Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế trồng cây đào cảnh của hộ nông dân trên địa bàn thị xã tam điệp tỉnh ninh bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 88 trang )

i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng mọi số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn
này là hoàn toàn trung thực và chưa từng được sử dụng hoặc cơng bố trong
bất kỳ cơng trình nào khác.
Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cám ơn và các
thơng tin trích dẫn trong luận văn đều được ghi rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 12 tháng 12 năm 2014
Tác giả

Nguyễn Thị Vương


ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, ngoài nỗ lực cố gắng của bản thân cịn có
sự hướng dẫn nhiệt tình của các thầy cơ giáo, các cơ quan, tổ chức, cá nhân đã
tạo điều kiện thuận lợi cũng như sự động viên ủng hộ của gia đình, bạn bè và
đồng nghiệp trong suốt thời gian học tập nghiên cứu và thực hiện luận văn.
Nhân dịp này tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học
Lâm nghiệp, Khoa Đào tạo sau Đại học, các thầy cô trong và ngồi trường,
những người đã trang bị cho tơi những kiến thức q báu và giúp đỡ tơi hồn
thành luận văn này.
Đă ̣c biê ̣t, tôi xin, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới sự giúp đỡ, chỉ
bảo tận tình của TS Ngơ Văn Hải - đã trực tiếp hướng dẫn tơi trong suốt q
trình nghiên cứu và hồn thành luận văn.
Đồng thời tơi xin gửi lời cám ơn tới các HTX Nông nghiêp,
̣ Đảng Ủy,
UBND các xã thuộc thị trấn Tam Điệp, Trung tâm khuyế n Nông, Hô ̣i Nông
dân tâ ̣p thể , Phòng Thớ ng kê thị trấn Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình đã nhiê ̣t tình
giúp đỡ tơi hoàn thành l ̣n văn này.


Qua đây tơi cũng xin bày tỏ lịng biết ơn đối với gia đình và bạn bè đã
giúp đỡ, động viên tơi trong suốt q trình học tập và nghiên cứu.
Hà Nội, ngày 12 tháng 12 năm 2014
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Vương


iii
MỤC LỤC
Trang phụ bìa

Trang

Lời cam đoan ...................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................ ii
Mục lục ............................................................................................................. iii
Danh mục các từ viết tắt.................................................................................... v
Danh mục các bảng ......................................................................................... vii
Danh mục các hình ......................................................................................... viii
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ KINH TẾ
TRỒNG CÂY ĐÀO CẢNH.............................................................................. 3
1.1. Cơ sở lý luận về hiệu quả kinh tế ........................................................... 3
1.1.1. Các khái niệm, tiêu chuẩn đánh giá và phân loại hiệu quả kinh tế
trong sản xuất kinh doanh ......................................................................... 3
1.1.2. Các khái niệm cơ bản về kinh tế nơng hộ ....................................... 8
1.1.3. Các cơng thức tính hiệu quả kinh tế.............................................. 10
1.2. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật trong trồng cây đào cảnh ........................... 12
1.2.1. Đặc điểm sinh học của cây đào cảnh ............................................ 12

1.2.2. Đặc điểm kỹ thuật của cây đào cảnh............................................. 13
1.2.3. Vai trò của trồng cây đào cảnh trong kinh tế nông hộ ................. 17
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trồng cây đào cảnh ....... 19
1.3.1. Các nhân tố thuộc về điều kiện tự nhiên ....................................... 19
1.3.2. Các nhân tố kinh tế - xã hội .......................................................... 19
1.3.3. Các nhân tố về tổ chức sản xuất trong hộ ..................................... 19
1.3.4. Nhân tố về khoa học công nghệ và kỹ thuật ................................. 20
1.3.5. Trình độ sản xuất của chủ hộ ........................................................ 20
1.4. Tình hình trồng cây cảnh trong nước và trên thế giới ......................... 20


iv
1.4.1. Tình hình trồng đào và cây cảnh tại một số nước trên thế giới .... 20
1.4.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ cây cảnh ở Việt Nam ................... 22
Chương 2. ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU..................................................................................... 25
2.1. Đặc điểm tự nhiên - kinh tế - xã hội của thị xã Tam Điệp.................. 25
2.1.1. Vị trí địa lý, đặc điểm khí hậu và địa hình .................................... 25
2.1.2. Tài nguyên thiên nhiên.................................................................. 29
2.1.3. Đặc điểm Kinh tế - Xã hội trên địa bàn thị xã Tam Điệp ............ 30
2.2. Phương pháp nghiên cứu...................................................................... 37
2.2.1. Phương pháp thu thập tư liệu ........................................................ 37
2.2.2. Phương pháp xử lý số liệu ............................................................ 38
2.2.3. Phương pháp phân tích.................................................................. 38
2.2.4. Hệ thống chỉ tiêu sử dụng trong nghiên cứu đề tài ....................... 39
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................... 42
3.1. Thực trạng hiệu quả kinh tế trồng cây đào cảnh của hộ nơng dân .......... 42
3.1.1. Tình hình chung về trồng cây đào cảnh của thị xã Tam Điệp ...... 42
3.1.2. Tình hình chung của nhóm hộ nghiên cứu hiệu quả SX Đào cảnh
tại thị xã Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình ....................................................... 50

3.1.3. Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh tế trồng cây đào
cảnh của hộ .............................................................................................. 56
3.1.4. Đánh giá chung về hiệu quả kinh tế trồng cây đào cảnh của hộ
nông dân trên địa bàn thị xã .................................................................... 60
3.1.5. Phân tích ma trận SWOT .............................................................. 63
3.2. Định hướng và giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế trồng cây
đào cảnh của hộ nông dân trên địa bàn thị xã Tam Điệp ............................ 66
3.2.1. Định hướng phát triển sản xuất cây cảnh ở thị xã Tam Điệp ...... 66


v
3.2.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất đào cảnh tại thị xã
Tam Điệp tỉnh Ninh Bình........................................................................ 67
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................... 72
1. Kết luận ................................................................................................... 72
2. Kiến nghị ................................................................................................. 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 75
PHỤ LỤC


vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Chữ viế t tắ t

Chữ viế t đầ y đủ

TQ

Bình qn


CC

Cơ cấu

CNH-HĐH

Cơng nghiệp hóa- Hiện đại hóa

DT

Diện tích

DK

Dự kiến

ĐVT

Đơn vị tính

KS

Khảo sát

QM

Quy mơ

HQKT


Hiệu quả kinh tê

NN&PTNT

Nông nghiệp và phát triển nôn thôn

THPT

Trung học phổ thông

TN - MT

Tài nguyên - môi trường

TX.Tam Điệp

Thị xã Tam Điệp

UBND

Ủy ban nhân dân


vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Diện tích trồng cây cảnh ở một số nước trên thế giới năm 2011 .. 21
Bảng 1.2. Diện tích trồng hoa, cây cảnh một số địa phương VN năm 2011 . 24
Bảng 1.3. Các loại cây cảnh được trồng phổ biến ở Việt Nam ..................... 24
Bảng 2.1. Bảng phân tích biến động diện tích đất theo mục đích sử dụng trên

