trọng. Kĩ năng làm chủ bản thân, kiên định , ra quyết định . II. Hoạt động dạy và học A. Hoạt động cơ bản. Tôn trọng thư từ, tài sản của người khác (t2) H: Những ai cẩn tôn trọng thư từ, tài sản của người khác?.

<span class='text_page_counter'>(27)</span> H: Nêu những việc nên làm liên quan đến tôn trọng thư từ tài sản của người khác? H: Vì sao cần tôn trọng thư từ, tài sản của người khác? - HS trả lời lần lượt từng câu hỏi - GV nhận xét B.Hoạt động thực hành. Tôn trọng thư từ, tài sản của người khác HĐ1: HS có kĩ năng nhận xét những hành vi liên quan đến tôn trọng thư từ, tài sản của người khác. * Hoạt động theo nhóm. - Thảo luận theo cặp - GV phát phiếu giao việc: 1. Thấy bố đi công tác về, Thắng liền lục túi để xem bố mua quà gì cho mình? 2. Mỗi lần sang nhà hàng xóm xem ti vi. Bình đều chào hỏi mọi người và xin phép bác chủ nhà rồi mới ngồi xem. 3. Bố công tác ở xa, Hải thường viết thư cho bố. Một lần, mấy bạn lấy thư xem Hải viết gì? 4. Sang nhà bạn thấy nhiều đồ chơi đẹp và lạ mắt, Phú bảo với bạn: Cậu cho tớ xem những đồ chơi này được không? +GV kết luận: Tình huống a, c là sai. Tình huống b, d là đúng. HĐ2: HS có kĩ năng thực hiện một số hành động thể hiện sự tôn trọng thư từ, tài sản của người khác. - GV chia lớp làm 4 nhóm, giao nhiệm vụ đóng vai. TH1: Bạn em có quyển truyện mới để trong cặp. Giờ ra chơi , em muốn mượn xem nhưng chẳng thấy bạn đâu... TH2: Giờ ra chơi, Thịnh chạy làm rơi mũ. Thấy vậy mấy bạn lấy mũ làm quả bóng đá. Nếu có mặt ở đó em sẽ làm gì? + GV kết luận: TH1: Khi bạn quay về lớp thì hỏi mượn chứ không tự ý lấy đọc. TH2: Khuyên ngăn các bạn không làm hỏng mũ của người khác và nhặt mũ trả lại cho Thịnh. - Khen nhóm đã thực hiện tốt và khuyến khích HS thực hiện tốt việc tôn trọng thư từ của người khác. C. Hoạt động ứng dụng. - Thư từ, tài sản của người khác thuộc về riêng họ, không ai được xâm phạm. Tự ý bóc, đọc thư hoặc sử dụng tài sản của người khác là việc không nên làm. - Thực hiện tốt việc tôn trọng thư từ, tài sản của người khác hằng ngày..

<span class='text_page_counter'>(28)</span>

<span class='text_page_counter'>(29)</span> TUẦN 16. Thứ sáu, ngày 14 tháng 12 năm 2012 Đạo đức Tiết 16: Chăm sóc cây trồng vật nuôi (tiết 1). -. I. MỤC TIÊU:. -. 1. HS hiểu:. -. - Kể được một số lợi ích của cây trồng, vật nuôi đối với cuộc sống con người. - Nêu được những việc cần làm phù hợp với lứa tuổi để chăm sóc cây trồng, vật nuôi. - Biết làm những việc phù hợp với khả năng để chăm sóc cây trồng, vật nuôi ở ga đình, nhà trường.. -. 2. HS biết chăm sóc, bảo vệ cây trồng vật nuôi ở nhà, ở trường.. -. -** Biết được vì sao cần phải. -. - Vở bài tập đạo đức. Tranh ảnh một số cây trồng, vật chăm sóc cây trồng, vật nuôi.. -. II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:. -. A. Hoạt động cơ bản:. -. * Hoạt động cả lớp.. -. - Nước có vai trò quan trọng như thế nào đối với đời sống và vật nuôi ?. -. Giới thiệu bài.Chăm sóc cây tròng vật nuôi.. -. B. Hoạt động thực hành: Chăm sóc cây trồng vật nuôi (tiết 1). -. Hoạt động 1: HS hiểu sự cần thiết của cây trồng, vật nuôi trong đời sống con người.. -. * Hoạt động cá nhân.. -. Trò chơi ai đoán đúng .. - - GV chia HS theo số chẵn và số lẻ. -. - HS số chẵn có nhiệm vụ nêu 1 vài đặc điểm về 1 con vật nuôi mà em thích và nói lí do vì sao mình yêu thích con vật đó.. - - HS số lẻ có nhiệm vụ nêu đặc điểm của 1 cây trồng mà em thích và nói rõ vì sao em thích, tác dụng của cây đó. - - HS làm việc cá nhân. - - 1 số HS lên trình bày -. * Kết luận: Mỗi người đều có thể yêu thích 1 cây trồng hoặc vật nuôi nào đó. Cây trồng, vật nuôi phục vụ cho cuộc sống và mang lại niềm vui cho mọi người..

<span class='text_page_counter'>(30)</span> -. Hoạt động 2: HS nhận biết được các việc cần làm để chăm sóc, bảo vệ cây trồng, vật nuôi.. -. * Quan sát tranh ảnh. - GV gọi 1 vài HS đặt câu hỏi và yêu cầu các HS khác trả lời về nội dung từng bức tranh.. -. - Trong tranh các bạn đang làm gì ?. -. - HS quan sát tranh đặt câu hỏi và trả lời.. -. Tranh 1: Bạn đang cho gà ăn. -. Tranh 2: Bạn đang tắm cho lợn. -. Tranh 3: Bạn đang tưới rau. -. Tranh 4: Các bạn đang cùng ông trồng cây. -. - Chăm sóc cây trồng vật nuôi đem lại niềm vui cho các bạn vì các bạn được tham gia làm những việc có ích và phù hợp với khả năng.. -. - Theo em việc làm của các bạn đó đem lại lợi ích gì ?. -. * GV liên hệ chăm sóc cây trồng vật nuôi nhà trường, gia đình.. -. Hoạt động 3: HS biết các việc cần làm để chăm sóc cây trồng vật nuôi.. -. * Hoạt động theo nhóm.Đóng vai. - GV tổ chức cho h/s kể lại mkột số việc đã làm hoặc biết về việc chăm sóc cây trồng vật nuôi.. -. - GV tới các nhóm gợi ý.. -. - Yêu cầu trình bày trước lớp.. -. - GV cùng lớp nhận xét kết luận.. -. Hoạt động ứng dụng:. -. - HS kể cho bố,mẹ hoặc người thân nghe về việc mình đã làm để chăm sóc cây trồng và vật nuôi. -. - Tìm hiểu các hoạt động chăm sóc cây trồng, vật nuôi ở trường và ở nơi em sống.. -. - Sưu tầm các bài thơ, truyện, bài hát về chăm sóc cây trồng vật nuôi.. -. - Tham gia hoạt động chăm sóc cây trồng vật nuôi ở gia đình, nhà trường và địa phương..

