Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Thực trạng và bài học kinh nghiệm trong sử dụng công cụ phái sinh để phòng tránh rủi ro của các doanh nghiệp ngành công nghiệp khai khoáng tại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (562.63 KB, 12 trang )

KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA

58.

THỰC TRẠNG VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
TRONG SỬ DỤNG CÔNG CỤ PHÁI SINH
ĐỂ PHỊNG TRÁNH RỦI RO CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
NGÀNH CƠNG NGHIỆP KHAI KHỐNG TẠI VIỆT NAM
ThS. Ngơ Thanh Xn*, Phí Kiều Trang**
Dương Thu Thủy*, Lại Đỗ Phương Anh*
Tóm tắt
Năm 2008, Shamsher và Taufiq (2008) từng đề cập rằng, châu Á có 19 thị trường phái sinh
mặc dù vẫn còn ở giai đoạn sơ khai. Trong khi đó, mãi đến năm 2010, Việt Nam mới có sàn giao
dịch và 7 năm sau, thị trường chứng khoán phái sinh của Việt Nam mới chính thức đi vào hoạt
động. Mặt khác, các doanh nghiệp Việt Nam luôn phải chịu sức ép từ nhiều loại rủi ro, đặc biệt
là các doanh nghiệp trong ngành Công nghiệp khai khống. Dù bắt đầu muộn nhưng thơng qua
Nghị định số 158/2020/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 31/12/2020 về chứng khoán phái
sinh và thị trường chứng khoán phái sinh, có thể nói rằng, Việt Nam đang là một thị trường phái
sinh đầy tiềm năng và thu hút sự quan tâm đặc biệt từ Chính phủ, doanh nghiệp và các nhà đầu
tư nước ngồi. Vì vậy, bài nghiên cứu này đưa ra tổng quan lý thuyết về công cụ phái sinh, thực
trạng sử dụng công cụ phái sinh để phịng tránh rủi ro của các doanh nghiệp khai khống Việt
Nam giai đoạn 2015 - 2020. Từ bài học kinh nghiệm của các nước Mỹ, Singapore và Malaysia
trong việc sử dụng cơng cụ phái sinh để phịng ngừa rủi ro, nhóm tác giả đưa ra một số khuyến
nghị để khuyến khích sự phát triển của thị trường.
Từ khóa: Cơng cụ phái sinh, doanh nghiệp khai khống, phịng tránh rủi ro, COVID-19
I. GIỚI THIỆU CHUNG
Trong bối cảnh hội nhập toàn cầu và môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam có những
bước tiến mạnh mẽ, quản trị rủi ro đã trở thành một trong những nghiệp vụ không thể thiếu
đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp trong ngành cơng nghiệp khai khống
(Phuong Tam, 2014). Khống sản là một trong những nguồn lực quan trọng để thực hiện cơng
nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Dưới áp lực của đại dịch COVID-19, một cơn bão càn quét


* Viện Ngân hàng - Tài chính, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
** Viện Kế toán - Kiểm toán, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

628


KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2020 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2021

Ứng phó và vượt qua đại dịch COVID-19, hướng tới phục hồi và phát triển

khắp các châu lục, ngành Công nghiệp khai khoáng phải chịu sức ép từ nhiều loại hình rủi ro đến
từ các biến số kinh tế vĩ mô như: tăng trưởng GDP, tỷ lệ lạm phát, kim ngạch xuất - nhập khẩu,
tỷ giá hối đoái, lãi suất,… Chính vì vậy, các doanh nghiệp nên có sẵn “kịch bản” để có thể xử lý
linh hoạt những biến động tiêu cực đến từ hoạt động ngoại thương với các quốc gia hoặc tổ chức
kinh tế thế giới.
Sau 20 năm thành lập và phát triển, thị trường tài chính Việt Nam đã có nhiều đổi mới, và một
trong những thành tựu đáng kể đến đó là sự ra đời của thị trường chứng khốn phái sinh - một
trong những cơng cụ tài chính cao cấp đại điện cho sự phát triển đến độ phức tạp của thị trường
tài chính Việt Nam (Huyền Thu, 2020). Lượng người sử dụng ngày càng gia tăng cũng như sự
xuất hiện ngày một đa dạng của các sản phẩm phái sinh chứng tỏ rằng, thị trường phái sinh đang
dần được công chúng cũng như các nhà đầu tư đón nhận và sử dụng rộng khắp. Với vấn đề quản
trị rủi ro của doanh nghiệp, sự phát triển kinh tế trong và ngồi nước đã vơ hình tạo ra sức cầu
cấp thiết đối với ngành khống sản, đồng nghĩa với việc giá bán của nhiều loại khoáng sản sẽ
phụ thuộc nhiều hơn vào mặt bằng thế giới. Đối với nguyên liệu đầu vào, giá của hầu hết các mặt
hàng như xăng dầu, điện nước, hóa chất, thuốc nổ, nhân công,… đều biến động lên xuống thất
thường khiến cho doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn. Trước những thách thức đó, việc sử dụng
những biện pháp phịng ngừa, mà cụ thể ở đây là các công cụ phái sinh (CCPS) là vô cùng quan
trọng, quyết định sự sống cịn của doanh nghiệp. Do đó, cần có những nghiên cứu về đề tài quản
trị rủi ro thông qua việc sử dụng CCPS nhằm giải quyết những vấn đề mang tính thời sự, những
nút thắt trong lý thuyết cần có những yếu tố đánh giá phù hợp với Việt Nam.

2. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT
2.1. Về định nghĩa
Cho đến nay, CCPS được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau. Tại Mỹ, phái sinh được hiểu
là một loại công cụ tài chính chuyển đổi rủi ro giữa hai đối tượng và có giá trị được xác định dựa
trên những thứ khác, chẳng hạn như tài sản cơ bản hay lãi suất (Heckinger, 2013). Tại Việt Nam,
trong khoản 23 Điều 4 Luật số 47/2010/QH12 - Các tổ chức tín dụng do Quốc hội ban hành ngày
16/6/2010, thuật ngữ “sản phẩm phái sinh” được quy định là cơng cụ tài chính được định giá theo
biến động dự kiến về giá trị của một tài sản tài chính gốc như tỷ giá, lãi suất, ngoại hối, tiền tệ
hoặc tài sản tài chính khác. Trong thực tế, theo nhận định của Rubinstein (1999) và Hull (2012),
lại được coi là một loại hợp đồng giữa hai bên xác định với các điều kiện (đặc biệt là ngày tháng,
giá trị kết quả và các định nghĩa của các biến cơ sở, nghĩa vụ hợp đồng của các bên, và số tiền
danh nghĩa). Tại bài nghiên cứu này, CCPS sẽ được quy định là các công cụ tài chính có hiệu suất
từ hoạt động của một tài sản cơ bản, chứng khoán hoặc chỉ số chẳng hạn như hợp đồng giữa hai
bên, quyền chọn mua cổ phiếu,…
2.2. Về phân loại
CCPS có thể được phân loại theo nhiều cách khác nhau nhưng phổ biến nhất là dựa trên sản
phẩm hợp đồng. Cụ thể, Heckinger (2013) chia phái sinh làm hai loại: cơng cụ “khóa cứng”
(forward-based instruments) và cơng cụ “tùy chọn” (options) tương đương với bốn loại hợp
đồng riêng biệt. (1) Hợp đồng kỳ hạn (forwards) là thỏa thuận giữa hai bên, trong đó một bên
629


KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA

đồng ý mua từ người bán một tài sản cơ bản trong tương lai với mức giá được xác định tại thời
điểm bắt đầu hợp đồng (Bessembinder, 1991). (2) Hợp đồng tương lai (futures) gần giống như
hợp đồng kỳ hạn nhưng lại được chuẩn hóa, niêm yết và giao dịch trên thị trường tập trung
như sàn giao dịch chứng khoán (Stosic-Mihajlovic, 2016). (3) Hợp đồng hoán đổi (swaps) là
thỏa thuận giữa hai bên trao đổi dòng tiền hay còn được hiểu là một danh mục các hợp đồng kỳ
hạn với những ngày đáo hạn khác nhau (Võ Thị Thúy Anh, 2009). (4) Hợp đồng quyền chọn

(options) là loại hợp đồng đảm bảo cho chủ sở hữu quyền nhưng không bắt buộc mua hoặc
bán tài sản cơ sở tại một mức giá xác định, tại hoặc trước một thời điểm xác định trong tương
lai (Stosic-Mihajlovic, 2016).
Theo nghĩa rộng, hợp đồng phái sinh còn được phân thành hai nhóm bao gồm phái sinh giao
dịch ngồi sàn (OTC1) và phái sinh trao đổi qua sàn giao dịch (ETD2) (Nanumyan và cộng sự,
2015; Gupta, 2017). Phái sinh giao dịch ngoài sàn được tạo ra và được thương lượng bởi một
thỏa thuận giữa hai đối tác riêng lẻ. Mặt khác, phái sinh trao đổi qua sàn giao dịch được tiêu
chuẩn hóa hồn tồn và các điều khoản hợp đồng được thiết kế bởi các sàn giao dịch phái sinh.
Đáng lưu ý, phái sinh ngoài sàn khác với phái sinh qua sàn như sau (Heckinger, 2013): (i) trong
giao dịch phái sinh OTC, các bên ký kết có thể tự do thương lượng các điều khoản phù hợp với
nhu cầu rủi ro cá nhân; (ii) thay vì thực hiện các giao dịch thông qua một sàn giao dịch, các bên
ký kết thực hiện các giao dịch với các đại lý (dealers); (iii) các bên tham gia hợp đồng gặp gỡ
và giao dịch trực tiếp.
2.3. Về vai trò
Phái sinh là một công cụ đa năng nhưng nổi bật nhất vẫn là vai trò nghiệp vụ đảm bảo hay
còn được biết đến với thuật ngữ “hedging”. Nghiệp vụ đảm bảo về bản chất là một chiến lược tài
chính nhằm giảm thiểu tối đa rủi ro liên quan đến chứng khoán qua việc sử dụng nhiều loại cơng
cụ tài chính khác nhau, từ cổ phiếu, bảo hiểm, các hợp đồng phái sinh mà vn m bo c li
nhun (Genỗay v Min Qi, 2001). Nói cách khác, khi một cơng ty mua một sản phẩm phái sinh
như một phần của chiến lược quản trị rủi ro thì rủi ro sẽ khơng được loại bỏ mà thay vào đó, rủi
ro được di chuyển từ những người không muốn nắm giữ sang những người sẵn sàng chấp nhận
rủi ro (Hodgkins, 2014). Cơng cụ phịng ngừa rủi ro này được sử dụng bởi cả các công ty phi tài
chính và các cơng ty tài chính. Các ngân hàng đầu tư, quỹ tương hỗ và các tổ chức tài chính khác
đặc biệt là ngân hàng cũng thường sử dụng các CCPS như một biện pháp phòng hộ (Sill, 1997).
Ngoài ra, đầu cơ (speculation) và kinh doanh chênh lệch giá (arbitrage) cũng được coi là
một trong những chức năng mà CCPS mang lại. Mặc dù hai nghiệp vụ đều kinh doanh dựa trên
chệnh lệch giá nhưng lại có sự khác nhau rõ rệt về tính chất. Cụ thể, kinh doanh chênh lệch giá
là nghiệp vụ mà nhà đầu tư không cần phải bỏ vốn và không phải chịu rủi ro về tỷ giá, còn đầu
cơ phải bỏ vốn và tiềm ẩn khá nhiều rủi ro (Moosa, 2000). Từ đó, Hodgkins (2014) cho rằng, lợi
nhuận được tạo ra từ kinh doanh chênh lệch giá thường rất nhỏ. Mặc khác, theo Chernenko và

