Tuần 4 Thứ ba ngày 14 tháng 9 năm 2010
Luyện toán
I. Mục tiêu:
- Củng cố về kĩ năng viết số, so sánh các số tự nhiên
- Làm các bài tập dạng x< 5, 68< x <92 với x là số tự nhiên.
II.Các hoạt động.
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
1.Giới thiệu bài.
2.Hướng dẫn làm BT.
Bài 2 VBT tr 19 : Giáo viên nêu yêu
cầu
Bài 3:Cho HS nêu yêu cầu:
Yêu cầu nhắc lại cách so sánh 2 số tự
nhiên.
Bài 4 :Giới thiệu BT:
a) Viết lên bảng x< 3
Gọi HS đọc
Yêu cầu tìm số tự nhiên x bé 3
b) Yêu cầu HS nêu các tròn chục lớn
hơn 28 và bé 48
Bai 4 sách luyện toán tr. 8
a) Viết các số tròn triệu có bảy chữ
số
b)Tìm x, biết x là số tròn triệu
Và x < 6000 000
Gọi HS nêu kết quả:
Chốt kết quả đúng: Các số tròn
triệu bé hơn 6000 000 là 1000 000 ;
2000 000 ; 3000 000 ; 4000 000 ;
5000 000
Bài 4 sách luyện toán tr 9
a) Khi viết các số tư nhiên từ 1đến 9
phải viết tất cả bao nhiêu chữ số
b) Khi viết các số tự nhiên từ 1 đến
199 phải viết tất cả bao nhiêu chữ số.
3. Củng cố - dặn dò,giao BT về nhà
- Suy nghĩ làm bài.
- 1HS nhắc lại cách viết số đó là 136
- Đổi vở kiểm tra chéo
- 2 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào
VBT
- 1 hS đọc kết quả, lớp nhận xét
- 1HS đọc x bé hơn 3
- HS nêu các tự nhiên x bé 3 rồi
trình bày vào vở
- 28< 30<48
- 28<40<48
- Vậy x có thể là 30, 40.
- 1 HS lên viết , cả lớp viết vào vở ô ly
- Đó là các số: 1000000, 2000000,
3000000, 4000000, 5000000, 6000000,
7000000, 8000000, 9000000.
-HS suy nghĩ làm bài
-1, 2 HS nêu , lớp nhận xét
- HS làm giấy nháp sau đó nêu kết quả
Có tất cả 21 chữ số 1
- HS làm bài và nêu kết quả:
- Kết quả đúng là: 489 số
Luyện Tiếng Việt
I.Mục tiêu:
- Giúp HS củng cố kiến thức , hiểu biết về từ ghép và từ láy
- Củng cố về cấu tạo từ ghép phân loại và từ ghép tổng hợp
- Xác định được các từ láy : Láy âm, láy vần , láy cả âm và vần
II. Các hoạt động:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
1.Giới thiệu bài
2.Hướng dẫn luyện tập
GV hỏi HS: Thế nào là từ ghép , thế
nào là từ láy cho ví dụ:
Bài 1: Yêu cầu HS xác định từ ghép tổng
hợp , từ ghép phân loại trong các từ sau :
Núi non , núi Cốc, sông suối , sông Hậu,
xe cộ , xe máy, xe đạp , xe ô tô, bánh
trái, bánh trưng, bánh dày.
GV có thể hỏi: Tại sao núi non lại là từ
ghép tổng hợp ?
Bài 2:
Yêu cầu HS tìm 3 từ ghép tổng hợp , 3 từ
ghép phân loại .
Bài 3 : Hãy tìm 3 từ láy theo mẫu sau:
a) Láy âm đầu
b) Láy vần
c) Láy cả âm và vần
3.Củng cố - dặn dò
Hỏi: Từ ghép có những loại nào?
Từ láy có những loại nào?
HS nêu: -Những từ do các tiếng có
nghĩa ghép lại với nhau gọi là từ ghép
Ví dụ :Bạn bè , cô giáo , học sinh, yêu
quý…
-Những từ có tiếng phối hợp với
nhaucos âm đầu hay vần giống nhau gọi
là từ láy
Ví dụ : Nhạt nhẽo, khéo léo, chuồn
chuồn,chầm chậm…
HS nêu:
-Từ ghép tổng hợp: Núi non, xe cộ ,
bánh trái.
- Từ ghép phân loại : Núi Cốc, sông Hậu
, xe máy , xe đạp , xe ô tô , bánh trưng ,
bánh dày.
_Vì núi non chỉ chung loại địa hình nổi
lên cao hơn so với mặt đất.