<span class='text_page_counter'>(31)</span> TUẦN 17. Thứ sáu, ngày 21 tháng 12 năm 2012 Đạo đức. Tiết 17: CHĂM SÓC CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI (tiết 2) I. Mục tiêu: Kể được một số lợi ích của cây trồng, vật nuôi đối với cuộc sống con người. Nêu được những việc cần làm phù hợp với lứa tuổi để chăm sóc cây trồng vật nuôi. Biết làm những việc phù hợp với khả năng để chăm sóc bảo vệ cây trồng, vật nuôi ở gia đình, nhà trường. * Biết được vì sao cần phải chăm sóc cây trồng vật nuôi. II. Các hoạt động dạy- học: A. Hoạt động cơ bản: Chăm sóc cây trồng, vật nuôi *Hoạt động cả lớp - Kể những việc làm để chăm sóc cây trồng vật nuôi? - Giới thiệu bài: Chăm sóc cây trồng vật nuôi (tiết 2) B. Hoạt động cơ bản : Chăm sóc cây trồng, vật nuôi HĐ1: HS biết về các hoạt động chăm sóc cây trồng, vật nuôi ở nhà, ở trường, ở địa phương; biết quan tâm hơn đến các công việc chăm sóc cây trồng, vật nuôi..  Hoạt động cá nhân. Báo cáo kết quả điều tra. - GV yêu cầu HS trình bày kết quả điều tra theo những vấn đề sau: +Hãy kể tên loại cây trồng mà em biết? Các cây trồng đó được chăm sóc như thế nào? +Hãy kể tên các con vật nuôi mà em biết? Các con vật đó được chăm sóc như thế nào? +Em đã tham gia vào các hoạt động chăm sóc cây trồng vật nuôi như thế nào? - GV nhận xét, khen ngợi những HS đã quan tâm đến tình hình cây trồng, vật nuôi ở gia đình, địa phương. HĐ2. HS biết thực hiện một số hành vi chăm sóc và bảo vệ cây trồng vật nuôi; thực hiện quyền được bày tỏ ý kiến, được tham gia của trẻ em. * Hoạt động theo nhóm - Chia HS thành các nhóm nhỏ. Yêu cầu học sinh thảo luận và đóng vai theo các tình huống sau:.

<span class='text_page_counter'>(32)</span> TH1: Tuấn Anh định tưới cây nhưng Hùng cản: Có phải cây của lớp mình đâu mà cậu tưới. Nếu là Tuấn Anh, em sẽ làm gì? TH2: Dương đi thăm ruộng, thấy bờ ao nuôi cá bị vỡ, nước chảy ào ào. Nếu là Dương, em sẽ làm gì? TH3: Nga đang chơi vui thì mẹ nhắc về cho lợn ăn. Nếu là Nga, em sẽ làm gì? TH4: Chính rủ Hải đi tắt qua thảm cỏ ở công viên cho gần. Nếu là Hải, em sẽ làm gì? - HS thảo luận và chuẩn bị đóng vai - HS lên đóng vai - Nhóm khác nhận xét, bổ sung - GV kết luận HĐ3. HS ghi nhớ các việc làm chăm sóc cây trồng, vật nuôi. * Hoạt động theo nhóm. - GV chia nhóm trong hời gian nhất định nhóm nào liệt kê các việc làm chăm sóc cây trồng vật nuôi nhiều nhất sẽ thắng cuộc Việc làm cần thiết để chăm sóc, bảo vệ cây trồng. Việc làm cần thiết để chăm sóc, bảo vệ vật nuôi. Việc làm không nên đối với vật nuôi. - Các nhóm thực hiện trò chơi - Cả lớp nhận xét, đánh giá kết quả - GV tổng kết khen ngợi HS GV kết luận chung: Cây trồng, vật nuôi rất cần thiết cho cuộc sống của con người. Vì vậy, em cần biết bảo vệ, chăm sóc cây trồng, vật nuôi. C. Hoạt động thực hành. - Kể cho bố, mẹ hoặc người thân nghe về các việc em đã làm để chăm sóc và bảo vệ cây trồng, vật nuôi..

<span class='text_page_counter'>(33)</span> TUẦN 18. Thứ sáu, ngày 21 tháng 12 năm 2012 Đạo đức. TIẾT 18 THỰC HÀNH KĨ NĂNG CUỐI HKI I/ MỤC TIÊU :  Ôn lại các kiến thức đã học ở HK I .  Có thái độ tích cực học tập, biết bày tỏ các ý kiến và đóng vai các tình huống.  Đối với HS khá, giỏi: biết bày tỏ các ý kiến và đóng vai các tình huống. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. A. Hoạt động cơ bản: Thực hành kĩ năng giữa kì 1 * Hoạt độngcả lớp.  Hoạt động 1: Nhắc lại tên các bài học - GV gọi HS nêu tên các bài đã học. 1) Kính yêu Bác Hồ cha mẹ. 4) Quan tâm, chăm sóc ông bà,. 2) Giữ lời hứa. 5) Chia sẻ vui buồn cùng bạn. 3) Tự làm lấy việc của mình. 6) Biết ơn thương binh, liệt sĩ. B. Hoạt động cơ bản. *Hoạt động nhóm: - GV cho các nhóm thảo luận: + Bạn hãy đọc 5 điều Bác Hồ dạy.. + Thế nào là giữ lời hứa?. + Trẻ em có bổn phận như thế nào với ông bà, cha mẹ, anh chị em trong gia đình? + Khi bạn bè có chuyện vui buồn em cần laøm gì? + Những việc làm để tỏ lòng biết ơn các thương binh, liệt sĩ. - Đại diện các nhóm lên trình bày. - Sau phần trình bày của mỗi nhóm, cả lớp nhận xét. - GV kết luận: những việc nên làm, liên hệ giáo dục HS. C Hoạt động ứng dụng. - Kể cho bố, mẹ hoặc người thân nghe về các kĩ năng mà em đã làm được thông qua môn học..

<span class='text_page_counter'>(34)</span> TUẦN 19. Tiết 19. Thứ sáu, ngày 11 tháng 1 năm 2013 BIẾT ƠN THƯƠNG BINH, LIỆT SĨ ( tiết 1). I/ MỤC TIÊU :  Biết công lao của các thương binh, liệt sĩ đối với quê hương, đất nước .  Kính trọng, biết ơn và quan tâm, giúp đỡ các gia đình thương binh, liệt sĩ ở địa phương bằng những việc làm phù hợp với khả năng.  Đối với HS khá, giỏi: Tham gia các hoạt động đền ơn, đáp nghĩa các gia đình thương binh, liệt sĩ do nhà trường tổ chức. * -Kĩ năng trình bày suy nghĩ, thể hiện cảm xúc về những người đã hy sinh xương máu vì Tổ quốc. -Kĩ năng xác định giá trị về những người đã quên mình vì Tổ quốc. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. Hoạt động cơ bản.Biết ơn thương binh liệt sĩ * Hoạt động cả lớp.Kể những việc em đã làm để biết ơn các chú thương binh và gia đình liệt sĩ. B. Hoạt động thực hành: Có thái độ biết ơn đối với các thương binh và gia đình liệt sĩ. * Hoạt động theo nhóm - HS theo dõi GV kể chuyện "Một chuyến đi bổ ích". - Thảo luận nhóm đôi các câu hỏi: + Các bạn lớp 3A đã đi đâu vào ngày 27/7? + Qua câu chuyện trên, em hiểu thương binh, liệt sĩ là những người như thế nào? + Chúng ta cần phải có thái độ như thế nào đối với các thương binh, liệt sĩ? - Đại diện các nhóm trình bày. * Thương binh, liệt sĩ là những người đã hi sinh xương máu để giành độc lập tự do, hòa bình cho Tổ quốc. chúng ta cần phải kính trọng, biết ơn các thương binh và gia đình liệt sĩ. * Hoạt động cá nhân: Phân biệt được một số việc cần làm để tỏ lòng biết ơn, gia đình liệt sĩ và những việc không nên làm..