địa bàn thị xã Tam điệp .................................................................................. 28
Bảng 2.2. Cơ cấu sử dụng đất thị xã tam điệp giai đoạn 2011- 2013 ............. 29
Bảng 2.3. Cơ cấu kinh tế của các ngành thuộc Thị xã Tam Điệp .................... 36
Bảng 2.4. Số hộ điều tra tại các điểm nghiên cứu ........................................... 38
Bảng 3.1. Diện tích, cơ cấu cây đào cảnh của thị xã Tam Điệp ................... 43
Bảng 3.2. Diện tích, doanh thu từ sản xuất đào cảnh trên địa bàn thị xã Tam
Điệp ................................................................................................................. 44
Bảng 3.3. Diện tích, doanh thu từ sản xuất đào cảnh trên địa bàn xã Đông Sơn .... 46
Bảng 3.4. Năng suấ t cây đào cảnh trên địa bàn TX Tam Điệp ....................... 48
Bảng 3.5. Năng suấ t cây đào bích trên địa bàn TX Tam Điệp ....................... 48
Bảng 3.6. Tình hình cơ bản và điều kiện sản xuất của các hộ điều tra ........... 51
Bảng 3.7. Tình hình sử dụng đât SX cho từng loại đào các hộ điều tra ......... 52
Bảng 3.8. Diện tích, năng suất, sản lượng các loại đào cảnh theo quy mơ SX
các hộ điều tra (tính bình quân cho 1 hộ) ........................................................ 52
Bảng 3.9. Tình hình đầu tư chi phí sản xuất ở các nhóm hộ trồng cây đào
cảnh năm 2013 (Tính bình qn cho 1 sào/năm) ............................................ 53
Bảng 3.10. Hiệu quả kinh tế sản xuất ở các nhóm hộ trồng cây đào cảnh năm
2013 (Tính bình quân cho 1 sào/năm) ........................................................... 54
Bảng 3.11. Giá bán đào cảnh ta ̣i 3 xa.............................................................
58
̃
Bảng 3.12. Tóm tắ t ma trâ ̣n SWOT trong phân tích sản xuấ t và tiêu thu ̣ cây
đào cảnh ở Thị xã Tam Điệp ........................................................................... 64
Bảng 3.13. Dự kiến qui hoạch phát triển diện tích cây đào cảnh .................. 68


viii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Bản đồ hành chính Thị xã Tam Điệp .............................................. 26
Hình 2.2. Biểu đồ cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp năm 2013 của thị xã Tam

Điệp ................................................................................................................. 30
Hình 3.1. biểu đồ diện tích trồng đào phai và đào bích giai đoạn 2011- 2013 ... 43
Hình 3.2. biểu tỷ trọng diện tích trồng Đào trên địa bàn TX.Tam Điệp ......... 45
theo xã (phường) ............................................................................................. 45
Hình 3.3. Biểu đồ thu nhập từ cây đào trên địa bàn xã Đơng Sơn giai đoạn
2011- 2013....................................................................................................... 47
Hình 3.4. Sơ đồ hệ thống kênh tiêu thụ Cây đào cảnh tại Tam Điệp ............. 50
Hình 3.5. Biểu đồ thu nhập hỗn hợp (MI) năm 2013...................................... 55


1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trải qua các thời kỳ c mạng, Đảng ta luôn khẳng định vai trị to lớn và
vị trí quan trọng của vấn đề phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn. Kinh tế
hộ gia đình ở nơng thơn là loại hình tổ chức sản xuất có hiệu quả về kinh tế xã
hội, tồn tại và phát triển lâu dài, có vị trí quan trọng trong sản xuất nơng
nghiệp và q trình cơng nghiệp hóa-hiện đại hóa nơng nghiệp nơng
thơn.Tiếp tục khuyến khích kinh tế hộ phát triển mạnh mẽ tạo ra lượng sản
phẩm hàng hóa đa dạng có chất lượng, giá trị ngày càng cao, tăng thu nhập
cho mỗi gia đình nơng dân, cải thiện đời sống mọi mặt ở nông thôn, cung cấp
sản phẩm cho đô thị, công nghiệp và xuất khẩu đồng thời đẩy mạnh chuyển
dịch cơ cấu kinh tế là việc làm cần thiết trong giai đoạn hiện nay.
Tam Điêp là một thị xã của tỉnh Ninh Bình có tiềm năng phát triển
kinh tế nông nghiệp, nhất là phát triển nghề trồng hoa cây cảnh. Những năm
gần đây việc sản xuất cây đào cảnh trên địa bàn thị xã đã có những bước phát
triển mới, một hướng đi phù hợp với điều kiện tự nhiên và nhu cầu tiêu dùng
của nhân dân. Cây đào cảnh đang thực sự khẳng định được vị trí là cây xố
đói giảm nghèo và mang lại nguồn thu nhập cho nhiều hộ dân trên địa bàn thị
xã Tam Điệp. Tuy nhiên, việc tổ chức sản xuất và tiệu thụ sản phẩm đào cảnh

của một số hộ gia đình cịn có những bất cập cần được nghiên cứu đổi mới.
Chính vì vậy, tơi đã lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Giải pháp nâng cao hiệu
quả kinh tế trồng cây đào cảnh của hộ nông dân trên địa bàn thị xã Tam
Điệp, tỉnh Ninh Bình”
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 . Mục tiêu tổng quát
Trên cơ sở đánh giá thực trạng tình hình phát triển sản xuất cây cảnh
của hộ nông dân trên địa bàn thị xã Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình, từ đó đề xuất


