Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Nghiên cứu áp dụng các phương pháp lượng giá kinh tế hệ sinh thái rừng ngập mặn phục vụ quản lý bền vững vườn quốc gia xuân thủy tỉnh nam định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (743.28 KB, 84 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

NGÔ VĂN MẠC

NGHIÊN CỨU, ÁP DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP
LƯỢNG GIÁ KINH TẾ HỆ SINH THÁI RỪNG NGẬP MẶN
PHỤC VỤ QUẢN LÝ BỀN VỮNG VƯỜN QUỐC GIA
XUÂN THỦY TỈNH NAM ĐỊNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP

HÀ TÂY - 2007


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

NGÔ VĂN MẠC

NGHIÊN CỨU, ÁP DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP
LƯỢNG GIÁ KINH TẾ HỆ SINH THÁI RỪNG NGẬP MẶN
PHỤC VỤ QUẢN LÝ BỀN VỮNG VƯỜN QUỐC GIA
XUÂN THỦY TỈNH NAM ĐỊNH


Chuyên ngành: Quản lý Tài nguyên rừng & Môi trường
Mã số: 60.62.68

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. PHẠM BÌNH QUYỀN

HÀ TÂY - 2007


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

NGÔ VĂN MẠC

NGHIÊN CỨU, ÁP DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP LƯỢNG GIÁ
KINH TẾ HỆ SINH THÁI RỪNG NGẬP MẶN PHỤC VỤ QUẢN LÝ
BỀN VỮNG VƯỜN QUỐC GIA XUÂN THỦY TỈNH NAM ĐỊNH

Chuyên ngành: Quản lý tài nguyên rừng & Mơi trường
Mã số: 60.62.68

Tóm tắt luận văn thạc sỹ khoa học lâm nghiệp

Hà Tây, năm 2007



Cơng trình được hồn thành tại:

KHOA ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Phạm Bình Quyền

Phản biện 1: ………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
…………………………….

Phản biện 2: ………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
………………………………

Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sỹ khoa học lâm
nghiệp họp tại Trường Đại học Lâm nghiệp.

Vào hồi …………… giờ……….ngày……… tháng………….năm……………

Có thể tìm hiểu luận văn tại: Thư viện Khoa Đào tạo Sau đại học
Trung tâm thông tin tư liệu và thư viện – Trường Đại học Lâm nghiệp

Hà Tây, năm 2007


-1-

ĐẶT VẤN ĐỀ
Hệ sinh thái rừng ngập mặn (RNM) được đánh giá là có năng suất sinh

học cao nhất trong các loại hệ sinh thái. Các lá cây rừng ngập mặn rụng
xuống chiếm 50 - 70% năng suất sơ cấp rịng [40].
Nước ta có trên 3200 km bờ biển cùng với nó thì hệ sinh thái RNM có
ý nghĩa quan trọng cả về kinh tế và mơi trường. Diện tích hệ sinh thái RNM ở
Việt Nam tính đến năm 2001 là 155.290 ha trong tổng số 11,3 triệu ha rừng,
chiếm 2,2% (Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, 2001). Tuy nhiên, do việc
quản lý và sử dụng chưa hợp lý nên diện tích và chất lượng của hệ sinh thái
RNM trong thời gian qua đã bị suy giảm trầm trọng. Để quản lý bền vững
nhằm đáp ứng ngày càng cao nhu cầu kinh tế đồng thời đảm bảo vai trò
phòng hộ, bảo tồn đa dạng sinh học và cung cấp các dịch vụ mơi trường thì
một trong những nhiệm vụ then chốt là phải lượng giá được các giá trị của
chúng. Đây chính là cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc đề xuất các giải
pháp kỹ thuật, kinh tế - xã hội và định hướng cho việc sử dụng và quản lý bền
vững nguồn tài nguyên sinh vật.
Sử dụng các công cụ kinh tế để lượng giá kinh tế hệ sinh thái đóng một
vai trị quan trọng trong các dự án đánh giá tác động môi trường đặc biệt là
các dự án chuyển đổi mục đích sử dụng đất, tài nguyên rừng, các dự án trồng
mới, khôi phục và bảo tồn rừng, biển, xây dựng chính sách thuế và phí mơi
trường cũng như về sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi
trường. Mặc dù, lượng giá kinh tế không phải là cơ sở duy nhất cho mọi quyết
định nhưng nó là một yếu tố đầu vào của quá trình ra quyết định cùng với
những cân nhắc quan trọng về chính trị, văn hóa, xã hội và những yếu tố khác.
Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, đó là xu thế quản lý, bảo tồn và phát triển
bền vững các vùng đất ngập nước nói chung và hệ sinh thái RNM nói riêng đã


-2-

được nhiều nước trên thế giới chấp thuận và tự nguyện thực hiện. Ở Việt
Nam, Vườn quốc gia Xuân Thủy (VQG) là địa điểm đầu tiên tham gia công

ước Ramsar, đã có nhiều tài liệu nghiên cứu về các mặt, là cơ sở khoa học cho
nghiên cứu lượng giá kinh tế hệ sinh thái nhằm góp phần để khai thác và sử
dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học một cách bền vững và
có hiệu quả.
Nhằm góp phần thực hiện mục đích như vừa nêu, chúng tơi thực hiện
đề tài ‘‘Nghiên cứu, áp dụng các phương pháp lượng giá kinh tế hệ sinh
thái rừng ngập mặn phục vụ quản lý bền vững Vườn quốc gia Xuân Thủy Nam Định”.


