Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của tổng công ty cao su đồng nai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 97 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

LÊ THỊ NGA

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT
KINH DOANH CỦA TỔNG CÔNG TY
CAO SU ĐỒNG NAI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Đồng Nai, 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

LÊ THỊ NGA

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT
KINH DOANH CỦA TỔNG CÔNG TY
CAO SU ĐỒNG NAI
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
MÃ SỐ: 60. 31. 10


LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. NGUYỄN QUANG HÀ

Đồng Nai, năm 2012


1

MỞ ĐẦU
Hoạt động sản xuất kinh doanh trong cơ chế thị trường, đòi hỏi các
doanh nghiệp phải tự ra các quyết định của mình, tự hạch tốn lãi lỗ và bảo
toàn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Lúc này mục tiêu nâng cao hiệu
quả sản xuất kinh doanh là mục tiêu quan trọng nhất của mọi doanh nghiệp.
Không ngừng nâng cao hiệu quả là vấn đề bao trùm và xun suốt thể
hiện chất lượng và tồn bộ cơng tác quản lý kinh tế. Tất cả những cải tiến,
những đổi mới về nội dung và phương pháp, biện pháp áp dụng trong quản lý
chỉ có ý nghĩa khi chúng làm tăng được hiệu quả kinh doanh. Hiệu quả kinh
doanh khơng những là thước đo chất lượng phản ánh trình độ tổ chức, quản lý
kinh doanh mà còn là vấn đề sống còn của doanh nghiệp.
TCT Cao su Đồng Nai là một doanh nghiệp Nhà nước, hạch toán độc
lập, hoạt động theo cơ chế thị trường, với nhiệm vụ chính là trồng, khai thác,
chế biến mủ cao su. TCT cũng như các doanh nghiệp khác luôn vận động
không ngừng để tồn tại và phát triển.
Trong những năm qua TCT Cao su Đồng Nai đã được những thành
công đáng kể trong sản xuất kinh doanh: giá trị kim ngạch cao su xuất khẩu
tăng cao, tạo được nhiều công ăn việc làm cho người lao động …. Tuy nhiên
bên cạnh những kết quả đạt được đáng khích lệ đó TCT hiện tại vẫn cịn gặp
một số khó khăn như giá cả cao su biến động khó dự đốn, u cầu khách
hàng ngày càng cao, diện tích vừơn cây ngày ngày bị thu hẹp. Vì vậy TCT

đang tìm kiếm các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh của mình
hơn nữa.


2

Với mong muốn được giúp đỡ TCT Cao su Đồng Nai tìm ra các giải
pháp để nâng cao hiệu quả SXKD và được sự hướng dẫn của Tiến sỹ Nguyễn
Quang Hà, tơi xin chọn đề tài “Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của
TCT Cao su Đồng Nai” làm đề tài Luận văn thạc sỹ.
Kết cấu của đề tài gồm:
Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Chương 2: Mục tiêu, đối tượng, nôi dung và phương pháp nghiên cứu.
Chương 3: Kết quả nghiên cứu.


3

Chương 1.
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1. 1. Cơ sở lý luận về phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh
1. 1. 1 Khái niệm hiệu quả SXKD
Hiệu quả SXKD là một phạm trù kinh tế biểu hiện tập trung của sự phát
triển theo chiều sâu, phản ánh trình độ khai thác các nguồn nhân lực (nhân
lực, vật lực, tiền vốn) và trình độ chi phí các nguồn lực đó trong q trình tái
sản xuất để đạt được các mục tiêu kinh doanh. Hay có thể nói: hiệu quả kinh
doanh là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh trình độ sử dụng các nguồn
vật lực, tài chính của doanh nghiệp để đạt được hiệu quả cao nhất. Nếu kí hiệu
H: hiệu quả kinh doanh
K: kết quả đạt được

C: hao phí nguồn lực gắn với kết quả đó
Ta có cơng thức sau để mơ tả hiệu quả kinh doanh:
H 

K
C

Như vậy hiệu quả kinh doanh là thước đo ngày càng trở nên quan trọng
của sự tăng trưởng kinh tế và là chỗ dựa cơ bản để đánh giá việc thực hiện
mục tiêu kinh tế của doanh nghiệp trong từng thời kỳ.
1.1 2. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả SXKD
1.1.2.1. Nhóm chỉ tiêu tổng quát
Các chỉ tiêu hiệu quả tổng hợp cho phép ta đánh giá hiệu quả hoạt động
hiệu quả SXKD chung của toàn doanh nghiệp. Nó là mục tiêu cuối cùng mà
DN đặt ra. Xuất phát từ lợi nhuận vừa là chỉ tiêu phản ánh kết quả đồng thời


