Tải bản đầy đủ (.pdf) (126 trang)

Nghiên cứu cấu trúc trước và sau khai thác rừng tự nhiên lá rộng thường xanh tại tỉnh đắk lắk

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.56 MB, 126 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
------------------------

HỒ TRUNG LƯƠNG

NGHIÊN CỨU CẤU TRÚC TRƯỚC VÀ SAU KHAI THÁC RỪNG
TỰ NHIÊN LÁ RỘNG THƯỜNG XANH TẠI TỈNH ĐẮK LẮK

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP

Hà Nội, 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
------------------------

HỒ TRUNG LƯƠNG

NGHIÊN CỨU CẤU TRÚC TRƯỚC VÀ SAU KHAI THÁC RỪNG
TỰ NHIÊN LÁ RỘNG THƯỜNG XANH TẠI TỈNH ĐẮK LẮK

Chuyên ngành: Lâm học
Mã Số: 60620201



LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS. TS. VŨ TIẾN HINH

Hà Nội, 2014


i

LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành chương trình đào tạo Cao học Lâm nghiệp khoá học
2012- 2014, được sự đồng ý của Khoa sau đại học - Trường Đại học Lâm
nghiệp, tôi thực hiện đề tài tốt nghiệp: “Nghiên cứu cấu trúc trước và sau khai
thác rừng tự nhiên lá rộng thường xanh tại tỉnh Đắk Lắk”
Sau một thời gian thực hiện đề tài tốt nghiệp đến nay bản luận văn đã
được hồn thành,cho phép tơi được bày tỏ lịng biết ơn chân thành đến các
thầy cô giáo, đặc biệt là GS.TS. Vũ Tiến Hinh đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo
giúp đỡ tơi hồn thành bản luận văn này.
Tơi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến TS. Phan Minh Sáng và các
đồng nghiệp trong Bộ môn Điều tra, Quy hoạch và Sản lượng rừng -Viện
nghiên cứu Lâm sinh-Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đã cho tôi những
ý kiến đóng góp q báu.
Tơi cũng xin chân thành cảm ơn tới ThS. Ngơ Văn Long, Phó trưởng
phịng Đào tạo- Trường Trung học Lâm nghiệp Tây Nguyên đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi cho tôi trong lúc thu thập số liệu.
Cuối cùng tơi xin bày tỏ lịng biết ơn đến tất cả bạn bè và người thân đã
động viên, khích lệ để tơi hồn thành bản luận văn này.
Tác giả rất vui lịng nhận được những góp ý, bổ sung của bạn đọc để

bản luận văn được hoàn chỉnh hơn nữa.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, tháng 3 năm 2014
Tác giả

Hồ Trung Lương


ii

MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
MỤC LỤC ......................................................................................................... ii
DANH MỤC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................. v
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................... vi
DANH MỤC CÁC HÌNH .............................................................................. viii
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1
Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........................................ 2
1.1. Trên thế giới ............................................................................................... 3
1.1.1. Cấu trúc rừng ........................................................................................... 3
1.1.2. Tái sinh rừng tự nhiên ............................................................................. 7
1.1.3. Nghiên cứu về khai thác chọn ................................................................. 8
1.2. Ở Việt Nam. ............................................................................................. 10
1.2.1. Phân loại rừng phục vụ kinh doanh ...................................................... 10
1.2.2. Nghiên cứu về cấu trúc rừng ................................................................. 12
1.2.3. Nghiên cứu về tái sinh rừng .................................................................. 17
1.2.4. Về phương thức khai thác chọn ............................................................ 20
1.3. Thảo luận .................................................................................................. 21

Chương 2 MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................................................ 23
2.1. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................. 23
2.1.1. Về lý luận .............................................................................................. 23
2.1.2. Về thực tiễn ........................................................................................... 23
2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 23
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 23


iii

2.2.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 23
2.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 23
2.3.1. Hiện trạng và cấu trúc rừng trước khai thác ......................................... 23
2.3.2. Cấu trúc của bộ phận cây khai thác....................................................... 24
2.3.3. Cấu trúc của bộ phận cây đổ gãy do khai thác ...................................... 24
2.3.4. Hiện trạng và cấu trúc rừng sau khai thác ............................................. 24
2.3.5. Đề xuất biện pháp kỹ thuật khai thác và nuôi dưỡng rừng .................. 24
2.4. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 24
2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu ................................................................ 24
2.4.2. Phương pháp xử lý số liệu..................................................................... 26
Chương 3 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KHU VỰC NGHIÊN CỨU ................. 37
3.1. Thông tin tổng quát điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu ................... 37
3.1.1. Vị trí . .................................................................................................... 37
3.1.2. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 37
3.1.3. Đa dạng sinh học ................................................................................... 38
3.1.4. Điều kiện kinh tế- xã hội. ..................................................................... 39
Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................. 41
4.1. Hiện trạng và cấu trúc rừng trước khai thác ............................................ 41
4.1.1. Phân loại trạng thái rừng ....................................................................... 41

4.1.2. Cấu trúc rừng ......................................................................................... 43
4.2. Cấu trúc của bộ phận khai thác ................................................................ 58
4.2.1. Trữ lượng khai thác theo cấp kính ........................................................ 58
4.2.2. Trữ lượng bộ phận khai thác phân theo nhóm gỗ ................................. 59
4.2.3. Cường độ khai thác ............................................................................... 60
4.3. Cấu trúc của bộ phận cây đổ gãy do khai thác. ........................................ 61
4.3.1. Phân bố số cây đổ gãy theo cỡ kính Ndg/ha ......................................... 61
4.3.2. Phân bố trữ lượng bộ phận cây đổ gãy theo cấp kính và theo nhóm gỗ63


iv

4.4. Đặc điểm cấu trúc rừng sau khai thác. ..................................................... 66
4.4.1. Về số lồi cây và cơng thức tổ thành .................................................... 66
4.4.2. Quy luật phân bố số cây theo đường kính sau khai thác. ..................... 68
4.4.3. Ảnh hưởng của khai thác đến cấu trúc rừng. ........................................ 70
4.4.4. Phân cấp trữ lượng theo cấp đường kính sau khai thác. ....................... 73
4.4.5. Phân loại hiện trạng rừng sau khai thác. ............................................... 74
4.5. Một số đặc điểm tầng cây tái sinh ............................................................ 76
4.5.1. Tổ thành cây tái sinh trước và sau khai thác. ........................................ 80
4.5.2. Quan hệ giữa tổ thành tầng cây cao và tầng cây tái sinh ...................... 84
4.5.3. Mật độ cây tái sinh và mật độ cây tái sinh có triển vọng ...................... 84
4.6. Đề xuất biện pháp kỹ thuật lâm sinh sau khai thác. .............................. 87
4.6.1. Đối với quá trình khai thác: .................................................................. 88
4.6.2. Giải pháp kỹ thuật lâm sinh sau khai thác. ........................................... 90
KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ....................................................... 93
TÀI LIỆU THAM KHẢO


v


DANH MỤC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Nguyên nghĩa

Viết tắt
CTTT

Công thức tổ thành

D1.3

Đường kính thân cây tại vị trí 1.3 m (cm)