Faulkender (2011), đầu cơ và nghiệp vụ đảm bảo chính là động cơ tác động đến quyết định sử
dụng CCPS tại các doanh nghiệp phi tài chính.
1
2

Over the counter
Exchange-traded derivatives

630


KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2020 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2021

Ứng phó và vượt qua đại dịch COVID-19, hướng tới phục hồi và phát triển

3. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG CÁC CƠNG CỤ PHÁI SINH ĐỂ PHỊNG NGỪA RỦI RO
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP KHAI KHOÁNG TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2015 - 2020
3.1. Thực trạng về hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành Công nghiệp
khai khoáng giai đoạn 2015 - 2020
Kể từ khi chuyển đổi cơ chế quản lý, nền kinh tế Việt Nam đã tăng trưởng trung bình gần
7%/năm. Đặc biệt trong năm 2020, GDP tăng 2,91% trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến
phức tạp, ảnh hưởng tiêu cực tới mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội là thành công lớn của Việt Nam.
Việt Nam đã và đang nổi lên như một nước xuất khẩu đang phát triển mạnh. Số liệu thống kê của
Tổng cục Địa chất - Khoáng sản (Ngọc Hà, 2019) đã ghi nhận, Việt Nam điều tra cơ bản, thăm
dò và phát hiện mới trên 5.000 điểm khoáng và mỏ trên cả nước. Trong số đó, các loại khống
sản được đánh giá cao về giá trị cơng nghiệp đều có trữ lượng đáng kể như: dầu - khí khai thác
được từ 1.2 tỷ - 1.7 tỷ m3, trữ lượng than khoảng 240 tỷ tấn, sắt xấp xỉ 2 tỷ tấn, titan có 600 triệu
tấn, khoáng vật nặng và quặng bauxit chiếm 10 tỷ tấn.
Hình 1. Chỉ sớ sản xuất cơng nghiệp của các thành phần trong ngành khai khoáng
giai đoạn 2015 - 2019

Đơn vị: %
Khai khoáng

Khai thác than cứng và than non

Khai thác dầu thơ và khí đốt tự nhiên

Khai thác quặng kim loại

Khai thác khác
600
500
400
300
200

98.3

102.5

111.3

100.2

92

92.8

94.5


97.2

96.3

100

108.7

112

107.1

93.2

95.9

97.8

100.9

2015

2016

2017

2018

2019


106
108
0
103.6

100
0

101.7

106.1

124.9

Nguồn: Nhóm nghiên cứu tổng hợp (2021)

Từ Hình 1 cho thấy, chỉ số sản xuất công nghiệp của toàn bộ ngành khai khoáng ở Việt Nam
trong giai đoạn này khá ổn định. Theo số liệu thống kê kinh tế 6 tháng đầu năm 2015 của Tổng
cục Thống kê (Minh Anh, 2015), ngành Cơng nghiệp khai khống Việt Nam là ngành có đóng
góp lớn và tăng trưởng cao, đứng ở vị trí thứ 3 trong các ngành có đóng góp lớn nhất cho tăng
trưởng GDP và đóng góp khoảng 25% tổng ngân sách nhà nước. Trong giai đoạn này, Chính phủ
đã thi hành các chính sách hạn chế xuất khẩu than để đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Tuy
nhiên, nguồn thu từ mặt hàng này không giảm do nhu cầu sử dụng than trong nước tăng cao và
giá than trong nước cũng đã được tiệm cận với giá thị trường thế giới (Minh Anh, 2015).
Giai đoạn 2015 - 2019 chứng kiến sự tăng trưởng chỉ số sản xuất cơng nghiệp của tồn bộ
ngành khai khống Việt Nam, đặc biệt là ngành khai thác quặng kim loại, sau đó là các ngành
khai thác khác. Ngành khai thác dầu thơ và khí đốt tự nhiên, khai thác than và quặng kim loại có
tốc độ tăng trưởng chậm hơn nhưng đều dương.