<span class='text_page_counter'>(35)</span> - GV nêu yêu cầu: Em hãy nhận xét những hành vi, việc làm của các bạn trong tranh sgk. - HS thảo luận nhóm. a) Nhân ngày 27 tháng 7 lớp em tổ chức đi viếng nghĩa trang liệt sĩ. TUẦN 20 Thứ sáu, ngày 17 tháng 1 năm 2013 Tiết 20 BIẾT ƠN THƯƠNG BINH, LIỆT SĨ (t2 ) I/ MỤC TIÊU :  Biết công lao của các thương binh, liệt sĩ đối với quê hương, đất nước .  Kính trọng, biết ơn và quan tâm, giúp đỡ các gia đình thương binh, liệt sĩ ở địa phương bằng những việc làm phù hợp với khả năng.  Đối với HS khá, giỏi: Tham gia các hoạt động đền ơn, đáp nghĩa các gia đình thương binh, liệt sĩ do nhà trường tổ chức. II/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : A.Hoạt động cơ bản: Biết ơn thương binh, liệt sĩ (t2 ) * Hoạt động cả lớp. + Chúng ta có những việc làm gì để thể hiện sự biết ơn thương binh, liệt sĩ? B. Hoạt động thực hành. HS hiểu rõ hơn về gương chiến đấu, hi sinh của các anh hùng, liệt sĩ thiếu niên * Hoạt động theo nhóm. - GV chia nhóm và phát cho mỗi nhóm một tranh (hoặc ảnh) của Trần Quốc Toản, Lý Tự Trọng, Võ Thị Sáu, Kim Đồng, yêu cầu các nhóm thảo luận và cho biết: + Người trong tranh (hoặc ảnh) là ai? + Em biết gì về gương chiến đấu hy sinh của người anh hùng, liệt sĩ đó? + Hãy hát hoặc đọc một bài thơ về người anh hùng, liệt sĩ đó. - Đại diện từng nhóm lên trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV tóm tắt lại gương chiến đấu hy sinh của các anh hùng liệt sĩ trên và nhắc nhở HS học tập theo các tấm gương đó.  Hoạt động cá nhân: HS kể lại một số hoạt động đền ơn đáp nghĩa các thương binh, gia đình liệt sĩ mà em biết. - Một số HS trình bày - Sau phần trình bày của mỗi nhóm, cả lớp nhận xét. - GV kết luận: những việc nên làm, liên hệ giáo dục HS..

<span class='text_page_counter'>(36)</span> * Thương binh, liệt sĩ là những người đã hi sinh xương máu vì Tổ quốc. Chúng ta cần ghi nhớ và đền đáp công lao to lớn đó bằng những việc làm thiết thực của mình. C Hoạt động ứng dụng. - Kể cho bố, mẹ hoặc người thân nghe về các việc em đã làm để thể hiện sự biết ơn các thương binh, liệt sĩ? TUẦN 21: Thứ sáu, ngày 20 tháng 1 năm 2013 Tiết 21. TỰ LÀM LẤY VIỆC CỦA MÌNH (tiết 1). I/ MỤC TIÊU :  HS kể được một số việc mà Hs lớp 3 có thể tự làm lấy.  nêu được lợi ích của việc tự làm lấy việc của mình.  Biết tự làm lấy những việc của mình ở nhà, ở trường.  Đối với HS khá, giỏi: Hiểu được lợi ích của việc tự làm lấy việc của mình trong cuộc sống hằng ngày. * Kĩ năng sống: -Kĩ năng tư duy phê phán: (biết phê phán đánh giá những thái độ, việc làm thể hiện sự ỷ lại, không chịu tự làm lấy việc của mình.). -Kĩ năng ra quyết định phù hợp trong các tình huống thể hiện ý thức tự làm lấy việc của mình. -Kĩ năng lập kế hoạch tự làm lấy công việc của bản thân. II/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. Hoạt động cơ bản : Tự làm lấy việc của mình  Hoạt động cả lớp : Theo em như thế nào là tự làm lấy việc của mình ? B.Hoạt động thực hành: Một số biểu hiện cụ thể của việc tự làm lấy việc của mình. * Hoạt động cá nhân Học sinh biết được một biểu hiện cụ thể của việc tự làm lấy việc của mình Xử lý tình huống. - GV nêu tình huống: Gặp bài toán khó, Đại loay hoay mãi mà vẫn không giải được. Thấy vậy, An đưa bài đã giải sẵn cho bạn chép. + Nếu là Đại, em sẽ làm gí khi đó? Vì sao?.

<span class='text_page_counter'>(37)</span> - Một số HS nêu cách giải quyết của mình. - HS phân tích và lựa chọn cách ứng xử đúng: Đại cần tự làm bài mà không nên chép của bạn vì đó là nhiệm vụ của Đại. * Trong cuộc sống, ai cũng có công việc của mình và mỗi người cần phải tự làm lấy việc của mình. * Hoạt động nhóm: ích lợi của việc tự làm lấy việc của mình HS hiểu được như thế nào là tự làm lấy việc của mình và vì sao cần phải làm lấy việc của mình Thảo luận theo cặp. - HS mở vở BT đạo đức – HS thảo luận theo cặp để làm BT2. a) Tự làm lấy việc của mình là cố gắng làm lấy công việc của bản thân mà không dựa dẫm vào người khác. b) Tự làm lấy việc của mình giúp em mau tiến bộ và không làm phiền người khác. - Gọi một số HS đọc lại các câu đã điền đúng. * Hoạt động cả lớp: HS có khả năng giải quyết tình huống liên quan đến việc tự làm lấy việc của mình. - GV nêu tình huống cho HS xử lí Khi Việt đang cắt hoa giấy chuẩn bị cho cuộc thi “Hái hoa dân chủ” tuần tới của lớp thì Dũng đến chơi. Dũng bảo Việt: - Tớ khéo tay, cậu để tớ làm thay cho. Còn cậu giỏi toán thì làm bài hộ tớ. - Các nhóm thảo luận xử lý các tình huống ở BT3. - Đại diện nhóm nêu ý kiến thảo luận. - GV nhận xét, bổ sung và KL lại: Đề nghị của Dũng là sai. Hai bạn cần tự làm lấy việc của mình. C Hoạt động ứng dụng. - Kể cho bố, mẹ hoặc người thân nghe về các việc em đã làm được. TUẦN 22: Thứ sáu, ngày 1 tháng 2 năm 2013 Tiết 22. TỰ LÀM LẤY VIỆC CỦA MÌNH (tiết 2). I/ MỤC TIÊU :  HS kể được một số việc mà HS lớp 3 có thể tự làm lấy.  Nêu được lợi ích của việc tự làm lấy việc của mình.  Biết tự làm lấy những việc của mình ở nhà, ở trường..

<span class='text_page_counter'>(38)</span>  Đối với HS khá, giỏi: Hiểu được lợi ích của việc tự làm lấy việc của mình trong cuộc sống hằng ngày. * Kĩ năng sống: -Kĩ năng tư duy phê phán: (biết phê phán đánh giá những thái độ, việc làm thể hiện sự ỷ lại, không chịu tự làm lấy việc của mình.). -Kĩ năng ra quyết định phù hợp trong các tình huống thể hiện ý thức tự làm lấy việc của mình. -Kĩ năng lập kế hoạch tự làm lấy công việc của bản thân. II/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: A. Hoạt động cơ bản:Tự làm lấy việc của mình. (tiết 2)  Hoạt động cả lớp + Em đã tự mình làm những việc gì? + Em cảm thấy như thế nào sau khi hoàn thành công việc? B. Hoạt động thực hành: Tự làm lấy việc của mình Hoạt động cá nhân: HS tự nhận xét về những công việc mà mình đã tự làm hoặc chưa tự làm - Liên hệ thực tế Học sinh tự nhận xét về công việc mà mình đã tự làm hoặc chưa tự làm Nêu yêu cầu, nêu câu hỏi gợi ý (BT4 VBT) HS: Trình bày trước lớp: kể lại những công việc mình đã làm và cảm nghĩ khi hoàn thành công việc (4HS) GV: Nhận xét, kết luận, động viên: Khen ngợi những em đã biết tự làm lấy việc của mình và khuyến khích những học sinh khác noi theo bạn Hoạt động theo nhóm: HS thực hiện được một số hành động và biết bày tỏ thái độ phù hợp trong việc tự làm lấy việc của mình qua trò chơi. * Hướng dẫn thảo luận. GV giao việc cho HS: - Một nửa số nhóm thảo luận xử lý tình huống 1, 1 nửa còn lại thảo luận xử lý tình huống 2 rồi thể hiện qua trò chơi đóng vai. - Theo từng tình huống, một số nhóm trình bày. - Nếu có mặt ở đó, các em cần khuyên Hạnh nên tự quét nhà vì đó là công việc mà Hạnh đã được giao. - Xuân nên tự làm trực nhật lớp và cho bạn mượn đồ chơi.  Hoạt động cá nhân: HS biết bày tỏ thái độ của mình về các ý kiến liên quan. - HS thảo luận theo cặp, làm BT6 ở vở BT. - Một số em nêu kết quả trước lớp..

