Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật sử dụng thuốc phòng trừ mối hại keo tai tượng acacia mangium willd tại tân lạc hòa bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.22 MB, 82 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
---------------------------

LÊ BẠCH ĐẰNG

NGHIÊN CỨU BIỆN PHÁP KỸ THUẬT SỬ DỤNG
THUỐC PHÒNG TRỪ MỐI HẠI KEO TAI TƯỢNG
(Acacia mangium Willd) TẠI TÂN LẠC, HỊA BÌNH

Chun ngành: Quản lý Tài nguyên rừng
Mã số: 60620211

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. Nguyễn Thế Nhã

Hà Nội, 2013


i

LỜI CẢM ƠN
Nhân dịp hoàn thành luận văn thạc sỹ kỹ thuật, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn
sâu sắc tới người hướng dẫn khoa học là Phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Thế Nhã
đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn tơi trong q trình học tập, nghiên cứu và
hồn thiện luận văn này.
Tơi xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh đạo trường Đại học Lâm Nghiệp,
Lãnh đạo khoa Sau đại học, các thầy cô giáo khoa Quản lý Tài nguyên rừngđã


quan tâm và tận tình chỉ bảo cho tơi trong suốt q trình học tập và nghiên
cứu tại trường.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh đạo Viện Khoa học Lâm nghiệp
Việt Nam, các cán bộ phòng Nghiên cứu Bảo quản Lâm sản và Ban lãnh đạo
lâm trường Tân Lạc, Hịa Bình đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất giúp tơi
hồn thành nghiên cứu của mình.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới gia đình, bạn bè và
đồng nghiệp đã ln dành sự động viên, giúp đỡ và ủng hộ tôi trong quá trình
học tập và nghiên cứu đã qua.
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tơi. Kết quả và các số
liệu trong nghiên cứu ở bản luận văn là do tôi làm ra, chưa được ai công bố
trong bất cứ tài liệu nào khác./.
Hà Nội, ngày

tháng

Tác giả

Lê Bạch Đằng

năm 2013


ii

MỤC LỤC
Trang

Trang phụ bìa
Lời cảm ơn ......................................................................................................... i

Mục lục .............................................................................................................. ii
Danh mục các từ viết tắt.................................................................................... v
Danh mục các bảng .......................................................................................... vi
Danh mục các hình .......................................................................................... vii
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1
Chương 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.................................. 3
1.1.Tình hình nghiên cứu ở nước ngồi ............................................................ 3
1.1.1.Tình hình nghiên cứu khu hệ, đặc điểm sinh học, sinh thái học của mối........ 3
1.1.2. Tình hình nghiên cứu về mối hại cây trồng ........................................................ 7
1.1.3. Tình hình nghiên cứu biện pháp phịng trừ mối hại cây trồng .......................... 9
1.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam ......................................................... 11
1.2.1.Tình hình nghiên cứu khu hệ mối, đặc điểm sinh học, sinh thái học của mối 11
1.2.2. Tình hình nghiên cứu về mối hại cây trồng ......................................................14
1.2.3. Tình hình nghiên cứu biện pháp phịng trừ mối hại cây trồng ........................16
Chương 2 ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI
DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................... 19
2.1. Địa điểm nghiên cứu ................................................................................ 19
2.2. Thời gian nghiên cứu ............................................................................... 20
2.3. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................. 20
2.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 20
2.4.1. Đối tượngnghiên cứu .........................................................................................20
2.4.2.Phạm vi nghiên cứu.............................................................................................21
2.5. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 21


iii

2.5.1. Xác định thành phần loài và đặc điểm gây hại của mối đối với rừng trồng keo
tai tượng tại lâm trường Tân Lạc, Hịa Bình. ..............................................................21
2.5.2. Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái cơ bản của một số lồi mối gây hại

chính keo tai tượng tại lâm trường Tân Lạc, Hịa Bình. ............................................21
2.5.3.Lựa chọn loại thuốc thích hợp để phòng trừ mối hại keo tai tượng ở diện hẹp
tại lâm trường Tân Lạc, Hịa Bình. ..............................................................................21
2.5.4. Nghiên cứuhiệu quả phòng trừ mối hại keo tai tượng ở diện rộng của các loại
thuốc được lựa chọntại lâm trường Tân Lạc, Hịa Bình ............................................21
2.5.5. Đề xuất biện phápkỹ thuật sử dụng thuốcphòng trừ mối cho rừng trồng keo
tai tượng.........................................................................................................................21
2.6. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 22
2.6.1. Phương pháp điều tra xác định thành phần loài mối vàđặc điểm gây hại với
keo tai tượng..................................................................................................................22
2.6.2. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái học cơ bản của một
số các loài mối chính hại Keo tai tượng tại Tân Lạc, Hịa Bình ............................24
2.6.3. Phương pháp lựa chọn loại thuốc thích hợp để phòng trừ mối hại Keo tai
tượng ở diện hẹp ..........................................................................................................25
2.6.4. Phương pháp nghiên cứu hiệu quả phòng trừ mối hại keo tai tượng ở diện
rộng của các loại thuốc được lựa chọn ........................................................................26
2.6.5. Phương pháp đề xuất biện pháp sử dụng thuốc phòng trừ mối cho rừng trồng
Keo tai tượng.................................................................................................................26
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................ 27
3.1. Thành phần loài mối và đặc điểm gây hại của mối đối với rừng trồng keo
tai tượng tại lâm trường Tân Lạc, Hòa Bình ................................................... 27
3.1.1. Thành phần lồi mối tại cácsinh cảnh rừng trồng keo tai tượng .....................27
3.1.2. Đặc điểm gây hại của mối tại các sinh cảnh rừng trồng Keo tai tượng ..........29
3.1.2.1. Tỷ lệ cây bị hại và chỉ số hại...........................................................................29
3.2. Một số nét đặc điểmsinh học, sinh thái học cơ bản của 2 lồi mối gây hại
chính Keo tai tượng tại lâm trường Tân Lạc, Hịa Bình ................................. 32