631



KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA

Năm 2020, theo số liệu từ báo cáo của Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam (2020),
chiến lược khoáng sản sau 6 năm thực hiện đã đạt được một số kết quả quan trọng trong công tác
điều tra cơ bản địa chất về khống sản, dự trữ khống sản, cơng tác thăm dị, khai thác, chế biến
khống sản; quản lý hoạt động khống sản. Cụ thể, Việt Nam cũng đã hồn thành lập bản đồ địa
chất khống sản bao gồm: hồn thành 70% bản đồ phần đất liền diện tích gần 24,000 km2 với tỷ
lệ 1:50.000; hoàn thành bản đồ vùng biển biển sâu từ 30 m - 100 m diện tích 35.000 km2 với tỷ
lệ 1:100.000; hồn thành đánh giá tổng thể tiềm năng quặng titan sa khoáng trong tầng cát đỏ ở
Ninh Thuận, Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu, quặng bauxit ở Tây Nguyên; phát hiện và đánh
giá tài ngun một số mỏ khống sản gồm chì - kẽm, titan, vonfram, urani, felspat - kaolin. Việt
Nam cũng có 48 khu vực đưa vào dự trữ khoáng sản quốc gia với tổng diện tích hơn 11,000 km2
(BBT, 2020).
3.2. Thực trạng về hoạt động đầu tư vào các công cụ phái sinh của doanh nghiệp
khai khoáng Việt Nam giai đoạn 2015 - 2020
Trên thế giới, thị trường phái sinh là một sân chơi lớn cho các doanh nghiệp và tổ chức tham
gia, tuy nhiên, tại Việt Nam, thị trường chứng khốn phái sinh của Việt Nam chỉ mới chính thức
hoạt động từ ngày 10/8/2017. Sau 3 năm hoạt động, thị trường chứng khốn phái sinh có sự tăng
trưởng rất tốt, vượt các kỳ vọng đặt ra (Hải An, 2020) và ngày càng thể hiện rõ vai trị như là
một cơng cụ phịng ngừa rủi ro, góp phần tích cực vào việc ổn định thị trường cơ sở và thu hút
sự quan tâm của các nhà đầu tư trong nước cũng như nước ngoài.
Từ năm 2015 tới nửa đầu năm 2017 là khoảng thời gian chưa có thị trường chứng khoán
phái sinh chính thức nên các doanh nghiệp chủ yếu thực hiện các giao dịch phái sinh ngoại hối
để phòng ngừa trong giao dịch ngoại tệ hoặc các hoạt động xuất - nhập khẩu trên một số sản
phẩm như cà phê, cao su và thép. Năm 2015, theo số liệu thống kê từ Ngân hàng Nhà nước (Lê
Thị Thuỳ Vân, 2017), doanh thu từ các giao dịch ngoại hối phái sinh hằng ngày ở Việt Nam vào
khoảng 200 - 300 USD/ngày. Trong giai đoạn này, các ngân hàng thương mại cổ phần chú trọng
tới lĩnh vực kinh doanh ngoại tệ, trong đó có giao dịch ngoại hối phái sinh, coi đó là nguồn kiếm

lời trong khi lợi nhuận từ lĩnh vực tín dụng bị thu hẹp.
Năm 2017 là năm khởi đầu của thị trường chứng khoán phái sinh. Trên thị trường ln duy trì
4 mã sản phẩm theo thơng lệ quốc tế. Tại thời điểm cuối tháng 12/2017, có 4 mã hợp đồng được
giao dịch là VN30F1801, VN30F1802, VN30F1803 và VN30F1806 đáo hạn vào tháng 1, tháng
2, tháng 3 và tháng 6/2018 (Ngọc Quỳnh, 2018). Sự ra đời của hợp đồng tương lai VN30 cũng
đạt được thành quả đáng mong đợi với diễn biến biến động tích cực trong những tháng cuối năm
làm cho các chỉ số tương lai ở hầu hết các kỳ hạn đều tăng (Ngọc Quỳnh, 2018).

632


KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2020 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2021

Ứng phó và vượt qua đại dịch COVID-19, hướng tới phục hồi và phát triển

Hình 2. Tởng hợp khới lượng giao dịch chứng khoán phái sinh năm 2018
Đơn vị: nghìn hợp đồng
Tháng 1
Tháng 2
Tháng 3
Tháng 4
Tháng 5
Tháng 6
Tháng 7
Tháng 8
Tháng 9
Tháng 10
Tháng 11
Tháng 12
0


500

1000

1500

2000

2500

3000

Hợp đồng

Nguồn: Nhóm nghiên cứu tổng hợp (2021)

Năm 2018, khối lượng giao dịch trung bình đạt 78,791 hợp đồng/phiên, tăng gấp 7 lần so
với năm 2017 (Hình 2). Trong 12 tháng của năm 2018, chỉ có tháng 8 và tháng 9 khối lượng hợp
đồng giao dịch giảm, các tháng còn lại khối lượng giao dịch trên thị trường đều tăng, trong đó
tháng 7 có khối lượng giao dịch lớn nhất đạt 2,843,872 hợp đồng. Tuy nhiên, hoạt động giao dịch
tập trung chủ yếu ở các nhà đầu tư cá nhân trong nước, giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài chỉ
chiếm 0.18% khối lượng giao dịch toàn thị trường (Ngọc Trâm, 2019).
Hình 3. Tởng hợp khới lượng giao dịch và khối lượng IO năm 2019
3000000

700000

2500000


600000
500000

2000000

400000

1500000

300000

1000000

200000

500000

Khối lượng IO

Khối lượng giao dịch

Đơn vị: hợp đồng

100000

0

0

Khối lượng giao dịch


khối lượng IO

Nguồn: Nhóm nghiên cứu tự tổng hợp (2021)

Năm 2019, khối lượng mở OI giảm 23.98% trong cả giai đoạn 2019 và đạt 16,625 hợp
đồng vào ngày giao dịch cuối cùng của tháng 12 (Hình 3). Tuy nhiên mức OI cao nhất trong
tháng 5 đạt 660,989 hợp đồng, tăng 33.6%% so với mức OI cao nhất của tháng 1. Trong khi đó,
khới lượng giao dịch trong năm có nhiều biến đợng, trong đó đạt đỉnh điểm vào tháng tháng 1
lên đến 2,794,793 hợp đồng. Tháng 9 chứng kiến sự sụt giảm nghiêm trọng xấp xỉ 61% so với

