Tải bản đầy đủ (.pdf) (140 trang)

Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu cà phê tại các công ty cà phê việt nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.74 MB, 140 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
-----------------------------------

NGUYỄN PHÙNG QUÂN

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU
CÀ PHÊ TẠI CÁC CÔNG TY CÀ PHÊ VIỆT NAM TRONG
QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Hà Nội, 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
-----------------------------------

NGUYỄN PHÙNG QUÂN

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU
CÀ PHÊ TẠI CÁC CÔNG TY CÀ PHÊ VIỆT NAM TRONG
QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ


Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã số: 60620115

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. NGUYỄN VĂN HÀ

Hà Nội, 2014


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài luận văn này là cơng trình nghiên cứu của tơi.
Tất cả các nội dung và số liệu trong đề tài này là do tơi tự tìm hiểu, nghiên cứu
và xây dựng, số liệu thu thập là đúng và trung thực. Các thông tin trích dẫn
trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc. Kết quả nghiên cứu trong luận văn
chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi xin hồn tồn chịu trách
nhiệm về lời cam đoan của mình trước nhà trường và những quy định của pháp
luật.
Ngày …. tháng ..... năm 2014
Tác giả

Nguyễn Phùng Quân


ii

LỜI CẢM ƠN

Để hồn thành luận văn này, tơi xin chân thành cảm ơn tồn thể các thầy,
cơ giảng viên đã giảng dạy tôi trong hai năm học vừa qua tại lớp Cao học khóa
K20A, Trường Đại học Lâm Nghiệp.
Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn Thầy giáo - TS. Nguyễn Văn Hà,
Chủ tịch hội đồng thành viên Tổng công ty cà phê Việt Nam (Vinacafe) và các
chuyên gia đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn tơi trong q trình làm luận văn.
Các cơng ty, doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất khẩu cà phê đã giúp tôi thu thập
số liệu và hoàn thành các bảng hỏi trong thời gian nghiên cứu làm luận văn.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình và bạn bè, những người đã ln động
viên và giúp đỡ tơi trong suốt q trình học và hồn thành luận văn. Sự động
viên của gia đình, bạn bè là nguồn lực giúp tơi hồn thành luận văn này.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng do thời gian và trình độ cịn hạn chế, nên đề
tài khơng thể tránh khỏi cịn có những thiếu sót nhất định. Tơi rất mong nhận
được những ý kiến đóng góp q báu của các thầy cơ giáo, các nhà khoa học và
bạn bè đồng nghiệp để đề tài nghiên cứu của tơi được hồn thiện hơn.
Tơi xin cam đoan, đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi, các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được cơng bố trong các
cơng trình nghiên cứu nào.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, Ngày tháng năm 2014
Tác giả

Nguyễn Phùng Quân
MỤC LỤC


iii

Trang
Trang phụ bìa

Lời cam đoan ...................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................ ii
Mục lục ...........................................................................................................iiiii
Danh mục các từ viết tắt................................................................................. ivv
Danh mục các bảng ...................................................................................... vivii
Danh mục các biểu đồ ...................................................................................... ix
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ XUẤT KHẨU CÀ PHÊ
TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ ................................. 4
1.1. Cơ sơ lý luận về vấn đề nghiên cứu ........................................................... 4
1.1.1. Khái niệm hội nhập kinh tế quốc tế ........................................................ 4
1.1.2. Vai trò của hội nhập kinh tế quốc tế đối với Việt Nam .......................... 5
1.1.3. Vị trí ngành cà phê trong nền kinh tế quốc dân ...................................... 7
1.2. Thị trường cà phê ....................................................................................... 8
1.2.1. Thị trường xuất khẩu cà phê thế giới ...................................................... 8
1.2.2. Thị trường xuất khẩu cà phê Việt Nam ................................................. 10
Chương 2 ĐẶC ĐIỂM ĐIẠ BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .... 15
2.1. Đặc điểm ngành cà phê Việt Nam ........................................................... 15
2.1.1.Một số nét về ngành cà phê Việt Nam ................................................... 15
2.1.2.Việt Nam trước những giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế .................... 28
2.2. Phương pháp nghiên cứu...................................................................... 3433
2.2.1. Phương pháp chọn địa điểm nghiên cứu, khảo sát............................ 3433
2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu. .............................................. 3433
2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu .......................................................... 3534
2.2.4. Một số chỉ tiêu sử dụng trong phân tích................................................ 35