iv


3.2.1. Đặc điểm sinh học, sinh thái học của Microtermes pakistanicus Ahmad, 1955
........................................................................................................................................32
3.3.2. Đặc điểm sinh học, sinh thái học của Macrotermes barneyi Light, 1924 ....38
3.3. Hiệu lực các loại thuốc phòng chống mối ở diện hẹp. ............................. 43
3.3.1. Kết quả phòng chống mối bằng biện pháp sinh học ........................................44
3.3.2. Kết quả phịng chống mối bằng biện pháp hóa học .........................................46
3.4. Xây dựng mơ hình phịng chống mối cho Keo tai tượng ở diện rộng ..... 50
3.5. Đề xuất biện pháp sử dụng thuốc phòng trừ mối (termiticide) hại Keo tai
tượng tại lâm trường Tân Lạc, Hịa Bình ........................................................ 52
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................... 54
1. Kết luận ....................................................................................................... 54
2. Kiến nghị ..................................................................................................... 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO


v

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Ký hiệu

Ý nghĩa

POPs

Persistent organic pollutants có nghĩa các chất hữu cơ ơ nhiễm bền

ƠTC

Ơ tiêu chuẩn


EC

Emulsion concentrate, có nghĩa là nhũ tương đậm đặc

DP

Dispersible powder, có nghĩa Bột phân tán trong nước


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG
Tên các bảng

STT
1.1

Mức độ thiệt hại đối với cây trồng do mối gây ra ở một số
vùng trên thế giới

Trang
9

3.1

Danh sách các loài mối theo sinh cảnh nghiên cứu

28

3.2


Tỷ lệ cây keo tai tượng bị mối gây hại và chỉ số hại

29

3.3

Khối lượng thức ăn hao hụt ở các hố nhử

35

3.4

Tỷ lệ đẳng cấp đàn mối kiếm ăn loài Microtermes
pakistanicus

3.5

Hiệu lực của thuốc sinh học đối với mối hại keo tai tượng tại
Tân Lạc, Hịa Bình

3.6

Hiệu lực của thuốc Lenfos đối với mối hại keo tai tượng tại
Tân Lạc, Hịa Bình

3.7

Hiệu lực của thuốc Agenda đối với mối hại keo tai tượng tại
Tân Lạc, Hịa Bình


35

44

46

47

3.8

Hiệu lực của thuốc Mapsedan đối với mối hại keo tai tượng

49

3.9

Hiệu lực thuốc Lenfos với mối hại keo tai tượng diện rộng

51


vii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Tên các hình

STT

Trang


2.1

Sơ đồ các tuyến điều tra lồi mối tại Tân Lạc, Hịa Bình

22

3.1

Điều tra các lồi mối tại Tân Lạc, Hịa Bình

27

3.2

Mối cắn ngang cổ rễ Keo tai tượng tuổi 1

31

3.3

. Mối gặm lớp vỏ cây Keo tai tượng tuổi 1

31

3.4

Mối đắp đất lên thân cây cây Keo tai tượng tuổi 1

31


3.5

Mối làm rỗng thân cây Keo tai tượng tuổi 3

31

3.6

Mối lính lớn Microtermes pakistanicus

33

3.7

Tỷ lệ đẳng cấp đàn mối kiếm ăn lồi Microtermes
pakistanicus

36

3.8

Bố trí các hố nhử mối

36

3.9

Mối đến khai thác thức ăn ở các hố nhử


36

3.10

Cấu trúc tổ mối Microtermes pakistanicus

37

3.11

Mối lính lớn Macrotermes barneyi

38

3.12

Xử lý mối cho cây Keo tai tượng bằng thuốc sinh học

43

3.13

Xử lý mối cho cây Keo tai tượng bằng thuốc hóa học

44

3.14

Hiệu lực của thuốc Dimez và Meta 10 DP đối với mối hại
Keo tai tượng ở diện hẹp


3.15

Hiệu lực của thuốc Lenfos đối với mối hại Keo tai tượng ở
diện hẹp

3.16

Hiệu lực của thuốc Agenda đối với mối hại Keo tai tượng ở
diện hẹp tại Tân Lạc, Hịa Bình

3.17

Hiệu lực của thuốc Mapsedan đối với mối hại Keo tai
tượng ở diện hẹp tại Tân Lạc, Hịa Bình

3.18

Hiệu lực của thuốc Lenfos đối với mối hại Keo tai tượng
diện rộng tại Tân Lạc, Hịa Bình

45
46
48
49
51


1


ĐẶT VẤN ĐỀ
Chương trình trồng mới 5 triệu hecta rừng đã xác định có 3 triệu hecta
rừng sản xuất, trong đó có 2 triệu hecta cây lâm nghiệp và 70% trong số đó là
các lồi cây mọc nhanh, bao gồm các lồi Keo, Bạch đàn và Thơng. Keo tai
tượng (Acacia mangium Willd) là lồi cây có nhiều ưu điểm, có thể phát triển
ở nhiều vùng địa lý khí hậu khác nhau trên cả nước của Nguyễn Quang
Dương (2005) [3].
Kết quả kiểm kê đất năm 2010 tại huyện Tân Lạc xác định có 31.994,5
ha rừng (chiếm 60,2% diện tích tự nhiên). Theo điều tra sơ bộ tại Lâm trường
Tân Lạc có tới 60% là rừng non, trữ lượng rất thấp, chủ yếu là rừng trồng Keo
tai tượng (Acacia mangium Willd), được nhân giống theo phương pháp nhân
hom, mật độ trồng 1.600 cây / ha.Trong quá trình gây trồng, keo tai tượng bị
rất nhiều lồi cơn trùng gây hại. Mối là đối tượng cơn trùng có thể gây chết
hàng loạt đối với cây con, thậm chí gây chết đối với cây trưởng thành khoẻ
mạnh của rừng trồng keo tai tượng.
Mối thuộc nhóm côn trùng xã hội (social insect), thuộc bộ Cánh bằng
(Isoptera). Số lồi mối hiện biết có 2858 lồi mối (Constantinho, 2007) [26]
và phân bố chủ yếu ở Bắc và Trung Châu Phi, Nam Mỹ, châu Á. Ở nước ta,
kết quả điều ta cho thấy các tỉnh bắc Trung bộ trở ra đã phát hiện được 61
lồi. Mối đóng vai trị quan trọng trong mơi trường rừng, chúng là một mắt
xích chuyển hoá tàn dư thực vật, làm tăng độ mùn cho đất. Song bên cạnh mặt
tích cực, mối lại là đối tượng gây hại lớn cho các loại câytrong rừng trồng.
Trước đây, đã có một số cơng trình nghiên cứu sử dụng các biện pháp
lâm sinh, cơ giới như lựa chọn cây trồng thích hợp cho từng vùng sinh thái,
hạn chế gây tổn thương cơ giới cho cây, phát hiện, loại bỏ các tổ mối trên
diện tích rừng trồng,hoặc sử dụng một số loại hố chất có độc tính với mối xử
lý đất và xử lý cho cây con, nhằm giảm thiểu những tổn thất do mối gây ra ở