G

Tổng tiết diện ngang lâm phần (m2/ha)

N/D1.3

Phân bố số cây theo cỡ đường kính

N/ha

Mật độ (cây/ha)

Ntv

Số cây tái sinh có triển vọng

ƠTC


Ơ tiêu chuẩn

M/ha

Trữ lượng rừng trên ha (m3/ha)

N%

Tỷ lệ % mật độ

G%

% tiết diện ngang

IV%

Chỉ số quan trọng

Dbq

Đường kính bình qn

I%

Cường độ khai thác

Ikt%

Cường độ đổ gãy do khai thác


Idg%

Tỷ lệ đổ gãy

I%thskt

Cường độ tổng hợp sau khai thác

Mkt

Trữ lượng gỗ đổ gãy do quá trình khai thác

Mdg

Tổng trữ lượng đổ gãy trong quá trình khai thác

Mtl

Tỉ lệ trữ lượng mất đi do khai thác

Mmdkt

Trữ lượng mất đi do khai thác

Nmdkt

số cây mất đi do khai thác

Nkt


Số cây khai thác

Nđg

Số cây đổ gãy do khai thác

TTR

Trạng thái rừng

KL

Kết luận
Tổng


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG
Tên bảng

STT

Trang

4.1

Kết quả phân loại trạng thái rừng trước khai thác


41

4.2

Công thức tổ thành của các trạng thái theo IV%

45

4.3

Kết quả tính tốn đặc trưng mẫu theo D1.3

49

4.4

Kết quả kiểm tra luật phân bố N/D1.3 của các OTC

51

4.5

Phân bố số cây theo cấp kính ở các ơ tiêu chuẩn

54

4.6

Phân bố trữ lượng theo cấp kính


55

4.7

Phân loại trữ lượng các lồi cây theo nhóm gỗ

57

4.8

Trữ lượng cây khai thác phân theo cấp kính

59

4.9

Trữ lượng bộ phân cây khai thác phân theo nhóm gỗ

60

4.10

Tổng hợp cường độ khai thác của ôtc

61

4.11

Mô phỏng phân bố thực nghiệm cây gãy đổ bằng phân bố


63

lý thuyết
4.12

Phân bố trữ lượng cây đổ gãy theo cấp kính

64

4.13

Phân bố trữ lượng cây đổ gãy theo nhóm gỗ

64

4.14

Tỷ lệ trữ lượng bị đổ gãy trong quá trình khai thác

65

4.15

Số lồi cây trước và sau khai thác

66

4.16

Cơng thức tổ thành trước và sau khai thác ở các ôtc


67

4.17

Số cây và tỷ lệ số cây mất đi

70

4.18

Tương quan giữa số cây khai thác và số cây gãy đổ

71

4.19

Trữ lượng và cường độ khai thác

72

4.20

Phân cấp trữ lượng theo cấp đường kính sau khai thác

73

4.21

Tỷ lệ giữa các cấp kính trước và sau khai thác


74

4.22

Hiện trạng rừng sau khai thác

76

4.23

Tổ thành cây tái sinh trước khai thác ở các trạng thái rừng theo Ni%

78


vii

4.24

Tổ thành tầng tái sinh trước và sau khai tháctrạng thái

80

rừng IIIA3
4.25

Tổ thành tầng tái sinh trước và sau khai tháctrạng thái

81


rừng IIIB
4.26a Tổ thành tầng tái sinh trạng thái rừng IVB

82

4.26b Tổ thành tầng tái sinh trạng thái rừng IVB

82

4.26c Tổ thành tầng tái sinh trạng thái rừng IVB

83

4.27

Mật độ cây tái sinh ở các trạng thái rừng

85

4.28

Mật độ cây tái sinh có triển vọng ở các trạng thái rừng

86


viii

DANH MỤC CÁC HÌNH

Tên hình

STT

Trang

4.1

Phân bố thực nghiệm OTC 02

50

4.2

Phân bố thực nghiệm OTC 04

51

4.3

Phân bố lý thuyết và phân bố thực nghiệm N/D1.3 của các OTC

52

4.4

Phân bố thực nghiệm của bộ phận cây đổ gãy

62


4.5
4.6

Phân bố số cây theo đường kính trước khai thác khai thác và sau
khai thác

70

Đường cong tương quan giữa Nkt và Ndg

72


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Số liệu theo dõi diễn biến tài nguyên rừng cho thấy, giai đoạn 19761990, diện tích rừng liên tục bị suy thoái về cả số lượng lẫn chất lượng. Từ
năm 1991 đến năm 2000, nhờ các chương trình trồng rừng (chương trình 327
giai đoạn 1992-1998 và dự án trồng mới 5 triệu ha rừng giai đoạn 19982010), tính đến năm 2005, cả nước có trên 12,6 triệu ha rừng (trong đó: rừng
tự nhiên có gần 10,3 triệu ha, rừng trồng hơn 2,3 triệu ha), nâng độ che phủ
rừng đạt 37% . Tuy nhiên chất lượng rừng vẫn đang suy giảm.
Hiện nay, rừng tự nhiên vùng Tây Nguyên đã và đang suy giảm một cách
nhanh chóng về cả diện tích và chất lượng. Trong vịng 5 năm từ 2005 đến năm
2010, diện tích rừng tăng lên 700.258 ha, trong đó rừng tự nhiên tăng 89.056 ha
và rừng trồng tăng 611.212 ha; nhưng riêng vùng Tây Nguyên, diện tích rừng tự
nhiên giảm 93.256 ha, rừng trồng tăng 86.460 ha. Tỷ lệ diện tích rừng bị mất lớn
nhất là Đắk Nơng 5,9%, tiếp đến là Đắk Lắk 2,9%, Gia Lai 0,5% và Lâm Đồng
0,2%. Chỉ có tỉnh Kon Tum là có diện tích rừng tăng 8,9%.
Có rất nhiều ngun nhân khiến rừng bị suy thoái cả về số lượng và
chất lượng, nhưng phần lớn đều do tình trạng khai thác rừng bừa bãi, cụ thể là

