Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Nghiên cứu quy hoạch loài cây bóng mát phù hợp với điều chỉnh quy hoạch chung thành phố tuyên quang đến năm 2020 định hướng đến năm 2030

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.17 MB, 90 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

NGUYỄN HOÀNG ANH

NGHIÊN CỨU QUY HOẠCH LOÀI CÂY BÓNG MÁT
PHÙ HỢP VỚI ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH CHUNG
THÀNH PHỐ TUYÊN QUANG ĐẾN NĂM 2020,
ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

CHUYÊN NGÀNH: MỸ THUẬT ỨNG DỤNG
MÃ SỐ: 8210410

LUẬN VĂN THẠC SĨ MỸ THUẬT ỨNG DỤNG

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. ĐẶNG VĂN HÀ

Hà Nội, 2020


i
LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan, đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong
bất kỳ cơng trình nghiên cứu nào khác.
Nếu nội dung nghiên cứu của tôi trùng lặp với bất kỳ cơng trình nghiên
cứu nào đã cơng bố, tơi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và tuân thủ kết luận


đánh giá luận văn của Hội đồng khoa học.
Hà Nội, ngày

tháng 10 năm 2020

Ngƣời cam đoan

Nguyễn Hoàng Anh


ii
LỜI CẢM ƠN
Để thực hiện và hoàn thành đề tài Luận văn này, tôi đã nhận được sự hỗ
trợ, giúp đỡ và tạo điều kiện từ nhiều cơ quan, tổ chức và cá nhân. Luận văn
cũng được hoàn thành dựa trên sự tham khảo, học tập kinh nghiệm từ các kết
quả nghiên cứu liên quan, các tạp chí chuyên ngành của nhiều tác giả ở các
trường Đại học, các tổ chức nghiên cứu…Đặc biệt là sự giúp đỡ, tạo điều kiện
về vật chất và tinh thần từ phía gia đình, bạn bè và các đồng nghiệp.
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy giáo PGS.TS
Đặng Văn Hà – người hướng dẫn khoa học đã trực tiếp dành nhiều thời gian,
công sức hướng dẫn tôi trong q trình thực hiện nghiên cứu và hồn thành
Luận văn.
Tơi xin trân trọng cám ơn Ban giám hiệu, trường Đại học Lâm nghiệp
Việt Nam cùng tồn thể các thầy cơ giáo đã tận tình truyền đạt những kiến
thức quý báu, giúp đỡ tơi trong q trình học tập và nghiên cứu.
Tuy có nhiều cố gắng, nhưng trong Luận văn này khơng tránh khỏi
những thiếu sót, hạn chế. Tơi kính mong Quý thầy cô, các chuyên gia, những
người quan tâm đến đề tài, đồng nghiệp, gia đình và bạn bè tiếp tục có những
ý kiến đóng góp, giúp đỡ để đề tài được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa xin chân thành cám ơn!

Hà Nội, ngày

tháng 10 năm 2020

Ngƣời cam đoan

Nguyễn Hoàng Anh


iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................... ii
MỤC LỤC ................................................................................................... iii
DANH MỤC BẢNG BIỂU........................................................................... v
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ VÀ HÌNH ........................................................ vi
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................... 1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................. 3
1.1. Các nghiên cứu ở ngoài nước ............................................................... 3
1.2. Các nghiên cứu ở trong nước ................................................................ 6
1.3. Những nghiên cứu cây xanh đô thị tại thành phố Tuyên Quang ............ 9
Chƣơng 2. MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ

PHƢƠNG

PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................ 11
2.1. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................... 11
2.1.1.Mục tiêu tổng quát ........................................................................ 11
2.1.2. Mục tiêu cụ thể ............................................................................. 11
2.2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .......................................................... 11

2.3. Nội dung nghiên cứu .......................................................................... 12
2.4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................... 12
Chƣơng 3. ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI ... 15
CỦA KHU VỰC NGHIÊN CỨU ............................................................... 15
3.1. Các điều kiện tự nhiên ........................................................................ 15
3.1.1. Vị trí địa lý ................................................................................... 15
3.1.2. Địa hình ....................................................................................... 16
3.1.3. Khí hậu ........................................................................................ 16
3.1.4. Thủy văn....................................................................................... 17
3.1.5. Thổ nhưỡng .................................................................................. 18
3.1.6. Thực vật rừng ............................................................................... 21


iv
3.1.7. Đánh giá điều kiện tự nhiên ......................................................... 22
3.2. Thực trạng phát triển kinh tế xã hội .................................................... 22
3.2.1. Dân số và lao động ...................................................................... 22
3.2.2. Tình hình sử dụng đất đai ............................................................. 23
3.2.3. Hiện trạng cơ hạ tầng .................................................................. 24
3.2.4. Đặc điểm về kiến trúc cảnh quan ................................................. 30
3.3. Giới thiệu Quy hoạch chung thành phố Tuyên Quang đến năm 2020,
định hướng đến năm 2030 ......................................................................... 31
Chƣơng 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...................................................... 33
4.1. Hiện trạng hệ thống cây bóng mát và hình thức tổ chức trồng cây bóng mát .. 33
4.1.1. Điều tra hiện trạng ....................................................................... 33
4.1.2. Đánh giá tính phù hợp của cây xanh đường phố .......................... 62
4.2. Tuyển chọn lồi cây bóng mát cho thành phố Tuyên Quang phù hợp với
Quy hoạch chung thành phố Tuyên Quang đến năm 2020, định hướng đến
năm 2030 .................................................................................................. 63
4.2.1. Xác định các tiêu chí để lựa chọn lồi cây trồng .......................... 63

