Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp phát triển cây đường phố cho thành phố thái bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.34 MB, 108 trang )

1i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chưa sử dụng để bảo vệ luận văn của một học vị nào.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
được cảm ơn và các thơng tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn
gốc.
Tác giả

Nguyễn Thị Như Mai


2ii

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và thực hiện luận văn, tôi đã nhận được sự quan
tâm, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi của Ban giám hiệu Trường Đại
học Lâm nghiệp; Khoa đào tạo sau đại học; Các thầy giáo, cô giáo Trường
Đại học Lâm nghiệp; tơi xin được bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc trước sự quan
tâm và giúp đỡ quý báu đó.
Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến cô giáo TS. Nguyễn Thi
Yến, cùng thầy giáo TS. Đặng Văn Hà, người trực tiếp hướng dẫn khoa học,
đã tận tình chỉ bảo, truyền đạt kinh nghiệm quý báu và giúp đỡ tôi trong thời
gian học tập cũng như trong quá trình hồn thành luận văn. Tơi xin chân
thành cảm ơn Ban lãnh đạo và cán bộ Công ty TNHH một thành viên Mơi
Trường và Cơng trình Đơ thị Thái Bình cùng gia đình, bạn bè và đồng nghiệp
đã giúp đỡ tơi hồn thành luận văn này.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng và nỗ lực của bản thân nhưng chắc chắn
luận văn vẫn khơng tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Rất mong nhận
được những ý kiến đóng góp quý báu của các nhà khoa học, các thầy cô giáo


và đồng nghiệp.
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tơi, có sự hỗ trợ,
hướng dẫn và chỉ bảo của TS. Nguyễn Thị Yến cùng TS. Đặng Văn Hà. Các
nội dung, số liệu thu thập, kết quả xử lý là trung thực và chưa từng được công
bố trước đây. Các số liệu tham khảo được trích dẫn rõ ràng.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 10 năm 2015
Tác giả
Nguyễn Thị Như Mai


3 iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................. vi
DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................. vii
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH .................................................................... viii
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................. Error! Bookmark not defined.
Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨUError! Bookmark not
defined.
1. Nghiên cứu và phát triển cây xanh đường phố trên Thế giới .............. Error!
Bookmark not defined.
2. Vai trò của cây xanh đối với môi trường đô thịError!

Bookmark

not


defined.
3. Nghiên cứu và phát triển cây xanh đường phố ở Việt Nam ................ Error!
Bookmark not defined.
4. Những quy định về trồng cây xanh đường phố.Error!

Bookmark

not

defined.
Chương 2 MỤC TIÊU - ĐỐI TƯỢNG - NỘI DUNG - PHƯƠNG PHÁP
......................................................................... Error! Bookmark not defined.
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............ Error! Bookmark not defined.
2.2. Mục tiêu nghiên cứu................................. Error! Bookmark not defined.
2.3. Nội dung nghiên cứu ................................ Error! Bookmark not defined.
2.3.1. Đánh giá hiện trạng và phân loại hệ thống đường phố của thành phố
Thái Bình ......................................................... Error! Bookmark not defined.


4

2.3.2. Đánh giá hiện trạng cây trồng và hình thức tổ chức trồng cây trên các
đường phố đã xây dựng trong khu vực thành phố Thái Bình. ................. Error!
Bookmark not defined.
2.3.3. Đề xuất giải pháp phát triển cây xanh đường phố trong khu vực nghiên
cứu ................................................................... Error! Bookmark not defined.
2.4. Phương pháp nghiên cứu .......................... Error! Bookmark not defined.
2.4.1. Hiện trạng và các chỉ tiêu kỹ thuật hệ thống đường phố thành phố Thái
Bình ................................................................. Error! Bookmark not defined.

iv
2.4.2.Đánh giá hiện trạng cây trồng và hình thức tổ chức trồng cây trên các
đường phố trong khu vực thành phố Thái Bình.Error!

Bookmark

not

defined.
2.4.3. Xác định tiêu chí để lựa chọn tập đồn cây trồng cho hệ thống cây
đường phố của thành phố Thái Bình. .............. Error! Bookmark not defined.
2.4.4. Để xuất giải pháp phát triển cây xanh đường phố trong khu vực nghiên
cứu ................................................................... Error! Bookmark not defined.
Chương 3 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN- KINH TẾ- XÃ HỘI THÀNH PHỐ
THÁI BÌNH..................................................... Error! Bookmark not defined.
3.1. Điều kiện tự nhiên .................................... Error! Bookmark not defined.
3.2. Dân số, lao động và nguồn lực ................. Error! Bookmark not defined.
3.3. Kinh tế và công nghiệp ............................ Error! Bookmark not defined.
3.4. Thương mại, dịch vụ và du lịch ............... Error! Bookmark not defined.
3.5. Văn hóa và giáo dục. ................................ Error! Bookmark not defined.
Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............ Error! Bookmark not defined.
4.1. Đánh giá hiện trạng và phân loại hệ thống đường phố của thành phố Thái
Bình ................................................................. Error! Bookmark not defined.


5

4.2.Đánh giá hiện trạng cây trồng và hình thức tổ chức trồng cây trên các
đường phố trong khu vực thành phố Thái Bình.Error!


Bookmark

not

defined.
4.2.1. Hiện trạng và thành phần lồi cây đường phốError! Bookmark not
defined.
4.2.1.1. Đường Lê Lợi ..................................... Error! Bookmark not defined.
4.2.1.2. Đường Trần Thái Tông ...................... Error! Bookmark not defined.
4.2.1.3. Đường Quang Trung .......................... Error! Bookmark not defined.
4.2.1.4. Đường Lý Bôn ................................... Error! Bookmark not defined.
4.2.1.5. Đuờng Lý Thuờng Kiệt ...................... Error! Bookmark not defined.
4.2.1.6. Đường Trần Hưng Đạo ...................... Error! Bookmark not defined.
4.2.1.7. Đường Lê Đại Hành. .......................... Error! Bookmark not defined.
4.2.1.8. Đường Trần Thánh Tông ................... Error! Bookmark not defined.
v
4.2.2. Đánh giá sinh trưởng và chất lượng của cây xanh đường phố ...... Error!
Bookmark not defined.
4.2.2.1 Ảnh hưởng môi trường đến sinh trưởng của cây xanh. ............... Error!
Bookmark not defined.
4.2.2.2 Đặc điểm sinh trưởng của cây xanh đường phốError! Bookmark not
defined.
4.2.3. Đánh giá tổ chức các loài cây đường phốError!

