Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Vai trò của nguồn nhân lực nữ chất lượng cao trong thúc đẩy phát triển kinh tế và tiến bộ xã hội ở tỉnh Quảng Bình hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (326.89 KB, 7 trang )

Tạp chí Khoa học số 36 (02-2019)

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP

VAI TRỊ CỦA NGUỒN NHÂN LỰC NỮ CHẤT LƯỢNG CAO
TRONG THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ TIẾN BỘ XÃ HỘI
Ở TỈNH QUẢNG BÌNH HIỆN NAY
y Nguyễn Thị Như Nguyệt(*)

Tóm tắt
Quảng Bình đang trong quá trình hội nhập và phát triển nên sự đóng góp của nguồn nhân lực nữ
nói chung, nguồn nhân lực nữ chất lượng cao nói riêng là vô cùng cấp thiết và quan trọng. Trên cơ sở
làm rõ bản chất của khái niệm “nguồn nhân lực nữ” và “nguồn nhân lực nữ chất lượng cao”, bài viết
tập trung phân tích vai trị của nguồn nhân lực nữ chất lượng cao trong thúc đẩy phát triển kinh tế và
tiến bộ xã hội ở tỉnh Quảng Bình hiện nay. Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy vai trò của
nguồn nhân lực nữ chất lượng cao có hiệu quả trong thời gian tới góp phần phấn đấu đưa Quảng Bình
phát triển nhanh và bền vững.
Từ khóa: Nguồn nhân lực nữ chất lượng cao, thúc đẩy phát triển kinh tế, thúc đẩy tiến bộ xã hội,
Quảng Bình.
1. Đặt vấn đề
vượng và phát triển đó là nguồn tài nguyên thiên
Trong chiến lược chung về phát triển nguồn nhiên; vốn tài chính; cơng nghệ và nguồn nhân lực.
nhân lực, xuất phát từ những nhu cầu khách quan Nếu yếu tố nguồn nhân lực (còn gọi là nguồn lực
và quan điểm mác xít về vai trị của phụ nữ, Đảng con người), xét về trước mắt cũng như về lâu dài
Cộng sản Việt Nam luôn nhận thức nhất quán, coi là yếu tố quyết định sự phát triển kinh tế - xã hội
phụ nữ là động lực quan trọng của cách mạng. Với của một quốc gia thì nguồn nhân lực nữ là bộ phận
định hướng chiến lược của Việt Nam hiện nay là cơ bản cấu thành nguồn lực ấy.
đổi mới, hội nhập và phát triển, những cơ hội và
Hiểu theo nghĩa rộng: nguồn nhân lực nữ bao
thử thách đặt ra đã và đang đòi hỏi hơn bao giờ hết gồm tổng hịa các tiêu chí của bộ phận dân số nữ
mọi tiềm năng quốc gia phải được khai thác hợp lý, đang có khả năng tham gia vào q trình lao động


trong đó có nguồn nhân lực nữ nói chung và nguồn xã hội và các thế hệ phụ nữ nối tiếp sẽ phục vụ xã
nhân lực nữ chất lượng cao (NNLNCLC) nói riêng. hội. Nói cách khác, nguồn nhân lực nữ được hiểu
Là vùng đất có nhiều tiềm năng để phát triển, không chỉ đơn thuần là lực lượng lao động nữ đã
tỉnh Quảng Bình đang huy động mọi nguồn lực và có và sẽ có, mà cịn bao gồm sức mạnh trí tuệ, tinh
đặc biệt chú trọng bồi dưỡng, phát triển và khai thần của các cá nhân nữ trong một cộng đồng, quốc
thác nguồn nhân lực chất lượng cao, trong đó có gia được đem ra hoặc có khả năng đem ra sử dụng
NNLNCLC. Tuy nhiên, cũng là vùng đất còn gặp vào quá trình phát triển xã hội.
nhiều khó khăn như điều kiện thiên nhiên khắc
Theo nghĩa hẹp: nguồn nhân lực nữ là lực
nghiệt, ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng “trọng nam lượng lao động của xã hội, bao gồm nhóm phụ nữ
khinh nữ” nên vấn đề phát triển NNLNCLC ở Quảng đến tuổi lao động trở lên có khả năng lao động.
Bình cần được đặc biệt quan tâm. Cùng với đó, việc Pháp luật Việt Nam qui định độ tuổi lao động đối
xác định vai trò của NNLNCLC và đề xuất giải pháp với nữ trong khoảng nhỏ hơn của độ tuổi lao động
nhằm phát huy vai trò của NNLNCLC trong thúc nasẻ
cơng việc gia đình, chăm sóc con cái”[1, tr. 40].
Nhiều phụ nữ đã và đang tham gia quản lý khơng
chỉ trong gia đình mà cịn ngồi xã hội. Thực tế đó
khơng chỉ nói lên sự bình đẳng nam - nữ trong đời
sống xã hội mà còn đảm bảo cho phụ nữ có người
đại diện để bảo vệ quyền lợi của giới mình trong
việc thực hiện chính sách ở các cấp, các ngành.
Đồng thời, các cấp, các ngành cũng luôn quan tâm
và tạo điều kiện nhằm phát huy tiềm năng, trí tuệ,
sức sáng tạo, tinh thần khởi nghiệp, khát vọng của
đội ngũ nữ lãnh đạo quản lý, nữ trí thức, nữ cán bộ
khoa học, nữ doanh nhân… Đây chính là biểu hiện
rõ nét nhất trong việc thực hiện mục tiêu bình đẳng