2
một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế đối với hộ nông
dân trồng cây đào cảnh trên địa bàn thị xã Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
+ Góp phần hệ thống hố cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả phát
triển sản xuất cây cảnh trong hộ nông dân.
+ Đánh giá thực trạng tình hình phát triển sản xuất cây cảnh của hộ
nông dân trên địa bàn thị xã Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình, đồng thời phân tích
những nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh tế trồng cây đào cảnh trên địa bàn
nghiên cứu;
+ Đề xuất các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế đối với hộ
nông dân trồng cây đào cảnh trên địa bàn thị xã Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Hiệu quả kinh tế trồng cây đào cảnh
của các hộ nông dân ở thị xã Tam Điệp.
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
+ Phạm vi về nội dung: Đánh giá hiệu quả kinh tế trong trồng cây đào cảnh
của hộ nông dân; đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế đối với hộ nông
dân trồng cây đào cảnh trên địa bàn thị xã Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình.
+ Phạm vi về khơng gian: Địa bàn thị xã Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình;

+ Phạm vi về thời gian: Số liệu thu thập trong 3 năm (2011 – 2013).
1.4. Nội dung nghiên cứu
Ngoài phần mở đầu và kết luận , nội dung được trình bày trong 3 chương
- Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế trồng cây
đào cảnh;
- Chương 2: Đặc điểm địa bàn nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
- Chương 3: Thực trạng và các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế
trong trồng cây đào cảnh của hộ nông dân ở thị xã Tam Điệp.


3
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ
HIỆU QUẢ KINH TẾ TRỒNG CÂY ĐÀO CẢNH
1.1. Cơ sở lý luận về hiệu quả kinh tế
1.1.1. Các khái niệm, tiêu chuẩn đánh giá và phân loại hiệu quả kinh tế
trong sản xuất kinh doanh
1.1.1.1. Khái niệm về hiệu quả kinh tế
a) Hiệu quả
Hiệu quả là một phạm trù kinh tế chung nhất, liên quan trực tiếp đến
nền kinh tế sản xuất hàng hóa. Hiệu quả là chỉ tiêu dùng để phân tích, đánh
giá và lựa chọn các phương án hành động. Hiệu quả được xem xét dưới nhiều
giác độ và quan điểm khác nhau: Hiệu quả tổng hợp, hiệu quả kinh tế, hiệu
quả chính trị xã hội, hiệu quả trực tiếp, hiệu quả gián tiếp, hiệu quả tương đối
và hiệu quả tuyệt đối...Ngày nay, khi đánh giá hiệu quả đầu tư của các dự án
phát triển, nhất là những dự án đầu tư phát triển nơng nghiệp, nơng thơn, địi
hỏi phải xem xét hiệu quả kinh tế trên nhiều phương diện.
b) Hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế là một phạm trù phản ánh mặt chất lượng của các hoạt
động kinh tế. Quá trình tăng cường lợi dụng các nguồn lực sẵn có phục vụ cho

lợi ích của con người, có nghĩa là nâng cao chất lượng của các hoạt động kinh
tế. Nâng cao hiệu quả kinh tế là một đòi hỏi khách quan của mọi nền sản xuất
xã hội xuất phát từ những nhu cầu vật chất của con người ngày càng tăng.
Yêu cầu của công tác quản lý kinh tế đòi hỏi phải nâng cao chất lượng của các
hoạt động kinh tế làm xuất hiện phạm trù hiệu quả kinh tế. Xuất phát từ giác
độ nghiên cứu khác nhau, các nhà kinh tế đưa ra nhiều quan điểm khác nhau
về hiệu quả kinh tế.


4
+ Quan điểm thứ nhất: Trước đây, người ta coi hiệu quả kinh tế là kết
quả đạt được trong hoạt động kinh tế. Ngày nay, quan điểm này khơng cịn
phù hợp, bởi vì nếu cùng một kết quả xuất nhưng hai mức chi phí khác nhau
thì theo quan điểm này chúng có cùng một hiệu quả.
+ Quan điểm thứ hai: Hiệu quả đạt được xác định bằng nhịp độ tăng
trưởng sản phẩm xã hội hoặc thu nhập quốc dân, hiệu quả sẽ cao khi các nhịp
độ tăng của các chỉ tiêu đó cao. Nhưng chi phí hoặc nguồn lực được sử dụng
tăng nhanh vì sao? Hơn nữa, điều kiện sản xuất năm hiện tại khác với năm
trước, yếu tố bên trong và bên ngồi của nền kinh tế có những ảnh hưởng
cũng khác nhau. Do đó, quan điểm này chưa được thoả đáng.
+ Quan điểm thứ ba: Hiệu quả là mức độ hữu ích của sản phẩm được
sản xuất ra, tức là giá trị sử dụng chứ không phải là giá trị.
+ Quan điểm thứ tư: Hiệu quả kinh tế là chỉ tiêu so sánh mức độ tiết
kiệm chi phí trong một đơn vị kết quả hữu ích và mức độ tăng khối lượng kết
quả hữu ích của hoạt động sản xuất vật chất trong một thời kỳ, góp phần làm
tăng thêm lợi ích của xã hội, của nền kinh tế quốc dân. Như vậy, có rất nhiều
quan điểm về hiệu quả do đó việc xác định khái niệm hiệu quả cần xuất phát từ
quan điểm triết học Mác xít và những luận điểm của lý thuyết hệ thống để có
cách nhìn nhận và đánh giá đúng đắn.
- Một là: Theo quan điểm triết học Mác xít thì bản chất của hiệu quả

kinh tế là sự thực hiện yêu cầu của quy luật tiết kiệm thời gian, biểu hiện trình
độ sử dụng nguồn lực của xã hội. Các Mác cho rằng, quy luật tiết kiệm thời
gian là quy luật có tầm quan trọng đặc biệt, tồn tại trong nhiều phương thức
sản xuất. Mọi hoạt động của con người đều tuân theo quy luật này, nó quy
định động lực phát triển của lực lượng sản xuất tạo điều kiện phát triển phát
minh xã hội và nâng cao đời sống của con người qua mọi thời đại.