-3-

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Những quan điểm về lượng giá kinh tế hệ sinh thái rừng ngập mặn
Trong lịch sử nhân loại, thuật ngữ đất ngập nước nói chung và rừng
ngập mặn nói riêng, gợi cho nhiều người là những nơi ít mang lại lợi ích kinh
tế, là nơi tiềm ẩn những bệnh như sốt rét v.v. chính những quan niệm này mà
chúng như là những vùng bỏ đi đã dẫn đến việc biến đổi chúng để chuyển
sang những mục đích sử dụng khác phục vụ cho các hoạt động về kinh tế như
nuôi tôm, cá, các lồi nhuyễn thể, mục đích nơng nghiệp. Tuy nhiên, trong
những năm gần đây, ngày càng tăng nhận thức rằng rừng ngập mặn cung cấp
miễn phí rất nhiều chức năng quan trọng (như phòng tránh thiên tai, ổn định
bờ biển, hạn chế các tác nhân gây ô nhiễm, hồi phục nước ngầm v.v.) các sản
phẩm như tôm, cua, cá, các động vật đáy, củi đốt, gỗ, trầm tích giàu chất dinh
dưỡng dùng cho nông nghiệp và đa dạng sinh học, vẻ đẹp thẩm mỹ, di sản
văn hóa, dự trữ sinh quyển.
Hệ sinh thái RNM cũng được mô tả như là những quả thận của phong
cảnh vì các chức năng mà nó có thể thực hiện trong các chu kỳ hóa học và
thủy văn và như là các siêu thị sinh học vì có các mạng thực phẩm rộng lớn
và tính đa dạng sinh học giầu có [10].

Đối với những sản phẩm như tơm, cua, cá, các lồi nhuyễn thể hoặc
gỗ thì có thị trường thế giới cho phép dễ dàng lượng giá giá trị của hệ sinh
thái rừng ngập mặn hay nói một cách khác là xác định các giá trị kinh tế
của chúng trên thị trường là khơng khó. Giá trị của các chức năng hệ sinh
thái RNM, như cải thiện chất lượng nước, có thể tính được từ chi phí xây
dựng trạm xử lý nước để thực hiện các công việc như vậy. Nhưng việc
lượng giá đa dạng sinh học hoặc vẻ đẹp thẩm mỹ của RNM là rất khó, đặc


-4-

biệt là lượng giá kinh tế bằng những phương pháp truyền thống là khó hơn
nhiều [32].
Với sự tham gia của tất cả các lồi sinh vật trong điều kiện mơi trường
cụ thể, các quá trình cơ bản cũng như các quy trình và sản phẩm vận động
trong các hệ sinh thái rừng ngập mặn. Điều này vô cùng quan trọng đối với q
trình lượng giá, chẳng hạn như vai trị tích lũy hay thải CO2 của hệ sinh thái
rừng ngập mặn. Sự tham gia vào các q trình này khơng phải chỉ có cây ngập
mặn hay tảo mà cịn có các sinh vật đất, trầm tích và nước, cả trong quá trình tự
dưỡng cũng như dị dưỡng [40].
Trên quan điểm kinh tế sinh thái học thì hiệu quả về mặt mơi trường
sinh thái của rừng hồn tồn có thể xác định được bằng giá trị kinh tế. Thực
chất việc nâng cao giá trị về môi trường sinh thái của rừng sẽ góp phần làm
giảm những chi phí cần thiết để làm ổn định môi trường tạo ra sự tồn tại cho
xã hội con người, tự nhiên, duy trì, cải thiện năng suất của hệ sinh thái và
nhiều hoạt động kinh tế khác trong xã hội.
1.2. Lịch sử nghiên cứu
1.2.1. Trên thế giới
Trên thế giới, tuy lĩnh vực nghiên cứu còn non trẻ nhưng cũng đã có
nhiều cơng trình lượng giá kinh tế hệ sinh thái đất ngập nước như ở Anh, Mỹ,

Malaysia, Philippin, Australia, Thụy Điển, Argentina
Năm 1997, khái niệm về lượng giá kinh tế đất ngập nước do Tiến sĩ Mike
Acreman đề xuất khi ông làm việc tại chương trình đất ngập nước của IUCN.
Cũng trong năm này, Tiến sĩ Michele Beetham thuộc bộ môn Kinh tế và Quản lý
môi trường, Đại học Tổng hợp York, khi đang làm việc với IUCN đã đề xuất
xây dựng cơ sở dữ liệu và các nghiên cứu lượng giá đất ngập nước và những ý
tưởng ban đầu [1].


-5-

Tại hội nghị ở Brisbane, Australia tháng 3 năm 1996, các bên tham gia
Công ước về đất ngập nước đã thông qua một kế hoạch, chiến lược thừa nhận
tầm quan trọng và sự khẩn cấp tiến hành các phần việc trong lượng giá kinh tế
đất ngập nước. Chiểu theo mục tiêu hoạt động 2.4 của Kế hoạch chiến lược,
Công ước Ramsar sẽ xúc tiến việc lượng giá kinh tế những nguồn lợi và chức
năng của đất ngập nước thông qua truyền bá các phương pháp lượng giá.
Brawn (1980) và cộng sự, đã sử dụng cơng nghệ GIS dự tính lượng
Carbon trung bình trong rừng nhiệt đới Châu Á là 144 tấn C/ha trong phần
sinh khối và 148 tấn/ha trong lớp đất mặt với độ sâu 1m, tương đương 42 - 43
tỷ tấn Carbon trong toàn châu lục. Tuy nhiên, lượng Carbon có biến động rất
lớn giữa các vùng và các kiểu thực bì khác nhau. Thơng thường, lượng
Carbon trong sinh khối biến động từ dưới 50 tấn/ha đến trên 360 tấn/ha, phần
lớn ở các kiểu rừng là 100 - 200 tấn/ha.
Barbier (1989), đã sử dụng các đặc thù của RNM ven bờ Bắc Thái Bình
Dương, Vùng 1, Nicaragua để thu thập số liệu và sự lựa chọn thích đáng các
kỹ thuật lượng giá kinh tế cho hệ sinh thái này [1].
Lal P.N (1990), đã tiến hành nghiên cứu đánh giá lợi ích kinh tế tại chỗ
của hệ sinh thái rừng ngập mặn Fiji, bằng việc áp dụng cách tiếp cận dựa trên
nguồn thu nhập, phương pháp chi phí thay thế và trao đổi quyền sử dụng phi