iv

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................ 3736

3.1. Thực trạng hiệu quả xuấ t khẩ u cà phê của các cơng ty cà phê Việt Nam
trong q trình hội nhập kinh tế quốc tế ..................................................... 3736
3.1.1. Thực trạng về tình hình xuất khẩu cà phê của các doanh nghiệp cà phê
Viê ̣t Nam những năm gần đây .................................................................... 3736
3.1.2.Các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê nhân trong nước ....................... 4746
3.1.3. Đánh giá tình hình kinh doanh 03 doanh nghiệp cà phê tiêu biểu..... 5352
3.2. Các nhân tố ảnh hưởng và thực trạng của hiệu quả hoạt động xuất khẩu cà
phê tại Việt Nam ......................................................................................... 6261
3.2.1. Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động xuất khẩu cà phê .... 6261
3.2.2. Những tác động của hiệu quả hoạt động xuất khẩu cà phê tại Việt Nam
......................................................................................................................... 65
3.2.3.Những mặt còn hạn chế ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động xuất khẩu cà
phê ............................................................................................................... 7170
3.3. Một số giải pháp nhằ m nâng cao hiêụ quả hoa ̣t đô ̣ng xuấ t khẩ u cà phê Việt
Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ............................................ 7776
3.3.1. Các giải pháp quản lý vi mô: ............................................................ 7776
3.3.2. Các giải pháp quản lý vĩ mô.............................................................. 8180
KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ ......................................................................... 9392
TÀI LIỆU THAM KHẢO

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


v

Từ viết

Tiếng Anh

tắt

ASEAN

Tiếng Việt

Association of Southeast Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á
Asian Nations

AFTA

ASEAN Free Trade Area Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN

APEC

Asia-Pacific

Economic Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á –

Cooperation
CEPT

Thái Bình Dương

Conférence Européene de Hiệp định ưu đãi thuế quan
Postes et
Telécommunications

CNHHĐH

Cơng nghiệp hóa hiện đại hóa


DN

Doanh nghiệp

EU

European Union

Liên hiệp châu Âu

FDI

Foreign Direct

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

Investment
GATT

GDP

General Agreement on Hiệp ước chung về thuế quan và
Tariffs and Trade

mậu dịch

Gross Domestic

Tổng sản phẩm quốc nội


Production
ICO

International Coffee

Tổ chức cà phê thế giới

Organization
RTD

Ready-To-Drink

ROIC

Return of Invested

Hệ số thu nhập trên vốn đầu tư

Capital
ROA

Return on total assets

Tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản


vi

ROE


Return on common

Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ

equyty

sở hữu
Tiêu chuẩn Việt Nam

TCVN
USDA

United States Department Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ
of Agriculture

VICOFA

Vietnam Coffee – Cocoa Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam
Association
Tổng công ty cà phê Việt Nam

Vinacafe
WTO

World Trade

Tổ chức Thương mại thế giới

Organization
XK


Xuất khẩu

DANH MỤC CÁC BẢNG


vii

Tên bảng

STT

Trang

1.1

Một số chỉ tiêu ngành cà phê trong giai đoạn 2008 – 2011

11

1.2

Tình hình xuất khẩu cà phê Việt Nam

12

2.1

2.2


Công suất thiết kế của một số nhà máy sản xuất cà phê sản
phẩm năm 2012
Doanh thu và tỷ suất lợi nhuận hoạt động của các công ty
chế biến cà phê rang xay và hịa tan năm 2012

21

22

2.3

Tình hình sản xuất cà phê nước ta năm 2009 – 2011

24

2.4

Tiêu thụ cà phê tại nước ta từ năm 2005 đến năm 2014

27

3.1

3.2

3.3

3.4

3.5


3.6

3.7

Diễn biến tình hình sản xuất và xuất khẩu cà phê từ năm
1990-2007
TOP 10 nước có khối lượng nhập khẩu cà phê của Việt
Nam giai đoạn 2000-2006
Thị trường cà phê Việt Nam bình quân từ năm 2000 đến
năm 2006
Giá trị xuất khẩu cà phê Việt Namsang một số thị trường
năm 2013
Thị trường xuất khẩu và kim ngạch xuất khẩu cà phê nhân
của các doanh nghiệp FDI niên vụ 2011-2012
Thị trường xuất khẩu và kim ngạch xuất khẩu cà phê
củacác doanh nghiệp nhà nước niên vụ 2011-2012
Một số chỉ số chính của ba doanh nghiệp VCF AGC và
THV