2


rừng trồng, nhưng hiệu quả đem lại không cao và gây ô nhiễm cho môi
trường.
Hiện nay, nhiều quốc gia cấm sử dụng các hợp chất hố học có tính độc
bền vững gây ô nhiễm môi trường (POPs, persistent organic pollutants) và
thay bằng các hố chất thế hệ mới có khả năng phân giải nhanh, ít độc với
động vật máu nóng như Chlorpyrifos, Imidacloprid, Fipronil... để xử lý phòng
mối gây hại cho rừng trồng.
Xuất phát từ thực tế nêu trên chúng tôi được giao đề tài “Nghiên cứu
biện pháp kỹ thuật sử dụng thuốc phòng trừ mối hại Keo tai tượng
(Acacia mangium Willd) tại Tân Lạc, Hịa Bình”
Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở khoa học để xác định thành phần
lồi mối gây hại chính, tuyển chọn được thuốc có hiệu lực và kỹ thuật sử
dụng thuốc phịng trừ mối hại rừng trồng Keo tai tượng, góp phần vào việc
bảo vệ tài nguyên rừng.


3

Chương 1
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.Tình hình nghiên cứu ở nước ngồi
1.1.1.Tình hình nghiên cứu khu hệ, đặc điểm sinh học, sinh thái học của mối
* Tình hình nghiên cứu khu hệ mối
Cơng trình nghiên cứu đầu tiên có tính hệ thống học về mối trên thế
giới của Hagen (1858). Kể từ đó bắt đầu thời kỳ phát triển mạnh mẽ các
nghiên cứu về phân loại học hình thái mối.
Wasmann (1893) đã phân loại và tìm hiểu sinh học 4 loài Termes
redemani, Termes azarelli, Termes feaea và Termes xennotermitis được tìm
thấy ở India và Ceylon trong khu hệ mối Đơng Phương cùng một vài lồi

thuộc hệ Brazil, kèm theo một số dẫn liệu về sinh vật sống chung với mối
(termitophiles). Haviland (1898) nghiên cứu hệ thống học và sinh học mối
ở Indonesia và Malaysia. Silvestri (1906,1910) cũng mô tả tổng cộng 19
giống, 65 loài mối cho khu hệ này.
Müller(1915, 1921) mơ tả một số giống mối, trong đó tập trung chủ
yếu về các loài thuộc giống Anoplotermes. Oshima (1919) đã nghiên cứu
khu hệ mối Đài Loan và Philippin. John (1913, 1925) đã tiến hành nghiên
cứu phân loại và sinh học mối ở Ceylon, Malaysia và Indonesia. Light et al.
có nhiều cơng bố về khu hệ mối ở Trung Quốc và Philippin (Light, 1929,
1931, 1934 và Light et al., 1936). Kalshoven có thời gian khá dài điều tra
và nghiên cứu mối ở Java (từ 1930, 1941, 1950, 1952 đến 1956) [35]. Đặc
biệt, Snyder (1949) [43] đã cho xuất bản cuốn “Danh mục về mối trên thế
giới”, thống kê danh sách các loài thuộc 5 họ (Mastermitidae,
Kalotermitidae, Hodotermitidae, Rhinotermitidae và Termitidae) với 130
giống, bao gồm cả những lồi hóa thạch.


4

Giai đoạn nửa sau thế kỷ XX đến nay, các nghiên cứu hệ thống học
về mối đã phát triển mạnh mẽ dựa trên các cơng trình cơ bản của Snyder,
Holmgren và Emerson.
Đầu tiên phải kể tới sự tăng nhanh về số lượng loài được phát hiện.
Năm 1949, Snyder liệt kê tổng cộng được 1.745 loại mối trên toàn thế giới;
nhưng hơn 50 năm sau, theo số liệu công bố của Constantinho (2007)[26],
tổng số loài mối được phát hiện trên toàn thế giới đã là 2.858 loài, thuộc
286 giống.
Các danh mục thành phần loài của bộ Cánh bằng hoặc của một họ
mối cho từng khu vực cũng lần lượt được công bố.Phần lớn các cơng trình
này đều kèm theo khóa định loại riêng và mơ tả cho từng lồi. Ahmad

(1958) [23] đã nghiên cứu và phát hiện 397 loài thuộc 48 giống của 4 họ
trong khu hệ mối Đông Phương. Riêng khu hệ mối ở Thái Lan, Ahmad
(1965) đã phát hiện có 74 lồi, 28 giống và 3 họ [24]. Sau này, Yupaporn
Sornnuwat (2004) [50] đã tổng hợp các nghiên cứu về thành phần lồi mối
ở Thái Lan và cơng bố có 199 lồi mối.
Krishna (1965) [36] cơng bố thành phần loài mối tại Burma gồm 103
loài. Sen – sarma (1974) [42] đã mô tả và ghi chú về phần bố địa lý của 20
loài mối ở Pradesh, Ấn độ. Thapa (1981) [46] đã tiến hành nghiên cứu mối
ở Malaysia. Những nghiên cứu mối ở khu vực Đông Phương về sau tập
trung vào các vấn đề phân loại học, địa động vật học cũng như vai trò đối
với kinh tế của từng họ hoặc phân họ, cụ thể như Thakur (1979, 1980)
[44],[45] tiến hành nghiên cứu về mối gây hại cho cây rừng và các vườn
ươm ở Ấn Độ.
Huang Fu Sheng et al. (2000)[29] đã cơng bố thành phần lồi mối ở
Trung Quốc gồm có 476 lồi, 44 giống và 4 họ, tất cả các lồi đều có mơ tả
và có khóa định loại tới lồi.


