Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Nghiên cứu lập kế hoạch phát triển sinh kế và quản lý bền vững cho bản tìa ghếnh c và bản huỗi múa a xã keo lôm huyện điện biên đông tỉnh điện biên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.43 MB, 103 trang )

i

LỜI CẢM ƠN
Luận văn tốt nghiệp này được thực hiện nhằm hồn tất Chương trình đào tạo
Sau đại học ngành lâm nghiệp và được sự cho phép của khoa Sau đại học trường
Đại học Lâm nghiệp.
Trong quá trình thực hiện luận văn, tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ và
tạo điều kiện của khoa Sau đại học, trường Đại học Lâm nghiệp, khoa Lâm học,
Ban Quản lý Dự án rừng bền vững vùng đầu nguồn Tây Bắc, chính quyền xã Keo
Lôm, huyện Điện Biên Đông. Tôi xin chân thành cảm ơn.
Tôi cũng chân thành cảm ơn sự nhiệt tình tham gia lập kế hoạch và đóng góp ý
kiến của cộng đồng người dân bản Tìa Ghếnh C và bản Huổi Múa A.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ tấm lịng biết ơn chân thành và sâu sắc tới cơ giáo TS.
Nguyễn Thị Bảo Lâm đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo tơi trong suốt q trình thực hiện
luận văn này.
Cuối cùng tôi xin trân trọng cảm ơn những ý kiến đóng góp của các thầy cơ
giáo, các nhà khoa học và bạn bè đồng nghiệp để luận văn được hồn thiện.
Tơi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu
trong đề tài là trung thực.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 9 năm 2013
Tác giả

Hoàng Thị Vân Anh


ii

MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa


Lời cảm ơn ................................................................................................................. i
Mục lục ....................................................................................................................... ii
Danh mục các từ viết tắt ..............................................................................................v
Danh mục các bảng ................................................................................................... vi
Danh mục các hình .................................................................................................... ix
ĐẶT VẤN ĐỀ.............................................................................................................1
Chương 1.TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ..................................................4
1.1. Nhận thức chung về sinh kế, cấp thôn bản; quản lý rừng cộng đồng; lập kế
hoạch phát triển sinh kế thôn bản và các phương pháp tiếp cận nơng thơn có tham
gia để lập kế hoạch..................................................................................................4
1.2. Trên thế giới .....................................................................................................5
1.2.1. Kế hoạch phát triển sinh kế và kế hoạch quản lý rừng cộng đồng ...........5
1.2.2. Phương pháp đánh giá nơng thơn có tham gia (PRA), Phương pháp học
hỏi và hành động có tham gia (PLA) và luận chứng lập kế hoạch phát triển
sinh kế có tham gia (Participatory Livelihood Development Plans –PLDPs) ...9
1.3. Ở Việt Nam ....................................................................................................12
1.3.1. Lập kế hoạch giảm nghèo tại cộng đồng và VLDP................................12
1.3.2. Phương pháp PRA, phương pháp PLA và phương pháp PLDPs ...........18
1.4. Thảo luận .......................................................................................................20
Chương 2. MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU...............................................................................................21
2.1. Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................21
2.2. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................21
2.3. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................21
2.4. Nội dung nghiên cứu......................................................................................21
2.5. Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................22


iii


2.5.1. Phương pháp chủ đạo .............................................................................22
2.5.2. Phương pháp thực hiện các nội dung nghiên cứu ..................................22
2.5.3. Xác định Dung lượng mẫu và chọn mẫu ................................................24
Chương 3. ĐIỀU KIỆN CƠ BẢN KHU VỰC NGHIÊN CỨU ...............................25
3.1. Điều kiện tự nhiên..........................................................................................25
3.1.1. Vị trí địa lý..............................................................................................25
3.1.2. Địa hình, địa thế .....................................................................................25
3.1.3. Đất đai ....................................................................................................26
3.1.4. Khí hậu, thời tiết và thủy văn .................................................................27
3.2. Hiện trạng kinh tế - xã hội .............................................................................29
3.2.1. Dân số, dân tộc và lao động ...................................................................29
3.2.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội .......................................................30
3.2.3. Thực trạng xã hội và cơ sở hạ tầng ........................................................33
3.2.4. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức về điều kiện tự
nhiên, kinh tế - xã hội đến phát triển sinh kế và quản lý bền vững rừng cộng
đồng trên địa bàn xã Keo Lôm .........................................................................34
3.3. Một số thông tin về vị trí địa lý và hiện trạng sử dụng đất của bản Tìa Ghếnh
C và bản Huổi Múa A ...........................................................................................35
3.3.1. Bản Tìa Ghếnh C ....................................................................................35
3.3.2.Bản Huổi Múa A .....................................................................................43
Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ......................................50
4.1. Kết quả phân tích, đánh giá điều kiện dân sinh, kinh tế - xã hội; phát triển
sinh kế, quản lý rừng bền vững của bản Tìa Ghếnh C và đề xuất các hoạt động để
phát triển ...............................................................................................................50
4.1.1. Phân tích, đánh giá điều kiện dân sinh, kinh tế - xã hội của bản Tìa
Ghếnh C và đề xuất hoạt động để phát triển ....................................................50
4.1.2. Kết quả phân tích, đánh giá phát triển sinh kế, quản lý rừng bền vững
của bản Tìa Ghếnh C và đề xuất các hoạt động để phát triển ..........................55



iv

4.1.3. Bảng phân loại ưu tiên các hoạt động phát triển sinh kế và quản lý rừng
bền vững của bản Tìa Ghếnh C ........................................................................61
4.2. Kết quả phân tích, đánh giá điều kiện dân sinh, kinh tế - xã hội; phát triển
sinh kế, quản lý rừng bền vững của bản Huổi Múa A và đề xuất các hoạt động để
phát triển ...............................................................................................................63
4.2.1. Phân tích, đánh giá điều kiện dân sinh, kinh tế - xã hội của bản Huổi
Múa A và đề xuất các hoạt động để phát triển .................................................63
4.2.2. Kết quả phân tích, đánh giá phát triển sinh kế, quản lý rừng bền vững
của bản Huổi Múa A và đề xuất các hoạt động để phát triển ...........................67
4.3. Lập kế hoạch phát triển sinh kế và quản lý rừng bền vững cho bản Tìa
Ghếnh C và bản Huổi Múa A ...............................................................................77
4.3.1. Lập kế hoạch phát triển sinh kế và quản lý rừng bền vững cho bản Tìa
Ghếnh C ............................................................................................................77
4.3.2. Lập kế hoạch phát triển sinh kế và quản lý rừng bền vững cho bản Huổi
Múa A ...............................................................................................................82
KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................89
1. Kết luận .............................................................................................................89
2. Tồn tại ...............................................................................................................90
3. Kiến nghị...........................................................................................................90
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


v

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Viết tắt


STT

Viết đầy đủ

1

DFID

Ủy ban phát triển quốc tế

2

JICA

Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản

3

VLDP

Lập kế hoạch phát triển sinh kế thôn, bản

4

CFMPs

Lập kế hoạch quản lý rừng cộng đồng

5


RRA

Phương pháp đánh giá nhanh nơng thơn

6

PRA

Phương pháp đánh giá nơng thơn có tham gia

7

PLA

Phương pháp học hỏi và hành động có tham gia

8

PLDPs

Luận chứng lập kế hoạch phát triển sinh kế có tham gia

9

FAO

Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc

10


SIDA

Tổ chức Hợp tác phát triển Thụy Điển

12

SUSFORM-NOW

Xây dựng năng lực của các cơ quan thực hiện của Dự
án Quản lý Rừng Bền vững tại Vùng Đầu nguồn Tây
Bắc

