Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Thực trạng và giải pháp quản lý hiệu quả vùng đệm vùng loại trừ rừng trồng sản xuất tại công ty TNHH MTV lâm nghiệp bến hải quảng trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 77 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

LÊ SONG HÀO

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HIỆU QUẢ VÙNG ĐỆM
(VÙNG LOẠI TRỪ) RỪNG TRỒNG SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY TNHH
MTV LÂM NGHIỆP BẾN HẢI - QUẢNG TRỊ

CHUYÊN NGÀNH: LÂM HỌC
MÃ NGÀNH: 8620201

LUẬN VĂN THẠC SĨ LÂM HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS.TS. TRẦN HỮU VIÊN

Hà Nội, 2019


i
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan, đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các kết
quả số liệu nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố


trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.
Nếu nội dung nghiên cứu của tơi trùng lặp với bất kỳ cơng trình nghiên
cứu nào đã cơng bố, tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm và tuân thủ kết luận
đánh giá luận văn của Hội đồng khoa học.
Hà Nội, ngày … tháng 11 năm 2019
Ngƣời cam đoan

Lê Song Hào


ii
LỜI CẢM ƠN

Để hồn thành chương trình đào tạo thạc sĩ ngành Lâm học cũng như
luận văn tốt nghiệp này, tơi xin trân trọng cảm ơn:
Trước tiên, với tình cảm chân thành và lịng biết ơn sâu sắc, tơi xin gửi
lời cảm ơn đến thầy giáo GS.TS Trần Hữu Viên - người trực tiếp hướng dẫn
khoa học đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo cho tôi trong suốt thời gian học tập cũng
như hồn thành luận văn tốt nghiệp này.
Tơi cũng xin cảm ơn chân thành lãnh đạo Trường Đại học Lâm nghiệp,
phòng Đào tạo Sau Đại học, khoa Lâm học cùng toàn thể các giảng viên đã
trực tiếp tham gia giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và
nghiên cứu.
Tiếp đến, tơi xin cám ơn Ban Lãnh đạo Công ty TNHH MTV Lâm
nghiệp Bến Hải - nơi tơi thực hiện đề tài này, các phịng ban chuyên môn
trong Công ty, các đồng nghiệp đã cộng tác và tạo điều kiện thuận lợi để tơi
hồn thành luận văn này.
Cuối cùng, tôi xin được gửi lời cảm ơn đến gia đình, đồng nghiệp, bạn
bè và những người thân đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập
và nghiên cứu đề tài.

Hà Nội, ngày … tháng 11 năm 2019
Tác giả luận văn

Lê Song Hào


iii
MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................. ii
MỤC LỤC ................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................ vi
DANH MỤC CÁC BẢNG ......................................................................... vii
DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ ............................................................... vii
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
Chuơng 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................. 4
1.1. Cơ sở lý luận và quy định trong ngành Lâm nghiệp về việc duy trì
vùng đệm ....................................................................................................... 4
1.1.1. Một số khái niệm về vùng đệm theo quan điểm Quốc tế và trong
nước ........................................................................................................... 4
1.1.2. Vai trò của vùng đệm trong rừng trồng .......................................... 6
1.1.3. Những quy định, chính sách liên quan đến vùng đệm .................... 8
1.2. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu về vùng đệm rừng trồng .......... 13
1.2.1. Tình hình nghiên cứu và quản lý vùng đệm trên thế giới ............. 13
1.2.2. Tình hình nghiên cứu và quản lý đai xanh vùng đệm trong rừng
trồng ở Việt Nam ..................................................................................... 14
Chƣơng 2. NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............... 16
2.1. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu ............................................................ 16
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................... 16

2.1.2. Phạm vi nghiên cứu....................................................................... 16
2.2. Nội dung nghiên cứu ............................................................................ 16
2.3. Phương pháp nghiên cứu...................................................................... 17
2.3.1. Phương pháp thu thập tài liệu ...................................................... 17
2.3.2. Phương pháp tổng hợp, xử lý, phân tích số liệu ........................... 17


iv
Chƣơng 3. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC
NGHIÊN CỨU ........................................................................................... 18
3.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty ................................... 18
3.2. Điều kiện tự nhiên ................................................................................ 19
3.2.1. Vị trí địa lý .................................................................................... 19
3.2.2. Địa hình, địa thế............................................................................ 20
3.2.3. Khí hậu và Thủy văn ..................................................................... 21
3.2.4. Đất ................................................................................................. 22
3.2.5. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến sản xuất
kinh doanh của Công ty .......................................................................... 23
3.3. Điều kiện kinh tế - xã hội .................................................................. 24
3.3.1. Dân số, dân tộc, lao động........................................................... 24
3.3.2. Thực trạng kinh tế và tình hình sản xuất kinh doanh ............... 24
3.3.3. Đặc điểm văn hóa xã hội và chính sách xã hội ............................ 24
3.3.4. Cơ sở hạ tầng ................................................................................ 25
3.3.5. Đánh giá chung về tình hình kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến sản
xuất kinh doanh của Công ty .................................................................. 26
Chƣơng 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................... 28
4.1. Thực trạng quản lý vùng đệm tại Công ty Lâm nghiệp Bến Hải ......... 28
4.1.1. Tổng quan tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty Lâm nghiệp
Bến Hải.................................................................................................... 28
4.1.2. Thực trạng quản lý vùng đệm của Công ty Lâm nghiệp Bến Hải 35