4.2.2. Lựa chọn loài cây trồng cho hệ thống đường phố của thành phố
Tuyên Quang .......................................................................................... 64
4.3. Đề xuất giải pháp quy hoạch lồi cây bóng mát cho một số tuyến phố
và khuôn viên trên địa bàn thành phố Tuyên Quang .................................. 66
4.3.1. Các nguyên tắc và tiêu chuẩn cây trồng đường phố ..................... 67
4.3.2 Giải pháp trồng cây đường phố..................................................... 69
4.3.3. Giải pháp trồng cây trong khuôn viên .......................................... 73
4.3.4. Giải pháp trồng cây tại Khu công viên cây xanh .......................... 76
4.3.5. Khu vực phát triển công nghiệp, trung chuyển hàng hóa, kho tàng ...77
4.3.6. Khu vực dân cư nông thôn hiện hữu và phát triển nông nghiệp .... 78
4.4. Giải pháp về quản lý, duy trì hệ thống cây xanh đường phố ............... 78
KẾT LUẬN – TỒN TẠI – KIẾN NGHỊ ................................................... 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 81


v
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1: Lượng mưa trung bình tháng và năm các trạm trên lưu vực sông Lô ... 17
Bảng 3.2: Tổng hợp hiện trạng sử dụng đất .......................................................... 24
Bảng 3.3: Đánh giá các nguồn gây ô nhiễm không khí thành phố Tuyên Quang ... 29
Bảng 4.1: Đặc điểm các tuyến đường đại diện được chọn điều tra ....................... 33
Bảng 4.2: Bảng điều tra hiện trạng cây xanh hiện có tại một số tuyến phố chính
trên địa bàn thành phố Tuyên Quang .................................................................... 34
Bảng 4.3: Hiện trạng cây xanh đường phố trên đường 17/8 ................................. 37
Bảng 4.4: Hiện trạng cây xanh đường phố trên đường Quang Trung ................... 39
Bảng 4.5: Hiện trạng cây xanh đường phố trên đường Bình Thuận ..................... 41
Bảng 4.6: Hiện trạng cây xanh đường phố trên đường Tân Trào .......................... 43
Bảng 4.7: Hiện trạng cây xanh đường phố trên đường Minh Thanh .................... 46
Bảng 4.8: Hiện trạng cây xanh đường phố trên đường Trần Phú .......................... 48
Bảng 4.9: Hiện trạng cây xanh đường phố trên đường Lý Nam Đế ..................... 50

Bảng 4.10: Hiện trạng cây xanh đường phố trên đường Phan Thiết ..................... 52
Bảng 4.11: Hiện trạng cây xanh đường phố trên đường Nguyễn Văn Cừ ............ 54
Bảng 4.12: Hiện trạng cây xanh đường phố trên đường lên ................................. 56
nhà khách Kim Bình ............................................................................................. 56
Bảng 4.13: Bảng điều tra hiện trạng cây xanh bóng mát tại một số khu công sở
trên địa bàn thành phố Tuyên Quang .................................................................... 57
Bảng 4.14: Bảng điều tra hiện trạng cây xanh bóng mát tại một số khu khơng gian
xanh công cộng ..................................................................................................... 59
Bảng 4.15: Danh sách đề xuất tập đồn cây bóng mát đơ thị cho thành phố Tun
Quang qua khảo sát, điều tra hiện trạng ................................................................ 65
Bảng 4.16: Danh sách đề xuất tập đồn cây bóng mát đơ thị cho thành phố Tuyên
Quang theo Quyết định số 675/QĐ-UBND .......................................................... 65
Bảng 4.17: Danh sách đề xuất bổ sung tập đồn cây bóng mát đơ thị cho thành
phố Tun Quang ................................................................................................. 66
Bảng 4.18: Tổng hợp khối lượng cây trồng cải tạo bổ sung ................................. 69
Bảng 4.19: Đề xuất một số loại cây trồng cải tạo.................................................. 70
trấn các tuyến đường phố chính ............................................................................ 70


vi
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ VÀ HÌNH
Hình 3.1: Sơ đồ vị trí TP. Tun Quang ....................................................... 15
Hình 3.2: Hiện trạng cảnh quan thành phố Tuyên Quang ............................. 31
Hình 4.1: Đường 17/8................................................................................... 38
Hình 4.2: Đường Quang Trung ..................................................................... 40
Hình 4.3: Đường Bình Thuận, đoạn Ngã 8, thành phố Tuyên Quang ........... 42
Hình 4.4: Đường Bình Thuận, đoạn tránh Quốc lộ 2 .................................... 43
Hình 4.5: Đường Tân Trào ........................................................................... 45
Hình 4.6: Đường Minh Thanh ...................................................................... 47
Hình 4.7: Đường Trần Phú ........................................................................... 49

Hình 4.8: Đường Lý Nam Đế ....................................................................... 52
Hình 4.9: Đường Phan Thiết ........................................................................ 53
Hình 4.10: Cây Di lăng cổ thụ trên đường Nguyễn Văn Cừ .......................... 55
Hình 4.11: Đường Nguyễn Văn Cừ .............................................................. 55
Hình 4.12: Đường lên nhà khách Kim Bình ................................................. 56
Hình 4.13: Quảng trường Nguyễn Tất Thành ............................................... 60
Hình 4.14: Vườn hoa sông Lô ...................................................................... 61


1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Thành phố Tuyên Quang là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội
của tỉnh Tuyên Quang, có mật độ dân số cao nhất tỉnh, có trình độ dân trí cao
và tương đối đồng đều; là 1 trong 4 tiểu vùng quan trọng của Vùng chiến khu
cách mạng ATK liên tỉnh Thái Nguyên - Tuyên Quang - Bắc Kạn.
Đầu tư xây dựng đô thị thành phố Tuyên Quang theo hướng đạt tiêu chí
đơ thị loại II và hồn thiện các tiêu chí đơ thị cao hơn cho những năm tiếp
theo, phát triển hài hòa kinh tế, xã hội, môi trường một cách bền vững, phù
hợp với đặc thù của đô thị miền núi để nâng cao chất lượng cuộc sống cho
nhân dân. Đó là nhiệm vụ, là động lực phát triển và là nguyện vọng của Đảng
bộ, chính quyền, nhân dân các dân tộc trong tỉnh.
Đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Tuyên Quang đến năm
2020, định hướng đến năm 2030 đã được phê duyệt tại Quyết định số
919/QĐ-UBND ngày 11/8/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang, mở
ra một hướng đi đúng đắn cho thành phố, Là căn cứ để thành phố Tuyên
Quang có thể chủ động đón nhận, khai thác có hiệu quả những tiềm năng và
lợi thế về công nghiệp, du lịch trong điều kiện mới, hồ nhập vào q trình
phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh.
Trong đó định hướng phát triển không gian hệ thống đô thị thành 4 khu
vực phát triển chính và chia thành 10 phân khu đô thị, thành phố mở rộng quy

mô để khai thác hiệu quả quỹ đất phục vụ nhu cầu phát triển, xây dựng kết
cấu hạ tầng kỹ thuật đảm bảo kiến trúc cảnh quan, môi trường, đáp ứng yêu cầu
phát triển của thành phố. Tổng diện tích lập điều chỉnh quy hoạch khoảng
18.700 ha (trong đó có 14.907ha diện tích đất thành phố hiện tại sau đồ án
điều chỉnh QHC năm 2017, phần mở rộng ra các xã Kim Phú, xã Phú Lâm và
thị trấn Tân Bình là 4.622ha, và trừ đi diện tích xã Trung Mơn khơng lấy vào
thành phố là 829 ha).