13

VDPs

Hướng dẫn xây dựng các Kế hoạch Phát triển Thôn bản

14

UBND

Ủy ban nhân dân

15

BV&PTR

Bảo vệ và Phát triển rừng


16

BVTV

Bảo vệ thực vật

17

KHKT

Khoa học kỹ thuật

18

RTN

Rừng tự nhiên


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG
Tên bảng

TT

Trang

3.1


Bảng hiện trạng sử dụng đất bản Tìa Ghếnh C

36

3.2

Dân số, lao động bản Tìa Ghếnh C

38

3.3

Phân loại kinh tế hộ gia đình trong bản Tìa Ghếnh C

38

3.4

Mô tả cơ sở hạ tầng và chợ tiêu thụ hàng hóa sản xuất bản Tìa

39

Ghếnh C
3.5

Thu hoạch nơng nghiệp bản Tìa Ghếnh C

40

3.6


Chăn ni bản Tìa Ghếnh C

41

3.7

Vật ni và dịch bệnh trong bản Tìa Ghếnh C

41

3.8

Khai thác lâm sản bình quân bản Tìa Ghếnh C

42

3.9

Khai thác gỗ trái phép và diện tích rừng bị xâm lấn bản Tìa Ghếnh

42

C
3.10

Hiện trạng sử dụng đất của bản Huổi Múa A

43


3.11

Dân số, lao động bản Huổi Múa A

44

3.12

Phân loại kinh tế hộ gia đình trong bản Huổi Múa A

45

3.13

Mơ tả cơ sở hạ tầng và chợ tiêu thụ hàng hóa cho sản xuất bản

46

Huổi Múa A
3.14

Thu hoạch nông nghiệp bản Huổi Múa A

47

3.15

Chăn nuôi bản Huổi Múa A

47


3.16

Vật nuôi và dịch bệnh trong bản Huổi Múa A

48

3.17

Khai thác lâm sản bình quân năm bản Huổi Múa A

49

4.1

Đề xuất của người dân về hoạt động hỗ trợ hộ nghèo bản Tìa

50

Ghếnh C
4.2

Đề xuất của người dân về phát triển đường giao thơng bản Tìa

52

Ghếnh C
4.3

Đề xuất của người dân về phát triển nguồn nước sinh hoạt bản Tìa

Ghếnh C

53


vii

4.4

Đề xuất của người dân về phát triển hệ thống thủy lợi bản Tìa

54

Ghếnh C
4.5

Đề xuất của người dân về phát triển chợ bản Tìa Ghếnh C

55

4.6

Đề xuất của người dân về hoạt động phát triển thâm canh lúa nước

56

bản Tìa Ghếnh C
4.7

Đề xuất của người dân về hoạt động phát triển canh tác nương rẫy


57

bản Tìa Ghếnh C
4.8

Đề xuất của người dân về các hoạt động phát triển chăn ni bản

58

Tìa Ghếnh C
4.9

Đề xuất của người dân về các hoạt động bảo vệ rừng bản Tìa

59

Ghếnh C
4.10

Đề xuất của cộng đồng về hoạt động nuôi dưỡng rừng tự nhiên bản

60

Tìa Ghếnh C
4.11

Bảng phân loại loại ưu tiên các hoạt động phát triển sinh kế và

62


quản lý rừng bền vững của bản Tìa Ghếnh C
4.12

Đề xuất của người dân về các hoạt động hỗ trợ hộ nghèo bản Huổi

63

Múa A
4.13

Đề xuất của người dân về các hoạt động phát triển chợ bản Huổi

64

Múa A
4.14

Đề xuất của người dân về hoạt động phát triển đường giao thông

65

bản Huổi Múa A
4.15

Đề xuất của người dân về hoạt động phát triển nước sinh hoạt bản

66

Huổi Múa A

4.16

Đề xuất của người dân về giải pháp phát triển thủy lợi

67

4.17

Đề xuất của người dân về hoạt động phát triển thâm canh lúa nước

68

bản Huổi Múa A
4.18

Đề xuất của người dân về hoạt động phát triển canh tác trên nương
bản Huổi Múa A

69


viii

4.19

Đề xuất của người dân về các hoạt động phát triển trồng cây ăn

70

quả bản Huổi Múa A

4.20

Đề xuất của người dân về hoạt động để phát triển chăn nuôi bản

71

Huổi Múa A
4.21

Đề xuất của người dân về các hoạt động bảo vệ rừng bản Huổi

72

Múa A
4.22

Đề xuất của cộng đồng về hoạt động nuôi dưỡng rừng tự nhiên bản

73

Huổi Múa A
4.23

Xếp loại ưu tiên hoạt động cho bản Huổi Múa A

75

4.24

Kế hoạch phát triển sinh kế 5 năm bản Tìa Ghếnh C


77

4.25

Kế hoạch phát triển sinh kế bản Tìa Ghếnh C năm 2014

79

4.26

Kế hoạch bảo vệ rừng bản Tìa Ghếnh C

80

4.27

Đề xuất của cộng đồng về kế hoạch nuôi dưỡng rừng bản Tìa

81

Ghếnh C
4.28

Kế hoạch phát triển sinh kế 5 năm bản Huổi Múa A

82

4.29


Kế hoạch phát triển sinh kế bản Huổi Múa A năm 2014

86

4.30

Kế hoạch bảo vệ rừng bản Huổi Múa A

87

4.31

Đề xuất của cộng đồng về kế hoạch nuôi dưỡng rừng bản Huổi

87

Múa A


ix

DANH MỤC CÁC HÌNH

STT

Tên hình

Trang

3.1


Bản đồ địa hình huyện Điện Biên Đông

26

3.2

Bản đồ sử dụng đất xã Keo Lôm

35

3.3

Bản đồ sử dụng đất bản Tìa Ghếnh C

37

3.4

Bản đồ sử dụng đất Bản Huổi Múa A

44


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Ý nghĩa của đề tài
Sinh kế có ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ lên đời sống của người dân ở các
cấp độ khác nhau, từng khu vực cho đến từng cộng đồng và từng nông hộ.