Bookmark

not

defined.
4.3. Xác định tiêu chí để lựa chọn tập đoàn cây trồng cho hệ thống cây đương

phố của thành phố Thái Bình. ......................... Error! Bookmark not defined.
4.3.1. Tiêu chí chung cho việc lựa chọn lồi cây trồng đường phố ......... Error!
Bookmark not defined.
4.3.2. Tiêu chí chọn cây theo mục đích sử dụng, quy mơ đường phố. .... Error!
Bookmark not defined.


6

4.4. Đề xuất giải pháp phát triển cây xanh đường phố trong khu vực nghiên
cứu ................................................................... Error! Bookmark not defined.
4.4.1. Giải pháp quy hoạch phát triển hệ thống cây xanh đường phố khu vực
nghiên cứu. ...................................................... Error! Bookmark not defined.
4.4.2. Giải pháp về quản lý và duy trì hệ thống cây xanh đường phố .... Error!
Bookmark not defined.
KẾt luẬn – TỒn tẠi – KiẾn nghỊ ........ Error! Bookmark not defined.
1. Kết luận ....................................................... Error! Bookmark not defined.
2. Tồn tại ......................................................... Error! Bookmark not defined.
3. Kiến nghị ..................................................... Error! Bookmark not defined.
TÀI LIỆU THAM KHẢO


7
vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

TT
1


Ký hiệu
TP

Giải thích
Thành phố

2



Quyết định

3

BXD

Bộ xây dựng

4

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

5

NĐ-CP

Nghị định- Chính Phủ


6

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

7

Công ty TNHH

Công ty trách nhiệm hữu hạn

8

ĐH

Đại học

9



Cao đẳng

10

TDTTi

Thể dục thể thao


11

THPT

Trung học phổ thông

12

THCS

Trung học cơ sở

13

1,3

Đường kính trung bình ở vị trí cách gốc 1,3m

14

vn

Chiều cao vút ngọn trung bình

15

t

Đường tán trung bình


16

dc

Chiều cao dưới cành trung bình

17

T

Tốt

18

TB

Trung bình

19

STT

Số thứ tự

20

NXB

Nhà xuất bản



8
vii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Tên bảng

TT
4.1
4.2

Trang

Bảng thông số về mạng lưới giao thơng Thái Bình

28

Danh sách lồi cây xanh đường phố được trồng tại thành phố Thái

30

Bình

4.3

Hiện trạng cây xanh đường phố trên đường phố Lê Lợi

33


4.4

Thành phần loài cây trang trí tầng thấp trên đường phố Lê Lợi

34

4.5

Hiện trạng cây xanh đường phố trên đường phố Trần Thái Tông

36

4.6

Thành phần lồi cây trang trí trên đường phố Trần Thái Tơng

37

4.7

Hiện trạng cây xanh đường phố trên đường phố Quang Trung

38

4.8

Hiện trạng cây xanh đường phố trên đường phố Lý Bôn

40


4.9

Hiện trạng cây xanh đường phố trên đường phố Lý Thường Kiệt

43

4.10

Thành phần lồi cây trang trí tầng thấp trên đường Lý Thường Kiệt

44

4.11

Hiện trạng cây xanh đường phố trên đường Trần Hưng Đạo

47

4.12

Hiện trạng cây xanh đường phố trên đường Lê Đại Hành

49

4.13

Hiện trạng cây xanh đường phố trên đường Trần Thánh Tơng

51


Bảng tổng hợp các lồi cây đề xuất trồng trên các tuyến phố thuộc

64

4.14

phạm vi nghiên cứu của thành phố Thái Bình


9
viii

DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
Tên ảnh

TT

Trang

4.1

Cây xanh trên đường Lê Lợi

35

4.2

Dải phân cách đường Lê Lợi

35


4.3

Đoạn 1 đường Trần Thái Tông

35

4.4

36

4.5

Đoạn 2 đường Trần Thái Tông
Đường Quang Trung

4.6

Cây xanh bị nghiêng đổ trên đường Quang Trung

39

4.7

Đoạn đường khơng có cây xanh trên đường Lý Bôn

42

Một số ảnh hưởng đến sự phát triển của cây trên đường


42

4.8
4.9
4.10

Lý Bôn
Đường Lý Thường Kiệt

43

Cây xanh bị vướng bởi cáp quang trên phố Lý Thường

45

Kiệt

4.11 Đường phố Trần Hưng Đạo
4.12

39

Cây xanh bị xâm hại bởi con người tại đường Trần Hưng

46
46

Đạo

4.13 Đường Lê Đại Hành


48

4.14 Cây xanh cịn thiếu trên đường Lê Đại Hành

50

4.15

Khơng gian sống hạn hẹp của cây xanh trên đường Lê

50

Đại Hành

4.16 Đường Trần Thánh Tơng

50

4.17 Các cơng trình kỹ thuật trên đường Trần Thánh Tông

54


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Cây xanh là một trong những thành phần khơng thể thiếu của cấu trúc đơ
thị, có vai trị quan trọng đối với đời sống con nguời, là một nhân bộ phậnn
quan trọng của hệ sinh thái tự nhiên. Nó khơng chỉ có tác dụng như một hệ