633


KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA

giá trị đầu năm. Trong tháng 12/2019, thanh khoản của hợp đồng tương lai tăng 30.97% so với
tháng trước, khối lượng giao dịch bình qn đạt 79,899 hợp đồng/phiên. Trong đó, phiên có
khối lượng giao dịch cao nhất 131,911 hợp đồng vào ngày 3/12/2019, tăng 37.2% so với mức
cao nhất của tháng trước.
Năm 2020, tổng hợp đồng tương lai chỉ số VN30 đạt 39,914,205 hợp đồng, tăng 79.91% so
với năm 2019, khối lượng giao dịch bình quân phiên đạt 158,390 hợp đồng, tăng 78.49% so với
năm 2019 (Duy Thái, 2021). Năm 2020 được coi như là một năm có những sự chuyển biến đáng
kể trong cơ cấu tham gia của các nhà đầu tư cá nhân và tổ chức trong nước. Nếu như năm 2019,
tỷ trọng tham gia của nhà đầu tư cá nhân trong nước là 92.51% và nhà đầu tư tổ chức trong nước
là 7.03% thì trong năm 2020, các tỷ lệ này lần lượt là là 85.86% và 13.29% (Duy Thái, 2021).
Điều này cho thấy sự quan tâm của nhà đầu tư tổ chức trong nước đã gia tăng đối với thị trường
chứng khoán phái sinh.
4. BÀI HỌC KINH NGHIỆM SỬ DỤNG CÁC CƠNG CỤ PHÁI SINH ĐỂ PHỊNG NGỪA
RỦI RO CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TẠI MỘT SỐ QUỐC GIA

4.1. Kinh nghiệm sử dụng công cụ phái sinh của các doanh nghiệp tại Mỹ
Tại Mỹ, thị trường chứng khoán phái sinh đã phát triển và có nhiều sự biến đổi trong suốt đầu
thế kỷ 21. Sự gia nhập của các tổ chức tài chính lớn thơng qua kỷ ngun của những khoản thế
chấp dưới chuẩn (sub-prime mortgage), và sự phát triển của những quỹ đầu tư mạo hiểm chính là
chìa khóa cho sự chuyển đổi của các CCPS (Hodgkins, 2014). Theo Hình 4, trong số các sàn giao
dịch được khảo sát, đã có sự gia tăng 9.4% về khối lượng giao dịch so với năm 2018, lập kỷ lục
32.89 tỷ hợp đồng phái sinh được giao dịch trong một năm (bao gồm 14.76 tỷ hợp đồng quyền
chọn và 18.13 tỷ hợp đồng tương lai). Con số này đã tăng 61.5% trong vịng một thập kỷ, với tốc
độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 7.6%, trong đó, các quốc gia ở Mỹ tăng 1.4%.
Hình 4. Tổng khối lượng giao dịch hợp đồng phái sinh giai đoạn 2010 - 2019
Đơn vị: triệu hợp đồng

Nguồn: Báo cáo về công cụ phái sinh của WFE1, (2019)
1

WFE: Liên đồn các giao dịch chứng khốn thế giới

634


KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2020 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2021

Ứng phó và vượt qua đại dịch COVID-19, hướng tới phục hồi và phát triển

Một ví dụ điển hình cho việc sử dụng các CCPS để phòng tránh rủi ro tại Mỹ đó là Tập đồn
Hershey’s - nhà sản xuất bánh kẹo lớn nhất Hoa Kỳ và là công ty hàng đầu về sản xuất socola trên
toàn thế giới. Một trong những khoản chi tiêu lớn nhất của công ty là để mua ca cao sử dụng cho
việc chế tạo sản phẩm. Giá cả của ca cao khá biến động và chịu ảnh hưởng từ nhiều yếu tố khách
quan như thời tiết, dịch bệnh, những thay đổi về chính sách,… Vì lý do đó, cơng ty đã bắt đầu
mua những hợp đồng tương lai cho mặt hàng ca cao để tránh sự rủi ro từ việc giá cả lên xuống

thất thường. Những hợp đồng này có thể đảm bảo cho Hershey’s một cấu trúc vốn hợp lý, tránh
ép giá lên người tiêu dùng khi giá ca cao tăng (Hershey’s, 2017).
Ngược lại, vụ bê bối của Tập đoàn Enron năm 2001 là một bài học kinh nghiệm về việc sử
dụng CCPS của doanh nghiệp. Enron đã tạo ra một thị trường phái sinh năng lượng tồn cầu, các
hợp đồng hốn đổi được điều chỉnh theo nhu cầu của khách hàng giúp cơng ty phịng tránh được
rủi ro do biến động giá cả và nguồn cung năng lượng (Henriques, 2002). Tuy nhiên, các giám đốc
điều hành của Enron lại cố gắng khai thác lợi nhuận từ những CCPS đó bằng việc sử dụng các
hợp đồng phái sinh để cung cấp khí đốt và năng lượng điện tự nhiên vào những thời điểm cụ thể
trong tương lai thay vì tập trung sản xuất, khai thác sản phẩm (Tiến Đạt, 2020). Dù vậy, sau ít
nhất 4 năm thực hiện gian lận kế toán để che giấu những khoản lỗ và món nợ khổng lồ, Enron đã
phải công khai sự thật và nộp đơn xin bảo hộ phá sản vào năm 2001, kéo theo hàng trăm nghìn
người lao động và nhà đầu tư phải gánh chịu những hậu quả nặng nề (Đỗ Tiến, 2020).
4.2. Kinh nghiệm sử dụng công cụ phái sinh của các doanh nghiệp tại Singapore
Các công ty ở Singapore thường sử dụng CCPS để kiểm soát rủi ro xoay quanh các hoạt động
tài chính và kinh doanh. Đối với trường hợp của Singapore, loại hình phái sinh phổ biến nhất là
các CCPS ngoại hối để phòng ngừa rủi ro do biến động ngoại hối. Ngồi ra, các cơng ty trong
lĩnh vực sản xuất - kinh doanh cũng sử dụng các loại phái sinh hàng hóa để phịng ngừa rủi ro có
thể phát sinh từ việc tăng giá nguyên vật liệu đầu vào (Nguyễn Thị Phương Chi, 2008). Cho tới
nay, thị trường chứng khốn phái sinh tại Singapore đã có những bước tiến mạnh mẽ, đi kèm với
đó là sự gia tăng trong khối lượng giao dịch. Chỉ trong năm 2020, tổng khối lượng giao dịch hợp
đồng phái sinh của Singapore đã tăng 6% (Sở Giao dịch Chứng khoán Singapore, 2020).
Sở Giao dịch Chứng khốn Singapore (SGX) cũng nhận được nhiều lợi ích từ sự gia tăng về
số lượng giao dịch chứng khoán phái sinh, một phần không thể thiếu của sàn giao dịch, chiếm
đến gần 40% tổng thu nhập. Vào năm 2015, Cơ quan niêm yết chứng khốn Singapore đã nâng
cấp tồn bộ các nền tảng thanh toán và giao dịch chứng khốn phái sinh, đồng thời tìm cách tăng
cường việc kiểm soát và bảo vệ hệ thống giao dịch. Để ứng biến với hoạt động mua bán các
CCPS ngày càng trở nên sôi động của doanh nghiệp, Sở Giao dịch Chứng khốn Singapore đã
tăng phí gấp 10 lần đối với các thành viên giao dịch chứng khoán phái sinh (Gupta, 2017).
4.3. Kinh nghiệm sử dụng công cụ phái sinh của các doanh nghiệp tại Malaysia
Tại Malaysia, các CCPS được kiểm soát bởi Bộ Tài chính, quy định bởi Ủy ban Chứng khoán