Trong việc nghiên cứu sinh kế của các cộng đồng nông thôn, Ủy ban phát
triển quốc tế (DFID,1999) cung cấp một khn khổ phân tích, trong đó nhấn mạnh
các khía cạnh khác nhau. Theo đó, nghèo đói và sự bấp bênh về sinh kế xảy ra ở
vùng cao không chỉ là do việc thiếu nguồn tài chính mà cịn do nhiều ngun nhân
khác, đó là: sự chia cắt của địa hình, sự khác biệt về ngôn ngữ, sự thiếu thông tin từ
bên ngoài, thiếu kỹ thuật, bùng nổ dân số, thiếu nguồn nhân lực được đào tạo và sự
tham gia một cách bị động vào các chương trình phát triển, thiếu khả năng lập kế
hoạch phát triển và sử dụng sai lầm tài ngun thiên nhiên. Ngồi ra, việc thiếu đi
tính rõ ràng về quyền sở hữu tài sản của cá nhân và cộng đồng ở các khu vực nông
thôn cũng là nguyên nhân chính gây ra sự bấp bênh về sinh kế. Những cá nhân
khơng có sự đảm bảo về quyền tiếp cận đến nguồn tài ngun thì ít khuyến khích họ
quản lý đất đai một cách bền vững cho các lợi ích tương lai. Họ khơng đủ tư cách để
vay vốn, không thể tiếp cận các dịch vụ khuyến nơng và khơng có khả năng tiếp cận
thị trường cho việc bán sản phẩm của họ [19].
Trước thực trạng này, Chính Phủ Việt Nam đã nhấn mạnh các nỗ lực cải
thiện sinh kế trên cơ sở duy trì các tiến trình chức năng, sức sản xuất của đất đai và
các loại tài nguyên thiên nhiên khác. Do đó, có thể giả thiết rằng, sự hiểu biết cách
thức mà người dân nhìn nhận và đánh giá giá trị của tài nguyên thiên nhiên trong
việc tạo ra sinh kế là tiền đề để nghiên cứu các động cơ của các nỗ lực quản lý bền
vững cơ sở tài nguyên của họ.
Luật Đất đai (2003), luật Bảo vệ và Phát triển rừng (2004) đã hỗ trợ đắc lực
cho người dân trong việc tự đưa ra những quyết định trên mảnh đất của mình. Bên
cạnh đó cũng đã ban hành một số chính sách về tài chính và tín dụng, về định canh
định cư, về y tế giáo dục, về khuyến khích đầu tư... nhằm giúp đỡ người dân địa
phương có được nguồn lực để tạo ra một sinh kế bền vững [25],[26].


2

Cùng với xu hướng này, nghiên cứu và chương trình về việc cải thiện đời

sống của người dân liên quan đến tài nguyên thiên nhiên cũng đã được thực hiện trên
phạm vi tồn quốc. Các chương trình nhấn mạnh vào việc lập kế hoạch chi tiết, cụ thể
đối với các lĩnh vực để người dân theo đuổi các phương thức quản lý bền vững. Thông
qua việc lập kế hoạch từ các nghiên cứu và chương trình đều có một nhận định chung
rằng: khi người dân có được một kế hoạch phát triển sinh kế cụ thể thì họ sẽ áp dụng
các kiến thức bản địa và vận dụng khoa học kỹ thuật để tạo ra sinh kế trên chính mảnh
đất của họ. Vì vậy, lập kế hoạch phát triển sinh kế là hoạt động tất yếu trong tiến trình
phát triển nơng thơn nói chung và nơng thơn miền núi nói riêng.
2. Tính cấp thiết của đề tài
Vấn đề phát triển sinh kế thông qua việc lập kế hoạch và quản lý rừng luôn song
hành đối với những khu vực miền núi có diện tích rừng đã được giao cho cộng đồng
dân cư quản lý nhằm hướng đến việc quản lý rừng bền vững. Từ thực tiễn cho thấy
cộng đồng dân cư thôn hiện nay được công nhận là chủ thể quản lý rừng gắn với đất
lâm nghiệp và được giao rừng gắn với đất lâm nghiệp, đồng thời việc quản lý rừng có
sự tham gia của cộng đồng địa phương sống gần rừng là hình thức tổ chức quản lý rừng
có tính khả thi về mặt kinh tế - xã hội, bền vững về sinh thái môi trường.
Việc lập kế hoạch là vấn đề then chốt trước khi triển khai kế hoạch, tạo tiền
đề để mang lại hiệu quả. Lập kế hoạch là các hoạt động được thực hiện trình tự, tỉ
mỉ trước khi tiến hành. Đó là một hoạt động có khởi đầu và có kết thúc rõ ràng, có
vai trị rất quan trọng, quyết định đến sự thành bại của một chương trình phát triển.
Khác với lập kế hoạch từ trước, đó là những đánh giá mang tính “từ trên xuống”
hay từ “người ngoài cuộc” [17].
Ở Việt Nam tính đến nay đã có một số cơng trình nghiên cứu về lập kế hoạch
giảm nghèo và lập kế hoạch phát triển sinh kế thôn bản áp dụng ở nhiều tỉnh, nhiều
địa phương tuy nhiên phạm vi áp dụng còn nhỏ hẹp, còn nhiều hạn chế do các yếu
tố chủ quan và yếu tố khách quan như: chưa có sự tương tác mạnh mẽ từ phía người
dân và người lập kế hoạch hay việc lập kế hoạch chỉ dừng lại ở một số nhóm hộ


3


nhất định và mục tiêu của kế hoạch chưa rõ ràng dẫn đến kế hoạch thực hiện phải
bỏ dở…
Xã Keo Lôm là một trong những xã nghèo của huyện miền núi Điện Biên
Đông, tỉnh Điện Biên, thành phần dân tộc chủ yếu là Thái, H'Mơng, Dao. Địa hình
tương đối phức tạp, điều kiện dân sinh - kinh tế xã hội còn mang đậm nét đặc trưng
của đồng bào khu vực Tây Bắc, kế hoạch sản xuất chưa khai thác được các tiềm
năng tự nhiên và xã hội vốn có. Để góp phần củng cố và xây dựng những tài liệu bổ
sung vào lập kế hoạch phát triển sinh kế thôn bản đã triển khai trên địa bàn huyện
Điện Biên Đông nói chung và xã Keo Lơm nói riêng, với sự hỗ trợ của “Dự án
Quản lý bền vững rừng đầu nguồn Tây Bắc” do JICA Nhật Bản tài trợ, tôi tiến hành
thực hiện đề tài - luận án: “Nghiên cứu lập Kế hoạch phát triển sinh kế và Quản lý
rừng bền vững cho bản Tìa Ghếnh C và bản Huổi Múa A, xã Keo Lôm, huyện
Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên”.