4

là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của các hoạt động SXKD của DN. Đối với các
nhà quản lý thì lợi nhuận vừa là mục tiêu cần đạt được, vừa là cơ sở để tính
các chỉ tiêu hiệu qủa SXKD của DN.
- Lợi nhuận
Lợi nhuận = Doanh thu - Chi phí
- Tỷ xuất lợi nhuận tính trên doanh thu
LN
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu =
DT
LN: là lợi nhuận trước thuế hoặc sau thuế
DT: là doanh thu

Chỉ tiêu này cho thấy cứ một đồng doanh thu thuần sẽ thu được bao
nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế hoặc trước thuế.
- Tỷ suất lợi nhuận theo vốn kinh doanh (doanh lợi vốn kinh doanh)
LN
Tỷ suất lợi nhuận theo vốn kinh doanh =
VKD
VKD: Tổng vốn kinh doanh
Chỉ tiêu này cho thấy cứ 1 đồng vốn bỏ vào đầu tư thu được bao nhiêu
đồng lợi nhuận trước thuế hoặc sau thuế.
-

Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận theo chi phí
LN

Tỷ suất lợi nhuận theo chi phí =
CP
CP: Tổng chi phí SX và tiêu thụ sản phẩm trong kỳ
Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng chi phí bỏ ra mang lại bao nhiêu đồng
lợi nhuận trong kỳ.


5

- Chỉ tiêu doanh thu trên một đồng chi phí:
DT
DT trên một đồng chi phí =
CP
Chỉ tiêu này cho biết với một đồng chi phí bỏ ra đem lại bao nhiêu
đồng doanh thu.
- Chỉ tiêu sức sản xuất của vốn (doanh thu trên một đồng vốn kinh

doanh)
Doanh thu trên một đồg vốn KD =

DT tiêu thụ sản phẩm trong kỳ
Vốn kinh doanh bình quân trong kỳ

Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn mang lại bao nhiêu đồng doanh thu
1.1.2.2. Các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào
a. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động
Lao động là yếu tố đầu vào cơ bản của sản xuất, hiệu quả sử dụng lao
động góp phần nâng cao hiệu quả chung của toàn doanh nghiệp. Hầu hết các
doanh nghiệp trong nền kinh tế nào cũng đều phải sử dụng lao động, nhưng
việc sử dụng lao động đó sẽ mang lại hiệu quả ra sao thì cần đánh giá thông
qua một số chỉ tiêu sau:
- Chỉ tiêu năng suất lao động:

Năngsuất laộng =

Gíatrịsản xuất
Tổngsố laộngbìnhquân

Chỉ tiêu năng suất lao động cho biết một lao động trong một kỳ kinh
doanh sẽ có khả năng đóng góp sức mình vào SX để thu lại được bao nhiêu
giá trị sản lượng cho DN.
- Chỉ tiêu sức sản xuất của lao động:


6

Sứcsản xuất của lao động =


Tổngsố lợi nhuận
Tổngsố laộngbìnhquân

Chỉ tiêu này cho biết bình quân một lao động trong một kỳ kinh doanh
làm ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.
b. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản cố định
Để đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ,người ta thường sử dụng các chỉ
tiêu sau đây: Sức sản xuất của TSCĐ (hiệu suất sử dụng TSCĐ trong một kỳ),
sức sinh lợi của TSCĐ, suất hao phí từ TSCĐ.
- Chỉ tiêu sức sản xuất của TSCĐ:

Sứcsản xuất của TSCĐ =

Tổngdoanhthuthuần
Nguyên giábìnhquân TSCĐ

Phản ánh một đồng ngun giá bình qn TSCĐ đem lại bao nhiêu đồng
doanh thu thuần.
- Chỉ tiêu sức sinh lợi của TSCĐ:

Sứcsinhlợi của TSCĐ =

Lợi nhuận trongkỳ
Nguyên giábìnhquân của TSCĐ

Chỉ tiêu này cho biết một đồng ngun giá bình quân của TSCĐ đem
lại mấy đồng lợi nhuận thuần (hay lãi gộp).
- Chỉ tiêu xuất hao phí TSCĐ:


Suất haophítừ TSCĐ =

Nguyên giábìnhquân TSCĐ
Doanhthuthuần (haylợi nhuận thuần)

Chỉ tiêu này cho thấy để có một đồng doanh thu thuần hay lợi nhuận
phải hao phí bao nhiêu đồng nguyên giáTSCĐ.
c. Các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng tài sản lưu động


7

Nhằm đánh giá hiệu quả sử dụng TSLĐ trong doanh nghiệp người ta hay
dùng các chỉ tiêu: Vòng quay TSLĐ trong kỳ, hiệu quả sử dụng TSLĐ trong
kỳ và mức đảm nhiệm TSLĐ trong kỳ.
- Vòng quay TSLĐ trong kỳ (hay hiệu suất sử dụng TSLĐ):

VòngquayTSLĐtrongkỳ =

Doanhthuthuần trongkỳ
TSLĐbìnhquân trongkỳ

Cho biết mỗi đơn vị TSLĐ sử dụng trong kỳ đem lại bao nhiêu đơn vị
doanh thu thuần, chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ hiệu suất sử dụng càng cao.
- Hiệu quả sử dụng TSLĐ:

Hiệu quả sử dụngTSLĐ =

Lợi nhuận sauthuế
TSLĐsử dụngbìnhquân trongkỳ


Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lợi của TSLĐ. Nó cho biết mỗi
đơn vị TSLĐ có trong kỳ đem lại bao nhiêu đơn vị lợi nhuận sau thuế.
- Mức đảm nhiệm TSLĐ:

Mứcđảm bảo TSLĐtrongkỳ =

TSLĐbình quân trong kỳ
Doanhthuthuần

Chỉ tiêu này cho biết để đạt được mỗi đơn vị doanh thu, doanh nghiệp
phải sử dụng bao nhiêu phần trăm đơn vị TSLĐ. Chỉ tiêu này càng thấp chứng
tỏ hiệu quả kinh tế cao.
1.2.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội
a. Nộp ngân sách
Mọi doanh nghiệp khi tiến hành hoạt động SXKD thì phải có nhiệm vụ
nộp ngân sách Nhà nước dưới hình thức là các loại thuế như: thuế GTGT,
thuế đất, thuế Thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất khẩu (với các đơn vị xuất,
nhập khẩu), thuế tiêu thụ đặc biệt. Nhà nước sẽ sử dụng những khoản thu này


8

để đầu tư cho sự phát triển của nền kinh tế quốc dân và các lĩnh vực phi sản
xuất, góp phần phân phối lại thu nhập quốc dân.
b. Việc làm
Nước ta cũng giống như các nước đang phát triển, hầu hết là các nước
nghèo, tình trạng yếu kém về kỹ thuật sản xuất và nạn thất nghiệp còn phổ
biến. Để tạo nhiều công ăn việc làm cho người lao động và nhanh chóng thốt
khỏi nghèo nàn, lạc hậu địi hỏi các doanh nghiệp phải tự tìm tịi đưa ra những

biện pháp nâng cao hoạt động SXKD, mở rộng qui mô sản xuất, tạo công ăn
việc làm cho người lao động.
c. Thu nhập
Ngồi việc tạo cơng ăn việc làm cho người lao động địi hỏi các doanh
nghiệp phải làm ăn có hiệu quả để góp phần nâng cao mức sống của người lao
động. Xét trên phương diện kinh tế, việc nâng cao mức sống của người lao
động được thể hiện qua các chỉ tiêu như gia tăng lương, thưởng, phúc lợi.
1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả SXKD của doanh nghiệp
Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp chịu sự tác động của
rất nhiều yếu tố. Việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt
động sản xuất kinh doanh nhằm thấy được sự tác động của những nhân tố đó,
để xây dựng chiến lược cho doanh nghiệp nhằm tận dụng những thuận lợi và
có biện pháp khắc phục những khó khăn góp phần nâng cao hiệu qảu sản xuất
kinh doanh.
1.1.3.1. Nhóm các nhân tố bên ngồi doanh nghiệp
a. Mơi trường ngành


9

- Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành: Tác động đến doanh
nghiệp hai chiều, hoặc doanh nghiệp sẽ nhanh chóng tiến bộ hoặc doanh
nghiệp sẽ thua lỗ và bị đào thải, việc này tùy thuộc bản thân doanh nghiệp đó.
- Khả năng gia nhập mới của các doanh nghiệp: Khả năng gia nhập doanh
nghiệp mới của các doanh nghiệp khác tiềm ẩn ln có thể xảy ra trên mọi
lĩnh vực mà họ chuẩn bị gia nhập. Đây là mối đe dọa không nhỏ đối với các
doanh nghiệp đang tồn tại.
- Nhà cung ứng: Nếu nhà cung ứng cung cấp những đầu vào kém chất lượng
giá cả cao khối lượng khơng đảm bảo thì thực sự là mối nguy hại lớn cho
daonh nghiệp. Nhưng nếu doanh nghiệp quá phụ thuộc vào nhà cung ứng thì

doanh nghiệp sẽ bị động, hiệu quả SXKD không được đảm bảo.
- Sức ép về giá cả của người mua: Người mua được xem là sự đe dọa mang
tính cạnh tranh khi họ đẩy giá cả xuống hoặc khi họ yêu cầu chất lượng sản
phẩm, dịch vụ cao hơn làm tăng chi phí lên. Ngược lại, khi người mua yếu thế
doanh nghiệp có hội đẩy giá lên, khiếm được nhiều lợi nhuận hơn.
- Sản phẩm thay thế: Sự tồn tại những sản phẩm thay thế hình thành một sức
ép cạnh tranh rất lớn. Nó giới hạn mức giá một cơng ty có thể định ra và do
đó giới hạn mức lợi nhuận của cơng ty.
b. Mơi trường kinh tế
Mơi trường kinh tế có thể tạo ra sức hấp dẫn về thị trường và sức mua
khác nhau đối với thị trường hàng hóa khác nhau. Khi nền kinh tế ở vào giai
đoạn khủng hoảng, tỷ lệ lạm phát cũng như thuế khá tăng lên làm cho con
người phải đắn đo với quyết định mua sắm. Khi nền kinh tế trở lại thời kỳ
phục hồi và tăng trưởng, việc mua sắm tấp nập trở lại làm cho tốc độ mua sắm
tăng và chu kỳ kinh doanh của các doanh nghiệp cũng tăng theo.