2
Việc mở rộng địa giới hành chính thành phố Tuyên Quang ngoài việc
tĂng sự kết nối về mặt hạ tầng kỹ thuật, cịn mang lại lợi ích về mặt kinh tế
(thêm quỹ đất phát triển, sự đầu tư đồng bộ tổng thể…), tang sự hấp dẫn đầu tư
cho các nhà đầu tư lớn (đầu tư về đô thị, về du lịch nghỉ dưỡng, sinh thái….).
Thông qua nghiên cứu đồ án điều chỉnh quy hoạch thành phố Tuyên
Quang lần này chỉ tiêu diện tích cây xanh bình qn trên đầu người đến 2030
là 8-10m2/ người và diện tích đất cây xanh tương ứng là 228,1ha (chiếm tỷ lệ
7,34% diện tích đất xây dựng tồn thành phố). Do đó, để cụ thể hóa các nội
dung của đồ án điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Tuyên Quang, việc
nghiên cứu chọn các loài cây bóng mát phù hợp để làm cơ sở cho việc xây
dựng các loại hình khơng gian xanh đơ thị thành phố Tuyên Quang là rất cần
thiết. Đây cũng là lý do tôi lựa chọn đề tài luận văn: “Nghiên cứu quy hoạch
các lồi cây bóng mát phù hợp với điều chỉnh quy hoạch chung thành phố
Tuyên Quang đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”


3

Chƣơng 1.
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Các nghiên cứu ở ngồi nƣớc
Trên thế giới, đã có rất nhiều quốc gia phát động phong trào kiến tạo
không gian xanh trong đất nước họ, bởi họ hiểu những lợi ích của những
mảng xanh và họ ln trân trọng và giữ gìn thiên nhiên. Trào lưu mang thiên
nhiên vào không gian sống của riêng mình đã trở nên rất gần gũi và phổ biến,
như ở thủ đô Copenhagen(Đan Mạch), thành phố Reykjavik(Iceland), thành
phố Malmo (Thụy Điển), Vancouver (Canada), Ecuador, Sydney (Australia),
Colombia, thành phố Curitiba (Brazil), Anh…
Ở Pháp, từ thời vua Henry IV (Henry Navarre 1579-1610), ông đã cho
thiết kế lại các đường quốc lộ với những hàng cây rợp bóng mát. Sau khi ơng
bị ám sát, Hồng hậu Marie De Medici đã cho làm con đường dài đầu tiên
trong thành phố Paris có hàng cây hai bên để đi dạo. Từ đó, như là mốt thời
thượng, con đường rợp bóng cây đua nhau xuất hiện, trở thành nền tảng cho
sự phát triển cây xanh đường phố của Paris. Cho đến đời Napoleon III, các
hàng cây xanh mướt khắp các con phố Paris mới được gây dựng quy mô lớn
và phát triển thành Thủ đô Paris hoa lệ như ngày hôm nay.
Tại Australia, hai thành phố Sydney và Melbourne đã áp dụng hình
thức xanh hóa mái nhà tại các trung tâm thương mại nhằm thu hút du khách
đồng thời cải thiện môi trường cho cư dân và người lao động tại đây. Chính
quyền thành phố khuyến khích người dân trồng cây trên mái nhà và biến
tường công sở thành những bức tường xanh. Hình thức trồng cây trên mái nhà
cũng hết sức đa dạng, từ các hộp xốp trồng cây cỡ nhỏ và đơn giản cho tới cả
khu vườn có diện tích lên tới 2.600m2 trên nóc tịa nhà MCentral ở phố
Harris, khu Pyrmont, thành phố Sydney…
Hơn 30 năm trước, thành phố Portland thuộc bang Oregon, Mỹ, đã dẫn
đầu quy hoạch xanh bằng cách phá bỏ một tuyến đường cao tốc sáu làn và


4
phát triển một cơng viên bờ sơng tại đó. Hiện tại ở Portland có khoảng hơn

36.000 ha khơng gian xanh; 119km đường đi bộ, đi xe đạp; hơn 25 triệu ha
rừng và trang trại. Ít ai biết rằng, trước đây Portland từng là thành phố nằm
thứ hai trong danh sách “Những thành phố gây ô nhiễm nhiều nhất thế giới”.
Tại quốc đảo Singapore, mỗi đường phố của đảo quốc này trồng một
loại cây với chiều cao được khống chế và cắt tỉa tạo dáng phù hợp. Cây xanh
thân gỗ che bóng mát, dây leo, cây bụi và các loại hoa được trồng trên những
con phố, cơng viên, các cơng trình công cộng, khu bảo tồn thiên nhiên đã tạo
nên không gian xanh mát của quốc gia này. Dọc theo những đại lộ chính của
Singapore là những hàng cây me Tây đã nhiều tuổi, có độ che phủ và tỏa
bóng rộng đến 30 mét đường kính. Điểm đặc biệt của loại cây này ban ngày lá
cây xanh tươi nhưng chiều tối khép lại và hoa tỏa hương đêm. Những nhà
thiết kế cây xanh thành phố này đã rất thông minh khi tận dụng đặc điểm của
loại cây này nhằm tận dụng bóng mát vào ban ngày và hạn chế việc lá cây che
khuất hệ thống chiếu sáng công cộng vào ban đêm.
Với Curitiba, Brazil, thành phố này là một điển hình cho sự ưu đãi về
thuế để phát triển các dự án về môi trường, sinh thái. Hồ và công viên ở nơi
đây không chỉ đơn thuần là để thưởng thức mà còn giúp giải quyết vấn đề lũ
lụt. Thành phố có hơn 30 cơng viên và một lượng cây xanh đáng kể. Trong
vịng 30 năm, Curitiba đã tăng khơng gian xanh trung bình từ 1m2/người lên
52m2/người và con số này hứa hẹn vẫn sẽ tiếp tục tăng. Cựu thị trường Jamie
Lerner là người đã có cái nhìn xa và phù hợp với thành phố. Ông tạo ra nguồn
cảm hứng cho cả cộng đồng để cùng chung tay vào kế hoạch xanh hóa nơi
mình sinh sống. Nhân dân thành phố cùng nhau trồng 1,5 triệu cây xanh dọc
theo đường cao tốc của thành phố. Thuế tài sản được loại bỏ hoàn tồn cho
những trường hợp chủ đất duy trì từ 70% đến 100% rừng bản địa.[3]
Thành phố Milan (Italy) là một trong những đô thị phát triển nhất châu
Âu. Sau Cách mạng công nghiệp (đầu thế kỷ 19), xung quanh Milan có vơ số
khu cơng nghiệp và rất thiếu khơng gian xanh khiến chính quyền vơ cùng lo ngại.