<span class='text_page_counter'>(39)</span> - Các em khác bổ sung, GV kết luận theo từng nội dung. Kết luận chung: Trong học tập, lao động và sinh hoạt hằng ngày, em hãy tự làm lấy công việc của mình, không nên dựa dẫm vào người khác. Như vậy, em mới mau tiến bộ và được mọi người quý mến. C Hoạt động ứng dụng. - Kể cho bố, mẹ hoặc người thân nghe về các việc em đã làm được cho bản thân mình.. TUẦN 23: Thứ sáu ngày 23 tháng 2 năm 2013 Tiết 23 GIỮ LỜI HỨA (tiết 1) I/ MỤC TIÊU :  HS nêu được một vài ví dụ về giữ lời hứa.  Biết giữ lời hứa với bạn bè và mọi người.  Quý trọng những người biết giữ lời hứa.  Đối với HS khá, giỏi: Nêu được thế nào là giữ lời hứa; Hiểu được ý nghĩa của việc giữ lời hứa. * Kĩ năng sống: -Kĩ năng tự tin mình có khả năng thực hiện lời hứa. -Kĩ năng thương lượng với người khác để thực hiện được lời hứa của mình. -Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm về việc làm chủ của mình II/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: A.Hoạt động cơ bản: : Giữ lời hứa (tiết 1) * Hoạt động cả lớp: Như thế nào là giữ lời hứa? Em đã bao giờ giữ lời hứa chưa? B. Hoạt động thực hành: Kể chuyện “Chiếc vòng bạc”. *Hoạt động cá nhân: - GV kể lại câu chuyện một cách rõ ràng- HS chú ý lắng nghe - Một số HS đọc lại câu chuyện  Hoạt động theo nhóm: Biết được thế nào là giữ lời hứa và ý nghĩa của việc giữ lời hứa. - Cho HS thảo luận các câu hỏi: Bác Hồ đã làm gì khi gặp lại các em bé sau 2 năm đi xa?.

<span class='text_page_counter'>(40)</span> Em bé và mọi người cảm thấy như thế nào trước việc làm của Bác? Việc làm của Bác thể hiện điều gì?  Theo em như thế nào là giữ lời hứa?  Người biết giữ lời hứa sẽ được mọi người đánh giá như thế nào? - Giữ lời hứa là thực hiện đúng điều mình đã nói, đã hứa hẹn. Người biết giữ lời hứa sẽ được mọi người tôn trọng và tin cậy. C. Hoạt động ứng dụng. - Kể cho bố, mẹ hoặc người thân nghe về các việc em đã làm để giữ lời hứa. TUẦN 24: Thứ sáu, ngày 2 tháng 3 năm 2013 Tiết 24. GIỮ LỜI HỨA (tiết 2). I/ MỤC TIÊU :  HS nêu được một vài ví dụ về giữ lời hứa.  Biết giữ lời hứa với bạn bè và mọi người.  Quý trọng những người biết giữ lời hứa.  Đối với HS khá, giỏi: Nêu được thế nào là giữ lời hứa; Hiểu được ý nghĩa của việc giữ lời hứa. * Kĩ năng sống: -Kĩ năng tự tin mình có khả năng thực hiện lời hứa. -Kĩ năng thương lượng với người khác để thực hiện được lời hứa của mình. -Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm về việc làm chủ của mình II/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: A. Hoạt động cơ bản. Giữ lời hứa (tiết 2) * Hoạt động cả lớp.  Theo em như thế nào là giữ lời hứa?  Người biết giữ lời hứa sẽ được mọi người đánh giá như thế nào? B.Hoạt động thực hành: Biết đồng tình với những hành vi thể hiện giữ đúng lời hứa; không đồng tình với hành vi không giữ đúng lời hứa. * Hoạt động nhóm: Thảo luận nhóm 2 người. - Hãy ghi vào ô trống đúng (Đ), sai (S) trong các hành vi sau:.

<span class='text_page_counter'>(41)</span> Vân xin mẹ đi chơi đến 9 giờ về. Đúng 9 giờ dù rất muốn chơi nữa nhưng Vân tạm biệt các bạn ra về. Cường bị phê bình. Cậu ta nhận lỗi và hứa sẽ sủa chữa nhưng vài ngày sau cậu ta lại tái phạm. Anh hứa với em chơi đồ hàng nhưng khi thấy có phim hoạt hình cậu ta ngồi xem không chơi với em nhơ đã hứa. Lan hứa làm cho em chiếc vòng. Cả buổi sáng Lan đãcố gắng làm xong rồi đeo vào cổ cho em. Em rất mừng và cảm ơn rối rít. - Đại diện nhóm lên trình bày. Nhóm khác bổ sung.  Hoạt động đóng vai : Biết ứng xử đúng trong các tình huống có liên quan đến việc giữ đúng lời hứa. Đóng vai. - Dựa vào bài tập 5, các nhóm thảo luận và trình bày. - Các nhóm tự đóng vai nêu tình huống để các nhóm khác trả lời C. Hoạt động ứng dụng. - Kể cho bố, mẹ hoặc người thân nghe về các việc em đã làm để giữ lời hứa. TUẦN 25. Thứ năm, ngày 4 tháng 3 năm 2012 Tiết 25: An toàn giao thông. TUÂN THỦ TÍN HIỆU ĐÈN ĐIỀU KHIỂN GIAO THÔNG I. Mục tiêu: HS nhận biết ba màu của đèn tín hiệu điều khiển giao thông Biết nơi có đèn tín hiệu điều khiển giao thông. Biết tác dụng của đèn tín hiệu điều khiển giao thông. II. Các hoạt động dạy học chủ yếu: AHoạt động cơ bản : * Hoạt động cả lớp. Cho học sinh hát bài “ Đường em đi..” B. Hoạt động thực hành *Hoạt động cá nhân. Kể chuyện GV kể lại chuyện theo nội dung bài. GV gọi 1hs đọc lại câu chuyện Tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện Bo nhìn thấy đèn tín hiệu ĐKGT ở đâu?.

<span class='text_page_counter'>(42)</span> Tín hiệu đèn ĐKGT có mấy màu? Là những màu nào? Mẹ nói khi gặp đèn đỏ thì người và xe phải làm gì? Chuyện gì sẽ xảy ra nếu đèn đỏ mà xe cứ đi? Chơi sắm vai Chia lớp thành các nhóm đôi 1 hs đóng vai mẹ, 1 hs đóng vai Bo. Hai hs đối thoại với nhau theo lời của Mẹ và Bo trong sách. Theo dõi, nhận xét các nhóm. Qua câu chuyện giữa Mẹ và Bo, chúng ta thấy các ngã tư, ngã năm… Thường có đèn tín hiệu ĐKGT.Đèn tín hiệu ĐKGT có 3 màu: đỏ - vàng – xanh. Khi gặp đèn đỏ người và xe phải dùng lại. Đèn xanh được phép đi Đèn vàng báo hiệu sự thay đổi tín hiệu, xe phải dừng lại trước vạch dừng. Hoạt động cả lớp: Trò chơi Bước 1: Cho hs nêu lại ý nghĩa của 3 màu đèn. Bước 2: Giáo viên phổ biến luật chơi. Khi gv hô “chuẩn bị”, hs đưa 2 tay vòng trước ngực như đang chuẩn bị tham gia giao thông. Khi gv hô “đèn xanh”, hs quay 2 tay xung quanh nhau , chân chạy tại chỗ như đang đi trên đường. Khi gv hô “đèn vàng”, hs quay 2 tay chậm lại như đang giảm tốc độ chuẩn bị dừng. Khi gv hô “đèn đỏ” tất cả phải dừng lại như khi gặp đèn đỏ, các phương tiện và người phải dừng lại. Chú ý: Khi chơi gv có thể hô không theo thứ tự các màu đèn, những hs sai mời lên nhảy lò cò. Bước 3: Kết luận Chúng ta phải tuân thủ đèn tín hiệu ĐKGT để đảm bảo an toàn, tránh tai nạn và không làm ùn tắc giao thông. C.Hoạt động ứng dụng - Kể cho bố, mẹ hoặc người thân nghe về các việc em đã làm để đam bảo ATGT.