10

c. Môi trường pháp lý
Môi trường pháp lý tạo ra sân chơi cho các doanh nghiệp vừa cạnh
tranh vừa hợp tác nên việc tạo ra một môi trường pháp lý lành mạnh tạo cho
các doanh nghiệp tiến hành thuận lợi các hoạt động SXKD của DN mình lại
vừa điều hành các hoạt động kinh tế theo hướng công bằng cho tất cả các
thành viên trong xã hội.
d. Môi trường công nghệ
Xu hướng phát triển khoa học công nghệ trong nước và trên Thế giới
ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất chất lượng sản phẩm, tức là ảnh hưởng đến
hiệu quả SXKD của doanh nghiệp.
1.1.3.2 Nhóm các nhân tố bên trong

Bao gồm cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị, đặc tính về sản phẩm, cơng
tác tiêu thụ sản phẩm, cơng tác đảm bảo nguyên vật liệu, cơ sở vật chất kỹ
thuật, tình hình tài chính, lao động, tiền lương và mơi trường làm việc.
a. Đặc tính về sản phẩm
Ngồi chất lượng của sản phẩm những đặc tính mang hình thức bên
ngồi của sản phẩm như mẫu mã, bao bì, nhãn hiệu, … là những nhân tố cạnh
tranh không thể thiếu được. Các đặc tính của sản phẩm là nhân tố quan trọng
quyết định khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, góp phần lớn vào việc tạo
uy tín, đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm làm cơ sở cho sự tồn tại và phát
triển của doanh nghiệp nên có ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả kinh doanh của
doanh nghiệp.
b. Công tác tổ chức tiêu thụ sản phẩm
Tiêu thụ là khâu cuối cùng trong quá trình sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp, nó quyết định tới các khâu khác của quá trình SXKD. Doanh


11

nghiệp sản xuất ra sản phẩm có tiêu thụ được hay không mới là điều quan
trọng nhất. Tốc độ tiêu thụ sản phẩm quyết định tốc độ sản xuất và nhiệt độ
cung ứng nguyên vật liệu.
c. Công tác đảm bảo nguyên vật liệu
Nguyên vật liệu là một trong những yếu tố đầu vào không thể thiếu
được đối với các doanh nghiệp sản xuất. Số lượng, chủng loại, cơ cấu chất
lượng, giá cả nguyên vật liệu và tính đồng bộ của việc cung ứng nguyên vật
liệu ảnh hưởng tới hiệu quả SXKD của doanh nghiệp.
d. Cơ sở vật chất kĩ thuật
Cơ sở vật chất kỹ thuật là yếu tố vật chất hữu hình quan trọng phục vụ
cho quá trình SXKD của doanh nghiệp. Cơ sở vật chất dù chiếm tỷ trọng lớn
hay nhỏ trong tổng tài sản của doanh nghiệp thì nó vẫn có vai trị quan trọng

thúc đẩy các hoạt động kinh doanh và thể hiện bộ mặt kinh doanh của doanh
nghiệp thông qua hệ thống nhà xưởng, kho tàng, bến bãi, …

e. Tình hình tài chính
Tình hình tài chính của doanh nghiệp tác động rất nhanh tới hiệu quả
kinh doanh của doanh nghiệp. Khả năng tài chính của doanh nghiệp ảnh
hưởng trực tiếp đến uy tín của doanh nghiệp, tới khả năng chủ động SXKD,
tới tốc độ tiêu thụ và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, ảnh hưởng tới
mục tiêu tối thiểu hóa chi phí bằng cách chủ động khai thác sử dụng tối ưu
các nguồn lực đầu vào.
g. Lao động và tiền lương
Lao động là một trong các yếu tố đầu vào quan trọng, nó tham gia vào
mọi hoạt động, mọi quá trình SXKD của doanh nghiệp. Do đó nó ảnh hưởng


12

trực tiếp đến q trình SXKD, bên cạnh đó tiền lương và thu nhập của người
lao động cũng ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
và tiền lương là một bộ phận cấu thành nên chi phí SXKD của doanh nghiệp,
đồng thời nó cịn tác động tới tâm lý của người lao động trong doanh nghiệp.
h. Mơi trường làm việc
Bao gồm mơi trường văn hóa và môi trường thông tin, hai yếu tố này
cũng trực tiếp ảnh hưởng đến hiệu quả SXKD trong doanh nghiệp.
1.1 4. Nội dung phân tích hiệu quả SXKD
a. Phân tích hiệu quả SXKD tổng hợp
Việc phân tích hiệu quả SXKD tổng hợp được thông qua các chỉ tiêu:
doanh thu trên một đồng chi phí, doanh lợi theo chi phí, sức sản xuất của vốn,
hệ số sinh lời của vốn kinh doanh.
b. Phân tích hiệu quả sử dung các yếu tố đầu vào