37

39

42

43

48


50

53

3.8

Đánh giá tài chính cơng ty cổ phần VCF

54

3. 9

Đánh giá tài chính cơng ty cổ phần AGC

57

3.10 Đánh giá tài chính cơng ty cổ phần THV

60


viii

3.11 Biến động về lao động của Đắk Lắk 5 năm gần đây

69

3.12 Tình hình giảm nghèo của Đắk Lắk 5 năm gần đây

70



ix

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Tên biểu đồ

STT

Trang

1.1

Tỷ trọng xuất khẩu cà phê năm 2013

8

1.2

Những quốc gia xuất khẩu cà phề trên 1 triệu bao

9

1.3

Tình hình xuất khẩu cà phê của nước ta từ năm 1991 đến
năm 2009

13


2.1

Diện tích canh tác cà phê năm 2004

18

2.2

Tổng sản lượng cà phê theo địa vùng miền năm 2004

19

2.3

Sản lượng và diện tích cà phê Việt Nam từ 2004 – 2013

20

2.4

Thị trường cà phê hòa tan Việt Nam năm 2012

27

3.1

3.2

3.3
3.4


Tình hình xuất khẩu cà phê của nước ta từ năm 1991 đến
năm 2009
Thị trường xuất khẩu cà phê chủ yếu của Việt Namnăm
2012
Tỷ trọng đóng góp vào tăng kim ngạch xuất khẩu của một
số nhóm hàng trong quý I/2011
Diến biến diện tích cà phê Việt Nam từ 1995 – 2011

36

41

66
71


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trước ngưỡng cửa của thế kỷ XXI, loài người bị cuốn hút vào một q
trình mang tính chất quốc tế bao trùm hầu hết mọi lĩnh vực của đời sống kinh
tế, chính trị, xã hội của thế giới, đó là q trình tồn cầu hố mà cốt lõi của nó
là tồn cầu hoá kinh tế.Đây là một xu thế khách quan tác động một cách tồn
diện đến mọi dân tộc.Nó đặt mỗi quốc gia trước những thời cơ và cả thách thức
to lớn.Việt Nam chúng ta cũng không phải là một ngoại lệ.Chính vì vậy từ khi
chúng ta tiến hành đổi mới (1986) nước ta đã nỗ lực không ngừng mở rộng
quan hệ hợp tác quốc tế. Chúng ta đã ngặt hái được nhiều thành công trong việc
hội nhập kinh tế quốc tế như việc trở thành viên chính thức của liên minh

ASEAN(1996), tham gia khu vực mậu dịch tự do AFTA, ký kết hiệp định
thương mại Việt-Mỹ, tham gia tổ chức thương mại thế giới WTO.Việc hội nhập
kinh tế quốc tế tạo ra cho Việt Nam những thời cơ và thách thức lớn.
Cà phê là một mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam: Từ chục năm
trở lại đây, cà phê Việt Nam có vị trí quan trọng và là nước cung cấp nguyên
liệu cho thị trường thế giới. Trên 90% trong tổng số hơn 950.000 tấn sản xuất
ra đều được xuất khẩu. Hai vụ 2006/2007 và 2007/2008, kim ngạch xuất khẩu
cà phê cả nước đã đạt từ 1,5 tỷ USD lên 2 tỷ USD, đến năm 2013 xuất khẩu cà
phê của Việt Nam đã đạt tới 1,3 triệu tấn với mức kim ngạch xuất khẩu đạt 2,7
tỷ USD. Cà phê Việt Nam đã xuất khẩu đến 75 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong
đó châu Âu, châu Á và Mỹ vẫn là các thị trường trọng điểm (năm 2013 xuất
khẩu sang châu Âu: trên 568 ngàn tấn, chiếm 44% tổng sản lượng; Châu á đạt
269 ngàn tấn, chiếm 22% tổng sản lượng). Ở khu vực châu Á thì Nhật Bản là
nước nhập khẩu lớn nhất với 78,1 ngàn tấn, Trung quốc 31,7 ngàn tấn…


2

Mặc dù việc xuất khẩu cà phê trong những niên vụ gần đây khả quan như
vậy, nhưng do nhiều nguyên nhân, mặt hàng này vẫn chưa phát triển tương
xứng với tiềm năng. Bên ca ̣nh đó,đứng trước cánh cửa hội nhập kinh tế quốc
tế, các công ty cà phê Việt Nam sẽ phải chống chọi với rất nhiều ơng hồng cà
phê lớn trên thế giới như Brazil, Colombia, Trung Quốc….và hàng loạt thương
hiệu cà phê có tên tuổi trên thế giới như Nestle, Starbucks, Kraft Food và
Maxwell.Việc nghiên cứu đánh giá thực trạng và tìm kiếm các giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khấu cà phê của các cơng ty cà phê Việt Nam
trong q trình hội nhập kinh tế quốc tế là hết sức thiết yếu.Vì vâ ̣y, tôi đã lựa
cho ̣n đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu cà phê tại các
cơng ty cà phê Việt Nam trong q trình hội nhập kinh tế quốc tế” để nghiên
cứu.