Tạp chí Khoa học số 36 (02-2019)


và tiến bộ xã hội ở Quảng Bình hiện nay.
Tóm lại, phụ nữ có vai trị quan trọng đối với
sự phát triển. Nhìn nhận về vai trị của phụ nữ, Nghị
quyết 04/BCT (khóa VIII) đã khẳng định một quan
điểm mới và khá toàn diện: “Phụ nữ vừa là người
lao động, vừa là người công dân, vừa là người mẹ,
người thầy đầu tiên của con người. Khả năng và
điều kiện lao động, trình độ văn hóa, vị trí xã hội,
đời sống vật chất và tinh thần của phụ nữ có ảnh
hưởng sâu xa đến sự phát triển của thế hệ tương
lai”. Việc phát huy vai trị của NNLNCLC vì thế,
sẽ tạo ra động lực phát triển xã hội, thúc đẩy bước
tiến của dân tộc nói chung, tỉnh Quảng Bình nói
riêng cả về cơ sở vật chất và cuộc sống văn hóa
tinh thần.
Tuy nhiên, việc phát huy, khai thác, sử dụng
NNLNCLC ở Quảng Bình hiện nay vẫn chưa
tương xứng với tiềm năng và nguyện vọng của họ.
Nhiều nơi vẫn chưa chú trọng chiến lược đào tạo
NNLNCLC.Việc khai thác, sử dụng NNLNCLC
ở một số địa bàn chưa hiệu quả. Thực tế đó đặt ra
những yêu cầu mới cho các cấp, các ngành, các
đơn vị trong toàn tỉnh về việc chú trọng và phát
triển NNLNCLC có hiệu quả trong thời gian tới.
Đồng thời, việc đề xuất và thực thi đồng bộ các
giải pháp là một tất yếu có ý nghĩa lý luận và thực
tiễn sâu sắc.
2.3. Giải pháp phát huy vai trị của
NNLNCLC ở Quảng Bình trong thời gian tới
Để thực hiện thắng lợi công cuộc đẩy mạnh

cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với kinh tế tri
thức và hội nhập quốc tế, Đảng bộ tỉnh Quảng Bình
chủ trương phải đặc biệt coi trọng và nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực, phát triển nguồn nhân lực
chất lượng cao. Tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh
lần thứ XVI (2015), Đảng bộ đã đề ra chủ trương
“thực hiện có hiệu quả chủ trương đổi mới căn bản,
tồn diện giáo dục và đào tạo, gắn với phát triển
nguồn nhân lực chất lượng cao” [3, tr. 173].
Kiên định quan điểm đó, tại Đại hội đại biểu
phụ nữ tỉnh Quảng Bình lần thứ XV (2016), Hội
Liên hiệp phụ nữ tỉnh đã xác định đẩy mạnh vai
trò của nguồn nhân lực nữ, trong đó có NNLNCLC
nhằm thực hiện thành cơng ba nhiệm vụ then chốt
của tỉnh về giảm nghèo, phát triển du lịch và cơng
tác cán bộ, góp phần xây dựng Quảng Bình phát
triển nhanh và bền vững. Các giải pháp phát huy vai
111


TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP

trị của NNLNCLC ở Quảng Bình có thể tiếp cận ở
nhiều góc độ, xin đề cập đến một số khía cạnh sau:
Thứ nhất, phải xác định rõ NNLNCLC là
bộ phận quan trọng trong nguồn nhân lực chất
lượng cao, là tài nguyên quý giá trong quá trình
đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Quảng
Bình. Muốn vậy, phải làm cho mọi người nhận
thức rõ vai trò và trách nhiệm của việc đào tạo và

sử dụng NNLNCLC, biến thách thức và chất lượng
nguồn nhân lực thành lợi thế cạnh tranh trong nền
kinh tế tri thức. Đây là nhiệm vụ của toàn xã hội,
là trách nhiệm của các cấp lãnh đạo, quản lý, nhà
trường, doanh nghiệp, gia đình cũng như của bản
thân mỗi người lao động nữ. Đây được coi là giải
pháp mang tính đột phá vào nhận thức con người
Quảng Bình vốn chịu ảnh hưởng nặng nề của tư
tưởng gia trưởng phong kiến. Tư tưởng được khai
thông chính là yếu tố quan trọng định hướng cho
mọi hành động tiến bộ và phát triển bền vững, trong
đó có phát triển NNLNCLC của tỉnh nhà.
Thứ hai, tiến hành điều tra, khảo sát thường
xuyên về nguồn nhân lực nữ và chất lượng nguồn
nhân lực nữ ở tất cả các ngành, các cấp và các
địa bàn; bảo đảm cân đối cung - cầu NNLNCLC
để phát triển kinh tế - xã hội ở từng địa bàn, từng
ngành, từng cấp.
Thứ ba, nâng cao hiệu quả công tác quy hoạch,
quản lý và sử dụng NNLNCLC. Đặc biệt thực hiện
hiệu quả chính sách trọng dụng nhân tài nữ, sử
dụng NNLNCLC phục vụ cho sự phát triển kinh
tế - xã hội ở Quảng Bình. Hàng năm có nhiều nữ
cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ tốt nghiệp, nếu có chính
sách trọng dụng nhân tài hợp lý, tỉnh có thể tuyển
chọn được lực lượng lao động nữ chất lượng cao
cho các tổ chức, các ngành, tuyển chọn được các
tài năng nữ để tạo nguồn xây dựng đội ngũ cán bộ
nữ, các chuyên gia khoa học nữ tâm huyết với sự
nghiệp phát triển quê hương.

Thứ tư, thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao
trình độ chun mơn - kỹ thuật và các kỹ năng lao
động cho NNLNCLC; tạo môi trường làm việc
bình đẳng để khuyến khích NNLNCLC phát huy
hết năng lực, sở trường trong cơng tác; rà sốt, sửa
đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách đã ban hành
liên quan đến nguồn nhân lực nữ và phải tính đến
đặc thù giới tính nữ và thiên chức người mẹ.
Thứ năm, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh cần xây
112

Tạp chí Khoa học số 36 (02-2019)

dựng các dự án mang tính chiến lược nhằm đào
tạo, sử dụng và phát huy vai trò của NNLNCLC,
đặc biệt là cần đặt ra yêu cầu phải gắn kết chặt chẽ
với phát triển và ứng dụng khoa học - công nghệ.
Cùng với giáo dục và đào tạo, khoa học - công nghệ
cũng phải thực sự là quốc sách hàng đầu, là động
lực quan trọng nhất để tỉnh phát triển kinh tế - xã
hội và hội nhập quốc tế.
Thứ sáu, đẩy mạnh hợp tác với các nước trong
khu vực để từng bước tiếp thu, chuyển giao công
nghệ đào tạo đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân
lực chất lượng cao của tỉnh thông qua hợp tác liên
kết đào tạo nguồn nhân lực giữa Trường Đại học
Quảng Bình, các trường Cao đẳng, Trung cấp nghề
của tỉnh với các trường Đại học, Cao đẳng, Trung
cấp nghề của các nước trong khu vực và quốc tế
như Thái Lan, Pháp, Úc, Singapore, Hàn Quốc…