5
- Hai là: Theo quan điểm của lý thuyết hệ thống thì nền sản xuất xã hội
là một hệ thống các yếu tố sản xuất và các quan hệ vật chất hình thành giữa
con người với con người trong quá trình sản xuất. Hệ thống sản xuất xã hội
bao gồm trong nó các q trình sản xuất, các phương tiện bảo tồn và tiếp tục
đời sống xã hội. Việc bảo tồn và tiếp tục đời sống xã hội đáp ứng các nhu cầu
xã hội, nhu cầu của con người là những yếu tố khách quan phản ánh mối liên
hệ nhất định của con người đối với mơi trường bên ngồi, đó là q trình trao
đổi vật chất, năng lượng giữa sản xuất xã hội và môi trường.
- Ba là: Hiệu quả kinh tế là mục tiêu nhưng không phải là mục tiêu cuối
cùng mà là mục tiêu phương tiện xuyên suốt mọi hoạt động kinh tế. Trong kế
hoạch, hiệu quả là quan hệ so sánh tối ưu giữa đầu ra và đầu vào, là lợi ích lớn
nhất thu được với một chi phí nhất định hoặc một kết quả nhất định với chi
phí nhỏ nhất. Trong phân tích kinh tế, hiệu quả kinh tế được phản ánh thông
qua các chỉ tiêu đặc trưng kinh tế kỹ thuật xác định bằng các tỷ lệ so sánh
giữa đầu ra và đầu vào của hệ thống sản xuất xã hội, phản ánh trình độ sử
dụng nguồn lực và việc tạo ra lợi ích nhằm đạt được mục tiêu kinh tế - xã hội.
Như vậy, chúng ta có thể hiểu: HQKT chính là phạm trù phản ánh mặt
chất lượng của các hoạt động kinh doanh, phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn
lực sản xuất (lao động, máy móc thiết bị, nguyên vật liệu, tiền vốn) trong quá
trình tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh để tối đa hoá lợi nhuận.
Để hiểu rõ phạm trù HQKT chúng ta cần phân biệt rõ ranh giới giữa hai

phạm trù kết quả và hiệu quả:
Kết quả là phạm trù phản ánh những cái thu được sau một quá trình
kinh doanh hay một khoảng thời gian kinh doanh nào đó. Như vậy kết quả có
thể biểu hiện bằng đơn vị hiện vật hoặc đơn vị giá trị. Các đơn vị hiện vật cụ
thể được sử dụng tùy thuộc vào đặc trưng sản phẩm mà quá trình kinh doanh


6
tạo ra, nó có thể là tấn, tạ, kg, m2, m3, lít… các đơn vị giá trị có thể đồng, triệu
đồng, ngoại tệ…
Trong khi đó hiệu quả là phạm trù phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn
lực sản xuất. Trình độ lợi dụng các nguồn lực sản xuất khơng thể đo lường
bằng các đơn vị hiện vật và đơn vị giá trị mà nó mang tính tương đối. Ta có thể
tính tốn trình độ lợi dụng nguồn lực bằng số tương đối: Tỷ số giữa kết quả và
hao phí nguồn lực.
1.1.1.2. Phân loại hiệu quả kinh tế
Hoạt động sản xuất của nền kinh tế - xã hội được diễn ra ở các phạm vi
khác nhau, đối tượng tham gia vào các quá trình sản xuất và các yếu tố sản
xuất càng khác nhau thì nội dung nghiên cứu HQKT càng khác nhau. Do đó,
để nghiên cứu HQKT đúng cần phân loại HQKT.
Có thể phân loại HQKT theo các tiêu chí sau:
* Phân loại theo phạm vi và đối tượng xem xét. HQKT được phân theo
các khía cạnh sau:
- HQKT quốc dân: là HQKT tính chung cho tồn bộ nền sản xuất xã
hội của một quốc gia.
- HQKT ngành: là HQKT tính riêng cho từng ngành sản xuất vật chất
nhất định như công nghiệp, nông nghiệp...
- HQKT theo lãnh thổ: Tính riêng cho từng vùng, từng địa phương.
- HQKT của từng quy mô tổ chức sản xuất – kinh doanh: Doanh nghiệp
nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, hộ gia đình...

- HQKT từng biện pháp kỹ thuật, từng yếu tố đầu vào sản xuất.
* Phân loại hiệu quả theo bản chất, mục tiêu:
- HQKT phản ánh mối quan hệ tương quan giữa kết quả hữu ích về mặt
kinh tế và chi phí bỏ ra, nó đánh giá chủ yếu về mặt kinh tế của hoạt động kinh
tế mang lại.


7
- Hiệu quả xã hội: phản ánh mối tương quan giữa kết quả của các lợi
ích về mặt xã hội do hoạt động sản xuất mang lại.
- Hiệu quả kinh tế - xã hội: phản ánh mối tương quan giữa kết quả tổng
hợp về mặt kinh tế - xã hội với các chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó như
bảo vệ mơi trường, lợi ích cơng cộng...
- Hiệu quả phát triển và bền vững: là hiệu quả kinh tế - xã hội có được
do tác động hợp lý để tạo ra nhịp độ tăng trưởng tốt nhất và bảo đảm những
lợi ích kinh tế- xã hội lâu dài.
* Nếu căn cứ vào các yếu tố cơ bản của sản xuất các nguồn lực và
hướng tác động vào sản xuất thì chia HQKT thành:
- Hiệu quả sử dụng đất đai.
- Hiệu quả sử dụng lao động.
- Hiệu quả sử dụng các yếu tố tài nguyên như năng lượng, vốn...
- Hiệu quả việc áp dụng khoa học – kỹ thuật như hiệu quả làm đất, hiệu quả
bón phân...
1.1.1.3. Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế chung nhất, có liên quan trực
tiếp đến nền sản xuất hàng hoá và tất cả các phạm trù, các quy luật kinh tế
khác. Hiệu quả kinh tế được biểu hiện ở mức đặc trưng quan hệ so sánh giữa
lượng kết quả đạt được và lượng chi phí bỏ ra. Một giải pháp kỹ thuật quản lý
có hiệu quả kinh tế cao là một phương án đạt được tương quan tối ưu giữa kết
quả đem lại và chi phí đầu tư. Từ khái niệm chung đó cần xác định tiêu chuẩn

đánh giá hiệu quả kinh tế, đây là một vấn đề phức tạp và còn nhiều ý kiến
chưa được thống nhất. Tuy nhiên, đa số các nhà kinh tế đều cho rằng tiêu
chuẩn cơ bản và tổng quát khi đánh giá hiệu quả kinh tế là mức độ đáp ứng
nhu cầu xã hội và sự tiết kiệm lớn nhất về chi phí và tiêu hao các tài nguyên.