2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực tra ̣ng hiệu quả hoa ̣t đô ̣ng kinh doanh
tại một số doanh nghiệp xuấ t khẩ u cà phê trong quá trình hội nhập kinh tế quốc
tế , đề tài sẽ đưa ra một số kiến nghị và đề xuấ t mô ̣t số giải pháp để nâng cao
hiêụ quả hoa ̣t đô ̣ng xuấ t khẩ u cà phê của các công ty cà phê Việt Nam trong
thời gian tới.
2.2. Mục tiêu cụ thể
Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về xuấ t khẩ u cà phê trong bố i cảnh
hội nhập kinh tế quốc tế. Ảnh hưởng của các giai đoạn hội nhập của Việt Nam
tới tình hình xuất khẩu cà phê;
Đánh giá thực trạng hiệu quả công tác xuấ t khẩ u cà phê của các công ty
xuất khẩu cà phê tại Viê ̣t Nam, chỉ ra những nhân tố ảnh hưởng đến hiê ̣u quả
xuấ t khẩ u cà phê của các công ty cà phê.


3

Đề xuất được các giải pháp nhằ m nâng cao hiê ̣u quả hoa ̣t đô ̣ng xuấ t khẩ u
cà phê Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoa ̣t đô ̣ng kinh doanh xuấ t khẩ u cà phê
của các công ty đang kinh doanh xuấ t khẩ u trong lĩnh vực cà phê tại Việt Nam.
3.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Phạm vi về không gian: Đề tài nghiên cứu hoa ̣t đô ̣ng xuấ t khẩ u cà phê của
một số công ty cà phê tại Việt Nam.
Phạm vi về thời gian: Sử dụng thông tin được công bố trên các tài liệu, báo
cáo... qua từ năm 1995 – 2013 và điều tra, phỏng vấn trực tiếp mô ̣t số doanh
nghiê ̣p có hoa ̣t đô ̣ng xuấ t khẩ u cà phê để đánh giá thực trạng hoa ̣t đơ ̣ng x́ t khẩ u

cà phê trong q trình hội nhập kinh tế quốc tế Việt Nam.
4. Nội dung nghiên cứu
Hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn về xuấ t khẩ u cà phê trong bố i cảnh
hội nhập kinh tế quốc tế.
Phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả xuấ t khẩ u cà phê của các cơng ty
cà phê Việt Nam trong q trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Đề xuất một số giải pháp nhằ m nâng cao hiê ̣u quả hoa ̣t đô ̣ng xuấ t khẩ u
cà phê Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.


4

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ XUẤT KHẨU CÀ PHÊ
TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
1.1. Cơ sơ lý luận về vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Khái niệm hội nhập kinh tế quốc tế
Mặc dù có nhiều quan niệm khác nhau về hội nhập kinh tế quốc tế nhưng
nhìn chung quan niệm tương đối phổ biến hiện nay là: Hội nhập kinh tế quốc
tế là sự gắn kết nền kinh tế của mỗi quốc gia vào các tổ chức hợp tác khu vực
và toàn cầu, trong đó các nước thành viên chịu sự ràng buộc hoặc theo quy
định chung của cả khối.Hội nhập kinh tế quốc tế là q trình quốc gia thực
hiện mơ hình liên kết kinh tế mở, tự nguyện tham gia vào các định chế và tài
chính quốc tế, thực hiện thuận lợi hóa và tự do hóa thương mại đầu tư và các
hoạt động kinh tế đối ngoại khác.
Hội nhập kinh tế q trình xóa bỏ từng bước và từng thành phần các rào
cản về thương mại và đầu tư giữa các quốc gia theo hướng tự do hóa kinh tế
Hội nhập kinh tế một mặt tạo điều kiện thuận lợi mới cho các doanh
nghiệp trong sản xuất kinh doanh, mặt khác buộc các doanh nghiệp phải có
những đổi mới để nâng cao sức cạnh tranh trên thương trường.