4

Chương 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Nhận thức chung về sinh kế, cấp thôn bản; quản lý rừng cộng đồng; lập kế
hoạch phát triển sinh kế thôn bản và các phương pháp tiếp cận nơng thơn có
tham gia để lập kế hoạch
Thuật ngữ “Sinh kế - Livelihood” đề cập đến khả năng kiếm sống, bao gồm cả
việc tiếp cận các nguồn lực sẵn có và khơng sẵn có. Hầu hết phương thức sinh kế của
người nghèo đều dựa vào các hoạt động tạo thu nhập khác nhau, các nguồn thức ăn và an
ninh khác nhau. Một sinh kế bền vững đề cập đến một cuộc sống có đảm bảo các nhu
cầu cơ bản và có khả năng hạn chế hoặc khả năng chống lại các tác động gây sốc và các
nguy cơ có thể xảy ra [14],[16].
Cấp thơn, bản (Village) là cấp quản lý phức hợp giữa quản lý hành chính với

quản lý sản xuất, kinh doanh ở khu vực nơng thơn. Về mặt quản lý hành chính,
thơn, bản là “cánh tay nối dài” của cấp xã, về mặt sản xuất, kinh doanh thôn, bản là
chủ thể quản lý tài ngun cơng cộng. Thơn, bản đã có từ lâu đời (hàng nghìn năm
và ít thay đổi), quản lý thơn bản đơi khi mang nhiều tính “Luật tục” hơn là tính
“Luật pháp”. Để đời sống kinh tế - xã hội thôn, bản phát triển bền vững, quản lý các
nguồn tài nguyên sở hữu công cộng của thôn, bản một cách hợp lý là then chốt mà
cụ thể là lập được kế hoạch phát triển sinh kế thôn, bản [14],[16].
Lập kế hoạch phát triển sinh kế thôn, bản (Village Livelihood Development
Plan -VLDP) là người dân địa phương thảo luận và phân tích tình hình thơn, bản (tự
nhiên, kinh tế, xã hội thôn, bản), đánh giá tiềm năng tài nguyên để phát triển về
nông nghiệp, lâm nghiệp, cơ sở hạ tầng... cân đối các nguồn lực và đưa ra các giải
pháp thích hợp để phát triển thôn bản [14],[15].
Lập kế hoạch quản lý rừng cộng đồng (Community Forest Management
Plans-CFMPs) là một phương thức nhằm duy trì và phát triển rừng bền vững cũng
như giải quyết vấn đề đói nghèo ở vùng cao, một nguyên nhân gốc rễ làm suy giảm
tài nguyên rừng ở các quốc gia. Quản lý rừng cộng đồng dựa trên quan điểm “Con
người trước và lâm nghiệp bền vững sẽ theo sau đó”, nó trao cho các cộng đồng


5

quyền, trách nhiệm trực tiếp quản lý và hưởng lợi từ tài nguyên rừng (DENR).
Quản lý rừng bền vững là quá trình quản lý rừng để đạt được một hay nhiều mục
tiêu cụ thể đồng thời xem xét đến việc phát triển sản xuất dịch vụ và sản phẩm lâm
nghiệp, đồng thời khơng làm giảm giá trị hiện có và ảnh hưởng đến năng suất sau
này cũng như không gây ra các tác động xấu đến môi trường tự nhiên và xã hội
[13],[16],[18].
Để kế hoạch phát triển sinh kế và quản lý rừng cộng đồng thôn, bản bền vững,
phù hợp với tình hình của từng thơn, bản điều thích hợp nhất là mỗi người dân địa
phương nên đóng góp hiểu biết của mình cũng như gánh một phần trách nhiệm

trong việc lập kế hoạch và thực hiện các hoạt động phát triển sinh kế cùng sự liên
kết với các cơ quan, ban ngành của Chính phủ cũng như các dự án. Vì vậy, phương
pháp đánh giá nơng thơn có sự tham gia và phương pháp học hỏi và hành động có
tham gia thường được triệt để áp dụng trong lập kế hoạch phát triển sinh kế thôn
bản và lập kế hoạch quản lý rừng cộng đồng thôn, bản [15],[16],[18].
1.2. Trên thế giới
1.2.1. Kế hoạch phát triển sinh kế và kế hoạch quản lý rừng cộng đồng
Một khung chương trình hữu hiệu dùng để lập kế hoạch phát triển sinh kế được
phát triển bởi DFID (1998). Trong khung này, sinh kế gồm có năng lực, tài sản (bao
gồm cả tài nguyên vật chất và xã hội) và các hoạt động cần thiết mà con người dùng để
kiểm sống. Sinh kế của người dân được chia thành năm loại tài sản. Thứ nhất là tài sản
tự nhiên gồm đất đai, rừng cây, nguồn nước và đồng cỏ. Thứ hai là tài sản vật chất
gồm: (i) tài sản tư nhân được sử dụng để gia tăng sức sản xuất của lao động và đất đai
như gia súc, cơng cụ, máy móc; (ii) tài sản công cộng như cơ sở hạ tầng phục vụ phát
triển kinh tế (như đường sá, nguồn điện) và xã hội (như trường học, trạm y tế). Thứ ba
là tài sản bằng tiền gồm nguồn tài chính mà con người có được như tiền tiết kiệm,
nguồn tín dụng và vốn có thể chuyển thành tiền. Thứ tư là nguồn nhân lực gồm tình
trạng sức khỏe, dinh dưỡng, giáo dục và kỹ năng làm việc. Thứ năm là tài sản xã hội
gồm tập hợp các mối quan hệ xã hội mà người dân có thể dựa vào đó để mở rộng các