Việc phân tích hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào thơng qua phân tích
các chỉ tiêu: hiệu quả sử dụng lao động, hiệu quả sử dụng vốn.
c. Phân tích biến động lợi nhuận
Bao gồm phân tích biến động tổng lợi nhuận phân tích biến động các tỷ
suất lợi nhuận.
d. Phân tích kết quả kinh doanh theo mặt hàng
e. Phân tích tình hình tài chính thơng qua các chỉ số tài chính
Phân tích mức độ độc lập về tài chính, phân tích khả năng thanh tốn,
phân tích tình hình tạo lập và sử dụng vốn.


13

1.2. Tổng quan về các cơng trình đã nghiên cứu
Việc phân tích, đánh giá nâng cao hiệu quả nói chung và hiệu quả SXKD
nói riêng của các doanh nghiệp là một vấn đề hết sức quan trọng, cho đến nay
đã có nhiều cơng trình nghiên cứu khoa học về vấn đề nâng cao hiệu quả hoạt
động sản xuất kinh doanh như:
- Phạm thị Kim Oanh (2003), Thực trạng và một số biện pháp chủ yếu nhằm
nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty xuất khẩu Thủy sản Quảng
ninh [1] Luận văn Thạc sỹ.
- Nguyễn Quang Lợi (2009), Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh và một
số biện pháp nâng cao hiệu quả kinh tế tại TCT cổ phần may việt tiến [2]
Luận văn tốt nghiệp Đại học, Trường Đại học Kỹ thuật công nghệ thành phố
Hồ Chí Minh.
- Huỳnh thị Phước Mỹ (2008), Một số biện pháp nhằm góp phần nâng cao
hiệu quả hoạt sản xuất kinh doanh của công ty xuất khẩu Thủy sản Đà nẵng,
[3] Luận văn tốt nghiệp Đại học, Trường Đại học Thủy sản Nha trang.
Các cơng trình nghiên cứu khoa học về vấn đề này đã góp phần làm nâng
cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh cho cơ sở. Tuy nhiên cho đến nay

vẫn chưa có cơng trình nghiên cứu khoa học nào về phân tích hiệu quả hoạt
động SXKD ở TCT Cao su Đồng Nai.
1.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ cao su trên thế giới và ở Việt Nam
1.3.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ cao su trên thế giới
Tình hình sản xuất và tiêu thụ cao su thiên nhiên thế giới hiện đang có
nhiều thuận lợi cho xuất khẩu cao su của Việt Nam. Hiện nay sản xuất cao su
ở các nước châu Á chiếm 94% sản lượng cao su thiên nhiên thế giới, trong đó
đứng đầu là Thái Lan (3,27 triệu tấn), kế tiếp là Indonesia (2,5 triệu tấn),


14

Malaysia (1 triệu tấn), Ấn Độ (879 ngàn tấn) và Việt Nam đứng thứ 5 (770
ngàn tấn).
Malaysia và Ấn Độ đứng thứ 3 và thứ 4 thế giới về sản lượng cao su
nhưng lại là nước tiêu thụ cao su lớn trên thế giới. Lượng cao su Malaysia
nhập khẩu nhiều hơn lượng mà nước này xuất khẩu. Còn Ấn độ với nền công
nghiệp ô tô giá rẻ đang phát triển cực mạnh đã khiến nước này tiêu thụ cao su
vượt qua cả Mỹ, đứng thứ 2 thế giới chỉ sau Trung Quốc. Năm 2010 Ấn Độ
dự kiến nhập khẩu 120 ngàn tấn cao su và ngành công nghiệp ô tô Ấn Độ dự
kiến tăng trưởng 15 % trong năm này, trong khi đó từ năm 2009 sản xuất cao
su thiên nhiên của nước này đã giảm 6,9 %.
Riêng Trung Quốc, đứng thứ 6 trên thế giới về sản lượng cao su (660
ngàn tấn, thấp hơn Việt Nam) nhưng là nước tiêu thụ cao su lớn nhất thế giới.
Mỗi năm Trung Quốc nhập khẩu khoảng 2,6 triêu tấn cao su các loại, trong đó
cao su thiên nhiên chiếm 1,6 triệu tấn. Năm 2010, nhu cầu cao su của nước
này tiếp tục tăng cao bởi công nghiệp ô tô Trung Quốc phát triển nhanh.
1.3.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ cao su ở Việt Nam
Theo thống kê của tập đồn Cơng nghiệp cao su Việt Nam, chỉ trong
vòng 10 tháng đầu năm 2010 tổng kim nghạch xuất khẩu cao su đạt trên 1,6 tỷ