4.2. Kết quả rà soát điều chỉnh bổ sung hoàn thiện vùng đệm ................... 36
4.3. Nguyên nhân làm suy giảm diện tích vùng đệm, những khó khăn trong
công tác quản lý vùng đệm rừng trồng sản xuất ......................................... 38
4.3.1. Nguyên nhân gây suy giảm diện tích vùng đệm ............................ 38
4.3.2. Những khó khăn trong quản lý vùng đệm ..................................... 42


v
4.4. Đề xuất các phương án, giải pháp quản lý hiệu quả các khu vực vùng
đệm rừng trồng của Công ty........................................................................ 43
4.4.1. Cơ sở đề xuất giải pháp ................................................................ 43
4.4.2. Các phương án, giải pháp quản lý hiệu quả vùng đệm ................ 45
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................... 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................... 58
PHỤ LỤC


vi
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CÁC KÝ HIỆU
Dbq

Đường kính bình qn

G

Tiết diện ngang

Hbq


Chiều cao bình qn

M

Trữ lượng

N

Mật độ
CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BTTN

Bảo tồn thiên nhiên

EN

English - Phiên bản tiếng Anh

FAO

Food and Agriculture Organization of the United Nations
Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc

FSC

Forest Stewardship Council - Hội đồng Quản trị rừng Quốc tế

GIS


Geographic information system - Hệ thống thông tin địa lý.

GIZ

Deutsche Gesellschaft für Internationale Zusammenarbeit,
GmbH - Tổ chức hợp tác phát triển Đức

GPS

Global Positioning System - Hệ Thống định vị toàn cầu

IUCN

International Union for Conservation of Nature - Liên minh
Quốc tế về bảo tồn thiên nhiên

STD

Standard - Tiêu chuẩn

VQG

Vườn Quốc Gia


vii
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 4.1. Hiện trạng sử dụng đất và rừng của Công ty .................................. 30

Bảng 4.2. Tổ thành loài cây rừng tự nhiên ...................................................... 31
Bảng 4.3. Chỉ tiêu lâm học rừng trồng ............................................................ 32
Bảng 4.4. Tổng hợp trữ lượng các trạng thái rừng ......................................... 33
Bảng 4.5. Kết quả thực hiện sản xuất 3 năm gần đây ..................................... 34
Bảng 4.6. Kết quả doanh thu 3 năm gần đây .................................................. 35
Bảng 4.7. Thống kê diện tích vùng đệm theo loại hình .................................. 37
Bảng 4.8. Thành phần lồi động vật, thực vật chủ yếu tại Vùng đệm ............ 38

DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ

Sơ đồ 1.1. Sơ đồ quy cách chừa lại vùng đệm theo tiêu chuẩn của FAO ....... 11
Hình 3.1. Bản đồ ranh giới hành chính Cơng ty Lâm nghiệp Bến Hải ........... 20


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Với nhu cầu sản xuất rừng và kinh doanh rừng trồng ngày càng được
chú trọng và quan tâm cao tại các công ty lâm nghiệp cũng như một bộ phận
người dân trong vùng nhằm đạt được chứng chỉ Quản lý rừng bền vững để
từ đó sản phẩm từ rừng trồng đem lại giá trị cao hơn về kinh tế giải quyết
công ăn việc làm cho xã hội. Chịu áp lực bởi sản phẩm đầu ra đang được thu
hút của các nhà thu mua nguyên liệu cho sản xuất gỗ giấy, gỗ bao bì ngày
càng tăng, chính vì vậy diện tích rừng trồng cũng như loài cây phục vụ cho
rừng trồng sản xuất ngày càng được mở rộng. Có thể thấy rằng trong những
năm qua diện tích rừng trồng tại các địa phương đã tăng lên đáng kể, đặc
biệt là rừng trồng Keo tại các tỉnh phía Bắc và miền Trung - Tây Nguyên
của Việt Nam.
Vì áp lực quỹ đất, áp lực về diện tích đất trồng rừng phục vụ cho sản
xuất mà các đơn vị đã khơng ngần ngại mở rộng diện tích rừng trồng bằng

mọi cách như khai hoang, chuyển đổi mục đích sử dụng đất lâm nghiệp từ đất
rừng nghèo kiệt sang đất trống, tận dụng triệt để những diện tích đất rừng ven
khe suối, đất đầm lầy, hay những khu vực có độ dốc lớn để trồng rừng nguyên
liệu. Sự vơ tình hay cố ý của các chủ rừng đã làm suy kiệt hoặc xóa hẳn dấu
tích của những dạng sinh cảnh đặc biệt vốn dĩ tồn tại trong tự nhiên mà thay
vào đó là rừng trồng sản xuất, làm giảm đi tính đa dạng sinh học của tự nhiên,
xóa sổ những loài đặc hữu, những dạng sinh cảnh hoặc phá hủy nơi cư trú của
các loài động vật...
Với các hoạt động để hướng đến đạt chứng chỉ FSC và duy trì được
chứng chỉ đó lâu dài địi hỏi chủ rừng khơng chỉ có quan tâm tới vấn đề kinh
tế - xã hội mà thực sự cần phải chú tâm hơn tới vấn đề bảo vệ môi trường và
đa dạng sinh học đối với diện tích rừng đang sở hữu.