- HS trao đổi cặp đôi rồi làm bài,
sau đó nêu kết quả.
HS suy nghĩ làm bài:
a) nhút nhát, ngay ngắn.thẳng thắn
b) lao xao, cheo leo , khéo léo.
c) rào rào , xinh xinh, nghênh nghênh.
Thứ năm ngày 16 tháng 9 năm 2010
Luyện toán
Ôn về bảng đơn vị đo khối lượng
I . Mục tiêu:
Củng cố bảng đơn vị đo khối lượng đã học(kí hiệu, mối quan hệ của
các đơn vị đo khối lượng) trong bảng đơn vị đo khối lượng đã học.
II.Các hoạt động
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
1.Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra HS làm BT ở giờ trước
2.Giới thiệu bài
* Hướng dẫn luyện tập
? Bao nhiêu kg thì được 1 yến
1 tạ bằng bao nhiêu yến?
1 tấn bằng bao nhiêu tạ? và bằng bao
nhiêu kg?
Cho HS làm bài trong VBT tr. 21
Bài 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm
Chốt kết quả đúng (như trong VBT)
Bài 2: Tính
Cho HS làm bài vào VBT
Bài 3: Gọi 2, 3 HS đọc lệnh đề
Yêu cầu trao đổi cặp đôi làm bài
Chốt kết quả đúng khoanh A
Bài 4: Cho HS đọc bài toán
? Em hiểu ntn về cô mai đã dùng
số đường.
Chốt bài giải đúng như trong VBT
Bài 8 Toán nâng cao tr.22( dành cho
HS khá , giỏi)
• Tính nhanh tổng sau:
0+1+2+3+4+5+6+7+8+9+10+11+12
+14+15+16+17+18+19+20
Đáp án đúng(tr.101)
3. Củng cố- dặn dò, giao bT về nhà
- 10 kg = 1 yến
- 1 tạ = 10 yến
- 1 tấn =10 tạ và = 1000 kg
- HS làm bài trong VBT
- 2 HS lên bảng chữa, 1 HS chữa
phần a, 1 HS chữa phần b
- Lớp theo dõi nhận xét
- Cả lớp làm bài, 1 HS đọc kết
quả
- Dưới lớp đổi vở KT chéo
chữa bài( nếu sai)
- 1 HS nêu miệng kế quả
- Cả lớp đọc thầm
- Tức là 2 kg đường cô Mai có
được chia làm 4 phần thì cô Mai
đã dùng hết 1 phần
HS tự giải bài vào vở
HS tính theo nhiều cách
Luyện Tiếng Việt
Rèn chữ viết
I.Mục tiêu:
Củng cố cách viết các chữ cái hoa
Viết và trình bày đúng , đẹp bài thơ Mẹ ốm theo lời đọc của GV
II.Các hoạt động
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
1.Kiểm tra bài cũ:
? Tiếng do những bộ phận nào tạo
thành.
-Trong tiếng bộ phận nào không thể
thiếu, bộ phận nào có thể thiếu?
2.Giới thiệu bài
* Hướng dẫn luyện viết
Yêu cầu HS nhắc lại thứ tự các chữ
cái trong bảng chữ cái.
Chia các chữ cái hoa thàn các nhóm
sau:
+ Nhóm 1: A, N, M
+ Nhóm 2: P, R, B, D, Đ
+ Nhóm 3: C, G, S, L, E, T
+ Nhóm 4: I, K, V, H
+ Nhóm 5: O, Q
+ Nhóm 6: U, Ư, Y, X
* Luyện viết nét thanh, đậm
Nét đưa lên nhẹ tay, nét xuông đưa
mạnh tay. Chữ i nối sang chữ e rê
bút nghiêng 1 chút.
* Khi trình bày bài thơ, bài văn chú ý
căn đầu bài cân đối 2 bên.
Khi trình bày bày bài toán , đáp số
viết lệch sang bên phải.
* Hướng dẫn HS cách trình bày bài
thơ Mẹ ôm.
GV đọc từng dong thơ cho HS viết
Quan sát giúp đỡ HS yếu
Đọc cho HS soát
* Thu vở chấm, nhận xét, sửa sai cho
từng HS
3. Củng cố- dặn dò
Nhận xét giờ học
Dặn về nhà tự luyện viết cho đẹp.
- 3 bộ phận chính( âm đầu, vần, thanh)
- Bộ phận vần và dấu thanh không thể
thiếu. Bộ phận âm đầu có thể thiếu.