sự lạm dụng phương thức chặt chọn. Ở nước ta, mục tiêu kinh doanh vẫn là
sản xuất gỗ lớn, phương thức khai thác là khai thác chọn theo quy trình quy
phạm đã ban hành. Vấn đề đặt ra là cấu trúc rừng và sự phát triển bền vững
của rừng sau khi khai thác. Đây cũng là mối quan tâm không chỉ đối với
ngành Lâm nghiệp và cịn là mối quan tâm của các cấp chính quyền.Vì vậy,
việc nghiên cứu xác định các biện pháp kỹ thuật lâm sinh tác động phù hợp
nhằm sử dụng hợp lý tài nguyên rừng là nhiệm vụ rất quan trọng; Trong đó,
một cơ sở quan trọng là cấu trúc rừng trước và sau khai thác.
Xuất phát từ thực tiễn đó, đề tài: "Nghiên cứu cấu trúc trước và sau
khai thác rừng tự nhiên lá rộng thường xanh tại tỉnh Đắk Lắk” được thực
hiện nhằm góp phần bổ sung những hiểu biết mới về sự biến đổi cấu trúc rừng
trước và sau khai thác để có cơ sở đề xuất những tác động hợp lý và hiệu quả.


2

Chương 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Hiện nay, nhiều quan điểm khác nhau về cấu trúc rừng đã được đưa ra.
Theo quan điểm của các nhà lâm sinh, cấu trúc rừng là sự sắp xếp tổ chức nội
bộ của các thành phần trong hệ sinh thái rừng mà qua đó các lồi có đặc tính
sinh thái khác nhau có thể chung sống hài hòa và đạt tới sự ổn định tương đối
trong một giai đoạn phát triển nhất định của tự nhiên. Nhưng, trên quan điểm
sản lượng của một số nhà khoa hoc thì cấu trúc lại là sự phân bố kích thước
của lồi và cá thể trên diện tích rừng. Như vậy, có thể thấy cấu trúc lớp thảm
thực vật là kết quả của quá trình chọn lọc tự nhiên, là sản phẩm của quá trình
đấu tranh sinh tồn giữa thực vật với thực vật và giữa thực vật với hồn cảnh
sống. Do đó, cấu trúc phản ánh mối quan hệ giữa sinh vật với nhau và giữa
sinh vật với môi trường, ở đây là mối quan hệ giữa cây rừng với cây rừng và
giữa cây rừng với hoàn cảnh sống. Trên quan điểm sinh thái thì cấu trúc chính

là hình thức bên ngồi phản ánh nội dung bên trong của hệ sinh thái. Trên
quan điểm sản lượng thì cấu trúc rừng phản ánh sức sản xuất của rừng theo
điều kiện lập địa.
Trong nghiên cứu cấu trúc người ta chia thành ba dạng cấu trúc: Cấu
trúc sinh thái (tổ thành, dạng sống, tầng phiến), cấu trúc hình thái (tầng thứ,
mật độ, mạng hình phân bố cây), cấu trúc thời gian (tuổi). Nhìn chung, các
nghiên cứu về cấu trúc rừng đều có chung một hướng là xây dựng cơ sở có
tính khoa học và lý luận phục vụ cơng tác kinh doanh rừng hiệu quả, đáp ứng
mục tiêu ngày càng đa dạng. Những nghiên cứu này bước đầu chủ yếu là định
tính, sau chuyển sang định lượng.
Khi chuyển đổi từ nghiên cứu định tính sang nghiên cứu định lượng
cấu trúc rừng, nhiều tác giả đã sử dụng các công thức và hàm tốn học để mơ
hình hóa cấu trúc rừng, xác định mối quan hệ giữa các nhân tố cấu trúc của


3

rừng. Để từ đó thơng qua việc tác động các giải pháp kỹ thuật lâm sinh dẫn
dắt rừng đi tới một mơ hình có lợi nhất cho từng đối tượng và hồn cảnh cụ
thể. Trong khn khổ của luận văn, tác giả xin đưa ra một số vấn đề nghiên
cứu về cấu trúc rừng trong và ngoài nước như sau:
1.1. Trên thế giới
1.1.1. Cấu trúc rừng
1.1.1.1. Cơ sở sinh thái cấu trúc rừng
Rừng tự nhiên là một hệ sinh thái cực kỳ phức tạp, bao gồm nhiều thành
phần sinh vật với các quy luật sắp xếp khác nhau theo không gian và thời gian.
Cấu trúc rừng là một nhân tố sinh thái và là kết quả của quá trình chọn lọc, đấu
tranh sinh tồn giữa thực vật với thực vật, giữa thực vật với hoàn cảnh sống xảy ra
ngoài tự nhiên. Các yếu tố của cấu trúc rừng bao gồm: mật độ, tầng phiến, tầng
thứ, mạng hình phân bố, cấu trúc tuổi… Nghiên cứu cấu trúc rừng để biết được

những mối quan hệ sinh thái bên trong của quần xã, từ đó có cơ sở để đề xuất
các biện pháp kỹ thuật tác động phù hợp. Có nhiều tác giả nghiên cứu và đã
thành công trong lĩnh vực này.
Đầu tiên, chúng ta phải kể tới Baur G.N. (1976) [1] đã đi sâu nghiên cứu
các nhân tố cấu trúc rừng, các kiểu xử lý về mặt lâm sinh áp dụng cho rừng mưa
tự nhiên. Theo tác giả, các phương thức xử lý đều nhằm vào hai mục tiêu cụ thể:
“Mục tiêu thứ nhất là nhằm cải thiện rừng nguyên sinh vốn thường hỗn lồi và
khơng đồng tuổi bằng cách đào thải những cây quá thành thục và vô dụng để tạo
không gian thích hợp cho các cây cịn lại sinh trưởng. Mục tiêu thứ hai là tạo lập
tái sinh bằng cách xúc tiến tái sinh, thực hiện tái sinh nhân tạo hoặc giải phóng
lớp cây tái sinh sẵn có đang ở trạng thái ngủ để thay thế cho những cây đã lấy ra
khỏi rừng trong khai thác hoặc trong chăm sóc ni dưỡng rừng sau đó". Chính
nhờ quan điểm như vậy, tác giả đã đưa ra những tổng kết hết sức phong phú về
các nguyên lý tác động xử lý lâm sinh.