thống lọc khổng lồ làm giảm hàm lượng bụi, hấp thụ các khí độc và như một
máy điều hịa khí hậu, có tác dụng làm giảm biên độ nhiệt, giảm tốc độ gió,
giảm tiếng ồn, tăng độ ẩm khơng khí, chống phóng xạ…mà cịn có ý nghĩa
lớn về mặt cảnh quan , cải thiện tình hình sức khỏe con người sau những giờ
làm việc căng thẳng.
Ngày nay q trình đơ thị hóa, hiện đại hóa trên đất nước ta đang diễn ra
với tốc độ cao.Các đô thị đua nhau mọc lên, đua nhau phát triển với quy mô
rộng lớn hơn rất nhiều.Cùng với sự phát triển đó đã kéo theo rất nhiều vấn đề
như: ơ nhiễm khơng khí, ơ nhiễm mơi trường, ô nhiễm nguồn nước….Nhiều
nghiên cứu khẳng định ô nhiễm môi truờng khơng khí trên các tuyến đưịng
phố là ngun nhân chính dẫn đến ơ nhiễm mơi truờng khơng khí đơ thị, gây
ảnh huởng tới sức khoẻ cho dân cư đô thị. Trong các giải pháp kỹ thuật hạn
chế ô nhiễm mơi trưịng đơ thị thì giải pháp trồng cây xanh đuờng phố là ít
tốn kém, phát huy tác dụng lâu dài và mang lại hiệu quả rõ rệt.. Trong những
năm gần đây các nhà nghiên cứu lâm nghiệp đô thị cho thấy cây xanh đơ thị
nói chung và cây xanh đưịng phố nói chung có giá trị gấp nhiều lần khơng
chỉ về những vật chất hữu hình mà cịn là vật chất vơ hình. Chính vì vậy phát
triển cây xanh đô thị cần được quan tâm và phát triển, trong đó bao gồm cây
xanh đường phố
Thành phố Thái Bình thuộc tỉnh Thái Bình, thuộc Đồng bằng Sơng
Hồng, đất đai màu mỡ. Thành phố Thái Bình là trung tâm văn hóa, kinh tế, xã
hội, khoa học, quốc phòng của tỉnh Thái Bình và của 8 tỉnh duyên hải Bắc
Bộ. Ngày 12/12/2013 Thủ tướng chính phủ ra Quyết định 2418- QĐ/TT cơng


2

nhân thành phố Thái Bình là đơ thị loại II thuộc tỉnh Thái Bình. Là một thành
phố đang trên đà phát triển, đang vươn lên sau những thời kỳ khó khăn và
chiến tranh, hệ thống cây xanh đang dần được cải tạo và là mối quan tâm của

tỉnh. Là một thành phố có biển nên cũng bị ảnh hưởng của gió, bão, sâu bệnh
nên cây xanh đường phố Thái Bình cũng chịu nhiều tác động khác nhau, q
trình đơ thị hóa khiến hệ thống cây xanh bị suy giảm về số lượng lẫn chất
lượng, ý thức gây trồng chăm sóc và bảo vệ cây xanh của người dân khơng
cịn tích cực như xưa, việc trồng cây xanh trên các tuyến đường, tại các cơng
trình cơng cộng của thành phố cịn nhiều bất cập, cây được trồng có cấu trúc
thường khơng phù hợp với từng khu vực của thành phố cho nên khả năng phát
huy tác dụng chưa cao, làm ảnh hưởng không nhỏ tới cảnh quan đô thị.
Xuất phát từ thực tế đó, việc nghiên cứu chọn lồi cây trồng thích hơp và
tìm giải pháp tốt để phát triển hệ thống cây xanh đường phố Thành phố Thái
Bình là cần thiết, khơng chỉ có ý nghĩa về mặt lý luận mà cịn có ý nghĩa thực
tiễn thiết thực. Đây là lý do chính tơi chọn đề tài “ Đánh giá hiện trạng và đề
xuất giải pháp phát triển cây đường phố cho thành phố Thái Bình”


3

Chương 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1. Nghiên cứu và phát triển cây xanh đường phố trên Thế giới
Từ thời kỳ sơ khai của nền văn minh nhân loại, cây xanh ln giữ vai
trị quan trọng. Người Trung hoa, La Mã đã sử dụng cây xanh để trang trí nhà
cửa, lăng miếu, đền thờ, tượng đài..Qua các thời kỳ phát triển của xã hội lồi
người, đơ thị dần được hình thành và không ngừng phát triển. Cùng với sự
phát triển đó là sự ra đời và phát triển của hệ thống cây xanh trong đơ thị
trong có cây xanh đường phố nhằm nâng cao môi trường sống và cải tạo cảnh
quan đô thị
Giai đoạn TCN cây xanh mang đậm chất kinh tế và tâm linh. Với các
đô thị đời sớm như như Ai Cập, La Mã…cây xanh chủ yếu là những loại cho
hiệu quả kinh tế như chà là, cọ, cây ăn quả….hoặc những loài cây lớn như

tùng, bách…được coi là những vị thần của núi rừng. Giai đoạn sau công
nguyên cây xanh được chú trọng nhiều hơn, không chỉ mang hiệu quả kinh tế
mà còn mang lại những yếu tố tinh thần.
Trên thế giới, lịch sử trồng cây dọc theo các tuyến đường đã có từ thế kỷ
X trước công nguyên. Tuyến đường được trồng cây trong giai đoạn này tuyến
đường nối từ Kolkata của Ấn Độ đến Afghanistan nằm ở chân dãy Hymalaya,
mục đích của việc trồng cây xanh trên tuyến đường này là xuất vì mục đích
qn sự. Cây trên đường được trồng thành 3 hàng, một hàng chính giữa trung
tâm đường và hai hàng cây hai bên đường. Vào thời kỳ đó tuyến đường này
cịn có một tên gọi khác là đường cây lớn “Grand trunk road”[24]. Sau đó đến
khoảng giữa thế kỷ VII trước cơng nguyên vùng Lưỡng Hà (Mesopotania),
khi xây dựng cung điện người ta trồng các hàng cây Tùng và Bách Italia
thành hàng đối xứng dọc theo tuyến đường trong khu vực cung điện. Nhiều