8
Tiêu chuẩn hiệu quả kinh tế là các quan điểm, nguyên tắc đánh giá hiệu
quả kinh tế trong những điều kiện cụ thể mà ở một giai đoạn nhất định. Việc
nâng cao hiệu quả kinh tế là mục tiêu chung và chủ yếu xuyên suốt mọi thời
kỳ, còn tiêu chuẩn là mục tiêu lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá bằng định lượng
theo tiêu chuẩn đã lựa chọn ở từng giai đoạn. Mỗi thời kỳ phát triển kinh tế-xã
hội khác nhau thì tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả cũng khác nhau.
Đối với tồn xã hội thì tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế là khả năng
thỏa mãn các nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của xã hội bằng của cải vật chất
sản xuất ra, trong nền kinh tế thị trường còn đòi hỏi yếu tố chất lượng và giá
thành thấp để tăng khả năng cạnh tranh. Đối với các doanh nghiệp hoặc các tổ
chức kinh tế thì tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế phải là thu nhập tối đa
tính trên chi phí hoặc cơng lao động bỏ ra.
Đối với hộ nơng dân trồng đào cảnh thì tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả
kinh tế phải đứng trên góc độ hạch tốn kinh tế, tính tốn các chi phí, các yếu
tố đầu vào, đồng thời tính tốn được đầu ra từ đó xác định mối tương quan kết
quả giữa đầu vào bỏ ra và kết quả thu được và đó chính là lợi nhuận.
1.1.2. Các khái niệm cơ bản về kinh tế nông hộ
Trong một số từ điển ngôn ngữ học cũng như một số từ điển chuyên
ngành kinh tế, người ta định nghĩa về “hộ” như sau: “Hộ” là tất cả những
người sống chung trong một ngôi nhà và nhóm người đó có cùng chung huyết
tộc và người làm công, người cùng ăn chung. Thống kê Liên Hợp Quốc cũng
có khái niệm về “Hộ” gồm những người sống chung dưới một ngôi nhà, cùng
ăn chung, làm chung và cùng có chung một ngân quỹ.

Giáo sư Mc Gê (1989) - Đại học tổng hợp Colombia (Canada) cho
rằng: “Hộ” là một nhóm người có cùng chung huyết tộc hoặc không cùng
chung huyết tộc ở trong một mái nhà và ăn chung một mâm cơm.


9
Nhóm các học giả lý thuyết phát triển cho rằng: “Hộ là một hệ thống
các nguồn lực tạo thành một nhóm các chế độ kinh tế riêng nhưng lại có mối
quan hệ chặt chẽ và phục vụ hệ thống kinh tế lớn hơn”.
Nhóm “hệ thống thế giới” (các đại biểu Wallerstan (1982), Wood
(1981,1982), Smith (1985), Martin và BellHel (1987) cho rằng: “Hộ là một
nhóm người có cùng chung sở hữu, chung quyền lợi trong cùng một hoàn
cảnh. Hộ là một đơn vị kinh tế giống như các cơng ty, xí nghiệp khác”.
Giáo sư Frank Ellis Trường Đại học tổng hợp Cambridge (1988) đưa ra
một số định nghĩa về nông dân, nông hộ. Theo ông cấc đặc điểm đặc trưng
của đơn vị kinh tế mà chúng phân biệt gia đình nơng dân với những người
làm kinh tế khác trong một nền kinh tế thị trường là:
+ Thứ nhất, đất đai: Người nơng dân với ruộng đất chính là một yếu tố
hơn hẳn các yếu tố sản xuất khác vì giá trị của nó; nó là nguồn đảm bảo lâu
dài đời sống của gia đình nơng dân trước những thiên tai.
+ Thứ hai, lao động: Sự tín nhiệm đối với lao động của gia đình là một
đặc tính kinh tế nổi bật của người nơng dân. Người “lao động gia đình” là cơ
sở của các nông trại, là yếu tố phân biệt chúng với các xí nghiệp tư bản.
+ Thứ ba, tiền vốn và sự tiêu dùng: Người ta cho rằng: “người nơng
dân làm cơng việc của gia đình chứ khơng phải làm cơng việc kinh doanh
thuần túy” (Woly, 1966) nó khác với đặc điểm chủ yếu của nền sản xuất tư
bản chủ nghĩa là làm chủ vốn đầu tư vào tích lũy cũng như khái niệm hoàn
vốn đầu tư dưới dạng lợi nhuận.
Từ những đặc trưng trên có thể xem kinh tế hộ gia đình nơng dân là
một cơ sở kinh tế có đất đai, các tư liệu sản xuất thuộc sở hữu của hộ gia đình,

sử dụng chủ yếu sức lao động của gia đình để sản xuất và thường là nằm
trong một hệ thống kinh tế lớn hơn, nhưng chủ yếu được đặc trưng bởi sự


10
tham gia cục bộ vào các thị trường có xu hướng hoạt động với mức độ khơng
hồn hảo cao.
Tóm lại trong nền kinh tế hộ gia đình nơng dân được quan niệm trên
các khía cạnh: Hộ gia đình nơng dân (nông hộ) là đơn vị xã hội làm cơ sở cho
phân tích kinh tế; các nguồn lực (đất đai, tư liệu sản xuất, vốn sản xuất, sức
lao động…) được góp thành vốn chung, cùng chung một ngân sách; cùng
chung sống dưới một mái nhà, ăn chung, mọi người đều hưởng phần thu nhập
và mọi quyết định đều dựa trên ý kiến chung của các thành viên là người lớn
trong hộ gia đình.
1.1.3. Các cơng thức tính hiệu quả kinh tế
Phương pháp xác định HQKT bắt nguồn từ bản chất HQKT, đó là mối
tương quan so sánh giữa kết quả đạt được với chi phí bỏ ra để đạt được kết
quả đó, hay nó là mối quan hệ giữa các yếu tố đầu ra và đầu vào. Mối tương
quan đó cần so sánh cả về giá trị tuyệt đối và tương đối giữa hai đại lượng.
Có thể biểu hiện chỉ tiêu hiệu quả bằng 4 công thức sau:
* Công thức 1: H = Q - C
Trong đó

H: HQKT
Q: Kết quả thu được
C: Chi phí bỏ ra

Chỉ tiêu này thường được tính cho một đơn vị chi phí bỏ ra như tổng
chi phí, chi phí trung gian, chi phí lao động…chỉ tiêu này càng lớn hiệu quả
càng cao. Tuy nhiên ở cách tính này quy mơ sản xuất lớn hay nhỏ chưa được

tính đến, khơng so sánh được HQKT của các đơn vị sản xuất có quy mơ khác
nhau. Hơn nữa chỉ tiêu này chỉ cho biết quy mô của HQ chứ khơng chỉ rõ
được mức độ HQKT, do đó chưa giúp cho các nhà sản xuất có những tác
động cụ thể đến các yếu tố đầu vào để giảm chi phí nguồn lực, nâng cao
HQKT.


