Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Tài liệu Nhà Trần 4 docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.15 KB, 8 trang )

Nhà Trần
Thời kỳ suy tàn
Nhà Trần đã có một thời đại rất hưng thịnh, đã từng đại phá
quân Nguyên cũng như bình phục được Chiêm Thành, nhưng kể
từ khi thái thượng hoàng Trần Minh Tông qua đời (1357), vua
Trần Dụ Tông ham mê tửu sắc, phó mặc mọi việc triều chính để
cho nhà Trần bước vào giai đoạn suy vi và sau cùng bị mất ngôi.
Vua Trần Dụ Tông chẳng những bỏ bê triều chính mà còn ra
lệnh cho xây cung điện, tạo sưu cao, thuế nặng làm cho nhân
dân vô cùng khổ sở và ca thán. Trong nước, giặc giã nổi lên
khắp nơi. Trong khi đó tại triều đình, các bọn gian thần kéo bè
kết đảng và trở nên lộng hành vô cùng.
Chu Văn An, một vị quan thanh liêm, trung thần tại triều đình,
đã dâng thất trảm sớ đề nghị trị tội những tên tham quan ô lại.
Vua Trần Dụ Tông đã không nghe theo nên Chu Văn An đã từ
quan về nhà dạy học.
Năm 1369, Trần Dụ Tông mất, một người con là Nhật Lễ lên
thay. Theo sử sách, Nhật Lễ không phải là con Dụ Tông mà mẹ
Lễ vốn là cô đào, vợ của kép hát Dương Khương, đã mang thai
Lễ trước khi làm vợ Dụ Tông. Vì vậy sử vẫn gọi tên người con
là Dương Nhật Lễ. Nhật Lễ ở ngôi bỏ bễ chính sự, ham tửu sắc,
hằng ngày chỉ rong chơi, thích các trò hát xướng, muốn đổi lại
họ là Dương. Sau Lễ lại giết Hiến Từ Tuyên Thánh Thái hoàng
thái hậu vì bà đã hối hận việc lập Nhật Lễ. Người tôn thất và các
quan đều thất vọng. Tháng 10 năm 1370, các tôn thất nhà Trần
hợp mưu lật đổ và bắt giết Nhật Lễ, đưa con thứ 3 của vua Minh
Tông là Phủ lên ngôi, tức là Trần Nghệ Tông.
Nghệ Tông làm vua được 2 năm, lên làm thái thượng hoàng và
nhường ngôi cho em là Kính lên thay, tức là Duệ Tông. Năm
1377, Duệ Tông tử trận ở Chiêm Thành, thượng hoàng Nghệ
Tông lập con Duệ Tông là Phế Đế lên thay. Thượng hoàng Nghệ


Tông nắm quyền bính trong tay quyết định mọi việc nhưng lại
quá tin dùng một mình Lê Quý Ly (tức Hồ Quý Ly). Do đó, Quý
Ly xúi giục Nghệ Tông giết hại các trung thần, các hoàng tử, các
thân vương và ngay cả vua Phế Đế cũng bị sự gièm pha của Quý
Ly mà bị Nghệ Tông phế bỏ
[6]
. Con Nghệ Tông là Thuận Tông
(đồng thời là con rể Quý Ly) được lập lên ngôi nhưng cũng
không có thực quyền.
Vì có mưu đồ soán đoạt ngôi vua mà lại được sự tin dùng của
Nghệ Tông nên Hồ Quý Ly đã tạo được khá nhiều phe cánh và
bè đảng ở triều đình và khắp mọi nơi. Rồi từ đó Quý Ly càng
ngày càng lộng quyền không coi ai ra gì. Năm 1394, Nghệ Tông
mất, Hồ Quý Ly nắm lấy cả quyền hành rồi sai người vào đất
Thanh Hoá xây thành Tây Đô. Sau khi công việc xong xuôi, Hồ
Quý Ly bắt Trần Thuận Tông dời kinh về Tây Đô rồi lập mưu
ép Thuận Tông nhường ngôi cho con là Thiếu Đế khi đó mới có
3 tuổi lên ngôi. Quý Ly lên làm phụ chính sai người giết Thuận
Tông và chuẩn bị cướp ngôi.
Nhìn thấy âm mưu của Hồ Quý Ly, nhiều tướng lĩnh nhà Trần
như Trần Khát Chân lập hội với mưu đồ tiễu trừ Quý Ly, nhưng
cơ mưu bị bại lộ, tất cả đều bị bắt và bị giết vào khoảng hơn 370
người. Năm 1400, Quý Ly phế truất Thiếu Đế rồi tự xưng làm
vua, chiếm lấy ngôi nhà Trần, đổi sang họ Hồ.
Nhà Trần chấm dứt,kéo dài 175 năm với 13 đời vua.
Chính sách hôn nhân
Nhà Trần lấy ngôi nhà Lý bằng biện pháp hôn nhân. Nhà Trần
từ vai trò là ngoại thích của nhà Lý đã giành ngôi. Do đó, để
tránh họa ngoại thích, nhà Trần chủ trương chỉ kết hôn với
người trong họ.