4

học giả cho rằng đây có thể xem là mốc lịch sử về trông cây đường phố của
các quốc gia vùng Châu Âu.
Thời kỳ Hy lạp cổ đại, từ thế kỷ VII TCN đến thể kỷ IV sau công
nguyên, người ta thấy hai bên đường dạo phía trước các sân vận động và
quảng trường trước các đền thờ có trồng cây La Mã thì lại chủ yếu trồng Bách
Italia. Tiếp đến thời kỳ từ thế kỉ V cho đến thế kỷ XIX nhiều quốc gia Châu
Âu cũng đã trồng Bách Italia trên các tuyến đường hành lễ.
Ở Châu Âu, sau thời kỳ văn nghệ phục hưng, một số quốc gia vùng Châu
Âu công tác trồng cây đường phố phát triển khá nhanh. Điển hình là ở Pháp,
Henri II Đại đế đã từng công bố pháp lệnh trồng cây ngay từ năm 1552, phát
động nhân dân trong cả nước trồng cây trên các tuyến đường chính trong các
khu ở và trồng cây trên các tuyến đường quốc lộ. Cũng trong thời kỳ này Đế
chế Áo- Hung cũng đưa kế hoạch trồng cây Ngơ Đồng Pháp dọc theo các

tuyến đường chính trong cả nước với mục đích là bổ sung nguồn gỗ cung cấp
cho các hoạt động quân sự.[19]
Ở Liên Xô cũ (trước khi giải thể năm 1991) công tác phát triển cây đường
phố cũng đạt được nhiều thành tựu, cả về lý luận lẫn thực tiễn đều rất phát triển,
đặc biệt là những năm sau cách mạng tháng 10 Nga thành công[23]. Trong hệ
thống cây đường phố nhấn mạnh việc kết hợp giữa những đường bóng mát, các
dải rừng phịng hộ để tạo thành những hành lang xanh trong đô thị. Số lượng
đường bóng mát đã tăng lên đáng kể ở Matxcova từ 40 tuyến từ những năm
1967 lên 100 tuyến đường năm 1973. Những tuyến đường này đã góp phần bảo
vệ và cải thiện môi trường của thành phố.
Trong các cơng trình nghiên cứu của L.B.Lunx A.C. Xalatyn, L.X.
Dalexcaia và nhiều nhà nghiên cứu khác đã tìm tịi về tỉ trọng cây xanh đường
phố thích hợp, đề ra những nguyên tắc cơ bản và các vẫn đề thiết kế cây xanh


5

đường phố, kết quả của các cơng trình nghiên cứu đã được vận dụng trong
thực tiễn xây dựng ở Liên Xô, Đức, Mỹ, Anh, Pháp.
Ở Pháp, từ thời vua Henry IV (Henry Navarre 1579-1610), ông đã cho
thiết kế lại các đường quốc lộ với những hàng cây rợp bóng mát. Sau khi ơng
bị ám sát, Hồng hậu Marie De Medici đã cho làm con đường dài đầu tiên
trong thành phố Paris có hàng cây hai bên để đi dạo. Từ đó, như là mốt thời
thượng, con đường rợp bóng cây đua nhau xuất hiện, trở thành nền tảng cho
sự phát triển cây xanh đường phố của Paris. Cho đến đời Napoleon III, các
hàng cây xanh mướt khắp các con phố Paris mới được gây dựng quy mô lớn
và phát triển thành Thủ đô Paris hoa lệ như ngày hôm nay.
Mặc dù châu Âu đã có một lịch sử lâu dài và phong phú của các thiết kế
không gian xanh, quản lý cây xanh [20]. Nhưng lâm nghiệp đơ thị chính thức
là một lĩnh vực khoa học được nghiên cứu ở châu Âu trong thập niên 1980

đầu tiên tại Vương quốc Anh. Jorgensen giới thiệu các khái niệm về lâm
nghiệp đô thị tại Đại học Toronto, Canada, vào năm 1965 [22]“Lâm nghiệp
đô thị không chỉ liên quan đến cây xanh thành phố hay quản lý cây cá thể, mà
còn quản lý cây xanh trong toàn bộ khu vực chịu ảnh hưởng và sử dụng bởi
cư dân đô thị”.
Ở Mỹ, theo Nowak (1994) đưa ra rằng diện tích phủ xanh ở Mỹ trải từ
55% ở Baton Rouge, Louisiana tới 1% ở Lancaster, California, tỷ lệ phủ xanh
lớn nhất là ở những vùng đất trống, công viên và khu dân cư. Cây xanh đường
phố chiếm 1/10 số cây trong đô thị. Riêng thành phố Chicago nơi có cây xanh
bóng mát phát triển mạnh nhất trên các tuyến đường phố. Tồn thành phố có
khoảng 3,1 triệu cây xanh , trong đó 10% là cây xanh đường phố chiếm 24%
tổng diện tích phủ xanh của thành phố [21].
Ở Châu Á, nước có lịch sử trồng cây đường phố sớm nhất là Trung Quốc.
Theo tác giả Woang hao, lịch sử trồng cây trên các tuyến đường ở Trung


6

Quốc đã có cách đây khoảng 3500 năm. Tiếp đến là Nhật Bản, xuất hiện đầu
những năm đầu thế kỉ 17. [18]
Từ những kết quả nói trên có thể thấy lịch sử trồng cây đường phố đã
xuất hiện manh nha cách đây hơn ba nghìn năm., nhưng thực sự mới chỉ phát
triển trong vòng mấy năm trở lại đây. Từ khâu thiết kế đến triển khai xây
dựng các cơng trình cây xanh đường phố, hiện nay trên thế giới đã có một hệ
thống lý luận và thực tiễn phong phú.
Trên thế giới khơng những đã có rất nhiều cơng trình nghiên cứu mơ
hình và các tiêu chí của một đơ thị xanh, đô thị sinh thái, đô thị bền vững về
mặt môi trường, mà trong thực tế ở một số nước đã xây dựng thành công tác
đô thị được thừa nhận là các đô thị xanh, đô thị sinh thái như là: Curitiba
(brazil), Thanh Đảo, Bắc Hải (Trung Quốc), singaporre, Stockholm…