2
Đối với việc bảo vệ môi trường, vùng đệm này có chức năng đặc biệt
như chống sạt lở, chống xói mịn tại những khu vực có độ dốc lớn, bảo vệ đất
hai bên bờ sơng khe suối và duy trì nguồn nước. Ngồi ra, vùng đệm cịn có
vai trị tham gia góp phần với rừng trồng giúp điều hịa khí hậu cho những
khu vực có hoạt động khai thác trắng hoặc góp phần tạo thành tổ thành rừng
khi cùng kết hợp với các lâm phần khác.
Đối với việc bảo tồn đa dạng sinh học, vùng đệm này có giá trị to lớn
trong việc bảo tồn, duy trì nguồn gen, duy trì những trạng thái của sinh cảnh
đặc biệt (sinh cảnh đất ngập nước, sinh cảnh phát triển tại các hố bom, sinh
cảnh phát triển trên trảng đá…), là nơi trú ngụ, nơi sinh sản, kiếm thức ăn...
của các loài động vật khi các hoạt động lâm nghiệp diễn ra (Khai thác, mở
đường, trồng rừng…).
Đối với các hoạt động kinh doanh sản xuất từ rừng trồng theo nguyên
tắc quản lý rừng bền vững FSC, thì yêu cầu các chủ rừng cần phải tuyệt đối
duy trì trạng thái vùng đệm này để tham gia vào 10% diện tích loại trừ với

mục đích bảo tồn trên tổng diện tích sản xuất mà đơn vị quản lý rừng sở hữu.
Dù biết là mỗi doanh nghiệp hay chủ rừng cần phải có trách nhiệm duy trì
diện tích rừng vùng đệm như vậy, nhưng cơng tác quản lý còn lỏng lẻo và
xem nhẹ tầm quan trọng của vùng đệm này, các doanh nghiệp hầu như chưa
có quy định về quản lý vùng đệm, các văn bản pháp lý chưa hướng dẫn rõ yêu
cầu phải duy trì hoặc quá trình thực thi chưa nghiêm túc đối với diện tích này.
Để thực hiện được tốt vấn đề bảo vệ mơi trường và đa dạng sinh học thì
khơng thể xem nhẹ cơng tác duy trì và bảo vệ diện tích vùng đệm - hành lang
bảo vệ trong lâm phần mình đang quản lý. Với quản lý rừng bền vững theo
tiêu chuẩn FSC thì vùng đệm - hành lang bảo vệ được xem như là một trong
những nhân tố không thể thiếu được trong bộ chỉ số đánh giá đạt tiêu chuẩn
FSC. Chính vì lý do đó, tơi đã lựa chọn hướng nghiên cứu đề tài là:
“Thực trạng và giải pháp quản lý hiệu quả vùng đệm (vùng loại trừ)
rừng trồng sản xuất tại Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Bến Hải, Quảng Trị”.


3
Đề tài sẽ đi sâu vào giải quyết một số khía cạnh trên và mong muốn
đạt được những thành cơng nhất định trong cơng tác quản lý và duy trì trạng
thái sinh cảnh này, góp phần duy trì chứng chỉ quản lý rừng bền vững của
Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Bến Hải.
2. Mục tiêu của đề tài
2.1. Mục tiêu tổng quát
Trên cơ sở nghiên cứu đề tài, nhằm xác lập các cơ sở khoa học và thực
tiễn để đề xuất giải pháp quản lý hiệu quả vùng đệm của rừng trồng sản xuất
hướng đến tham gia và duy trì chứng chỉ FSC tại tỉnh Quảng Trị.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá được thực trạng quản lý vùng đệm của rừng trồng sản xuất,
sự phân bố của vùng đệm trong rừng trồng sản xuất.
- Tìm ra được nguyên nhân làm suy giảm diện tích vùng đệm, những

thuận lợi, khó khăn trong công tác quản lý vùng đệm của rừng trồng sản xuất.
- Đề xuất các giải pháp nhằm quản lý hiệu quả vùng đệm rừng trồng
sản xuất.


4

Chuơng 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Cơ sở lý luận và quy định trong ngành Lâm nghiệp về việc duy trì
vùng đệm
1.1.1. Một số khái niệm về vùng đệm theo quan điểm Quốc tế và trong nước
1.1.1.1. Quốc tế
- Vùng đệm là những vùng được xác định ranh giới rõ ràng, có hoặc
khơng có rừng, nằm ngồi ranh giới của khu bảo tồn và được quản lý để nâng
cao việc bảo tồn của khu bảo tồn và chính vùng đệm đồng thời mang lại lợi
ích cho người dân sống quanh khu bảo tồn. Điều này có thể thực hiện được
bằng cách áp dụng các hoạt động phát triển cụ thể, đặc biệt góp phần vào việc
nâng cao đời sống kinh tế - xã hội của các cư dân sống trong vùng đệm (Theo
D.A. Gilmour và Nguyễn Văn Sản - IUCN Việt Nam 1999) [13].
- Vùng bảo tồn (Conservation zones): Các khu vực được xác định và
quản lý chủ yếu để bảo vệ các lồi, mơi trường sống, hệ sinh thái, các đặc
trưng tự nhiên hoặc các giá trị cụ thể khác theo địa điểm vì các giá trị tự nhiên
hoặc văn hóa tự nhiên của chúng hoặc cho mục đích giám sát, đánh giá hoặc
nghiên cứu, nhất thiết khơng bao gồm các hoạt động quản lý khác. (Theo định
nghĩa của FSC Principles and Criteria for Forest Stewardship FSC-STD-01001 V5-2 EN) [16].
- Vùng đệm thuộc phạm vi rừng sản xuất bao gồm những vùng đai
được loại trừ từ khu vực khai thác đáp ứng các tiêu trí sau:
+ Khu vực văn hóa bao gồm làng bản và vườn tược;

+ Khu vực đầm phá, bờ biển, ao hồ, khu vực nguồn chứa nước;
+ Khu vực đất đai có nguy cơ sạt lở;
+ Khu vực thiết kế hồ chứa đảm bảo tính ổn định sức chứa theo mùa.
+ Sinh cảnh là môi trường sống của các loài động vật hoang dã đặc
trưng và các khu vực phân bố của các loài nguy cấp.
(Theo định nghĩa của FAO - 1999) [15]