và được vận hành bởi Bursa Malaysia Derivative Berhad (BMDB). Vào tháng 10/1980, việc ra mắt
hợp đồng dầu cọ thô đang được giao dịch tại Sở Giao dịch hàng hóa Kuala Lumpur (KLCE) đã đánh
dấu sự tham gia của Malaysia vào cộng đồng giao dịch phái sinh. Ngày nay, BMDB là một phương
tiện cho nhiều loại CCPS được cung cấp ở Malaysia, chẳng hạn như hợp đồng tương lai dầu cọ thô,
hợp đồng tương lai cổ phiếu, lãi suất, trái phiếu và hợp đồng quyền chọn (Pyeman và cộng sự, 2018).
635


KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA

Một dấu ấn nổi bật của thị trường chứng khoán phái sinh Malaysia trong năm 2020 đó là việc
các CCPS trên sàn Bursa Malaysia liên tiếp phá vỡ kỷ lục khi tổng khối lượng giao dịch cho
hợp đồng tương lai mặt hàng dầu cọ thô ghi nhận khối lượng giao dịch cao nhất trong lịch sử là
12 triệu lô, vượt qua kỷ lục trước đó là 11.91 triệu lơ đạt được trong năm 2017. Tính theo năm,
con số này đã tăng 41% từ 8.49 triệu lô được ghi nhận từ năm 2019. Sự gia tăng về khối lượng
chủ yếu là do việc sử dụng hợp đồng phái sinh dầu cọ thô như một cơng cụ phịng ngừa rủi ro để
chống lại sự biến động giá cả do đại dịch COVID-19 gây ra (Raj, 2020).
5. KẾT LUẬN
Tổng kết kinh nghiệm từ các quốc gia Mỹ, Singapore và Malaysia, nhóm tác giả đề xuất một
số bài học có thể áp dụng cho Việt Nam như sau.
5.1. Đối với Nhà nước
Thứ nhất, Nhà nước cần hoàn thiện khung pháp lý cho thị trường phái sinh.
- Hệ thống pháp lý cần xây dựng phù hợp trên thông lệ quốc tế và bối cảnh hiện hành của thị
trường Việt Nam. Hệ thống khung pháp lý là một cơ sở quan trọng và cần được hoàn thành sớm
do nhiều biến động ngoại cảnh bất ngờ như đại dịch COVID-19.
- Cơ quan quản lý sản phẩm phái sinh cần được thống nhất. Đến năm 2017, thị trường phái
sinh đang được quản lý lần lượt bởi Bộ Công Thương, Ngân hàng Nhà nước và Ủy ban Chứng
khoán Nhà nước. Trong khi đó, một bài học được đúc kết từ kinh nghiệm của Singapore và nhiều
nước mới nổi là cần loại bỏ sự chồng chéo giữa các cơ quan quản lý và làm rõ thẩm quyền của
mỗi bên (Shamsher và Taufiq, 2008).

- Việc điều hành và giám sát hoạt động của thị trường cũng đóng vai trị vơ cùng quan trọng.
Nhà nước có thể kết hợp với các ban ngành, đẩy mạnh phối hợp giữa các đơn vị của Ủy ban
Chứng khoán Nhà nước và hai Sở Giao dịch Chứng khoán hoặc với Hội Kiểm toán viên hành
nghề Việt Nam - VACPA1 để giám sát, đánh giá và phát hiện các hành vi vi phạm kịp thời.
Thứ hai, Nhà nước cần hoàn thiện chế độ kế toán với các quy định cụ thể về phái sinh.
- Chế độ kế toán cần tiện lợi hơn cho người sử dụng. Trong quá trình thu thập dữ liệu từ báo
cáo truyền thống, nhóm nghiên cứu nhận thấy hiện nay các ghi chép của doanh nghiệp về CCPS
chủ yếu được diễn giải trong thuyết minh báo cáo tài chính, ở các tài khoản khác nhau (cơng cụ tài
sản cơ sở, đầu tư tài chính, ngoại tệ,…) thay vì có sự thống nhất và ở trong bảng cân đối kế toán.
- Chế độ kế toán cũng cần bắt kịp với Chuẩn mực quốc tế. Với lộ trình áp dụng tự nguyện
IFRS tại Việt Nam từ năm 2022, Bộ Tài chính cũng cần hồn thiện chế độ kế tốn các giao dịch
phái sinh phù hợp với thơng lệ quốc tế nhằm thúc đẩy sản phẩm trong phòng ngừa rủi ro, đồng
thời thuận tiện cho các ngân hàng thương mại theo dõi quản lý nghiệp vụ phái sinh trong quá
trình sử dụng.
Thứ ba, Nhà nước cần tập trung phát triển vào thị trường tài chính tiền tệ.
- Giao dịch phái sinh không thể tách rời giao dịch công cụ tài chính cơ sở. Đa dạng sản phẩm
tài chính cơ sở và cải thiện chất lượng nguồn cung là một điều cần thiết. Bên cạnh đó, việc nghiên
1