6

phương thức sinh sống như quan hệ dòng tộc, quan hệ chủ và người làm công, thành
viên của các tổ chức quần chúng và các đảm bảo khác [19],[27].
Kế hoạch quản lý rừng cộng đồng: Quản lý là tổ chức và kiểm tra một công việc
sản xuất, kinh doanh. Kế hoạch quản lý rừng cộng đồng là tổ chức các hoạt động sản
xuất kinh doanh rừng của cộng đồng được bố trí theo thời gian và khơng gian nhất
định và giám sát việc thực hiện các hoạt động này. Có 3 phương diện rõ nét trong kế
hoạch quản lý rừng cộng đồng là: phương diện khoa học, phương diện tổ chức và

phương diện bản địa.
Kế hoạch phát triển sinh kế thôn bản và kế hoạch quản lý rừng cộng đồng thôn
bản thuộc phạm trù của kế hoạch quản lý tài nguyên sở hữu công cộng. Tài nguyên
sở hữu công cộng trở nên một đề tài nghiên cứu kinh điển lớn và trên phần tư thế kỷ
nay đã rất được quan tâm, đặc biệt từ khi có bài báo trên tạp chí “Science - Khoa
học” về “Bi kịch của đất cơng cộng” của Garett Hardin đăng năm 1975. Trong thời
gian đầu, những nhà sử học đã nghiên cứu tài nguyên công cộng và vào những năm
1970 thì các tài ngun đó trở thành tiêu điểm của các nhà kinh tế môi trường và
chuyên gia về tài nguyên tự nhiên. Ngày nay đã có quan tâm mạnh mẽ khắp trong
các bộ mơn kinh tế - xã hội, đặc biệt trong những vấn đề liên quan tới nghiên cứu và
phát triển quốc tế. Tư liệu ngày nay đã có rất nhiều báo cáo về quản lý tài ngun
cơng cộng ở trình độ địa phương về nhiều mặt, trong đó các tài nguyên đất đai, cây
trồng, đồng cỏ, chăn nuôi, rừng…và các tài nguyên khác [21].
Các hệ quản lý tài nguyên công cộng thường gắn với các nhóm cộng đồng nhỏ
như thơn bản, dịng họ. Tại Ấn Độ, Nêpan việc lập kế hoạch quản lý các nguồn tài
nguyên công cộng gắn với các thôn, bản nhỏ. Mặc dù thành công của các hệ quản lý
tập thể được bảo đảm tốt nhất với những nhóm nhỏ nhưng trong thực tế chúng cũng
đã được phát triển tại những cộng đồng lớn hơn.
1) Ở Châu Á
- Ấn Độ: Nghiên cứu lập kế hoạch quản lý tài nguyên công cộng tập trung
vào các tài nguyên đất đai, nhiên liệu, thức ăn gia súc và các sản phẩm khác tại


7

Tamil Nadu. Các đất công cộng tại Tamil Nadu là những đất đai được ấn định như
sau: Đất dành riêng cho mục đích cơng cộng thơn, bản và đất chưa được sử dụng.
Các điều tra và lập kế hoạch quản lý tài ngun ở cấp thơn, bản chỉ rõ rằng
có những điểm rất đa dạng về tầm quan trọng của tài nguyên công cộng trong phát
triển kinh tế. Lập kế hoạch quản lý tài ngun cơng cộng được phân tích theo mơ

hình Oakerson, đặc biệt quan tâm đến các thuộc tính kỹ thuật và vật lý, cách tổ chức
đề xuất quyết định và những mối tương quan qua lại.
+ Nghiên cứu Lập kế hoạch quản lý tài nguyên cộng cộng ở cấp thôn bản tại
Karnataka đã kết luận rằng: Lập kế hoạch quản lý tài nguyên công cộng không nên
tiếp cận một cách cơ lập, khơng có sự tham gia của người dân địa phương vào việc
đề xuất các quyết định và giải pháp phát triển.
+ Chỉ những năm gần đây tài nguyên công cộng mới thu hút được sự chú ý
của nhiều nhà nghiên cứu. Việc phát triển phương tiện cơ sở hạ tầng như các mạng
lưới đường và giao thông đã mở thị trường cho một số tài nguyên được tiêu thụ.
Dẫu đó là một phát triển lành mạnh, nhưng nó cũng đã tạo nên một tăng trưởng quá
mạnh về mức độ khai thác các tài nguyên. Từ khi Ấn Độ dành được độc lập tới nay,
dân số, kể cả ở các vùng nông thôn đã tăng lên rất nhanh. Điều đó cũng làm tăng áp
lực lên tài ngun đất đai hiện có. Diện tích được gọi là tài nguyên công cộng cũng
đã giảm sút và tiếp tục bị giảm sút do tư nhân hóa. Hơn nữa việc sử dụng quá mức
tài nguyên đất công cộng đã dẫn tới sự thối hóa về chất lượng của đất. Kết quả là
diện tích tài ngun cơng cộng đã đổi thay rất lớn. Để cứu vãn tình thế này và để sử
dụng tài nguyên công cộng bền vững các kế hoạch quản lý tài nguyên công cộng
thôn, bản đã được tiến hành thành lập. Nghiên cứu này đã được rút ra từ 25 thôn,
bản trên 5 vùng địa - vật lý khác nhau tại Bang Gularat.
+ Làng Munglori ở vùng núi Uttar Pradesh được dùng làm nghiên cứu điển
hình về quản lý tài nguyên công cộng ở vùng nông thôn. Các tác giả đã chỉ rõ là các
nhu cầu về sinh tồn của người dân trong làng luôn bị bỏ qua trong việc lập kế hoạch
quản lý tài nguyên công cộng. Cơng trình nghiên cứu đã hướng vào phát triển sinh
kế từ dịng chảy sinh khối của thơn, bản như: lương thực, nhiên liệu…thức ăn gia


8

súc; đồng thời cũng trình bày các mối tương quan giữa mức tiêu thụ sinh khối của
thôn, bản và sức sản xuất của tài nguyên công cộng. Kế hoạch phát triển sinh kế đã

được người dân trong làng tham gia đông đảo, đặc biệt là phụ nữ.
- Ở Philipin: Đã tiến hành nghiên cứu một cách sâu sắc và phân tích đa
ngành về một tổ chức nơng thơn, gọi là Zanjera. Đó là một tổ chức nơng thơn đã
chứng minh được sự thành công rất rõ nét và bền vững trong việc huy động các
nguồn lực vật chất và nhân lực giá trị không cao ở địa phương để xây dựng, vận
hành và bảo dưỡng các hệ thống thủy lợi tưới tiêu. Kết quả nghiên cứu đã chứng
minh rõ tính logic và thực dụng của sự lựa chọn kỹ thuật về quản lý của người dân
nông thôn trên cơ sở một kế hoạch thực tế đã được xác lập. Kết quả nghiên cứu
cũng đã cho biết rằng những nhân tố chính hỗ trợ cho tính hiệu quả, năng động và
tính thích nghi của hành động của các nhóm bản địa là những nguyên lý về kỹ thuật
và tổ chức cộng đồng mà nhiều kế hoạch quản lý tài nguyên công cộng và dự án
phát triển đã bỏ qua.
- Ở Nêpan: Các nhà nghiên cứu đã sử dụng phương pháp RRA để nghiên cứu
quản lý tài nguyên công cộng tại 2 cộng đồng nông thôn ở miền Đông Terai của
Nêpan. Việc nghiên cứu để lập kế hoạch phát triển Lợi tức và Công ăn việc làm
thông qua các Dự án. Các nhà nghiên cứu cũng đã thảo luận các vấn đề lý luận và
thực tế như ”cộng đồng” và quản lý tài nguyên công cộng của thôn, bản. Tầm quan
trọng của việc thu hút người dân sử dụng tài nguyên công cộng là tham gia vào việc
phát triển, vào việc giải quyết vấn đề khan hiếm tài nguyên công cộng và công bằng
xã hội khi lập kế hoạch quản lý tài nguyên công và họ cũng đã đưa ra một số kiến
nghị về chính sách, họ nêu lên các đổi thay cần thiết về luật pháp và quản lý trên đất
công cộng.
2) Ở châu Phi:
- Ở Tanzania: Nghiên cứu thuộc miền Tây vùng Trung tâm Tanzania là nơi
người dân canh tác nông nghiệp, chăn nuôi gia súc và phần nào săn bắn trong mùa
khô. Nam giới buôn bán mật ong, sáp ong, ngà voi, cá khô và cá tươi. Đất thuộc về
tù trưởng và qua ông ta giao cho các thành viên trong dòng họ sử dụng trên cơ sở