Thứ bảy, bản thân NNLNCLC phải nỗ lực
vươn lên để khẳng định mình trong gia đình và
ngồi xã hội. Bản thân họ phải nâng cao tính tích
cực, nỗ lực vượt qua khó khăn về giới để khẳng
định mình; nêu cao bản lĩnh, khả năng tổ chức tốt
cơng việc gia đình và xã hội; tích cực đấu tranh để
xóa bỏ sự bất bình đẳng giới; nâng cao tính tích
cực xã hội của mình. Bản thân họ phải đứng trước
rất nhiều trách nhiệm và áp lực nhưng khi họ đã tự
nhận thức được về vai trị, vị trí của mình trong xã
hội và có quyết tâm thì chắc chắn họ sẽ sẵn sàng,
tự tin đứng ngang hàng với nam giới trong tất cả
các lĩnh vực đời sống kinh tế - xã hội. Đây chính
là sức mạnh nội sinh của NNLNCLC nhằm hướng
đến mục tiêu bình đẳng và tiến bộ xã hội.
3. Kết luận
Con người là yếu tố hàng đầu, quyết định sự
phát triển của lực lượng sản xuất. Ngày nay, khoa
học - công nghệ phát triển thì nguồn nhân lực vẫn
là quan trọng nhất và lại càng trở nên quan trọng
hơn bao giờ hết khi mà có nguồn nhân lực chất
lượng cao. Tính tất yếu và khách quan này đã đặt
ra yêu cầu mới cho mỗi quốc gia, mỗi địa phương
phải có tầm nhìn chiến lược về xây dựng và phát
triển nguồn nhân lực chất lượng cao, trong đó có
NNLNCLC.
Xây dựng và phát triển NNLNCLC đòi hỏi
phải đồng bộ các giải pháp và sự chung tay của tất
cả các cấp, các ngành. Việc làm này khơng chỉ có ý
nghĩa nâng cao năng lực cạnh tranh, thúc đẩy kinh



TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP

tế phát triển mà cịn minh chứng cho sự tiến bộ của
xã hội khi vấn đề bình đẳng giới được thực hiện.
Đây cũng chính là một trong những nội dung quan

Tạp chí Khoa học số 36 (02-2019)

trọng nhằm thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội
đã được Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Bình lần thứ
XVI (2015) thông qua./.

Tài liệu tham khảo
[1]. Báo cáo quốc gia lần thứ hai về tình hình thực hiện cơng ước Liên hợp quốc xóa bỏ mọi hình
thức phân biệt đối xử với phụ nữ (1999), NXB Phụ nữ, Hà Nội.
[2]. Ban Bí thư (2018), Chỉ thị 21-CT/TW (ngày 20/08/2018) của Ban bí thư về Tiếp tục đẩy mạnh
cơng tác phụ nữ trong tình hình mới.
[3]. Đảng bộ tỉnh Quảng Bình, Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI (tháng 12 - 2015).
[4]. Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Quảng Bình, Văn kiện Đại hội đại biểu phụ nữ tỉnh Quảng Bình lần
thứ XV (tháng 10 - 2016),
[5]. Hồ Chí Minh (2000), tồn tập, tập 9, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
[6]. Nguyễn Văn Khánh (chủ biên) (2018), Nguồn lực trí tuệ Việt Nam, Lịch sử, hiện trạng và triển
vọng, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.
[7]. Nguyễn Thị Giáng Hương (2016), Phát triển NNLNCLC ở Việt Nam trong q trình đẩy mạnh
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật.
[8]. Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Bình (2012), Quyết định số 1136/QĐ-UBND (ngày 21/5/2012)
về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực tỉnh Quảng Bình thời kỳ 2011-2020.
THE ROLE OF HIGH QUALITY FEMALE HUMAN RESOURCES IN

PROMOTING THE ECONOMIC DEVELOPMENT AND SOCIAL PROGRESS
IN QUANG BINH PROVINCE
Summary
Since Quang Binh is in the process of integration and development, the contribution of human
resources in general and a high quality female one in particular is extremely significant. On clarifying
the concept of "female human resource" and "high quality female human resource", the paper focuses
on the role of high quality female human resources in promoting current economic development and
social progress in Quang Binh. Thereby, it proposes some solutions boosting this high quality resource
in the future for Quang Binh’s fast, sustainable growth.
Keywords: High quality female human resources, promote economic development, promote social
progress, Quang Binh.
Ngày nhận bài: 18/9/2018; Ngày nhận lại: 03/12/2018; Ngày duyệt đăng: 13/02/2019.

113



×