5
Năm 1995, chính quyền thành phố Milan thơng qua bản quy hoạch đơ
thị, trong đó một phần quan trọng là quy hoạch hệ thống công viên cây xanh.
Trọng tâm là dự án phát triển 9 công viên lớn ở trung tâm thành phố, kết hợp
với hệ thống các quảng trường và vườn hoa trên khắp thành phố. Các hệ
thống này được kết nối với nhau nhờ các đại lộ cây xanh. Do quy hoạch hợp
lý, hệ thống này khiến cho người đi lại trên các tuyến đường dành cho người
đi bộ và xe đạp luôn được đi qua những tuyến phố xanh mát bóng cây.
Khơng chỉ có khơng gian xanh trong nội đơ, Milan cịn có vành đai
xanh bao quanh, đó là hệ thống rừng kiêm cơng viên với diện tích lớn. Các
cơng viên rừng này kết nối với các công viên cây xanh trong thành phố nhờ
dự án Green Ray. Dự án này tạo nên một hệ thống xanh trong kết cấu đô thị
của Milan. Tám trục đường xanh, mỗi trục cho một khu vực đô thị, bắt đầu từ
nội thành và mở rộng ra các khu vực ngoại ô, kết hợp với vành đai xanh bao
quanh thành phố. Nhờ tích cực thực hiện các dự án phủ xanh thành phố, mật
độ cây xanh công cộng ở Milan nay đã đảm bảo được nhu cầu của người dân
và giữ cho khơng khí thành phố trong lành.
Tại châu Á, Singapore là một trong những quốc gia đi đầu về thiết kế
không gian xanh cho đô thị.
Đảo quốc Sư tử là nơi có rất nhiều tịa nhà chọc trời, nhưng ở đây
người ta khơng có cảm giác ngột ngạt, bức bối như ở nhiều thành phố khác,
do mật độ cây xanh rất cao đem lại sự hài hòa cho cảnh quan. Trước kia,
Singapore không xanh tốt như hiện nay. Thành phố thiếu nhà ở và điều kiện
vệ sinh môi trường rất kém. Từ thập niên 1980, cùng những thành tựu kinh tế,
chính quyền Singapore đã chú trọng phát triển thành phố xanh – sạch – đẹp.
Các khu đô thị chất lượng cao dần dần được hình thành.
Dựa trên các nghiên cứu khoa học về điều kiện tự nhiên và quy hoạch
kiến trúc của Singapore, chính phủ nước này đã xác định các lồi cây quan
trọng để trồng trên đường phố, đó là lim, lọng ơ, muồng tím, angsana và xà



6
cừ. Thông thường, tỉ lệ phủ xanh của các thành phố sẽ tụt giảm, tỷ lệ nghịch
với đà phát triển kinh tế và dân số. Tuy nhiên, ở Singapore thì hoàn toàn trái
lại. Từ thập niên 1990 đến nay, dù dân số và kinh tế liên tục tăng trưởng, tỉ lệ
phủ xanh của Singapore cũng liên tục được nâng cao. Chính phủ Singapore đã
chọn một ngày trong tuần thứ nhất của tháng 11 là Ngày Trồng cây toàn quốc.
Người dân Singapore coi đây là một ngày hội thật sự, với nhiều hoạt động vui
chơi, ca hát… bên cạnh nhiệm vụ chính là trồng cây.
Theo quy định, những cơng trình cỡ lớn bắt buộc phải có khơng gian
cho cây xanh mới được cấp phép xây dựng. Do vậy, các tòa nhà cao tầng đều
được thiết kế để có khơng gian cho cây xanh phát triển. Phần mái và sảnh của
nhiều tòa nhà chính là nơi trồng cây.
Tất cả các khoảng trống trên đường phố Singapore đều được tận dụng
để trồng cây xanh. Mọi dải phân cách, đảo giao thông, các dải đất ven sông...
đều được trồng cây xanh một cách bài bản.
Hơn nữa, cây xanh ở nước này được bảo vệ nghiêm ngặt. Ai xâm hại
cây có thể bị phạt đánh roi hoặc vào tù.
Hiện nay đảo quốc này đang đứng đầu danh sách những đất nước sở
hữu số cây xanh tại các khu đô thị nhiều nhất trên thế giới, với 30% các khu
đô thị lớn được cây xanh bao phủ.
Singapore đang thực hiện kế hoạch “xanh hóa” rất bài bản, phấn đấu để
có số cơng trình xanh đạt 80% vào năm 2030.[7]
1.2. Các nghiên cứu ở trong nƣớc
Việc quy hoạch cây xanh nói chung và cây bóng mát nói riêng đã là
một phần quan trọng không thể thiếu trong quy hoạch đô thị ở các nước trên
thế giới.
Tại một cuộc hội thảo ngày 25/3 tại Hà Nội, Cục Hạ tầng kỹ thuật cho
biết hiện nay tỷ lệ cây xanh trên mỗi người dân tại các đô thị của Việt Nam ở
mức từ 2 đến 3m2/người, trong khi chỉ tiêu xanh tối thiểu của Liên hợp quốc