Tại quốc đảo Singapore, mỗi đường phố của đảo quốc này trồng một loại
cây với chiều cao được khống chế và cắt tỉa tạo dáng phù hợp. Cây xanh thân
gỗ che bóng mát, dây leo, cây bụi và các loại hoa được trồng trên những con
phố, công viên, các công trình cơng cộng, khu bảo tồn thiên nhiên đã tạo nên
không gian xanh mát của quốc gia này. Dọc theo những đại lộ chính của
Singapore là những hàng cây me Tây đã nhiều tuổi, có độ che phủ và tỏa
bóng rộng đến 30 mét đường kính. [18]
Những thành tựu nghiên cứu về đô thị xanh, đô thị này đã được hình
thành trên thế giới là những kinh nghiệm rất quý báu và là mẫu hình cho Việt
Nam học tập.
2. Vai trị của cây xanh đối với mơi trường đơ thị
 Đối với mơi trường khơng khí và khí hậu
Người ta thường ví cây xanh đối với mơi trường đơ thi tương tự như là lá
phổi hô hấp của con người


7

Khi gió thổi khơng khí xun qua cây xanh, hàm lượng bụi trong
khơng khí sẽ được các lá cây giữ lại phần lớn, làm cho khơng khí trong sạch
hơn. Tổng lượng bụi được bám giữ trên 1 cây có tán lá lớn, rậm có thể đạt tới
từ 10-30kg. Nồng độ bụi trong khơng khí thổi qua cây xanh có thể giảm đi từ
20-60%. Cây xanh hai bên đường phố có thể giảm lượng bụi trong khơng khí
đối với các tầng trên của nhà phố từ 30-60%.
Dưới tác dụng của bức xạ mặt trời, cây xanh sẽ được hút nước từ đất,
hấp thụ nhiệt bức xạ mặt trời và hấp thụ khí CO2 từ khơng khí để tiến hành
lục diệp hóa và nhả ra khí O2- rất hữu ích đối với sức khỏe con người và
giảm thiểu khí “nhà kính”. Nhiệt độ khơng khí ở vùng cây xanh ban ngày thấp
hơn từ 1-3 độ C. Hàm lượng O2 trong khơng khí lớn hơn tới 20% và hàm
lượng C02 ít hơn, đồng thời làm giảm sự chói chang trong những ngày nắng

nóng, giảm phản xạ bức xạ mặt trời ra xung quanh.
Theo tài liệu nghiên cứu của Nhật Bản: Trung bình 1ha rừng hay vườn
cây rậm rap có thể hấp thụ 1000kg CO2 và thải ra 730Kg O2 mỗi ngày.
Trung bình 1ha thảm cỏ có thể hấp thụ 360kg CO2 và thải ra 240kg O2 mỗi
ngày. Trung bình một người lớn mỗi ngày đêm hô hấp 0,75kg O2 và thải ra
0,9 kg CO2. Do đó mỗi người dân đơ thị cần diện tích khoảng 10m2 cây xanh
hoặc 25m2 thảm cỏ để đảm bảo khơng khí trong lành cho cuộc sống
Cây xanh có khả năng hấp thụ tiếng ồn. Khả năng hấp thụ tiếng ồn của
cây xanh phụ thuộc vào dải cây xanh rậm rạp hay thưa thớt, rộng hay hẹp, cao
hay thấp.
Cây xanh có tác dụng sát trùng, diệt một số vi trùng, vi khuẩn độc hại,
hấp thụ các khí độc hại và đảm bảo vệ sinh môi trường. Như là các loại cây
sau: thơng, dịi đỏ, trắc bá diệp, linh sam, sồi đen, trăn, dâu da.[2]


8

 Đối với mơi trường đất và nước
Cây xanh có khả năng lưu giữ một phần nước mưa, giữ mặt đất xốp
cùng với hệ rễ cây đâm sâu xuống đất, giúp cho nước mưa thấm nhanh xuống
dất, làm giảm và làm chậm tốc độ nước chảy tràn trên mặt đất, giảm lượng
nước ngập úng trong đơ thị
Cây xanh có khả năng hấp thụ nhiều chất ô nhiễm độc hại trong môi
trường nước nếu cây sống trong nước và trên mặt nước và ở các vùng đất
ngập nước và trong môi trường đất, đặc biệt là hấp thụ và giữ chứa lâu dài
trong các mơ bì của lá cây, trong thân cây, cành cây và rễ cây các loại kim
nặng, như là chì, asen, thủy ngân,...[2]
 Đối với cảnh quan đơ thị
Hệ thống cây xanh đô thị làm tăng thẩm mỹ cảnh quan đô thị, tạo ra cảm
giác êm dịu về mày sắc và mơi trường khí hậu đơ thị, tơn cao giá trị thẩm mỹ

của các cơng trình kiến trúc, các đài kỷ niệm, các danh lam thắng cảnh. Các
vườn hoa, công viên cây xanh, không gian xanh và nước là một thành tố
không thể thiếu được của đô thị, phục vụ cho nhu cầu giải trí, nghỉ ngơi, đi
dạo và ngoạn mục của nhân dân đô thị, cũng như các khách vãng lai và khách
du lịch.[2]
3. Nghiên cứu và phát triển cây xanh đường phố ở Việt Nam
Việt Nam tốc độ đơ thị hóa chậm so với thế giới và khu vực bởi phải
qua một thời kì chiến tranh dài, kinh tế kiệt quệ khơng kể sự kìm hãm của
phong kiến phương Bắc trong hơn 1000 năm đô hộ. Tuy nhiên, vấn đề đơ thị
hóa ở Việt Nam khơng thể tách rời khỏi phạm vi này của Châu Á nói chung
và Đơng Nam Á nói riêng (B.K.Thế 1996).
Cơng tác trồng cây xanh ở các đô thị đã được tiến hành từ hàng trăm
năm trước. Từ xa xưa, cha ông ta khi xây dựng các cơng trình kiến trúc cũng
đã chú ý tới việc trồng cây xanh. Những tài liệu lưu lại khơng cịn nhưng