thị trường. Kết quả nghiên cứu cho thấy lợi ích rịng sinh kế của người dân
địa phương trong sử dụng sản phẩm thủy sản tại chỗ trong vùng rừng ngập
mặn hầu như tương đương với các sản phẩm thủy sản xuất khẩu. Trong
trường hợp sử dụng lâm sản thì lợi ích rịng sinh kế tại chỗ lớn hơn thương
mại. Tuy nhiên, những giá trị sinh kế khơng tính được thành tiền chưa đưa
được vào cơng trình đánh giá này [23].


-6-

WWF (1994), đã tiến hành nghiên cứu vùng rừng ngập mặn tại Costa
Rica. Nghiên cứu đã sử dụng lượng giá kinh tế hệ sinh thái RNM làm công cụ
xây dựng chính sách khơi phục và bảo tồn HSTRNM trước những sức ép
ngày càng gia tăng từ phát triển kinh tế, đặc biệt xu hướng chuyển đổi đất
rừng ngập mặn sang ni tơm và các lồi thủy sản khác. Lượng giá kinh tế hệ
sinh thái rừng ngập mặn đã dựa trên cách tiếp cận tổng giá trị kinh tế (TEV).
Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra giá trị sử dụng trực tiếp từ việc đánh bắt các tài
nguyên từ RNM [41].
Nghiên cứu về rừng tràm ngập nước trên đất đầm lầy than bùn ở
Malaysia đã sử dụng công cụ lượng giá kinh tế theo cách tiếp cận tổng giá trị
kinh tế (TEV) để so sánh hiệu quả các giải pháp quản lý rừng trong phát triển
bền vững. Kết quả cho thấy tổng giá trị kinh tế của hệ sinh thái tùy thuộc các
giải pháp quản lý khác nhau từ không bền vững đến bền vững theo các mơ
hình dự báo [22].
Gilbert J, R. Jansen (1998), đã tiến hành nghiên cứu rừng ngập mặn tại
Philippin. Kết quả cơng trình nghiên cứu đã đánh giá hậu quả của việc chuyển
đổi 110,7 ha rừng ngập mặn tự nhiên tại Pagbilao thành các đầm nuôi thủy
sản và hiệu quả giải pháp sử dụng mơ hình kết hợp trồng rừng ngập mặn với
nuôi thủy sản. Kết quả cho thấy các đầm nuôi bán thâm canh cho năng suất
cao nhất [21].

Nghiên cứu về rừng ngập mặn ở Thái Lan được thực hiện chủ yếu dựa
trên phương pháp phân tích kinh tế chi tiết dựa trên kỹ thuật lượng giá để
đánh giá những lợi ích của hệ sinh thái RNM đã mất so sánh với lợi nhuận từ
việc chuyển đất rừng ngập mặn thành đầm nuôi tôm. Tổng giá trị kinh tế bao
gồm giá trị sử dụng và giá trị phi sử dụng. Giá trị phi sử dụng rất khó xác định
và lượng giá, được chia thành giá trị tồn tại và giá trị cho đời sau [36].


-7-

1.2.2. Ở Việt Nam
Mazda và cộng sự (1997), tiến hành nghiên cứu về tác dụng giảm sóng
của rừng ngập mặn đã được thực hiện tại vùng RNM mới trồng của tỉnh Thái
Bình, với các lồi cây chủ yếu là cây trang (Kendelia candel). Kết quả cho
thấy, RNM góp phần làm giảm đáng kể áp lực của sóng biển trước khi tác
động vào đê biển [26].
Nghiên cứu rừng ngập mặn Cần Giờ Thành phố Hồ Chí Minh đã áp dụng
phương pháp tổng giá trị kinh tế RNM được đánh giá dựa trên những số liệu thu
thập trên thực địa. Kết quả cho thấy tổng giá trị kinh tế nguồn lợi RNM về lợi
ích sử dụng trực tiếp, các giá trị gián tiếp hầu như chưa lượng giá được [37].
Nguyễn Hồng Trí và cộng sự (2002) đã tiến hành xây dựng khung phân
tích để lượng giá tổng giá trị kinh tế của hệ sinh thái RNM Cần Giờ TPHCM
nhằm làm rõ giá trị của khu dự trữ sinh quyển đối với lợi ích cộng đồng địa
phương. Kết quả đạt được cho thấy tổng lợi ích rịng sử dụng trực tiếp từ RNM
đã tăng lên đáng kể [29].
Dự án giống cây rừng (VTSP) và Hội Khoa học Kỹ thuật Lâm nghiệp
tính tốn thử về khả năng cố định CO2 của thông 3 lá. Dựa vào biểu sinh khối
& biểu sản lượng, tính tốn cho lâm phần 60 tuổi cấp đất III (có D = 40 cm, H
= 27,6m, f1,3 = 0,44, G = 48,3 m2, M = 586 m3/ha. Phương pháp tính tốn sinh
khối W = - 10,144 + 0,07148 G2 + 4,100H + 0,12336 HG. Sai số giữa tính

theo biểu sản lượng và biểu sinh khối 1,4%. Kết quả là thông ba lá, 60 tuổi
cấp đất III có thể hấp thu 707,75 tấn CO2, giải phóng 514,53 tấn O2. Với giá 4
USD/tấn CO2 sẽ thu được 2.831 USD/ ha ở tuổi 60. Nếu bán gỗ 120 m3/ha
được 41 triệu USD  2.595 USD [9].
Năm 2003, Bộ Tài nguyên & Môi trường – Cục Bảo vệ Môi trường đã
cho xuất bản cuốn sách Lượng giá kinh tế đất ngập nước (hướng dẫn cho