Hội nhập kinh tế quốc tế tạo thuận lợi cho việc thực hiện các công cuộc
cải cách ở các quốc gia nhưng đồng thời cũng là yêu cầu, sức ép đối với các
quốc gia trong việc đổi mới và hoàn thiện thể chế kinh tế, đặc biệt là các chính
sách và phương thức quản lý vĩ mơ.
Hội nhập kinh tế quốc tế chính là tọa dựng các nhân tố mới và điều kiện
mới cho sự phát triển của từng quốc gia và cộng đồng quốc tế trên cơ sở trình
độ phát triển ngày càng cao và hiện đại của lực lượng sản xuất


5

Hội nhập kinh tế quốc tế chính là sự khơi thơng các dịng chảy
nguồn lực trong và ngồi nước, tạo điều kiện mở rộng thị trường chuyển gia
công nghệ và các kinh nghiệm quản lý.
1.1.2. Vai trò của hội nhập kinh tế quốc tế đối với Việt Nam
Mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế đã và đang là vấn đề thời sự của hầu hết
các nước, thúc đẩy sự phát triển kinh tế tồn cầu, nước nào đóng cửa với thế
giới là đi ngược xu thế chung của thời đại khó tránh khỏi rơi vào lạc hậu. Mặt
khác mở cửa kinh tế quốc tế cũng có những tác động tiêu cực đối với những
nước mà sức cạnh tranh còn kém, trình độ khoa học kĩ thuật chưa cao.
Là một nước nghèo trên thế giới, bị tàn phá bởi hàng chục năm chiến
tranh, Việt Nam bắt đầu chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang cơ
chế thị trường, từ một nền kinh tế bao cấp nghèo nàn bắt đầu mở cửa tiếp xúc
với nền kinh tế thị trường đầy rẫy sức ép và khó khăn. Nhưng đứng trước xu
thế phát triển tất yếu của nên kinh tế, Việt nam là một bộ phận của cộng đồng
quốc tế khơng thể đứng ngồi việc hội nhập kinh tế. Chỉ có hội nhập kinh tế
Việt Nam mới có thể khai thác hết những nội lực sẵn có của mình để tạo ra
những thuận lợi phát triển kinh tế.
Tham gia vào các tổ chức kinh tế thế giới và khu vực sẽ tạo điều kiện
cho Việt nam phát triển nhanh chóng. Những cơ hội của hội nhập đem lại nếu

Việt Nam tận dụng được một cách triệt để sẽ là động lực để thúc đẩy kinh tế,
xã hội phát triển.
Việc hội nhập nền kinh tế quốc tế cũng góp phần mở rộng thị trường xuất
nhập khẩu của Việt Nam. Cùng với việc được hưởng những ưu đãi về thuế
quan, xóa bỏ hàng rào phi thuế quan và các chế đội đãi ngộ khác đã tạo điều
kiện cho hàng hóa của Việt Nam thâm nhập thị trường thế giới.
Hội nhập kinh tế quốc tế làm tăng thu hút đầu tư nước ngoài tới Việt Nam, viện
trợ phát triển chính thức và giải quyết vấn đề nợ quốc tế.


6

Tham gia hội nhập kinh tế quốc tế cũng tạo điều kiện cho Việt Nam tiếp
thu khoa học kĩ thuật cơng nghệ tiên tiến thúc đẩy nhanh q trình cơng nghiệp
hóa hiện đại hóa, các kĩ thuật cơng nghệ mới có điều kiện du nhập vào Việt
Nam nhằm phát triển năng lực kĩ thuật công nghệ quốc gia. Đào tạo cán bộ
quản lý và cán bộ kinh doanh.
Hội nhập kinh tế góp phần duy trì hịa bình ổn định tạo dựng môi trường
thuận lợi để phát triển kinh tế, nâng cao vị trí Việt Nam trên trường quốc tế.
Hội nhập kinh tế còn tạo cơ hội mở rộng giao lưu các nguồn lực nước ta với
các nước như nguồn lực lao động, nhập khẩu các lao động kĩ thuật cao, các
công nghệ mới, phát minh sáng chế mà Việt Nam chưa có.
Sự cạnh tranh diễn ra ngày càng khốc liệt trên thị trường thế giới và thậm
chí ngay cả trên thị trường nội địa. Đối với các nước hàng hóa chưa có sức cạnh
tranh cao thì đây là một thách thức to lớn. Nếu khơng có các biện pháp, chính
sách thích hợp để nâng cao sức cạnh tranh thì sẽ khơng có chỗ đứng trên thị
trường thế giới, tồi tệ hơn nó cịn phá hủy nền sản xuất trong nước.
Sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế giữa các nước, các nước kém phát triển
thường ở vào vị trí bất lợi, thua thiệt và thường bị các nước phát triển đối xử
bất cơng. Ngồi ra các tập đồn đa quốc gia dễ dàng chi phối kinh doanh trong