9

những thành quả của việc trồng cây xanh còn lại đến ngày nay thể hiện ở các
đình, đề, chùa hoặc các cơng trình lăng tẩm và đây cũng thể hiện truyền thống
và bản sắc dân tộc riêng của Việt Nam. Đặc biệt tại thành phố Huế, vào thời
kỳ Triều Nguyễn cây xanh đã được chú trọng trồng trên các con đường, trong
mỗi vườn nhà tạo nên nét đặc trưng riêng.
Đó là sự phát triển không liên tục, khắc hẳn với một số đô thị ở Rome,
paris…Theo số liệu của cục thống kê năm 2009, Việt Nam có gần 90 triệu
dân và hơn 30% dân số sống trong các đô thị, như thế việc hình thành các khu
dân cư trong đơ thị là tất yếu xảy ra, đặt yêu cầu gia tăng diện tích cây xanh
nhằm góp phần giữ gìn, cân bằng mơi trường sinh thái đơ thị.
Nhiều cơng trình nghiên cứu và bài viết liên quan đến quy hoạch đô thị,
phát triển cây xanh và quản lý trong môi trường đô thị, kiến trúc cảnh quan đô

thị, chủng loại cây xanh đô thị,…đã được Hàn Tất Ngạn, Phạm Kim Giao,
Nguyễn Thanh Thủy, Trần Hợp, Nguyễn Thế Bá, Chế Đình Lí…cơng bố. Các
cơng trình này cung cấp thêm cho các nhà quản lý, các nhà khoa học những
kiến thức nhất định trong việc quy hoạch chung đô thi hay quản lý cây xanh
cho môi trường đô thị.
Tại Hà Nội phần lớn cây xanh trên đường phố, công viên và trong các
vườn Bách thảo được Pháp trồng vào cuối thế kỷ XIX và dầu thế kỷ XX.Như
có hơn 1.400 cây sấu cổ thụ, trồng khắp nơi trong thành phố và nhiều nhất là
phố Phan Đình Phùng được người Pháp trồng vào cuối thế kỷ XIX. Hay ở
phố Lò Đúc, con phố duy nhất trồng Sao đen ở Hà Nội đầu thế kỷ XX. Hồ
Gươm trước đây khá rộng, nhà dân ở ra sát mé hồ. Tháng 11 năm 1885 giải
tỏa các hộ dân sống xung quanh hồ và khởi công đổ đất cạp hố, cho san lấp
những vùng trũng thấp.Đến đầu năm 1893, con đường nhựa chạy quanh Hồ
Gươm được khánh thành.Thảm cây xanh quanh Hồ Gươm cũng được trồng từ
đấy với nhiều loài cây được đưa từ nhiều miền của đất nước.Vì vậy thảm cây


10

xanh ở đây hoàn toàn là cây nội địa, khác với thảm cây khu vực Bách thảo.Có
thể nói đây là thảm cây q nhất thủ đơ Hà nội và ít chịu tác động nhất bởi
q trình đơ thị hóa.
Việc nghiên cứu về lâm nghiệp đô thị một cách khoa học được thực hiện
tập trung khoảng một vài chục năm gần đây. Từ ngày miền Bắc được giải
phóng, nhiều tuyến đường phố mới được xây dựng với hệ thống cây xanh ổn
định, tạo cảnh quan đô thị. Công tác trồng cây xanh ở các đơ thị đã được
Trung ương Đảng, Chính phủ và đặc biệt là Hồ Chủ Tịch hết sức quan tâm.
Đảng và chính phủ đã có nhiều nghị quyết, chỉ thị vạch ra phương hướng và
nhiệm vụ cho công tác trồng cây, gây rừng thực hiện việc trồng cây trong cả
nước. Trong hoàn cảnh đất nước trải qua cuộc chiến tranh phá hoại tàn khốc

của giặc Mỹ, công tác cải tạo và xây dựng đơ thị bị đình đốn, công tác cây
xanh không phát triển. Nơi nào nhận thức được lợi ích của cây xanh đơ thị và
quan tâm chỉ đạo thì phong trào trồng cây đường phố, bảo vệ cây và các công
viên, vườn hoa làm tốt, điển hình như Hà Nội, Hải Phịng. Nhiều nơi cơng tác
cây xanh khơng được chú ý, khơng có tổ chức chun trách, thiếu kế hoạch
ươm và trồng. Nhiều nơi đã trồng cây một cách tuỳ tiện và cây trồng không
đúng tiêu chuẩn quy phạm xây dựng đô thị đã làm hư hỏng nhà cửa và các hệ
thống cơng trình ngầm, hạn chế ánh sáng và gió mát. Nhưng từ những nỗ lực
ban đầu đó, kết quả đã trồng được nhiều cây bóng mát, cây phong cảnh được
những đai cây xanh ở ngoại ơ có tác dụng phịng hộ cho thành phố, diện tích
cây xanh đơ thị được tăng lên so với thời gian trước khi miền Bắc giải phóng
Theo sự đánh giá của Bộ Tài Nguyên và Môi trường (2010) việc trồng
cây xanh đường phố ở đô thị ở Việt Nam cịn rất ít và chưa đạt tiêu chuẩn về
độ che phủ cũng như cân bằng sinh thái. Theo “Tạp chí kiến trúc” có nêu thì
hiện nay thành phố Huế là thành phố có nhiều cây xanh nhất cả nuớc bao gồm
nhiều chủng loại gồm 87 sắc mộc thuộc 33 họ thực vật khác nhau; khu vực