Tác giả Nguyễn Thị Chân Quỳnh
[7]
đã dẫn ra hơn 30 trường hợp
hôn nhân nội tộc của nhà Trần:
1. Trần Liễu , anh Thái Tông, con Thượng hoàng Trần Thừa,
lấy Thuận Thiên công chúa, con vua Lý Huệ Tông và
Thuận Trinh. Thuận Trinh là em ruột Trần Thừa, Trần Liễu
và Thuận Thiên là con cô con cậu.
2. Năm 1225, Trần Cảnh, tức Trần Thái Tông, lấy Lý Chiêu
Hoàng, em Thuận Thiên; trường hợp này cũng là con cô lấy
con cậu.
3. Sau khi Lý Huệ Tông chết, giáng Huệ hậu (Trần Thị Dung)
làm Thiên Cực công chúa, gả cho Trần Thủ Độ tức là chị
em họ lấy nhau. Hai người vốn đã có tư tình với nhau từ
trước.
[cần dẫn nguồn]

4. Năm 1237, vì Chiêu Hoàng không có con, Thủ Độ ép Thái
Tông lấy Thuận Thiên, lúc ấy đã có mang ba tháng với
Trần Liễu. Trường hợp này vừa là con cô con cậu lấy nhau,
vừa là em chồng lấy chị dâu.
5. Vua Thái Tông hứa gả em gái là Trưởng công chúa Thiên
Thành cho Trung Thành vương và đã cho Thiên Thành tới
ở nhà Nhân Đạo vương, là cha đẻ ra Trung Thành vương,
để chờ ngày cưới. Năm 1251, Hưng Đạo vương muốn lấy
công chúa Thiên Thành, đang đêm lẻn vào phòng Thiên
Thành thông dâm. Thụy Bà Trưởng công chúa, chị Thái
Tông và Thiên Thành, lại là mẹ nuôi Hưng Đạo vương,
đang đêm gõ cửa cung nói dối là Hưng Đạo vương đã bị
Nhân Đạo vương bắt giam, xin vua cứu giúp. Sự thật, khi

vua sai người tới thì Hưng Đạo vương còn trong phòng
Thiên Thành và lúc ấy Nhân Đạo vương mới biết. Hôm sau
Thụy Bà phải dâng mười mâm vàng sống xin cưới Thiên
Thành cho Hưng Đạo. Vua bất đắc dĩ phải gả và bồi thường
cho Trung Thàng vương (Trung Thành vương?). Như vậy
Thiên Thành có họ với Trung Thành vương, lại là cô ruột
Hưng Đạo, vì Hưng Đạo là con Trần Liễu, anh ruột Thiên
Thành. Đây là trường hợp cháu lấy cô.
6. Năm 1258, Trần Thánh Tông lấy Thiên Cảm công chúa là
con Trần Liễu, tức là con chú con bác lấy nhau.
7. Thụy Bảo công chúa , con vua Thái Tông, lấy Uy Văn
vương Toại.
8. Gả công chúa tên Thúy, con Thái Tông cho Thượng vị Văn
Hưng hầu.
9. Thiên Thụy công chúa , con vua Thánh Tông và Thiên Cảm,
tức cháu nội Thái Tông và cháu ngoại Trần Liễu, lấy Hưng
Vũ vương Quốc Nghiễn (con Trần Hưng Đạo), cháu nội
Trần Liễu; trường hợp này vừa là con cô con cậu (Trần
Hưng Đạo và Thiên Cảm là con Trần Liễu) vừa là cháu chú
cháu bác lấy nhau.
10. Thiên Thụy công chúa lại tư thông với Nhân Huệ vương
Trần Khánh Dư là tông thất nhà Trần. Khánh Dư nhờ có
công đánh quân Nguyên được Thượng hoàng Thánh Tông
nhận làm con nuôi.
11. Năm 1274, Nhân Tông, con Thánh Tông, lấy Bảo
Thánh, rồi Tuyên Từ, đều là con Hưng Đạo vương. Trường
hợp này giống Thiên Thụy lấy Quốc Nghiễn.
12. Anh Tông, con Nhân Tông, cháu Thánh Tông, chắt Thái
Tông, lấy Văn Đức phu nhân năm 1292, là con Hưng
Nhượng vương Quốc Tảng, cháu nội Hưng Đạo vương,

chắt Trần Liễu. Trường hợp này là cháu cô cháu cậu (Hưng
Đạo vương và Thiên Cảm là con Trần Liễu) hay chắt chú
chắt bác lấy nhau.
13. Sau Anh Tông lại bỏ Văn Đức phu nhân mà lấy em
ruột phu nhân là Thánh Tư.
14. Anh Tông lấy Huy Tư là con Thụy Bảo công chúa và Trần
Bình Trọng. Thụy Bảo là em Thánh Tông, Anh Tông là
cháu nội Thánh Tông, tức cháu lấy cô.
15. Năm 1301, Thiên Trân công chúa, con Anh Tông, Anh
Tông là con Nhân Tông, cháu Thánh Tông, lấy Uy Túc
công Văn Bích, cháu nội Trần Quang Khải. Quang Khải và
Thánh Tông là anh em, tức cháu chú cháu bác lấy nhau.
16. Thiên Trân chết, Uy Túc lại lấy Huy Thánh công chúa.
17. Thượng Trân công chúa, em Anh Tông, chắt Thái
Tông lấy Văn Huệ công Quang Triều, con Quốc Tảng, cháu
Hưng Đạo, chắt Trần Liễu, tức chắt chú chắt bác lấy nhau.
18. Trần Minh Tông , con Anh Tông, cháu Nhân Tông, lấy Huy
Thánh tức Lệ Thánh, con gái lớn Huệ Vũ vương Quốc
Chẩn. Chẩn là em Anh Tông: con chú con bác lấy nhau.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×