<span class='text_page_counter'>(43)</span> TUẦN 26. Thứ sáu, ngày 16 tháng 3 năm 2013 Tiết 26: AN TOÀN GIAO THÔNG. KHI QUA ĐƯỜNG PHẢI ĐI TRÊN VẠCH TRẮNG DÀNH CHO NGƯỜI ĐI BỘ I. Mục tiêu: Nhận biết các vạch trắng trên đường là lối đi dành cho người đi bộ qua đường. Không chạy qua đường và tự ý qua đường một mình. Giáo dục hs biết tuân thủ luật giao thông để không xảy ra tai nạn đáng tiếc. II Các hoạt động dạy học: A. Hoạt động cơ bản: An toàn giao thông Học sinh hát bài “ Đường em đi..” B. Hoạt động thực hành *.Hoạt động theo nhóm.Nêu tình huống Bước 1: Cho hs xem tranh Bước 2: Thảo luận nhóm ( nhóm 4) Chuyện gì có thể xảy ra với Bo? Hành động của Bo là an toàn hay nguy hiểm Nếu em ở đó em sẽ khuyên Bo điều gì? Bước 3: Kết luận:.

<span class='text_page_counter'>(44)</span> GV nhắc lại lời cô giáo và nhấn mạnh: Hành động chạy sang đường 1 mình của Bo là rất nguy hiểm có thể xảy ra tai nạn. Muốn qua đường, các em phải nắm tay người lớn và đi trên vạch trắng dành cho người đi bộ. *Hoạt động cá nhân: Giới thiêu vạch trắng dành cho người đi bộ. Bước 1: HS gấp sách lại, suy nghĩ và trả lời câu hỏi Em đã nhìn thấy vạch trắng dành cho người đi bộ sang đường chưa? Bước 2: gv cho hs mở sách và quan sát tranh ở trang 8 và trả lời câu hỏi: Em có nhìn thấy vạch trắng trên tranh không, nó nằm ở đâu? Kết luận: Những chỗ kẻ vạch trắng trên đường phố là nơi dành cho người đi bộ sang đường. Ta thấy những vạch trắng này ở những nơi giao nhau hoặc ở những nơi có nhiều người qua đường như trường học, bệnh viện… Bước 3: Cho hs đọc phần ghi nhớ Hoạt động cả lớp: Thực hành qua đường. Bước 1: gv chia lớp thành các nhóm và nêu nhiệm vụ Từng nhóm sẽ thực hành đóng vai: 1 em đóng vai người lớn,1 em đống vai trẻ em. Em đóng vai người lớn có thể không xách túi, hoặc xách túi. Em đóng vai trẻ em sẽ nắm tay người lớn. Các nhóm thực hành qua đường. Bước 2: Kết luận Khi sang đường các em cần nắm tay người lớn và đi trên vạch trắng dành cho người đi bộ để đảm bảo an toàn. C.Hoạt động ứng dụng - Kể cho bố, mẹ hoặc người thân nghe về các việc em đã làm để đam bảo ATGT TUẦN 27 TIẾT 27. Thứ sáu, ngày 22 tháng 3 năm 2013. THỰC HÀNH KĨ NĂNG GIỮA HỌC HKII. I/ MỤC TIÊU :  Ôn lại các kiến thức đã học.  Có thái độ tích cực học tập, biết bày tỏ các ý kiến và đóng vai các tình huống.  Đối với HS khá, giỏi: biết bày tỏ các ý kiến và đóng vai các tình huống. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC..

<span class='text_page_counter'>(45)</span> A. Hoạt động cơ bản: Thực hành kĩ năng giữa kì 2 * Hoạt độngcả lớp.  Hoạt động 1: Nhắc lại tên các bài học - GV gọi HS nêu tên các bài đã học. 1) Biết ơn thương binh, liệt sĩ 2) Tự làm lấy việc của mình. 3) Giữ lời hứa B. Hoạt động cơ bản. *Hoạt động nhóm: - GV cho các nhóm thảo luận: + Thế nào là giữ lời hứa? + Những việc làm để tỏ lòng biết ơn các thương binh, liệt sĩ. + Các em đã tự làm những công việc của mình như thế nào? - Đại diện các nhóm lên trình bày. - Sau phần trình bày của mỗi nhóm, cả lớp nhận xét. C Hoạt động ứng dụng.Kể cho bố, mẹ hoặc người thân nghe về các kĩ năng mà em đã làm được thông qua môn học. TUẦN 28. Thứ sáu, ngày 31 tháng 3 năm 2013 Đạo đức: Dành cho địa phương Tiết 28. BẢO VỆ RỪNG. (tiết 1). I. MỤC TIÊU. - Biết cần phải bảo vệ rừng. - Nêu đựơc cách bảo vệ rừng. - Biết bảo vệ nguồn tài nguyên rừng ở địa phương mình, - HS có ý thức giữ gìn, bảo vệ rừng. *GDKNS: Kĩ năng lắng nghe tích cực ý kiến các bạn. -Kĩ năng trình bày các ý tưởng bảo vệ rừng. -Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: liên quan đến bảo vệ rừng. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. A.Hoạt động cơ bản: Bảo vệ rừng.( tiết 1) Em đã biết bảo vệ rừng như thế nào?.

<span class='text_page_counter'>(46)</span> B.Hoạt động thực hành: Rừng rất cần thiết với sức khỏe,với đời sống của con người. * Hoạt động nhóm, Hoạt động 1. Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm về 4 bức ảnh (tranh) được phát. + Hỏi: Đưa tranh/ảnh và yêu cầu học sinh nêu nội dung từng bức tranh/ảnh đó. + Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi: 1. Tranh/ảnh vẽ cảnh ở đâu? (miền núi, miền biển hay đồng bằng ... ). 2. Trong mỗi tranh, em thấy con người đang trồng rừng để làm gì? 3. Theo em rừng dùng để làm gì? Nó có vai trò như thế nào đối với đời sống con người? + Đại diện nhóm trình bày các nhóm khác nhận xét, bổ sung. + Theo dõi, nhận xét, bổ sung và kết luận. * Rừng là tài sản của thiên nhiên vô cùng quý giá. Bảo vệ rừng là trách nhiệm của toàn dân, các cấp, các ngành, trong đó kiểm lâm là lực l ượng nòng cốt. - Bảo vệ chặt chẽ đối với rừng tự nhiên, đặc biệt là r ừng đ ặc dụng và rừng phòng hộ Họat động 2: Nhận xét và đánh giá hành vi bảo vệ rừng. -GV chia nhóm và giao nhiệm vụ thảo luận và nhận xét mỗi việc làm đúng hay sai? Tại sao? Nếu em có mặt ở đó em sẽ làm gì? Vì sao? 1. Bảo vệ rừng là trách nhiệm của kiểm lâm? 2. Săn bắt động vật hoang dã. 3. Bảo vệ rừng là trách nhiệm của toàn dân, các cấp, các ngành, trong đó kiểm lâm là lực lượng nòng cốt. 4.Tuyên truyền phổ biến giáo dục và nâng cao nhận thức về quản lí và bảo vệ rừng. - HS làm việc nhóm. - Các nhóm trả lời, nhận xét bổ sung. Kết luận: Cần phê phán và ngăn chặn hành vi chặt phá rừng. C Hoạt động ứng dụng. Yêu cầu học sinh quan sát, tìm hiểu thực tế về các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ rừng. Thứ sáu, ngày 5 tháng 4 năm 2013 Tiết 29: BẢO VỆ RỪNG ( Tiết 2 ).