nền kinh tế hội nhập, thậm chí là chi phối cả Chính phủ.
Khi tham gia hội nhập mở cửa nền kinh tế sự giao lưu giữa các nước trên
thế giới sẽ ngày càng thơng thống dễ dàng hơn và vì vậy văn hóa ngoại lai
cũng như các tệ nạn xã hội mới cũng theo con đường này mà du nhập vào. Nếu
nền văn hóa trong nước khơng đủ mạnh để đề kháng lại với văn hóa ngoại lai
độc hại thì nó sẽ phá vỡ nền văn hóa trong nước. Lối sống thực dụng chạy theo
đồng tiền sẽ làm cho con người ta ngày càng xa nhau hơn, văn hóa truyền thống
sẽ bị phá vỡ đặc biệt là với những quốc gia Á Đông có bẳn sắc văn hóa truyền
thống lâu đời. Mà văn hóa đã mất thì hội nhập sẽ thất bại và sẽ mất tất cả.


7

Hội nhập làm phân hóa giàu nghèo giữa các nước và giữa các tầng lớp
trong cùng một nước gây ra nhiều vấn đề xã hội phức tạp mà các quốc gia khó
giải quyết một sớm một chiều được. Hội nhập còn khai thác cạn kiệt nguồn tài
nguyên trong nước gây ô nhiễm môi trường.
1.1.3. Vị trí ngành cà phê trong nền kinh tế quốc dân
Cà phê là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam là
mặt hàng nông sản xuất khẩu đứng thứ 2 về kim ngạch sau gạo. Chính vì thế
ngành cà phê đã có một vai trò rất lớn trong nền kinh tế quốc dân
Ngành cà phê góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Ngành cà phê
gắn với cả một quá trình khép kín từ sản xuất đến tiêu dùng. Điều này kéo theo
theo một loạt các ngành kinh tế phát triển như ngành xây dựng các cơ sở để
nghiên cứu giống, ngành thuỷ lợi, ngành giao thơng, ngành chế tạo máy
móc... Vì thế đẩy mạnh qúa trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở các vùng nơi
có cây cà phê phát triển. Điều này góp phần đẩy nhanh tiến trình cơng nghiệp
hố hiện đại hố trong nơng nghiệp nơng thơn.
Ngành cà phê đã góp phần rất lớn vào nguồn thu ngân sách nhà
nước. Hàng năm ngành cà phê đem về cho đất nước từ 11,2 tỷ USD trên 1 năm

chiếm 10% kim ngạch xuất khẩu cả nước. Xuất khẩu cà phê mỗi năm đem về
cho nền kinh tế chúng ta một lượng ngoại tệ lớn, khoảng 500 triệu USD. Xuất
khẩu cà phê góp phần khơng nhỏ vào việc thực hiện mục tiêu của chiến lược
xuất nhập khẩu nói riêng và mục tiêu phát triển chiến lược kinh tế xã hội nói
chung của đất nước.
Góp phần giải quyết cơng ăn việc làm cải thiện đời sống nhân dân, theo
Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam (Vicofa) thì mỗi năm ngành cà phê thu hút
khoảng 600.000 – 700.000 lao động, thậm chí trong ba tháng thu hoạch số lao
động có thể lên tới 800.000 lao động. Lao động làm việc trong ngành cà phê
chiếm khoảng 2,93% tổng số lao động trong ngành nơng nghiệp và chiếm
1,83% tổng số lao động trên tồn nền kinh tế quốc dân.


8

Biểu đồ 1.1: Tỷ trọng xuất khẩu cà phê năm 2013

Nguồn: Tổng cục thống kê, Bộ NN&PTNT
Hiện nay xu thế tồn cầu hố và hội nhập đang diễn ra mạnh mẽ như vũ
bão trên phạm vi tồn thế giới, lơi cuốn rất nhiều nước trên thế giới tham gia.
Việt Nam cũng khơng thể nằm ngồi vũng xốy này và đang nỗ lực hết sức để
có thể tiến vào một cách nhanh nhất. Hoạt động xuất nhập khẩu sẽ là cấu nối
hết sức quan trọng để đẩy nhanh tiến trình này. Chính vì vậy mà hoạt động xuất
nhập khẩu ngày càng trở nên quan trọng trong chính sách và chiến lược phát
triển kinh tế Việt Nam
1.2. Thị trường cà phê
1.2.1. Thị trường xuất khẩu cà phê thế giới
Giá trị thị trường của ngành cà phê bán lẻ trên thế giới ước tính khoảng
70.68 tỷ đơ la (năm 2011) (Euromonitor). So với thị trường cà phê nguyên liệu
thì giá trị cà phê rang xay thành phẩm cao hơn gấp 9 hoặc 10 lần, nâng tổng giá