5

* Tình hình nghiên cứu về sinh học, sinh thái học của mối
Ngay từ năm 1906, Petch đã có nhận xét nhiệt độ bên trong tổ mối
Odontotermes redemani tương đối ổn định so với sự dao động của nhiệt độ
bên ngồi. Tuy nhiên, ơng khơng nghiên cứu sự dao động về nhiệt độ theo
ngày và theo mùa. Hokdaway et al. (1948) [32]đã phát hiện ra rằng nhiệt
độ ở tổ Eutermes exitiosus không phải là một hằng số và cũng thay đổi
trong biên độ nhất định theo nhiệt độ môi trường trong ngày.
Trong thí nghiệm với các tổ mối Coptotermes aconacoformic và
Coptotermes frenchi sống trên cây, Greeves (1962) [28] cho rằng có sự dao
động về nhiệt độ trong ngày. Scott Turner (1994) [48] đã nghiên cứu về sự bất

biến trong quá trình thơng hơi và giữ nhiệt của tổ mối (Odontotermes
transvaalensis) ở miền nam Châu Phi và cho biết, dường như sự thơng hơi
của tổ mối khơng thực sự đóng vai trị quan trọng trong q trình duy trì nhiệt
độ của quần tộc mối.
Liên quan đến độ ẩm tương đối trong tổ mối, cơng trình nghiên cứu của
Holdaway et al. (1948) [32] ở lồi mối E. exitiosus đã cho rằng đó là một
hằng số tuyệt đối. Sau này, Cookson (1987) [27] bổ sung thêm những kết quả
về điều kiện trong phòng thì nghiệm duy trì hoạt động sống với lồi
Nasutitermes exitiosus, trong đó, độ ẩm tương đối tối ưu đối với loài này ở
khoảng 90 - 96%.
Theo Agarwal (1978) [22], nhiệt độ và độ ẩm tương đối trong tổ mối
Odontotermes obesus khơng có sự dao động trong ngày và nếu tính trong cả
năm thì dao động này khá nhỏ, chỉ là 4 0C (tương ứng 4%). Trong cả năm, sự
thay đổi nhiệt độ cao nhất vào tháng 5 và thấp nhất trong tháng 6, tháng 7.Mặt
khác, tác giả cũng chỉ ra rằng mối thợ phản ứng nhanh hơn mối lính khi thay
đổi độ ẩm.


6

Sen - Sarma (1974) [42] cho cơng bố cơng trình nghiên cứu về sinh thái
học và địa sinh học của mối ở Ấn Độ. Đây là kết quả được tổng kết trong gần
2 thập kỷ nghiên cứu của tác giả. Tác giả đã bàn về đặc điểm sinh thái học,
đặc trưng phân bố của loài và mối quan hệ trong hệ động vật của mối. Tuy
cịn mang tính đại cương, nhưng đã làm sáng tỏ một số vấn đề còn đang gây
tranh cãi tại thời điểm đó.
Bên cạnh vai trị góp phần vào sự đa dạng của hệ sinh vật, mối cịn
được biết đến là một mắt xích quan trọng trong chuỗi chuyển hóa năng lượng
ngồi tự nhiên, phân hủy xác thực vật và các vật chất chứa xenlulô, trả lại
mùn, các hợp chất khống, độ phì và chất dinh dưỡng cho đất. Ngoài ra, trong

hoạt động sống, nhiều loài mối sống dưới đất đã làm thay đổi thành phần cấu
trúc đất tạo ra những biến đổi tự nhiên có lợi cho diễn thế bình thường của hệ
sinh thái, tạo nên độ thoáng trong đất. Abe (1979) [20] đã nghiên cứu mối liên
hệ giữa kích thước, màu sắc cá thể, đặc điểm cấu trúc tổ của từng lồi và
nhóm lồi mối với vai trò của chúng trong hệ sinh thái rừng nhiệt đới phía tây
Malaysia. Schaefer (1981) [41] đã nghiên cứu về ảnh hưởng của mối đến chu
trình dinh dưỡng trong hệ sinh thái sa mạc ở Mexico và kết luận rằng mối
ngầm có vai trị điều chỉnh chu trình dinh dưỡng trong sa mạc. Abensperg Traun (1998) [21] tập trung nghiên cứu mối liên quan giữa thành phần loài,
độ thường gặp của mối và mức độ tác động của con người lên hệ sinh thái tại
Australia. Jone et al. (2002) [33] đã điều tra thành phần mối tại Tabalong,
Indonesia và cơng bố danh sách gồm 64 lồi, thuộc 3 họ, 37 giống. Tác giả đã
tìm ra mối liên hệ chặt chẽ giữa sự suy giảm tán rừng, mức độ khai thác gỗ và
sự suy giảm độ đa dạng loài mối.
Theo Theodoro et al. (2004) [47], mối không làm thay đổi đáng kể
thành phần hóa học của đất, nhưng chúng dường như làm tăng hàm lượng
chất hữu cơ qua việc đắp đường mui và hang giao thông. Jouquet et al. (2005)


7

[34] đã tiến hành nghiên cứu về tác động của mối có vườn cấy nấm lên cấu
trúc của quần xã vi sinh vật trong đất, cho biết Macrotermes có ảnh hưởng
khá mạnh tới cấu trúc quần xã vi sinh vật đất, tuy không làm thay đổi sinh
khối của sinh vật.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu về mối hại cây trồng
Mối là một trong những côn trùng gây hại đối với cây trồng ở hầu hết
các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới như Trung Quốc, Thái Lan, Lào,
Campuchia, Malaixia, Indonesia, Ấn Độ, Châu Phi, Châu Mỹ…
Vấn đề mối hại cây trồng được quan tâm ở nhiều nước, người ta đã xác
định được nhiều cây trồng bị mối hại gồm cà phê, chè, cao su, ca cao, bạch

đàn, keo, mía, cây họ đậu…Mỗi lồi cây có các đối tượng mối gây hại khác
nhau và thay đổi theo vùng. Tác hại của mối đối với cây trồng thường được
các tác giả nước ngoài mơ tả với 5 hình thức gây hại như sau:
- Mối cắn gẫy thân cây ở gần gốc
- Gặm mất vỏ thân cây thành vòng
- Xâm nhập và cắn đứt rễ cây
- Đục thành hang làm rỗng thân và rễ cây
- Gặm làm thui chồi của cây mới trồng.
Các tác giả cho rằng mối gây hại cho cây trồng nặng nề nhất ở giai đoạn
mới trồng, đặc biệt ở giai đoạn dưới 1 tuổi. Thời điểm mối gây hại nặng nhất
cho cây trồng vào các tháng mùa khô. Mức độ hại của mối đối với cây non có
thể gây chết 80%, sự sụt giảm năng suất có thể tới 20% đối với nhiều loại cây.
Tuy nhiên, chưa thấy tài liệu nào nói rõ về phương pháp tính được ảnh hưởng
của mối đối với cây trồng khi loại trừ được ảnh hưởng của mối một cách
thuyết phục.
Bạch đàn và keo là các đối tượng cây trồng rừng chủ lực của nhiều nước
trên thế giới. Trong quá trình gây trồng, bạch đàn và keo bị rất nhiều côn