USD và dự kiến hết năm 2010 sẽ đạt kim nghạch trên 2 tỷ USD. Tuy nhiên
tình hình tiêu thụ và xuất khẩu cao su Việt Nam hiện nay vẫn tiềm ẩn những
rủi ro và thách thức không nhỏ khi phụ thuộc quá nhiều vào thị trường biên
mậu. Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, lượng cao su Việt Nam xuất qua
Trung Quốc chiếm trên 50% tổng lượng cao su xuất khẩu của Việt nam. Xuất
khẩu biên mậu có những lợi ích nhất định vì được phía Trung Quốc áp dụng
thuế suất nhập khẩu thấp hơn so với xuất khẩu chính ngạch nên tạo lợi thế cao


15

su Việt Nam so với các nước. Hơn nữa Trung Quốc là một thị trường dễ tính
khơng địi hỏi cao về chất lượng, bao bì đóng gói nên hàng chất lượng nào
cũng bán được.


16

Chương 2.
MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
2.1.1. Mục tiêu tổng quát
Mục tiêu tổng quát của đề tài là: Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng
cao hiệu quả SXKD cho TCT cao su Đồng Nai.
2.1.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá hiệu quả kinh tế của TCT Cao su Đồng Nai;
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của
TCT Cao su Đồng Nai;
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu qảu SXKD của TCT

cao su Đồng Nai trong những năm tới.
2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.2.1. Đối tượng nhiên cứu
Tình hình sản xuất kinh doanh (chủ yếu là tình hình sản xuất và chế
biến) mủ cao su và hiệu quả sản xuất kinh doanh của TCT Cao su Đồng Nai
2. 2. 2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Đề tài tập trung nghiên cứa tại TCT cao su Đồng Nai
- Về thời gian: Đề tài nghiên cứu trong phạm vi thời gian từ 2007 trở lại đây,
các số liệu được lấy trong 4 năm gần nhất (2007, 2008, 2009, 2010).


17

2. 3. Nội dung nghiên cứu
- Cơ sở lý luận về phân tích hiệu quả kinh doanh.
- Những đặc điểm cơ bản của TCT Cao su Đồng Nai.
- Khái quát hoạt động sản xuất kinh doanh của TCT cao su Đồng Nai.
- Đánh giá thực trạng hiệu quả sản xuất kinh doanh của TCT cao su Đồng
Nai.
- Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả SXKD của TCT Cao su
Đồng Nai.
- Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của TCT Cao
su Đồng Nai.
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu
a. Số liệu sơ cấp
Thu thập số liệu sơ cấp bằng cách phỏng vấn điều tra trực tiếp cán bộ công
nhân viên của TCT
b. Số liệu thứ cấp
Số liệu và tài liệu được sử dụng trong nghiên cứu gồm: các số liệu đã

cơng bố có liên quan đến cơ sở lý luận và và cơ sở thực tiễn của đề tài, qua
các sách lý luận, các kết quả nghiên cứu đã được công bố, các báo cáo tổng
kết, các quyết định, nghị quyết, đặc biệt là các báo cáo quyết toán, báo cáo
thống kê của TCT Cao su Đồng Nai qua các năm.
c. Phương pháp xử lý số liệu:
Trên cơ sở tài liệu thu thập được tôi tiến hành phân loại, xử lý trên máy
vi tính bằng phần mềm EXXEL, WORD để lập và tổng hợp tính tốn các chỉ
tiêu phục vụ cho mục đích nghiên cứu.


18

2.4.2. Phương pháp phân tích
Những phương pháp phân tích chủ yếu được sử dụng là: Phương pháp so
sánh, phương pháp đồ thị và biểu đồ.
a. Phương pháp so sánh
So sánh là phương pháp sử dụng phổ biến trong phân tích để xác định xu
hướng, mức độ biến động của chỉ tiêu phân tích. Vì vậy để tiến hành so sánh
phải giải quyết những vấn đề cơ bản như xác định số gốc để so sánh và mục
tiêu so sánh.
- Xác định số gốc so sánh phụ thuộc vào mục đích phân tích cụ thể.
- Khi nghiên cứu nhịp độ biến động, tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu, số
đo gốc để so sánh là chỉ số của các chỉ tiêu kỳ trước, năm trước.
- Khi đánh giá mức độ biến động so với mục tiêu đã được dự kiến, chỉ số
thực tế sẽ được so sánh với mục tiêu đề ra.
- Khi nghiên cứu khả năng đáp ứng nhu cầu thị trường có thể so sánh số
thực tế với mức độ hợp đồng hoặc tổng thể nhu cầu.
Các trị số tiêu kỳ trước, kế hoạch cùng năm trước gọi chung là kỳ gốc và
thời kỳ chọn làm so sánh kỳ phân tích.
Khi áp dụng phương pháp cần áp phải đáp ứng điều kiện sau:

- Đảm bảo thống nhất về nội dung kinh tế của các chỉ tiêu;
- Đảm bảo tính thống nhất về phương pháp tính các chỉ tiêu;
- Đảm bảo tính thống nhất về đơn vị tính các chỉ tiêu về thời gian, giá trị số
lượng.
Mục tiêu so sánh trong phân tích kinh doanh là xác định mức độ biến
động tuyệt đối và tương đối cùng xu hướng biến động các chỉ tiêu phân tích.
Mức biến động tuyệt đối được xác định trên cớ sở để so sánh giữa số
phân tích và số gốc.