11
* Công thức 2: H = Q/C hoặc ngược lại H = C/Q
Khi so sánh hiệu quả thì việc sử dụng số tương đối là cần thiết bởi nó
nói lên mặt chất lượng của hiện tượng. Cách tính này có ưu điểm là phản ánh
được mức độ sử dụng các nguồn lực, xem xét được một đơn vị nguồn lực
mang lại kết quả là bao nhiêu. Vì vậy, nó giúp cho việc đánh giá HQKT của
các đơn vị sản xuất một cách rõ nét. Tuy nhiên, Cách tính này cũng có nhược
điểm là chưa thể hiện được quy mơ HQKT vì trên thực tế những quy mơ
khác nhau nhưng lại có hiệu suất sử dụng vốn như nhau.
Trong thực tế khi đánh giá HQKT người ta thường kết hợp giữa công
thức 1 và công thức 2 để chúng bổ sung cho nhau, qua đó sẽ đánh giá được
HQKT một cách sâu sắc và tồn diện.
* Cơng thức 3: H = ∆Q - ∆C
Trong đó

H: HQKT tăng thêm
∆Q: Kết quả tăng thêm
∆C: Chi phí tăng thêm

Chỉ tiêu này càng lớn thì hiệu quả càng cao. Công thức này thể hiện rõ
mức độ hiệu quả của đầu tư thêm và nó được dùng kết hợp với cơng thức 4 để
phản ánh tồn diện HQKT hơn.
* Công thức 4: H = ∆Q/∆C Hoặc ngược lại H =∆C/∆Q

Công thức này thể hiện rõ HQKT của việc đầu tư thêm hay tăng
thêm chi phí, nó thường được sử dụng để xác định HQKT theo chiều sâu
hoặc của việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật. Tỷ suất này giúp cho các
nhà sản xuất xác định được điểm tối đa hóa lợi nhuận để đưa ra những
quyết định sản xuất tối ưu nhất. Tuy nhiên, chỉ tiêu này chưa phân tích
được tác động, ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên như đất đai, khí hậu…
Trong thực tế sản xuất khi đánh giá HQKT ta thường kết hợp các công
thức lại với nhau để chúng bổ sung cho nhau. Như vậy, việc đánh giá HQKT


12
sẽ chính xác và tồn diện hơn. Tùy thuộc vào từng trường hợp mà ta lựa chọn
chỉ tiêu cho phù hợp với điều kiện của sản xuất.
1.2. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật trong trồng cây đào cảnh
1.2.1. Đặc điểm sinh học của cây đào cảnh
Cây đào cảnh là loại cây mang đủ đặc điểm của các lọai cây trồng
khác. Chúng hội tụ của vẻ đẹp tự nhiên và sự chăm sóc của bàn tay con
người, là sự mơ phỏng thế giới tự nhiên một cách hoàn mỹ. Hoa cùng với cây
cảnh góp phần tơ điểm cho cuộc sống của con người và đem lại cho con ngưòi
những cảm xúc tuyệt vời mà các q tặng khác khơng có được, chính sự khác
biệt đó mà sản xuất cây cảnh mang những đặc điểm rất khác biệt, địi hỏi tính
thẩm mỹ cao như kỹ thuật chăm sóc rất đặc biệt.Yêu cây cảnh là u cái đẹp,
đó là thuộc tính của nhân loại, từ nỗi khát cái đẹp của hoa trong thiên nhiên,
con người đã mang hoa vào thơ, vẽ hoa lên giấy, lên lụa...để thưởng thức vẻ
đẹp của chúng, điều này cho thấy con ngưòi đã yêu hoa, cây cảnh đến nhường
nào. Chơi hoa, cây cảnh không chỉ là một thú vui giải trí lành mạnh mà nó
cịn là hoạt động văn hố mâng tính nhân văn sâu sắc.
Nghệ thuật trồng cây cảnh có tính thẩm mỹ độc đáo, tính triết học sâu
sắc, tính sáng tạo mới mẻ, tính kinh tế cao và mâng đậm đà bản sắc văn hoá
dân tộc. Xung quanh việc trồng hoa, cây cảnh có nhiều vấn đề như phát triển

theo hướng nào? Nên trồng lọai cây nào? Theo nhà chun mơn trong lĩnh
vực nơng nghiệp thì phát triển theo ba hướng đó là mở rộng quy mô sản xuất,
nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng các nhu cầu trong nước và hướng tới
xuất khẩu.
Đời sống kinh tế của đại bộ phận dân chúng ngày càng đựoc cải thiện,
nhu cầu về các giá trị văn hoá tinh thần ngày càng tăng. Hơn nữa nhu cầu này
không chỉ có ở những hộ kinh tế khá mà có ở đại bộ phận dân chúng. Do vậy,
phát triển theo hướng mở rộng quy mơ và đa dạng hố các chủng loại cây