8

trùng gây hại tới nhiều phần khác nhau của cây, nhưng thường khơng gây chết
cây. Trong khi đó, một số lồi mối có thể gây chết hàng loạt đối với cây con,
thậm chí gây chết đối với cây trưởng thành khoẻ mạnh.
Theo tài liệu của tổ chức UNEP/ FAO/Global IPM Facility Expert Group
on Termite Biology and Management (2000)[49], mối hại rừng trồng bạch
đàn và keo ở Canada, Nam Mỹ, Australia, Nam Phi, Đài Loan, Philippin...
với tỷ lệ cây non bị mối gây hại chiếm từ 34 -50%, có nơi tới 100%, ở Nam
Mỹ, mối gây hại bạch đàn ở giai đoạn cây mạ và cây non nghiêm trọng hơn so
với hại thơng. Các lồi mối gây hại chủ yếu thuộc các giống Syntermes,

Procornitermes, Cornitermes và Heterotermes. Loài mối gây hại mạnh nhất là
Syntermes nanus, với khả năng gây chết tới 70% cây bạch đàn non tại một số
vùng. Giống mối Coptotermes có khả năng đục thành khoang rỗng trong
thân cây trưởng thành, nhưng kiểu gây hại này không phổ biến.
Ở Australia, hầu hết các diện tích rừng trồng keo phải áp dụng các giải
pháp kỹ thuật để phịng các lồi mối thuốc giống Mastotermes tấn công. Đặc
điểm gây chết cây keo của giống mối Mastotermes là chúng bắt đầu gặm lớp
vỏ cây thành vịng trịn quanh thân, sau đó mới đục rỗng vào thân từ phía trên
xuống.
Tại khu vực Đơng Nam Á, một số loài cây bị loài mối Coptotermes
curvignathus gây hại nặng là bạch đàn, keo, thông và cao su. Keo tai tượng
thường bị mối tấn công ở phần gỗ lõi thông qua các vết thương do tỉa cành.
[29], [38], [39].
Ở các đảo phía nam Thái Bình Dương, phần lớn các khu rừng nhiệt đới
ghi nhận có các lồi mối thuộc giống Neotermes. Cây rừng thường bị mối phá
hại ở 02 năm đầu. Mối xâm nhập vào thân cây qua hệ thống rễ và toả đi gây
hại cả phía trong và ngoài vùng gỗ lõi dọc theo chiều dài thân, lên tới phần
cành chính. Ở New Guinea, các khu rừng trồng thơng bị lồi mối


9

Coptotermes elisae gây hại chủ yếu. Loài mối này tấn cơng cây giống như
lồi mối Coptotermes curvignathus, đólà chúng tiếp cận vào cây từ vị trí các
vết thương do tỉa cành[49]
Bảng 1.1: Mức độ thiệt hại đối với cây trồng do mối gây ra ở một số vùng
trên thế giới (dẫn theo Nguyễn Văn Quảng, 1999) [11]
TT

Loại cây


Thiệt hại

Vùng

Tác giả

1

Chè

15% năng suất

Assaam

2

Cacao

20 -25% cây non bị hại

Africa

3

Bạch đàn

4

Mía


5

Ngơ

6

Lạc

10% năng suất bị mất

Nigieria

Sands, 1962

7

Bông

30% cây bị hại

Arab

Wood, 1987

8

Dừa

75%cây bi nhiễm mối


34 -100% cây non bị
chết
40% mầm bị phá huỷ,
35% năng suất bị mất
27% cây non bị chết,
19% năng suất bị mất

Malawi

India

Das, 1962
Africa.Cocoa research
insitute
Chilima,1991 Thakur &
Sensarma, 1980
Avasthy,1967, Harris,
1971

Tanzania Harris, 1971

India,
Zanzibar

Haris, 1971

Để phòng trừ mối cần phải nghiên cứu về thành phần loài dựa trên việc
thu thập mẫu, phương pháp phân loại chính xác, đánh giá mức độ gây hại của
từng loài nhằm xác định rõ đối tượng gây hại chính cần phịng trừ.

1.1.3. Tình hình nghiên cứu biện pháp phịng trừ mối hại cây trồng
Để phịng trừ mối cho cây trồng nói chung và cho keonói riêng, một số
nước đã áp dụng biện pháp xử lý kỹ thuật như lựa chọn cây trồng thích hợp cho
từng vùng sinh thái, hạn chế gây tổn thương cơ giới cho cây, phát hiện và loại bỏ


10

các tổ mối trên diện tích rừng trồng. Bên cạnh việc xử lý kỹ thuật, một số hố
chất có độc tính với mối được dùng để xử lý đất và xử lý cho cây con nhằm ngăn
chặn mối phá hại cây trồng. Ở Nigeria đã dùng Dielrin vùi xuống đất từng dải
dọc theo hàng bạch đàn.Ở Tanjania dùng Lindan (còn gọi là 666 hoặc amma
HCH) và muối acetat để xử lý đất trồng bạch đàn.Một số nơi khác lại dùng
cyanua natri, muối acetat clorua, thuỷ ngân, diclorua metyl…để xử lý đất trồng
bạch đàn. Hiện nay, các hoá chất được đề cập trên đây do độc tính cao, gây ơ
nhiễm mơi trường, nên nhiều quốc gia đã cấm sử dụng các hợp chất hố học có
tính độc bền vững gây ơ nhiễm mơi trường (POPs) và thay bằng các hố chất thế
hệ mới có khả năng phân giải nhanh, ít độc với động vật máu nóng như
chlorpyrifos, imidacloprid, fipronil... để xử lý phòng mối gây hại cho rừng trồng
[49]. Việc xử lý hoá chất được thực hiện vào thời điểm chuyển cây con từ vườn
ươm ra thực địa để trồng.
Ngoài các loại thuốc hố học được sử dụng để phịng trừ mối cho rừng
trồng keo và bạch đàn, trong những thập kỷ gần đây, các loại thuốc sinh học
cũng được quan tâm nghiên cứu và đưa vào sử dụng trong thực tế.
Các tác giả ở CHLB Đức - Hänel (1982) [31] cũng đã nghiên cứu sử
dụng Metarhizium anisopliae diệt loài mối Nasutitermes exitiosus.Tại
Australia, Milner và cộng sự (1991) [37] đã tiến hành thử nghiệm sử dụng vi
nấm Metarhizium anisopliae để diệt mối Coptotermes và một số lồi cơn
trùng hại trong nơng nghiệp trên diện tích 23.000 ha. Ở Nam Thái Bình
Dương, chế phẩm M.anisopliae đã được sử dụng trên diện rộng bằng cách rải

rắc xung quanh gốc để diệt mối Neotermes và cho kết quả có thể phịng mối
được thời gian dài [51]. Tuy nhiên, việc sử dụng các chế phẩm vi sinh để
phòng trừ mối cho rừng trồng cũng gặp một số khó khăn khi sử dụng ở diện
rộng bởi mối có khả năng dừng lại và tránh vùng đất có khả năng gây nhiễm
bệnh cho mối khi bệnh dịch bắt đầu xuất hiện. Mặt khác, hiệu lực của chế
phẩm vi nấm bị phụ thuộc vào điều kiện môi trường.