4

Sau đó, Catinot (1965) [5] đã nghiên cứu cấu trúc hình thái rừng thơng
qua việc biểu diễn các phẫu đồ rừng. Thông qua việc biểu diễn các phẫu đồ rừng,
nghiên cứu các nhân tố cấu trúc sinh thái nhờ việc mô tả phân loại theo các khái
niệm dạng sống, tầng phiến...tác giả cho rằng muốn ổn định hệ sinh thái rừng
nhất thiết phải nắm vững quy luật vận động, biết cách điều tiết mối quan hệ trong
sự phức tạp.
Trên cơ sở thuật ngữ hệ sinh thái của Tanslay A.P (1935), Odum E.P
(1971) [27] đã hoàn chỉnh học thuyết về hệ sinh thái. Và từ đó khái niệm hệ sinh
thái được làm sáng tỏ là cơ sở để nghiên cứu các nhân tố cấu trúc trên quan điểm
sinh thái học.
Những kết quả của các tác giả đã làm sáng tỏ các khái niệm về hệ sinh
thái rừng trên quan điểm sinh thái học. Nó chính là nền tảng vững chắc cho các

cơng trình nghiên cứu về cấu trúc rừng hay ứng dụng đề xuất những biện pháp
lâm sinh phù hợp.
1.1.1.2. Về cấu trúc tổ thành
Trong khi cấu trúc của rừng ôn đới đơn giản với một đến hai lồi chủ
đạo thì hệ thực vật rừng mưa nhiệt đới lại rất đa dạng và phức tạp. Nó chính là
nguồn cảm hứng vơ tận và là chủ đề nghiên cứu để các nhà khoa học nghiên
cứu. Trong đó nổi bật lên là một số tác giả như:
Theo Richards P.W (1952)[44] trong rừng mưa nhiệt đới, trên mỗi
hecta khơng mấy khi có ít hơn 40 lồi cây gỗ, mà có trường hợp cịn đến trên
100 loài. Nhiều loài cây gỗ lớn sinh trưởng hỗn hợp với nhau theo tỉ lệ khá
bằng nhau, nhưng cũng có khi chỉ có một hoặc hai lồi chiếm ưu thế.
Khi nghiên cứu rừng mưa ở khu vực gần Belem trên sơng Amazơn, trên
ơ tiêu chuẩn diện tích khoảng hai hecta, Baur G.N (1976)[1] đã thống kê được
36 họ thực vật và trên ơ tiêu chuẩn diện tích hơn bốn hecta ở phía bắc New
South Wales cũng đã ghi nhận được sự hiện diện của 31 họ chưa kể cây leo,


5

cây thân cỏ và thực vật phụ sinh. Điều này cho thấy sự phong phú và đa dạng
trong rừng mưa nhiệt đới.
Catinot.R (1974) cho rằng trong rừng mưa nhiệt đới châu Phi có đến
vài trăm lồi thực vật, và trong tổ thành thực vật rừng ẩm nhiệt đới ở Đông
Nam Á thường có một nhóm lồi ưu thế - nhóm họ dầu, chiếm đến 50% quần
thụ (dẫn theo Nguyễn Thị Hương, 2009)[15].
Còn trong rừng thứ sinh ở Nepal, tác giả Kanel K.R. và Shrestha K
(2001)[47] cho rằng có đến trên 6.500 lồi cây có hoa và 4.064 lồi cây khơng
hoa, trong đó có trên 1.500 lồi nấm và hơn 350 loài địa y.
Các nghiên cứu trên cho thấy sự phong phú và đa dạng trong tổ thành
rừng mưa nhiệt đới. Các kết quả đó là tiền đề cho những nghiên cứu sau này

và thơng qua đó, ta thấy được sự suy thoái mạnh mẽ của rừng bằng việc càng
ngày sự đa dạng đó càng giảm. Và cần có những biện pháp kỹ thuật lâm sinh
nhằm khôi phục lại sự đa dạng của rừng mưa nhiệt đới sau này.
1.1.1.3. Về cấu trúc tầng thứ
Sự đa dạng và phong phú về tổ thành các loài cây trong rừng mưa nhiệt
đới là lý do tạo nên tính chất phức tạp của sự phân tầng. Có rất nhiều nghiên
cứu về vấn đề này nhưng cịn có ý kiến khơng thống nhất nhau trong cách
phân chia tầng thứ của các tác giả. Một số tác giả cho rằng, rừng lá rộng thường
xanh có từ 3 đến 5 tầng. Còn một số tác giả khác lại phân tầng thứ theo hướng định
tính với các tầng sinh thái khác nhau và đưa ra giới hạn độ cao của các tầng như:
Richards P.W (1952) [44] phân rừng ở Nigeria thành 6 tầng với cự ly chiều cao
giữa các tầng là 6m. Webb (1956) [48] thống nhất quan điểm của Richards đã phân
chia rừng thành 3 - 4 tầng, trong đó có tầng trội hoặc khơng, nhưng lại cho rằng việc
phân chia tầng thứ là tùy ý mà thôi.

Bên cạnh đó, Catinot.R (1965)[5] cũng cho rằng rừng ẩm nhiệt đới có sự
phân hố mạnh, những tầng trong quần thụ rõ nét, cụ thể là có một tầng vượt tán


6

với những cây có chiều cao trên 40 m và những tầng bên dưới. Ngoài ra tác giả
đã biểu diễn cấu trúc hình thái rừng bằng phẫu diện đồ ngang và đứng.
Ngược lại với ý kiến trên, có tác giả cho rằng ở kiểu rừng này chỉ có một
tầng cây gỗ. Odum E.P (1971) [27] cho rằng khơng có sự tập trung khối tán ở một
tầng riêng biệt nào cả.
Như vậy, hầu hết các tác giả khi nghiên cứu về tầng thứ rừng tự nhiên đều
nhắc đến sự phân tầng nhưng mới dừng lại ở mức nhận xét hoặc đưa ra những kết
luận định tính, phân chia tầng thứ dựa vào cấp chiều cao mang tính cơ giới nên phần
nào chưa phản ánh đúng tính phức tạp của cấu trúc rừng nhiệt đới.