7
là 10m2 và chỉ tiêu của các thành phố hiện đại trên thế giới từ 20 đến 25m2,
nghĩa là cây xanh đô thị của Việt Nam chỉ bằng 1/5 đến 1/10 của thế giới.
Nhiều đô thị, đặc biệt là các đô thị lớn, tỷ lệ cây xanh thấp do thiếu quy hoạch
cây xanh, chưa quan tâm đúng mức sự phát triển của không gian xanh. Đặc
biệt việc trồng cây xanh chưa đúng cách, cây trồng khơng phù hợp với khí
hậu, thổ nhưỡng nên thiếu sức sống, cây mục dễ có nguy cơ bật gốc.
Hiện một số tỉnh, thành phố đã tổ chức lập quy hoạch cây xanh như Hà
Nội và TP. Hồ Chí Minh, Hải Phịng, Cần Thơ, Thái Ngun, Tây Ninh...
Nhiều đô thị hiện đang đầu tư chỉnh trang, trồng mới cây xanh trên các tuyến
phố, nhiều đường phố có cây trồng đặc trưng tạo nên những hàng cây đẹp đặc
trưng như ở Nha Trang, Vũng Tàu, Tây Ninh, Hải Phịng... Quy hoạch cây
xanh đơ thị được thể hiện trong quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết ở các đô
thị và các dự án đầu tư khu đô thị. Ở các khu đô thị mới lập quy hoạch bắt
buộc phải dành từ 30 đến 40% quỹ đất cây xanh, mặt nước trong quy hoạch
và định hướng cho sự phát triển dài hạn ở khu đô thị yếu tố cảnh quan môi
trường và hệ thống cây xanh đã được chú ý, đầu tư một cách bài bản. [8]
Năm 2016, trong bài báo Hiện trạng và định hướng phát triển cây
xanh đường phố thành phố Thái Bình tác giả Nguyễn Thị Yến, Đặng Văn Hà
đã đưa ra các con số: Thành phần lồi cây bóng mát trồng đường phố trên
địa bàn thành phố Thái Bình hiện có 42 lồi với tổng số trên 10.000 cây,
thuộc 25 họ thực vật, trong đó, cây thường xanh chiếm 84%, còn lại 16% là
cây rụng lá. Loài được trồng nhiều nhất trên các tuyến phố là: Bàng, Sấu,
Sữa, Bằng lăng, Phượng. Trong số 42 loài cây bóng mát có tới 24 lồi khơng
phù hợp trồng đường phố. Trên cơ sở thực trạng khu vực nghiên cứu, nhóm
nghiên cứu đã chọn được 18 lồi cây trồng đường phố với lồi cây đặc sắc là
Lộc vừng, nhóm cây chủ đạo gồm 11 lồi, nhóm cây bổ sung 6 loài và đã đề
xuất một số giải pháp phát triển hệ thống cây xanh đường phố cho thành phố

Thái Bình [14].


8
Năm 2017, Nguyễn Thị Hoàn và các cộng sự đã công bố kết quả
nghiên cứu về thực trạng và đề xuất giải pháp bảo tồn, phát triển cây xanh
đường phố quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội. Kết quả nghiên cứu thực
trạng cây xanh 152 tuyến giao thơng chính ở 3 khu vực: Phố cổ, Phố cũ và
Phố mới ngoài đê ở địa bàn quận Hoàn Kiếm đã thống kê được 6.994 cây,
thuộc 20 loài và 11 họ thực vật. Trong đó, những lồi được trồng với số lượng
lớn và bắt gặp nhiều trên các tuyến phố là Bằng lăng (1.178 cây chiếm
16,54%), Xà cừ (1.106 cây chiếm 15,53%), Sấu (857 cây chiếm 12,04%).
Phân theo đặc điểm cảnh quan, trong số 20 lồi được phát hiện có 7 lồi cây
rụng lá chiếm (38,9%), 5 loài cây thường xanh chiếm (27,8%), 3 lồi có hoa
đẹp chiếm (23,8%). Nhóm cây khơng thích hợp trồng đường phố 7 lồi
(11,36%). Nhóm cây cổ thụ cần bảo tồn 120 cây thuộc 6 loài chiếm (1,68%).
Trên cơ sở kết quả điều tra hiện trạng và phỏng vấn, nhóm nghiên cứu đã đề
xuất được các giải pháp nhằm bảo tồn và phát triển bền vững cây xanh đường
phố khu vực quận Hoàn Kiếm [15].
Theo Tiến sỹ, Kiến trúc sư Lê Thị Bích Thuận, tại Việt Nam các quy
định về diện tích bình qn của cây xanh khu đô thị mới chỉ ở mức tối thiểu
và giới hạn trong khái niệm “không gian xanh”, chưa làm rõ cách tiếp cận hệ
thống khơng gian trống; trong đó khơng gian xanh chỉ là một bộ phận cấu thành.
Cây xanh trong đô thị cần được tổ chức thành nhiều cấu trúc khác nhau
như hành lang bảo vệ sông suối, đồi cây, công viên, vườn hoa, tuyến cây trục
phố, vườn cây gia đình. Trong đơ thị xanh nên liên tục có khoảng vườn cây
xanh với khoảng cách 200m, với diện tích tối thiểu là 0,1ha sẽ có tác dụng tốt
làm mát khơng khí và tạo điều kiện thơng gió cho khu vực. Đối với đơ thị
trung bình và nhỏ nên tạo ra không gian thảm thực vật đặc biệt như vườn ươm
cây, sản xuất nơng nghiệp sạch, rừng tự nhiên…để có thể tham gia vào không

gian đô thị, bà Thuận đề xuất.


9
Để phát triển cây xanh một cách bền vững thì cần phải tổ chức một
cách đồng bộ từ công tác quy hoạch cây xanh, thiết kế chi tiết cho từng tuyến
phố đến việc quản lý, trồng, chăm sóc đúng kỹ thuật.
Việc trồng cây xanh có giá trị vơ cùng quan trọng mang lại giá trị đô thị
lâu dài. Quy hoạch đô thị cần phải đặt yếu tố “xanh” lên hàng đầu. Khơng
gian xanh đơ thị khơng chỉ có cây xanh đường phố, cơng viên, mặt nước mà
cần phải có cái nhìn tồn diện hơn bao gồm các hành lang xanh, vành đai
xanh, khu sinh thái, khu sản xuất nông nghiệp chất lượng cao, vùng trồng hoa,
vùng bảo tồn cây xanh, trục cảnh quan.
Cũng tại hội thảo, các thành viên đã lắng nghe ý kiến các nhà khoa học
góp ý về vấn đề cây xanh, là cơ sở để có kiến nghị về công tác trồng và bảo
vệ cây xanh lên Bộ Xây dựng, TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Những ý
kiến góp ý của các nhà khoa học cũng sẽ được tổng hợp để đề xuất với Quốc
hội xây dựng Luật Quản lý cây xanh đô thị nhằm tạo nên cơ sở pháp lý trong
các vấn đề cây xanh tại các đô thị của Việt Nam.
1.3. Những nghiên cứu cây xanh đô thị tại thành phố Tuyên Quang
Trước năm 2010, hiện trạng cây xanh của thành phố Tuyên Quang hầu
hết do người dân tự trồng để phục vụ nhu cầu có cây xanh, bóng mát. Hầu hết
cây xanh được trồng không thống nhất về chủng loại như cây bàng, hoa sữa,
cây phượng, xà cừ đã khơng cịn đáp ứng được yêu cầu của một đô thị hiện
đại. Hơn nữa, trong q trình chỉnh trang đơ thị, hệ thống lòng đường, vỉa hè
của thành phố được nâng cấp, mở rộng, một số vị trí của cây xanh trồng trước
đây khơng cịn phù hợp. Trước thực trạng đó, thành phố cũng xây dựng nhiều
phương án để đầu tư quy hoạch, thay thế những cây xanh khơng cịn phù hợp
với sự phát triển đô thị hiện nay.
Với mục tiêu nâng cao chất lượng đô thị, tạo lập môi trường sống tốt,