Vietnam Association of Certified Public Accountants

636


KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2020 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2021

Ứng phó và vượt qua đại dịch COVID-19, hướng tới phục hồi và phát triển

cứu và triển khai số hóa thị trường chứng khốn cũng vơ cùng quan trọng để tiếp cận và đem lại
trải nghiệm hiệu quả cho mọi người dùng.

- Hệ thống và năng lực của các tổ chức trung gian tài chính cần được phát triển. Trong xu
hướng của tự động hóa và trao đổi dữ liệu, Nhà nước có thể cân nhắc tích hợp trí tuệ nhân tạo
trong quá trình quản lý hay tư vấn vào trong hướng dẫn hoạt động của tổ chức kinh doanh chứng
khốn. Ngồi ra, các nhà đầu tư cũng cần được tham gia vào quá trình trang bị kiến thức về phái
sinh để tránh lo ngại về rủi ro.
- Các giải pháp nâng hạng thị trường chứng khoán cần được triển khai. Hiện nay, Việt Nam
mới chỉ đang ở hạng thị trường cận biên (frontier market) nên các giải pháp cần hướng đến một
thị trường mới nổi (emerging market) trên bảng xếp hạng của MSCI và FTSE.
5.2. Đối với doanh nghiệp khai khống
Thứ nhất, doanh nghiệp cần tối ưu hóa mơ hình tổ chức hoạt động. Trên thế giới, các doanh
nghiệp khai khống phần lớn hoạt động theo mơ hình liên kết công ty mẹ và các công ty con với
chuyên mơn hóa trong từng khâu chuỗi cung ứng. Các doanh nghiệp ngành khai khống Việt
Nam cũng có nhiều sự tương đồng. Tuy nhiên, các đơn vị được chia theo sản phẩm nhiều hơn
là chức năng, dẫn đến sự phân tán nguồn lực không hiệu quả do các hoạt động bị chồng chéo.
Thứ hai, các doanh nghiệp cần nâng cao nhận thức và liên tục cập nhật về CCPS. Công tác
đào tạo và tái đào tạo cần được doanh nghiệp tiến hành thường xuyên trong cả lý thuyết và thực
hành. Công ty có thể thuê một bên thứ ba quản lý về đào tạo cho nhân viên nếu chưa vững. Với
một thị trường phái sinh được kỳ vọng như hiện nay, doanh nghiệp cần chuẩn bị sẵn sàng bằng
việc hướng dẫn các bộ phận liên quan nghiên cứu về nghiệp vụ dự báo biến động, dự phòng và so
sánh các cách sử dụng CCPS sao cho hiệu quả để giảm thiểu rủi ro và chi phí cho doanh nghiệp.
Thứ ba, doanh nghiệp cần hiện đại hóa cơng nghệ. Theo Nghị quyết số 02/NQ/TW của Bộ
Chính trị ngày 24/5/2011 về định hướng chiến lược khống sản đến năm 2020, tầm nhìn đến năm
2030, các doanh nghiệp cần thích ứng nhanh với thị trường bằng việc trang bị hệ thống công nghệ
hiện đại, nâng cao thương hiệu với các đối tác hay khách hàng tiềm năng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hải An (2020), Tiềm năng thị trường phái sinh Việt Nam, truy cập ngày 14/3/2021 tại bit.ly/38BqmlV>
2. Minh Anh (2015), Cơng nghiệp khai khống vẫn đóng góp lớn cho GDP, Báo Tài ngun
Mơi trường, truy cập ngày 14/3/2021 tại < />3. Võ Thị Thúy Anh (2009), Quản lý rủi ro hối đoán giao dịch trong kinh doanh quốc tế. Tạp
chí Khoa học và Cơng nghệ, Đại học Đà Nẵng 2(31), truy cập từ: < />4. BBT (2020), Tiềm năng ngành Khoáng sản ở Việt Nam, Tạp chí Kinh tế Mơi trường, truy cập

ngày 14/3/2021 tại < />5. Bessembinder, H. (1991), Forward Contracts and Firm Value: Investment Incentive and
Contracting Effects. The Journal of Financial and Quantitative Analysis 26(4), 519 - 532.
doi:10.2307/2331409
637