1.1.1.4. Quy luật phân bố số cây theo đường kính.
Trong các nghiên cứu cấu trúc rừng trên thế giới hiện nay, các nhà khoa học
chuyển dần từ nghiên cứu định tính sang nghiên cứu định lượng, các mơ hình tốn
học ngày càng được nhiều tác giả sử dụng để mô phỏng cấu trúc và mối quan hệ
giữa các đại lượng cấu trúc rừng tự nhiên.

Việc mô phỏng phân bố số cây theo đường kính là quy luật kết cấu cơ
bản của lâm phần được nhiều tác giả quan tâm, kiểu phân bố này thường được
biểu diễn dưới dạng toán học với nhiều dạng hàm số khác nhau. Meyer (1934)
đã mơ tả phân bố N/D1.3 bằng phương trình tốn học có dạng đường cong giảm liên
tục và được gọi là phương trình Meyer (dẫn theo Nguyễn Thị Hương, 2009)[15]

Pierlot (1966) nhận thấy rằng, việc nắn đường thực nghiệm bằng
phương trình mũ sẽ mất đi những sai số ở những cỡ kính nhỏ và đề xuất nên
dùng hàm Hyperbol để nắn đường thực nghiệm là tốt hơn cả (dẫn theo Tô Đức
Hiện, 2010)[11].

Balley (1973)[45] sử dụng hàm Weibull, nhiều tác giả khác dùng hàm
Hyperbol, Meyer, Poisson, ...Rollet (1979)[49] là tác giả có nhiều cơng trình
đi sâu vào lĩnh vực này. Ông đã mô phỏng quy luật phân bố số cây theo
đường kính thân cây dưới dạng phân bố xác suất.


7

J.L.F Batista và H.T.Z Docouto (1992)[50] khi nghiên cứu cấu trúc ở
19 ơ tiêu chuẩn với 60 lồi của rừng nhiệt đới ở Maranhoo – Brazil đã dùng
hàm Weibull để nắn phân bố số cây theo đường kính và nhận xét là, hàm
Weibull mô phỏng rất tốt phân bố này.

1.1.2. Tái sinh rừng tự nhiên
Theo quan điểm của các nhà nghiên cứu lâm học, hiệu quả của tái sinh rừng
được xác định bởi mật độ, tổ thành loài cây, cấu trúc tuổi, chất lượng cây con, đặc
điểm phân bố. Vai trò của cây con là thay thế cây già cỗi, vì vậy hiểu theo nghĩa
hẹp, tái sinh rừng là quá trình phục hồi thành phần cơ bản của rừng, chủ yếu là tầng
cây gỗ. Do vậy có thể nói những nghiên cứu về tái sinh đã góp phần làm sáng

tỏ các quy luật tồn tại và phát triển của rừng cả trong quá khứ, hiện tại và
tương lai.
Davis và Richards (1933-1934), trong khi nghiên cứu rừng mưa ở khu
vực sông Moraballi, Guana, đã thống kê số cây thứ tự từ thấp đến cao, đầu
tiên là số mầm non dưới 2 m, kế đến là số cây non có đường kính dưới 10 cm
và chiều cao trên 4,6 m, sau đó mới đến số cây gỗ có đường kính trên 10 cm,
với cỡ đường kính bốn tấc Anh (10 cm); cây tái sinh đã được thống kê từ
dưới hai mét cho đến chiều cao 4,6 m với đường kính dưới 10 cm. (Dẫn theo
Tô Đức Hiện, 2010)[11]
Van Steniss (1956)[51] đã nêu hai đặc điểm tái sinh phổ biến của rừng
nhiệt đới là kiểu tái sinh phân tán liên tục của các lồi cây chịu bóng và kiểu
tái sinh vệt của các loài cây ưa sáng. Tái sinh phân tán liên tục, rừng mưa
nhiệt đới có tổ thành lồi cây phức tạp, khác tuổi nên thời kỳ tái sinh của quần
thể diễn ra quanh năm. Đặc điểm tái sinh này có nguồn gốc sâu sa bắt nguồn
từ bản chất của rừng mưa nhiệt đới và cũng là tiền đề tạo ra một thế hệ rừng
mới hỗn loài, khác tuổi. Một đặc điểm tái sinh khác phổ biến ở rừng mưa
nhiệt đới, thích hợp với loài cây ưa sáng là tái sinh vệt.


8

Ánh sáng là nhân tố sinh thái ảnh hưởng mạnh đến sinh trưởng của cây
tái sinh, là quan điểm được nhiều nhà khoa học thống nhất. Blanford (1929)

nhận thấy các loài cây ưu thế của rừng thường xanh tại Mã Lai tái sinh tốt
nhất ở nơi có lỗ trống với bề ngang khơng rộng q 6 m; ở nơi có lỗ trống lớn
hơn, khơng thấy có cây tái sinh tại phần chính giữa. Kramer (1933) qua các
quan sát trong rừng mưa miền cao ở núi Gedeh tại Java, cũng thấy rằng trong
những khoảng trống diện tích khơng q 1.000 m2, cây tái sinh sẵn có của lồi
ưu thế ở rừng nguyên sinh vẫn sống sót và sinh trưởng tốt. Nhưng nếu khoảng
trống rộng đến 2.000- 3.000 m2, thì sự tái sinh thiên nhiên sẽ bị các loài cây
của rừng thứ sinh mọc rất mạnh, đào thải hoàn toàn (Richards
P.W(1952))[44]. Trong rừng mưa nhiệt đới, sự thiếu hụt ánh sáng ảnh hưởng
chủ yếu đến sự phát triển của cây con, còn đối với sự nẩy mầm và phát triển
của mầm non thì ảnh hưởng này thường khơng rõ (Richards P.W(1952), Baur
G.N (1976))[44],[1].
M.Loeschau (1977) 24 đã đưa ra một số đề nghị để đánh giá một khu rừng
có tái sinh đạt yêu cầu hay không phải áp dụng phương pháp điều tra ngẫu nhiên,
trừ trường hợp đặc biệt có thể dựa vào những nhận xét tổng quát về mật độ tái sinh
như nơi có lượng cây tái sinh rất lớn.