13
trồng, đặc biệt là cây có giá trị cao là xu hướng chính ở những vùng trồng hó,
cây cảnh hiện nay ở nước ta.
1.2.2. Đặc điểm kỹ thuật của cây đào cảnh.
Kỹ thuật trồng và chăm sóc đào cảnh :
(1) Nhân giống:
Đào cảnh có hai giống chính là đào phai, hoa to, mau tàn, màu phớt
hồng, giá bán bình dân, được thị trường nơng thơn ưa chuộng. Đào bích hoa
đơn hoặc hoa kép, hoa nhỏ, lâu tàn, hoa màu đỏ cờ, có giá trị cao, thích hợp
với nhu cầu cao ở thành phố, thị xã, khu đô thị... Đào cảnh được nhân giống
chủ yêú bằng phương pháp ghép mắt nhỏ có gỗ hay ghép nêm đoạn cành trên
cây đào ăn quả.
Tháng 6 -8 hạt đào ăn quả các loại được thu gom, nhặt sạch, phơi khơ
trong bóng râm, bảo quản trong chum, vại, túi nilon đến tháng 11 đem gieo,
trước khi gieo hạt được xử lý ngâm nước trong 48 giờ, đãi sạch, ủ trong cát 30
- 40 ngày đến nứt nanh. Gieo hạt đào trong vườn ươm với mật độ: hạt cách
hạt 3 - 4 cm, cấy theo chiều dọc của hạt như cấy hành, lấp một lớp đất mỏng 1
- 2 cm lên trên, sao cho khi tưới nước vừa nhú đầu nhọn của hạt là được. Tưới
đủ ẩm cho hạt mọc mầm đều, khoảng 15 - 20 ngày cây mọc, từ một hạt đơn
hoặc đa phơi có thể cho ta 1 - 4 cây đào con. Khi cây đào con ra lá non màu

trắng như rau giá đậu xanh (nếu để lá thật có màu xanh mới nhổ cấy thì tỷ lệ
chết rất cao) cần nhổ cấy ngay vào bầu nilon kích thước 5 x 10 cm, thủng hai
đầu với giá thể là bùn ao ải 70% + 30% là phân chuồng hoai mục. Chăm sóc
cây con trong bầu khoảng 3 - 40 ngày, cây cao 15 - 20 cm, có 5 - 6 lá thật
đem cấy trong bầu to có kích thước 15 x 30 cm, có đục 4 lỗ thốt nước ở đáy.
Trồng ra ruộng nhân giống, với khoảng cách 30 - 40 cm/cây. Sau khi chăm
sóc khoảng 5 - 6 tháng, cây con cao 70 - 80 cm, đường kính thân 1 - 2 cm là
ghép mắt hay ghép nêm đoạn cành được. Thời vụ ghép đào tốt nhất vào tháng


14
10 - 11 có tỷ lệ sống cao. Khi cây ghép có cành ghép mọc cao 50 - 60 cm là
đủ tiêu chuẩn trồng ra ruộng sản xuất.
(2) Trồng và chăm sóc:
Lên luống cao 25 - 30 cm, rộng 70 cm, rãnh rộng 30 cm theo hướng
đông tây. Đào giống trồng ra ruộng sản xuất với khoảng cách: 1 m x 1 cây.
Các cây trên hai luống kề nhau được trồng so le với nhau để tận dụng tốt ánh
sáng mặt trời. Chú ý đào cảnh cần trồng nông vừa bằng cổ rễ và bón nhiều
phân hữu cơ hoai mục, năng xới xáo để đất ln tơi xốp, đề phịng bệnh nghẹt
rễ (đây là bệnh mà đào hay mắc phải vào mùa mưa). Lượng phân bón cho 1
sào Bắc bộ (360 m2 trồng được khoảng 300 cây): phân chuồng hoai mục 0,7 1 tấn; phân khoáng tốt nhất dùng phân tổng hợp NPK (5: 10: 3): 40 - 60 kg
cho hiệu quả kinh tế cao hoặc phân đạm, lân, kali đơn có hàm lượng nguyên
chất tương đương phân NPK. Bón thúc cho đào cách gốc 20 - 50 cm vào các
tháng 2 - 3 - 4 - 5 - 6 - 7 - 8 - 9, khoảng 15- 20 ngày/lần kết hợp với tưới đủ
ẩm cho đào phát tán nhanh.
(3) Tạo tán, tạo thế:
Người chủ vườn đào phải hiểu biết được hình dáng các loại thế cây cơ
bản mà mình định tạo, qua học hỏi ở tài liệu, kinh nghiệm thực tế. Ví dụ: thế
long giáng có hình con rồng xà xuống mặt đất; thế phu thê: hai cành cấp 1
quấn quít lấy nhau; thế quần tụ: tán cao (biểu tượng của cha) tạo bởi thân

chính, cao; các tán phụ (biểu tượng của con, cháu) bao xung quanh tạo bằng
những cành thấp nhỏ... Việc tạo thế phải tiến hành liên tục 5 – 7 ngày/lần, kết
hợp uốn, buộc các cành non vào với nhau hoặc vào một khung đã định, cắt tỉa
bỏ những cành ngoài ý muốn. Thế càng phức tạp, tốn nhiều thời gian và cơng
phu sẽ có giá trị cao, thu nhập lớn.


15
(4) Xử lý hoa đúng dịp Tết:
Đây là một bí quyết riêng của người trồng đào, phụ thuộc nhiều vào
kinh nghiệm, tay nghề của từng người và là khâu quyết định thành, bại của
nghề trồng đào cảnh. Nói chung có một số biện pháp kỹ thuật dùng đơn điệu
hoặc phối hợp với nhau như sau, vào tháng 10 – 11(tùy từng năm nhuận hay
năm thường, phụ thuộc vào cây sinh trưởng tốt hay xấu để áp dụng) có thể:
- Khơng bón phân, tưới nước muộn (từ tháng 10 trở đi).
- Tuốt hết lá bằng tay hoặc phun thuốc hóa học, thường dùng Ethreel
(thuốc dấm hoa quả Trung Quốc) 4 - 5 lọ (20 - 25 ml/10 lít nước), phun ướt
đều tán sau 7 - 10 ngày lá rụng hết.
- Dùng dao khoanh 1 hay nhiều vòng xung quanh cành đào, thân đào để
hạn chế vận chuyển dinh dưỡng nuôi tán cây, ức chế q trình sinh trưởng
thân lá, kích thích q trình phát triển ra nụ, ra hoa sau đó 50 - 60 ngày.
- Nếu rét đậm kéo dài (nhiệt độ thấp hơn 100C) quá 7 ngày thì hầu hết
nụ đào bích sẽ bị toe nên ta phải sưởi ấm bằng cách thắp bóng điện hoặc phun
nước ấm bổ sung 5 - 6 lần/ngày để duy trì nụ kịp nở đúng thời gian đã định.
- Có thể tạo dáng cổ kính cho cành đào bằng cách khắc vẩy trên thân
cành tùy theo nhu cầu thị hiếu của từng địa phương.
(5) Phòng trừ sâu bệnh:
- Nhện đỏ làm vàng, rụng lá: dùng luân phiên các loại thuốc sau Sokupi
0,36 AS; Đanitol 10EC; Pegasus 500EC; Regent 800WG; Conphai 10WP;
Sutin 5EC.