trị giao dịch cà phê thành phẩm lên tới trên 100 tỷ USD hàng năm. Thị trường
này bị thao túng bởi các đại gia như Nestlé (Thụy Sĩ ), D.E Master Blenders
1753 (tách ra từ Sara Lee) (Mỹ), Mondelēz International (lúc trước là Kraft
food Global) (Mỹ ), J.M Smucker (Mỹ ) và Tchibo (Đức).


9

Năm 2012, ba nhóm cơng ty lớn nhất (Nestlé và Mondelēz International
và D.E Master Blenders 1753) kiểm soát 70% thị trường cà phê bán lẻ ở Anh.
Nhóm 5 nhóm cơng ty đứng đầu kiểm soát hơn 50% thị trường. Nestlé thống
trị thị trường cà phê hòa tan với mức thị phần trên 50%.
Trong hệ thống bán lẻ, hệ số lãi của sản phẩm cà phê truyền thống (Main
stream coffee) thì thấp hơn hệ số lãi của cà phê cao cấp (Speciality coffee). Các
thương hiệu riêng của hệ thống chuỗi cửa hàng bán lẻ vẫn chưa thâm nhập được
vào phân khúc cà phê cao cấp (Speciality coffee).Các “thương hiệu cà phê chất
lượng cao” như Starbucks, illy thống trị phân khúc cao cấp trong hệ thống cửa
hàng bán lẻ.
Thị trường RTD của trà và cà phê thế giới ước tính vào khoảng 69 tỷ đơ
la (năm 2011), dự đốn tốc độ tăng trưởng hàng năm là 10,9% từ năm 20122017 (theo MarketsandMarkets).
Biểu đồ 1.2: Những quốc gia xuất khẩu cà phề trên 1 triệu bao

Nguồn: Tổ chức Cà phê Quốc tế
Số liệu từ Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO) cho thấy Việt Nam xuất khẩu được
1,1 triệu bao cà phê (loại 60kg) trong tháng 9, đưa khối lượng xuất khẩu của cả


10

niên vụ 2013 (từ tháng 10/2012 đến tháng 9/2013) lên xấp xỉ 20 triệu bao, giảm

7,9% so với niên vụ 2011/2012 (21,7 triệu bao).
Với khối lượng trên, Việt Nam tiếp tục là nhà xuất khẩu cà phê lớn thứ
hai thế giới. Vị trí đứng đầu thuộc về Brazil. Với 2,7 triệu bao cà phê xuất khẩu
được trong tháng 9, tổng khối lượng xuất khẩu của nước này trong cả niên vụ
2013 đạt 30,9 triệu bao, tăng 7,2% so với niên vụ trước.Indonesia và Colombia
xếp hai vị trí tiếp theo khi khối lượng xuất khẩu của 2 nước này tăng mạnh với
mức lần lượt là 23% và 21,2%. Xuất khẩu của Indonesia trong cả niên vụ đạt
10,6 triệu bao, còn xuất khẩu của Colombia đạt 8,8 triệu bao.
Một số nước có khối lượng xuất khẩu lớn khác là Ấn Độ với trên 5 triệu
bao, Honduras trên 4 triệu bao, các nước Guatemala, Uganda, Mexico, Ethiopia
đều chỉ số khối lượng trên 3 triệu bao.
1.2.2. Thị trường xuất khẩu cà phê Việt Nam
Năm 1997, Việt Nam vượt qua Indonesia để trở thành quốc gia xuất khẩu
cà phê đứng thứ ba thế giới. Vào năm 2000, với 734.000 tấn cà phê xuất khẩu,
Việt Nam tiếp tục vượt qua Colombia để chắc chân ở vị trí thứ hai thế giới. Vị
trí này được duy trì kể từ đó đến nay.


11

Bảng 1.1: Một số chỉ tiêu ngành cà phê trong giai đoạn 2008 - 2011

Xuất khẩu cà phê nhân hàng năm luôn đạt mức tăng trưởng cao. Năm
2011, kim ngạch xuất khẩu là 1,25 triệu tấn, trị giá 2,75 tỷ đô la, tăng 3,2% về
lượng và 48,7% về giá trị so với năm 2010. Năm 2012, kim ngạch xuất khẩu là
1,73 triệu tấn, 3,67 tỷ đô la, tăng 37,8% về lượng và 33,4% về giá trị so với
năm 2011.