Những kết quả nghiên cứu tái sinh tự nhiên của thảm thực vật rừng trên
thế giới đã cung cấp các thông tin về phương pháp nghiên cứu, quy luật tái
sinh tự nhiên ở một số vùng. Mặc dù vậy, thảm thực vật rừng nhiệt đới rất đa
dạng và phức tạp, đời sống của nó gắn liền với điều kiện tự nhiên ở từng
vùng địa lý. Vì thế cần tiếp tục nghiên cứu quy luật tái sinh tự nhiên của hệ
sinh thái rừng ở các vùng địa lý khác nhau làm cơ sở cho việc phân tích và đề
xuất các luận điểm khoa học một cách chính xác.
1.1.3. Nghiên cứu về khai thác chọn
Phương thức khai thác chọn được du nhập vào các nước châu á, châu
phi vào thế kỷ 18 và cũng trải qua thời gian dài chặt chọn thô gây nhiều hậu


9


quả suy thoái rừng mới dần dần nghiên cứu áp dụng các biện pháp lâm sinh
trong khai thác chọn.
Những nghiên cứu về cấu trúc rừng làm cơ sở cho hoàn thiện các giải
pháp lâm sinh, phục vụ yêu cầu kinh doanh rừng cũng sớm được đặt ra và vào
đầu thế kỷ 20 mới được chý ý nhiều hơn về phương pháp nghiên cứu. Tuy
nhiên đối với sự phức tạp, đa dạng của rừng nhiệt đới ẩm thì vấn đề nghiên
cứu cấu trúc rừng vẫn đang cịn nhiều khó khăn.
Trên thế giới có một số cơng trình nghiên cứu về phương thức khai thác
chọn như:
Baur G.N (1976)[1]: Cơ sở sinh thái học kinh doanh rừng mưa do
Vương Tấn Nhị dịch nói về kết quả áp dụng phương thức khai thác chọn ở
Bắc Queensland. Tạp chí Tropical forest managementupdate (1991) đánh giá
phương thức khai thác rừng nhiệt đới vùng Châu Á – Thái Bình Dương.
Tóm lại, trên thế giới, các cơng trình nghiên cứu về đặc điểm cấu trúc
rừng nói chung và rừng nhiệt đới nói riêng rất phong phú, đa dạng, có nhiều
cơng trình nghiên cứu cơng phu và đã đem lại hiệu quả cao trong kinh doanh
rừng. Những kết quả nghiên cứu đã làm sáng tỏ việc nghiên cứu đặc điểm cấu
trúc và tái sinh rừng thường xanh nói chung và rừng nhiệt đới nói riêng. Tuy
nhiên, khi ứng dụng vào thực tiễn Việt Nam lại cần phải có một sự điều chỉnh
phù hợp bởi vì nhiều nguyên do khác nhau. Thứ nhất, những nghiên cứu này
được thực hiện tại những khu vực có điều kiện lập địa hồn tồn khác so với
điều kiện ở Việt Nam. Bên cạnh đó, các nghiên cứu về cấu trúc và tái sinh tự
nhiên ở mức độ trạng thái rừng còn thiếu. Cho nên việc vận dụng các kết quả
này để đề xuất các biện pháp lâm sinh vào điều kiện thực tế của rừng tự nhiên
nước ta là vấn đề cần cân nhắc và nghiên cứu sâu thêm. Đây cũng chính là cơ
sở để lựa chọn nghiên cứu cấu trúc rừng trong Luận văn này.


10


1.2. Ở Việt Nam.
Nghiên cứu về rừng tự nhiên ở Việt Nam từ trước đến nay gắn liền với
các tên tuổi lớn như Thái Văn Trừng, Phùng Ngọc Lan, Nguyễn Ngọc Lung,
Hồng Đình Hịe, Vũ Biệt Linh, Đào Cơng Khanh, Vũ Tiến Hinh,...Các kết
quả nghiên cứu của các tác giả kể trên đã đóng góp rất lớn cho nên khoa học
Lâm nghiệp nước nhà. Các kết quả đạt được có thể phân chia thành nhiều lĩnh
vực như sau.
1.2.1. Phân loại rừng phục vụ kinh doanh
Về mảng phân loại rừng phục vụ cho các mục đích kinh doanh khác
nhau phải kể đến phương pháp phân loại của Loeschau (1966)[24]. Ở phương
pháp phân loại này tác giả đã đưa ra hệ thống phân loại rừng theo trạng thái
hiện tại nhằm phục vụ cho công tác điều tra, điều chế rừng gỗ mỏ tại Quảng
Ninh. Sau đó, bổ sung sửa đổi thành Phân chia trạng kiểu trạng thái và
phương hướng kinh doanh rừng hỗ giao lá rộng thường xanh nhiệt đới. Hệ
thống này được sử dụng rỗng rãi ở Việt Nam trong một thời gian dài và hiện
nay nó vẫn cịn có giá trị tham khảo và sử dụng. Tuy nhiên, thực tiễn chỉ ra nó
cịn có một số khuyết điểm vì vậy, viện Điều tra Quy hoạch rừng đã dựa trên
hệ thống phân loại của Loeschau, cải tiến cho phù hợp hơn với đặc điểm rừng
tự nhiên nước ta và cho đến nay vẫn áp dụng hệ thống này vào việc phân loại
trạng thái rừng hiện tại phục vụ công tác quy hoạch, thiết kế kinh doanh rừng
tự nhiên và trong các cơng trình của mình các tác giả như Vũ Đình Huề
(1984)[16], Bảo Huy (1993)[13], Lê Sáu (1996)[33]đã sử dụng hệ thống phân
loại này để phân loại các trạng thái rừng ở khu vực nghiên cứu.
Trên quan điểm sinh thái học, tác giả Thái Văn Trừng (1978)[43] đã xây
dựng hệ thống phân loại thảm thực vật một cách khoa học và hợp lý. Ông đã
chia thảm thực vật rừng ở Việt Nam thành 14 kiểu thảm thực vật. Đây là một
công trình lớn, là cơng trình nền móng cho việc phân chia trạng thái rừng ở