5
1.1.1.2. Trong nước
Khái niệm vùng đệm được nhắc đến khi áp dụng cho rừng tự nhiên có
vai trị là rừng đặc dụng (VQG, Khu BTTN hoặc khu vực cần bảo vệ nghiêm
ngặt), cịn đối với rừng trồng sản xuất thì vùng đệm chưa được định nghĩa
một cách rõ nét.
- Khái niệm vùng đệm được thể chế hoá trong Quyết định
số186/2006/QĐ-TTg của Chính phủ như sau: “Vùng đệm là vùng rừng, vùng
đất hoặc vùng đất có mặt nước nằm liền kề với vườn quốc gia và khu bảo tồn
thiên nhiên; Bao gồm toàn bộ hoặc một phần các xã, phường, thị trấn nằm sát
ranh giới với vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên; Vùng đệm được xác
lập nhằm ngăn chặn, giảm nhẹ sự xâm hại của con người tới vườn quốc gia và
khu bảo tồn thiên nhiên” [6].
- Vùng đệm của rừng đặc dụng: Là vùng rừng, vùng đất hoặc vùng đất
có mặt nước nằm sát ranh giới với rừng đặc dụng, có tác dụng ngăn chặn hoặc
giảm nhẹ sự xâm hại rừng đặc dụng [2].
1.1.1.3. Định nghĩa vùng đệm của rừng trồng sử dụng trong đề tài nghiên cứu
- Vùng đệm (buffer zone) của rừng trồng được hiểu là:
+ Các đám rừng chuyển tiếp hoặc các khu vực loại trừ, không can thiệp
và không nằm trong kế hoạch sản xuất kinh doanh rừng trồng của đơn vị;
+ Là những diện tích có chức năng bảo vệ cảnh quan, phịng hộ, bảo vệ
mơi trường và đa dạng sinh học cần được duy trì và bảo vệ;

+ Là diện tích rừng phân bố tại các khu vực ven sông, khe suối, hồ đập,
hành lang xanh kết nối giữa các khu rừng trồng, vũng đầm lầy, các trảng đá,
sinh cảnh phát triển tại các hố bom hoặc những khu vực đất lâm nghiệp có
diện tích rừng tự nhiên nhỏ được chừa lại do có độ dốc cục bộ lớn, đường xá
và khu dân cư…mà không thể canh tác trồng rừng sản xuất được hoặc bắt
buộc phải chừa ra trong quá trình thiết kế trồng rừng.
- Định nghĩa này được tác giả đưa ra dựa trên một số điểm sau:


6
+ Dựa theo vị trí phân bố: Ven sơng, ven khe suối, ven hồ đập, hành
lang xanh kết nối, chuyển tiếp giữa các khu rừng trồng, vũng đầm lầy, các
trảng đá, sinh cảnh phát triển tại các hố bom. Những khu vực có độ dốc cục
bộ lớn, đường xá và khu dân cư…;
+ Dựa theo chức năng: Bảo vệ cảnh quan, phịng hộ, bảo vệ mơi trường
và đa dạng sinh học cần được duy trì và bảo vệ các khu vực có nguy cơ bị
xâm hại hoặc sạt lở;
+ Dựa theo mục đích: Đưa ra một khái niệm về vùng đệm cho rừng sản
xuất, giúp các nhà quản lý có chiến lược quy hoạch, bảo tồn cũng như duy trì
những hiện trạng rừng này nhằm tăng tính đa dạng sinh học cho khu vực rừng
trồng đáp ứng những yêu cầu của nguyên tắc và tiêu chí FSC.
1.1.1.4. Quản lý rừng bền vững FSC
FSC được viết tắt từ các chữ cái tiếng Anh: Forest Stewardship Council
là một Tổ chức quốc tế, phi Chính phủ, phi lợi nhuận được thành lập vào năm
1993 tại Toronto, hiện nay trụ sở chính của FSC được đặt tại Born (Đức), đề
ra những biện pháp kiểm soát việc quản lý rừng trên thế giới phù hợp với mơi
trường, đồng thời có lợi ích cho xã hội và đạt hiệu quả kinh tế.
Tổ chức FSC đã thiết lập một hệ thống tiêu chuẩn quốc tế về việc quản
lý rừng có trách nhiệm với cộng đồng, xã hội. Và thành lập một hệ thống
chương trình chấp nhận các tổ chức chứng nhận (gọi là bên thứ ba) được đại

diện cho tổ chức FSC để chứng nhận những tổ chức doanh nghiệp quản lý
rừng và những nhà sản xuất, thương mại các sản phẩm từ rừng theo tiêu
chuẩn của FSC [16].
1.1.2. Vai trò của vùng đệm trong rừng trồng
Đối với rừng đặc dụng thì vùng đệm có vai trị rất quan trọng trong việc
bảo vệ vịng ngồi nhằm giảm thiểu tối đa các tác động xấu có tính chất nguy
hại đến vùng lõi và vùng tránh tác động, đối với rừng sản xuất thì vùng đệm
lại có những vai trị đặc thù nhằm phát huy và duy trì tính bền vững của các
hoạt động sản xuất kinh doanh rừng trồng.