11

Đồng Bằng sơng Củư Long có thành phố Trà Vinh nổi tiếng là thành phố
xanh với trên 1000 cây cổ thụ và bóng mát.
Tại Việt Nam cây xanh chưa đạt tiêu chuẩn về độ che phủ cũng như cân
bằng sinh tháiQ trình đơ thị hóa nhanh đang diễn ra trên cả nước đã và đang
tác động mạnh mẽ đến tỷ lệ cây xanh đơ thị. Diện tích cây xanh/người dân đô
thị tại một số thành phố lớn như: Hà nội 1,65m2/người (tồn đơ thị là
11,2m2/người), Thành phố Hồ Chí Minh 1,9m2/người, Đà Nẵng
5,02m2/người.
Ở hai thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh diện tích
cây xanh đơ thị đạt không quá 2cây xanh/người, chỏ bằng 1/10 chỉ tiêu cây

xanh các thành phố trên thế giới khoảng 20-25 cây xanh/ người). Hệ thống
cây xanh đường phố mới chỉ hình thành và tập trung tại các đơ thị lớn và
trung bình, các đơ thị nhỏ cây xanh chưa hình thành hệ thống, chiếm diện tích
khơng đáng kể.
Nhìn chung việc nghiên cứu cây xanh ở Việt Nam còn chưa thực sự
được quan tâm, hầu hết các thông tin thu được chưa hệ thống, chưa đủ khái
quát thành quy luật về tác dụng của cây xanh đến môi trường đô thị và chưa
sử dụng hợp lý với mục đích là cơ sở cho việc xác định tiêu chuẩn cây xanh
đô thị cũng như các lồi cây thích hợp vào trồng trong đô thị
Như vậy, vấn đề về phát triển cây xanh đường phố ở Việt Nam có lịch sử hơn
100 năm và nay nó được thể hiện trong các văn bản pháp quy dưới đây.
- Chỉ thị 45-TTg năm 1974 Về công tác trồng cây xanh ở các đô thị do
Thủ tướng Chính phủ ban hành
- TCVN4449:1987. Quy hoạch xây dựng đô thị- Tiêu chuẩn thiết kế.
- Tập I - Quy chuẩn xây dựng Việt Nam: Nghị định 08/2005 về Quy
hoạch Xây dựng.


12

- Luật quy hoạch đô thị “điều 68” Quản lý cây xanh, công viên, cảnh
quan tự nhiên và mặt nước
- Bộ Xây dựng ban hành theo Quyết định số 01/QĐ-BXD ngày 05 tháng
01 năm 2006 về TCVN 362 : 2005 - “Quy hoạch cây xanh sử dụng công cộng
trong các đô thị - Tiêu chuẩn thiết kế” quy định các chỉ tiêu diện tích cây xanh
sử dụng cơng cộng trong các đô thị và các nguyên tắc thiết kế, được đã xác
định cây xanh trong đô thị bao gồm: cây xanh công cộng, cây xanh sử dụng
hạn chế, cây xanh chuyên dụng.
- Nghị định số 64/NĐ-CP ngày 11 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng
Chính phủ về “quản lý cây xanh đơ thị”. Theo đó, Chính phủ thống nhất quản

lý cây xanh đơ thị, có phân cơng, phân cấp trách nhiệm theo quy định của
pháp luật; nhà nước có trách nhiệm đầu tư, phát triển cây xanh đô thị nhằm
mục đích phục vụ lợi ích cộng đồng; khuyến khích tạo điều kiện thuận lợi để
các tổ chức, cá nhân tham gia quy hoạch, trồng, chăm sóc, ươm cây, bảo vệ
cây xanh đô thị.
- Thông tư của Bộ xây dựng số 20/2005/TT-BXD ngày 20 tháng 12 năm
2005 hướng dẫn quản lý cây xanh độ thị.
- Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 9257:2012 của Bộ Khoa học và Công
nghệ về quy hoạch cây xanh sử dụng công cộng trong các đô thị - Tiêu chuẩn
thiết kế
Nhiều cơng trình nghiên cứu và bài viết liên quan đến quy hoạch xây
dựng đô thị, phát triển cây xanh và quản lý trong môi trường đô thị, kiến trúc
cảnh quan đô thị, chủng loại cây xanh đô thị…đã được các tác giả như Hàn
Tất Ngạn, Phạm Kim Giao, Nguyễn Thị Thanh Thủy, Trần Hợp, Nguyễn Thế
Bá, Chế Đình Lý…cơng bố. Những cơng trình này cung cấp thêm cho các nhà
quản lý, các nhà khoa học những kiến thức nhất định trong việc quy hoạch
chung đô thị hay quản lý cây xanh trong môi trường đô thị. Điều đáng chú ý,


13

các nghiên cứu bước đầu chỉ mới tập trung ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, Đà
Nẵng ,Huế như các nghiên cứu và đề tài:
- Lê Trung Ngọc,2014 “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp bảo
tồn, phát triển hệ thống cây xanh đô thị trên địa bàn quận Ba Đình, thành phố
Hà Nội”.
-Đỗ Ngọc Hồng, Ý kiến phát biểu tại buổi làm việc với sở xây dựng và
các chuyên gia về kiến trúc cảnh quan và cây xanh đô thị, ngày 25 tháng 6
năm 2015 tại Sở xây dựng Hà Nội.
- Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội, “ Quy hoạch hệ thống cây xanh,

công viên, vườn hoa và hồ thành phố Hà nội đến năm 2030, tầm nhìn đến
năm 2050, Hà nội.
-Viện Quy hoạch Đơ thị - Nông thôn, “Thiết kế quy hoạch cây xanh
trong quy hoạch xây dựng và phát triển đô thị”. Tài liệu Hội thảo quản lý
Công viên – Cây xanh đô thị: Báo cáo – Tham luận, Hà nội 6/2006: 21.
-Đinh Quang Diệp, Nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu cây xanh đơ thị
ở thành phố Hồ Chí Minh, Đề tài cấp Bộ, mã số: B98-21-33, Trường Đại học
Nông Lâm TP.HCM, 2000: 4.
-Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP Hồ Chí Minh, Đề án
Quản lý bảo vệ, phát triển các loại rừng và cây xanh thành phố Hồ Chí Minh
đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025, 2011.
-Trung tâm dự báo và nghiên cứu đô thị (PADDI). Quy hoạch và quản
lý khơng gian xanh, chính sách bảo tồn và phát triển cây xanh. Tài liệu tập
huấn, Thành phố Hồ Chí Minh, 18-22/4/2011.
-UBND Thành phố Đà Nẵng, Đề án Xã hội hố phát triển cây xanh đơ
thị thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2013 – 2015, Đà Nẵng, 2013.
-Đề án Xã hội hố phát triển cây xanh đơ thị thành phố Đà Nẵng giai
đoạn 2013 – 2015, Đà Nẵng, 2012;