11

Việt Nam một cách tổng qt. Ơng cho rằng: khơng thể dùng quần hợp thực
vật làm đơn vị phân loại cơ bản như các tác giả đã sử dụng ở những vùng ơn
đới vì lý do rừng nhiệt đới đa dạng và phong phú về số lượng loài hơn nhiều
lần so với rừng ơn đới. Vì thế ơng đã đề xuất dùng kiểu thảm thực vật làm
đơn vị phân loại cơ bản và lấy hình thái, cấu trúc quần thể làm tiêu chuẩn
phân loại. Những nhóm nhân tố sinh thái tham gia tác động trong quá trình
hình thành các kiểu thảm thực vật gọi là những nhóm nhân tố sinh thái phát
sinh. Thái Văn Trừng phân biệt thành 5 nhóm nhân tố: Địa lý - địa hình; Khí
hậu – thuỷ văn; Đá mẹ – thổ nhưỡng; Khu hệ thực vật; Sinh vật và con người.
Đây là cấp phân loại lớn, kiểu thảm thực vật chưa phải là cấp phân loại cơ bản
nhỏ nhất, để từ đó đề xuất biện pháp kỹ thuật lâm sinh áp dụng cho từng đối
tượng.
Khi bàn về vấn đề phân chia rừng theo hệ thống phân loại kinh doanh
Vũ Biệt Linh (1984)[22] đã xác định cần phân chia rừng, đất rừng theo mục
đích, nội dung, phương thức biện pháp kinh doanh nhằm tổ chức và định
hướng tác nghiệp kinh doanh theo các đối tượng khác nhau để đạt được hiệu
quả cần thiết. Việc làm này mang một ý nghĩa thiết thực trong việc định
hướng cho công tác điều tra, kinh doanh rừng.
Ngồi ra cịn nhiều cách phân chia trạng thái rừng theo các quan điểm
khác nhau: như việc dựa vào các đặc trưng nhóm như: nhóm sinh thái tự
nhiên, giai đoạn phát triển và suy thoái của rừng, khả năng tái tạo rừng bằng
con đường tái sinh tự nhiên, đặc điểm địa hình, đặc điểm thổ nhưỡng . Tác giả
Vũ Đình Phương (1987-1988)[29],[30] đã phân chia rừng thành những lô
khác nhau phục vụ điều chế rừng. Tác giả Đào Công Khanh (1996)[19] đã
căn cứ vào tổ thành các lồi cây mục đích để phân loại rừng phục vụ cho việc
xác định các biện pháp lâm sinh.



12

Qua các cơng trình nghiên cứu trên đề tài thấy rằng, hầu hết khi nghiên
cứu về rừng nhiệt đới, việc phân loại tài nguyên rừng là rất cần thiết. Tuỳ mục
tiêu cụ thể mà xây dựng các phương pháp phân chia khác nhau, nhưng đều
nhằm mục đích làm rõ thêm các đặc điểm của đối tượng nghiên cứu.
1.2.2. Nghiên cứu về cấu trúc rừng
Để có tiền đề cho việc nghiên cứu để quản lý và sử dụng rừng bền vững
thì việc cần thiết là phải nghiên cứu được các đặc điểm cấu trúc hiện tại của
nó. Việc làm này, đã và đang được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu. Sau
đây là một số vấn đề về nghiên cứu cấu trúc ở Việt Nam từ trước đến nay.
1.2.2.1. Cấu trúc tầng thứ.
Cấu trúc tầng thứ là một trong những vấn đề cơ bản về nghiên cứu cấu
trúc; Tuy nhiên, do nhiều điều kiện về kinh tế xã hội và các tiến bộ về khoa
học công nghệ nên việc nghiên cứu cấu trúc tầng thứ ở nước ta chưa được
nhiều và cụ thể. Có một số ít tác giả nghiên cứu về lĩnh vực này và đã đạt
được một số thành tựu đáng kể.
Đầu tiên phải kể đến tác giả Thái Văn Trừng (1978)[43], tác giả đã
phân rừng nhiệt đới nước ta thành 5 tầng: Tầng vượt tán, tầng ưu thế, tầng
sinh thái, tầng dưới tán, tầng cây bụi thấp, tầng cỏ quyết và chỉ ra độ cao giới
hạn cho các tầng tuy nhiên những nghiên cứu này cịn mang tính chất định
tính. Sau đó, bằng những nghiên cứu theo hướng định lượng, tác giả Nguyễn
Văn Trương (1973, 1983, 1984)[40],[41],[42] đã phân tầng theo cấp chiều cao
một cách cơ giới.
Trên quan điểm của tác giả Vũ Đình Phương; Lê Minh Trung (1991)[39]
đã phân chia tầng thứ cho các lâm phần phục hồi ổn định ở Gia Nghĩa – Đắk
Nông và ông đã đi đến kết quả là xác định tầng thứ cho 3 dạng ưu hợp: Giổi
xanh, Dầu đỏ và Bằng lăng.



13

Từ những nghiên cứu này, ta thấy rằng việc phân tầng rừng ở nước ta
thường là 5 tầng và dựa vào định tính là chủ yếu, thiếu sự định lượng hóa. Vì
vậy cần có những nghiên cứu kỹ hơn để giải quyết vấn đề này.
1.2.2.2. Phân bố số cây theo cỡ đường kính (N/D1.3)
Nghiên cứu sự phân bố số cây theo đường kính ở rừng tự nhiên cho thấy,
phân bố N/D1.3 của tầng cây cao (D6cm) có 2 dạng chính sau: Một là dạng
giảm liên tục và có nhiều đỉnh phụ hình răng cưa. Thứ hai là dạng một đỉnh
hình chữ J. Ngồi ra ở một số khu rừng có cấu trúc gần ổn định và những khu
rừng có tác động để tạo thành mơ hình rừng chuẩn thì có dạng phân bố chuẩn
lệch trái và có nhiều đỉnh răng cưa. Tùy từng dạng phân bố cụ thể mà các tác
giả đã chọn ra những mơ hình tốn học khác nhau để mơ phỏng nó. Cụ thể
như sau:
Đồng Sỹ Hiền (1974)[12] đã nghiên cứu nhiều lâm phần trên các địa
phương khác nhau và đi đến kết luận chung là: dạng tổng quát của phân bố
N/D là phân bố giảm nhưng do q trình khai thác chọn thơ khơng theo quy
tắc, nên đường thực nghiệm thường có dạng hình răng cưa. Với kiểu phân bố
thực nghiệm như vậy, tác giả đã dùng hàm Meyer và họ đường cong Pearson
để mô phỏng quy luật cấu trúc đường kính cây rừng và đã đạt được kết quả
như ý muốn.
Tiếp theo tác giả Nguyễn Văn Trương (1983)[41] trong nghiên cứu của
mình, đã thử nghiệm dùng các hàm mũ, logarit, phân bố Poisson và phân bố
Pearson để biểu thị cấu trúc N/D của rừng tự nhiên hỗn loài.
Dạng hàm phân bố khoảng cách được tác giả Nguyễn Hải Tuất
(1986)[36] sử dụng để mô tả phân bố thực nghiệm dạng một đỉnh ở ngay sát
cỡ kính bắt đầu đo. Bảo Huy (1993)[13] thử nghiệm mô phỏng phân bố thực
nghiệm N/D cho rừng ưu thế Bằng lăng ở Đắk lắk theo các dạng phân bố:



14

Poisson, Khoảng cách, Hình học, Weibull và Meyer và đã rút ra nhận xét: So
với các phân bố khác thì phân bố khoảng cách thích hợp hơn cả.
Sau đó trong nghiên cứu cấu trúc rừng Khộp ở Tây Nguyên, Trần Văn
Con (1991)[6] đã sử dụng phân bố Weibull để mô phỏng cấu trúc đó. Và cũng
là dạng hàm này, Lê Minh Trung (1991)[39] thử nghiệm mô phỏng phân bố
N/D ở rừng tự nhiên ở Gia Nghĩa – Đắk Nông và đã cho nhận xét: phân bố
Weibull là thích hợp nhất. Trần Xuân Thiệp (1996)[38], Lê Sáu (1996)[33] đã
khẳng định phân bố Weibull là tốt hơn hẳn các phân bố khác trong việc mô tả
phân bố N/D cho tất cả các trạng thái rừng tự nhiên, cho dù phân bố thực
nghiệm có dạng giảm liên tục hay một đỉnh.
Ngược lại, Đào Công Khanh (1996)[19] cho rằng, mô tả phân bố N/D
theo dạng tần số lũy tích thích hợp hơn, vì biến động của đường thực nghiệm
này nhỏ hơn rất nhiều so với biến động số cây hay phần trăm số cây ở các cỡ
kính.
1.2.2.2. Về xây dựng mơ hình cấu trúc mẫu
Trong lĩnh vực này, các tác giả đều xây dựng các cấu trúc rừng tự nhiên
làm sao khai thác được sản lượng tối đa của rừng và quản lý bảo vệ rừng một
cách bền vững, gọi là cấu trúc rừng chuẩn hay cấu trúc mẫu; Từ nghiên cứu
cơ sở, các quy luật kết cấu, từ đó đề xuất các giải pháp tác động vào rừng. Các
mẫu này đều được xây dựng trên cơ sở các mẫu tự nhiên đã chọn lọc và được
coi là ổn định, có năng suất cao nhất thông qua số liệu quan sát. Cấu trúc mẫu
được quan tâm nhiều nhất là quy luật phân bố N/D1.3, quy luật này là cơ sở
cho việc khai thác và ni dưỡng thơng qua việc điều chỉnh kết cấu đường
kính trong đó. Sau đây, đề tài có điểm qua một số cơng trình nổi bật như sau:
Người đặt nền móng cho vấn đề xây dựng cấu trúc rừng chuẩn này phải
kể đến là tác giả Nguyễn Văn Trương (1973, 1984)[40],[42] ông đã đề xuất
mô hình cấu trúc mẫu định lượng bằng tốn học phục vụ cơng tác khai thác,



15

nuôi dưỡng rừng, trên cơ sở khắc phục những tồn tại lớn mà sự ngẫu nhiên
của thiên nhiên mang lại.
Sau đó, Nguyễn Hồng Qn (1983)[31] đã xây dựng mơ hình cấu trúc
cho các kiểu rừng trên cơ sở sử dụng hàm mũ theo dạng Meyer để phân cấp
các lâm phần chặt chọn bằng cách thay đổi hệ số góc của phương trình khi
điều kiện hồn cảnh thay đổi. Lê Minh Trung (1991)[33]đã vận dụng phương
pháp này để xây dựng cấu trúc mẫu trên 3 cấp năng suất cho rừng tự nhiên
hỗn lồi ở Đắk Nơng, làm cơ sở đề xuất hướng khai thác và nuôi dưỡng rừng.
Tiếp theo, Vũ Biệt Linh (1984)[22] đưa ra kết cấu chuẩn và coi đó là kết
cấu được lấy làm mức cần phải đạt được trong mục tiêu tạo rừng cho mỗi loại
rừng mục đích, ở các giai đoạn phát triển khác nhau của mỗi loại rừng đó và
đặc biệt là ở giai đoạn đưa vào sử dụng. Nguyễn Ngọc Lung (1985)[23] đã
cho rằng, trong thực tiễn sản xuất, sau khi phân chia rừng ra các loại, mỗi loại
thuần nhất về một số mặt nào đó như tổ thành, tầng thứ, phân bố số cây theo
kích cỡ có thể chọn được một loại trong lơ tốt nhất, có trữ lượng cao, năng
suất cao, sinh trưởng tốt, tổ thành hợp lý nhất, có đủ thế hệ cây gỗ và cho sản
lượng ổn định, ta coi là mẫu chuẩn tự nhiên. Và đây cũng chính là cái mà con
người cần hướng tới trong quá trình kinh doanh rừng. Xuất phát từ lý thuyết
mẫu chuẩn tự nhiên của Nguyễn Ngọc Lung, Bảo Huy (1993)[13] đã lựa chọn
và xác lập các mơ hình N/D mẫu cho từng đơn vị phân loại của rừng Bằng
lăng ở Tây Nguyên. Từ đó, tác giả đã đề xuất điều chỉnh cấu trúc N/D theo
cấu trúc mẫu hoặc đồng dạng trong phạm vi bé hơn đường kính giới hạn khai
thác.
Tác giả, Phùng Ngọc Lan (1986)[21], Vũ Đình Phương (1987)[29] đã
quan niệm: mơ hình cấu trúc mẫu là mơ hình có khả năng tận dụng tối đa tiềm
năng của điều kiện lập địa, có sự phối hợp hài hoà giữa các nhân tố cấu trúc
để tạo ra một quần thể rừng có sản lượng, tính ổn định và chức năng phòng hộ



×