-8-

những nhà lập kế hoạch và ra chính sách), do ban thư ký Công ước Ramsar
biên soạn, cuốn sách đã đưa ra được các nội dung cơ bản của việc nghiên cứu
lượng giá kinh tế đất ngập nước, cũng như các phương pháp cơ bản tiến hành
nghiên cứu lượng giá kinh tế đất ngập nước. Cuốn sách này chứa đựng nhiều
thơng tin hữu ích, nhiều kỹ thuật lượng giá kinh tế có sẵn được dùng để lượng
giá các vùng đất ngập nước. Sách hướng dẫn đã nêu lên tầm quan trọng của
việc cân đối giữa những lợi ích có được nhờ phát triển với những thiệt hại mà
quá trình phát triển có thể gây ra cho đất ngập nước.
Lượng giá kinh tế một số vùng đất ngập nước điển hình ven biển Việt
Nam. Kết quả cho thấy vùng bãi triều Tây Nam Cà Mau đạt giá trị cao nhất
(tổng giá trị kinh tế cho 1 ha đất ngập nước là 4.593,91 USD). Theo số liệu
của khu Ramsar – VQG Xuân Thủy, tổng giá trị khai tác loài ngao năm 2004,
ước tính đạt 7-10 triệu USD, góp phần rất quan trọng cho đời sống nhân dân
địa phương [10].


-9-

CHƯƠNG 2
GIÁ TRỊ, HIỆN TRẠNG KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN

RỪNG NGẬP MẶN XUÂN THỦY
2.1. Các giá trị của hệ sinh thái rừng ngập mặn
2.1.1. Cấu trúc và chức năng của hệ sinh thái rừng ngập mặn
Rừng ngập mặn được hình thành bởi các cây ngập mặn nếu diện tích
che phủ đạt trên 10%. Loại rừng này bao gồm các lồi cây ngập mặn chính
thống (true mangrove species), đó là những lồi cây chỉ có ở rừng ngập mặn
và các loài cây gia nhập rừng ngập mặn (associate mangrove species), những
lồi cây có thể gặp ở cả trong rừng ngập mặn và những vùng khác nữa [11].
Hệ sinh thái rừng ngập mặn bao gồm tất cả các thành phần hữu sinh
(cây ngập mặn, nấm, tảo, vi sinh vật trên cây, dưới nước trong đất rừng ngập
mặn và kể cả trong khơng khí) và các thành phần vơ sinh (khơng khí, đất và
nước). Hai thành phần này ln tác động qua lại, quy định lẫn nhau vận động
trong không gian và thời gian [30].
Những đặc trưng này thể hiện ở các thành phần vô sinh và thành phần
hữu sinh trong hệ sinh thái RNM (phụ lục B). Bao gồm không khí mang đặc
trưng của khí hậu vùng ven biển, đất phù sa, bãi bồi ngập mặn theo nước triều
lên xuống trong ngày v.v. thành phần hữu sinh là các sinh vật biển, sinh vật
nội địa và các sinh vật đặc trưng trong vùng rừng ngập mặn, đặc biệt là các
sinh vật di cư, ngồi ra cịn có các vi sinh vật như nấm, tảo, phù du thực vật,
rong, rêu, tảo, cây rừng, động vật không xương sống v.v.
Chức năng của hệ sinh thái là sự vận động của các mối quan hệ giữa
các nhân tố vô sinh với hữu sinh, cũng như giữu các nhân tố vô sinh với nhau
và hữu sinh với nhau. Sự vận động của các mối quan hệ này luôn luôn thay


- 10 -

đổi trong không gian và thời gian. Chúng có khả năng tự điều chỉnh và tự duy
trì trong trạng thái ổn định tương đối. Điều này thể hiện rõ ở các mối quan hệ
như độ mặn nước sẽ giảm vào mùa mưa, độ đục tăng khi lượng trầm tích từ

sơng đưa ra nhiều. Mối quan hệ giữa sinh vật với sinh vật được thể hiện trong
các chuỗi và lưới thức ăn, bậc dinh dưỡng và dòng năng lượng vận động trong
hệ sinh thái.
2.1.2. Sự tích lũy và giải phóng carbon trong hệ sinh thái rừng ngập mặn
Hệ sinh thái rừng ngập mặn có khả năng lớn trong tích lũy carbon
thơng qua q trình quang hợp. RNM góp phần tích lũy và lưu giữ carbon từ
q trình quang hợp, đồng thời cũng thải ra carbon vào bầu khí quyển từ các
q trình hơ hấp, phân hủy. v.v.
Thực chất, lượng carbon trong hệ sinh thái rừng ngập mặn chủ yếu
được tích lũy ở dạng tăng sinh khối các bộ phận thực vật trên mặt đất, rễ
dưới mặt đất và đặc biệt là lượng rơi xác thực vật được phân hủy rồi hịa
tan trong nước, sau đó chúng được nước triều mang đi, một phần cịn lại
tích lũy trong trầm tích. Song song vơi q trình tích lũy là q trình giải
phóng và xuất khẩu carbon ra khỏi hệ sinh thái ở các dạng bốc hơi, thốt
hơi nước, hịa tan trong nước và đặc biệt là thốt ra từ trầm tích do các
hoạt động hơ hấp, phân hủy của các lồi vi sinh vật. Hàng năm, hệ sinh
thái rừng ngập mặn tích lũy vào khoảng 3,7 tấn carbon hữu cơ/ha/năm,
tương đương với 13,91 tấn CO2/ha/năm (phụ lục B) điều này cho thấy khả
năng giải phóng và tích lũy carbon trong hệ sinh thái rừng ngập mặn là rất
lớn [25].
2.2. Những giá trị kinh tế của hệ sinh thái rừng ngập mặn
Ngày nay, mọi người đều có thể nhận thấy mức độ suy giảm chất lượng
môi trường trầm trọng, việc cần phải kết hợp giữa lợi ích kinh tế và lợi ích