1, 2 HS nhắc lại
- HS lắng nghe
- HS chú ý căn đầu bài cân đối
- Nghe- viết bài
- Soát bài,
- Đổi vở KT chéo
Thứ sáu ngày 17 tháng 9 năm 2010
Luyện toán
Luyện về đơn vị đo thời gian
I.Mục tiêu:
Củng cố về số ngày trong các tháng của năm, về năm nhuận, năm không
nhuận .
Củng cố về mối quan hệ giữa các đơn vị đo thời gian đã học .
II.Các hoạt động
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
1.Kiểm tra bài cũ
- KT học sinh làm BT ở nhà giờ trước
2.Giới thiệu bài
* Hướng dẫn luyện tập
GV hỏi:1 giờ bằng bao nhiêu phút?
1 phút bằng bao nhiêu giây?
1 ngày có bao nhiêu giờ?
1 thế kỉ bằng bao nhiêu năm?
* Cho HS làm bài trong VBT tr.22
Bài 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm
Chốt kết quả đúng : VBT
Bài 2: Cho HS đọc y/c và nội dung
Gọi 1HS đọc kết quả
Bài 3: Cho HS đọc bảng kết quả chạy
của 4HS rồi làm bài
- Chốt kq đúng VBT
Bài 58 toán nâng cao tr. 27: Dành
cho hS khá giỏi
? bài toán cho biết gì.
Bài toán hỏi gì?
- Chốt cách làm đúng:
12 phút 38 giây x 3= 36 phút 114 giây
= 37 phút 54 giây
Đáp số 37 phút 54 giây
3. Củng cố - dặn dò
- 1 giờ =60 phút
- 1 phút =60 giây
- 1 ngày có 24 giờ
- 1 thế kỉ= 100 năm
- HS đọc y/c và tự làm bài vào VBT
- 1 HS đọc kết quả , lớp nhận xét
- Trao đổi cặp đôi làm bài
a) Năm 40 thuộc thế kỉ thứ 1
- Năm 968 thuộc thế kỉ thứ 10
- Năm 1428 thuộc thế kỉ thứ 15
b) Năm 1917 thuộc thế kỉ 20 . Từ đó
đến nay đã được 93 năm
HS làm bài và nêu kết quả
Vài HS đọc bài toán
- Tiến đi bộ 1km hết 12 phút 38 giây
- Đi bộ 3 km thì hết bao nhiêu thời
gian?
- HS suy nghĩ làm bài
- 1, 2 HS nêu cách làm
HS chữa bài vào vở
Luyện Tiếng Việt
Ôn về văn viết thư
I.Mục tiêu :
Rèn kĩ năng viết thư cho HS
HS biết viết 1 lá thư có đủ 3 phần: đầu thư, phần chính, phần cuối
thư với nội dung thăm hỏi, chúc mừng, chia buồn, bày tỏ tình cảm chân thành
II.Các hoạt động
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
1.Giới thiệu bài:
2.Hướng dẫn ôn tập
*GV hỏi: 1 bức thư thường gồm những
phần nào?
? phần đầu thư người ta thường viết gì?
Phần cuối thư ta viết gì?
? Nội dung bức thư thường có những
gì?
? Thư viết cho bạn cần xưng hô như
thế nào
? Thư viết cho người lớn tuổi phải
xưng hô như thế nào?
GV ra đề bài: Em hãy viết thư cho một
người thân ở xa đẻ thăm hỏi và kể về
tình hình học tập của em.
? Cần thăm hỏi người thân những gì.
Cần kể cho người thân những gì?
? Nên chúc và hứa hẹn điều gì?
*HS thực hành viết thư
Thu bài chấm , nhận xét
3. Củng cố - dặn dò
- Bao gồm 3 phần: phần đầu thư, phần
chính, phần cuối thư.
- Địa điểm thời gian viết thư
- Ghi lời chúc, lời cảm ơn , lời hứa hẹn
và ký tên
*Nội đung bức thư cần:
- Nêu lí do và mục đích viết thư
- Thăm hỏi ngườ nhận thư
- Thông báo tình hình người viết thư
- Nêu ý kiến cần trao đổi hoặc bày tỏ
tình cảm
- Xưng hô gần gũi thân mật :( bạn ,
cậu, cậu, mình , tớ.)
- Thể hiện sự tôn trọng : VD viết cho
ông : Ông kính nhớ…
- HS đọc đè , xác định mục đích viết
thư.
- Sức khỏe , tình hình gia đình , công
việc, học tập …
- Tình hình học tập , sinh hoạt, vui
chơi, sức khỏe, …
- Viết thư vào vở
Tuần 5
Ngày soạn: 18 / 9 / 2010
Ngày giảng:Thứ ba ngày 21/ 9/2010
Luyện toán
Luyện về tìm số trung bình cộng
I.Mục tiêu:
Củng cố về số trung bình cộng , cách tìm số trung bình cộng .