7
Bảo vệ cảnh quan: Các vùng đệm có vai trị rất quan trọng trong việc
bảo vệ tính tồn vẹn của cảnh quan toàn khu vực. Chúng kết nối và tạo vùng
chuyển tiếp giữa các khu vực rừng sản xuất nhằm giúp tạo một thể thống nhất
của vùng rừng.
Bảo vệ môi trường: Đối với rừng sản xuất sẽ không thế thiếu những
hoạt động trồng rừng và khai thác, chính những vùng đệm hay vùng chuyển
tiếp này giúp bảo vệ môi trường trường như: Giảm tiếng ồn, giảm khói bụi,
duy trì điều kiện tiểu khí hậu trên phạm vi hẹp nếu khai thác. Một mặt, chính
những vùng chuyển tiếp này khi nằm xen kẽ giữa các khu vực rừng trồng
thuần loài là một trong những hành lang bảo vệ cho rừng trồng thuần loài,
chúng giúp giảm thiểu và tránh tối đa việc di cư và lây lan của bệnh tật cũng
như sâu dịch hại giúp cho chủ rừng giảm thiểu việc sử dụng thuốc bảo vệ thực
vật cũng như đảm bảo giá trị của rừng trồng.
Bảo vệ đa dạng sinh học: Với đặc thù là rừng sản xuất, theo chu kỳ
kinh doanh chủ rừng khai thác toàn diện và trồng mới hoàn tồn trên diện tích
đó. Chính những vùng đệm hay vùng chuyển tiếp này có vai trị như một hệ
sinh thái thu hẹp lại giúp duy trì những đặc trưng của sinh cảnh đã tồn tại từ
trước khi có các hoạt động canh tác và lâm sinh. Cũng diện tích này có thể coi

là nhà cho các lồi động vật di cư tới sau khi có khai thác trắng, là vùng đất
phù hợp cho các loài cây gieo hạt, phát tán chồi phát triển mà không bị ảnh
hưởng bởi các hoạt động khai thác. Chính vì vậy, tính đa dạng sinh học tại các
khu vực này ln được duy trì và đa dạng sinh học cao hơn các khu vực trồng
rừng thuần loài.
Với mục tiêu phát triển sản xuất kinh doanh rừng trồng một cách bền
vững, mỗi chủ rừng cần phải tuân thủ các nguyên tắc và tiêu chí FSC một
cách chặt chẽ cũng như khơng thể xem nhẹ vai trị của vùng đệm vùng chuyển
tiếp trong tổng thể diện tích chủ rừng đang quản lý.


8
1.1.3. Những quy định, chính sách liên quan đến vùng đệm
Ở phần này đề tài xin đưa ra những dẫn chứng về quy định của quốc tế,
trong nước và của Công ty Lâm nghiệp Bến Hải đối với vùng đệm trong rừng
sản xuất nói riêng, nhằm đáp ứng các nguyên tắc và tiêu chí FSC.
1.1.3.1. Những quy định của Quốc tế
a) Các nguyên tắc, tiêu chí trong Bộ tiêu chuẩn Quản lý rừng bền vững
của FSC quy định về xây dựng và quản lý vùng đệm [17].
Bộ tiêu chuẩn về Quản lý rừng bền vững FSC dành riêng cho Việt Nam
của Tổ chức đánh giá FSC Quốc tế GFA (phiên bản 1.1) bao gồm 10 nguyên
tắc và 56 tiêu chí và trên 200 chỉ số. Riêng đối với yêu cầu về bảo vệ đai xanh
vùng đệm thì tại một số các nguyên tắc và tiêu chí trong bộ tiêu chuẩn có quy
định cụ thể, đề tài xin phép được trích dẫn như dưới đây:
- Nguyên tắc #6: Bảo vệ môi trường.
Tiêu chí 6.2.3: Thiết lập và thể hiện trên bản đồ các vùng bảo tồn, các
khu rừng phòng hộ và hành lang bảo vệ động vật hoang dã, tương thích với
quy mô và cường độ của hoạt động quản lý rừng và đặc tích của tài nguyên bị
tác động.
Tiêu chí 6.2.5: Gìn giữ các hành lang rừng tại các bờ sơng suối, nhằm

khuyến khích q trình di dời các lồi cây và động vật chính từ các diện tích
được khai thác đến khu bảo tồn, các hành lang này nối các độ dốc và xuyên
qua các bìa rừng và nối các vùng rừng không được khai thác với nhau.
- Nguyên tắc #10: Rừng trồng.
Tiêu chí 10.2: Thiết kế và bố trí rừng trồng phải có tác dụng thúc đẩy,
bảo vệ, phục hồi và bảo tồn rừng tự nhiên, và không làm gia tăng áp lực vào
rừng tự nhiên. Trong thiết kế rừng trồng có dành ra các hành lang cho động
vật hoang dã, các vùng lân cận sông suối và các lâm phần rừng với nhiều cấp
tuổi và chu kỳ khai thác khác nhau, phù hợp với quy mô của hoạt động trồng
rừng. Quy mơ và cách bố trí các khoảnh rừng trồng phải phù hợp với cấu trúc
của lô rừng có trong vùng sinh cảnh tự nhiên.


9
Tiêu chí 10.2.1: Cần thiết kế quản lý rừng trồng nhằm duy trì hoặc phát
huy các đặc trưng của các khu rừng tự nhiên gần kề.
Tiêu chí 10.2.2: Cần tiến hành các chính sách và thủ tục nhằm đảm bảo:
+ Thiết lập và duy trì được các lâm phần rừng với nhiều cấp tuổi và chu
kỳ khai thác luân phiên;
+ Tạo ra hành lang sinh sống cho động vật hoang dã.
Có các hành lang cho các lồi thực vật tư nhiên mọc ven suối hoặc các
khe, rãnh nước:
+ Khu vực này được bảo vệ khỏi những tác động của các hoạt động
trồng, khai thác và phát triển;
+ Thành các khu vực bảo tồn ven suối.
b) Hướng dẫn thiết kế khai thác dựa trên các Nguyên tắc và tiêu chí
FSC của Tổ chức hợp tác phát triển Đức (GIZ) - 12/2011 [18].
Dựa trên vùng đệm loại trừ trong quá trình thiết kế khai thác, xác định
vùng đặc biệt trong vùng thiết kế thông qua các nguyên tắc và hạng mục sau:
- Lưu vực rừng phịng hộ: Dọc các con sơng, Hồ chứa, hệ thống thủy