<span class='text_page_counter'>(47)</span> I. Mục tiêu: - Sự cần thiết phải bảo vệ rừng đầu nguồn. - HS biết cách bảo vệ rừng. Biết tuyên truyền cho mọi người hiểu được rừng có vai trò đặc biệt đối với đời sống của con người. - HS có thái độ phản đối những hành vi chặt phá rừng,săn bắt những động vật hoang dã. * Nội dung tích hợp/ lồng ghép: bảo vệ rừng là góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, làm cho môi trường thêm sạch đẹp, góp phần bảo vệ môi trường sống. * KNS - Kĩ năng lắng nghe ý kiến các bạn - Kĩ năng trình bày các ý tưởng bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên. - Kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin liên quan đến bảo vệ rừng ở địa phương. - Kĩ năng bình luận, xác định và lựa chọn các giải pháp tốt nhất - Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm về bảo vệ rừng ở địa phương. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. A. Hoạt động cơ bản: Bảo vệ rừng. *Hoạt động cả lớp: Ta nên bảo vệ rừng như thế nào? B. Hoạt động thực hành: HS biết đưa ra các biện pháp để bảo vệ rừng. Hoạt động theo nhóm - Các nhóm lần lượt lên trình bày kết quả điều tra thực trạng và nêu các biện pháp để bảo vệ rừng. Các nhóm khác trao đổi và bổ sung. -Hoạt động nhóm, thảo luận tìm ra biện pháp hay nhất. -GV nhận xét kết quả hoạt động của các nhóm, giới thiệu các biện pháp hay và khen cả lớp là những nhà bảo vệ môi trường tốt. Những chủ nhân tương lai vì sự phát triển bền vững của Trái Đất. Hoạt động cá nhân: HS biết đưa ra ý kiến đúng ,sai -GV chia nhóm, phát phiếu học tập, các nhóm đánh giá các ý kiến ghi trong phiếu và giải thích lí do - Hs các nhóm nhận phiếu học tập đánh giá và giải thích các ý kiến. a, Rừng là tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá. b, Là trẻ con nên không cần bảo vệ rừng. c, Rừng cần đựơc giữ gìn và bảo vệ cho cuộc sống hôm nay và mai sau. d. Rừng sẽ bị cạn kiệt nếu ta không biết giữ gìn và bảo vệ..

<span class='text_page_counter'>(48)</span> đ. Bảo vệ rừng là trách nhiệm của toàn dân, của các cấp, các nghành trong đó kiểm lâm là lực lượng nòng cốt. - Đại diện từng nhóm trình bày, các nhóm khác trao đổi, bổ sung. Hoạt động cả lớp: Trò chơi ai nhanh ai đúng Mục tiêu:HS ghi nhớ các việc làm để bảo vệ rừng -GV chia HS thành các nhóm và phổ biến cách chơi. Trong 1 khoảng thời gian quy định, các nhóm phải liệt kê các việc làm để tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước ra giấy. Nhóm nào ghi được nhiều nhất, đúng nhất, nhanh nhất, nhóm đó sẽ thắng cuộc. C Hoạt động ứng dụng. - ? Em cần làm gì để bảo vệ rừng? -? Em nhắc nhở mọi người bảo vệ rừng chưa?. TUẦN 30 Tiết 30. Thứ sáu, ngày 12 tháng 4 năm 2013 ĐOÀN KẾT VỚI THIẾU NHI QUỐC TẾ ( TIẾT 1). I/ MỤC TIÊU :  Bước đầu biết thiếu nhi trên thế giới dếu là anh em, bạn bè cần phải đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau không phân biệt dân tộc, màu da, ngôn ngữ,.. .  Tích cực tham gia các hoạt động đoàn kết, hữu nghị với thiếu nhi quốc tế phù hợp với khả năng do nhà trường, địa phương tổ chức.  Đối với HS khá, giỏi: biết trẻ em có quyền tự do giao kết bạn bè, quyền được mặc trang phục, tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình, được đối xử bình đẳng.  Kĩ năng sống:.

<span class='text_page_counter'>(49)</span>  Kĩ năng trình bày suy nghĩ về thiếu nhi quốc tế  Kĩ năng ứng xử khi gặp thiếu nhi quốc tế.  Kĩ năng bình luận các vấn đề liên quan đến quyền trẻ em. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : A.Hoạt động cơ bản :Đoàn kết với thiếu nhi thế giới * Hoạt động cả lớp : HS hát bài : Thiếu nhi thế giới liên hoan. B.Hoạt động thực hành: Biết những biểu hiện của tình đoàn kết, hữu nghị thiếu nhi Quốc tế. * Hoạt động theo nhóm. - GV chia nhóm, phát cho mỗi nhóm 1 bức ảnh hoặc mẫu tin ngắn về các hoạt động hữu nghị giữa Thiếu nhi Việt Nam và Thiếu nhi Quốc tế. Yêu cầu các nhóm thảo luận. - Đại diện từng nhóm trình bày. - Mỗi nhóm HS đóng vai trẻ em của 1 nước như: Lào, Campuchia, Thái Lan, Trung Quốc, Nhật, Nga, ... - GV kết luận: Các ảnh và thông tin trên cho chúng ta thấy tình đoàn kết hữu nghị giữa thiếu nhi các nước trên thế giới; thiếu nhi Việt Nam cũng đã có rất nhiều hoạt động thể hiện hữu nghị với thiếu nhi các nước khác. Đó cũng là quyền của trẻ em được tự do kết giao với bạn bè khắp năm châu bốn biển.  Hoạt động 1: Hiểu biết thêm về văn hóa, cuộc sống, học tập của các nước - Các nhóm thảo luận: Mỗi nhóm đóng vai trẻ em của một nước - Các nhóm trình bày. - HS nhắc lại: Kết nghĩa với Thiếu nhi Quốc tế. Tìm hiểu về cuộc sống và học tập của Thiếu nhi các nước. - GV kết luận: Thiếu nhi các nước tuy khác nhau về màu da, về ngôn ngữ, về điều kiện sống, ... nhưng có nhiều điểm giống nhau như đều yêu thương mọi người, yêu quê hương ... có gia đình, nói và ăn mặc theo truyền thống của dân tộc mình ...  Hoạt động 2: Biết được việc cần làm để tỏ tình đoàn kết, hữu nghị với thiếu nhi quốc tế. - Các nhóm thảo luận liệt kê những việc các em có thể làm để thể hiện tình đoàn kết, hữu nghị với thiếu nhi Quốc tế. - Đại diện một số nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung - GV kết luận: Để thể hiện tình hữu nghị, đoàn kết với thiếu nhi quốc tế có rất nhiều cách, các em có thể tham gia các hoạt động: + Kết nghĩa với thiếu nhi quốc tế;.

<span class='text_page_counter'>(50)</span> + Tìm hiểu về cuộc sống và học tập của thiếu nhi các nước khác; + Tham gia các cuộc giao lưu; C Hoạt động ứng dụng. - Kể cho bố, mẹ hoặc người thân nghe về các việc cần làm để tỏ tình đoàn kết hữu nghị với thiếu nhi thế giới. TUẦN 31,. Thứ sáu, ngày 19 tháng 4 năm 2013 ĐOÀN KẾT VỚI THIẾU NHI QUỐC TẾ (tiết 2). I/ MỤC TIÊU :  Tích cực tham gia các hoạt động đoàn kết, hữu nghị với thiếu nhi quốc tế phù hợp với khả năng do nhà trường, địa phương tổ chức.  Đối với HS khá, giỏi: biết trẻ em có quyền tự do giao kết bạn bè, quyền được mặc trang phục, tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình, được đối xử bình đẳng.  Kĩ năng sống:  Kĩ năng trình bày suy nghĩ về thiếu nhi quốc tế  Kĩ năng ứng xử khi gặp thiếu nhi quốc tế.  Kĩ năng bình luận các vấn đề liên quan đến quyền trẻ em. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : A.Hoạt động cơ bản: Đoàn kết với thiếu nhi quốc tế ( tiết 2) * Hoạt động cả lớp: - Trẻ em trên thế giới đều giống nhau ở những điểm nào? - Kể những việc cần làm để thể hiện tình đoàn kết, hữu nghị với thiếu nhi quốc tế? B. Hoạt động thực hành: Viết thư bày tỏ tình đoàn kết , hữu nghị với thiếu nhi các nước. Hoạt động cá nhân - Yêu cầu các HS trình bày các bức thư kết bạn đã chuẩn bị từ trước. - 5-6 HS trình bày. - HS khác bổ sung hoặc nhận xét về nội dung. - GV nhận xét kết luận: Chúng ta có quyền kết bạn, giao lưu với bạn bè quốc tế.  Hoạt động 1: Biết những hành động đúng và sai đối với thiếu nhi quốc tế - Yêu cầu HS nghe và thực hành lựa chọn hành động đúng đối với thiếu nhi quốc tế bằng cách sử dụng thẻ đúng sai (đúng chọn Đ; sai chọn S).