KỶ YẾU HỢI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA

6. Bộ Chính trị (2011), Nghị quyết số 02/NQ/TW về định hướng chiến lược khống sản đến năm
2020, tầm nhìn đến năm 2030, ban hành ngày 25/4/2011.
7. Chernenko, S. & Faulkender, M. (2011), The Two Sides of Derivatives Usage: Hedging
and Speculating with Interest Rate Swaps. Journal of Financial and Quantitative Analysis,
1727 - 1754.
8. Nguyễn Thị Phương Chi (2008), Phát triển công cụ Option trên thị trường chứng khoán Việt
Nam, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.
9. Chính phủ (2020), Nghị định số 158/2020/NĐ-CP về chứng khốn phái sinh và thị trường
chứng khoán phái sinh, ban hành ngày 31/12/2020.
10.Tiến Đạt, (2020), Doanh nghiệp đầu tiên trên thị trường chứng khoán Việt Nam bị buộc
phá sản: Bài học cũ từ cú sụp đổ kinh điển của Enron, Diễn n nng lng, truy cp ngy
14/3/2021 ti < />11.Genỗay, R. & Min Qi. (2001), Pricing and Hedging Derivative Securities with Neural
Networks: Bayesian Regularization, Early Stopping, and Bagging. Ieee Transactions on
Neural Networks, 12, (4).
12.Gupta, S. (2017), Financial Derivatives (Theory, Concepts, and Problems) Second Edition.
13.Ngọc Hà (2019), Khai thác khống sản vẫn cịn khoảng cách giữa chủ trương và thực tiễn,
Nhà báo & Công luận, truy cập ngày 14/3/2021 tại < />14.Heckinger, R. (2013), Understanding Derivatives: Markets and Infrastructure, Chapter 1:
Derivatives Overview, Ngân hàng dự trữ Liên bang Chicago, truy cập ngày 14/3/2021 tại
< />15.Henriques, D. B. (2001), Enron’s Collapse: The Derivatives; Market That Deals in Risks Faces
a Novel One. The New York Times, truy cập ngày 14/3/2021 tại < />16.Hershey’s (2017), Báo cáo thường niên công ty, truy cập ngày 14/3/2021 tại ly/3eGBty1>
17.Hodgkins, D. J. (2014), Usage of Derivatives in Business Today. Honors Scholar Theses,

361, University of Connecticut, truy cập từ: Honors Scholar Theses.
18.Hull, J. C. (2012), Options, Futures and Other Derivatives. 8th Edition. Prentice Hall. ISBN13: 9780132164948.
19.Moosa, I. A. (2000), Arbitrage, hedging, speculation and the pricing of crude oil futures
contracts. Keio economic studies, 37(1), 53 - 61.
20.Nanumyan V, Garas A, Schweitzer F. (2015), The Network of Counterparty Risk: Analysing
Correlations in OTC Derivatives, Plos One, truy cập tại: < />21.Pyeman, J., Zakaria, S., & Idris, N. A. M. (2019), An Empirical Analysis on the Application
of Financial Derivatives as a Hedging Strategy among Malaysian Firms. Contemporary
Economics, 13(3), 305 - 316.
22.Ngọc Quỳnh (2018) Thị trường chứng khoán phái sinh tăng trưởng tốt và ổn định, Tạp chí
Cơng Thương, truy cập ngày 14/3/2021 tại < />638


KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2020 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2021

Ứng phó và vượt qua đại dịch COVID-19, hướng tới phục hồi và phát triển

23.Quốc hội (2010), Luật số 47/2010/QH12 - Các tổ chức tín dụng, ban hành ngày 16/62010.
24.Raj, A. P. (2020), Bursa appears headed for record earnings on market’s trading surge. The
Edge Malaysia, truy cập ngày 14/3/2021 tại < />25.Rubinstein, M. (1999), Rubinstein on derivatives. Risk Books. ISBN 1-899332-53-7.
26.Shamsher, M., & Taufiq, H. (2008), Asian derivative markets: Research issues. International
Journal of Banking and Finance, 5(1), 1 - 25.
27.Sill, K. (1997). The Economic Benefits and Risks of Derivative Securities. Business Review.
Federal Reserve Bank of Philadelphia. Philadelphia.
28.Sở Giao dịch Chứng khoán Singapore (2020), Báo cáo thống kê thị trường, truy cập ngày
14/3/2021 tại < />29.Stosic-Mihajlovic, L., & Zdravkovic, I. (2016), Forward, future and options on stock exchange
market. Journal of Process Management New Technologies, 4(3), 50 - 56, University of
Connecticut.
30.Phuong Tam (2014), Controlling exploitation and use of mineral resources, Vietnam
Economic News, truy cập ngày 14/3/2021 tại < />31.Đỗ Tiến (2020), Vụ bê bối tài chính Enron: Trạng chết, chúa cũng băng hà, Cảnh sát toàn
cầu, truy cập ngày 14/3/2021 tại < />32.Duy Thái (2021), Thanh khoản thị trường phái sinh tăng gần 80% trong năm 2020, Thời báo

Tài chính, truy cập ngày 14/3/2021 tại < >
33.Huyền Thu (2020), Thị trường chứng khoán Việt Nam: 20 năm phát triển vượt bậc cả về quy
mô và chất lượng, Tạp chí Tài chính, truy cập ngày 14/3/2021 tại < >
34.Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam (2020), Diện tích tự nhiên được đo vẽ lập bản
đồ địa chất khống sản, Bộ Tài ngun và Mơi trường.
35.Tổng cục Thống kê (2020), Thơng cáo báo chí về tình hình kinh tế - xã hội quý IV và năm
2020, truy cập ngày 14/3/2021 tại < />36.Ngọc Trâm (2018), Khối lượng giao dịch phái sinh năm 2018 tăng gấp 7 lần so với năm 2017,
Nhà Đầu tư, truy cập ngày 14/3/2021 tại < />37.Lê Thị Thuỳ Vân (2017), Thị trường tài chính tiền tệ 2015 và triển vọng 2016, Tạp chí Ngân
hàng, truy cập ngày 14/3/2021 tại />38.WFE (2019), Báo cáo về công cụ phái sinh, truy cập ngày 14/3/2021 tại ly/3rRoJIs>.

639



×