đáp ứng các nhu cầu vật chất, tinh thần ngày càng cao của nhân dân, mặt khác
xây dựng đô thị Tuyên Quang với kiến trúc tiên tiến, hiện đại có bản sắc văn


10
hóa đặc trưng riêng của tỉnh Tuyên Quang, việc nghiên cứu cải tạo và chọn
lồi cây bóng mát phù hợp với mục tiêu trên đang rất cần được quan tâm. Tuy
nhiên, cây xanh ở đây vẫn còn những tồn tại nhất định, chưa tương xứng với
diện mạo cảnh quan của các tuyến đường và tốc độ đơ thị hóa trên địa bàn
thành phố.
Ngồi một số tuyến phố mới có thiết kế quy hoạch trồng cây theo lồi
thì hầu hết, trên các tuyến phố cũ, cây xanh chủ yếu do người dân tự trồng,
nhiều chủng loại cây không phù hợp làm cây đường phố. Việc trồng cây
khơng có quy hoạch gây nên sự thiếu lộn xộn, gây mất mỹ quan.
Thành phố cần quy hoạch cải tạo và phát triển mới hệ thống cây xanh
đơ thị nói chung và cây xanh đường phố nói riêng là nhiệm vụ quan trọng
trong giai đoạn này. Nghiên cứu chọn loài cây trồng phù hợp với đặc điểm
môi trường và tạo được nét đặc sắc riêng cho thành phố Tuyên Quang là vấn
đề cần được quan tâm, nghiên cứu.


11
Chƣơng 2.
MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
2.1.1.Mục tiêu tổng quát
Đề xuất được tập đồn cây bóng mát và một số giải pháp về cây
bóng mát trồng trên các tuyến phố và khn viên phù hợp với mục tiêu
của quy hoạch chung thành phố Tuyên Quang đến năm 2020, tầm nhìn

đến năm 2030.
2.1.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá được hiện trạng hệ thống cây bóng mát và hình thức tổ chức
trồng cây bóng mát trên địa bàn thành phố Tuyên Quang. Ưu điểm và nhược
điểm của các lồi cây bóng mát đã trồng.
- Tuyển chọn tập đồn cây bóng mát cho thành phố Tuyên Quang.
- Đề xuất giải pháp phát triển cây bóng mát cho một số tuyến phố và
khn viên trên địa bàn thành phố Tuyên Quang.
2.2. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Các loại cây bóng mát trên địa bàn thành phố
và các loài cây chọn lọc phù hợp với đặc điểm khí hậu và thổ nhưỡng tỉnh
Tuyên Quang.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu các loại cây bóng mát phù hợp với
quy hoạch chung thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020,
tầm nhìn đến năm 2030.
+ Phạm vi về khơng gian: 10 tuyến đường phố chính, 04 khn viên và
02 không gian công cộng thuộc thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang.


12
2.3. Nội dung nghiên cứu
Hiện trạng hệ thống cây bóng mát và hình thức tổ chức trồng cây bóng
mát trên địa bàn thành phố Tuyên Quang;
Tuyển chọn tập đoàn cây bóng mát cho thành phố Tuyên Quang phù
hợp với Quy hoạch chung thành phố Tuyên Quang đến năm 2020, định hướng
đến năm 2030;
Đề xuất giải pháp phát triển cây bóng mát cho một số tuyến phố và
khuôn viên trên địa bàn thành phố Tuyên Quang.
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu

(1) Điều tra đánh giá hiện trạng hệ thống cây bóng mát và hình thức tổ
chức trồng cây bóng mát trên địa bàn thành phố Tuyên Quang
Để điều tra hiện trạng hệ thống cây bóng mát, tơi sử dụng phương pháp
kế thừa các tài liệu, bản đồ quy hoạch, thiết kế hệ thống giao thông thành phố
Tuyên Quang; các quyết định, thông tư, cơng trình nghiên cứu liên quan đến
cây xanh đơ thị trên địa bàn thành phố; danh lục thực vật một số vườn quốc
gia, khu bảo tồn thiên nhiên khu vực tỉnh Tun Quang để tổng hợp thơng tin.
Ngồi ra, tơi sẽ đi thực tế điều tra một số hình thức tổ chức trồng cây
bóng mát, ví dụ như: Cây trồng đường phố và cây trồng trong các khuôn viên,
công sở.
Đối với hệ thống cây bóng mát thành phố Tuyên Quang: Điều tra thành
phần loài, số lượng, đo đếm các chỉ tiêu sinh trưởng của cây bóng mát (Hvn,
Dt, D1.3…) bằng sào kết hợp với thước dây, kẹp kính. Tình hình sinh trưởng
của cây được quan sát và đánh giá bằng mắt thường
Hình thức tổ chức trồng cây trên các tuyến phố hoặc khn viên: Hình
thức trồng được quan sát, đánh giá bằng mắt thường, khoảng cách cây – cây;
khoảng cách cây – cơng trình kiến trúc; khoảng cách cây – lòng đường được
đo bằng thước dây.


13
Kết quả được tổng hợp theo các mẫu biểu dưới đây:
Phiếu điều tra hiện trạng cây xanh hiện có trong vƣờn hoa và một số
tuyến phố chính trên địa bàn thành phố Tuyên Quang
Thời điểm điều tra:…..