lợi, bao gồm:
+ Sơng cấp I (có bề rộng trên 20 m): Vùng đệm bảo vệ mỗi bên bờ
sơng chừa lại ít nhất là 30 m;
+ Sơng cấp II (có bề rộng từ 10 - 20 m): Vùng đệm bảo vệ mỗi bên bờ
sơng chừa lại ít nhất là 20 m;
+ Sơng cấp III (có bề rộng nhỏ hơn 10 m): Vùng đệm bảo vệ mỗi bên
bờ sơng chừa lại ít nhất là 10 m;
+ Vùng khe hở: Vùng đệm bảo vệ mỗi bên bờ sông chừa lại ít nhất 10 m;
+ Ao, hồ, đê: Tùy theo quy mơ của cơng trình được bảo vệ và điều kiện
cụ thể, nên chừa lại vùng đệm bảo vệ khoảng 5 - 30 m.
- Khu vực có độ dốc trên 35o, không tiếp cận hoặc thi công mà áp dụng
các biện pháp bảo vệ cao.


10
- Chừa lại rừng dọc theo hai bên đường từ 2 - 5 m cho mỗi bên.
- Khu vực rừng là nơi thỏa mãn nhu cầu cơ bản của cộng đồng địa
phương (cung cấp thực phẩm cơ bản và đồ uống, nơi nghỉ ngơi và điều
dưỡng), hoặc có ý nghĩa văn hóa, tơn giáo, kinh tế và mơi trường cho cộng
đồng địa phương. Dựa vào quy mơ của cơng trình được bảo vệ mà xác định
khu vực khu vực cấm.
- Ô mẫu cho các hệ sinh thái điển hình (tối thiểu 2 ha cho mỗi hệ sinh
thái là 1.000 ha trở lên).
- Phân bố tự nhiên và cung cấp lương thực cho số lượng động vật nếu
có trong vùng khai thác.
- Bao gồm các hệ sinh thái quý hiếm và có nguy cơ bị đe dọa nếu có
trong vùng khai thác.
c. Quy tắc khai thác rừng tại Châu Á - Thái Bình Dương, của tổ chức
Nơng nghiệp và lương thực liên hợp Quốc, FAO - 1999 [15].
- Khu vực phải được loại trừ khỏi diện tích khai thác và được quản lý

theo các tiêu chí sau:
+ Khơng được chặt hạ cây xanh thuộc phạm vi khu bảo vệ hoặc
vùng đệm;
+ Cấm các thiết bị máy móc vận hành hoặc di chuyển tại những khu
vực bảo vệ hoặc vùng đệm. Ngoại trừ việc băng qua những các con suối
nhưng với khoảng cách và chiều dài là tối thiểu nhất;
+ Nếu cây cối có vơ tình bị đổ xuống các nguồn nước thì phải lấy hết
các vật liệu ra nhằm tránh làm xáo trộn nguồn nước và khu vực bờ;
+ Không ủi đất, đắp bờ đất làm gây tổn hại đến khu vực bảo vệ vệ
vùng đệm;
+ Hướng cây đổ khai thác cần tránh ra khỏi vùng đệm và nguồn nước
nếu có thể.


11

(Nguồn: [15])
Sơ đồ 1.1. Sơ đồ quy cách chừa lại vùng đệm theo tiêu chuẩn của FAO

1.1.3.2. Những quy định của nhà nước Việt Nam
- Quy định đối với vùng đệm - đai xanh được nhiều văn bản của Chính
phủ nhắc đến rất chi tiết ở những tài liệu văn bản pháp luật có hiệu lực như:
Luật Lâm nghiệp, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Đa dạng sinh học hay các
nghị định về quản lý bảo vệ hành lang nguồn nước cũng như nghị định, quy
chế về việc giao đất giao rừng đó là đối với rừng đặc dụng, rừng phòng hộ.
Tuy nhiên đối với rừng trồng sản xuất, việc quy định duy trì và bảo vệ đai
xanh chưa được nêu ra một cách chính thống hoặc mới chỉ là những quy định
trích dẫn từ các tài liệu nghiên cứu của các tổ chức Quốc tế.[2], [3], [4], [5],
[6], [7], [8], [10].



12
- Phụ lục của Thông tư số 28/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 về
việc quy định về quản lý rừng bền vững phần các tiêu chí và chỉ số nguyên
tắc số 6 và số 10 cũng chỉ nêu một cách chung chung cũng chưa có một quy
định cụ thể về quy cách và các biện pháp quản lý và bảo vệ diện tích vùng
đệm [11].
- Bên cạnh đó có một số quy cách bảo vệ vùng đệm được quy định
trong tài liệu cập nhật hướng dẫn bảo vệ môi trường thuộc Dự án phát triển
ngành lâm nghiệp [9]. Ở tài liệu này, với phạm vi một dự án cũng đã nêu
được nổi bật những quy định – quy cách chừa lại vùng đệm dọc theo hai bên
dòng chảy cố định, với quan điểm này những quy định được xem như gần
giống với các quy định của tổ chức FAO [15].
- Nghị định 43/2015/NĐ-CP ngày 6/5/2015 về quy định lập, quản lý
hành lang bảo vệ nguồn nước [5].
1.1.3.3. Những quy định của Công ty Lâm nghiệp Bến Hải
Với quy mô quản lý của một công ty chuyên trồng rừng sản xuất và bán
nguyên liệu gỗ xẻ và gỗ giấy, Công ty Lâm nghiệp Bến Hải đã ban hành
nhiều tài liệu văn bản liên quan đến quản lý vùng đệm, những khu vực loại trừ
khỏi diện tích khai thác, những điểm này cũng bắt buộc các đơn vị thực hiện
thi cơng phải tn thủ. Ngồi ra các cơng văn này cịn được phổ biến tới các
bên liên quan của công ty. Một số tài liệu văn bản của Công ty như sau:
- Quy định đối với vùng đệm được nêu chi tiết trong Phương án quản lý
rừng bền vững năm 2012;
- Cập nhật vào các quy trình kỹ thuật lâm sinh như: Trồng rừng, khai
thác, bảo vệ, mở đường, bảo vệ vùng đệm từ 2012 đến nay;
- Đưa vào hệ thống giám sát đánh giá các hoạt động lâm sinh có riêng
một mục đánh giá vùng đệm và có kế hoạch thực hiện các hoạt động đánh giá
hiện trạng vùng đệm hàng năm trong quá trình tiếp cận FSC;
- Ban hành quy định bảo vệ các khu vực sinh cảnh dễ bị tổn thương