14

-Số hóa cây xanh, Báo điện tử Đà Nẵng ngày 16/05/2015.
-UBND Thừa Thiên Huế, Quy định, quản lý cây xanh đô thị trên địa
bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, 2014.
Các văn bản pháp lý về cây xanh của thành phố Hà Nội như
-Quy định kỹ thuật cắt sửa, chặt hạ cây bóng mát trên địa bàn thành phố
Hà nội ngày 04/08/2010 (Ban hành kèm theo QĐ số 6439?QĐ-SXD)
-Quyết định về quản lý hệ thống cây xanh đô thị công viên, vườn hoa,
vườn thú trên địa bàn thành phố Hà nội, số 19/2010/QĐ-UBND ngày

14/5/2010.
4. Những quy định về trồng cây xanh đường phố.
Theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 9257:2012 của Bộ Khoa học và
Công nghệ về quy hoạch cây xanh sử dụng công cộng trong các đô thị - Tiêu
chuẩn thiết kế:
- Đối với các tuyến đường lớn có chiều rộng hè phố trên 5m nên trồng
các cây trung mộc hoặc cây đại mộc theo quy định phân loại cây đô thị tại địa
phương.
- Đối với các tuyến đường trung bình có chiều rộng hè phố từ 3m đến
5m nên trồng các cây tiểu mộc hoặc cây trung mộc theo quy định phân loại
cây đô thị tại địa phương.
- Đối với các tuyến đường nhỏ có chiều rộng hè phố hẹp dưới 3m,
đường cải tạo, bị khống chế về mặt bằng và khơng gian thì cần tận dụng
những cây hiện có hoặc trồng tại những vị trí thưa cơng trình, ít vướng đường
dây trên không và không gây hư hại các công trình sẵn có, có thể trồng dây
leo theo trụ hoặc đặt chậu cây.
- Khoảng cách giữa các cây trồng được quy định tuỳ thuộc vào việc
phân loại cây hoặc theo từng vị trí cụ thể của quy hoạch trên khu vực, đoạn
đường. Chú ý trồng cây ở khoảng trước tường ngăn giữa hai nhà phố, tránh


15

trồng giữa cổng hoặc trước chính diện nhà dân đối với những nơi có chiều
rộng hè phố dưới 5m.
- Khoảng cách các cây được trồng tính từ mép lề đường từ 0,6m đến
1,0m căn cứ theo tiêu chuẩn phân loại cây .
- Cây xanh đường phố và các dải cây phải hình thành một hệ thống cây
xanh liên tục và hồn chỉnh, khơng trồng q nhiều loại cây trên một tuyến
phố. Trồng từ một đến hai loại cây xanh đối với các tuyến đường, phố có

chiều dài dưới 2km. Trồng từ một đến ba loại cây đối với các tuyến đường,
phố có chiều dài từ 2km trở lên hoặc theo từng cung, đoạn đường.
- Đối với các dải phân cách có bề rộng dưới 2m chỉ trồng cỏ, các loại
cây bụi thấp, cây cảnh. Các dải phân cách có bề rộng từ 2m trở lên có thể
trồng các loại cây thân thẳng có chiều cao và bề rộng tán lá khơng gây ảnh
hưởng đến an tồn giao thơng, trồng cách điểm đầu giải phân cách, đoạn qua
lại giữa hai giải phân cách khoảng 3m - 5m để đảm bảo an tồn giao thơng.
- Tại các trụ cầu, cầu vượt, bờ tường nghiên cứu thiết kế bố trí trồng
dây leo để tạo thêm nhiều mảng xanh cho đơ thị, có khung với chất liệu phù
hợp cho dây leo để bảo vệ cơng trình. Tại các nút giao thơng quan trọng ngồi
việc phải tuân thủ các quy định về bảo vệ an tồn giao thơng tổ chức trồng cỏ,
cây bụi, hoa tạo thành mảng xanh tăng vẻ mỹ quan đô thị.
- Cây xanh được trồng cách các góc phố 5m - 8m tính từ điểm lề
đường giao nhau gần nhất, khơng gây ảnh hưởng đến tầm nhìn giao thơng.
- Cây xanh được trồng cách các họng cứu hoả trên đường 2m - 3m;
cách cột đèn chiếu sáng và miệng hố ga 1m - 2m.
- Cây xanh được trồng cách mạng lưới đường dây, đường ống kỹ thuật
(cấp nước, thoát nước, cáp ngầm) từ 1m - 2m.
- Cây xanh được trồng dọc mạng lưới đường dây dẫn điện phải đảm
bảo hành lang an toàn lưới điện theo quy định của Nghị định số


16

106/2005/NĐ-CP ngày 17/8/2005 về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành
một số điều của Luật Điện lực về bảo vệ an tồn cơng trình lưới điện cao áp.
Đối với ơ đất trồng cây xanh đường phố
- Kích thước và loại hình ơ đất trồng cây được sử dụng thống nhất đối
với cùng một loại cây trên cùng một tuyến phố, trên từng cung hay đoạn
đường.

- Xung quanh ô đất trồng cây trên đường phố hoặc khu vực sở hữu
cơng cộng (có hè đường) phải được xây bó vỉa có cao độ cùng với cao độ của
hè phố nhằm giữ đất tránh làm bẩn hè phố hoặc các hình thức thiết kế khác để
bảo vệ cây và tạo hình thức trang trí.
- Tận dụng các ơ đất trồng cây bố trí trồng cỏ, cây bụi, hoa tạo thành
khóm xung quanh gốc cây hoặc thành dải xanh để tăng vẻ đẹp cảnh quan đô
thị.[16]


×