II.Các hoạt động
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
1.Giới thiệu bài
2.Hướng dẫn luyện tập
GV hỏi: Muốn tìm số trung bình cộng
của nhiều số ta làm thế nào?
*Hướng dẫn làm bài trong VBT tr.24
Bài 1: Cho HS đọc nội dung yêu cầu
Chốt kq đúng ( nhưVBT)
Bài 2: Gọi HS đọc bài toán
Hướng dẫn HS khai thác nội dung bài
toán
Chốt lời giải đúng ( như trong VBT)
Bài 3: Cho HS đọc đề toán
Bài toán cho biết gì?
Bài toán hỏi gì?
Muốn tính được trung bình mỗi lớp
1có bao nhiêu HS ta phải tính gì trước?
Chốt bài giải đúng VBT
Bài 61:Toán nâng cao tr.27(Dành
cho HS khá giỏi)
Tìm hai số biết TB cộng của chúng là
875và số lớn hơn trong hai số lớn nhất
có 3 chữ số.
Gợi ý : Số lớn nhất có 3 chữ số là số
999. Tính tổng của 2 số bằng cách lấy
875 x 2 = 1 750
3. Củng cố -dặn dò
- Ta tính tổng của các số đó rồi chia
tổng đó cho các số hạng.(vài HS nhắc
lại)
- Trao đổi cặp đôi làm BT
- 1 HS nêu kết quả, lớp nhận xét
- 2,3 HS đọc bài toán
Nghe và phân tích bài toán
Suy nghĩ , tìm tòi lời giải
1 HS giải vào bảng phụ , cả lớp giải
vào vàobài tập
- Số HS của 4 lớp 1ở một trường Tiểu
học
- Trung bình mỗi lớp 1 có bao nhiêu
HS
- Tính tổng số HS của 4 lớp
Cả lớp giải vào VBT
1 HS lên bảng chữa, lớp nhận xét
HS suy nghĩ làm bài
HS trình bày bài giải vào vở ô ly như
đáp án trong sách tr.113
Luyện Tiếng Việt
Luyện viết
I.Mục tiêu:
Tiếp tục giúp HS củng cố kĩ năng luyện viết chữ đẹp
Giáo dục HS yêu thích Tiếng Việt.
II.Các hoạt động
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
1. Kiểm tra :KT học sinh viết các chữ
cái hoa giờ học trước
Nhận xét, sửa sai.
2. Giới thiệu bài
* Hướng dẫn luyện viết
Yêu cầu HS nhắc lại cách viết các chữ
cái hoa và cách viết các chữ cái
thường, khoảng cách từng con chữ
GV nêu: Khoảng cách chữ này cách
chữ kia bằng một chữ o
Hướng dẫn HS viết và trình bày bài
thơ Gà Trống và Cáo
GV đọc bài 1 lượt
Gọi HS nêu các chữ khó (dễ lẫn)
-muôn loài, sung sướng, gian dối…
Nhận xét , sửa sai
Nhắc nhở HS trước khi viết bài vào vở
Yêu cầu HS nhắc lại cách trình bày bài
thơ lục bát
Đọc bài cho HS viết
Đọc cho HS soát
Thu một số bài chấm nhận xét
* Cho hS làm BT:
Bài 1:
Điền vào chỗ chấm(…)tiếng có âm
ch/tr hoặc có vần uôt/uôc
a) Cơm không rau như đau không …
b) Gió chiều…che chiều ấy
c) Gạo … nước …
d) …đắng giã tật, sự thật mất lòng
Bài 2: điền tiếng có vần ên/ênh
- Đi thì ăn trốc ngồi trên
Về thì len lén đứng …xó nhà
- Công …chẳng quản bao lâu
Ngày nay nước bạc ngày sau cơm vàn
3. Củng cố ,dặn dò
2 HS lên bảng viết 10 chữ cái đầu
Cả lớp viết vào giấy nháp
2 HS nhắc lại cách viết các chữ cái hoa
2 HS nhắc lại cách viết các chữ cái
thường
1, 2 HS đọc lại
1, 2 HS lên bảng viết
Cả lớp viết vào giấy nháp
- HS viết bài
HS trao đổi cặp đôi làm bài
HS nêu các từ cần điền
a) thuốc
b) chiều
c) c) trắng , trong
d) thuốc
Từ cần điền là bên và lênh
HS đọc lại 2 câu thơ trên