11

Sơ lược lịch sử nghiên cứu ngoài nước cho thấy, mối hại cây lâm nghiệp
đặc biệt là bạch đàn và keo là vấn đề cần giải quyết ở nhiều nước trên thế
giới. Các biện pháp kỹ thuật phòng trừ mối hại cây lâm nghiệp đã được thử
nghiệm và phổ biến nhất là giải pháp kết hợp giữa việc xử lý dọn bỏ tàn dư
thực vật (loại trừ nguồn thức ăn dẫn dụ mối) với việc dùng thuốc bảo vệ thực
vật phun trực tiếp vào đất chuẩn bị trồng cây và phun vào bầu cây con tại
vườn ươm chuẩn bị đưa ra trồng.
Do mối rất đa dạng về thành phần loài, đặc điểm phá hại của các loài mối ở
mỗi vùng địa lý rất khác nhau, nên khơng có được một quy trình chuẩn để có thể
áp dụng được ngay, mà cần thiết phải có nghiên cứu trên địa bàn cụ thể mới đưa
ra được quy trình phịng trừ mối phù hợp. Cũng cần đặt vấn đề rằng để diệt trừ
hết mối ở rừng là không tưởng, vấn đề ở chỗ chỉ xác định mục tiêu hạn chế mức
độ phá hoại của mối đối với cây trồng, bởi mối cịn có vai trị quan trọng trong
chu trình vật chất, chuyển hố tàn dư thực vật trả lại độ mùn cho đất.
1.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam
1.2.1.Tình hình nghiên cứu khu hệ mối, đặc điểm sinh học, sinh thái học
của mối
Nghiên cứu sớm nhất về mối ở Việt Nam được ghi nhận là cơng trình
của Bathellier (1927) [25]. Ơng đã mơ tả hình thái và một số đặc điểm sinh
học, đồng thời chụp ảnh 19 lồi mối ở Đơng Dương, trong đó có 17 lồi có

mặt tại Việt Nam. Cũng trong nghiên cứu này, ơng cơng bố hai lồi
Macrotermes gilvus ở Nha Trang, Sài Gòn và Macrotermes maesodensis ở
Langbian (Nam Bộ) cịn ở miền Bắc Việt Nam mới chỉ tìm thấy 4 lồi và
khơng có lồi nào thuộc giống Macrotermes.
Harris (1968) [30] đã nghiên cứu 21 điểm ở Việt Nam, tìm thêm 2 lồi
M. carbonarius ở Ban Mê Thuột, Cơn Đảo và M. maesodensis ở biên giới của
Hà Tiên với Campuchia. Năm 1972, Patrick Durant và Lâm Bỉnh Lợi viết


12

cuốn "Les termites du Vietnam", đề cập tới hình thái phân loại và đặc điểm
sinh học của một số loài mối có ở Việt Nam. Khi tổng kết về mối ở miền Bắc
Việt Nam, bên cạnh thành phần loài, Nguyễn Đức Khảm (1976) cũng nêu
được một số nét khái quát về địa lý động vật học của khu hệ mối ở miền Bắc
Việt Nam trong vùng động vật Đông Phương, đồng thời cũng mô tả được các
đặc điểm sinh học, sinh thái học của 61 loài mối thu được; trong đó có 3 lồi
mối gây nguy hiểm cho đê hạ nguồn được giới thiệu một số nét chính về cấu
trúc tổ và tập tính kiếm ăn [7].
Nguyễn Đức Khảm và Vũ Văn Tuyển (1985) [8] đã viết cuốn “Mối và
kỹ thuật phòng chống mối”, giới thiệu các đặc điểm sinh học của mối, mơ tả
khá đầy đủ và chuẩn hóa các phương pháp phịng chống mối cho cơng trình
xây dựng.
Nguyễn Tân Vương (1997) [18] đã công bố kết quả điều tra giống
Macrotermes tại miền nam Việt Nam với 14 loài, trong đó có 4 lồi lần dầu
tiên phát hiện cho khu vực nghiên cứu, 3 lồi trong số đó là các loài mới phát
hiện cho khoa học. Tác giả đã đưa ra nhận xét về sự phân bố của mối
Macrotermes theo các nhóm sinh cảnh tự nhiên, sinh cảnh cây trồng, đập và
cơng trình xây dựng, đặc điểm phân bố trong môi trường đất và ảnh hưởng
hoạt động canh tác của con người tới sự phân bố của mối Macrotermes.

Khi điều tra về thành phần loài và phân bố của mối ở Lâm Đồng, Lê
Văn Triển và cộng sự (1998) [16] đã phát hiện thêm 8 loài mối lần đầu gặp ở
miền nam Việt Nam: Coptotermes formosanus, C. havilandi, C. travians,
Termes

comis,

T.

laticomis,

Macrotermes

annandalei,

M.

tuyeni,

Odontotermes javanicus. Kết quả nghiên cứu này đã đóng góp đáng kể vào sự
đa dạng mối ở Việt Nam nói chung và khu vực nói riêng.
Thành phần lồi mối ở các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên
cũng được quan tâm nghiên cứu trong những năm gần đây. Nhiều cơng trình