- 11 -

mơi trường, nhưng việc tính tốn để đưa ra được những con số cụ thể về
những lợi ích mơi trường cịn rất khó khăn.
2.2.1. Giá trị kinh tế của hệ sinh thái rừng ngập mặn tính được thành tiền

Trong thực tế, thường chấp nhận giá trị kinh tế dựa trên sự mong muốn
của mỗi cá nhân. Khi có một khoản tiền nhất định, muốn mua loại hàng hóa
nào đó thì thường tìm mua những cái có giá trị sử dụng cao nhất. Số tiền
muốn trả đó phản ánh những ý thích, nhận thức, kiến thức, kinh nghiệm v.v.
đơi khi còn phản ánh những giá trị truyền thống, đạo đức, văn hóa trong q
trình lựa chọn như việc sử dụng một số loài cây làm thuốc chữa bệnh, những
kinh nghiệm dân gian, truyền thống này đặc biệt có giá trị đối với cuộc sống
người dân vùng ven biển và khơng phải lúc nào cũng có thể tính được thành
tiền (phụ lục B). Tuy nhiên, khi lượng giá tất cả các loại hàng hóa, dịch vụ hệ
sinh thái khơng phải tất cả đều mang ra chợ và cũng không nhất thiết phải làm
như vậy mới tính được thành tiền. Nếu chúng ta biết được sự đồng thuận chi
trả của một người nào đó về một loại hàng hóa dịch vụ thì chúng ta vẫn có thể
lượng giá được mặc dù trên thực tế người đó chưa phải trả tiền.
2.2.2. Những giá trị kinh tế hệ sinh thái rừng ngập mặn chưa tính được bằng tiền
Xác định các giá trị chưa tính được thành tiền của hệ sinh thái rất phức
tạp bởi vì mơi trường thiên nhiên bao gồm rất nhiều dạng giá trị. Một trong
những giải pháp được sử dụng là xác định các giá trị theo mức độ đồng thuận
chi trả. Tuy nhiên, mọi người đều công nhận kể cả việc lượng giá thành tiền
hay chỉ số về lợi ích thì đều khơng đủ để nói lên giá trị của hệ sinh thái. Sự vô
cảm, thiếu hiểu biết và sự quản lý yếu kém đều tác động tới các q trình và
cấu trúc hệ sinh thái. Ngồi các giá trị kinh tế, các hệ sinh thái tự nhiên còn có
những giá trị thẩm mỹ, đạo đức và văn hóa. Chẳng hạn như một số loài chim
di cư (phụ biểu B) từ các nước khác đến khu rừng ngập mặn Xuân Thủy, đây


- 12 -

là những lồi chim mang tính chất tồn cầu nên đòi hỏi nỗ lực bảo tồn của
quốc gia và quốc tế.
2.2.3. Hàng hóa và dịch vụ của hệ sinh thái rừng ngập mặn

Trong hệ sinh thái RNM tự nhiên cung cấp các sản phẩm cho con
người kể cả hàng hóa và dịch vụ. Có những loại hàng hóa, dịch vụ có thể thấy
rõ ngay giá trị như gỗ, củi, thuốc chữa bệnh, khơng khí trong lành v.v. nhưng
nhiều loại dịch vụ mà giá trị của nó có thể những thế hệ mai sau mới biết.
Như khoáng sản, các lồi thực vật, các lồi động vật, cơn trùng trong các khu
rừng vẫn chưa được phát hiện. Con người cứ mặc sức khai thác thiên nhiên
(ảnh phụ lục D). Tuy nhiên, quy luật của tự nhiên không cho phép con người
khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên vô tội vạ, sự trả lời của thiên
nhiên là các hiện tượng như hiệu ứng nhà kính, hiện tượng nóng lên toàn cầu,
các hiện tượng thời tiết bất thường. Hệ sinh thái rừng ngập mặn cung cấp
hàng hóa đáp ứng nhu cầu nguyên vật liệu cho xây dựng và năng lượng để
đun nấu cho người dân địa phương. Các loại hàng hóa này được mua bán, trao
đổi trên thị trường, bao gồm các sản phẩm từ thực vật như gỗ làm nhà, đóng
bàn ghế, giường tủ, củi đun, lá dừa nước để lợp nhà, làm vách tường, mật
ong, nước giải khát v.v. các sản phẩm từ động vật như thủy hải sản kể cả động
vật không xương sống và động vật có xương sống như các lồi tơm, cua, cá,
sị, vọp v.v. (ảnh phụ lục D) là nguồn thực phẩm quan trọng cho người dân
địa phương, đặc biệt là nguồn lợi thủy hải sản xuất khẩu [16].
Tuy nhiên, giá trị to lớn của hệ sinh thái rừng ngập mặn không phải
chỉ ở hàng hóa mà cịn ở khả năng cung cấp những dịch vụ cần thiết và
quan trọng cho con người [18]. Các dịch vụ này liên quan mật thiết với
chức năng hệ sinh thái, nằm ở cả trong và ngoài rừng ngập mặn và hầu hết
đều không hoặc không thể trao đổi trên thị trường (phụ lục B) dịch vụ