19

- So sánh số tuyệt đối: là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích so
với kỳ gốc, kết quả so sánh này biểu hiện biểu hiện khối lượng, quy mô của
các hiện tượng kinh tế.
- So sánh số tương đối: là tỷ lệ phần trăm của chỉ tiêu kỳ phân tích với chỉ
tiêu cơ sở, thể hiện tỷ lệ của số chênh lệch tuyệt đối so với chỉ tiêu gốc, để nói
lên tốc độ tăng trưởng.
b. Phương pháp đồ thị và biểu đồ.
Là phương pháp pháp sử dụng đồ thị và biểu đồ để phân tích những mối
quan hệ, những mức biến động cũng như sự ảnh hưởng của các chỉ tiêu phân
tích khác.
2.4.3. Các chỉ tiêu chủ yếu được sử dụng trong phân tích hiệu quả sản xuất
kinh doanh
Các chỉ tiêu được sử dụng trong phân tích hiệu quả của TCT là
- Doanh thu trên một đồng chi phí: chỉ tiêu này cho biết một đồng chi phí bỏ
ra thu được bao nhiêu đồng doanh thu;
- Tỷ suất lợi nhuận theo chi phí: cho biết bỏ ra một đồng chi phí thu được bao
nhiêu đồng lợi nhuận;
- Sức sản xuất của vốn kinh doanh: chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn bỏ ra

mang lại bao nhiêu đồng doanh thu;
- Hệ số sinh lời của VKD (tỷ suất lợi nhuận theo vốn kinh doanh): Chỉ tiêu
này cho biết một đồng vốn bỏ ra mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận;
- Các chỉ tiêu hiệu qủa sử dụng lao động vốn và sử dụng lao động của TCT


20

Chương 3.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Thực trạng về hoạt động sản xuất kinh doanh của TCT Cao su Đồng
Nai
3.1.1. Khái quát về TCT Cao su Đồng Nai
3.1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của TCT Cao su Đồng Nai
Ngày 30/4/1975 miền Nam hồn tồn giải phóng, theo chủ trương của
Khu ủy Đông Nam Bộ, tổ chức khôi phục lại sản xuất cao su giải quyết công
ăn việc làm cho công nhân, ổn định đời sống chuyên canh cây cao su Xã Hội
Chủ Nghĩa. Ngày 02/06/1975 Công Ty Cao Su Đồng Nai được thành lập trên
cơ sở tiếp quản tài sản và lao động 12 đồn điền thuộc 4 công ty tư bản Pháp:
- Công ty cao su Đông Dương: Gồm 6 đồn điền: An Lộc, Dầu giây, Ơng
Quế, Bình Đa, Bình lộc, Long Thành.
- TCT cao su Đồng Nai: Gồm 3 đồn điền: Trảng Bom,Túc Trưng, Cây Gáo.
- Công ty cao su Xuân Lộc: đồn điền Hàng Gòn.
- Đồn điền Đất Đỏ: Gồm 2 đồn điền: Cẩm Mỹ, Bình Sơn.
Tổng diện tích tiếp quản là: 21.054 ha cao su, có 04 nhà máy chế biến
cao su với cơng xuất 10.500 tấn/năm, 244.788 m2 nhà ở, 106 xe cơ giới, 165
máy nông nghiệp và 5.131 công nhân.
Về khối lượng tài sản tuy lớn nhưng giá trị sử dụng rất hạn chế, đa số
vườn cây bị chiến tranh tàn phá, còn lẫn bom mìn, 70% vườn cây khai thác
già cỗi, mật độ thấp, năng suất kém, bình quân 550kg/năm. Các nhà máy q

cũ, hư hỏng, cơng suất chỉ cịn trên dưới 50%, với công nghệ chế biến mủ tờ,
mủ crép đã lỗi thời. Máy móc cơ giới và các cơng trình xây dựng đều hư hỏng
và cũ kỹ.