13

được cơng bố đã đóng góp thêm cho sự đầy đủ về danh sách thành phần loài
của khu hệ mối Việt Nam như Bùi Công Hiển và cộng sự điều tra về phần lồi
tại vườn quốc gia Ba Vì, Hà Tây (2003) [4], Nguyễn Văn Quảng đã trích đăng

kết quả điều tra về thành phần loài mối tại vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ
Bàng, A Lưới, Thừa Thiên Huế (2004) [12], khu bảo tồn thiên nhiên Đakrông
- Quảng Trị (2005) [13]. Nguyễn Văn Quảng và cộng sự (2006) [40] khi
nghiên cứu về thành phần loài mối Vườn Quốc gia Cát Tiên và khu vực Mã
Đà, đã ghi nhận có 70 loài thuộc 2 họ, 20 giống. Lần đầu tiên ở Vườn Quốc
gia Cát Tiên có 51 lồi được phát hiện; ở Mã Đà trong số 47 lồi có 17 lồi bổ
sung thêm. Các tác giả tính tốn độ thường gặp chung của các loài mối, kết
quả cho thấy giá trị về độ thường gặp ở sinh cảnh rừng nguyên sinh cao hơn ở
sinh cảnh rừng thứ sinh, nhất là đôi với các rừng bị ảnh hưởng mạnh bởi sự
can thiệp của con người. Nguyễn Thị My và cộng sự (2007) [10] đã điều tra
thành phần loài mối tại vườn quốc gia Bạch Mã, Thừa Thiên Huế, phát hiện
được 62 loài thuộc 21 giống, 8 phân họ của 3 họ; trong số này có 13 lồi lần
đầu tiên bổ sung cho khu hệ mối Việt Nam, 4 lồi mối có ý nghĩa về chỉ thị
sinh học đã được mổ tả về hình thái và đặc điểm sinh học.
Nguyễn Đức Khảm và cộng sự (2007) [9] đã đóng góp phần chuyên đề
về mối trong cuốn “Động vật chí Việt Nam”. Tài liệu này đã thống kê, miêu
tả các đặc điểm phân loài học và phân bố của 101 loài mối ở Việt Nam; xây
dựng khóa định lồi đầy đủ cho khu hệ mối Việt Nam.
Mặc dù nghiên cứu về phân loại học cùng các đặc điểm sinh học, sinh
thái học của mối được nghiên cứu nhiều ở Việt Nam, nhưng cho đến nay vẫn
chưa có những cơng trình đầy đủ và toàn diện ở các khu vực như các vườn
quốc gia, các vùng, phân vùng địa lý khí hậu. Vấn đề này rất quan trọng,
không chỉ đối với khoa học, mà cịn có ý nghĩa thực tiễn lớn, khi những tác
hại do mối gây ra ngày càng nghiêm trọng hơn.


14

1.2.2. Tình hình nghiên cứu về mối hại cây trồng
Nước ta nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới, nên thành phần loài mối

rất phong phú.Tuy nhiên, các dẫn liệu về mối hại cây trồng cịn ít. Thành phần
về mối hại cây trồng đã được Nguyễn Đức Khảm (1975) công bố hơn 10 loài
mối hại cây trồng ở miềnbắc. Nguyễn Đức Khảm (1976) [7], khi điều tra
thành phần mối ở miền Bắc Việt Nam cho rằng, cùng với các nhóm mối có
vườn cấy nấm khác, mối Macrotermes có thể gây hại cho nhiều loại cây trồng
như bạch đàn, trám trắng, cao su, chè, mía, sắn... Trong báo cáo khoa học Hội
nghị cơn trùng học tồn quốc năm 2002, Nguyễn Văn Quảng và cộng sự đã
cơng bố danh sách các lồi mối hiện có ở cả hai miền Nam, Bắc Việt Nam
gồm 4 họ lớn (Kalotermitidae, Hodotermitidae, Rhinotermitidae và
Termitidae), 3 họ phụ (Amitermitinae, Nasutitermitinae và Termitinae), 32
giống gồm 109 loài [11]. Mối hại cây trồng nước ta có khoảng 27 lồi chia
làm 3 nhóm chính: Mối gỗ khơ, mối gỗ ẩm và mối đất, trong đó nhóm mối đất
gây hại nhiều nhất. Họ mối đất có nhiều giống, trong đó 3 giống
Macrotermes, Odontotermesvà Microtermesgây hại cây trồng chủ yếu
(Nguyễn Văn Quảng, 1999) [11].
Khi nghiên cứu về mối hại cây cà phê ở Lâm Đồng, Vũ Văn Tuyển
(1991) [17] cơng bố có 6 loài mối hại cây cà phê. Trong các tài liệu này ông
đã mô tả các ảnh hưởng của mối đối với cây và cho rằng những cây bị mối hại
cho quả ít, hạt nhỏ nhưng chưa có số liệu thống kê cụ thể, Nguyễn Tân Vương
và cộng sự(2007) [19] đã điều tra mối trong sinh cảnh trồng cây công nghiệp
ở các tỉnh Tây Nguyên và đã xác định có 48 lồi, trong đó 5 lồi mối gây hại
chính cho cây ca cao, cà phê và cao su [19].
Nghiên cứu điều tra về mối hại bạch đàn, keo đã được một số tác giả tiến
hành. Nguyễn Văn Bích (1995) [1] tiến hành điều tra tình hình sâu bệnh hại
rừng trồng ở Việt Nam trên 8 vùng lớn của toàn quốc là Đông Bắc, Trung


15

Tâm, Tây Bắc, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam

Bộ và Nam Bộ. Báo cáo kết quả điều tra cho biết đối với rừng trồng Bạch đàn
có 78 lồi sâu hại thuộc 6 bộ, 21 họ và rừng trồng keo có 51 lồi sâu hại thuộc
7 bộ, 19 họ. Trong đó, giống mối đất Odontotermes được đánh giá là trong số
các loài gây hại thành dịch.
Hà Văn Hoạch (1995) [5], đã điều tra sâu bệnh hại rừng trồng vùng
Đơng Bắc. Tác giả cho biết các lồi cây được trồng thành rừng chủ yếu là
thông, bạch đàn và keo. Đối với rừng trồng bạch đàn, số loài cơn trùng hại
rừng bạch đàn có 30 lồi thuộc 5 bộ và 13 họ. Tác giả ghi nhận mối gây hại
cây bạch đàn bằng cách ăn rễ làm chết cây. Đối với rừng keo, cơn trùng hại
keo có 25 lồi thc 5 bộ và 14 họ. Trong đó, mối Odontotermes gây hại rễ
keo tai tượng ở tuổi 1- 3 làm chết cây.
Bùi Thị Thuỷ (2007) khi nghiên cứu về mối hại cây con lâm nghiệp, đã
xác định được các loài mối hại cây con lâm nghiệp chủ yếu ở Trạm thực
nghiệm Cẩm Quỳ và Trạm Đá Chông - Trung tâm nghiên cứu giống cây rừng
tại Ba Vì, gồm nhiều lồi thuộc 2 giống Odontotermes và Macrotermes thuộc
họ mối đất (Termitidae). Chúng gây hại chủ yếu đối với thông, bạch đàn và
keo, trong đó thơng bị chúng gây hại làm chết hàng loạt cây con ở vườn ươm
và rừng mới trồng [14]. Theo thống kê, hầu hết các nơi trồng bạch đàn ở Lào
Cai, Lai Châu, Hà Giang, Hồ Bình, Bắc Giang, Thanh Hoá và Nghệ An đều
bị mối phá hại.
Sở khoa học công nghệ Tuyên Quang (2007), Công ty Lâm nghiệp Đông
Bắc (2007) đưa ra số liệu mối hại rừng trồng bạch đàn, keo lai dưới 12 tháng
tuổi, tỷ lệ cây chết trung bình 20 - 30%, có nơi tới 100%.
Số liệu ở một số cơ sở trồng rừng của tỉnh Hồ Bình cho biết tỷ lệ gây
chết của mối đối với cây bạch đàn và keo là 30-40%, mặc dù các nhà lâm học
đã sử dụng nhiều biện pháp phòng trừ mối.