<span class='text_page_counter'>(51)</span> + Tò mò đi theo, trêu chọc bạn nhỏ người nước ngoài. + Ủng hộ quần áo, sách vở giúp các bạn nhỏ nghèo Cuba. + Không tiếp xúc với trẻ em nước ngoài. + Giới thiệu về đất nước với các bạn nhỏ nước ngoài đến thăm Việt Nam. + Các bạn nhỏ nước ngoài ở rất xa, không thể ủng hộ các bạn. + Giúp đỡ các bạn nhỏ nước ngoài đến Việt Nam, giúp chỉ đường, nói chuyện. - Sau mỗi câu hỏi GV nhận xét sửa sai cho HS - GV kết luận: Chúng ta cần phải quan tâm và giúp đỡ bạn nhỏ nước ngoài. Như thế mới thể hiện tình đoàn kết, hữu nghị giữa thiếu nhi các nước trên thế giới.  Hoạt động 2: - Giới thiệu và trình bày múa, hát, đọc thơ, kể chuyện…. về tình đoàn kết thiếu nhi quốc tế + Tiếng chuông và ngọn cờ (Phạm Tuyên) + Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai ( nhạc Lê Mây, thơ Phùng Ngọc Hùng) + Trái đất này là của chúng mình (Định Hải) + Thơ: Gửi bạn Chi-Lê (Trần Đăng Khoa) GV kết luận chung: Thiếu nhi Việt Nam và thiếu nhi các nước tuy khác nhau về màu da, ngôn ngữ, điều kiện sống,… song đều là anh em, bè bạn, cùng là chủ nhân tương lai của thế giới. Vì vậy, chúng ta cần phải đoàn kết, hữu nghị với thiếu nhi thế giới. C Hoạt động ứng dụng. - Kể cho bố, mẹ hoặc người thân nghe về các việc cần làm để tỏ tình đoàn kết hữu nghị với thiếu nhi thế giới.. TUẦN 32 Tiết 32. Thứ sáu, ngày 26 tháng 4 năm 2013. ÔN TẬP ĐOÀN KẾT VỚI THIẾU NHI QUỐC TẾ (Tiết 3). I/ MỤC TIÊU :  Củng cố về đoàn kết với thiếu nhi quốc tế  Tập vẽ tranh về sự đoàn kết với thiếu nhi quốc tế  Kĩ năng sống:.

<span class='text_page_counter'>(52)</span>  Kĩ năng trình bày suy nghĩ về thiếu nhi quốc tế II/ CÁC HOAT ĐỘNG DẠY HỌC: A.Hoạt động cơ bản: Đoàn kết với thiếu nhi quốc tế ( tiết 3)  Hoạt động cả lớp: Củng cố về sự đoàn kết với thiếu nhi quốc tế HS nhắc lại kiến thức đã học ở tiết trước: - Trẻ em trên thế giới có những điểm nào giống nhau? - Chúng ta cần làm gì để thể hiện tình đoàn kết, hữu nghị giữa các nước trên thế giới? * Thiếu nhi Việt Nam và thiếu nhi các nước tuy khác nhau về màu da, ngôn ngữ, điều kiện sống,… song đều là anh em, bè bạn, cùng là chủ nhân tương lai của thế giới. Vì vậy, chúng ta cần phải quan tâm và giúp đỡ bạn nhỏ nước ngoài như thế mới đoàn kết, hữu nghị với thiếu nhi thế giới. B.Hoạt động thực hành: Vẽ tranh về sự đoàn kết với thiều nhi quốc tế. * Hoạt động cá nhân. - Các nhóm thi vẽ tranh chủ đề thiếu nhi Việt Nam và quốc tế. - Yêu cầu : + Nội dung : thể hiện tình cảm đoàn kết, hữu nghị giữa thiếu nhi Việt Nam và thiếu nhi quốc tế. + Hình thức : tranh vẽ rõ đề tài, màu sắc cân đối, hài hòa, ....  Hoạt động theo nhóm: Trưng bày tranh. - Các nhóm cùng trưng bày tranh của nhóm mình và nhận xét các nhóm. - Cả lớp chọn ra bức tranh đẹp nhất. - GV khen ngợi, tuyên dương sự chuẩn bị của các nhóm. C Hoạt động ứng dụng. - Kể cho bố, mẹ hoặc người thân nghe về các việc cần làm để tỏ tình đoàn kết hữu nghị với thiếu nhi thế giới.. TUẦN 33. Thứ sáu, ngày 3 tháng 5 năm 2013. Tiết 33. TIẾT KIỆM VÀ BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC. (tiết 1) I. MỤC TIÊU. - Biết cần phải sử dụng nước tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước. - Nêu đựơc cách sử dụng tiết kiệm nước và bỏa vệ ngưồn nước không bị ô nhiễm..

<span class='text_page_counter'>(53)</span> - Biết thực hiên tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước ở gia đình, nhà trường, địa phương. - HS có ý thức giữ gìn, bảo vệ nguồn nước. *GDKNS: Kĩ năng lắng nghe tích cực ý kiến các bạn. -Kĩ năng trình bày các ý tưởng tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước ở nhà và ở trường. -Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: liên quan đến tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước ở nhà và ở trường. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. A.Hoạt động cơ bản:Tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước( tiết 1) Em đã tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước như thế nào? B.Hoạt động thực hành: Nước sạch rất cần thiết với sức khỏe,với đời sống của con người. * Hoạt động nhóm, Hoạt động 1. Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm về 4 bức ảnh (tranh) được phát. + Hỏi: Đưa tranh/ảnh và yêu cầu học sinh nêu nội dung từng bức tranh/ảnh đó. + Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi: 1. Tranh/ảnh vẽ cảnh ở đâu? (miền núi, miền biển hay đồng bằng ... ). 2. Trong mỗi tranh, em thấy con người đang dùng nước để làm gì? 3. Theo em nước dùng để làm gì? Nó có vai trò như thế nào đối với đời sống con người? + Đại diện nhóm trình bày các nhóm khác nhận xét, bổ sung. + Theo dõi, nhận xét, bổ sung và kết luận. * Nước là nhu cầu thiết yếu của con người, bảo đảm cho trẻ em sống và phát triển tốt Họat động 2: Nhận xét và đánh giá hành vi khi sử dụng nước. -GV chia nhóm và giao nhiệm vụ thảo luận và nhận xét mỗi việc làm đúng hay sai? Tại sao? Nếu em có mặt ở đó em sẽ làm gì? Vì sao? 1. Tắm rửa cho lợn, chó, trâu bò ở cạnh giếng nước ăn, bể nước ăn. 2. Đổ rác ở bờ ao, bờ hồ. 3. Vứt vỏ chai đựng thuốc bảo vệ thực vật vào thùng rác, cho rác vào thùng rác riêng 4. Để vòi nước chảy tràn không khóa lại. 5. Không vứt rác trên sông, hồ , biển.