(đai xanh, khe suối, hố bom…).


13
1.2. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu về vùng đệm rừng trồng
1.2.1. Tình hình nghiên cứu và quản lý vùng đệm trên thế giới
Trên thế giới đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về vùng đệm và đưa ra
những quy định, hướng dẫn về quản lý bảo vệ và duy trì diện tích vùng đệm
đối với rừng đặc dụng cũng như rừng sản xuất.
Với quan điểm nghiên cứu và đưa ra những quy định tổng quan và
hướng dẫn quản lý vùng đệm đai xanh mang tâm cỡ quốc gia thì Hướng dẫn
quản lý vùng đệm (Buffer Zone Management Guideline), 1999 đã đưa ra
nhiều khía cạnh và rất nhiều trạng thái khác nhau của vùng đệm. Tuy nhiên
đối với rừng trồng sản xuất đặc thù như các công ty lâm nghiệp tại Việt Nam
thì chưa thực sự sát đúng [12], [14].
Bên cạnh đó, với đối tượng là rừng trồng khai thác trắng với chu kỳ
ln phiên có lặp lại, thì Hướng dẫn khai thác tác động thấp tại Indonesia
(Pedoman Reduced Impact Logging Indonesia 2001) [20], Hướng dẫn thiết kế
khai thác dựa trên các tiêu chuẩn tiêu chí FSC của GIZ [19] và đặc biệt là
Quy tắc khai thác rừng tại Châu Á - Thái Bình Dương, FAO - 1999) [15] đã
đưa ra nhiều quan điểm rất tiến bộ về các hoạt động lâm sinh nhằm giảm thiểu
tác động xấu đến môi trường và người lao động. Đặc biệt trong các hướng dẫn
này cũng đã quy định rõ quy cách chừa lại vùng đệm tùy theo bề rộng của
dòng chảy, phải tôn trọng và bảo vệ các vùng đệm đai xanh trong q trình
triển khai các biện pháp khai thác.
Ngồi ra tổ chức FSC thế giới cũng đã đưa ra những yêu cầu rất khắt
khe về những quy định đối với vùng đệm - sinh cảnh đặc biệt cũng như định
nghĩa rõ các đại diện của đai xanh, vùng đệm hay các dạng sinh cảnh dễ bị tổn
thương trong Bộ tiêu chuẩn về quản lý rừng bền vững FSC cho Công ty Lâm
nghiệp hay các nguyên tắc và chỉ số về quản lý rừng bền vững FSC.

Những quan điểm nghiên cứu của các chuyên gia nước ngoài cũng rất
linh hoạt nhưng lại rất tuân thủ những quy định trong việc quản lý vùng đệm


14
cho khu vực rừng đặc dụng và rừng sản xuất có các hoạt động lâm sinh, đặc
biệt là duy trì và bảo tồn những diện tích này trong q trình diễn ra các hoạt
động khai thác, mở đường.
Sự nhìn nhận nghiêm túc vấn đề bảo tồn và bảo vệ môi trường giúp
các nhà khoa học luôn đưa ra những giải pháp, những quy định, những luật
mang tầm cỡ thế giới buộc các đơn vị, các tổ chức cá nhân muốn tuân theo
và đạt chứng chỉ FSC cần thay đổi quan niệm và tự làm mới những quan
điểm thuần túy về lâm sinh của mình để tiếp cận được chứng chỉ quản lý
rừng bền vững FSC.
1.2.2. Tình hình nghiên cứu và quản lý đai xanh vùng đệm trong rừng
trồng ở Việt Nam
Ở Việt Nam, khi tham gia quản lý rừng bền vững các Doanh nghiệp đã
bước đầu suy nghĩ đến vấn đề này và bước đầu đã có một số tài liệu văn bản
quy định cũng như các cơng trình nghiên cứu:
- Hướng dẫn thiết kế khai thác dựa trên các Nguyên tắc và tiêu chí FSC
của Tổ chức hợp tác phát triển Đức (GIZ) [18];
- Quản lý vùng đệm tại Việt Nam (Áp dụng cho rừng đặc dụng) của hai
nhà nghiên cứu D.A. Gilmour và Nguyễn Văn Sản thuộc tổ chức IUCNvới sự
tài trợ ngân sách từ tổ chức SDC. Hai nhà nghiên cứu này đã đưa ra quan
điểm tiếp cận về quản lý vùng đệm [1];
- Tại Thông tư số 28/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ NN
và PTNT về việc Quy địnhvề quản lý rừng bền vữngquy định rõ khoảng cách
chừa lại vùng đệm đối với hồ đập và sông suối [11];
- Cẩm nang Quản lý ngành lâm nghiệp Chương trồng rừng, cũng quy
định rõ hành lang chừa lại đối với sơng suối và hồ đập, hoặc đối với những

dịng chảy qua rừng trồng;
- Nghị định số 43/2015/NĐ-CP ngày 06/5/2015 của Chính phủ về việc
Quy định lập, quản lý vùng đệm hành lang bảo vệ nguồn nước. Tại điều 4 và