21

Trong giai đoạn từ 1975 đến 1985 vừa khôi phục vừa phát triển sản
xuất, công ty đã tu bổ hồi phục lại 21.000 ha vườn cây kiệt mủ trước đây thực
dân Pháp để lại, trồng mới thêm 31.000 ha, đưa tổng diện tích vườn cây của
cơng ty lên 52.000 ha. Diện tích cao su do cơng nhân trồng bằng gấp 1,5 lần
do tư bản Pháp trồng trong 68 năm ở 12 đồn điền cao su trên đất Đồng Nai.
Cũng trong giai đoạn này Công ty thành lập nên 6 nông trường mới đưa tổng
số nông trường của Công ty lên thành 17 nông trường.
Khi mới thành lập, về tổ chức Công ty trực thuộc TCT Cao Su Việt
Nam, đến năm 1993 TCT đăng ký kinh doanh tại Trọng tài Kinh tế tỉnh Đồng
Nai, được cấp giấy phép số 101.597 ngày 18/ 3/1993. Đến tháng 6 năm 1994
theo chủ trương của TCT Cao su Việt Nam, Công ty tách 13.559 ha để thành
lập Công ty Cao su Bà Rịa theo quy hoạch vùng lãnh thổ thuộc tỉnh Bà Rịa –
Vũng Tàu.
Đến năm 1999 Công ty trở thành thành viên của TCT Cao Su Việt
Nam theo quyết định số 146/NN – TCCB ngày 4/3/1999 của Bộ Nông nghiệp
và Công nghiệp thực phẩm.
Năm 2009 Công ty cao su Đồng Nai đổi tên thành Công ty TNHH Một
thành viên TCT Cao su Đồng Nai, trực thuộc Tập đồn Cơng Nghiệp Cao su
Việt Nam.
Đến nay TCT Cao su Đồng Nai có: 13 nơng trường, 01 phịng quản lý
chất lượng sản phẩm, 01 xí nghiệp chế biến cao su quản lý 5 nhà máy sơ chế,
02 xí nghiệp xây dựng và cơ khí. Diện tích tồn cơng ty đạt 41.000,97 ha ,
trong đó có 36.247,51 ha cao su thuộc địa bàn 45 xã thuộc 5 huyện: Long

Khánh, Định Quán, Thống Nhất, Long Thành và Cẩm Mỹ thuộc tỉnh Đồng
Nai. TCT có 1 bệnh viện 200 giường nằm, 1 khách sạn ở Đà lạt sức chứa 100


22

người. Ngồi ra TCT cịn liên kết góp vốn kinh doanh vào các công ty cổ
phần khu công nghiệp, kinh doanh địa ốc, dịch vụ, chế biến gỗ, sản xuất dụng
cụ thể thao, ngân hàng, thủy điện, dịch vụ du lịch.
3.1.1.2. Ngành nghề kinh doanh, đặc điểm của TCT Cao su Đồng Nai
a. Ngành nghề kinh doanh của TCT
- Trồng, khai thác, chế biến cao su thiên nhiên;
- Sản xuất hóa chất phân bón và cao su;
- Thiết kế, xây dựng dân dụng và công nghiệp, thủy lợi giao thông;
- Chế biến các loại đá xây dựng, xây dựng và kinh doanh địa ốc;
- Đầu tư xây dựng và kinh doanh các cơng trình kết cấu hạ tầng khu cơng
nghiệp;
- Sản xuất bao bì gỗ và các sản phẩm mộc tiêu dùng;
- Sản xuất các sản phẩm bằng hạt PE;
- Sản xuất các sản phẩm từ nguyên liệu cao su;
- Vận tải hàng hóa và vận tải hành khách đường bộ;
- Chế tạo ra công sửa chữa thiết bị và sản phẩm cơ khí;
- Kinh doanh khách sạn và du lịch;
- Đầu tư các dự án trồng cao su và chăn nuôi gia súc.
b. Đặc điểm hoạt động
TCT Cao Su Đồng Nai là một đơn vị sản xuất nông nghiệp, đa ngành
nghề, trong đó nơng nghiệp là lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính, do vậy
hoạt động của TCT có những đặc điểm sau:



23

Chịu ảnh hưởng theo chu kỳ sinh thái của cây cao su: cây cao su có thời
kỳ xây dựng cơ bản kéo dài từ 6 đến 7 năm, tiếp đến chu kỳ khai thác của cây
từ 20 đến 25 năm.
Trong năm khai thác, hoạt động SX cao su mang tính thời vụ, sản lượng
mủ cao su không đều giữa các tháng trong năm: Theo thống kê sản lượng
bình quân quý 1 chiếm 10%, quý 2 chiếm 20%, quý3 chiếm 30%, quý 4
chiếm 40% sản lượng / năm.
Trong suốt chu kỳ khai thác, sản lượng mủ trong năm cũng không đều
nhau, có thể biểu diễn theo biểu đồ 3.1 dưới đây:

Nguồn: Báo cáo thống kê của Tập đồn Cơng nghiệp Cao su Việt nam

Biểu đồ 3. 1: Sản lượng vườn cây cao su khai thác chu kỳ 20 năm
Tình hình sản lượng và các chỉ tiêu doanh thu, chi phí, … chịu ảnh
hưởng lớn của thời tiết tại miền Đông nam bộ trong các tháng khai thác cao


×