16


Đối với cây trồng lâm nghiệp, mối là một trong các nhóm cơn trùng gây
hại lớn đối với rừng trồng bạch đàn và keo. Ở Việt Nam, chưa có cơng trình
nghiên cứu chuyên sâu về mối gây hại bạch đàn và keo. Hầu hết các địa
phương trồng bạch đàn và keo trong cả nước đều ghi nhận sự phá hại của mối
với các mức độ khác nhau. Do đó, cần phải nghiên cứu về thành phần loài dựa
trên việc thu thập mẫu, phương pháp phân loại chính xác, đánh giá mức độ
gây hại của từng loài đối với bạch đàn và keo nhằm xác định rõ đối tượng gây
hại chính cần phịng trừ.
1.2.3. Tình hình nghiên cứu biện pháp phịng trừ mối hại cây trồng
Những nghiên cứu sớm về mối trước 1954 được tiến hành bởi chuyên
gia người Pháp Bathellier (1927) khi nghiên cứu khu hệ mối ở Đông Dương.
Bathellier cũng đã nghiên cứu đặc điểm sinh học của 2 lồi Macrotermes
gilvus và Nasutitermes matangensis. Sau cơng trình này, cịn có một vài
nghiên cứu về mối của chính tác giả (1933) và một số tác giả khác cũng được
tiến hành như Caresh (1937), Allouard (1947).Các cơng trình đó chủ yếu giới
thiệu các loại thuốc diệt mối, cách phòng trừ mối cho cây trồng và cơng trình
xây dựng bằng thuốc hóa học (dẫn theo Nguyễn Đức Khảm và cộng sự, 1985) [8].
Để phòng trừ mối hại bạch đàn và keo, đã có một số tác giả đưa ra biện
pháp dùng hóa chất. Trần Ngọc Đang (1973) đã triển khai nghiên cứu kỹ
thuật phòng trừ mối hại bạch đàn tại các tỉnh miền núi phía Bắc. Tác giả đã
đưa ra giải pháp kết hợp giữa xử lý thực bì, dọn bỏ tàn dư thực vật và kết hợp
dùng hoá chất DDT để xử lý hố trồng bạch đàn. Nguyễn Ngọc Kiểng (1987)
xử lý mối bằng cách dùng hóa chất tồn lưu lâu trong đất (Aldrin, Dieldrin,
Clodan...) trộn vào đất bầu ươm hay sát trùng cây non, xử lý đất trồng hoặc
phun trực tiếp vào cây bị hại. Tuy có tác dụng phịng, diệt mối nhưng đây là
những chất độc cho môi trường và sức khỏe con người nên đã bị cấm sử
dụng.


17


Nguyễn Đức Khảm, Đào Xuân Trường đưa ra phương pháp xử lý đất
vườn ươm bằng thuốc DDT hoặc HCH. Các chất này có tác dụng phịng trừ
mối cho bạch đàn rất tốt nhưng lại tiêu diệt luôn cả khu hệ sinh vật đất, mặt
khác gây độc cho người và gia súc [8], [15].
Vũ Văn Tuyển đã tiến hành thực nghiệm tong tháng 10, 12 năm 1985,
1986 để xử lý mối hại cây cà phê tại nông trường Đức Trọng và Bảo Lộc tỉnh
Lâm Đồng. Tác giả đã tìm tổ chính, bơm thuốc hoá học vào và sau 14 tháng
tỷ lệ mối chết vẫn đạt 80% [17].
Tạ Kim Chỉnh (1996) đã thử nghiệm biện pháp diệt mối Odontotermes
hainanensis hại cây vải thiều bằng chế phẩm vi nấm Metarhizium làm cho tỷ
lệ cây vải bị mối giảm đi và kéo dài hiệu quả phòng trừ sau 6 tháng xử lý [2].
Bùi Thị Thuỷ (2007) [14] đã thử nghiệm tạo chế phẩm từ vi nấm Metarhizium
ở dạng bột bằng phương pháp lên men xốp, bổ sung thêm kitin đã thu được
chế phẩm đạt 1,17 – 1,88 .1010 bào tử trần/g CP. Khi đưa chế phẩm thử
nghiệm tại hiện trường thu được kết quả diệt mối đất hại cây con ở vườn ươm
và rừng mới trồng sau 03 tháng xử lý chế phẩm.
Ở Việt Nam, chưa có cơng trình khoa học nghiên cứu đầy đủ về mối hại
các loại cây rừng trồng bạch đàn và keo, nên việc phòng trừ mối theo kinh
nghiệm. Hội nông dân Bắc Giang (2010) khuyến cáo một số giải pháp phòng
trừ bằng cách vệ sinh rừng trước khi trồng, bố trí hố nhử, dùng thuốc trừ sâu
đổ vào hố, sử dụng thuốc Thiodan 35% rắc lên vị trí có mối sẽ hạn chế được
mối phá hại khoảng 6 - 9 tháng, lựa chọn cây khỏe, không xén rễ [52]. Trong
niên giám Nông nghiệp - Thực phẩm (2008) đã giới thiệu kỹ thuật trồng và
chăm sóc cây bạch đàn, trong đó hướng dẫn kỹ thuật phịng trừ mối bằng cách
dùng thuốc Lorsbane - 50EC hoặc Sumicidine 20EC phun vào hố trước khi
trồng khoảng 10 – 15 ngày[53].



×