STT

Loại
cây


Vƣờn
hoa
sông


Đƣờng
Quang
Trung

Đƣờng
Phan
Thiết

Đƣờng
Trần
Hƣng
Đạo

Đƣờng
17/8

Đƣờng
Nguyễn
Trãi

Đƣờng
CT sông



Tổng

1
2


Bảng điều tra hiện trạng cây xanh hiện có một số khn viên sở, các ban
ngành trên địa bàn thành phố Tuyên Quang
STT

Loại cây

Tỉnh ủy

UBND
tỉnh

Sở Kế hoạch
và Đầu tƣ

Bệnh viện
Đa khoa TQ

Tổng

1
2


(2) Nghiên cứu tuyển chọn tập đồn cây bóng mát cho thành phố Tuyên

Quang phù hợp với Quy hoạch chung thành phố Tuyên Quang đến năm 2020,
định hướng đến năm 2030
Nghiên cứu phương án điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Tuyên
Quang đến năm 2020, định hướng đến năm 2030” về quy hoạch phân khu
chức năng cũng như các chỉ tiêu về cây xanh đô thị.
Từ những số liệu điều tra hiện trạng trên đưa ra những đánh giá khách
quan về hiện trạng cây xanh trên địa bàn thành phố.
Để bổ sung thêm thành phần lồi cây trồng bóng mát cho thành phố
Tuyên Quang, đề tài nghiên cứu tiến hành khảo sát và tham khảo các tài liệu
từ các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên gần hoặc thuộc khu vực tỉnh
Tuyên Quang: khu bảo tồn thiên nhiên rừng đặc dụng Na Hang, huyện Na
Hang, tỉnh Tuyên Quang.


14
Thu thập, bổ sung thơng tin về tình hình đất đai, thổ nhưỡng tại khu
vực nghiên cứu, cũng là nhân tố quan trọng trong việc chọn loài cây trồng.
Ngoài tham khảo ý kiến các chuyên gia và tham vấn của các đơn vị
quản lý, trong q trình nghiên cứu cịn khảo sát ý kiến người dân về một số
nội dung liên quan đến cây xanh: Vai trị chính của cây xanh đường phố, vai
trò của người dân về vấn đề cây xanh đường phố, vai trò của người dân trong
việc bảo vệ và duy trì hệ thống cây xanh… để làm cơ sở cho đề xuất giải pháp
phát triển hệ thống cây bóng mát đường phố thành phố Tuyên Quang
Các số liệu điều tra được tổng hợp, phân tích bằng phần mềm exel.
(3) Đề xuất giải pháp phát triển cây bóng mát cho một số tuyến phố và
khn viên trên địa bàn thành phố Tuyên Quang.
Từ những nghiên cứu về hiện trạng và đề xuất lựa chọn loài cây phù
hợp với đô thị thành phố Tuyên Quang, đề xuất giải pháp phát triển cây bóng
mát bằng các phương án thiết kế cây xanh cho một số tuyến phố và khuôn
viên trên địa bàn thành phố.

Các đề xuất được trình bày bằng các bản vẽ và phương án thiết kế được
thực hiện bằng các phần mềm: photoshop, autocad…
(4) Phương pháp xác định tên loài và tra cứu loài cây
Từ kết quả danh sách các loài đã thu thập được trong quá trình điều tra
thực trạng, tiến hành xác định tên khoa học cho các lồi. Các tài liệu chính được
sử dụng trong quá trình tra cứu tên khoa học gồm: Cây cỏ Việt Nam (3 tập)
(Phạm Hoàng Hộ, 1999-2000), Từ điển thực vật thông dụng (2 tập) (Võ Văn
Chi, 2003), Cây cỏ có ích ở Việt Nam - Tập 1 (Võ Văn Chi - Trần Hợp, 1999).
Lập danh sách các loài: Bảng thành phần các loài cây cảnh quan phải
phản ánh đầy đủ các thơng tin cần thiết cho mục đích nghiên cứu khoa học.
Do đó, cần phải có một danh sách các lồi được sắp xếp theo thứ tự alphabet,
có tên Việt Nam, tên khoa học.


15

Chƣơng 3.
ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI
CỦA KHU VỰC NGHIÊN CỨU
3.1. Các điều kiện tự nhiên
3.1.1. Vị trí địa lý
Điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Tuyên Quang đến năm 2020,
định hướng phát triển đến năm 2030 trên cơ sở quy mô Đồ án điều chỉnh quy
hoạch chung thành phố Tuyên Quang đến năm 2010 và định hướng phát triển
đến năm 2020 đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt tại Quyết định số
292/QĐ-UBND ngày 28/7/2007, tổng diện tích lập điều chỉnh quy hoạch
khoảng 14.907 ha (trong đó: 11.921 ha diện tích đất thành phố hiện tại, có
điều chỉnh mở rộng sang một số xã lân cận thuộc huyện Yên Sơn tiếp giáp với
thành phố).


Hình 3.1: Sơ đồ vị trí TP. Tuyên Quang
(Nguồn: Điều chỉnh QH thành phố Tuyên Quang)


16
3.1.2. Địa hình
Khu vực thành phố có địa hình khá phức tạp, khu vực nội thị là khu đất
tương đối bằng phẳng, xen lẫn gò đồi thấp, ao hồ, ruộng trũng, cao độ trung
bình từ cốt 23m đến 27m, các đồi thấp xen kẽ có cốt trung bình từ 30-40m,
khu ngoại thị là các khu dân cư, đồng ruộng, có những dãy đồi thấp và rải rác
có núi cao.
- Địa hình gị đồi chuyển tiếp giữa núi và đồng bằng, chiếm tỷ lệ
khoảng 10÷12%: có điều kiện để phát triển xây dựng và canh tác.
- Địa hình Đồng bằng ven sơng suối: chiếm tỷ lệ khoảng 8÷10%.
3.1.3. Khí hậu
Do vừa mang đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, vừa mang tính khí
hậu vùng núi cao có địa hình chia cắt mạnh nên ở khắp nơi trong thành phố
cũng như trong tỉnh đều có thể thấy sự thay phiên nhau tác động của các khối
khơng khí.
Khí hậu Tun Quang được chia làm 4 mùa rõ rệt: Xuân, Hạ, Thu,
Đông, trong đó mùa Đơng khơ và lạnh, mùa hạ nóng ẩm mưa nhiều.
Sự kết hợp giữa hồn lưu với địa hình là nguyên nhân cơ bản dẫn đến
sự phân hóa của khí hậu Tun Quang, có thể đề cập đến một số yếu tố khí
hậu chính:
- Về chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình năm 21,60C, nhiệt độ trung bình
thấp nhất 16,7 – 18,3ºC, nhiệt độ tối cao tuyệt đối 40,5ºC (tháng 6), nhiệt độ
thấp tuyệt đối 6,3ºC(tháng 12), biên độ dao động nhiệt trong ngày 8,4ºC. Số
giờ nắng trung bình năm đạt 1.568,9 giờ, tổng tích ơn trong năm đạt khoảng
7.000-7.5000C.
- Về chế độ mưa: Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa trung