<span class='text_page_counter'>(54)</span> - HS làm việc nhóm. - Các nhóm trả lời, nhận xét bổ sung. Kết luận: Vứt rác đúng nơi qui định và sử dụng nước đúng mục đích là thực hiện tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước. Chúng ta phải ủng hộ và thực hiện tiết kiệm nước để sử dụng lâu dài về sau, đồng thời bảo vệ nguồn nước để giữ gìn sức khỏe. Cần phê phán và ngăn chặn hành vi làm ô nhiễm và lãng phí nước. Hoạt động 3: Tìm hiểu thực tế sử dụng nước nơi mình ở. + Yêu cầu học sinh làm việc theo cặp, phát cho mỗi cặp 1 phiếu bài tập yêu cầu thảo luận và hoàn thành phiếu: a. Nước sinh hoạt nơi em đang ở thiếu, thừa hay đủ dùng? Việc làm tiết kiệm nước. Việc làm gây lãng phí nước. Việc làm bv nguồn nước. Việc làm gây ô nhiễm nuồn nước. -Nhận xét và đánh giá. Kết luận: Nước là tài nguyên quý nguồn nước sử dụng trong cuộc sống chỉ có hạn. Do đó chúng ta cần sử dụng hợp lí. tiết kiệm và bảo vệ để nguồn nước không bị ô nhiễm. b. Nước sinh hoạt ở nơi em đang sống là sạch hay bị ô nhiểm? c. Ở nơi em sống, mọi người sử dụng nước như thế nào? (Tiết kiệm hay lãng phí? Giữ gìn sạch sẽ hay làm ô nhiễm nước?) - HS thảo luận. - Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung. *Kết luận: Để có nước sạch và sử dụng lâu dài, chúng ta phải biết tiết kiệm, dùng nước đúng mục đích và phải biết bảo vệ và giữ sạch nguồn nước. C Hoạt động ứng dụng. Yêu cầu học sinh quan sát, tìm hiểu thực tế sử dụng nước ở nơi mình ở và điền vào phiếu điều tra. 1. Nước ở đó đang thiếu, thừa hay đủ? Biểu hiện như thế nào? 2. Nước ở đó sạch hay bị ô nhiễm? Biểu hiện như thế nào? 3. Hãy liệt kê những hành vi mà em quan sát được vào bảng sau. Những hành vi thực hiện tiết kiệm nước. TUẦN 34. Những biểu hiện lãng phí nước. Những hành vi bảo vệ nguồn nước. Những việc làm gây ô nhiễm nguồn nước.. Thứ sáu, ngày 6 tháng 5 năm 2013.

<span class='text_page_counter'>(55)</span> Tiết 34: TIẾT KIỆM VÀ BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC ( Tiết 2 ) I. Mục tiêu: - Nước là nhu cầu không thể thiếu trong cuộc sống - Sự cần thiết phải sử dụng hợp lý và bảo vệ nguồn nước không bị ô nhiễm. - HS biết sử dụng tiết kiệm nước. Biết bảo vệ nguồn nước để không bị ô nhiễm. - HS có thái độ phản đối những hành vi sử dụng lãng phí nước và làm ô nhiêm nguồn nước. * Nội dung tích hợp/ lồng ghép: Tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước là góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, làm cho môi trường thêm sạch đẹp, góp phần bảo vệ môi trường. * KNS - Kĩ năng lắng nghe ý kiến các bạn - Kĩ năng trình bày các ý tưởng tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước ở nhà và ở trường. - Kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin liên quan đến tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước ở nhà và ở trường. - Kĩ năng bình luận, xác định và lựa chọn các giải pháp tốt nhất để tiết kiệm, bảo vệ nguồn nước ở nhà và ở trường. - Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước ở nhà và ở trường. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. A. Hoạt động cơ bản: Tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước. *Hoạt động cả lớp: Ta nên sử dụng nguồn nước như thế nào? B. Hoạt động thực hành: HS biết đưa ra các biện pháp tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước Hoạt động theo nhóm - Các nhóm lần lượt lên trình bày kết quả điều tra thực trạng và nêu các biện pháp tiết kiệm, bảo vệ nguồn nước. Các nhóm khác trao đổi và bổ sung. -Hoạt động nhóm, thảo luận tìm ra biện pháp hay nhất. -GV nhận xét kết quả hoạt động của các nhóm, giới thiệu các biện pháp hay và khen cả lớp là những nhà bảo vệ môi trường tốt. Những chủ nhân tương lai vì sự phát triển bền vững của Trái Đất. Hoạt động cá nhân: HS biết đưa ra ý kiến đúng ,sai -GV chia nhóm, phát phiếu học tập, các nhóm đánh giá các ý kiến ghi trong phiếu và giải thích lí do.

<span class='text_page_counter'>(56)</span> - Hs các nhóm nhận phiếu học tập đánh giá và giải thích các ý kiến. a, Nước sạch không bao giờ cạn s b, Nước giếng khơi, giếng khoan không phải trả tiền nên không cần tiết kiệm s c, Nguồn nước cần đựơc giữ gìn và bv cho cuộc sống hôm nay và mai sau đ d. Nước thải của nhà máy bệnh viện cần được xử lí đ đ. Gây ô nhiễm nguồn nớc là phá hại môi trờng đ c, Sử dụng nước ô nhiễm là có hại cho sức khỏe đ - Đại diện từng nhóm trình bày, các nhóm khác trao đổi, bổ sung. Hoạt động cả lớp: Trò chơi ai nhanh ai đúng Mục tiêu:HS ghi nhớ các việc làm để tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước -GV chia HS thành các nhóm và phổ biến cách chơi. Trong 1 khoảng thời gian quy định, các nhóm phải liệt kê các việc làm để tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước ra giấy. Nhóm nào ghi được nhiều nhất, đúng nhất, nhanh nhất, nhóm đó sẽ thắng cuộc. Việc làm tiết kiệm nước. Việc làm gây lãng phí nước. Việc làm bv nguồn nước. Việc làm gây ô nhiễm nuồn nước. -Nhận xét và đánh giá. Kết luận: Nước là tài nguyên quý nguồn nước sử dụng trong cuộc sống chỉ có hạn. Do đó chúng ta cần sử dụng hợp lí. tiết kiệm và bảo vệ để nguồn nước không bị ô nhiễm. C Hoạt động ứng dụng. - ? Em cần làm gì để bảo vệ nguồn nước? -? Em nhắc nhở mọi người bảo vệ nguồn nước chưa? - Nhắc HS ghi nhớ bài học vận dụng vào cuộc sống..

<span class='text_page_counter'>(57)</span> TUẦN 35. Thứ sáu, ngày 17 tháng 5 năm 2013 Đạo đức Tiết 35: THỰC HÀNH KĨ NĂNG CUỐI HỌC KÌ II VÀ CUỐI NĂM I. Mục tiêu: - Củng cố lại những kiến thức cơ bản đã hoạc trong HKII. - Thực hành phân biệt, đánh giá hành vi Đúng Sai và hiểu được các hành vi đó. III. Các hoạt động dạy học A. Hoạt động cơ bản. Thực hành kĩ năng về các chủ đề đã học. * Hoạt động cả lớp. B. Hoạt động thực hành. a) HDHS thực hành kĩ năng về các chủ đề * Hoạt động 1: Thảo luận nhóm - GV chia lớp thành 5 nhóm; yêu cầu mỗi nhóm thảo luận một chủ đề. + Nhóm 1: Chủ đề 1 Vì sao phải đoàn kết với thiếu nhi quốc tế? Nêu những việc cần làm thể hiện sự đoàn kết đó. + Nhóm 2: Chủ đề 2 Vì sao phải tôn trọng khách nước ngoài? Nêu những việc nên làm và không nên làm thể hiện sự tôn trọng đối với khách nước ngoài. + Nhóm 3: Chủ đề 3 Vì sao phải biết ơn những thương binh liệt sĩ? Nêu những việc nên làm và không lên làm để thể hiện lòng biết ơn những thương binh liệt sĩ + Nhóm 4: Chủ đề 4 Nước có vai trò như thế nào đố với sức khẻo của con người? Tại sao phải tiết kiệm nước? Cần phải làm gì để bảo vệ môi trường nước. + Nhóm 5: Chủ đề 5 Tại sao phải giữ lời hứa? Giữ lời hứa có ích lợi gì * Hoạt động 2: Làm việc cả lớp - Các nhóm báo cáo kết quả thảo luận. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV chốt kiến thức qua từng chủ đề. * Hoạt động 3: Đánh giá - GV nhận xét, đánh giá, xếp loại HLM. - Nêu kết quả xếp loại HLM của từng HS ở HKII và cả năm. C Hoạt động ứng dụng. - Kể cho bố, mẹ hoặc người thân nghe về các kĩ năng mà em đã làm được thông qua môn học..

<span class='text_page_counter'>(58)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×