- Trị bệnh lở cổ rễ, đốm lá bằng thuốc Anpine 80WP; Anvil 10EC;
Carbenzim 50WP.
Với các loại cây cảnh, cây giống trồng đựơc coi là vấn đề hết sức quan
trọng. Những giống tốt, có khả năng chịu bệnh cao, màu sắc đẹp, hương thơm
quyến rũ đựơc người sản xuất quan tâm và tăng cường trong sản xuất, ngoài ra


16
giống còn ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, chất lượng cây. Hoa của đào
cảnh là sản phẩm tươi, không thể để lâu, do đó q trình sản xuất và đặc biệt là
quá trình sau thu hoạch yêu cầu kỹ thuật về bảo quản và vận chuyển là vô cùng
quan trọng.
Chăm sóc cây cảnh địi hỏi phải có tay nghề, kinh nghiệm và lịng kiên
trì thì mới sản xuất được những cây hoa, cây cảnh có giá trị kinh tế cao.Bên
cạnh đó hoa, cây cảnh rất mẫn cảm với điều kiện khí hậu thời tiết. Do vậy, khi
thời tiết thay đổi bằng những tiến bộ của khoa học kỹ thuật phải tác động vào
để hoa, cây cảnh nở vào đúng thời gian tiêu thụ thì mới cho hiệu quả cao như
quất, cây hoa đào và cây trà my chỉ bán đựoc vào trước Tết nguyên Đán
khoảng 01 tháng, ngoài thời gian này thì sẽ khơng thể tiêu thụ đựơc.
Việc gieo trồng sớm hay muộn đều ảnh hưởng đến năng suất và hiệu
quả kinh tế của cây cảnh . Mặt khác khi sản xuất cây cảnh gặp bất lợi lớn đó
là chu kỳ sản xuất dài (với cây cảnh) trong khi thị hiếu của người tiêu dùng
luôn thay đổi, cho nên rủi ro cao. Người dân Hà Nội rất yêu chuộng cây sanh,
si đã đựơc uốn thành hình dáng, nhưng hiện nay họ lại thích những cây đựơc
mọc tự nhiên sau đó tỉa và vít cành. Trong khi đó, muốn hồn thiện một cây
cảnh phải mất thời gian từ 2-3 năm. Vì vậy những người dân trồng các loại
cây này xong thì lại khơng bán được hoặc bán với giá rẻ. Do đó địi hỏi người
sản xuất phải rất năng động trong việc tìm hiểu thị trường để có quyết định
đúng khi đề ra kế hoạch sản xuất như sản xuất lọai cây trồng gì? Làm như thế
nào để cho năng suất cao và hiệu quả thu đựơc trên một đơn vị diện tích đất là

cao nhất?
Tuy nhiên, để mở rộng quy mô sản xuất phải đi kèm với tăng chất
lượng, đa dạng hoá các sản phẩm để ngày càng đáp ứng nhu cầu thưởng thức
cái đẹp của người tiêu dùng. Để làm đựơc điều này đòi hỏi cần được đáp ứng
về vốn cho chi phí sả xuất, bên cạnh đó người nơng dân cũng phải tự tìm tịi,


17
học hỏi nâng cao tay nghề để đáp ứng đựơc những tiến bộ trong sản xuất như
nuôi cấy mô, chiết ghép, bảo quản, đóng gói và vận chuyển.
Cây đào cảnh là loại cây tiêu hao lao động sống nhiều hơn lao động
vật hố, bởi vậy khơng phải cứ bón nhiều phân, phun nhiều chất kích thích thì
cây sẽ có hoa, cây đẹp mà cần phải đầu tư nhiều công lao động để chăm
sóc,tỉa cành, tạo dáng cho cây, bón phân đúng thời gian để cây ra hoa kịp thời
vụ. Do vậy, hạch toán cần phải chi tiết đầy đủ các khoản chi phí đặc biệt là
cơng lao động nhằm đánh giá đúng hiệu quả sản xuất.
Với những cây cảnh như cây thế trước khi đưa vào chậu để tạo dáng thì
cần một khoảng thời gian tối thiểu từ 1-2 năm trồng ngoài ruộng để cây sinh
trưởng và phát triển nhằm tạo thân và rễ to.Quá trình tạo dáng, uốn thế cây có
thể kéo dài từ vài năm đến hàng chục năm, những cây to thế xù sì, thế đẹp có
giá cao. Với các lọai đào cảnh không yêu cầu uốn, tạo thế nhiều mà việc chăm
sóc và tạo dáng phải được tiến hành từ khi cây đựơc khoảng một năm tuổi.Q
trình sau đó là tỉa lá, uốn cành, đảo gốc...nhằm tạo cho vẻ đẹp vào dịp Tết. Nếu
ra hoa sớm hay muộn quá sẽ làm cho cây bị mất giá trị, từ đó ảnh hưởng đến
kết quả sản xuất
1.2.3. Vai trị của trồng cây đào cảnh trong kinh tế nơng hộ
Nghề trồng đào cảnh nhằm phát triển một nền nông nghiệp sinh thái
bền vững. Các nước có nền nơng nghiệp phát triển trong khu vực có giá trị
xuất khẩu các mặt hàng này là rất lớn như Thái Lan,Trung Quốc...Do vậy,
chúng ta phải nắm bắt những cơ hội xâm nhập thị trường để tìm ra hướng đi

mới cho nghề trồng hoa, cây cảnh.
Việt Nam là nước nằm trong khu vực có khí hậu nhiệt đới gió mùa, có
độ ẩm và khí hậu nhiệt đới gió mùa, có độ ẩm và khí hậu thuận lợi cho việc
trồng các loại hoa, cây cảnh. Khí hậu nhiệt đới có độ ẩm, ánh sáng đầy đủ
quanh năm đã tạo nên cho nước ta một hệ thực vật vô cùng phong phú, nhất là


×