12


Bảng 1.2: Tình hình xuất khẩu cà phê Việt Nam
2007/2008
Thời gian

Tháng 10
Tháng 11
Tháng 12
Tháng 1
Tháng 2
Tháng 3
Tổng 6

Khối
lượng
(nghìntấn)
41
70
110
171
77
97
566

Giá trị
(Triệu USD)
73
121
192
309

156
218
1069

2008/2009

2009/2010

Khối lượng
Giá trị
Khối lượng
(nghìntấn) (Triệu USD) (nghìntấn)
34
63
159
118
119
110
603

60
106
262
182
181
158
949

52
70

114
112
64
104
516

Giá trị
(Triệu
USD)

% thay đổi
09/10 so với 08/09
Khối lượng

Giá trị

74
53%
23,30%
100
11%
-5.70%
160
-28%
-39%
158
-5,10%
-13,20%
92
-46,20%

-49,20%
142
-5,50%
-10,10%
726
-14,40%
-23,50%
(Nguồn: Vicofa, Tổng Cục Thống kê Việt Nam)


13

Tuy chiếm gần 30% khối lượng cà phê nhân giao dịch toàn cầu, nhưng
giá trị kim ngạch mới chỉ chiếm 10% trong tổng giá trị thương mại 35 tỷ USD
của cà phê nhân thế giới.
Việt Nam có hơn 200 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu cà phê, trong khi
chỉ có 20 cơng ty nước ngồi thu mua và cung cấp cho 8 nhà rang xay lớn của
thế giới
Biểu đồ 1.3: Tình hình xuất khẩu cà phê của nước ta
từ năm 1991 đến năm 2009

Nguồn: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Niên vụ 2011- 2012: Tổng số sản lượng thu mua của các doanh nghiệp
FDI bằng 45% sản lượng của cả niên vụ, trong đó hàng năm lượng thu mua của
các doanh nghiệp FDI thu như Nestlé chiếm 15% (khoảng 250.000 tấn),
Nedcoffee chiếm 9% (khoảng 150.000 tấn). Ở Gia Lai, chỉ riêng chi nhánh
Công ty TNHH Louis Dreyfus Commodities đã chiếm hơn 40% tổng kim ngạch
xuất khẩu cà phê của cả tỉnh trong năm 2012.
Năm 2010: tập đoàn Intimex chỉ xếp vị thứ 2 trong các doanh nghiệp
xuất khẩu cà phê nhân lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch vào khoảng



14

142.134 tấn (13.59% kim ngạch xuất khẩu cà phê cả nước), đứng vị trí đầu tiên
là Tổng cơng ty cà phê Việt Nam với kim ngạch 177.902 tấn (16.46% kim
ngạch xuất khẩu cả nước) và tập đồn Thái Hịa xếp vị trí thứ 2 với kim ngạch
xuất khẩu là 82.951 tấn (7.93% kim ngạch xuất khẩu cà phê cả nước).
Nhưng đến niên vụ 2011-2012, Tập đồn Intimex xếp vị trí đứng đầu
trong các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê với kim ngạch xuất khẩu là 360.000
tấn (chiếm 21% kim ngạch xuất khẩu cả nước), Tổng cơng ty Tín Nghĩa Đồng
Nai xuất khẩu khoảng 127.000 tấn xếp vị trí thứ 5 (chiếm 7% kim ngạch xuất
khẩu cả nước).
Chỉ trong vòng 2 năm từ năm 2010 đến 2012 trong số hơn 200 doanh
nghiệp xuất khẩu cà phê hiện nay, chỉ 30 doanh nghiệp làm ăn hiệu quả, có
lượng hàng xuất khẩu hàng năm tương đối lớn và ổn định; còn lại đều là các
doanh nghiệp thương mại, khơng có chân hàng dự trữ, nên thua lỗ liên miên.
Ngoài nguyên nhân những doanh nghiệp xuất khẩu có vốn điều lệ nhỏ khơng
cạnh tranh thu mua cà phê được với các doanh nghiệp FDI thì cịn có các
ngun nhân khác từ chính việc điều hành, quản lý nguồn vốn không chuyên
nghiệp của các doanh nghiệp gây ra. Điển hình là tình trạng thua lỗ của 2 công
ty là Tổng công ty cà phê Việt Nam và Tập đồn Thái Hịa.


×