9


một kế hoạch sử dụng. Chế độ này được áp dụng cho cả đất công cộng. Việc quản
lý được thực hiện theo diện tích và chế độ thành viên trong dịng họ. Người ngồi
cuộc phải xin phép trước khi sử dụng đất hoặc bất cứ tài sản công nào trong khu
vực.
- Ở Suđan: Đất đai của các bộ lạc trước kia đã được chia lại thuộc sở hữu của
thôn, bản.
+ Người dân trong thôn, bản được quyền gây trồng trên đất công
+ Đất đai thuộc quyền quản lý của thôn, bản và khơng được chuyển nhượng
+ Đất cịn dư có thể được trưởng thôn, bản giao cho những người cần sử
dụng.
Thế nhưng dân số và gia súc trong thôn đều tăng vọt, phá vỡ hệ nương rẫy bỏ
hóa thách thức các quy chế quản lý. Giải pháp đưa ra là cần xây dựng được kế
hoạch quản lý đất thôn, bản để sử dụng được ổn định.
1.2.2. Phương pháp đánh giá nơng thơn có tham gia (PRA), Phương pháp học
hỏi và hành động có tham gia (PLA) và luận chứng lập kế hoạch phát triển sinh
kế có tham gia (Participatory Livelihood Development Plans –PLDPs)
Đây là các phương pháp thông dụng trong các nghiên cứu có liên quan đến
Đánh giá nơng thơn và Lập kế hoạch phát triển nông thôn, với tác dụng là tránh đi
những đánh giá mang tính “từ trên xuống” hay từ “ngoài người cuộc”. Tùy theo yêu
cầu nghiên cứu đánh giá phục vụ cho chủ đề gì mà áp dụng các phương pháp khác
nhau hay có thể áp dụng 1 hay cả 2 phương pháp để bổ trợ cho nhau.
Phương pháp đánh giá nơng thơn có tham gia:
+ Năm 1988, ở tỉnh Kisumu, tại Kênya, một lớp học Chuyên đề về đánh giá
và lập kế hoạch có tham gia của người dân đã được tổ chức. Nhiều cơ quan như:
FAO, SIDA, tổ chức quốc tế CARE và quỹ Ford đã hỗ trợ, đồng thời nhiều cán bộ
của Nhà nước đã tới dự. Nhiều cán bộ hiện trường dự chuyên đề đã nói lên mối lo
lắng là mặc dầu “việc tham gia” tới nay đã trở thành thiết yếu để bảo đảm thành
công của kết quả đánh giá và bền vững của lập kế hoạch quản lý tài nguyên. Tuy
vậy, họ có rất ít thơng tin và việc áp dụng thực hiện tham gia như thế nào? Ngay sau



10

lớp chuyên đề, ông D’Acry Davis chuyên gia về người dân tham gia đã tập hợp
được tài liệu nêu lên khái niệm đánh giá, lập kế hoạch có tham gia. Và tài liệu đã trở
thành cẩm nang một cách tiếp cận mới khi đánh giá và lập kế hoạch phát triển nơng
thơn có tham gia [20].
+ Đánh giá có tham gia là một dịp để cho cả người trong cuộc và người ngoài
cuộc tập hợp và suy nghĩ về quá khứ để đưa ra quyết định cho tương lai. Người
trong cuộc được khuyến khích và được người ngồi cuộc giúp đảm nhiệm, nắm
vững các việc:
* Kế hoạch hóa việc đánh giá
* Cách đánh giá ra sao
* Thực hiện việc đánh giá
* Phân tích thơng tin và trình bày kết quả
Người trong cuộc, theo bản năng đã đánh giá một cách khơng chính quy dựa
trên những mục tiêu của chính bản thân họ hoặc của nhóm. Họ làm như vậy là do:
* Lập kế hoạch thơn bản thường địi hỏi sự đóng góp các đầu vào của người
trong cuộc
* Cuối cùng chính người trong cuộc sẽ nhận những lợi ích và gánh chịu các
chi phí khi thực hiện kế hoạch
* Người trong cuộc sẽ quyết định tiếp tục hoặc dừng các hoạt động thực hiện
kế hoạch khi người ngoài cuộc ra đi.
Cũng vì vậy mà điều quan trọng là người ngồi cuộc cần giúp đỡ người trong
cuộc tiến hành đánh giá đúng đắn và có hiệu quả. Với những kết quả đạt được,
người trong cuộc sẽ có thể tiếp tục các hoạt động, thay đổi một số hoặc tất cả, thay
đổi chiến lược, thay đổi mục tiêu hay dừng mọi hoạt động.
+ Các bước tiến tới đánh giá có tham gia:
Bước 1: Xem xét các mục tiêu và hoạt động đánh giá

Bước 2: Xét lại lý do đánh giá
Bước 3: Xây dựng các vấn đề đánh giá
Bước 4: Quyết định số nhân lực sẽ thực hiện đánh giá