- 13 -

cung cấp thức ăn, nơi sinh đẻ, nuôi dưỡng con non và là vườn ươm cho
các loài thủy hải sản ven bờ biển, nơi ở cho các loài chim di cư. Có thể
nói, hệ sinh thái rừng ngập mặn cung cấp cả thức ăn và nơi ở, nơi che chở

và ni dưỡng cho các lồi sinh vật trong vịng đời của chúng. Chẳng hạn
như các lồi tơm sú, tôm he, cua bùn, rùa biển v.v. con non của chúng bơi
dần ra biển, đến giai đoạn thành thục, sinh sản chúng lại quay về vùng
rừng ngập mặn. Một số lồi chim di cư như cị thìa (ảnh phụ lục D) vào
giai đoạn từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau di cư từ phía Bắc đến vùng
rừng ngập mặn của Nam Định kiếm thức ăn rồi lại bay xuống phía Nam.
Lưu giữ nguồn gen: Rừng ngập mặn ở Việt Nam cịn có những lồi
cây q hiếm như cây cóc hống, cịn rất ít cá thể thuộc danh mục q hiếm
trong sách đỏ của Việt Nam, cị thìa và các loài chim di cư ở vùng rừng
ngập mặn Xuân Thủy, Nam Định có giá trị tồn cầu bởi vì nó là tài sản đa
quốc gia. Đó là các nguồn gen q cho việc cải thiện giống vật ni và cây
trồng, thuốc chữa bệnh trong tương lai, việc bảo tồn các lồi q hiếm
chính là bảo tồn đa dạng sinh học, duy trì chức năng các hệ sinh thái với
sự ổn định và sức bền trong không gian và thời gian. Danh mục các lồi
lưỡng cư, bị sát, cá, cơn trùng, động vật quý hiếm được thể hiện trong
(Phụ lục B). Còn nhiều các dịch vụ khác mà hệ sinh thái rừng ngập mặn
cung cấp cho chúng ta như: Dịch vụ cung cấp O2 và hấp thu CO2, cải thiện
các điều kiện vi khí hậu khu vực, dịch vụ tích lũy carbon, dịch vụ góp
phần làm giảm thiểu tác hại của gió bão, nước biển dâng và sóng thần,
dịch vụ làm tăng lượng bồi tụ trầm tích mở rộng đất đai bờ cõi, dịch vụ lọc
nước và hấp thu các chất độc hại, ô nhiễm vùng cửa sông ven biển, dịch vụ
cung cấp phương tiện và thông tin cho nghiên cứu, giáo dục, đào tạo, các
dịch vụ du lịch và nhiều dịch vụ khác.


- 14 -

2.3. Hiện trạng khai thác và sử dụng tài nguyên rừng ngập mặn tại
Vườn quốc gia Xuân Thủy
Do điều kiện tự nhiên ưu đãi nên nguồn lợi về tài nguyên thiên nhiên

trong VQG Xuân thủy rất phong phú, đặc biệt là nguồn lợi thủy sản. Chính vì
vậy, từ lâu người dân đã khai thác sử dụng nguồn tài ngun này thơng qua
các hình thức chủ yếu sau.
Hệ thống đầm tôm: trong khu vực bắt đầu từ cuối năm 1980, vùng đệm
có trên 1779 ha đầm tơm, trong danh giới của VQG Xn Thủy có 19 đầm
tơm với diện tích 217 ha, phần lớn ký hợp đồng đến hết năm 2010, trong đó
có 4 đầm hết hạn vào tháng 3 năm 2004. Hiện nay diện tích đầm tơm là 211
ha tập trung chủ yếu ở phía Bắc và một số ở trung tâm Cồn Lu, diện tích các
đầm đã đưa vào khsi thác, nuôi trồng thủy hải sản theo bảng dưới đây.
Bảng 2.1: Diện tích các đầm ni trồng thủy hải sản


Số đầm

Diện tích (ha)

Giao Thiện

97

663,5

Giao An

62

897

Giao Lạc


18

169

Giao Xuân

6

49,5

183

1779

Tổng

Nguồn: Quy hoạch sử dụng đất đai vùng bãi bồi Cồn Lu – Cồn Ngạn 2002-2010
Hiện trạng quản lý khai thác và sử dụng của hệ thống đầm tôm tương
đối ổn định, người dân chủ yếu canh tác theo mơ hình quảng canh nghĩa là
chủ đầm dùng thức ăn và con giống tự nhiên là chính, hiệu quả ni trồng
thủy sản chưa cao. Tuy nhiên, các mơ hình ni quảng canh này tương đối ổn
định bình quân 1 ha thu được trên 100 kg tôm/năm.