bình năm 1.442,7 mm, số ngày mưa trong năm là 128,3 ngày. Lượng mưa
trong mùa mưa thường chiếm 70% lượng mưa cả năm và tập trung nhiều vào
các tháng 6,7,8, tháng 8 là tháng có lượng mưa lớn nhất (đạt 267,1mm).


17
Bảng 3.1: Lượng mưa trung bình tháng và năm các trạm trên lưu vực sông Lô
Trạm

I

II

III

IV

V

VI

VII VIII

IX

X

XI XII

Năm


Tuyên
23,0 29,1 53,2 114,6 219,9 280,4 277,6 298,1 178,8 132,4 49,0 17,5 1662,0
Quang

- Về chế độ ẩm: Độ ẩm tương đối, trung bình năm 83,7%, độ ẩm cao
nhất 86%, độ ẩm thấp nhất 36%.
- Về lượng bốc hơi: Lượng bốc hơi trung bình năm là: 1.020,3 mm.
Trong đó các tháng mùa khơ ( từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau),
lượng bốc hơi thường lớn hơn lượng mưa, chỉ số ẩm ướt trong các tháng này
thường duới 0,5 nên gây ra tình trạng khơ hạn nghiêm trọng.
- Về hướng gió chủ đạo: Do ảnh hưởng của chế độ gió mùa cùng với
địa hình bị phân cách mạnh nên tần suất gió ở các nơi trong tỉnh rất khác
nhau. Trong các thung lũng, hướng gió thường trùng với hướng gió của thung
lũng.Ở những vùng đồng bằng hoặc núi cao, hướng gió thịnh hành thường
phù hợp với hướng gió chính trong mùa. Vào mùa Đơng, hướng gió thịnh
hành là gió Đơng Bắc hay Bắc; vào mùa Hạ tần suất gió Đơng Bắc giảm và
chuyển dần sang gió Đơng Nam hoặc Nam.
- Tốc độ gió: Tần suất lặng gió rất nhỏ, khả năng xảy ra tốc độ gió lớn
cao, tốc độ trung bình khoảng 0.54m/s.
3.1.4. Thủy văn
Thành phố Tuyên Quang nằm ở hạ lưu sơng Lơ và 4 ngịi lớn là Ngịi
Cơi, Ngịi Là, Ngòi Chả, Ngòi Thục, nên chịu ảnh hưởng chế độ thuỷ văn của
các sơng ngịi đó. Một số diễn biến mức ngập như sau:
- Mức lũ 23,0m hàng năm, tần suất 97%, chỉ ngập các ruộng lúa thấp.
- Mức lũ 30,87m, tần suất 4%, ngập và thiệt hại hoa máu rất lớn.
- Mức lũ 31,37m, tần suất 1,0%, thiệt rất lớn.
Hiện tại đang xây dựng các cơng trình thuỷ lợi, thuỷ điện đầu nguồn
sông Lô sẽ hạn chế mức nước ngập cho thành phố Tuyên Quang.



18
3.1.5. Thổ nhưỡng
Kết quả phân loại và bản đồ thổ nhưỡng thành phố Tuyên Quang, khu
vực thành phố Tuyên Quang có 6 nhóm đất bao gồm 12 Đơn vị đất và 16 Đơn
vị đất phụ: 1) Nhóm đất phù sa - Fluvisols (FL); 2) Nhóm đất Glây - Gleysols
(GL); 3) Nhóm đất đen - Luvisols (LV); 4) Nhóm đất xám - Acrisols (AC); 5)
Nhóm đất đỏ - Ferrasols (FR); 6) Nhóm đất dốc tụ - Regosols (RG), cụ thể
như sau:
a. Nhóm đất phù sa (Fluvisols) - ký hiệu FL
Có diện tích 1.215 ha, chiếm 10,19% diện tích tự nhiên của thành phố,
phân bố ở tất cả 13 phường, xã; song có nhiều ở các xã, phường Tân Hà (225
ha), Ỷ La (188 ha), xã An Khang (186 ha), Hưng Thành (140 ha), An Tường
(123 ha), Đội Cấn (114 ha)... Đất phù sa được hình thành chủ yếu do sự bồi
đắp phù sa của sơng Lơ. Ngồi ra các suối chảy qua địa bàn Thành phố Tuyên
Quang cũng góp phần bồi đắp phù sa hình thành những dải đất phù sa hẹp,
thành phần cơ giới thơ hơn.
Nhóm đất này phân bố ở địa hình tương đối vàn, vàn thấp, khơng được
bồi tụ thường xuyên, được hình thành trong điều kiện bị ngập nước thường
xuyên do địa hình thấp hoặc do sử dụng đất canh tác lúa nước.
Hạn chế chủ yếu của Đơn vị đất này là hàm lượng dinh dưỡng trong đất
chỉ ở mức thấp đến trung bình. Các chất dinh dưỡng khơng cân đối. Tuy nhiên
những hạn chế này có thể khắc phục bằng biện pháp phân bón.
b. Nhóm đất glây (Gleysols) - ký hiệu GL
Có 97 ha, chiếm 0,81% diện tích tự nhiên, phân bố rải rác ở một số xã,
phường: Lưỡng Vượng (40 ha), Thái Long (38 ha), An Tường (10 ha), Đội
Cấn (9 ha). Nhóm đất Glây hình thành chủ yếu tại các vùng đất thấp, vàn
thấp, thường bị ngập nước hoặc những nơi có mực nước ngầm cao trong các
thung lũng, tiêu nước kém. Trong quá trình ngập nước, các ơxit sắt và mangan
bị khử và hoà tan trong nước. Những chất này di chuyển và tích tụ tạo thành



×