15
9 đã thể hiện rất rõ những quy định đối với hành lang bảo vệ, tuy nhiên đối
với rừng trồng là rừng sản xuất thì chưa rõ ràng. Đặc biệt là đối với những
diện tích đất được cấp quyền sử dụng đất cho chủ rừng [5].
Tài liệu thực hiện dự án ngành lâm nghiệp về quy định chừa lại đối với
hành lang và sơng suối trong q trình thiết lập đất trồng rừng cũng có quy
định rừng chừa lại. Tuy nhiên, việc thực hiện và quản lý của các đơn vị chưa
đầy đủ và đúng [10].
Có thể nói, đối với rừng trồng thì nghiên cứu quản lý hiệu quả và duy
trì diện tích vùng đệm đáp ứng những u cầu và tiêu chí tham gia quản lý
rừng bền vững FSC thì chưa có tác giả nào thực hiện nghiên cứu trên địa bàn.
Do vậy, việc thực hiện đề tài này là cần thiết.


16

Chƣơng 2
NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Phạm vi, đối tƣợng nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Vùng đệm của rừng trồng sản xuất, hành lang bảo vệ dọc hai bên các
sông suối thuộc phạm vi đất rừng trồng của Công ty Lâm nghiệp Bến Hải.
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu.
- Phạm vi khơng gian: Diện tích rừng trồng thuộc Cơng ty Lâm nghiệp

Bến Hải.
- Phạm vi nội dung: Tập trung nghiên cứu diện tích vùng đệm, hành
lang bảo vệ, đai xanh… thuộc lâm phận mà Công ty Lâm nghiệp Bến Hải
đang quản lý.
- Phạm vi thời gian: Đề tài được thực nghiên cứu hiện trạng của vùng
đệm, hành lang bảo vệ, đai xanh thuộc lâm phận mà hiện nay Công ty Lâm
nghiệp Bến Hải đang quản lý.
2.2. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của Công ty lâm
nghiệp Bến Hải.
- Điều tra, khảo sát hiện trạng, rà sốt hồn thiện quy hoạch vùng đệm
(vùng loại trừ) Công ty lâm nghiệp Bến hải: Các khu vực nguồn nước, vùng
ven hồ đập trong diện tích rừng trồng của cơng ty (nội dung: Số lượng khu
vực, khoanh vẽ trên bản đồ, tổng diện tích, hiện trạng thảm thực vật quanh
vùng nước đó...).
- Phân tích ngun nhân làm suy giảm diện tích vùng đệm, những
thuận lợi, khó khăn trong cơng tác quản lý vùng đệm của rừng trồng sản xuất.
- Đề xuất phương án quản lý hiệu quả các khu vực vùng đệm (trồng
mới, bổ sung cây bản địa, khoanh nuôi phục hồi, giám sát định kỳ…).


17
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp thu thập tài liệu
2.3.1.1. Thu thập tài liệu thứ cấp
- Tiến hành thu thập những tài liệu sẵn có của cơng ty Lâm nghiệp Bến
Hải và những tài liệu có liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài.
- Một số tài liệu đã thực hiện đánh giá như:
+ Đánh giá rừng có giá trị bảo tồn cao trong rừng trồng;
+ Đánh giá tác động môi trường đối với các hoạt động sản xuất lâm sinh;

+ Đánh giá tác động xã hội.
2.3.1.2. Phương pháp khảo sát thực địa
Tiến hành điều tra bổ sung diện tích vùng đệm trên tồn bộ diện tích rừng
trồng sản xuất thuộc quyền sở hữu của Công ty Lâm nghiệp Bến Hải.
- Sử dụng bản đồ hiện trạng phân bố rừng trồng kết hợp với bản đồ địa
hình của Công ty để thiết lập các tuyến điều tra diện tích vùng đệm, các địa
điểm sơng suối, hồ đập… điều tra hiện trạng tại những khu vực đang triển
khai các hoạt động Lâm sinh (khai thác, mở đưởng…).
- Sử dụng máy định vị GPS để khoanh đo bổ sung diện tích vùng đệm
trên tồn bộ rừng trồng xản xuất của Cơng ty.
- Trên diện tích vùng đệm khoanh đo bổ sung, lập 75 ơ mẫu điển hình
diện tích 12 m2 (3x4 m) để điều tra hiện trạng, số lượng, phân bố các loài
động thực vật tại vùng đệm.
- Sử dụng máy ảnh thu thập hình ảnh thơng tin về trạng thái vùng đệm.
2.3.2. Phương pháp tổng hợp, xử lý, phân tích số liệu
- Tổng hợp diện tích cùng hiện trạng các vùng đệm dựa trên kết quả thu
thập số liệu sẵn có và số liệu điều tra đo đếm thực tế tại hiện trường.
- Trên cơ sở những số liệu đã tổng hợp tiến hành phân tích, đánh giá
thực trạng quản lý vùng đệm, nắm bắt được nguyên nhân tố ảnh hưởng,
những thuận lợi, khó khăn trong cơng tác quản lý từ đó hồn thiện quy hoạch
vùng đệm và đề xuất giải pháp để quản quản lý vùng đệm có hiệu quả.


×