11

Bước 5: Xác định chỉ số trực tiếp và gián tiếp
Bước 6: Xác định các nguồn thông tin cho các vấn đề đánh giá
Bước 7: Xác định năng lực và nhân lực cần thiết để thu thập thông tin
Bước 8: Xác định khi nào việc thu thập và phân tích thơng tin có thể thực
hiện được
Bước 9: Xác định ai sẽ thu thập thơng tin
Bước 10: Phân tích thơng tin và trình bày kết quả
Phương pháp học hỏi và hành động có tham gia: Phương pháp học hỏi và
hành động có sự tham gia khác với phương pháp đánh giá nhanh nơng thơn và đánh
giá nơng thơn có tham gia.
Đánh giá nhanh nơng thơn và đánh giá nơng thơn có tham gia là công cụ để
thu thập thông tin bằng các phương pháp tham gia nhưng phương pháp học hỏi và
hành động có tham gia lại là cơng cụ để học hỏi từ những người tham gia cũng như
phát huy nội lực bởi những người tham gia. Thái độ của người ngồi cuộc là hỗ trợ
để người trong cuộc trình bày được các hiểu biết, kinh nghiệm của mình trong điều
tra, đánh giá điều kiện cơ bản và lập kế hoạch phát triển sinh kế. Từ đó mà người
ngồi cuộc có thể học hỏi được những kiến thức, kinh nghiệm để đánh giá điều kiện
cơ bản chính xác và lập kế hoạch phát triển sinh kế có tính khả thi, bền vững.
Luận chứng lập kế hoạch phát triển nông thôn có tham gia: Là một phương
pháp dùng để xác định dựa trên quan điểm của người trong cuộc, những hoạt động
nào là cần thiết phải được bổ trợ và biết được là người trong cuộc có chấp nhận các
kế hoạch đó khơng [20].
+ Bình thường theo cách lập kế hoạch phát triển sinh kế, có thể có một số

quyết định nào đó đã được đề ra mà khơng có đầu vào của cộng đồng. Đó có thể là:
* Các nội dung kế hoạch và giải pháp đã được những người ngồi cuộc xây
dựng trước
* Việc cung cấp kinh phí đã được quyết định
* Một số trường hợp, chính quyền trung ương hoặc địa phương đã thỏa thuận
với người ngoài cuộc và đôi khi dự án đã được thực hiện.


12

+ Trong thực tế, người trong cuộc thường cung cấp nhiều thông tin đầu vào
như: lao động, vật tư, quản lý... Mặc dù người ngồi cuộc có thể đã chọn cộng đồng
được coi là có điều kiện cần thiết để hoạt động thành công, người trong cuộc không
phải luôn đồng ý về việc đó, họ sẽ quyết định cho chính bản thân họ.
+ Luận chứng lập kế hoạch có tham gia cung cấp một khn mẫu cho người
trong và ngồi cuộc xác định xem họ có cần, rất cần và có thể bổ trợ được cho các
nội dung kế hoạch đề nghị được không.
+ Các bước thực hiện luận chứng lập kế hoạch phát triển sinh kế có tham gia:
Bước1: Xây dựng các mục tiêu phát triển sinh kế của người trong cuộc và
ngồi cuộc
Bước 2: Mơ tả 3 đề mục: Xác định vấn đề; điều kiện tự nhiên và điều kiện
kinh tế - xã hội của cộng đồng
Bước 3: Ghi các hoạt động theo 3 đề mục
Bước 4: Xác định các điều kiện cần phải có theo đề mục hoạt động
Bước 5: Xếp thứ tự các điều kiện sản xuất
Bước 6: Xác định các thông tin cần thu thập
Bước 7: Thu thập thơng tin
Bước 8: Phân tích thơng tin
Bước 9: Xác lập kế hoạch phát triển sinh kế
1.3. Ở Việt Nam

1.3.1. Lập kế hoạch giảm nghèo tại cộng đồng và VLDP
1.3.1.1. Lập kế hoạch giảm nghèo tại cộng đồng: Lập kế hoạch giảm nghèo tại cộng
đồng thuộc phạm trù của Lập kế hoạch phát triển nông thôn với đối tượng nghiên
cứu là người nghèo và nhóm hộ nghèo
1) Xuất xứ của vấn đề: Vào năm 1998, Dự án giảm nghèo cho các địa
phương Việt Nam (gọi tắt là LPRV-Localized Poverty Reduction in Vietnam) đã
khởi xướng mọi nỗ lực mang tính sáng tạo cơng nhận vai trị của các trường đại học
trong quá trình giảm nghèo. Sáng kiến này đã thiết lập một mạng lưới 5 trường đại
học trong cả nước, mạng lưới này đã nhận được sự hỗ trợ liên tục từ các trường đại


13

học Bristish Columbia. Với sự tài trợ của Tổ chức phát triển quốc tế Canada
(CIDA). Dự án với mục tiêu hướng tới một quá trình lập kế hoạch giảm nghèo tại
địa phương. Tuy vậy do đặc điểm và điều kiện thực hiện khác nhau nên nội dung
lập kế hoạch thực hiện giảm nghèo ở mỗi trường đại học khác nhau.
Quá trình lập kế hoạch giảm nghèo gồm 5 bước:
Bước 1: Xây dựng các quan hệ đối tác
Bước 2: Đánh giá tình hình địa phương
Bước 3: Lập kế hoạch giảm nghèo
Bước 4: Thực hiện kế hoạch
Bước 5: Giám sát và đánh giá thực hiện kế hoạch
2) Kết quả cụ thể lập kế hoạch giảm nghèo của các trường đại học:
- Trường Đại học Thái Nguyên:
+ Vấn đề lập kế hoạch giảm nghèo là: Lập kế hoạch phát triển hệ thống thủy
lợi cho các thơn nghèo nhất trong xã để có thể tăng thêm năng suất, tăng thêm mùa
vụ cây trồng.
+ Các bước Lập kế hoạch phát triển hệ thống thủy lợi:
* Gặp gỡ với chính quyền địa phương và chọn các xã, thôn

* Xác định các vấn đề, nguyên nhân và giải pháp
* Lựa chọn, thiết kế và tổ chức dự án
* Xây dựng, vận hành và quản lý các hệ thống thủy lợi
* Giám sát chặt chẽ và cùng đánh giá.
+ Những lợi ích của thực hiện kế hoạch mang lại:
* Lợi ích về kinh tế:
Kết quả thực hiện kế hoạch

Làng Bo

Làng Đá Gân

Chuyển lúa một vụ thành 2 vụ

4,8ha

2,6ha

Đất đồi được tưới tiêu

10,0ha

2,0ha

Năng suất lúa tăng

O,675tấn/ha

0,945tấn/ha


Sản lượng lúa tăng

2,46tấn/vụ

2,18tấn/vụ

Thủy lợi phí giảm

15.000đ/ha

14.000đ/ha


14

* Lợi ích xã hội:
Tinh thần đồn kết và tương trợ lẫn nhau đã tăng lên tại các làng Bo và Đá
Gân.
Nhiều hộ đã thốt nghèo.
Chính quyền địa phương và dân làng có khả năng hơn trong việc xác định
những khó khăn và nhu cầu để thốt nghèo.
Các thành viên của dự án, các cán bộ cộng đồng đã nhận thấy rõ hơn về tầm
quan trọng của công tác giảm nghèo tại cấp quốc gia và địa phương.
- Trường Đại học Huế:
+ Vấn đề lập kế hoạch giảm nghèo là: Phát triển gà, rau và nhà vệ sinh nhằm
cải thiện điều kiện vệ sinh và thử nghiệm những giống gà, rau mới cho nông dân
nâng cao thu nhập.
+ Các bước lập kế hoạch phát triển nhà vệ sinh, chăn nuôi gà và trồng rau:
* Dành hỗ trợ, thu thập thông tin và lựa chọn vị trí xây dựng kế hoạch
* Phân tích và cùng quyết định