- 15 -

Bãi vạng: Đây là hình thức ni trồng thủy sản tự phát do dân cư hai xã
Giao Lạc và Giao Xuân khởi xướng từ những năm 1990. Hiện nay, các bãi
vạng được chia nhỏ từ 2 - 5 ha để nuôi và khai thác, nguồn lợi từ bãi vạng này
rất lớn, nếu thời tiết thuận lợi và các chủ ni vạng khơng gặp rủi ro về con

giống thì lợi nhuận thường gấp từ 8 - 10 lần số vốn bỏ ra đầu tư ban đầu. Bên
cạnh đó, các chủ vây vạng thường kết hợp làm đăng cá đó cũng tạo ra nguồn
thu nhập hàng ngày.
Mơ hình ni trồng rau câu cung cấp nguyên liệu chính cho chế biến
aga xuất khẩu, gồm những đầm có diện tích mặt thống rộng, chế độ nước
phù hợp. Những năm qua, loài rong câu chỉ vàng cho giá trị xuất khẩu cao,
nên đã đạt sản lượng trung bình là 500 tấn/năm.
Khai thác thủ công các nguồn lợi tự nhiên ở khu vực: do sức hấp dẫn
của thị trường các mặt hàng thủy sản, nên đã lôi kéo hầu hết các lao động
nông nhàn trong các xã vùng đệm và một số xã lân cận vào hoạt động này.
Các sản phẩm tự nhiên chủ yếu gồm: cua bể, cá bớp, don, dắt, vạng giống,
tôm rảo, cá các loại v.v. Hình thức khai thác gồm kéo chài, thả lưới, câu, mị
móc, cuốc v.v. đã đem lại thu nhập đáng kể cho các hộ dân, cải thiện đời sống
cho dân cư.
Chăn thả gia súc: mặc dù có nhiều quy định được đưa ra nhằm hạn chế
số lượng gia súc chăn thả tự do trong khu vực cần bảo vệ của VQG thế nhưng
hiện nay vẫn còn trên 500 con trâu, bò, dê của bộ đội biên phịng và người
dân địa phương tìm nguồn thức ăn từ VQG mỗi ngày.
Du lịch: VQG Xuân Thủy là một địa điểm du lịch khá độc đáo, nơi đây
vừa có rừng, vừa có biển; khí hậu mát mẻ trong lành quanh năm. Về mùa chim
di trú, du khách có thể trực tiếp chiêm ngưỡng nhiều loại chim quý hiếm, sống
theo bầy đàn đông đúc, nguồn lợi thủy sản phong phú cũng góp phần tạo nên


- 16 -

điểm nhấn của các tour du lịch này. Du khách đến VQG Xuân Thủy sẽ có dịp
được thưởng thức văn hóa ẩm thực nồng nàn hương biển, kết hợp trên tuyến du
lịch là các điểm thăm quan các danh thắng nổi tiếng của một miền quê văn hiến
như: đền Tức Mặc - Phủ Thiên Trường, làng hoa cây cảnh Vị Khê - Điền Xá,

chùa Cổ Lễ, chùa Keo Thái Bình, Tịa thánh Phú Nhai - Bùi Chu, khu nghỉ mát
tắm biển Quất Lâm.v.v. tất cả các giá trị cả về văn hóa vật thể và phi vật thể ở
đây làm nền tảng cấu thành nên một tour du lịch khép kín mang một sắc thái
riêng, kết hợp hài hòa giữa sinh thái và nhân văn.


- 17 -

CHƯƠNG 3
ĐỐI TƯỢNG, MỤC TIÊU, ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, NỘI DUNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là hệ sinh thái rừng ngập mặn tại Vườn quốc gia
Xuân Thủy tỉnh Nam Định
3.2. Mục tiêu nghiên cứu
Tính tốn được tổng giá trị kinh tế của hệ sinh thái rừng ngập mặn ở
Vườn quốc gia Xuân Thủy nhằm đánh giá đầy đủ lợi ích của hệ sinh thái tự
nhiên này, cung cấp cơ sở khoa học kinh tế cho quản lý bền vững Vườn quốc
gia Xuân Thủy.
3.3. Địa điểm, thời gian nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu được thực hiện tại Vườn quốc gia Xuân Thủy tỉnh
Nam Định, Cục Bảo vệ Môi trường, Trung tâm nghiên cứu Tài nguyên và
Môi trường Đại học Quốc gia Hà Nội từ tháng 03 năm 2005 đến tháng 05
năm 2007.
3.4. Nội dung nghiên cứu
Để đạt được các mục tiêu đặt ra cả về lý luận cũng như thực tiễn chúng
tôi đã thực hiện các nội dung nghiên cứu như sau:
3.4.1. Lượng giá kinh tế giá trị sử dụng
3.4.1.1. Giá trị sử dụng trực tiếp
Giá trị gỗ; giá trị củi; các lâm sản ngồi gỗ; giá trị đánh bắt và ni

trồng thủy sản; giá trị khai thác các nguồn lợi tự nhiên trong khu vực; giá trị
du lịch và giải trí; nguồn lợi từ sinh vật hoang dã; giá trị thu được từ việc chăn
thả giá súc từ vùng rừng ngập mặn.


- 18 -

3.4.1.2. Giá trị sử dụng gián tiếp
Chức năng bảo vệ đê biển, chắn sóng và gió bão; dịch vụ của hệ sinh
thái rừng ngập mặn trong việc hấp thụ carbon
3.4.2. Giá trị lựa chọn
3.4.3. Giá trị chưa sử dụng
3.4.3.1. Giá trị để lại
3.4.3.2. Giá trị tồn tại
3.4.4. Đề xuất các giải pháp quản lý sử dụng bền vững hệ sinh thái
rừng ngập mặn trên quan điểm lượng giá các giá trị kinh tế của hệ sinh thái
3.5. Phương pháp nghiên cứu
Phù hợp với mục tiêu và nội dung nghiên cứu, nghiên cứu lựa chọn
những phương pháp thu thập thơng tin, xử lý thơng tin và hình thành kết quả
của đề tài như sau.
3.5.1. Phương pháp luận trong nghiên cứu
Về mặt phương pháp luận, nghiên cứu này được thực hiện dựa trên phương
pháp lượng giá kinh tế tổng hợp cho hệ sinh thái rừng ngập mặn do Văn phịng
Cơng ước RAMSAR và IUCN phối hợp xây dựng và công bố năm 1997.
Phương pháp này được cụ thể hóa thành các bước sau
- Chọn cách tiếp cận: Theo hướng dẫn của IUCN và văn phịng cơng
ước RAMSAR (1997), để lượng giá các giá trị kinh tế của một hệ sinh thái
rừng ngập mặn, hiện có 3 cách tiếp cận. Cách thứ nhất là lượng giá toàn phần
(total valuation), cách thứ hai là lượng giá từng phần (partial valuation), cách
thứ ba là phân tích tác động (impact analysis). Trong khn khổ nghiên cứu