* Chuẩn bị đề xuất kế hoạch và lựa chọn các thành viên
* Quản lý, giám sát và cung cấp hỗ trợ kỹ thuật
* Cùng đánh giá
+ Mục tiêu của kế hoạch:
* Xây dựng các trạm bơm thủy lợi từ giếng của các hộ đến ruộng
* Cải thiện kiến thức về các kỹ thuật canh tác, trồng rau và chăn nuôi
* Thiết lập các mô hình trình diễn về trồng rau và chăn ni gia cầm, nhà vệ
sinh cho nông dân
* Nâng cao năng lực xây dựng kế hoạch cấp xã cho các thành viên dự án
* Huy động đóng góp của nơng dân để tăng cam kết thực hiện kế hoạch
* Tổng kết các kinh nghiệm, phương pháp nhằm xây dựng các dự án cấp xã
đối với cơng cuộc xóa đói giảm nghèo.
- Trường Đại học Đà Lạt:


15

+ Vấn đề lập kế hoạch giảm nghèo: Xây dựng quỹ tín dụng quay vịng để
ni lợn và trồng rau nhằm góp phần nâng cao thu nhập, giảm nghèo.
+ Các bước lập kế hoạch xây dựng quỹ tín dụng quay vịng để ni lợn và
trồng rau
+ Mục tiêu của kế hoạch:
* Cung cấp vốn và giới thiệu các mơ hình nhằm tăng giá trị sản lượng và thu
nhập gia đình. Điều này sẽ thay đổi các phương pháp sản xuất truyền thống hoặc tạo
nên một nền sản xuất hàng hóa cho một số hộ gia đình.
* Tạo điều kiện cho dân làng thực hiện các biện pháp nhằm tổ chức sản xuất
và quản lý vốn ở cấp hộ và trong một nhóm hộ
* Tăng các nguồn vốn trong cộng đồng và chuyển “quỹ quay vịng” thành tín
dụng dài hạn khi dự án kết thúc
* Sử dụng một phần tiền của dự án để chuẩn bị tài liệu tập huấn và thăm các

mơ hình kinh tế trang trại khác nhằm nâng cao năng lực cho dân làng và các cán bộ
cộng đồng làm việc về giảm nghèo
* Nâng cao năng lực cho các thành viên Dự án giảm nghèo cộng đồng và các
cán bộ làng xã để học tập từ sự phối hợp giữa các thành viên Dự án, chính quyền xã
và cộng đồng.
3) Đánh giá về Lập kế hoạch giảm nghèo cộng đồng của Dự án giảm nghèo
cho các địa phương Việt Nam
Những bước khác nhau của quá trình lập kế hoạch cho thấy những vấn đề
khác nhau, cách khác nhau và những nhân vật khác nhau trong quá trình lập kế
hoạch. Người dân địa phương phần lớn được tham gia vào việc giúp các nhà lập kế
hoạch (Cán bộ các trường đại học và lãnh đạo cộng đồng) có được những thơng tin
đầu vào có liên quan đến lập kế hoạch. Một số ít người dân địa phương cũng được
giới thiệu về việc quản lý, giám sát thực hiện kế hoạch thông qua các lãnh đạo địa
phương và một cơ chế được thiết lập cho người dân để họ có thể phản hồi những
quan ngại của mình về cơ chế quản lý thực hiện kế hoạch. Sự tham gia của họ được


16

hướng dẫn thông qua việc sử dụng các công cụ Đánh giá nơng thơn có tham gia, các
cuộc phỏng vấn và các cuộc thảo luận nhóm với sự chủ trì của cán bộ dự án.
Tuy kế hoạch các vấn đề giảm nghèo của các địa phương đã được thực hiện
và đạt được kết quả nhất định nhưng thật kỳ lạ là địa phương nào cũng gặp phải vấn
đề quan trọng là một số hoạt động thực hiện kế hoạch bị bỏ dở. Ví dụ như Hệ thống
thủy lợi ở Thái Nguyên bị bỏ dở; giống của nhiều loại rau mới ở Huế khơng có tại
địa phương; người trồng rau ở Đà Lạt vẫn khơng có lãi…Vấn đề tồn tại này đã phản
ánh lại có thể việc nghiên cứu hỗ trợ lập kế hoạch của các Dự án thiên về trả lời các
câu hỏi cho người lập kế hoạch hơn là cho người dân địa phương.
Dựa vào các kết quả và kinh nghiệm rút ra được từ thực hiện các Dự án, vấn
đề chủ yếu cần giải quyết là “quá trình tham gia” của người dân địa phương đã diễn

ra như thế nào để xây dựng được một bản kế hoạch mang tính thực tiễn và khả thi.
Tuy vậy, một kết quả quan trọng là người dân nghèo và các cộng đồng nghèo đã
tích cực tham gia vào các q trình nhằm giải quyết đói nghèo ở các địa phương.
1.3.1.2. Lập kế hoạch phát triển sinh kế thôn, bản
Lập kế hoạch phát triển sinh kế thôn, bản cũng thuộc phạm trù của Lập kế
hoạch phát triển nông thôn nhưng đối tượng nghiên cứu là các thôn, bản chưa khai
thác được các tiềm năng tự nhiên và xã hội để nâng cao đời sống cho họ.
1) Xuất xứ của vấn đề: Dự án “Xây dựng năng lực của các cơ quan thực hiện
của Dự án Quản lý Rừng Bền vững tại Vùng Đầu nguồn Tây Bắc” (The Project for
Sustainable Forest Management in the Northwest watershed Area-SUSFORMNOW) về việc Hướng dẫn xây dựng các Kế hoạch Phát triển Thơn bản (Village
Development Plans-VDPs) có sự tham gia tại các địa điểm thực hiện Dự án do tổ
chức Hợp tác quốc tế Nhật Bản (Japan International Cooperative Agency-JICA) tài
trợ [16,17].
2) Mục đích của việc xây dựng năng lực của các cơ quan thực hiện cho việc
xây dựng các Kế hoạch Phát triển Thôn bản là hướng dẫn xây dựng Kế hoạch Phát
triển Thôn bản ở các địa điểm thực hiện Dự án có sự tham gia qua đó sẽ nâng cao


×