lượng giá rừng ngập mặn tại Xuân Thủy, cách tiếp cận lượng giá toàn phần


- 19 -

được áp dụng, là cách nhằm đánh giá tồn bộ những lợi ích kinh tế mà hệ sinh
thái rừng ngập mặn có thể đem lại cho xã hội. Việc ước tính giá trị kinh tế
tồn phần (TEV) của rừng ngập mặn được tiến hành dựa trên việc phân chia
các lợi ích của rừng thành ra các Giá trị sử dụng (UV) và giá trị chưa sử dụng
(NUV), trong đó giá trị sử dụng được chia thành giá trị sử dụng trực tiếp và giá
trị sử dụng gián tiếp. Giá trị sử dụng trực tiếp được tính qua các thông số về
doanh thu hay thu nhập từ việc khai thác các sản phẩm của rừng. Giá trị sử
dụng gián tiếp được ước tính trên cơ sở những thiệt hại hay những phí tổn về
kinh tế có thể tránh hay tiết kiệm được nếu như bảo tồn được khu rừng.
- Xác định phạm vi và khu vực nghiên cứu: Rừng ngập mặn Nam Định
bao gồm tồn bộ rừng hiện có và sẽ phát triển khép kín trên diện tích đất lâm
nghiệp đã được quy hoạch.
- Việc nhận diện đầy đủ các giá trị kinh tế của hệ sinh thái RNM là một
vấn đề tương đối phức tạp, song việc đánh giá đúng và quy đổi các giá trị kinh
tế đó ra thành một đơn vị tiền tệ để tính tốn cho việc lập kế hoạch cịn khó
khăn hơn rất nhiều. Theo phương pháp truyền thống khi đánh giá kinh tế của
các dự án sử dụng tài nguyên trước khi đưa ra quyết định quản lý và sử dụng
chúng, người ta thường dùng phương pháp chi phí lợi ích. Tuy nhiên, theo
thời gian phương pháp này tỏ ra không phù hợp do tính đặc thù của các nguồn
tài ngun ln bị hạn chế về các thông tin cần thiết trong quá trình lượng giá.
Cũng xuất phát từ đặc điểm đó, khi lượng giá giá trị của RNM thì sẽ khơng có
một cơng cụ hay mơ hình kinh tế nào có khả năng tính tốn được đầy đủ tất cả
các giá trị kinh tế của nó. Từ đó địi hỏi một phương pháp tiếp cận mới –
phương pháp liên ngành trong đó có sự phối hợp của tất cả các nhà kinh tế lẫn
môi trường.



- 20 -

Xác định vấn đề

Giai đoạn 1

Chọn phương pháp đánh giá

Phân tích tác động

Đánh giá bộ phận

Định giá tổng thể

Xác định loại hệ thống
quy mô và danh giới

Xác định loại hệ thống
quy mô và danh giới

Xác định loại hệ thống
quy mô và danh giới

Liệt kê các giá trị

Liệt kê các giá trị

Liệt kê các giá trị


Xếp loại theo tầm quan
trọng của tác động

Xếp loại theo tầm quan
trọng của tác động

Xếp loại theo tầm quan
trọng của tác động

Giai đoạn 2

Xác định nhu cầu thông
tin
Giai đoạn 3

Xác định những hạn
chế về nguồn lực

Lựa chọn các phương
pháp thu thập số liệu

Lựa chọn các phương
pháp thẩm định kỹ
thuật lượng giá

Nguồn: Cục bảo vệ Mơi trường, 2003
Hình 3.1: Khn mẫu lượng giá kinh tế đối với hệ sinh thái rừng ngập mặn



- 21 -

Khung thẩm định 3 giai đoạn này có thể chia nhỏ hơn thành 7 bước,
các bước này thể hiện trong hộp 1
Hộp 3.1: 7 bước thực hiện một nghiên cứu lượng giá
Công đoạn 1
Hộp 1: 7 Bước thực hiện một nghiên cứu lượng giá
1. Chọn phương pháp lượng giá thích hợp (Phân tích tác động, lượng
giá từng phần, lượng giá tổng giá trị kinh tế).
Công đoạn 2
2. Xác định vùng rừng ngập mặn và cụ thể hóa ranh giới giữa vùng
rừng ngập mặn với khu vực xung quanh.
3. Xác định các thành tố, các chức năng và thuộc tính hệ sinh thái
rừng ngập mặn rồi sắp xếp chúng theo mức độ quan trọng.
4. Phân nhóm các thành tố, các chức năng thuộc tính theo giá trị sử
dụng (giá trị sử dụng trực tiếp, sử dụng gián tiếp và giá trị phi sử
dụng)
5. Xác định thông tin cần thiết để đánh giá mỗi loại có thể sử dụng
hoặc chưa được sử dụng và cách thu thập số liệu.
Công đoạn 3
6. Sử dụng thơng tin sẵn có để xác định các giá trị kinh tế.
7. Thực hiện phương pháp lượng giá kinh tế đã lựa chọn.


×